ADOBE COMMERCE VS WOOCOMMERCE: SO SÁNH CHI TIẾT NĂM 2023
Trong số các nền tảng thương mại điện tử được các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn để phát triển website thương mại điện tử, 2 cái tên Adobe Commerce và WooCommerce luôn được đặt lên bàn cân để so sánh.
Cả hai đều phù hợp để các doanh nghiệp vừa và lớn để xây dựng website nhờ khả năng tuỳ chỉnh linh hoạt và mở rộng cao. Tuy nhiên, giữa Adobe Commerce vs WooCommerce tồn tại nhiều sự khác biệt đáng lưu ý.
Tổng quan
Adobe Commerce là gì?
Adobe Commerce, trước đây được biết đến với tên Magento Commerce, là một giải pháp thương mại điện tử mã nguồn mở chuyên dành cho các doanh nghiệp có quy mô từ trung bình đến lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp đang trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng và có nhu cầu cao về tùy chỉnh và mở rộng.
Hiện nay, Adobe Commerce có 2 tùy chọn phiên bản khác nhau:
- Adobe Commerce (trước đây gọi là Magento Enterprise): Phiên bản trả phí, còn được chia làm 2 loại khác nhau là phiên bản On-Premise cho phép doanh nghiệp tự quản lý việc lưu trữ và phiên bản On-Cloud cung cấp dịch vụ hosting với một mức phí cố định.
- Magento Open Source: Phiên bản miễn phí có sẵn để tải xuống và sử dụng bởi mọi người. Phiên bản này cung cấp các tính năng cơ bản mà doanh nghiệp cần để xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến.
Xem thêm: Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento)
WooCommerce là gì?
WooCommerce là plugin thương mại điện tử mã nguồn mở phát triển cho nền tảng WordPress, một hệ thống quản lý nội dung (CMS – Content Management System) phổ biến dùng để tạo và quản lý trang web.
Chính vì vậy, WooCommerce được nhiều doanh nghiệp đang sử dụng WordPress ưa chuộng để phát triển website thương mại điện tử.
Xem thêm: Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce
Adobe Commerce vs WooCommerce
Adobe Commerce và WooCommerce là hai nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhưng mỗi nền tảng sẽ phục vụ cho từng tệp doanh nghiệp khác nhau vì sự khác biệt giữa chi phí triển khai, hệ thống chức năng, khả năng mở rộng và bảo mật.
Chi phí triển khai
Chi phí triển khai của Adobe Commerce sẽ phụ thuộc vào phần lớn phiên bản mà doanh nghiệp lựa chọn.
Có thể thấy, chi phí triển khai website thương mại điện tử trên Adobe Commerce là tương đối cao, bắt đầu từ $15,000/dự án đối với phiên bản Magento và $130,000/dự án với phiên bản Adobe Commerce cho năm đầu tiên.
Trong khi đó, chi phí sử dụng WooCommerce là hoàn toàn miễn phí với chi phí xây dựng website cũng tương đối “mềm” hơn so với Adobe Commerce.
Dưới đây là một số ước tính chi phí triển khai website thương mại điện tử trên WooCommerce:
Lưu ý: Đây chỉ là ước tính chi phí. Chi phí thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như nhu cầu, nhà cung cấp dịch vụ và các tính năng tùy chọn.
Hệ thống chức năng
Adobe Commerce và WooCommerce đều là hai nền tảng thương mại điện tử sở hữu hệ thống thương mại điện tử toàn diện từ A – Z. Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu chức năng khác nhau của doanh nghiệp.
Ngoài hệ thống chức năng cơ bản, doanh nghiệp còn cần chú ý đến những chức năng nâng cao mà hệ thống có thể đáp ứng.
- Headless Commerce: Adobe Commerce cung cấp một giải pháp Headless Commerce bằng các công nghệ như JavaScript, React và Vue.js trong khi WooCommerce chưa có giải pháp cụ thể về Headless Commerce.
- Triển khai Omnichannel: Adobe Commerce có thể tích hợp với nhiều kênh bán hàng khác nhau, chẳng hạn như Amazon, eBay, Etsy, v.v trong khi WooCommerce không có nhiều lựa chọn như Adobe Commerce.
- Quản lý khách hàng: Adobe Commerce có hệ thống quản lý khách hàng (CRM) riêng, cho phép doanh nghiệp theo dõi thông tin khách hàng, chẳng hạn như lịch sử mua hàng, sở thích, trong khi WooCommerce không có, cần tích hợp với các giải pháp CRM bên thứ ba.
- Quản lý doanh thu: Adobe Commerce có các công cụ giúp doanh nghiệp quản lý doanh thu, chẳng hạn như theo dõi doanh số, phân tích hiệu suất, v.v. WooCommerce không có các công cụ quản lý doanh thu tích hợp, nhưng có thể tích hợp với các giải pháp bên thứ ba.
Có thể thấy, hệ thống chức năng của Adobe Commerce sẽ có phần hoàn thiện hơn so với WooCommerce kể cả cơ bản cho đến nâng cao.
Chính vì vậy nên doanh nghiệp có quy mô từ vừa hoặc doanh nghiệp lớn mới bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử thì WooCommerce là một lựa chọn phù hợp. Nếu thương hiệu là doanh nghiệp lớn có nhu cầu xây dựng cửa hàng thương mại điện tử trực tuyến với quy mô lớn, phức tạp, Adobe Commerce sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.
