8 BƯỚC ĐỂ BẮT ĐẦU KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BỀN VỮNG
Đối với doanh nghiệp mới bắt đầu gia nhập thị trường, cụm từ “kinh doanh thương mại điện tử” là một khái niệm thường được nhận biết bởi các sàn thương mại điện tử. Hầu hết các nhà quản trị thường không rõ phải bắt đầu từ đâu, bao gồm những hệ thống nào, lựa chọn nền tảng thương mại điện tử nào để xây dựng cũng như những bước sau đó.
Vậy nên, trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin cơ bản đến nâng cao để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.
Kinh doanh thương mại điện tử là gì?
Theo NĐ 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.”
Nói một cách đơn giản, kinh doanh thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến.
Các mô hình thương mại điện tử phổ biến
B2C
B2C (Business To Customer) là giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây cũng là mô hình phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.
Ví dụ: Thế Giới Di Động là mô hình bán lẻ số 1 Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử cho các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng và phụ kiện.
– Website: https://www.thegioididong.com/
– Lưu lượng truy cập: 62.23M/tháng
– Xếp hạng website: #19 (Việt Nam), #758 (Toàn cầu)
B2B
B2B (Business To Business) là giao dịch thương mại giữa 2 doanh nghiệp.
Ví dụ: TELIO là sàn thương mại điện tử B2B đầu tiên của Việt Nam, hỗ trợ kết nối các nhà bán lẻ quy mô nhỏ, truyền thống với các thương hiệu bằng cách tổng hợp nhu cầu, cung cấp nhiều lựa chọn hơn, giá tốt hơn và hậu cần hiệu quả hơn.
– Website: https://www.telio.vn/
– Lưu lượng truy cập: 5N/tháng
– Xếp hạng website: #112,909 (Việt Nam), #6,105,937 (Toàn cầu)
B2B2C
B2B2C (Business To Business To Customer) là mô hình kinh doanh có sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp (B2B) để tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối (B2C).
Ví dụ: Shopee là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam. Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C, đảm nhận vai trò trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai B2B2C vì cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích hỗ trợ quá trình mua sắm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
– Website: https://shopee.vn/
– Lưu lượng truy cập: 105.5M/tháng
– Xếp hạng website: #6 (Việt Nam), #295 (Toàn cầu)
C2C
C2C (Consumer To Consumer) là hình thức kinh doanh giữa 2 cá nhân không phải là doanh nghiệp.
Ví dụ: Chợ Tốt là website thương mại điện tử hỗ trợ người bán và người mua giao dịch nhà cửa, xe ô tô, tuyển dụng, đồ điện tử đã qua sử dụng, vật nuôi, và cả dịch vụ gia đình.
– Website: https://www.chotot.com/
– Lưu lượng truy cập: 13.19M/tháng
– Xếp hạng website: #54 (Việt Nam), #2,980 (Toàn cầu)
D2C
D2C (Direct to Customer) là hình thức cung cấp sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay khách hàng, bỏ qua các khâu phân phối ở giữa.
Ví dụ: Coolmate là startup thời trang dành cho nam giới được thành lập vào năm 2019. Chỉ sau 2 năm hoạt động, thương hiệu này đã có cuộc gọi vốn thần tốc 500.000 USD trên Sharktank.
– Website: https://www.coolmate.me/
– Lưu lượng truy cập: 1.204M/tháng
– Xếp hạng website: #861 (Việt Nam), #46,051 (Toàn cầu)
Các bước để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử bền vững
Bước 1. Lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử
Khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh, bước đầu tiên các nhà quản trị nên làm chính là nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt được tình hình chung của thị trường, chi tiết về các đối thủ cạnh tranh, xu hướng và hành vi của người tiêu dùng. Một số nguồn miễn phí và chính thống mà doanh nghiệp có thể tham khảo là Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam của IDEA, Báo cáo e-Conomy SEA của Google & Temasek, Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam của Vecom, etc.
Sau khi đã nghiên cứu thị trường, điều tiếp theo doanh nghiệp cần lưu ý chính là xác định các mục tiêu, chẳng hạn: Thêm kênh bán hàng nhằm tăng doanh thu cho hoạt động bán hàng, định vị thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử, hỗ trợ các chiến dịch Marketing, tăng trải nghiệm người dùng và tương tác, etc.
Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, doanh nghiệp cũng nên lên dự trù ngân sách và thời gian triển khai cho từng giai đoạn của kinh doanh thương mại điện tử. Tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược mà mỗi doanh nghiệp sẽ lập ra ngân sách và thời gian để kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả nhất.
