Blog

Khám phá nhiều bài viết có giá trị và cập nhật về thị trường thương mại điện tử, nền tảng công nghệ và Marketing
thương hiệu quốc tế sử dụng Shopify Plus
15 Thương Hiệu Mở Rộng Thị Trường Quốc Tế Với Shopify Plus Part 2
Trong phần 2 của chuỗi bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào hành trình của Oh My Cream, Koh, LSKD, Glamlite và GIVA. Mỗi thương hiệu này mang đến cho thị trường toàn cầu những sản phẩm độc đáo, từ chăm sóc da và sản phẩm gia dụng đến quần áo thể thao...
2
480
0
1
04/07/2024
Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THỜI TRANG TẠI VIỆT NAM
Thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce) đang ngày càng trở nên lớn mạnh, đặc biệt là thị trường có dân số trẻ như Việt Nam – nơi có nhu cầu về thời trang và phong cách sống rất đa dạng. Hiểu được điều đó, nhiều doanh nghiệp ngành thời trang đã bắt tay...
2
14,597
1
1
14/07/2022
10 Phần Mềm CRM Hàng Đầu Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn P2
10 PHẦN MỀM CRM HÀNG ĐẦU DÀNH CHO DOANH NGHIỆP LỚN P2
Xu hướng kinh doanh đặt trải nghiệm khách hàng làm trung tâm đã định hướng sự phát triển Thương mại điện tử những năm gần đây. Do đó, việc lựa chọn CRM nào giữa hàng loạt giải pháp phần mềm CRM giúp doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với khách hàng hiệu quả luôn...
2
14,548
0
1
31/08/2023
Tiềm Năng Vô Tận Của Ngành Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé
TIỀM NĂNG VÔ TẬN CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MẸ & BÉ
Theo thống kê gần đây, Việt Nam có 24,7 triệu trẻ em và khoảng 24,2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ em được sinh ra cho thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành Mẹ & Bé. Vì thế không quá ngạc...
2
14,512
0
1
30/06/2023
Top 5 phần mềm POS tốt nhất năm 2023 cho doanh nghiệp lớn
TOP 5 PHẦN MỀM POS TỐT NHẤT CHO DOANH NGHIỆP LỚN
Tương tự như việc tìm kiếm nền tảng thương mại điện tử phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp thì việc tìm kiếm hệ thống POS cũng khó khăn tương ứng, đặc biệt là các tập đoàn lớn.  Trong bài viết này SECOMM sẽ chia sẻ về 5 phần mềm POS phổ...
2
14,398
0
1
01/06/2023
Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Chi phí xây dựng website Adobe Commerce (Magento) 2023
CHI PHÍ XÂY DỰNG WEBSITE ADOBE COMMERCE (MAGENTO) 2023

Adobe Commerce (Magento) là nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ và đầy đủ tính năng có thể giúp doanh nghiệp xây dựng và vận hành website thương mại điện tử chuyên nghiệp. 

Chính vì vậy nên Adobe Commerce được nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và lớn tin dùng, hơn 100.000 website bao gồm cả phiên bản Magento Open Source (Theo Builtwith).

Vậy chi phí để xây dựng website trên Adobe Commerce (Magento) là bao nhiêu?

Adobe Commerce là gì?

Adobe Commerce là nền tảng thương mại điện tử dựa trên mã nguồn mở, được thiết kế đặc biệt để phục vụ các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn, với khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao.

Trước đây, Adobe Commerce được biết đến với tên gọi Magento Commerce, được thành lập vào năm 2007 tại Culver City, California, Hoa Kỳ. Sau nhiều lần đổi chủ, vào năm 2018, Adobe đã mua lại Magento với giá 1,68 tỷ USD và thay đổi tên gọi thành Adobe Commerce.

Ngày nay, Adobe Commerce đã trở thành một phần quan trọng của Adobe Experience Cloud, một bộ sản phẩm và dịch vụ được thiết kế để giúp các doanh nghiệp xây dựng, quản lý và phân phối các trải nghiệm kỹ thuật số.

Hiện nay, Adobe Commerce có hai phiên bản chính là Adobe Commerce Cloud và Magento Open Source.

