BIGCOMMERCE VS MAGENTO 2023: SO SÁNH CHI TIẾT NHẤT

Publish date: 23/06/2023
2
6,564
0
1

Share this post

Post image

BigCommerce và Magento là hai tên tuổi uy tín đại diện cho hai dạng nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở và nhu cầu xây dựng và phát triển website thương mại điện tử với hai nền tảng này cũng ngày càng lớn. Tuy nhiên, quyết định chọn một trong hai nền tảng để triển khai thì không phải là việc dễ dàng.

Bài viết dưới đây tập trung liệt kê ưu nhược điểm và so sánh chi tiết về sự khác nhau giữa hai nền tảng BigCommerce và Magento nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đưa ra quyết định. 

Tổng quan

BigCommerce là gì?

BigCommerce là nền tảng thương mại điện tử SaaS, giàu tính năng được tích hợp sẵn vào các gói giải pháp để các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và trình độ kỹ thuật có thể nhanh chóng triển khai website thương mại điện tử. 

Bên cạnh các tính năng tích hợp sẵn, BigCommerce còn cung cấp đa dạng công cụ và tiện ích mở rộng từ bán hàng, marketing, SEO đến phân tích và chuyển đổi dữ liệu để doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử.

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất - BigCommerce là gì
Nền tảng thương mại điện tử BigCommerce

Magento là gì?

Magento (nay thuộc sở hữu của Adobe) là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở cho phép doanh nghiệp toàn quyền xây dựng và kiểm soát website thương mại điện tử. 

Được biết đến là nền tảng có thể tùy chỉnh và mở rộng cao cùng rất nhiều tính năng và tiện ích mở rộng nâng cao nên Magento đáp ứng tốt nhu cầu phức tạp về xây dựng và phát triển website của các doanh nghiệp lớn có ngân sách dư dả cùng trình độ kỹ thuật nhất định. 

Magento hiện có 2 phiên bản chính:

  • Magento Open Source: phiên bản miễn phí
  • Adobe Commerce: phiên bản trả phí với 2 tùy chọn on-premise và on-cloud
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất - Magento là gì
Nền tảng thương mại điện tử Magento (Adobe Commerce)

BigCommerce vs Magento: Ưu Nhược Điểm

BigCommerce

Ưu điểm: 

  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
  • Phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp
  • Giàu tính năng được tích hợp sẵn
  • Đa dạng gói giải pháp với chi phí sử dụng hợp lý
  • Cung cấp 65 giải pháp thanh toán phổ biến trên thế giới được tích hợp sẵn với BigCommerce và không thu phí giao dịch
  • Đa dạng theme và tiện ích mở rộng 

Nhược điểm:

  • Giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng
  • Chi phí triển khai tăng dần theo thời gian
  • Hạn chế khả năng tùy chỉnh

Magento

Ưu điểm: 

  • Phù hợp với doanh nghiệp lớn với nhu cầu tuỳ chỉnh phức tạp và ngân sách dư dả
  • Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao 
  • Tính năng tính hợp sẵn đa dạng và nâng cao hơn các nền tảng SaaS
  • Không giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng
  • Tiện ích mở rộng đa dạng 

Nhược điểm:

  • Yêu cầu trình độ kỹ thuật để có thể triển khai
  • Thời gian triển khai khá lâu 
  • Chi phí ban đầu cao

BigCommerce vs Magento: So sánh chi tiết

Dễ sử dụng

Yếu tố dễ sử dụng là một trong những yếu tố doanh nghiệp thương mại điện tử thường cân nhắc đầu tiên khi lựa chọn nền tảng. Một nền tảng có giao diện thân thiện, dễ thiết lập và quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào vận hành hoạt động kinh doanh.

BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS nên sẽ dễ chịu hơn cho các doanh nghiệp không chuyên về công nghệ và kỹ thuật khi xây dựng website thương mại điện tử. Không cần lập trình phức tạp, doanh nghiệp chỉ cần điền một số thông tin đơn giản để có quyền truy cập vào dashboard của BigCommerce. Tại đây, doanh nghiệp có thể thiết lập và quản lý tất cả các khía cạnh của cửa hàng thương mại điện tử (từ thêm sản phẩm đến thay đổi layout). 

Ngoài ra, BigCommerce còn cung cấp trình tạo trang kéo thả để doanh nghiệp tạo giao diện storefront dễ dàng mà không cần viết bất kỳ dòng code nào. Hơn nữa, theme và tiện ích mở rộng có thể được thêm vào nhanh chóng chỉ với một vài cú nhấp chuột. 

Magento

Mặc khác, người dùng Magento sẽ cần có trình độ kỹ thuật nhất định để thực hiện các tác vụ khi thiết lập website thương mại điện tử bao gồm thiết lập tệp FTP, tích hợp theme vào website Magento, v.v. Hơn nữa, để thực hiện một số thay đổi như sửa đổi theme, tích hợp tiện ích mở rộng, tải lên các bản vá bảo mật, tối ưu hoá tốc độ cũng đòi hỏi kỹ năng mã hoá. 

Do đó, nhiều doanh nghiệp sẽ chọn hợp tác với đơn vị chuyên về Magento để phát triển và duy trì website thương mại điện tử Magento. Dù vậy, sau khi hoàn thành những thiết lập kỹ thuật rắc rối ban đầu, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh các thuộc tính và chức năng cho website trong phần backend.

Chi phí

BigCommerce

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-BigCommerce
Chi phí triển khai BigCommerce

Magento

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Magento
Chi phí triển khai Magento

Hosting

BigCommerce

Là một nền tảng SaaS, BigCommerce sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến hosting, đồng thời đảm bảo thời gian uptime trung bình lên đến 99,99% cùng tốc độ tải trang nhanh và tốn ít thời gian để duy trì website thương mại điện tử . 

Magento

  • Magento Open Source: Doanh nghiệp mua hosting từ bên thứ ba chuyên hosting Magento và họ sẽ đảm nhiệm thiết lập cơ sở hạ tầng, bảo mật, bảo trì để doanh nghiệp tập trung quản lý hoạt động kinh doanh. 
  • Adobe Commerce on-premise: Doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát trong việc thiết lập và quản lý môi trường hosting nội bộ và tùy chỉnh dựa trên nhu cầu.
  • Adobe Commerce on-cloud: hosting cho website thương mại điện tử Magento của doanh nghiệp sẽ cung cấp, thiết lập, quản lý và lưu trữ trên các máy chủ ảo của nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) như AWS, Microsoft Azure. 
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Hosting
Hosting của BigCommerce và Magento

Tính Năng

SEO

Mọi website thương mại điện tử đều cần SEO và đây cũng là tính năng quan trọng doanh nghiệp nên xem xét khi đánh giá một nền tảng. Cả BigCommerce và Magento đều trang bị những tính năng cần thiết để tối ưu SEO, bao gồm:

  • Google site map
  • SEO-friendly URL
  • Rewrite URL
  • Meta description
  • Mã trạng thái phải hồi 301
  • Tương thích với thiết bị di động

Tuy nhiên, BigCommerce có sẵn tính năng ‘blog’ ở trong các gói giải pháp còn đối với Magento, doanh nghiệp phải tích hợp tiện ích ‘blog’ thì mới có thể sử dụng. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng tiện ích mở rộng trong marketplace của Magento và BigCommerce để tối ưu SEO hơn nữa cho website. Chi phí cho tiện ích mở rộng của Magento sẽ cao hơn BigCommerce nhưng xét về sự đa dạng các bộ SEO nâng cao thì Magento chắc chắn vượt trội hơn. 

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của BigCommerce
Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của BigCommerce
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của Magento
Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của Magento

Tích hợp đa kênh bán hàng

Riêng tính năng này, BigCommerce vượt trội hơn Magento khi đã tích hợp sẵn các kênh bán hàng phổ biến nhất hiện nay vào trong các gói giải pháp như Amazon, Ebay, Walmart, Facebook, Instagram. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần tích hợp với các kênh bán hàng khác ngoài các kênh đã tích hợp sẵn này thì có thể tích hợp với các app trong marketplace của BigCommerce. 

Còn với Magento, doanh nghiệp có thể triển khai bán hàng đa kênh bằng cách tích hợp mọi  kênh bán hàng mong muốn vào website thương mại điện tử của mình với chi phí khác nhau, riêng kênh Amazon thì doanh nghiệp có thể tích hợp miễn phí. 

Tính năng liên quan đến quy trình mua hàng

Các doanh nghiệp thương mại điện tử cần đảm bảo quy trình mua hàng của khách hàng diễn ra mượt mà, nhanh chóng và thuận tiện nhất có thể từ việc cung cấp hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm đến quy trình thanh toán đơn giản. Cả Magento và BigCommerce đều cung cấp những tính năng để hỗ trợ quá trình mua sắm trên website như:

  • Lọc sản phẩm
  • So sánh sản phẩm
  • Sản phẩm xem gần đây
  • Wishlist
  • Thanh toán trên 1 trang duy nhất
  • Thanh toán với tư cách là thành viên hoặc người ghé thăm website
  • Định giá giao hàng theo thời gian thực
  • Giao hàng đến nhiều địa chỉ
  • Theo dõi đơn hàng tại website thông qua tài khoản đăng ký
  • Tái đặt hàng

Thanh toán

BigCommerce cung cấp cho doanh nghiệp 65 cổng thanh toán được tích hợp sẵn bao gồm các cổng thanh toán nổi tiếng như Apple Pay, Google Pay, Amazon Pay, v.v và tất cả đều không tính phí giao dịch. 

Trong khi đó, Magento chỉ cung cấp thanh toán với PayPal và Authorize.net, còn lại doanh nghiệp cần phải tích hợp với dịch vụ thanh toán bên thứ ba. Trên Marketplace của Magento có hơn 450 tiện ích mở rộng liên quan đến dịch vụ thanh toán với đa dạng chi phí nhưng doanh nghiệp sẽ cần thời gian để lựa chọn và tích hợp.

Theme & Tiện ích mở rộng

Ngoài tính năng thì theme và tiện ích mở rộng cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của website thương mại điện tử. Vì vậy, đây sẽ là một yếu tố nữa mà doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn nền tảng. 

