Blog

Khám phá nhiều bài viết có giá trị và cập nhật về thị trường thương mại điện tử, nền tảng công nghệ và Marketing
14 ví dụ Chuyển Đổi Nền Tảng từ WooCommerce to Shopify Plus
Top 14+ Thương Hiệu Chuyển Đổi Nền Tảng từ WooCommerce sang Shopify Plus P3
Tiếp nối câu chuyện của phần 1 và phần 2 thì ở phần 3 này, hãy cùng khám phá những thương hiệu còn lại trong chuỗi 15 thương hiệu đã quyết định chuyển đổi nền tảng WooCommerce sang Shopify Plus và chính quyết định này đã đem đến cho họ thành công về mặt doanh...
2
575
0
1
22/06/2024
Top 5 website thương mại điện tử bách hóa tại Việt Nam
TOP 5 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁCH HÓA TẠI VIỆT NAM
Thương mại điện tử Bách hóa (E-Grocery hay Grocery Ecommerce) là xu hướng các doanh nghiệp bách hóa triển khai thương mại điện tử nhằm cho phép người tiêu dùng đặt hàng thông qua trực tuyến. Ngành hàng này được xem là ngành “mũi nhọn” cho thị trường thương mại điện tử, đặc biệt ở...
2
12,795
0
1
11/02/2022
Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: INBOUND MARKETING VS OUTBOUND MARKETING
Inbound Marketing và Outbound Marketing là hai phương pháp marketing phổ biến được các doanh nghiệp vận dụng xen kẽ nhau.  Mặc dù phổ biến là thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cần phân biệt được giữa 2 loại hình marketing này và đâu là chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp triển khai...
2
12,635
0
1
14/07/2023
10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
10 YẾU TỐ QUAN TRỌNG CẦN CHÚ Ý KHI XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Xây dựng website thương mại điện tử là một bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp phủ sóng thương hiệu và gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Internet, từ đó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.  Tuy nhiên, Việc phát triển website doanh nghiệp là một quá trình phức...
2
12,488
0
1
21/10/2022
Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
SHOPPERTAINMENT: HẤP LỰC MẠNH MẼ DẪN DẮT XU HƯỚNG TIÊU DÙNG
Đại dịch Covid-19 không chỉ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bùng nổ mà còn góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng từ ưu tiên mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, người tiêu dùng luôn có khuynh hướng tìm kiếm những trải nghiệm mới...
2
12,293
0
1
26/12/2022
Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Khác Biệt Đáng Chú Ý Giữa Shopify Plus và Adobe Commerce
SHOPIFY PLUS VS ADOBE COMMERCE: KHÁC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý

Trong số các nền tảng thương mại điện tử được các doanh nghiệp quy mô từ vừa đến lớn và đang phát triển nhanh chóng cân nhắc lựa chọn là Shopify Plus và Adobe Commerce. Cả hai đều phù hợp để các doanh nghiệp vừa và lớn sử dụng để xây dựng website thương mại điện tử nhờ khả năng tuỳ chỉnh linh hoạt và mở rộng cao. Tuy nhiên, giữa Shopify Plus và Adobe Commerce đều tồn tại nhiều sự khác biệt đáng lưu ý. 

Tổng quan

Adobe Commerce là gì?

Adobe Commerce với tên gọi trước đây là Magento Commerce là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến rất lớn với mức tăng trưởng cao cùng nhu cầu tuỳ chỉnh và mở rộng lớn. Adobe Commerce có hai phiên bản, bao gồm:

  • Adobe Commerce on-premise: phiên bản self-hosted, tại đây doanh nghiệp tự chủ về hosting;
  • Adobe Commerce on-cloud: phiên bản cloud-hosted, tại đây doanh nghiệp được cung cấp hosting với mức phí nhất định.
Khác Biệt Đáng Chú Ý Giữa Shopify Plus và Adobe Commerce-Adobe Commerce là gì
Adobe Commerce là gì?

Cả hai lựa chọn mang đến cho doanh nghiệp cơ hội phát triển và tùy chỉnh website không giới hạn và đều là phiên bản trả phí. Điểm khác biệt đó là Adobe Commerce on-premise không cung cấp hosting còn phiên bản on-cloud thì có. Hơn nữa, on-cloud có hỗ trợ tự động cập nhật ở mức độ nhất định nên chi phí sử dụng sẽ cao hơn so với on-premise. Vì vậy, tùy vào nhu cầu triển khai, doanh nghiệp sẽ có lựa chọn phù hợp. 

Ngoài ra còn có Magento Open Source – phiên bản miễn phí với nhiều tính năng vượt trội.

Shopify Plus là gì?

Đây được xem là phiên bản nâng cấp của các gói Shopify tiêu chuẩn được tạo ra dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh. Mang bản chất của nền tảng SaaS nên Shopify Plus được thiết kế dễ sử dụng, thân thiện với người dùng nên những doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai. 

Khác Biệt Đáng Chú Ý Giữa Shopify Plus và Adobe Commerce-Shopify Plus là gì
Shopify Plus là gì?

Xem thêm: Ưu Nhược Điểm Của Shopify Plus

Khác biệt chính giữa Shopify Plus và Adobe Commerce 

Chi phí triển khai

  • Shopify Plus:
    • Chi phí giấy phép sử dụng nền tảng: Bắt đầu từ $2,000/tháng và khi doanh nghiệp đạt doanh thu từ $800,000/tháng Shopify Plus tính phí dựa trên doanh thu với 0,25% doanh thu mỗi tháng. Tuy nhiên, phí thu sẽ không vượt quá $40.000/tháng hay $480.000/năm.
    • Chi phí giao dịch: Phí giao dịch thẻ tín dụng sẽ dao động từ 1,5% đến 2,5%/giao dịch. Phí giao dịch với cổng thanh toán bên thứ ba như PayPal, 2Checkout, Skrill là 0,15%/giao dịch, nếu doanh nghiệp sử dụng Shopify Payments, phí này sẽ được miễn. 
    • Chi phí hosting: Chi phí doanh nghiệp thanh toán cho Shopify Plus đã bao gồm chi phí hosting nên doanh nghiệp không phải bỏ thêm tiền cho hosting, bảo trì, cập nhật, bảo mật vì đây là nhiệm vụ của Shopify.  
    • Chi phí xây dựng: Về lý thuyết doanh nghiệp có thể sử dụng themes có sẵn của Shopify để xây dựng website với mức giá từ $0 đến $180. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp để tận dụng tối đa khả năng tùy chỉnh và mở rộng của Shopify Plus nên chi phí xây dựng dựa trên nhu cầu sẽ dao động từ $10,000 đến $250,000. Để chi phí xây dựng trở nên hợp lý doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ nhu cầu phát triển cũng như các tính năng mong muốn có trong website thương mại điện tử của mình. 
  • Adobe Commerce:
    • Chi phí giấy phép sử dụng nền tảng: Đối với phiên bản on-premise chi phí dao động từ $22,000 đến $125,000/năm. Đối với phiên bản on-cloud, chi phí dao động từ $40,000 đến $190,000/năm. 
    • Chi phí giao dịch: Phí giao dịch sẽ tuỳ vào nhà cung cấp dịch vụ thanh toán doanh nghiệp sử dụng, từ khoảng 2,9%/giao dịch. Thế nhưng doanh nghiệp cần liên hệ với Adobe để có thông tin chi tiết hơn. 
    • Chi phí hosting: Đối với phiên bản on-premise, doanh nghiệp tự chủ về hosting nên phí này doanh nghiệp sẽ trả cho đơn vị cung cấp hosting. Riêng on-cloud, Adobe sẽ đảm nhận việc cung cấp hosting với mức giá từ khoảng $500 đến $10,000/tháng. Phí này sẽ khác nhau tuỳ vào quy mô cũng như nhu cầu tuỳ chỉnh, mở rộng của mỗi doanh nghiệp. 
    • Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng website trên nền tảng mã nguồn mở thường cao hơn so với trên nền tảng SaaS. Vì thế chi phí xây dựng của Adobe Commerce so với Shopify Plus lẽ đương nhiên sẽ cao hơn, từ $100,000 đến $500,000/dự án. Tuy nhiên, Adobe Commerce cung cấp nhiều hơn khả năng mở rộng và phát triển các tính năng tùy chỉnh. 
Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý
Chi phí triển khai Shopify Plus và Adobe Commerce

Khả năng tùy chỉnh và mở rộng

  • Khả năng tùy chỉnh

Adobe Commerce là một nền tảng mã nguồn mở, nghĩa là các nhà phát triển có thể truy cập vào mã nguồn, giúp việc tuỳ chỉnh trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo các tính năng và tích hợp tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể. 

Shopify Plus cũng cung cấp khả năng tùy chỉnh cao với nhiều themes, plugin, apps có sẵn. Tuy nhiên, vì là nền tảng SaaS nên khả năng này của Shopify Plus không bằng Adobe Commerce. 

  • Khả năng mở rộng:

Cả hai nền tảng đều có khả năng mở rộng cao có thể xử lý lưu lượng truy cập và số lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của Adobe Commerce cao hơn so với Shopify Plus, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có danh mục sản phẩm lớn, phức tạp hoặc nhu cầu quản lý tồn kho lớn. 

Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở mạnh mẽ của Adobe Commerce giúp các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô, xử lý lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng tăng cao. Ngoài ra, Adobe Commerce còn cung cấp nhiều tính năng nâng cao hơn để quản lý danh mục sản phẩm, giá cả và khuyến mãi. Điều này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp quy mô lớn.

Nhìn chung, Adobe Commerce cung cấp khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao hơn so với Shopify Plus nhưng quá trình xây dựng website với Adobe Commerce phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà phát triển phải có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn về kỹ thuật. Trong khi đó, Shopify Plus được biết đến là một nền tảng dễ sử dụng, thân thiện với người dùng giúp các doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai. 

Hỗ trợ đa cửa hàng

Khả năng hỗ trợ nhiều cửa hàng là yếu tố nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử quy mô lớn, vận hành ở nhiều nơi cân nhắc khi lựa chọn nền tảng. 

Shopify Plus cung cấp cho doanh nghiệp 9 cửa hàng bổ sung để theo dõi tồn kho cũng như fulfill đơn hàng ở nhiều địa điểm khác nhau dựa trên cửa hàng chính, nhưng số lượng địa điểm tối đa là 20. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp phải quản lý riêng lẻ từng cửa hàng và Shopify Plus sẽ thu phí mỗi cửa hàng dựa trên doanh thu của từng cửa hàng. 

Mặt khác, Adobe Commerce cho phép doanh nghiệp quản lý không giới hạn số lượng cửa hàng trên một bảng quản trị duy nhất (single admin panel). Doanh nghiệp có thể đồng bộ tồn kho và chia sẻ danh mục sản phẩm giữa các cửa hàng. 

Ngoài ra, nền tảng cũng cho phép doanh nghiệp tự do thực hiện các thay đổi ở các cấp độ khác nhau. Doanh nghiệp có thể thiết lập phạm vi để quản lý các thuộc tính sản phẩm ở giới hạn địa phương hay toàn cầu. Chính những điều trên mà Adobe Commerce thường là sự lựa chọn của các tập đoàn đa thương hiệu, đa quốc gia, các nhà bán hàng B2B, B2C toàn cầu. 

Vì vậy, sự lựa chọn giữa Shopify Plus và Adobe Commerce cho yếu tố hỗ trợ đa cửa hàng sẽ tuỳ vào mô hình hoạt động, quy mô doanh nghiệp và nhu cầu bổ sung mở rộng cụ thể của từng doanh nghiệp. 

Hỗ trợ triển khai Omnichannel

Adobe Commerce cung cấp cho doanh nghiệp hai tuỳ chọn chính để triển khai Omnichannel:

  • Quản lý đơn hàng (Order Management) giúp doanh nghiệp quản lý đơn đặt hàng, giao hàng, đổi trả hàng và tồn kho trên nhiều kênh khác nhau. 
  • Tiện ích mở rộng bên thứ ba (Third-party Extensions), nền tảng cũng cung cấp một loạt tiện ích mở rộng và tích hợp bên thứ ba giúp doanh nghiệp triển khai Omnichannel hiệu quả. 

Tương tự, Shopify Plus cũng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai Omnichannel trên nhiều kênh. Một trong những tính năng nổi bật của Shopify Plus là hệ thống điểm bán hàng mạnh mẽ, Shopify POS (Điểm bán hàng), hỗ trợ tích hợp các điểm bán hàng một cách liền mạch trên nhiều kênh từ online đến offline. 

Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý
Khác biệt đáng chú ý giữa Shopify Plus và Adobe Commerce

Nhìn chung, Shopify Plus phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa đến lớn có tốc độ phát triển nhanh chóng và cần các giải pháp tùy chỉnh, mở rộng cao. Thế nhưng, Adobe Commerce mang đến sự linh hoạt cũng như khả năng tùy chỉnh và mở rộng hơn cả Shopify Plus.

Trên thực tế, những nền tảng càng linh hoạt và có thể tùy chỉnh, mở rộng cao thì quá trình triển khai càng phức tạp và tốn nhiều chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc về quy mô và nhu cầu phát triển để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) để nhận được sự tư vấn miễn phí.

2
7,764
0
1
08/05/2023
Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools
COMMERCETOOLS LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM COMMERCETOOLS 2023

Lựa chọn nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử để phát triển hệ thống kinh doanh trực tuyến luôn là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi thâm nhập vào thị trường tỷ đô này. 

Theo Builtwith, hiện nay đang có hơn 200 nền tảng để xây dựng website, đứng đầu là các nền tảng phổ biến như Magento, Woocommerce, Shopify, Wix,… trong đó đang có một nền tảng được nhiều doanh nghiệp lớn ưa chuộng chính là Commercetools.

Kể từ tháng 9 năm 2021, Commercetools đã huy động được tổng cộng 308,1 triệu USD sau 6 lần gọi vốn và năm 2022 doanh thu thuần của nền tảng này đã cán mốc 39.1 triệu USD, chứng minh được khả năng phát triển của mình trong thị trường này.

Commercetools là gì?

Commercetools là nền tảng thương mại điện tử đám mây (cloud-based eCommerce) được xây dựng trên kiến trúc MACH (Microservices-based, API-first, Cloud-native, Headless) để tùy chỉnh hệ thống thương mại điện tử sao cho phù hợp với nhu cầu chính xác của doanh nghiệp và khách hàng.

Ngoài ra, Commercetools là nhà sáng lập nên giải pháp Headless Commerce (Thương mại không đầu) giúp các doanh nghiệp có thể thay đổi tùy biến giữa frontend và backend mà không gây ảnh hưởng nhau.

Nhờ nhiều năm đầu tư vào công nghệ trong lĩnh vực thương mại điện tử, Commercetools được đánh giá là ‘Nền tảng dẫn đầu’ bởi nhiều doanh nghiệp tư vấn uy tín như Gartner Magic Quadrant, Forrester B2C Commerce Solutions Wave™IDC MarketScape: Headless Digital Commerce.

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-commercetools là gì
Một số thương hiệu đang sử dụng Commercetools có thể kể đến như Audi, BMW, Volkswagen, Qantas, v.v.

Commercetools hoạt động như thế nào?

Microservices-based

Microservices-based, hay còn được gọi là vi dịch vụ, là kiến trúc phát triển phần mềm mà các ứng dụng được chia thành các thành phần nhỏ hơn và độc lập với nhau. Mỗi microservice đảm nhiệm một chức năng cụ thể, có thể được phát triển, triển khai và quản lý độc lập với các microservice khác trong hệ thống thương mại điện tử. 

Kiến trúc Microservices-based giúp tăng tính linh hoạt, khả năng mở rộng và giúp các nhà phát triển, nhà quản lý dễ dàng bảo trì và cập nhật các thành phần của hệ thống mà không ảnh hưởng đến các thành phần khác.

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Microservices-based
Microservices-based tại Commercetools

Cách tiếp cận kiến trúc Microservices-based dựa trên việc tập hợp các vi dịch vụ sẽ giúp cho Commercetools triển khai từng phần giữa frontend và backend một cách độc lập, mang lại phản hồi nhanh hơn, đáng tin cậy hơn và nhanh chóng hơn so.

API-first

API-first là một phương pháp thiết kế phần mềm bằng cách tập trung vào việc xây dựng các API (Application Programming Interface) trước khi xây dựng hệ thống thương mại điện tử. Thay vì xây dựng hệ thống trước rồi tạo ra các API tương ứng, API-first yêu cầu các nhà phát triển xác định các API cần thiết trước rồi mới sử dụng các API này để xây dựng hệ thống thương mại điện tử. 

Phương pháp API-first giúp giúp tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng của hệ thống, giảm thiểu thời gian phát triển, đồng thời đảm bảo tính tương thích và tương tác giữa các chức năng khác nhau.

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Microservices-based-API-First
API-First tại Commercetools

Hiện nay, Commercetools đang cung cấp hơn 300 API có thể được sử dụng riêng biệt để xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp. 

Cloud-native

Cloud-native là một kiến trúc phát triển và triển khai được thiết kế để tận dụng các tính năng của đám mây như tính linh hoạt, tính khả dụng, bảo mật và tự động hóa. 

Kiến trúc cloud-native thường bao gồm việc sử dụng các ứng dụng phân tán (Distributed Applications), Microservices, tự động hóa và tích hợp tiện ích để đạt được tính sẵn sàng cao và khả năng mở rộng linh hoạt.

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Cloud-native
Cloud-native tại Commercetools

Commercetools sử dụng Cloud-native được lưu trữ trên Google Cloud và Amazon Web Services (AWS), đây là 2 thương hiệu lớn được nhiều bên sử dụng trong các trung tâm dữ liệu có chứng nhận ở Châu Âu, Hoa Kỳ và APAC. 

Xem thêm: Cloud eCommerce là gì? Lợi ích từ thương mại điện tử đám mây

Headless

Headless là kiến trúc phần mềm mà phần giao diện người dùng (UI – User Interface) và phần cơ sở hạ tầng (backend) của hệ thống được tách rời và hoạt động độc lập với nhau. Trong một kiến trúc headless, phần UI được thiết kế chỉ để tập trung vào khả năng hiển thị nội dung và tương tác với người dùng, trong khi phần backend chịu trách nhiệm về xử lý logic kinh doanh, lưu trữ dữ liệu và cung cấp các API để tương tác với các ứng dụng khác.

Kiến trúc headless cung cấp tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao, cho phép các nhà phát triển và các nhà quản lý tập trung vào một phần của hệ thống mà không cần thay đổi toàn bộ kiến trúc. Nó cũng giúp tăng tính đa dạng và khả năng tương thích của các ứng dụng, do có thể sử dụng các phần mềm UI khác nhau để hiển thị nội dung cho người dùng.

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Headless
Headless tại Commercetools

Với tư cách là nhà tiên phong trong công nghệ Headless Commerce, Commercetools mang đến một môi trường mở, tách rời, cho phép khả năng tùy biến vô hạn trên tất cả các kênh thương mại điện tử.

Ưu điểm khi sử dụng Commercetools

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Ưu điểm khi sử dụng commercetools
Ưu điểm khi sử dụng commercetools

Tính linh hoạt cao

Commercetools có khả năng linh hoạt với các kiến trúc API có thể tương thích với bất kỳ hệ thống hoặc ứng dụng nào. Điều này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp và mở rộng hệ thống thương mại điện tử theo nhu cầu.

Bán hàng đa kênh

Commercetools hỗ trợ nhiều kênh bán hàng bao gồm website thương mại điện tử, ứng dụng di động, các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, kênh bán lẻ truyền thống, v.v. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở nhiều nơi khác nhau, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.

Khả năng mở rộng cao

Commercetools được xây dựng với kiến trúc MACH, giúp Commercetools có khả năng mở rộng linh hoạt bằng cách thêm hoặc bớt các chức năng riêng biệt khi cần, giúp dễ dàng thích ứng với các nhu cầu kinh doanh luôn thay đổi của thị trường.

Cá nhân hóa trải nghiệm

Commercetools cung cấp các tính năng cá nhân hóa để giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, cho phép các doanh nghiệp phân khúc khách hàng dựa trên hành vi và sở thích của họ, đồng thời cung cấp cho họ các đề xuất và ưu đãi sản phẩm được cá nhân hóa.

Nhược điểm khi sử dụng Commercetools

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Nhược điểm khi sử dụng commercetools
Nhược điểm khi sử dụng commercetools

Khan hiếm nhà phát triển

Commercetools là một nền tảng có khả năng tùy chỉnh cao nên sẽ đòi hỏi một đội ngũ các nhà phát triển có chuyên môn để triển khai và duy trì hệ thống thương mại điện tử.

Ngoài ra, Commercetools là một nền tảng tương đối mới so với các nền tảng phổ biến khác như Shopify, Magento, WooCommerce, v.v nên không có nhiều doanh nghiệp và nhà phát triển giàu kinh nghiệm để lựa chọn.

Chi phí cao

Chi phí sử dụng Commercetools thường khá cao và phụ thuộc vào doanh thu tổng của doanh nghiệp, kèm với chi phí tích hợp với các tiện ích bên thứ ba, chi phí phát triển và thiết lập hệ thống thương mại điện tử. 

Nếu doanh nghiệp có doanh thu hàng năm cao nhất khoảng 100.000.000 USD thì doanh nghiệp sẽ phải trả cho Commercetools khoảng 120.000 USD chi phí giấy phép sử dụng hàng năm.

Có thể thấy rằng Commercetools là một nền tảng được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến để xây dựng website thương mại điện tử có độ phức tạp cao nhưng thường chỉ phù hợp với các tập đoàn lớn, có ngân sách lớn để triển khai hệ thống đặc thù của mình.

Với kinh nghiệm nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu tiềm năng của Commercetools đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như khó khăn và thách thức khi xây dựng.

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) để nhận được sự tư vấn miễn phí.

2
8,240
0
1
08/05/2023
Shopify Plus La Gi Uu Nhuoc Diem Cua Shopify Plus
SHOPIFY PLUS LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA SHOPIFY PLUS

Shopify đại diện cho một tên tuổi đáng tin cậy trong phát triển thương mại điện tử và là sự lựa chọn của nhiều thương hiệu vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn cùng tốc độ tăng trưởng nhanh, nền tảng Shopify thông thường có lẽ không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng bên cạnh việc tốn kém nhiều chi phí vận hành và bảo trì website. Do đó, Shopify Plus ra đời nhằm mục đích giải quyết những vấn đề kể trên. 

Shopify Plus là gì?

Ra mắt năm 2014, Shopify Plus là phiên bản nền tảng thương mại điện tử cấp doanh nghiệp (enterprise-level) được cung cấp bởi Shopify. Shopify Plus được thiết kế dành riêng cho các thương hiệu lớn với tổng giá trị giao dịch hàng năm trên 1 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng cao.

Shopify Plus Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Shopify Plus - Định nghĩa
Shopify Plus là gì?

Nói cách khác, Shopify sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó Shopify Plus dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới đang triển khai Shopify Plus bao gồm Gymshark, Kylie Cosmetics, Redbull, Fashion Nova, Fenty Beauty, v.v. Riêng tại Việt Nam, Shopify Plus được các thương hiệu hàng đầu tin tưởng lựa chọn như Durex Việt Nam, Skechers Việt Nam, Trollbeads Việt Nam, Supersports v.v.