  • Magento Open Source: Phiên bản miễn phí, có thể được tải xuống và sử dụng bởi bất kỳ ai. Tuy nhiên, phiên bản này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về các khoản phí khác.
  • Adobe Commerce Cloud: Phiên bản trả phí, được triển khai và quản lý trên đám mây bởi Adobe. Phiên bản này còn được phân thành 2 loại là on-premise cho phép doanh nghiệp tự chủ về hosting và on-cloud chuyên cung cấp hosting với mức phí nhất định.

Chi phí xây dựng website thương mại điện tử trên nền tảng Adobe Commerce (Magento)

Magento Open Source

Magento Open Source (gọi tắt là Magento) là phiên bản miễn phí, có thể được tải xuống và sử dụng bởi bất kỳ ai. 

Phiên bản này cung cấp các chức năng cơ bản cần thiết để tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến, bao gồm: 

  • Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng sản phẩm, danh mục, giá, số lượng tồn kho, hình ảnh/video nhằm vận hành và tối ưu kinh doanh.
  • Quản lý Cửa hàng: Quản lý số lượng sản phẩm tồn kho, kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhân sự của mỗi chi nhánh.
  • Giỏ hàng & Checkout: Quản lý giỏ hàng, thông tin khi checkout của khách hàng.
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng để cải thiện hiệu quả Marketing, trải nghiệm mua hàng, tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Quản lý Marketing: Tối ưu SEO và triển khai các chương trình Marketing với các công cụ hỗ trợ để thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Quản lý Bán hàng: Thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển.
  • Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu mọi yếu tố về nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
  • Quản lý Hệ thống: Phân quyền quản trị viên có thể điều hành, xem xét các phương pháp tốt nhất về bảo mật, bảo trì và chăm sóc hệ thống website.
  • Phân tích & Báo cáo: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống thương mại điện tử và lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai.

Tuy nhiên, doanh nghiệp được sử dụng miễn phí Magento không có nghĩa là chi phí xây dựng website thương mại điện tử sẽ thấp vì doanh nghiệp cũng cần xem xét thêm các chi phí khác.

Chi phí xây dựng website Adobe Commerce (Magento) 2023 - Magento Open Source
Bảng chi phí trung bình để xây dựng website Magento

Tùy vào độ phức tạp của hệ thống, chi phí để triển khai website Magento có thể thấp hoặc cao hơn $60,000 cho năm đầu tiên.

Xem thêm: So sánh Magento 1 với Magento 2

Adobe Commerce

Trước đây, Adobe Commerce còn có gọi là Magento Enterprise Edition (EE) hay Magento Commerce On-Premise (On-Prem), đây là một tùy chọn cấp doanh nghiệp không cần quản lý hiệu suất hoặc lưu trữ (hosting).

Adobe Commerce được thiết kế riêng cho các doanh nghiệp có hoạt động thương mại điện tử phức tạp hơn, được hỗ trợ đầy đủ bởi đội ngũ chuyên môn có kỹ thuật của Adobe. 

Các chức năng sẵn có của Adobe Commerce cung cấp doanh nghiệp nhiều quyền kiểm soát hơn mà không cần tích hợp nhiều tiện ích mở rộng như Magento Open Source.

  • Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu (data-driven) với Bảng thông tin nghiệp vụ thông minh nâng cao.
  • Chương trình khách hàng thân thiết bằng các tính năng tích điểm thưởng, đổi thẻ quà tặng và khuyến mãi đặc biệt.
  • Hỗ trợ marketing bằng các chiến lược nâng cao như xác định thuộc tính khách hàng, phân khúc, bán thêm và bán chéo (up-sell và cross-sell) cũng như các sản phẩm liên quan.
  • Trình tạo trang hỗ trợ cắt giảm chi phí và thời gian dàn dựng trang bằng thao tác kéo thả và tự động hóa nội dung.
  • Nhận hỗ trợ khi cần với quyền truy cập vào hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia của Adobe Commerce.

Sau đây là bảng chi phí giấy phép cấp quyền sử dụng Adobe Commerce cho doanh nghiệp dựa trên doanh thu hằng năm.