BigCommerce

Nền tảng cung cấp cho doanh nghiệp khoảng 266 theme với chi phí từ $195 đến $395, trong đó có 12 theme miễn phí. Doanh nghiệp có thể mua theme BigCommerce trên ThemeForest với mức giá chỉ khoảng từ $16 đến $179.

Các thiết kế này đều hiện đại, sử dụng thích hợp với nhiều lĩnh vực và đáp ứng tốt trên nhiều kích thước màn hình như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn.

Tuy nhiên, nếu so với các nền tảng SaaS khác như Wix hay Squarespace thì khả năng tùy chỉnh và số lượng theme của BigCommerce kể cả miễn phí và trả phí vẫn còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, số lượng theme miễn phí và trả phí trên thực tế không hẳn chính xác vì một số theme có layout rất giống nhau chỉ khác ở cách phối màu.

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Layout của Fortune Contrast và Fortune Bright gần như là một
Layout của Fortune Contrast và Fortune Bright gần như là một

Magento

Khác với BigCommerce, thư viện theme của Magento chỉ có sẵn 9 theme để doanh nghiệp lựa chọn nhưng chỉ có 3 theme là miễn phí còn lại doanh nghiệp phải trả từ $150 đến $499 để mua. Nếu mua theme Magento trên ThemeForest thì mỗi theme chỉ có giá từ $39 đến $299. 

Theme của Magento

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thiết kế giao diện theo nhu cầu của riêng mình bằng cách hợp tác với đơn vị có chuyên môn với chi phí khoảng $1,000 – 5,000. 

Về tiện ích mở rộng thì cả BigCommerceMagento đều có thư viện tiện ích mở rộng lớn để hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng cửa hàng thương mại điện tử của mình nhưng Magento có phần vượt trội hơn.

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Bảng so sánh Magento và BigCommerce
Theme và tiện ích mở rộng của BigCommerce và Magento

Khả năng tùy chỉnh và mở rộng

Khả năng tùy chỉnh của một nền tảng là khả năng điều chỉnh bất kỳ chức năng, theme và tiện ích mở rộng tích hợp để đáp ứng nhu cầu cụ thể của website thương mại điện tử. Trong khi đó, khả năng mở rộng đề cập đến khả năng duy trì hiệu suất hoạt động của nền tảng khi website thương mại điện tử của doanh nghiệp phát triển. Vì thế đây cũng là một yếu tố quan trọng để lựa chọn nền tảng. 

Khả năng tùy chỉnh 

Magento là nền tảng mã nguồn mở nên các nhà phát triển có toàn quyền truy cập và tuỳ chỉnh mã nguồn. 

Mặt khác, BigCommerce với bản chất là nền tảng SaaS sẽ không cho phép doanh nghiệp can thiệp vào phần backend. Dù doanh nghiệp có thể dùng một số đoạn code để điều chỉnh một số chi tiết ở phần giao diện frontend trong khi phần lớn điều chỉnh cần được thực hiện ở backend. Do đó, khả năng tùy chỉnh của BigCommerce có phần hạn chế hơn so với Magento.

Khả năng mở rộng 

Cả Magento và BigCommerce đều có thể xử lý lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng lớn nhưng Magento vượt trội hơn BigCommerce và đó cũng là lý do Magento không giới hạn ngưỡng doanh số. 

Trong khi đó, BigCommerce giới hạn doanh số bán hàng hằng năm theo từng gói giải pháp, nghĩa là khi doanh nghiệp chạm ngưỡng giới hạn doanh số của gói giải pháp đang sử dụng, doanh nghiệp cần nâng cấp lên gói giải pháp cao hơn.

  • Gói Standard: Tối đa 50K/năm
  • Gói Plus: Tối đa 180K/năm
  • Gói Pro: Tối đa 400K/năm
  • Gói Enterprise: Tùy chỉnh

Bảo mật

Cả hai nền tảng đều là những tên tuổi lớn trong ngành thương mại điện tử và được rất nhiều doanh nghiệp tín nhiệm về khả năng bảo mật. Tuy nhiên, xét về khả năng cung cấp các hỗ trợ liên quan đến quá trình bảo mật, BigCommerce và Magento khá khác nhau.

BigCommerce là nền tảng SaaS nên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến bảo mật như một phần của chi phí sử dụng nền tảng trong các gói giải pháp bao gồm chứng chỉ SSL, tường lửa, sao lưu, phát hiện xâm nhập. Trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7 để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Mặt khác, do tính chất của nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm vấn đề bảo mật cho website thương mại điện tử Magento. Chẳng hạn, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về chứng chỉ SSL, xác thực hai yếu tố và tuân thủ PCI. Ngoài ra, Magento thường xuyên cập nhật bảo mật nhưng quá trình cập nhật cần được tiến hành thủ công nên sẽ gây khó khăn cho người dùng không chuyên về kỹ thuật. 

Việc cung cấp hỗ trợ của Magento cũng hạn chế so với BigCommerce. Theo đó, doanh nghiệp chỉ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ trong giờ hoạt động của Magento hoặc liên hệ với các trung gian bên thứ ba nên sẽ cần thời gian và rườm rà. 

Độ phổ biến

Cả hai nền tảng BigCommerce và Magento đều là những sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp thương mại điện tử nhưng mức độ phổ biến thì có phần chênh lệch.

Theo BuiltWith, tính đến thời điểm hiện tại có 142,010 website Magento đang hoạt động, trong khi đó, chỉ có 44,796 website BigCommerce đang hoạt động.

Do đó, về mức độ phổ biến thì Magento chiếm ưu thế hơn so với BigCommerce.  

  • Những thương hiệu nổi tiếng sử dụng Magento: Coca Cola, Nike, Tesla,…
  • Những thương hiệu nổi tiếng sử dụng BigCommerce: SkullCandy, LARQ, Molton Brown,..

Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng khắp nơi trên thế giới với cả nền tảng BigCommerce và Magento, SECOMM rút ra những kinh nghiệm quý giá để giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử nhanh chóng và hiệu quả. 

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM  (02871089908) để được tư vấn miễn phí về triển khai website thương mại điện tử với BigCommerce hoặc Magento.

Sẵn Sàng Để Khai Phá Tiềm Năng Thương Mại Điện Tử? Let’s talk

Để lại một bình luận


Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận (0)

No comments yet. Be the first to comment.
KHÁM PHÁ
Related articles
Top 8 nhà cung cấp dịch vụ Mua trước Trả sau trên thế giới
Top 8 nhà cung cấp dịch vụ Mua trước Trả sau trên thế giới

Phương thức thanh toán Mua trước Trả sau (BNPL) đã trở thành xu hướng toàn cầu, giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sắm mà không cần trả toàn bộ số tiền ngay lập tức. Dưới đây là một số nhà cung cấp dịch vụ BNPL nổi tiếng trên thế giới.

1. AfterpayTop 8 nhà cung cấp dịch vụ Mua trước Trả sau trên thế giới

Afterpay là một trong những dịch vụ BNPL phổ biến nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Úc, Mỹ, và Anh. Được thành lập vào năm 2014 tại Úc, Afterpay đã nhanh chóng mở rộng ra nhiều thị trường khác và trở thành cái tên quen thuộc trong ngành BNPL.

Cách thức hoạt động: Afterpay cho phép người tiêu dùng chia nhỏ khoản thanh toán thành bốn lần không lãi suất trong vòng hai tuần. Không yêu cầu kiểm tra tín dụng và dễ dàng tích hợp vào nhiều trang web thương mại điện tử.

Lợi ích:

  • Không lãi suất: Không có lãi suất cho các kỳ hạn ngắn.
  • Dễ dàng sử dụng: Quá trình đăng ký đơn giản và nhanh chóng.
  • Tích hợp rộng rãi: Được chấp nhận tại nhiều cửa hàng và trang web thương mại điện tử.

Nhược điểm:

  • Phí trễ hạn: Phí trễ hạn có thể cao nếu không thanh toán đúng hạn.
  • Chi tiêu quá mức: Người tiêu dùng có thể dễ dàng chi tiêu quá mức nếu không quản lý tài chính tốt.

2. KlarnaTop 8 nhà cung cấp dịch vụ Mua trước Trả sau trên thế giới

Klarna là một công ty fintech của Thụy Điển, cung cấp dịch vụ BNPL tại nhiều quốc gia châu Âu và Mỹ. Với hơn 90 triệu người dùng trên toàn thế giới, Klarna là một trong những nhà cung cấp BNPL lớn nhất hiện nay.

Cách thức hoạt động: Klarna cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán, bao gồm trả trong 30 ngày, chia nhỏ khoản thanh toán thành bốn lần không lãi suất, hoặc trả góp dài hạn có lãi suất.

Lợi ích:

  • Đa dạng các lựa chọn thanh toán: Khách hàng có nhiều tùy chọn linh hoạt tùy theo nhu cầu của mình.
  • Không lãi suất cho các kỳ hạn ngắn: Giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng.
  • Chính sách bảo vệ người mua hàng: Bảo vệ khách hàng trong các giao dịch trực tuyến.

Nhược điểm:

  • Lãi suất cao cho các khoản trả góp dài hạn: Có thể gây áp lực tài chính cho người tiêu dùng.
  • Phí trễ hạn: Nếu không thanh toán đúng hạn, phí phải trả có thể khá cao.

3. AffirmTop 8 nhà cung cấp dịch vụ Mua trước Trả sau trên thế giới

Affirm là dịch vụ BNPL của Mỹ, được sáng lập bởi Max Levchin, một trong những người đồng sáng lập PayPal. Affirm cho phép người tiêu dùng tại Mỹ và Canada mua sắm và trả góp linh hoạt.

Cách thức hoạt động: Affirm cung cấp các khoản vay trả góp từ 3 đến 36 tháng với lãi suất minh bạch từ 0% đến 30% tùy thuộc vào tín dụng của người tiêu dùng.

Lợi ích:

  • Lãi suất rõ ràng: Không có phí ẩn và lãi suất được hiển thị rõ ràng.
  • Kỳ hạn trả góp linh hoạt: Phù hợp với nhiều nhu cầu tài chính khác nhau.
  • Không phí ẩn: Minh bạch và rõ ràng trong các khoản phí.

