Blog

Khám phá nhiều bài viết có giá trị và cập nhật về thị trường thương mại điện tử, nền tảng công nghệ và Marketing
5 Nền Tảng Triển Khai Thương Mại Điện Tử Quốc Tế
Top 5 Nền Tảng Hỗ Trợ Triển Khai Thương Mại Điện Tử Quốc Tế
Thương mại điện tử quốc tế đang định hình xu hướng mua sắm của người tiêu dùng hiện đại trên toàn cầu, nơi mà biên giới địa lý không còn là rào cản cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và internet, các doanh...
2
557
0
1
06/06/2024
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Bằng Nền Tảng CS-Cart
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BẰNG NỀN TẢNG CS-CART 
CS-Cart là nền tảng thương mại điện tử theo mô hình mã nguồn mở và SaaS, tùy thuộc vào giải pháp mà doanh nghiệp đang tìm kiếm, được thành lập vào năm 2005 trực thuộc công ty Simbirsk Technologies Ltd. Kể từ khi thành lập đến nay, CS-Cart đã được nhiều doanh nghiệp có quy...
2
10,281
1
1
18/08/2023
Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ RƯỢU TOẢ SÁNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
Đại dịch Covid-19 những năm qua đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các nhà đầu tư, chủ công ty từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau và ngành rượu cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Việc đóng cửa các khách sạn, nhà hàng,...
2
10,252
0
1
12/01/2023
Shopify Plus La Gi Uu Nhuoc Diem Cua Shopify Plus
SHOPIFY PLUS LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA SHOPIFY PLUS
Shopify đại diện cho một tên tuổi đáng tin cậy trong phát triển thương mại điện tử và là sự lựa chọn của nhiều thương hiệu vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn cùng tốc độ tăng trưởng nhanh, nền tảng Shopify thông thường có lẽ không đáp...
2
10,228
0
1
28/04/2023
6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử
6 ERP ĐỂ DOANH NGHIỆP LỚN TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Dữ liệu đối với mọi quy mô doanh nghiệp thương mại điện tử là tài sản quý giá nhưng không dễ để quản lý và theo dõi. Do đó, sự xuất hiện của các phần mềm ERP như một giải pháp vượt trội, cho phép tích hợp tất cả dữ liệu kinh doanh về một...
2
10,210
0
1
12/06/2023
Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
ecommerce ecosystem
HIỂU VỀ HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỂ DẪN DẮT DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ
Các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam đang đón nhận nhiều cơ hội chuyển đổi trước sự phát triển thần tốc của công nghệ, thị trường, người tiêu dùng và sự tham gia của các nhà đầu tư lớn. Tuy nhiên, để tăng trưởng vượt bậc và bền vững, ngoài việc tận dụng tối ưu các cơ hội, doanh nghiệp cần phải gây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử hoàn thiện. Sự hoàn thiện của hệ sinh thái nói chung cũng như các thành phần trong hệ sinh thái nói riêng chính là nền tảng thúc đẩy các tương tác giữa doanh nghiệp, thị trường và người dùng diễn ra mạnh mẽ hơn.
Vậy, các thành phần trong hệ sinh thái thương mại điện tử bao gồm những gì? Doanh nghiệp nên phát triển hệ sinh thái như thế nào cho phù hợp với chiến lược kinh doanh?

1. Hệ sinh thái thương mại điện tử bao gồm những thành phần nào?

Hệ sinh thái thương mại điện tử là một không gian mở thực hiện mọi tương tác, kết nối của yếu tố con người, yếu tố xã hội, nền tảng công nghệ thông tin và các ứng dụng, dịch vụ để cung cấp giá trị và vận hành hiệu quả các thành phần trong hệ sinh thái. (Dựa trên khái niệm của PGS. TS Nguyễn Văn Hồng)
Các thành phần trong hệ sinh thái được vận hành thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách, luật pháp nhất quán để tạo thành một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử an toàn, đảm bảo các quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

ecommerce ecosystem components
Các thành phần chính trong hệ sinh thái thương mại điện tử

Các thành phần chủ yếu trong hệ sinh thái thương mại điện tử:

  • Hệ thống hạ tầng thương mại điện tử (Infrastructure) bao gồm phần cứng (máy chủ và các thiết bị), phần mềm (dịch vụ/công cụ dùng cho quản lý, phân tích), hệ thống mạng và các cơ sở vật chất tạo nền tảng cho các thành phần còn lại và đảm bảo mọi quy trình thương mại điện tử diễn ra liền mạch, hiệu quả.
  • Nền tảng thương mại điện tử (Ecommerce platform) là các ứng dụng phần mềm để xây dựng và quản lý mọi hoạt động trong hệ thống. Các nền tảng phổ biến hiện nay có thể kể đến như Magento, Shopify, BigCommerce, WooCommerce, Haravan, Wix…
  • Dịch vụ phát triển hệ thống thương mại điện tử (Development): cung cấp dịch vụ, giải pháp phát triển website, hệ thống, quy trình thương mại điện tử. Một số nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như SmartOSC, Isobar, SECOMM,…
  • Sàn thương mại điện tử (Marketplace): cung cấp môi trường và mọi dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, cho phép hoạt động mua bán được thực hiện dễ dàng giữa nhiều người bán và nhiều người mua. Tại Việt Nam, có thể kể đến các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…
  • Bộ phận thanh toán (Payment) bao gồm các mạng lưới, hệ thống, thiết bị xử lý mọi giao dịch diễn ra trong thương mại điện tử. Hiện nay, bên cạnh các hình thức thanh toán tiền mặt, thanh toán thẻ (thẻ nội địa, Visa, Mastercard,…) thì các hình thức Cổng thanh toán (OnePay, PayPal,…) hay ví điện tử (Momo, ZaloPay,..) cũng đang phát triển tại Việt Nam.
  • Hệ thống vận chuyển (Shipping) bao gồm toàn bộ các quy trình quản lý, phân phối hàng hóa từ kho hàng, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng. Điển hình là Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, ViettelPost, J&T, Ahamove,…
  • Phần mềm tài chính (Accounting) giúp quản lý các dữ liệu về hóa đơn, doanh thu bán hàng và mọi dòng tiền trong hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, sự ra đời của các phần mềm hóa đơn điện tử như e-invoice, MISA meInvoice, FPT.eInvoice,… đã hỗ trợ tối đa cho các quy trình kế toán.
  • Hoạt động Marketing (Marketing) giúp phát triển thương hiệu và sản phẩm hiệu quả, đồng thời tiếp cận và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua chiến lược, kênh và công cụ hỗ trợ.
  • Hệ thống quản lý (Management system) sử dụng các phần mềm quản lý nguồn lực và quy trình vận hành để nâng cao tính liền mạch và hiệu suất hoạt động cho toàn bộ hệ thống thương mại điện tử. Các hệ thống quản lý được sử dụng phổ biến hiện nay là ERP, CRM, IMS, POS, OFM,…

2. Hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển và hoàn thiện như thế nào?

The innovation of ecosystem components
Quá trình hoàn thiện của các thành phần trong hệ sinh thái thương mại điện tử

Giai đoạn 1: Hệ sinh thái Thương mại điện tử phát triển cơ bản

Ở giai đoạn khách hàng chưa nhận thức rõ ràng về nhu cầu mua hàng, hệ sinh thái thương mại điện tử cơ bản được hình thành, bắt đầu tiếp cận, giáo dục và kích thích sự tò mò của khách hàng về thương hiệu, sản phẩm.

Thành phần hệ sinh thái phát triển cơ bản (4/9): Hạ tầng TMĐT, Nền tảng TMĐT, Sàn TMĐT, Marketing

  • Hạ tầng TMĐT: tham gia hệ sinh thái ở mức độ cơ bản, chủ yếu sử dụng các thiết bị máy tính, thiết bị mạng, hệ thống dữ liệu và các cơ sở vật chất cơ bản để hỗ trợ vận hành các thành phần khác trong hệ sinh thái.
  • Nền tảng TMĐT: sử dụng các nền tảng tạo website đơn giản với giao diện và chức năng thương mại điện tử cơ bản.
  • Sàn TMĐT: triển khai bán hàng trên các sàn thương mại điện tử để thử nghiệm hiệu quả bán hàng, đồng thời tăng độ phủ thương hiệu và tiếp cận nhiều đối tượng người dùng để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
  • Marketing: sử dụng các kênh Marketing mạng xã hội, quảng cáo, nội dung, email,… để tăng lượt xem, lượt truy cập nhằm xây dựng nhận thức về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trong tư duy các khách hàng tiềm năng.

Các thành phần nổi bật: Sàn TMĐT, Marketing

Thành phần chưa tập trung phát triển: Dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT, Thanh toán, Vận chuyển, Tài chính, Hệ thống quản lý

Giai đoạn 2: Hệ sinh thái TMĐT vận hành cơ bản

Ở giai đoạn này, khách hàng bắt đầu nhận thức về nhu cầu mua hàng. Hệ sinh thái bước vào hoạt động vận hành, thực hiện tiếp cận nhu cầu của các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Thành phần hệ sinh thái vận hành cơ bản (8/9): Hạ tầng TMĐT, Sàn TMĐT, Nền tảng, Dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT, Marketing, Thanh toán, Vận chuyển, Tài chính

  • Hạ tầng TMĐT: phát triển hoàn thiện, đảm bảo mọi quy trình và tương tác giữa các thành phần diễn ra liền mạch.
  • Sàn TMĐT: duy trì hoạt động bán hàng với các chương trình, sự kiện được đổi mới liên tục để thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Nền tảng TMĐT: vận hành hệ thống, luôn cập nhật phiên bản mới để đáp ứng hiệu suất dần tăng lên của hệ thống.
  • Dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT: phát triển và vận hành toàn bộ hệ thống, đồng thời liên tục cải thiện hiệu suất hoạt động.
  • Marketing:
    • Tăng tần suất hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm để tăng nhận diện thương hiệu, sản phẩm cũng như thu hút thêm các đối tượng tiềm năng.
    • Tiếp tục đẩy mạnh kênh Marketing mạng xã hội, quảng cáo, nội dung, email,… tăng trải nghiệm, giáo dục và tăng chuyển đổi đối với các khách hàng mục tiêu.
  • Thanh toán: hoàn thiện hệ thống xử lý thanh toán và tích hợp các cổng thanh toán hoàn chỉnh.
  • Vận chuyển: hoàn thiện hệ thống xử lý vận chuyển và liên kết nhà cung cấp vận chuyển, thực hiện giao các đơn hàng đầu tiên.
  • Tài chính: Hoàn thiện hệ thống kế toán, tài chính để quản lý mọi giao dịch thương mại điện tử xảy ra trên hệ thống.

Các thành phần nổi bật: Marketing, Thanh toán, Vận chuyển, Tài chính

Thành phần chưa tập trung phát triển: Hệ thống quản lý

Giai đoạn 3: Hệ sinh thái TMĐT vận hành nâng cao

Hệ sinh thái sẽ tăng cường khả năng vận hành với nhiều chức năng quan trọng để tác động trực tiếp đến quá trình khách hàng tìm kiếm thông tin và cân nhắc mua hàng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi của phễu khách hàng.

Thành phần hệ sinh thái vận hành nâng cao (8/9): Hạ tầng TMĐT, Dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT, Sàn TMĐT, Nền tảng TMĐT, Thanh toán, Vận chuyển, Tài chính, Marketing

Thành phần duy trì hệ thống: Hạ tầng TMĐT, Dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT, Sàn TMĐT, Tài chính

Các thành phần nổi bật: Nền tảng TMĐT, Thanh Toán, Vận chuyển, Marketing

  • Nền tảng TMĐT: doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào quá trình phát triển hệ thống thương mại điện tử với nền tảng chuyên biệt có vận hành và xử lý tối ưu các chức năng phức tạp.
    • Phát triển các chức năng mới để tối ưu trải nghiệm người dùng
    • Tối ưu các chức năng kêu gọi hành động và thu thập email người dùng trên kênh website, đồng thời bắt đầu triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mãi để tăng chuyển đổi.
  • Thanh toán: tích hợp bổ sung các phương thức thanh toán để đa dạng hóa trải nghiệm thanh toán, từ thanh toán COD, internet banking đến các loại thẻ VISA, Mastercard hay ví điện tử.
  • Vận chuyển: tối ưu quy trình đóng gói, cải thiện tốc độ giao hàng bằng cách liên kết với các nhà cung cấp vận chuyển hoặc xây dựng đội ngũ giao hàng riêng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện tối ưu quy trình vận hành để xử lý đơn hàng nhanh chóng.
  • Marketing:
    • Website: chú trọng hơn về mặt nội dung blog, đồng thời tối ưu các trang nội dung sản phẩm.
    • Tiếp tục duy trì hiệu quả kênh Social Marketing
    • Kênh email được tập trung hơn để nuôi dưỡng và kích thích nhu cầu của khách hàng tiềm năng.

Thành phần chưa tập trung phát triển: Hệ thống quản lý

Giai đoạn 4: Hệ sinh thái TMĐT vận hành tối ưu

Khi khách hàng chuyển sang giai đoạn ra quyết định mua hàng, hệ sinh thái phát huy hiệu quả tối ưu trong mọi quy trình và thành phần vận hành, đồng thời tập trung phát triển các chức năng chuyển đổi phễu khách hàng thông qua sự cải thiện và đổi mới liên tục của thành phần Marketing.

Thành phần hệ sinh thái vận hành tối ưu (9/9): Hạ tầng TMĐT, Dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT, Sàn TMĐT, Nền tảng TMĐT, Thanh toán, Vận chuyển, Tài chính, Marketing, Hệ thống quản lý

Thành phần duy trì hệ thống: Hạ tầng TMĐT, Dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT, Sàn TMĐT, Nền tảng TMĐT, Thanh toán, Vận chuyển, Tài chính

Các thành phần nổi bật: Marketing, Hệ thống quản lý

  • Marketing: tập trung chiến lược Marketing Thương mại điện tử
    • Triển khai kế hoạch gửi email nhắc nhở các đơn hàng chưa thanh toán để tiếp tục kích thích những đối tượng người tiêu dùng tiềm năng
    • Duy trì chăm sóc khách hàng qua email để thu thập các phản hồi, đánh giá của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm
    • Phát triển chương trình khách hàng thân thiết với các hoạt động giảm giá, tích lũy điểm đổi quà, thẻ thành viên,… để tăng khả năng khách hàng quay trở lại
  • Hệ thống quản lý:
    • Tích hợp thêm hệ thống ERP để vận hành dữ liệu, nhân lực và các quy trình liền mạch hơn
    • Đồng bộ Website với ERP và CRM để tối ưu quy trình vận hành và tăng chuyển đổi phễu khách hàng

Giai đoạn 5: Hệ sinh thái TMĐT hoàn thiện tối đa

Các thành phần của hệ sinh thái đều hoàn thiện và tương tác hiệu quả với nhau. Hệ sinh thái hướng đến duy trì vận hành và phát triển hệ thống để hỗ trợ quá trình sử dụng sản phẩm của khách hàng, giữ chân khách hàng và kích thích khả năng quay lại mua hàng.

Thành phần hệ sinh thái hoàn thiện tối đa (9/9): Hạ tầng TMĐT, Dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT, Sàn TMĐT, Nền tảng TMĐT, Thanh toán, Vận chuyển, Tài chính, Marketing, Hệ thống quản lý

Thành phần duy trì hệ thống: Hạ tầng TMĐT, Sàn TMĐT, Thanh toán, Vận chuyển, Tài chính, Marketing

Các thành phần nổi bật: Nền tảng TMĐT, Dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT, Hệ thống quản lý

  • Nền tảng thương mại điện tử: sử dụng các đánh giá thu thập từ khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các chức năng hỗ trợ trên hệ thống.
  • Dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT: lúc này hệ thống TMĐT có độ phức tạp cao, các chức năng chuyên biệt và phức tạp cần có dịch vụ phát triển để hỗ trợ các giải pháp cải tiến và hoàn thiện hệ thống.
  • Hệ thống quản lý: vận hành và quản lý liền mạch mọi dữ liệu, quy trình và nguồn lực từ các hệ thống website, ERP, CRM, POS.

3. Hệ sinh thái thương mại điện tử tại Việt Nam đang gặp phải những rào cản nào?

Mặc dù hệ sinh thái thương mại điện tử tại Việt Nam đang có tốc độ hoàn thiện nhanh chóng nhưng sự tăng trưởng này đang vướng phải nhiều rào cản.

barriers facing the ecosystem
Hệ sinh thái TMĐT Việt Nam chưa đạt được độ hoàn thiện tối ưu, đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ doanh nghiệp, thị trường và người tiêu dùng

Rào cản từ bên ngoài

Vấn đề pháp lý chưa bắt kịp với sự phát triển của hệ sinh thái Thương mại điện tử

Thương mại điện tử tại Việt Nam là một lĩnh vực mới mẻ so với thị trường chung. Điều này khiến cho môi trường pháp lý dành riêng cho thương mại điện tử vẫn chưa được hoàn thiện và chặt chẽ. Trong đó, các vấn đề về thuế, bảo mật và xác thực thông tin trong giao dịch điện tử, quyền sở hữu trí tuệ,… chưa được bảo vệ với giải pháp thích hợp từ khung pháp lý.

Sự mất cân bằng giữa độ hoàn thiện của khung pháp lý và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường khiến cho thương mại điện tử trở nên khó kiểm soát, hoặc có nguy cơ phát triển không lành mạnh. Cụ thể, Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử đã có những quy định về quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh thương mại điện tử nhưng quá trình kiểm soát việc đăng ký vẫn chưa được triển khai đầy đủ và chặt chẽ, dẫn đến số lượng doanh nghiệp kê khai đăng ký vẫn chưa đủ so với thực tế. Vì vậy, tính xác thực của phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa thể xác minh, dẫn đến tình trạng gian lận trong giao dịch và các hành vi gian lận khác.

Nghiêm trọng hơn là các vấn đề chiếm dụng, giả mạo tên miền do các hacker gây ra để thực hiện các hành vi giả mạo doanh nghiệp, khiến cho doanh nghiệp và cả người tiêu dùng bị thiệt hại nghiêm trọng. Điều này cho thấy hệ thống pháp lý hiện nay cần được thực thi mạnh mẽ với biện pháp cụ thể hơn giúp ngăn chặn nguy cơ tấn công từ các tội phạm công nghệ.

Vấn đề lòng tin người tiêu dùng

Các thực trạng xảy ra trong quá trình mua hàng cũng là một trong những rào cản lớn của hệ sinh thái. Các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ thương mại điện tử, điển hình là quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm (hàng giả, hàng kém chất lượng), hay gian lận, lừa đảo trong các dịch vụ thanh toán (đánh cắp thông tin thẻ tín dụng), vận chuyển (hàng bị tráo đổi trong quá trình đóng gói và vận chuyển),… đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi khách hàng và sự phát triển lành mạnh, bền vững của hệ sinh thái thương mại điện tử.

Vấn đề về ngân sách đầu tư của doanh nghiệp

Một trong những rào cản lớn khác cho hệ sinh thái là vấn đề về cạnh tranh và ngân sách đầu tư trong doanh nghiệp. Yêu cầu bảo mật dữ liệu hay đầu tư hạ tầng công nghệ khiến hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử riêng lẻ hiện nay đang chịu sức ép lớn về ngân sách. Điều đó khiến cho hệ sinh thái thương mại điện tử bị chi phối khá lớn bởi sự phát triển của các sàn thương mại điện tử cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Rào cản từ bên trong

Mặc dù các thành phần trong hệ sinh thái thương mại điện tử hiện nay đã hoàn thiện đầy đủ về số lượng, tuy nhiên mức độ phát triển không đồng đều giữa các thành phần này khiến các tương tác, quy trình vận hành diễn ra rời rạc và khó đạt được tăng trưởng tối ưu. Các rào cản chủ yếu đến từ:

  • Hạ tầng TMĐT: Sự hạn chế về hạ tầng, cơ sở vật chất, năng lực tiếp cận công nghệ ở các khu vực nông thôn tạo nên nhiều cách biệt đáng kể so với các khu thành thị, gây ảnh hưởng đến độ phủ của thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
  • Logistics: Hạ tầng logistics chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử. Sự thiếu đồng bộ giữa các dịch vụ logistics và hạn chế về việc áp dụng công nghệ vẫn là rào cản lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ tại Việt Nam.
  • Thanh toán: Thanh toán tiền mặt (COD) rất cao, chiếm đến 60% giao dịch trong toàn bộ thị phần thanh toán điện tử. Điều này tạo ra nhiều rủi ro hơn cho doanh nghiệp do tình trạng trả lại đơn hàng và không nhận hàng khiến cho quá trình xử lý các đơn hàng này mất thêm nhiều chi phí và thời gian hơn.

