Khác với xây dựng website thương mại điện tử cho các mô hình đơn giản như B2C, B2B thì việc triển khai website cho sàn thương mại điện tử sẽ yêu cầu cao hơn về kiến thức kỹ thuật, trình độ lập trình, cơ sở dữ liệu và quản lý hệ thống, v.v. 

Trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ các bước quan trọng để xây dựng website cho sàn thương mại điện tử thành công, từ việc nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh, cho đến thiết kế giao diện người dùng hấp dẫn và xây dựng hệ thống chức năng, v.v.

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh là bước đầu quan trọng và không thể thiếu khi xây dựng một sàn thương mại điện tử hay bất cứ hoạt động kinh doanh nào. 

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh
Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh

Dưới đây là một số lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động này:

  • Hiểu khách hàng và nhu cầu thị trường: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh và yếu tố quyết định trong ngành. Bằng việc tìm hiểu về nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược để tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất và nắm bắt thời cơ kinh doanh hiệu quả.
  • Xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể và đặt ra chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm/dịch vụ cung cấp chính và phụ, cách tiếp cận thị trường, cách tiếp cận khách hàng và cách tạo ra giá trị cạnh tranh. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một bản đồ chi tiết về cách doanh nghiệp sẽ xây dựng, phát triển và vận hành sàn thương mại điện tử của mình. 
  • Định hình USP (Unique Selling Point – Điểm bán hàng độc nhất): Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được những đặc điểm nổi bật và giá trị cạnh tranh mà thương hiệu có thể tạo ra để thu hút khách hàng. Xác định được USP sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng những yếu tố này trong branding, marketing và cách thức vận hành để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sàn thương mại điện tử. 
  • Quản lý rủi ro và tài chính: Lập kế hoạch tài chính và  quản lý rủi ro trước quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần đánh giá tài chính và nguồn lực cần thiết để triển khai dự án, đồng thời lập kế hoạch tài chính dài hạn để đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp.

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Nền tảng thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử. Vì nếu không chọn đúng từ ban đầu thì doanh nghiệp sẽ phải luẩn quẩn mãi trong vòng xoáy công nghệ để triển khai website thương mại điện tử.

Thông thường, có 2 loại nền tảng thương mại điện tử để doanh nghiệp lựa chọn là SaaS và Open Source.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp
Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Nền tảng SaaS

Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng 1 phần mềm.

Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống server của nhà cung cấp và nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp. 

Một số nền tảng SaaS phổ biến hiện nay: Haravan, Shopify, BigCommerce, v.v.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh, độ bảo mật cao, hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng tăng theo thời gian, doanh nghiệp có thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu, hạn chế về chức năng và khả năng mở rộng, tùy chỉnh.

Nền tảng Open Source

Nền tảng Open Source hay mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công bố công khai, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phí.

Các nền tảng mã nguồn mở sẽ là sự lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp phát triển hệ thống website thương mại điện tử phức tạp, đặc thù cho mô hình sàn thương mại điện tử nhờ các chức năng tùy chỉnh chuyên sâu.

Các nền tảng thương mại điện tử Open Source phải kể đến đó là: Magento, WooCommerce (Plugin của WordPress), Open Cart, v.v

  • Ưu điểm: Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao, tính năng và tiện ích bổ sung đa dạng, doanh nghiệp được sở hữu mã nguồn và dữ liệu.
  • Nhược điểm: Không dễ sử dụng, chi phí xây dựng cao, thời gian triển khai dài. 

Mỗi loại nền tảng đều có những ưu và nhược điểm. Do đó, doanh nghiệp nên có đội ngũ nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị phát triển website thương mại điện tử có kinh nghiệm và chuyên môn cao để được tư vấn lựa chọn, phát triển và vận hành nền tảng đã chọn một cách hiệu quả.

Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house

Vấn đề lựa chọn nguồn lực để phát triển hệ thống website cho sàn thương mại điện tử sẽ định hình phương hướng phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp ở giai đoạn đầu. Doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị phát triển có chuyên môn hoặc xây dựng đội ngũ riêng.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house
Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house

Khi xây dựng đội ngũ nội bộ, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhưng doanh nghiệp sẽ quản lý và kiểm soát nguồn lực tốt và chủ động điều chỉnh để phát triển hệ thống website thương mại điện tử theo đúng ý định ban đầu đề ra.

Khi quyết định tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp sẽ phải làm việc với rất nhiều đơn vị để có thể tìm ra đơn vị uy tín nhất. Tuy nhiên khi đã tìm được đối tác đã có nhiều kinh nghiệm thực chiến về website thương mại điện tử và trên nhiều nền tảng thì doanh nghiệp sẽ được tư vấn và đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề từ nhiều góc độ ngay trước khi phát triển hệ thống.

Ngoài ra, các đơn vị này cũng có kinh nghiệm đa dạng xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng trong khi phát triển và vận hành hệ thống. Nhờ đó ngoài việc những yêu cầu của doanh nghiệp cho website thương mại điện tử sẽ được đáp ứng đúng kỳ vọng, thì các bên còn được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau.

Thiết kế UI/UX

Giao diện người dùng (User Interface – UI)  và Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) thường được xem như là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình thiết kế giao diện cho sàn thương mại điện tử.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Thiết kế UIUX
Thiết kế UIUX cho sàn thương mại điện tử

Dưới đây là các số bước quan trọng trong quá trình thiết kế UI/UX:

  • Nghiên cứu người dùng: Nghiên cứu và hiểu rõ về đối tượng người dùng mục tiêu như thông tin nhân khẩu học, hành vi, nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xác định những yếu tố quan trọng cần được tập trung và thiết kế phù hợp.
  • Tạo wireframe: Wireframe là bản tóm tắt đơn giản về cấu trúc và bố cục của trang web, giúp doanh nghiệp xác định vị trí của các phần tử giao diện như menu, nút, hình ảnh và vùng chứa nội dung. Wireframe cung cấp cái nhìn tổng quan về giao diện và trợ giúp trong việc xây dựng layout cơ bản cho sàn thương mại điện tử.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX): Đảm bảo trang web dễ sử dụng, dễ điều hướng và đáp ứng nhu cầu của người dùng như tăng tính tương tác, mobile friendly, tối ưu hóa tốc độ tải trang, v.v.
  • Thiết kế giao diện người dùng (UI): Tạo các thành phần giao diện như nút, menu, biểu mẫu, hình ảnh và đồ họa phù hợp với thương hiệu. Đảm bảo sử dụng màu sắc, font chữ và hình ảnh hợp lý để tạo nên giao diện chuyên nghiệp nhưng vẫn có “hơi thở” của thương hiệu.
  • Kiểm tra và đánh giá: Sau khi hoàn thiện thiết kế UI/UX, hãy thử nghiệm trên một nhóm người dùng hoặc sử dụng các công cụ kiểm tra để đánh giá hiệu quả của giao diện.

Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu

Từ yêu cầu kinh doanh, đội ngũ kỹ thuật sẽ xây dựng kiến trúc hệ thống cho website thương mại điện tử dựa trên khung công nghệ hoặc nền tảng phù hợp. Có thể sử dụng các kiến trúc như kiến trúc hệ thống ba lớp (three-tier architecture), kiến trúc hệ thống microservices, kiến trúc hybrid, kiến trúc headless, etc.

Mỗi loại kiến trúc đều có ưu điểm và hạn chế riêng, doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận và làm việc với các chuyên gia trong đội ngũ hoặc đối tác để chọn kiến trúc hệ thống phù hợp nhất cho từng giai đoạn.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu
Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu

Một bước cũng không kém quan trọng tiếp theo chính là thiết lập bảo mật và quản lý dữ liệu. Doanh nghiệp cần xác định các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu người dùng, thông tin thanh toán, và thông tin quan trọng khác. Đảm bảo rằng dữ liệu được mã hóa và truyền tải an toàn qua kết nối SSL. Áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu như kiểm soát truy cập, xác thực người dùng, mã hóa dữ liệu và kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu.

Tùy theo mô hình vận hành của sàn mà việc thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu sẽ cần được tùy chỉnh cho phù hợp và hiệu quả.

Phát triển hệ thống chức năng

Sau khi đã hoàn tất các hệ thống chức năng căn bản, doanh nghiệp nên tiếp tục phát triển các chức năng đặc thù cho mô hình sàn thương mại điện tử như:

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Phát triển hệ thống chức năng
Phát triển hệ thống chức năng

Cổng điều hành: Quản trị toàn diện thông tin trên sàn như quản lý người bán, phân loại sản phẩm, phân khúc khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát nội dung quảng cáo, v.v.

  • Nhóm Người dùng và Cấp độ quản trị: Chia người dùng trên sàn thành các nhóm khác nhau. Nhóm người dùng cho phép cấp các quyền khác nhau cho những người dùng khác nhau.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý kho bãi, hàng tồn kho và hỗ trợ người bán thực hiện vận chuyển đơn hàng bằng cách định tuyến các đơn hàng, v.v. 
  • Công cụ Marketing: Bao gồm một loạt các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chiến lược chiêu thị như quảng cáo tìm kiếm, livestream, gamification, v.v.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Khả năng hiển thị sản phẩm được cá nhân hóa như sản phẩm yêu thích, sản phẩm tương tự, sản phẩm đã từng mua, đàm phán đơn hàng với người bán, v.v.
  • Phân tích và báo cáo: Phân tích và đo lường hiệu suất hoạt động của hệ thống website thương mại điện tử, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp theo.
  • Tích hợp các hệ thống khác.

Cổng thông tin người bán: Người bán tự quản lý sự hiện diện của họ trên thị trường bao gồm danh sách sản phẩm, đơn đặt hàng và hoạt động, v.v.

  • Quản lý danh mục và sản phẩm: Thêm, sửa, xóa danh mục sản phẩm và sản phẩm trong danh mục; Quản lý thuộc tính và biến thể sản phẩm (màu sắc, kích thước, v.v.); Quản lý số lượng hàng tồn kho.
  • Quản lý nội dung: Xây dựng và tối ưu nội dung từ văn bản, hình ảnh, video, banner, widget, template đến nội dung về thương hiệu, thông điệp, v.v.
  • Quản lý đơn hàng: Xem danh sách đơn hàng và trạng thái của chúng. Theo dõi vận đơn và giao hàng. Cập nhật trạng thái đơn hàng (đang xử lý, đã giao hàng, đã hủy, v.v.). 
  • Quảng cáo và khuyến mãi: Hiển thị các quảng cáo, banner, khuyến mãi trên trang web; Quản lý mã giảm giá, chương trình khuyến mãi, v.v.
  • Tích hợp thanh toán và xử lý giao dịch: Tích hợp cổng thanh toán để xử lý thanh toán trực tuyến; xác nhận và theo dõi các giao dịch thanh toán. 

Cổng thông tin khách hàng: Cho phép người dùng thao tác và quản lý các thông tin cơ bản như số điện thoại, email, địa chỉ giao hàng, điều chỉnh các tùy chọn thanh toán, yêu cầu báo giá, quản lý danh sách mua sắm, kiểm tra trạng thái đơn hàng, v.v.

  • Đăng ký và quản lý tài khoản: Đăng ký tài khoản người dùng mới (người mua và người bán), đăng nhập và quản lý thông tin cá nhân, địa chỉ giao hàng, phương thức thanh toán, v.v. 
  • Tìm kiếm và xem sản phẩm: Tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa, danh mục, thương hiệu, v.v. Xem thông tin chi tiết của sản phẩm, bao gồm hình ảnh, mô tả, giá cả, đánh giá, v.v. 
  • Giỏ hàng và thanh toán: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng; chỉnh sửa số lượng sản phẩm, xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng, tính toán và hiển thị tổng số tiền trong giỏ hàng; chọn phương thức thanh toán; nhập thông tin thanh toán và địa chỉ giao hàng; xác nhận và đặt hàng. 
  • Đánh giá và nhận xét: Đánh giá và viết nhận xét về sản phẩm; xem đánh giá và nhận xét của người dùng khác. 
  • Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp kênh liên hệ để khách hàng có thể gửi câu hỏi, yêu cầu hỗ trợ; hỗ trợ trực tuyến qua chat trực tiếp, email, điện thoại, v.v.

