Nội dung
Khi hoạt động kinh doanh bách hóa offline gặp nhiều trở ngại như giãn cách xã hội, khan hiếm nhu yếu phẩm, khoảng cách địa lý, etc thì nhu cầu mua sắm sản phẩm bách hóa online ngày một gia tăng.
Các sàn thương mại điện tử như Tiki (Tiki Ngon), Lazada (Siêu thị Lazada), Shopee (Shopee Fresh) và các super app như Momo (Đi chợ online), Grab (Grab Mart), etc đều lần lượt triển khai egrocery để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đặc biệt, các website thương mại điện ngành bách hóa như Bách Hóa Xanh, WinMart, Co.opmart đã nhanh chóng nắm bắt thành công cơ hội và tăng trưởng đầy ấn tượng!
Sau khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, bách hóa online vẫn tiếp tục vận hành và giữ được “sức nóng”, dẫn đến tiềm năng ngày càng to lớn của thị trường thương mại điện tử bách hóa.
Tiềm năng của việc kinh doanh bách hóa online không chỉ xuất hiện ở thị trường Việt Nam mà egrocery còn được đánh giá là xu hướng tương lai trên toàn cầu. Riêng ở thị trường Mỹ, egrocery có mức tăng trưởng 200% hằng năm (theo Statista).
Để kịp thời nắm bắt các cơ hội trong thị trường eGrocery, doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử phù hợp với ngành hàng và người tiêu dùng. Tuy nhiên, để việc tham gia vào thị trường được diễn ra thuận lợi thì các nhà quản trị cần lưu ý đến một số vấn đề khi triển khai thương mại điện tử bách hóa.

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp
Việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp rất quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, không chỉ riêng ngành bách hóa. Nền tảng thương mại điện tử tương thích với chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, tiết kiệm ngân sách triển khai website thương mại điện tử trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Ngoài ra, doanh nghiệp không cần chuyển đổi nền tảng nhiều lần, giúp tiết kiệm thời gian, ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân sự làm quen với hệ thống.

Một số nền tảng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp bách hóa có thể kể đến như Ziel Commerce, Haravan, Shopify, WooCommerce và Magento.
Trong đó, Ziel Commerce là nền tảng được thiết kế chuyên biệt cho các doanh nghiệp eGrocery. Các nền tảng SaaS như Haravan và Shopify thì phù hợp với SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ), startup hoặc mới tham gia thương mại điện tử. WooCommerce phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu sở hữu mã nguồn và tùy chỉnh website với chi phí phải chăng.
Riêng nền tảng Magento thì phù hợp với nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau (B2C, B2B, B2B2C, etc), nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau (SME, startup, tập đoàn lớn, etc). Nền tảng này đáp ứng nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu phù hợp với đặc thù riêng, toàn quyền sở hữu mã nguồn và được tùy biến website theo yêu cầu. Tuy nhiên, do thời gian triển khai website Magento khá lâu và chi phí xây dựng cao nên còn nhiều doanh nghiệp ngần ngại sử dụng Magento, chủ yếu Magento được các doanh nghiệp lớn tin dùng.
Xây dựng hệ thống tính năng giải quyết đặc thù ngành
Một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online cần lưu ý chính là ngành bách hóa có đặc thù về vận hành tương đối phức tạp.