Nhược điểm:

  • Lãi suất cao: Đối với những người có tín dụng không tốt, lãi suất có thể rất cao.
  • Ảnh hưởng tín dụng: Nếu không thanh toán đúng hạn, có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người tiêu dùng.

4. Zip (trước đây là Quaday)Top 8 nhà cung cấp dịch vụ Mua trước Trả sau trên thế giới

Zip là dịch vụ BNPL có trụ sở tại Úc, hoạt động tại nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, và New Zealand. Zip cung cấp các giải pháp thanh toán linh hoạt cho người tiêu dùng.

Cách thức hoạt động: Zip cho phép người tiêu dùng chia nhỏ khoản thanh toán thành bốn kỳ hạn không lãi suất mỗi hai tuần, hoặc chọn các kỳ hạn trả góp dài hơn với lãi suất.

Lợi ích:

  • Không lãi suất cho các kỳ hạn ngắn: Giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng.
  • Dễ dàng sử dụng: Quá trình đăng ký và sử dụng dịch vụ đơn giản.
  • Tích hợp rộng rãi: Được chấp nhận tại nhiều cửa hàng và trang web thương mại điện tử.

Nhược điểm:

  • Phí trễ hạn: Nếu không thanh toán đúng hạn, phí trễ hạn có thể khá cao.
  • Lãi suất cho các kỳ hạn dài hơn: Có thể làm tăng tổng chi phí mua sắm.

5. SezzleTop 8 nhà cung cấp dịch vụ Mua trước Trả sau trên thế giới

Sezzle là dịch vụ BNPL của Mỹ, chủ yếu hoạt động tại Bắc Mỹ. Sezzle tập trung vào việc cung cấp các giải pháp thanh toán linh hoạt cho người tiêu dùng trẻ.

Cách thức hoạt động: Sezzle cho phép người tiêu dùng chia nhỏ khoản thanh toán thành bốn lần không lãi suất trong vòng sáu tuần đặc biệt không yêu cầu kiểm tra tín dụng khi đăng ký.

Lợi ích:

  • Không lãi suất: Không có lãi suất cho các kỳ hạn ngắn.
  • Dễ dàng sử dụng: Thủ tục đăng ký đơn giản và nhanh chóng.
  • Không yêu cầu kiểm tra tín dụng: Dễ dàng tiếp cận dịch vụ.

Nhược điểm:

  • Phí trễ hạn: Nếu không thanh toán đúng hạn, phí trễ hạn có thể cao.
  • Hạn chế về mặt địa lý: Chỉ hoạt động tại Bắc Mỹ.

6. SplititTop 8 nhà cung cấp dịch vụ Mua trước Trả sau trên thế giới

Splitit là nhà cung cấp dịch vụ BNPL khác từ Mỹ, nhưng lại có cách tiếp cận khác so với các dịch vụ truyền thống. Splitit sử dụng hạn mức tín dụng có sẵn trên thẻ tín dụng của người tiêu dùng để chia nhỏ khoản thanh toán.

Cách thức hoạt động: Splitit cho phép người tiêu dùng chia nhỏ khoản thanh toán thành các đợt không lãi suất bằng cách giữ lại hạn mức tín dụng trên thẻ tín dụng của họ.

Lợi ích:

  • Không lãi suất: Không có lãi suất cho các kỳ hạn ngắn.
  • Không phí trễ hạn: Người tiêu dùng không phải chịu phí trễ hạn.
  • Không yêu cầu kiểm tra tín dụng: Dễ dàng tiếp cận dịch vụ.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào hạn mức tín dụng: Người tiêu dùng cần có hạn mức tín dụng đủ lớn trên thẻ tín dụng.
  • Hạn chế tính linh hoạt: Không phù hợp cho những người không có thẻ tín dụng.

7. PerpayPerpay

Perpay là dịch vụ BNPL của Mỹ, tập trung vào việc giúp người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm hàng ngày và trả góp qua các khoản trừ trực tiếp từ lương.

Cách thức hoạt động: Người tiêu dùng có thể mua sắm trên nền tảng Perpay và trả góp hàng tháng thông qua việc trừ tiền trực tiếp từ lương.

Lợi ích:

  • Không lãi suất: Không có lãi suất cho các kỳ hạn ngắn.
  • Dễ dàng quản lý: Thủ tục đăng ký đơn giản và quản lý khoản trả góp dễ dàng.
  • Phù hợp cho các nhu cầu mua sắm hàng ngày: Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thường xuyên.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào việc nhận lương đều đặn: Nếu thu nhập không ổn định, có thể gặp khó khăn trong việc trả góp.
  • Ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng: Có thể ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng của người tiêu dùng.

8. OpenpayTop 8 nhà cung cấp dịch vụ Mua trước Trả sau trên thế giới

Openpay là dịch vụ BNPL của Úc, cung cấp các kế hoạch thanh toán linh hoạt cho người tiêu dùng và doanh nghiệp tại Úc, New Zealand, và Anh.

Cách thức hoạt động: Openpay cho phép người tiêu dùng chia nhỏ khoản thanh toán thành nhiều đợt linh hoạt từ 2 đến 24 tháng.

Lợi ích:

  • Kỳ hạn trả góp linh hoạt: Phù hợp với nhiều nhu cầu tài chính khác nhau.
  • Không lãi suất cho các kỳ hạn ngắn: Giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng.
  • Phù hợp cho các giao dịch lớn: Thích hợp cho các khoản mua sắm có giá trị cao.

Nhược điểm:

  • Lãi suất cho các kỳ hạn dài: Có thể làm tăng tổng chi phí mua sắm.
  • Phí trễ hạn: Nếu không thanh toán đúng hạn, phí trễ hạn có thể cao.

Lời Kết

Các dịch vụ Mua Trước Trả Sau (BNPL) đã và đang thay đổi cách người tiêu dùng trên toàn thế giới tiếp cận mua sắm, mang lại sự linh hoạt và tiện lợi đáng kể. Những nhà cung cấp dịch vụ như Afterpay, Klarna, Affirm, Zip, Sezzle, Splitit, Perpay, Openpay, và PayPal Credit đã tạo ra các giải pháp tài chính đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Mỗi dịch vụ đều có những ưu điểm riêng, tuy nhiên, việc sử dụng BNPL cũng đi kèm với một số thách thức như phí trễ hạn, nguy cơ chi tiêu quá mức, và sự ảnh hưởng đến điểm tín dụng nếu không quản lý tốt.

Để tận dụng tối đa các lợi ích mà BNPL mang lại, người tiêu dùng cần quản lý tài chính cá nhân một cách cẩn thận và lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ BNPL để mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng của hình thức thanh toán này.

2
291
0
1
23/07/2024
thuong-hieu-su-dung-shopify-plus
15 Thương Hiệu Mở Rộng Thị Trường Quốc Tế Với Shopify Plus Part 3

Chào mừng đến với phần cuối cùng trong chuỗi bài về 15 thương hiệu đã thành công trong việc mở rộng quốc tế với Shopify Plus. Trong các phần trước, chúng ta đã khám phá hành trình của mười thương hiệu thức thời đã tận dụng khả năng vượt trội của Shopify Plus để vượt qua những phức tạp của tăng trưởng toàn cầu. Trong phần 3 này, chúng ta sẽ tập trung vào 5 thương hiệu nổi bật còn lại: Ellana Cosmetics, Dollar Shave Club, Daniel Wellington, BONIA và AIMER.

Dollar Shave Clubthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Dollar Shave Club (DSC) là công ty nổi tiếng của Mỹ đã cách mạng hóa ngành công nghiệp chăm sóc cá nhân với mô hình subscription cho dao cạo và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Ban đầu, DSC xây dựng nền tảng thương mại điện tử tuỳ chỉnh của riêng mình, mang đến sự linh hoạt và tùy chỉnh cao. Điều này tuy cho phép DSC dễ dàng định hình mô hình kinh doanh của mình trên môi trường số nhưng việc quản lý, bảo trì lại khá phức tạp, tiêu tốn nhiều tài nguyên. Theo thời gian, những giải pháp công nghệ như Shopify bắt đầu xuất hiện, cung cấp những tính năng và công cụ mà DSC có thể tận dụng. Với mục tiêu tăng lợi nhuận và mở rộng, DSC khám phá những giải pháp có sẵn xem xét cách để tích hợp chúng vào hệ thống hiện tại. Sau nhiều sự cân nhắc, DSC chuyển đổi sang hệ thống của Shopify Plus để hỗ trợ việc mở rộng quốc tế tốt hơn.

Thông qua Shopify Plus, DSC vận hành và quản lý mô hình kinh doanh subscription của mình tốt hơn và tích hợp thêm nhiều ứng dụng trong hệ sinh thái Shopify để tối ưu chiến dịch marketing, chăm sóc khách hàng. Kết quả là, DSC giảm 40% tài nguyên sử dụng cho việc bảo trì hệ thống, tiếp cận với hơn 100 triệu người tiêu dùng toàn cầu thông qua ShopApp, chuyển đổi các cửa hàng quốc tế sang hệ thống Shopify Plus chỉ trong vài tuần thay vì vài tháng và tăng tỷ lệ chuyển đổi với các ứng dụng của Shopify.

Website: dollarshaveclub.com

Lĩnh vực: Sức khỏe nam giới

Lưu lượng truy cập: 3.148 triệu/tháng

Xếp hạng: #9,907 (Mỹ) & #50,278 (Toàn cầu)

Daniel Wellingtonthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Ra mắt tại Thuỵ Điển năm 2011, Daniel Welling được biết đến là thương hiệu đồng hồ với kiểu dáng sang trọng, tối giản và chất lượng vượt trội. Trước khi Daniel Wellington bắt đầu sử dụng Shopify, họ đã phải đối mặt với một số thách thức vận hành đáng kể, đặc biệt là độ phức tạp và chi phí của hệ thống công nghệ hiện tại, bao gồm nền tảng thương mại điện tử không có giao diện người dùng từ CommerceTools cùng với Contentful làm nền tảng CMS mà họ lựa chọn. Thời gian phát triển và ra mắt tính năng mới cũng dài và rắc rối, tiêu tốn nhiều nguồn lực. Ngoài ra, Daniel Wellington còn sử dụng hệ thống on-premise ERP, làm tăng chi phí và độ phức tạp. Doanh nghiệp này có nhiều cửa hàng mở rộng và hệ thống tích hợp, dẫn đến việc thực hiện thay đổi sản phẩm mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, dẫn đến thời gian đưa sản phẩm ra thị trường bị chậm.