Chi phí xây dựng website Adobe Commerce (Magento) 2023 - Adobe Commerce On-Premise
Bảng chi phí sử dụng giấy phép Adobe Commerce

Ngoài chi phí sử dụng giấy phép, doanh nghiệp phải tự chủ động trong các khoản phí khác như phí hosting, domain, giao diện, xây dựng website, tiện ích mở rộng và bảo trì hệ thống. Chính vì vậy, chi phí để triển khai Adobe Commerce sẽ tương đối cao, khoảng $130.000/dự án cho năm đầu tiên, tùy vào độ phức tạp của hệ thống website.

Xem thêm: So sánh giữa Magento Open Source và Magento Commerce

Adobe Commerce Cloud

Adobe Commerce Cloud là phiên bản tính phí đã bao gồm dịch vụ hosting, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật và các tính năng chuyên biệt để xây dựng và vận hành các cửa hàng trực tuyến thành công.

Điểm nổi bật lớn nhất của Adobe Commerce Cloud chính là dịch vụ hosting được xây dựng trên máy chủ đám mây AWS và các công cụ giám sát hiệu suất như New Relic và Blackfire.io giảm chi phí bổ sung, mang lại hiệu suất tốt nhất cho hệ thống website.

Chi phí xây dựng website Adobe Commerce (Magento) 2023 - Cơ sở hạ tầng của Adobe Commerce Cloud
Cơ sở hạ tầng của Adobe Commerce Cloud

Một ưu điểm khác của Adobe Commerce Cloud là doanh nghiệp không cần chịu trách nhiệm về các sự cố nghiêm trọng, mọi phát sinh đều được đội ngũ nhân sự của Adobe chịu trách nhiệm và trực tiếp xử lý.

Ngoài ra, chức năng của Adobe Commerce cũng được đánh giá cao hơn so với Adobe Commerce On-Premise.

Chức năngAdobe CommerceAdobe Commerce Cloud
Ứng dụng Adobe Commerce
Hỗ trợ ứng dụng lõi
Cơ sở hạ tầng chuyên dụng
Công cụ triển khai
Môi trường triển khai chuyên dụng
Tăng khả năng tùy chỉnh sẵn có 
50 GB thử nghiệm
Phục hồi sự cố và lưu trữ dữ liệu
CDN dựa trên Varnish
Tối ưu hóa hình ảnh
DDoS và WAF
Công cụ giám sát hiệu suất
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng
Người quản lý tài khoản kỹ thuật
Kiến trúc có tính sẵn có cao
Sao lưu dữ liệu tự động
Giám sát và cảnh báo mở rộng
Mở rộng hệ thống trên AWS và Azure
Hạ tầng đám mây an toàn & chuyên dụng
Mục tiêu cấp độ dịch vụ sự cố
Giám sát và phản hồi hiệu suất bột biến
An ninh cơ sở hạ tầng
Cấp độ cơ sở hạ tầng 99,9% SLA
Cấp độ ứng dụng 99,9% SLA
SLT 30 phút cho P1
Nguồn lực hạ tầng đám mây được chỉ định
Hỗ trợ quản lý sự kiện theo kế hoạch
Giám sát web tùy chỉnh và cá nhân hóa
Hỗ trợ phát triển nâng cấp và vá lỗi
Huấn luyện quy trình go-live
Quản lý nâng cấp chuyên dụng
Hỗ trợ giám sát ứng dụng

Nguồn: Adobe Commerce Pricing

Sau đây là bảng chi phí giấy phép cấp quyền sử dụng Adobe Commerce Cloud cho doanh nghiệp dựa trên doanh thu hằng năm.

Chi phí xây dựng website Adobe Commerce (Magento) 2023-Adobe Commerce Cloud
Bảng chi phí sử dụng giấy phép Adobe Commerce

Đối với phiên bản On-Cloud, doanh nghiệp cũng phải xem xét thêm các chi phí như domain, giao diện, xây dựng website và tiện ích mở rộng. Chi phí để hoàn thiện website Adobe Commerce Cloud sẽ khoảng $150.000/dự án cho năm đầu tiên, tùy vào độ phức tạp của hệ thống website.

Nhìn chung, Adobe Commerce (Magento) là một lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp lớn và có nhu cầu cao về tính năng nên chi phí xây dựng website thương mại điện tử trên nền tảng này sẽ khá cao so với các nền tảng thương mại điện tử khác.

Tuy nhiên, để tìm được lời giải đâu là nền tảng phù hợp nhất sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố khác nhau như mô hình chiến lược, quy mô doanh nghiệp, thời gian và ngân sách triển khai, v.v.