Các sản phẩm bách hóa có nhiều đơn vị tính, chênh lệch trọng lượng, cách bán khác nhau, giá cả luôn biến động và cập nhật liên tục theo ngày/ tuần/ tháng/ năm.
Việc nhập xuất kho phức tạp (kho tổng, kho cửa hàng, kho từng khu vực trong cửa hàng) nên khi triển khai bách hóa online doanh nghiệp cần phải đồng bộ giá, số lượng sản phẩm để khi restock (nhập thêm) thì dữ liệu về trọng lượng và giá thành trên các chi nhánh được thay đổi trong tầm kiểm soát, tránh việc không được đồng bộ giữa frontend và backend khiến việc xử lý dữ liệu bị đứt đoạn.
Đồng thời, sản phẩm bách hóa chủ yếu là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, sữa, etc nên cần được bảo quản lạnh, giao hàng nhanh hoặc phải được chọn giờ giao hàng chính xác.
Để xử lý được toàn bộ vấn đề trong quy trình vận hành phức tạp của ngành bách hóa đòi hỏi đội ngũ nhân sự IT và thương mại điện tử có chuyên môn cao để thiết kế hệ thống thương mại điện tử phù hợp với quy trình và đặc thù của doanh nghiệp – điều mà các nền tảng SaaS hiện nay không đủ để đáp ứng.
Tăng cường trải nghiệm khách hàng
Khi kinh doanh bách hóa online, yêu cầu trải nghiệm của người dùng rất cao, từ việc điều hướng hành vi mua sắm cho đến quá trình thanh toán, vận chuyển đơn hàng đều cần được tối ưu.
Vì trải nghiệm người dùng không chỉ làm tăng khả năng khách hàng đặt đơn hàng đầu tiên mà còn giúp khách hàng có thêm lý do để mua lại, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.
Có nhiều cách để doanh nghiệp tăng cường trải nghiệm người dùng như phân lớp danh mục sản phẩm để điều hướng khách hàng một cách trực quan hơn, xây dựng chức năng chuyên biệt như thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhanh, checkout nhanh, tìm kiếm nâng cao, đề xuất sản phẩm dựa trên data đã thu thập được, etc.

Đồng thời, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng trên hành trình mua sắm của khách hàng. Doanh nghiệp khai thác, phân tích và tận dụng dữ liệu để xây dựng hành trình khách hàng phù hợp, tương thích hành vi của người tiêu dùng, tăng mức độ cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
Cá nhân hóa từ nội dung CMS, sản phẩm hiển thị, đến điều hướng hành trình mua sắm để doanh nghiệp tăng mức độ trung thành và giá trị vòng đời khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value).
Triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Bí quyết kinh doanh trong ngành bách hóa online chính là xây dựng các chương trình ưu đãi phù hợp với phân khúc khách hàng.

Một số hình thức khuyến mãi phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong giai đoạn đầu như giao hàng miễn phí, mua một tặng một, tặng quả/voucher hoặc khuyến mãi có điều kiện cụ thể (một số mặt hàng nhất định có trong giỏ hàng, đạt đến một giá trị nhất định).
Sau đó, doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình khách hàng thân thiết như tích điểm mua hàng, hội viên VIP, quy đổi điểm thưởng thành mã giảm giá, quyên góp điểm thưởng cho các quỹ từ thiện có liên kết với thương hiệu, gói đăng ký dài hạn (Subscription), etc.
Vận dụng bán hàng đa kênh (Omni-channel)
Omni-channel là một trong những xu hướng thương mại điện tử tất yếu trong năm 2022, việc vận dụng Omni-channel sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online thuận lợi hơn.

Omni-channel sẽ giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng được liền mạch từ cửa hàng vật lý cho đến website, giúp doanh nghiệp theo chân khách hàng từ các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, website, etc.
Ngoài ra, bằng cách thu thập và phân tích thông tin từ Omni-channel, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng nghiên cứu được hành vi, sở thích, tâm lý khách hàng, biết được liệu họ có hài lòng về sản phẩm, chất lượng dịch vụ hay không để đưa ra những biện pháp thay đổi hợp lý.
Có thể nói việc kinh doanh thương mại điện tử bách hóa vừa có nhiều cơ hội vừa gặp nhiều thử thách, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất.
Tất nhiên công việc ấy không hề dễ dàng, tìm được đơn vị đồng hành cũng khó mà xây dựng đội ngũ inhouse (nội bộ) cũng không hề dễ dàng, doanh nghiệp phải trả rất nhiều chi phí cơ hội và thời gian để tự mình đến được “vạch đích”.
Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử bách hóa phức tạp như An Nam Gourmet, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp bách hóa đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!