Kể từ khi chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus, mọi vấn đề được giải quyết triệt để. Các tính năng của trang web trước đây phải mất hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để phát triển và ra mắt thì nay chỉ mất vài ngày hoặc vài tuần. Cách tiếp cận hợp lý này cho phép đưa ra quyết định nhanh hơn và khả năng xoay vòng nhanh chóng dựa trên động lực của thị trường.

Một số kết quả nổi bật khác như ra mắt 12 cửa hàng mở rộng trong thời gian ngắn, giảm 50% phí nền tảng và ít tiêu tốn nguồn lực để phát triển bảo trì hơn trước đây.

Website: https://global.danielwellington.com/

Lĩnh vực: Thời trang

Lưu lượng truy cập: 2.773 triệu/tháng

Xếp hạng: #78,900 (Mỹ) & #63,785 (Toàn cầu)

BONIAthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Thành lập năm 1974, BONIA dần trở thành thương hiệu thời trang đình đám và khó thay thế trong lòng người tiêu dùng tại Đông Nam Á. Sau khi đưa ra quyết định chiến lược chuyển từ Adobe Commerce sang Shopify do những thách thức trước đây về tốc độ ra mắt sản phẩm và thời gian phản hồi trang web, BONIA muốn tận dụng sự hiện diện trực tuyến của mình để mở rộng ra quốc tế. BONIA nhận ra rằng, để làm được điều này, BONIA cần mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng đồng thời duy trì bản sắc thương hiệu thống nhất trên các thị trường khác nhau. Ngoài ra, thương hiệu thời trang này còn nhằm mục đích đảm bảo rằng việc giám sát nhiều trang web không trở thành gánh nặng tốn kém về thời gian và chi phí cho đội ngũ của mình.

Vì thế, BONIA đã nâng cấp lên Shopify Plus. Động thái chiến lược này đã giúp BONIA khai thác tính năng cửa hàng mở rộng Shopify Plus, cho phép tạo ra nhiều mặt tiền cửa hàng trực tuyến bên cạnh trang web hàng đầu của Malaysia. Tận dụng khả năng này, BONIA đã nhập liền mạch các chủ đề và bố cục từ cửa hàng Malaysia của mình đồng thời đảm bảo mỗi cửa hàng mới đều toát lên nét quyến rũ riêng biệt và được bản địa hóa, một yếu tố được thực hiện bằng cách tùy chỉnh theo từng địa điểm cụ thể. Organizational admin của Shopify Plus cũng đóng một vai trò quan trọng, cung cấp cho BONIA một trung tâm chỉ huy tập trung cho tất cả các cửa hàng của mình.

Kết quả là BONIA tăng tổng doanh thu lên 10% nhờ mở rộng ở Singapore và lưu lượng truy cập hàng năm tăng 25%.

Website: https://bonia.com/

Lĩnh vực: Thời trang

Lưu lượng truy cập: 108,842/tháng

Xếp hạng: #27,473 (Malaysia) & #1,510,285 (Toàn cầu)

Ellana Cosmeticsthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Năm 2007, Ellana Cosmetics ra đời với mục tiêu giúp người tiêu dùng toàn cầu có làn da đẹp hơn và biết cách chăm sóc làn da của mình hơn. Khi nhận ra cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng trên Internet hơn, thương hiệu này bắt đầu với trang web HTML cơ bản rồi chuyển qua Adobe Commerce và sau này là WooCommerce. Tuy nhiên, Ellana Cosmetics không hài lòng về kết quả của các nền tảng này mang lại. Việc thiếu các công cụ quản lý dữ liệu đã khiến mục tiêu cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trên từng thị trường gặp khó khăn, làm thất thoát không ít doanh số trực tuyến. Ellana Cosmetics chuyển đổi sang Shopify vào thời điểm hoạt động tiếp thị thương mại điện tử vẫn còn sơ khai ở Philippines. Điều này cho phép Ellana củng cố nền tảng công nghệ của mình, đồng thời tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và hiệu quả bằng cách nâng cấp lên Shopify Plus ngay sau đó. Doanh nghiệp này tận dụng nhiều giải pháp để tối ưu việc quản lý nhiều cửa hàng mở rộng, trong đó có công cụ Shopify Flow. Kết quả là, giá trị đơn hàng trung bình tăng 17%, giảm 40% tỷ lệ thanh toán thất bại, và tăng 50% doanh thu trực tuyến.

Website: https://www.ellanacosmetics.com/

Lĩnh vực: Mỹ phẩm

Lưu lượng truy cập: 88,075/tháng

Xếp hạng: #61,563 (Philippines) & #2,754,014 (Toàn cầu)

AIMERthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Được thành lập vào năm 1993, AIMER là một trong những thương hiệu đồ lót hàng đầu tại Trung Quốc. Với hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế và sáng tạo đồ lót cao cấp, sang trọng, AIMER tự hào có đội ngũ thiết kế sáng tạo liên tục phát triển hơn 400 sản phẩm mới dưới 5 thương hiệu chính: AIMER, imi’s, LA CLOVER, AIMER men và Aimer Kids. Được hỗ trợ bởi sản phẩm sáng tạo này, Aimer đã xây dựng được sự hiện diện quốc tế vượt ra quê hương mình, bao gồm cả các khu vực như Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Đông.

Việc bán hàng quốc tế là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của AIMER. Tuy nhiên, thương hiệu này gặp rắc rối về việc tuỳ chỉnh, tính thuế và tuân thủ quy tắc về các loại thuế. AIMER chuyển đổi nền tảng sang Shopify Plus, tận dụng khả năng tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các thị trường quốc tế.

Ngoài ra, việc sử dụng tính năng Avalara tax automation của Shopify Plus đã giúp AMIER tự động tính chi phí thuế theo địa chỉ của khách hàng quốc tế. Thay vào đó, Shopify Plus đã tính toán chính xác thuế cho từng đơn hàng dựa trên quy định thuế mới nhất của thị trường mục tiêu và tự động thêm thuế vào trang quyết toán cuối cùng, giúp người tiêu dùng biết rõ chi phí thuế thực tế.

Kết quả là AIMER đã tăng số lượt truy cập trong một tháng lên 105%, tỷ lệ chuyển đổi hàng tháng tăng 57% và thời lượng lướt trang mỗi tháng tăng 62%.

Website: https://aimeronline.com/

Lĩnh vực: Fashion

Lưu lượng truy cập: 32,449/tháng

Xếp hạng: #51,992 (Hong Kong) & #1,948,207 (Toàn cầu)

Lời kết

Phần cuối của chuỗi bài này đã đi sâu vào hành trình truyền cảm hứng của Ellana Cosmetics, Dollar Shave Club, Daniel Wellington, BONIA và AIMER. Những thương hiệu này là minh chứng cho thấy việc tận dụng Shopify Plus có thể biến những thách thức của mở rộng quốc tế thành cơ hội tăng trưởng và thành công.

Một điều có thể khẳng định là hành trình mở rộng quốc tế rất phức tạp nhưng rất đáng giá khi biết áp dụng những công cụ và chiến lược phù hợp. Đối với các thương hiệu đang tìm cách bắt đầu con đường này thì 15 câu chuyện thành công này sẽ mang lại những thông tin và cảm hứng quý giá.
Cần tư vấn sâu hơn? Liên hệ với SECOMM, miễn phí!

2
325
0
1
05/07/2024
Thumbnail
15 Thương Hiệu Mở Rộng Thị Trường Quốc Tế Với Shopify Plus Part 1

Trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, mở rộng quốc tế là điều cần thiết cho các thương hiệu thương mại điện tử muốn tăng trưởng doanh thu và nhận diện toàn cầu. Tuy nhiên, việc thâm nhập vào các thị trường mới mang đến những thách thức như logistics, quy định, và khác biệt văn hóa.

Shopify Plus cung cấp một nền tảng mạnh mẽ được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tăng trưởng cao mở rộng một cách liền mạch. Với các tính năng cho việc địa phương hóa, giao dịch đa tiền tệ, và vận chuyển quốc tế, Shopify Plus đơn giản hóa thương mại xuyên biên giới.

Trong loạt bài ba phần này, hãy cùng khám phá cách 15 thương hiệu đã mở rộng ra quốc tế thành công bằng cách sử dụng Shopify Plus.

Trong Phần 1, chúng ta tìm hiểu về các câu chuyện thành công của Saturday Club, Who Give a Crap, Tineco, SodaStream, và Ruggable, xem xét các chiến lược, thách thức, và kết quả từ những hoạt động toàn cầu của họ.

Ruggablethuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Ruggable được biết đến là thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp các loại thảm chất lượng cao với đa dạng mẫu mã, kích cỡ và chất liệu. Giữa lúc giãn cách xã hội vì Covid-19, nhu cầu trang trí và tân trang nhà cửa tăng lên đã giúp Ruggable tăng trưởng đáng kinh ngạc, tạo tiền đề cho mục tiêu mở rộng ra thị trường quốc tế.

Với Shopify Plus, Ruggable đã triển khai cửa hàng Headless để linh hoạt tuỳ chỉnh giao diện và tính năng để mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm liền mạch. Việc triển khai Headless cũng giúp Ruggable tuỳ chỉnh cửa hàng mở rộng. Doanh nghiệp này đã mở rộng sang Canada, Vương quốc Anh, Đức, Áo, Pháp, Hà Lan, Úc và Hoa Kỳ. Shopify Markets đã giúp Ruggable chuyển đổi tiền tệ dễ dàng hơn nhiều và dễ dàng cập nhật giá sản phẩm khi chúng tôi ra mắt tại thị trường mới. Ruggable không phải lo lắng về những vấn đề như định giá thủ công hoặc theo dõi việc chuyển đổi tiền tệ theo thời gian. Shopify Plus đã làm tất cả cho Ruggable.