Xem thêm: 10 Chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử
Khả năng tùy chỉnh và mở rộng
Khả năng tùy chỉnh
Adobe Commerce là nền tảng dựa trên mã nguồn mở, đặc biệt là phiên bản Magento Open Source, nghĩa là các nhà phát triển có thể truy cập vào mã nguồn, giúp việc tuỳ chỉnh trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo các tính năng và tích hợp tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể.
Tương tự, WooCommerce cũng cung cấp khả năng tùy chỉnh cao với nhiều themes, plugin, apps có sẵn. Tuy nhiên, vì là plugin của WordPress nên khả năng này của WooCommerce không bằng Adobe Commerce.
Khả năng mở rộng
Cả hai nền tảng đều có khả năng mở rộng cao để có thể xử lý lưu lượng truy cập và số lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của Adobe Commerce cao hơn so với WooCommerce, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có danh mục sản phẩm lớn, phức tạp hoặc nhu cầu quản lý tồn kho lớn.
Nhìn chung, Adobe Commerce cung cấp khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao hơn so với WooCommerce nhưng quá trình xây dựng website với Adobe Commerce phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà phát triển phải có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn về kỹ thuật.
Khả năng bảo mật
Adobe Commerce và WooCommerce đều cung cấp các tính năng và công cụ bảo mật để bảo vệ dữ liệu khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai nền tảng này về khả năng bảo mật.
Adobe Commerce cung cấp một loạt các tính năng và công cụ bảo mật, bao gồm:
- Công cụ quét bảo mật: Adobe Commerce được trang bị công cụ quét bảo mật định kỳ giúp xác định các vấn đề bảo mật hay phần mềm độc, đồng thời cập nhật các bản vá lỗi và thông báo, đề xuất giải pháp bảo mật để xử lý các lỗi phát sinh.
- Mật khẩu nâng cao cho tài khoản quản trị viên: Mật khẩu quản trị viên cần có độ dài tối thiểu 7 ký tự, gồm cả chữ cái, số, ký hiệu đặc biệt và yêu cầu đăng nhập lại sau một thời lượng phiên đăng nhập nhất định.
- Bảo mật CAPTCHA: Sử dụng CAPTCHA giúp hệ thống ngăn chặn tình trạng thư rác từ các bot và các mã độc xâm nhập trái phép vào hệ thống.
- Chức năng 2FA – Xác thực bảo mật hai yếu tố: Sau khi đăng nhập tài khoản sẽ phải xác thực với mã OTP được gửi đến số điện thoại được cung cấp trong quá trình đăng ký tài khoản, giúp hạn chế truy cập trái phép và tăng cường bảo vệ người dùng truy cập hệ thống.
WooCommerce cũng cung cấp một số tính năng và công cụ bảo mật, bao gồm:
- Tích hợp SSL: WooCommerce hỗ trợ tích hợp SSL với các nhà cung cấp dịch vụ hosting.
- Plugin bảo mật: Có một số plugin WooCommerce bảo mật có thể giúp doanh nghiệp tăng cường bảo mật cho cửa hàng thương mại điện tử của mình.
- Công cụ phát hiện và phản hồi vi phạm: Có một số công cụ phát hiện và phản hồi vi phạm có thể được tích hợp với WooCommerce.
Tương tự như các yếu tố trên, Adobe Commerce được được đánh giá có tính bảo mật cao hơn so với WooCommerce.
Kết luận
Có thể thấy, Adobe Commerce được đánh giá cao hơn WooCommerce ở nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, trong khi WooCommerce được biết đến là nền tảng dễ sử dụng, thân thiện với người dùng giúp các doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai, Adobe Commerce lại cần đội ngũ chuyên nghiệp để xây dựng và quản lý hệ thống có độ tùy chỉnh, mở rộng và phức tạp cao.
Nhìn chung, WooCommerce phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa và lớn đang sử dụng WordPress muốn bắt đầu triển khai thương mại điện tử và cần các giải pháp tùy chỉnh, mở rộng cơ bản. Thế nhưng, Adobe Commerce mang đến sự linh hoạt cũng như khả năng tùy chỉnh và mở rộng hơn nên sẽ phù hợp với các tập đoàn có yêu cầu phức tạp về mặt hệ thống.
Trên thực tế, những nền tảng càng linh hoạt và có thể tùy chỉnh, mở rộng cao thì quá trình triển khai càng phức tạp và tốn nhiều chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc về quy mô và nhu cầu phát triển để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Tìm hiểu Giải pháp Xây dựng Website Thương Mại Điện Tử phù hợp?
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!
- Am hiểu toàn diện: Cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện từ tư vấn, phát triển, vận hành cho đến tăng trưởng hệ thống thương mại điện tử.
- Trình độ chuyên sâu: Hơn 8 năm kinh nghiệm triển khai hệ thống thương mại điện tử phức tạp cho nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia.
- Giải pháp tùy chỉnh: Đề xuất giải pháp thương mại điện tử bao gồm kiến trúc công nghệ, đội ngũ nhân sự phù hợp với từng doanh nghiệp.
- Tiến độ linh hoạt: Thời gian và tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp.
Xem thêm: Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý
Bình luận (0)