Ngoài ra, rào cản lớn nhất là chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ sinh thái để mang lại các giải pháp thương mại điện tử thống nhất và đồng bộ. Nhìn chung các giải pháp liên kết hiện nay thường diễn ra phổ biến giữa các sàn thương mại điện tử và đơn vị cung cấp vận chuyển, hoặc với các ngân hàng số/ví điện tử để cung cấp các giải pháp tiết kiệm, thông minh hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên sự liên kết liền mạch và thống nhất giữa mọi thành phần trong hệ sinh thái vẫn chưa được phát triển để có thể tối ưu các tương tác liền mạch của doanh nghiệp trong hệ sinh thái và giữa các doanh nghiệp trong thị trường thương mại điện tử.

4. Giải pháp cho các doanh nghiệp SMEs

Sự hoàn thiện của hệ sinh thái thương mại điện tử là nền tảng bền vững giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng, triển khai các kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử phù hợp cho từng giai đoạn phát triển đồng thời xây dựng một hệ sinh thái hoàn thiện cho riêng mình.

Về số lượng thành phần triển khai

Doanh nghiệp cần xác định các thành phần hệ sinh thái thương mại điện tử phù hợp theo từng mô hình kinh doanh và từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sẽ sử dụng các thành phần cơ bản của hệ sinh thái thương mại điện tử như nền tảng để phát triển một hệ thống hoàn chỉnh, hoàn thiện các quy trình thanh toán, vận chuyển, tích hợp thêm các phần mềm quản lý CRM, POS, tài chính và các công cụ Marketing.

Tuy nhiên, một doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn có thể cân nhắc đến hệ thống ERP giúp quản lý doanh nghiệp liền mạch hơn, hoặc kết hợp triển khai omnichannel để mở rộng hiệu quả kinh doanh.

Về thời gian triển khai

Dựa trên các thành phần hệ sinh thái đã được xác định cụ thể, doanh nghiệp ước tính thời gian chuẩn bị phù hợp để thúc đẩy quá trình kinh doanh diễn ra đúng thời điểm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường và nhu cầu khách hàng. Từ đó, tăng hiệu quả cho kế hoạch triển khai và hiệu suất hoạt động của hệ thống thương mại điện tử.

Về ngân sách triển khai

Khi đã xác định rõ ràng các thành phần hệ sinh thái cần thiết cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề ngân sách sẽ được lên kế hoạch cụ thể hơn. Việc xác định ngân sách phù hợp là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp SMEs có thể triển khai thương mại điện tử thành công và phát triển bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp SMEs hiện nay do trở ngại lớn về ngân sách và quá trình đầu tư cần diễn ra lâu dài.

solutions for SMEs
Chọn lọc thành phần phù hợp với mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả và bền vững về dài hạn

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vừa nhỏ hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh TMĐT của chính mình. Phần lớn các doanh nghiệp chưa xác định đúng các thành phần hệ sinh thái thương mại điện tử cần thiết và phù hợp với mô hình kinh doanh, dẫn đến các vấn đề về thời gian triển khai và ngân sách triển khai.

Với kinh nghiệm chuyên sâu về cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện, SECOMM sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong từng giai đoạn triển khai kinh doanh thương mại điện tử với các giải pháp phù hợp nhất.

Liên hệ SECOMM để nhận được dịch vụ tư vấn giải pháp thương mại điện tử đầy đủ cho doanh nghiệp!

2
5,911
1
1
13/09/2021
data digitization process
TIẾN TRÌNH SỐ HÓA DỮ LIỆU CẦN NHỮNG GÌ?
Trong bối cảnh kỷ nguyên số 4.0 mở ra bước tiến quan trọng cho xã hội loài người, dữ liệu đã trở thành kho báu quý giá của doanh nghiệp trong việc nghiên cứu các đối tượng mục tiêu để triển khai một cách toàn diện các chiến lược kinh doanh. Cũng đã đến lúc các doanh nghiệp cần nhìn nhận đúng đắn hơn về một công thức số hóa dữ liệu hoàn chỉnh để tận dụng tối đa các lợi ích mà tiến trình này mang lại. Do đó, tiến trình số hóa dữ liệu trở thành một yêu cầu chuyển đổi bắt buộc mà doanh nghiệp cần hoàn thiện để đáp ứng các xu hướng mới từ thị trường và sự phát triển tất yếu của thời đại. Ở một tầm nhìn xa hơn, số hóa dữ liệu sẽ là nền tảng cốt lõi cho các phân lớp cao hơn của tiến trình chuyển đổi số.

1. Chuẩn bị đầy đủ cho quy trình số hóa dữ liệu

Số hóa dữ liệu là tiến trình chuyển đổi dữ liệu từ loại hình tài liệu giấy truyền thống sang kho dữ liệu có định dạng kỹ thuật số. Sau khi số hóa đã hoàn tất, nguồn dữ liệu sẽ được lưu trữ, quản lý bởi các phần mềm hay nền tảng công nghệ, làm tăng thêm tính bảo mật và khả năng truy cập cho hệ thống. Sự cải tiến này là một yêu cầu chuyển đổi bắt buộc đối với các mô hình kinh doanh truyền thống vì hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải các vấn đề về vận hành và quản lý. Đồng thời, các doanh nghiệp start-up đã có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận công nghệ mới và có tư duy đổi mới vô cùng hiện đại.

Thứ nhất, có khá nhiều khó khăn trong việc lưu trữ và bảo quản các loại tài liệu giấy. Các bộ tài liệu in giấy thường phải đóng thành các bộ sổ sách với kích thước lớn. Thứ hai, dữ liệu giấy khiến cho việc tìm kiếm, tổng hợp và phân tích tốn kém nhiều thời gian không cần thiết của doanh nghiệp. Trong khi đó, nguồn dữ liệu kỹ thuật số có thể tinh giản bớt sự cồng kềnh của phần lớn tài liệu giấy trước đây trong khi vẫn có đủ không gian số để lưu trữ dữ liệu trong hệ thống. Các hệ thống này đặc biệt sở hữu nhiều lợi thế về tính bảo mật và tính linh hoạt trong hỗ trợ phân tích, nghiên cứu dữ liệu cho các kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh.

Một quy trình số hóa dữ liệu cơ bản trải qua 3 giai đoạn chính: chọn lọc dữ liệu, chuyển đổi định dạng, quản trị dữ liệu trên các hệ thống.

Chọn lọc dữ liệu

Để chuẩn bị đầy đủ cho một kế hoạch số hóa dữ liệu, các doanh nghiệp có thể bắt đầu từ việc phân loại và chọn lọc loại tài liệu theo mục tiêu và kế hoạch số hóa. Cụ thể, các nhà bán lẻ có thể ưu tiên những dữ liệu về sản phẩm, kho hàng, thông tin khách hàng, báo cáo đơn hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thiên về vận hành có thể cân nhắc những nguồn dữ liệu nội bộ phục vụ cho quy trình hoạt động và quản lý bên trong doanh nghiệp như dữ liệu kế toán, nhà xưởng, báo cáo vận hành và các loại liên quan khác.

data classification
Chọn lọc dữ liệu giúp lựa chọn và phân loại một khối lượng lớn thông tin của doanh nghiệp

Chuyển đổi định dạng – chuẩn bị cho tiến trình số hóa dữ liệu

Ở bước chuyển đổi tiếp theo của tiến trình số hóa dữ liệu, các tài liệu giấy sẽ được scan và chuyển thành các nguồn dữ liệu định dạng hình ảnh như JPG, TIFF, GIF, PNG, RAW… Với một nguồn ngân sách tốt hơn, một tổ chức có thể tận dụng các công nghệ mang tính đột phá hơn như AI, Machine Learning, Big Data…để số hóa văn bản giấy thành các định dạng có thể chỉnh sửa dễ dàng. Khi chuyển đổi thành công, các dữ liệu sẽ trở nên tinh gọn và được lưu trữ trong các hệ thống kho dữ liệu để phục vụ cho việc khai thác và chỉnh sửa về sau.

Quản trị sau khi số hóa dữ liệu

Lợi ích của các hệ thống quản lý dữ liệu kỹ thuật số chính là sự tối giản hóa về không gian và chi phí lưu trữ, thời gian truy cập, vận hành và quản lý, đồng thời cũng đáp ứng sự tối ưu hóa về tính bảo mật cũng như hiệu suất khai thác dữ liệu. Các hệ thống này hoạt động theo hai yêu cầu chính, thứ nhất là lưu trữ, và thứ hai là hỗ trợ truy cập dữ liệu một cách linh hoạt, nhanh chóng.

store and manage data
Hầu hết các hệ thống quản lý dữ liệu kỹ thuật số cho phép người dùng lưu trữ dễ dàng các dữ liệu lớn và truy cập chúng một cách linh hoạt

Vấn đề quan trọng khi số hóa dữ liệu chính là sử dụng công nghệ phù hợp với khoảng thời gian tương ứng để có thể tối ưu chất lượng và cả thời gian thực hiện số hóa. Khi đáp ứng được cả hai yêu cầu, doanh nghiệp cũng không cần quá lo ngại đến tình trạng ngân sách vượt quá khả năng nữa.

2. Vai trò của các hệ thống quản lý số trong số hóa dữ liệu

Các giải pháp cho tiến trình số hóa dữ liệu sẽ hoàn thiện hơn khi sử dụng các hệ thống quản lý dữ liệu số phù hợp với nhu cầu lưu trữ và truy cập thông tin. Doanh nghiệp cũng dễ dàng sử dụng các dữ liệu cho mục đích nghiên cứu và phát triển hoạt động kinh doanh, cải tiến sản phẩm, chất lượng dịch vụ hay thêm vào các sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Về cơ bản, các hệ thống quản lý dữ liệu số có khả năng:

  • Đảm bảo tính toàn vẹn cho dữ liệu. Các hệ thống dữ liệu kỹ thuật số hoàn toàn là một giải pháp thay thế hoàn thiện cho các không gian lưu trữ tài liệu vật lý (tài liệu giấy, kệ tủ, kho trữ,…). Giải pháp này sẽ giúp cho dữ liệu giảm đi sự cồng kềnh trước đây, đồng thời cũng hạn chế tình trạng thất lạc, rời rạc hoặc hư hỏng dữ liệu.
  • Giúp thông tin mang tính chủ động hơn. Việc di chuyển dữ liệu sang các hệ thống kỹ thuật số giúp cho dữ liệu luôn ở trạng thái khả dụng cho việc khai thác và truy xuất nhanh chóng cho các báo cáo phân tích, nghiên cứu, thống kê. Dữ liệu sẽ không còn bị giới hạn, mà ngược lại, doanh nghiệp có thể truy cập mọi lúc mọi nơi.
  • Giảm thiểu thời gian tìm kiếm thông tin. Các hệ thống quản lý hiện đại, thông minh cũng cho phép nhiều người dùng truy cập thông tin cùng lúc, đảm bảo sự trôi chảy và liền mạch của các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp.

Một trong những hệ thống quản lý dữ liệu số phổ biến nhất hiện tại chính là các hệ thống ERP. ERP được xây dựng như một hệ thống quản trị toàn bộ doanh nghiệp có khả năng sử dụng các dữ liệu như một nguồn tài nguyên cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

ERP system
Hệ thống ERP là sự kết nối liền mạch cho tất cả quy trình hoạt động của doanh nghiệp

Trong đó, ERP tạo ra một hệ thống lưu trữ có tính logic cao của tất cả các phòng ban của doanh nghiệp để tạo ra khả năng truy cập, sử dụng và khai thác thông tin một cách liền mạch và nhanh chóng. Tuy nhiên, ERP là một sự chuyển đổi toàn diện đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận sự đổi mới và cải cách thực sự cho mô hình vận hành.

3. Một số hình thức số hóa dữ liệu điển hình

Số hóa dữ liệu còn áp dụng rất hiệu quả đối với các dịch vụ công của quốc gia, hình thành một chính phủ điện tử để chuyển đổi phương thức làm việc của môi trường hành chính truyền thống. Điều này mang lại lợi thế vô cùng lớn cho cả chính phủ và người dân khi việc hoàn tất các thủ tục giấy tờ sẽ trở nên nhanh chóng và linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, nguồn thông tin, dữ liệu trong môi trường quản lý điện tử có tính bảo mật, an toàn và tính minh bạch cao hơn. Trong đó, điển hình là việc ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý hệ thống thuế điện tử của doanh nghiệp. Blockchain sở hữu lợi thế lớn về khả năng bảo mật dữ liệu, đồng thời các giao dịch thuế giá trị gia tăng cũng được thực hiện nhanh chóng theo thời gian thực, giảm thiểu vấn đề về gian lận và tình trạng trốn thuế.

E-government
Các chính phủ điện tử đã áp dụng hiệu quả số hóa dữ liệu để chuyển đổi các quy trình làm việc truyền thống

Một ví dụ số hóa dữ liệu khác là việc đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ về bán lẻ của Saigon Co.op. Với mục đích lớn nhất là tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, nhà bán lẻ này hướng đến hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu để góp phần tạo dựng một không gian mua hàng kỹ thuật số.

Và kết quả là chiến kết hợp cùng ví Momo đã được thực hiện – Momo trở thành một phương thức thanh toán điện tử chính tại các hệ thống siêu thị. Bên cạnh đó, sự kết hợp cùng hệ thống giao nhận Grab cũng là một bước đột phá quan trọng, hứa hẹn về các dịch vụ giao nhận hàng hóa GrabExpress cũng như giao nhận thức ăn GrabFood áp dụng cho toàn bộ hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra tại TP HCM.

Những sự kết hợp này đồng thời cũng được đẩy mạnh với các chương trình khuyến mãi giúp mang lại trải nghiệm dịch vụ tối đa cho khách hàng. Các chiến lược số hóa dữ liệu hầu hết phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại vi. Đồng thời chúng cũng có các phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các công ty cần phải điều chỉnh quy trình và hệ thống theo đúng tiêu chuẩn trước khi tiến hành số hóa dữ liệu.

Chuyển đối số là một tiến trình quan trọng có quy mô phức tạp, trong đó số hóa dữ liệu chỉ là một phân lớp nhỏ. Mặc dù vậy, phân lớp này lại là giá trị cốt lõi quan trọng của toàn bộ tiến trình chuyển đổi số.

Số hóa dữ liệu mang lại cho doanh nghiệp lợi thế lớn để đáp ứng yêu cầu của một tiến trình chuyển đổi số cơ bản – đó chính là chuyển đổi định dạng của nền tảng dữ liệu. Các hình thức lưu trữ và quản lý dữ liệu cũng khá đa dạng và doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn phương thức phù hợp để quản lý nguồn dữ liệu kỹ thuật số của mình. Tuy nhiên, công nghệ không phải là yếu tố quyết định sự thành công của tiến trình số hóa, và không phải sử dụng nhiều nền tảng đều sẽ mang lại thành công. Việc cân nhắc kết hợp các chiến lược, hệ thống dữ liệu dựa trên nền tảng công nghệ phù hợp sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đến gần hơn với kết quả mong đợi.

2
4,124
0
1
08/09/2021
digital transformation layers
3 PHÂN LỚP CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẦY ĐỦ
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 đã tạo ra những thay đổi liên tục trong cuộc sống hiện đại xoay quanh giá trị cốt lõi là những tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số. Trong đó, quá trình chuyển đổi số cũng dần nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các doanh nghiệp và cá nhân mặc dù đã len lỏi vào các quy trình vận hành của doanh nghiệp kể từ khi máy tính trở nên phổ biến vào thập niên 90s. Tuy nhiên, chuyển đổi kỹ thuật số đã đánh dấu một bước đột phá ngoạn mục khi nó trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu kể từ đầu năm 2020. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng lớn của nó đối với tương lai doanh nghiệp, trong đó, các yếu tố chìa khóa của quá trình chuyển đổi số – số hóa dữ liệu, số hóa quy trình đã thể hiện đầy đủ những nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần hoàn thiện để tiếp cận với nhiều cơ hội mới trong tương lai. Chúng đồng thời cũng là những trụ cột quan trọng trong hệ thống chuyển đổi số đa lớp, hình thành tính liền mạch của dữ liệu, công nghệ và con người.

1. Góc nhìn học thuật về chuyển đổi số và các quan điểm liên quan

Tiến trình chuyển đổi số là yêu cầu cần thiết cho các mô hình truyền thống để bắt kịp công nghệ và thời đại. Việc triển khai chuyển đổi số phù hợp với từng mô hình cụ thể sẽ góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó có thể vừa tăng doanh thu vừa có thể tối ưu hóa quy trình vận hành, tạo ra các giá trị về văn hóa doanh nghiệp và nguồn nhân lực. Về cơ bản, một mô hình chuyển đổi số hoàn chỉnh có thể được hình thành từ 3 phân lớp chính: dữ liệu, quy trình, và mô hình kinh doanh.

Ở lớp dữ liệu, cần tiến hành số hóa các nguồn dữ liệu để quản lý dễ dàng hơn bằng cách áp dụng công nghệ. Ở lớp quy trình và mô hình, doanh nghiệp sẽ tiến hành các chiến lược chuyển đổi cho quy trình vận hành dựa trên nền tảng dữ liệu kỹ thuật số đã được chuyển đổi. Với quy mô rộng hơn, doanh nghiệp có thể cân nhắc chuyển đổi mô hình kinh doanh cho phù hợp với định hướng về dài hạn và phát triển nền văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện từng bước hay thực hiện đồng thời tất cả các phân lớp đều khả thi nếu lựa chọn đó phù hợp với yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra, cũng như các chiến lược chuyển đổi cụ thể về ngắn hạn và dài hạn.

Số hóa dữ liệu (Data digitization)

Số hóa dữ liệu là tiến trình chuyển đổi định dạng từ tài liệu giấy sang định dạng kỹ thuật số sau đó lưu trữ các cơ sở dữ liệu kỹ thuật số vào các hệ thống máy tính quản lý dữ liệu của doanh nghiệp. Các hệ thống này được hình thành bằng cách áp dụng công nghệ để lưu trữ dữ liệu một cách thông minh và có hệ thống, giúp cho việc truy xuất dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng hơn, dữ liệu trở nên chủ động hơn và mang lại nhiều giá trị sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Số hóa dữ liệu sẽ tạo dựng một môi trường hoạt động tinh gọn hơn trong khi vẫn đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ và nguồn dữ liệu hoàn chỉnh, hình thành nên một cấu trúc hạ tầng số cho doanh nghiệp. Đây đồng thời là phân lớp cốt lõi của tiến trình chuyển đổi số, hình thành nên nền tảng cho tất cả các phân lớp còn lại. Tính đến hiện tại, số hóa dữ liệu là một giải pháp tối ưu đảm bảo được tính toàn vẹn và bảo mật cho hệ thống dữ liệu về lâu dài. Giải pháp này giúp giảm bớt chi phí vận hành một cách đáng kể.

Khi đó, các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chính là kho lưu trữ quan trọng nhất có thể phát huy hiệu quả tối đa cho việc truy cập và khai thác dữ liệu trong doanh nghiệp. MySQL là một minh chứng điển hình cho một trong những hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay với nhiều tính năng tiện ích. Hệ thống này hoạt động dựa trên mã nguồn mở nhưng vẫn đảm bảo tốc độ nhanh chóng và tính an toàn của dữ liệu, đặc biệt là các hệ thống dữ liệu dung lượng lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Bên cạnh các hệ thống quản lý dữ liệu khác như SQL Server, Oracle, PostgreSQL,… MySQL có khả năng đáp ứng phần lớn các yêu cầu về sử dụng dữ liệu như hiệu năng lưu trữ, tiêu chuẩn bảo mật và an toàn dữ liệu.

Các lợi thế vượt trội này giúp cho MySQL được giới chuyên môn đánh giá cao và được triển khai trong nhiều ngành công nghệ có độ phức tạp cao.

Số hóa quy trình và mô hình kinh doanh (Process and model digitalization – PMD)

Dựa trên nền tảng cốt lõi là hệ thống dữ liệu số, số hóa quy trình và mô hình kinh doanh tạo thành một phân lớp rộng hơn bao phủ bên ngoài. Phân lớp này mang tính phức tạp cao và bao hàm nhiều hình thái phong phú tùy theo cách thức, mục tiêu hoạt động của công ty. PMD là sự chuyển đổi dựa trên các hạ tầng công nghệ và khung dữ liệu số để tạo thành một nền tảng kỹ thuật số.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, doanh nghiệp cần phân tích những vấn đề mà quy trình vận hành, mô hình kinh doanh hiện tại đang gặp phải. Từ đó, họ có thể đưa ra định hướng, chiến lược phù hợp cho các quyết định chuyển đổi. Nhìn chung, phân lớp chuyển đổi này đã hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện của chuyển đổi số như:

  • Kết nối doanh nghiệp – khách hàng trong quá trình kinh doanh;
  • Duy trì, phát triển các sáng kiến công nghệ thích hợp;
  • Tối ưu nguồn nhân lực theo thời gian.