Tìm hiểu Giải pháp Xây dựng Website Thương Mại Điện Tử phù hợp?

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.  

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!

  • Am hiểu toàn diện: Cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện từ tư vấn, phát triển, vận hành cho đến tăng trưởng hệ thống thương mại điện tử.
  • Trình độ chuyên sâu: Hơn 8 năm kinh nghiệm triển khai hệ thống thương mại điện tử phức tạp cho nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia.
  • Giải pháp tùy chỉnh: Đề xuất giải pháp thương mại điện tử bao gồm kiến trúc công nghệ, đội ngũ nhân sự phù hợp với từng doanh nghiệp.
  • Tiến độ linh hoạt: Thời gian và tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp.

Xem thêm: 

2
4,898
0
1
17/10/2023
Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023
TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ECOMMERCE APIS 2023

Các doanh nghiệp khi triển khai Headless Commerce đều vì mong muốn có thể tích hợp với ứng dụng hay dịch vụ bên thứ ba để mở rộng khả năng, tăng cường hiệu suất và tăng tính linh hoạt của hệ thống thương mại điện tử. Do đó, họ không thể bỏ qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về eCommerce APIs – những giao diện lập trình ứng dụng.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu sơ lược những điều cần biết về eCommerce APIs bao gồm eCommerce APIs là gì, eCommerce APIs hoạt động như thế nào, các loại eCommerce APIs, vai trò của chúng trong Headless Commerce và lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs. 

Xem thêm: Headless Commerce là gì?

eCommerce APIs là gì?

eCommerce APIs là những giao diện lập trình ứng dụng (APIs) cho phép các ứng dụng, hệ thống bên ngoài truy cập và tương tác với các chức năng và dữ liệu của nền tảng thương mại điện tử. Ví dụ: một eCommerce API cho phép doanh nghiệp truy cập thông tin sản phẩm, đặt hàng, thanh toán, quản lý kho hàng, hay tích hợp với các dịch vụ bên thứ ba như vận chuyển, phân tích, email marketing, giao hàng. 

eCommerce APIs hoạt động như thế nào?

eCommerce APIs hoạt động dựa trên mô hình yêu cầu và phản hồi. Khi một ứng dụng hay hệ thống muốn truy cập hoặc thực hiện một chức năng trên hệ thống thương mại điện tử, ứng dụng hay hệ thống này sẽ gửi yêu cầu eCommerce API thông qua một phương thức HTTP như GET, POST, PUT hay DELETE.

Yêu cầu này sẽ chứa các thông tin như địa chỉ URL của eCommerce API và các dữ liệu cần thiết. Sau đó, eCommerce APIs sẽ xử lý yêu cầu và trả về một phản hồi cho ứng dụng hay hệ thống đã gửi yêu cầu trước đó. Phản hồi này sẽ có một mã HTTP cho biết kết quả của yêu cầu (thành công hay thất bại) và có thể chứa các dữ liệu dưới dạng JSON, XML,…

Các API trong lĩnh vực thương mại điện tử thường được công bố ở dạng tài liệu được gọi là “API documentation”. Tài liệu này chứa các hướng dẫn chi tiết về cách thiết lập kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua API. Điều này giúp doanh nghiệp và các nhà phát triển hiểu rõ cách sử dụng từng loại API.

Các loại eCommerce APIs phổ biến 

Có nhiều loại eCommerce APIs khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng và mục đích sử dụng của mỗi loại.

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023 - Các loại eCommerce APIs phổ biến
Các loại eCommerce APIs phổ biến

Một số loại eCommerce APIs phổ biến và quan trọng trong hệ thống thương mại điện tử phải kể đến bao gồm:

  • Product API: Cung cấp thông tin sản phẩm, cho phép hiển thị danh sách sản phẩm, chi tiết sản phẩm và quản lý danh mục sản phẩm trên website thương mại điện tử. Ví dụ: Shopify Product API, BigCommerce Product API, WooCommerce Product API,…
  • Order API: Hỗ trợ quản lý đơn hàng từ việc tạo đơn hàng, cập nhật trạng thái đơn hàng đến xử lý trả hàng và hoàn tiền. Ví dụ: Shopify Order API, BigCommerce Order API, Magento Order API,…
  • Payment API: Cho phép xử lý thanh toán trực tuyến, tích hợp cổng thanh toán và xử lý giao dịch thanh toán an toàn. Ví dụ: Stripe API, PayPal API, Braintree API,…
  • Inventory API: Quản lý thông tin về tồn kho, bao gồm số lượng sản phẩm có sẵn, cập nhật tồn kho sau mỗi đơn hàng và theo dõi lượng tồn kho. Ví dụ: Shopify Inventory API, BigCommerce Inventory API, Magento Inventory API, WooCommerce Inventory API,…
  • Shipping API: Cung cấp tích hợp vận chuyển và theo dõi đơn hàng giúp khách hàng xem thông tin vận chuyển và dự đoán thời gian giao hàng. Ví dụ: ShipStation API, FedEx API, Shippo API,…
  • Marketing API: Cho phép tích hợp các công cụ email marketing, quảng cáo trả phí, hoặc tích hợp với các nền tảng mạng xã hội. Ví dụ: Mailchimp API, HubSpot API, Google Ads API,…
  • Localization & Currency Conversion API: Cho phép tùy chỉnh và định dạng website thương mại điện tử phù hợp với đối tượng khách hàng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Ví dụ: Shopify Multi-Currency API, Stripe Localization API, PayPal Localization API,…

Vai trò của eCommerce APIs trong Headless Commerce 

Headless Commerce là kiến trúc giải pháp cho phép tách biệt giao diện người dùng (frontend) và hệ thống quản lý (backend) của website thương mại điện tử. Headless Commerce còn được gọi là phương pháp tiếp cận “Ưu tiên API” (API-first) vì frontend và backend giao tiếp với nhau thông qua một lớp API. 

Do đó có thể thấy, eCommerce API đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối frontend và backend. Giả sử một khách hàng truy cập vào website thương mại điện tử của doanh nghiệp và thực hiện một đơn hàng, frontend của trang web có thể sử dụng eCommerce APIs để gửi yêu cầu tới backend để kiểm tra tính khả dụng của sản phẩm, tính toán giá trị đơn hàng và tạo đơn hàng. Backend sau đó có thể xử lý các yêu cầu này và trả về thông tin cần thiết để hiển thị cho khách hàng. 

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023 - Vai trò của eCommerce APIs trong Headless Commerce
Vai trò của eCommerce APIs trong Headless Commerce

eCommerce APIs cho phép frontend truy cập và tương tác với các chức năng và dữ liệu của backend, đồng thời cũng cho phép backend tích hợp với các dịch vụ và hệ thống bên thứ ba như CMS, CRM, ERP, DXP. Ngoài ra, eCommerce API cũng giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều giao diện người dùng khác nhau cho đa dạng kênh bán hàng và thiết bị như website, mobile app, voice commerce, wearable, AR/VR. 

Các eCommerce API giúp các doanh nghiệp triển khai Headless Commerce một cách linh hoạt, không chỉ cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh mà còn thúc đẩy sự mở rộng và phát triển ở thị trường quốc tế nhanh chóng và hiệu quả.  

Lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs 

Lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023
Lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs
  • Mở rộng khả năng của hệ thống

Doanh nghiệp có thể thêm các chức năng và tính năng mới vào website thương mại điện tử bằng cách sử dụng các eCommerce APIs có sẵn hoặc tự tạo các API cho riêng mình. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng mở rộng khả năng của hệ thống thương mại điện tử, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu hơn 

  • Tăng cường hiệu suất

Doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu suất của website thương mại điện tử bằng sách sử dụng các eCommerce APIs để tự động hoá các quy trình kinh doanh nhằm giảm thiểu lỗi có thể xảy ra. Ví dụ doanh nghiệp có thể sử dụng API để đồng bộ hoá dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau để quản lý và vận hành hiệu quả hơn. 

  • Tuỳ chỉnh linh hoạt

Doanh nghiệp có thể tự do tùy chỉnh website thương mại điện tử của mình theo nhu cầu và mong muốn của mình bằng cách tích hợp các eCommerce APIs để kết nối với các ứng dụng và hệ thống khác bên thứ ba. Ví dụ doanh nghiệp có thể sử dụng eCommerce APIs để tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo, kết hợp với các công nghệ mới như AI, AR/VR và blockchain. 

