Top 5 Nền Tảng Hỗ Trợ Triển Khai Thương Mại Điện Tử Quốc Tế
Thương mại điện tử quốc tế đang định hình xu hướng mua sắm của người tiêu dùng hiện đại trên toàn cầu, nơi mà biên giới địa lý không còn là rào cản cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và internet, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận hàng triệu khách hàng trên khắp thế giới một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để thành công trên thị trường quốc tế, việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp là vô cùng quan trọng.
Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 5 nền tảng hàng đầu đáp ứng tốt nhu cầu triển khai thương mại điện tử quốc tế của nhiều doanh nghiệp.
1. Shopify
Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS đã quá quen thuộc với các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới. Nền tảng này cung cấp giải pháp tất cả trong một mang tên Shopify Markets, cho phép doanh nghiệp bắt đầu bán hàng tại hơn 150+ thị trường khác nhau và quản lý hiệu quả trên một dashboard duy nhất. Shopify Markets có hai phiên bản:
- Markets:
Đã được tích hợp sẵn trong tất cả các gói giải pháp của Shopify, cung cấp các tính năng cốt lõi. Trong đó phải kể đến Dịch và Điều chỉnh nội dung trang web, Trình chỉnh sửa theme, Tùy chỉnh tên miền hoặc thư mục con, Tuỳ chỉnh giá sản phẩm theo thị trường, Bản địa hoá biểu mẫu mua hàng, Danh mục sản phẩm theo thị trường, Quản lý nhiều thị trường trên một dashboard. Chi phí sẽ được tính khi phát sinh giao dịch quốc tế, gồm:
- 3.9%/giao dịch cho việc xử lý các thanh toán địa phương
- 0.85%/giao dịch cho việc sử dụng công cụ tính thuế và thuế nhập khẩu
- 1.5%/giao dịch cho phí chuyển đổi ngoại tệ.
- Markets Pro:
Đã bao gồm các tính năng cốt lõi và cung cấp thêm nhiều tính năng nâng cao khác. Trong đó phải kể đến phí vận chuyển độc quyền, tuân thủ thuế địa phương, chống gian lận, thiết lập thuế và dán nhãn, chuyển thuế tự động, quản lý các hạn chế đối với hoạt động bán hàng quốc tế.
Chi phí của Markets Pro sẽ là 6.5%/giao dịch, riêng phí xử thanh toán địa phương đã được bao gồm nên doanh nghiệp không cần trả thêm phí này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm 2.5%/giao dịch cho phí chuyển đổi ngoại tệ.
Ưu điểm:
- Giao diện trực quan, thân thiện với người dùng
- Cho phép thiết lập, tối ưu và quản lý nhiều thị trường quốc trên một dashboard duy nhất
- Cho phép cấu hình đa ngôn ngữ, đa tiền tệ và thiết lập giá bán của từng thị trường cụ thể
- Giải pháp toàn diện, không cần sự hỗ trợ từ hệ thống bên thứ ba
- Tự động hóa việc tính và thu các khoản thuế, cho phép tối ưu hoá việc lên kế hoạch chi tiêu
- Cho phép cung cấp các tùy chọn thanh toán địa phương mà không gặp hạn chế
- Tối ưu hoá SEO quốc tế
Nhược điểm:
- Chi phí triển khai có thể tăng dần theo thời gian
- Cần triển khai phiên bản Shopify Markets Pro để có thể sử dụng các tính năng cao cấp hơn.
- Website Shopify chưa được hỗ trợ để dịch các biến thể của ngôn ngữ. Ví dụ Tiếng Hoa (Giản Thể/Phồn Thể), Tiếng Bồ Đào Nha (Brazilian/European)
- Phí chuyển đổi ngoại tệ khá cao: 1.5%/giao dịch cho phiên bản tiêu chuẩn và 2.5%/giao dịch cho phiên bản Pro.
- Đòi hỏi kiến thức về thương mại quốc tế và một chiến lược kinh doanh bài bản
- Để thực hiện các tùy chỉnh phức tạp nên cần nâng cấp lên gói Advanced hoặc Plus
- Phụ thuộc vào nền tảng
2. Magento
Triển khai thương mại điện tử quốc tế sẽ gặp nhiều thách thức liên quan đến ngôn ngữ, tiền tệ và thuế, đòi hỏi trang web phải tối ưu tùy chỉnh để mang đến trải nghiệm khách hàng hấp dẫn nhất. Đó là lý do tại sao Magento có mặt trong danh sách này.