Kiểm thử chất lượng hệ thống thương mại điện tử

Dù là xây dựng đội ngũ nội bộ hay thuê ngoài các đơn vị phát triển thì quá trình kiểm thử chất lượng dự án là vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp doanh nghiệp xác nhận rằng hệ thống đã hoạt động như mong đợi và đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra từ ban đầu.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Kiểm thử chất lượng hệ thống thương mại điện tử
Kiểm thử chất lượng hệ thống thương mại điện tử

Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm thử: Xác định mục tiêu và phạm vi của quá trình kiểm thử. Đặt ra các tiêu chí và yêu cầu cụ thể mà doanh nghiệp muốn kiểm tra để đảm bảo rằng sàn hoạt động một cách chính xác và đáp ứng các yêu cầu đã đề ra.

Bước 2. Lập kế hoạch kiểm thử: Xác định kế hoạch kiểm thử chi tiết, bao gồm các trường hợp kiểm thử, kịch bản và dữ liệu. Xác định nguồn tài nguyên, thời gian và phạm vi của các bước kiểm thử.

Bước 3. Kiểm thử chức năng: Kiểm tra tất cả chức năng của trang web nhằm xác minh rằng mọi chức năng phát triển đang hoạt động đúng như mong đợi. Nếu trang web của doanh nghiệp hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và khu vực, thì doanh nghiệp cũng nên kiểm tra tính tương thích và hiển thị của từng từng tính năng theo từng khu vực địa lý.

Bước 4. Kiểm thử giao diện người dùng (UI): Đảm bảo giao diện website được thiết kế đẹp, dễ sử dụng, việc hiển thị thông tin, các nút và liên kết, trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động và máy tính bảng.

Bước 5. Kiểm thử tương thích trình duyệt: Kiểm tra trang web trên các trình duyệt phổ biến như Google Chrome, Mozilla Firefox, Safari và Microsoft Edge để đảm bảo tính tương thích và hiển thị đúng trên mọi nền tảng.

Bước 6. Kiểm thử hiệu năng: Kiểm tra hiệu năng của trang web, bao gồm tốc độ tải trang, khả năng xử lý đồng thời và khả năng mở rộng. Đảm bảo rằng trang web hoạt động một cách mượt mà và đáp ứng được lưu lượng truy cập dự kiến.

Bước 7. Kiểm thử bảo mật: Kiểm tra tính bảo mật của sàn bằng cách kiểm tra khả năng xâm nhập, bảo mật dữ liệu và xác thực người dùng. Kiểm tra các phương thức bảo mật như SSL, mã hóa dữ liệu và chứng chỉ bảo mật.

Bước 8. Xử lý lỗi: Ghi lại và theo dõi các lỗi và vấn đề xuất hiện trong quá trình kiểm thử. Xác định nguyên nhân, sửa lỗi và kiểm tra lại cho đến khi quá trình kiểm tra được thông qua, toàn bộ hệ thống đã sẵn sàng để có thể golive và đi vào hoạt động.

Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử

Go-live là giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng website sàn thương mại điện tử, khi đó trang web được chính thức đưa vào hoạt động thực tế. 

Để đảm bảo quá trình go-live diễn ra thành công thì doanh nghiệp nên chuẩn bị danh sách gọi là Go-live checklist. Đây là danh sách những việc đội ngũ triển khai cần làm để chuẩn bị go-live hệ thống. Danh sách này sẽ bao gồm các đầu mục công việc, người chịu trách nhiệm, trạng thái, ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử
Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử

Trước khi Golive

  • Chuẩn bị môi trường Production và trỏ tên miền
  • Đảm bảo toàn bộ mã nguồn hệ thống chuẩn bị golive là phiên bản cuối cùng của quá trình kiểm thử chất lượng.
  • Chuyển đổi dữ liệu: Thực hiện quá trình chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới theo phương pháp đã xác định. Sau đó kiểm tra lại dữ liệu sau khi chuyển đổi để đảm bảo tính toàn vẹn và tính chính xác của dữ liệu trong hệ thống mới
  • Cập nhật nội dung: kiểm tra lại nội dung trên website, bao gồm văn bản, hình ảnh, video và các tài liệu khác. Đảm bảo rằng nội dung được hiển thị chính xác và không có lỗi chính tả hoặc định dạng.
  • Sao lưu toàn bộ dữ liệu trên website để đảm bảo an toàn và khả năng phục hồi dữ liệu khi cần thiết. 
  • Xác định và chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ cho khách hàng

Golive 

  • Triển khai quy trình chuyển đổi từ môi trường phát triển sang môi trường sản phẩm thực tế
  • Theo dõi lưu lượng truy cập và hoạt động website ngay sau khi go-live
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống trong suốt quá trình go-live

Sau khi Golive

  • Theo dõi và phản hồi phản hồi từ người dùng
  • Xử lý các lỗi và vấn đề xuất hiện sau quá trình go-live
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống trong thời gian dài sau go-live
  • Đảm bảo tính tương thích của các tích hợp với hệ thống bên ngoài
  • Đào tạo nhân viên và người quản lý để sử dụng hiệu quả và duy trì hệ thống

Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website

Việc liên tục cập nhật hệ thống sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng, cải thiện trải nghiệm người dùng, theo kịp xu hướng công nghệ mới, tăng cường tính cạnh tranh, v.v. Ngoài ra, liên tục sửa lỗi và cập nhật các bản vá bảo mật sẽ tăng cường uy tín của thương hiệu, bảo vệ người dùng trước các đợt tấn công trên Internet, v.v.

Bên cạnh đó, việc phát triển các tính năng mới sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội trên thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh một cách chuyên nghiệp hơn. Chẳng hạn như sau một thời gian vận hành và nắm trong tay một lượng khách hàng nhất định thì doanh nghiệp có thể triển khai các tính năng cho khách hàng thân thiết.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website
Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website

Để kinh doanh sàn thương mại điện tử thành công thì cần có rất nhiều yếu tố như mô hình vận hành, tiềm lực tài chính, xây dựng đối tác chiến lược với nhiều nhãn hàng khác nhau. Nhưng có một hệ thống sàn thương mại điện tử hoạt động mượt mà và hiệu suất cũng sẽ đóng góp một phần rất lớn nên thành công đó.

Tuy nhiên hành trình xây dựng website cho sàn thương mại điện tử lại không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu và triển khai sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử, liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM  (02871089908) để được tư vấn miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Cùng Danh Mục

Có Nên Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus?
CÓ NÊN CHUYỂN ĐỔI NỀN TẢNG MAGENTO SANG SHOPIFY PLUS?

Chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus là một quyết định chiến lược quan trọng mà nhiều doanh nghiệp đang xem xét. Magento là cái tên lớn trên thị trường thương mại điện tử, nhưng khi xảy ra làn sóng chuyển đổi sang Shopify Plus đã dẫn đến nhiều câu hỏi về lý do đằng sau cũng như đặt hai nền tảng lên bàn cân để so sánh. Hãy cùng làm sáng tỏ thông qua bài viết dưới đây. 

Xem thêm: Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý

Magento là gì?

Magento là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở với hơn 140 nghìn website đang hoạt động và được Adobe mua lại vào năm 2018. Magento cung cấp nhiều tính năng vượt trội để các nhà phát triển và doanh nghiệp tuỳ biến website thương mại điện tử của mình. 

Magento có hai phiên bản là Magento Open Source và Adobe Commerce (trước đây là Magento Enterprise). Magento Open Source là phiên bản miễn phí, cho phép doanh nghiệp tải về và cài đặt trên máy chủ của riêng mình. Adobe Commerce là phiên bản trả phí với nhiều tính năng nâng cao hơn bao gồm cả dịch vụ lưu trữ và bảo mật của Adobe.

Shopify Plus là gì?

Shopify Plus là nền tảng thương mại điện tử SaaS cao cấp của Shopify, được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp lớn và có tốc độ phát triển nhanh. Với khả năng mở rộng cao, nền tảng này có thể xử lý lưu lượng truy cập tăng đột biến và doanh số bán hàng lên đến hàng tỷ đô la. 

Shopify Plus cung cấp cho doanh nghiệp cơ sở hạ tầng mạnh mẽ để tuỳ chỉnh dễ dàng và quản lý nhiều cửa hàng, thương hiệu, ngôn ngữ và tiền tệ khác nhau từ một dashboard duy nhất. Bên cạnh đó, Shopify Plus còn cung cấp cho doanh nghiệp nhiều giải pháp vượt trội có sẵn để tối ưu hoạt động thương mại điện tử như Shop Pay, Shopify Flow, LaunchPad, Shopify Scripts, v.v

Lý do nhiều doanh nghiệp chuyển khỏi nền tảng Magento

Có rất nhiều lý do khiến một doanh nghiệp quyết định rời khỏi nền tảng Magento để tìm kiếm giải pháp lý tưởng hơn cho website thương mại điện tử của mình. Tuy nhiên, hai lý do dưới đây được xem là phổ biến nhất.

Magento 1 không còn khả dụng

Sau một thời gian khi phiên bản Magento 2 (M2) được ra mắt, Magento thông báo chấm dứt việc hỗ trợ phiên bản Magento 1 (M1). Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sử dụng phiên bản cũ sẽ không còn nhận được các bản cập nhật bảo mật, bản vá lỗi và hỗ trợ về kỹ thuật. 

Với việc chấm dứt hỗ trợ M1, nền tảng này khuyến khích các doanh nghiệp nâng cấp lên phiên bản M2 để đảm bảo rằng những doanh nghiệp này sẽ tiếp tục được hỗ trợ về mặt kỹ thuật và bảo mật cũng như tiếp cận với hàng loạt tính năng vượt trội mới.

Tuy nhiên, quy trình nâng cấp phiên bản này khá phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư lớn về chi phí và thời gian để tuỳ chỉnh lại mã nguồn và giao diện. Việc này đôi khi buộc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động của hệ thống thương mại điện tử.

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn hoạt động trên M1 song song với quá trình nâng cấp thì sẽ tiềm ẩn rủi ro làm gián đoạn hoạt động của hệ thống, gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm khách hàng và hơn hết là doanh số. Bên cạnh đó, các rủi ro về tương thích có thể xảy ra, một số tính năng và mô-đun được xây dựng trên M1 trước đó có thể yêu cầu sự tuỳ chỉnh lớn để có thể hoạt động hiệu quả trên M2.

Đứng trước một quy trình nâng cấp phiên bản phức tạp tiêu tốn nhiều thời gian và ngân sách nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều doanh nghiệp quyết định không nâng cấp mà chuyển đổi sang một nền tảng thương mại điện tử khác. Điểm đến thường thấy là những nền tảng SaaS với sự hỗ trợ kỹ thuật tối đa và các giải pháp có sẵn.  

Xem thêm: So sánh Magento 1 và Magento 2

Magento 2 yêu cầu khả năng kỹ thuật cao

Một số doanh nghiệp đã nâng cấp và sử dụng M2 được một thời gian thì nhận thấy đây vẫn chưa phải là sự lựa chọn tốt nhất. Việc phát triển và duy trì một website Magento 2 đòi hỏi khả năng kỹ thuật cao, đặc biệt nếu doanh nghiệp cần tích hợp và tuỳ chỉnh các tính năng đặc thù.

Việc tuỳ chỉnh có thể càng phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn mức cần thiết với những doanh nghiệp không có đội ngũ kỹ thuật đủ chuyên nghiệp hoặc hợp tác với đối tác triển khai không hiệu quả. 

Ngoài ra, tuy Magento có khả năng mở rộng cao nhưng lại không linh hoạt. Chính vì vậy, nếu không có thiết lập và xây dựng hệ thống đúng đắn, ở các thời điểm mua sắm cao điểm, hệ thống có thể sập, ngưng trệ dẫn đến tình trạng khách hàng không thể truy cập vào website để mua hàng, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Chi phí xây dựng website Magento

Có Nên Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus?
Lý do chuyển khỏi nền tảng Magento

Lý do để chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus

  • Dễ sử dụng: Shopify Plus được thiết kế với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và tối ưu hóa website thương mại điện tử mà không đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật cao như Magento.
  • Thời gian golive nhanh: Bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng của Shopify Plus, doanh nghiệp chỉ mất từ 2 đến 5 tháng để golive website thương mại điện tử. Trong khi đó, với Magento, doanh nghiệp sẽ mất khoảng từ 3 đến 6 tháng để hoàn thiện và golive. 
  • Hệ sinh thái ứng dụng: Với Shopify Plus Certified App, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với hệ sinh thái ứng dụng được phát triển dành riêng cho Shopify Plus và từ bên thứ ba.
  • Tự động mở rộng: Shopify Plus sử dụng kiến trúc đám mây và quy trình mở rộng tự động, giúp website tự động mở rộng khi có nhu cầu tăng cường tài nguyên. Điều này giúp đảm bảo rằng website có thể chịu được tăng đột ngột trong lưu lượng truy cập, đặc biệt quan trọng trong các sự kiện mùa mua sắm lớn. Mặt khác, Magento đòi hỏi sự can thiệp của đội ngũ IT nhưng mỗi sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống. 
  • Tích hợp dễ dàng hơn: Shopify Plus cung cấp các APIs để doanh nghiệp tích hợp liền mạch và dễ dàng với hệ thống bên thứ ba như ERP, CRM, PIM nhằm tăng cường khả năng quản lý dữ liệu và tối ưu quy trình kinh doanh. Ngược lại, việc tích hợp với hệ thống thứ ba trên nền tảng Magento phức tạp hơn, yêu cầu sự can thiệp kỹ thuật đáng kể và cần đội ngũ kỹ thuật có kiến thức sâu rộng về hệ thống để đảm bảo tích hợp thành công.  