  • Tăng cường bảo mật

Các ứng dụng, hệ thống bên thứ ba đặc biệt là hệ thống thanh toán thường bao gồm những quy tắc bảo mật nghiêm ngặt vì thế khi tích hợp với website của doanh nghiệp thông qua eCommerce APIs sẽ tăng tính bảo mật cho website. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu kinh doanh, dữ liệu khách hàng và thông tin thanh toán khỏi rủi ro bị xâm nhập hoặc đánh cắp. 

  • Mở rộng đa kênh 

Các eCommerce APIs cho phép doanh nghiệp tích hợp với nhiều giao diện người dùng khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều kênh bán hàng, bao gồm website, ứng dụng di động hay thậm chí mạng xã hội. 

Trên đây là những điều cần biết về eCommerce APIs – những giao diện lập trình ứng dụng cho phép các ứng dụng và hệ thống khác nhau tương tác với nhau một cách hiệu quả trong hệ thống thương mại điện tử. Nói cách khác eCommerce APIs đóng vai trò là cầu nối giữa frontend và backend trong mô hình Headless Commerce cho phép doanh nghiệp linh hoạt hoá các thao tác tùy chỉnh và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm độc đáo và liền mạch.

Liên hệ với SECOMM (028 7108 9908) để tìm hiểu thêm về tích hợp eCommerce APIs và triển khai Headless Commerce hiệu quả. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn để biến những ý tưởng của doanh nghiệp trở thành sự thật và đồng hành để hỗ trợ doanh nghiệp trên hành trình thương mại điện tử.

2
5,912
0
1
17/10/2023
Headless Commerce Là Gì Giải Thích Rõ Ràng Trong 5 Phút
HEADLESS COMMERCE LÀ GÌ? GIẢI THÍCH RÕ RÀNG TRONG 5 PHÚT

Khi nghiên cứu về những thay đổi lớn của thương mại điện tử trong hơn một thập kỷ qua, có một khái niệm không thể không nhắc đến chính là Headless Commerce. Đây không chỉ đơn thuần là một xu hướng mà là một giải pháp mang tính cách mạng đối với cách mà các doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử nhằm mang đến sự linh hoạt và hiệu quả hơn trong việc cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.

Những số liệu dưới đây góp phần chứng minh Headless Commerce là một trong những xu hướng phát triển nhanh nhất của thương mại điện tử:

  • Việc triển khai Headless Commerce tăng 50% trong hai năm vừa qua.
  • Đến 2025, 35% doanh nghiệp lên kế hoạch chuyển đổi từ mô hình Monolithic Commerce sang Headless Commerce.
  • 60% nhà bán lẻ hàng đầu Bắc Mỹ được dự đoán sẽ triển khai Headless từ giờ đến 2025.
  • Các nền tảng Headless Commerce chứng kiến lượng sử dụng tăng 40% trong giai đoạn Covid.
  • Các doanh nghiệp triển khai Headless báo cáo rằng thời gian tải trang của website giảm 20% và doanh thu trung bình tăng 24%.

Vậy, Headless Commerce là gì và tại sao đây được xem là một cách tiếp cận hiện đại và linh hoạt cho việc triển khai thương mại điện tử? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Headless Commerce là gì?

Headless Commerce là một kiến trúc thương mại điện tử tách biệt phần giao diện người dùng (Frontend) và phần hệ thống quản lý dữ liệu và chức năng (Backend) của website thương mại điện tử. Sự tách biệt này giúp cho frontend và backend có thể được xây dựng hoàn toàn độc lập và kết nối với nhau thông qua các eCommerce API (Application Programming Interface).

Headless Commerce Là Gì Giải Thích Rõ Ràng Trong 5 Phút - Headless Commerce là gì
Headless Commerce là gì?

Triển khai Headless, doanh nghiệp có thể sử dụng bất kỳ công nghệ hay công cụ nào mình muốn để thiết kế và tuỳ chỉnh giao diện người dùng mà không bị phụ thuộc vào nền tảng thương mại điện tử đang sử dụng. Doanh nghiệp cũng có thể cập nhật và thay đổi backend mà không làm ảnh hưởng đến phần frontend. 

Headless Commerce khác Monolithic Commerce như thế nào?

