TÁC GIẢ: Chloe Le

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử
CƠ HỘI NÀO CHO NGÀNH TRANG SỨC TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ?
19/09/2023
7,696
2
0
1

Thương mại điện tử trang sức là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Theo Statistics, thị trường thương mại điện tử trang sức toàn cầu được định giá khoảng 57,4 tỷ đô la Mỹ và được dự báo sẽ đạt giá trị khoảng 117 tỷ đô la Mỹ vào năm 2027.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Nguồn Statista
Nguồn: Statista

Thương mại điện tử trang sức là gì?

Thương mại điện tử trang sức (Jewelry eCommerce) là kinh doanh các loại trang sức như vòng cổ, nhẫn, bông tai, vòng tay, vàng, bạc, kim cương, ngọc trai, đá quý và các loại trang sức khác thông qua các kênh bán hàng trực tuyến. 

Thương mại điện tử trang sức là gì
Thương mại điện tử trang sức là gì?

Thương mại điện tử trang sức bao gồm việc mua bán các sản phẩm trang sức thông qua các website, app hoặc các sàn thương mại điện tử. 

Cơ hội cho ngành trang sức trong thị trường thương mại điện tử

Thương mại điện tử trang sức đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), quy mô thị trường thương mại điện tử trang sức Việt Nam năm 2022 ước đạt 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2021.

Có nhiều yếu tố thúc đẩy tiềm năng thương mại điện tử trang sức, bao gồm:

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Cơ hội
Các cơ hội cho ngành trang sức trong thương mại điện tử

Tăng trưởng tầng lớp trung lưu

Theo báo cáo của World Bank, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên, từ 13% dân số năm 2016 lên 26% năm 2026. Dự kiến, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Đối với các số liệu toàn cầu, theo báo cáo của McKinsey Global Institute, tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ tăng từ 1,8 tỷ người vào năm 2020 lên 4,9 tỷ người vào năm 2030. Sự gia tăng này sẽ tạo ra nhu cầu lớn về các sản phẩm và dịch vụ cao cấp, trong đó có trang sức và đá quý.

Tăng trưởng kênh mua sắm trực tuyến

Theo báo cáo của Metric.vn, tính đến tháng 6 năm 2023, Việt Nam có hơn 100.000 website thương mại điện tử, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, các ngành hàng phổ biến nhất trên thương mại điện tử Việt Nam bao gồm thời trang, đồ gia dụng, điện tử và trang sức. 

Trên thị trường quốc tế, theo báo cáo của Statista, tính đến tháng 6 năm 2023, có hơn 280 triệu website thương mại điện tử đang hoạt động trên toàn thế giới.

Sự gia tăng của kênh mua sắm trực tuyến, cụ thể là các website thương mại điện tử riêng, đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thương mại điện tử trang sức có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, bao gồm cả những khách hàng ở những khu vực xa cửa hàng chính.

Sự phát triển của công nghệ

Sự phát triển của công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiềm năng thương mại điện tử trang sức. Việc ứng dụng các công nghệ mới như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử trang sức giúp trải nghiệm mua sắm trên các kênh trực tuyến ngày càng mới lạ và hấp dẫn hơn cho khách hàng.

  • Sử dụng VR/AR: Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) giúp tạo trải nghiệm mua sắm như ở cửa hàng truyền thống, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và mua sắm trang sức trực tuyến.
  • Sử dụng AI: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng các thuật toán hỗ trợ đề xuất các sản phẩm trang sức phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng.
  • Sử dụng chatbot: Sử dụng chatbot để hỗ trợ khách hàng giải đáp những thắc mắc hoặc vấn đề hay phát sinh nhằm bổ trợ cho dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7.

Thách thức mà ngành trang sức phải đối đầu

Bên cạnh những cơ hội thì doanh nghiệp ngành trang sức vẫn phải đối đầu với các thách thức của thị trường.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Thách thức mà ngành trang sức phải đối đầu
Các thách thức cho ngành trang sức trong thương mại điện tử

Thị trường đỏ

Ngành trang sức truyền thống đã là một ngành có tính cạnh tranh cao với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Điều này khiến các doanh nghiệp thương mại điện tử trang sức phải nỗ lực để cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên website thương mại điện tử.

Nguy cơ hàng giả

Hàng giả thường được làm từ các chất liệu kém chất lượng và có giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng thật. Và đây thường là một vấn đề lớn đối với thị trường thương mại điện tử trang sức. Điều này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt hàng thật và hàng giả, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh trang sức online.

Thay đổi xu hướng thị trường

Xu hướng thị trường luôn thay đổi, đặc biệt là thị trường thương mại điện tử trang sức, khiến các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật xu hướng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với ngành trang sức, người tiêu dùng ngày càng muốn trải nghiệm mua sắm trực tuyến giống như mua sắm tại cửa hàng vì họ cần xem sản phẩm trực tiếp, đọc các đánh giá từ khách hàng khác và được tư vấn bởi nhân viên bán hàng.

Những doanh nghiệp đã triển khai thương mại điện tử thành công

Tiffany & Co. (Mỹ)

Tiffany & Co. là thương hiệu trang sức cao cấp có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1837 bởi thợ kim hoàn Charles Lewis Tiffany. Công ty đã triển khai thương mại điện tử từ sớm và trở thành một trong những nhà bán lẻ trang sức trực tuyến lớn nhất thế giới.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Tiffany & Co. (Mỹ)
Tiffany & Co. (Mỹ)

Website thương mại điện tử của Tiffany & Co., được xây dựng trên nền tảng Adobe Enterprise Cloud, giúp doanh nghiệp cung cấp sự linh hoạt và mở rộng vượt trội để đáp ứng nhu cầu tuỳ chỉnh và mục tiêu phát triển dài hạn. Tận dụng tài nguồn từ nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Adobe Commerce, doanh nghiệp đã sử dụng Adobe Experience Platform Launch, Adobe Target, Adobe Experience Platform Identity Service, v.v để cung cấp dịch vụ tùy chỉnh và cá nhân hóa cho các sản phẩm trang sức của thương hiệu.

Pandora (Đan Mạch)

Pandora là thương hiệu bán lẻ trang sức được thành lập vào năm 1982 bởi Per Enevoldsen tại Copenhagen, Đan Mạch. Thương hiệu này được biết đến với những chiếc vòng tay có thể tùy chỉnh hoặc các dòng trang sức khác được thiết kế riêng.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Pandora (Đan Mạch)
Pandora (Đan Mạch)

Website thương mại điện tử của Pandora thị trường MỹAnh được xây dựng dựa trên nền tảng Salesforce Commerce Cloud, thị trường Việt Nam là Haravan. Chính vì vậy, phiên bản Mỹ, Anh sẽ có nhiều chức năng chuyên biệt hơn, chẳng hạn như wishlist, xem nhanh, so sánh, chương trình khách hàng thân thiết, v.v.

PNJ (Việt Nam)

PNJ, hay Phu Nhuan Jewelry là thương hiệu trang sức uy tín với lịch sử lâu đời và mạng lưới cửa hàng rộng khắp Việt Nam, được thành lập từ năm 1988 tại quận Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam. 

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - PNJ (Việt Nam)
PNJ (Việt Nam)

Ban đầu, website thương mại điện tử PNJ được xây dựng bằng nền tảng CS Cart. Sau khi tăng trưởng, PNJ đã chuyển sang sử dụng WooCommerce để thiết kế website thương mại điện tử riêng. Nhờ vậy, website của PNJ sở hữu nhiều tính năng nổi bật như tích hợp đa dạng phương thức thanh toán, chọn kích cỡ sản phẩm, tìm kiếm cửa hàng theo tỉnh/thành và quận/huyện, tuỳ chọn giao hàng tận nơi hoặc nhận tại cửa hàng.

Nhìn chung, ngành trang sức phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trên thị trường thương mại điện tử để bức phá trong môi trường kinh doanh. Thành công trong ngành này đòi hỏi sự sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất của thị trường thương mại điện tử.

Xem thêm: 10 website thương mại điện tử trang sức Việt Nam và thế giới

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử trang sức, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí!

Xem tiếp
Nhà thuốc online_ 2 Giai đoạn & 12 Bước xây dựng website
NHÀ THUỐC ONLINE: 2 GIAI ĐOẠN & 12 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
15/09/2023
5,296
2
0
1

Kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, ngành dược phẩm đã chứng minh được những tiềm năng to lớn của việc chuyển đổi hiệu thuốc truyền thống sang nhà thuốc online. Tại Mỹ, số lượt khám sức khỏe từ xa đã tăng 2.600% vào tháng 3 năm 2020 (khoảng thời gian Covid-19 bùng nổ ở Mỹ) so với cùng tháng năm 2019. Theo Statista, thương mại điện tử dược phẩm toàn cầu ước tính đạt 32 tỷ USD vào cuối năm 2023. 

Một số thương hiệu đã triển khai thương mại điện tử thành công từ sớm và gặt hái được những thành công không ngờ như Apollo Pharmacy (Ấn Độ), FPT Long Châu (Việt Nam), CVS Health (Mỹ), Droga Raia (Brazil). Đặc điểm chung của các thương hiệu này nằm ở hệ thống website thương mại điện tử toàn diện, phục vụ nhu cầu mua sắm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, y tế cho khách hàng.

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã phát thảo hành trình xây dựng nhà thuốc online cho thị trường Việt Nam.

Giai đoạn 1: Xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm cơ bản

Nhà thuốc online_ 2 Giai đoạn & 12 Bước xây dựng website - Giai đoạn 1_ Xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm cơ bản
Giai đoạn 1: Xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm cơ bản

Xác định mục tiêu

Việc đầu tiên các doanh nghiệp dược phẩm cần làm chính là xác định được các mục tiêu và mức độ ưu tiên của các mục tiêu đó để lên kế hoạch phát triển website thương mại điện tử phù hợp cho từng giai đoạn.

Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như định vị thương hiệu, khai thác khách hàng tiềm năng, tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến và trực tiếp của doanh nghiệp.

Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các hoạt động theo dõi, phân tích hành vi khách hàng, đánh giá hiệu quả các chiến dịch, tăng trưởng doanh thu v.v. 

Về thời gian, ở giai đoạn này doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai nhanh để thâm nhập thị trường thương mại điện tử hoặc từ từ để kiểm tra và thích nghi với thị trường tỷ đô này.

Về ngân sách, điều này sẽ tùy thuộc vào chiến lược và tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp khi triển khai nhà thuốc online. 

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử

Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).

Một số nền tảng thương mại điện tử SaaS phổ biến như:

  • Haravan: Haravan là nền tảng thương mại điện tử được thành lập vào năm 2014 ở Việt Nam dựa trên nền tảng của Shopify. Haravan trở nên phổ biến trong cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam, nhất là mô hình B2C hoặc doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm low-involvement (ít cân nhắc) bởi khả năng triển khai nhanh với mức phí hợp lý.
  • Shopify: Shopify là nền tảng thương mại điện tử phổ biến cho phép doanh nghiệp xây dựng, phát triển và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình. Nền tảng này cung cấp giao diện trực quan nên những người dùng không nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật cũng có thể thao tác dễ dàng và nhanh chóng.
  • BigCommerce: BigCommerce là nền tảng được thiết kế dễ sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và mọi trình độ kỹ thuật bắt đầu hành trình xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp. 
Nhà thuốc online_ 2 Giai đoạn & 12 Bước xây dựng website - Nền tảng thương mại điện tử SaaS
Nền tảng thương mại điện tử SaaS: Haravan, Shopify, BigCommerce

Các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở thường được sử dụng nhiều như: 

  • Adobe Commerce (Magento): Adobe Commerce là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến rất lớn với mức tăng trưởng cao cùng nhu cầu tuỳ chỉnh và mở rộng lớn, bao gồm 2 phiên bản chính: Magento Open Source (miễn phí) và Adobe Commerce (tính phí).
  • WooCommerce: WooCommerce là plugin miễn phí của WordPress cho phép thương hiệu thiết lập website thương mại điện tử bằng cách thêm chức năng thương mại điện tử vào trang web WordPress có sẵn.
  • OpenCart: OpenCart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP được phát triển bởi Daniel Kerr vào năm 1998 với 2 phiên bản là Free (Miễn phí) và Cloud Store (Trả phí).
Nhà thuốc online_ 2 Giai đoạn & 12 Bước xây dựng website - Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở
Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở: Adobe Commerce (Magento), WooCommerce, OpenCart

Thông thường, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử sẽ lựa chọn các nền tảng SaaS để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử cơ bản. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian để hạn chế việc chuyển đổi nền tảng của giai đoạn sau. 

Thiết kế giao diện website

Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng, v.v. 

Hiện nay, có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm: 

  • Sử dụng theme sẵn có: tối ưu hóa chi phí thiết kế giao diện nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt định vị thương hiệu vì dễ trùng lặp theme với các website khác.
  • Tùy chỉnh theme theo nhu cầu: vừa tiết kiệm chi phí vừa thêm một số yếu tố nhận diện thương hiệu như màu sắc, font, layout, etc. Nhưng để có thể tùy chỉnh theme hiệu quả, cần đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Thiết kế theme riêng: doanh nghiệp sẽ có website được “đo ni đóng giày” cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về chi phí thiết kế cũng như thời gian.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn các theme sẵn có để tiết kiệm chi phí nhất nhưng vẫn có một số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hơn sẽ chọn 2 cách còn lại để định vị thương hiệu tốt hơn.

Nhà thuốc online_ 2 Giai đoạn & 12 Bước xây dựng website - Thiết kế giao diện website
Giao diện website thương mại điện tử Apollo Pharmacy

Xây dựng tính năng cho website 

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể ưu tiên phát triển các chức năng cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành nhà thuốc online.

Nhà thuốc online_ 2 Giai đoạn & 12 Bước xây dựng website - Xây dựng tính năng cho website
Xây dựng tính năng cho website

Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử dược phẩm như:

  • Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng sản phẩm, danh mục, giá, số lượng tồn kho, hình ảnh/video nhằm vận hành và tối ưu kinh doanh
  • Quản lý Cửa hàng: Quản lý số lượng sản phẩm tồn kho, kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhân sự của mỗi chi nhánh.
  • Giỏ hàng & Checkout: Quản lý giỏ hàng, thông tin khi checkout của khách hàng.
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng để cải thiện hiệu quả Marketing, trải nghiệm mua hàng, tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Quản lý Marketing: Tối ưu SEO và triển khai và các chương trình Marketing với các công cụ hỗ trợ để thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Quản lý Bán hàng: Thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển.
  • Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu mọi yếu tố về nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
  • Quản lý Hệ thống: Phân quyền quản trị viên có thể điều hành, xem xét các phương pháp tốt nhất về bảo mật, bảo trì và chăm sóc hệ thống website.
  • Phân tích & Báo cáo: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống thương mại điện tử và lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai.

Hoàn thành các thủ tục pháp lý

Sau khi đã hoàn thành các tính năng, để quá trình kiểm thử và golive website thành công, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục pháp lý về kinh doanh thương mại điện tử.

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.

Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Giai đoạn 2. Xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm chuyên sâu

Nhà thuốc online_ 2 Giai đoạn & 12 Bước xây dựng website - Giai đoạn 2. Xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm chuyên sâu
Giai đoạn 2. Xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm chuyên sâu

Tái xác định mục tiêu

Khi doanh nghiệp phát triển và thị trường có nhiều thay đổi lớn, các mục tiêu sẽ cần thay đổi cho phù hợp. Đồng thời, đây là giai đoạn để ban lãnh đạo tái xác định các mục tiêu về chiến lược kinh doanh, thời gian và chi phí để đầu tư vào website thương mại điện tử. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào các mục tiêu về mở rộng hệ thống kinh doanh nhà thuốc online trong ngắn hạn và dài hạn.

Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như mở rộng phân khúc thị trường, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết, hình thành thói quen mua sắm sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, thiết bị y tế cho người tiêu dùng, v.v.

Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các mục tiêu về khai thác thêm khách hàng tiềm năng mới, tăng trưởng doanh thu, hỗ trợ chiến lược eCommerce Marketing như Livestream, Gamification, Affiliate Marketing, Influencer Marketing.

Lựa chọn nền tảng để chuyển đổi

Khi các nền tảng SaaS không còn đủ sức để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống website, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các nền tảng chuyên nghiệp hơn như Adobe Commerce, Shopify Plus, BigCommerce Enterprise để phát triển website thương mại điện tử dược phẩm chuyên sâu.

Nhà thuốc online_ 2 Giai đoạn & 12 Bước xây dựng website - Lựa chọn nền tảng để chuyển đổi
Nền tảng chuyên nghiệp để chuyển đổi: BigCommerce Enterprise, Adobe Commerce, Shopify Plus

Dĩ nhiên, khi chuyển đổi nền tảng thì doanh nghiệp sẽ đương đầu với các vấn đề như chi phí chuyển đổi, thời gian đào tạo nhân sự trên nền tảng mới và thất thoát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi nền tảng.

Lựa chọn nguồn lực phát triển

Để doanh nghiệp có thể xây dựng website thương mại điện tử trên nền tảng chuyên nghiệp, có độ phức tạp cao thì doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để phát triển website. Thông thường, doanh nghiệp có thể lựa chọn xây dựng đội ngũ in-house (nội bộ) hoặc tìm kiếm đối tác phát triển. Dù là nguồn lực nào thì đều yêu cầu đảm bảo kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trên nền tảng đã lựa chọn. 

Đối với việc xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT, thương mại điện tử có chuyên môn và kinh nghiệm trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng đội ngũ phù hợp, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu đặt ra.

Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển, doanh nghiệp nên lựa chọn tìm kiếm đơn vị phát triển theo các tiêu chí: 

  • Kinh nghiệm chuyên sâu về thương mại điện tử: số năm kinh nghiệm, số lượng và chất lượng dự án, mức độ phức tạp của các dự án đã hoàn thành.
  • Đội ngũ chuyên nghiệp: chuyên viên tư vấn giải pháp, chuyên viên thương mại điện tử, nhân sự IT, chăm sóc khách hàng.
  • Quy trình rõ ràng: phân tích, đề xuất giải pháp, tiến hành xây dựng, kiểm thử và bảo trì hệ thống
  • Khả năng xử lý: hỗ trợ nhanh chóng, cam kết bảo hành và bảo trì.

Việc hợp tác với các đơn vị có chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cũng như phát triển website phù hợp với đặc thù của ngành chăm sóc sức khỏe.

Tái thiết kế giao diện website

Trong quá trình chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp có thể giữ nguyên, không cần thay đổi giao diện website hiện tại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sẽ tái xây dựng giao diện website để phù hợp với chiến lược mới, nền tảng mới.

Tương tự như giai đoạn trước, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi thiết kế giao diện website thương mại điện tử: sử dụng theme sẵn có trên thị trường, tùy chỉnh theme và thiết kế riêng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn việc tùy chỉnh theme hoặc thiết kế riêng để thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu và ngành chăm sóc sức khỏe.

Chuyển đổi nền tảng

Sau khi lựa chọn nền tảng chuyển đổi phù hợp, việc chuyển đổi nền tảng cần được thực hiện thận trọng để hạn chế vấn đề thất thoát hoặc sai sót dữ liệu của doanh nghiệp. Thông thường, việc chuyển đổi được thực hiện tự động hóa hết mức có thể để tránh các lỗi có thể xảy ra.

Quá trình chuyển đổi nền tảng bao gồm các bước:

  • Phân tích hiện trạng: Đánh giá chi tiết về hệ thống hiện tại gồm cơ sở dữ liệu, thiết kế giao diện, tích hợp và các tùy chọn tùy chỉnh đã thực hiện.
  • Lên kế hoạch chuyển đổi: Xây dựng kế hoạch chi tiết về quá trình chuyển đổi, bao gồm thời gian, nguồn lực, và người tham gia.
  • Tích hợp và chuyển dữ liệu: Trích xuất dữ liệu từ hệ thống cũ và ghi nhận vào hệ thống mới gồm thông tin về sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, và dữ liệu khác.
  • Kiểm tra và đảm bảo chất lượng: Tiến hành kiểm tra toàn diện để xác định và sửa lỗi nhằm đảm bảo rằng trang web hoạt động mượt mà và an toàn.

Sau khi chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ để đảm bảo các dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác theo kế hoạch. 

Nâng cấp hệ thống chức năng

Ngoài các chức năng cơ bản, doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống chức năng phức tạp hơn bao gồm các chức nâng cao và đặc thù cho ngành dược phẩm.

Nhà thuốc online_ 2 Giai đoạn & 12 Bước xây dựng website - Nâng cấp hệ thống chức năng
Một số chức năng đặc thù cần có
  • Thuốc kê đơn: Cung cấp đơn thuốc dựa trên chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
  • Dịch vụ tư vấn từ bác sĩ/dược sĩ: Cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe, khám bệnh online theo nhu cầu
  • Hiển thị chi tiết thông tin sản phẩm: Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm bao gồm tên thuốc, thành phần, chỉ định, liều lượng, cách sử dụng, tác dụng phụ, cảnh báo, hạn sử dụng và giá cả
  • Hướng dẫn sử dụng: Hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh liều dùng cho tất cả các sản phẩm y tế, thuốc men cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ
  • Hồ sơ bệnh án trực tuyến: Lưu trữ hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trên cổng thông tin của hệ thống.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần liên tục và cập nhật để phát triển các chức năng phù hợp người dùng và theo kịp thị trường.

Vận hành và chăm sóc hệ thống 

Khi đưa hệ thống website thương mại điện tử vào kiểm thử, doanh nghiệp cần rà soát và kiểm tra toàn bộ trang web, chức năng trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo tốc độ xử lý đơn hàng, tính ổn định của website. Nếu có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cần lập tức liên hệ đội ngũ in-house hoặc đơn vị phát triển để điều chỉnh, cải thiện website cho phù hợp trước khi chính thức go-live (đi vào hoạt động).

Sau khi hệ thống website thương mại điện tử dược phẩm đã đi vào ổn định, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược eCommerce Marketing hoặc Omni-channel để phát triển kinh doanh nhà thuốc online.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống website liên tục để tăng trưởng doanh số bền vững, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường thương mại điện tử nói chung và thị trường chăm sóc sức khỏe nói riêng.

Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.

Xem tiếp
Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online
TOP 5 NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XÂY DỰNG NHÀ THUỐC ONLINE
08/09/2023
5,186
2
0
1

Theo The Business Research Company, quy mô thị trường thương mại điện tử về chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu có tiềm năng sẽ tăng lên 732,3 tỷ USD vào năm 2027. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dược phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc bệnh viện/phòng khám triển khai thương mại điện tử để tiếp cận nhiều nhóm khách hàng tiềm năng hơn.

Để đạt được điều đó, doanh nghiệp sẽ cần một website thương mại điện tử được xây dựng dựa trên nền tảng chuyên nghiệp, giải quyết được các “bài toán” đặc thù ngành.