Xem thêm: 15 lý do để chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus

Có Nên Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus?
Lý do nên chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus

Thương hiệu đã chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus

Dưới đây là một vài thương hiệu điển hình đã từng triển khai thương mại điện tử với Magento và đã chuyển đổi sang Shopify Plus để giảm bớt gánh nặng về kỹ thuật cũng như chi phí.

Gymshark

Gymshark là thương hiệu chuyên cung cấp quần áo thể thao và thời trang thể hình có trụ sở tại Anh. Kể từ khi thành lập vào năm 2012, Gymshark đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang thể thao đình đám và được ưa thích trên toàn thế giới. 

Website thương mại điện tử của Gymshark được phát triển trên Magento đã bị sập ngay mùa mua sắm Black Friday nhộn nhịp nhất năm. Khi đó, thương hiệu này đã quyết định chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus sau khi đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho việc sửa chữa và bảo trì hệ thống nhưng lại không có gì đảm bảo sự hiệu quả về lâu dài. 

Khi tái thiết lập nền tảng với Shopify Plus, Gymshark đã tận dụng giải pháp có sẵn là Shopify POS nâng cao trải nghiệm mua sắm online và offline, đồng thời triển khai Shopify Script – một công cụ dành riêng cho nhà bán hàng Shopify Plus để tuỳ chỉnh và tối ưu trải nghiệm tại trang thanh toán.  

Bằng cách khai thác triệt để khả năng của Shopify Plus, Gymshark tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng lên đáng kể, đặc biệt vào các sự kiện mua sắm lớn cuối năm, từ đó đưa Gymshark trở thành một trong những thương hiệu phát triển nhanh nhất thế giới.

Có Nên Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus?
Gymshark

Bombas

Bombas là thương hiệu chuyên sản xuất và bán lẻ các sản phẩm tất được thành lập năm 2013 tại Hoa Kỳ. Bombas nổi tiếng với mô hình “một được một tặng đi” – với mỗi đôi tất được bán ra, thương hiệu này cam kết tặng một đôi tất cho những người vô gia cư.

Website Magento trước đây của Bombas liên tục bị sập vào mỗi dịp phát sóng lại của chương trình Shark Tank và mùa mua sắm lớn như Black Friday và Cyber Monday. Việc này khiến Bombas thiệt hại hàng trăm nghìn đô la doanh số và một khoản phí không nhỏ để sửa chữa hệ thống trong thời gian dài.

Bombas đã chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus nhằm tận dụng khả năng mở rộng quy mô dễ dàng liền mạch mà nền tảng này mang lại.

Chi phí chuyển đổi nền tảng không hề nhỏ nhưng website thương mại điện tử của Bombas đã đứng vững trong các đợt mua sắm lớn cuối năm, đồng thời thương hiệu này đã hoàn vốn chỉ trong thời gian ngắn với doanh số tăng 300% so với cùng kỳ năm trước.

Có Nên Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus?
Bombas

Jack Rogers

Jack Rogers là thương hiệu giày dép và phụ kiện thời trang của Mỹ đã nổi danh khắp toàn cầu trong thời gian dài. Ông lớn không chỉ được biết với việc sử dụng chất liệu cao cấp nhất để sản xuất ra những đôi giày dép thời thượng, sang trọng và đẳng cấp bậc nhất. 

Website thương mại điện tử của Jack Rogers vận hành trên nền tảng Magento được một thời gian thì bắt đầu phát sinh lỗi. Mỗi cập nhật nhỏ đều tốn rất nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp này dẫn đến quyết định chuyển đổi sang Shopify Plus nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu chi phí vận hành và duy trì hoạt động ổn định của toàn bộ hệ thống. 

Bên cạnh đó, Jack Rogers còn triển khai giải pháp Shopify Flow để tự động hoá quy trình vận hành và bán hàng. Đồng thời, thương hiệu cũng tích hợp thêm nhiều ứng dụng bên thứ ba để tăng cường hiệu quả của hoạt động thương mại điện tử như Smile, Gorgias, v.v                                                                                                                                                                                                                                              

Xem thêm: 

Có Nên Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus?
Jack Rogers

Lưu ý khi chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus

Chuyển đổi dữ liệu

Có rất nhiều cách thức để chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống Magento sang hệ thống Shopify Plus như chuyển đổi tự động, chuyển đổi thủ công và nhập/xuất file dữ liệu. Doanh nghiệp có thể triển khai 1 trong số cách thức trên hoặc triển khai tất cả cách thức để rút ngắn quy trình chuyển đổi, tăng tính chính xác của dữ liệu.

Dữ liệu khách hàng

  • Tài Khoản Khách Hàng: Đảm bảo rằng tất cả thông tin tài khoản của khách hàng, bao gồm tên, địa chỉ, email, và lịch sử mua sắm, được chuyển đổi chính xác.
  • Mật Khẩu: Doanh nghiệp có thể cung cấp cơ hội cho khách hàng tạo lại mật khẩu hoặc sử dụng các phương tiện xác minh để đảm bảo tính an toàn của thông tin.

Dữ liệu sản phẩm

  • Thông Tin Sản Phẩm: Chuyển đổi mô tả sản phẩm, hình ảnh, giá và thông tin chi tiết một cách chính xác.
  • Danh Mục Sản Phẩm: Đảm bảo rằng cấu trúc danh mục sản phẩm được chuyển đổi một cách đồng đều và mỗi sản phẩm được gán vào đúng danh mục.

Dữ liệu giao dịch 

  • Lịch Sử Đơn Hàng: Chuyển đổi toàn bộ lịch sử đơn hàng của khách hàng một cách đầy đủ để duy trì thông tin về giao dịch và lịch sử mua sắm.
  • Thông Tin Thanh Toán: Bảo đảm rằng thông tin thanh toán của khách hàng được chuyển đổi mà không làm mất đi tính bảo mật.

Tái thiết kế hệ thống

Chuyển đổi nền tảng thương mại điện tử nói chung và chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus nói riêng là quy trình phức tạp đòi hỏi kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ và sự đầu tư về ngân sách và thời gian cũng như sự can thiệp về kỹ thuật.

Vì thế, các kiến trúc sư giải pháp cần lên kế hoạch để tái thiết kế lại hệ thống thương mại điện tử bao gồm kiến trúc hệ thống, cơ sở hạ tầng, công nghệ, công cụ kiểm soát hiệu suất, v.v

Tối ưu hoá website

Khi quyết định chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề về tối ưu trang web. Cấu trúc URL của Shopify Plus và Magento khác nhau vì thế doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ điều hướng của tất cả các webpage nhằm đảm bảo giữ nguyên giá trị SEO và điều hướng người dùng đến đúng trang.

Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đổi nền tảng, việc giảm xếp hạng trên công cụ tìm kiếm như Google hay Bing là điều bình thường và không đáng lo ngại. Các công cụ tìm kiếm này có thể mất vài ngày để xử lý website mới và cập nhật các chỉ số quan trọng.

Có Nên Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus?
Lưu ý khi chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus

Tìm kiếm một đối tác chuyên nghiệp?

Thời gian gần đây, Shopify Plus được xem là điểm đến lý tưởng mới của những doanh nghiệp thương mại điện tử vừa nhảy ra khỏi “thế giới Magento”. 

Trong nhiều năm triển khai website thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp trên cả nền tảng Magento và Shopify Plus cũng như thực hiện chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus, SECOMM đã trở thành đối tác công nghệ đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Suzuverse. 

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp và hotline (028 7108 9908) để được tư vấn và triển khai quy trình chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus phù hợp với từng doanh nghiệp.

Xem tiếp
15-ví-dụ-chuyển-đổi-nền-tảng-magento-sang-shopify-plus
15 VÍ DỤ CHUYỂN ĐỔI NỀN TẢNG MAGENTO SANG SHOPIFY PLUS P3

Tiếp nối câu chuyện của phần 1phần 2 thì ở phần 3 này, hãy cùng khám phá những thương hiệu còn lại trong chuỗi 15 thương hiệu đã quyết định chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus và chính quyết định này đã đem đến cho họ thành công về mặt doanh số và sự phát triển bền vững trong tương lai.

Beard & Blade

Beard & Blade là doanh nghiệp bán sỉ chuyên cung cấp các sản phẩm dành cho việc tạo kiểu tóc và chăm sóc râu, đồng thời cung cấp các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da cho nam giới. Thương hiệu này thường được biết đến với việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao dành cho những người đàn ông muốn giữ gìn ngoại hình và tinh thần.

Trang web bán sỉ của Beard & Blade ban đầu được xây dựng và phát triển trên nền tảng thương mại điện tử Magento nhưng theo đội ngũ của Beard & Blade việc vận hành hệ thống bán sỉ với nền tảng này thật sự không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thao tác thủ công.

Điều này gây mất thời gian, đồng thời tổng chi phí mà thương hiệu này phải trả để hệ thống bán sỉ của họ hoạt động trên Magento là một con số khá lớn. Do đó, thương hiệu này đã quyết định tái thiết lập nền tảng với Shopify Plus. 

Sau nhiều nỗ lực website Shopify Plus bán sỉ sản phẩm dành cho nam giới của Beard & Blade cũng chính thức được ra mắt.

Bằng cách sử dụng những giải pháp có sẵn của Shopify Plus dành riêng cho nhà bán sỉ, Beard & Blade đã có thể tự động hoá các thao tác quản lý tồn kho, tuỳ chỉnh giá sản phẩm, thiết lập mức chiết khấu dựa trên số lượng sản phẩm đặt mua. 

Khác với trải nghiệm vận hành trước đây trên Magento, các đơn đặt hàng bán sỉ trên Shopify Plus được xử lý đồng nhất, không bị gián đoạn và không yêu cầu các thao tác thủ công, tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Kể từ khi ra mắt website mới trên Shopify Plus, doanh thu bán sỉ của Beard & Blade tăng 100% và giá trị đơn hàng trung bình (AOV) bán sỉ cao gấp 5 lần AOV bán lẻ.

15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P3
Beard & Blade

Milligram

Milligram là thương hiệu thời trang và văn phòng phẩm có trụ sở tại Melbourne, Úc. Thương hiệu này chủ yếu tập trung vào việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm văn phòng phẩm, bao gồm sổ tay, bút, túi xách làm từ chất liệu cao cấp và thiết kế độc đáo.

Ban đầu, Milligram xây dựng website thương mại điện tử trên nền tảng Shopify, sau đó với nhu cầu tăng trưởng thương hiệu này đổi sang sử dụng nền tảng Magento.

Một thời gian sau, Milligram phát triển và mở rộng quy mô thêm nhiều cửa hàng offline và lúc này hệ thống website Magento bắt đầu hoạt động chậm, cơ sở dữ liệu chạy ở backend bị quá tải và bị lỗi hay quá trình cập nhật mất nhiều thời gian hơn bình thường. 

Vì thế, một lần nữa Milligram sử dụng lại Shopify nhưng ở phiên bản nền tảng cao cấp hơn là Shopify Plus.

Milligram tận dụng giải pháp có sẵn của Shopify Plus, xây dựng và tùy chỉnh các tính năng nâng cao, chẳng hạn như tính năng tìm kiếm nâng cao để mang đến trải nghiệm mua sắm tối ưu cho khách hàng. 

Quá trình chuyển đổi nền tảng từ Magento sang Shopify Plus được thực hiện nhanh chóng và suôn sẻ. Milligram dễ dàng chạy các chương trình khuyến mãi, đăng tải sản phẩm mà không cần kỹ năng kỹ thuật.