Xem thêm: Ưu và Nhược điểm của Shopify khi triển khai thương mại điện tử

Khác biệt chính giữa Shopify và Shopify Plus

Shopify vs Shopify Plus
Shopify vs Shopify Plus

Ưu điểm của Shopify Plus

Shopify Plus Là Gì Ưu Điểm Của Shopify Plus
Ưu Điểm Của Shopify Plus

Dễ sử dụng 

Mang đặc trưng của nền tảng thương mại điện tử SaaS nên Shopify Plus được thiết kế dễ sử dụng giúp những doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng bắt tay xây dựng và vận hành website. 

Ngoài ra, với Shopify Plus, doanh nghiệp không cần bận tâm nhiều về việc quản lý máy chủ, bảo mật hay cập nhật và bảo trì  website. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn thời gian để tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn như bán hàng, marketing hay chăm sóc khách hàng.  

Hỗ trợ khách hàng

Shopify Plus cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 và trình quản lý tài khoản chuyên dụng, có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề hoặc câu hỏi phát sinh qua email, chat và hotline. Mức hỗ trợ này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn có thể có nhu cầu phức tạp hơn và cần sự quan tâm mang tính cá nhân nhiều hơn.

Công cụ hỗ trợ

Các công cụ được tích hợp sẵn là một lợi thế khác của Shopify Plus hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quản lý website thương mại điện tử. Trong số đó phải kể đến quản lý sản phẩm, theo dõi hàng tồn kho, xử lý thanh toán, vận chuyển, tính thuế, phân tích nâng cao v.v.

Ngoài ra, Shopify Plus còn cung cấp nhiều templates và apps có thể tùy chỉnh, cho phép doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử có giao diện hiện đại, chuyên nghiệp và giàu tính năng mà không cần có chuyên môn kỹ thuật cao. Những tiện ích của Shopify Plus cũng cho phép doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô khi nhu cầu của họ thay đổi theo thời gian.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp lựa chọn Shopify Plus có toàn quyền truy cập vào các chương trình độc quyền của Shopify như Chương trình thương gia thành công (Merchant Success Program), Học viện Shopify Plus, Chương trình đối tác Shopify Plus, cộng đồng Shopify Plus trên Facebook. 

Khả năng mở rộng

Khác với phiên bản Shopify thuần tuý, Shopify Plus trở thành sự lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp có quy mô lớn nhờ vào khả năng mở rộng cao. Nền tảng có thể dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô tuỳ vào nhu cầu của doanh nghiệp, giúp xử lý tốt lưu lượng truy cập website và đơn hàng tăng đột biến trong những mùa mua sắm cao điểm hoặc vào những thời điểm diễn ra chương trình khuyến mãi.

Khả năng tùy chỉnh

Một trong những ưu điểm quan trọng khác của Shopify Plus nằm ở khả năng tùy chỉnh cao, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh website thương mại điện tử phù hợp với từng nhu cầu cụ thể như tuỳ chỉnh template, apps, thanh toán, tích hợp, v.v.

Qua đó, website thương mại điện tử được xây dựng mang tính độc đáo và sáng tạo, làm nổi bật hình ảnh thương hiệu đồng thời mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Chính sự linh hoạt trong khả năng tùy chỉnh đã đưa Shopify Plus trở thành công cụ mạnh mẽ thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến và tăng trưởng bền vững. 

Bảo mật 

Bảo mật là yếu tố được ưu tiên chú trọng hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn. Shopify Plus là nền tảng tuân thủ PCI đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu của thẻ thanh toán, đảm bảo tất cả các giao dịch thanh toán được xử lý thông qua nền tảng này đều an toàn.

Tất cả dữ liệu của khách hàng đều được mã hoá bằng SSL giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng khỏi việc truy cập trái phép. Ngoài ra, Shopify Plus có tính năng bảo vệ DDoS tích hợp, giúp bảo vệ chống lại các cuộc tấn công nguy hiểm có thể làm gián đoạn lưu lượng truy cập và khả năng truy cập website. 

Nhược điểm của Shopify Plus

Shopify Plus Là Gì Nhược Điểm Của Shopify Plus
Nhược Điểm Của Shopify Plus

Hạn chế quản lý nội dung

Quản lý nội dung vốn không phải là thế mạnh của cả hai phiên bản Shopify và Shopify Plus so với các nền tảng khác, đặc biệt là WordPress. Một trong số hạn chế phải kể đến đầu tiên là chức năng viết blog hạn chế, gây khó khăn cho việc tạo và quản lý danh mục blog trên website.

Không những thế, nếu nội dung là yếu tố cốt lõi của chiến lược marketing thì hạn chế này rất đáng xem xét vì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc tối ưu SEO. Một hạn chế khác nằm ở quyền kiểm soát đối với cấu trúc URL của trang sản phẩm dẫn đến việc tối ưu URL cho công cụ tìm kiếm gặp nhiều hạn chế. 

Nhìn chung, Shopify Plus cung cấp nhiều tính năng để doanh nghiệp xây dựng và quản lý website thương mại điện tử, nhưng nếu doanh nghiệp ưu tiên việc quản lý nội dung thì có lẽ nên tìm đến những nền tảng khác cung cấp các tính năng nâng cao hơn. 

Phụ thuộc vào nền tảng

Nếu doanh nghiệp xây dựng website dựa trên mã nguồn mở, việc chuyển đổi giữa nền tảng này sang nền tảng khác khá đơn giản và doanh nghiệp sẽ được giữ mã nguồn và toàn bộ dữ liệu. Tuy nhiên, đối với các nền tảng SaaS thì ngược lại.

Shopify Plus là một nền tảng SaaS, toàn bộ hệ thống website của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trên server của Shopify nên quyền sở hữu và kiểm soát mã nguồn, dữ liệu sẽ thuộc về Shopify Plus. Nghĩa là dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh trên website thương mại điện tử sẽ dính chặt (lock-in) vào cơ sở dữ liệu của Shopify. Điều này đưa đến 2 vấn đề:

  • Rủi ro nhà cung cấp

Giả sử nếu Shopify phá sản hoặc gặp các rủi ro bất khả kháng thì toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng này sẽ mất hết và không thể lấy được toàn bộ dữ liệu mới nhất. Tuy nhiên rủi ro này khó xảy ra.

  • Xuất dữ liệu

Trong trường hợp ngừng sử dụng Shopify và chuyển sang một nền tảng khác thì doanh nghiệp có thể truy xuất dữ liệu ra file CSV chứa thông tin sản phẩm, tài khoản khách hàng, tồn kho, đơn hàng, v.v. Tuy nhiên, các dữ liệu được Shopify cho phép truy xuất lại chưa phải là toàn bộ mà chỉ là một phần.

Yêu cầu cao về chuyên môn

Mặc dù Shopify Plus được đánh giá dễ sử dụng và thân thiện với cả những người dùng không có thế mạnh về kỹ thuật nhưng để triển khai thương mại điện tử hiệu quả với Shopify Plus, doanh nghiệp cần một số kiến thức chuyên môn nhất định. Shopify Plus là một nền tảng có khả năng tùy chỉnh cao nên các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết nhất định cũng như hợp tác với các nhà phát triển giàu kinh nghiệm để tận dụng tối đa các tính năng và khả năng của nền tảng này. 

Chi phí triển khai Shopify Plus

Chi phí sử dụng Shopify Plus sẽ được tính dựa trên doanh thu. Ban đầu, mỗi doanh nghiệp sẽ trả tối thiểu $2000/tháng cho các thiết lập và tích hợp tiêu chuẩn. Sau khi đạt doanh số $800.000/tháng, Shopify Plus sẽ thu phí từ doanh nghiệp dựa trên doanh thu (revenue-based payment) với 0.25% doanh thu mỗi tháng. Tuy nhiên, phí thu sẽ không vượt quá $40.000/tháng hay $480.000/năm. 

Chi phí hợp lý

Thoạt nhìn thì đây có vẻ là một khoản tiền lớn nhưng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, mức giá này là hợp lý vì Shopify Plus cung cấp một nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn so với các gói Shopify tiêu chuẩn. 

  • Lý do 1: 

Như đã đề cập, lợi thế chính của Shopify Plus nằm ở khả năng mở rộng và khả năng tùy chỉnh. Điều này lại là nhược điểm của các gói Shopify tiêu chuẩn. Một doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng sẽ cần một nền tảng thương mại điện tử có thể đáp ứng tốt nhu cầu mở rộng và phát triển.

Shopify Plus được thiết kế để xử lý doanh số bán hàng số lượng lớn và có thể hỗ trợ 10.000 giao dịch mỗi phút. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh website thương mại điện tử và tận dụng các tính năng và công cụ tích hợp sẵn để tối ưu quy trình vận hành, quản lý và bán hàng. 

  • Lý do 2: 

Một lợi thế khác của Shopify Plus đó là doanh nghiệp không phải trả phí hosting, sửa lỗi, bảo trì, cập nhật. Khoản phí bổ sung doanh nghiệp cần trả là phí giao dịch, cụ thể:

Phí giao dịch thẻ tín dụng (credit card transaction fee) doanh nghiệp phải thanh toán cho Shopify Plus sẽ khác nhau tùy theo quốc gia nhưng thường sẽ dao động trong khoảng 1.5% đến 2.5% trên mỗi giao dịch

Ngoài ra, Shopify Plus sẽ tính một khoản phí nhỏ khoảng 0.15% cho giao dịch với cổng thanh toán bên thứ 3 nhưng phí này sẽ được miễn nếu webstore của doanh nghiệp chấp nhận phương thức thanh toán Shopify Payments. 

So với 3 gói tiêu chuẩn của Shopify, chi phí giao dịch thẻ tín dụng của Shopify Plus vẫn khá thấp, với mức chênh lệch như sau:

  • Basic ($29/tháng) – 2.9% + 30 cents trên mỗi giao dịch
  • Shopify ($79/tháng) – 2.6% + 30 cents trên mỗi giao dịch
  • Advanced ($299/tháng) – 2.4% + 30 cents trên mỗi giao dịch
  • Shopify Plus (từ $2000/tháng) – 2.15% + 30 cents trên mỗi giao dịch (mức phí tham khảo tại thị trường Hoa Kỳ)

→ Có thể thấy nếu so với gói cao nhất của Shopify tiêu chuẩn – Advanced thì phí giao dịch thẻ tín dụng của Shopify Plus sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp 0.25%. 

Xét tiếp về khoản phí cho giao dịch với bên thứ ba:

    • Basic: 2% trên mỗi giao dịch
    • Shopify: 1% trên mỗi giao dịch
    • Advanced: 0.5% trên mỗi giao dịch 
    • Shopify Plus: 0.15% trên mỗi giao dịch

→ Hoàn toàn có thể thấy sự khác biệt về khoản phí giao dịch với bên thứ ba và Shopify Plus là sự lựa chọn tốt hơn. 

  • Lý do 3:

Shopify có kho ứng dụng khổng lồ với hơn 6000 ứng dụng được phát triển bởi Shopify và bên thứ ba. Điều đặc biệt là hiện có nhiều ứng dụng được phát triển dành riêng cho Shopify Plus. Tuỳ vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà chi phí cài đặt app có thể dao động từ $0 đến vài trăm đô hoặc vài ngàn đô mỗi tháng

Các thiết lập cơ bản của nền tảng Shopify Plus đã đủ để doanh nghiệp vận hành và quản lý website. Tuy nhiên để triển khai hiệu quả hơn và mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn, có thể doanh nghiệp cần cài đặt thêm một số ứng dụng của Shopify và điều này phát sinh chi phí. Lẽ đương nhiên với chi phí bỏ ra cho những ứng dụng này, doanh nghiệp sẽ thu về lợi ích tương đương.

Chi phí còn nhiều bất lợi

Với bản chất là nền tảng thương mại điện tử SaaS, doanh nghiệp sẽ không thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu website và điều này đưa đến nhiều bất lợi về chi phí. Đối với các doanh nghiệp đã đạt đến cấp độ sử dụng Shopify Plus thì nhu cầu sử dụng các tính năng, ứng dụng, công cụ hỗ trợ, tích hợp với bên thứ 3 là rất lớn.

Bên cạnh chi phí sử dụng Shopify Plus cố định hàng tháng, doanh nghiệp còn phải chi trả cho nhu cầu sử dụng các tiện ích đều đặn mỗi tháng. Điều này khiến cho việc quản lý dòng tiền của website quy mô lớn trở nên khó khăn. 

Trong khi đó, đối với các nền tảng mã nguồn mở, chi phí triển khai tuy cao và thời gian triển khai lâu nhưng doanh nghiệp sẽ trả hết chi phí trong một lần duy nhất và sở hữu mã nguồn, dữ liệu cùng các tính năng lâu dài. Vì vậy việc quản lý dòng tiền sẽ trở nên hiệu quả và tiện lợi hơn. 

Sẵn sàng để chuyển đổi sang Shopify Plus?

Với khả năng tùy chỉnh linh hoạt, khả năng mở rộng vượt trội và sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia đáng tin cậy, đã minh chứng cho quyết định của doanh nghiệp trong việc triển khai thương mại điện tử với Shopify Plus hay chuyển đổi từ một nền tảng khác sang Shopify Plus là đúng đắn và phù hợp để tiếp tục tăng trưởng bền vững trong thế giới thương mại điện tử đầy cạnh tranh.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) để được tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus nhanh chóng và hiệu quả.

2
10,369
0
1
28/04/2023
Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam
HÀNH TRÌNH THƯƠNG MẠI O2O DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Theo báo cáo của Statista, có hơn 82% doanh số bán lẻ được diễn ra tại các cửa hàng truyền thống nhưng trong đó có hơn 81% khách hàng đã dành thời gian nghiên cứu về sản phẩm trực tuyến trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Điều này chứng minh rằng hoạt động kinh doanh Online và Offline cần được bổ trợ cho nhau để doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. 

Để có thể chinh phục được thị trường thương mại O2O, doanh nghiệp cần phải vạch ra một chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tiềm lực của thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được sự kết hợp hoàn hảo giữa bán hàng online và offline.

Xác định mục tiêu

Để xác định mục tiêu cho doanh nghiệp, trước hết cần xác định tầm nhìn của doanh nghiệp khi triển khai thương mại O2O (O2O Commerce). Đây là hình ảnh về tương lai mà doanh nghiệp muốn đạt được. Sau đó, đặt ra các mục tiêu cụ thể và đo lường được, doanh nghiệp có thể kết hợp với mô hình phân tích SWOT (Strengths – Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội, Threats – Thách thức) để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu

Việc xác định mục tiêu cho doanh nghiệp là một quá trình quan trọng để giúp doanh nghiệp tập trung vào những hoạt động quan trọng nhất, giảm thiểu rủi ro và đạt được thành công khi triển khai thương mại O2O.

Hoạch định chiến lược

Kế đến là làm việc với những người liên quan để đề ra các chiến lược triển khai O2O nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Bước đầu tiên khi hoạch định chiến lược chính là sử dụng phần mềm phân tích hiệu suất để đo lường và phân tích, tìm ra điểm đau của khách  hàng (Pain point) và điểm chạm khách hàng (Touchpoint) trong quá trình mua hàng. 

Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xác định các mô hình O2O sẽ triển khai và các kênh cần triển khai cho mô hình đã chọn. Sau khi đã có được mô hình kinh doanh phù hợp thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm chính là lựa chọn nguồn lực để xây dựng hệ thống thương mại O2O.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược

Dưới đây là các cách để xây dựng nguồn lực cho doanh nghiệp:

Cách 1. Lên kế hoạch xây dựng đội ngũ nội bộ cho từng kênh Online và Offline 

  • Ưu điểm: Kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống kinh doanh theo đúng yêu cầu đặt ra. 
  • Nhược điểm: Tốn nhiều chi phí và thời gian để tuyển dụng, đào tạo đội ngũ in-house có chuyên môn và kinh nghiệm, khiến vạch xuất phát của thương hiệu sẽ chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh. 

Cách 2. Hợp tác với doanh nghiệp có kinh nghiệm phát triển Thương mại O2O

  • Ưu điểm: Được trau dồi chuyên môn, kinh nghiệm cũng như có được giải pháp nhanh nhất, phù hợp nhất với tình hình kinh doanh hiện tại và tương lai. 
  • Nhược điểm: Khó kiếm được đối tác uy tín, chuyên nghiệp, có chuyên môn trong ngành hàng của thương hiệu.

Cách 3. Xây dựng hệ thống O2O với nhà phát triển chuyên nghiệp rồi thiết lập đội ngũ nội bộ để duy trì và nâng cấp hệ thống

  • Ưu điểm: Vừa sở hữu hệ thống thương mại O2O nhanh chóng trong thời gian đầu vừa kiểm soát hệ thống thương mại O2O trong dài hạn.
  • Khuyết điểm: Cần nhiều thời gian để tìm kiếm đơn vị uy tín cũng như chi phí tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự cho doanh nghiệp. 

Từ đó, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch triển khai chi tiết bao gồm ngân sách và thời gian để triển khai hệ thống thương mại O2O.

Nâng cấp hệ thống Offline

Thông thường các doanh nghiệp triển khai O2O thường là các doanh nghiệp đã có sẵn hệ thống kinh doanh offline. Nhưng để có thể hoàn thành đơn hàng từ online to offline hiệu quả thì nâng cấp hệ thống offline là vô cùng quan trọng. Một hệ thống Offline phục vụ hoạt động kinh doanh O2O hiệu quả nhất khi được quản trị với các hệ thống phần mềm như POS, CRM, ERP và PIM thay thế cho các hoạt động quản lý thủ công bằng giấy tờ hoặc Microsoft Office (Word, Execl, Onenote, Access, etc).

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Nâng cấp hệ thống Offline
Nâng cấp hệ thống Offline

POS (Điểm bán hàng – Point of Sale) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán hàng hóa. Hệ thống POS là công cụ để thực hiện các giao dịch. Về cơ bản, Hệ thống POS là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm để tạo ra một quy trình giao dịch hoàn chỉnh. Một số POS được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng như Magestore, mPOS, VNPAY và KiotViet. 

ERP (Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp – Enterprise Resource Planning, đây là hệ thống giúp hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp. Đơn giản hơn, hệ thống ERP dùng để quản lý tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Các hệ thống ERP phổ biến như Odoo, Sage, TomERP, Oracle và SAP.

CRM (Quản lý quan hệ khách hàng – Customer Relationship Management) là một phần mềm hoặc hệ thống giúp các doanh nghiệp quản lý thông tin, tương tác với khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng hiện tại. CRM cho phép các doanh nghiệp thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó cải thiện tương tác với khách hàng và tăng cường khả năng bán hàng. Doanh nghiệp có thể tham khảo các công cụ CRM như Salesforce, Hubspot, Zendesk, Zoho và Pipedrive.

PIM (Quản lý thông tin sản phẩm – Product Information Management) là một hệ thống được sử dụng để lưu trữ và quản lý thông tin sản phẩm của doanh nghiệp một cách tập trung. Thông tin sản phẩm bao gồm thông số kỹ thuật, mô tả, hình ảnh, video, thông tin về kích cỡ và màu sắc, mô tả sản phẩm bằng nhiều ngôn ngữ và thông tin liên quan khác mà nhà tiếp thị hoặc nhân viên bán hàng cần. Các PIM phổ biến mà doanh nghiệp có thể xem xét như Pimworks, Salsify, Akeneo và Inriver.

Tùy vào mức độ số hóa hiện tại trong hoạt động kinh doanh offline của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cân nhắc nâng cấp các hệ thống hiện tại, chuyển đổi sang các nền tảng khác hoặc triển khai thêm các phần mềm phù hợp.

Xây dựng hệ thống Online

Lựa chọn nền tảng xây dựng cho các kênh Online

Thông thường, khi xây dựng hệ thống Online bao gồm website và app thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể chọn một trong hai loại nền tảng: SaaS và Open Source.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Lựa chọn nền tảng xây dựng cho các kênh Online
Lựa chọn nền tảng xây dựng cho các kênh Online

Nền tảng SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng 1 phần mềm. Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống server của nhà cung cấp và nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp. 

Một số nền tảng SaaS phổ biến hiện nay: Haravan, Shopify, BigCommerce.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh, độ bảo mật cao, hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng tăng theo thời gian, doanh nghiệp khó sở hữu mã nguồn và dữ liệu, hạn chế về chức năng và khả năng mở rộng, tùy chỉnh.

Nền tảng SaaS thường là sự lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp startup (khởi nghiệp) hoặc SME (Small and medium-sized enterprises – Doanh nghiệp nhỏ và vừa) vì chi phí và thời gian triển khai hợp lý.

Nền tảng Open Source hay mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công bố công khai, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phí. Các nền tảng mã nguồn mở sẽ là sự lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp phát triển hệ thống website và app chuyên nghiệp. 

Các nền tảng Open Source phải kể đến đó là Magento, WooCommerce (Plugin của WordPress), Open Cart.

  • Ưu điểm: Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao, tính năng và tiện ích bổ sung đa dạng, doanh nghiệp được sở hữu mã nguồn và dữ liệu. 
  • Nhược điểm: Không dễ sử dụng, chi phí xây dựng cao, thời gian triển khai dài.

Nền tảng Open Source là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp lớn hoặc có nhu cầu tinh chỉnh hệ thống vì tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tiến hành xây dựng các gian hàng trên sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Amazon. Việc xây dựng các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử là một cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp để tiếp cận với một lượng khách hàng tiềm năng rộng lớn và tăng doanh số bán hàng.

Ngoài ra, việc sử dụng các sàn thương mại điện tử cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong việc quảng cáo sản phẩm, vận chuyển hàng hóa và tạo mối quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, để thành công trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp cần đưa ra một chiến lược hợp lý và tối ưu hóa trang gian hàng của mình.

Việc phụ thuộc vào các sàn thương mại điện tử về lâu dài thì doanh nghiệp có thể mất quyền kiểm soát về khách hàng và dữ liệu của mình. Các sàn thương mại điện tử thường có chính sách riêng về quản lý dữ liệu khách hàng và thông tin liên lạc, khiến cho doanh nghiệp không thể trực tiếp tiếp cận được với khách hàng của mình và có thể mất khách hàng nếu như bị cạnh tranh bởi các đối thủ trên sàn thương mại điện tử đó. 

Nhìn chung, để triển khai thương mại O2O hiệu quả thì doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống Online song song với hệ thống Offline hoặc tiến hành sau khi đã hoàn chỉnh hệ thống Offline.

Thiết kế UI/UX

Sau khi đã lựa chọn nền tảng để xây dựng website và app thương mại O2O, bước tiếp theo cho doanh nghiệp chính là thiết kế UI/UX sao cho phù hợp với nét đặc trưng của thương hiệu. 

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Thiết kế UIUX
Thiết kế UIUX

Hiện có 3 cách để thiết kế giao diện UI/UX doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng:

  • Sử dụng giao diện có sẵn: Cách này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí giao diện. Cả nền tảng SaaS và Open Source đều cung cấp đa dạng giao diện UI/UX với giá dao động từ $300 đến $500. 
  • Tùy chỉnh dựa trên giao diện có sẵn: Gần giống như cách thứ nhất nhưng doanh nghiệp sẽ tuỳ chỉnh lại giao diện sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển thương hiệu. 
  • Tự thiết kế giao diện: Việc này giúp hình ảnh thương hiệu mang nét riêng và khác biệt với phần lớn đối thủ. Tuy chi phí cao hơn sử dụng giao diện có sẵn nhưng thiết kế “đo ni đóng giày” này sẽ đáp ứng đặc thù ngành và kỳ vọng của doanh nghiệp. 