Đồng thời, một doanh nghiệp cần kết hợp tập trung thực hiện các giải pháp số hóa vào việc tạo ra hệ thống giá trị khách hàng và xây dựng mô hình vận hành.

Hiện tại các doanh nghiệp đã áp dụng thành công các nền tảng CRM hay các phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP để tối ưu hóa các quy trình vận hành về mặt thời gian và nguồn lực. Trong đó có thể kể đến các nền tảng quản lý như Zoho CRM, Microsoft Dynamics CRM hay Salesforce CRM. Những cái tên này đều là những công cụ hỗ trợ tuyệt vời tạo nên tính liền mạch cho các quy trình, tiến trình hoạt động trong các phòng ban của doanh nghiệp.

Các hệ thống CRM hay ERP đều hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc đạt được doanh thu mục tiêu, đồng thời có thể gỡ rối hiệu quả cho các quy trình thủ công phức tạp hoặc các vấn đề liên quan đến khả năng kiểm soát và bảo quản dữ liệu.

3 layers of digital transformation
3 phân lớp của quy trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số (digital transformation – DT) là phạm trù lớn nhất, là bước đi gần như hoàn thiện nhất đưa doanh nghiệp đến gần hơn với nền kinh tế số 4.0. DT mô tả toàn bộ quá trình số hóa dữ liệu và chuyển đổi quy trình vận hành, mô hình kinh doanh. Mục đích cuối cùng của tiến trình là hướng tới con người, đồng thời kết hợp văn hóa doanh nghiệp và định hướng nền tảng khách hàng. Chuyển đổi số đặt mục tiêu vĩ mô hơn về định hướng kỹ thuật số cho con người trong việc xây dựng các chiến lược, các nền tảng văn hóa, công nghệ kỹ thuật số cũng như cách con người thích nghi với các chuyển đổi số này.

Nhìn chung, hầu hết các công ty khi tiến hành chuyển đổi số đều gặp phải các rào cản lớn. Họ thường bỏ qua một kế hoạch số hóa dữ liệu hoàn chỉnh trong khi chỉ tập trung hoàn thiện các kế hoạch vĩ mô hơn trong giai đoạn số hóa quy trình và mô hình kinh doanh, điều này không mang lại hiệu quả chuyển đổi số cao do bước chuẩn bị ban đầu đã không được thực hiện kỹ càng.

Hơn nữa, những ước tính không thích hợp về thời gian cũng như ngân sách hạn hẹp cũng sẽ là một thử thách đáng kể cho các nhiệm vụ chuyển đổi số trong từng giai đoạn cụ thể. Doanh nghiệp cũng cần chinh phục các loại công nghệ mới và đào tạo nguồn nhân lực số. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp không thể vượt qua với các kết quả chuyển đổi như kỳ vọng. Tuy nhiên, so với các thách thức dồn dập mà các doanh nghiệp gặp phải trong thời gian gần đây (dịch bệnh COVID-19), chuyển đổi số sẽ hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu và các nền tảng số, xóa bỏ mọi khoảng cách, kết nối thế giới dễ dàng ở mọi nơi mọi lúc.

2. Điểm hoàn thiện của tiến trình chuyển đổi số – thương mại điện tử?

Quy trình chuyển đổi số căn bản đã tạo ra những thay đổi về cả hiệu quả kinh doanh và doanh số của nhiều doanh nghiệp B2C và B2B. Trong đó, thương mại điện tử là một biểu hiện điển hình nhất đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng kể từ 2017. Các doanh nghiệp B2C đã và đang tăng cường phát triển kênh thương mại điện tử mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, các mô hình B2B lại tập trung vào các chuỗi/hệ thống/quy trình như quá trình sản xuất hay quá trình phân phối hàng hóa khi dần chuyển đổi sang các phương thức trực tuyến để đáp ứng tính linh hoạt, nhanh chóng của chuỗi cung ứng 4.0.

ecommerce in digital transformation
Kỷ nguyên số đã chứng kiến sự chuyển đổi hoàn thiện từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử.

Tính đến hiện tại, có thể xem thương mại điện tử là một biểu hiện hoàn thiện của tiến trình chuyển đổi số. Kênh thương mại điện tử có khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng và liên tục, đồng thời đảm bảo khả năng tối ưu hóa về UI/UX để cung cấp một trải nghiệm người dùng hoàn hảo, hướng đến trải nghiệm khách hàng và tăng doanh thu. Đây cũng là những yêu cầu cơ bản để chuyển đổi số thị trường và hoàn thiện hệ thống vận hành của doanh nghiệp. Tùy theo mục tiêu chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ dừng lại ở giai đoạn phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của mình. Một số doanh nghiệp chỉ có nhu cầu số hóa dữ liệu để vận hành dễ dàng hơn.

Nhưng xét ở phương diện tổng thể hơn, hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến hệ thống thương mại điện tử để có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh một cách độc lập, kết nối trực tiếp với khách hàng, đối tác và tiếp cận gần hơn các kết quả của chuyển đổi số. Đây cũng là định hướng phát triển chính của hầu hết các nhà bán lẻ hiện nay. Họ tập trung khá nhiều nguồn lực vào việc phát triển kênh thương mại điện tử để có thể mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

The Coffee House là một minh chứng cho kết quả chuyển đổi số ấn tượng của ngành F&B tại Việt Nam. The Coffee House đã hoàn thiện ứng dụng đặt hàng của riêng mình trước nhu cầu vận hành và quản lý nguồn dữ liệu chuyên sâu hơn. Ứng dụng này ban đầu được hoàn thiện dựa trên yêu cầu tăng thêm tính dễ dàng cho việc tích điểm thẻ hội viên và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, kênh bán hàng này đã phát triển nhiều hơn thế và trở thành một kênh kinh doanh chủ lực kết hợp liền mạch với các cửa hàng hiện có của thương hiệu.

The story of The Coffee House brand
The Coffee House là một minh chứng chuyển đổi số ấn tượng cho ngành F&B tại Việt Nam

Ứng dụng TCH hướng đến kết nối và tương tác trực tiếp với khách hàng theo mô hình D2C, cho phép người dùng ứng dụng có thể tạo tài khoản hội viên để tích điểm và gọi món dễ dàng. Các tính năng này cho phép thương hiệu dễ dàng tiếp cận với dữ liệu khách hàng và thói quen đặt món, từ đó các phân tích chuyên sâu về dữ liệu sẽ góp phần vào việc phát triển các sản phẩm mới, hoặc thay đổi thực đơn cho phù hợp hơn với khẩu vị của người dùng.

Chuyển đổi số là một hành trình dài hạn cần được thực hiện với một chiến lược chi tiết và đầy đủ, đồng thời đáp ứng thời gian và ngân sách phù hợp với khả năng hiện tại của doanh nghiệp. Các phân lớp số hóa cũng cần có cơ hội để phát huy đầy đủ vai trò của mình trong nền tảng số, giúp cho quá trình chuyển đổi diễn ra đầy đủ và hiệu quả. Những cân nhắc về hệ thống thương mại điện tử hoàn chỉnh cũng là hành động cần thiết cho các chuỗi cung ứng hiện nay trên thị trường. Thương mại điện tử sẽ là công cụ thúc đẩy chuyển đổi số nhanh chóng hơn hết, tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược có mức độ ưu tiên phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

2
4,362
0
1
06/09/2021
markets and businesses
TƯƠNG TÁC GIỮA THỊ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
Doanh nghiệp là một phần rất nhỏ trong một thị trường, trái lại, thị trường là một khu rừng rộng lớn, bao gồm tất cả các doanh nghiệp và một lượng lớn khách hàng tương ứng. Trong quá trình hoạt động, việc cung cấp hàng hóa của người bán kết hợp với sự tiêu thụ của người mua sẽ tạo nên sự lưu thông hàng hóa và sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mối tương tác giữa thị trường và doanh nghiệp chính là nguồn động lực chính để mọi nhân tố phát triển theo quỹ đạo và ngày càng đổi mới theo sự cải tiến, chuyển đổi của thời đại.

1. Thị trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp?

Thị trường là nền tảng tạo ra các giá trị gốc rễ của doanh nghiệp, quyết định các yêu cầu và điều kiện cơ bản mà doanh nghiệp cần đạt được để bước vào giai đoạn hiện diện trên thị trường. Từ đó, các khách hàng có nhu cầu cụ thể sẽ tìm kiếm và lựa chọn mua các món hàng mà mình mong muốn. Mục tiêu cuối cùng của một thị trường chính là đáp ứng một cách cụ thể và chính xác các nhu cầu trao đổi hàng hóa. Quá trình này diễn ra liên tục đòi hỏi doanh nghiệp cần duy trì và cập nhật hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu khách hàng và không bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác trong cùng một thị trường.

business growth
Thị trường tạo ra môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp bên trong nó, bao gồm những yêu cầu và điều kiện mà doanh nghiệp cần có để tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình

Thị trường giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu và hành vi khách hàng một cách sâu sắc hơn, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều tiết nguồn lực và được thể hiện rất rõ quá các nguồn dữ liệu như số lượng hàng hóa được bán ra, thời điểm tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn hoặc các con số cho thấy doanh thu hàng hóa giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các bước phân tích tiếp theo từ số liệu thu thập được, tiếp cận tiến độ hoạt động một cách chính xác hơn và có thể điều tiết mức độ sản xuất hàng hóa để đáp ứng vừa đủ nhu cầu người mua, tránh dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa.

Thị trường sẽ phản ánh sức mạnh cạnh tranh, quy mô và vị thế của tất cả doanh nghiệp bên trong nó qua khái niệm thị phần. Việc xác định thị phần sẽ xác định chính xác độ lớn về doanh thu so với các đối thủ cạnh tranh khác, cũng như góp phần vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, hỗ trợ xác định rõ đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng, điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời hướng đến các chiến lược tiếp theo để cải thiện hoặc nâng cao doanh thu.

2. Ngược lại, doanh nghiệp đóng vai trò gì trong thị trường?

Nằm trong tầm kiểm soát và chi phối bởi thị trường, doanh nghiệp cũng đóng góp các giá trị của mình vào quy luật phát triển chung, tạo nên hướng phát triển và đặc trưng riêng biệt cho từng loại thị trường khác nhau, tạo thành tương tác hai chiều cho thị trường và doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy thị trường sôi động hơn. Cạnh tranh là nguồn động lực để doanh nghiệp luôn luôn thay đổi và hoàn thiện hệ thống hoạt động ngày từng ngày, để cập nhật xu thế và không bị tụt hậu so với các đối thủ, đồng thời có thể đáp ứng mục đích cuối cùng là tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

vibrant market
Doanh nghiệp là động lực chính cho toàn bộ thị trường thay đổi và hoàn thiện chính nó mỗi ngày

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp mở rộng quy mô và tính ổn định của thị trường. Doanh nghiệp phát triển nhanh chóng sẽ có khả năng cung cấp lượng hàng hóa lớn hơn, tập trung vào nghiên cứu và cải tiến chất lượng hàng hóa hơn. Điều này sẽ thu hút nguồn khách hàng tiềm năng lớn hơn, các doanh nghiệp mới cũng xuất hiện vì nhận thấy tiềm năng của thị trường này. Sự tham gia ngày càng nhiều của các yếu tố trong thị trường (người bán, người mua) làm tăng thêm kích cỡ và quy mô cho thị trường so với bức tranh kinh tế chung.

3. Những tương tác giữa thị trường và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số

Có trên 50% doanh nghiệp hiện nay nhận thức được tầm ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và cảm thấy được sự tác động của nó đang diễn ra từng ngày. Tuy nhiên có đến 70% doanh nghiệp chưa hiểu rõ tình trạng hệ thống công nghệ của doanh nghiệp mình như thế nào và vẫn chưa xác định chắc chắn là nên bắt đầu chuyển đổi số từ đâu, điều nay cũng gây ảnh hưởng đến mức độ tương tác giữa thị trường và doanh nghiệp.

Trong khi một số ít doanh nghiệp khác đã sớm nắm bắt nhanh chóng và triển khai các chiến lược chuyển đổi số từ lâu và đạt được một số thành công nhất định trong thị trường, phần lớn các doanh nghiệp còn lại vẫn còn loay hoay với bài toán tài chính và công nghệ. Điều này khiến cho thị trường cũng bị tác động, vận động với tốc độ chậm chạp hơn và mất đi tính cập nhật về công nghệ. Do đó, một trong những yếu tố làm nên thành công của chuyển đổi số chính là cần cải thiện và thúc đẩy các mối liên kết và tương tác giữa thị trường và doanh nghiệp.

interactions between market and businesses
Kỷ nguyên số đã có dịp chứng kiến những tương tác mạnh mẽ và chặt chẽ hơn giữa thị trường và doanh nghiệp

Thị trường và doanh nghiệp trước tiên cần đáp ứng các điều kiện nền tảng của chuyển đổi số, bao gồm khả năng kết nối và một nền tảng internet vững chắc. Khả năng kết nối đề cập đến quy mô kết nối và tốc độ kết nối. Các yêu cầu về kết nối sẽ tăng lên không ngừng trong tương lai, điều này không cho phép doanh nghiệp và thị trường bỏ qua các kết nối với mạng lưới khách hàng của họ.

Tiếp theo, tốc độ kết nối cần được cải thiện để giúp cho quá trình truyền tải, xử lý dữ liệu diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Trên thực tế, kể từ khi các trang web thương mại điện tử ra đời ngày càng nhiều, khách hàng đã có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng, và sẽ không có lý do gì để lãng phí thời gian chờ đợi một website có tốc độ tải trang quá chậm. Điều này cho thấy nền tảng Internet là một điều kiện quan trọng bắt buộc để đáp ứng kịp thời các nhu cầu cho cả thị trường, doanh nghiệp và người dùng trong thời đại số. Internet đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống và là yếu tố nền tảng tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới cho sự phát triển của nền văn minh hiện có.

Bên cạnh đó, việc tập trung nâng cao kỹ năng số cho nguồn nhân lực cũng là một cách tăng cường những tương tác giữa thị trường và doanh nghiệp. Chuyển đổi số sẽ tác động vào những mô hình kinh doanh cũ để nâng cấp và cải thiện thành các mô hình tinh gọn, hiện đại hơn. Điều này khiến cho nguồn nhân lực bị ảnh hưởng lớn khi một số công việc đã được tự động hóa và hoạt động bằng trí tuệ nhân tạo mà không cần đến sự có mặt của con người. Tuy nhiên, các công việc tự động hóa này có thể sản sinh các công việc mới để hoàn thiện quy trình hơn như quản lý chất lượng, nghiên cứu và phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới,…

Đồng thời, tự động hóa cũng đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực và kỹ năng số của toàn bộ nguồn nhân lực hiện có. Các kỹ năng về công nghệ thông tin dần đã trở thành một điều kiện quan trọng để mỗi cá nhân có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của cả thị trường và doanh nghiệp, đặc biệt là khi thương mại điện tử trở thành một xu hướng chuyển đổi số quan trọng trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở hiện tại, thương mại điện tử cũng cần phải khắc phục các vấn đề về an ninh dữ liệu, logistics và bảo mật thanh toán để đạt được sự tín nhiệm cao nhất của khách hàng và phát triển xa hơn trong tương lai.

Những tương tác giữa thị trường và doanh nghiệp thường gặp phải những tác động lớn từ xu thế phát triển chung, tiến bộ công nghệ, và các vấn đề chuyển đổi số khác khiến cho tương tác này cần cập nhật và thay đổi liên tục để có thể làm hài lòng các nhu cầu và trải nghiệm khách hàng. Trong những tương tác này, doanh nghiệp sẽ thực thi các nhiệm vụ chuyển đổi số đáp ứng các nhu cầu của thị trường và ngược lại, thị trường là nơi thể hiện các kết quả mà doanh nghiệp đã thực hiện. Khi các doanh nghiệp đã đạt đến năng lực, vị thế đủ mạnh, họ cũng sẽ có khả năng tự tạo cho mình một thị trường riêng biệt với nguồn khách hàng ổn định và bền vững.

2
8,321
0
1
05/09/2021
ecommerce experience
AI TRONG TRẢI NGHIỆM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Bạn có nghĩ rằng ngày nào đó bạn có thể ra lệnh cho Siri hoàn tất một đơn hàng chỉ trong vài phút, hay tìm mua một chiếc áo chỉ bằng một hình ảnh bạn vừa chụp được tình cờ khi chạy xe trên đường. Đó chính xác là những gì trí tuệ nhân tạo có thể mang lại cho tương lai của ngành thương mại điện tử. Kể từ khi AI được tận dụng để tối ưu hóa trải nghiệm thương mại điện tử, cộng đồng người dùng đã dần chủ động hơn khi mua sản phẩm nào đó trên các website. Họ cũng dần có niềm tin cao hơn đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ thương mại điện tử khi có thể tương tác dễ dàng và nhanh chóng hơn nhờ các công nghệ được ứng dụng trên mỗi sản phẩm được lựa chọn.

1. Cách thức khách hàng trải nghiệm sản phẩm theo phương thức truyền thống

So với trải nghiệm thương mại điện tử, hình thức trải nghiệm sản phẩm truyền thống của khách hàng thường dựa trên quan sát và tương tác trực tiếp bằng mắt với các sản phẩm. Một người tiêu dùng khi mua hàng theo kiểu truyền thống có thể cầm nắm và sờ trực tiếp vào vật phẩm, cảm nhận được độ cứng, mềm, kích thước hay màu sắc. Họ có thể dễ dàng thử một chiếc váy và đổi ngay một chiếc có kích thước vừa vặn hơn. Điều này mang lại một số lợi ích cho người mua hàng:

  • Tính đảm bảo về chất lượng sản phẩm: Lợi ích này có được là do khách hàng có cơ hội tương tác và quan sát trực tiếp sản phẩm trước khi mua. Khi đó, khách hàng có thể lựa chọn và tìm được một sản phẩm có bao bì hoàn chỉnh, màu sắc đẹp, hay một loại thực phẩm tươi sống thơm ngon, một chiếc váy có độ dài vừa vặn.
  • Không cần đầu tư quá nhiều cho chính sách đổi trả. Vì việc mua hàng truyền thống bắt nguồn từ nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Dĩ nhiên, người mua sẽ chịu một phần trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do đã có cơ hội tiếp xúc và kiểm tra chúng trước khi mua.
  • Mức độ hài lòng cao về sản phẩm. Khách hàng có thiên hướng hào hứng và cảm thấy thú vị hơn khi trải nghiệm sản phẩm do chính tay họ chọn mua. Họ sẽ không đặt quá nhiều hoài nghi về độ đáng tin của sản phẩm.
traditional shopping before transforming to ecommerce experience
Cách mua hàng trực tiếp này hỗ trợ người mua hàng có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa

Những lợi ích mà khách hàng có được khi trải nghiệm sản phẩm theo mô hình truyền thống sẽ có nhiều thay đổi khi chuyển sang mô hình mua sắm trực tuyến. Mặc dù khách hàng sẽ có nhiều sự tiện lợi khi tự do lựa chọn món hàng thích hợp từ một kho hàng hóa đa dạng, nhiều mẫu mã và giá hợp lý, đồng thời còn được trải nghiệm các chương trình khuyến mãi thường xuyên, nhưng mức độ tương tác với sản phẩm trước khi mua bị hạn chế đã làm giảm bớt tính tiện lợi như phương thức mua hàng truyền thống như trước đây.

2. Sự xuất hiện của AI giúp tối ưu hóa trải nghiệm thương mại điện tử

Với sự phát triển nhanh chóng của thời đại số, nhu cầu khách hàng là nhân tố chìa khóa được ưu tiên trong mọi chiến lược và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng đầu tư nhiều hơn vào các loại công nghệ hiện đại có thể tối ưu hóa tính tương tác giữa người tiêu dùng và sản phẩm, và các ứng dụng AI chính là một lựa chọn hữu ích cho quá trình tối ưu hóa trải nghiệm thương mại điện tử này.

AI technology
AI là một người hỗ trợ tuyệt vời để người dùng trải nghiệm sản phẩm một cách hoàn chỉnh

AI hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng, góp phần tăng tính hiệu quả cho định hướng khách hàng trung tâm của doanh nghiệp. Đi từ các công cụ tìm kiếm, ứng dụng từ AI đã được tích hợp vào hệ thống nhằm hỗ trợ quá trình tìm kiếm sản phẩm 1 cách sáng tạo và hiệu quả với các tính năng như tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh, hay các trải nghiệm tìm kiếm chân thực hơn với nhiều lựa chọn chất liệu, hình dáng, kích thước hay thương hiệu. Không những thế, các công nghệ hiển thị hình ảnh cũng được đầu tư để có thể cải thiện tương tác giữa khách hàng và sản phẩm, rút ngắn khoảng cách của trải nghiệm sản phẩm giữa mô hình online và offline.