Ngoài ra việc quản lý và vận hành hệ thống Shopify Plus cũng dễ dàng hơn so với Magento, nhờ vậy mà Milligram có thể dành toàn tâm toàn ý để bán hàng, marketing và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P3
Milligram
  • Website: https://milligram.com/
  • Lĩnh vực: Gia dụng
  • Lưu lượng truy cập: 152.7K/tháng
  • Xếp hạng: 4,971 (Úc) & 262,058 (Toàn cầu)

Eden Park

Eden Park là thương hiệu thời trang danh tiếng có nguồn gốc từ Pháp, nổi tiếng với các sản phẩm thể thao và thời trang cao cấp. Thương hiệu này chuyên cung cấp các sản phẩm thể thao và thời trang cao cấp. Các bộ sưu tập của họ thường kết hợp giữa phong cách thoải mái và sang trọng.

Năm 2021, Eden Park đã để mắt đến Shopify ngay khi có ý định tiến vào thị trường Mỹ. Hơn nữa, tại thời điểm đó, website thương mại điện tử Eden Park gặp phải nhiều vấn đề về vận hành.

Bastien Borget, Giám đốc Thương mại điện tử của Eden Park đã thừa nhận rằng doanh nghiệp đã mất khoảng 80% thời gian cho việc vận hành website Magento nhưng hệ thống vẫn thường xuyên bị lỗi và việc sửa chữa tiêu tốn rất nhiều chi phí. 

Tại thời điểm Black Friday, hệ thống website Magento bị sập do bị quá tải với lưu lượng truy cập tăng đột biến. Khi đó, Eden Park đã quyết định tái thiết lập nền tảng với Shopify Plus và tận dụng các giải pháp có sẵn trong hệ sinh thái Shopify như Shopify Payment, Shopify Flow.

Đồng thời, khả năng tích hợp vượt trội của Shopify Plus đã giúp Eden Park tích hợp nhanh chóng và liền mạch với các ứng dụng bên thứ ba như Klaviyo, Gorgias, Babak.

Website thương mại điện tử Shopify Plus của Eden Park mất không đến 2 tháng để ra mắt thị trường. Một năm kể từ khi ra mắt website mới, doanh thu của Eden Park tăng 30%, tỷ lệ chuyển đổi tăng 48%.

Những giải pháp của Shopify Plus đã giảm bớt gánh nặng vận hành hệ thống cho Eden Park để doanh nghiệp này dành nhiều thời gian cho marketing và bán hàng thay vì bảo trì website, nên kết quả kinh doanh ấn tượng trên là điều dễ lý giải.

15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P3
Eden Park
  • Website: https://www.eden-park.com/en
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 123.9K/tháng
  • Xếp hạng: 11,397 (Pháp) & 304,233 (Toàn cầu)

Jack Rogers

Jack Rogers là thương hiệu giày dép và phụ kiện thời trang nổi tiếng có trụ sở chính tại New York, Hoa Kỳ. Thương hiệu này được biết đến với việc sản xuất các đôi dép sandal thời trang với thiết kế truyền thống và chất liệu cao cấp. Jack Rogers đã trở thành biểu tượng của phong cách thời trang quý tộc và thoải mái.

Đối với thương hiệu thời trang tầm cỡ như Jack Rogers hay các thương hiệu mới nổi thì bán hàng thông qua website vẫn là một kênh tiềm năng. Website của Jack Rogers vận hành trên nền tảng Magento được một thời gian thì bắt đầu phát sinh lỗi.

Việc sửa chữa, thay đổi, hệ thống hay chạy các chiến dịch marketing cũng tiêu tốn của đội ngũ kỹ thuật rất nhiều thời gian, đồng thời đẩy chi phí mà Jack Rogers phải chi trả lên cao hơn.

Bên cạnh đó, việc quản lý tồn kho cũng gặp vấn đề, tình trạng bán quá mức (overselling) xảy ra, hệ thống tính sai số lượng hàng hoá dẫn đến thất thoát doanh thu và trải nghiệm khách hàng không tốt.

Do đó, đội ngũ Jack Rogers muốn tìm cách đơn giản hoá hệ thống của mình, triển khai quy trình tự động hoá, giảm bớt gánh nặng kỹ thuật để tập trung các nhiệm vụ kinh doanh quan trọng hơn. 

Việc chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus đã giúp Jack Rogers giải quyết vấn đề này.

Website mới của Jack Rogers đã tận dụng giải pháp Shopify Flow để tự động hoá các quy trình vận hành, marketing và bán hàng, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức lao động, khác với website Magento trước đây các quy trình đều triển khai thủ công.

Jack Rogers cũng tận dụng các ứng dụng trong Shopify Plus Certified App để tăng tính trải nghiệm cho khách hàng như Returnly, Smile, Gorgias, v.v

Website Shopify Plus của Jack Rogers là kênh bán hàng chính của thương hiệu này trong giai đoạn giãn cách xã hội Covid-19 với lưu lượng truy cập tăng 60% và tỷ lệ chuyển đổi tăng 30%.

15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P3
Jack Rogers
  • Website: https://www.jackrogersusa.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 94.6K/tháng
  • Xếp hạng: 87,533 (Hoa Kỳ) & 554,978 (Toàn cầu)

Skin Inc

Skin Inc là một thương hiệu chăm sóc da có trụ sở chính tại Singapore, chuyên về việc cung cấp các sản phẩm chăm sóc da cá nhân hóa dựa trên các nguyên tắc khoa học và công nghệ tiên tiến. Thương hiệu này nổi tiếng với việc tạo ra các sản phẩm chăm sóc da đa dạng và chất lượng cao, đặc biệt là với các sản phẩm serum và sản phẩm chăm sóc da độc đáo.

Với niềm tự hào các sản phẩm cá nhân hoá, Skin Inc cũng muốn xây dựng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu và mang tính cá nhân hóa cho khách hàng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này thiếu công cụ để hiện thực hoá điều đó. Mỗi lần đội ngũ kỹ thuật thao tác một vài thay đổi thì ngay lập tức hệ thống website bị chậm, giật và thậm chí phải tạm ngừng hoạt động, gây cản trở cho việc mua sắm của khách hàng.

Đặc biệt, việc này đã xảy ra khá thường xuyên vào những mùa mua sắm lớn cuối năm gây thất thoát cho Skin Inc hàng nghìn đô la. 

Do đó, Skin Inc cần một giải pháp thương mại điện tử khác có thể dễ dàng tùy chỉnh nhằm mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Skin Inc đã chuyển đổi nền tảng từ Magento sang Shopify Plus và nhanh chóng tìm ra giải pháp cho trải nghiệm khách hàng.

Thông tin tính năng quản lý đa cửa hàng, Skin Inc có thể tạo nhiều phiên bản website thương mại điện tử khác nhau để tùy chỉnh trải nghiệm cho đối tượng khách hàng ở nhiều thị trường riêng biệt. 

Bên cạnh đó, Skin Inc triển khai giải pháp Shopify Flow và LaunchPad để triển khai tự động hoá quy trình vận hành và bán hàng. Với khả năng tích hợp liền mạch của Shopify Plus đã giúp Skin Inc tích hợp dễ dàng với các ứng dụng bên thứ ba để tăng cường chiến dịch marketing và các chương trình khách hàng thân thiết.

Qua đó, thương hiệu mỹ phẩm đình đám này đã có thể cắt giảm 50% thời gian vận hành và tăng 200% tỷ lệ chuyển đổi.

15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P3
Skin Inc
  • Website: https://iloveskininc.us/
  • Lĩnh vực: Mỹ phẩm
  • Lưu lượng truy cập: 40.8K/tháng
  • Xếp hạng: 177,765 (Hoa Kỳ) & 1,088,558 (Toàn cầu)

Chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus ngay hôm nay!

Vậy là tổng hợp của SECOMM về 15 thương hiệu điển hình đã không ngần ngại nhảy khỏi “thế giới Magento” để tái thiết lập nền tảng thương mại điện tử với Shopify Plus.

Những thương hiệu này rất chú trọng đến trải nghiệm khách hàng và quy trình tối ưu, đồng thời là nguồn cảm hứng để các thương hiệu khác mạnh dạn đưa ra quyết định chuyển đổi nền tảng.

Xem thêm: Lưu ý khi chuyển đổi nền tảng từ Magento sang Shopify Plus

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến hotline (+84)28 7108 9908 để được tư vấn và triển khai quy trình chuyển đổi nền tảng thương mại điện tử từ Magento sang Shopify Plus ngay hôm nay!

Xem tiếp
15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P2
15 VÍ DỤ CHUYỂN ĐỔI NỀN TẢNG MAGENTO SANG SHOPIFY PLUS P2

Hành trình khám phá về những thương hiệu đã chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus không chỉ lôi cuốn bởi sự thành công đáng kể về mặt doanh số mà còn bởi mỗi thương hiệu là một câu chuyện hấp dẫn khác nhau.

Tiếp tục với phần hai của chuỗi bài viết này, hãy cùng khám phá thêm nhiều thương hiệu khác đã đưa ra quyết định chuyển đổi nền tảng cho hệ thống thương mại điện tử từ Magento sang Shopify Plus và quyết định đó đã mở ra cánh cửa thành công không giới hạn như thế nào?

Boody

Ban đầu Boody được thành lập như một doanh nghiệp bán sỉ, phân phối đồ lót chất lượng cao thông qua các hiệu thuốc. Một thời gian sau, các nhà sáng lập đã nhìn thấy cơ hội phát triển mới bằng cách bán sản phẩm Boody trên Internet cho những khách hàng ưa chuộng thời trang chất liệu thân thiện với môi trường. 

Boody đã triển khai website thương mại điện tử trên nền tảng Magento nhưng doanh nghiệp này lại không có đội ngũ công nghệ nên việc quản lý, vận hành hay thực hiện các tùy biến bị nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, frontend trên thiết bị di động và laptop sử dụng giải pháp công nghệ khác nhau, làm trải nghiệm người dùng thiếu tính nhất quán và lãng phí tài nguyên hệ thống.

Do đó, Boody cần một nền tảng giúp giảm bớt gánh nặng về quản lý và vận hành, đồng thời mang đến trải nghiệm khách hàng nhất quán nhằm hướng đến mục tiêu mở rộng quốc tế. 

Thương hiệu thời trang này thực hiện chuyển đổi nền tảng từ Magento sang Shopify Plus và ngay lập tức triển khai giải pháp tự động hoá các quy trình, bao gồm email và kiểm tra bảo mật với Shopify Flow. Bên cạnh đó, Boody cũng triển khai giải pháp Shopify Payments để chấp nhận thanh toán trực tuyến mà không cần tích hợp với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bên thứ ba.

Việc tái thiết lập nền tảng với Shopify Plus đã giúp Boody cải thiện hiệu quả kinh doanh và vận hành của mình. Nhờ khả năng tích hợp mạnh mẽ của Shopify Plus nên Boody dễ dàng tích hợp với các hệ thống bên thứ ba để tăng cường mối quan hệ với khách hàng như Klaviyo, Gorgias, Odoo. 

Nhờ sự linh hoạt và các giải pháp của Shopify Plus đã giúp Boody xây dựng website thương mại điện tử tuỳ biến mà không cần quá nhiều chuyên môn về kỹ thuật. Điều này cho phép đội ngũ Boody tập trung vào chiến lược bán hàng đa kênh và mở rộng quốc tế.

Sau khi chuyển đổi nền tảng không lâu, Boody đã nhanh chóng mở rộng 10 cửa hàng quốc tế và tăng doanh thu bán hàng trực tuyến lên 70%, tỷ lệ chuyển đổi tăng 5%. Với Shopify Plus, Boody đang hiện thực hóa sứ mệnh trở thành thương hiệu đồ lót bền vững được yêu thích nhất trên thế giới.

Xem thêm: 15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P1

15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P2
Boody
  • Website: https://www.boody.com.au/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 269.7K/tháng
  • Xếp hạng: 2,454 (Hoa Kỳ) & 144,568 (Toàn cầu)

Alessi

Alessi là thương hiệu nổi tiếng của Ý, chuyên thiết kế và sản xuất các sản phẩm gia dụng và đồ trang trí nội thất chất lượng cao. Thương hiệu được thành lập vào năm 1921 và kể từ đó đã trở thành một trong những biểu tượng của nghệ thuật và thiết kế Ý. 