Những lưu ý khi xây dựng nhà thuốc online

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Những lưu ý khi xây dựng nhà thuốc online
Những lưu ý khi xây dựng nhà thuốc online

Khi xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm, doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí để đảm bảo tính chuyên nghiệp, sự an toàn và tuân thủ pháp luật với lĩnh vực này.

Giao diện người dùng trực quan

Đặc trưng của nhóm khách hàng của ngành thương mại điện tử dược phẩm thường là những người có nhu cầu mua thuốc, thiết bị y tế và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác cho bản thân hoặc người thân, bạn bè. Chính vì vậy, giao diện người dùng của trang web cần trực quan, dễ sử dụng, ưu tiên màu xanh dương hoặc trắng để tạo cảm giác an toàn và sạch sẽ.

Các yếu tố khác như như bố cục, font chữ, hình ảnh cần được lựa chọn và phối hợp một cách hài hòa, mang lại trải nghiệm người dùng chuyên nghiệp nhất.

Chức năng đặc thù cho thương mại điện tử dược phẩm

Khi xây dựng website cho nhà thuốc online, ngoài các chức năng cơ bản dành cho thương mại điện tử, doanh nghiệp cần tập trung phát triển các chức năng sau để giải quyết đặc thù ngành:

  • Thuốc kê đơn: Cung cấp đơn thuốc dựa trên chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
  • Dịch vụ tư vấn từ bác sĩ/dược sĩ: Cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe, khám bệnh online theo nhu cầu
  • Hiển thị chi tiết thông tin sản phẩm: Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm bao gồm tên thuốc, thành phần, chỉ định, liều lượng, cách sử dụng, tác dụng phụ, cảnh báo, hạn sử dụng và giá cả
  • Hướng dẫn sử dụng: Hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh liều dùng cho tất cả các sản phẩm y tế, thuốc men cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ
  • Hồ sơ bệnh án trực tuyến: Lưu trữ hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trên cổng thông tin của hệ thống

Hệ thống bảo mật cao

Website thương mại điện tử dược phẩm là hệ thống chứa nhiều thông tin quan trọng, bao gồm thông tin cá nhân, thông tin thanh toán, tình trạng sức khỏe của khách hàng. Do đó, hệ thống bảo mật của website cần được xây dựng và triển khai một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng.

Tuân thủ quy định pháp luật

Thương mại điện tử dược phẩm là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, chịu sự quản lý của nhiều quy định pháp luật của ngành y tế/dược. Doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cần tuân thủ các quy định này để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và an toàn cho khách hàng.

Dưới đây là một số quy định pháp luật chính mà doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cần tuân thủ tại Việt Nam:

  • Luật Dược: Luật Dược quy định về điều kiện kinh doanh dược phẩm, bao gồm điều kiện về giấy phép kinh doanh dược, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, và điều kiện về chất lượng thuốc.
  • Nghị định 54/2017/NĐ-CP: Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động kinh doanh dược.
  • Thông tư 07/2018/TT-BYT: Thông tư 07/2018/TT-BYT hướng dẫn về quảng cáo thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm.
  • Thông tư 04/2016/TT-BYT: Thông tư 04/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý nhà nước về hành nghề dược.
  • Thông tư 34/2018/TT-BYT: Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn quản lý nhà nước về thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

Ngoài ra, doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cũng cần tuân thủ các quy định khác của pháp luật, chẳng hạn như Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Thương mại điện tử.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online

Mặc dù là ngành tương đối đặc thù và khó để triển khai nhưng doanh nghiệp luôn có nhiều nền tảng thương mại điện tử chuyên nghiệp và phổ biến để xây dựng nhà thuốc online. 

Dưới đây là danh sách top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.

BigCommerce

BigCommerce là nền tảng thương mại điện tử dựa trên đám mây hoạt động theo mô hình SaaS (Software as a service – Phần mềm dạng dịch vụ) cho phép các doanh nghiệp tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - BigCommerce
Nền tảng thương mại điện tử BigCommerce

Hiện nay, BigCommerce đang cung cấp 4 giải pháp chính, bao gồm:

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Pricing BigCommerce
Bảng so sánh giá khi sửa dụng BigCommerce

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: BigCommerce được thiết kế để dễ sử dụng, với giao diện người dùng thân thiện và các công cụ kéo và thả giúp doanh nghiệp tạo, quản lý cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng mà không cần kiến thức về lập trình.
  • Hỗ trợ đa kênh: BigCommerce cho phép doanh nghiệp dược phẩm kinh doanh trên đa nền tảng, bao gồm website thương mại điện tử, các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
  • Tuân thủ các bảo mật: BigCommerce luôn chủ trương tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao cấp và cung cấp bảo vệ cho thông tin cá nhân của khách hàng và dữ liệu giao dịch.
  • Giải pháp dành cho dược phẩm: BigCommerce có cung cấp đa dạng chức năng và giao diện chỉ dành riêng cho ngành dược phẩm.
  • Chi phí sử dụng thấp: 

Nhược điểm:

  • Phí sử dụng tăng theo thời gian: Vì là SaaS, BigCommerce yêu cầu các khoản phí hàng tháng hoặc hàng năm để sử dụng dịch vụ. Giá trị của các gói phí này còn có thể tăng lên tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và phí giao dịch trên mỗi đơn hàng.
  • Hạn chế về tùy chỉnh: Mặc dù BigCommerce cho phép tùy chỉnh website thương mại điện tử nhưng có một số hạn chế về tùy chỉnh sâu hơn. Điều này có thể là vấn đề đối với các doanh nghiệp có yêu cầu tùy chỉnh đặc biệt như ngành dược phẩm.
  • Khả năng mở rộng giới hạn: Tuy rằng BigCommerce có thể được mở rộng nhưng đối với các doanh nghiệp lớn hoặc có kế hoạch mở rộng nhanh trong tương lai, có thể cần phải xem xét các nền tảng chuyên sâu hơn để xử lý nhu cầu này.
  • Phụ thuộc vào hệ sinh thái riêng: Doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào hệ sinh thái của BigCommerce để duy trì và cập nhật cửa hàng trực tuyến. Điều này có thể là một vấn đề nếu doanh nghiệp cần kiểm soát hoàn toàn hệ thống của mình.

Một số doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm đang triển khai BigCommerce như Victoria Health, Molton Brown, LARQ, Zyppah.

Shopify

Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS được thành lập vào năm 2006. Đến nay, Shopify đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp thế giới để bắt đầu và phát triển kinh doanh trực tuyến.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Shopify
Nền tảng thương mại điện tử Shopify

Chi phí để sử dụng nền tảng Shopify rất đa dạng, bao gồm 3 giải pháp chính:

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Pricing Shopify
Bảng so sánh giá khi sửa dụng Shopify

Ngoài ra, Shopify còn cung cấp các giải pháp thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu khác như:

  • Starter: $5/tháng, cài đặt chức năng thanh toán thông qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin cho doanh nghiệp.
  • Retail: $89/tháng, thiết lập tính năng quản lý nhân viên, hàng tồn kho và chương trình khách hàng thân thiết cho cửa hàng bán lẻ.
  • Commerce Components: Báo giá, cung cấp các module từ bên thứ 3 để tích hợp vào website thương mại điện tử của doanh nghiệp.
  • Shopify Plus: Báo giá, dành cho các doanh nghiệp lớn
  • Shopify Hydrogen: Báo giá, dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu triển khai Headless Commerce.

Xem thêm: Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce

Ưu điểm:

    • Dễ sử dụng: Shopify được thiết kế với giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, giúp người dùng không có kỹ thuật lập trình cũng có thể tạo cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng.
    • Đa dạng gói giải pháp: Shopify sở hữu rất nhiều giải pháp cho doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ, vừa, startup cho đến các doanh nghiệp lớn, cần nhiều nhu cầu tùy chỉnh.
    • Bảo mật dữ liệu: Shopify tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quan trọng như PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) để giữ các thông cá nhân và dữ liệu y tế của khách hàng an toàn.
  • Kho chức năng lớn: Shopify sở hữu nhiều chức năng, tiện ích mở rộng phục vụ nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử cho đa lĩnh vực, bao gồm cả ngành dược phẩm.

Nhược điểm:

  • Phí sử dụng tăng theo thời gian: Tương tự như BigCommerce, Shopify yêu cầu các khoản phí hàng tháng hoặc hàng năm để sử dụng dịch vụ, cũng như ngân sách tăng cao theo thời gian sử dụng vì chi phí giao dịch, chi phí mở rộng chức năng, v.v.
  • Có nhiều giới hạn trong mức độ tùy chỉnh: Shopify cung cấp một mức độ tùy chỉnh nhất định cho các gói cơ bản như Basic, Shopify, Advanced, Retail, Starter. Nếu doanh nghiệp cần website thương mại điện tử có độ tùy chỉnh cao, doanh nghiệp phải chi trả thêm để sử dụng các giải pháp còn lại hoặc tìm đến các nền tảng khác.
  •  Hạn chế về SEO: Mặc dù Shopify hỗ trợ tối ưu hóa SEO cơ bản, nhưng có một số hạn chế về tối ưu hóa SEO sâu hơn và quản lý URL tùy chỉnh.

Các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, y tế đang sử dụng Shopify như Dr.Axe, 310 Nutrition, Hiya, BUBS Naturals.

StoreHippo

StoreHippo là nền tảng thương mại điện tử SaaS được thành lập vào năm 2014 tại Ấn Độ. Sau nhiều năm hoạt động, nền tảng này liên tục cập nhật các công nghệ mới, phục vụ nhu cầu xây dựng website cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - StoreHippo
Nền tảng thương mại điện tử xây dựng StoreHippo

Tương tự như các nền tảng SaaS khác, StoreHippo cũng có nhiều giải pháp để lựa chọn:

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Pricing StoreHippo
Bảng so sánh giá khi sửa dụng StoreHippo

Ưu điểm:

  • Giao diện người dùng dễ sử dụng: StoreHippo được thiết kế với giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, giúp người dùng tạo cửa hàng trực tuyến một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Gói giải pháp dành riêng cho ngành dược phẩm: StoreHippo cung cấp từng giải pháp riêng cho mỗi lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực chăm sóc sức khỏenhà thuốc online.
  • Liên tục cập nhật: Để giải quyết được các chức năng đặc thù cho mỗi ngành, StoreHippo đã liên tục cải tiến và cập nhật các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử như Headless Commerce, PWA, Angular JS, v.v

Nhược điểm:

  • Hạn chế về tùy chỉnh giao diện: Mặc dù StoreHippo cho phép tùy chỉnh giao diện website thương mại điện tử nhưng có một số hạn chế về tùy chỉnh sâu so với các nền tảng thương mại điện tử khác.
  • Hạn chế về kích thước hình ảnh: StoreHippo có hạn chế về kích thước hình ảnh doanh nghiệp có thể tải lên và sử dụng trong cửa hàng trực tuyến của mình.
  • Giới hạn về cộng đồng và hỗ trợ: So với các nền tảng thương mại điện tử lớn hơn như Shopify, Magento hay BigCommerce, StoreHippo có cộng đồng người dùng và hỗ trợ khách hàng nhỏ hơn, điều này có thể làm giảm tốc độ giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc yêu cầu trợ giúp.

Một số doanh nghiệp đang sử dụng StoreHippo để xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm như WoundProfessional, Kunooz, On A Healthy Note.

WooCommerce

WooCommerce là plugin thương mại điện tử mã nguồn mở (open-source) được phát triển cho nền tảng WordPress, một trong những hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất trên thế giới. WooCommerce cho phép doanh nghiệp biến trang web WordPress thành một cửa hàng trực tuyến hoặc tích hợp các tính năng thương mại điện tử vào trang web hiện có.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - WooCommerce
Nền tảng thương mại điện tử WooCommerce

Chi phí sử dụng của WooCommerce sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của từng dự án, trung bình 1000 USD cho website thương mại tử cơ bản và 10.000 USD cho website thương mại điện tử chuyên sâu.

Ưu điểm:

  • Miễn phí sử dụng: WooCommerce là nền tảng mã nguồn mở nên hoàn toàn miễn phí để sử dụng và tùy chỉnh. Tuy nhiên, các chi phí như hosting, domain, giao diện, hệ thống chức năng, bảo trì cũng cần được xem xét.
  • Dễ dàng cài đặt và sử dụng: WooCommerce được tích hợp chuyên sâu vào WordPress, giúp việc cài đặt và quản lý cửa hàng trực tuyến trở nên dễ dàng. Người dùng đã quen thuộc với WordPress sẽ cảm thấy thân thiện với giao diện của WooCommerce.
  • Hỗ trợ tích hợp các tiện ích phục vụ ngành dược phẩm: WooCommerce có một cộng đồng phát triển lớn và hỗ trợ tích hợp với nhiều ứng dụng bên ngoài và dịch vụ khác nhau, bao gồm như tính năng phục vụ thương mại điện tử dược phẩm.
  • Khả năng tùy chỉnh giao diện tốt: Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh giao diện website thương mại điện tử bằng cách sử dụng các giao diện miễn phí hoặc trả phí. WooCommerce cũng cho phép doanh nghiệp thiết kế giao diện riêng để phản ánh thương hiệu.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào WordPress: WooCommerce cơ bản chỉ là một plugin của WordPress, điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng nền tảng WordPress để có thể sử dụng WooCommerce khiến phát sinh các hạn chế như hỗ trợ xử lý vấn đề không đồng đều, truy xuất dữ liệu chậm, xung đột giữa các bản cập nhật, v.v.
  • Khả năng tùy chỉnh phức tạp: Mặc dù WooCommerce cho phép tùy chỉnh, nhưng việc thực hiện các tùy chỉnh phức tạp hoặc tích hợp các tính năng đặc biệt có thể tốn nhiều thời gian, đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao hoặc sự hỗ trợ từ nhà phát triển.
  • Hạn chế mở rộng website: WooCommerce thường gặp khó khăn khi xử lý các cửa hàng trực tuyến lớn với hàng ngàn sản phẩm và lượng truy cập cao.

Các doanh nghiệp đang sử dụng WooCommerce để phát triển website thương mại điện tử có thể kể đến như Dr. Scholl’s, myLAB Box, Superdrug Health Clinics, Apothecanna.

Adobe Commerce (Magento)

Adobe Commerce, trước đây được biết đến với tên gọi Magento Commerce, là hệ thống thương mại điện tử chuyên nghiệp và phổ biến. Adobe Commerce là một phần của dòng sản phẩm Adobe Experience Cloud và được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Adobe Commerce (Magento)
Nền tảng thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento)

Hiện nay, Adobe Commerce đang cung cấp 2 phiên bản chính:

  • Adobe Commerce (Magento Commerce): Đây là phiên bản cao cấp của Magento được thiết kế cho các doanh nghiệp lớn, với 2 tùy chọn on-premise và on-cloud.
  • Magento Open Source: Trước đây được gọi là Magento Community Edition, đây là phiên bản mã nguồn mở và miễn phí của Magento. 
Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Pricing Adobe Commerce (Magento)
Bảng so sánh giá khi sửa dụng Adobe Commerce (Magento)

Ưu điểm:

  • Khả năng mở rộng cao: Nền tảng Magento được xây dựng với khả năng mở rộng cao, cho phép doanh nghiệp thêm các tính năng bổ sung và tích hợp các ứng dụng bên ngoài theo nhu cầu.
  • Bảo mật cao: Adobe Commerce chú trọng đến bảo mật, đảm bảo rằng dữ liệu khách hàng và thanh toán được bảo vệ một cách an toàn.
  • Khả năng tùy chỉnh vượt trội: Tất cả các phiên bản của Adobe Commerce đều có khả năng tùy chỉnh linh hoạt, phục vụ khả năng xử lý các bài toán khó của mỗi lĩnh vực, đặc biệt là ngành thương mại điện tử dược phẩm.
  • Hệ sinh thái Adobe Experience Cloud: Nếu doanh nghiệp đang sử dụng các sản phẩm khác của Adobe như Adobe Analytics hay Adobe Marketing Cloud, doanh nghiệp có thể tích hợp chúng với Adobe Commerce để có một hệ thống toàn diện cho trải nghiệm khách hàng.

Nhược điểm:

  • Chi phí khởi đầu cao: Adobe Commerce có mức phí phát triển cao hơn so với các nền tảng thương mại điện tử khác nên thường được các doanh nghiệp vừa và lớn có hệ thống thương mại điện tử phức tạp hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu cao về tùy chỉnh ưu chuộng. 
  • Yêu cầu đội ngũ chuyên môn cao: Adobe Commerce được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP, ngôn ngữ lập trình tương đối phức tạp, cần nhân sự kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm để phát triển dự án đúng cách và hiệu quả.
  • Thời gian triển khai kéo dài: Việc triển khai Adobe Commerce có thể mất nhiều thời gian hơn vì thường là các website thương mại điện tử tùy chỉnh hoặc độ phức tạp cao.

Những thương hiệu đang sử dụng Adobe Commerce để phát triển website thương mại điện tử dược phẩm có thể kể đến như Performance Health, Walgreens Boots Alliance, WebMD, Kindred Healthcare.

Danh sách này chỉ là một số ví dụ để doanh nghiệp tham khảo, còn nhiều nền tảng thương mại điện tử khác mà doanh nghiệp có thể xem xét dựa trên nhu cầu cụ thể và nguồn lực có sẵn. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai thương mại điện tử dược phẩm. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí. 

Xem tiếp
Tiềm năng Nhà thuốc online & Thương mại điện tử dược phẩm
TIỀM NĂNG NHÀ THUỐC ONLINE & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DƯỢC PHẨM
31/08/2023
14,692
2
0
1

Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, nhà thuốc online đã trở thành một điểm đến lý tưởng cho người dùng trên toàn cầu khi tìm kiếm cách thuận tiện và an toàn để chăm sóc sức khỏe và mua thuốc trực tuyến. 

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và thay đổi trong hành vi của người dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thương mại điện tử dược phẩm này. 

Dưới đây là một số thông tin quan trọng về tại sao thương mại điện tử dược phẩm đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.

Thương mại điện tử dược phẩm là gì?

Thương mại điện tử dược phẩm (Healthcare eCommerce) là mô hình kinh doanh tiềm năng trong những năm gần đây. Trong báo cáo “Healthcare eCommerce Global Market Report” được biên soạn bởi The Business Research Company, thương mại điện tử dược phẩm được chia thành 3 loại chính:

  • Theo sản phẩm: Thuốc, thiết bị y tế
  • Theo dịch vụ: Chẩn đoán bệnh từ xa, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn y tế
  • Theo người dùng cuối: Bệnh viện, phòng khám, người dùng cuối khác
Tiềm năng Nhà thuốc online & Thương mại điện tử dược phẩm - Thương mại điện tử dược phẩm là gì
Thương mại điện tử dược phẩm là gì?

Thương mại điện tử dược phẩm theo mô hình sản phẩm

Trong đó, thương mại điện tử dược phẩm theo sản phẩm chính là mô hình cho phép người tiêu dùng đặt hàng và mua các sản phẩm như thuốc kê đơn, thuốc sẵn có, vitamin, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc cá nhân, v.v thông qua các kênh mua sắm trực tuyến. 

Một số thương mại điện tử dược phẩm theo sản phẩm được nhiều người biết đến như Droga Raia (Brazil), Netmeds (Ấn Độ), Pharmacity (Việt Nam), v.v.

Thương mại điện tử dược phẩm theo mô hình dịch vụ

Đối với thương mại điện tử dược phẩm theo dịch vụ, người dùng có thể sử dụng các ứng dụng chăm sóc, tư vấn, chẩn đoán sức khỏe. Với mô hình này, người dùng sẽ chi trả chi phí sử dụng dịch vụ theo gói hoặc thời gian (tháng/năm).

Các thương hiệu đang triển khai thương mại điện tử theo mô hình dịch vụ như Teladoc (Mỹ), iCliniq (Ấn Độ), SBB Healthcare (Việt Nam), v.v.

Thương mại điện tử dược phẩm theo người dùng cuối

Riêng mô hình thương mại điện tử theo người dùng cuối, đây thường là website hoặc ứng dụng của các bệnh viện/phòng khám được triển khai với mục đích hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám, chào bán các gói chăm sóc sức khỏe, thuốc kê đơn, v.v.

Ví dụ về các bệnh viện/phòng khám theo mô hình thương mại điện tử theo người dùng cuối là The Royal Melbourne Hospital (Úc), NYC Health+ Hospital (Mỹ), Vinmec (Việt Nam), v.v.

Tiềm năng to lớn của thương mại điện tử dược phẩm?

Có một sự thật không thể chối cãi chính là Covid không chỉ làm tăng chi tiêu chăm sóc sức khỏe truyền thống, đại dịch này còn là sức bật cho thương mại điện tử dược phẩm. Tại Hoa Kỳ, số lượt khám sức khỏe từ xa đã tăng 2.600% vào tháng 3 năm 2020 (khoảng thời gian Covid-19 bùng nổ ở Mỹ) so với cùng tháng năm 2019.

Đến nay, đà tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử dược phẩm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo một báo cáo gần đây của CMS, tổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tại Mỹ đã đạt 3,8 nghìn tỷ USD với mức tăng 4,6% trong năm 2022. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ là thị trường phát triển nhanh nhất về thương mại điện tử chăm sóc sức khỏe, với tốc độ CAGR là 20,5% từ năm 2020 đến năm 2027. Theo Nielsen, thị trường thương mại điện tử dược phẩm Việt Nam dự kiến sẽ đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2025.

Một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến sự trỗi dậy của thương mại điện tử dược phẩm:

  • Sự gia tăng của dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe: Dân số thế giới và chất lượng cuộc sống đang ngày càng gia tăng, kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên.
  • Sự phát triển của công nghệ thông tin và internet: Sự phát triển của công nghệ thông tin và internet giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các thông tin về sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Điều này thúc đẩy nhu cầu mua sắm dược phẩm online hơn.
  • Thay đổi lối sống của người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng bận rộn và có xu hướng mua sắm online nhiều hơn, đặc biệt là sau Covid-19 tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các nhà thuốc online.

Những doanh nghiệp đã triển khai thương mại điện tử thành công

Apollo Pharmacy (Ấn Độ)

Apollo Pharmacy là chuỗi nhà thuốc bán lẻ nổi tiếng của Ấn Độ, trực thuộc bệnh viện Apollo. Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Apollo đã quyết định xây dựng nhà thuốc online để phục vụ hàng nghìn triệu khách hàng trên toàn quốc. Nhà thuốc online Apollo được xây dựng trên nền tảng Magento đáp ứng khả năng quản lý danh mục sản phẩm khổng lồ. 