AI hỗ trợ trải nghiệm thương mại điện tử như một trợ lý ảo trực tuyến vô cùng thông minh. Công nghệ này vừa đóng vai trò hỗ trợ trải nghiệm người dùng, vừa có khả năng thu thập các dữ liệu cần thiết về xu hướng hành vi người dùng, mang lại lợi ích hai chiều vô cùng hữu hiệu.

Đó là những yếu tố thôi thúc các thương hiệu lớn ra sức đầu tư để phát triển các nền tảng AI hiện đại và hiệu suất hơn, hướng đến mô hình vận hành tự động, thông minh hơn cho trải nghiệm khách hàng hoàn hảo một cách tối đa.

3. Các xu hướng AI nổi bật khiến trải nghiệm thương mại điện tử thông minh và sôi động hơn

Có thể nói, các loại công nghệ AI kể từ khi được ứng dụng vào việc tối ưu trải nghiệm thương mại điện tử đã góp phần thay đổi đáng kể thói quen tiêu dùng và quy trình ra quyết định mua hàng, tối ưu hoàn toàn những tiện lợi mà khách hàng nhận được khi mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, các công cụ AI luôn luôn được phát triển và cải tiến ngày từng ngày để nâng cao trải nghiệm người dùng, chúng cũng được cập nhật liên tục với nhiều xu hướng khác nhau.

Trình diễn 3D cho sản phẩm

Để tăng cường tương tác khách hàng-sản phẩm dễ dàng hơn, các định dạng hình ảnh 3D đã phát huy tác dụng hiệu quả khiến khách hàng vô cùng thích thú trong trải nghiệm thương mại điện tử. Chức năng này giúp khách hàng có thể quan sát được nhiều góc khác nhau của sản phẩm, hay thậm chí có thể thử đặt chúng tại một vị trí bất kỳ trong nhà để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm đó. Điều này vô hình trung tạo ra các trải nghiệm thú vị như một cách tăng tương tác khiến khách hàng quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn.

3D-view product trong trải nghiệm thương mại điện tử
Công nghệ hình ảnh 3D trong lĩnh vực bất động sản và nội thất tăng thêm hiệu quả cho việc cảm thụ không gian đa chiều vốn bị hạn chế như trước đây

Một số thương hiệu nội thất đã sử dụng công nghệ quét hình 3D để hỗ trợ cho khách hàng trải nghiệm các không gian nội thất, căn hộ một cách hoàn hảo nhất với hầu hết mọi ngóc ngách và các mặt khác nhau của ngôi nhà. Tính năng này giúp khách hàng có thể tham gia trải nghiệm thương mại điện tử vô cùng dễ dàng hơn qua công nghệ thực tế ảo 3D.

Phòng thử thực tế ảo di động – một trải nghiệm thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay

Đây có thể xem là một giải pháp hoàn hảo khi một cửa hàng có quá nhiều khách hàng ghé thăm cùng một thời điểm và các phòng thử đang trong tình trạng quá tải. Khách hàng có thể scan hình ảnh sản phẩm và thử chúng qua màn hình của chiếc điện thoại di động. Công nghệ này đã có mặt trên phần mềm thử giày của Lacoste, các khách hàng có thể tùy thích ướm thử những mẫu giày ưa thích của thương hiệu.

AR technology
Ứng dụng thử giày của Lacoste sử dụng công nghệ IR và AR, hỗ trợ trải nghiệm các mẫu giày mới từ thương hiệu

Sự phát triển của các loại công nghệ 3D, công nghệ thực tế ảo đã một lần nữa chứng minh rằng không gì là không thể trong thời đại số. AI phát triển cũng là một giải pháp được trông chờ cho những rào cản thương mại điện tử chưa giải quyết được, trong đó chủ yếu là vấn đề tương tác với sản phẩm giúp khách hàng trải nghiệm thương mại điện tử tối ưu.

Trong tương lai, AI được dự đoán là xu hướng thương mại điện tử hiện đại có khả năng tối ưu hóa toàn diện về mặt trải nghiệm thương mại điện tử. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến nhu cầu và đối tượng khách hàng để có cách ứng dụng phù hợp và tăng thêm nguồn khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành về lâu dài.

2
7,664
0
1
04/09/2021
The concepts of a brand
THUẬT NGỮ THƯƠNG HIỆU- BẠN ĐÃ HIỂU CHÚNG ĐẾN ĐÂU?
Không chỉ dừng lại ở một chiến dịch đơn thuần, thương hiệu cần nhiều hơn thế, chúng bao gồm nhiều yếu tố đáng cân nhắc hơn, từ xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu đến phát triển thương hiệu và duy trì hoạt động cho doanh nghiệp. Các thuật ngữ thương hiệu cũng co giãn theo nhiều phạm trù về cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số lượng lớn các khái niệm gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Vì vậy, việc phân biệt rõ ngữ nghĩa của các khái niệm gần giống nhau, chỉ ra các yếu tố chính yếu trong một mô hình định vị thương hiệu, và các yếu tố nền tảng nhất của thương hiệu là những khía cạnh cần khai thác rõ ràng để có thể kích hoạt thành công một thương hiệu mới.

1. Nhận diện và nhận thức – điểm khác biệt của hai thuật ngữ thương hiệu

Nói đến các thuật ngữ thương hiệu, sai lầm phổ biến nhất chính là sự nhầm lẫn trong quá trình sử dụng hai thuật ngữ “nhận diện thương hiệu” và “nhận thức thương hiệu”. Vấn đề gây nhầm lẫn lớn nhất ở đây chính là hầu hết những người sử dụng chúng đều cho rằng chúng đồng nghĩa hay đại loại là có thể thay thế cho nhau, trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng và cách thức biểu hiện của hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt.

Nhận diện thương hiệu – khái niệm nền tảng của hệ thống thuật ngữ thương hiệu

Nhận diện thương hiệu đề cập đến cách thức nhận biết thương hiệu trong tâm trí cộng đồng bằng cách sử dụng các chất liệu như logo, slogan, hồ sơ năng lực, phong cách thiết kế, name card, brochure, và cả màu sắc trong thiết kế. Nhận diện thương hiệu bắt nguồn từ những yếu tố hình thành nên “bộ mặt thương hiệu” do nó có thể tạo ra những ấn tượng đầu tiên mà thương hiệu để lại trong trí nhớ của khách hàng. Trong số các thuật ngữ thương hiệu, nhận diện thương hiệu có thể vượt xa hơn thế, nó không chỉ giúp thương hiệu trở nên dễ nhớ, mà còn có thể hình thành một vị trí nhất định cho thương hiệu trong thị trường và tạo ra những ký ức nhất định khi khán giả nhìn thấy một quảng cáo bất kỳ của thương hiệu.

brand identity is one of the concepts of a brand
Nhận diện thương hiệu đề cập đến cách thức thương hiệu xuất hiện trước đám đông

Tại Việt Nam, thương hiệu Coca Cola thường sẽ xuất hiện vào những ngày lễ hay những dịp quan trọng với hình ảnh khá dễ nhớ từ phông chữ viết tay độc đáo trên nền trắng-đỏ. Nhắc đến Coca Cola, ắt hẳn những yếu tố gợi nhớ đầu tiên chính là sự đoàn tụ, gia đình, quê hương. Lấy một ví dụ khác, cái tên Apple sẽ ngay lập tức khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh “quả táo cắn dở” nổi tiếng, thể hiện đầy đủ các giá trị của sự hoàn hảo, nổi loạn và khác biệt.

Tất cả các chi tiết khi xuất hiện đều ít nhiều ẩn chứa đầy đủ giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu. Chúng cũng tạo lập các ký ức mà khách hàng được trải nghiệm cùng thương hiệu, đồng thời kích thích kết nối này chặt chẽ hơn.

Nhận thức thương hiệu – một trong những thuật ngữ thương hiệu dễ gây nhầm lẫn

Nhận thức thương hiệu là kết quả của quá trình tạo ra hệ thống các giá trị cần thiết để tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu. Ở đây, nhận thức nhấn mạnh đến tư duy, quan niệm về thương hiệu của khách hàng khi so sánh với các đối thủ tương tự khác trên thị trường.

Để hoàn thành một quy trình nhận thức thương hiệu, cần tập trung vào hầu hết những kết nối và tương tác. Tuy vậy, trước tiên cần tạo ra một nền tảng thông tin giúp khách hàng hình dung tổng quát về thương hiệu. Cụ thể hơn là các nền tảng về nội dung, sản phẩm/dịch vụ, và nhân lực.

brand awareness
Nhận thức thương hiệu nhấn mạnh các kết nối và tương tác về dài hạn giữa thương hiệu và khách hàng

Nội dung có khả năng truyền đạt mạnh mẽ tiếng nói của thương hiệu đồng thời định hình cả phong cách cho thương hiệu. Điều này cho phép thương hiệu có thể thiết lập được quan điểm riêng, định hướng phù hợp với chính mình, tương tự như cách Redbull thể hiện thông điệp của mình qua chiến dịch truyền thông “Give You Wings” – người chắp cánh ước mơ.

Mặt khác, chất lượng sản phẩm cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thương hiệu. Đó là bệ phóng cho các chiến dịch tiếp thị và PR kế tiếp, nhưng một bệ phóng kém chất lượng sẽ khiến thương hiệu thất bại cho dù các chiến dịch thực hiện tốt đến đâu chăng nữa.

Starbucks đã vượt khỏi giới hạn của một chuỗi cửa hàng coffee và ngày càng được đánh giá cao. Tuy nhiên, khi nhắc về thương hiệu này, người ta thường hài lòng với hầu hết các loại đồ uống. Hương vị thơm ngon của các món uống chính là yếu tố giữ chân khách hàng.

Coca Cola gần như hoàn thành các giá trị về nhận thức thương hiệu với 90% dân số thế giới có thể nhận ra ngay lập tức Coca Cola là gì. Cũng như các thương hiệu lâu đời khác, Coca Cola đã tạo ra sự gắn kết về thói quen tiêu dùng qua nhiều thế hệ trong khi luôn làm mới chính mình qua những quảng cáo sáng tạo giúp ghi thêm nhiều dấu ấn trong tiềm thức khách hàng. Bạn còn nhớ chai Coke có in tên của chính bạn không? Bạn đã bao giờ chụp một bức ảnh tự sướng với nó chưa? Đúng vậy, những chai nước in tên này là một phần của chiến dịch “Share A Coke”, đây là một chiến dịch giúp Coca Cola vượt qua Samsung để giành giải Vàng – hạng mục Nhận thức thương hiệu tại The Smarties Vietnam 2015 (do Hiệp hội Tiếp thị Di động MMA tổ chức tại Việt Nam để tôn vinh các thương hiệu và agency xuất sắc nhất).

Trong một bối cảnh khác, để duy trì các giá trị nhận diện của sự hoàn hảo, nổi loạn và độc đáo, Apple đã xây dựng hệ thống nhận thức cực kỳ khác biệt của riêng mình. Thương hiệu không thu hẹp bản thân vào bất kỳ thị trường mục tiêu nào, hướng tới một thiết kế thân thiện với tất cả mọi người. Nó tạo thành một văn hóa thương hiệu thống nhất từ ​​trong ra ngoài, bao gồm cả sự sáng tạo và đơn giản. Apple bỏ qua các xu hướng và đối thủ cạnh tranh; trái lại sản xuất các thiết bị theo hình mẫu của riêng mình, tạo ra các thiết kế mới và thậm chí định hình phong cách cho các thương hiệu khác trong thị trường công nghệ.

Nhìn chung, tính nhận diện là một thuật ngữ thương hiệu có tác dụng nhấn mạnh cảm giác từ cái chạm mắt đầu tiên, khái niệm này định hình bộ mặt của thương hiệu, giúp khách hàng xác định tính nhận dạng, chức năng, chức năng và sản phẩm. Mặt khác, nhận thức thương hiệu truyền tải các giá trị về dài hạn, giá trị nội bộ và các giá trị đọng lại trong tư duy khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.

Hai thuật ngữ thương hiệu này không đồng nghĩa và không tương đương về cách dùng, nhận diện thương hiệu là một phần trong chiến lược nhận thức thương hiệu.

2. Các yếu tố cơ bản của một mô hình định vị thương hiệu toàn diện

Trong số các thuật ngữ thương hiệu, mô hình định vị thương hiệu cũng phân hóa rất đa dạng, từ mô hình định vị thương hiệu tối giản (MVB – Eric Ries) đến các mô hình phức tạp hơn như Brand Key (Unilever) hay Brand Pyramid (Keller). Các mô hình này đều có một điểm chung, đó là quá trình hình thành và duy trì các giá trị, từ sức mạnh cốt lõi đến bản sắc thương hiệu, cuối cùng có thể tồn tại lâu dài trong suy nghĩ của cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chúng ta thường chỉ nhận thấy những giá trị hữu hình và những lợi ích có thể đo lường được. Tuy nhiên, thương hiệu để lại những dấu ấn sâu hơn trong tư duy khách hàng, tạo ra các giá trị cảm quan và cảm xúc. Do đó, quá trình định vị cần chú trọng hơn về tính khác biệt cũng như trải nghiệm người dùng. Nhìn chung, các yếu tố cảm xúc, yếu tố cá nhân cũng đòi hỏi một mức độ tương tác hai chiều cao hơn giữa thương hiệu và khách hàng cũng như giữa thị trường và doanh nghiệp.

brand positioning model
Một mô hình định vị thương hiệu tiêu chuẩn cần đáp ứng đầy đủ các tương tác giữa thương hiệu và khách hàng

Sự khác biệt đề cập đến các giá trị khiến một thương hiệu không hòa lẫn với những đối thủ cạnh tranh. Có thể sử dụng các lợi thế từ sản phẩm, những câu chuyện hoặc thông điệp thương hiệu để nhấn mạnh rằng đây chính là bạn chứ không phải hàng chục, hàng trăm thương hiệu cùng ngành. Một quán cà phê có view đồi núi sẽ thú vị hơn một quán với những chiếc bàn nhỏ nằm vỏn vẹn trong 4 bức tường chật hẹp. Tất nhiên, mục tiêu đầu tiên của một vị khách đến quán cà phê chỉ đơn giản là để thưởng thức cà phê; tuy nhiên, theo thời gian, khách hàng cần nhiều hơn một tách cà phê khi bước vào một cửa hàng, họ cần không gian để trò chuyện, thảo luận, làm việc, hội họp, chụp ảnh, hay hẹn hò.

Con người có xu hướng quan tâm nhiều hơn về quán cà phê nào thích hợp cho chụp ảnh, nơi nào có không gian đủ yên tĩnh để làm việc. Một tách cà phê ngon là một trong những giá trị cốt lõi làm cho khách hàng ghé đến thường xuyên hơn; bên cạnh đó, các yếu tố đáng cân nhắc tiếp theo là không gian, phong cách trang trí, thiết kế, cảnh quan, vv.

Một yếu tố quan trọng khác để xây dựng thành công một chiến dịch thương hiệu chính là trải nghiệm khách hàng. Những trải nghiệm này thường xuất phát từ những hoạt động hỗ trợ hay dịch vụ đi kèm khiến khách hàng cảm thấy họ nhận được sự chú ý và tận tâm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Trải nghiệm khách hàng là một trong những nguồn phát triển nên điểm chạm thương hiệu và bao hàm nhiều yếu tố đa dạng, chẳng hạn như trải nghiệm giao diện, trải nghiệm mua sắm hoặc trải nghiệm sản phẩm.

Có thể nói Apple đã xây dựng thành công trải nghiệm khách hàng của họ bằng cách thiết kế một hệ thống sản phẩm công nghệ thông minh tạo ra kết nối và tương tác liền mạch giữa thiết bị và con người, điều này có thể tối ưu sự thuận tiện và dễ dàng hơn khi con người sử dụng công nghệ. Do đó, bên cạnh những sự khác biệt mà chính thương hiệu thiết lập nên, trải nghiệm khách hàng tuyệt vời sẽ là một yếu tố tích cực để xây dựng thương hiệu thành công.

Kỷ nguyên số đã chứng kiến ​​quá trình chuyển đổi số ngoạn mục của hệ thống giá trị thương hiệu và thuật ngữ thương hiệu khi hầu hết các khách hàng quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố cảm quan, đặc biệt là trải nghiệm về mặt cảm xúc trong quá trình sử dụng sản phẩm. Trải nghiệm đó đòi hỏi thương hiệu phải nắm bắt những “sự thật ngầm hiểu” về khách hàng, và tạo ra nội dung hấp dẫn để đạt được điều đó.

3. Tông giọng thương hiệu – điểm mạnh nổi bật nhất trong các thuật ngữ thương hiệu

Tại sao tông giọng thương hiệu lại quan trọng  trong số các thuật ngữ thương hiệu? Vì nó có thể nói lên gần như tất cả các giá trị của một thương hiệu và ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng của thương hiệu. Tông giọng có thể nhân cách hóa một thương hiệu, tạo ra tính cách và tiếng nói riêng cho thương hiệu. Với vai trò là một thuật ngữ thương hiệu cốt lõi, đây chính là một hình dung nền tảng thể hiện tác động quan trọng của tông giọng thương hiệu. Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn, tông giọng thương hiệu là yếu tố đồng bộ hóa và định vị thương hiệu, định hình tính nhận diện và nhận thức về thương hiệu. Từ đó, thương hiệu có thể xác định mình phải làm gì và làm thế nào để tiếp cận đúng đối tượng hay thị trường, để phát triển cả về phong cách nội dung và mô hình vận hành.

brand voice
Tông giọng thương hiệu có khả năng nhân cách hóa cho chính nó

Chúng ta gợi nhớ về Pepsi như một biểu tượng của sự năng động, trẻ trung và nguồn năng lượng tích cực. Mặt khác, Coca Cola gợi nhớ đến sự đoàn tụ gia đình, không gian ấm cúng và vui vẻ. Trong khi Apple nhấn mạnh vào hệ thống đơn giản và chất lượng sản phẩm, Samsung lại tập trung nhiều hơn vào tính đa dạng và thiết kế thu hút. Những khác biệt này phản ánh những giá trị riêng mà thương hiệu hướng tới, định hướng phát triển với hệ thống các giá trị độc đáo riêng, những yếu tố sau đó sẽ được ghi lại trong tư duy của khách hàng.

Dù xây dựng thương hiệu theo hướng tối giản hay phức tạp, doanh nghiệp cần hiểu rõ các thuật ngữ thương hiệu căn bản để triển khai các kế hoạch phát triển thương hiệu phù hợp, tăng tốc quá trình giao tiếp và tương tác với khách hàng. Đồng thời, các giá trị phù hợp cần đi đôi với định hướng phát triển để tránh lạm dụng và nhầm lẫn, dẫn đến làm mất đi sự khác biệt cần thiết mà một thương hiệu muốn truyền tải đến công chúng.

2
3,174
0
1
03/09/2021
breakthrough ecommerce barriers
PHÁ BỎ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Những quan niệm sai lầm, năng lực yếu kém hoặc thiếu hụt nguồn đầu tư là những rào cản đầy thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, những ảnh hưởng lâu dài bởi các mô hình kinh doanh cũ dường như đã dễ tiếp cận hơn theo thời gian. Những chủ doanh nghiệp cũng tập trung nhiều hơn vào cải thiện quy trình quản lý và vận hành những hệ thống phức tạp của thương mại điện tử. Vấn đề nguồn vốn từ đó cũng được cải thiện phần nào. Để có thể đạt được kết quả đó, các doanh nghiệp đã vận dụng kết hợp các giải pháp một cách chặt chẽ, tận dụng lợi thế “mưa dầm thấm lâu” để tạo sức ảnh hưởng và thay đổi dần thói quen, nhận thức của người tiêu dùng theo thời gian, từ đó nhanh chóng phá bỏ rào cản thương mại điện tử.

1. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử với định hướng khách hàng trung tâm

Định hướng khách hàng trung tâm cải thiện đáng kể các vấn đề mà người tiêu dùng phải đau đầu chấp nhận khi mua sắm trực tuyến. Định hướng này là một quá trình phá bỏ rào cản thương mại điện tử về dài hạn, tạo ra giá trị thương hiệu cũng như các giá trị có thể đo lường được, chẳng hạn như các phản hồi được đánh giá cao từ khách hàng hay số lượng sản phẩm ngày càng tăng.