Alessi chú trọng từng chi tiết trong thiết kế sản phẩm, trong khi đó, doanh nghiệp này lại phụ thuộc vào đơn vị bên thứ ba để tạo nên tính thẩm mỹ cho thiết kế của website. Mặc khác, Magento – nền tảng thương mại điện tử mà Alessi đã sử dụng từ lâu bỗng thông báo ngừng hỗ trợ phiên bản cũ và buộc các nhà bán hàng nâng cấp lên phiên bản cao hơn. 

Xem xét thấy quá trình nâng cấp phức tạp, mất nhiều thời gian và ngân sách nên Alessi quyết định tìm kiếm giải pháp khác. Chưa dừng lại ở đó, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Ý và các nước Châu Âu đã thúc đẩy Alessi thực hiện các thay đổi cần thiết để tăng doanh số bán hàng trực tuyến lên cao nhất có thể.

Các nhà điều hành doanh nghiệp đã cùng hướng tới mục tiêu tái thiết lập nền tảng chỉ trong vòng 12 tuần. 

Trên thực tế, Boody đã đạt được mục tiêu chưa đầy 3 tháng đã hoàn thành quá trình chuyển đổi nền tảng thương mại điện tử từ Magento sang Shopify Plus. Kể từ khi triển khai Shopify Plus, Alessi đã tăng tỷ lệ xem trang lên 233%, tỷ lệ chuyển đổi tăng 109%, số lượng giao dịch tăng 222%, tổng doanh thu trực tuyến tăng 210%.

Alessi cuối cùng cũng yên tâm rằng khách hàng sẽ trải nghiệm mua sắm hấp dẫn trên website phản ánh đúng hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp này đã dành cả thế kỷ để tạo dựng.

15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P2
Alessi
  • Website: https://alessi.com/
  • Lĩnh vực: Gia dụng
  • Lưu lượng truy cập: 244.6K/tháng
  • Xếp hạng: 14,490 (Ý) & 168,613 (Toàn cầu)

Rebecca Minkoff

Rebecca Minkoff, một thương hiệu thời trang cao cấp của Mỹ nổi tiếng với các sản phẩm túi xách, giày dép và phụ kiện thời trang. Những sản phẩm của thương hiệu này thường mang đến sự kết hợp giữa phong cách quyến rũ, thực tế và sáng tạo.

Rebecca Minkoff không chỉ tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm thời trang đẹp mắt, mà còn thường xuyên sử dụng công nghệ để tạo ra những trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng mới lạ cho khách hàng trong suốt một thập kỷ qua. 

Bên cạnh đó, trải nghiệm mua sắm trên website thương mại điện tử của khách hàng cũng được thương hiệu này đặc biệt chú trọng. Việc chuyển đổi từ nền tảng thương mại điện tử Magento sang nền tảng Shopify Plus cũng nằm trong kế hoạch của Rebecca Minkoff.

Thông qua những giải pháp có sẵn trong hệ sinh thái của Shopify Plus cộng với khả năng tích hợp mạnh mẽ và liền mạch đã giúp thương hiệu thời trang này triển khai công nghệ 3D và AR nhằm giúp khách hàng trải nghiệm xem sản phẩm độc đáo hơn, chi tiết hơn và thật hơn từ kiểu dáng đến chất liệu. 

Theo công ty, những người mua hàng tương tác với mô hình 3D có khả năng thêm mô hình đó vào giỏ hàng của họ cao hơn 44% so với những người không tương tác. Trong số những khách truy cập đã tương tác với mô hình 3D, họ có khả năng đặt hàng cao hơn 27% so với những người không tương tác.

Rebecca Minkoff cho biết, khi khách hàng xem một sản phẩm trong AR, khả năng họ mua hàng sẽ cao hơn 65%.

Việc này đã giúp việc kinh doanh thương mại điện tử có bước tiến tích cực, Theo Rebecca Minkoff, 65% khách hàng khi tương tác với sản phẩm bằng AR có khuynh hướng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng, với công nghệ 3D con số này là 27%.

15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P2
Rebecca Minkoff
  • Website: https://www.rebeccaminkoff.com/en-vn
  • Lĩnh vực: Thời trang thiết kế 
  • Lưu lượng truy cập: 233.3K/tháng
  • Xếp hạng: 34,143 (Hoa Kỳ) & 192,206 (Toàn cầu)

Blakely

Thành lập năm 2012 tại Vương Quốc Anh, Blakely là thương hiệu thời trang unisex mang phong cách trẻ trung, năng động. Các sản phẩm của Blakely bao gồm áo thun, áo hoodie, áo sweeter, quần legging, quần jean và phụ kiện thời trang.

Thương hiệu hướng đến mục tiêu cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, bền lâu và phù hợp với xu hướng thời trang thịnh hành. 

Website thương mại điện tử của Blakely trước đây được xây dựng trên nền tảng Magento. Tuy nhiên hệ thống thường xuyên bị sập, đặc biệt là vào thời điểm mua sắm cao điểm như Black Friday làm ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng và doanh thu của thương hiệu này.

Mối bận tâm khác của Blakely đối với nền tảng trước đây là hạn chế về khả năng tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba gây khó khăn cho việc tiếp cận khách hàng mục tiêu và quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả để thật sự thúc đẩy tăng trưởng.

Hơn nữa, việc thiếu các công cụ để quản lý dữ liệu đồng nghĩa với việc Blakely phải đối mặt với các vấn đề về cá nhân hoá và địa phương hóa trải nghiệm khách hàng. 

Vì thế, Blakely quyết định chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus sau nhiều sự cân nhắc. Triển khai Shopify Plus, Blakely đã thành công ra mắt thêm hai website thương mại điện tử dành riêng cho khách hàng EU và Mỹ cho phép thương hiệu này bán hàng ở các thị trường quốc tế hiệu quả hơn.

Blakely cũng sử dụng theme có sẵn của Shopify Plus và tích hợp liền mạch với các công cụ bên thứ ba để không chỉ cung cấp trải nghiệm mua sắm tối ưu cho khách hàng và hỗ trợ khả năng quản lý dữ liệu hiệu quả. 

Có thể nói, việc tái thiết lập nền tảng với Shopify Plus đã mang đến cho Blakely nhiều thay đổi tích cực về mặt doanh số. Cụ thể, tỷ lệ chuyển đổi tăng từ 1,4% lên 2,6% trong khi cửa hàng ở EU chứng kiến mức tăng ấn tượng với 30% kể từ khi ra mắt.

Doanh số bán hàng trên toàn cầu đã tăng 49%, trong đó doanh số bán hàng tại Mỹ tăng 130%, riêng tại EU con số này là 60%.

15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P2
Blakely
  • Website: https://blakelyclothing.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 229K/tháng
  • Xếp hạng: 11,386 (Vương Quốc Anh) & 186,100 (Toàn cầu)

Peepers

Peepers là thương hiệu thời trang chuyên về kính đọc và kính mát có trụ sở chính tại Michigan, Hoa Kỳ. Thương hiệu này nổi tiếng với việc kết hợp giữa thiết kế hiện đại và chất lượng, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với mức giá phải chăng. 

Sau nhiều lần tái thiết kế tiêu tốn không ít thời gian và ngân sách nhưng website Magento vẫn không đáp ứng kỳ vọng của Peepers. Thương hiệu này muốn tăng tốc độ tải trang, cung cấp các tính năng đậm tính trải nghiệm cho khách hàng.

Tuy nhiên, chi phí cho mỗi lần thay đổi hay cập nhật hệ thống Magento khiến Peepers mất khoản chi phí không hề nhỏ. Do đó, Peepers chuyển đổi sang Shopify Plus nhằm tận dụng khả năng tùy biến linh hoạt của nền tảng này với chi phí tối ưu hơn Magento.

Peepers tiến hành xây dựng và thiết kế lại toàn bộ hệ thống website thương mại điện tử trên nền tảng Shopify Plus, thêm những tính năng độc đáo mà trước đây họ gặp khó khăn khi triển khai với Magento.

Đặc biệt, Peepers thực hiện một số tùy chỉnh nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm thanh toán tối ưu, chẳng hạn như khi khách hàng nhập thông tin thanh toán, hệ thống sẽ tự động tính toán phí giao hàng và thuế. 

Ngoài ra, việc cung cấp trải nghiệm thanh toán tùy chỉnh sẽ giúp bảo mật các thông tin cá nhân và thông tin thanh toán của khách hàng từ đó tăng sự tin cậy của khách hàng khi mua sắm tại website Peepers.

Kể từ khi chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus, thương hiệu thời trang này đã chứng kiến tỷ lệ chuyển đổi tăng 30% và giá trị đơn hàng trung bình (AOV) tăng 20%.

15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus P2
Peepers
  • Website: https://www.peepers.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 198.1K/tháng
  • Xếp hạng: 28,102 (Hoa Kỳ) & 152,340 (Toàn cầu)

Tạm kết

Trên đây là 5 thương hiệu tiếp nối trong chuỗi bài giới thiệu những ví dụ nổi bật nhất về quyết định chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus.

Nếu lý do chuyển đổi của Boody là để giảm bớt gánh nặng quản lý và vận hành thì Alessi lại muốn tránh việc nâng cấp lên phiên bản nền tảng cao hơn sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian.

Riêng Rebecca Minkoff muốn tận dụng hệ sinh thái có sẵn của Shopify Plus để triển khai các giải pháp công nghệ 3D và AR cho website thương mại điện tử.

Tương tự, Blakely và Peepers tái thiết lập nền tảng nhằm tối ưu hoá thời gian và chi phí vận hành cũng như tận dụng khả năng tích hợp vượt trội của Shopify Plus để cung cấp trải nghiệm khách hàng độc đáo. 

Xem thêm: 15 ví dụ chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus P3

Trong xuyên suốt quá trình SECOMM triển khai các dự án chuyển đổi nền tảng từ Magento hay bất kỳ nền tảng thương mại điện tử nào khác sang Shopify Plus, một bản kế hoạch chuyển đổi chi tiết và bài bản là yếu tố quyết định sự thành công của dự án.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) để cùng chúng tôi phác thảo bản kế hoạch hoàn hảo nhất nhằm tối ưu quy trình chuyển đổi nền tảng sang Shopify Plus.

Xem tiếp
15 Ví Dụ Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus
15 VÍ DỤ CHUYỂN ĐỔI NỀN TẢNG MAGENTO SANG SHOPIFY PLUS P1

Magento được biết đến là “bàn đạp vàng” của nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử. Với khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh linh hoạt, Magento có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm độc đáo. Tuy nhiên, sự phức tạp trong việc triển khai, quản lý và bảo trì hệ thống Magento đã khiến không ít thương hiệu quyết định bước ra khỏi “thế giới Magento” để tìm kiếm giải pháp tối ưu hơn. Shopify Plus là một trong những lựa chọn phổ biến hiện nay để tối ưu quá trình chuyển đổi từ nền tảng Magento. 

Cùng khám phá lý do tại sao 15 thương hiệu dưới đây quyết định chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus cho website thương mại điện tử và quyết định này đã giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng như thế nào? 

Xem thêm: 15 lý do chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus

Gymshark

Gymshark thành lập năm 2012, được nhắc đến là nhà bán lẻ thời trang thể thao triển khai Shopify Plus nhưng ít ai biết trước khi chuyển sang Shopify Plus, thương hiệu này đã xây dựng và phát triển website thương mại điện tử với Magento. 

Đối với một nhà bán lẻ thời trang, các mùa lễ mua sắm cuối năm, đặc biệt là Black Friday, sẽ là cơ hội để tăng doanh số. Song song đó, sự tăng trưởng nhanh chóng của Gymshark kể khi thành lập đã khiến thương hiệu này đòi hỏi nhiều hơn ở một nền tảng có thể xử lý lưu lượng truy cập tăng đột biến và mở rộng nhất quán với mục tiêu kinh doanh. 

Đội ngũ Gymshark đã không hài lòng với hệ thống Magento hiện tại không chỉ bởi hệ thống này mất nhiều thời gian để thiết lập và vận hành mà còn tiêu tốn của thương hiệu này hàng nghìn đô la để sửa chữa và bảo trì hệ thống bị sập ngay vào thời điểm Black Friday diễn ra. Theo Ben Francis – nhà sáng lập của Gymshark, website thương mại điện tử Magento đã ngưng hoạt động khoảng 8 giờ và gây thiệt hại cho họ ước tính hơn 100,000 bảng Anh. 