Tiềm năng Nhà thuốc online & Thương mại điện tử dược phẩm - Apollo Pharmacy (Ấn Độ)
Apollo Pharmacy (Ấn Độ)

Bên cạnh bán các loại thuốc kê đơn và không kê đơn hay các sản phẩm dành chăm sóc sức khỏe, Apollo còn cung cấp các dịch liên quan khác. Trong số đó phải kể đến là dịch vụ tư vấn online, đặt lịch kiểm tra sức khoẻ và tiêm ngừa, và bán bảo hiểm. 

Teladoc (Mỹ)

Teladoc Health, Inc. là công ty công nghệ chăm sóc sức khỏe của Mỹ có trụ sở tại Purchase, New York. Công ty cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa, bao gồm tư vấn video, tư vấn điện thoại và theo dõi sức khỏe từ xa.

Tiềm năng Nhà thuốc online & Thương mại điện tử dược phẩm - Teladoc (Mỹ)
Teladoc (Mỹ)

Nhờ việc nhanh chóng triển khai website và ứng dụng thương mại điện tử, song song với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) và phân tích dữ liệu, Teladoc đã có thể cải thiện trải nghiệm của khách hàng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa tốt hơn.

Mayo Clinic (Mỹ)

Mayo Clinic được thành lập vào năm 1889 bởi Dr. William W. Mayo và hai con trai của ông, Dr. Charles và Dr. William J. Mayo. Ban đầu, Mayo Clinic là một phòng khám nhỏ chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người dân địa phương. Tuy nhiên, bệnh viện nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những bệnh viện hàng đầu thế giới.

Tiềm năng Nhà thuốc online & Thương mại điện tử dược phẩm - Mayo Clinic (Mỹ)
Mayo Clinic (Mỹ)

Phần lớn sự thành công mà Mayo Clinic đã đạt được phần lớn nhờ vào việc xây dựng nhà thuốc online từ sớm như cho phép bệnh nhân đặt lịch hẹn, kiểm tra kết quả xét nghiệm và mua thuốc trực tuyến giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và công sức.

Thương mại điện tử dược phẩm không chỉ mang lại sự tiện lợi và lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng mà còn là cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nếu được đầu tư bài bản và đúng định hướng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ nắm bắt được các cơ hội lớn trong thị trường đầy tiềm năng này.

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn xây dựng nhà thuốc online. 

Xem tiếp
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG NỀN TẢNG OPENCART
31/08/2023
8,697
2
0
1

OpenCart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP, dùng cơ sở dữ liệu MySQL và các thành phần HTML để xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Theo Builtwith, OpenCart đang có hơn 2,500 website được xây dựng dựa trên nền tảng này, trong đó thị trường Hoa Kỳ và Nga chiếm đa số.

OpenCart cung cấp cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn để xây dựng website thương mại điện tử: Free (Miễn phí) và Cloud Store (Trả phí), nhờ vào khả năng linh hoạt của mã nguồn mở nên OpenCart được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt khi xây dựng website.

Dưới đây là các thương hiệu đã sử dụng OpenCart để xây dựng website thương mại điện tử riêng cho thương hiệu.

Bensound

Bensound là “đứa con tinh thần” của nhạc sĩ Benjamin Tissot được thành lập vào năm 2012. Đây là website thương mại điện tử chuyên cung cấp âm nhạc, hiệu ứng âm thanh miễn phí và tính phí có bản quyền. Ban đầu, Benjamin Tissot chỉ sáng tác và cấp phép cho các bài hát của bản thân trên trang web này, nhưng khi dịch vụ ngày một phát triển, Benjamin Tissot đã bắt đầu chấp nhận những tác phẩm âm nhạc từ các nghệ sĩ khác và trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà sáng tạo nội dung trên Youtube, Facebook, Instagram.

Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart - Bensound
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart: Bensound
  • Website: https://www.bensound.com/  
  • Lĩnh vực: Âm nhạc
  • Lưu lượng truy cập: 632.3 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: #69,810 (Hoa Kỳ) và #86,312 (Toàn cầu)

Vicrez

Vicrez là nhà bán lẻ phụ tùng xe ô tô trực tuyến được thành lập vào năm 2014 tại thành phố Whittier, phía nam bang California, Hoa Kỳ. Điều đặc biệt ở Vicrez chính là khách hàng có thể mua sắm online bất kỳ bộ phận, phụ kiện bên ngoài của ô tô để tùy chỉnh xe theo sở thích riêng. 

Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart - Vicrez
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart: Vicrez
  • Website: https://www.vicrez.com/ 
  • Lĩnh vực: Ô tô & Phụ kiện
  • Lưu lượng truy cập: 335.3 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: #67,964 (Hoa Kỳ) và #218,262 (Toàn cầu)

Pharmacy Direct

Pharmacy Direct là hiệu thuốc trực tuyến đầu tiên đi theo mô hình thương mại điện tử được sở hữu và điều hành bởi các dược sĩ ở Úc kể từ năm 1996. Ban đầu, thương hiệu này chỉ hoạt động theo quy mô nhỏ, phục vụ khách hàng ở khu vực địa phương.

Nhưng khi nhu cầu về sức khỏe ở Úc dần tăng cao, Pharmacy Direct đã có sự phát triển vượt bậc, doanh nghiệp này đã đầu tư vào website thương mại điện tử hơn để cung cấp hơn 17.000 sản phẩm từ vitamin, thực phẩm bổ sung, sản phẩm làm đẹp, nước hoa, sản phẩm chăm sóc trẻ em, thuốc kê đơn và thuốc có sẵn từ các nhãn hiệu dược phẩm đáng tin cập để phục vụ trực tuyến cho người dân Úc.

Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart - Pharmacy Direct
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart: Pharmacy Direct
  • Website: https://www.pharmacydirect.com.au/ 
  • Lĩnh vực: Dược phẩm
  • Lưu lượng truy cập: 247.4 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: #2,005 (Úc) và #126,629 (Toàn cầu)

Get Laid Beds

Get Laid Beds là doanh nghiệp chuyên sản xuất giường gỗ nguyên khối hoàn toàn bằng thủ công, được thành lập vào năm 2012, bởi John và Jean, một cặp bạn bè kiến trúc sư và thợ mộc. Sau hơn 10 năm phát triển, Get Laid Beds đã phát triển thêm các dòng sản phẩm nội thất cho phòng ngủ, tập trung xây dựng website thương mại điện tử và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình, thương hiệu này đã nhận được nhiều sự yêu thích từ khách hàng tại Anh và Mỹ.

Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart - Get Laid Beds
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart: Get Laid Beds
  • Website: https://www.getlaidbeds.co.uk/ 
  • Lĩnh vực: Nội thất
  • Lưu lượng truy cập: 209.1 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: #7,415 (Anh) và #186,306 (Toàn cầu)

Self Edge 

Self Edge là thương hiệu thời trang nam theo phong cách vintage (cổ điển) được thành lập kể từ năm 2006 đến nay, bởi cặp vợ chồng người Mỹ tên là Kiya và Demitra Babzani. Hiện nay, Self Edge đã có mặt tại các thành phố lớn như San Francisco, New York, Los Angeles, Portland và San Jose del Cabo. Đồng thời, Self Edge còn tập trung phát triển website thương mại điện tử để tiếp cận đến lượng khách hàng mới trên toàn khu vực Hoa Kỳ và Mexico.

Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart - Self Edge
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart: Self Edge
  • Website: https://www.selfedge.com/ 
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 194.5 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: #67,298 (Hoa Kỳ) và #223,754 (Toàn cầu)

BNA Model World

BNA Model World là doanh nghiệp kinh doanh mô hình được thành lập vào năm 2007 tại Úc. Kể từ khi thành lập đến nay, các nhà quản trị của thương hiệu này đã tập trung vào thị trường thương mại điện tử và dần dần nâng cấp sản phẩm/dịch vụ của mình. Hiện nay, BNA Model World đã có hơn 100.000 sản phẩm từ hơn 1.000 nhà sản xuất, phục vụ hơn 104.000 khách hàng trên toàn thế giới.

Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart - BNA Model World
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart: BNA Model World
  • Website: https://www.bnamodelworld.com/ 
  • Lĩnh vực: Mô hình
  • Lưu lượng truy cập: 142.7 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: #8,314 (Úc) và #226,563 (Toàn cầu)

Godukkan

Godukkan là doanh nghiệp bán lẻ điện tử tiêu dùng được thành lập vào năm 2017, có trụ sở tại Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Mục tiêu của Godukkan chính là trở thành website thương mại điện tử số 1 tại UAE với nhiều sản phẩm từ Laptop, Mobile, Tablet, PC, Gaming, v.v.

Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart - Godukkan
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart: Godukkan
  • Website: https://www.godukkan.com/ 
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 136.4 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: #2,893 (UAE) và #274,790 (Toàn cầu)

Get Er Brewed

Get Er Brewed là thương hiệu đồ uống chuyên kinh doanh bia, rượu, trà, v.v được lên men (brew) cũng như các nguyên liệu, thiết bị pha chế. Doanh nghiệp được thành lập vào năm 2013 và có trụ sở tại Bắc Ireland. Trong những năm gần đây, Get Er Brewed đã triển khai website thương mại điện tử để tiếp cận đến tệp khách hàng quốc tế và gặt hái được một số thành công nhất định khi nhận được những hợp đồng lắp đặt hệ thống pha chế đồ uống được lên men.

Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart - Get Er Brewed
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart: Get Er Brewed
  • Website: https://www.geterbrewed.com/ 
  • Lĩnh vực: Đồ uống
  • Lưu lượng truy cập: 110.0 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: #38,209 (Anh) và #380,234 (Toàn cầu)

CatSmart

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành thú cưng, cặp anh em Raymond và Roger đã quyết định thành lập CatSmart – thương hiệu chuyên kinh doanh các sản phẩm dành cho mèo lớn nhất Singapore. Hiện nay, CatSmart đang nỗ lực đầu tư vào website thương mại điện tử và mở rộng chi nhánh bán lẻ truyền thống tại “quốc đảo sư tử” này.

Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart - CatSmart
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart: CatSmart
  • Website: https://catsmart.com.sg/ 
  • Lĩnh vực: Thú cưng
  • Lưu lượng truy cập: 48.8 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: #850,172 (Singapore) và #9,174 (Toàn cầu)

Derails 

Derails là doanh nghiệp chuyên thiết kế và kinh doanh mô hình xe lửa dành được thành lập từ năm 2010. Kể từ khi thương mại điện tử bùng nổ, Derails đã bắt đầu xây dựng website thương mại điện tử để chuyển mình theo sự thay đổi của thị trường.

Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart - Derails
Top 10 website thương mại điện tử sử dụng nền tảng OpenCart: Derails
  • Website: https://derails.co.uk/ 
  • Lĩnh vực: Mô hình
  • Lưu lượng truy cập: 26.2 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: #104,013 (Anh) và #1,926,389 (Toàn cầu)

Trên đây là 10 doanh nghiệp đã phát triển website thương mại điện tử với nền tảng OpenCart và đạt được thành công cả về thương hiệu lẫn doanh thu. Sự thành công này trở thành nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác tìm kiếm những giải pháp để bứt phá hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Xem thêm: OpenCart vs Magento | Doanh nghiệp nên chọn nền tảng nào?

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BẰNG NỀN TẢNG CS-CART 
18/08/2023
9,642
2
0
1

CS-Cart là nền tảng thương mại điện tử theo mô hình mã nguồn mở và SaaS, tùy thuộc vào giải pháp mà doanh nghiệp đang tìm kiếm, được thành lập vào năm 2005 trực thuộc công ty Simbirsk Technologies Ltd. Kể từ khi thành lập đến nay, CS-Cart đã được nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tin dùng vì khả năng tùy chỉnh tốt, nhiều chức năng và tiện ích bổ sung trong hệ sinh thái.

Dưới đây là các thương hiệu đã sử dụng CS-Cart để xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp.

House of CB

House of CB là thương hiệu thời trang nữ nổi tiếng ở London, Vương quốc Anh. Công ty này được biết đến với những bộ sưu tập được thiết kế cho các sự kiện lớn. Thương hiệu thời trang này được thành lập bởi Conna Walker khi chỉ mới 17 tuổi, với khoản vay 3.000 bảng Anh từ cha cô ấy.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart - House of CB
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart: House of CB

Chính vì eo hẹp nguồn vốn từ ban đầu, House of CB luôn chủ trương vận dụng thương mại điện tử để kết nối với khách hàng tiềm năng của mình. Tính đến nay, thương hiệu House of CB đã được nhiều ngôi sao Hollywood mặc, chẳng hạn như Beyonce, Gigi Hadid, Lady Gaga, Jennifer Lopez và Kardashians. 

  • Website: https://www.houseofcb.com/ 
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 1.8M/tháng (7/2023)
  • Xếp hạng: #28,116 (Toàn cầu), #12,982 (Vương quốc Anh)

Maxbhi

Maxbhi là dự án thương mại điện tử của tập đoàn Elcotek India Private Limited, Ấn Độ. Trang web này chuyên cung cấp nhiều loại phụ kiện cho thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, v.v ở Ấn Độ.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart - Maxbhi
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart: Maxbhi

Website thương mại điện tử này được thành lập vào năm 2004 tại Ghaziabad, Ấn Độ và từng bước trở thành cửa hàng trực tuyến kinh doanh phụ kiện điện thoại lớn và lâu đời nhất ở quốc gia tỷ dân này.

  • Website: http://maxbhi.com/ 
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 1.7M/tháng (7/2023)
  • Xếp hạng: #32,992 (Toàn cầu), #2,410 (Ấn Độ)

Harvey Norman

Harvey Norman là nhà bán lẻ hàng đầu của New Zealand về máy tính, thiết bị điện tử, đồ nội thất, chăn ga gối đệm và đồ gia dụng của các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart - Harvey Norman
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart: Harvey Norman

Đây là một dự án nhượng quyền của Harvey Norman Holdings Limited – một công ty đại chúng được niêm yết trên Australian Securities Exchange Limited, có hoạt động chính chủ yếu bao gồm liên doanh bán lẻ, nhượng quyền thương mại, bất động sản và doanh nghiệp kỹ thuật số.

  • Website: https://www.harveynorman.co.nz/ 
  • Lĩnh vực: Bán lẻ
  • Lưu lượng truy cập: 1.4M/tháng (7/2023)
  • Xếp hạng: #40,692 (Toàn cầu), #115 (New Zealand)

Enter

Enter là một trong những nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng lớn nhất ở Moldova. Chuỗi bán lẻ này hiện đã có 25 cửa hàng truyền thống trên toàn quốc, chuyên cung cấp các trang thiết bị điện tử như điện thoại di động, phụ kiện công nghệ, thiết bị gia dụng, v.v.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart - Enter
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart: Enter

Đồng thời, Enter là đại lý ủy quyền uy tín của nhiều thương hiệu lớn như Apple, SamSung, Xiaomi, Dyson, Lenovo, LG, v.v. Doanh nghiệp này dự định sẽ tiếp tục mở thêm cửa hàng truyền thống cũng như nâng cấp website thương mại điện tử để khách hàng có thể thuận tiện mua sắm hơn.

  • Website: https://enter.online/ 
  • Lĩnh vực: Bán lẻ
  • Lưu lượng truy cập: 705.9K/tháng (7/2023)
  • Xếp hạng: #76,885 (Toàn cầu), #73 (Moldova)

Mobilier1

Mobilier1 là website thương mại điện tử chuyên kinh doanh đồ nội thất ở Romania. Hơn 10 năm qua, doanh nghiệp này vẫn tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ nội thất trên thị trường thương mại điện tử.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart - Mobilier1
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart: Mobilier1

Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Mobilier1 luôn được đánh giá rất cao, chi phí mua sắm luôn hợp lý so với các đối thủ trên thị trường. Ngoài ra Mobilier1 còn triển khai các dịch vụ giao hàng miễn phí trên toàn quốc, đổi trả trong vòng 365 ngày, v.v cho khách hàng.

  • Website: http://mobilier1.ro/ 
  • Lĩnh vực: Nội thất
  • Lưu lượng truy cập: 365.5K/tháng (7/2023)
  • Xếp hạng: #142,635 (Toàn cầu), #726 (Romania)

Butor1

Butor1 là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các trang thiết bị đồ nội thất ở Hungary. Công ty này đã hợp tác trực tiếp với nhiều nhà sản xuất nội thất uy tín để phân phối sản phẩm với mức giá hợp lý cho khách hàng trong hơn 10 năm qua.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart - Butor1
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart: Butor1

Đến nay, Butor1 quyết định triển khai kết hợp thương mại điện tử và phát triển bền vững khi doanh nghiệp này sẽ trồng một cây cho mỗi đơn đặt hàng thành công.

  • Website: https://www.butor1.hu/ 
  • Lĩnh vực: Nội thất
  • Lưu lượng truy cập: 340.0K/tháng (7/2023)
  • Xếp hạng: #140,320 (Toàn cầu), #733 (Hungary)

Siriust

Siriust là website thương mại điện tử trực thuộc doanh nghiệp Profi, chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn ở Nga, chuyên kinh doanh các phụ kiện công nghệ như điện thoại thông minh và máy tính xách tay, thiết bị vô tuyến, dụng cụ sửa chữa và đo lường.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart - Siriust
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart: Siriust

Hiện nay, doanh nghiệp này đã có hơn 16.000 mặt hàng và 50 cửa hàng truyền thống ở tất cả các thành phố lớn của Nga. Doanh nghiệp quyết định xây dựng website thương mại điện tử để khách hàng có thể mua sắm trực tuyến và nhận hàng trong cửa hàng gần nhất.

  • Website: http://siriust.ru/ 
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 318.4K/tháng (7/2023)
  • Xếp hạng: #151,245 (Toàn cầu), #7,774 (Nga)

Topsto

Topsto là cửa hàng bán lẻ trực tuyến phục vụ khách hàng B2B và B2C ở vùng Crimea, Ukraine với danh mục sản phẩm khổng lồ hơn 280.000 mặt hàng.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart - Topsto
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart: Topsto

Website thương mại điện tử Topsto được nhiều khách hàng ưa chuộng vì sự đa dạng hàng hóa, chi phí sản phẩm hợp lý, giao hàng nhanh khắp khu vực Crimea, v.v.

  • Website: https://topsto-crimea.ru/ 
  • Lĩnh vực: Bán lẻ
  • Lưu lượng truy cập: 220.8K/tháng (7/2023)
  • Xếp hạng: #167,337 (Toàn cầu), #4,166 (Ukraine)

Ucuzkitapal

UcuzKitapal là doanh nghiệp kinh doanh sách trực tuyến từ Thổ Nhĩ Kỳ với cộng đồng hơn 85,000 khách hàng thân thiết. Cửa hàng có hàng nghìn sách thuộc nhiều thể loại khác nhau như giáo dục, văn học, kinh tế, phát triển bản thân, v.v.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart - Ucuzkitapal
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart: Ucuzkitapal

Nhờ vào việc triển khai website thương mại điện tử từ sớm, doanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu mua sách với mức giá siêu thấp, giao hàng nhanh cùng các ưu đãi hấp dẫn khác.

  • Website: https://www.ucuzkitapal.com/ 
  • Lĩnh vực: Sách trực tuyến
  • Lưu lượng truy cập: 146.8K/tháng (7/2023)
  • Xếp hạng: #227,028 (Toàn cầu), #5,881 (Thổ Nhĩ Kỳ)

Riviera Couleurs

Riviera Vaudoise là doanh nghiệp sơn và chất phủ được thành lập từ 40 năm trước tại vùng “Riviera Vaudoise” nằm ở phía tây của Thụy Sĩ, nơi nổi tiếng với cảnh quan đẹp, với những ngôi làng cổ truyền, các khu vườn hoa hồng và cảnh quan hữu tình bên bờ hồ.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart - Riviera Couleurs
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart: Riviera Couleurs

Sau nhiều năm hoạt động, Riviera Vaudoise đã trở thành cửa hàng sơn dầu hàng đầu tại khu vực khi cung cấp màu sơn cho nhiều nhu cầu khác nhau như sơn ô tô, nhà cửa, gỗ, v.v. Hiện nay, Riviera Vaudoise đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực thương mại điện tử để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng ở Thụy Sĩ.

  • Website: https://www.magasindepeinture.ch/ 
  • Lĩnh vực: Sơn và chất phủ
  • Lưu lượng truy cập: 41.1K/tháng (7/2023)
  • Xếp hạng: #1,367,213 (Toàn cầu), #272,883 (Switzerland)

Trên đây là 10 doanh nghiệp đã phát triển website thương mại điện tử với CS-Cart và đạt được thành công nhất định trong lĩnh vực của mình. Sự thành công này trở thành nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác tìm kiếm những giải pháp để bứt phá hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
CS-Cart là gì Xây dựng website thương mại điện tử CS-Cart
CS-CART LÀ GÌ? XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CS-CART
11/08/2023
5,585
2
0
1

Trong thời đại thương mại điện tử ngày càng phát triển, xây dựng website thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cách mà doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng.

Để xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến thành công, việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu kinh doanh là điều cần thiết. Trong đó, CS-Cart là một nền tảng thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và lớn lựa chọn.

Theo Builtwith, nền tảng CS-Cart đang hỗ trợ khoảng 13,232 website trên toàn cầu, trong đó thị trường Nga (khoảng 3,772 website) và thị trường Mỹ (khoảng 2,809 website) sử dụng nhiều nhất.

Trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ về CS-Cart là gì và ưu nhược điểm của nền tảng thương mại điện tử này.

CS Cart là gì?

CS-Cart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở sử dụng mô hình SaaS được phát triển bởi công ty Simbirsk Technologies Ltd. Ra mắt lần đầu vào năm 2005, nền tảng này đã từng bước trở thành một trong những giải pháp phổ biến và được tin dùng bởi nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới. 

CS-Cart là gì
CS-Cart là gì?

Một số website thương mại điện tử đang sử dựng nền tảng CS Cart như TechAble (Mỹ), Yumbles (Anh), Bakeshop (Úc), ToolBrothers (Đức), Inasbay (Canada), Nguyễn Kim (Việt Nam), v.v.

Hiện nay CS-Cart đang cung cấp 2 giải pháp chính: No-Code (Giải pháp xây dựng website thương mại điện tử nhanh, không cần kỹ năng coding) và On-Premises (Giải pháp thương mại điện tử mã nguồn mở để tùy chỉnh website).

Chi phí sử dụng giải pháp No-Code:

  • Basic: $95/tháng – Dành cho doanh nghiệp có tối đa 500 sản phẩm
  • Pro: $155/tháng – Dành cho doanh nghiệp có tối đa 5,000 sản phẩm
  • Advanced: $295/tháng – Dành cho doanh nghiệp có tối đa 200,000 sản phẩm

Chi phí sử dụng giải pháp On-Premises: 

  • Standard: $1,250/năm – Dành cho doanh nghiệp cần tùy chỉnh hệ thống cơ bản
  • Plus: $3,150/năm –  Dành cho doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở cho ứng dụng di động
  • Ultimate: $6,950/năm –  Dành cho doanh nghiệp có nhiều thị trường trên toàn cầu và cần quản trị ở một hệ thống duy nhất
  • Unlim: Liên hệ – Dành cho doanh nghiệp cần giải pháp vĩnh viễn, thanh toán 1 lần

Ngoài ra, CS-Cart còn cung cấp phiên bản mã nguồn mở miễn phí cho các doanh nghiệp tự do vận dụng để xây dựng website thương mại điện tử.