Thoạt nhìn, định hướng khách hàng trung tâm khó tạo được hình dung rõ ràng và thường ngụ ý về các giá trị vô hình. Tuy nhiên, quan niệm về “khách hàng trung tâm” có thể tạo ra cả giá trị vô hình và hữu hình. Nhưng trước khi tạo ra các kết quả hữu hình, doanh nghiệp cần có nhận thức rõ ràng và mục tiêu cụ thể hơn, đồng thời duy trì nó như một giá trị văn hóa thống nhất của doanh nghiệp.

customer-centric orientation t breakthrough ecommerce barriers. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử 1
Tư duy khách hàng trung tâm tạo ra các giá trị dài hạn cho cả doanh nghiệp và khách hàng

Hãy khởi đầu với tâm thế thân thiện với khách hàng. Các tổ chức cần phân tích nhu cầu cũng như những sự thật ngầm hiểu từ khách hàng. Phản hồi của khách hàng, bao gồm những hạn chế còn tồn tại từ các sản phẩm/dịch vụ hiện có, chất lượng dịch vụ, chương trình khuyến mãi đều là những yếu tố quan trọng cần xem xét. Việc chủ động nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ là yếu tố đáng giá có thể hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức có đủ thời gian để hoàn thiện hệ thống sản phẩm cũng như dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

Việc cải thiện giao diện người dùng có vai trò quan trọng và có tác dụng định hướng hiệu quả so với định hướng sản phẩm trung tâm. Trước đây, có rất nhiều doanh nghiệp từng áp dụng phương pháp kinh doanh “hữu xạ tự nhiên hương” và cho rằng chỉ cần chú trọng vào chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra sức hút riêng của mình. Thật vậy, cách kinh doanh này không hề sai và vẫn mang lại kết quả tích cực trong một số trường hợp; tuy nhiên, về lâu dài lựa chọn này không đủ mạnh đối với hầu hết các doanh nghiệp. Chủ động chăm sóc khách hàng, tiếp nhận những hạn chế của sản phẩm hiện có là bước đi nhanh nhất để cải thiện chất lượng và sản xuất các sản phẩm phù hợp hơn với thị trường. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu sẽ khiến cho khách hàng hoàn toàn thoải mái khi trải nghiệm mua sắm cũng như lựa chọn hàng hóa, dịch vụ.

2. Thiết lập mục tiêu ngăn chặn rủi ro dòng tiền để phá bỏ rào cản thương mại điện tử

Để phá bỏ rào cản thương mại điện tử hiệu quả, một trong những tiêu chí quan trọng là cần đặt ra mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Nhìn chung, việc dự đoán các biến động mơ hồ trong tương lai là yêu cầu nan giải; tuy nhiên, chủ động đặt ra mục tiêu có tính thực tế hơn và chuẩn bị cho mọi rủi ro chưa bao giờ là điều thừa thãi. Các doanh nghiệp có thể bắt đầu từ các mục tiêu hàng tháng về chi phí, doanh thu hoặc thị phần, sau đó phát triển thành các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đó thay vì tuyên bố một mục tiêu lớn lao cho cả năm với một con số khổng lồ mà không ai có thể hoàn thành và đạt được nó.

sales goal. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử 2
Mục tiêu bán hàng cần được định hướng liên tục hàng tháng thay vì một dự đoán cả năm bị lãng quên

Bên cạnh đó, mục tiêu bán hàng rõ ràng, cụ thể, thực tế có thể hỗ trợ rất nhiều cho việc phá bỏ rào cản thương mại điện tử hiện có. Đặc biệt, vấn đề dòng tiền không nên trở thành vũ khí mà các doanh nghiệp lạm dụng để đầu tư cho các cuộc đua thương mại điện tử. Thực tế đã chứng minh rằng các khoản đầu tư khổng lồ đã khiến cho một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải khốn khổ và chật vật. Trong khi đó, những tổ chức thương mại điện tử quy mô toàn cầu đã nhận được những đợt rót vốn từ những tên tuổi khổng lồ và đã sẵn sàng để chạy đua. Họ đã sẵn sàng bước vào cuộc đua.

3. Tập trung vào các chính sách sản phẩm để phá bỏ rào cản thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử cần thắt chặt các chính sách sản phẩm để giải quyết hiệu quả các nguồn hàng giả, hàng kém chất lượng. Đây là một trong những rào cản thương mại điện tử có tính thách thức vô cùng lớn và chưa có bất kỳ giải pháp triệt để nào cho đến nay, bên cạnh đó có nhiều nguyên nhân khác đến từ nhà bán, doanh nghiệp thương mại điện tử và kể cả người tiêu dùng. Nhà bán vì lợi nhuận; doanh nghiệp không kiểm soát triệt để các gian hàng; người tiêu dùng thích mua hàng giá rẻ không quan tâm chất lượng; tất cả những yếu tố này đều là những nguy cơ tiềm tàng khiến cho vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng lan rộng không kiểm soát.

Để giải quyết vấn đề hàng hóa kém chất lượng trong ngắn hạn, cần tập trung phát triển chính sách đổi trả, cũng như các chính sách ưu đãi đi kèm. Doanh nghiệp cần nhanh chóng thu hồi hàng giả, hàng kém chất lượng trong trường hợp khách hàng đã nhận được sản phẩm, tiến hành đổi trả ngay lập tức, và có thể tặng kèm với phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo. Phản ứng này thể hiện thái độ chủ động giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, mặt khác giúp khách hàng bình tĩnh hơn khi giải quyết vấn đề.

return and exchange policies. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử 3
Bộ phận chăm sóc khách hàng cần tập trung duy trì chính sách đổi trả để giải quyết hiệu quả các vấn đề hàng hóa

Mặt khác, để duy trì chất lượng sản phẩm và giá trị thương hiệu về dài hạn, doanh nghiệp cần có một chính sách duy trì chất lượng sản phẩm, chính sách kiểm duyệt sản phẩm trước khi đăng bán – ví dụ, website thương mại điện tử tiki.vn cam kết hoàn trả 111% nếu khách hàng phát hiện hàng giả, đồng thời website này cũng hoàn thành quy trình kiểm duyệt sản phẩm trước khi bán trực tuyến.

Ngoài ra, một số các doanh nghiệp thương mại điện tử khác cũng cam kết một cách chắc chắn rằng sẽ cung cấp các sản phẩm chính hãng. Tuy nhiên, đây chỉ là nỗ lực từ một phía, các doanh nghiệp thương mại điện tử chỉ có thể làm giảm bớt các vấn đề, đây không phải là giải pháp tối ưu nhất vì hàng nhái, hàng kém chất lượng đã bắt nguồn từ khi thương mại truyền thống ra đời. Để giải quyết triệt để, ý thức của mỗi cá nhân là yếu tố cần thiết. Ý thức này cần xuất phát từ sự giáo dục của gia đình và xã hội để hình thành nhận thức trong quá trình phát triển của con người.

Ý thức tự giác về chất lượng sẽ là giải pháp toàn diện nhất, cho dù đến từ người tiêu dùng, nhà bán hay doanh nghiệp đều có thể tạo ra các chính sách chặt chẽ hơn có thể bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng không chỉ trong thương mại điện tử mà còn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác. Các chính sách sản phẩm toàn diện sẽ loại bỏ đáng kể nguồn hàng hóa kém chất lượng, từng bước phá bỏ rào cản thương mại điện tử.

Khách hàng, dòng tiền và chất lượng sản phẩm là những chiếc chìa khóa quan trọng để xác định sự thành công của một hệ thống thương mại điện tử, cũng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác. Do đó, để phá bỏ rào cản thương mại điện tử, trước tiên cần bắt đầu từ các nền tảng quan trọng nhất để tạo ra sức mạnh tổng hợp cũng như để xóa bỏ các rào cản hiện có.

2
3,497
0
1
02/09/2021
digital transformation
THƯƠNG HIỆU CHUYỂN ĐỔI TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Kể từ khi kỷ nguyên kỹ thuật số đạt được bước phát triển thực sự, các nền tảng cũng bắt đầu có sự chuyển đổi mạnh mẽ hơn, đánh dấu cột mốc quan trọng của toàn cầu hóa. Các thương hiệu dĩ nhiên không thể nào chấp nhận mình tụt hậu so với thị trường, do đó sẽ liên tục đổi mới để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Sự cải tiến đáng giá này đã giúp cho các thương hiệu thu hút sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn và mang lại trải nghiệm người dùng lý tưởng. Các thương hiệu chuyển đổi theo nhiều cách khác nhau để hòa nhập vào kỷ nguyên số, trong đó chủ yếu tập trung tạo ra điểm chạm thương hiệu, xây dựng nền tảng khách hàng và tận dụng tối đa các cơ hội tiềm năng.

1. Điểm chạm giúp thương hiệu chuyển đổi trong thời đại số

Dường như không có một ngoại lệ nào cho quy luật phát triển chung, thương hiệu chuyển đổi liên tục và thay đổi chính mình để nhanh chóng theo kịp các xu hướng của thời đại kỹ thuật số. Để hoàn thành quy trình chuyển đổi số, đầu tư vào các điểm chạm thương hiệu là một yêu cầu đáng xem xét. Nhìn chung, điểm chạm thương hiệu là sự giao thoa đồng thời từ cả doanh nghiệp và khách hàng, vừa tạo ra sức hấp dẫn cho doanh nghiệp vừa cung cấp trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng khái niệm về điểm chạm thương hiệu có vẻ mơ hồ và khá trừu tượng bởi bất kỳ yếu tố hiện hữu nào đều có thể ảnh hưởng đến điểm chạm thương hiệu, dù tốt hay xấu. Quan điểm này sẽ được công nhận nếu doanh nghiệp không biết tạo ra điểm chạm của riêng mình từ đâu. Điểm chạm thương hiệu xuất phát từ những yếu tố cốt lõi nhất của doanh nghiệp, trong đó bao gồm mức độ trải nghiệm của khách hàng, và khác biệt vừa đủ.

Tính hệ thống

Tính hệ thống giúp thương hiệu chuyển đổi hiệu quả về cả số lượng lẫn chất lượng. Một hệ thống đạt chuẩn không chỉ có khả năng định hình mọi sản phẩm trong một khuôn khổ thống nhất mà còn khiến cho tất cả mọi dịch vụ đi kèm trở nên liền mạch và logic hơn. Một thương hiệu chuyển đổi số hoàn chỉnh sẽ không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm. Liên tục phát triển và cải tiến hệ thống sẽ là chiếc chìa khóa có thể giải quyết được yêu cầu chủ yếu của một điểm chạm thương hiệu: trải nghiệm người dùng. Hệ thống phù hợp giúp doanh nghiệp tối ưu tính tiện lợi của sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, sau đó có thể tạo ra một hệ sinh thái riêng biệt giúp thương hiệu chuyển đổi bền vững về dài hạn.

product system in digital transformation
Một hệ thống sản phẩm hoàn chỉnh có thể tối ưu tính tiện lợi trong trải nghiệm khách hàng

Đó là cách mà thương hiệu Apple đã xây dựng thành công hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ, tạo nên sức hút tuyệt vời đối với cộng đồng người dùng công nghệ trên khắp thế giới. Thuật ngữ hệ sinh thái trong bối cảnh này đề cập đến một hệ thống các sản phẩm có khả năng tương tác qua lại với nhau một cách liền mạch nhằm mục tiêu tối ưu hóa tính thuận tiện, dễ dàng khi trải nghiệm sử dụng. Apple đã tạo ra một hệ sinh thái công nghệ gần như hoàn chỉnh, thực hiện các tương tác liền mạch giữa các thiết bị số với nhau. Tuy nhiên, điều khiến những người yêu thích Apple hoàn toàn hài lòng chính là hệ thống ID cá nhân có khả năng đảm bảo tính riêng tư và mức độ bảo mật dữ liệu cực cao.

Lấy một ví dụ khác về tính hệ thống, Nike đã thay đổi hoàn toàn hoạt động của hệ thống kinh doanh kể từ khi quá trình tăng trưởng bị đình trệ và mô hình kinh doanh trước đây đã không thể đáp ứng và bắt kịp thị trường. Trước yêu cầu bắt buộc phải thay đổi mô hình vận hành, thương hiệu đã chuyển sang sử dụng kênh kinh doanh số để tăng cường tương tác trực tiếp với người tiêu dùng. Hệ thống giao dịch trực tuyến này đã thay thế hoàn toàn mô hình phân phối sản phẩm thông qua các đại lý trung gian, cũng như các nhà phân phối độc quyền như trước đây. Bên cạnh cung cấp các mặt hàng mới lạ và hợp thời trang, Nike cũng kết hợp kèm theo các chương trình ưu đãi, tạo ra các kết nối chặt chẽ hơn với các khách hàng đăng ký thành viên. Do đó, quá trình chuyển đổi hệ thống kinh doanh này đã giúp cho Nike tăng thêm 38% doanh thu thương mại điện tử tính đến 11/2019 (dữ liệu được cung cấp bởi Brands Vietnam).

Trung thực thương hiệu

Để đảm bảo thương hiệu chuyển đổi thành công trong thời đại số, cần đảm bảo yếu tố trung thực và xác thực. Tất cả mọi thông tin về doanh nghiệp có thể lan truyền nhanh hơn bao giờ hết trong thời đại internet như hiện nay. Một nhà hàng bị đánh giá 1 sao với phản hồi tiêu cực chắc chắn sẽ khiến khách hàng quay lưng. Điều đó có nghĩa rằng độ chính xác của thông tin khiến người dùng cảm thấy tin tưởng, có thể đánh giấ chất lượng thương hiệu khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ, và ngược lại. Do đó, trung thực thương hiệu giúp tạo ra một đời sống nguyên thủy hơn cho các sản phẩm, đồng thời góp phần vào tính liền mạch cho trải nghiệm người dùng, giúp điểm chạm thương hiệu trở nên thống nhất. Sự trung thực, minh bạch trong chất lượng sản phẩm và quá trình kinh doanh sẽ tạo ra một hệ thống điểm chạm độc đáo và đáng tin.

Đơn giản và tối giản chính là chìa khóa giúp thương hiệu chuyển đổi bền vững

Đây là một trường phái quan điểm trái ngược, nhưng hầu hết các đối tượng khách hàng trong thời đại số hiện nay có thiên hướng yêu thích sản phẩm, dịch vụ mang tính đơn giản so với những lựa chọn có phần cồng kềnh và phức tạp khác. Đơn giản và tối giản trong xây dựng thương hiệu vẫn có khả năng tạo ra các điểm chạm, được thực hiện bằng cách tập trung hoàn toàn vào các giá trị trụ cột của thương hiệu, như thế mạnh, khách hàng mục tiêu, điểm riêng biệt, sứ mệnh, chất lượng hay thông điệp thương hiệu. Các điểm mấu chốt này sẽ góp phần loại bỏ các yếu tố phức tạp khác, tập trung và định hướng đúng hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Đơn giản và tối giản giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những thay đổi luôn hiện hữu trong kỷ nguyên số.

simplicity in brands
Các thương hiệu thực sự cần sự đơn giản và tối giản hơn là một hệ thống phức tạp để có thể tạo ra các điểm chạm thương hiệu

2. Thương hiệu chuyển đổi như thế nào với định hướng “khách hàng trung tâm”?

Quan niệm “sản phẩm làm trung tâm” vẫn là một định hướng trọng tâm trong hầu hết các chiến dịch. Tuy nhiên, “khách hàng trung tâm” sẽ là sự kết hợp cần thiết và kịp thời có thể nâng cao trải nghiệm người dùng một cách tối ưu. Sản phẩm tồn tại chỉ với mục tiêu duy nhất là đáp ứng các nhu cầu sử dụng của khách hàng. Do đó, xác định rõ nhu cầu của khách hàng là điểm khởi đầu quan trọng quyết định thành công khi thương hiệu chuyển đổi.

customer-in-center philosophy
Phát triển với tư duy khách hàng trung tâm sẽ tạo ra nhiều giá trị thương hiệu hơn là chỉ chăm chăm vào sản phẩm

Thương hiệu Maggi đã khéo léo lồng ghép các giới thiệu và hướng dẫn những công thức nấu ăn có thể kết hợp với nước tương trên website của họ. Những nội dung này làm tăng thêm sự thuận tiện cho những người yêu thích nấu ăn khi có thể học thêm những món ăn mới được chế biến kèm với nước tương. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ cảm thấy thú vị hơn khi công việc nấu ăn hàng ngày của họ nhận được sự quan tâm và thấu hiểu từ thương hiệu Maggi khi chỉ mua một chai nước tương từ nhãn hàng.

Nhìn chung, tư duy “khách hàng trung tâm” yêu cầu một quá trình chuyển đổi dài hạn và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhận thức chính xác về khách hàng mục tiêu của mình. Nhận thức này cũng cần được hình thành trong mỗi nhân viên của doanh nghiệp để thúc đẩy thương hiệu chuyển đổi. Hơn nữa, tư duy này còn là một giá trị có thể kết nối doanh nghiệp với khách hàng của họ; nhưng không phải là một nhiệm vụ phải hoàn thành và để thoái thác.

3. Tận dụng thách thức, chuyển thành cơ hội giúp thương hiệu chuyển đổi hiệu quả

Thời đại số có dịp chứng kiến những thay đổi với tốc độ nhanh chóng và không thể đoán trước, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có giải pháp kịp thời để thích ứng với thị trường và thúc đẩy thương hiệu chuyển đổi nhanh chóng hơn. Sản phẩm ra đời không chỉ cần đảm bảo về chất lượng mà cũng cần chú trọng đến trải nghiệm sử dụng của khách hàng. Ngoại trừ sản phẩm, các nhu cầu khác của khách hàng cũng cần được quan tâm, cụ thể là các chương trình ưu đãi cho thành viên hay quà tặng khuyến mãi. Khách hàng cũng có xu hướng mua sắm nhiều hơn trên các website thương mại điện tử, điều này dẫn đến yêu cầu cao hơn về quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu và nền tảng công nghệ. Tình hình dịch bệnh cũng ngày càng trở nên nguy hiểm, làm tăng thêm mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.

challenge-utilizing
Tận dụng thách thức trong thời đại số là bước đi rất quan trọng giúp thương hiệu chuyển đổi nhanh chóng trên thị trường

Việc tối ưu các thách thức sẽ là đòn bẩy then chốt hỗ trợ các thương hiệu chuyển đổi vững vàng hơn. Bên cạnh đó, con người vẫn là nhân tố quan trọng bất kể công nghệ có phát triển tiên tiến đến đâu đi chăng nữa. Do đó, doanh nghiệp trước tiên cần tập trung vào cấu trúc bên trong: nguồn nhân lực, quy trình, sản phẩm và cả dịch vụ khách hàng để hoàn thành quá trình chuyển đổi.

Cuộc khủng hoảng toàn cầu COVID-19 đã trở nên nghiêm trọng hơn kể từ khi Chính phủ thắt chặt lệnh giãn cách xã hội do sự gia tăng nhanh chóng của số ca nhiễm virus Corona. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bị sụt giảm, ngành thương mại điện tử lại có sự tăng trưởng nhất định, đa số mọi người có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn khi ở nhà. Đây là thách thức cao hơn nhiều đối với mọi doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng cũng là cơ hội có thể tận dụng để thương hiệu chuyển đổi nhanh chóng hơn.

Tại SECOMM, chúng tôi sẽ đồng hành cùng khách hàng trên mọi bước chuyển đổi số để đảm bảo cung cấp giải pháp toàn diện cho các thương hiệu khi tham gia thương mại điện tử. Các thương hiệu chuyển đổi thành công trong thời đại số khi tất cả đều được vận hành trên một nền tảng website bền vững. Chúng tôi sẽ là điểm khởi đầu cho cuộc cách mạng này. Hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết hơn.

2
3,551
0
1
01/09/2021
barriers to the ecommerce
3 RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, các doanh nghiệp thương mại điện tử ngày càng khẳng định tầm quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, song song với những con số tích cực, lĩnh vực này vẫn ẩn chứa nhiều mặt trái đầy tính thách thức. Những rào cản thương mại điện tử dần trở thành mối lo ngại lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

1. Chất lượng hàng hóa – một rào cản thương mại điện tử đáng lưu ý

Sự đa dạng về số lượng sản phẩm được đăng bán trên website thương mại điện tử luôn luôn được đảm bảo để có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa vẫn còn là một rào cản thương mại điện tử đáng lo ngại để đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho thị trường. Các vấn đề hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái vẫn xuất hiện mỗi ngày trên thị trường. Để phân tích sâu hơn, những tình trạng này có khả năng bắt nguồn từ các yếu tố có thể được phân tích từ góc độ của người bán, doanh nghiệp thương mại điện tử và người tiêu dùng.

quality of goods is one of the Barriers to the ecommerce industry
Sản phẩm kém chất lượng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến uy tín kinh doanh của doanh nghiệp

Ý thức nhà bán tạo điều kiện để chất lượng hàng hóa trở thành rào cản thương mại điện tử

Hàng hóa kém chất lượng có nguồn gốc lâu đời từ mô hình thương mại truyền thống được vận hành ngoại tuyến, trong trường hợp này những thương nhân chắc chắn phải chịu trách nhiệm. Dù người tiêu dùng có nghiêm túc quan tâm đến chất lượng sản phẩm thế nào đi chăng nữa, yếu tố về chất lượng vẫn cần được kiểm soát và quản lý từ nhà bán, những người tiếp xúc đầu tiên với nguồn hàng và mang nó đến khách hàng. Nguồn sản phẩm không được kiểm soát chất lượng theo thời gian đã trở thành mối lo ngại lớn hơn khi các nhà bán cung cấp hàng hóa giá rẻ để có thể bán được nhiều hơn, hay thậm chí cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng với mức giá hời. Đến khi kinh doanh trực tuyến bùng nổ, những vấn đề chưa được giải quyết từ kinh doanh truyền thống lại có thêm cơ hội lan rộng hơn và dần trở thành các rào cản thương mại điện tử khó kiểm soát.