Website: https://ruggable.com/

Lĩnh vực: Nội thất

Lưu lượng truy cập: 15.49 triệu/tháng

Xếp hạng: #2,252 (Mỹ) & #11,656 (Toàn cầu)

Tinecothuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Kể từ khi thành lập năm 2002, Tineco đã liên tục nghiên cứu và cải tiến để cung cấp cho khách hàng những dòng máy hút bụi và máy lau nhà cao cấp, giúp nâng cấp chất lượng sống và tiết kiệm thời gian. Với quan niệm cung cấp cho khách hàng trải nghiệm vượt mức kỳ vọng là chìa khoá thành công, Tineco hướng mục tiêu đến thị trường quốc tế. Ban đầu, Tineco sử dụng Shopify để nhanh chóng xây dựng website thương mại điện tử có đủ chức năng kênh bán hàng độc lập. Tuy nhiên, Tineco muốn thúc đẩy tăng trưởng ở nước ngoài bằng cách tạo ra nhiều cửa hàng có tính tùy biến cao mà không tạo thêm gánh nặng vận hành như phải chuyển đổi giữa các trang của website.

Tineco đã nâng cấp lên Shopify Plus để thúc đẩy việc mở rộng quốc tế. Với sự tăng trưởng của thị trường Châu Âu, Tineco đã sử dụng tính năng cửa hàng mở rộng của Shopify Plus để tạo thêm nhiều cửa hàng trên khắp lục địa này. Tineco cũng sử dụng tính năng checkout extensibility để tùy chỉnh các trang thanh toán kết hợp với các ứng dụng như Smile: Loyalty & Rewards, thêm lời nhắc điểm để khuyến khích hoạt động kinh doanh lặp lại và tùy chọn mua ngay, trả tiền sau để hỗ trợ chuyển đổi doanh số bán sản phẩm có giá trị đặt hàng cao.

Website: https://store.tineco.com/

Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng

Lưu lượng truy cập: 2.688 triệu/tháng

Xếp hạng: #33,866 (Mỹ) & #62,833 (Toàn cầu)

SodaStreamthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Được thành lập vào năm 1903, SodaStream là thương hiệu thân thiện với môi trường, hỗ trợ người tiêu dùng biến nước máy thành đồ uống giải khát có ga. Ban đầu, một số giải pháp và tính năng của trang web SodaStream dựa trên Adobe Commerce, số khác dựa trên hệ thống địa phương. Sự thiếu đồng nhất trong các hoạt động thương mại điện tử của nó đã tạo ra sự thiếu hiệu quả trong hoạt động và cản trở khả năng mở rộng quy mô của SodaStream. Điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp này chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus. Sự linh hoạt của Plus cho phép SodaStream dễ dàng tuỳ chỉnh cửa hàng mở rộng của mình để đáp ứng nhu cầu và sở thích cụ thể của khách hàng ở các khu vực khác nhau. Ngoài ra, Shopify Plus cũng hỗ trợ SodaStream nhanh chóng ra mắt các trang web mới khi thâm nhập các thị trường mới, đồng bộ hóa việc ra mắt cửa hàng trực tuyến với cửa hàng bán lẻ, tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng. Kết quả là doanh thu của SodaStream tăng 20%, quản lý hiệu quả dữ liệu của 9 triệu người dùng và mở rộng toàn cầu tới 16 trang web ở 15 quốc gia trong vòng bốn năm.

Website: https://sodastream.com/

Lĩnh vực: FnB

Lưu lượng truy cập: 2.496 triệu/tháng

Xếp hạng: #12,360 (Mỹ) & #56,939 (Toàn cầu)

Who Give a Crapthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Who Give a Crap là thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp giấy vệ sinh chất lượng cao với nhiều mẫu mã bắt mắt. Ban đầu thương hiệu áp dụng mô hình D2C và sử dụng nền tảng Shopify. Nhưng khi thương hiệu muốn chuyển sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo với mục tiêu hàng đầu đầu là mở rộng ra quốc tế, Who Give a Crap cần nhiều khả năng thương mại điện tử hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hướng mục tiêu triển khai mô hình B2B để tăng trưởng. Nhưng với quy trình đặt hàng B2B phần lớn thủ công, mỗi giao dịch mua sỉ mới đồng nghĩa với việc phải tốn thêm thời gian cho các công việc hành chính như đối chiếu hàng tồn kho, khiến B2B khó mở rộng quy mô.

Who Give a Crap không lâu sau đó đã nâng cấp lên Shopify Plus để tiếp cận với tính năng cửa hàng mở rộng và thiết lập nhanh chóng 3 cửa hàng trực tuyến được tùy chỉnh riêng cho các thị trường mục tiêu ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Châu Âu. Doanh nghiệp này cũng sử dụng tính năng của hàng mở rộng để ra mắt các cửa hàng B2B. Bằng cách sử dụng B2B on Shopify, Who Give a Crap cho phép tạo bảng giá riêng cho từng khách hàng bán buôn, đặt hàng tự phục vụ và quy trình thực hiện đơn hàng tự động. Thương hiệu giấy vệ sinh này cũng sử dụng Shopify Flow để tạo và tuỳ chỉnh các quy trình tự động hoá để tối ưu vận hành hệ thống kết hợp giữa D2C và B2B.

Website: whogivesacrap.org

Lĩnh vực: Bách hoá

Lưu lượng truy cập: 2.247 triệu/tháng

Xếp hạng: #5,310 (Anh Quốc) & #66,212 (Toàn cầu)

Saturday Clubthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Saturday Club là nhà bán lẻ thời trang nổi tiếng tại Singapore, hướng mục tiêu cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất lượng và trải nghiệm mua sắm hấp dẫn. Khởi đầu là một thương hiệu B2B, SaturdayClub đã phát triển trong hơn hai thập kỷ để xây dựng một doanh nghiệp bán lẻ lớn với sự hiện diện trực tuyến trải dài đến các quốc gia như Malaysia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc.

SaturdayClub đã mở rộng hoạt động trực tuyến của mình sang một số quốc gia khác bằng cách sử dụng nền tảng thương mại điện tử Adobe Commerce và một số thị trường triển khai PrestaShop. Nhưng mỗi lần ra mắt ở quốc gia đều đi kèm với thời gian thực hiện từ một tháng trở lên và mức giá đắt đỏ, đôi khi vượt quá 10.000 đô la Singapore cho những thị trường được phục vụ bởi nền tảng Adobe Commerce. Bên cạnh đó, việc khắc phục lỗi, sự phức tạp phát sinh từ các tích hợp và sao lưu, di chuyển dữ liệu đã tiêu tốn của Saturday Club nhiều thời gian và ngân sách.

Sau khi chuyển đổi sang Shopify Plus, Saturday Club đã sử dụng tính năng cửa hàng mở rộng để mở rộng lên đến 4 cửa hàng quốc tế và tính năng checkout extensibility để dễ dàng triển khai các giải pháp cổng thanh toán bổ sung của bên thứ ba nhằm mang đến cho khách hàng ở các thị trường quốc tế khác nhau nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng từ thương hiệu. Kết quả là Saturday Club ra mắt 9 cửa hàng quốc tế trong vòng 6 tháng, tăng 5% khách hàng toàn cầu và tăng 38% doanh thu YoY tại Malaysia dịp tết nguyên đán 2024.

Website: https://sg.saturdayclub.com/

Lĩnh vực: Thời trang

Lưu lượng truy cập: 435,965/tháng

Xếp hạng: #2,578 (Singapore) & #233,691 (Toàn cầu)

Lời kết

Mở rộng quốc tế là một cột mốc quan trọng cho bất kỳ thương hiệu thương mại điện tử nào, và như chúng ta đã thấy, Shopify Plus là một đồng minh mạnh mẽ trong hành trình này. Những câu chuyện thành công của Saturday Club, Who Give a Crap, Tineco, SodaStream và Ruggable đã nêu bật cách tận dụng các công cụ và chiến lược phù hợp có thể vượt qua những phức tạp khi thâm nhập vào các thị trường mới.

Kết thúc Phần 1 của loạt bài này, rõ ràng tiềm năng cho thương mại điện tử toàn cầu là rất lớn. Dù bạn là một doanh nhân mới khởi nghiệp hay một thương hiệu đã có tên tuổi, những kinh nghiệm của các công ty này cung cấp những bài học và nguồn cảm hứng quý giá. Hãy đón chờ Phần 2, nơi chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá thêm nhiều thương hiệu phát triển mạnh mẽ toàn cầu với sự hỗ trợ của Shopify Plus.

2
302
0
1
03/07/2024
KHÁM PHÁ BÀI VIẾT THEO DANH MỤC
CHUYỂN ĐỔI SỐ
THỊ TRƯỜNG TMĐT
TIN TỨC SECOMM
TRIỂN KHAI TMĐT
thuong-mai-dien-tu-ben-vung
Thương Mại Điện Tử Bền Vững Là Gì? Tại Sao Doanh Nghiệp Nên Chú Trọng?

Thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mang đến sự tiện lợi và tiếp cận với hàng loạt sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp này tiếp tục phát triển, tác động môi trường cũng ngày càng lớn. Từ lãng phí bao bì quá mức đến khí thải carbon từ vận chuyển, tác động môi trường của thương mại điện tử không thể bị bỏ qua. Điều này đưa chúng ta đến khái niệm về thương mại điện tử bền vững – một phương pháp biến đổi mà mục tiêu là giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường từ bán lẻ trực tuyến trong khi thúc đẩy các thực tiễn kinh doanh đạo đức.

Thương mại điện tử bền vững không chỉ là một xu hướng mà là một phản ứng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã hội. Một cuộc khảo sát cho thấy 72% số người tham gia nói rằng họ đang mua nhiều hơn các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn so với năm năm trước đó, trong khi 81% cho biết họ dự kiến sẽ mua nhiều hơn trong năm năm tiếp theo.

Trong bài viết này, hãy cùng đi sâu vào bản chất của thương mại điện tử bền vững, khám phá sự quan trọng của mô hình này, và tìm hiểu các bước thực tế để trở thành một nhà bán hàng có trách nhiệm.

Thương mại điện tử bền vững là gì?