Vì thế, Gymshark tái thiết lập nền tảng với Shopify Plus và sử dụng giải pháp Shopify POS và Shopify Script để thu khoảng cách giữa trải nghiệm mua sắm offline và online, đồng thời nâng tầm những trải nghiệm mua sắm này bằng những đoạn code tùy biến ở trang thanh toán. Giải pháp thì Shopify đã có sẵn, Gymshark chỉ cần tùy chỉnh dựa trên nhu cầu và mục tiêu của mình, trong khi đó để xây dựng những tính năng này trên Magento có thể sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách để hoàn thành. 

Việc chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus đã giúp doanh số bán lẻ của Gymshark chạm mốc 41 triệu bảng Anh và thu về hơn 5.1 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội vào năm 2017, đồng thời đưa doanh nghiệp này trở thành một trong những thương hiệu phát triển nhanh nhất thế giới.

Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus
Gymshark
  • Website: https://row.gymshark.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 8.6M/tháng
  • Xếp hạng: 2,686 (Hoa Kỳ) & 4,977 (Toàn cầu)

Bombas

Xuất phát từ câu chuyện sáng lập cảm động của nhà sản xuất và bán lẻ tất đến từ nước Mỹ rằng mỗi đôi tất được bán ra thì một đôi tất khác sẽ được tặng cho người vô gia cư, Bombas đã có màn gọi vốn thành công trên Shark Tank, thu hút sự chú ý của giới đầu tư và người tiêu dùng Mỹ thời điểm năm 2013. 

Tuy nhiên, niềm vui chợt tắt ngay khi Bombas đạt được thỏa thuận với nhà đầu tư Daymond John thì website thương mại điện tử Magento sập không chỉ một mà là hai lần ở tập phát sóng đầu tiên và tập chiếu lại sau đó. Chưa dừng lại ở đó, có lẽ khoảnh khắc thảm họa nhất mà Bombas phải đối mặt là khi website Magento của họ sập ngay mùa mua sắm lớn nhất năm Black Friday Cyber Monday (BFCM). 

Việc sập hệ thống khiến cho khách hàng không thể thực hiện thanh toán, khiến Bombas thiệt hại hàng ngàn đô la doanh số cũng như tiêu tốn thêm hàng ngàn đô la khác và thời gian dài để sửa chữa hệ thống. Do đó, Bombas cần một nền tảng thương mại điện tử đáng tin cậy hơn có thể hỗ trợ tối đa các vấn đề họ gặp phải, và Bombas đã quyết định chọn Shopify Plus.

Cơ sở hạ tầng của Shopify Plus giúp Bombas mở rộng quy mô hệ thống dễ dàng và liền mạch. Bên cạnh đó, hệ thống website thương mại điện tử Shopify Plus đã luôn đứng vững trước cơn sốt của các đợt mua sắm lớn BFCM và những lần phát sóng lại chương trình Shark Tank. Mặc dù, chi phí chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus không hề nhỏ nhưng Bombas đã hoàn vốn ngay lập tức với $17.2 triệu doanh số trong năm đầu tiên triển khai Shopify Plus, tăng 300% so với cùng kỳ năm trước đó.

Kết quả tích cực từ việc tái thiết lập nền tảng với Shopify Plus không chỉ ở những con số mà còn đến từ việc Bombas đã cải thiện uy tín và hình ảnh của mình trong mắt khách hàng với trải nghiệm mua sắm đẳng cấp.

Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus
Bombas
  • Website: https://shop.bombas.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 5.6M/tháng
  • Xếp hạng: 1,933 (Hoa Kỳ) & 10,404 (Toàn cầu)

Puravida Bracelets

Năm 2010, từ bãi biển Costa Rica, hai doanh nhân trẻ Griffin Thall và Paul Goodman đã bắt đầu Puravida Bracelets với sứ mệnh hợp tác và cung cấp mức thu nhập tốt hơn cho những nghệ nhân làm vòng đeo tay ở Costa Rica và trên khắp thế giới.

Câu chuyện của Puravida Bracelets đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội đối với những khách hàng tò mò về cuộc sống gần gũi thiên nhiên đậm chất Nam Mỹ ở Costa Rica. Đến nay thương hiệu này mở rộng danh mục sản phẩm đa dạng hơn với vòng cổ, lắc chân, hoa tai và buộc tóc.

Tương tự như nhiều doanh nghiệp khác, Puravida Bracelets bắt đầu hành trình thương mại điện tử của mình với “bàn đạp vàng” Magento. Tuy nhiên, cả Thall và Goodman đều là những doanh nhân trẻ đầy tham vọng, mong muốn thương hiệu vòng đeo tay của mình sẽ phát triển và tăng trưởng nhanh nhất có thể. Vì thế, bài toán đặt ra nằm ở việc mở rộng quy mô hệ thống website thương mại điện tử nhưng phải đảm bảo chi phí triển khai tối ưu nhất. 

Đó cũng là lý do Thall và Goodman triển khai Shopify Plus nhằm tìm kiếm giải pháp để tích hợp và kết hợp liền mạch giữa các công cụ và ứng dụng để quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, cung cấp trải nghiệm mua hàng hấp dẫn hơn và tăng doanh số bán hàng cao hơn. 

Puravida Bracelets đã tích hợp một loạt tiện ích mở rộng liên quan đến email marketing vào hệ thống Shopify Plus để gửi những email mang tính cá nhân hoá hơn cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tích hợp các ứng dụng khác để hạn chế việc bỏ dở giỏ hàng và tăng lòng trung thành của khách hàng. Chính sự linh hoạt của Shopify Plus đã giúp cho quá trình tích hợp trở nên liền mạch và dễ dàng mà không ảnh hưởng đến phần còn lại của hệ thống. 

Quyết định chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus giúp Puravida Bracelets tăng 50% doanh thu bán lẻ so với cùng kỳ năm trước, trong đó số lượng người đăng ký email tăng 350% và doanh thu từ email tăng gấp 4 lần so với trước khi tái thiết lập nền tảng.

Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus
Puravida Bracelets

PittaRosso

PittaRosso là thương hiệu bán lẻ giày dép nổi tiếng đến từ nước Ý với hơn 150 cửa hàng bán lẻ có mặt khắp Châu Âu. Mục tiêu của thương hiệu này là cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm đa kênh (omnichannel) và thực hiện một số tùy chỉnh nâng cao cho website thương mại điện tử của mình. 

Tuy nhiên, chính vấn đề liên quan đến hiệu suất website kém dẫn đến những trang sản phẩm không được tối ưu hiển thị trên công cụ tìm kiếm đã khiến PittaRosso chùn bước trước quyết định sẽ triển khai mục tiêu tiếp theo với Magento, vốn sẽ phức tạp, mất nhiều thời gian và ngân sách. Do đó, PittaRosso tái thiết lập nền tảng với Shopify Plus, đồng thời triển khai kiến trúc headless cho hệ thống thương mại điện tử cũng như tái thiết kế kiến trúc SEO và chiến lược nội dung.

Thương hiệu giày dép này đã thực hiện tùy chỉnh các frontend và tích hợp nền tảng CMS vào hệ thống backend Shopify Plus nhằm cải thiện tốc độ tải trang, trải nghiệm người dùng và kết quả SEO. Cú xoay chuyển của PittaRosso vừa kịp lúc với sự bùng phát của Covid-19 đã thúc đẩy đáng kể doanh số thương mại điện tử của doanh nghiệp này trong năm 2021. Đến năm 2022, doanh số thậm chí còn tăng cao hơn, với lợi nhuận ròng tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. 

Tiếp nối thành công đó, PittaRosso thực hiện các tích hợp thanh toán và tự động hoá nhằm tối ưu hoạt động bán hàng đa kênh cũng như trải nghiệm mua hàng. Việc chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus giúp doanh nghiệp duy trì mức tăng ổn định hàng năm đối với tỷ lệ chuyển đổi, doanh số và đặc biệt là doanh số mùa mua sắm BFCM. 

Xem thêm: Headless Shopify là gì?

Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus
PittaRosso
  • Website: https://www.pittarosso.com/it
  • Lĩnh vực: Bán lẻ 
  • Lưu lượng truy cập: 942.1K/tháng
  • Xếp hạng: 1,107 (Ý) & 48,288 (Toàn cầu)

International Military Antiques (IMA)

Sau sáu năm triển khai Magento, hệ thống thương mại điện tử của nhà bán lẻ các sản phẩm và bộ sưu tập đồ cổ quân đội lớn nhất thế giới IMA bị hacker tấn công và lấy cắp rất nhiều thông tin thẻ tín dụng của khách hàng. Việc này đã khiến IMA đối diện với mức phạt khá cao của VISA và Alex Cranmer –  Phó chủ tịch của IMA đã chỉ trích Magento trong việc đưa ra thông báo chậm trễ cho các nhà bán hàng về lỗ hổng bảo mật này. 

IMA đã tiêu tốn hơn $50,000 và ba tháng ròng rã để tìm cách sửa chữa các lỗi bảo mật trên hệ thống của mình. Không lâu sau đó, Magento ra thông báo không còn tiếp tục hỗ trợ phiên Magento cũ, đồng nghĩa IMA phải nâng cấp lên phiên bản Magento cao hơn và điều này có thể tốn kém hàng chục đến trăm ngàn đô la và thời gian dài để hoàn thành.

Chính vì thế, IMA quyết định chuyển đổi nền tảng thương mại điện tử từ Magento sang Shopify Plus nhằm tìm kiếm giải pháp bảo mật tối ưu hơn cho hệ thống của IMA và cả trải nghiệm của khách hàng. Bên cạnh tính bảo mật và tuỳ biến thì các giải pháp dành riêng cho doanh nghiệp Shopify Plus như Shopify Flow hay LaunchPad đã giúp IMA tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận. Chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nền tảng, bảo trì, vận hành, cập nhật cũng giảm đi rất nhiều so với khi triển khai Magento. 

Cranmer đã thừa nhận mình đã chủ quan khi cho rằng Shopify chỉ dành cho những cá nhân bán lượng ít sản phẩm nhưng Shopify Plus đã làm ông bất ngờ về những giải pháp và tính năng được xây dựng đặc biệt dành riêng cho các doanh nghiệp lớn tăng trưởng không giới hạn trên hành trình của mình.

Chuyển Đổi Nền Tảng Magento Sang Shopify Plus
International Military Antiques (IMA)
  • Website: https://www.ima-usa.com/
  • Lĩnh vực: Đồ cổ
  • Lưu lượng truy cập: 428.5K/tháng
  • Xếp hạng: 24,197 (Hoa Kỳ) & 102,517 (Toàn cầu)

Sẵn sàng chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus?

Trên đây là những thương hiệu đã chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục về doanh số khi chuyển đổi nền tảng thương mại điện tử từ Magento sang Shopify Plus. Điều quan trọng cần nhận ra đó là, mặc dù Magento cung cấp khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh cao nhưng quá trình này đòi hỏi ngân sách lớn và thời gian triển khai dài, chưa kể đến yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật để xác định khi nào hệ thống cần mở rộng và mở rộng như thế nào. Thậm chí, đôi lúc doanh nghiệp còn phải đối diện với lỗ hổng bảo mật như trường hợp của IMA. 

Mặc khác, Shopify Plus mang đến cho doanh nghiệp khả năng tùy biến linh hoạt với chi phí tối ưu hơn, thời gian ra mắt nhanh hơn, đồng thời việc bảo trì và cập nhật cũng đơn giản hơn vì được thực hiện dựa trên quy tắc của Shopify. 

Thông qua kinh nghiệm được tích luỹ ở nhiều dự án triển khai Shopify Plus hay tái thiết lập nền tảng thương mại điện tử với Shopify Plus từ Magento và vô số nền tảng khác, SECOMM không chỉ là đơn vị cung cấp giải pháp mà còn là đối tác đáng tin cậy của mọi doanh nghiệp trên hành trình thương mại điện tử của mình.

Liên hệ với SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) để được tư vấn lên kế hoạch chuyển đổi nền tảng Magento sang Shopify Plus chuyên nghiệp và mở ra cơ hội phát triển không giới hạn trong kỷ nguyên số.

Xem tiếp
Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức
HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRANG SỨC

Theo Grand View Research, thị trường thương mại điện tử trang sức toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 117,8 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ CAGR là 12,2% từ năm 2022 đến năm 2027. Theo Research and Markets, Mỹ là thị trường thương mại điện tử trang sức lớn nhất thế giới với doanh thu dự kiến đạt 45,6 tỷ USD vào năm 2027. Các khu vực khác cũng đang phát triển nhanh chóng bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.