Bước 2. Xây dựng hệ thống thương mại điện tử
Tiếp theo, doanh nghiệp cần lựa chọn nền tảng thương mại điện tử để xây dựng nên hệ thống sao cho phù hợp với quy mô, chiến lược của thương hiệu.
Các thành phần của hệ thống thương mại điện tử thường bao gồm website và ứng dụng website thương mại điện tử.
Mỗi nền tảng đều có ưu và nhược điểm riêng, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn nền tảng xây dựng website phù hợp. Hiện nay, có 2 loại nền tảng chính là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open Source).
Với nền tảng mã nguồn mở:
- Ưu điểm: Toàn quyền sở hữu mã nguồn và dữ liệu, xây dựng được nhiều tính năng nâng cao, khả năng tùy biến linh hoạt, dễ tích hợp và mở rộng.
- Khuyết điểm: Chi phí xây dựng ban đầu cao và cần chuyên môn, kinh nghiệm nhiều khi triển khai.
- Nền tảng mã nguồn mở phổ biến: Magento, WooCommerce, OpenCart, PrestaShop, etc.
- Đối tượng sử dụng: Phù hợp để xây dựng các website thương mại điện tử cho doanh nghiệp có mong muốn đầu tư dài hạn, tiết kiệm ngân sách trong tương lai.
Với nền tảng SaaS:
- Ưu điểm: Dễ sử dụng, nhiều giao diện và chức năng có sẵn, chi phí bắt đầu thấp
- Khuyết điểm: Chi phí sử dụng (licence fee) ngày càng tăng theo thời gian sử dụng, khả năng tùy biến và mở rộng kém, khó tích hợp với các tiện ích nằm ngoài hệ sinh thái của nền tảng.
- Nền tảng SaaS phổ biến: Haravan, Shopify, BigCommerce, Squarespace, Wix, etc.
- Đối tượng sử dụng: Phù hợp với các doanh nghiệp cần xây dựng website đơn giản, ít tùy biến theo đặc thù.
Sau khi đã lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp, doanh nghiệp có 2 lựa chọn về nguồn lực để xây dựng website: Tự xây dựng đội ngũ in-house hoặc sử dụng dịch vụ từ các nhà phát triển.
Đối với việc xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT, thương mại điện tử có chuyên môn và kinh nghiệm trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng đội ngũ phù hợp, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu đặt ra.
Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển, doanh nghiệp nên lựa chọn tìm kiếm đơn vị phát triển theo các tiêu chí: Kinh nghiệm chuyên sâu về thương mại điện tử, đội ngũ giàu kinh nghiệm, quy trình rõ ràng, khả năng xử lý và hỗ trợ nhanh chóng, cam kết bảo hành và bảo trì. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cũng như phát triển website phù hợp..
Bước 3. Thiết lập các phương thức thanh toán thương mại điện tử
Trên thị trường thương mại điện tử có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, với phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là COD. Tuy nhiên, nhờ xu hướng thanh toán “không tiền mặt” được hình thành giữa đại dịch Covid-19, các hình thức thanh toán điện tử đang dần chiếm ưu thế hơn.
Một số hình thức thanh toán được các doanh nghiệp thương mại điện tử lựa chọn như:
- Chuyển khoản: Hình thức chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của người mua sang tài khoản ngân hàng của người bán để thanh toán sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện nay, phương thức chuyển khoản mới như Internet Banking (Thanh toán trên các thiết bị có Internet) và Mobile Banking (Thanh toán trên điện thoại di động) đang dần thay thế việc chuyển khoản tại các cây ATM của ngân hàng.
- Cổng thanh toán trực tuyến: Hệ thống kết nối giữa ngân hàng, người mua và người bán với mục tiêu cuối cùng là người bán có thể nhận được tiền ngay khi giao dịch trực tuyến hoàn tất. Một số cổng thanh toán phổ biến ở Việt Nam như VNPay, ZaloPay, Payoo, Paypal, Onepay, etc.
- Ví điện tử: Thanh toán qua ví điện tử được thực hiện bằng cách liên kết tài khoản ngân hàng, nạp tiền vào ví rồi thanh toán các dịch vụ có liên kết một cách đơn giản, tiện lợi. Một số ví điện tử phổ biến ở Việt Nam như Momo, ZaloPay, VNPay.
- Thẻ cào: Cho phép người dùng thanh toán hoặc nạp tiền vào tài khoản điện tử bằng cách mua mã thẻ điện thoại của các nhà mạng di động như Viettel, Mobifone, Vinaphone, etc. Tuy nhiên, phương thức thanh toán này thường chỉ áp dụng ở các sàn thương mại điện tử và một số website thương mại điện tử nhất định.