Về phía các doanh nghiệp thương mại điện tử

Khi xuất hiện các vấn đề về chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệp thương mại điện tử là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động dưới mô hình C2C, B2C – những nhà phân phối trung gian, hay sàn thương mại điện tử kết nối nhà bán với người tiêu dùng.

Kết quả là các doanh nghiệp trở nên bị động hơn trong việc kiểm soát nguồn hàng kém chất lượng, và hoàn toàn dựa vào phản hồi từ người tiêu dùng để xử lý vấn đề trong khi chưa có giải pháp hay chính sách rõ ràng nào cho đến nay. Vấn đề chất lượng sản phẩm thậm chí còn trở thành rào cản cho doanh nghiệp trong việc xây dựng niềm tin và duy trì nền tảng người tiêu dùng trung thành.

Nhận thức người mua hàng

Sự lan rộng của nguồn hàng hóa kém chất lượng một phần xuất phát từ nhận thức của người tiêu dùng trong suốt quy luật cung – cầu. Trong thị trường trực tuyến hiện nay vẫn có những nhóm người tiêu dùng ưa chuộng các mặt hàng giá rẻ hoặc những sản phẩm gắn mác giảm giá, và họ cũng cho rằng sẽ tiết kiệm chi phí sinh hoạt hoặc đơn giản là chỉ muốn thử nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng sản phẩm chất lượng hơn lại có giá cao hơn nhiều. Vì vậy, họ có xu hướng chọn mua các mặt hàng giá thấp và bỏ qua cả việc kiểm tra thông tin sản phẩm. Nhận thức kém về chất lượng sản phẩm dần dần đã góp phần hình thành nên rào cản thương mại điện tử đáng lo ngại với sự tăng lên nhanh chóng của các nguồn sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.

Rõ ràng, sự tăng trưởng nhanh chóng của các sản phẩm kém chất lượng có sự tham gia của nhiều yếu tố ngoại vi, do đó trách nhiệm của người bán, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng sẽ là yếu tố cốt lõi cho một thị trường lành mạnh và đáng tin cậy hơn.

2. Rào cản thương mại điện tử bắt nguồn từ thói quen mua hàng

Yêu cầu về thay đổi thói quen mua hàng từ kênh offline sang kênh online cũng là một rào cản thương mại điện tử quan trọng cần được giải quyết và khắc phụ ở thị trường Việt Nam. Để phân tích rõ hơn về yếu tố này, cần xem xét đến 3 cấp độ hành vi tiêu dùng cơ bản xảy ra khi 3 nhóm khách hàng tương ứng ra quyết định mua hàng.

buying process habits
Quá trình mua hàng cá nhân dần tạo nên thói quen mua sắm khó thay đổi của khách hàng

Nhóm đầu tiên là những người mua sắm truyền thống, những người có xu hướng nhìn thấy và chạm trực tiếp vào những gì họ mua. Họ cho rằng quy trình quan sát và kiểm tra ban đầu có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự phù hợp hơn của sản phẩm. Do đó, họ không bao giờ tin tưởng bất kỳ sản phẩm nào trên các website thương mại điện tử và cho rằng giá trị, chất lượng không thể kiểm soát được. Do đó, thay đổi thói quen mua hàng của nhóm này là yêu cầu có tính thách thức nhất.

Nhóm thứ hai là người tiêu dùng lai, kết hợp được phong cách mua sắm truyền thống và cả hiện đại. Nhóm này đó có xu hướng lựa chọn cách mua phù hợp và linh hoạt hơn. Chẳng hạn, họ có thể nhanh chóng thêm một quyển sách hay mười cây bút vào giỏ hàng của mình ngay lập tức vì nó thuận tiện hơn so với việc dành thời gian lựa chọn tại hiệu sách. Tuy nhiên, họ sẽ trực tiếp đến cửa hàng quần áo để chọn một chiếc quần vừa vặn với họ cũng như đảm bảo chất lượng vải, đường may, form dáng,… Hành vi đó cũng sẽ lặp lại tương tự khi họ mua giày, túi xách hoặc các mặt hàng thời trang khác. Nhìn chung, nhóm người tiêu dùng lai đã thay đổi thói quen mua hàng trong hầu hết các lĩnh vực phổ biến. Bên cạnh đó, họ sẽ có những yêu cầu cao hơn nhiều đối với các loại sản phẩm đặc biệt như mặt hàng thời trang, thiết bị công nghệ, xe máy hay ô tô trong một số trường hợp.

Nhóm cuối cùng có xu hướng hoàn toàn mua sắm trực tuyến. Họ hình thành thói quen mua sắm trực tuyến và sử dụng nó như một công cụ tiện lợi, nhanh chóng giúp tiết kiệm nhiều thời gian hơn trong quá trình mua sắm. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức đối với nhóm này, đó là duy trì uy tín, lòng tin về hàng hóa, dịch vụ để có thể nâng cấp nhóm tiêu dùng này từ đối tượng khách hàng mục tiêu thành nguồn khách hàng trung thành về dài hạn.

Mặc dù số lượng người dùng sử dụng di động ngày càng tăng đã phần nào làm rõ hơn nhu cầu mua sắm trực tuyến, nhưng yêu cầu thay đổi thói quen người dùng cần có các giải pháp hiệu quả hơn để có thể loại bỏ yếu tố này ra khỏi các rào cản thương mại điện tử về lâu dài. Đặc biệt, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thói quen của người dùng thương mại điện tử cuối cùng vẫn là câu chuyện về niềm tin chất lượng cũng như mức độ đáng tin cậy từ các cửa hàng trực tuyến.

3. Nguồn vốn đầu tư khủng trong dài hạn – một rào cản thương mại điện tử vô hình

Nguồn vốn duy trì hoạt động thương mại điện tử trong dài hạn cũng là một yếu tố lớn tạo ra rào cản thương mại điện tử tại Việt Nam. Yếu tố này bắt nguồn từ yêu cầu duy trì kho bãi, truyền thông thương hiệu, tiếp thị, thanh toán và vận chuyển. Do đó, tất cả các yếu tố cần được đảm bảo và duy trì liên tục, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp giữ nguồn đầu tư không ngừng cho các khoản lỗ không hồi kết.

long-term investment
Hầu hết các doanh nghiệp thương mại điện tử chi tiêu dòng vốn lớn và liên tục trong thời gian dài

Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) lại không đủ đủ khả năng cạnh tranh lâu dài so với các ông lớn thương mại điện tử trên thị trường. Chẳng hạn, sự hiện diện của các tên tuổi quốc tế như Alibaba, JD.com hay Amazon tại thị trường Việt Nam đã tạo ra một khoảng cách vô cùng lớn mà các SMEs khó có thể vượt qua trong cuộc đua vốn đầu tư để cập nhật công nghệ mới và duy trì doanh nghiệp.

Nhìn chung, cuộc đua vốn đầu tư khiến các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Nhưng đồng thời, nó lại tạo ra nhiều rào cản thương mại điện tử hơn tại Việt Nam do thiếu hụt vốn trong dài hạn. Bên cạnh đó, từng tổ chức, doanh nghiệp khác nhau đều sẽ gặp phải nhiều thách thức khi vận hành một doanh nghiệp thương mại điện tử. Do đó, cần có một phác thảo toàn diện và quá trình nghiên cứu chi tiết để đặt ra các mục tiêu phát triển theo đúng định hướng và quy luật của thời đại số đang dần chuyển đổi.

2
14,764
0
1
31/08/2021
ecommerce platform
4 NỀN TẢNG CHO DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Sử dụng nền tảng công nghệ phù hợp cho website là một trong những chìa khóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh bán hàng, mang lại lợi thế kinh doanh và sự phát triển cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam hiện nay. Ngành thương mại điện tử đã và đang trở thành một chủ đề sôi động hơn bao giờ hết với tốc độ tăng trưởng kỷ lục và nhận được sự quan tâm và đầu tư nổi bật từ những gã khổng lồ thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

1. Quá trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam

Bàn về nguồn gốc hình thành của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam, trước tiên, cần xem xét quá trình phát triển của một hệ thống website chung. Trước đây, các trang web ra đời chủ yếu với mục đích hiển thị thông tin trên Internet để người xem có thể truy cập dễ dàng. Dần dần, website đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc tạo ra bản sắc thương hiệu, nâng cao độ tin cậy và hỗ trợ các doanh nghiệp có thể nhận phản hồi từ khách hàng chỉ với một cú click chuột.

processes of ecommerce business in Vietnam. doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam 1
Ngành thương mại điện tử đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài

Theo thời gian, các doanh nghiệp muốn tăng thêm hiệu suất bằng cách bán sản phẩm trên website trong khi tiết kiệm chi phí cửa hàng truyền thống cũng như cơ sở vật chất. Mặt khác, khách hàng cũng có nhu cầu mua sản phẩm nhanh hơn mà không cần trực tiếp đến cửa hàng. Đó là lý do dẫn đến sự ra đời của thương mại điện tử.

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp tiếp cận thị trường dễ dàng hơn đồng thời tăng cơ hội tối đa hóa trải nghiệm người dùng. Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nhưng đã tạo ra bước đột phá với các thương hiệu nổi bật như Shopee, Tiki và Lazada.

2. Top 4 nền tảng phù hợp với doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam

Magento

Magento sở hữu nhiều tính năng tuyệt vời, tạo ra tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao, phù hợp với mọi quy mô của các trang web thương mại điện tử. Tuy nhiên, Magento không hề dễ sử dụng đối với những người mới bắt đầu. Thay vào đó, nền tảng này cung cấp một loạt các tính năng đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của cộng đồng người dùng.

Ưu điểm

  • Khả năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và bảo mật
  • Sở hữu một loạt các tính năng hỗ trợ đăng bán và quản lý sản phẩm
  • Hỗ trợ nhiều đơn vị tiền tệ và cổng ngôn ngữ khác nhau
  • Khả năng tích hợp hầu hết các cổng thanh toán
  • Thân thiện với SEO

Nhược điểm

  • Chỉ phù hợp với người dùng đã có hiểu biết cơ bản về code và hệ thống web
  • Yêu cầu trả phí cho các tính năng mở rộng

Woocommerce

WooCommerce không phải là một nền tảng độc lập có khả năng xây dựng hoàn toàn một trang web thương mại điện tử. Đây là một loại plugin chạy trên WordPress. Nói cách khác, Woocommerce sẽ tối ưu hóa các chức năng thương mại điện tử cho một website đang vận hành trên nền tảng WordPress. Do đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam có thể bắt đầu kế hoạch phát triển kinh doanh trực tuyến theo hướng tiếp cận dễ hơn và nhanh hơn.

Hoàn toàn khác với Magento, Woocommerce được lập trình theo hướng dễ sử dụng và đặc biệt phù hợp cho những người mới bắt đầu thiết kế website. Thêm vào đó, nền tảng này cũng sở hữu đầy đủ các tiện ích mở rộng có thể xử lý hầu hết tác vụ cơ bản từ quản lý sản phẩm đến phương thức thanh toán có thể biến đổi một trang web đơn thuần thành hệ thống thương mại điện tử chất lượng cao tại Việt Nam.

Ưu điểm

  • Không cần trả phí khi sử dụng
  • Dễ mở rộng tính năng và tùy chỉnh các cửa hàng
  • Được hỗ trợ nhanh chóng và dễ dàng từ cộng đồng người dùng rộng rãi khi có vấn đề xảy ra

Nhược điểm

  • Các tính năng nâng cao thường yêu cầu tích hợp thêm các công cụ mở rộng
  • Công cụ mở rộng có khả năng cần thêm một số các tiện ích phụ trợ khác để hoạt động hiệu quả

Shopify

Nhận được đánh giá khá cao từ người dùng, Shopify sở hữu nhiều chức năng hữu ích như khả năng tích hợp SEO, hỗ trợ hệ thống web hoặc các tính năng tùy chỉnh hoàn hảo. Nền tảng này cũng cung cấp hệ thống dịch vụ dựa trên mô hình SaaS từ một trung tâm điều khiển chính.

Ưu điểm

  • Sở hữu một số lượng theme đáng kể có thể được lựa chọn tùy thuộc vào từng danh mục khác nhau
  • Khả năng hỗ trợ người dùng 24/7
  • Tích hợp quảng cáo và cổng thanh toán qua Visa, Mastercard và các cổng thanh toán khác

Nhược điểm

  • Cần trả phí khi sử dụng nền tảng này
  • Yêu cầu sử dụng các URL có sẵn
  • Chưa hỗ trợ các cổng thanh toán trong nước
  • Chưa hỗ trợ tiếng Việt. (Các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam cần cân nhắc về yếu tố này)

Haravan

Haravan là một nền tảng công nghệ mở cung cấp công cụ tạo trang web dễ dàng, tiện lợi với các tính năng tương tự như Shopify và WordPress. Nền tảng này có nhiều lợi thế về tính tiện lợi và nhanh chóng, đặc biệt cung cấp công cụ quản lý bán hàng đa kênh trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee và Tiki.

Ưu điểm

  • Cho phép người dùng mở rộng nhiều tính năng
  • Chi phí hợp lý
  • Hỗ trợ tiếng Việt

Nhược điểm

  • Yêu cầu trả phí khi sử dụng một số tiện ích mở rộng
  • Hoạt động như một nền tảng nội địa nên phù hợp cho hầu hết các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam

3. Thiết kế website chính là khởi đầu hoàn hảo cho doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam

Hệ thống website là điều kiện tiên quyết cần được duy trì, cập nhật liên tục vì đây là giao diện duy nhất có thể kết nối các doanh nghiệp và khách hàng. Để các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam có thể vận hành kinh doanh hiệu quả và liền mạch, hệ thống website đóng vai trò quan trọng đối với thành công và cả thất bại của một doanh nghiệp thương mại điện tử. Công đoạn thiết kế website thường được thực hiện bởi nhóm UI/UX, những người chịu trách nhiệm cho cả trải nghiệm về mặt hình ảnh và trải nghiệm người dùng trên các trang web.

web design. doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam 2
Thiết kế web là yếu tố quan trọng nhất góp phần vào thành công của thương mại điện tử

Với kinh nghiệm chuyên môn về phát triển website thương mại điện tử, SECOMM có khả năng làm việc với hầu hết các nền tảng công nghệ mới nhất để đáp ứng nhu cầu của đối tác, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam. Chúng tôi luôn đánh giá cao về tiến độ công việc và ưu tiên cung cấp các giải pháp toàn diện nhất cho doanh nghiệp. Nhanh chóng, đúng lúc và chất lượng đều là những kim chỉ nam mà chúng tôi luôn hướng tới trong suốt quá trình hoạt động.

2
6,950
0
1
30/08/2021
amazon in Vietnam
CƠ HỘI CHO DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM- AMAZON
Với thị phần thương mại điện tử khổng lồ trên toàn cầu, Amazon thu hút sự chú ý mạnh mẽ khi nhắm vào thị trường Việt Nam. Kể từ đó, đã có nhiều luồng ý kiến ​​cho rằng Amazon có mục tiêu kích thích sức cạnh tranh thị trường giữa Alibaba (Lazada), JD.com (Tiki) hoặc Shopee (tổ chức thương mại điện tử lớn đến từ Singapore). Tuy nhiên, dù bất cứ mục tiêu nào được đặt ra, sự hiện diện của Amazon vô hình chung vừa tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

1. Sự phát triển của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam

Một trong những yếu tố kích thích sự tăng trưởng của kinh doanh điện tử chính là nhu cầu cao về mạng internet, trong khi đó Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về số lượng người dùng internet hiện nay. Vì vậy, quá trình bán hàng trực tuyến dần mang lại nhiều con số tăng trưởng ấn tượng, đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Kéo theo đó là sự mở rộng quy mô lớn của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn khi tiếp cận thị trường chỉ với 1/10 chi phí cho các kênh tiếp thị. Chi phí quảng cáo thấp đã làm tăng thêm sức hút cho kinh doanh trực tuyến, và không chỉ dừng lại ở quy mô trong nước mà còn mở rộng ra thị trường toàn cầu.

ecommerce growth for e-business in Vietnam
Những con số tăng trưởng ấn tượng đã cho thấy kết quả nở rộ của kỷ nguyên thương mại điện tử

Từ 2016, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã gặt hái được những bước đột phá đáng kể khi nhận được nguồn đầu tư từ các đối tác quốc tế, điều này khiến các doanh nghiệp tích cực tham gia vào thị trường kinh doanh điện tử, tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay.

2. Cơ hội cho doanh nghiệp điện tử Việt Nam khi Amazon gia nhập thị trường

Sự gia nhập của Amazon vào thị trường Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Việt Nam là một thị trường tiềm năng về các sản phẩm thủ công truyền thống, đây là một điểm mạnh khá độc đáo và lý tưởng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bán hàng trực tuyến. Với thế mạnh này, Việt Nam sẽ quảng bá sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế với mức giá hấp dẫn hơn.

Dưới sự hỗ trợ của Amazon Global Selling, các thương hiệu Việt Nam có thể dễ dàng tham gia thị trường quốc tế với sự tăng trưởng đáng kể, đây là một bước tiến cho nền kinh tế số của Việt Nam.

Việt Nam được đánh giá cao về chuyên môn sản xuất hàng hóa, vì vậy sự hỗ trợ từ Amazon Global Selling sẽ góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng thị trường về cả mặt đối tác quốc tế và phía người tiêu dùng. Sự đóng góp này đồng thời cũng thúc đẩy tiến trình hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời gia tăng thị phần thương mại điện tử trong nền kinh tế.

3. Những thách thức hiện hữu cho doanh nghiệp điện tử Việt Nam hiện tại

Mặc dù cơ hội vẫn đang rộng mở, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể từ sự tham gia của Amazon. Thứ nhất, Amazon thúc đẩy tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn của thương mại điện tử. Trước đó, thị trường Việt Nam đã chào đón sự có mặt của Alibaba. Tuy nhiên, vào thời điểm đó chưa hề có tham vọng rõ ràng nào do các thương hiệu lớn trong nước đã có được vị trí vững chắc trong ngành, điển hình là Shopee, Tiki, Sendo. Tuy nhiên, cuộc đua đường dài này vô hình trung đã làm tăng thêm khoảng cách với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

amazon's penetration
Sự tham gia của Amazon không chỉ mang đến cơ hội, mà còn ẩn chứa nhiều thách thức

Thứ hai, quy trình đăng bán sản phẩm thương mại điện tử trên sàn quốc tế có khả năng làm tăng thêm chi phí. Khi sức cạnh tranh càng tăng cao, cuộc đua đầu tư càng trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp điện tử tập trung vào quá trình chi tiêu để bán 1 tỷ đô la hàng hóa mà không có ngân sách mục tiêu cho dài hạn. Về lâu dài, việc chi tiêu quá mức sẽ đòi hỏi vốn đầu tư nhiều hơn, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp.

Mặt khác, nguồn gốc và chất lượng hàng hóa cũng cần được đảm bảo. Nói đến thị trường thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam, vấn đề hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó, việc kinh doanh trên Amazon sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn nếu doanh nghiệp không thể kiểm soát chất lượng hàng hóa của chính mình. Đồng thời, việc này cũng đòi hỏi các chính sách chặt chẽ hơn để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trong nền kinh tế Việt Nam.

Nhìn chung, Amazon đã tạo nên làn gió mới cho cộng đồng các doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích khả năng cạnh tranh của thị trường, thúc đẩy việc cải thiện chất lượng sản phẩm và trải nghiệm người dùng để hỗ trợ khách hàng theo định hướng đúng đắn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có những chiến lược rõ ràng trong việc giải quyết vấn đề và thách thức hiện hữu để rút ngắn quá trình kết nối với cả đối tác và khách hàng quốc tế.

2
4,155
0
1
29/08/2021
Chặng đường hơn 50 năm của Thương mại điện tử toàn cầu (1969 - 2020)
CHẶNG ĐƯỜNG HƠN 50 NĂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU (1969 – 2020)
Thương mại điện tử đang là ngành công nghiệp có sự bùng nổ lớn trong giai đoạn gần đây, nhưng ít ai ngờ rằng lĩnh vực “ăn nên làm ra” này đã có một chặng đường phát triên hơn 50 năm với những thăng trầm khác nhau để đến được như ngày hôm nay.