Thương mại điện tử bền vững đề cập đến việc thực hiện kinh doanh trực tuyến một cách giảm thiểu tác động môi trường và thúc đẩy trách nhiệm xã hội. Nói đơn giản là việc ra quyết định có suy nghĩ ở mọi giai đoạn của quy trình kinh doanh, từ việc cung cấp và sản xuất sản phẩm đến đóng gói, vận chuyển và tương tác với khách hàng. Mục tiêu là giảm khí thải carbon, tối thiểu hóa chất thải và đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức được thực thi trong toàn chuỗi cung ứng.

Thành phần của thương mại điện tử bền vữngthuong-mai-dien-tu-ben-vung

Có một số thành phần chính trong thương mại điện tử bền vững, bao gồm:

Sản phẩm thân thiện với môi trường

Việc cung cấp các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu bền vững, có thể phân hủy sinh học hoặc có tác động môi trường thấp là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là lựa chọn các vật liệu tái sinh, chẳng hạn như bông hữu cơ hoặc tre, thay vì các vật liệu thông thường có thể làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hoặc gây ô nhiễm. Ngoài ra, việc quảng bá các sản phẩm có nguồn gốc theo tiêu chuẩn đạo đức đảm bảo rằng chúng được sản xuất dưới điều kiện lao động công bằng, tôn trọng quyền lợi của người lao động và đóng góp vào sự bền vững xã hội.

Bao bì bền vững

Bao bì bền vững bao gồm việc sử dụng các vật liệu có thể tái chế, phân hủy sinh học hoặc được làm từ nội dung tái chế. Ví dụ, sử dụng hộp carton làm từ giấy tái chế hoặc hạt bảo vệ phân hủy sinh học có thể giảm đáng kể dấu chân môi trường. Cách tiếp cận này không chỉ giảm thiểu lãng phí mà còn thu hút người tiêu dùng có ý thức về môi trường.

Hiệu quả năng lượng

Giảm tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động kho bãi và logistics của thương mại điện tử là một thành phần quan trọng khác. Điều này có thể đạt được bằng cách:

  • Sử dụng Năng lượng tái tạo: Cung cấp năng lượng cho các kho và văn phòng bằng năng lượng mặt trời, gió hoặc các nguồn năng lượng tái tạo khác.
  • Tối ưu hóa Tuyến đường giao hàng: Sử dụng phần mềm tối ưu hóa tuyến đường để giảm thiểu sử dụng nhiên liệu và khí thải trong quá trình giao hàng.
  • Đầu tư vào Công nghệ tiết kiệm năng lượng: Triển khai hệ thống chiếu sáng LED, hệ thống HVAC hiệu quả năng lượng và các công nghệ khác giúp giảm tổng lượng năng lượng tiêu thụ.

Giảm thiểu chất thải

Giảm thiểu chất thải trong toàn bộ quy trình thương mại điện tử là rất quan trọng. Điều này bao gồm:

  • Quản lý tồn kho hiệu quả: Sử dụng hệ thống ngăn ngừa dư thừa hàng hoá và giảm thiểu khả năng hàng hoá không bán ra bị lãng phí.
  • Chương trình tái chế: Triển khai các chương trình tái chế mạnh mẽ trong các kho và khuyến khích khách hàng tái chế các vật liệu bao bì.
  • Thiết kế Sản phẩm bền vững: Tạo ra các sản phẩm có tuổi thọ lâu, giảm thiểu nhu cầu thay thế thường xuyên và giảm thiểu tổng lượng chất thải sinh ra.

Thực hành kinh doanh đạo đức

Đảm bảo tất cả các thực tiễn kinh doanh đều đạo đức và minh bạch là cốt lõi của thương mại điện tử bền vững. Điều này bao gồm:

  • Đối xử lao động công bằng: Đối xử công bằng với tất cả nhân viên và nhà cung cấp, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và cung cấp mức lương công bằng.
  • Hỗ trợ Thương mại công bằng: Cung cấp sản phẩm tuân thủ các nguyên tắc thương mại công bằng, hỗ trợ giá tốt hơn, điều kiện làm việc tốt đẹp và điều khoản thương mại công bằng cho nông dân và công nhân trong các nước đang phát triển.
  • Sự minh bạch: Cởi mở và thành thật với người tiêu dùng về các nỗ lực và thực tiễn bền vững của doanh nghiệp. Điều này có thể xây dựng lòng tin và sự trung thành từ phía các khách hàng coi trọng các hoạt động kinh doanh đạo đức và có trách nhiệm.

Bằng cách kết hợp những thành phần chính này vào chiến lược, các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể giảm đáng kể tác động môi trường, hỗ trợ trách nhiệm xã hội và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ phía người tiêu dùng về các sản phẩm bền vững và đạo đức.

Tại sao thương mại điện tử bền vững quan trọng?thuong-mai-dien-tu-ben-vung

Hiểu rõ tầm quan trọng của sự bền vững trong thương mại điện tử là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp mong muốn thành công trên thị trường ngày nay. Dưới đây là một số lý do tại sao việc áp dụng các thực hành bền vững trong thương mại điện tử là vô cùng quan trọng:

Tác động môi trường

Tác động môi trường của các thực tiễn thương mại điện tử truyền thống là đáng kể. Từ việc sử dụng quá mức bao bì nhựa đến lượng khí thải carbon từ vận chuyển và logistics, ngành công nghiệp thương mại điện tử góp phần đáng kể vào sự suy thoái môi trường.

Bằng việc áp dụng các thực hành bền vững, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu dấu chân carbon đáng kể, giảm ô nhiễm và giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các thực hành thương mại điện tử bền vững như sử dụng bao bì thân thiện với môi trường và tối ưu hóa tuyến đường giao hàng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tác động môi trường của ngành công nghiệp này.

Hành vi của người tiêu dùng

Hành vi của người tiêu dùng đang dần chuyển hướng về bền vững. Ngày càng nhiều khách hàng trở nên có ý thức về môi trường và thích mua sắm từ các thương hiệu phù hợp với giá trị của họ. Nghiên cứu cho thấy ngày càng nhiều người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm được sản xuất và đóng gói một cách bền vững. Bằng việc áp dụng các thực hành bền vững, các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể đáp ứng được nhu cầu này, thu hút một đối tượng khách hàng rộng hơn và nâng cao sự trung thành của khách hàng. Việc trở thành một thương hiệu trách nhiệm và thân thiện với môi trường cũng giúp doanh nghiệp phân biệt mình trong một thị trường đầy cạnh tranh.

Lợi ích kinh doanh

Các thực hành thương mại điện tử bền vững có thể dẫn đến các lợi ích kinh doanh đáng kể. Điều này bao gồm tiết kiệm chi phí từ việc giảm lãng phí và tiêu thụ năng lượng, cải thiện danh tiếng thương hiệu và tăng cường sự trung thành của khách hàng. Các doanh nghiệp ưu tiên bền vững cũng có thể tiếp cận các thị trường và cơ hội mới, như hợp tác với các thương hiệu thân thiện với môi trường và các chứng nhận có thể nâng cao uy tín. Ngoài ra, các thực hành bền vững có thể dẫn đến sự đổi mới, khi các công ty tìm ra những cách mới để giảm tác động môi trường và cải thiện hiệu quả.

Tuân thủ các quy định pháp lý

Chính phủ và các cơ quan quản lý ngày càng áp dụng các quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn. Các doanh nghiệp không tuân thủ các quy định này có nguy cơ phải đối mặt với tiền phạt, hình phạt và tổn thất về danh tiếng. Bằng cách áp dụng các thực hành bền vững, các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể dẫn đầu trong việc thích ứng với các thay đổi về quy định, đảm bảo tuân thủ và tránh được các vấn đề pháp lý tiềm ẩn. Việc tích cực áp dụng bền vững cũng giúp các doanh nghiệp vị thế dẫn đầu trong ngành của mình, tạo một mô hình cho những người khác.

Khả năng tồn tại lâu dài

Bền vững là rất quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của các doanh nghiệp. Khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần khan hiếm và các vấn đề môi trường trở nên ngày càng nghiêm trọng, các công ty không áp dụng các thực hành bền vững có thể phải đối mặt với chi phí cao hơn và các gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Bằng cách tích hợp bền vững vào mô hình kinh doanh của họ, các công ty thương mại điện tử có thể đảm bảo có đủ khả năng chống chọi với những thách thức trong tương lai và chuẩn bị tốt hơn cho một bối cảnh thị trường đang thay đổi. Các thực hành bền vững cũng đóng góp vào hình ảnh doanh nghiệp tích cực, thu hút các nhà đầu tư và các bên liên quan có ưu tiên đối với các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm.

Cách trở thành một doanh nghiệp thương mại điện tử bền vữngthuong-mai-dien-tu-ben-vung

Trở thành một doanh nghiệp thương mại điện tử bền vững bao gồm việc triển khai các thực tiễn nhằm giảm thiểu tác động môi trường và thúc đẩy trách nhiệm xã hội. Dưới đây là các bước quan trọng để giúp doanh nghiệp đạt được sự bền vững:

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng là rất quan trọng đối với bền vững. Điều này bao gồm việc cung cấp nguyên liệu và sản phẩm từ các nhà cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và môi trường.

  • Cung cấp đạo đức: Lựa chọn các nhà cung cấp để cung cấp các nguyên liệu thân thiện với môi trường, chẳng hạn như tài nguyên tái chế hoặc tái tạo. Đảm bảo rằng các nhà cung cấp này tuân thủ các phương thức lao động công bằng và duy trì các tiêu chuẩn môi trường cao.
  • Nhà cung cấp địa phương: Khi có thể, cung cấp sản phẩm từ các nhà cung cấp địa phương để giảm thiểu dấu chân carbon liên quan đến vận chuyển xa.
  • Kiểm định nhà cung cấp: Định kỳ kiểm định các nhà cung cấp để đảm bảo rằng họ tuân thủ các tiêu chí bền vững của doanh nghiệp và cải thiện khi cần thiết.

Tối ưu hóa chiến lược vận chuyển

Vận chuyển là một phần đóng góp đáng kể vào dấu chân môi trường của thương mại điện tử. Tối ưu hóa chiến lược vận chuyển có thể giúp giảm lượng khí thải và nâng cao hiệu quả.