Lập trình hệ thống chức năng

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Lập trình hệ thống chức năng
Lập trình hệ thống chức năng

Với hệ thống Online, doanh nghiệp có thể tham khảo các chức năng sau để triển khai website và app thương mại điện tử toàn diện: 

  • Quản lý danh mục: Quản lý các danh mục, chức năng, giá, hình ảnh/video của sản phẩm nhằm tối ưu vận hành hoạt động kinh doanh. 
  • Quản lý bán hàng: Quản lý thông tin đơn hàng, hiểu và phân tích hành vi mua sắm của khách hàng hiệu quả. 
  • Quản lý marketing: Tích hợp các tính năng như URL, thẻ meta, internal link để tối ưu SEO, kết hợp với các chiến dịch marketing hiệu quả nhằm đạt mục tiêu về doanh số. 
  • Quản lý nội dung: Xây dựng và tối ưu nội dung cho hệ thống CMS từ văn bản, hình ảnh, banner, widget, template đến nội dung về thương hiệu, blog, v.v.
  • Quản lý khách hàng: Lưu trữ, quản lý và phân tích thông tin khách hàng, nhóm khách hàng, từ đó cải tiến và nâng cao hiệu quả marketing nhằm mục tiêu tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến. 
  • Quản lý hệ thống: Quản lý và phân quyền cho quản trị viên để điều hành, bảo mật và duy trì hệ thống website thương mại điện tử. 
  • Quản lý cửa hàng: Sử dụng công cụ quản lý tồn kho tại các chi nhánh, cửa hàng và kho hàng, đảm bảo quá trình cung ứng diễn ra liên tục và hiệu quả. 
  • Quản lý giỏ hàng và checkout: Quản lý giỏ hàng và thông tin thanh toán của khách hàng. 
  • Phân tích và báo cáo: Phân tích và đo lường hiệu suất hoạt động của hệ thống website thương mại điện tử, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp theo.

Kiểm thử hệ thống trước khi ra mắt thị trường

Kiểm thử (Testing) là hoạt động nhằm tìm kiếm và phát hiện ra các lỗi phát sinh của website và app, đảm bảo toàn bộ hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Kiểm thử cung cấp mục tiêu, cái nhìn tổng quan về dự án cho phép đánh giá và hiểu rõ các rủi ro khi hệ thống đi vào hoạt động. 

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Kiểm thử hệ thống trước khi ra mắt thị trường
Kiểm thử hệ thống trước khi ra mắt thị trường

Các phương pháp kiểm thử phổ biến:

  • Kiểm thử hộp trắng (white box testing): Trong kiểm thử hộp trắng cấu trúc mã, thuật toán được đưa vào xem xét. Người kiểm thử truy cập vào mã nguồn của chương trình để có thể kiểm tra nó.
  • Kiểm thử hộp đen (black box testing) : Kiểm tra các chức năng của hệ thống dựa trên bản đặc tả yêu cầu.
  • Kiểm thử hộp xám (gray box testing): Là sự kết hợp giữa black box testing và white box testing

Nói chung, tiến hành kiểm định dựa trên kịch bản kiểm thử là bước quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, làm bàn đạp vững chắc để hệ thống đi vào hoạt động thuận lợi.

Hoàn thành thủ tục pháp lý và ra mắt

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Hoàn thành thủ tục pháp lý và ra mắt
Hoàn thành thủ tục pháp lý và ra mắt

Thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương

Bước cuối cùng của giai đoạn xây dựng hệ thống Online đó là hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết để được phép hoạt động hợp pháp. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các bước đăng ký đơn giản theo hướng dẫn tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử. 

Đây là yêu cầu bắt buộc của Bộ Công Thương đối với mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu hệ thống Online đều phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký/thông báo đúng thời gian quy định.

Đưa ứng dụng lên Google Play và App store

Để đưa ứng dụng lên các nền tảng này, doanh nghiệp cần làm theo các bước sau: 

  1. Đăng ký tài khoản nhà phát triển trên các nền tảng App store và Google Play. 
  2. Tạo một hồ sơ nhà phát triển và đăng ký ứng dụng với các nền tảng. 
  3. Tạo và nộp ứng dụng bao gồm các thông tin cần thiết như tên, mô tả, hình ảnh, video và các tính năng khác. Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng ứng dụng tuân thủ các quy định và yêu cầu của các nền tảng. 
  4. Kiểm tra và xác nhận việc đăng ký ứng dụng trên các nền tảng. Sau khi ứng dụng được chấp nhận, doanh nghiệp có thể bắt đầu quảng bá và quản lý ứng dụng của mình trên các nền tảng. 

Đẩy ứng dụng lên Google Play và App store là một quá trình quan trọng và cần thiết để đưa app của doanh nghiệp đến gần với người dùng. 

Đo lường hiệu suất

Sau khi đã hoàn thành hệ thống thương mại O2O, doanh nghiệp cần thu thập các dữ liệu nhằm đo lường mức độ thành công của chiến lược O2O và đưa ra các quyết định kinh doanh tiếp theo. Các công cụ đo lường và phân tích dữ liệu được nhiều doanh nghiệp tích hợp vào hệ thống kinh doanh như Google Search Console, Google Analytics, Facebook Pixel, Tiktok Tracking Pixel, v.v.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Đo lường hiệu suất
Đo lường hiệu suất

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tích hợp công cụ BI (Kinh doanh thông minh – Business Intelligence), đây là hệ thống báo cáo quản trị thông minh, có khả năng kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai thác nguồn dữ liệu đó để đưa ra các dự đoán trong tương lai. Một số công cụ BI phổ biến như Magento Business Intelligence, Tableau, Power BI và Looker.

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Từ các số liệu đã được phân tích, báo cáo thì doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đưa ra các chiến lược phù hợp nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Các chiến lược giúp tăng trải nghiệm khách hàng được ứng dụng rộng rãi có thể kể đến như Loyalty Program và Omnichannel.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Loyalty Program hay còn gọi là Chương trình khách hàng thân thiết, là những chương trình được xây dựng nhằm mục tiêu khuyến khích khách hàng quay trở lại mua hàng thông qua những ưu đãi độc đáo riêng biệt, giúp mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất, và giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng quay lại nhiều lần. 

Omnichannel hay Thương mại đa kênh là một phương pháp bán hàng đa kênh tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch bằng cách tiếp thị và bán hàng trên tất cả các kênh có sự có mặt của khách hàng tiềm năng từ thiết bị di động, mạng xã hội, website thương mại điện tử cho đến trong cửa hàng truyền thống.

Giải pháp thương mại O2O của SECOMM

Thành lập năm 2014, SECOMM là công ty chuyên cung cấp các giải pháp về thương mại O2O. Qua năm tháng, SECOMM sở hữu gia tài đồ sộ các dự án thương mại O2O với các khách hàng lớn trong nước và quốc tế như Annam Gourmet, Trentham Estate, v.v. 

Cụ thể hơn về giải pháp thương mại O2O, SECOMM cung cấp đa dạng các dịch vụ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và thống lĩnh thị trường bán lẻ trong thời đại số từ Tư vấn giải pháp, Xây dựng đội ngũ đến Phát triển hệ thống O2O bao gồm:

Mô hình thương mại O2O
Mô hình thương mại O2O

Hệ thống Thương mại điện tử

Xây dựng hệ thống kinh doanh từ Online cho đến Offline nhằm mang đến trải nghiệm toàn diện cho khách hàng:

  • Triển khai website thương mại điện tử trên các nền tảng như Shopify, WooCommerce, Magento.
  • Xây dựng ứng dụng thương mại điện tử (eCommerce Apps) bằng các nền tảng, công nghệ và framework như Flutter, NodeJS, ReactJS, Ionic.
  • Xây dựng và Quản lý gian hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Amazon.

Hệ thống Quản trị

Triển khai và tích hợp các công cụ và phần mềm quản trị để vận hành các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả cho doanh nghiệp

  • Hệ thống Quản trị ERP: Odoo, Sage, TomERP, Oracle, SAP, v.v.
  • Hệ thống Quản lý Khách hàng CRM: Salesforce, Hubspot, Zendesk, Zoho, v.v.
  • Hệ thống quản lý bán hàng POS: Magestore, mPOS, VNPAY, KiotViet, v.v.
  • Hệ thống quản lý thông tin sản phẩm PIM: Pimworks, Salsify, Akeneo, Inriver, v.v.

Hệ thống Trải nghiệm khách hàng

Xây dựng và tích hợp các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường trải nghiệm của khách hàng

  • Ứng dụng di động (Mobile Apps): Flutter, NodeJS, ReactJS, Ionic, v.v.
  • Chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program) 
  • Thương mại đa kênh (Omnichannel Commerce)

Hệ thống Dữ liệu

Tích hợp các công cụ hỗ trợ việc phân tích và báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  • Phân tích và báo cáo dữ liệu: Google Search Console, Google Analytics, Facebook Pixel, Tiktok Tracking Pixel, v.v.
  • Business Intelligence: Magento Business Intelligence, Tableau, Power BI, Looker, v.v.

Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình thương mại O2O cũng như các giải pháp tốt nhất để chinh phục thị trường bán lẻ, hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

2
7,443
0
1
26/04/2023
6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce
6 TIPs ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC OMNICHANNEL ECOMMERCE

Năm 2021, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD. Điều này cho thấy ngành công nghiệp tỷ đô này đang phát triển rất mạnh mẽ và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi có quá nhiều sự cạnh tranh trên thị trường thì các chủ doanh nghiệp buộc phải tìm cách để doanh nghiệp của mình trở nên nổi bật và kết nối với khách hàng.

Một trong những cách hiệu quả là triển khai chiến lược Omnichannel eCommerce. Đây là một phương pháp tiếp thị nhằm cung cấp trải nghiệm khách hàng đồng nhất trên nhiều kênh.

Thuật ngữ này dễ bị nhầm lẫn với Multichannel eCommerce – nơi thương hiệu bán hàng trên nhiều kênh nhưng cung cấp trải nghiệm khách hàng khác nhau ở mỗi kênh. Dù khách hàng có thể mua sắm trên mạng xã hội, website thương mại điện tử, cửa hàng offline, v.v nhưng trải nghiệm của họ giữa các kênh này sẽ không liền mạch.

Ngoài ra còn có hình thức Single-channel eCommerce nghĩa là thương hiệu chỉ sử dụng một kênh để bán hàng. 

Các nhà bán lẻ trên thế giới đều có thể nhận thức được tiềm năng và tầm ảnh hưởng của Omnichannel eCommerce đối với hoạt động kinh doanh của họ. Theo Report Linker, thị trường của các nền tảng thương mại đa kênh bán lẻ đã đạt 5 tỷ USD vào năm 2020 và được dự đoán sẽ đạt 14,5 tỷ USD vào năm 2027.

Các nhà phân tích và chuyên gia cũng nhấn mạnh Omnichannel chính là tương lai của thương mại điện tử và là cách tốt nhất để thu hút khách hàng và mang đến họ giá trị đích thực. 

Dưới đây là 6 tips để doanh nghiệp xây dựng thành công chiến lược Omnichannel eCommerce

Tip 1: Thấu hiểu đối tượng mục tiêu và hành vi mua sắm

Tip đầu tiên, dù xây dựng bất kỳ chiến lược kinh doanh nào, doanh nghiệp đều phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, hành vi mua sắm của họ như thế nào. Doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách thu nhập các dữ liệu liên quan đến thông tin nhân khẩu học, lịch sử và hành vi mua hàng, v.v từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm website thương mại điện tử, các nền tảng xã hội và cửa hàng offline, v.v.

Sau đó, doanh nghiệp sẽ phân tích hành vi khách hàng, xem cách họ tương tác với thương hiệu trên các kênh khác nhau và tiến hành vẽ chân dung khách hàng. Điều này giúp tìm ra cách tiếp cận hiệu quả với từng phân khúc khách hàng và tạo thông điệp cho từng kênh.

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 1-Thấu hiểu đối tượng mục tiêu và hành vi mua sắm
Thấu hiểu đối tượng mục tiêu và hành vi mua sắm

Ví dụ: sau khi cân nhắc doanh nghiệp nhận thấy một phần đáng kể khách hàng của mình thích mua sắm trên thiết bị di động, khi đó doanh nghiệp có thể tối ưu các chiến dịch marketing phù hợp với các thiết bị di động song song với cải thiện website để thu hút khách hàng nhiều hơn. Hoặc doanh nghiệp có thể đầu tư hơn vào xây dựng ứng dụng di động nhằm làm phong phú trải nghiệm mua sắm của khách hàng và thúc đẩy chuyển đổi.

Tip 2: Lập bản đồ hành trình khách hàng

Tip thứ 2 là vẽ bản đồ về hành trình của khách hàng để hình dung trực quan quá trình mà một khách hàng tiềm năng trải qua khi tương tác với thương hiệu, giúp thương hiệu hiểu rõ nhu cầu, động cơ mua hàng của họ, v.v.

Khi phát triển chiến lược Omnichannel eCommerce, việc lập bản đồ hành trình khách hàng giúp doanh nghiệp chủ động cung cấp lộ trình trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa trên các kênh. Điều đó giúp tăng khả năng bán chéo, bán thêm, tăng tỷ lệ giữ chân và duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. 

Có 5 giai đoạn thường thấy trong hành trình khách hàng: Nhận thức (Awareness), Quan tâm (Interest), Mua hàng (Purchase), Giữ chân (Retention), Ủng hộ (Advocacy)

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 2-Lập bản đồ hành trình khách hàng
Lập bản đồ hành trình khách hàng

Dưới đây là những bước cơ bản để tạo bản đồ hành trình khách hàng:

  • Đặt mục tiêu rõ ràng cho bản đồ hành trình
  • Xác định chân dung khách hàng & xác định khách hàng mục tiêu
  • Xác định các giai đoạn và mục tiêu cho từng giai đoạn
  • Liệt kê các điểm tiếp xúc (touch point)
  • Thu thập dữ liệu và phản hồi
  • Xác định các vấn đề cần cải thiện

Tip 3: Định vị thương hiệu

Tip thứ 3, doanh nghiệp cần một thông điệp và hình ảnh thương hiệu đồng nhất cho các kênh. Điều này đòi hỏi việc xác định và hiểu rõ giá trị thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh thì mới có thể tạo ra một hình ảnh thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh. Chẳng hạn như việc sử dụng các yếu tố như màu sắc, phông chữ, v.v cũng cần đồng nhất để khách hàng dễ dàng nhớ đến thương hiệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đào tạo đội ngũ nhân sự về thông điệp và hình ảnh thương hiệu nhằm đảm bảo họ hiểu và truyền đạt đúng thông điệp trên tất cả các kênh. 

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 3-Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu

Việc phát triển thông điệp và hình ảnh thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng và hơn hết là đảm bảo trải nghiệm khách hàng liền mạch. 

Tip 4: Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội

Tip thứ 4, thêm mạng xã hội vào chiến lược Omnichannel eCommerce và chú trọng tương tác với khách hàng trên các trang mạng xã hội nhiều hơn bên cạnh những kênh marketing hiệu quả khác. Với hơn 3.6 tỷ người dùng mạng xã hội trên thế giới thì việc xây dựng sự hiện diện thương hiệu trên các nền tảng xã hội không còn là sự lựa chọn mà là điều bắt buộc phải làm vì đây là cách hiệu quả để thương hiệu và khách hàng kết nối với nhau.

Ở Việt Nam, các mạng xã hội phổ biến nhất bao gồm Facebook, TikTok, Instagram và Youtube. Còn trên phạm vi toàn cầu, Statista đã thống kê những nền tảng xã hội phổ biến nhất với lượng người dùng tính đến tháng 1/2023.

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 4-Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội
Nguồn: Statista

Doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội để chăm sóc khách hàng bằng cách trả lời các câu hỏi và giải quyết các thắc mắc qua tin nhắn hoặc qua tương tác trên news feed theo cách vui vẻ và gần gũi. Ngoài ra, mạng xã hội là nơi lý tưởng để đưa thông điệp và tiếng nói của thương hiệu đến nhanh hơn và gần hơn với khách hàng, từ đó thúc đẩy nhận thức về thương hiệu.

Doanh nghiệp có thể tự lên ý tưởng và nội dung truyền đạt hoặc hợp tác với các Influencers. Đặc biệt, để phối hợp chặt chẽ giữa mạng xã hội và các kênh khác trong chiến lược Omnichannel eCommerce, doanh nghiệp có thể, ví dụ, kêu gọi người dùng like, comment, share bài post để nhận được những mã giảm giá hấp dẫn khi mua hàng trên website hoặc cửa hàng offline. 

Tip 5: Tối ưu trải nghiệm mua sắm

Tip thứ 5, đối với trải nghiệm đa kênh, doanh nghiệp cần đảm bảo khách hàng có thể mua sắm ở bất kỳ kênh nào họ tương tác như website, sàn thương mại điện tử, nền tảng xã hội, cửa hàng offline, v.v. Ngoài ra, với sự lên ngôi của xu hướng mua sắm trên thiết bị di động (mobile commerce), doanh nghiệp cần tối ưu website thân thiện và đáp ứng nhanh trên thiết bị di động cũng như tối ưu ứng dụng di động để dễ sử dụng và điều hướng. 

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 5-Tối ưu trải nghiệm mua sắm
6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 5-Tối ưu trải nghiệm mua sắm

Vì Omnichannel eCommerce chú trọng vào tính đồng nhất trải nghiệm giữa tất cả các kênh, nên bên cạnh nội dung đăng tải thì thông tin liên quan đến khách hàng như thông tin đăng nhập, thông tin thanh toán và giỏ hàng ở các kênh cũng cần được đồng nhất.

Điều này giúp khách hàng di chuyển dễ dàng và liền mạch giữa các kênh và thiết bị mà vẫn giữ nguyên các mặt hàng trong giỏ hàng hoặc không phải mất thời gian để đăng nhập hay điền lại thông tin thanh toán.

Đồng thời, doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích dữ liệu để cá nhân hoá các đề xuất sản phẩm cho từng khách hàng, hiển thị các sản phẩm liên quan hoặc bổ sung dựa trên hành vi và lịch sử mua hàng trên các kênh để tăng cơ hội bán chéo (cross-sell) và bán thêm (up-sell).

Tip 6: Đo lường và phân tích kết quả của Omnichannel eCommerce

Tip thứ 6 chính là đo lường và phân tích kết quả của chiến lược. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu như Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel, v.v để kiểm tra, theo dõi và phân tích hành vi khách hàng ở tất cả các kênh.

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 6- Đo lường và phân tích kết quả
Đo lường và phân tích kết quả

Điều này giúp doanh nghiệp xác định những kênh nào đem về nhiều nhất về lưu lượng truy cập, mức độ tương tác, doanh số bán hàng và tìm ra những vấn đề cần cải thiện. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu thập đánh giá và phản hồi của khách hàng để cải thiện và tối ưu chiến lược Omnichannel eCommerce.

Việc đo lường, đánh giá và thu thập phản hồi của khách hàng nên được thực hiện thường xuyên để có được những điều chỉnh phù hợp nhằm đem lại kết quả như kỳ vọng. 

Liên hệ SECOMM ngay để được tư vấn xây dựng chiến lược Omnichannel eCommerce.

2
7,864
0
1
25/04/2023
Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI ECOMMERCE LOYALTY PROGRAM

Những khách hàng trung thành đóng góp rất lớn vào khoản lợi nhuận cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Vì thế, doanh nghiệp cần tập trung củng cố mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy việc mua hàng lặp lại. Trong vô số cách thức có thể kể đến, xây dựng và khuyến khích khách hàng tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program) là một chiến lược hiệu quả. Dưới đây là quy trình xây dựng và triển khai thành công eCommerce Loyalty Program.

Xem thêm: Đi Tìm Ý Nghĩa Của Loyalty Program Trong Thương Mại Điện Tử

Thiết Lập Mục Tiêu

Bước đầu tiên của quy trình là thiết lập mục tiêu của loyalty program bao gồm việc xác định mục tiêu cần đạt được với chương trình khách hàng thân thiết, chẳng hạn như tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, khuyến khích mua hàng lặp lại, thu hút khách hàng mới hay tăng giá trị vòng đời của khách hàng, v.v. Tuy nhiên, các mục tiêu này phải phù hợp với định hướng phát triển và mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. 

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Thiết Lập Mục Tiêu
Thiết lập mục tiêu triển khai Loyalty Program

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ đối tượng mục tiêu mà chương trình khách hàng thân thiết sẽ hướng đến bằng cách phân tích các đặc điểm về nhân khẩu học, tâm lý đối tượng mục tiêu nhằm thiết kế loyalty program phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của họ. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể nghiên cứu các chương trình khách hàng thân thiết của đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh điểm yếu và từ đó sáng tạo loyalty program của riêng mình nhằm tạo sự khác biệt và mang đến những giá trị độc đáo cho khách hàng. 

Xây Dựng Loyalty Program

Lựa Chọn loại Loyalty Program

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Lựa chọn loại Loyalty Program
Lựa chọn loại Loyalty Program

Hiện nay có đa dạng chương trình khách hàng thân thiết khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là Chương trình tích điểm, Chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc và Chương trình đăng ký thành viên. 

  • Chương Trình Tích Điểm (Point-based Loyalty Program)

Đây là chương trình giúp khách hàng nhận điểm trong mỗi lần mua hàng hoặc thực hiện một số hành động cụ thể và tiến hành đổi ra phần thưởng khi đã tích lũy đủ số điểm quy định. Chương trình tích điểm rất phổ biến khi triển khai loyalty program trong thương mại điện tử vì doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập và quản lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý về giá trị của phần thưởng khách hàng sẽ nhận được cũng như thời gian đổi điểm nhận thưởng hợp lý đủ để tạo nên sức hấp dẫn của chương trình.  

  • Chương Trình Ưu Đãi Theo Cấp Bậc (Tiered-based Loyalty Program)

Dạng chương trình này khuyến khích khách hàng nỗ lực để thăng bậc và nhận về phần thưởng và lợi ích có giá trị cao hơn. Điều này đòi hỏi khách hàng phải đầu tư thời gian và tiền bạc vào hoạt động mua sắm và gắn kết với thương hiệu, nghĩa là khi chi tiêu càng nhiều thì lợi ích nhận được càng nhiều. Khi đó, mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu sẽ tăng.

  • Chương Trình Đăng Ký Thành Viên (Subscription-based Loyalty Program)

Với chương trình này, để tham gia khách hàng sẽ phải đăng ký làm thành viên và phải trả phí theo tháng, theo quý hoặc theo năm tuỳ vào thể lệ của mỗi chương trình. Do tính chất của dạng chương trình này buộc khách hàng trả phí tham gia nên sự cam kết tương tác và gắn kết với thương hiệu vì thế cũng cao hơn những dạng chương trình khác.

Thông thường, các chương trình đăng ký thành viên sẽ có khoảng thời gian trải nghiệm thử để khách hàng quyết định có thật sự tham gia hay không và đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp thuyết phục khách hàng với giá trị mà họ sẽ nhận là hoàn toàn xứng đáng với số tiền chi ra. 

Việc lựa chọn sẽ tùy thuộc vào ngân sách, nguồn lực cũng như định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp 

Lựa Chọn Phần Thưởng

Sau khi đã đưa ra quyết định sẽ xây dựng dạng chương trình khách hàng thân thiết nào, doanh nghiệp sẽ tiến hành chọn phần thưởng phù hợp với dạng chương trình đó. 

Với chương trình tích điểm thì ưu đãi giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo, miễn phí vận chuyển, quà tặng miễn phí, ưu tiên hỗ trợ khách hàng, quyền tham gia sự kiện và cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm là những phần thưởng thường thấy trong dạng chương trình này. 