Ưu điểm khi xây dựng website thương mại điện tử bằng CS Cart

Ưu điểm khi xây dựng website thương mại điện tử bằng CS-Cart
Ưu điểm

Khả năng tùy biến linh hoạt

Một trong những đặc điểm nổi bật của nền tảng CS-Cart chính là tính linh hoạt, giúp hỗ trợ doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tham gia thị trường thương mại điện tử. 

Ngoài vận dụng mã nguồn mở với ngôn ngữ PHP, nền tảng này còn triển khai kiến trúc Headless cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh rộng rãi, giúp doanh nghiệp tạo ra website thương mại điện tử theo nhu cầu riêng. Sự linh hoạt này giúp các doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và đáng nhớ cho khách hàng.

CS-Cart là gì Xây dựng website thương mại điện tử CS-Cart-Headless
Kiến trúc Headless 

Tính năng phong phú

CS-Cart cung cấp một loạt tính năng toàn diện từ A – Z để vận hành hệ thống thương mại điện tử cho doanh nghiệp, bao gồm hơn 500 tính năng và 2,000 tiện ích sẵn có. Từ quản lý sản phẩm và xử lý đơn hàng cho đến tiếp thị và tối ưu hóa SEO, v.v. 

Sự phong phú này giúp doanh nghiệp giảm thiểu việc tích hợp nhiều plugin từ bên thứ ba, giúp đơn giản hóa “ngăn xếp” công nghệ của website thương mại điện tử.

Hỗ trợ đa nhà cung cấp

CS-Cart được đánh giá vượt trội trong việc kết nối và kiểm soát nhiều nhà cung cấp với khách hàng. Khả năng đa nhà cung cấp này tối ưu hóa việc quản lý các người bán khác nhau, tồn kho và thanh toán, làm cho hệ thống website trở thành giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn quản lý nhiều nhà cung cấp trên một nền tảng duy nhất.

Nhược điểm khi xây dựng website thương mại điện tử bằng CS Cart

Nhược điểm khi xây dựng website thương mại điện tử bằng CS Cart
Nhược điểm

Chi phí sử dụng cao

Các phiên bản tính phí là No-Code và On-Premises được đánh giá là có chi phí sử dụng tương tối cao. 

Đồng thời, phiên bản miễn phí của CS-Cart cũng không đủ để đáp ứng các nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp cần lưu ý rằng nhiều tính năng và chức năng tiên tiến sẽ yêu cầu mua các giấy phép hoặc tiện ích bổ sung. Các chi phí liên quan đến các tiện ích bổ sung này, cộng với các khoản chi phí phát triển và tùy chỉnh, có thể tích lũy, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các startup có nguồn ngân sách hạn chế.

Khả năng mở rộng còn nhiều hạn chế

Mặc dù CS-Cart phù hợp với đa dạng quy mô doanh nghiệp, nền tảng này có thể không phải là giải pháp có khả năng mở rộng tốt nhất cho các doanh nghiệp đang phát triển nhanh với mức lưu lượng và giao dịch cao.

Khi doanh nghiệp mở rộng, các vấn đề về hiệu suất có thể phát sinh, đòi hỏi doanh nghiệp phải cải thiện hiệu năng của hệ thống hoặc phải chuyển sang một nền tảng khác.

Phụ thuộc vào tiện ích bổ sung

Mặc dù CS-Cart cung cấp rất nhiều tính năng toàn diện nhưng một số doanh nghiệp nhận định rằng họ cần các chức năng cụ thể, yêu cầu mua hoặc phát triển các tiện ích bổ sung riêng bên ngoài hệ sinh thái của nền tảng này. 

Việc phụ thuộc nhiều vào các tiện ích bổ sung của bên thứ ba có thể gây ra vấn đề về khả năng tương thích, vấn đề bảo mật và khó khăn có thể xảy ra trong quá trình nâng cấp.

Nhìn chung, CS-Cart là một nền tảng thương mại điện tử phù hợp các doanh nghiệp cần trải nghiệm nền tảng mã nguồn mở, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa. Tuy nhiên, khi cần được nâng cấp lên hệ thống website thương mại điện tử chuyên biệt và phức tạp hơn, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí và nguồn lực để mở rộng quy mô hệ thống.

Trên đây là các thông tin về CS-Cart, cũng như các ưu nhược điểm nổi bật của nền tảng này mà doanh nghiệp cần lưu ý khi phát triển website thương mại điện tử.

Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử hiệu quả.

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn chọn nền tảng và triển khai thương mại điện tử ngay hôm nay!

Xem tiếp
Social Commerce là gì Xu hướng chưa bao giờ hết hot
SOCIAL COMMERCE LÀ GÌ? XU HƯỚNG CHƯA BAO GIỜ HẾT HOT
07/08/2023
6,782
2
0
1

Theo thống kê từ Statista, doanh số Social Commerce (Thương mại xã hội) toàn cầu đạt 992 tỷ USD năm 2022 và có thể lên đến 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026. Chính vì vậy, thương mại xã hội được đánh giá là một trong những xu hướng thương điện tử được đánh giá cao và có tiềm năng trong tương lai. 

Social Commerce là gì Xu hướng chưa bao giờ hết hot-biểu đồ
Nguồn: Statista

Social Commerce là gì?

Social Commerce hay thương mại xã hội là thuật ngữ kết hợp giữa hai khái niệm chính: “Social” (xã hội) và “Commerce” (thương mại). Đây là mô hình kinh doanh kết hợp giữa các yếu tố của mạng xã hội và thương mại điện tử, nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm có sự tương tác và kết nối hơn cho khách hàng.

Social Commerce là gì
Social Commerce là gì

Social Commerce cho phép người dùng xem và mua hàng trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, etc. Thông qua thương mại xã hội, khách hàng có thể tham khảo thông tin sản phẩm, đánh giá, nhận xét từ người dùng khác và thậm chí mua hàng trực tiếp từ các bài viết, quảng cáo, trang cửa hàng của doanh nghiệp trên các nền tảng xã hội này.

Mô hình Social Commerce thường đi kèm với các tính năng tương tác, chia sẻ và gợi ý sản phẩm. Thương mại xã hội cũng tận dụng sự phổ biến và số lượng lớn người dùng trên các mạng xã hội để tạo sự lan truyền tự nhiên của sản phẩm và thương hiệu.

Social Commerce hoạt động như thế nào?

Social Commerce vs eCommerce

Social Commerce và eCommerce là hai mô hình kinh doanh trực tuyến khác nhau, nhưng cùng nhằm mục tiêu kinh doanh trực tuyến. 

Dưới đây là sự khác biệt giữa hai mô hình này:

Social Commerce là gì Xu hướng chưa bao giờ hết hot-Social Commerce vs eCommerce
Bảng so sánh giữa Social Commerce vs eCommerce

Các loại thương mại xã hội

Có nhiều loại thương mại xã hội phổ biến, việc lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc vào phạm vi và mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp. 

Dưới đây là một số loại thương mại xã hội phổ biến:

  • Social Influencer Marketing: Đây là hình thức tiếp thị dựa trên sức ảnh hưởng của các người dùng có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội. Các doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người nổi tiếng hoặc có ảnh hưởng lớn để quảng bá sản phẩm và thương hiệu.
  • Affiliate Marketing: Tiếp thị liên kết là chiến lược marketing trong đó các doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho những người có sức ảnh hưởng để quảng bá hoặc đánh giá cho sản phẩm/dịch vụ trong các bài đăng trên mạng xã hội, bằng cách nhúng các liên kết vào nội dung nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Đổi lại, các đối tác tiếp thị liên kết này sẽ kiếm được phần trăm hoa hồng từ doanh thu của các liên kết đó.
  • Social Media Advertising: Loại thương mại này tập trung vào việc sử dụng mạng xã hội làm nền tảng quảng cáo. Doanh nghiệp có thể chạy các quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest, TikTok, etc để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Nội dung do người dùng tạo ra (UGC): Khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ bằng cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội để tăng sự tin tưởng giữa những người mua hiện tại và tương lai. 
  • Live streaming: Tổ chức các buổi livestream trực tiếp trên các nền tảng như TikTok, YouTube hoặc Twitch cho phép người xem tương tác trực tiếp với doanh nghiệp bằng cách giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, đặt câu hỏi và phản hồi người dùng trong quá trình phát sóng sẽ giúp tăng tương tác và doanh số bán hàng trực tuyến.

Lợi ích triển khai Social Commerce

Nâng cao nhận thức về thương hiệu

Social Commerce giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu người dùng trên các mạng xã hội, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội phổ biến trên thế giới như TikTok, Facebook, Instagram, Pinterest. Thương mại xã hội giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến lượng người dùng khổng lồ của các nền tảng này, cũng như tạo sự lan tỏa tự nhiên (organic) thông qua việc chia sẻ và tương tác từ người dùng.

Hãng thời trang thể thao nổi tiếng Nike đã triển khai Social Commerce một cách thành công thông qua việc sử dụng các bài viết, video và quảng cáo hấp dẫn trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter. Thương hiệu này thường xuyên tạo ra các chiến dịch quảng cáo khuyến khích người dùng chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm của họ. Thông qua các bài đăng của người dùng và việc sử dụng hashtag đặc biệt, Nike đã tạo ra sự lan truyền tự nhiên và gia tăng nhận diện thương hiệu.

Social Commerce là gì Xu hướng chưa bao giờ hết hot-Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Nâng cao nhận thức về thương hiệu

Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm

Đặc trưng của social commerce chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm trực tuyến cho người dùng, giúp giảm bớt số bước chuyển đổi từ việc xem sản phẩm đến việc mua hàng. Khách hàng có thể mua hàng trực tiếp từ các bài viết, bài quảng cáo hoặc cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội. 

Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, tiết kiệm thời gian trong quá trình mua sắm và tăng cường doanh số bán hàng thương mại điện tử của thương hiệu.

Chuỗi thương hiệu mỹ phẩm L’Oréal đã tạo ra nhiều kênh TikTok khác nhau cho từng thị trường mục tiêu, chẳng hạn như lorealparis (toàn cầu), lorealparisusa (thị trường Mỹ), , lorealparis_vn (thị trường Việt Nam), lorealparisid_shop (thị trường Indonesia), lorealparisth_store (thị trường Thái Lan), v.v. Việc này vừa giúp thương hiệu nắm được đúng khách hàng mục tiêu, vừa tận dụng TikTok Shop để khách hàng mua sản phẩm trực tiếp trên kênh TikTok của L’Oréal.

Social Commerce là gì Xu hướng chưa bao giờ hết hot-Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm
Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm

Theo dõi và đo lường hiệu quả hơn

Các trang mạng xã hội hiện nay đều cung cấp các công cụ phân tích và đo lường dữ liệu cho doanh nghiệp, chẳng hạn như Instagram Insights cung cấp dữ liệu nhân khẩu học bao gồm giới tính, nhóm tuổi và vị trí địa lý; Facebook Audience Insights giúp thu thập dữ liệu chuyên sâu hơn nữa về đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, TikTok Pixel có thể theo dõi các chỉ số chính như số lượt nhấp chuột, số lượt xem, tỷ lệ chuyển đổi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.

Việc tận dụng các nguồn dữ liệu này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến dịch kinh doanh thương mại xã hội hiệu quả hơn so với hoạt động kinh doanh bán lẻ truyền thống.

Một trong những doanh nghiệp thành công trong việc triển khai Social Commerce và tối ưu hóa việc theo dõi và đo lường hiệu quả là Fashion Nova. Đây là một thương hiệu thời trang nổi tiếng của Mỹ, chuyên cung cấp quần áo và phụ kiện thời trang dành cho phụ nữ.

Các bài đăng trên Instagram của Fashion Nova thường có tích hợp các tính năng chia sẻ và theo dõi người dùng giúp tăng cường khả năng lan truyền thông tin về sản phẩm và thương hiệu. Ngoài ra, Fashion Nova cũng sử dụng các tính năng đo lường hiệu quả của Instagram và các công cụ phân tích để đo lường hiệu quả chiến dịch tiếp thị và quảng cáo của thương hiệu.

Social Commerce là gì Xu hướng chưa bao giờ hết hot-Theo dõi và đo lường hiệu quả hơn
Theo dõi và đo lường hiệu quả hơn

Tăng cường tương tác và hỗ trợ khách hàng

Vận dụng thương mại xã hội sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tương tác trực tiếp với khách hàng và nhận phản hồi của họ về thương hiệu hoặc sản phẩm thông qua các bài viết, hội thoại trực tiếp, trả lời bình luận và tin nhắn. Điều này giúp cung cấp hỗ trợ nhanh chóng và giải đáp thắc mắc của khách hàng, tạo sự hài lòng và tăng cường quan hệ khách hàng. Ngoài ra, từ các phản hồi này của khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng mong đợi của khách hàng.

Tarte Cosmetics là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng, chuyên cung cấp các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da. Tarte Cosmetics đã sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook và Twitter để triển khai Social Commerce, thương hiệu này thường xuyên tương tác với khách hàng trên mạng xã hội. Đội ngũ admin luôn trả lời nhanh chóng các bình luận và tin nhắn từ người dùng, giải đáp thắc mắc và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Điều này tạo ra sự tin tưởng và sự hài lòng từ phía khách hàng, đồng thời tăng cường quan hệ với khách hàng một cách tích cực.

Social Commerce là gì Xu hướng chưa bao giờ hết hot-Tăng cường tương tác và hỗ trợ khách hàng
Tăng cường tương tác và hỗ trợ khách hàng

Trên đây là một số thông tin, lợi ích và ví dụ về các doanh nghiệp đã triển khai Social Commerce thành công. Tùy vào định hướng của mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản trị có thể kết hợp mạng xã hội và thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu trong thời đại kỹ thuật số ngày nay.

Xem thêm: Thương mại điện tử: Inbound Marketing vs Outbound Marketing

Doanh nghiệp có thể liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí cách thức triển khai eCommerce Marketing nói chung và Social Commerce nói riêng.

Xem tiếp
10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất
10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DƯỢC PHẨM NỔI BẬT NHẤT
26/07/2023
9,533
2
0
1

Xu hướng thương mại điện tử đã nhanh chóng lan rộng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Sự bùng nổ của các nhà thuốc online trong và ngoài nước cho thấy xu hướng này đang có sự tác động rất lớn đối với ngành dược phẩm. 

Việc đầu tiên thường thấy trong chiến lược thiết lập sự hiện diện trực tuyến của các nhà thuốc là xây dựng website thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp.

Dưới đây là 10 thương hiệu dược phẩm tại Việt Nam và Quốc tế triển khai thành công website thương mại điện tử và đã sớm thống thị trường này. 

CVS Health (Mỹ)

CVS Health là một doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành chăm sóc sức khoẻ của Mỹ và là bán lẻ dược phẩm lớn nhất tại quốc gia này với hơn 9.900 cửa hàng. CVS cũng cung cấp một loạt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm khám tổng quát, xét nghiệm và chăm sóc nha khoa. 

Website thương mại điện tử của CVS được xây dựng với nền tảng Oracle Commerce với nhiều tính năng giúp đảm bảo trải nghiệm người dùng tối ưu và khả năng mở rộng trong tương lai. Trong đó, tính năng về đơn thuốc giúp khách hàng quản lý đơn thuốc bằng tài khoản CVS cũng như yêu cầu tái lập đơn thuốc và giao thuốc tận nhà. Ngoài ra, khách hàng có thể đặt lịch khám trên website với hai tuỳ chọn là khám tại phòng khám hoặc thăm khám từ xa qua video call.  

10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất -CVS Health
Nhà thuốc online nổi tiếng của Mỹ — CVS Health
  • Website: https://www.cvs.com/
  • Nền tảng: Oracle Commerce
  • Lưu lượng truy cập: 72.2 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 112 (Mỹ) và 494 (Toàn cầu)

Droga Raia (Brazil)

Được thành lập năm 1890, Droga Raia đã phát triển không ngừng và nhiều năm qua và trở thành một trong những chuỗi nhà thuốc hàng đầu Brazil. Tuy là thương hiệu lâu đời nhưng Droga Raia không để mình thụt lùi trong xu hướng thương mại điện tử. 

Với lượt truy cập website trung bình hàng tháng là 19.8 triệu, Droga Raia chọn Magento để xây dựng website thương mại điện tử là hướng đi đúng đắn vì khả năng linh hoạt tùy chỉnh và mở rộng vượt trội của nền tảng này sẽ đảm bảo khả năng xử lý lượng truy cập lớn và đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hệ thống trong tương lai.

10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất -Droga Raia
Website thương mại điện tử của công ty dược phẩm Droga Raia
  • Website:  https://www.drogaraia.com.br/
  • Nền tảng: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 19.8 triệu/tháng 
  • Xếp hạng: 138 (Brazil) và 3,304 (Toàn cầu)

Apollo Pharmacy (Ấn Độ)

Chuỗi nhà thuốc bán lẻ nổi tiếng của Ấn Độ — Apollo Pharmacy là công ty con của bệnh viện Apollo. Qua nhiều năm có mặt trên thị trường, Apollo đã mở rộng chuỗi cửa hàng lên con số hàng nghìn trên khắp các thành phố và thị trấn của Ấn Độ. 

Website thương mại điện tử Apollo cũng được xây dựng trên nền tảng Magento đáp ứng khả năng quản lý danh mục sản phẩm khổng lồ. Bên cạnh bán các loại thuốc kê đơn và không kê đơn hay các sản phẩm dành chăm sóc sức khỏe, Apollo còn cung cấp các dịch liên quan khác. Trong số đó phải kể đến là dịch vụ tư vấn online, đặt lịch kiểm tra sức khoẻ và tiêm ngừa, và bán bảo hiểm. Website hiện có lượt truy cập là 12.7 triệu/tháng.

10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất -Apollo Pharmacy
Website thương mại điện tử của Apollo Pharmacy
  • Website: https://www.apollopharmacy.in/
  • Nền tảng: Magento 
  • Lưu lượng truy cập: 12.7 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 434 (Ấn Độ) và 5,736 (Toàn cầu)

Netmeds (Ấn Độ)

Một nhà thuốc online nổi tiếng khác của Ấn Độ chính là Netmeds. Bên cạnh thuốc kê đơn và không kê đơn, thương hiệu này còn cung cấp nhiều sản phẩm chăm sóc sức khoẻ khác như đồ cho mẹ & bé, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng dành cho người tập thể hình, người ăn chay và người bị tiểu đường. 

Thương hiệu này cũng sử dụng Magento để xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm với nhiều tính năng để nâng cao trải nghiệm người dùng. Trong số đó phải kể đến khả năng phân chia danh mục sản phẩm với hình ảnh đi kèm, gợi ý tìm kiếm sản phẩm không kê đơn, kiểm tra tính sẵn có của sản phẩm tại cửa hàng cụ thể, tải đơn thuốc và yêu cầu giao đến tận nhà. Hiện website của Netmeds đang có trung bình khoảng 10.4 triệu truy cập mỗi tháng. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất -Netmeds
Nhà thuốc online — Netmeds
  • Website: https://www.netmeds.com/
  • Nền tảng: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 10.4 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 462 (Ấn Độ) và 5,864 (Toàn cầu)

Nahdi Online

Nahdi Online là website thương mại điện tử dược phẩm hàng đầu của Ả Rập Saudi và là một trong những chuỗi nhà thuốc bán lẻ lớn nhất trong khu vực. 

Đây là nhà thuốc thứ 4 trong danh sách sử dụng nền tảng Magento để thiết kế website thân thiện với người dùng với nhiều tính năng nâng cao giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm cụ thể, đọc mô tả chi tiết và so sánh giá cả. Ngoài ra, thông qua website thương mại điện tử Nahdi, khách hàng có thể đăng ký sử dụng một số dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe trực tuyến hoặc đặt lịch hẹn tại phòng khám. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất -Nahdi Online
Website thương mại điện tử của Nahdi Online 
  • Website: https://www.nahdionline.com/en/
  • Nền tảng: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 9.8 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 30 (Ả Rập Xê Út) và 5,818 (Toàn cầu)

Nhà Thuốc An Khang (Việt Nam)

Là một trong những chuỗi nhà thuốc uy tín nhất tại Việt Nam, Nhà Thuốc An Khang được thành lập năm 2012 và hiện mở rộng hơn 500 nhà thuốc trên toàn quốc. Ngoài ra, thương hiệu này còn triển khai website thương mại điện tử và ứng dụng di động nhằm phục vụ nhu cầu mua dược phẩm online của người tiêu dùng với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn.

An Khang cung cấp đa dạng các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế đến chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Bên cạnh đó, website của An Khang có chuyên mục tra cứu bệnh giúp khách hàng ngoài việc mua sản phẩm còn có thể tra cứu một số loại bệnh phổ biến bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng ngừa. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất -Nhà Thuốc An Khang
Website của Nhà thuốc An Khang
  • Website: https://www.nhathuocankhang.com/
  • Nền tảng: Ngôn ngữ PHP 
  • Lưu lượng truy cập: 5.8 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 213 (Việt Nam) và 12,917 (Toàn cầu)

FPT Long Châu (Việt Nam)

FPT Long Châu được thành lập vào năm 2015 với hơn 1000 cửa hàng có khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam, đồng thời cũng là nhà tiên phong trong mô hình nhà thuốc online hiện đại. Cả website và app thương mại điện tử của Long Châu đều nhận được sự ủng hộ từ người tiêu dùng nhờ trải nghiệm mua sắm phong phú và liền mạch. 

Đặc biệt, Long Châu là nhà thuốc tiên phong dịch vụ Mua Trước Trả Sau với 0% lãi suất giúp san sẻ gánh lo với người bệnh. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tư vấn từ các dược sĩ có kinh nghiệm của Long Châu thông qua hotline hoặc chat. Hiện website của Long Châu có khoảng 5.2 triệu lượt truy cập hàng tháng. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất -FPT Long Châu
Website thương mại điện tử của FPT Long Châu
  • Website: https://nhathuoclongchau.com.vn/
  • Nền tảng: Ngôn ngữ PHP
  • Lưu lượng truy cập: 5.2 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 279 (Việt Nam) và 15,056 (Toàn cầu)

Pharmacity (Việt Nam)

Tại thị trường dược phẩm Việt Nam, Pharmacity là cái tên thứ 3 được nhắc đến trong “cuộc đua tam mã” đang diễn ra khốc liệt ở cả kênh online và offline. Doanh nghiệp này ra mắt năm 2011 và hiện có hơn 1000 cửa hàng trên toàn quốc.