Một số thương hiệu trang sức đã triển khai thương mại điện tử thành công từ sớm và gặt hái được những thành công không ngờ như Cartier, Tiffany & Co., PNJ, ANA LUISA, Missoma, v.v. Đặc điểm chung của các thương hiệu này nằm ở hệ thống website thương mại điện tử toàn diện, phục vụ nhu cầu mua sắm các trang sức và đá quý của khách hàng.

Xem thêm: 

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã phát thảo hành trình xây dựng website trang sức thường thấy tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Giai đoạn 1: Xây dựng website thương mại điện tử trang sức cơ bản

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giai đoạn 1 Xây dựng website thương mại điện tử trang sức cơ bản
Giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử trang sức cơ bản

Xác định mục tiêu

Đầu tiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực trang sức cần phải xác định rõ mục tiêu và xác định mức độ ưu tiên của từng mục tiêu này khi đặt ra kế hoạch phát triển website thương mại điện tử.

Trong tầm nhìn dài hạn, doanh nghiệp có thể quan tâm đến việc xây dựng và củng cố thương hiệu trên thị trường Internet, tìm cách khai thác tiềm năng của các khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh từ online đến offline

Đối với những mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên việc theo dõi và phân tích hành vi của khách hàng trên trang web, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị trực tuyến để cải thiện doanh số bán hàng. 

Khi xây dựng mục tiêu, thời gian cũng là yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp có thể chọn triển khai nhanh để thâm nhập vào thị trường thương mại điện tử hoặc thậm chí chọn cách triển khai từ từ để có thời gian kiểm tra, đánh giá và thích nghi với thị trường lớn và cạnh tranh này.

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử

Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Bảng so sánh nền tảng SaaS vs mã nguồn mở
Bảng so sánh nền tảng SaaS vs mã nguồn mở

Xem thêm:

Thông thường, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử sẽ lựa chọn các nền tảng SaaS để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở ngay từ ban đầu để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian trên chính nền tảng này để tránh việc phải chuyển đổi nền tảng ở các giai đoạn sau. 

Thiết kế giao diện website

Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng, v.v. 

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giao diện website thương mại điện tử Bvlgari
Giao diện website thương mại điện tử Bvlgari

Hiện nay, có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm: 

  • Sử dụng theme sẵn có: Tối ưu hóa chi phí thiết kế giao diện nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt định vị thương hiệu vì dễ trùng lặp theme với các website khác.
  • Tùy chỉnh theme theo nhu cầu: Vừa tiết kiệm chi phí vừa thêm một số yếu tố nhận diện thương hiệu như màu sắc, font, layout, etc. Nhưng để có thể tùy chỉnh theme hiệu quả, cần đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Thiết kế theme riêng: Doanh nghiệp sẽ có website được “đo ni đóng giày” cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về chi phí thiết kế cũng như thời gian.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn các theme sẵn có để tiết kiệm chi phí nhất nhưng vẫn có một số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hơn sẽ chọn 2 cách còn lại để định vị thương hiệu tốt hơn.

Xây dựng tính năng cho website 

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể ưu tiên phát triển các chức năng cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành website trang sức.

Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử  trang sức như:

  • Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng sản phẩm, danh mục, giá, số lượng tồn kho, hình ảnh/video nhằm vận hành và tối ưu kinh doanh.
  • Quản lý Cửa hàng: Quản lý số lượng sản phẩm tồn kho, kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhân sự của mỗi chi nhánh.
  • Giỏ hàng & Checkout: Quản lý giỏ hàng, thông tin khi checkout của khách hàng.
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng để cải thiện hiệu quả Marketing, trải nghiệm mua hàng, tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Quản lý Marketing: Tối ưu SEO và triển khai các chương trình Marketing với các công cụ hỗ trợ để thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Quản lý Bán hàng: Thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển.
  • Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu mọi yếu tố về nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
  • Quản lý Hệ thống: Phân quyền quản trị viên có thể điều hành, xem xét các phương pháp tốt nhất về bảo mật, bảo trì và chăm sóc hệ thống website.
  • Phân tích & Báo cáo: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống thương mại điện tử và lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai.

Hoàn thành các thủ tục pháp lý

Sau khi đã hoàn thành các tính năng, kiểm thử và golive website thành công, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục pháp lý về kinh doanh thương mại điện tử.

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương.

Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Giai đoạn 2. Xây dựng website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giai đoạn 2 Xây dựng website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu
Giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu

Tái xác định mục tiêu

Khi doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển và thị trường đang trải qua sự biến đổi lớn, việc điều chỉnh mục tiêu là điều cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng khi ban lãnh đạo cần xem xét lại chiến lược kinh doanh và đưa ra quyết định về việc đầu tư vào website thương mại điện tử, bao gồm cả khía cạnh thời gian và kinh phí.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hệ thống kinh doanh trực tuyến trang sức.

Đối với các mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét việc mở rộng sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết và thúc đẩy thói quen mua sắm trang sức và đá của khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Những mục tiêu này đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững và sự thịnh vượng của doanh nghiệp trong tương lai.

Về phần mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc thu hút thêm khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và hỗ trợ chiến lược tiếp thị thương mại điện tử. Các công cụ như Influencer Marketing có thể được ưu tiên để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và tạo cơ hội kinh doanh ngay lập tức. 

Nhìn chung, việc thiết lập mục tiêu cụ thể và điều chỉnh chúng dựa trên tình hình thị trường và phát triển của doanh nghiệp là một phần quan trọng của việc quản lý và thành công trong thương mại điện tử trang sức.

Lựa chọn nền tảng để chuyển đổi

Khi các nền tảng SaaS cơ bản không còn đủ sức để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống website, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các nền tảng chuyên nghiệp hơn như Adobe Commerce, Shopify Plus, BigCommerce Enterprise để phát triển website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu.

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Bảng so sánh Adobe Commerce vs Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise
Bảng so sánh Adobe Commerce vs Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise

Xem thêm: 

Dĩ nhiên, khi chuyển đổi nền tảng thì doanh nghiệp sẽ đương đầu với các vấn đề như chi phí chuyển đổi, thời gian đào tạo nhân sự trên nền tảng mới và thất thoát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi nền tảng.

Lựa chọn nguồn lực phát triển

Để xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp và phức tạp, doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để triển khai dự án. Thông thường, có hai lựa chọn chính: xây dựng một đội ngũ nội bộ (in-house) hoặc hợp tác với đối tác phát triển chuyên nghiệp. Dù lựa chọn nào, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực đã chọn là rất quan trọng.

Khi quyết định xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT và thương mại điện tử có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này có thể đòi hỏi thời gian và nguồn lực tài chính đáng kể để xây dựng nguồn nhân sự phù hợp. Tuy nhiên, điều này giúp doanh nghiệp có sự kiểm soát tốt hơn về nguồn lực và có khả năng thực hiện điều chỉnh, phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu.

Một lựa chọn khác là hợp tác với đơn vị phát triển chuyên nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác có kinh nghiệm sâu rộng về thương mại điện tử, đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình làm việc rõ ràng và khả năng xử lý dự án phức tạp. Hợp tác với các đơn vị có chuyên môn sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm, đồng thời giúp phát triển trang web thương mại điện tử phù hợp với đặc thù của ngành trang sức.

Như vậy, lựa chọn giữa xây dựng nguồn lực nội bộ và hợp tác với đối tác phát triển phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn lực và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Tái thiết kế giao diện website

Trong quá trình chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp có thể quyết định giữ nguyên giao diện của trang web hiện tại nếu thương hiệu tin rằng nó vẫn phù hợp với chiến lược và nền tảng mới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thường chọn tái thiết kế giao diện để đảm bảo rằng website thương mại điện tử của thương hiệu phản ánh đúng chiến lược kinh doanh và nền tảng mới. 

Tương tự như giai đoạn trước, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi thiết kế giao diện website thương mại điện tử: sử dụng theme sẵn có trên thị trường, tùy chỉnh theme và thiết kế riêng.

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giao diện website thương mại điện tử Chopard
Giao diện website thương mại điện tử Chopard

Trong ngành trang sức, việc tùy chỉnh hoặc thiết kế giao diện riêng thường được ưu tiên để thể hiện sự độc đáo và đẳng cấp của sản phẩm. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng nên dựa trên chiến lược và nguồn lực của doanh nghiệp.

Chuyển đổi nền tảng và dữ liệu

Sau khi lựa chọn nền tảng chuyển đổi phù hợp, việc tái thiết kế hệ thống và chuyển đổi nền tảng là vô cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi chuyên môn rất cao của các kiến trúc sư giải pháp (Solution Architect) để có thể thiết kế nên hệ thống có thể giải quyết được các bài toán mà doanh nghiệp đang gặp phải cũng như định hướng cho hệ thống có thể song hành cùng hành trình phát triển kinh doanh và mô hình của doanh nghiệp trong lâu dài.

Bên cạnh đó việc chuyển đổi dữ liệu cũng cần được thực hiện thận trọng để hạn chế vấn đề thất thoát hoặc sai sót dữ liệu của doanh nghiệp. Thông thường, việc chuyển đổi dữ liệu được thực hiện tự động hóa hết mức có thể để tránh các lỗi có thể xảy ra.

Quá trình chuyển đổi nền tảng bao gồm các bước:

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Chuyển đổi nền tảng và dữ liệu
Chuyển đổi nền tảng và dữ liệu
  • Phân tích hiện trạng: Đánh giá chi tiết về hệ thống hiện tại gồm cơ sở dữ liệu, thiết kế giao diện, tích hợp và các tùy chọn tùy chỉnh đã thực hiện.
  • Mô hình hóa: Lập mô hình dữ liệu chi tiết, xác định hệ thống nguồn, hệ thống đích, định dạng dữ liệu và cấu trúc dữ liệu nhằm hình dung rõ về cách dữ liệu sẽ di chuyển, từ đó đưa ra kế hoạch chuyển đổi phù hợp nhất.
  • Lên kế hoạch chuyển đổi: Xây dựng kế hoạch chi tiết về quá trình chuyển đổi, bao gồm thời gian, nguồn lực và người tham gia.
  • Tích hợp và chuyển dữ liệu: Trích xuất dữ liệu từ hệ thống cũ và ghi nhận vào hệ thống mới gồm thông tin về sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, và dữ liệu khác. Các cách thức chuyển đổi thường dùng bao gồm: Nhập xuất file dữ liệu, chuyển đổi thủ công và chuyển đổi tự động.
  • Kiểm tra và đảm bảo chất lượng: Tiến hành kiểm tra toàn diện để xác định và sửa lỗi nhằm đảm bảo rằng việc chuyển đổi được thực hiện theo đúng kế hoạch, hệ thống  hoạt động mượt mà và an toàn, dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác. 

Nâng cấp hệ thống chức năng

Ngoài các chức năng cơ bản, ở giai đoạn này doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống chức năng phức tạp hơn bao gồm các chức nâng cao và đặc thù cho ngành trang sức.

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Nâng cấp hệ thống chức năng
Nâng cấp hệ thống chức năng
  • Thử ảo: Tích hợp các công cụ thực tế tăng cường (AR) hoặc thực tế ảo (VR) để cho phép khách hàng hình dung đồ trang sức sẽ trông như thế nào khi đeo.
  • Danh sách yêu thích: Cho phép khách hàng lưu các mặt hàng yêu thích để tham khảo trong tương lai, khuyến khích truy cập lại và chuyển đổi.
  • Đề xuất sản phẩm: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để triển khai các công cụ đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi và sở thích của khách hàng.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để tặng thưởng cho khách hàng thường xuyên bằng các khoản giảm giá, ưu đãi độc quyền cho các bộ sưu tập mới.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần liên tục và cập nhật để phát triển các chức năng phù hợp người dùng và theo kịp thị trường.

Vận hành & Bảo trì hệ thống 

Hoạt động vận hành hệ thống thương mại điện tử là một quy trình liên tục mà doanh nghiệp phải tiến hành để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách ổn định và hiệu quả. 