Chương trình SHEIN Bonus Point là một dạng chương trình tích điểm điển hình, với $1 chi tiêu tương đương 1 điểm. Ngoài ra, khách hàng còn có thể tích lũy điểm thưởng bằng cách thực hiện một số hành động cụ thể như xác minh tài khoản, đánh giá sản phẩm, v.v. Khi đạt được số điểm quy định, khách hàng có thể quy đổi và nhận được ưu đãi giảm giá lên đến 70%. 

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Lựa chọn phần thưởng-Shein
Chương trình tích điểm SHEIN Bonus Point

Đối với dạng chương trình ưu đãi theo cấp bậc, các cấp bậc sẽ quyết định lợi ích tương đương mà khách hàng sẽ nhận và đòi hỏi sự nỗ lực để duy trì hoặc thăng bậc. Chính vì thế, phần thưởng sẽ được thiết kế mang nét đặc trưng của thương hiệu và cá nhân hoá cho từng khách hàng ở từng cấp bậc cụ thể. Điều này làm cho những nỗ lực của khách hàng trở nên xứng đáng.

Đơn cử như Aldo Crew – chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc của thương hiệu thời trang đình đám Aldo với 3 cấp bậc chính là Crew, Plus và VIP. Chương trình mang đến cho khách những ưu đãi hấp dẫn và mang tính cá nhân như mức giá đặc biệt, quà tặng miễn phí nhân ngày sinh nhật, giảm giá sinh nhật, giảm giá túi xách 20% khi mua giày dép, ưu đãi độc quyền và bất ngờ, chia sẻ tài khoản với bạn bè. 

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Lựa chọn phần thưởng-Aldo
Ưu đãi hấp dẫn từ Aldo Crew

Các chương trình đăng ký thành viên đa phần được các doanh nghiệp lớn và nổi tiếng hàng đầu thế giới áp dụng vì sự uy tín, giá trị và chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của họ khiến khách hàng tin tưởng và chi tiền để đăng ký tham gia. Phần thưởng của dạng chương trình này thiên về tính độc quyền, chỉ có tại thương hiệu và chỉ dành cho những khách hàng có đăng ký thành viên. 

Ví dụ: Đối với những khách hàng đăng ký chương trình thành viên Walmart+ sẽ có được các ưu đãi về sản phẩm, chính sách vận chuyển, dịch vụ đổ xăng, xem phim mà những khách hàng không là thành viên không thể nhận được.

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Lựa chọn phần thưởng-Walmart
Những ưu đãi độc quyền của Walmart+ chỉ dành cho thành viên

Tuỳ vào chương trình khách hàng thân thiết đã chọn, doanh nghiệp sẽ chọn phần thưởng phù hợp với cả khách hàng và doanh nghiệp. Thế nhưng doanh nghiệp cần cân nhắc chi phí của mỗi phần thưởng cũng như lợi ích mang đến cho doanh nghiệp trước khi áp dụng vào chương trình. Việc cung cấp các phần thưởng có giá trị có thể khuyến khích khách hàng tham gia và tương tác nhiều hơn với chương trình, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng giá trị trọn đời (Customer Lifetime Value) của khách hàng. 

Chọn phần mềm xây dựng

Doanh nghiệp sẽ cần một nền tảng phần mềm để thiết lập, quản lý chương trình khách hàng thân thiết, theo dõi hoạt động của khách hàng và phân phối phần thưởng. Để chọn được phần mềm phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như tính dễ sử dụng, khả năng tích hợp với website thương mại điện tử và giá của phần mềm. Trên thị trường hiện này có nhiều loại phần mềm loyalty program rất phổ biến như Smile.io, Loyalty Lion, Yotpo, S Loyalty, v.v.

Đa số các phần mềm này đều có thể tích hợp dễ dàng và hoạt động hiệu quả với các nền tảng thương mại điện tử như Magento, Shopify, WooCommerce, v.v.

Xây dựng thể lệ chương trình

Tiếp theo là xây dựng thể lệ của chương trình. Doanh nghiệp cần đảm bảo các quy tắc và điều kiện tham gia được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và dễ làm theo.

Ví dụ như chương trình dựa trên cấp bậc Sephora Beauty Insider cho khách hàng biết với mỗi dollar họ chi tiêu sẽ tương đương 1 điểm, đồng thời trình bày rõ điều kiện để tham gia và để thăng bậc

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Xây dựng thể lệ chương trình-Sephora
Quy tắc đổi điểm và điều kiện tham gia Sephora Beauty Insider

Hay như chương trình Walmart+, khách hàng dễ dàng nhận ra lợi ích họ sẽ nhận được khi tham gia cũng như chi phí phải bỏ ra là $12.95/tháng sau khi đã trải nghiệm thử 30 ngày.

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Xây dựng thể lệ chương trình-Walmart
Phí tham gia Walmart+ và lợi ích khách hàng sẽ nhận được trình bày rõ ràng

Ngoài ra, cách thức đăng ký tham gia cũng nên dễ thực hiện. Thông thường, các thương hiệu sẽ yêu cầu khách hàng đăng ký tài khoản trên website hoặc điền thông tin vào form đăng ký, thậm chí đơn giản hơn là chỉ cần đăng nhập bằng facebook là có thể tham gia. Những thao tác này rất dễ thực hiện và không mất quá nhiều thời gian.

Đơn cử như Sephora Beauty Insider, khách hàng có thể nhấn “join now”, điền form và tham gia chương trình ở cấp bậc Insider. Hoặc, nếu đã có tài khoản thì cần đăng nhập để xem điểm tích lũy cũng như cấp bậc của mình

Đối với chương trình Aldo Crew, khách hàng cần điền thông tin vào form đăng ký trên website hoặc đăng nhập bằng tài khoản Facebook để bắt đầu.

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Xây dựng thể lệ chương trình-Aldo
Để tham gia Aldo Crew, khách hàng cần điền form đăng ký

Bên cạnh việc chú ý đến sự rõ ràng và dễ hiểu của thể lệ chương trình, doanh nghiệp còn phải đảm bảo điều kiện đưa ra phải phù hợp để khách hàng có thể đạt được phần thưởng nhanh chóng và duy trì sức hấp dẫn cho chương trình, nhưng đồng thời cũng mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Chẳng hạn như chương trình đăng ký thành viên Amazon Prime, công ty cung cấp cho khách hàng 30 ngày trải nghiệm thử và nhiều sự lựa chọn về giá. Trong đó đáng chú ý nhất là 2 gói trả theo tháng với $14.99/tháng và trả theo năm với $139/năm. Phần lớn tâm lý khách hàng sẽ chọn gói trả theo năm ($139) để tiết kiệm tiền và đây cũng là chủ ý của Amazon vì lợi nhuận họ thu về sẽ cao hơn.  

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Xây dựng thể lệ chương trình-Prime
Bảng giá cho thành viên mới của Amazon Prime

Triển khai loyalty Program

Tích hợp chương trình vào website thương mại điện tử

Để bắt đầu triển khai chương trình khách hàng thân thiết, doanh nghiệp cần tích hợp chương trình vào website thương mại điện tử cũng như hiển thị số dư điểm và phần thưởng trên trang giỏ hàng. 

Lấy Sephora làm ví dụ một lần nữa, trên trang profile của người dùng có hiển thị cấp bậc hiện tại của khách hàng cũng như số điểm hiện có.

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Tích hợp chương trình vào website thương mại điện tử
Tích hợp Loyalty Program vào website thương mại điện tử

Đào tạo đội ngũ

Để triển khai thành công eCommerce loyalty program, doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ hiểu về chương trình bao gồm điều kiện tham gia, cách tích điểm, phần thưởng, v.v. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo đội ngũ biết cách trả lời câu hỏi của khách hàng về chương trình và xử lý tốt các vấn đề có thể phát sinh. Công tác đào tạo phải được diễn ra thường xuyên vì chương trình khách hàng thân thiết có thể phát triển và thay đổi để phù hợp với xu hướng thị trường. 

Bằng cách đào tạo hiệu quả, doanh nghiệp có thể trang bị cho đội ngũ của mình kiến thức và sự tự tin để quảng bá và quản lý chương trình khách hàng. Điều này góp phần vào sự thành công của loyalty program. 

Ra mắt và quảng bá chương trình

Khi ra mắt loyalty program, doanh nghiệp cần đảm bảo chương trình được nhiều người biết đến vì thế thực hiện quảng bá là điều cần thiết. Để quảng bá chương trình một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc hiển thị chương trình nổi bật trên trang chủ và menu điều hướng của website thương mại điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện quảng bá trên mạng xã hội hoặc sử dụng email marketing với đồ hoạ bắt mắt và nội dung hấp dẫn.

Hoặc, doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch Influencer Marketing để nâng cao nhận thức và mức độ tương tác với chương trình. Đặc biệt, kiểu marketing thường thấy trong các chương trình loyalty hiện nay là Referral Marketing — khuyến khích khách hàng giới thiệu thành viên mới cho chương trình để mở rộng tệp khách hàng. 

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Ra mắt và quảng bá chương trình
Ra mắt và quảng bá chương trình Loyalty Program

Các chương trình như Sephora Beauty Insider, Amazon Prime, Walmart+, Aldo Crew, eBay Plus đều có chương trình giới thiệu. Khi ai đó bất kỳ đăng ký chương trình khách hàng thân thiết thông qua link giới thiệu thì cả người giới thiệu và người được giới thiệu sẽ nhận được khoảng bonus nhỏ từ $1-$10 hoặc được giảm giá cho lần mua hàng kế tiếp. 

Đo lường kết quả và tiếp tục tương tác với khách hàng (Measure outcomes & keep customers engaged)

Khi đã triển khai loyalty program, doanh nghiệp cần theo dõi và đo lường kết quả của chương trình nhằm bảo đảm các mục tiêu đề ra đã đạt được và thực hiện các điều chỉnh nếu cần thiết.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ số KPI như tỷ lệ giữ chân khách hàng, tỷ lệ mua hàng lặp lại hay giá trị đơn hàng trung bình của các thành viên so với khách hàng không phải thành viên. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích các phản hồi và đánh giá của khách hàng về mức độ hài lòng của họ đối với chương trình, từ đó tìm ra các vấn đề cần cải thiện. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần liên tục tương tác với khách hàng thành viên và thu hút họ quan tâm nhiều hơn về chương trình bằng cách thường xuyên cải thiện, cập nhật chương trình cũng như xúc tiến quảng bá loyalty program trên các kênh marketing.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến phần thưởng và trải nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp trải nghiệm và phần thưởng theo cách cá nhân hoá dựa trên sở thích, hành vi của họ. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng và tương tác nhiều hơn.

Hơn nữa, nhằm tăng tỷ lệ giữ chân và duy trì lòng trung thành đối với thương hiệu, doanh nghiệp có thể xem xét xây dựng cộng đồng thành viên bằng cách tổ chức các sự kiện gắn kết và các chương trình khuyến mãi dành riêng cho các thành viên của chương trình. 

Như Sephora Beauty Insider, bên cạnh những trải nghiệm tuyệt vời khác, tất cả thành viên bậc Insider, VIB và Rouge còn có cơ hội tham gia các sự kiện độc quyền của thương hiệu vào những dịp đặc biệt. Điều này đã tạo nên một cộng đồng những khách hàng thành viên yêu làm đẹp và trung thành với Sephora. 

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Đo lường kết quả và tiếp tục tương tác với khách hàng
Sự kiện độc quyền dành cho thành viên Insider, VIB, Rouge của Sephora

Giữ chân khách hàng không phải là việc thuyết phục những khách hàng sắp rời đi để ở lại. Thay vào đó, giữ chân nghĩa là cung cấp thật nhiều giá trị cho khách hàng hiện tại để họ không thể rời đi và trở thành nguồn lợi lớn nhất của doanh nghiệp.

Do đó, nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng các loyalty program là cách hiệu quả để tăng tỷ lệ giữ chân và duy trì lòng trung thành đối với thương hiệu. 

Liên hệ SECOMM để được tư vấn xây dựng loyalty program chuyên nghiệp.

2
9,107
0
1
24/04/2023
PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA
PWA LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH KHI TRIỂN KHAI PWA?

Giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thương mại điện tử, các doanh nghiệp ra sức tìm kiếm những giải pháp đột phá nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy sự tương tác. Trong vô số cách thức có thể kể đến, PWA (Progress Web App) được xem là giải pháp đầy hứa hẹn vì góp phần thay đổi cách người dùng tương tác với website của doanh nghiệp. Mặc dù PWA đã có mặt trên thị trường được một thời gian nhưng mức độ phổ biến của ứng dụng này mới thật sự tăng vọt vào những năm gần đây.   

PWA là gì?

Progressive Web App (PWA) là một dạng ứng dụng web được xây dựng dựa trên các công nghệ web tiêu chuẩn như HTML, CSS và JavaScript nhưng mang lại trải nghiệm người dùng cùng các tính năng tương tự như một Native app bao gồm thông báo đẩy, khả dụng ngoại tuyến, v.v. Nhắc đến Native app, đây là một dạng ứng dụng phần mềm được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình riêng biệt cho từng nền tảng hoặc hệ điều hành cụ thể như iOS hoặc Android.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Native app và Hybrid app

Các PWA sẽ chạy trên trình duyệt web và sau khi được cài đặt vào thiết bị sẽ hoạt động như một Native app. Chính vì thế, giữa hai ứng dụng có sự khác biệt nhất định nên các doanh nghiệp thường dựa vào nhu cầu và nguồn lực của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA
PWA là gì?

Sự khác biệt giữa PWA và Native app

Native app thường được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình riêng cho từng hệ điều hành cụ thể, chẳng hạn như Objective-C/Swift cho iOS và Java/Kotlin cho Android. Điều này đồng nghĩa, các nhà phát triển phải có kinh nghiệm và chuyên môn nhất định để viết và phát triển ứng dụng phù hợp với mỗi hệ điều hành.

Ngoài ra, việc bảo trì và cập nhật các phiên bản app phải được thực hiện thường xuyên vì thế sẽ dẫn đến tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Riêng với PWA, các nhà phát triển có thể sử dụng một codebase chung để phát triển ứng dụng cho tất cả nền tảng việc phát triển và bảo trì sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với các Native app. 

Bên cạnh đó, để sử dụng các Native app, người dùng cần truy cập vào cửa hàng ứng dụng như App Store hay Google Play để tải xuống và cài đặt, trong khi đó, với PWA người dùng có thể cài đặt trực tiếp từ trình duyệt web vào thiết bị của mình mà không cần thông qua cửa hàng ứng dụng. 

PWA có thể cung cấp hiệu suất và trải nghiệm người dùng tốt nhưng nhìn chung vẫn chưa bằng Native app. Native app mang đến trải nghiệm người dùng liền mạch và phong phú hơn so với PWA vì được thiết kế dành riêng cho một nền tảng cụ thể và có thể tận dụng tối đa tính năng phần cứng và phần mềm của thiết bị. 

Bảng tóm tắt:

PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA-Sự khác biệt giữa PWA và Native app
Khác biệt chính giữa PWA và Native app

Lợi ích khi triển khai PWA

Hiện nay, PWA trở nên rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp khắp nơi lựa chọn để đầu tư xây dựng vì những lợi ích sau đây:

Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA
Lợi ích khi triển khai PWA

Tiết kiệm chi phí phát triển

Đây là ưu điểm lớn nhất và cũng là lý do chính để nhiều doanh nghiệp hướng đến PWA. Chi phí để xây dựng và để bảo trì PWA tương đối thấp so với Native app vì không cần thiết kế riêng cho từng nền tảng. Hơn nữa, sau khi được cài đặt thì PWA hoạt động như một Native app với hiệu suất và trải nghiệm người dùng không hề thua kém. Do đó, những doanh nghiệp có sự hạn chế về ngân sách thì PWA là sự lựa chọn rất đáng để cân nhắc nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian ra mắt sản phẩm. 

Tăng phạm vi tiếp cận khách hàng

Vì PWA được xây dựng để hoạt động hiệu quả trên đa dạng các thiết bị và nền tảng khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, laptop, v.v nên người dùng có thể truy cập ứng dụng thông qua trình duyệt web và cài đặt trực tiếp vào màn hình chính mà không cần tải về từ cửa hàng ứng dụng. Do đó, PWA có thể tiếp cận được tới nhiều đối tượng hơn và từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng.

Thúc đẩy nhận diện thương hiệu và sự tương tác

Tính năng thêm vào màn hình chính (add-to-home-screen feature) của PWA cho phép khách hàng dễ dàng thêm ứng dụng vào màn hình thiết bị trực tiếp từ trình duyệt web. Trên thực tế, khách hàng chỉ nhấn vào tính năng này khi họ lướt và thấy ứng dụng thú vị và hữu ích đối với họ. Khi ứng dụng đã được thêm vào màn hình chính, người dùng sẽ dễ dàng nhìn thấy và nhớ đến thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể sử dụng một số cách thức marketing có chủ đích để khuyến khích khách hàng tương tác nhiều hơn

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tương tự như Native app, PWA cũng có thể cung cấp trải nghiệm người dùng chất lượng với thời gian tải trang nhanh, điều hướng mượt mà và hiệu suất ổn định. Ngoài ra, PWA còn có khả năng đáp ứng nhanh nhẹn và hoạt động tốt trên nhiều thiết bị với nhiều kích thước màn hình khác nhau giúp người dùng xem nội dung và sản phẩm trên bất kỳ thiết bị lớn nhỏ nào mà họ yêu thích.

Bên cạnh đó, PWA được phát triển dựa trên các công nghệ web đồng nghĩa doanh nghiệp có thể theo dõi và phân tích hành vi người dùng trong thời gian thực, từ đó đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu thu thập được nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. 

Những ví dụ điển hình của PWA

Lancôme

Lancôme, thương hiệu mỹ phẩm cao cấp hàng đầu thế giới, đã ra mắt PWA vào năm 2017 nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện mức độ tương tác trên mobile web. Lancôme PWA cung cấp một số tính năng như biểu tượng trên màn hình chính, thông báo đẩy, chế độ ngoại tuyến, v.v.

Điều này giúp khách hàng truy cập nhanh vào trang web của Lancôme chỉ bằng một cú chạm và đồng thời doanh nghiệp có thể sử dụng thông báo đẩy để thông báo cho khách hàng về các sản phẩm, chương trình ưu đãi và khuyến mãi mới nhất. Ngoài ra, chế độ ngoại tuyến giúp khách hàng tiếp tục lướt web Lancôme ngay cả khi không có kết nối Internet. 

PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA-Lancôme
Lancôme PWA

Spotify

Nền tảng phát nhạc trực tuyến nổi tiếng – Spotify đã phát triển và ra mắt PWA của riêng họ vào năm 2018 nhằm cung cấp trải nghiệm người dùng nhanh chóng liền mạch và hấp dẫn cho khách hàng của mình.

Tương tự như Lancôme, Spotify cũng cung cấp những tính năng nổi bật trong đó có chế độ nghe nhạc và podcast ngoại tuyến, giúp quá trình trải nghiệm của người dùng không bị gián đoạn. Spotify PWA đã nhận được đánh giá và phản hồi tích cực từ phía người dùng suốt nhiều năm qua. 

PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA-Spotify
Spotify PWA

Tinder

Native app của Tinder vốn hoạt động rất hiệu quả trên nhiều hệ điều hành khác nhau và được người dùng đặc biệt yêu thích. Tuy nhiên, với mong muốn mở rộng và chinh phục nhiều thị trường mới cũng như bảo vệ vị thế dẫn đầu trong số các nền tảng hẹn hò trực tuyến, Tinder đã xây dựng PWA. 

Thời gian tải trang của Tinder PWA được giảm còn 4,69 giây so với 11,9 giây trước đó, nhờ vậy mà mức độ tương tác tăng lên đáng kể và vượt trội hơn Tinder native app về số lần vuốt, chỉnh sửa hồ sơ và thời gian dành cho mỗi lần sử dụng của mỗi người dùng. 

PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA-Tinder
Tinder PWA

Ngoài ra còn rất nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới đã triển khai PWA: Facebook, Instagram, Twitter, TikTok, Uber, Pinterest, Starbucks, Aliexpress, v.v 

Với bề dày kinh nghiệm trong nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu tầm quan trọng của việc triển khai PWA để ứng phó với sự cạnh tranh của ngành công nghệ tỷ đô này cũng như những khó khăn mà mỗi doanh nghiệp phải đối mặt khi xây dựng và phát triển PWA.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí. 

2
7,910
0
1
14/04/2023
Sự Khác Biệt Chính Giữa Native App và Hybrid App
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NATIVE APP VÀ HYBRID APP

Theo Statista, tính đến tháng 1 năm 2023 trên thế giới có khoảng 6.92 tỷ người sử dụng smartphone kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt ứng dụng di động nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người dùng. Đó cũng là lý do nhiều doanh nghiệp hiện đang gấp rút tìm cách xây dựng và phát triển ứng dụng di động để tương tác nhiều hơn với khách hàng của họ.

Tuy nhiên, với rất nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau, phát triển ứng dụng di động có thể là một quá trình phức tạp và tốn kém. Hiện nay, có hai loại ứng dụng di động phổ biến nhất bao gồm Native App (Ứng dụng gốc) và Hybrid App (Ứng dụng lai). 

Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên doanh nghiệp cần xem xét nhu cầu phát triển và nguồn lực của mình để lựa chọn loại ứng dụng phù hợp. 

Native App

Native app là gì?

Native app hay còn gọi là ứng dụng gốc là một loại ứng dụng di động được phát triển riêng biệt cho một nền tảng hoặc hệ điều hành cụ thể, như iOS hoặc Android. Các ứng dụng này sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình khác nhau tùy vào nền tảng ứng dụng được xây dựng trên: iOS hoặc Android. Đối với nền tảng iOS thì Objective – C hoặc Swift sẽ là ngôn ngữ lập trình chính còn ngôn ngữ lập trình chính của Android sẽ là Java hoặc Kotlin. 

Sự Khác Biệt Chính Giữa Native App và Hybrid App-Native app
Native app là gì?

Ưu điểm

  • Hiệu suất hoạt động: Các ứng dụng được thiết kế để chạy trực tiếp trên hệ điều hành của thiết bị, đồng nghĩa các ứng dụng gốc có thể tận dụng tối đa các tính năng của thiết bị. Vì thế, hiệu suất ứng dụng sẽ nhanh hơn và trải nghiệm người dùng cũng mượt mà hơn.
  • Quyền truy cập vào các tính năng của thiết bị: Các app có toàn quyền truy cập vào các tính năng phần cứng của thiết bị di động như máy ảnh, GPS, danh bạ, microphone, v.v. Do đó, các nhà phát triển có thể tạo ra ứng dụng di động có các tính năng và chức năng nâng cao mà hybrid app không làm được. 
  • Trải nghiệm người dùng: Vì các app được tối ưu cho từng nền tảng cụ thể nên sẽ mang đến trải nghiệm người dùng trực quan và phong phú. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng app ngay cả khi không có Internet.
  • Bảo mật: Khả năng bảo mật dữ liệu của app tương đối cao vì được tối ưu hoá cho từng nền tảng cụ thể nên bắt buộc các nhà phát triển phải tuân thủ một số nguyên tắc về bảo mật dữ liệu và thông tin người dùng của mỗi nền tảng. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Native app vẫn tồn tại một số hạn chế đáng lưu tâm:

  • Codebase riêng biệt: Đây có lẽ là một nhược điểm lớn của Native app vì yêu cầu cao về kỹ năng và kiến thức chuyên môn của các nhà phát triển về công cụ phát triển và ngôn ngữ lập trình của từng nền tảng. Ngoài ra, quá trình bảo trì và cập nhật phiên bản ứng dụng phải được thực hiện riêng cho từng codebase và từ đó dẫn đến sự thiếu đồng nhất của tính năng ứng dụng ở các nền tảng khác nhau. Ví dụ: một số tính năng khả dụng trên iOS nhưng không khả dụng trên Android hay các phiên bản ứng dụng trên Android được cập nhật thường xuyên còn trên iOS thì phiên bản được cập nhật chậm hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, vì doanh nghiệp phải tạo một phiên bản riêng của ứng dụng cho từng nền tảng nên điều này có thể hạn chế phạm vi tiếp cận của ứng dụng với nhiều khách hàng mục tiêu. 
  • Tốn nhiều thời gian và chi phí: Với tính chất có một codebase riêng biệt cho mỗi nền tảng của native app sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí để phát triển app cũng như bảo trì và cập nhật các phiên bản app. 