Tương tự như An Khang và Long Châu, Pharmacity cũng triển khai website và app thương mại điện tử với nhiều chương trình khuyến mãi nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng và bệnh nhân trải nghiệm mua sắm tiện lợi, nhanh chóng cùng với dịch vụ tư vấn trực tuyến từ đội ngũ dược sĩ có chuyên môn cao. Hiện tại, website của Pharmacity thu hút lượng truy cập trung bình là 2.7 triệu mỗi tháng.

10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất -Pharmacity
Nhà thuốc online — Pharmacity
  • Website: https://www.pharmacity.vn/
  • Nền tảng: WooCommerce
  • Lưu lượng truy cập: 2.7 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 511 (Việt Nam) và 26,035 (Toàn cầu)

Trung Tâm Thuốc – Central Pharmacy (Việt Nam)

Đây là một trong những hệ thống nhà thuốc trực tuyến uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam. Nhà thuốc cung cấp đa dạng các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chính hãng từ các thương hiệu lớn trên thế giới. 

Website thương mại điện tử của Central Pharmacy cung cấp nhiều tính năng giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng như gợi ý tìm kiếm, lọc tìm kiếm, tích hợp các ứng dụng nhắn tin (FB messenger và Zalo) vào website để chăm sóc khách hàng, tải lên đơn thuốc và yêu cầu giao thuốc tận nơi. Đến nay website đã thu hút hơn 587.nghìn lượng truy cập hàng tháng. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất -Trung Tâm Thuốc - Central Pharmacy
Trung tâm thuốc – Central Pharmacy
  • Website: https://trungtamthuoc.com/
  • Nền tảng: Ngôn ngữ PHP
  • Lưu lượng truy cập: 587.1 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 2,484 (Việt Nam) và 118,022 (Toàn cầu)

Nhà Thuốc Thân Thiện (Việt Nam)

Nhà thuốc Thân Thiện là chuỗi hệ thống bán lẻ đạt chuẩn GPP tại Việt Nam. Thương hiệu này chuyên các sản phẩm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và một số mặt hàng chăm sóc sức khoẻ khác. Doanh nghiệp này xây dựng kết hợp mô hình nhà thuốc offline và nhà thuốc online với kênh bán hàng chủ lực là website thương mại điện tử được phát triển với WooCommerce. Trang web được thiết kế dễ điều hướng với những tính năng cơ bản giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, mua hàng và tra cứu đơn hàng. Website có khoảng 410 nghìn lượt truy cập mỗi tháng. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Dược Phẩm Nổi Bật Nhất -Nhà Thuốc Thân Thiện
Nhà thuốc Thân Thiện 
  • Website: https://nhathuocthanthien.com.vn/
  • Nền tảng: WooCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 410 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 3,391 (Việt Nam) và 155,687 (Toàn cầu)

Trên đây là 10 website thương mại điện tử bao gồm nhà thuốc online hàng đầu tại thị trường Việt Nam lẫn Quốc tế. Những thương hiệu này cho thấy sự thức thời trong việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và sự nỗ lực phát triển hạ tầng công nghệ để tranh phần “miếng bánh” hàng tỷ USD. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử chuyên nghiệp theo đặc thù từng ngành hàng.

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: INBOUND MARKETING VS OUTBOUND MARKETING
14/07/2023
11,101
2
0
1

Inbound Marketing và Outbound Marketing là hai phương pháp marketing phổ biến được các doanh nghiệp vận dụng xen kẽ nhau. 

Mặc dù phổ biến là thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cần phân biệt được giữa 2 loại hình marketing này và đâu là chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp triển khai Inbound Marketing và Outbound Marketing trên thị trường thương mại điện tử?

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là phương pháp marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng bằng cách cung cấp nội dung hữu ích và tạo trải nghiệm có giá trị cho khách hàng.

Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing - Inbound Marketing là gì
Inbound Marketing là gì?

Một số phương pháp triển khai chính trong Inbound Marketing bao gồm: 

  • Viết blog: Tạo ra nội dung bổ ích nhằm cung cấp thông tin có giá trị cho khách hàng tiềm năng. 
  • Social Media Marketing: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram, Twitter, v.v để tương tác với khách hàng bằng cách chia sẻ và xây dựng nội dung có giá trị với khách hàng.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Tối ưu hóa website và nội dung để xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Safari, Firefox, v.v giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp trên thị trường Internet. 
  • Email Marketing: Xây dựng chuỗi email có liên quan đến nhu cầu và được cá nhân hóa để tăng cường khả năng chăm sóc khách hàng.
  • Youtube Marketing: Xây dựng chiến chiến lược Marketing trên nền tảng Youtube để cung cấp kiến thức hữu ích song song với thông điệp tiếp thị đến chính xác khách hàng tiềm năng.
  • Audio Marketing (Podcast): Tạo và phát sóng các chương trình podcast liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm của doanh nghiệp cho phép thương hiệu chia sẻ thông tin, câu chuyện và nhiều nội dung giá trị khác với khách hàng tiềm năng thông qua âm thanh.
  • Tệp khách hàng tiềm năng (leads): Cung cấp nội dung hữu ích như ebook, guideline, webinar, v.v để thu thập thông tin liên hệ và xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng.

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là phương pháp marketing truyền thống mà doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng bằng cách đẩy thông điệp tiếp thị đến lượng lớn khách hàng ngoài thị trường. 

Outbound Marketing là gì?

Dưới đây là một số phương pháp triển khai chính của Outbound Marketing:

  • Cold calling: Gọi điện thoại đến các số điện thoại mà doanh nghiệp thu thập từ các nguồn khác nhau và không có bất kỳ mối quan hệ trước đó, như danh sách mua hàng tiềm năng, danh sách khách hàng tiềm năng hoặc cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
  • Cold email outreach:  Gửi thư trực tiếp hoặc bưu phẩm đến tệp khách hàng như cold calling để thông báo về sản phẩm, dịch vụ hoặc các chương trình khuyến mãi sắp đến.
  • Sự kiện và triển lãm: Tham gia và tổ chức các sự kiện, triển lãm để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiềm năng và quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Quảng cáo truyền thống: Sử dụng các kênh quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, tạp chí và quảng cáo ngoài trời (billboard) để đưa thông điệp Marketing đến số lượng lớn khách hàng.
  • Quảng cáo PPC (Pay Per Click – Quảng cáo trả tiền): Sử dụng các hình thức quảng cáo trực tuyến trả tiền như Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads, v.v) hoặc các cách quảng cáo hiển thị đến người tiêu dùng khác.
  • Telemarketing: Gọi điện trực tiếp đến khách hàng tiềm năng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ và tạo cơ hội chào hàng.
Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing - Nguồn Shift4Shop
Nguồn: Shift4Shop

Inbound Marketing vs Outbound Marketing: Điểm khác biệt cơ bản

Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing - Điểm khác biệt cơ bản
Điểm khác biệt cơ bản giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Cách tiếp cận

Inbound Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp nội dung và trải nghiệm có giá trị. Trong thương mại điện tử, trọng tâm của Inbound Marketing chính là xây dựng các mối quan hệ, tương tác với khách hàng thông qua website hoặc app thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Outbound Marketing có cách tiếp cận tập trung vào sản phẩm hơn, trong đó mục tiêu là đẩy các thông điệp tiếp thị đến nhiều đối tượng hơn. Outbound Marketing liên quan đến việc tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như quảng cáo, thư trực tiếp hoặc tiếp thị qua điện thoại.

Mục tiêu

Inbound Marketing tập trung vào việc thu hút và gắn kết đối tượng mục tiêu cụ thể bằng cách tạo nội dung có liên quan và có giá trị. Mục đích của Inbound Marketing là để thu hút những khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm thông tin hoặc giải pháp liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Outbound Marketing tạo ra một mạng lưới rộng hơn và nhắm mục tiêu đối tượng rộng hơn, thường dựa trên nhân khẩu học hoặc sở thích chung. Trọng tâm của Outbound Marketing là tiếp cận một số lượng lớn người với hy vọng thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

Cách giao tiếp với khách hàng

Inbound Marketing khuyến khích giao tiếp hai chiều, nơi các doanh nghiệp tham gia vào các cuộc trò chuyện với khách hàng tiềm năng, ưu tiên lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và cung cấp thông tin hoặc giải pháp hữu ích.

Outbound Marketing thường liên quan đến giao tiếp một chiều, trong đó các doanh nghiệp truyền tải thông điệp tiếp thị đến khán giả mà không cần tương tác ngay lập tức. Mục tiêu chính là tạo ra nhận thức và tạo ra sự quan tâm đến các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Thời gian

Inbound Marketing có xu hướng tập trung dài hạn hơn vì chiến lược này hướng đến việc xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm theo thời gian, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng nên có thể mất thời gian để mang lại kết quả.

Outbound Marketing thường gắn liền với kết quả tức thời hoặc mục tiêu ngắn hạn. Trọng tâm của Outbound Marketing là tạo ra khách hàng tiềm năng hoặc bán hàng ngay lập tức bằng cách tích cực quảng cáo các sản phẩm/dịch vụ thông qua các kênh như quảng cáo trả tiền hoặc tiếp thị qua điện thoại.

Chi phí

Inbound Marketing có thể tiết kiệm chi phí trong thời gian dài, vì chiến lược này dựa vào việc tạo nội dung có giá trị, tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến và tận dụng các kênh do doanh nghiệp làm chủ như tối ưu website/app thương mại điện tử, SEO, quản lý các trang mạng xã hội. Mặc dù có thể yêu cầu đầu tư vào nguồn lực và thời gian ban đầu nhưng lợi tức đầu tư có thể đáng kể theo thời gian.

Outbound Marketing thường liên quan đến các khoản chi phí trả trước, chẳng hạn như các chi phí quảng cáo. Chi phí có thể khác nhau tùy thuộc vào các kênh đã chọn và quy mô của đối tượng được nhắm mục tiêu.

Inbound Marketing vs Outbound Marketing: Chiến lược phù hợp trong thương mại điện tử

Chiến lược Inbound Marketing

Inbound Marketing trong thương mại điện tử áp dụng các nguyên tắc và chiến lược của Inbound Marketing để thu hút và tương tác với khách hàng tiềm năng trên thị trường  thương mại điện tử.

Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing - Chiến lược Inbound Marketing
Chiến lược Inbound Marketing

Dưới đây là một số chiến lược Inbound Marketing thường được áp dụng trong thương mại điện tử:

  • Tạo nội dung chất lượng: Tạo ra nội dung hữu ích và liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp như blog, hướng dẫn sử dụng, video hướng dẫn, infographics, và nhiều hình thức khác. 
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Tối ưu hóa website và nội dung để tăng xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.
  • Xây dựng cộng đồng trực tuyến: Sử dụng mạng xã hội, blog, diễn đàn hoặc các nền tảng khác để tương tác với khách hàng tiềm năng và xây dựng cộng đồng trực tuyến xung quanh thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Email Marketing: Xây dựng danh sách email từ khách hàng tiềm năng và thực hiện chiến dịch email marketing để gửi thông tin, tin tức, khuyến mãi và nội dung liên quan đến khách hàng tiềm năng.
  • Tạo landing page: Tạo các landing page giúp xây dựng một cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng và tương tác với họ thông qua các chiến dịch tiếp thị.
  • Sử dụng truyền thông xã hội: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram, Twitter, v.v để chia sẻ nội dung, tương tác với khách hàng tiềm năng và xây dựng nhận diện thương hiệu.

Nhìn chung, Inbound Marketing giúp tăng cường lưu lượng truy cập tự nhiên, tăng tương tác và tạo điều kiện để khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự trong môi trường thương mại điện tử.

Chiến lược Outbound Marketing

Outbound Marketing trong thương mại điện tử áp dụng các phương pháp và chiến lược của Outbound Marketing để tạo ra sự nhận diện thương hiệu đến lượng lớn khách hàng với mục tiêu tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến. 

Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing - Chiến lược Outbound Marketing
Chiến lược Outbound Marketing

Dưới đây là một số phương pháp Outbound Marketing thường được áp dụng trong thương mại điện tử: 

  • Quảng cáo PPC: Sử dụng các hình thức quảng cáo trực tuyến trả tiền như Google Ads, Facebook Ads hoặc các dạng quảng cáo trực tuyến khác để đưa thông điệp Marketing đến khách hàng tiềm năng. 
  • Email marketing: Gửi email quảng cáo trực tiếp đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại để thông báo về sản phẩm, chương trình khuyến mãi hoặc các tin tức liên quan.
  • Tin nhắn trực tiếp (SMS marketing): Gửi tin nhắn trực tiếp đến điện thoại di động của khách hàng tiềm năng để thông báo về sản phẩm, ưu đãi hoặc thông tin khuyến mãi. 
  • Quảng cáo truyền thống: Sử dụng các hình thức quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, tạp chí và billboard để dẫn lượng lớn khách hàng về website/app thương mại điện tử mua hàng. 
  • Telemarketing: Gọi điện trực tiếp đến khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, tư vấn hoặc bán hàng. 

Về cơ bản, Outbound Marketing trong thương mại điện tử có thể giúp tạo ra sự nhận diện thương hiệu nhanh chóng và tiếp cận lớn người dùng trên mạng nhưng cũng cần cân nhắc về hiệu quả và sự phản ứng của khách hàng tiềm năng đến mục tiêu cuối cùng là tăng số lượng bán hàng trực tuyến.

Trên đây là tổng hợp về các thông tin cơ bản về Inbound Marketing và Outbound Marketing trong thương mại điện tử. Tùy thuộc vào nhu cầu mà mỗi doanh nghiệp sẽ có thời gian và ngân sách để phân bổ Inbound Marketing và Outbound Marketing cho phù hợp. 

Doanh nghiệp có thể liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí cách thức triển khai eCommerce Marketing

Xem tiếp
BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn
BI LÀ GÌ? TOP 5 BUSINESS INTELLIGENCE CHO DOANH NGHIỆP LỚN
06/07/2023
9,369
2
0
1

Trong thời đại thương mại điện tử đang ngày càng lên ngôi như hiện nay, việc thu thập, phân tích và ứng dụng thông tin kinh doanh là một yếu tố quan trọng để nắm bắt được các cơ hội mới trong thị trường. 

Chính vì vậy, Business Intelligence (BI) sẽ là “cứu cánh” cho hoạt động quản lý dữ liệu kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Vậy Business Intelligence là gì và đâu là sự lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp lớn?

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence (BI) thường được gọi là kinh doanh thông minh hay trí tuệ doanh nghiệp. Đây là hệ thống quản lý công nghệ thông tin liên quan đến việc thu thập, tổ chức, phân tích và biến đổi dữ liệu kinh doanh thành thông tin có giá trị để hỗ trợ quyết định và định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Business Intelligence là gì
BI là gì?

Hệ thống BI giúp doanh nghiệp theo dõi và đo lường các chỉ số thể hiện hiệu suất kinh doanh quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, mức độ hài lòng khách hàng, hành vi tiêu dùng, sản phẩm yêu thích, v.v. Thông qua việc phân tích và so sánh dữ liệu đã thu thập được này, hệ thống BI cho phép nhìn thấy các xu hướng và mô hình kinh doanh phù hợp nhất, từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh thích hợp. 

Các thành phần chính của hệ thống BI

Hệ thống BI là tập hợp các công nghệ, công cụ và phương pháp được sử dụng để triển khai quy trình BI trong doanh nghiệp. Hệ thống BI này thường bao gồm các thành phần:

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Các thành phần chính của hệ thống BI
Các thành phần chính của hệ thống BI
  • Data Warehouse: Đây là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu kinh doanh từ các nguồn khác nhau. Data Warehouse được thiết kế để tổng hợp và lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc chuẩn, có thể truy cập dễ dàng, đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy của dữ liệu cho các hoạt động phân tích
  • ETL (Extract, Transform, Load): Quy trình ETL bao gồm việc trích xuất dữ liệu từ nguồn, áp dụng các quy tắc và quá trình biến đổi để chuẩn hóa dữ liệu, sau đó tải dữ liệu đã biến đổi vào Data Warehouse
  • Data Mining: Đây là quá trình phân tích dữ liệu để khám phá thông tin ẩn và xu hướng trong dữ liệu. Các kỹ thuật Data Mining bao gồm việc áp dụng các thuật toán và mô hình để tìm ra mẫu, quy luật và thông tin hữu ích từ dữ liệu. Các công cụ và kỹ thuật Data Mining giúp đưa ra dự đoán, phân loại, phát hiện sự tương quan từ dữ liệu
  • Data Visualization: Đây là quá trình biến đổi dữ liệu thành biểu đồ, đồ thị, bản đồ hoặc các hình ảnh trực quan khác. Data Visualization giúp hiển thị dữ liệu trực quan, rõ ràng, dễ hiểu, giúp người dùng nắm bắt thông tin quan trọng và thấy được mối quan hệ giữa các dữ liệu với nhau
  • Reporting và Dashboards: Đây là các công cụ cung cấp báo cáo, thông tin tổng hợp về hiệu suất kinh doanh và các chỉ số quan trọng. Reporting cung cấp các báo cáo chi tiết về các chỉ số kinh doanh, trong khi Dashboards cung cấp một cái nhìn tổng quan và trực quan về tình hình kinh doanh thông qua các biểu đồ, đồ thị và bảng điều khiển

Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn

Tableau

Tableau là phần mềm trực quan hóa dữ liệu tương tác, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thông minh. Tableau được thành lập vào năm 2003 tại Mountain View, California và hiện có trụ sở tại Seattle, Washington. Năm 2019, phần mềm BI này đã được Salesforce mua lại với giá 15,7 tỷ USD.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Tableau
Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn: Tableau

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: Theo đánh giá từ G2, Tableau nằm trong top 3 các phần mềm BI dễ sử dụng nhất. Giao diện người dùng của Tableau thân thiện, dễ làm quen để tạo ra các báo cáo và trực quan hóa dữ liệu mà không cần có kiến thức kỹ thuật
  • Kết nối đa nguồn dữ liệu: Tableau hỗ trợ kết nối và tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database), tệp Excel, dữ liệu đám mây và nhiều nguồn dữ liệu khác
  • Trực quan hóa dữ liệu cao: Tableau cho phép người dùng biến đổi dữ liệu thành các biểu đồ và đồ thị đẹp mắt, dễ hiểu và trực quan. Nhờ vậy, Tableau giúp người dùng dễ dàng tìm ra xu hướng và thông tin quan trọng từ dữ liệu

Nhược điểm:

  • Khả năng xử lý dữ liệu lớn: Mặc dù Tableau có khả năng xử lý dữ liệu lớn, nhưng với tập dữ liệu quá lớn, hiệu suất của nó có thể bị giảm đi. Điều này đòi hỏi cấu hình phần cứng đủ mạnh để đảm bảo khả năng xử lý tốt hơn
  • Yêu cầu phần cứng và tài nguyên cao: Tableau đòi hỏi cấu hình phần cứng mạnh mẽ và tài nguyên hệ thống đủ lớn để đảm bảo hiệu suất tốt. Việc triển khai Tableau trên các máy tính có cấu hình yếu có thể dẫn đến hiệu suất kém và thời gian đáp ứng chậm
  • Khả năng định vị địa lý hạn chế: Tableau cung cấp khả năng hiển thị dữ liệu trên bản đồ nhưng trong một số trường hợp, khả năng định vị địa lý có thể hạn chế. Doanh nghiệp có thể cần sử dụng các công cụ GIS (Geographic Information Systems – Hệ thống thông tin địa lý) để khai thác tối đa khả năng định vị địa lý

Microsoft Power BI

Microsoft Power BI là phần mềm trực quan hóa dữ liệu tương tác được phát triển bởi Microsoft vào năm 2011 với trọng tâm chính là kinh doanh thông minh.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Microsoft Power BI
Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn: Microsoft Power BI

Ưu điểm:

  • Tích hợp cao với hệ sinh thái Microsoft: Power BI tương thích rất tốt với các sản phẩm và dịch vụ khác của Microsoft như Azure, Office 365 và SQL Server. Điều này cho phép người dùng tận dụng tối đa hệ thống sẵn có và dễ dàng tích hợp dữ liệu từ các nguồn Microsoft
  • Hỗ trợ tốt cho ngôn ngữ DAX: Power BI hỗ trợ ngôn ngữ DAX (Data Analysis Expressions) mạnh mẽ, cho phép người dùng thực hiện tính toán phức tạp và xử lý dữ liệu để tạo ra các chỉ số, đo lường và công thức phân tích
  • Trực quan hóa dữ liệu cao: Power BI cung cấp một loạt các biểu đồ và đồ thị để trực quan hóa dữ liệu bao gồm biểu đồ cột, biểu đồ vòng, biểu đồ đường, bản đồ địa lý và nhiều hình thức trực quan hóa khác. 

