TOP 5 NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XÂY DỰNG NHÀ THUỐC ONLINE
Theo The Business Research Company, quy mô thị trường thương mại điện tử về chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu có tiềm năng sẽ tăng lên 732,3 tỷ USD vào năm 2027. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dược phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc bệnh viện/phòng khám triển khai thương mại điện tử để tiếp cận nhiều nhóm khách hàng tiềm năng hơn.
Để đạt được điều đó, doanh nghiệp sẽ cần một website thương mại điện tử được xây dựng dựa trên nền tảng chuyên nghiệp, giải quyết được các “bài toán” đặc thù ngành.
Những lưu ý khi xây dựng nhà thuốc online
Khi xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm, doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí để đảm bảo tính chuyên nghiệp, sự an toàn và tuân thủ pháp luật với lĩnh vực này.
Giao diện người dùng trực quan
Đặc trưng của nhóm khách hàng của ngành thương mại điện tử dược phẩm thường là những người có nhu cầu mua thuốc, thiết bị y tế và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác cho bản thân hoặc người thân, bạn bè. Chính vì vậy, giao diện người dùng của trang web cần trực quan, dễ sử dụng, ưu tiên màu xanh dương hoặc trắng để tạo cảm giác an toàn và sạch sẽ.
Các yếu tố khác như như bố cục, font chữ, hình ảnh cần được lựa chọn và phối hợp một cách hài hòa, mang lại trải nghiệm người dùng chuyên nghiệp nhất.
Chức năng đặc thù cho thương mại điện tử dược phẩm
Khi xây dựng website cho nhà thuốc online, ngoài các chức năng cơ bản dành cho thương mại điện tử, doanh nghiệp cần tập trung phát triển các chức năng sau để giải quyết đặc thù ngành:
- Thuốc kê đơn: Cung cấp đơn thuốc dựa trên chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
- Dịch vụ tư vấn từ bác sĩ/dược sĩ: Cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe, khám bệnh online theo nhu cầu
- Hiển thị chi tiết thông tin sản phẩm: Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm bao gồm tên thuốc, thành phần, chỉ định, liều lượng, cách sử dụng, tác dụng phụ, cảnh báo, hạn sử dụng và giá cả
- Hướng dẫn sử dụng: Hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh liều dùng cho tất cả các sản phẩm y tế, thuốc men cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ
- Hồ sơ bệnh án trực tuyến: Lưu trữ hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trên cổng thông tin của hệ thống
Hệ thống bảo mật cao
Website thương mại điện tử dược phẩm là hệ thống chứa nhiều thông tin quan trọng, bao gồm thông tin cá nhân, thông tin thanh toán, tình trạng sức khỏe của khách hàng. Do đó, hệ thống bảo mật của website cần được xây dựng và triển khai một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng.
Tuân thủ quy định pháp luật
Thương mại điện tử dược phẩm là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, chịu sự quản lý của nhiều quy định pháp luật của ngành y tế/dược. Doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cần tuân thủ các quy định này để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và an toàn cho khách hàng.
Dưới đây là một số quy định pháp luật chính mà doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cần tuân thủ tại Việt Nam:
- Luật Dược: Luật Dược quy định về điều kiện kinh doanh dược phẩm, bao gồm điều kiện về giấy phép kinh doanh dược, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, và điều kiện về chất lượng thuốc.
- Nghị định 54/2017/NĐ-CP: Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động kinh doanh dược.
- Thông tư 07/2018/TT-BYT: Thông tư 07/2018/TT-BYT hướng dẫn về quảng cáo thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm.
- Thông tư 04/2016/TT-BYT: Thông tư 04/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý nhà nước về hành nghề dược.
- Thông tư 34/2018/TT-BYT: Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn quản lý nhà nước về thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
Ngoài ra, doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cũng cần tuân thủ các quy định khác của pháp luật, chẳng hạn như Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Thương mại điện tử.
Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online
Mặc dù là ngành tương đối đặc thù và khó để triển khai nhưng doanh nghiệp luôn có nhiều nền tảng thương mại điện tử chuyên nghiệp và phổ biến để xây dựng nhà thuốc online.
Dưới đây là danh sách top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.
BigCommerce
BigCommerce là nền tảng thương mại điện tử dựa trên đám mây hoạt động theo mô hình SaaS (Software as a service – Phần mềm dạng dịch vụ) cho phép các doanh nghiệp tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến.