Quá trình này bao gồm các nhiệm vụ quan trọng sau đây:

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Vận hành & Bảo trì hệ thống
Vận hành & Bảo trì hệ thống
  • Quản lý tài nguyên: Điều này bao gồm việc theo dõi và quản lý tài nguyên cơ bản như phần cứng máy chủ, phần mềm ứng dụng, dữ liệu và nguồn nhân lực IT. Việc này đảm bảo rằng hệ thống được cung cấp đủ tài nguyên để hoạt động một cách suôn sẻ.
  • Quản lý quy trình: Đây là việc đảm bảo rằng tất cả các quy trình vận hành hệ thống được thực hiện một cách hiệu quả. Quy trình này có thể bao gồm quy trình phát triển mới, triển khai, vận hành hàng ngày và bảo trì định kỳ.
  • Quản lý sự cố: Đối với bất kỳ hệ thống nào, sự cố có thể xảy ra. Quá trình quản lý sự cố bao gồm việc xác định nguyên nhân của sự cố, khắc phục nó một cách nhanh chóng và hiệu quả, và thiết lập các biện pháp phòng ngừa để tránh tái xảy ra sự cố tương tự trong tương lai. 
  • Quản lý thay đổi: Khi có thay đổi trong hệ thống, quản lý thay đổi đảm bảo rằng tác động của những thay đổi này được đánh giá kỹ lưỡng. Việc triển khai thay đổi phải được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả để tránh gây ra sự cố không mong muốn.

Ngoài ra, việc chăm sóc, bảo trì, cập nhật và nâng cấp liên tục hệ thống website là điều quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì sự tăng trưởng bền vững và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong thị trường thương mại điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm trang sức và đá quý.

Triển khai chiến lược tăng trưởng

Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược eCommerce Marketing hoặc Omnichannel để đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm trang sức.

Triển khai Omnichannel bao gồm các bước thiết lập hệ thống bán hàng, tiếp thị và quản lý liền mạch thông qua kênh website, kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok Shop) và sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo) để tối ưu trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing toàn diện dựa trên các kênh chủ đạo của eCommerce Marketing như Content Marketing, SEO/SEM, Email Marketing, Affiliate Marketing để tăng trưởng doanh số nhanh chóng.

Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử trang sức, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.

Xem tiếp
10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé
10 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MẸ VÀ BÉ

Thương mại điện tử mẹ và bé là thị trường tiềm năng với nhu cầu ngày càng tăng cao với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2023-2027) là 9,86%, giá trị thị trường dự kiến là 129,40 tỷ USD vào năm 2027.

Để tham gia vào thị trường này, việc  xây dựng một website thương mại điện tử chuyên nghiệp và hiệu quả là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Dưới đây là 10 bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé:

Xác định mục tiêu

Việc đầu tiên các doanh nghiệp mẹ và bé cần làm chính là xác định được các mục tiêu và mức độ ưu tiên của các mục tiêu đó để lên kế hoạch phát triển website thương mại điện tử phù hợp.
Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như định vị thương hiệu, khai thác khách hàng tiềm năng, tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến và trực tiếp của doanh nghiệp.
Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các hoạt động theo dõi, phân tích hành vi khách hàng, đánh giá hiệu quả các chiến dịch, tăng trưởng doanh thu v.v. 

Về thời gian, ở giai đoạn này doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai nhanh để thâm nhập thị trường thương mại điện tử hoặc từ từ để kiểm tra và thích nghi với thị trường tỷ đô này.

Về ngân sách, điều này sẽ tùy thuộc vào chiến lược và tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử mẹ và bé

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử

Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).

Một số nền tảng thương mại điện tử SaaS phổ biến như Shopify, BigCommerce, Squarespace, Wix.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Nền tảng thương mại điện tử SaaS.webp
Bảng so sánh giữa các nền tảng SaaS cơ bản

Ngoài ra, doanh nghiệp lớn có thể xem xét các phiên bản cao cấp hơn của các nền tảng thương mại điện tử SaaS này như: Shopify Plus, BigCommerce Enterprise, Goflow.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Nền tảng thương mại điện tử SaaS chuyên nghiệp
Bảng so sánh giữa các nền tảng SaaS chuyên nghiệp

Các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở thường được sử dụng nhiều như: Adobe Commerce (Magento), WooCommerce, OpenCart, PrestaShop.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở Adobe Commerce
Bảng so sánh giữa các nền tảng mã nguồn mở

Thông thường, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử sẽ lựa chọn các nền tảng SaaS cơ bản để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử cơ bản. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở hoặc các nền tảng SaaS chuyên nghiệp để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian để hạn chế việc chuyển đổi nền tảng của giai đoạn sau. 

Xem thêm: Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online

Lựa chọn đơn vị triển khai

Để doanh nghiệp có thể xây dựng website thương mại điện tử thành công thì doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để phát triển website. 

Thông thường, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát triển website giữa đội ngũ in-house (nội bộ) với tìm kiếm đối tác phát triển. Hoặc, doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị phát triển chuyên nghiệp đội ngũ thuê ngoài từ ban đầu rồi dần dần xây dựng đội ngũ in-house.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Lựa chọn đơn vị triển khai.webp
Lựa chọn đơn vị triển khai

Đối với việc xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT, thương mại điện tử có chuyên môn và kinh nghiệm trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng đội ngũ phù hợp, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu đặt ra.

Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển, doanh nghiệp nên lựa chọn tìm kiếm đơn vị phát triển theo các tiêu chí giàu kinh nghiệm về thương mại điện tử, đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình rõ ràng và khả năng xử lý vấn đề nhanh. Việc hợp tác với các đơn vị có chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cũng như phát triển website phù hợp với đặc thù của ngành mẹ và bé.

Thiết kế giao diện website

Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng, v.v. 

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Thiết kế giao diện website.webp
Thiết kế giao diện website.webp

Hiện nay, có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm: 

  • Sử dụng theme sẵn có: tối ưu hóa chi phí thiết kế giao diện nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt định vị thương hiệu vì dễ trùng lặp theme với các website khác.
  • Tùy chỉnh theme theo nhu cầu: vừa tiết kiệm chi phí vừa thêm một số yếu tố nhận diện thương hiệu như màu sắc, font, layout, etc. Nhưng để có thể tùy chỉnh theme hiệu quả, cần đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Thiết kế theme riêng: doanh nghiệp sẽ có website được “đo ni đóng giày” cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về chi phí thiết kế cũng như thời gian.

Xây dựng hệ thống chức năng

Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử như:

  • Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng sản phẩm, danh mục, giá, số lượng tồn kho, hình ảnh/video nhằm vận hành và tối ưu kinh doanh.
  • Quản lý Cửa hàng: Quản lý số lượng sản phẩm tồn kho, kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhân sự của mỗi chi nhánh.
  • Giỏ hàng & Checkout: Quản lý giỏ hàng, thông tin khi checkout của khách hàng.
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng để cải thiện hiệu quả Marketing, trải nghiệm mua hàng, tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Quản lý Marketing: Tối ưu SEO và triển khai và các chương trình Marketing với các công cụ hỗ trợ để thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Quản lý Bán hàng: Thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển.
  • Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu mọi yếu tố về nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
  • Quản lý Hệ thống: Phân quyền quản trị viên có thể điều hành, xem xét các phương pháp tốt nhất về bảo mật, bảo trì và chăm sóc hệ thống website.
  • Phân tích & Báo cáo: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống thương mại điện tử và lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai.

Một số tính năng chuyên biệt dành cho ngành hàng mẹ và bé:

  • Chức năng giao hàng nhanh chóng: Cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2 giờ tại các thành phố lớn.
  • Gói quà cá nhân hóa: Gói quà có thể được thiết kế theo sở thích và nhu cầu của từng người nhận như gói quà cho bé sơ sinh, gói quà cho trẻ em, gói quà cho mẹ.
  • Mua trước, Trả sau: Mua sắm các sản phẩm/dịch vụ cần thiết cho con cái mà không cần phải trả toàn bộ số tiền ngay lập tức, hỗ trợ những người có thể không có khả năng chi trả một khoản tiền lớn cùng một lúc.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Chương trình khách hàng thân thiết tích điểm, cho phép khách hàng tích điểm cho mỗi lần mua hàng. Các điểm này có thể được sử dụng để đổi lấy các ưu đãi như giảm giá, quà tặng hoặc dịch vụ miễn phí.
10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Một số tính năng chuyên biệt dành cho ngành hàng mẹ và bé.webp
Một số tính năng chuyên biệt dành cho ngành hàng mẹ và bé

Đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương

Sau khi đã hoàn thành các tính năng, để quá trình kiểm thử và golive website thành công, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục pháp lý về kinh doanh thương mại điện tử.

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương.

Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Kiểm thử hệ thống 

Khi đưa hệ thống website thương mại điện tử vào kiểm thử, doanh nghiệp có thể kiểm thử toàn bộ hệ thống bằng mô hình Waterfall hoặc Agile.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Kiểm thử hệ thống.webp
Sự khác biệt giữa 2 mô hình Waterfall vs Agile

Việc này sẽ giúp doanh nghiệp mẹ và bé rà soát và kiểm tra toàn bộ trang web, chức năng trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo tốc độ xử lý đơn hàng, tính ổn định của website. Nếu có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cần lập tức liên hệ đội ngũ in-house hoặc đơn vị phát triển để điều chỉnh, cải thiện website cho phù hợp trước khi chính thức go-live (đi vào hoạt động).

Go-live hệ thống

Sau khi hệ thống website thương mại điện tử mẹ và bé đã kiểm thử xong, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung vào việc go-live hệ thống website.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Go-live hệ thống
Go-live hệ thống

Go-live là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc website chính thức được đưa vào hoạt động. Để quá trình go-live diễn ra suôn sẻ, cần thực hiện các bước chuẩn bị sau: 

  • Xác định các mục tiêu của quá trình go-live: Trước khi bắt đầu quá trình go-live, cần xác định rõ các mục tiêu cần đạt được bao gồm tính ổn định của hệ thống, khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu, trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
  • Thực hiện kiểm tra và khắc phục lỗi: Trước khi go-live, cần thực hiện kiểm tra toàn diện hệ thống để phát hiện và khắc phục lỗi chức năng, lỗi bảo mật, lỗi hiệu suất.
  • Tạo kế hoạch ứng phó trong tương lai: Mặc dù đã thực hiện kiểm tra và khắc phục lỗi, nhưng vẫn có thể xảy ra sự cố trong quá trình go-live, để ứng phó với các sự cố này, cần tạo kế hoạch ứng phó cho tương lai.

Vận hành hệ thống 

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Vận hành hệ thống.webp
Vận hành hệ thống

Vận hành hệ thống thương mại điện tử là một quá trình liên tục nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Quá trình này bao gồm các hoạt động như:

  • Quản lý tài nguyên: Quản lý các tài nguyên của hệ thống, bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và nhân sự. 
  • Quản lý quy trình: Quản lý các quy trình vận hành hệ thống, bao gồm quy trình phát triển, triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống.
  • Quản lý sự cố: Xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả, đưa ra các biện pháp phòng ngừa để tránh sự cố tái diễn.
  • Quản lý thay đổi: Đánh giá tác động của thay đổi đối với hệ thống và thực hiện thay đổi một cách an toàn và hiệu quả.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên chăm sóc, bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống website liên tục để tăng trưởng doanh số bền vững, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường thương mại điện tử nói chung và thị trường mẹ và bé nói riêng.

Triển khai chiến lược tăng trưởng

Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược eCommerce Marketing hoặc Omnichannel để phát triển kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé online.

Triển khai Omnichannel bao gồm các bước thiết lập hệ thống bán hàng, tiếp thị và quản lý liền mạch thông qua kênh website, kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok Shop) và sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo) để tối ưu trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing toàn diện dựa trên các kênh chủ đạo của eCommerce Marketing như Ccontent Marketing, SEO/SEM, Email Marketing, Affiliate Marketing để tăng trưởng doanh số nhanh chóng.

Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.

Xem tiếp

others categories

  • Cung cấp các chia sẻ về tác động của quá trình chuyển đổi số trong cách thức hoạt động của các doanh nghiệp về cả ngắn hạn và dài hạn.
  • Chia sẻ về các nền tảng Thương mại điện tử cùng các giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp hiểu thêm về các nền tảng trên thị trường.
  • Chia sẻ mọi xu hướng mới nhất của thị trường Thương mại điện tử cũng như các vấn đề đang gặp phải để định hướng đến các giải pháp toàn diện.
  • Các tin tức SECOMM, bao gồm mọi hoạt động, sự kiện ngoài giờ làm việc chính thức thường xuyên được tổ chức để thắt chặt sự gắn kết của các Secommers.