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi kiến thức kỹ thuật: Mặc dù giao diện người dùng Power BI thân thiện, nhưng để tận dụng đầy đủ tiềm năng của Power BI, người dùng cần có kiến thức và kỹ năng phân tích dữ liệu, truy vấn ngôn ngữ DAX và các khái niệm BI cơ bản
  • Hạn chế về đồ họa và tùy chỉnh: Power BI có giới hạn trong việc tùy chỉnh giao diện và đồ họa. Một số tùy chỉnh phức tạp có thể đòi hỏi việc sử dụng các công cụ khác hoặc tạo tùy chỉnh mở rộng
  • Giới hạn trong phiên bản miễn phí: Phiên bản miễn phí của Power BI có hạn chế về khả năng kết nối và xử lý dữ liệu lớn, tính năng bảo mật, quyền truy cập và không cho phép tích hợp với một số dịch vụ và nguồn dữ liệu phức tạp

Looker

Looker là hệ thống BI phổ biến được sử dụng để trực quan hóa dữ liệu và phân tích trong các doanh nghiệp lớn. Hệ thống này cho phép người dùng truy cập, khám phá và phân tích dữ liệu một cách trực quan nhất.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Looker
Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn: Looker

Ưu điểm:

  • Công cụ truy vấn linh hoạt: Looker cung cấp công cụ truy vấn mạnh mẽ, cho phép người dùng xây dựng cấu trúc truy vấn phức tạp. Người dùng có thể thực hiện các phép tính, lọc và nhóm dữ liệu để đạt được các thông tin phân tích hữu dụng
  • Tích hợp dữ liệu với thời gian thực: Looker cho phép người dùng theo dõi và phân tích dữ liệu trong thời gian thực. Điều này rất hữu ích trong việc theo dõi các chỉ số, báo cáo và cập nhật dữ liệu liên tục
  • Tự động hóa và lập lịch: Looker cung cấp khả năng tự động hóa quy trình phân tích dữ liệu và lập lịch công việc. Người dùng có thể thiết lập lịch trình tự động cho việc cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo và gửi thông báo tự động, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc

Nhược điểm:

  • Yêu cầu cấu hình và triển khai phức tạp: Looker yêu cầu cấu hình ban đầu khá phức tạp, đòi hỏi kiến thức kỹ thuật, sự hiểu biết nhất định về hệ thống để thiết lập và tích hợp Looker vào môi trường hiện có
  • Yêu cầu kỹ năng lập trình: Để tận dụng đầy đủ tiềm năng của Looker, người dùng cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình như SQL, kỹ năng lập trình để tùy chỉnh và tối ưu hóa câu truy vấn và báo cáo

Amazon QuickSight

Amazon QuickSight là dịch vụ BI phi máy chủ hoạt động trên đám mây được phát triển bởi tập đoàn Amazon và được phát hành ngày 22 tháng 02 năm 2022. Amazon QuickSight cung cấp các phương tiện trực quan hóa dữ liệu, bảng điều khiển tương tác và phân tích dữ liệu được máy học hỗ trợ.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Amazon QuickSight
Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn: Amazon QuickSight

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: Amazon QuickSight có giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng. Người dùng không cần có kiến thức kỹ thuật sâu để bắt đầu sử dụng và việc tạo báo cáo, trực quan hóa dữ liệu hay tương tác với dữ liệu khá đơn giản
  • Tích hợp tốt với dịch vụ AWS: Amazon QuickSight được tích hợp chặt chẽ với các dịch vụ AWS khác như Amazon Redshift, Amazon RDS và Amazon S3. Điều này giúp người dùng dễ dàng truy cập và phân tích dữ liệu từ các nguồn dữ liệu AWS
  • Khả năng mở rộng cao: Amazon QuickSight được xây dựng trên cơ sở hạ tầng đám mây của AWS, cho phép mở rộng linh hoạt và đảm bảo tính sẵn sàng cao

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào hạ tầng AWS: Amazon QuickSight hoàn toàn phụ thuộc vào hạ tầng và dịch vụ của AWS. Điều này có thể là một hạn chế nếu người dùng không muốn hoặc không có sẵn hạ tầng AWS hoặc đã sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác.
  • Giới hạn trong việc trực quan hóa dữ liệu phức tạp: Mặc dù Amazon QuickSight cung cấp công cụ trực quan hóa dữ liệu nhưng khả năng trực quan hóa dữ liệu phức tạp có thể hạn chế hơn so với các công cụ phân tích dữ liệu khác như Tableau, Power BI hay Looker

ThoughtSpot

ThoughtSpot là hệ thống BI tự phục vụ (self-service) được phát triển vào năm 2012. Hệ thống này cho phép người dùng tìm kiếm, truy vấn và trực quan hóa dữ liệu một cách dễ dàng nên được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - ThoughtSpot
Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn: ThoughtSpot

Ưu điểm:

  • Truy xuất dữ liệu nhanh chóng: ThoughtSpot cho phép người dùng truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với công nghệ tìm kiếm tự động và truy vấn không cần viết mã, người dùng có thể tìm kiếm và truy xuất thông tin từ các nguồn dữ liệu khác nhau chỉ trong vài giây
  • Tự phục vụ và dễ sử dụng: ThoughtSpot được thiết kế để việc truy xuất và phân tích dữ liệu trở nên đơn giản và dễ sử dụng. Người dùng không cần có kiến thức kỹ thuật hay kỹ năng lập trình để tìm hiểu và sử dụng
  • Hỗ trợ cho nền tảng đám mây và on-premise: ThoughtSpot hỗ trợ triển khai trên các nền tảng đám mây như AWS, Microsoft Azure và Google Cloud Platform, cũng như trên các môi trường on-premise. Điều này cho phép doanh nghiệp linh hoạt triển khai và sử dụng ThoughtSpot

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào dữ liệu đã được chuẩn hóa: Nếu dữ liệu không được chuẩn hóa hoặc có các vấn đề về chất lượng thì việc tìm kiếm, truy vấn dữ liệu bằng ThoughtSpot có thể gặp khó khăn và mang lại kết quả không chính xác
  • Giới hạn trong việc xử lý dữ liệu lớn: ThoughtSpot có thể đối mặt với một số giới hạn về việc xử lý khối lượng dữ liệu lớn. Khi tập dữ liệu trở nên quá phức tạp, hiệu suất và thời gian phản hồi có thể bị ảnh hưởng
  • Hạn chế trong việc tùy chỉnh báo cáo: ThoughtSpot có một số hạn chế trong việc tạo và tùy chỉnh báo cáo phức tạp. Các tính năng nâng cao như tạo chi tiết cho biểu đồ, tính toán tùy chỉnh và các chức năng phân tích nâng cao có thể bị hạn chế so với các công cụ phân tích dữ liệu khác

Xem thêm: PIM là gì? Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn

Trên đây là tổng hợp 5 phần mềm BI dành cho doanh nghiệp có quy mô lớn với chi tiết ưu nhược điểm riêng của từng hệ thống.

Tùy thuộc vào nhu cầu phát triển hệ thống BI và dự trù ngân sách của mà doanh nghiệp có thể xem xét và lựa chọn BI phù hợp nhất. 

Liên hệ SECOMM để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết!

Xem tiếp
PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn
PIM LÀ GÌ? TOP 5 NỀN TẢNG PIM CHO DOANH NGHIỆP LỚN
05/07/2023
20,420
2
0
1

PIM là hệ thống quản trị doanh nghiệp quan trọng, giúp đồng bộ thông tin của sản phẩm trên các hệ thống khác nhau như ERP, POS, CRM, SCM, v.v và những kênh bán hàng của thương hiệu trên toàn cầu. Đây được xem là “cánh tay phải” đắc lực của các tập đoàn lớn để quản lý thông tin toàn diện.

PIM là gì?

PIM (Product Information Management – Quản lý thông tin sản phẩm) là hệ thống hoặc nền tảng được sử dụng để thu thập, tổ chức và quản lý thông tin chi tiết về sản phẩm cho doanh nghiệp. PIM bao gồm các thông tin như mô tả sản phẩm, hình ảnh, giá cả, thuộc tính sản phẩm, đánh giá và xếp hạng của khách hàng. 

PIM là gì
PIM là gì?

Các hệ thống PIM thường được tích hợp dữ liệu từ ERP, CRM, POS và các hệ thống quản trị kinh doanh liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau khi được tích hợp, dữ liệu được chia sẻ sẽ được xử lý và loại bỏ các thông tin trùng lặp. Sau khi dữ liệu được xử lý, quản trị viên (admin) của hệ thống PIM có thể sắp xếp thông tin sản phẩm thành các danh mục và liên kết các danh mục đó với các kênh bán hàng.

Xem thêm: POS là gì? Lợi ích khi triển khai hệ thống bán hàng POS

Lợi ích khi sử dụng PIM 

PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - Lợi ích khi sử dụng PIM
Lợi ích khi sử dụng PIM

Quản lý chính xác thông tin sản phẩm

PIM cho phép doanh nghiệp thu thập, tổ chức và quản lý thông tin sản phẩm một cách chính xác và đồng nhất. Điều này đảm bảo rằng thông tin sản phẩm được cập nhật đúng và đầy đủ trên tất cả các kênh bán hàng từ website thương mại điện tử, ứng dụng di động, mạng xã hội cho đến các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Amazon, v.v.. Khi thông tin sản phẩm được cung cấp chính xác cho khách hàng, doanh nghiệp có thể tăng độ tin tưởng và đánh giá cho thương hiệu.

Tiết kiệm thời gian và công sức

Hệ thống PIM giúp tự động hóa việc nhập liệu, xử lý và phân phối thông tin sản phẩm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên, đồng thời giảm nguy cơ sai sót hơn so với nhập liệu thủ công. Vì quy trình làm việc đã trở nên hiệu quả hơn, PIM giúp nhân viên tập trung vào các công việc khác quan trọng hơn.

Tăng cường khả năng phân tích và đo lường

PIM cung cấp khả năng phân tích và đo lường hiệu quả của thông tin sản phẩm. Bằng cách theo dõi, đánh giá và phân tích dữ liệu sản phẩm, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chiến dịch Marketing, xu hướng tiêu dùng và hành vi mua hàng của khách hàng, v.v từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai.

Top 5 PIM dành cho doanh nghiệp Việt Nam

Akeneo

Akeneo là nền tảng PIM được sử dụng phổ biến trên toàn cầu bởi khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng của mình, từ hệ thống PIM mã nguồn mở, PIM đám mây, v.v. 

Hiện nay, Akeneo đang cung cấp 3 gói giải pháp PIM chính, bao gồm:

  • Community Edition: Miễn phí – Dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tập trung, quản lý và phân phối thông tin sản phẩm với chi phí thấp
  • Growth Edition: Từ $25.000/năm – Dành cho doanh nghiệp tầm trung để mở khóa hành trình quản lý thông tin sản phẩm
  • Enterprise Edition: Giá liên hệ – Dành cho các tập đoàn lớn để phát triển hệ thống PIM chuyên biệt
PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - Akeneo
Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: Akeneo

Ưu điểm:

  • Quản lý thông tin sản phẩm hiệu quả: Akeneo cho phép doanh nghiệp quản lý thông tin sản phẩm một cách dễ dàng, từ việc nhập liệu đến phân loại và tổ chức thông tin, giúp tạo ra nguồn thông tin sản phẩm chính xác và nhất quán
  • Khả năng tích hợp cao: Akeneo dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác như ERP, CRM, POS và các nền tảng thương mại điện tử (Magento, Shopify, WooCommerce, v.v)
  • Khả năng mở rộng cao: Akeneo cung cấp API và khung phát triển mở, cho phép doanh nghiệp mở rộng và tùy chỉnh nền tảng PIM theo nhu cầu cụ thể

Nhược điểm: 

  • Chi phí cao: Chi phí sử dụng Akeneo tương đối cao so với các hệ thống PIM khác
  • Độ phức tạp: Akeneo có một số tính năng có độ phức tạp cao, đòi hỏi thời gian và kiến thức để triển khai hiệu quả. Đồng thời, việc đào tạo nhân viên và quản lý hệ thống Akeneo PIM có thể đòi hỏi sự đầu tư nhất định của doanh nghiệp
  • Hỗ trợ khách hàng: Một số người dùng cho rằng chăm sóc khách hàng của Akeneo chỉ có thể đáp ứng các kiến thức chung, chưa thể giải quyết các vấn đề mang tính kỹ thuật và đặc thù ngành hàng của mỗi thương hiệu

1WorldSync

1WorldSync là công ty cung cấp giải pháp quản lý thông tin sản phẩm và đồng bộ hóa dữ liệu sản phẩm cho doanh nghiệp lớn, được xây dựng dựa trên mạng lưới đồng bộ dữ liệu sản phẩm để kết nối các nhà cung cấp, nhà bán lẻ, nhà phân phối và các bên liên quan khác trên toàn cầu. 

Hiện nay, 1WorldSync đang cung cấp 4 gói giải pháp tùy chỉnh cho các tập đoàn lớn lựa chọn:

  • Base: Dành cho doanh nghiệp có nhu cầu quản lý nội dung sản phẩm trên toàn cầu một cách nhanh chóng
  • Plus: Tận dụng nội dung của sản phẩm để thúc đẩy các chiến lược Marketing, bán hàng và đảm bảo tuân thủ các chính sách minh bạch thông tin
  • Pro: Cung cấp giải pháp trực quan hóa dữ liệu cùng các dịch vụ hỗ trợ thiết lập, quản lý danh mục sản phẩm cao cấp
  • Premier: Khuếch đại sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử với nội dung có chọn lọc cao
PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - 1WorldSync
Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: 1WorldSync

Ưu điểm:

  • Quản lý thông tin sản phẩm toàn diện: 1WorldSync cung cấp một nền tảng mạnh mẽ để quản lý thông tin sản phẩm, bao gồm hình ảnh, mô tả, thuộc tính kỹ thuật, mã vạch và thông tin khác. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì và cập nhật thông tin sản phẩm một cách hiệu quả
  • Đồng bộ hóa dữ liệu sản phẩm trên toàn cầu: 1WorldSync tạo ra mạng lưới đồng bộ dữ liệu sản phẩm, cho phép các doanh nghiệp kết nối và chia sẻ thông tin sản phẩm với đối tác và khách hàng trên toàn cầu. Mạng lưới này giúp đảm bảo tính nhất quán của thông tin sản phẩm trên các kênh bán hàng khác nhau
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Bằng cách cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết, chính xác và đồng nhất trên các kênh bán hàng, 1WorldSync giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm và đánh giá sản phẩm của khách hàng

Nhược điểm: 

  • Chi phí cao: Vì đây là hệ thống PIM được thiết kế riêng cho từng doanh nghiệp nên chi phí sử dụng 1WorldSync có thể tương đối lớn
  • Các quy định, chuẩn mực rườm rà: Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng việc quản lý và chia sẻ thông tin sản phẩm trên 1WorldSync phải tuân thủ các quy định và chuẩn mực pháp lý như quy định về quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu và tuân thủ các tiêu chuẩn ngành
  • Phức tạp và khó sử dụng: Giao diện và quy trình làm việc trên 1WorldSync có thể tương đối phức tạp và khó hiểu đối với người dùng mới, đòi hỏi thời gian và nguồn lực để đào tạo nhân viên và thích nghi với hệ thống mới

Sales Layer

Sales Layer là nền tảng PIM được thiết kế để quản lý và tổ chức thông tin về sản phẩm hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và lớn trên toàn cầu. Đây là PIM được thiết kế riêng, có khả năng tùy chỉnh nên chi phí sẽ khác nhau cho từng doanh nghiệp với chi phí tối thiểu là $1000/tháng.

Một số gói giải pháp hiện tại của Sales Layer:

  • Premium: Giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp cần triển khai hệ thống PIM nhanh chóng với chi phí bền vững
  • Enterprise: Giải pháp cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để biến doanh nghiệp vừa hoạt động như một công ty toàn cầu
  • Enterprise Plus: Giải pháp PIM chuyên biệt có thể dễ dàng xử lý các bài toán dữ liệu phức tạp của doanh nghiệp
PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - Sales Layer
Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: Sales Layer

Ưu điểm:

  • Quản lý thông tin sản phẩm tập trung: Sales Layer cung cấp một nền tảng tập trung để quản lý thông tin sản phẩm, giúp đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu
  • Quản lý quy trình và luồng công việc: Sales Layer cung cấp khả năng quản lý quy trình công việc, luồng làm việc để tổ chức và kiểm soát việc cập nhật và phê duyệt thông tin sản phẩm, đảm bảo chất lượng của dữ liệu
  • Tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng: Sales Layer cung cấp thuật toán giúp tìm kiếm và truy xuất thông tin theo yêu cầu nhanh

Nhược điểm: 

  • Phức tạp trong việc triển khai: Một trong những nhược điểm của Sales Layer có thể kể đến là quá trình triển khai và cấu hình ban đầu tương đối phức tạp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có hệ thống tồn tại sẵn và quy mô lớn
  • Yêu cầu đào tạo chuyên môn sử dụng: Sales Layer có thể yêu cầu thời gian đào tạo nhất định để làm quen với giao diện và chức năng của hệ thống PIM này. Việc đào tạo nhân viên và đảm bảo hiệu suất khi sử dụng Sales Layer có thể tốn thời gian và nguồn lực
  • Hỗ trợ kỹ thuật hạn chế: Trong trường hợp gặp sự cố hoặc vấn đề kỹ thuật thì hỗ trợ từ Sales Layer không đáp ứng đầy đủ hoặc không nhanh chóng như kỳ vọng

Salsify

Salsify là nền tảng PIM đám mây, cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp để quản lý và phân phối thông tin về sản phẩm của thương hiệu trên nhiều kênh bán hàng. Salsify hoạt động như một ứng dụng SaaS nhưng chi phí sử dụng được tùy chỉnh cho từng doanh nghiệp, trung bình khoảng $2000 – $5000 mỗi tháng.

PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - Salsify
Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: Salsify

Ưu điểm:

  • Quản lý quy trình công việc toàn diện: Salsify cung cấp khả năng quản lý quy trình công việc, cho phép điều chỉnh, theo dõi và phê duyệt các thay đổi trong thông tin sản phẩm, đảm bảo tính chuẩn xác và kiểm soát hiệu quả quy trình làm việc
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ và đa khu vực: Salsify hỗ trợ quản lý thông tin sản phẩm đa ngôn ngữ và đa khu vực, cho phép các doanh nghiệp mở rộng và tiếp cận thị trường quốc tế một cách hiệu quả
  • Dễ dàng tích hợp với nhiều hệ thống: Salsify cho phép tích hợp với các hệ thống và công cụ quản lý doanh nghiệp khác như ERP, CRM, SCM, POS, v.v giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Nhược điểm: 

  • Chi phí triển khai và duy trì cao: Chi phí triển khai ban đầu và duy trì hệ thống PIM trên Salsify tương đối cao so với các hệ thống PIM khác. Điều này có thể tác động đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn
  • Khó khăn trong việc nhập dữ liệu ban đầu: Việc nhập dữ liệu, thông tin của sản phẩm ban đầu vào Salsify có thể gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian, đặc biệt khi có một lượng lớn thông tin sản phẩm cần được nhập từ các nguồn khác nhau. Quá trình này yêu cầu sự chú ý để đảm bảo tính chính xác
  • Độ phức tạp khi sử dụng: Salsify có một loạt các tính năng và khả năng quản lý sản phẩm phong phú nhưng đồng thời cũng có độ phức tạp tương ứng. Việc học cách sử dụng Salsify có thể đòi hỏi thời gian để đào sâu vào các hướng dẫn và tập tài liệu

inRiver

inRiver là hệ thống PIM được phát triển để quản lý và phân phối thông tin sản phẩm một cách hiệu quả trên nhiều kênh bán hàng và các nền tảng thương mại điện tử khác nhau như Adobe Commerce, Shopify, WooCommerce, BigCommerce, v.v. Chi phí để sử dụng inRiver là khoảng $1000/tháng.

PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - inRiver
Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: inRiver

Ưu điểm:

  • Quản lý các biến thể của sản phẩm: inRiver hỗ trợ quản lý thông tin về các biến thể sản phẩm, bao gồm các biến thể màu sắc, kích thước, kiểu dáng và các thông tin khác. inRiver cho phép hiển thị thông tin sản phẩm toàn diện và đa dạng, đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng
  • Hỗ trợ tích hợp DAM: inRiver hỗ trợ tích hợp với hệ thống DAM, cho phép quản lý và liên kết các tài sản số như hình ảnh, video và tài liệu liên quan đến sản phẩm, giúp tăng cường khả năng quản lý và phân phối nội dung đa phương tiện liên quan đến sản phẩm
  • Khả năng mở rộng cao: inRiver được thiết kế để mở rộng các khả năng theo yêu cầu của doanh nghiệp giúp đáp ứng nhu cầu và mục tiêu kinh doanh đa dạng

Nhược điểm: 

  • Độ phức tạp của giao diện người dùng: Một số người dùng có thể gặp khó khăn khi sử dụng giao diện người dùng của inRiver vì giao diện tương đối phức tạp, đòi hỏi thời gian đào tạo để làm quen và sử dụng hiệu quả
  • Đòi hỏi nguồn lực triển khai hệ thống PIM: Việc triển khai và duy trì inRiver yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn cao
  • Khả năng tùy chỉnh phức tạp: Tùy chỉnh và tích hợp inRiver với các hệ thống và quy trình công việc hiện có có thể phức tạp và đòi hỏi kiến thức kỹ thuật. Điều này có thể gây ra khó khăn và tăng chi phí cho việc tích hợp và tùy chỉnh hệ thống

Trên đây là tổng hợp 5 phần mềm PIM dành cho doanh nghiệp có quy mô lớn với chi tiết ưu nhược điểm riêng của từng hệ thống.

Tùy thuộc vào nhu cầu phát triển hệ thống PIM và dự trù ngân sách của mà doanh nghiệp có thể xem xét và lựa chọn PIM phù hợp nhất. 

Liên hệ SECOMM để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết!

Xem tiếp
9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử
9 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE CHO MÔ HÌNH SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
30/06/2023
19,430
2
0
1

Khác với xây dựng website thương mại điện tử cho các mô hình đơn giản như B2C, B2B thì việc triển khai website cho sàn thương mại điện tử sẽ yêu cầu cao hơn về kiến thức kỹ thuật, trình độ lập trình, cơ sở dữ liệu và quản lý hệ thống, v.v. 

Trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ các bước quan trọng để xây dựng website cho sàn thương mại điện tử thành công, từ việc nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh, cho đến thiết kế giao diện người dùng hấp dẫn và xây dựng hệ thống chức năng, v.v.

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh là bước đầu quan trọng và không thể thiếu khi xây dựng một sàn thương mại điện tử hay bất cứ hoạt động kinh doanh nào. 

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh
Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh

Dưới đây là một số lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động này:

  • Hiểu khách hàng và nhu cầu thị trường: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh và yếu tố quyết định trong ngành. Bằng việc tìm hiểu về nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược để tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất và nắm bắt thời cơ kinh doanh hiệu quả.
  • Xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể và đặt ra chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm/dịch vụ cung cấp chính và phụ, cách tiếp cận thị trường, cách tiếp cận khách hàng và cách tạo ra giá trị cạnh tranh. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một bản đồ chi tiết về cách doanh nghiệp sẽ xây dựng, phát triển và vận hành sàn thương mại điện tử của mình. 
  • Định hình USP (Unique Selling Point – Điểm bán hàng độc nhất): Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được những đặc điểm nổi bật và giá trị cạnh tranh mà thương hiệu có thể tạo ra để thu hút khách hàng. Xác định được USP sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng những yếu tố này trong branding, marketing và cách thức vận hành để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sàn thương mại điện tử. 
  • Quản lý rủi ro và tài chính: Lập kế hoạch tài chính và  quản lý rủi ro trước quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần đánh giá tài chính và nguồn lực cần thiết để triển khai dự án, đồng thời lập kế hoạch tài chính dài hạn để đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp.

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Nền tảng thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử. Vì nếu không chọn đúng từ ban đầu thì doanh nghiệp sẽ phải luẩn quẩn mãi trong vòng xoáy công nghệ để triển khai website thương mại điện tử.

Thông thường, có 2 loại nền tảng thương mại điện tử để doanh nghiệp lựa chọn là SaaS và Open Source.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp
Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Nền tảng SaaS

Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng 1 phần mềm.

Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống server của nhà cung cấp và nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp. 

Một số nền tảng SaaS phổ biến hiện nay: Haravan, Shopify, BigCommerce, v.v.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh, độ bảo mật cao, hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng tăng theo thời gian, doanh nghiệp có thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu, hạn chế về chức năng và khả năng mở rộng, tùy chỉnh.

Nền tảng Open Source

Nền tảng Open Source hay mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công bố công khai, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phí.