Hiện nay, BigCommerce đang cung cấp 4 giải pháp chính, bao gồm:
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng: BigCommerce được thiết kế để dễ sử dụng, với giao diện người dùng thân thiện và các công cụ kéo và thả giúp doanh nghiệp tạo, quản lý cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng mà không cần kiến thức về lập trình.
- Hỗ trợ đa kênh: BigCommerce cho phép doanh nghiệp dược phẩm kinh doanh trên đa nền tảng, bao gồm website thương mại điện tử, các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
- Tuân thủ các bảo mật: BigCommerce luôn chủ trương tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao cấp và cung cấp bảo vệ cho thông tin cá nhân của khách hàng và dữ liệu giao dịch.
- Giải pháp dành cho dược phẩm: BigCommerce có cung cấp đa dạng chức năng và giao diện chỉ dành riêng cho ngành dược phẩm.
- Chi phí sử dụng thấp:
Nhược điểm:
- Phí sử dụng tăng theo thời gian: Vì là SaaS, BigCommerce yêu cầu các khoản phí hàng tháng hoặc hàng năm để sử dụng dịch vụ. Giá trị của các gói phí này còn có thể tăng lên tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và phí giao dịch trên mỗi đơn hàng.
- Hạn chế về tùy chỉnh: Mặc dù BigCommerce cho phép tùy chỉnh website thương mại điện tử nhưng có một số hạn chế về tùy chỉnh sâu hơn. Điều này có thể là vấn đề đối với các doanh nghiệp có yêu cầu tùy chỉnh đặc biệt như ngành dược phẩm.
- Khả năng mở rộng giới hạn: Tuy rằng BigCommerce có thể được mở rộng nhưng đối với các doanh nghiệp lớn hoặc có kế hoạch mở rộng nhanh trong tương lai, có thể cần phải xem xét các nền tảng chuyên sâu hơn để xử lý nhu cầu này.
- Phụ thuộc vào hệ sinh thái riêng: Doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào hệ sinh thái của BigCommerce để duy trì và cập nhật cửa hàng trực tuyến. Điều này có thể là một vấn đề nếu doanh nghiệp cần kiểm soát hoàn toàn hệ thống của mình.
Một số doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm đang triển khai BigCommerce như Victoria Health, Molton Brown, LARQ, Zyppah.
Shopify
Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS được thành lập vào năm 2006. Đến nay, Shopify đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp thế giới để bắt đầu và phát triển kinh doanh trực tuyến.
Chi phí để sử dụng nền tảng Shopify rất đa dạng, bao gồm 3 giải pháp chính:
Ngoài ra, Shopify còn cung cấp các giải pháp thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu khác như:
- Starter: $5/tháng, cài đặt chức năng thanh toán thông qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin cho doanh nghiệp.
- Retail: $89/tháng, thiết lập tính năng quản lý nhân viên, hàng tồn kho và chương trình khách hàng thân thiết cho cửa hàng bán lẻ.
- Commerce Components: Báo giá, cung cấp các module từ bên thứ 3 để tích hợp vào website thương mại điện tử của doanh nghiệp.
- Shopify Plus: Báo giá, dành cho các doanh nghiệp lớn
- Shopify Hydrogen: Báo giá, dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu triển khai Headless Commerce.
Xem thêm: Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng: Shopify được thiết kế với giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, giúp người dùng không có kỹ thuật lập trình cũng có thể tạo cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng.
- Đa dạng gói giải pháp: Shopify sở hữu rất nhiều giải pháp cho doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ, vừa, startup cho đến các doanh nghiệp lớn, cần nhiều nhu cầu tùy chỉnh.
- Bảo mật dữ liệu: Shopify tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quan trọng như PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) để giữ các thông cá nhân và dữ liệu y tế của khách hàng an toàn.
- Kho chức năng lớn: Shopify sở hữu nhiều chức năng, tiện ích mở rộng phục vụ nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử cho đa lĩnh vực, bao gồm cả ngành dược phẩm.
Nhược điểm:
- Phí sử dụng tăng theo thời gian: Tương tự như BigCommerce, Shopify yêu cầu các khoản phí hàng tháng hoặc hàng năm để sử dụng dịch vụ, cũng như ngân sách tăng cao theo thời gian sử dụng vì chi phí giao dịch, chi phí mở rộng chức năng, v.v.