1969: Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đầu tiên –  CompuServe

Năm 1969, tiến sĩ Dr. John R. Goltz , Jeffrey Wilkins và các sinh viên kỹ sư điện đã sáng lập nên CompuServe – dịch vụ cung cấp cổng thông tin chia sẻ tin tức và dữ liệu thông qua hệ thống kết nối mạng Internet và email.

1979: Cha đẻ của hệ thống thương mại điện tử (TMĐT) – Michael Aldrich

Michael Aldrich đã hình thành nên hệ thống TMĐT đầu tiên bằng cách kết nối một chiếc tivi và máy tính để xử lý giao dịch thông qua đường dây điện thoại giúp hệ thống thông tin đóng có thể được mở và chia sẻ dữ liệu ra bên ngoài một cách an toàn. Không ngờ rằng sáng kiến này đã trở thành công nghệ nền tảng để xây dựng hệ thống TMĐT hiện tại.

1982: Công ty TMĐT đầu tiên – Boston Computer Exchange

Khi mới thành lập, Boston Computer Exchange là một cửa hàng trực tuyến hỗ trợ những người có nhu cầu bán lại máy tính đã qua sử dụng. Đây được xem là hình mẫu nguyên thủy nhất của đa số các công ty TMĐT ngày nay.

1992: Thị trường sách trực tuyến đầu tiên – Book Stacks Unlimited

Charles M. Stack đã thành lập thương hiệu Book Stacks Unlimited với tư cách là cửa hàng sách trực tuyến đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, công ty sử dụng định dạng bảng thông báo quay số (dial up), sau đó, chuyển sang sử dụng Internet để tạo ra thị trường giao dịch sách trực tuyến.

1995: Sự ra đời của gã khổng lồ của ngành công nghiệp TMĐT – Amazon

Jeff Bezos đã sáng lập nên Amazon vốn chỉ kinh doanh mặt hàng sách nhưng sau đó ông đã mở rộng mô hình kinh doanh sang nhiều mặt sản phẩm khác bằng cách kết hợp các công nghệ mới như điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Amazon đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành TMĐT khi biết cách áp dụng những tiến bộ của công nghệ Internet vào chiến lược kinh doanh của mình. 

1998: Cổng thanh toán trực tuyến, nền tảng cho TMĐT phát triển – PayPal

Confinity (tiền thân của PayPal) được sáng lập bởi Max Levchin, Peter Thiel, Like Nosek và Ken Howery. Đến năm 2000, eBay mua lại Confinity và đổi tên thành PayPal – cổng thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới. Paypal khắc phục nhiều hạn chế của hình thức thanh toán truyền thống trước đây, hỗ trợ quá trình mua hàng và thanh toán trở nên thuận tiện, tạo nền tảng cho TMĐT phát triển. 

1999: Ông vua của ngành TMĐT tại Trung Quốc – Alibaba

Alibaba chính thức gia nhập thị trường thương mại điện tử và gọi vốn thành công 25 triệu đô la. Đến năm 2001, công ty đã bắt đầu có lợi nhuận và dẫn đầu nền tảng thương mại điện tử dưới mô hình kinh doanh B2B, C2C và B2C. Năm 2020, Alibaba đã đóng góp 12.2 tỷ USD cho doanh thu TMĐT toàn cầu.

2000: Công cụ quảng cáo trực tuyến phục vụ Marketing TMĐT – Google AdWords

Google ra mắt Google AdWords – công cụ quảng cáo trực tuyến đầu tiên trên thế giới. Công cụ này hỗ trợ các doanh nghiệp Marketing sản phẩm trên mạng tìm kiếm của Google, từ đó thúc đẩy doanh số cho các công ty TMĐT lúc bấy giờ.

2004: Nền tảng hỗ trợ  xây dựng website TMĐT đầu tiên – Shopify 

Sau nhiều nỗ lực xây dựng website thương mại điện tử cung cấp thiết bị trượt tuyết trên nhiều nền tảng nhưng kết quả vẫn không như mong đợi , Tobias Lütke và Scott Lake đã nảy ra sáng kiến thành lập nên Shopify – nền tảng hỗ trợ xây dựng website TMĐT đầu tiên trên thế giới. Nền tảng này giúp người dùng phát triển website bán hàng trực tuyến dễ dàng mà không cần nhiều kiến thức chuyên môn về kỹ thuật. 

2005: Sự kiện TMĐT – Cyber Monday

Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia (Mỹ) tạo ra thuật ngữ “Cyber Monday”, cụm từ để miêu tả ngày thứ hai đầu tiên sau Black Friday, là sự kiện khởi động cho mùa mua sắm trực tuyến tại Hoa Kỳ giữa dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Đánh dấu sự quan tâm của các nhà kinh tế học đối với ngành công nghiệp này đối với thị trường bán lẻ thế giới.

2007: Nền tảng phát triển TMĐT bền vững –  Magento

Phát triển bởi Roy Rubin và Yoav Kutner vào năm 2007, Magento là mã nguồn mở được viết dựa trên Zend Framework và  ngôn ngữ lập trình PHP, chuyên dùng để xây dựng website TMĐT, đặc biệt là các website có tính phức tạp cao. Nhờ khả năng đa nhiệm, hiệu suất cao, tuỳ chỉnh linh hoạt, mở rộng dễ dàng, và cộng đồng phát triển mạnh mẽ  Magento hiện đang là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp với 200.000 đối tác và 2.5 triệu lượt tải trên toàn cầu. 

Các tập đoàn đa quốc gia sử dụng Magento để xây dựng các hệ thống TMĐT chuyên sâu có thể kể đến như: Samsung, Nike, Coca-Cola, Asus, HP, Lenovo, Canon, Sigma, Olympus, Port, Pox, Nestle, BevMo, Burger King,…Ngoài ra còn có hàng triệu trang TMĐT vừa và nhỏ trên khắp thế giới cũng được xây dựng dựa trên nền tảng này.

2016: Ông lớn Facebook gia nhập cuộc chơi TMĐT – Facebook Marketplace

Với tham vọng thâu tóm thị trường TMĐT, ông lớn ngành công nghệ Facebook liên tục cho ra nhiều tính năng mới trên Facebook Marketplace, Instagram, Whatsapp và hợp tác với nhiều nền tảng TMĐT (Shopify, OpenCart, BigCommerce, WooCommerce và Magento…). Điều này khiến cho các gã khổng lồ như Amazon, Lazada, Shopee… cũng phải dè chừng. Đồng thời đây cũng là minh chứng cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường TMĐT.

2017: Sự tăng trưởng của TMĐT 

Ngành công nghiệp TMĐT toàn cầu đã thiết lập một kỷ lục doanh số mới là 2.352 tỷ USD vào năm 2017, tăng 25% so với 2016 (theo Thống kê của eMarketer – Công ty Nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ). Chỉ riêng doanh số bán hàng trực tuyến vào sự kiện “Cyber Monday” đã vượt mức 6,5 tỷ USD. TMĐT được các chuyên gia kinh tế dự đoán là ngành công nghiệp trọng điểm của thế giới trong 2025. 

2020 – COVID – 19 thúc đẩy sự bùng nổ của TMĐT

Năm 2020 đánh dấu đã bước ngoặt lớn cho ngành TMĐT toàn cầu.  Ảnh hưởng của COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống TMĐT nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Hiện nay, TMĐT không chỉ chỉ xuất hiện dưới mô hình các sàn TMĐT như Amazon, Shopee, Lazada… mà các thương hiệu cũng bắt đầu tự xây dựng trang TMĐT riêng. Ngoài ra, TMĐT còn diễn ra khắp các ngành hàng từ nhóm tiêu dùng nhanh (thời trang, thực phẩm, công nghệ…) cho đến nhóm dịch vụ (du lịch, tài chính, giáo dục, nội thất, bất động sản…).

Theo báo cáo “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2020″ của Google & Temasek, người tiêu dùng có khuynh hướng dành nhiều thời gian mua sắm trực tuyến hơn so với trước khi xảy ra Covid-19 (tăng từ 3.7h/ngày lên 4.7h/ngày). Doanh thu TMĐT B2C toàn cầu từ 1.948 tỷ USD lên đến 4.280 tỷ USD, tăng gấp đôi so với sự kiến của Statista.com là 2.238 tỷ USD. 

Rõ ràng, Covid-19 đã mang đến những hiệu ứng tích cực cho sự “lên ngôi” của ngành TMĐT toàn cầu và mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam.

2
7,471
0
1
28/08/2021
online content strategy
CHIẾN DỊCH NỘI DUNG TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ CHO B2B
Sự phát triển của các doanh nghiệp B2B ngày càng bị tác động nhiều hơn bởi chất lượng của nội dung trực tuyến. Do có nhiều khác biệt rõ rệt so với mô hình B2C, các doanh nghiệp B2B hướng đến những đối tượng khách hàng cụ thể hơn, sản phẩm và quá trình chuyển đổi cũng dài hạn hơn, do đó quy trình lên kế hoạch nội dung cũng phát sinh nhiều điểm khác biệt. Để lên kế hoạch cho một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả, cần có sự hiểu biết thấu đáo hơn về bản chất của mô hình kinh doanh B2B.

1. Chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả tác động mạnh mẽ đến B2B

Nội dung có sức ảnh hưởng hơn bạn nghĩ nhiều, và thậm chí còn được xem như linh hồn của thương hiệu. Vì vậy, mục đích của việc phát triển một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả là để tạo ra các hệ thống quan điểm riêng cho thương hiệu xuyên suốt các loại hình và các kênh khác nhau. Nội dung cũng thể hiện rất rõ qua quá trình nhận diện thương hiệu, kể cả diện mạo và tông giọng thương hiệu. Đặc biệt với sự xuất hiện ngày càng phổ biến của mô hình B2B, một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả cũng cần được chú trọng để hỗ trợ định vị thương hiệu cũng như mang lại các kết quả có thể đo lường được.

Nội dung giúp định hướng mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng hơn

Có khá nhiều tranh cãi xuất hiện dẫn đến vô số hoài nghi về lợi ích thực sự mà nội dung mang đến cho doanh nghiệp. Những mối lo ngại này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khi thực hiện nghiên cứu đối tượng khách hàng hoặc xác định mục tiêu phát triển. Một chiến dich nội dung trực tuyến hiệu quả cho mô hình B2B là kết quả của một quá trình nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về mọi khía cạnh của doanh nghiệp, bao gồm thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng và tiềm năng kinh doanh,…

content effects business objectives. Chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả
Nội dung có khả năng định hình các kết quả đầu ra mà doanh nghiệp muốn đạt được

Tất cả các yếu tố kể trên là những bước đi sơ khai để hình thành một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả và hoàn chỉnh. Khi các dãy chữ cái phát huy tác dụng của chúng, doanh nghiệp hoàn toàn tiếp cận dễ dàng với các mục tiêu ban đầu để tăng cường các mục tiêu phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Nội dung sẽ là khung định hình cho mọi yêu cầu về kinh doanh, kích thích khách hàng hành động và đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ, sản phẩm họ mong muốn.

Vai trò của SEO đối với một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả

Nói cách khác, SEO sẽ không thể tạo ra kết quả nào nếu nội dung không tồn tại, và cũng không thể tạo nên một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả. Với hệ thống nội dung đa dạng, chất lượng được xây dựng từ đầu, các chuyên gia SEO sẽ dễ dàng tối ưu hóa thứ hạng website và độ tin cậy trên các công cụ tìm kiếm với các phương pháp tiếp cận mang tính chiến lược hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng mục BLOG trên website để phát triển thành một nền tảng nội dung phong phú hơn, có thể thu hút nhiều người dùng truy cập trang web.

2. Một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả cần gì?

Xác định đối tượng mục tiêu – khởi đầu hoàn hảo cho một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả

Doanh nghiệp cần nghiên cứu chính xác, cụ thể về đối tượng mục tiêu để có thể tiến hành chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả ở bước tiếp theo. Những người chịu trách nhiệm sản xuất nội dung cũng cần xác định rõ mình đang viết cho ai, viết để làm gì và người xem đang tìm kiếm giá trị gì từ nội dung này?

content strategy for B2B
Đã đến lúc cần hoàn thiện một quy trình nội dung toàn diện và chỉn chu

Trước tiên, hãy tìm hiểu toàn bộ thông tin về doanh nghiệp để xác định đối tượng mục tiêu từ các câu hỏi cơ bản nhất:

Về quy mô công ty:

  • Là doanh nghiệp đa quốc gia, quốc tế hay thương hiệu nội địa?
  • Số lượng nhân viên?
  • Hồ sơ năng lực, các dự án đã thực hiện?
  • Lịch sử về khách hàng? Các đánh giá về doanh nghiệp do khách hàng cung cấp trên website hay các kênh xã hội?
  • Lĩnh vực kinh doanh, và tình trạng kinh doanh?
  • Về đối tượng ra quyết định mua hàng: độ tuổi? Giới tính? Chức vụ?

Các yếu tố khiến khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm/dịch vụ

  • Xác định các điểm mạnh về năng suất, quy trình làm việc, tài chính và các yếu tố liên quan khác
  • Vấn đề mà khách hàng muốn giải quyết?
  • Điều gì khiến khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ hiện tại?

Quá trình mua hàng:

  • Ai là người ra quyết định mua hàng? Trong trường hợp có hơn 1 người ra quyết định, vai trò cụ thể của từng người là gì?
  • Các mục tiêu cá nhân đằng sau các quyết định mua hàng: KPI đo lường được, năng suất, doanh thu
  • Thời gian mua hàng diễn ra trong bao lâu?

Về người ra quyết định:

  • Thông tin cá nhân: tên, hồ sơ năng lực, động lực nghề nghiệp, đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, khu vực sinh sống, sở thích)
  • Email hoặc tài khoản khác trên Linkedin, Facebook, và các kênh xã hội tương tự?
  • Trong số đó, họ thường sử dụng tài khoản nào là chủ yếu?
  • Hàm lượng kiến thức nào họ thích đọc hơn? (thông tin chung hay một chủ đề chuyên sâu, nội dung chi tiết)
  • Họ làm việc cố định ở văn phòng hay thường xuyên di chuyển?
  • Làm thế nào để họ chủ động tìm kiếm thông tin mới?

Mục tiêu bán hàng rõ ràng cho một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả

Đối với một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả, xác định mục tiêu bán hàng là một bước quan trọng. Chúng bao gồm cả mục tiêu kinh doanh và mục tiêu nội dung. Cụ thể, mục tiêu kinh doanh có vai trò định hướng cho các mục tiêu chi tiết hơn của doanh nghiệp, bao gồm các tiêu chí về doanh số, thị phần, tăng trưởng, doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, mục tiêu nội dung là một phần của mục tiêu Marketing, là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu kinh doanh trong việc phát triển tốc độ phân phối sản phẩm/dịch vụ, định vị thương hiệu, tăng giá trị sử dụng sản phẩm và duy trì nền tảng khách hàng trung thành cho thương hiệu.

Các mục tiêu nội dung cụ thể sẽ góp phần tạo ra nền tảng vững chắc cho một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả dù là các mục tiêu đơn giản và cơ bản nhất. Điển hình, hãy hình dung một số mục tiêu chủ yếu sau:

  • Tăng lưu lượng truy cập cho website
  • Cung cấp thông tin có tính giáo dục
  • Tối đa hóa công cụ SEO và tăng thứ hạng công cụ tìm kiếm
  • Phối hợp nội dung với các kênh tiếp thị khác trong chiến lược đã đặt ra
  • Tăng nguồn khách hàng trung thành cho doanh nghiệp trong dài hạn

Có một điều cần lưu ý là không thể đồng thời đạt được tất cả các mục tiêu trong cùng một thời điểm. Đó là một tư duy tham lam. Thay vào đó, hãy ưu tiên những mục tiêu quan trọng nhất tùy theo ngắn hạn/dài hạn và phân chia các mục tiêu theo từng giai đoạn tăng trưởng của hoạt động kinh doanh.

Nguyên tắc S.M.A.R.T cho một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả

Ở bước tiếp theo, các mục tiêu chính ở trên cần được cụ thể hóa hơn dựa trên các yếu tố từ nguyên tắc S.M.A.R.T. Quá trình này sẽ giúp thiết lập các mục tiêu rõ ràng và có tính định hướng cụ thể hơn. Trong đó:

S đề cập đến “specific” – cụ thể. Hãy bắt đầu từ bộ câu hỏi 6W, đó là:

Who? – Ai?

  • Ai chịu trách nhiệm cho kế hoạch này?
  • Ai là đối tượng mục tiêu?
  • Ai kiểm soát chiến lược nội dung này?

What? – Là gì?

  • Làm gì để hoàn thành kế hoạch? Đâu là giải pháp tốt nhất?
  • Đối tượng tìm kiếm là gì? Trong số đó, đối tượng nào là đối tượng ưu tiên?

When? – Khi nào?

  • Khi nào chiến lược nội dung sẽ được tiến hành?
  • Khi nào chiến lược kết thúc?
  • Khi nào nội dung được đăng tải?

Where? – Ở đâu?

  • Nội dung được phân phối ở các kênh nào?

Why? – Tại sao?

  • Tại sao những loại nội dung này được sử dụng?
  • Tại sao mục tiêu này cần được ưu tiên hoàn thành trước để tạo ra một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả?

M đề cập khả năng đo lường – “measurable”, có nghĩa là các mục tiêu cần được định lượng chi tiết, trong đó bao gồm việc thu thập dữ liệu, doanh thu đạt được, hiệu suất bán hàng, sự hài lòng của khách hàng, cũng như khảo sát về trải nghiệm khách hàng.

A thể hiện tính khả thi (applicable). Cho dù các mục tiêu cụ thể như thế nào, chúng cần phải khả thi và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Đôi khi, để hoàn thành các mục tiêu này, đội ngũ nhân sự cần cải thiện, trau dồi kỹ năng hoặc bắt buộc tham gia quy trình đào tạo. Tất cả đều là những yếu tố cần thiết để tiếp cận gần hơn với các mục tiêu được đo lường trước đó. Từ cơ sở này, các nhà tiếp thị sẽ tiến hành ước tính con số phù hợp cho mục tiêu. Ví dụ: nếu doanh thu bán hàng tăng 5% ở tháng trước, hãy đặt mục tiêu tăng thêm 10% hiệu suất bán hàng trong tháng này. Ngược lại, yêu cầu tăng 30% doanh thu dường như không thực tế với năng lực doanh nghiệp. Mặc dù từng ngành nghề khác nhau sẽ có sự khác biệt và đặc thù cụ thể, nhưng các mục tiêu có thể đo lường đòi hỏi một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ và cần khả thi hơn so với bối cảnh thị trường và quy mô doanh nghiệp.

Tiếp theo, R biểu thị “realistic” – thực tế, hay “relevant” – liên quan. Để đặt mục tiêu du học Úc, hãy vẽ ra các mục tiêu phụ trợ như học IELTS, tìm trung tâm tư vấn du học, đăng ký VISA. Tuy nhiên, nếu đặt mục tiêu học tiếng Hàn thì sẽ không liên quan gì đến toàn bộ mục tiêu du học; nó không đóng góp vào kế hoạch du học mà ngược lại còn gây lãng phí thời gian. Đó là một ví dụ trực quan cơ bản để có thể hình dung rõ hơn về các mục tiêu có tính thực tế và có liên quan với mục tiêu định hướng ban đầu.

Cuối cùng – T nói về thời gian. Yêu cầu về thời gian là điều cần thiết để tiến độ kế hoạch được thực hiện đúng hạn đồng thời có thể chia nhỏ các mục tiêu để hoàn thành trong các giai đoạn phù hợp. Giới hạn thời gian giúp cho chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả và nhất quán hơn về mọi mặt.

3. Sáng tạo, độc đáo, ấn tượng sẽ được đánh giá cao nhưng chưa đủ

Ý tưởng mới lạ và sáng tạo là nhân tố ấn tượng góp phần tạo nên thành công cho một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả. Tuy nhiên, tất cả sẽ là điểm cộng thêm, không nhất thiết trở thành một yêu cầu bắt buộc. Nói cách khác, ý tưởng sáng tạo là công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, nhưng bên cạnh đó cần thêm nhiều yếu tố quan trọng khác cho quá trình phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng bào gồm nền tảng kiến thức về Marketing, quá trình phân phối nội dung đến các kênh và đối tượng phù hợp.

creative content for effective online content strategy
Nội dung sáng tạo tạo ra một bước đột phá quan trọng cho các doanh nghiệp, nhưng chưa phải là yếu tố hàng đầu

Nhìn chung, sự mới lạ thường có xu hướng thu hút các đối tượng mục tiêu tiềm năng dễ dàng hơn. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản có thể kích thích khả năng sáng tạo khi lên ý tưởng cho một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả:

  • Tổng hợp các chủ đề liên quan thành một danh sách, sau đó chia nhỏ chúng với nhiều ý tưởng cụ thể hơn.
  • Các công cụ tìm kiếm (Google, Bing) cũng khá hữu ích trong việc hỗ trợ nghiên cứu và hình thành ý tưởng, đồng thời giúp tạo ra nội dung thân thiện với SEO để tiếp cận dễ dàng hơn với đối tượng phù hợp.
  • Hãy thử truy cập các website của đối thủ cạnh tranh hoặc xem xét những phản hồi của khách hàng, bạn có thể tìm ra những đề xuất mới về nội dung mà đối thủ đã không may bỏ lỡ.
  • Xem lại những phần nội dung đã được đăng tải trước đó trên Blog là một điều nên làm, bên cạnh đó hãy chú ý đến các nội dung cần phân tích chi tiết hơn.
  • Dùng những ý chi tiết để phát triển thành các bài đăng mới giúp hệ thống nội dung website có tính logic và chặt chẽ hơn. Hệ thống nội dung liền mạch sẽ dễ dàng tiếp cận với đối tượng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng sẽ hỗ trợ đắc lực cho hiệu quả SEO.