Nhìn chung, native app sẽ phù hợp với các doanh nghiệp muốn xây dựng ứng dụng di động có hiệu suất hoạt động cao, đa dạng tính năng và tập trung vào trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, sự lựa chọn này sẽ tốn nhiều chi phí phát triển và chi phí bảo trì cũng như thời gian và công sức phải bỏ ra là rất lớn. 

Hybrid App

Hybrid app là gì?

Hybrid app hay còn gọi là ứng dụng lai là một loại ứng dụng di động được xây dựng bằng các công nghệ web như HTML, CSS và JavaScript và được đóng gói trong một Container Native App (Vùng chứa ứng dụng gốc). Điều này cho phép ứng dụng chạy được trên nhiều nền tảng hoặc hệ điều hành khác nhau, bao gồm cả iOS và Android. 

Các Framework để phát triển bao gồm: React Native, Flutter, Xamarin, Ionic.

Sự Khác Biệt Chính Giữa Native App và Hybrid App-Hybrid app
Hybrid app là gì?

Ưu điểm

  • Codebase chung cho các nền tảng: Đây là ưu điểm lớn của hybrid app vì các nhà phát triển có thể tạo ra một ứng dụng chạy trên nhiều nền tảng chỉ với một codebase duy nhất thay vì tạo ra nhiều phiên bản ứng dụng riêng cho mỗi nền tảng như native app. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều ngân sách, chẳng hạn như doanh nghiệp thay vì tìm kiếm các nhà phát triển có chuyên môn về cả hai nền tảng iOS và Android để xây dựng ứng dụng di động thì chỉ cần tìm người có chuyên môn về app. Ngoài ra, vì hybrid app được xây dựng bằng công nghệ web như HTML, CSS và JavaScript nên các nhà phát triển có thể tận dụng chuyên môn và kỹ năng phát triển web hiện có nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng hơn. 
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Với tính chất có một codebase duy nhất chạy trên nhiều nền tảng nên sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ứng dụng di động với thời gian nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Việc bảo trì cũng sẽ dễ dàng hơn vì các phiên bản cập nhật được thực hiện trên một codebase và được áp dụng đồng thời trên tất cả các nền tảng.  

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đã đề cập ở trên, hybrid app còn có một số nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình xây dựng. 

  • Hiệu suất hoạt động: So với các native app thì ứng dụng có hiệu suất hoạt động không tốt bằng và đôi khi xảy ra một số hiện tượng giật, lag trong quá trình sử dụng. 
  • Hạn chế truy cập vào các tính năng của thiết bị: Khác với native app, app bị hạn chế quyền truy cập và các tính năng phần cứng của thiết bị như máy ảnh, danh bạ, microphone, v.v. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng app. 
  • Trải nghiệm người dùng: Các nền tảng chẳng hạn như iOS hoặc Android đều có quy tắc và cách thức vận hành rất khác nhau vì thế thiết kế được sử dụng chung cho hầu hết các nền tảng của ứng dụng có thể sẽ không phù hợp với quy tắc vận hành của từng nền tảng. Điều này sẽ dẫn đến trải nghiệm người dùng app kém liền mạch. Ngoài ra, người dùng có thể sẽ không sử dụng được ứng dụng nếu không có Internet. 
  • Bảo mật: Vì ứng dụng được xây dựng bằng công nghệ web HTML, CSS và JavaScript cộng với tính chất tương thích với đa nền tảng nên rất dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. 

Nhìn chung, hybrid app là một sự lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp mong muốn tạo một ứng dụng di động hoạt động trên nhiều nền tảng và thiết bị vì thời gian phát triển nhanh và tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với các native app. Tuy nhiên, ứng dụng vẫn tồn tại nhiều hạn chế về hiệu suất, trải nghiệm người dùng, v.v vì thế doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn xây dựng app. 

Bảng so sánh sự khác biệt giữa Native app và Hybrid app

Sự Khác Biệt Chính Giữa Native App và Hybrid App-Bảng so sánh sự khác biệt giữa Native app và Hybrid app
Bảng so sánh điểm khác biệt

Đứng trước sự phát triển như vũ bão của các ứng dụng di động thì việc nhanh chóng xây dựng một app riêng là nhiệm vụ cấp thiết của mỗi doanh nghiệp. Với ưu nhược điểm đã được khái quát của hai loại ứng dụng phổ biến nhất hiện nay: Native app và Hybrid app, sự quyết định sẽ tùy thuộc vào từng tiêu chí của từng doanh nghiệp. 

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức mà mỗi doanh nghiệp gặp phải khi triển khai ứng dụng di động.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí. 

2
8,658
0
1
12/04/2023
Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023
QUY TRÌNH XÂY DỰNG ECOMMERCE APP TOÀN DIỆN NĂM 2023

Đối diện với sự bùng nổ của thương mại di động (Mobile Commerce), các doanh nghiệp đứng giữa hai sự lựa chọn: xây dựng app thương mại điện tử để thích ứng với sự bùng nổ này hay phớt lờ và dần bị bỏ lại phía sau. 

Theo dự đoán của Insider Intelligence, doanh số thị trường thương mại di động sẽ chạm mốc 534.18 tỷ USD vào năm 2024, trong đó hai thiết bị góp phần làm nên điều không tưởng đó chính là smartphone và tablets. Riêng smartphone đã chiếm đến 87,2% doanh số thương mại di động. Chính những số liệu này là câu trả lời thỏa đáng nhất cho sự cân nhắc phía trên: Có, các doanh nghiệp cần gấp rút xây dựng eCommerce app. 

Quy trình xây dựng eCommerce app

Xây dựng eCommerce app đòi hỏi nhiều sự đầu tư và làm việc nghiêm túc vì đó là một quy trình phức tạp với nhiều giai đoạn cùng sự tham gia của nhiều bên liên quan. Dưới đây là 8 bước triển khai được khái quát hoá dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy trình xây dựng eCommerce app để hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả. 

Thiết lập mục tiêu 

Bước đầu tiên của quy trình là xác định mục đích của eCommerce app bao gồm việc quyết định sản phẩm nào sẽ bán thông qua ứng dụng và đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp là ai. Khi đã thiết lập mục tiêu rõ ràng cũng như xác định được đối tượng khách hàng cần hướng đến, doanh nghiệp có thể xây dựng ứng dụng đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất

Doanh nghiệp có thể cân nhắc tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu, sở thích và hành vi của đối tượng mục tiêu bằng nhiều cách thức như làm khảo sát, thực hiện các cuộc phỏng vấn, v.v. Điều này giúp doanh nghiệp xác định những tính năng cần có trong ứng dụng thương mại điện tử, cũng như những chiến lược marketing nào sẽ được triển khai để quảng bá ứng dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tìm ra điểm độc đáo của ứng dụng khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ dễ dàng thu hút khách hàng và trở nên nổi bật trên thị trường. 

Xác định tính năng cốt lõi

Sau khi đã thiết lập mục tiêu, doanh nghiệp tiến hành bước tiếp theo: Xác định các tính năng cần có trong ứng dụng thương mại điện tử.

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Xác định tính năng cốt lõi
Xác định tính năng cốt lõi

Một số tính năng quan trọng cần có trong eCommerce app:

  • Danh mục sản phẩm (Product catalog): ứng dụng cần bao gồm danh mục các sản phẩm doanh nghiệp bán, hình ảnh sản phẩm rõ nét, nội dung mô tả sản phẩm đầy đủ, chi tiết và các bình luận, đánh giá về sản phẩm. 
  • Thanh tìm kiếm (Search function): không chỉ website mà ứng dụng thương mại điện tử cũng cần có thanh tìm kiếm nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm họ quan tâm. 
  • Giỏ hàng (Shopping cart): tính năng giỏ hàng cho phép người dùng thêm sản phẩm vào giỏ, xem danh sách bên trong, thêm hoặc bớt sản phẩm trong giỏ hàng. 
  • Tích hợp thanh toán (Payment Integration): Nhằm giúp quy trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp cần tích hợp nhiều phương thức thanh toán giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn như COD, thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, ví điện tử, v.v
  • Tích hợp tài khoản mạng xã hội (Social media integration): Sự tích hợp này không chỉ giúp khách hàng đăng nhập nhanh chóng, dễ dàng mà còn có thể khuyến khích họ kết nối với doanh nghiệp trên các nền tảng xã hội. 
  • Thông báo đẩy (Push notification): Đối với eCommerce app, thông báo đẩy đóng vai trò đặc biệt quan trọng như kênh giao tiếp với khách hàng và hỗ trợ doanh nghiệp trong các chiến dịch marketing. 

Việc xác định các tính năng cốt lõi giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được các lợi ích mà eCommerce App có thể mang đến cho doanh nghiệp.

Lựa chọn nền tảng và loại eCommerce App

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Lựa chọn nền tảng và loại eCommerce app
Lựa chọn nền tảng và loại eCommerce app phù hợp với doanh nghiệp

Lựa chọn nền tảng (iOS/Android)

Việc lựa chọn nền tảng để xây dựng eCommerce tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm khách hàng mục tiêu, ngân sách, giai đoạn phát triển, tính năng cần thiết, nhu cầu mở rộng, v.v. iOS và Android là hai nền tảng phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong đa số trường hợp, các doanh nghiệp sẽ xây dựng eCommerce app trên cả hai nền tảng. Riêng đối với các doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế thì nên bắt đầu với một nền tảng trước và sau đó sẽ mở rộng đến nền tảng còn lại. 

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang nhắm đến những khách hàng ở thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ thì iOS sẽ là lựa chọn phù hợp vì iOS đang chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường này. Tuy nhiên, vì thị phần của Android tại Châu Á vượt trội hơn nên những doanh nghiệp có kế hoạch thâm nhập thị trường Châu Á nên cân nhắc lựa chọn Android.

Lựa chọn loại app phù hợp (Native app/Hybrid app)

Bất kỳ công ty nào hướng đến việc xây dựng eCommerce app đều sẽ đứng trước quyết định lựa chọn giữa Native App và Hybrid App.

Phát triển Native app hay Ứng dụng gốc đề cập đến việc xây dựng các ứng dụng riêng biệt cho từng nền tảng – iOS và Android bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình tương ứng của nền tảng – Swift/Objective-C cho iOS và Java/Kotlin cho Android). Các ứng dụng gốc được đánh giá mang lại hiệu suất và trải nghiệm người dùng rất tốt vì được tối ưu hoá cho từng nền tảng cụ thể mà ứng dụng được xây dựng trên đó. Tuy nhiên, việc xây dựng Native app có thể tốn kém nhiều ngân sách và thời gian. 

Riêng việc phát triển Hybrid app hay ứng dụng lai liên quan đến việc xây dựng một ứng dụng duy nhất hoạt động trên cả hai nền tảng iOS và Android và sử dụng các công nghệ web như HTML, CSS và JavaScript. Ứng dụng lai có thể thúc đẩy chu kỳ phát triển nhanh hơn và ít tốn kém ngân sách và thời gian hơn so với ứng dụng gốc. Tuy nhiên, các Hybrid app không thể cung cấp mức hiệu suất và trải nghiệm người dùng tốt như ứng dụng gốc. 

Do đó, sự lựa chọn giữa phát triển Native app hay Hybrid app tuỳ thuộc vào ngân sách, tiến trình phát triển và mong muốn về trải nghiệm người dùng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có ngân sách dư dả để đầu tư vào trải nghiệm người dùng thì việc phát triển ứng dụng gốc là sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần đưa ứng dụng thương mại điện tử ra thị trường một cách nhanh chóng nhưng hạn chế về ngân sách thì nên tập trung phát triển ứng dụng lai. 

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Native app và Hybrid app

Lựa chọn nguồn lực phát triển

Bước kế tiếp, doanh nghiệp nên quyết định sẽ sử dụng đội ngũ nội hay hợp tác với đơn vị có chuyên môn để phát triển eCommerce app. Sự lựa chọn sẽ tùy thuộc vào ngân sách, kinh nghiệm và chuyên môn cũng như nguồn lực của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của hai sự chọn lựa: In-housing và Outsourcing.

Đội ngũ phát triển nội bộ (In-housing):

  • Ưu điểm: 
    • Doanh nghiệp sẽ kiểm soát toàn bộ quy trình xây dựng.
    • Đội ngũ nội bộ có thể giao tiếp và đưa ra các quyết định một cách trực tiếp.
    • Đội ngũ nội bộ sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về dự án và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nhược điểm:
    • Có thể tốn kém nhiều ngân sách và thời gian để tuyển dụng, đào tạo và duy trì đội ngũ phát triển nội bộ.
    • Nếu chuyên môn và nguồn lực nội bộ chưa cao có thể sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng eCommerce app và dẫn đến quá trình ra mắt sản phẩm bị ảnh hưởng. 

Đối tác phát triển (Outsourcing):

  • Ưu điểm:
    • Doanh nghiệp hưởng lợi từ đối tác có nhiều kinh nghiệm về xây dựng eCommerce app.
    • Quá trình phát triển eCommerce app có thể sẽ nhanh hơn đội ngũ nội bộ vì khả năng chuyên môn của đối tác đã được kiểm chứng.
    • Tiết kiệm ngân sách và thời gian trong việc tuyển dụng, đào tạo và duy trì đội ngũ nội ngũ.
  • Nhược điểm:
    • Mất khá nhiều thời gian cho giai đoạn phân tích kinh doanh để đối tác có thể hiểu về hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu của doanh nghiệp trong quyết định xây dựng app.
    • Quá trình giao tiếp và ra quyết định chung của cả hai bên có thể gặp trở ngại vì khoảng cách địa lý.
    • Nếu chọn đối tác không phù hợp, kết quả cuối cùng có thể không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. 

Thiết kế UI/UX

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Thiết kế UI UX
Thiết kế UI UX đảm bao mặt thẩm mỹ cho người dùng khi sử dụng app

Thiết kế UI/UX của eCommerce đề cập đến việc tạo ra một giao diện đẹp mắt và thân thiện với người dùng và giúp họ dễ dàng tìm và mua sản phẩm. Dưới đây là một số gợi ý để doanh nghiệp cân nhắc khi thiết kế UI/UX cho ứng dụng thương mại điện tử:

  • Thiết kế phải phản ánh hình ảnh và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. 
  • Thiết kế phải đơn giản nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và dễ dàng điều hướng. 
  • Sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao và giữ cho kích thước tệp nhỏ nhằm giảm thiểu thời gian tải. 
  • Thiết kế nhất quán trên toàn ứng dụng bao gồm màu sắc, phông chữ, v.v 
  • Đảm bảo thiết kế có thể đáp ứng nhanh và hoạt động tốt trên các kích thước màn hình khác nhau. 
  • Sử dụng hệ thống điều hướng rõ ràng và trực quan nhằm giúp khách hàng tìm thấy trên ứng dụng những gì họ cần. 
  • Thu thập phản hồi của người dùng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết nhằm cải thiện thiết kế UI/UX. 

Xây dựng MVP

MVP hay Minimum Viable Product tạm dịch là sản phẩm có thể sử dụng tối thiểu. Trong phát triển eCommerce app, MVP chính là phiên bản rút gọn của ứng dụng và thường được phát hành ra thị trường trước khi ứng dụng chính thức được ra mắt. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Xây dựng MVP
Xây dựng MVP (Minimum Viable Product) trước khi ra mắt thị trường

Xây dựng MVP cho ứng dụng thương mại điện tử thường sẽ tập trung phát triển các tính năng cốt lõi và đảm bảo những tính năng đó hoạt động hiệu quả trước khi thêm các tính năng bổ sung khác. Như đã liệt kê, các tính năng cốt lõi và quan trọng nhất có thể bao gồm danh mục sản phẩm, thanh tìm kiếm, giỏ hàng, cổng thanh toán, v.v. Khi phát hành bản MVP, doanh nghiệp cần đảm bảo phiên bản này không có lỗi và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của MVP là để thấu hiểu suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và phân bổ nguồn lực hiệu quả trước khi tung sản phẩm chính thức ra thị trường. 

Thu thập phản hồi của người dùng

Sau khi đã xây dựng và phát hành MVP, doanh nghiệp cần thu thập phản hồi từ người dùng bằng nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, các khảo sát hoặc các đánh giá trên App Store hay Google Play để thu thập ý kiến của họ về trải nghiệm khi sử dụng eCommerce app. Doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận phản hồi của khách hàng và sử dụng những phản hồi đó để đưa ra quyết định sáng suốt về cách thức cải thiện ứng dụng. Trong đó, doanh nghiệp nên ưu tiên các vấn đề quan trọng nhất và người dùng đang gặp phải và giải quyết nhanh chóng. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Thu thập phản hồi của người dùng
Thu thập phản hồi của người dùng bằng nhiều kênh khác nhau

Tinh chỉnh và phát hành ứng dụng

Sau khi thu thập và xem xét phản hồi của người dùng, doanh nghiệp sẽ tiến hành tinh chỉnh ứng dụng và thử nghiệm lần 2 nhằm đảm bảo ứng dụng hoạt động tốt và những cải tiến đã cải thiện trải nghiệm người dùng. Khi đã tinh chỉnh và thử nghiệm lần hai xong, doanh nghiệp có thể tung sản phẩm ra thị trường và thực hiện các chiến dịch marketing để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ hiệu suất hoạt động của eCommerce app kết hợp với việc thường xuyên thu thập phản hồi của khách hàng và tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng và duy trình lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Tinh chỉnh và phát hành ứng dụng
Tinh chỉnh và phát hành ứng dụng ra thị trường

3 lưu ý quan trọng khi xây dựng eCommerce App

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-3 lưu ý quan trọng khi xây dựng eCommerce app
Một số lưu ý trong quá trình xây dựng ứng dụng thương mại điện tử

Tính bảo mật

Tính bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng ứng dụng thương mại điện tử. Khi người dùng tải về, đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng app, các dữ liệu nhạy cảm của họ như thông tin đăng nhập, thông tin cá nhân và thông tin thanh toán sẽ được lưu trữ trên hệ thống của app. Vì thế, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định chung liên quan đến vấn đề bảo mật và cung cấp thông tin khách hàng cũng như triển khai các cổng thanh toán an toán, sử dụng mã hoá SSL hay xác thực hai yếu tố để bảo vệ dữ liệu người dùng ứng dụng thương mại điện tử. 

Tính ổn định

eCommerce app của doanh nghiệp phải ổn định và đáng tin cậy nhằm mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể. Khách hàng thường thích các ứng dụng hoạt động ổn định, không có bất kỳ trục trặc hay lỗi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, việc phát hành một eCommerce app hoàn hảo, không có lỗi là bất khả thi. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm kỹ lưỡng để xác định và khắc phục mọi sự cố trước khi ra mắt, đồng thời thường xuyên bảo trì và cập nhật nhằm cải tiến hiệu suất của app cũng như ngăn chặn và sửa các lỗi phát sinh. 

Khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng là khả năng ứng dụng thương mại điện tử xử lý lưu lượng truy cập, lượng người dùng và giao dịch mua sắm ngày càng tăng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc chức năng của ứng dụng. Do đó, khi bắt đầu xây dựng eCommerce app, doanh nghiệp cần xem xét đến khả năng phát triển của ứng dụng trong tương lai và lên kế hoạch xây dựng ứng dụng theo cách dễ dàng mở rộng quy mô khi cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho việc bổ sung các chức năng mới, nâng cao hơn để đáp ứng nhu cầu mở rộng. 

Tóm lại, tính bảo mật, sự ổn định và khả năng mở rộng là ba yếu tố quan trọng cần xem xét khi xây dựng eCommerce app. Bằng cách chú trọng vào ba yếu tố này, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng ứng dụng an toàn, đáng tin cậy và có thể mở rộng tương ứng với sự phát triển của doanh nghiệp. 

Trên đây là quy trình tổng quát 8 bước xây dựng eCommerce app cùng một số lưu ý quan trọng trong quá trình triển khai. Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trong nhiều năm liền, SECOMM thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải đối diện khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí.

2
10,031
0
1
11/04/2023
Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
TOP 6 LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ECOMMERCE APP

Theo số liệu thống kê của Forbes Advisor, doanh số thương mại di động (Mobile Commerce) trên thế giới đạt 415 tỷ USD trong năm 2022 và được kỳ vọng cán mốc 710 tỷ USD vào năm 2025. 

Trên thực tế, doanh số thương mại di động đang thống trị ngành thương mại điện tử, chiếm khoảng 73% và việc sử dụng các ứng dụng mua sắm (eCommerce app) đang tăng nhanh hơn bất kỳ loại ứng dụng nào khác trên thị trường với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 54%. Điều này cho thấy, eCommerce app đóng góp rất nhiều vào doanh số bán hàng trên thiết di động và việc triển khai xây dựng eCommerce app được xem là hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên thương mại di động.

eCommerce app hay eCommerce mobile app là một ứng dụng mà qua đó người dùng có thể lướt xem và mua sản phẩm đơn giản, nhanh chóng chỉ với vài thao tác chạm trên thiết bị di động của mình

Theo Forbes, 91% khách hàng sử dụng smartphone để mua sắm, 85% khách hàng yêu thích ứng dụng di động (mobile app) thay vì mobile website và người dùng mobile app có khả năng thực hiện số lần mua sắm gấp 2 lần người dùng mobile web. Lý do là bởi ứng dụng di động tiện lợi hơn, nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn trong việc lướt và mua hàng. 

Bên cạnh đó, những lợi ích tuyệt vời dưới đây cũng là động lực để các doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng eCommerce app cho riêng mình.

Tăng nhận diện thương hiệu

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
Xây dựng eCommerce app giúp doanh nghiệp tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Tăng độ nhận diện thương hiệu là một trong những lợi ích mà eCommerce app mang đến cho doanh nghiệp. Bởi, phần lớn khách hàng dành hàng giờ cho các hoạt động trên thiết bị di động, nhất là smartphone vì thế các thương hiệu sẽ dễ dàng kết nối với họ thông qua eCommerce app.

Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất các khả năng khác của eCommerce app, thương hiệu cần cung cấp trải nghiệm ứng dụng thương mại điện tử phong phú và chất lượng. Bởi theo Statista, khoảng 32%-34% người dùng ứng dụng sẽ gỡ bỏ cài đặt nếu ứng dụng khó dùng hoặc quá nhiều hiển thị quảng cáo trong quá trình sử dụng.

Cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
eCommerce app giúp doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá

Website thương mại điện tử quả thật giúp doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua các thuật toán và công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, các eCommerce apps cho phép doanh nghiệp chia sẻ các ưu đãi hay chương trình khuyến mãi được cá nhân hóa ngay lập tức trong ứng dụng và khách hàng không cần phải truy cập website thương mại điện tử để xem các chương trình khuyến mãi đó.