  • Tối ưu hóa tuyến đường: Sử dụng phần mềm để lập kế hoạch các tuyến đường giao hàng hiệu quả nhất, giảm tiêu thụ nhiên liệu và khí thải.
  • Tuỳ chọn vận chuyển thân thiện với môi trường: Đưa ra cho khách hàng các lựa chọn vận chuyển thân thiện với môi trường, như các phương pháp giao hàng chậm hơn với lượng khí thải carbon thấp hơn.
  • Bù đắp carbon: Đầu tư vào các chương trình bù đắp khí thải để đền bù cho lượng khí thải sinh ra từ các hoạt động vận chuyển. Điều này có thể bao gồm các dự án như tái trồng rừng hoặc các sáng kiến năng lượng tái tạo.

Cung cấp bao bì có thể tái chế

Bao bì là nguyên nhân lớn gây ra chất thải trong thương mại điện tử. Chuyển sang sử dụng bao bì có thể tái chế có thể giảm đáng kể tác động đến môi trường.

  • Vật liệu bền vững: Sử dụng các vật liệu bao bì có thể tái chế, phân hủy sinh học hoặc được làm từ nguyên liệu tái chế, như giấy carton, giấy, hoặc nhựa phân hủy sinh học.
  • Bao bì tối giản: Thiết kế bao bì sao cho tối giản nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ sản phẩm, giảm lượng vật liệu sử dụng.
  • Giáo dục khách hàng: Đưa ra hướng dẫn rõ ràng cho khách hàng về cách tái chế hoặc xử lý bao bì một cách có trách nhiệm. Doanh nghiệp cũng có thể khuyến khích khách hàng tái sử dụng bao bì cho các mục đích khác.

Tham gia tổ chức từ thiện về môi trường

Hỗ trợ các tổ chức và sáng kiến vì môi trường có thể thúc đẩy những nỗ lực bền vững của doanh nghiệp và thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc tạo ra những ảnh hưởng tích cực.

  • Quan hệ đối tác: Hợp tác với các tổ chức vì môi trường để hỗ trợ các dự án như tái trồng rừng, bảo tồn, hoặc tái tạo năng lượng sạch. Điều này không chỉ đóng góp vào sự bền vững của môi trường mà còn nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Quyên góp: Phân bổ một phần lợi nhuận của doanh nghiệp để quyên góp cho các hoạt động vì môi trường. Công khai những nỗ lực này để cho khách hàng thấy rằng các giao dịch mua sắm của họ góp phần vào một mục đích lớn hơn.
  • Sự tham gia của nhân viên: Khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện về môi trường và thúc đẩy sự gắn kết bền vững trong doanh nghiệp

Bằng cách thực hiện các chiến lược này, doanh nghiệp có thể giảm đáng kể tác động môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các thực hành bền vững và xây dựng một tập khách hàng trung thành coi trọng trách nhiệm xã hội. Áp dụng bền vững không chỉ tốt cho hành tinh mà còn có lợi cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.

Lời kết

Thương mại điện tử bền vững không còn là một điều xa xỉ mà là điều cần thiết. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các thương hiệu thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã hội, và các doanh nghiệp phải thích ứng để đáp ứng nhu cầu này. Bằng cách áp dụng các thực hành thương mại điện tử bền vững, các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định thông minh góp phần vào việc bảo vệ hành tinh khỏe mạnh hơn.

Sẵn sàng tham gia? Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay!

2
475
0
1
08/07/2024
14 ví dụ Chuyển Đổi Nền Tảng từ WooCommerce to Shopify Plus
Top 14+ Thương Hiệu Chuyển Đổi Nền Tảng từ WooCommerce sang Shopify Plus P3

Tiếp nối câu chuyện của phần 1 và phần 2 thì ở phần 3 này, hãy cùng khám phá những thương hiệu còn lại trong chuỗi 15 thương hiệu đã quyết định chuyển đổi nền tảng WooCommerce sang Shopify Plus và chính quyết định này đã đem đến cho họ thành công về mặt doanh số và sự phát triển bền vững trong tương lai.

1. Alternative BrewingAlternative Brewing

Alternative Brewing là một thương hiệu hàng đầu tại Úc chuyên cung cấp các thiết bị và dụng cụ pha cà phê chất lượng cao. Sau thời gian vận hành trên WooCommerce, Alternative Brewing đã gặp phải một vấn đề. Website thương mại điện tử WooCommerce cần phải bảo trì liên tục, gây nhiều lo lắng vào những dịp mua sắm như Black Friday hay Cyber Monday.

Trong vòng 4 tháng kể từ khi chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus, website thương mại điện tử mới của Alternative Brewing tải nhanh hơn và thanh toán nhanh hơn, giúp thương hiệu tăng đáng kể giá trị đơn hàng trung bình. Nền tảng Shopify Plus với giao diện trực quan, thân thiện với người dùng, Alternative Brewing không cần thao tác với nhiều đoạn code phức tạp. Điều này cho phép đội ngũ Alternative Brewing tập trung phát triển kinh doanh và đưa ra các quyết định sáng suốt hơn nhờ các báo cáo và phân tích chuyên sâu của Shopify.

Website: https://alternativebrewing.com.au/

Lĩnh vực: FnB

Lưu lượng truy cập: 919,295/tháng

Xếp hạng: #3,071 (Úc) & #144,195 (Toàn cầu)

2. DuradryDuradry

Duradry là một thương hiệu chăm sóc cá nhân chuyên biệt, cung cấp các sản phẩm chống đổ mồ hôi hiệu quả. Hoạt động trên WooCommerce khiến Duradry tốn nhiều chi phí khi thử nghiệm nhiều chiến dịch marketing khác nhau. Thương hiệu này đã chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus để tận dụng nhiều công cụ và giải pháp độc quyền giúp họ tối ưu vận hành và triển khai quy trình marketing hiệu quả hơn.

Duradry cũng tận dụng Shopify Collabs để hợp tác với các người sáng tạo nội dung nổi tiếng để thúc đẩy thành công của chiến lược marketing, mang sản phẩm của Duradry tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Kết quả là 250 nhà sáng tạo nội dung tham gia cộng đồng của Duradry, $50k doanh số nhờ Shopify Collabs trong vòng chưa đầy 7 tháng.

Website: https://duradry.com/?view=hero-a

Lĩnh vực: Mỹ phẩm & Làm đẹp

Lưu lượng truy cập: 386,080/tháng

Xếp hạng: #119,405 (Mỹ) & #445,775 (Toàn cầu)

3. AMR Hair & BeautyAMR Hair & Beauty

AMR Hair & Beauty là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về sản phẩm chăm sóc tóc và làm đẹp tại Úc. Thành lập vào năm 2004, AMR đã nhanh chóng phát triển và trở thành một điểm đến tin cậy cho các salon tóc và người tiêu dùng cá nhân.

Mặc dù WooCommerce đã phục vụ AMR Hair & Beauty tốt trong nhiều năm, nhưng với sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp, nền tảng này bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Trong số đó phải kể đến khả năng mở rộng hạn chế, quản lý đơn hàng gặp nhiều khó khăn, bảo mật kém, và dịch vụ hỗ trợ khách hàng không tối ưu.

Sau khi chuyển đổi sang Shopify Plus, AMR Hair & Beauty đã tận dụng giải pháp B2B on Shopify để xây dựng cửa hàng bán sỉ, đồng thời tuỳ chỉnh thêm nhiều tính năng tìm kiếm nâng cao và các tuỳ chọn lọc. Điều này có nghĩa là khách hàng B2B của AMR Hair & Beauty có thể nhanh chóng thu hẹp kết quả tìm kiếm và xem các sản phẩm cùng với mức giá và ưu đãi. Kết quả là AMR Hair & Beauty đã tăng 200% doanh số, 77% giá trị đơn hàng trung bình B2B, và 93% tỷ lệ chuyển đổi.

Website: https://amr.com.au/

Lĩnh vực: Mỹ phẩm & Làm đẹp

Lưu lượng truy cập: 258,448/tháng

Xếp hạng: #8,360 (Úc) & #381,873 (Toàn cầu)

4. Abode LivingAbode Living

Abode Living được thành lập năm 1991 và kể từ đó thương hiệu này đã trở thành nhà cung cấp khăn trải giường sang trọng hàng đầu của Úc, sử dụng các loại vải châu Âu chất lượng cao nhất và may sản phẩm tại nhà máy riêng của mình ở Úc.

Với nhu cầu tăng doanh số bán hàng trực tuyến tại Úc và các thị trường khác, và nâng cấp trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, nền tảng trước đây mà công ty sử dụng, WooCommerce không mang lại sự linh hoạt đủ để tuỳ chỉnh các tính năng nâng cao. WooCommerce cũng không cung cấp cho Abode Living khả năng thêm các thị trường quốc tế vào hệ thống thương mại điện tử hiện tại. Việc chuyển đổi qua Shopify Plus đã đáp ứng hết những mục tiêu của Abode Living. Thương hiệu này đã tăng 15% giá trị đơn hàng trung bình, tốc độ tải trang nhanh hơn và phản hồi nhanh hơn.

Website: https://www.abodeliving.com/

Lĩnh vực: Đồ gia dụng

Lưu lượng truy cập: 16,645/tháng

Xếp hạng: #57,874 (Úc) & #2,352,607 (Toàn cầu)

Lời Kết

Vậy là tổng hợp của SECOMM về 14 thương hiệu điển hình đã không ngần ngại nhảy khỏi “thế giới WooCommerce” để tái thiết lập nền tảng thương mại điện tử với Shopify Plus. Những thương hiệu này rất chú trọng đến trải nghiệm khách hàng và quy trình tối ưu, đồng thời là nguồn cảm hứng để các thương hiệu khác mạnh dạn đưa ra quyết định chuyển đổi nền tảng.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến hotline (+84)28 7108 9908 để được tư vấn và triển khai quy trình chuyển đổi nền tảng thương mại điện tử từ WooCommerce sang Shopify Plus ngay hôm nay!

2
361
0
1
22/06/2024
14 ví dụ Chuyển Đổi Nền Tảng từ WooCommerce to Shopify Plus
Top 14+ Thương Hiệu Chuyển Đổi Nền Tảng từ WooCommerce sang Shopify Plus P2

Hành trình khám phá về những thương hiệu đã chuyển đổi nền tảng WooCommerce sang Shopify Plus không chỉ lôi cuốn bởi sự thành công đáng kể về mặt doanh số mà còn bởi mỗi thương hiệu là một câu chuyện hấp dẫn khác nhau.