- Có nhiều giới hạn trong mức độ tùy chỉnh: Shopify cung cấp một mức độ tùy chỉnh nhất định cho các gói cơ bản như Basic, Shopify, Advanced, Retail, Starter. Nếu doanh nghiệp cần website thương mại điện tử có độ tùy chỉnh cao, doanh nghiệp phải chi trả thêm để sử dụng các giải pháp còn lại hoặc tìm đến các nền tảng khác.
- Hạn chế về SEO: Mặc dù Shopify hỗ trợ tối ưu hóa SEO cơ bản, nhưng có một số hạn chế về tối ưu hóa SEO sâu hơn và quản lý URL tùy chỉnh.
Các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, y tế đang sử dụng Shopify như Dr.Axe, 310 Nutrition, Hiya, BUBS Naturals.
StoreHippo
StoreHippo là nền tảng thương mại điện tử SaaS được thành lập vào năm 2014 tại Ấn Độ. Sau nhiều năm hoạt động, nền tảng này liên tục cập nhật các công nghệ mới, phục vụ nhu cầu xây dựng website cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm.
Tương tự như các nền tảng SaaS khác, StoreHippo cũng có nhiều giải pháp để lựa chọn:
Ưu điểm:
- Giao diện người dùng dễ sử dụng: StoreHippo được thiết kế với giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, giúp người dùng tạo cửa hàng trực tuyến một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Gói giải pháp dành riêng cho ngành dược phẩm: StoreHippo cung cấp từng giải pháp riêng cho mỗi lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nhà thuốc online.
- Liên tục cập nhật: Để giải quyết được các chức năng đặc thù cho mỗi ngành, StoreHippo đã liên tục cải tiến và cập nhật các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử như Headless Commerce, PWA, Angular JS, v.v
Nhược điểm:
- Hạn chế về tùy chỉnh giao diện: Mặc dù StoreHippo cho phép tùy chỉnh giao diện website thương mại điện tử nhưng có một số hạn chế về tùy chỉnh sâu so với các nền tảng thương mại điện tử khác.
- Hạn chế về kích thước hình ảnh: StoreHippo có hạn chế về kích thước hình ảnh doanh nghiệp có thể tải lên và sử dụng trong cửa hàng trực tuyến của mình.
- Giới hạn về cộng đồng và hỗ trợ: So với các nền tảng thương mại điện tử lớn hơn như Shopify, Magento hay BigCommerce, StoreHippo có cộng đồng người dùng và hỗ trợ khách hàng nhỏ hơn, điều này có thể làm giảm tốc độ giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc yêu cầu trợ giúp.
Một số doanh nghiệp đang sử dụng StoreHippo để xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm như WoundProfessional, Kunooz, On A Healthy Note.
WooCommerce
WooCommerce là plugin thương mại điện tử mã nguồn mở (open-source) được phát triển cho nền tảng WordPress, một trong những hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất trên thế giới. WooCommerce cho phép doanh nghiệp biến trang web WordPress thành một cửa hàng trực tuyến hoặc tích hợp các tính năng thương mại điện tử vào trang web hiện có.
Chi phí sử dụng của WooCommerce sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của từng dự án, trung bình 1000 USD cho website thương mại tử cơ bản và 10.000 USD cho website thương mại điện tử chuyên sâu.
Ưu điểm:
- Miễn phí sử dụng: WooCommerce là nền tảng mã nguồn mở nên hoàn toàn miễn phí để sử dụng và tùy chỉnh. Tuy nhiên, các chi phí như hosting, domain, giao diện, hệ thống chức năng, bảo trì cũng cần được xem xét.
- Dễ dàng cài đặt và sử dụng: WooCommerce được tích hợp chuyên sâu vào WordPress, giúp việc cài đặt và quản lý cửa hàng trực tuyến trở nên dễ dàng. Người dùng đã quen thuộc với WordPress sẽ cảm thấy thân thiện với giao diện của WooCommerce.
- Hỗ trợ tích hợp các tiện ích phục vụ ngành dược phẩm: WooCommerce có một cộng đồng phát triển lớn và hỗ trợ tích hợp với nhiều ứng dụng bên ngoài và dịch vụ khác nhau, bao gồm như tính năng phục vụ thương mại điện tử dược phẩm.