Các nền tảng mã nguồn mở sẽ là sự lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp phát triển hệ thống website thương mại điện tử phức tạp, đặc thù cho mô hình sàn thương mại điện tử nhờ các chức năng tùy chỉnh chuyên sâu.

Các nền tảng thương mại điện tử Open Source phải kể đến đó là: Magento, WooCommerce (Plugin của WordPress), Open Cart, v.v

  • Ưu điểm: Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao, tính năng và tiện ích bổ sung đa dạng, doanh nghiệp được sở hữu mã nguồn và dữ liệu.
  • Nhược điểm: Không dễ sử dụng, chi phí xây dựng cao, thời gian triển khai dài. 

Mỗi loại nền tảng đều có những ưu và nhược điểm. Do đó, doanh nghiệp nên có đội ngũ nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị phát triển website thương mại điện tử có kinh nghiệm và chuyên môn cao để được tư vấn lựa chọn, phát triển và vận hành nền tảng đã chọn một cách hiệu quả.

Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house

Vấn đề lựa chọn nguồn lực để phát triển hệ thống website cho sàn thương mại điện tử sẽ định hình phương hướng phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp ở giai đoạn đầu. Doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị phát triển có chuyên môn hoặc xây dựng đội ngũ riêng.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house
Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house

Khi xây dựng đội ngũ nội bộ, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhưng doanh nghiệp sẽ quản lý và kiểm soát nguồn lực tốt và chủ động điều chỉnh để phát triển hệ thống website thương mại điện tử theo đúng ý định ban đầu đề ra.

Khi quyết định tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp sẽ phải làm việc với rất nhiều đơn vị để có thể tìm ra đơn vị uy tín nhất. Tuy nhiên khi đã tìm được đối tác đã có nhiều kinh nghiệm thực chiến về website thương mại điện tử và trên nhiều nền tảng thì doanh nghiệp sẽ được tư vấn và đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề từ nhiều góc độ ngay trước khi phát triển hệ thống.

Ngoài ra, các đơn vị này cũng có kinh nghiệm đa dạng xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng trong khi phát triển và vận hành hệ thống. Nhờ đó ngoài việc những yêu cầu của doanh nghiệp cho website thương mại điện tử sẽ được đáp ứng đúng kỳ vọng, thì các bên còn được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau.

Thiết kế UI/UX

Giao diện người dùng (User Interface – UI)  và Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) thường được xem như là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình thiết kế giao diện cho sàn thương mại điện tử.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Thiết kế UIUX
Thiết kế UIUX cho sàn thương mại điện tử

Dưới đây là các số bước quan trọng trong quá trình thiết kế UI/UX:

  • Nghiên cứu người dùng: Nghiên cứu và hiểu rõ về đối tượng người dùng mục tiêu như thông tin nhân khẩu học, hành vi, nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xác định những yếu tố quan trọng cần được tập trung và thiết kế phù hợp.
  • Tạo wireframe: Wireframe là bản tóm tắt đơn giản về cấu trúc và bố cục của trang web, giúp doanh nghiệp xác định vị trí của các phần tử giao diện như menu, nút, hình ảnh và vùng chứa nội dung. Wireframe cung cấp cái nhìn tổng quan về giao diện và trợ giúp trong việc xây dựng layout cơ bản cho sàn thương mại điện tử.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX): Đảm bảo trang web dễ sử dụng, dễ điều hướng và đáp ứng nhu cầu của người dùng như tăng tính tương tác, mobile friendly, tối ưu hóa tốc độ tải trang, v.v.
  • Thiết kế giao diện người dùng (UI): Tạo các thành phần giao diện như nút, menu, biểu mẫu, hình ảnh và đồ họa phù hợp với thương hiệu. Đảm bảo sử dụng màu sắc, font chữ và hình ảnh hợp lý để tạo nên giao diện chuyên nghiệp nhưng vẫn có “hơi thở” của thương hiệu.
  • Kiểm tra và đánh giá: Sau khi hoàn thiện thiết kế UI/UX, hãy thử nghiệm trên một nhóm người dùng hoặc sử dụng các công cụ kiểm tra để đánh giá hiệu quả của giao diện.

Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu

Từ yêu cầu kinh doanh, đội ngũ kỹ thuật sẽ xây dựng kiến trúc hệ thống cho website thương mại điện tử dựa trên khung công nghệ hoặc nền tảng phù hợp. Có thể sử dụng các kiến trúc như kiến trúc hệ thống ba lớp (three-tier architecture), kiến trúc hệ thống microservices, kiến trúc hybrid, kiến trúc headless, etc.

Mỗi loại kiến trúc đều có ưu điểm và hạn chế riêng, doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận và làm việc với các chuyên gia trong đội ngũ hoặc đối tác để chọn kiến trúc hệ thống phù hợp nhất cho từng giai đoạn.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu
Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu

Một bước cũng không kém quan trọng tiếp theo chính là thiết lập bảo mật và quản lý dữ liệu. Doanh nghiệp cần xác định các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu người dùng, thông tin thanh toán, và thông tin quan trọng khác. Đảm bảo rằng dữ liệu được mã hóa và truyền tải an toàn qua kết nối SSL. Áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu như kiểm soát truy cập, xác thực người dùng, mã hóa dữ liệu và kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu.

Tùy theo mô hình vận hành của sàn mà việc thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu sẽ cần được tùy chỉnh cho phù hợp và hiệu quả.

Phát triển hệ thống chức năng

Sau khi đã hoàn tất các hệ thống chức năng căn bản, doanh nghiệp nên tiếp tục phát triển các chức năng đặc thù cho mô hình sàn thương mại điện tử như:

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Phát triển hệ thống chức năng
Phát triển hệ thống chức năng

Cổng điều hành: Quản trị toàn diện thông tin trên sàn như quản lý người bán, phân loại sản phẩm, phân khúc khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát nội dung quảng cáo, v.v.

  • Nhóm Người dùng và Cấp độ quản trị: Chia người dùng trên sàn thành các nhóm khác nhau. Nhóm người dùng cho phép cấp các quyền khác nhau cho những người dùng khác nhau.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý kho bãi, hàng tồn kho và hỗ trợ người bán thực hiện vận chuyển đơn hàng bằng cách định tuyến các đơn hàng, v.v. 
  • Công cụ Marketing: Bao gồm một loạt các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chiến lược chiêu thị như quảng cáo tìm kiếm, livestream, gamification, v.v.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Khả năng hiển thị sản phẩm được cá nhân hóa như sản phẩm yêu thích, sản phẩm tương tự, sản phẩm đã từng mua, đàm phán đơn hàng với người bán, v.v.
  • Phân tích và báo cáo: Phân tích và đo lường hiệu suất hoạt động của hệ thống website thương mại điện tử, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp theo.
  • Tích hợp các hệ thống khác.

Cổng thông tin người bán: Người bán tự quản lý sự hiện diện của họ trên thị trường bao gồm danh sách sản phẩm, đơn đặt hàng và hoạt động, v.v.

  • Quản lý danh mục và sản phẩm: Thêm, sửa, xóa danh mục sản phẩm và sản phẩm trong danh mục; Quản lý thuộc tính và biến thể sản phẩm (màu sắc, kích thước, v.v.); Quản lý số lượng hàng tồn kho.
  • Quản lý nội dung: Xây dựng và tối ưu nội dung từ văn bản, hình ảnh, video, banner, widget, template đến nội dung về thương hiệu, thông điệp, v.v.
  • Quản lý đơn hàng: Xem danh sách đơn hàng và trạng thái của chúng. Theo dõi vận đơn và giao hàng. Cập nhật trạng thái đơn hàng (đang xử lý, đã giao hàng, đã hủy, v.v.). 
  • Quảng cáo và khuyến mãi: Hiển thị các quảng cáo, banner, khuyến mãi trên trang web; Quản lý mã giảm giá, chương trình khuyến mãi, v.v.
  • Tích hợp thanh toán và xử lý giao dịch: Tích hợp cổng thanh toán để xử lý thanh toán trực tuyến; xác nhận và theo dõi các giao dịch thanh toán. 

Cổng thông tin khách hàng: Cho phép người dùng thao tác và quản lý các thông tin cơ bản như số điện thoại, email, địa chỉ giao hàng, điều chỉnh các tùy chọn thanh toán, yêu cầu báo giá, quản lý danh sách mua sắm, kiểm tra trạng thái đơn hàng, v.v.

  • Đăng ký và quản lý tài khoản: Đăng ký tài khoản người dùng mới (người mua và người bán), đăng nhập và quản lý thông tin cá nhân, địa chỉ giao hàng, phương thức thanh toán, v.v. 
  • Tìm kiếm và xem sản phẩm: Tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa, danh mục, thương hiệu, v.v. Xem thông tin chi tiết của sản phẩm, bao gồm hình ảnh, mô tả, giá cả, đánh giá, v.v. 
  • Giỏ hàng và thanh toán: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng; chỉnh sửa số lượng sản phẩm, xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng, tính toán và hiển thị tổng số tiền trong giỏ hàng; chọn phương thức thanh toán; nhập thông tin thanh toán và địa chỉ giao hàng; xác nhận và đặt hàng. 
  • Đánh giá và nhận xét: Đánh giá và viết nhận xét về sản phẩm; xem đánh giá và nhận xét của người dùng khác. 
  • Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp kênh liên hệ để khách hàng có thể gửi câu hỏi, yêu cầu hỗ trợ; hỗ trợ trực tuyến qua chat trực tiếp, email, điện thoại, v.v.

Kiểm thử chất lượng hệ thống sàn thương mại điện tử

Dù là xây dựng đội ngũ nội bộ hay thuê ngoài các đơn vị phát triển thì quá trình kiểm thử chất lượng dự án là vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp doanh nghiệp xác nhận rằng hệ thống đã hoạt động như mong đợi và đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra từ ban đầu.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Kiểm thử chất lượng hệ thống thương mại điện tử
Kiểm thử chất lượng hệ thống thương mại điện tử

Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm thử: Xác định mục tiêu và phạm vi của quá trình kiểm thử. Đặt ra các tiêu chí và yêu cầu cụ thể mà doanh nghiệp muốn kiểm tra để đảm bảo rằng sàn hoạt động một cách chính xác và đáp ứng các yêu cầu đã đề ra.

Bước 2. Lập kế hoạch kiểm thử: Xác định kế hoạch kiểm thử chi tiết, bao gồm các trường hợp kiểm thử, kịch bản và dữ liệu. Xác định nguồn tài nguyên, thời gian và phạm vi của các bước kiểm thử.

Bước 3. Kiểm thử chức năng: Kiểm tra tất cả chức năng của trang web nhằm xác minh rằng mọi chức năng phát triển đang hoạt động đúng như mong đợi. Nếu trang web của doanh nghiệp hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và khu vực, thì doanh nghiệp cũng nên kiểm tra tính tương thích và hiển thị của từng từng tính năng theo từng khu vực địa lý.

Bước 4. Kiểm thử giao diện người dùng (UI): Đảm bảo giao diện website được thiết kế đẹp, dễ sử dụng, việc hiển thị thông tin, các nút và liên kết, trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động và máy tính bảng.

Bước 5. Kiểm thử tương thích trình duyệt: Kiểm tra trang web trên các trình duyệt phổ biến như Google Chrome, Mozilla Firefox, Safari và Microsoft Edge để đảm bảo tính tương thích và hiển thị đúng trên mọi nền tảng.

Bước 6. Kiểm thử hiệu năng: Kiểm tra hiệu năng của trang web, bao gồm tốc độ tải trang, khả năng xử lý đồng thời và khả năng mở rộng. Đảm bảo rằng trang web hoạt động một cách mượt mà và đáp ứng được lưu lượng truy cập dự kiến.

Bước 7. Kiểm thử bảo mật: Kiểm tra tính bảo mật của sàn bằng cách kiểm tra khả năng xâm nhập, bảo mật dữ liệu và xác thực người dùng. Kiểm tra các phương thức bảo mật như SSL, mã hóa dữ liệu và chứng chỉ bảo mật.

Bước 8. Xử lý lỗi: Ghi lại và theo dõi các lỗi và vấn đề xuất hiện trong quá trình kiểm thử. Xác định nguyên nhân, sửa lỗi và kiểm tra lại cho đến khi quá trình kiểm tra được thông qua, toàn bộ hệ thống đã sẵn sàng để có thể golive và đi vào hoạt động.

Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử

Go-live là giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng website sàn thương mại điện tử, khi đó trang web được chính thức đưa vào hoạt động thực tế. 

Để đảm bảo quá trình go-live diễn ra thành công thì doanh nghiệp nên chuẩn bị danh sách gọi là Go-live checklist. Đây là danh sách những việc đội ngũ triển khai cần làm để chuẩn bị go-live hệ thống. Danh sách này sẽ bao gồm các đầu mục công việc, người chịu trách nhiệm, trạng thái, ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử
Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử

Trước khi Golive

  • Chuẩn bị môi trường Production và trỏ tên miền
  • Đảm bảo toàn bộ mã nguồn hệ thống chuẩn bị golive là phiên bản cuối cùng của quá trình kiểm thử chất lượng.
  • Chuyển đổi dữ liệu: Thực hiện quá trình chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới theo phương pháp đã xác định. Sau đó kiểm tra lại dữ liệu sau khi chuyển đổi để đảm bảo tính toàn vẹn và tính chính xác của dữ liệu trong hệ thống mới
  • Cập nhật nội dung: kiểm tra lại nội dung trên website, bao gồm văn bản, hình ảnh, video và các tài liệu khác. Đảm bảo rằng nội dung được hiển thị chính xác và không có lỗi chính tả hoặc định dạng.
  • Sao lưu toàn bộ dữ liệu trên website để đảm bảo an toàn và khả năng phục hồi dữ liệu khi cần thiết. 
  • Xác định và chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ cho khách hàng

Golive 

  • Triển khai quy trình chuyển đổi từ môi trường phát triển sang môi trường sản phẩm thực tế
  • Theo dõi lưu lượng truy cập và hoạt động website ngay sau khi go-live
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống trong suốt quá trình go-live

Sau khi Golive

  • Theo dõi và phản hồi phản hồi từ người dùng
  • Xử lý các lỗi và vấn đề xuất hiện sau quá trình go-live
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống trong thời gian dài sau go-live
  • Đảm bảo tính tương thích của các tích hợp với hệ thống bên ngoài
  • Đào tạo nhân viên và người quản lý để sử dụng hiệu quả và duy trì hệ thống

Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website

Việc liên tục cập nhật hệ thống sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng, cải thiện trải nghiệm người dùng, theo kịp xu hướng công nghệ mới, tăng cường tính cạnh tranh, v.v. Ngoài ra, liên tục sửa lỗi và cập nhật các bản vá bảo mật sẽ tăng cường uy tín của thương hiệu, bảo vệ người dùng trước các đợt tấn công trên Internet, v.v.

Bên cạnh đó, việc phát triển các tính năng mới sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội trên thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh một cách chuyên nghiệp hơn. Chẳng hạn như sau một thời gian vận hành và nắm trong tay một lượng khách hàng nhất định thì doanh nghiệp có thể triển khai các tính năng cho khách hàng thân thiết.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website
Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website

Để kinh doanh sàn thương mại điện tử thành công thì cần có rất nhiều yếu tố như mô hình vận hành, tiềm lực tài chính, xây dựng đối tác chiến lược với nhiều nhãn hàng khác nhau. Nhưng có một hệ thống sàn thương mại điện tử hoạt động mượt mà và hiệu suất cũng sẽ đóng góp một phần rất lớn nên thành công đó.

Tuy nhiên hành trình xây dựng website cho sàn thương mại điện tử lại không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu và triển khai sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử, liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM  (02871089908) để được tư vấn miễn phí!

Xem tiếp
10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023
10 XU HƯỚNG THIẾT KẾ UI/UX WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2023
15/06/2023
9,101
2
0
1

Khi các xu hướng thiết kế UI/UX mới xuất hiện, các nhà thiết kế phải luôn cập nhật để tạo ra các giao diện hấp dẫn và trực quan nhất cho doanh nghiệp. Bởi vì thiết kế UI/UX cho website thương mại điện tử là một bước quan trọng để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt và tăng cường hiệu quả kinh doanh trực tuyến.

Trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ về các xu hướng thiết kế UI/UX mới nhất cho năm 2023.

Thiết kế UI/UX là gì?

Giao diện người dùng (User Interface – UI)  và Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) thường được xem như là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình thiết kế giao diện cho bất kỳ sản phẩm/dịch vụ trên Internet, đặc biệt là website thương mại điện tử. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Thiết kế UI_UX là gì
Thiết kế UI/UX là gì?

Trong đó, thiết kế giao diện người dùng là quá trình tạo ra các thành tố như nút kêu gọi hành động, thanh điều hướng, biểu đồ, hình ảnh dựa trên việc lựa chọn màu sắc, bố cục, font chữ, v.v nhằm tạo ra một giao diện trực quan, hấp dẫn và bắt mắt cho người dùng. Trong thiết kế thì UI đóng vai trò là yếu tố truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp, thương hiệu tới người dùng.

Về trải nghiệm người dùng, đây là quá trình tạo ra trải nghiệm tổng thể cho người dùng khi tương tác với sản phẩm/dịch vụ. UX bao gồm việc đáp ứng nhu cầu dễ sử dụng và tiện ích của người dùng, lập kế hoạch và tổ chức thông tin, thiết kế quy trình tương tác và đánh giá hiệu quả dựa trên nghiên cứu về thói quen và hành vi của người dùng trên website thương mại điện tử.

Tầm quan trọng của việc thiết kế UI/UX cho website thương mại điện tử

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Tầm quan trọng của việc thiết kế UI_UX cho website thương mại điện tử
Tầm quan trọng của việc thiết kế UI/UX cho website thương mại điện tử

Tạo ấn tượng với người tiêu dùng

Thiết kế UI/UX một cách chuyên nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra ấn tượng tốt hơn với người dùng khi truy cập vào website thương mại điện tử của thương hiệu. Với sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc có được thiết kế UI/UX ấn tượng sẽ giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn riêng so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 

Tăng tính tương tác với người dùng

Thiết kế UI/UX đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tương tác với người tiêu dùng. Ví dụ, tạo ra các nút chia sẻ trên mạng xã hội, đánh giá sản phẩm từ người dùng khác, công cụ tìm kiếm thông minh và tiện lợi giúp khách hàng được điều hướng nhanh đến sản phẩm, v.v. 

Tăng độ tin cậy và niềm tin

Một thiết kế UI/UX chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin từ khách hàng và tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực. Bằng cách cung cấp thông tin bảo mật rõ ràng, chứng chỉ SSL và quy trình thanh toán an toàn, doanh nghiệp có thể tạo lòng tin cho khách hàng và giảm rủi ro mất thông tin cá nhân hay gian lận tài chính.

Tăng khả năng chuyển đổi

Đầu tư vào thiết kế UI/UX từ ban đầu sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Bằng cách phân tích dữ liệu và phản hồi từ người dùng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và điều chỉnh giao diện để tăng cường trải nghiệm người dùng và hiệu suất kinh doanh.

Xem thêm: 10 xu hướng thương mại điện tử đáng chú ý nhất năm 2023

Top 10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023

Chế độ tối (Dark Mode)

Mặc dù xu hướng thiết kế Dark Mode đã không còn mới đối với các nhà phát triển website nhưng đây vẫn là xu hướng hot trong năm 2023. Việc chuyển đổi giữa 2 chế độ sáng và tối sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng khi truy cập website thương mại điện tử của thương hiệu vì Dark Mode mang đến trải nghiệm lướt web thoải mái hơn đặc biệt là đối với những người dùng dành nhiều giờ trước màn hình. Ngoài ra, chế độ tối có thể giúp tiết kiệm pin trên thiết bị di động hoặc màn hình máy tính có trang bị màn hình OLED. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Dark Mode
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Dark Mode

Thiết kế 3D (3D Design)

Xu hướng ứng dụng thiết kế 3D (3 Dimension – Không gian 3 chiều) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thiết kế UI/UX. Các yếu tố 3D cung cấp chiều sâu và tính chân thực cho giao diện website, làm cho giao diện trở nên hấp dẫn và tăng tính tương tác với người truy cập web hơn.

Các nhà thiết kế UI/UX thường sử dụng các yếu tố 3D để tạo các thành tố trên website như nút CTA (Call to action – Kêu gọi hành động), icon, banner, nền hoặc sử dụng hoạt ảnh 3D cung cấp phản hồi, quy trình chuyển đổi để tạo trải nghiệm người dùng hấp dẫn hơn, mang lại cho người dùng kết nối trực quan. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-3D Design
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: 3D Design

Neomorphism

Neomorphism là một xu hướng thiết kế kết hợp giữa skeuomorphism và thiết kế phẳng (flat design). Neomorphism tạo ra hiệu ứng 3D bằng cách sử dụng hiệu ứng bóng đổ và vùng sáng để tạo ra phong cách thanh lịch, hiện đại cho website. Tuy nhiên, các nhà thiết kế UI/UX phải cẩn thận để không lạm dụng neomorphic, vì nó có thể mang đến một giao diện lộn xộn, khó hiểu hoặc tạo ra hiệu ứng ngược lại với những gì doanh nghiệp kỳ vọng.

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Neomorphism
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Neomorphism

Tối giản hiện đại (Modern Minimalism)

Modern Minimalism là xu hướng thiết kế UI/UX tập trung vào việc tạo ra giao diện đơn giản, trực quan, tối giản hóa các yếu tố không cần thiết và tập trung vào nội dung quan trọng. Phong cách này là sự kết hợp giữa sự tối giản và tính hiện đại, mang lại trải nghiệm tinh tế và thân thiện cho người dùng. Nhược điểm lớn nhất khi sử dụng Modern Minimalism chính là phải vừa đơn giản vừa đẹp mắt, tinh tế, hiện đại và dễ sử dụng cho người dùng. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Modern Minimalism
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Modern Minimalism

Dynamic Gradient

Dynamic Gradient là xu hướng thiết kế tạo ra hiệu ứng gradient thay đổi màu sắc dựa trên hành động của người dùng hoặc thời gian trong ngày. Dynamic Gradient có thể mang lại trải nghiệm cá nhân hóa theo một cách tinh tế hơn cho người dùng. Khi ứng dụng Dynamic Gradient, các nhà thiết kế UI/UX phải đảm bảo rằng độ đậm – nhạt của màu sắc không quá áp đảo và không gây cản trở khả năng đọc cho người dùng. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Dynamic Gradient
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Dynamic Gradient

Giao diện thoại (Voice Interface)

Voice Interface là xu hướng trong thiết kế UI/UX nơi người dùng có thể tương tác với hệ thống website thương mại điện tử thông qua giọng nói thay vì sử dụng các giao thức truyền thống như bàn phím, chuột hoặc màn hình cảm ứng. Voice Interface sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói để hiểu và đáp ứng các mệnh lệnh, yêu cầu hoặc truy vấn từ người dùng. Voice Interface trong thiết kế UI/UX tạo ra hình thức tương tác mới mẻ và tiện lợi cho người dùng, đồng thời mở ra nhiều khả năng trong việc tùy chỉnh trải nghiệm và cung cấp dịch vụ cá nhân hóa.