Một số tính năng nổi bật của Magento hỗ trợ thương mại quốc tế:
- Quản lý đa cửa hàng, đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, đa khu vực
- Tự động dịch nội dung web và quản lý việc xử lý ngôn ngữ liền mạch trên nhiều cửa hàng khác nhau với công cụ tích hợp sẵn của Magento.
- Bản địa hoá URL, Meta Description và các từ khoá mục tiêu để đạt thứ hạng cao trong các kết quả tìm kiếm quốc tế.
- Cho phép khách hàng chọn đơn vị tiền tệ ưa thích trong quá trình thanh toán và tự động xử lý chuyển đổi một cách dễ dàng.
- Tích hợp sẵn tính năng tính thuế dựa trên khu vực
- Cho phép tùy chỉnh các định dạng ngày giờ, đơn vị đo lường, quy ước địa chỉ theo từng vùng khác nhau.
- Cho phép quản lý nhiều địa điểm tồn kho hiệu quả và tối ưu hoá quy trình xử lý đơn hàng
Ưu điểm:
- Mã nguồn mở cho phép dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng các cửa hàng quốc tế
- Quản lý tập trung các cửa hàng một cách hiệu quả
- Tối ưu hoá SEO quốc tế
- Đối tác với hàng trăm cổng thanh toán hàng đầu thế giới và cho phép tích hợp dễ dàng thông qua API
- Đối tác với hàng trăm đơn vị vận chuyển hàng đầu thế giới và cho phép tích hợp dễ dàng thông qua API
- Đối tác với nhiều dịch vụ chuyển đổi tỷ giá ngoại tệ uy tín, đảm bảo mức phí cạnh tranh và mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất.
- Cộng đồng người dùng Magento rộng lớn bao gồm các nhà phát triển và các doanh nghiệp, cho phép việc tìm kiếm hỗ trợ và hợp tác nhanh chóng và hiệu quả.
- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu
Nhược điểm:
- Chi phí triển khai ban đầu cao
- Quá trình triển khai phức tạp và thời gian triển khai thường kéo dài
- Đòi kiến thức về thương mại quốc tế và một chiến lược kinh doanh bài bản
- Yêu cầu kỹ năng kỹ thuật tốt để thực hiện các tùy chỉnh phức tạp.
3. BigCommerce
Tương tự như Shopify, BigCommerce cũng là nền tảng thương mại điện tử SaaS có cung cấp giải pháp thương mại điện tử quốc tế. Nền tảng cung cấp các tính năng và công cụ để giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình trên thị trường quốc tế một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Một số tính năng nổi bật của BigCommerce hỗ trợ thương mại điện tử quốc tế:
- Thiết lập đa cửa hàng, đa tiền tệ, đa ngôn ngữ dễ dàng và nhanh chóng
- Bản địa hoá và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và thanh toán trên từng cửa hàng quốc tế
- Quản lý tất cả cửa hàng quốc tế trên một dashboard duy nhất
- Hỗ trợ triển khai B2C và B2B và cho phép tùy chỉnh trải nghiệm mua sắm cho từng phân khúc khách hàng
- Cung cấp đa dạng tích hợp xử lý đơn hàng và giao hàng
Ưu điểm:
- Giao diện trực quan, thân thiện với người dùng
- Thiết lập nhanh chóng và quản lý tập trung các cửa hàng một cách hiệu quả
- Dễ dàng tích hợp phương thức thanh toán và vận chuyển quốc tế
- Tối ưu quy trình tính và thu các khoản thuế
- Tối ưu thiết kế trên thiết bị di động để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng
- Hỗ trợ triển khai các chiến lược marketing bản địa hoá
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đa ngôn ngữ
- Tối ưu hoá SEO quốc tế
Nhược điểm:
- Không công bố phí triển khai khởi điểm dẫn đến khó ước tính chi phí triển khai
- Đòi hỏi kiến thức về thương mại quốc tế và một chiến lược kinh doanh bài bản
- Phụ thuộc vào nền tảng
- Hạn chế một số tùy chỉnh so với các nền tảng Open Source
- Giới hạn về việc tùy chỉnh giao diện
4. OpenCart
Tương tự như Magento, OpenCart cũng là một nền tảng thương mại điện tử Open Source phổ biến được sử dụng để triển khai thương mại điện tử quốc tế. Nền tảng này cung cấp nhiều tính năng và công cụ hữu ích, cho phép doanh nghiệp phục vụ khách hàng toàn cầu tốt hơn.