Tiếp tục với phần hai của chuỗi bài viết này, hãy cùng khám phá thêm nhiều thương hiệu khác đã đưa ra quyết định chuyển đổi nền tảng cho hệ thống thương mại điện tử từ WooCommerce sang Shopify Plus và quyết định đó đã mở ra cánh cửa thành công không giới hạn như thế nào?

1. HiSmileHiSmile Shopify Plus

HiSmile là một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về sản phẩm làm trắng răng, với mục tiêu giúp khách hàng có được nụ cười trắng sáng tự tin. Được thành lập vào năm 2014 tại Úc, HiSmile đã nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ các sản phẩm chất lượng cao, dễ sử dụng và hiệu quả.

Những ngày đầu triển khai thương mại điện tử, website WooCommerce của HiSmile hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi HiSmile có chút tiếng tăm và trở nên thu hút, lưu lượng truy cập website bắt đầu tăng, đặc biệt vào các đợt giảm giá. Sự cố về tải trang và bị sập đã khiến đội ngũ HiSmile tiêu tốn rất nhiều tiền để sửa chữa và bảo trì hệ thống. Do đó, họ quyết định tìm giải pháp khác mạnh mẽ và ổn định hơn, và họ đã chọn Shopify Plus.

Tại website Shopify Plus mới, HiSmile đã thúc đẩy chiến lược bán hàng trên mạng xã hội và mở rộng ra thị trường toàn cầu. Đến này, HiSmile đã thu hút hơn ba triệu người theo dõi trên mạng xã hội, 5,5 tỷ lượt hiển thị trên mạng xã hội và hơn 1,5 tỷ lượt xem các video trên mạng xã hội của mình. Con số đó cho thấy thương hiệu này đã tiếp cận được lượng khách hàng rộng rãi. Bên cạnh đó, số lượng bán hàng toàn cầu cũng tăng lên đáng kể sau chuyển đổi.

Website: https://int.hismileteeth.com/

Lĩnh vực: Mỹ phẩm & Làm đẹp

Lưu lượng truy cập: 4.55 triệu/tháng

Xếp hạng: #10,390 (Mỹ) & #33,392 (Toàn cầu)

2. Muscle NationMuscle Nation Shopify Plus

Muscle Nation nổi tiếng trong lĩnh vực thể hình và thời trang thể thao, được thành lập với mục tiêu với mục tiêu cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của những người đam mê tập luyện. Đội ngũ Muscle Nation tập trung cung cấp trải nghiệm khách hàng tối ưu và triển khai chiến lược bán hàng trên mạng xã hội. Trong năm đầu tiên, thương hiệu đã kiếm được $1 triệu doanh thu. Tại thời điểm đó, Muscle Nation chỉ sở hữu một trang web cơ bản với tích hợp thương mại điện tử nên đã gặp khó khăn về hiệu suất, dẫn đến doanh số bán hàng sụt giảm.

Từ khi chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus, Muscle Nation đã tận dụng hệ sinh thái ứng dụng và công cụ vượt trội của Plus để tuỳ chỉnh trải nghiệm khách hàng và các tính năng đặc thù. Thương hiệu này sử dụng Shopify Flow để xử lý các đơn hàng có rủi ro cao và gắn thẻ khách hàng, Launchpad để xử lý việc phát hành sản phẩm và ra mắt sự kiện và Peoplevox để xử lý việc quản lý kho hàng.

Kết quả là Muscle Nation thu về hơn $4 triệu doanh thu trong ngày Black Friday năm 2019 và xử lý hơn 208,000 khách hàng mua sắm cùng lúc mà không có sự cố website.

Website: https://musclenation.org/

Lĩnh vực: Thời trang

Lưu lượng truy cập: 961,900/tháng

Xếp hạng: #2,676 (Úc) & #137,488 (Toàn cầu)

3. JunglückJunglück Shopify Plus

Junglück là một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng tại Đức, được biết đến với các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên và thân thiện với môi trường. Ban đầu, Junglück sử dụng WooCommerce để quản lý cửa hàng trực tuyến của mình. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của thương hiệu, WooCommerce bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Trong đó phải kể đến tốc độ tải trang chậm, hiệu suất website kém, hạn chế tích hợp và mở rộng.

Thương hiệu mỹ phẩm này đã quyết định chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus. Việc này đã giúp Junglück tích hợp liền mạch với nhiều hệ thống bên thứ ba như CRM, ERP, giúp tăng cường hiệu quả vận hành. Kết quả là, Junglück đã tăng 7 lần doanh thu kể từ khi triển khai website Shopify Plus, tăng 22% giá trị đơn hàng trung bình và 34% tỷ lệ chuyển đổi.

Website: https://junglueck.de/

Lĩnh vực: Mỹ phẩm & Làm đẹp

Lưu lượng truy cập: 355,059/tháng

Xếp hạng: #12,653 (Đức) & #308,899 (Toàn cầu)

4. LVLYLVLY Shopify Plus

LVLY là thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực quà tặng và trang trí hoa tươi, được biết đến với sự tinh tế và phong cách hiện đại. Mỗi sản phẩm của LVLY đều được thiết kế tỉ mỉ và giao đến tận tay người nhận một cách nhanh chóng, giúp truyền tải những thông điệp yêu thương và sự quan tâm một cách trọn vẹn nhất.

Trước đây, LVLY sử dụng nền tảng WordPress và plugin WooCommere để xây dựng website thương mại điện tử. Thương hiệu này đã gặp nhiều hạn chế tuỳ chỉnh và các tính năng cơ bản dần không đáp ứng việc mở rộng, đặc biệt vào những dịp mua sắm lớn, hệ thống bị quá tải và không xử lý nỗi lưu lượng truy cập lớn. LVLY quyết định chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus. Quá trình chuyển đổi nền tảng mất chưa đến 90 ngày mà không làm giảm tỷ lệ chuyển đổi. Khả năng mở rộng của Shopify Plus đã giúp LVLY đạt mức doanh số Ngày lễ Tình Nhân lớn nhất từ trước đến nay vào năm 2023. Các tùy chọn cá nhân hóa và tiện ích bổ sung, điều mà LVLY không thể làm được trên nền tảng trước đây của mình, cũng đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược cross-sell/up-sell tại đợt mua sắm này.

Website: https://www.lvly.com.au/

Lĩnh vực: Hoa và Quà tặng

Lưu lượng truy cập: 354,352/tháng

Xếp hạng: #6,734 (Úc) & #334,427 (Toàn cầu)

5. Mandaue FoamMandaue Foam Shopify Plus

Kể từ khi thành lập năm 1971 đến nay, Mandaue Foam trở thành cái tên không thể thay thế trong lĩnh vực nội thất tại Philippines. Sau 4 năm sử dụng phiên bản Shopify tiêu chuẩn, Mandaue Foam nâng cấp lên Shopify Plus để tìm kiếm giải pháp cho việc mở rộng và tuỳ chỉnh.

Thương hiệu đã sử dụng LaunchPad – một tính năng độc quyền của Shopify Plus để lên lịch các chiến dịch marketing và tự động hóa việc cập nhật giá sản phẩm cũng như áp dụng giảm giá. Vì LaunchPad cho phép dõi hiệu suất của mỗi chiến dịch theo thời gian thực nên đội ngũ Mandaue Foam có thể hiểu được hành vi khách hàng và có sự điều chỉnh chiến dịch cho phù hợp.

Kế đến là Shopify Flow, Mandaue Foam đã tự động hóa quy trình quản lý đơn hàng của mình bằng cách tạo ra một quy trình làm việc trong đó ngay khi đơn hàng được đặt, một trong 28 địa điểm thực tế có hàng tồn kho cho sản phẩm đó sẽ được thông báo để xử lý đơn đặt hàng. Quá trình này đảm bảo tốc độ thực hiện đơn hàng đồng thời loại bỏ nhu cầu theo dõi đơn hàng theo cách thủ công.

Việc chuyển đổi nền tảng và triển khai tự động hoá thương mại điện tử đã giúp Mandaue Foam tăng 200% số lượng đơn hàng, 151% tổng doanh số YOY và 16% tỷ lệ khách hàng quay trở lại.

Website: https://mandauefoam.ph/

Lĩnh vực: Nội thất

Lưu lượng truy cập: 486,503/tháng

Xếp hạng: #2,745 (Philippines) & #170,520 (Toàn cầu)

Lời Kết

Trên đây là 5 thương hiệu tiếp nối trong chuỗi bài giới thiệu những ví dụ nổi bật nhất về quyết định chuyển đổi nền tảng WooCommerce sang Shopify Plus. Trong xuyên suốt quá trình SECOMM triển khai các dự án chuyển đổi nền tảng từ WooCommerce hay bất kỳ nền tảng thương mại điện tử nào khác sang Shopify Plus, một bản kế hoạch chuyển đổi chi tiết và bài bản là yếu tố quyết định sự thành công của dự án.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) để cùng chúng tôi phác thảo bản kế hoạch hoàn hảo nhất nhằm tối ưu quy trình chuyển đổi nền tảng sang Shopify Plus.

2
371
0
1
20/06/2024
Ebook LIÊN QUAN
Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Ngành Rượu Với Magento
Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Ngành Rượu Với Magento
Magento được nhiều doanh nghiệp tạo website thương mại điện tử ngành rượu chọn: Ishopchangi Wine, The Trentham Estate, The Warehouse.
4
28
1
0
05/06/2024
Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Toàn Diện Cho Ngành Bách Hóa
Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Toàn Diện Cho Ngành Bách Hóa
Tiềm năng của thị trường thương mại điện tử bách hóa (Ecommerce Grocery) và phương pháp kinh doanh bách hóa online hiệu quả tại Việt Nam.
4
38
0
0
05/06/2024
Giải Pháp Thương Mại O2O Dành Cho Doanh Nghiệp Việt Nam
Giải Pháp Thương Mại O2O Dành Cho Doanh Nghiệp Việt Nam
Thương mại O2O cho phép doanh nghiệp tiếp cận cả thị trường thương mại điện tử và bán lẻ cùng một lúc.
4
33
0
0
05/06/2024

    Đăng Ký Nhận Những Bài Viết Mới Nhất!