Vì vậy, trong vô số cách thức có thể áp dụng, doanh nghiệp có thể kết hợp các thông báo đẩy (push notifications) và thay vì gửi cùng một thông báo đẩy đến tất cả người dùng ứng dụng, doanh nghiệp có thể gửi thông báo có chủ đích mang tính cá nhân dựa trên hành vi của người dùng.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Như đã đề cập, khách hàng có xu hướng yêu thích và ưu tiên sử dụng và mua sắm trên eCommerce mobile app thay vì eCommerce mobile web. Do đó, tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) của mobile app sẽ cao hơn so với của mobile web. Biểu đồ bên dưới liệt kê sự khác biệt về tỷ lệ chuyển đổi giữa mobile app và mobile web.

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
Sự khác biệt về tỷ lệ chuyển đổi giữa Mobile App và Mobile Web

Cụ thể, người dùng xem sản phẩm nhiều hơn 286% và thêm các mặt hàng vào giỏ hàng với tỷ lệ cao hơn 85% khi mua sắm từ mobile app thay vì mobile website. Hơn nữa, biểu đồ cũng cho thấy tỷ lệ chuyển đổi của mobile app cao hơn 130% so với của mobile web. Lẽ đương nhiên, khi tỷ lệ chuyển đổi tăng sẽ đưa đến doanh số bán hàng tăng và lợi nhuận cũng sẽ tăng.

Tăng giá trị đơn hàng trung bình

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
Lợi ích khi xây dựng eCommerce app: Tăng giá trị đơn hàng trung bình

Xây dựng eCommerce không chỉ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao trải nghiệm người dùng, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi mà còn tăng giá trị đơn hàng trung bình (Average Order Value – AOV). Đây là số tiền trung bình mà khách hàng đặt hàng trên ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Khách hàng yêu thích mua sắm trên eCommerce app vì sự tiện lợi, tại đó họ có thể dễ dàng lướt xem sản phẩm và mua hàng. Vì thế, khách hàng càng có cơ hội để lướt xem nhiều sản phẩm khác. Khi đó, doanh nghiệp có thể áp dụng kỹ thuật cross-sell và upsell, đưa ra các đề xuất nhằm khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm kèm theo. Nhờ đó, giá trị đơn hàng trung bình tăng lên kéo thêm doanh thu và lợi nhuận cũng tăng lên.

Giảm tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng

Những dữ liệu về việc bỏ rơi giỏ hàng được Ruby Garage thống kê như sau:

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
Nguồn: Skift

Một trong những lý do hàng đầu của việc bỏ rơi giỏ hàng là bởi quy trình thanh toán dài và rườm rà. Các eCommerce apps sẽ giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng nhờ vào quy trình thanh toán được tối ưu đơn giản. Khi khách hàng mua sản phẩm, các thông tin liên quan đều sẽ được lưu trữ trên hệ thống của app vì thế lần mua hàng sau khách hàng sẽ không cần điền lại thông tin mà có thể hoàn tất mua hàng chỉ với vài thao tác chạm.

Ngoài ra, quy trình thanh toán còn có thể được rút ngắn bằng cách tích hợp các phương thức thanh toán vào ứng dụng thương mại điện tử. Đơn giản hoá quy trình thanh toán là một trong những cách giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng.

Tăng tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành của khách hàng

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
eCommerce app giúp tăng tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành của khách hàng

Đối với doanh nghiệp thương mại điện tử, tăng doanh số bán hàng là một trong những thành công đáng quý. Tuy nhiên, có bao nhiêu trong số đó đến từ những vị khách hàng thường xuyên mới là điều quan trọng.

Theo Harvard Business Review, chi phí để có được một khách hàng mới đắt hơn từ 5-25 lần so với việc giữ chân và làm hài lòng một khách hàng hiện tại, nhưng nếu tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên khoảng 5% thì lợi nhuận sẽ tăng từ 5%-95%. Vì thế doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào những khách hàng hiện tại.

Trên thực tế, có 50% khả năng khách hàng sẽ quay trở lại eCommerce app trong vòng 30 ngày kể từ lần mua hàng gần nhất. Hay nói cách khác, doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành của khách hàng với eCommerce app thông qua một số cách thức bao gồm:

  • Tận dụng các dữ liệu khách hàng để cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá.
  • Sử dụng thông báo đẩy (push notification) là phương thức giao tiếp với khách hàng.
  • Cung cấp những ưu đãi độc quyền khuyến khích người dùng tải app để sử dụng
  • Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết nhằm khuyến khích người quay trở lại ứng dụng, mua sắm và tương tác nhiều hơn để nhận điểm thưởng đổi quà.

Đứng trước những lợi ích vượt trội của ứng dụng thương mại điện tử di động (eCommerce app), các doanh nghiệp càng có nhiều động lực để nhanh chóng xây dựng một eCommerce app cho riêng mình nhằm làm phong phú trải nghiệm mua sắm của khách hàng đồng thời chinh phục xu hướng Mobile Commerce. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trong nhiều năm liền, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và trở ngại khi phát triển eCommerce app.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí. 

2
7,053
0
1
07/04/2023
Tiềm Năng Phát Triển Với Mobile Commerce Trong Năm 2023
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VỚI MOBILE COMMERCE TRONG NĂM 2023

Theo dữ liệu mới nhất của Statista, tính đến tháng 1 năm 2023, lượng người dùng smartphone trên toàn thế giới là 6.92 tỷ người, tăng 4,2% hàng năm. Riêng tại Việt Nam, con số này là 69 triệu người dùng chiếm 97% dân số cả nước. Trong khi đó tại Mỹ, Pew Research Center nhận định có khoảng ¾ người Mỹ sở hữu smartphone. Điều này cho thấy smartphone đã trở thành thiết bị thông dụng và nhu cầu sở hữu và sử dụng smartphone của người dùng ngày càng cao. 

Bên cạnh đó, Internet từ lâu đã không còn là cơ sở hạ tầng quá cao cấp đối với các quốc gia. Vì vậy, người dùng hiện nay có xu hướng ưu tiên sử dụng các thiết bị nhỏ gọn như smartphone để duyệt web. 

Lẽ thông thường, các thương hiệu cần phải xây dựng sự hiện diện ở nơi có nhiều khách hàng tiềm năng. Do đó, sự ra đời của Mobile Commerce nhanh chóng được đón nhận và trở thành một trong các chiến lược kinh doanh chủ chốt của nhiều doanh nghiệp. 

Không chỉ vậy, sự xuất hiện của Covid vào năm 2020 đã trở thành cú hích cho thương mại điện tử nói chung và thương mại di động nói riêng bùng nổ mạnh mẽ.

Thời điểm đó, chiếc smartphone trở thành người bạn đồng hành của người dùng trong xu hướng mua sắm online, với 79% người dùng sử dụng smartphone hoặc các thiết bị di động khác để mua hàng online, theo OuterBox. Kể cả khi đại dịch đã qua đi, sự phát triển này của Mobile Commerce vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi doanh số bán lẻ mCommerce cán mốc 415 tỷ USD trong năm 2022 và được kỳ vọng sẽ đạt 710 tỷ USD vào năm 2025. 

Mobile Commerce là gì?

Mobile Commerce hay Mobile eCommerce, gọi tắt là m-commerce hay mCommerce và được dịch ra tiếng Việt là Thương Mại Di Động. Thuật ngữ này lần đầu được tạo ra và sử dụng bởi Kevin Duffey tại Diễn Đàn Thương Mại Di Động Toàn Cầu năm 1997, nghĩa là “việc cung cấp các khả năng thương mại điện tử trực tiếp đến tay người tiêu dùng, ở bất kỳ đâu, thông qua công nghệ không dây”.

Hay nói cách khác, đây là một mô hình kinh doanh mà tại đây tất cả các giao dịch tiền tệ online đều được thực hiện trên thiết bị di động như mua sắm, giao dịch ngân hàng, giao dịch với ví điện tử, gọi xe, đặt đồ ăn, đặt phòng khách sạn, v.v.

Tiềm Năng Phát Triển Với Mobile Commerce Trong Năm 2023 - Mobile Commerce là gì
Mobile Commerce là gì

mCommerce vs eCommerce 

eCommerce hay thương mại điện tử là một khái niệm tương đối rộng, đề cập đến việc mua bán hàng hoá và dịch vụ trên Internet. Trong khi đó, thương mại di động về bản chất là một nhánh của eCommerce và là phiên bản di động của eCommerce, đề cập cụ thể đến các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành trên thiết bị di động. 

Ngoài ra, trải nghiệm mua sắm thương mại điện tử phụ thuộc nhiều vào máy tính và các website, nên tính di động sẽ thấp và không thuận tiện cho khách hàng. Còn đối với thương mại di động, khách hàng có thể dễ dàng mang theo thiết bị của mình đến bất kỳ đâu, nhờ vậy doanh nghiệp có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. 

Những xu hướng Mobile Commerce đang lên ngôi

Nhờ sự phổ biến của smartphone trong đời sống của người tiêu dùng mà các xu hướng liên quan ngày càng lên ngôi, chẳng hạn như xu hướng mua sắm di động, thanh toán di động, thương mại xã hội.

Ứng dụng mua sắm di động (Mobile Shopping Apps)

Các ứng dụng mua sắm di động ngày càng phổ biến và là xu hướng nổi bật nhất của thương mại di động. Nhiều thương hiệu bán lẻ trong nhiều lĩnh vực như thời trang, mỹ phẩm, v.v đầu tư xây dựng và phát triển ứng dụng thương mại điện tử cho riêng mình. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số mà còn giúp quá trình mua sắm của khách hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện khi họ có thể tìm kiếm sản phẩm và hoàn tất mua sắm ngay trong app. 

Tiềm Năng Phát Triển Với Mobile Commerce Trong Năm 2023 - Ứng dụng mua sắm di động (Mobile Shopping Apps)
Xu hướng Mobile Shopping Apps

Khởi điểm của sự bùng nổ của ứng dụng mua sắm bắt đầu từ năm 2020 – thời điểm mà đại dịch Covid xuất hiện và các hạn chế tiếp xúc xã hội được thiết lập. Đến quý 1 năm 2021, lượng thời gian sử dụng các ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng 49%, theo Mobile Shopping Report 2021

Trong nỗ lực phát triển bền vững giữa khủng hoảng đại dịch, ứng dụng SHEIN với gần 15.5 triệu người dùng toàn cầu có vai trò quan trọng đóng góp vào khoảng doanh thu 9.81 tỷ USD năm 2020. Bước sang năm 2021, ứng dụng di động của SHEIN cán mốc 43.7 triệu người dùng và đồng thời trở thành ứng dụng được tải về nhiều thứ 2 trên thế giới sau Shopee.

Không dừng lại ở đó, năm 2022 lượng người dùng của SHEIN tăng đến 74.7 triệu và chính thức trở thành ứng dụng di động được tải về nhiều nhất toàn cầu thuộc danh mục mua sắm với hơn 229 triệu lượt tải và cài đặt từ App Store và Google Play. 

Ứng dụng thanh toán di động (Mobile Payment Apps)

Sự hữu dụng của những chiếc smartphone không chỉ nằm ở việc hỗ trợ mua sắm online mà còn làm cho các khoản giao dịch, thanh toán trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh. Bên cạnh các ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng thì người dùng dành sự ưu chuộng đặc biệt đối với các ứng dụng ví di động hay ví điện tử (Mobile Wallets). 

Tiềm Năng Phát Triển Với Mobile Commerce Trong Năm 2023 - Ứng dụng thanh toán di động
Xu hướng Mobile Payment Apps

Tại thị trường Việt Nam, khi nhắc đến ví điện tử người ta sẽ nghĩ ngay đến MoMo. Tuy nhiên, MoMo không chỉ được biết đến là một ví điện tử thông thường mà còn là siêu ứng dụng hàng đầu. Đến nay MoMo đã xây dựng nền tảng cung cấp khoảng 400 loại hình dịch vụ khác nhau ở nhiều lĩnh vực như tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, chuyển tiền, thanh toán, giải trí, mua sắm, dịch vụ ăn uống và quyên góp từ thiện, v.v. 

Lượng người dùng của MoMo tăng mạnh những năm gần đây từ con số 10 triệu người dùng năm 2019 đến khoảng 31 triệu người dùng năm 2022 và mục tiêu tiếp theo công ty hướng đến là ít nhất 50 triệu người dùng.

Thương mại xã hội (Social Commerce)

Bên cạnh việc xây dựng app bán hàng riêng thì bán hàng trên các ứng dụng mạng xã hội cũng là một trong các chiến lược đang được áp dụng rộng rãi. Sự phổ biến cùng lượng người dùng đông đảo của mạng xã hội đã tạo bàn đạp vững chắc cho sự phát triển của Social Commerce và là sân chơi của các nhà bán hàng từ lớn đến nhỏ. Social Commerce là hình thức bán hàng trực tuyến thông qua nền tảng xã hội.

Tiềm Năng Phát Triển Với Mobile Commerce Trong Năm 2023 - Thương mại xã hội (Social Commerce)
Xu hướng Social Commerce

Instagram, Facebook hay TikTok là những ví dụ điển hình. Việc bán hàng trên mạng xã hội sẽ giúp các thương hiệu tiếp cận lượng lớn người dùng sẵn có của các nền tảng đó và đồng thời tận dụng các influencers cho các chiến dịch marketing.

Như cách mà thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Cocoon đang làm với chính gian hàng TikTok Shop của họ. Vốn được yêu thích bởi các sản phẩm thân thiện với môi trường và không thử nghiệm trên động vật, nay Cocoon mở gian hàng trên TikTok và hợp tác với nữ beauty vlogger nổi tiếng Hà Linh đã mang về cho thương hiệu này nhiều thành công. Không chỉ sự bứt phá về doanh số mà còn “chạm” đến lượng khách hàng yêu thiên nhiên, yêu động vật và trẻ tuổi trên nền tảng TikTok. 

Lợi ích khi triển khai Mobile Commerce

Tính tiện lợi và khả năng tiếp cận nhiều khách hàng

Như đã đề cập, lượng người dùng smartphone toàn cầu năm 2023 xấp xỉ 6.9 tỷ người đã trở thành động lực cho sự phát triển của thương mại di động. Bất kỳ ai sở hữu smartphone đều có tiềm năng trở thành khách hàng. Vì vậy triển khai Mobile Commerce sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đến cơ sở người dùng khổng lồ này, nuôi dưỡng và tạo ra chuyển đổi. 

Ngoài ra, với tính chất di động đặc trưng của Mobile Commerce, người dùng smartphone có truy cập Internet là đã có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi thậm chí trong lúc di chuyển mà không bị phụ thuộc vào một địa điểm cố định. Đặc biệt khi ghé cửa hàng để mua sắm, thay vì thanh toán bằng tiền mặt hoặc trả bằng thẻ, khách hàng giờ đây có thể thanh toán qua ví điện tử như MoMo hay VNPay, v.v

Cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá

Các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng đến trải nghiệm cá nhân hoá của khách hàng và trong thế giới thương mại di động, điều này đặc biệt quan trọng. Chiếc smartphone được xem là món đồ riêng tư và tại đó mỗi người sẽ thực hiện những hoạt động hành ngày mang tính cá nhân.

Hơn nữa, trong xu hướng mua sắm online, khách hàng sẽ đánh giá cao những thương hiệu mang đến cho họ trải nghiệm cá nhân hoá vì điều đó thể hiện sự quan tâm của thương hiệu đối với khách hàng của mình. Vì vậy, các thông điệp, chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp càng chú trọng vào chi tiết và yếu tố cá nhân thì càng tốt.

Đối với Mobile Commerce, thông báo đẩy từ app được xem là giải pháp hiệu quả. Các app di động sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và thu thập dữ liệu người dùng bao gồm, thông tin cá nhân, các tài khoản mạng xã hội, sở thích, địa điểm hiện tại, lịch sử mua hàng, sản phẩm đã xem, v.v sau đó kết hợp và phân tích để gửi đi thông điệp phù hợp đến đúng đối tượng mục tiêu qua thông báo đẩy (Push Notification).

Nghiên cứu gần đây cho thấy sự hiệu quả của thông báo đẩy trong việc kết nối với khách hàng và thông báo về sản phẩm mới cũng như các chương trình khuyến mãi:

  • Tỷ lệ mở của thông báo đẩy là 90%
  • Tỷ lệ mở này cao hơn 50% so với các email marketing
  • Có đến 55%-60% người dùng ứng dụng di động đồng ý nhận thông báo đẩy
  • 70% trong số đó cảm thấy thông báo đẩy hữu ích 
  • 52% người dùng tìm kiếm những thông tin liên quan và các chương trình khuyến mãi đi kèm sau khi nhận và đọc thông báo đẩy. 
Tiềm Năng Phát Triển Với Mobile Commerce Trong Năm 2023 - Cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá - Số liệu
Cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá

Thông báo đẩy (Push Notifications) là một trong những chiến lược được thực hiện nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá và mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Khi khách hàng càng hài lòng về trải nghiệm mua sắm, khả năng rất cao doanh nghiệp sẽ tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và duy trì lòng trung thành của họ đối với thương hiệu

Cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh (Omnichannel)

Yêu cầu về trải nghiệm mua sắm của khách hàng ngày càng cao, không chỉ mỗi cá nhân hoá trải nghiệm mà còn là nhu cầu được trải nghiệm mua sắm đồng nhất tại nhiều kênh từ các kênh online đến cửa hàng offline. 

Theo nghiên cứu của MasterCard, những khách hàng có trải nghiệm mua sắm đa kênh với một nhà bán lẻ cụ thể có xu hướng chi tiêu hơn mức trung bình 250%. Ngay cả nhãn hiệu thời trang Macy cũng nhận định rằng giá trị của những khách hàng mua sắm đa kênh cao gấp 8 lần so với những người chỉ mua sắm trên một kênh duy nhất. 

Hơn nữa, người dùng smartphone có xu hướng sử dụng thiết bị của họ khi đang mua sắm tại cửa hàng offline với nhiều nhu cầu khác nhau mà khảo sát của Retail Dive đã liệt kê rất cụ thể:

  • 58% sẽ tìm kiếm sản phẩm và các thông tin về sản phẩm;
  • 54% sẽ xem và so sánh giá;
  • 40% sẽ thu thập voucher hay coupon;
  • 33% truy cập vào ứng dụng di động của doanh nghiệp;
  • 22% quét mã QR
Tiềm Năng Phát Triển Với Mobile Commerce Trong Năm 2023 - Cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh
Cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh

Vì thế, có thể khẳng định bằng cách triển khai Mobile Commerce, doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm đa kênh. 

Thương mại di động đã bùng nổ nhờ cú hích Covid năm 2020, đến nay khi đại dịch đã qua đi nhưng vai trò và sức ảnh hưởng của mCommerce đối với sự phát triển của các công ty thương mại điện tử là rất lớn. 

Nếu các doanh nghiệp định hướng tiếp cận với Mobile Commerce trong năm 2023 thì đó là một quyết định đúng đắn. 

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để tìm hiểu thêm về thương mại di động cũng như những giải pháp tối ưu nhất để bắt đầu. 

2
9,631
0
1
31/03/2023
Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam
TOP 10 ECOMMERCE APPS THÀNH CÔNG NHẤT VIỆT NAM

Sự gia tăng mạnh mẽ về lượng người dùng smartphone đã đóng góp vào sự trỗi dậy của xu hướng thương mại di động (Mobile Commerce) trên thế giới và Việt Nam. Đã đến lúc các nhà bán lẻ cần chú trọng việc hỗ trợ khách hàng trong quá trình tìm kiếm và mua sắm thông qua các thiết bị di động bên cạnh các website thương mại điện tử hoạt động hiệu quả trên máy tính. 

Nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng lĩnh vực từ mua sắm, y tế đến ẩm thực, v.v đã làm rất tốt nhiệm vụ này khi trở thành những đơn vị tiên phong đón đầu xu hướng thương mại di động tại Việt Nam. 

SHEIN 

Được biết là một trong những eCommerce App thành công nhất trên thế giới hiện nay, ứng dụng SHEIN trở thành ứng dụng di động được tải về nhiều nhất năm 2022 thuộc danh mục mua sắm với 229 triệu lượt tải và cài đặt từ Google Play và App Store.

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - SHEIN
Giao diện App của SHEIN

Tại thị trường Việt Nam, SHEIN cũng được người dùng đánh giá rất cao về trải nghiệm mua sắm trên ứng dụng di động. Với lần cập nhật gần đây, SHEIN bổ sung thêm chương trình giảm giá một số mặt hàng thời trang lên đến 70%, đồng thời khắc phục một số lỗi và thực hiện các cải tiến về hiệu suất để cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.  

  • Lượt tải: +100 triệu
  • Đánh giá: 4.5 ★ (Google Play), 4.4 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #4 danh mục Mua Sắm

Tải app tại: Google Play | App Store

Uniqlo VN

Ra mắt thị trường Việt Nam năm 2019, Uniqlo đã nhanh chóng nắm bắt và đáp ứng đúng xu hướng mua sắm thời trang của người tiêu dùng địa phương nên thương hiệu rất được ưa chuộng. Ứng dụng Uniqlo VN trở nên nổi bật với nhiều chức năng cần thiết cho quá trình trải nghiệm mua hàng trên thiết bị di động được đồng nhất với các kênh mua sắm khác. Để thu hút thêm nhiều người dùng, Uniqlo sẽ tặng phiếu giảm giá 150.000 VND ngay khi người dùng tải app và đăng ký thành viên mới. 

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Uniqlo VN
Giao diện App của Uniqlo VN

Dù được đánh giá cao về trải nghiệm người dùng nhưng Uniqlo VN vẫn không ngừng cập nhật và cải tiến các tính năng trong ứng dụng di động. Với phiên bản cập nhật mới nhất, Uniqlo đã cải thiện chất lượng hình ảnh sản phẩm hiển thị và điều chỉnh hiển thị chính xác số lượng sản phẩm đang có tại cửa hàng.  

  • Lượt tải: +500 nghìn
  • Đánh giá: 4.7 ★ (Google Play), 4.9 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #10 hạng mục Mua Sắm 

Tải app tại: Google Play | App Store

Hasaki

Bên cạnh hệ thống cửa hàng khắp cả nước và website thương mại điện tử, Hasaki cũng triển khai xây dựng ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động nhằm làm phong phú thêm trải nghiệm mua sắm của khách hàng và mang đến nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khác. 

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Hasaki
Giao diện App của Hasaki

Với ứng dụng di động Hasaki, khách hàng có thể tìm kiếm và mua hàng tiện lợi mọi lúc mọi nơi, theo dõi tình trạng đơn hàng cũng như đặt lịch các dịch vụ spa và clinic tại cửa hàng. Một trong những điều làm Hasaki trở nên đặc biệt chính là dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2h dành cho mọi khách hàng dù mua sắm tại cửa hàng, website thương mại điện tử hay ứng dụng di động. Dù ứng dụng hiện nhận nhiều ý kiến đóng góp từ khách hàng về chất lượng sử dụng nhưng Hasaki vẫn rất tiếp thu, khắc phục các lỗi và tối ưu hiệu năng trong lần cập nhật mới nhất. 

  • Lượt tải: +100 nghìn
  • Đánh giá:  3.3 ★ (Google Play), 4.3 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #12 hạng mục Mua Sắm 

Tải app tại: Google Play | App Store

Go! & Big C 

Sau khi tái định vị thương hiệu, hệ thống Đại siêu thị Big C tiến hành đổi tên thành Đại siêu thị Go!. Vì thế ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động của doanh nghiệp này mới có tên gọi là Go! & BigC. Khách hàng khi mua sắm trên eCommerce app sẽ được hưởng nhiều quyền lợi bao gồm:

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Go! & Big C
Ứng dụng di động của Go! Big C
  • Freeship đối với đơn hàng từ 300.000 VND mua trên ứng dụng di động;
  • Các ưu đãi hàng ngày sẽ tự động cập nhật;
  • Tạo danh sách mua sắm ngay trên app;
  • Tham gia trò chơi mỗi tuần với cơ hội nhận phiếu mua hàng giảm giá;
  • Theo dõi và tích luỹ điểm ngay trong ứng dụng.