- Thẻ/ Ví riêng của thương hiệu: Phương thức thanh toán được thương hiệu, doanh nghiệp thiết kế và cho phép sử dụng trên hệ thống của của thương hiệu, doanh nghiệp đó. Ví dụ: Ví Shopee, ví eM của Lazada, Thẻ Starbuck của Starbuck, VinID của VinGroup.
- E-voucher: Hay còn được gọi là phiếu/mã giảm giá trực tuyến được cung cấp bởi các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, etc.
Bước 4. Xây dựng quy trình fulfillment
Thông thường một quy trình fulfillment ( gồm những khâu sau: Nhập khẩu hàng hóa hoặc tự sản xuất → Vận chuyển đến kho/trung tâm phân phối → Lưu kho → Xử lý hàng hóa khi có yêu cầu (Xuất hàng, in bill, đóng gói, dán nhãn) → Giao hàng → Xử lý yêu cầu sau bán hàng (Trả hàng, hoàn hàng, đổi hàng).
Chính vì vậy, một hệ thống thương mại điện tử toàn diện cần xây dựng hoặc tích hợp các chức năng như eLogistics, blockchain, QR code, etc để tự động hóa quy trình vận đơn, theo dõi đơn hàng, từ đó nâng cấp chất lượng vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
Bước 5. Cải thiện hệ thống chăm sóc khách hàng
Hệ thống CRM (Quản lý quan hệ khách hàng – Customer Relationship Management) là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Việc xây dựng, cải thiện liên tục hệ thống CRM, tổng đài chăm sóc đa kênh sẽ giúp việc xử lý khiếu nại, hoàn/trả hàng diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời, hệ thống CRM còn giúp doanh nghiệp tìm hiểu thêm về nhu cầu khách hàng, từ đó xây dựng tương tác giữa thương hiệu và khách hàng.
Bước 6. Chăm sóc hệ thống thương mại điện tử
Bảo trì 24/7, cập nhật và nâng cấp hệ thống thương mại điện tử liên tục giúp doanh nghiệp xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh, tăng trưởng doanh số bền vững, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi không ngừng của thị trường.
Đồng thời, liên tục giảm sát và duy trì hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhằm phòng tránh những rủi ro từ hacker, thất thoát dữ liệu, etc.
Bước 7. Chiến lược tăng trưởng thương mại điện tử
Một trong những chiến lược trọng yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hiện nay chính là bán hàng đa kênh (Omnichannel). Bằng cách theo “dấu chân” của khách hàng từ sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo), mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo), cho đến website và app thương mại điện tử. Chiến lược này sẽ giúp tập trung hóa dữ liệu khách hàng, tiếp cận hành vi mua sắm đa dạng của khách hàng và tối ưu trải nghiệm cá nhân hóa trên hệ thống thương mại điện tử.
Ngoài ra, các chiến dịch Ecommerce Marketing cũng đang ngày một phát triển trên thị trường, chẳng hạn như Affiliate marketing, Shoppertainment, SEO, Email Marketing, etc. Chiến lược này giúp tối ưu khả năng hiển thị của thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng online.
Bước 8. Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Xây dựng chức năng báo cáo nhằm khai thác hiệu quả các dữ liệu, bao gồm các báo cáo về Bán hàng, Marketing, Khách hàng, Tồn kho và Hiệu suất vận hành nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tích hợp các công cụ phân tích như Google Analytics, Facebook Pixels, Microsoft Power BI, etc để hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống để đưa ra các báo cáo chi tiết cho kết quả kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc kinh doanh thương mại điện tử dựa trên 8 bước trên là một hoạt động không mấy dễ dàng cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Và để bắt kịp đường đua thương mại điện tử sẽ còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như tiềm lực tài chính, đội ngũ nhân sự, tình hình kinh tế chung, sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng, etc. Vậy nên các nhà quản lý cần thận trọng khi đưa ra các quyết định trọng yếu để mang về hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Với hơn 8 năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Annam Gourmet, Laybyland, Jasnor, SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tìm hiểu và triển khai kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả.
Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Tôi là nhà bán hàng mới .có phải khi có khách mua hàng là tôi phải bỏ tiền thanh toán đơn hàng giá gốc bkcu và sau đó hàng đến tay khách tôi mới đc nhận lại tiền từ ví tôi phải ko .và phải làm thế nào để tôi biết tôi đã chọn đúng cty chính ko phải là cty ảo