Các doanh nghiệp B2B cần nhiều hơn một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn chung một chiến lược tốt vẫn sẽ tạo ra nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp, từ việc cải thiện độ phổ biến của website đến tăng doanh thu bán hàng.

SECOMM, với nền tảng kiến thức chuyên sâu, luôn luôn cung cấp các giải pháp toàn diện về hệ thống website lẫn hệ thống nội dung cho các đối tác trong quá trình thực hiện dự án. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bày bản, chúng tôi thấu hiểu một chiến dịch nội dung trực tuyến hiệu quả sẽ tác động mạnh mẽ đến các thương hiệu như thế nào. Chúng tôi hy vọng sẽ là cầu nối truyền tải các giá trị mới từ các nền tảng cũ và xây dựng các ý tưởng mới hoàn thiện hơn từ những nền tảng thông tin sẵn có.

2
2,913
0
1
28/08/2021
SECOMM company trip
PHÚ YÊN – SECOMM COMPANY TRIP 2019
Trải qua nhiều giai đoạn làm việc căng thẳng, đã đến lúc các dự án dần định hình và hoàn thiện, trong đó những nỗ lực và đóng góp tuyệt vời của các Secommers dành cho SECOMM luôn được ghi nhận và đánh giá cao. Năm 2019 đã chính thức khép lại với tinh thần “LÀM HẾT SỨC, CHƠI HẾT MÌNH” qua chuyến đi company trip đáng nhớ, đánh dấu nhiều kỷ niệm tuyệt vời của toàn thể Secommers tại vùng đất hoa vàng cỏ xanh Phú Yên.
company trip
Bữa sáng đã được nạp đầy đủ. …vày bây giờ, đi thôi!

SECOMM – Ngày 1

Đặt chân đến Phú Yên vào 7:30 sáng, chúng tôi đã có ít thời gian để cảm nhận bầu không khí trong lành, mát mẻ tại nhà ga Tuy Hòa, sau đó di chuyển đến tham quan nhà thờ Mằng Lăng như lịch trình. Nhà thờ nằm ​​cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km về hướng Bắc), đây là một công trình sở hữu kiểu kiến trúc công giáo đậm chất châu Âu được xây dựng vào năm 1892 với đặc trưng là phần đỉnh nhà thờ đặt 1 thập tự giá ở giữa hai tháp chuông. Phong cách xây dựng Gothic cổ điển đã tạo nên điểm nhấn hoàn hảo cho các bức ảnh của chúng tôi.

Mang Lang church
Nhà thờ Mằng Lăng sở hữu kiểu kiến trúc cổ điển độc đáo và đẹp mắt

Do nằm trên cùng một tuyến đường, nên chúng tôi tiếp tục di chuyển đến địa điểm tiếp theo – Gành Đá Dĩa. Để vào đây cần đi bộ dọc theo một lối đi nhỏ để đến được bãi đá bazan.

Da Dia Reef
Đường đến bãi đá bazan! Trời không nắng nhưng gió khá mạnh và vô cùng mát mẻ

Theo như chia sẻ từ những người bản địa, các bãi đá trông giống như một tổ ong khổng lồ với các cột đá xếp chồng lên nhau, chúng được hình thành từ các loại đá bazan có hình dạng khác nhau, từ hình tròn đến cả hình đa giác.

Basalt rock
Những đợt sóng vô cùng đẹp và ấn tượng!
Da Dia Reef
Bề mặt bãi đá khá trơn; cần quan sát và bước đi cẩn thận.
Toi Thay Hoa Vang Tren Co Xanh - Film studio
Phía trước là đường bờ biển dài với dòng nước xanh ngọc và những đợt sóng khá lớn do biển động.

Với điểm đến tiếp theo, chúng tôi đã cùng nhau đi dạo qua khu vực phim trường nổi tiếng từ bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

Hành trình ngày đầu tiên đã gần kết thúc, chúng tôi được xe đưa đến Tháp Nhạn để tham quan khung cảnh thành phố Tuy Hòa về đêm. Dù không đặt nhiều kỳ vọng cho điểm đến này, nhưng tòa tháp thực sự thu hút bởi một vẻ đẹp riêng, huyền bí nhưng vô cùng yên bình. Tòa tháp toát ra sự huyền ảo dưới ánh đèn ấm vào ban đêm, trở nên nổi bật và tách biệt khỏi thành phố ồn ào.

Nhan Tower
Tháp Nhạn là một biểu tượng tinh thần và nghệ thuật của cộng đồng người Chăm

Chúng tôi quay trở về khách sạn và sau đó tham gia một trò chơi thú vị cùng toàn bộ thành viên tại SECOMM. Các Secommers được chia thành 3 team và phải thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi. Tuy nhiên, đây không hề là một trò chơi dễ dàng vì các câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bầu không khí đã bắt đầu nóng dần lên khi càng về cuối, và cuối cùng những người chiến thắng đã xuất hiện để giành các phần vô cùng dễ thương. Dĩ nhiên, điều quan trọng hơn cả giải thưởng chính là những khoảnh khắc vui vẻ, sôi nổi vô cùng đáng nhớ mà chúng tôi đã tạo ra cùng nhau.

SECOMM game show
Xin chúc mừng đội may mắn nhất đã giành được giải thưởng!

SECOMM Ngày 2

Ở ngày thứ hai của chuyến đi, SECOMM dành riêng buổi sáng để khám phá cực đông của Việt Nam. Đi bộ trên một lối đi nhỏ với nhiều bậc thang dẫn đến Mũi Đại Lãnh với rất nhiều bậc thang, trên đường đi chúng tôi có thể nhìn ra bãi Môn, một bãi biển nhỏ được bao quanh bởi nhiều ngọn núi, bãi cát trắng và dòng nước trong vắt. Khung cảnh tuyệt đẹp ở Bãi Môn.

On the path to Dai Lanh Cape
Đường đến Mũi Đại Lãnh có vẻ khá xa. Thay vào đó, chúng tôi có nhiều thời gian trên đường đi để chụp lại khung cảnh quan tuyệt đẹp của bãi Môn
Dai Lanh Cape
Cuối cùng, chúng tôi cũng đã đặt chân đến Mũi Đại Lãnh
Secommers at Dai Lanh Cape
Còn chần chừ gì nữa, ghi hình thôi nào!
Secommers and the easternmost of Vietnam
và đây nữa này!

Giờ trưa đã điểm, chúng tôi lại tiếp tục di chuyển đến làng bè nổi sinh thái ở Vịnh Vũng Rô để thưởng thức hải sản.

eco-floating rafts at Vung Ro Bay
Đường đi phao gỗ dẫn vào bè nổi khá độc đáo

Vào buổi tối, chúng tôi tiếp tục tham quan xung quanh nội thành Phú Yên và mua vài món quà lưu niệm, sau đó về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chuyến bay của SECOMM về lại Sài Gòn vào sáng hôm sau.

Tạm biệt, Phú Yên, SECOMM sẽ quay lại vào một ngày không xa!

2
2,096
0
1
26/08/2021
process and model transformation
CHUYỂN ĐỔI SỐ QUY TRÌNH VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH

Chuyển đổi số sẽ trở thành một hành trình mạo hiểm nếu không được định hướng bởi một chiến lược nền tảng để đánh giá về năng lực hiện tại và tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn khá mơ hồ và gặp phải những hạn chế nhất định khi lên kế hoạch thực hiện một quy trình chuyển đổi số hoàn thiện. Bên cạnh yếu tố cốt lõi là hệ thống dữ liệu kỹ thuật số, sự kết hợp của chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh cũng là những phân lớp quan trọng hướng đến tầm nhìn mang tính chiến lược hơn về một thị trường số trong tương lai với một hệ sinh thái kỹ thuật số hoàn thiện và liền mạch.

1. Những thách thức khi chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh

Với các đặc thù của thị trường Việt Nam hiện tại, quá trình chuyển đổi số đã nhận được những quan tâm tích cực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này vẫn vướng phải nhiều rào cản văn hóa, chiến lược và công nghệ triển khai khiến cho các hoạt động chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa đạt được hiệu quả triệt để.

Rào cản văn hóa trong quá trình chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh

Nền tảng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định đến tiến độ và hiệu quả của chuyển đổi số. Khái niệm văn hóa đề cập đến nhiều yếu tố về tư duy, nhận thức nguồn nhân lực tồn tại bên trong doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tư duy lãnh đạo,
  • Tiềm năng nguồn nhân lực,
  • Tính kết nối giữa hai yếu tố trên.

Vấn đề lớn nhất làm nảy sinh các rào cản văn hóa chính là do các tư tưởng kinh doanh truyền thống cho rằng doanh nghiệp đã có vị trí chắc chắn trong thị trường thì sẽ không thể nào sụp đổ bởi các yêu cầu chuyển đổi số hay bất cứ yếu tố ngoại vi nào khác. Mãi cho đến khi bị mắc kẹt bởi sự lỗi thời của công nghệ, họ mới phát hiện rằng mình đã tụt lại rất xa so với sự sôi nổi của một thị trường hiện đại hơn nhiều.

cultural barriers - chuyển đổi quy mô và mô hình kinh doanh 1
Các doanh nghiệp truyền thống có thể đang gài bẫy chính mình với công nghệ lạc hậu khiến họ sớm tụt hậu khỏi một thị trường đầy cạnh tranh và hiện đại hơn.

Trong văn hóa doanh nghiệp, tư duy lãnh đạo là giá trị cốt lõi tạo nên quá trình chuẩn bị hoàn chỉnh để bắt đầu chiến lược chuyển đổi số. Nhân tố lãnh đạo đóng vai trò quyết định cho các thay đổi về mặt chiến lược của doanh nghiệp, đồng thời còn là nhân tố để toàn thể nhân viên dễ thấu hiểu và thích nghi với các thay đổi này một cách đầy đủ và nhanh chóng. Trong đó, các vị trí lãnh đạo chủ chốt như CEO, CTO và các cấp quản lý phân quyền khác chính là động lực triển khai các thay đổi vi mô hơn cho mỗi nhân viên. Cuối cùng, dựa trên các chuyển đổi cá nhân để định hình nên quy trình thay đổi tổng thể của chiến lược chuyển đổi số.

Để thỏa mãn các điều kiện trên, một tổ chức cần những thành phần lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn hơn về mô hình kinh doanh hiện tại. Chính sự tự mãn và “ngủ quên trên chiến thắng” đã khiến cho các mô hình kinh doanh truyền thống vấp phải lối mòn cũ và khó có đủ khả năng duy trì vị trí họ đã từng có được trên thị trường.

Tiềm năng nguồn nhân lực là yếu tố tiếp theo trở thành một rào cản văn hóa trong chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh. Một sự thay đổi lớn thường vấp phải nhiều khó khăn khi bắt đầu tác động vào nhận thức nguồn nhân lực.

 

HR in corporate culture - Chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh 2
Ưu tiên chuyển đổi bộ phận nhân sự là điều bắt buộc

Nguồn nhân lực dù mạnh đến đâu cũng sẽ bị phá vỡ ngay từ đầu nếu các nhân viên không được chuẩn bị đầy đủ cho một tư duy sẵn sàng thay đổi và thích nghi. Thiếu sót trong đào tạo nhân viên về chiến lược chuyển đổi số có khả năng vấp phải các phản kháng gay gắt từ bên trong nếu bắt họ đột ngột thay đổi cách làm việc trong khi họ không có đủ thời gian để thích nghi với luồng công việc mới. Tiềm năng của nguồn lực đồng thời cũng sẽ là loại vũ khí nguy hiểm phá vỡ kết quả chuyển đổi số nếu không được ưu tiên và sử dụng một cách đúng đắn.

Trong hai yếu tố quan trọng về con người, sự gắn kết, kết nối giữa chúng cũng có vai trò quan trọng đối với văn hóa doanh nghiệp. Tính kết nối bao gồm các giá trị tinh thần mà doanh nghiệp xây dựng để có thể đẩy mạnh sự đồng lòng, sự hợp tác, lòng tin để biến các chiến lược thành hành động mang tính thực tế hơn. Kết nối rời rạc hay sự chênh lệch về năng lực số đều làm giảm đi tính hiệu quả cũng như tiến độ cho chiến lược chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh tổng thể.

Rào cản công nghệ

Có hai xu hướng hành vi của doanh nghiệp khiến công nghệ trở thành rào cản cho các chiến lược chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh: tư duy ngại thay đổi công nghệ dẫn đến lỗi thời, và sự lạm dụng công nghệ dẫn đến lãng phí chi tiêu và thời gian.

Có đến 80% doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam hiện đang sử dụng các loại công nghệ cũ ra đời từ thập niên 1980s (số liệu được lấy từ báo cáo của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam – VCCI). Bên cạnh các nguyên nhân khách quan như thiếu nhân sự, kỹ năng, thiếu nền tảng kỹ thuật số đủ mạnh, tư duy hạn chế và sự thiếu hiểu biết trong ứng dụng công nghệ là nguyên nhân quan trọng tác động lớn đến quá trình chuyển đổi số.

Sự thiếu quyết đoán trong việc sử dụng công nghệ cũng là một tác nhân tiêu cực. Việc lạm dụng quá nhiều công nghệ có thể tạo ra các xung đột không cần thiết cho việc chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó công nghệ sử dụng sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu và gây lãng phí về ngân sách cũng như thời gian để hồi phục. Công nghệ là công cụ dẫn dắt hiệu quả cho chuyển đổi số, đồng thời là người đưa ra luật chơi mới cho các doanh nghiệp trong thị trường số, tuy nhiên việc quyết định công nghệ nào phù hợp với mô hình nào quan trọng hơn chọn bao nhiêu công nghệ để áp dụng.

2. Giải pháp cho chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh kỹ thuật số

Định hướng công nghệ trong chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh

Các giải pháp công nghệ có khả năng giải quyết nhiều vấn đề về tối ưu hóa dữ liệu, quy trình hoạt động bên trong doanh nghiệp. Trước tiên, doanh nghiệp cần định nghĩa lại một cách đầy đủ và tổng thể về các quy trình hiện có, đồng thời mô hình hóa chúng thành những sơ đồ phác họa để xác định:

  • Cách thức hoạt động cụ thể của từng yếu tố trong một quy trình,
  • Những yếu tố cần ưu tiên hơn trong quy trình đó,
  • Tính liên kết, mối liên hệ hai chiều giữa các quy trình khi cùng hoạt động song song.

Việc phân tích và kiểm soát lại toàn bộ quy trình có thể giúp doanh nghiệp tìm ra điểm yếu và vấn đề đang gặp phải, từ đó áp dụng các giải pháp công nghệ thích hợp hơn để tối ưu hóa trong chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh.

Technology orientation - Chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh 3
Các giải pháp công nghệ phù hợp sẽ tối ưu tiến trình chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh

Ở thời điểm hiện tại, mỗi doanh nghiệp đều có hàng trăm yêu cầu khác nhau về loại công nghệ phù hợp cho quy trình và mô hình kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên, nhìn chung các giải pháp có thể được định hướng phát triển dựa trên sự kết hợp của 4 loại nền tảng công nghệ đang là xu hướng trong chuyển đổi số: Big Data, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật. Các loại công nghệ này sở hữu nhiều lợi ích vượt trội mà doanh nghiệp có thể ứng dụng để tạo thành các giải pháp kỹ thuật số phù hợp nhất:

  • Big Data: là nguồn tài nguyên tiềm năng với khối lượng dữ liệu vô cùng lớn mà doanh nghiệp cần khai thác đầy đủ các thông tin quan trọng để phục vụ cho yêu cầu chuyển đổi số: tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tối đa hóa hiệu suất vận hành doanh nghiệp.
  • Điện toán đám mây: là nền tảng lưu trữ và phân tích lý tưởng cho big data và các ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số. Điện toán đám mây sở hữu nhiều lợi thế vượt trội có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng cho hơn 90% doanh nghiệp hiện nay trên thị trường. Loại công nghệ này có khả năng giảm đáng kể chi phí quản lý, nhân lực vận hành, đồng thời tăng tính tự động hóa, tốc độ hoàn thành công việc và tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên trong doanh nghiệp.
  • Trí tuệ nhân tạo – AI: được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện một số chức năng tự động hóa thông minh có thể thay thế con người trong tương lai. Hiện tại, AI đang mang lại kết quả khả quan khi doanh nghiệp ứng dụng nó vào nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình là:
    • Marketing: tối ưu hóa tìm kiếm, hệ thống bán hàng, xây dựng nền tảng khách hàng mang tính cá nhân hóa,…
    • Sản xuất: cải thiện tốc độ chuỗi cung ứng sản phẩm bằng cách sử dụng hệ thống robot điều phối dây chuyền sản xuất thay thế con người, các hệ thống giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn toàn tự động, phần mềm dự báo hàng tồn kho,…
  • Internet vạn vật – IoT: là cầu nối trung gian giữa phần cứng và phần mềm trong một hệ thống, có khả năng mở rộng và tích hợp các chức năng tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cuối trong khi vẫn đảm bảo tính bảo mật, an ninh cho hệ thống dữ liệu.
Internet of Things - Chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh 4
IoT tạo ra một nền tảng liền mạch cho tất cả các kết nối trong môi trường công nghệ

Tái tạo văn hóa tổ chức trong chuyển đổi số

Các giải pháp về mặt văn hóa và con người sẽ giải quyết hiệu quả những vấn đề về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, thay đổi và phát triển tư duy chuyển đổi số cho toàn bộ nhân viên trong các chiến lược và sáng kiến về sản phẩm/dịch vụ để tăng lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.

  • Tư duy lãnh đạo: có vai trò chủ chốt trong xây dựng tầm nhìn và kế hoạch cụ thể cho quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một cuộc cách mạng quan trọng để các thế hệ lãnh đạo chủ động đón nhận các đổi mới, sẵn sàng thực hiện các thử nghiệm mới, đồng thời ra quyết định nhanh chóng để doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả và phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường.
  • Văn hóa trao quyền: hình thành quyền lợi và nghĩa vụ trong từng công việc mà mỗi nhân viên đảm nhiệm. Đồng thời doanh nghiệp có thể hướng đến xây dựng một nền văn hóa mở để mỗi cá nhân đều là người đại diện tiêu biểu trong tất cả các kết nối với khách hàng và thị trường. Đi từ giá trị cốt lõi “lấy nhân viên làm trụ cột”, văn hóa chuyển đổi số sẽ phát triển thành một mô hình hoàn chỉnh bao gồm các thành phần sau:
    • Định hướng “khách hàng trung tâm” – phục vụ cho mục tiêu tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng của chuyển đổi số.
    • Sáng kiến đổi mới: để không ngừng thử nghiệm những chuyển đổi mới và loại bỏ những yếu tố không phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Linh hoạt, nhạy bén khi ra quyết định dựa trên nền tảng dữ liệu số: để khai thác triệt để và chính xác nhu cầu khách hàng từ nguồn big data vô cùng lớn.
    • Tinh thần hợp tác dựa trên nền văn hóa mở hiện đại là hai yếu tố kiến tạo nên tinh thần chủ động, linh hoạt trong mọi kế hoạch và hành động.
    • Tư duy số trở thành sự ưu tiên: năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ để tạo ra các giải pháp số phù hợp và chính xác.

Doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi quy trình và mô hình kinh doanh một cách thành công với các định hướng giải pháp về công nghệ và văn hóa. Qua đó, dựa trên nền tảng văn hóa số bền vững sở hữu lực lượng lãnh đạo quyết đoán và nhạy bén kết hợp với nguồn nhân lực chất lượng cao, các giải pháp công nghệ sẽ phát huy tối đa hiệu quả của chúng trong vận hành doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng với bất cứ yêu cầu nào của thời đại số. Và những kết quả tích cực này được hoàn thiện dựa trên một nền văn hóa số bền vững sở hữu thế hệ lãnh đạo mạnh mẽ và nhạy bén kết hợp với nguồn nhân lực chất lượng cao.

2
2,025
0
1
25/08/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!