- Khả năng tùy chỉnh giao diện tốt: Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh giao diện website thương mại điện tử bằng cách sử dụng các giao diện miễn phí hoặc trả phí. WooCommerce cũng cho phép doanh nghiệp thiết kế giao diện riêng để phản ánh thương hiệu.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào WordPress: WooCommerce cơ bản chỉ là một plugin của WordPress, điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng nền tảng WordPress để có thể sử dụng WooCommerce khiến phát sinh các hạn chế như hỗ trợ xử lý vấn đề không đồng đều, truy xuất dữ liệu chậm, xung đột giữa các bản cập nhật, v.v.
- Khả năng tùy chỉnh phức tạp: Mặc dù WooCommerce cho phép tùy chỉnh, nhưng việc thực hiện các tùy chỉnh phức tạp hoặc tích hợp các tính năng đặc biệt có thể tốn nhiều thời gian, đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao hoặc sự hỗ trợ từ nhà phát triển.
- Hạn chế mở rộng website: WooCommerce thường gặp khó khăn khi xử lý các cửa hàng trực tuyến lớn với hàng ngàn sản phẩm và lượng truy cập cao.
Các doanh nghiệp đang sử dụng WooCommerce để phát triển website thương mại điện tử có thể kể đến như Dr. Scholl’s, myLAB Box, Superdrug Health Clinics, Apothecanna.
Adobe Commerce (Magento)
Adobe Commerce, trước đây được biết đến với tên gọi Magento Commerce, là hệ thống thương mại điện tử chuyên nghiệp và phổ biến. Adobe Commerce là một phần của dòng sản phẩm Adobe Experience Cloud và được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử.
Hiện nay, Adobe Commerce đang cung cấp 2 phiên bản chính:
- Adobe Commerce (Magento Commerce): Đây là phiên bản cao cấp của Magento được thiết kế cho các doanh nghiệp lớn, với 2 tùy chọn on-premise và on-cloud.
- Magento Open Source: Trước đây được gọi là Magento Community Edition, đây là phiên bản mã nguồn mở và miễn phí của Magento.
Ưu điểm:
- Khả năng mở rộng cao: Nền tảng Magento được xây dựng với khả năng mở rộng cao, cho phép doanh nghiệp thêm các tính năng bổ sung và tích hợp các ứng dụng bên ngoài theo nhu cầu.
- Bảo mật cao: Adobe Commerce chú trọng đến bảo mật, đảm bảo rằng dữ liệu khách hàng và thanh toán được bảo vệ một cách an toàn.
- Khả năng tùy chỉnh vượt trội: Tất cả các phiên bản của Adobe Commerce đều có khả năng tùy chỉnh linh hoạt, phục vụ khả năng xử lý các bài toán khó của mỗi lĩnh vực, đặc biệt là ngành thương mại điện tử dược phẩm.
- Hệ sinh thái Adobe Experience Cloud: Nếu doanh nghiệp đang sử dụng các sản phẩm khác của Adobe như Adobe Analytics hay Adobe Marketing Cloud, doanh nghiệp có thể tích hợp chúng với Adobe Commerce để có một hệ thống toàn diện cho trải nghiệm khách hàng.
Nhược điểm:
- Chi phí khởi đầu cao: Adobe Commerce có mức phí phát triển cao hơn so với các nền tảng thương mại điện tử khác nên thường được các doanh nghiệp vừa và lớn có hệ thống thương mại điện tử phức tạp hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu cao về tùy chỉnh ưu chuộng.
- Yêu cầu đội ngũ chuyên môn cao: Adobe Commerce được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP, ngôn ngữ lập trình tương đối phức tạp, cần nhân sự kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm để phát triển dự án đúng cách và hiệu quả.
- Thời gian triển khai kéo dài: Việc triển khai Adobe Commerce có thể mất nhiều thời gian hơn vì thường là các website thương mại điện tử tùy chỉnh hoặc độ phức tạp cao.
Những thương hiệu đang sử dụng Adobe Commerce để phát triển website thương mại điện tử dược phẩm có thể kể đến như Performance Health, Walgreens Boots Alliance, WebMD, Kindred Healthcare.
Danh sách này chỉ là một số ví dụ để doanh nghiệp tham khảo, còn nhiều nền tảng thương mại điện tử khác mà doanh nghiệp có thể xem xét dựa trên nhu cầu cụ thể và nguồn lực có sẵn.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai thương mại điện tử dược phẩm.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí.
Bình luận (0)