Trước khi giải pháp Headless Commerce, hầu hết các website thương mại điện tử đều được xây dựng với kiến trúc Monolithic – tức là phần frontend và backend được liên kết chặt chẽ với nhau trong một hệ thống duy nhất. Đây là cách tiếp cận truyền thống và đơn giản, giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng và quản lý website thương mại điện tử của mình.

Tuy nhiên, Monolithic Commerce tồn tại nhiều hạn chế đặc biệt khi doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng hệ thống thương mại điện tử. Một số vấn đề thường gặp khi triển khai Monolithic Commerce:

  • Hạn chế tuỳ chỉnh: Vì phần frontend và backend được kết nối với nhau nên doanh nghiệp sẽ gặp nhiều ràng buộc khi muốn thiết kế lại hoặc thêm bớt các tính năng cho website. Do đó, doanh nghiệp phải tuỳ chỉnh cả hai phần và điều này có thể gặp phải các vấn đề về tương thích và hiệu suất. 
  • Hạn chế mở rộng quy mô: Khi website thương mại điện tử có sự gia tăng đáng kể về số lượng sản phẩm, giao dịch và lưu lượng truy cập, doanh nghiệp cần nâng cấp và mở rộng hệ thống để đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng. Tuy nhiên, với kiến trúc Monolithic, việc này trở nên khó khăn và tốn kém vì doanh nghiệp sẽ phải cập nhật toàn bộ hệ thống và có thể sẽ phải tạm ngưng hoạt động của website thương mại điện tử.
  • Không đáp ứng nhu cầu đổi mới và cạnh tranh: Trong thời đại số, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật các xu hướng công nghệ mới để đổi mới và cải tiến website thương mại điện tử nhằm thu hút và giữ chân khách hàng cũng như tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, với mô hình Monolithic Commerce, việc này cần thực hiện chậm và thận trọng vì mỗi thay đổi nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống và có thể gây ra lỗi hay sự cố không mong muốn.

Trái ngược với Monolithic Commerce, kiến trúc Headless mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích khi triển khai website thương mại điện tử. Một số trong đó chính là:

  • Dễ dàng tuỳ chỉnh: Trong mô hình Headless Commerce, doanh nghiệp được tự do sử dụng các công nghệ và công cụ phát triển yêu thích để xây dựng hệ thống thương mại điện tử toàn diện từ frontend đến backend nhằm mục đích mang đến trải nghiệm mua sắm độc đáo và hấp dẫn cho khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp dễ dàng thay đổi phần frontend hoặc backend mà không làm ảnh hưởng đến phần còn lại hay sự vận hành chung của cả hệ thống.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô: Với Headless Commerce, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô website một cách dễ dàng. Doanh nghiệp có thể tăng cường hoặc giảm bớt các tích hợp ở phần backend dựa trên nhu cầu, hoặc tích hợp với nhiều kênh bán hàng khác nhau để tạo ra nhiều frontend (website, mobile app, IoT) được vận hành duy nhất trên một hệ thống backend thông qua API. Nhờ đó, doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo ra nhiều doanh số hơn.
  • Dễ dàng đổi mới và cạnh tranh: Triển khai Headless, doanh nghiệp có thể đổi mới và cải tiến website thương mại điện tử của mình một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn. Doanh nghiệp có thể tự do thử nghiệm các tính năng mới hay tích hợp với nhiều hệ thống khác bên thứ ba mà không cần lo lắng về vấn đề tương thích và hiệu suất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ mới nhất vào website như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning), thực tế ảo (AR/VR) để cung cấp trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. 
Headless Commerce Là Gì Giải Thích Rõ Ràng Trong 5 Phút - Headless Commerce khác Monolithic Commerce như thế nào
Monolithic vs Headless Commerce 

Lợi ích khi triển khai Headless Commerce

Headless Commerce Là Gì Giải Thích Rõ Ràng Trong 5 Phút - Lợi ích khi triển khai Headless Commerce
Lợi ích khi triển khai Headless Commerce

Cung cấp trải nghiệm đa kênh linh hoạt 

Mô hình Headless Commerce cho pháp doanh nghiệp tuỳ chỉnh để tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo trên nhiều kênh khác nhau (website, mobile app, IoT). Điều này chẳng hạn không ảnh hưởng đến hệ thống backend mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn và thúc đẩy khả năng chuyển đổi.