Ứng dụng Go! & Big C được cập nhật khá thường xuyên nhằm cải thiện trải nghiệm mua sắm online của khách hàng. Cụ thể, lần gần đây nhất, nhà phát triển đã cải thiện chức năng thanh toán, sửa lỗi, tối ưu hoá hiệu năng và khả năng hiển thị hình ảnh.

  • Lượt tải: +1 triệu 
  • Đánh giá: 2.8 ★ (Google Play), 2.4★ (App Store)
  • Xếp hạng: #13 hạng mục Mua Sắm 

Tải app tại: Google Play | App Store

Con Cưng 

Con Cưng là một trong những thương hiệu Mẹ & Bé đầu tiên phát triển ứng dụng di động riêng nhằm giúp khách hàng trải nghiệm mua sắm đồng nhất giữa các kênh mua sắm từ cửa hàng offline, app và website thương mại điện tử. 

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Con Cưng
Giao diện App của Con Cưng

App Con Cưng nhận được đánh giá rất tích cực từ người dùng trên cả Google Play và App Store về quá trình trải nghiệm ứng dụng, chất lượng sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi. Dù vậy, thương hiệu vẫn duy trì việc kiểm tra và cải thiện một số tính năng như hiển thị thông tin chi tiết của tài xế khi khách hàng đặt hàng siêu tốc 1h, khắc phục lỗi liên quan đến thanh toán qua ví điện tử. 

  • Lượt tải: +1 triệu
  • Đánh giá: 4.7 ★ (Google Play), 4.8 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #24 hạng mục Mua Sắm 

Tải app tại: Google Play | App Store

Điện Máy Xanh

Điện Máy Xanh là một ông lớn trong ngành điện gia dụng của Việt Nam đã nắm bắt tốt xu hướng thị trường và nhanh chóng xây dựng ứng dụng di động để tiếp cận lượng người dùng smartphone khổng lồ của Việt Nam – xấp xỉ 69 triệu người dùng.

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Điện Máy Xanh
Giao diện App của Điện Máy Xanh

Bên cạnh các chương trình khuyến mãi khủng vào những dịp đặc biệt, Điện Máy Xanh còn cung cấp cho khách hàng chương trình thanh toán giảm giá bằng nhiều phương thức khác nhau như Mua Trước Trả Sau, Thanh Toán Quét Mã QR,… Tất cả được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng cả trên website và ứng dụng di động. 

  • Lượt tải: +1 triệu 
  • Đánh giá: 4.0 ★ (Google Play), 2.3 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #31 hạng mục Mua Sắm

Tải app tại: Google Play | App Store

LixiBox 

Thị trường thương mại di động Việt Nam đã chứng kiến sự gia nhập của một thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm nổi tiếng khác đó là LixiBox. Tương tự như Hasaki, LixiBox cũng liên tục cập nhật ứng dụng nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - LixiBox
Giao diện App của LixiBox

Bên cạnh đó, thương hiệu còn cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút người dùng như giảm 20% cho đơn hàng đầu tiên mua trên app, giới thiệu bạn bè nhận 500K, chuyên mục Magazine – nơi người dùng cập nhật xu hướng làm đẹp mới nhất ngay trên app và chuyên mục Lixibox Feed – nơi để khách hàng chia sẻ cảm nhận sau khi trải nghiệm và dịch vụ. 

  • Lượt tải: +100 nghìn
  • Đánh giá:  4.4 ★ (Google Play), 4.4 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #113 hạng mục Mua sắm

Tải app tại: Google Play | App Store 

Long Châu

Khi ứng dụng di động Long Châu ra mắt trong mùa dịch Covid đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ người tiêu dùng khắp nơi vì có thể mua thuốc, sản phẩm y tế online và được giao hàng tận nhà, đồng thời tích luỹ điểm thưởng cho lần mua hàng kế tiếp. Bên cạnh đó, trên app có tính năng gọi và nhắn tin cho phép người dùng liên hệ trực tuyến với dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu miễn phí. Đặc biệt, Long Châu là nhà thuốc đầu tiên tiên phong dịch vụ Mua Trước Trả Sau với 0% lãi suất giúp san sẻ gánh lo với người bệnh.   

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Long Châu
Giao diện App của Long Châu

Trải nghiệm người dùng app là yếu tố Long Châu đặc biệt chú trọng và ứng dụng này thường xuyên đưa ra các phiên bản cập nhật với nhiều tính năng mới. Trong số đó có thể kể đến như tối ưu hóa chức năng đăng nhập, cải thiện chức năng thanh toán, tích hợp thanh toán qua ví điện tử, đồng bộ trạng thái đơn hàng trên website và app, gợi ý đặt lại đơn hàng đã mua trước đây, v.v

  • Lượt tải: +1 triệu 
  • Đánh giá: 4.5 ★ (Google Play), 4.8 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #1 hạng mục Y Tế 

Tải app tại: Google Play | App Store

Pharmacity

Pharmacity là ứng dụng di động được phát triển bởi chuỗi nhà thuốc tiện lợi Pharmacity vào năm 2018. Tương tự như Long Châu, ứng dụng Pharmacity ra đời với mục đích mang đến cho khách hàng và bệnh nhân trải nghiệm mua sắm tiện lợi, nhanh chóng cùng với dịch vụ tư vấn trực tuyến từ đội ngũ dược sĩ có chuyên môn cao. 

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Pharmacity
Giao diện App của Pharmacity

Với lần cập nhật gần nhất vào tháng 3 năm 2023, Pharmacity đã cải thiện và bổ sung một số tính năng trong đó phải kể đến chương trình quà tặng dành cho người dùng lần đầu tải app và đăng ký thành viên.

  • Lượt tải: +100 nghìn
  • Đánh giá: 2.2 ★ (Google Play), 3.9 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #4 hạng mục Y Tế 

Tải app tại: Google Play | App Store

The Coffee House

Năm 2021, thương hiệu đồ uống nổi tiếng The Coffee House chính thức ra mắt ứng dụng di động cùng tên nhằm cung cấp cho khách hàng trải nghiệm đặt nước giao tận nơi hoặc tự đến cửa hàng để nhận cùng nhiều chương trình tích điểm nhận ưu đãi hấp dẫn. 

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - The Coffee House
Giao diện App của The Coffee House

Sau 2 năm phát triển, ứng dụng The Coffee House hiện đã thay đổi giao diện hoàn toàn mới cùng nhiều tính năng đặc biệt nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng cả trên app và tại cửa hàng offline.

  • Lượt tải: +500 nghìn
  • Đánh giá: 3.7 ★ (Google Play), 4.7 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #20 hạng mục Ẩm Thực 

Tải app tại: Google Play | App Store

Ứng dụng di động là một trong các xu hướng đang lên ngôi của thương mại di động. Vì vậy, triển khai xây dựng và phát triển ứng dụng mua sắm là bước đi đúng đắn đầu tiên để phát triển bền vững trong kỷ nguyên bùng nổ của thương mại di động.

Liên hệ với SECOMM ngay để được tư vấn cách thức triển khai cũng như đưa ra các chiến lược tốt nhất để chiếm lĩnh thị trường Mobile Commerce. 

2
15,212
0
1
30/03/2023
Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
ĐI TÌM Ý NGHĨA CỦA LOYALTY PROGRAM TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thế giới thương mại điện tử, lòng trung thành của khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

Có rất nhiều cách thức để thiết lập và duy trì lòng trung thành nhưng nổi bật hơn cả là nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các chương trình khách hàng thân thiết hay còn gọi là Loyalty Programs.

Tầm quan trọng của việc duy trì lòng trung thành của khách hàng

Đôi khi các doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào việc tìm kiếm khách hàng mới mà quên đi giá trị của những khách hàng hiện tại. Những số liệu thống kê hấp dẫn dưới đây cho thấy việc duy trì lòng trung thành của khách hàng có giá trị như thế nào:

  • Xác suất bán hàng cho một khách hàng hiện tại là 60% đến 70% trong khi xác suất bán cho một khách hàng tiềm năng mới chỉ từ 5% đến 20%. 
  • 65% doanh số của một công ty đến từ những khách hàng hiện tại.
  • Khách hàng hiện tại có khả năng mua sản phẩm mới của công ty hơn 50% so với khách hàng mới và khách hàng tiềm năng. 
  • 80% lợi nhuận trong tương lai đến từ 20% khách hàng hiện tại.
  • Khách hàng trung thành chi tiêu nhiều hơn trung bình 31% so với khách hàng mới. 
  • 32% các nhà điều hành trên thế giới cho rằng duy trì khách hàng là uy tiên hàng đầu. 
  • Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng dù chỉ 2% có tác động đến lợi nhuận tương đương khi cắt giảm 10% chi phí. 
  • 75% khách hàng trung thành sẽ giới thiệu thương hiệu đến bạn bè và người thân.
Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Tầm quan trọng của việc duy trì lòng trung thành của khách hàng

Có thể thấy, khách hàng hiện tại chính là khách hàng tuyệt vời nhất và là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp thương mại điện tử. Những khách hàng này đóng góp rất lớn vào khoản lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời nếu đầu tư làm hài lòng các khách hàng hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc để thu hút khách hàng mới.

Điều gì ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng?

Trải nghiệm của khách hàng trong quá trình mua sắm sẽ ảnh hưởng đến lòng trung thành của họ đối với thương hiệu, từ đó quyết định khả năng doanh nghiệp giữ chân khách hàng và 89% các công ty trên thế giới cũng nhận định như vậy. 

Việc giữ chân khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại điện tử bởi chi phí để thu hút khách hàng mới nhiều gấp 5 lần so với việc duy trì khách hàng hiện tại. Ngoài ra, việc tăng khả năng giữ chân khách hàng dù chỉ 5%, lợi nhuận doanh nghiệp có thể tăng lên 95%. Lý do là bởi khách hàng khi hài lòng rất có thể sẽ giới thiệu thương hiệu đến nhiều người khác. 

Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung thời gian, tiền bạc và năng lượng để làm phong phú trải nghiệm khách hàng, thuyết phục họ quay lại mua sắm nhiều lần hơn và giới thiệu cho bạn bè, người thân về thương hiệu. 

Trong vô số cách thức có thể kể đến, Loyalty Programs hay chương trình khách hàng thân thiết được nhiều doanh nghiệp nhìn nhận như yếu tố mang đến sự hiệu quả và thành công trong kinh doanh thương mại điện tử.   

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Điều gì ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng?

Loyalty Program là gì?

Loyalty Program hay chương trình khách hàng thân thiết là một chiến lược marketing được tạo ra để khuyến khích khách hàng tiếp tục mua sắm hoặc sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp có liên quan đến chương trình. Hay nói cách khác, Loyalty Program là chương trình mà doanh nghiệp thương mại điện tử cung cấp để thưởng cho khách hàng vì họ đã mua sắm và gắn kết với thương hiệu trong khoảng thời gian nhất định. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Loyalty Program là gì?

Phần thưởng có thể là một sản phẩm miễn phí bất kỳ, mã giảm giá hoặc các ưu đãi đặc biệt khác nhằm thể hiện sự cảm kích mà doanh nghiệp dành cho những vị khách của mình. Khách hàng khi tham gia chương trình khách hàng thân thiết có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vì những lợi ích họ nhận được. Theo Yotpo, có đến 68% khách hàng nói rằng họ sẵn sàng tham gia Loyalty Program và những ưu đãi hấp dẫn chính là động lực để họ tiếp tục mua hàng. 

Các chương trình khách hàng thân thiết không chỉ làm phong phú trải nghiệm khách hàng, duy trì sự hài lòng và gắn kết với thương hiệu mà dưới góc độ kinh doanh, những lợi ích mang đến cho doanh nghiệp thương mại điện tử vượt xa sự kỳ vọng ban đầu. 

Lợi ích của Loyalty Program trong Thương mại điện tử

Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng

Sự phát triển của thương mại điện tử giúp việc mua sắm của khách hàng trở nên thuận tiện hơn và vì thế các yêu cầu về trải nghiệm cũng cao hơn. Khách hàng ngày nay đưa ra quyết định mua hàng không chỉ dựa trên giá cả mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác như trải nghiệm dịch vụ hay sự kết nối về mặt cảm xúc đối với thương hiệu, v.v. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng

Theo Huffpost, 66% người tiêu dùng có xu hướng đổi thương hiệu để mua sắm nếu trải nghiệm dịch vụ không chất lượng. Các chương trình khách hàng thân thiết sẽ giúp nâng cao trải nghiệm mua hàng. Khi sự hài lòng của khách hàng về trải nghiệm mua sắm tăng lên, khả năng cao doanh nghiệp sẽ giữ chân được khách hàng và khuyến khích họ trở lại mua sắm nhiều lần sau đó. 

Tăng giá trị vòng đời khách hàng

Việc cung cấp trải nghiệm phong phú để duy trì và giữ chân những vị khách hiện tại góp phần tăng giá trị vòng đời của khách hàng.

Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) là tổng doanh thu mà một khách hàng mang đến cho doanh nghiệp trong suốt quá trình thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng này và doanh nghiệp đó. Đây là thước đo quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào không chỉ riêng doanh nghiệp thương mại điện tử. Các doanh nghiệp sẽ luôn ưu tiên tìm cách tăng chỉ số CLV để tối ưu lợi nhuận. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Tăng giá trị vòng đời khách hàng

Theo Harvard Business Review, chi phí để có được một khách hàng mới đắt hơn từ 5 đến 25 lần so với việc giữ chân và làm hài lòng một khách hàng hiện tại. Khi đó những khách hàng với giá trị vòng đời cao trở thành tài sản vô giá của doanh nghiệp bởi việc mua hàng của họ sẽ không tác động đến chi phí CAC hay chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Costs). Nói cách khác, doanh nghiệp không tốn chi phí CAC cho những vị khách trung thành.

Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí CAC để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm. Vì thế dù một khách hàng mới chi tiêu cho sản phẩm với lượng trung bình ngang bằng với một khách hàng hiện tại cũng không thể đem về khoản lợi nhuận tương đương vì lúc này chi phí CAC sẽ được tính vào. 

Biến khách hàng thành những người ủng hộ thương hiệu

Các Loyalty Programs không chỉ thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu mà còn biến họ trở thành những nhà tiếp thị truyền miệng sáng giá. 

Khi khách hàng hài lòng với những trải nghiệm mà doanh nghiệp cung cấp, lẽ thông thường họ sẽ nói về điều đó với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp của họ và vô tình doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng tiềm năng. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu

So với các thông điệp quảng bá của thương hiệu thì những lời giới thiệu từ chính khách hàng hiện tại có nhiều trọng lượng hơn. Theo Nielsen, 77% mọi người tin tưởng lời giới thiệu từ những người họ quen biết hơn bất kỳ nguồn nào khác. Thế nên trước khi đưa ra quyết định mua hàng, họ sẽ tham khảo ý kiến từ những người họ tin cậy. Ngoài ra, 64% chuyên gia marketing nhận định marketing truyền miệng là một trong các hình thức marketing hiệu quả nhất.

Ngày nay với sự phát triển của Internet và các nền tảng xã hội, lời giới thiệu của khách hàng hiện tại còn đến từ nhiều dạng thức khác nhau. Các bài đăng và bình luận trên mạng xã hội hay các video đánh giá, v.v là những dạng thức phổ biến hiện nay. Điều này giúp giảm chi phí CAC mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được khách hàng mới. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao trải nghiệm của những khách hàng hiện tại và một cách rất tự nhiên khách hàng tiềm năng sẽ “tìm đến”. 

Những chiến lược Loyalty Program phổ biến nhất

Chương trình tích điểm

Các chương trình tích điểm là một trong những loyalty programs phổ biến nhất trong thương mại điện tử vì dễ dàng thiết lập và quản lý. Tại đây khách hàng có thể nhận được điểm thưởng sau mỗi lần mua hàng. Sau đó họ có thể đổi những điểm thưởng tích lũy được để nhận phần thưởng, chẳng hạn như quà tặng miễn phí, mã giảm giá và nhiều ưu đãi đặc biệt khác. 

Ngoài ra, khách hàng có thể nhận được điểm thưởng bằng nhiều cách thức khác bên cạnh các giao dịch mua hàng như chia sẻ trang sản phẩm lên mạng xã hội, viết đánh giá sản phẩm, điền khảo sát, hoàn tất hồ sơ cá nhân, v.v. 

Mặc dù dạng chương trình này khá đơn giản để thực hiện nhưng doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo số điểm thưởng khách hàng kiếm được có giá trị đủ để khuyến khích họ tiếp tục quay lại mua hàng. Bên cạnh đó, thời gian đổi điểm nhận thưởng cũng cần được chú ý bởi nếu khách hàng phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm mới có thể đổi điểm để nhận phần thưởng nào đó có giá trị thì sức hấp dẫn của chương trình tích điểm sẽ giảm đi. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Chương trình tích điểm của SHEIN

SHEIN, thương hiệu thời trang đình đám thành lập năm 2008 đã tạo ra hệ thống tích điểm thưởng SHEIN Bonus Point Program rất bài bản và chỉn chu trên ứng dụng di động. Chương trình này cho phép khách hàng nhận điểm thưởng bằng cách xác nhận đăng ký tài khoản, mua sản phẩm, review sản phẩm và tham gia các sự kiện online đặc biệt của nhãn hàng này. 

Mỗi hoạt động sẽ tương đương với số điểm thưởng cụ thể khách hàng có thể nhận được. Sau đó, với số điểm thưởng kiếm được, khách hàng sẽ sử dụng để được giảm giá từ 15% đến 25% thậm chí 70% cho lần mua hàng kế tiếp. Ngoài ra, điểm thưởng cũng có thể được sử dụng để đổi sang vouchers hay những ưu đãi đặc biệt khác khi khách hàng tham gia các sự kiện của SHEIN hoặc chơi game trên ứng dụng di động.

Chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc

Một chương trình khác cũng phổ biến và được khách hàng yêu thích không kém chương trình tích điểm là chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc. Sự yêu thích đó đến từ việc dạng chương trình này khuyến khích khách hàng nỗ lực để thăng bậc nhằm nhận được những lợi ích và ưu đãi có giá trị hơn. Điều này đồng nghĩa khi chi tiêu cho mua sắm càng nhiều, lợi ích khách hàng nhận về càng nhiều. 

Chương trình này giúp thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Có thể thấy để duy trì cấp bậc hoặc thăng bậc, khách hàng đã đầu tư rất nhiều về thời gian lẫn tiền bạc, họ sẽ không dễ dàng từ bỏ những lợi ích hấp dẫn mình đang nhận được để tham gia chương trình loyalty của thương hiệu khác.

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc – Aldo Crew

Thương hiệu giày nổi tiếng Aldo với hơn 1,000 cửa hàng tại 65 quốc gia nhưng khi triển khai chương trình khách hàng thân thiết, công ty đặc biệt chú trọng đến 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada. Theo đó, Aldo Crew được biết đến là chương trình ưu đãi khách hàng phân theo cấp bậc của Aldo với 3 cấp bậc lần lượt là Crew, Plus và VIP. Tất cả khách hàng đều được hệ thống mặc định là bậc Crew.

Để thăng bậc lên Plus và VIP, khách hàng cần chi tiêu mua sắm với Aldo trong khoảng từ 150 USD – 299 USD/tháng đối với bậc Plus và trên 300 USD/tháng đối với bậc VIP. Tuỳ thuộc vào cấp bậc mà mỗi khách hàng sẽ nhận được ưu đãi tương đương và riêng cấp bậc VIP khách hàng được nhận hết tất cả những ưu đãi đặc biệt trong chương trình Aldo Crew.

Chương trình đăng ký thành viên

Các chương trình khách hàng thân thiết trong thương mại điện tử có sức hấp dẫn rất lớn vì theo cách nhìn của khách hàng, họ có được những lợi ích một cách miễn phí. Nhưng trên thực tế, khách hàng phải mua hàng hoặc thực hiện một hành động cụ thể để đổi lấy những ưu đãi được xem là “miễn phí” đó. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã tạo ra các chương trình ưu đãi dựa trên đăng ký để cung cấp những dịch vụ vượt ngoài mong đợi và thu phí tham gia của khách hàng. Amazon Prime, eBay Plus hay Walmart + là những ví dụ điển hình.

Triển khai loại chương trình này mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích bởi để tham gia và nhận các ưu đãi thật sự có giá trị, khách hàng buộc phải trả phí. Vì khách hàng phải chi trả phí nên sự cam kết tương tác và gắn kết với thương hiệu vì thế cũng cao hơn các chương trình khách hàng thân thiết khác. Cũng bởi doanh nghiệp thu phí khách hàng khi họ đăng ký làm thành viên nên hình thức loyalty program này thông thường sẽ có khoảng thời gian dùng thử để doanh nghiệp thuyết phục khách hàng rằng những lợi ích họ nhận được xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Chương trình đăng ký thành viên của Walmart +

Năm 2020, chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi tiếng của Mỹ – Walmart đã ra mắt chương trình ưu đãi dựa trên đăng ký mang tên Walmart +. Chương trình được tích hợp vào Walmart app mang đến nhiều ưu đãi đặc biệt cho khách hàng cả khi mua sắm tại cửa hàng và trực tuyến, bao gồm:

  • Giao hàng miễn phí và nhận hàng trong ngày.
  • Giao hàng miễn phí mà không giới hạn giá trị đơn hàng tối thiểu.
  • Giá sản phẩm khi mua online và mua tại cửa hàng là như nhau.
  • Tùy chọn lên lịch giao hàng.
  • Giảm 10 cent khi mua xăng tại hơn 14,000 chi nhánh Walmart.
  • Thanh toán bằng cách scan mã vạch mà không cần nhân viên thu ngân.
  • Ưu đãi đặc biệt cho khách hàng là thành viên mỗi ngày và vào các dịp lễ lớn, v.v

Để tham gia chương trình và nhận những lợi ích kể trên, khách hàng sẽ phải đăng ký và trả phí thành viên cụ thể là 12.95 USD/tháng hoặc 98 USD/năm. Lẽ đương nhiên, khách hàng sẽ được thử trải nghiệm chương trình trong 30 ngày. 

Chiến lược Loyalty Program đóng vai trò quan trọng liên quan đến trải nghiệm khách hàng, từ đó quyết định sự trung thành của họ đối với thương hiệu. Sự thành công của SHIEN, Aldo hay Walmart trở thành động lực để các doanh nghiệp thương mại điện tử khác dấn thân vào.

Để tìm hiểu sâu hơn và đưa ra chiến lược Loyalty Program phù hợp, hãy liên hệ SECOMM để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

2
8,959
0
1
23/03/2023
TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop
TIKTOK SHOP LÀ GÌ? GIẢI MÃ SỨC HÚT MẠNH MẼ CỦA TIKTOK SHOP

Dọc theo chiều dài phát triển của thành tựu công nghệ hiện đại, các nền tảng xã hội lần lượt ra đời nhằm phục vụ nhu cầu kết nối và trao đổi thông tin trực tuyến. Facebook, Instagram, Twitter là những cái tên nổi bật được đề cập xuyên suốt hai thập kỷ qua, nhưng giờ đây niềm yêu thích và sự quan tâm của người dùng đang hướng dần sang nền tảng xã hội khác – TikTok. 