Một số tính năng nổi bật của OpenCart hỗ trợ thương mại điện tử quốc tế:
- Quản lý đa cửa hàng trên một dashboard duy nhất.
- Tùy chỉnh bản địa hoá các thiết lập của cửa hàng quốc tế
- Hỗ trợ thiết lập hơn 40 ngôn ngữ khác nhau
- Cung cấp hơn 36 cổng thanh toán tích hợp sẵn và hỗ trợ tích hợp liền mạch với nhiều cổng thanh toán khác trên OpenCart marketplace
- Cung cấp đa dạng tùy chọn thanh toán phổ biến trên thế giới được tích hợp sẵn
Ưu điểm:
- Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ
- Đối tác với nhiều cổng thanh toán hàng đầu thế giới, cho phép tích hợp dễ dàng qua API
- Đối tác với nhiều đơn vị vận chuyển hàng đầu thế giới, cho phép tích hợp dễ dàng qua API
- Tối ưu hoá SEO quốc tế
- Kho giao diện và tiện ích mở rộng phong phú
- Cộng đồng người dùng rộng lớn
Nhược điểm:
- Chi phí triển khai ban đầu thường cao
- Quy trình triển khai phức tạp và thời gian triển khai thường kéo dài
- Đòi hỏi kiến thức về thương mại quốc tế và một chiến lược kinh doanh bài bản
- Yêu cầu kỹ năng kỹ thuật tốt để thực hiện các tùy chỉnh phức tạp
5. PrestaShop
Một nền tảng thương mại điện tử Open Source khác cũng được sử dụng rộng rãi để triển khai thương mại điện tử quốc tế là PrestaShop. Với khả năng tùy chỉnh và mở rộng tốt cũng như các công cụ và tính năng vượt trội, PrestaShop chính là lựa chọn hoàn hảo để doanh nghiệp vươn ra biển lớn.
Một số tính năng nổi bật của PrestaShop hỗ trợ thương mại điện tử quốc tế:
- Quản lý sản phẩm và tồn kho với danh mục không giới hạn
- Quản lý đơn hàng và khách hàng
- Cung cấp đa dạng tùy chọn thanh toán và vận chuyển trên toàn cầu
- Quản lý đa cửa hàng trên một dashboard duy nhất
- Báo cáo và phân tích nâng cao
Ưu điểm:
- Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao
- Đối tác của nhiều cổng thanh toán trên thế giới, cho phép tích hợp qua API
- Đối tác của nhiều đơn vị vận chuyển lớn trên thế giới, cho phép tích hợp qua API
- Tối ưu hoá SEO quốc tế
- Tối ưu tính và thu các khoản thuế
Nhược điểm:
- Chi phí triển khai ban đầu thường cao
- Quy trình triển khai phức tạp và thời gian triển khai thường kéo dài
- Đòi hỏi kiến thức về thương mại quốc tế và một chiến lược kinh doanh bài bản
- Yêu cầu kỹ năng kỹ thuật tốt để thực hiện các tùy chỉnh phức tạp
- Đôi khi thường xuất hiện các vấn đề về hiệu suất
Lời Kết
Trên đây là cái nhìn tổng quan về Top 5 nền tảng hỗ trợ triển khai thương mại điện tử quốc tế, mỗi nền tảng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào quy mô, ngân sách, và yêu cầu kỹ thuật, mỗi doanh nghiệp có thể chọn cho mình nền tảng phù hợp nhất.
Bất kể lựa chọn là gì, việc đầu tư vào một nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ và linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế một cách hiệu quả, tăng trưởng doanh số và mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
Cần tư vấn triển khai thương mại điện tử quốc tế? Liên hệ SECOMM ngay hôm nay!
Bình luận (0)