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Voice Interface
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Voice Interface

Tương tác vi mô (Micro-interactions)

Micro-interactions là phong cách thiết kế các yếu tố nhỏ bao gồm hoạt ảnh được chèn ở những vị trí tinh vi, hiệu ứng âm thanh đặc biệt, hình ảnh phản hồi lại hành động hoặc giọng nói của người dùng, v.v nhằm tạo ra trải nghiệm thú vị, tăng tính tương tác trên website. Micro-interactions cũng có thể giúp hướng dẫn người dùng thông qua giao diện website một cách dễ dàng. Các nhà thiết kế UI/UX khi ứng dụng Micro-interactions cần đảm bảo rằng chúng không gây mất tập trung hoặc khó chịu cho người dùng.

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Micro-interactions
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Micro-interactions

Thực tế tăng cường (AR)

Thực tế tăng cường (Augmented reality – AR) đang trở nên ngày càng phổ biến trong cộng đồng thiết kế UI/UX, đặc biệt là trong các website thương mại điện tử liên quan đến lĩnh vực công nghệ, nội thất, mỹ phẩm, trò chơi, v.v.

AR cho phép người dùng tương tác với các sản phẩm/dịch vụ như trong “thế giới thực”, giúp xóa nhòa khoảng cách giữa mua hàng online và offline. Tuy nhiên, vì tính công nghệ khá cao nên đôi khi AR có thể gây khó khăn cho những khách hàng lớn tuổi hoặc không am hiểu về công nghệ. Chính vì vậy nên khi thiết kế UI/UX, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các yếu tố AR phải trực quan, dễ sử dụng. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-AR
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: AR

Bố cục bất đối xứng (Asymmetric Layouts)

Asymmetric Layouts là một xu hướng thiết kế UI/UX nơi các yếu tố và phần tử không được sắp xếp theo cấu trúc đối xứng truyền thống. Thay vào đó, các yếu tố được đặt theo cách không đối xứng và không đồng nhất, tạo ra một sự cân đối và sự khác biệt đáng chú ý trong thiết kế.

Điểm mạnh của Asymmetric Layouts là có thể thu hút sự chú ý của người dùng và tạo nên một trải nghiệm độc đáo bằng các hình ảnh, điểm nhấn vào nội dung quan trọng. Tuy nhiên, khi sử dụng Asymmetric Layouts, cần cân nhắc để đảm bảo rằng giao diện website thương mại điện tử vẫn thân thiện, dễ sử dụng và không làm mất đi tính thẩm mỹ. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Asymmetric Layouts
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Asymmetric Layouts

Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)

Data Visualization là xu hướng thiết kế quá trình biểu diễn thông tin dữ liệu bằng các đồ thị, biểu đồ và hình ảnh để hiển thị rõ ràng và trực quan. Trong thiết kế UI/UX, Data Visualization được sử dụng để truyền tải các thông tin phức tạp thành hình ảnh hấp dẫn, giúp người dùng dễ dàng hiểu và tương tác với dữ liệu đó. Chính vì vậy nên khi thiết kế UI/UX với Data Visualization, cần chú ý đến việc chọn phương pháp biểu diễn dữ liệu phù hợp, sử dụng màu sắc và ký hiệu đồ họa hợp lý để truyền tải thông tin một cách rõ ràng và hấp dẫn.

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Data Visualization
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Data Visualization

Trên đây là top 10 xu hướng thiết kế UI/UX cho website thương mại điện tử, hy vọng rằng với các thông tin hữu ích của bài blog sẽ giúp doanh nghiệp chọn được phong cách thiết kế truyền được “hơi thở” của thương hiệu.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn và triển khai thương mại điện tử toàn diện.

Xem tiếp
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services
AWS LÀ GÌ? LỢI ÍCH & DỊCH VỤ NỔI BẬT CỦA AMAZON WEB SERVICES
07/06/2023
12,927
2
0
1

Trong thị trường cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây có rất nhiều doanh nghiệp lớn nhưng cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu các doanh nghiệp lớn chính là AWS.

AWS là gì?

AWS (Amazon Web Services) là giải pháp đám mây được phát triển bởi “gã khổng lồ” Amazon được hàng triệu doanh nghiệp tin tưởng sử dụng bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng trưởng nhanh, các tập đoàn lớn cũng như các cơ quan hàng đầu của chính phủ. 

AWS là gì
AWS là gì?

Hiện nay, AWS đang cung cấp trên 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới bao gồm: blockchain, điện toán đám mây, DevOps, lưu trữ, sao lưu và phục hồi, v.v.

Theo ước tính từ Synergy Research Group, thị phần của Amazon lên tới 32% trong quý đầu tiên của năm 2023, tiếp tục dẫn đầu trên thị trường cơ sở hạ tầng đám mây trên toàn cầu, vượt qua tất cả các gã khổng lồ công nghệ khác như Microsoft Azure, Google Cloud, Alibaba Cloud, IBM Cloud, Salesforces, Oracle và Tencent Cloud.

AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services - Thị phần
Thị phần cơ sở hạ tầng đám mây trên toàn cầu

Lợi ích khi triển khai AWS

AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services - Lợi ích
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services – Lợi ích

Khả năng mở rộng cao

AWS cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt, cho phép doanh nghiệp tăng hoặc giảm tài nguyên theo nhu cầu. Doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng ứng dụng để xử lý lưu lượng cao hoặc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mà không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật lý.

Ngoài ra, AWS cho phép tích hợp dễ dàng với các dịch vụ hoặc công nghệ khác thông qua các API và các công cụ quản lý. Nhờ vậy, AWS có thể tích hợp ứng dụng của mình với các dịch vụ bên thứ ba, công nghệ mới vào hệ thống hiện tại.

Dịch vụ tiên tiến

Với AWS, doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ mới nhất để thử nghiệm và đổi mới nhanh hơn bởi từ khi ra mắt đến nay AWS đã không ngừng phát minh ra các công nghệ mới mà doanh nghiệp có thể sử dụng để chuyển đổi số doanh nghiệp. 

Ví dụ:

Năm 2014, AWS đã tiên phong trong không gian điện toán không có máy chủ với việc ra mắt AWS Lambda, cho phép các nhà phát triển chạy mã mà không cần cung cấp hoặc quản lý máy chủ.

Năm 2017, AWS đã trình làng Amazon SageMaker – Dịch vụ máy học được quản lý, trao quyền cho các nhà phát triển hoặc nhà khoa học không cần kinh nghiệm.

Bảo mật cao

AWS sử dụng phương pháp tiếp cận đầu cuối để bảo mật và củng cố cơ sở hạ tầng, bao gồm các hệ thống vật lý, hệ thống vận hành và phần mềm. AWS tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, cung cấp khả năng kiểm tra tuân thủ đối với các quy tắc và quy định, chẳng hạn:

  1. ISO/IEC 27001: Tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu về quản lý an ninh thông tin.
  2. ISO 9001 – Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành.
  3. PCI DSS – Tiêu chuẩn an ninh thông tin bắt buộc dành cho các doanh nghiệp lưu trữ, truyền tải và xử lý thẻ thanh toán được quản lý bởi 05 tổ chức thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard, American Express, Discover và JCB.

Ngoài ra, AWS còn hỗ trợ các tiêu chuẩn bảo mật và chứng nhận tuân thủ khác như CSA, ISO 27017, ISO 27018,  SOC 1, SOC 2, SOC 3, v.v.

Tối ưu chi phí

AWS ứng dụng mô hình thanh toán theo mức sử dụng, cho phép doanh nghiệp sử dụng tài nguyên theo nhu cầu kinh doanh mà không bị lạm chi ngân sách.

Đồng thời, AWS được nhiều doanh nghiệp lớn tin dùng vì khả năng tối ưu chi phí của mình. Chẳng hạn như với AWS Compute và AWS Machine Learning, AWS có cung cấp giải pháp tiết kiệm hơn so với gói Theo nhu cầu nếu doanh nghiệp cam kết sử dụng một dịch vụ AWS hoặc một danh mục dịch vụ đến một mức tiền cụ thể (tính bằng USD/giờ) trong khoảng thời gian 1 hoặc 3 năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể được giảm giá theo khối lượng dịch vụ, tài nguyên mà doanh nghiệp đang sử dụng tại AWS. Ví dụ như Amazon S3, giá được phân chia thành bậc, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng càng nhiều thì số tiền phải trả cho mỗi GB lại càng ít đi. 

Dịch vụ nổi bật của AWS

AWS cung cấp một loạt các dịch vụ đám mây, dưới đây là một số dịch vụ chính của AWS:

Amazon EC2

Amazon EC2 (Amazon Elastic Compute Cloud – Đám mây điện toán linh hoạt của Amazon) là dịch vụ cung cấp máy chủ ảo cho việc chạy ứng dụng. Amazon EC2 cho phép doanh nghiệp thuê và quản lý các máy ảo nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh chuyên biệt của doanh nghiệp.

Ứng dụng của Amazon EC2:

  • Chạy các ứng dụng hoạt động trên đám mây và tại doanh nghiệp: Amazon EC2 cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán bảo mật, đáng tin cậy, hiệu năng cao và tiết kiệm chi phí nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh.
  • Thay đổi quy mô cho các ứng dụng HPC (High Performance Computing – Máy tính hiệu năng cao): Tiếp cận cơ sở hạ tầng và công suất theo nhu cầu mà doanh nghiệp cần để chạy các ứng dụng HPC nhanh hơn và tiết kiệm chi phí.
  • Phát triển các nền tảng Apple: Xây dựng, kiểm thử và xác nhận các khối lượng công việc liên quan đến macOS theo nhu cầu. Tiếp cận các môi trường trong vài phút, chủ động thay đổi công suất theo quy mô khi cần thiết và hưởng lợi từ cơ chế định giá theo mức sử dụng của AWS.
  • Đào tạo và triển khai các ứng dụng ML (Machine Learning): Amazon EC2 cung cấp tuyển tập các dịch vụ điện toán, kết nối mạng (tối đa 400 Gbps) và lưu trữ chuyên dụng để tối ưu hóa hiệu năng theo mức giá cho các dự án ML.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon EC2
Các doanh nghiệp đang sử dụng Amazon EC2 như Cơ quan quản lý ngành tài chính Hoa Kỳ (The Financial Industry Regulatory Authority), Cathay Pacific Airways, Snapchat, Volkswagen, v.v.

Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon (S3)

Amazon Simple Storage Service (Amazon S3 – Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon) là dịch vụ lưu trữ đám mây cho phép doanh nghiệp lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách dễ dàng, bảo đảm tính bền vững và độ tin cậy cao.

Ứng dụng của Amazon S3:

  • Xây dựng hồ dữ liệu (Build a data lake): Chạy các ứng dụng phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, máy học và điện toán hiệu suất cao để mở khóa thông tin chuyên sâu về dữ liệu.
  • Sao lưu và khôi phục dữ liệu quan trọng: Đáp ứng các yêu cầu về Thời gian phục hồi mục tiêu (RTO), Điểm phục hồi mục tiêu (RPO) và tuân thủ với những tính năng sao chép mạnh mẽ của S3.
  • Lưu trữ dữ liệu với chi phí thấp nhất: Chuyển kho lưu trữ dữ liệu sang các lớp lưu trữ của Amazon S3 Glacier để giảm thiểu chi phí, loại bỏ sự phức tạp trong hoạt động và thu thập thông tin chuyên sâu mới.
  • Chạy các ứng dụng hoạt động trên đám mây: Xây dựng các ứng dụng hoạt động trên đám mây nhanh chóng, có khả năng di động mạnh mẽ và dựa trên web, có thể tự động thay đổi quy mô theo cấu hình có độ sẵn sàng cao.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon S3
Các doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon S3 có thể kể đến như NASCAR, Snapchat, Shutterstock, Runtastic (ứng dụng hỗ trợ luyện tập của Adidas), v.v.

Amazon Aurora

Amazon Aurora là dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu quan hệ được quản lý có hiệu năng cao với khả năng tương thích hoàn toàn với MySQL và PostgreSQL hơn so với các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ khác.

Ứng dụng của Amazon Aurora:

  • Hiện đại hóa ứng dụng dành cho doanh nghiệp: Vận hành các ứng dụng dành cho doanh nghiệp, chẳng hạn như các ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), chuỗi cung ứng và thanh toán với độ sẵn sàng và hiệu suất cao.
  • Xây dựng ứng dụng SaaS: Hỗ trợ các ứng dụng Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) đáng tin cậy, hiệu suất cao và nhiều đối tượng thuê với khả năng thay đổi quy mô phiên bản và dung lượng lưu trữ linh hoạt.
  • Triển khai ứng dụng phân tán toàn cầu: Phát triển các ứng dụng quy mô Internet – chẳng hạn như trò chơi trên di động, ứng dụng mạng xã hội và dịch vụ trực tuyến – đòi hỏi có khả năng thay đổi quy mô và phục hồi ở nhiều Khu vực.
  • Ứng dụng công nghệ phi máy chủ: Không cần động tay vào việc quản lý dung lượng và chỉ thanh toán cho mức dung lượng đã dùng, với khả năng thay đổi quy mô tức thời và chi tiết để tiết kiệm đến 90% chi phí.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon Aurora
Một số doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon Aurora là SamSung, Halliburton, Nintendo, A+E Networks, v.v.

Amazon DynamoDB

DynamoDB là cơ sở dữ liệu NoSQL được thiết kế để xử lý các ứng dụng có yêu cầu về tính mở rộng cao và thời gian phản hồi nhanh. Amazon DynamoDB được quản lý hoàn toàn, phi máy chủ và được thiết kế để chạy các ứng dụng hiệu suất cao trên mọi quy mô. Đồng thời, DynamoDB cung cấp tính năng bảo mật tích hợp, sao lưu liên tục, sao chép đa Khu vực tự động, lưu đệm trong bộ nhớ và các công cụ tải và xuất dữ liệu.

Ứng dụng của Amazon DynamoDB:

  • Phát triển ứng dụng phần mềm: Xây dựng các ứng dụng quy mô Internet hỗ trợ siêu dữ liệu nội dung người dùng và bộ nhớ đệm yêu cầu khả năng đồng bộ và kết nối cao cho hàng triệu người dùng cũng như hàng triệu yêu cầu mỗi giây.
  • Tạo kho siêu dữ liệu phương tiện: Mở rộng quy mô thông lượng (throughput – số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà một công ty có thể sản xuất và giao cho khách hàng trong một khoảng thời gian xác định) và tính đồng thời cho khối lượng công việc thuộc lĩnh vực truyền thông và giải trí như phát trực tiếp video theo thời gian thực, nội dung tương tác. Đồng thời mang lại độ trễ thấp hơn với tính năng sao chép đa Khu vực trên các Khu vực AWS.
  • Đem đến trải nghiệm bán lẻ liền mạch: Sử dụng các hình mẫu thiết kế để triển khai giỏ hàng, công cụ dòng công việc, theo dõi kho hàng và hồ sơ khách hàng. DynamoDB hỗ trợ các sự kiện có lưu lượng truy cập cao với quy mô cực lớn và có thể xử lý hàng triệu yêu cầu mỗi giây.
  • Mở rộng quy mô nền tảng trò chơi: Tập trung vào việc thúc đẩy đổi mới mà không mất chi phí vận hành. Xây dựng nền tảng trò chơi của bạn với dữ liệu người chơi, lịch sử phiên và bảng xếp hạng cho hàng triệu người dùng đồng thời.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon DynamoDB
Các doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon DynamoDB là Disney+, Dropbox, Snapchat, Zoom, v.v.

Amazon RDS

Amazon RDS (Amazon Relational Database Service – Dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ của Amazon) là dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ được quản lý cho MySQL, PostgreSQL, Oracle, SQL Server và MariaDB nhằm thiết lập, vận hành và thay đổi quy mô cơ sở dữ liệu quan hệ trong đám mây chỉ bằng vài cú nhấp chuột.

Ứng dụng của Amazon RDS:

  • Xây dựng ứng dụng di động và web: Hỗ trợ các ứng dụng đang phát triển với độ sẵn sàng, thông lượng và khả năng mở rộng quy mô lưu trữ cao. Tận dụng chính sách định giá theo mức sử dụng linh hoạt để phù hợp với các kiểu sử dụng ứng dụng khác nhau.
  • Chuyển sang cơ sở dữ liệu được quản lý: Đổi mới và xây dựng các ứng dụng mới với Amazon RDS thay vì lo lắng về việc tự quản lý cơ sở dữ liệu của bạn, việc này có thể gây mất thời gian, phức tạp và tốn kém.
  • Thoát ly khỏi cơ sở dữ liệu cũ kỹ: Giải phóng bản thân khỏi các cơ sở dữ liệu thương mại đắt đỏ bằng cách chuyển sang Amazon Aurora. Khi bạn di chuyển sang Aurora, bạn sẽ có được khả năng tăng cường quy mô, hiệu suất và độ sẵn sàng của cơ sở dữ liệu thương mại với chi phí bằng 1/10.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon RDS
Một số doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon RDS có thể kể đến Intuit Mint, Cathay Pacific Airways, SamSung, v.v.

AWS Lambda

AWS Lambda là dịch vụ tính toán không máy chủ (serverless) cho phép doanh nghiệp chạy mã mà không cần quan tâm đến việc quản lý máy chủ. AWS Lambda cho phép doanh nghiệp thực thi mã khi có sự kiện xảy ra, giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm chi phí.

Ứng dụng của Amazon Lambda:

  • Xử lý dữ liệu trên quy mô lớn: Thực thi mã ở mức công suất mà bạn cần vào đúng thời điểm cần thiết. Thay đổi quy mô để tự động khớp với dung lượng dữ liệu của bạn và bật trình kích hoạt sự kiện tùy chỉnh.
  • Chạy các backend web và di động tương tác: Kết hợp AWS Lambda với các dịch vụ AWS khác để tạo những trải nghiệm trực tuyến bảo mật, ổn định và có thể thay đổi quy mô.
  • Hỗ trợ thông tin chuyên sâu mạnh mẽ về ML: Xử lý trước dữ liệu trước khi cấp dữ liệu vào mô hình máy học của bạn. Với quyền truy cập Amazon Elastic File System, AWS Lambda xử lý quá trình quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng để đơn giản hóa việc thay đổi quy mô.
  • Tạo các ứng dụng theo định hướng sự kiện: Xây dựng các hàm theo định hướng sự kiện để các thiết bị tách biệt dễ dàng giao tiếp với nhau. Giảm chi phí bằng cách chạy các ứng dụng trong thời gian nhu cầu đạt mức tối đa mà không gặp sự cố hoặc cung cấp tài nguyên quá mức.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-AWS Lambda
Doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon Lambda như Fender, Nielsen, Coca-Cola, Stedi, v.v.

Amazon VPC

Amazon Virtual Private Cloud (Amazon VPC) cho phép doanh nghiệp xác định và khởi chạy các tài nguyên AWS trong một mạng ảo cô lập theo logic nhằm kiểm soát hoàn toàn môi trường mạng ảo, bao gồm vị trí đặt tài nguyên, khả năng kết nối và bảo mật.

Ứng dụng của Amazon VPC:

  • Khởi chạy một trang web hoặc blog đơn giản: Cải thiện tình hình bảo mật ứng dụng web của bạn bằng cách thực thi quy tắc cho các kết nối gửi đến và gửi đi.
  • Lưu trữ các ứng dụng web nhiều tầng: Xác định khả năng kết nối và các hạn chế về mạng giữa các máy chủ web, máy chủ ứng dụng và cơ sở dữ liệu của bạn.
  • Tạo các kết nối lai: Xây dựng và quản lý mạng lưới VPC tương thích cho các dịch vụ AWS và tài nguyên tại chỗ của bạn.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon VPC
Các doanh nghiệp ứng dụng Amazon VPC như Tableau, Atlassian, Samsung Heavy Industries, v.v.

Amazon Lightsail

Amazon Lightsail là dịch vụ được AWS thiết kế để đơn giản hóa việc triển khai và quản lý các ứng dụng và trang web trong môi trường đám mây bằng cách cung cấp bộ chứa, dung lượng lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phiên bản, v.v của máy chủ riêng ảo dễ sử dụng với mức giá hàng tháng tiết kiệm.

Ứng dụng của Amazon Lightsail:

  • Khởi chạy ứng dụng web đơn giản: Sử dụng các ngăn xếp phát triển được cấu hình sẵn như LAMP, Nginx, MEAN và Node.js để nhanh chóng và dễ dàng truy cập trực tuyến.
  • Tạo trang web tùy chỉnh: Xây dựng và cá nhân hóa trang web cá nhân, thương mại điện tử hoặc blog của bạn chỉ trong vài cú nhấp với các ứng dụng được cấu hình sẵn như WordPress, Magento, Prestashop và Joomla.
  • Xây dựng các ứng dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ: Khởi chạy phần mềm kinh doanh của mình như lưu trữ và chia sẻ tệp, sao lưu, phần mềm tài chính và kế toán, v.v.
  • Thiết lập môi trường kiểm thử: Dễ dàng tạo, xóa sandbox phát triển và môi trường kiểm thử để bạn có thể thử nghiệm các ý tưởng mới mà không gặp rủi ro.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon Lightsail
Doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon Lightsail là Gourmeat, Bugout.dev, Diversa Tecnologia, AcCentric Solutions, v.v.

Amazon SageMaker

Amazon SageMaker là dịch vụ dành cho việc xây dựng, đào tạo và triển khai các mô hình máy học cho bất kỳ trường hợp sử dụng nào với cơ sở hạ tầng, công cụ và quy trình công việc được quản lý đầy đủ.

Ứng dụng của Amazon SageMaker chính là phát triển các ứng dụng máy học thực tế, trong đó có đề xuất sản phẩm, cá nhân hóa, mua sắm thông minh, robot và các thiết bị hỗ trợ bằng giọng nói.

AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-AWS Lambda
Các doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon SageMaker là Lenovo, Hyundai, Roche, AstraZeneca, v.v.

Trong hơn 16 năm kể từ khi được thành lập đến nay, AWS đã cung cấp dịch vụ đám mây cho hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới với kinh nghiệm vận hành trên quy mô toàn cầu. Trong tương lai gần, AWS có thể vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu của mình trên thị trường hơn 60 tỷ USD này với biên độ thị phần 32-34%.

Để tìm hiểu sâu hơn về AWS cũng như cách triển khai AWS cho doanh nghiệp, liên hệ SECOMM hoặc gọi Hotline (02871089908) để được tư vấn miễn phí. 

Xem tiếp

    ĐĂNG KÝ NGAY!

    Đăng Ký Nhận Những Bài Viết Mới Nhất!