Tính đến cuối 2022, TikTok vượt mốc 1 tỷ người dùng trên toàn cầu, trở thành mạng xã hội có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước đến nay. Sở hữu lượng người dùng khổng lồ trong bối cảnh bùng nổ của xu hướng mua sắm online, TikTok vì thế đã tự biến mình trở thành một nền tảng Social Commerce. 

Gần đây, TikTok đã bổ sung thêm tính năng mới – TikTok Shop, được xem là giải pháp tiềm năng giúp các doanh nghiệp lớn nhỏ nâng cao tương tác, tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Điều gì giúp TikTok trở nên đặc biệt?

Nội dung của TikTok là các video được bố cục theo chiều dọc tương thích với những chiếc smartphones và người dùng chỉ cần vuốt lên để xem lần lượt các video chỉ vài giây cho đến 1 phút.

Tạo nội dung trên TikTok cũng rất đơn giản, người dùng chỉ cần đăng video gốc, chèn thêm vài hiệu ứng sẽ có ngay một video ngắn thú vị và vui nhộn. Với hơn 1 tỷ video được xem trên TikTok mỗi ngày đã mở ra cơ hội marketing cho rất nhiều thương hiệu.  

Người dùng của TikTok phần lớn là Millennials, Gen Z và đang có xu hướng mở rộng đến những người dùng trẻ hơn nữa. Đây là lực lượng định hướng cho những kỳ ngày càng cao của trải nghiệm công nghệ số. Hơn 55% Gen Z tại Việt Nam đang sử dụng TikTok.

Riêng tại Mỹ, có 62% số người trong độ tuổi từ 10-29 đang sử dụng nền tảng xã hội TikTok. Thời lượng chú ý của thế hệ Millennials là khoảng 12 giây và của Gen Z vào khoảng 8 giây. Vì vậy các video thời lượng ngắn của TikTok được người dùng thế hệ này đặc biệt yêu thích vì nội dung dễ tiếp cận, dễ tiếp thu và cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng. 

Khi đặt lên bàn cân giữa TikTok với Reels (tính năng của Instagram) và Shorts (tính năng của Youtube), Tiktok thậm chí còn có phần trội hơn. Theo báo cáo của The Graygency, lượng người dùng hàng tháng của IG Reels chiếm ưu thế với 2 tỷ, kế đến là Youtube Shorts với 1.5 tỷ, cuối cùng là TikTok với 1.2 tỷ.

Tính năng Reels được Facebook ra mắt vào năm 2020 và ngay lập tức trở nên phổ biến nhờ lượng người dùng khổng lồ sẵn có của Facebook và Instagram. Tương tự với tính năng Shorts của Youtube. Trong khi đó, TikTok là một nền tảng mạng xã hội ra đời năm 2016, nhưng chỉ trong vòng 5 năm đã cán mốc 1 tỷ người dùng. Riêng InstagramYoutube con số này là 8 năm.

Một nền tảng non trẻ như TikTok nhưng khi đối đầu với 2 nền tảng lớn kia mà lượng người dùng chênh lệch không quá nhiều chứng tỏ sức hút khó cưỡng của TikTok. Hơn nữa, khi xem xét đến tiêu chí khác trong bảng so sánh như tỷ lệ tương tác, tỷ lệ người dùng nam, nữ, tỷ lệ người dùng Gen Z và Millennial, TikTok thậm chí còn có tỷ lệ cao hơn cả IG Reels và Youtube Shorts.

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-Điều gì giúp TikTok trở nên đặc biệt
Nguồn: The Graygency

Điểm đặc biệt khác của TikTok nằm ngay chính thuật toán. Khi truy cập vào ứng dụng, người dùng sẽ thấy trang “For You” trước tiên, tại đó, TikTok hiển thị những video mà có thể người dùng đó quan tâm và thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức.

Thế nhưng các video này không đến từ những người hay những thương hiệu mà người dùng đó đang theo dõi, điều này hoàn toàn ngược lại với các nội dung đến từ những nền tảng mạng xã hội khác.

Trang “For You” có thể được xem là tính năng thành công nhất của ứng dụng này khi tạo ra nội dung mỗi giây dành riêng cho từng sở thích cá nhân của người sử dụng. Chính các thành công trên đã dẫn đến một bước tiến mới của nền tảng này – TikTok Shop.

TikTok Shop là gì?

Theo định nghĩa của chính TikTok thì “TikTok Shop là một bộ giải pháp, tính năng và công cụ quảng cáo mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội tận dụng toàn bộ sức ảnh hưởng của TikTok đối với các quyết định mua hàng”.

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-TikTok Shop là gì
TikTok Shop là gì?

Còn theo cách định nghĩa đơn giản hơn thì TikTok Shop là một tính năng cho phép người dùng mua sản phẩm họ nhìn thấy trên TikTok mà không cần phải rời khỏi ứng dụng. Điều này đồng nghĩa, các nhà bán lẻ thương mại điện tử có thể sử dụng TikTok làm nơi trưng bày, quảng bá và bán sản phẩm của họ cho lượng người dùng khổng lồ có sẵn.

Sau khi thiết lập TikTok Shop, một tab mua sắm chuyên dụng sẽ xuất hiện trên profile TikTok của doanh nghiệp. Sau đó khách hàng sẽ lướt xem và mua sản phẩm trong ứng dụng TikTok hoặc được chuyển tiếp đến website thương mại điện tử của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp hiện còn sử dụng influencers trong các chiến dịch marketing trên TikTok bằng cách gửi sản phẩm đến những người influencers và yêu cầu họ quảng bá cho sản phẩm. 

TikTok Shop Live

Bên cạnh TikTok Shop thuần tuý, TikTok Shop Live cũng là một tài nguyên mà các nhà bán hàng lớn nhỏ đang khai thác triệt để. Khi TikTok Shop được tích hợp vào phiên livestream, người dùng có thể tương tác trực tiếp với thương hiệu và khi nhìn thấy sản phẩm ưng ý họ có thể mua ngay trong livestream đó. 

Những dữ liệu dưới đây tiềm năng khi triển khai TikTok Shop Live

  • 50% người dùng TikTok đã mua gì đó sau khi xem những phiên livestream.
  • 50% người dùng TikTok quan tâm đến nội dung livestream của các thương hiệu hơn so với người dùng các nền tảng khác.
  • Cứ 5 người thì sẽ có 1 người xem TikTok Shop Live, và có 62% trong số đó xem mỗi ngày.
  • Tỷ lệ người dùng TikTok cho rằng tính năng livestream khiến việc mua sắm trở nên đáng tin cậy cao gấp 2 lần so với người dùng nền tảng khác.

Trong cộng đồng làm đẹp không ai là không biết đến nữ beauty blogger Hà Linh. Vốn nổi tiếng với những video review chân thật và không ngại đưa ra lời chê khen rất thẳng thắn đối với bất kỳ nhãn hàng nào. Mới đây, Hà Linh có một buổi livestream trên nền tảng TikTok với hơn 11 triệu tim và 80 nghìn lượt view.

Chỉ trong vòng khoảng 1 giờ, cô đã bán hết sạch sản phẩm tại 3 nhà máy sản xuất. Từ đây có thể thấy chiến dịch influencer marketing kết hợp với TikTok Shop Live thật sự hiệu quả đối với các thương hiệu đang hướng đến nhóm khách hàng trẻ.

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-TikTok Shop Live
TikTok Shop Live của nữ beauty blogger Hà Linh

Tại sao các thương hiệu cần triển khai TikTok Shop?

Đón đầu xu hướng Social Commerce

Theo thống kê cho thấy 87% khách hàng đưa ra quyết định mua hàng thông qua mạng xã hội, 90% tìm đến thương hiệu thông qua mạng xã hội và trung bình một người dành hơn 2 giờ/ngày lướt mạng xã hội. Điều này tạo cơ sở cho xu hướng Social Commerce bùng nổ trên toàn cầu. Năm 2022, doanh số Social Commerce trên toàn cầu đạt 992 tỷ USD và ước tính sẽ vượt mốc 3 nghìn tỷ USD trong năm 2026. 

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-Đón đầu xu hướng Social Commerce
Đón đầu xu hướng Social Commerce

Với lượng người dùng rất lớn – trên 1 tỷ, TikTok hoàn toàn có thể trở thành nền tảng dẫn đầu về doanh số Social Commerce trên toàn cầu và TikTok Shop ra đời để làm điều đó. Hiện TikTok Shop đã có mặt ở Châu Âu, Bắc Mỹ và 7 thị trường Châu Á trong đó có Việt Nam. 

Các video dạng ngắn của TikTok vốn đã rất hấp dẫn và khi được lồng ghép nội dung quảng cáo sẽ thu hút sự chú ý của người dùng một cách khéo léo. Điều này không chỉ giúp họ giải trí, tương tác mà còn tạo cảm hứng mua sắm từ những nội dung quảng bá đó (shoppable content). Theo dữ liệu của TikTok, có 67% người dùng đã mua hàng sau khi xem video dù không có ý định từ trước. 

Ngoài ra, TikTok đã tạo ra một vòng lặp mua sắm kết hợp giải trí vô tận (​​infinite loop shoppertainment) ngay trên ứng dụng của mình. Vì nền tảng TikTok ưu tiên việc người dùng sáng tạo nội dung và 83% trong số đó đã từng tạo video trên TikTok, nên sau khi mua hàng, khả năng cao họ sẽ chia sẻ trải nghiệm này trên ứng dụng. Thế nên vòng lặp mua sắm từ khám phá, cân nhắc, mua hàng, review đến gắn kết cứ thế lặp lại vô tận.

Tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của TikTok

Người dùng TikTok phần lớn trong độ tuổi từ 18-34 tuổi. Theo Statista, tính đến tháng 1/2023 có:

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-Tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của TikTok
Tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của TikTok

Bên cạnh đó, những danh mục nội dung phổ biến nhất trên TikTok bao gồm giải trí, thể thao/fitness, nấu ăn, mỹ phẩm, thời trang,…

Do đó, nếu các doanh nghiệp đang kinh doanh trong những lĩnh vực này và hướng đến phân khúc khách hàng trẻ tuổi thì xây dựng hiện diện nhanh chóng trên nền tảng TikTok và tận dụng tính năng TikTok Shop là điều cấp thiết phải triển khai, như cách mà Kylie Cosmetics đã làm.

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-Kylie Cosmetics
Gian hàng TikTok Shop tại Kylie Cosmetics

Ngay khi TikTok Shop vừa ra mắt tại thị trường Mỹ, Kylie Cosmetics là một trong những thương hiệu đầu tiên nhập cuộc. Đến nay tài khoản TikTok của thương hiệu đã có hơn 3.5 triệu người theo dõi. Kylie Jenner từng giải thích “Thương hiệu mỹ phẩm của tôi được xây dựng trên các nền tảng xã hội, tại đó những người hâm mộ của tôi sẽ tìm đến để xem các sản phẩm mới.

Tôi thấy việc tạo các video TikTok ngắn vui nhộn và chia sẻ đến người hâm mộ thật sự rất thú vị. Vì thế tôi hào hứng thiết lập tính năng TikTok Shop cho Kylie Cosmetics để các khách hàng có thể mua trực tiếp ngay trong ứng dụng TikTok” 

Khai thác tiềm năng của TikTok Influencer Marketing 

Nếu Influencer Marketing phổ biến ở các nền tảng xã hội khác, TikTok cũng không ngoại lệ. Chiến lược này chủ yếu được sử dụng để nâng cao nhận thức về thương hiệu, chạy các chương trình khuyến mãi và thúc đẩy doanh số. 

TikTok là nơi của những chiếc video ngắn sáng tạo và hấp dẫn vì thế người dùng TikTok dành sự yêu thích và quan tâm đặc biệt đến các creators có phong cách riêng, sáng tạo và thu hút sự chú ý của họ. Trong khi đó, TikTok Influencer Marketing là nơi mà thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân được liên kết chặt chẽ với nhau.

Do đó, lời khuyên của một số chuyên gia để triển khai thành công TikTok Influencer Marketing, doanh nghiệp nên để các đối tác được quyền tự do sáng tạo các nội dung quảng bá sản phẩm miễn sao vẫn nằm trong chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục. Đó là bởi nếu những video trên TikTok mà quá thuần quảng cáo sẽ khiến người dùng hay khách hàng tiềm năng “bỏ đi”. 

Walmart, chuỗi siêu thị bán lẻ của Mỹ vừa qua đã tài trợ cho một thử thách nhảy có tên là #SavingsShuffle, yêu cầu người chơi bày cách mua sắm tiết kiệm tại Walmart và phải sáng tạo các điệu nhảy thú vị, sau đó đăng lên TikTok. Có 6 Influencers được chọn để thúc đẩy chiến dịch này bao gồm Trinity, AdamW, Sam Hurley, Bdash, Kidrl và Ajani. 

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-Khai thác tiềm năng của TikTok Influencer Marketing
Khai thác tiềm năng của TikTok Influencer Marketing

Sự khác biệt giữa bán hàng trên TikTok Shop và sàn thương mại điện tử

  • Sàn thương mại điện tử: Các nhà bán hàng phải phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của các sàn thương mại điện tử, giá cả và sản phẩm phải cạnh tranh, gian hàng phải được đánh giá tốt, v.v
  • TikTok: Đây là một sân chơi công bằng có tất cả nhà bán hàng. Chỉ cần sáng tạo nội dung hấp dẫn và lồng ghép yếu tố quảng bá khéo léo là có thể bán cháy hàng và tăng lượt theo dõi. Tuy vậy, để tham gia cuộc đua bán hàng trên TikTok ở mức độ cao hơn, đòi hỏi những nhà bán hàng phải đầu tư hơn nữa vào sự sáng tạo. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM hiểu được những khó khăn và thử thách trong quá trình triển khai.

Hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

2
12,216
0
1
22/03/2023
Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử
GAMIFICATION – BỆ PHÓNG MỚI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Theo Research and Markets, thị trường Gamification toàn cầu được định giá hơn 10 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 38 triệu USD vào năm 2026. Đây là một hình thức marketing sáng tạo được nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử để mắt đến thời gian gần đây nhằm tìm cách gia tăng sự tương tác giữa khách hàng với thương hiệu và theo đuổi các mục tiêu doanh số.

Dưới đây là cách mà Gamification sẽ thúc đẩy sự hiệu quả của thương mại điện tử. 

Gamification là gì?

Gamification hay trò chơi điện tử ứng dụng hoá, gọi tắt là Game hoá là thuật ngữ chỉ việc lồng ghép khéo léo cơ chế của trò chơi điện tử vào hoạt động marketing một cách sáng tạo, ấn tượng nhằm đạt được mục tiêu marketing đã đề ra.

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-1
Gamification là gì?

Về cơ bản, xu hướng game nhấn mạnh yếu tố giải trí và khuyến khích người dùng tương tác nhiều hơn, từ đó đưa ra những hành động cụ thể. Thế nên, đây được xem là một công cụ độc đáo giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ, qua đó tăng sự gắn kết và lòng trung thành của người dùng đối với thương hiệu. 

Những năm gần đây, các xu hướng này được bổ sung trò chơi giải trí vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến được doanh nghiệp thương mại điện tử tăng tốc triển khai. Bởi khách hàng ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn, kỳ vọng mua sắm vì thế cũng cao hơn. Khi khám phá ra một cửa hàng trực tuyến cung cấp những trải nghiệm mua sắm khác lạ, hấp dẫn, khách hàng có xu hướng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn và mua nhiều hàng hơn. Riêng yếu tố này, Game có thể giúp doanh nghiệp toả sáng. 

Tại sao cần ứng dụng Gamification vào hoạt động thương mại điện tử

Tăng tương tác khách hàng  

Một trong những cách hay nhất để níu chân khách hàng ở lại và dành nhiều thời gian tương tác với thương hiệu đó là tạo ra và tích hợp Game vào website thương mại điện tử. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chiến lược Game hoá thương mại điện tử sẽ tăng sự tương tác khách hàng lên 47%.

Trò chơi thường sẽ yêu cầu người dùng hoàn thành các nhiệm vụ để nhận điểm thưởng hoặc để chiến thắng, bao gồm chia sẻ trò chơi lên mạng xã hội, mời bạn bè, lướt sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, hoàn tất thanh toán, v.v.

Hơn nữa, nếu trò chơi có tích hợp các ưu đãi, mã giảm giá, quà tặng kèm sẽ thu hút nhiều người chơi hơn, từ đó thương hiệu có thể truyền tải thông điệp một cách gần gũi, tự nhiên mà không mang đến cảm giác gượng ép, thúc giục mua hàng. Khi sự hài lòng và yêu mến của khách hàng tăng lên nhờ trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và đáng nhớ về mặt cảm xúc, khả năng tạo ra chuyển đổi sẽ cao hơn.

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-2
Ví dụ: Game của Lazada

Thúc đẩy doanh số bán hàng

Chiến lược Game hoá thương mại điện tử sẽ thật sự thúc đẩy doanh số bán hàng khi được sử dụng đúng cách. Khi tham gia trò chơi và chiến thắng, khách hàng có thể nhận được mã giảm giá. Khả năng rất cao họ sẽ dùng mã giảm giá này vào lần mua hàng kế tiếp. Tại đây, doanh số bán hàng sẽ tăng đáng kinh ngạc.

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-3
Ví dụ: Game của Domino’s Pizza

Năm 2012, Domino’s Pizza, một trong những thương hiệu pizza hàng đầu thế giới đã chứng kiến doanh số bán hàng tăng 30% nhờ áp dụng Game. Công ty đã phát triển trò chơi mang tên Pizza Hero. Tại đó khách hàng có thể tự làm ra chiếc bánh pizza cho riêng mình trên thiết bị di động với kích thước và nguyên liệu tùy ý. Sau đó, họ có thể nhấn “Make an order” để đặt hàng thành phẩm của họ với mức giá ưu đãi.

Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Đối với các thương hiệu, việc giữ chân khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành là điều quan trọng cần làm. Ứng dụng Game vào hoạt động thương mại điện tử có thể giúp tăng lòng trung thành của khách hàng đáng kể nhờ trải nghiệm thú vị khuyến khích các tương tác lặp đi lặp lại.

Bằng việc chơi trò chơi để nhận điểm, đạt huy hiệu tại cột mốc nào đó để nhận phần thưởng, khách hàng sẽ cảm thấy hào hứng về điều này và khả năng cao sẽ quay lại chơi để duy trì vị trí của mình trong trò chơi. Khi tương tác đủ lâu, khách hàng sẽ có cảm giác quen thuộc với thương hiệu và khi có nhu cầu mua hàng, họ sẽ nhớ đến và lựa chọn thương hiệu đó. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-4
Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Lưu ý khi triển khai Gamification trong thương mại điện tử

Không thể phủ nhận Game có thể giúp doanh nghiệp tăng tương tác khách hàng, thúc đẩy doanh số, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Dù vậy, doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn cần lưu một vài khía cạnh trước khi bắt đầu thực hiện. 

Để phát triển những trò chơi điện tử ứng dụng hoá thật sự mang về kết quả đúng kỳ vọng đòi hỏi rất nhiều về sự sáng tạo. Những trò chơi cơ bản như Quiz Game, Spin the Wheel,v.v quá dễ dàng để tạo ra, khách hàng đã quá quen thuộc nên những trải nghiệm trò chơi như vậy sẽ không đủ lực để tạo ra chuyển đổi.

Vì thế, thương hiệu cần tìm sự tư vấn từ những đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để thiết kế và phát triển những trò chơi thật sự hấp dẫn để thu hút, níu chân người dùng và khuyến khích sự tương tác nhiều lần. 

Tuy nhiên, việc này tốn nhiều thời gian và ngân sách. Ví dụ, để tạo ra một trò chơi với nhiều hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, video hoặc các yếu tố cá nhân hoá nhằm mục đích làm phong phú trải nghiệm người dùng sẽ khiến chi phí triển khai tăng cao – cả về tiền bạc lẫn thời gian. Đây sẽ là một vấn đề đáng lưu tâm đối với những doanh nghiệp thương mại điện tử đang có ý định áp dụng Game.

Những chiến dịch Game hoá thương mại điện tử thành công nhất

Starbucks

Trong số những thương hiệu thành công với Game, Starbucks sẽ là cái tên được xướng lên đầu tiên. Thông thường các thương hiệu cà phê sẽ cung cấp vouchers hoặc thẻ tích điểm để khuyến khích khách hàng quay lại lần sau. Bứt phá ra khỏi lối mòn cũ kỹ, Starbucks phát triển một trò chơi đặc biệt cho khách hàng của minh – “Flip the Cup”.

Trong đó người chơi chọn thức uống yêu thích, có thể dùng một tay để tung chiếc ly làm sao khi rơi xuống, chiếc ly vẫn đứng yên, không ngã. Mỗi lần chơi, người dùng có 10 lượt tung, mỗi lượt thành công được 10 điểm.

Cuối cùng, với số điểm đạt được, người chơi có thể chọn chơi lại hoặc tải voucher để mua món đồ uống đó ở cửa hàng gần nhất. Trải nghiệm thú vị này để tăng 90% tỷ lệ tương tác thương hiệu và tỷ lệ voucher tải xuống phá vỡ mục tiêu kỳ vọng 110%. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-6
Ví dụ về thương hiệu Starbucks

Domino’s Pizza

Như đã đề cập phía trên, năm 2012 là năm Domino’s Pizza có mặt trên thị trường và cũng là năm công ty cho ra mắt mini game đầu tiên mang đến trải nghiệm đặt hàng mới lạ cho những tín đồ pizza mang tên Pizza Hero. Trò chơi có tính năng cho phép người dùng lắc để ứng dụng giúp họ chọn món trong trường hợp không biết phải đặt món gì.

Đặc biệt, người dùng sẽ tạo ra những chiếc pizza mang phong cách riêng và tiến hành đặt hàng tại cửa hàng gần đó, tìm phiếu ưu đãi và theo dõi tiến trình đặt hàng ngay trên thiết bị di động. Ứng dụng này đã giúp Domino’s tăng doanh số bán hàng lên 30% cán mốc 1 tỷ USD doanh số trực tuyến chỉ riêng tại thị trường Mỹ.

Pizza Hero lọt top 15 hạng mục Lifestyle trên cả iTunes Stores và Google Play với 140,000 lượt tải về trong 2 tuần đầu tiên sau khi ra mắt. Đồng thời, cả Domino’s Pizza và Pizza Hero đều nhận được lời tán thưởng từ tạp chí hàng đầu thế giới – Forbes. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-7
Ví dụ về thương hiệu Domino’s Pizza

Gucci

Thương hiệu thời trang Gucci đã đưa Game hoá thương mại điện tử lên một tầm cao mới. Gucci Arcade là một trong các chiến lược Game của gã khổng lồ thời trang này nhằm thu hút sự chú ý của thế hệ Z. Trong đó, người dùng sẽ chơi các trò chơi như giải thoát chú ong, đánh bóng bàn với các nhân vật ảo. Nhờ đó, Gucci đã thu hút lượng lớn khách hàng đến mua sắm, đặc biệt là những khách hàng thuộc Gen-Z, thông qua trải nghiệm này. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-8
Ví dụ về thương hiệu Gucci

Game hoá thương mại điện tử là một xu hướng marketing đang lên ngôi trên thế giới và Việt Nam, hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong những năm tới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự nghiêm túc nhìn nhận tiềm năng Gamification và lên kế hoạch triển khai nhanh chóng.

Để tìm hiểu sâu hơn về Gamification, hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí. 

2
8,968
0
1
08/03/2023


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!