Tích hợp dễ dàng

Thông qua các API, doanh nghiệp có thể kết hợp và tích hợp nhiều hệ thống từ bên thứ ba một cách liền mạch (CRM, CMS, ERP, DXP) vào hệ thống backend để tăng cường sự hiệu quả của việc quản lý và vận hành hoạt động thương mại điện tử. Việc này giúp doanh nghiệp tận dụng khả năng vượt trội từ nhiều dịch vụ khác nhau mà không cần lo lắng về vấn đề tương thích hay hiệu suất hoạt động của cả website.

Cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá

Với khả năng tích hợp dễ dàng với các hệ thống khác, doanh nghiệp có thể thu thập và tổng hợp dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, như CRM, chiến dịch quảng cáo hoặc dữ liệu từ trải nghiệm mua sắm trước đó. Triển khai Headless, doanh nghiệp có thể tạo ra giao diện tuỳ chỉnh dựa trên dữ liệu và thông tin cá nhân của khách hàng, chẳng hạn như hiển thị nội dung, sản phẩm và thông điệp riêng biệt cho từng khách hàng theo sở thích, hành vị mua sắm và lịch sử giao dịch. 

Bán hàng ở thị trường quốc tế 

Triển khai Headless Commerce cung cấp cho doanh nghiệp khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế bằng cách điều chỉnh hoạt động kinh doanh để phục vụ hiệu quả các thị trường khác nhau. Cụ thể, doanh nghiệp có thể tuỳ chỉnh giao diện người dùng, quản lý nội dung và chế độ xem riêng biệt cho từng đối tượng khách hàng ở mỗi thị trường khác nhau. Đồng thời, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các tích hợp đối với tuỳ chọn thanh toán, giao hàng, ngôn ngữ và tiền tệ để tối ưu trải nghiệm địa phương. 

Hiệu suất tối ưu

Trong kiến trúc Headless, phần frontend và backend hoạt động độc lập với nhau thông qua API nên doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu suất của cả hai phần. Đơn cử, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá điều hướng và tốc độ tải trang của các frontend (website, mobile app, IoT) mà không phụ thuộc nhiều và hiệu suất của phần backend. Tương tự, doanh nghiệp có thể tối ưu phần backend để xử lý các yêu cầu về sản phẩm, giao dịch hay tồn kho một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của các frontend.

Headless Commerce có phù hợp với mọi doanh nghiệp?

Headless Commerce là một giải pháp thương mại điện tử hiện đại mang tính đột phá cao. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giải pháp này phù hợp với mọi doanh nghiệp. Vì thế, trước khi quyết định triển khai Headless cho website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố sau đây:

  • Mục tiêu kinh doanh: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình là gì và liệu Headless Commerce có giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó hay không. Nếu mục tiêu chỉ đơn thuần là tạo ra một website thương mại điện tử đơn giản và hiệu quả thì kiến trúc Monolithic vẫn có thể đáp ứng được và sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm độc đáo, liền mạch trên nhiều kênh bán hàng khác nhau thì triển khai Headless nên là sự ưu tiên.
  • Ngân sách và nguồn lực: Doanh nghiệp nên tính toán thật kỹ ngân sách và nguồn lực của mình khi triển khai Headless Commerce. Vì triển khai Headless yêu cầu việc sử dụng các eCommerce APIs để kết nối frontend và backend lại với nhau, doanh nghiệp sẽ cần có đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm và chuyên môn cao để thiết kế, phát triển và bảo trì các API đó cũng như để đáp ứng các tuỳ chỉnh phức tạp. Doanh nghiệp cũng cần chi trả cho các dịch vụ API, hosting, bảo mật và các tích hợp đang sử dụng. Nếu không có đủ ngân sách và nguồn lực, doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn và rủi ro thất bại khi triển khai mô hình này.
  • Nhu cầu phát triển và thời gian golive: Kiến trúc Headless khá phức tạp nên sẽ cần nhiều thời gian để xây dựng, tuỳ chỉnh và hoàn thiện website thương mại điện tử nên có thể làm kéo dài thời gian golive dự tính. Để tránh rủi ro nay đòi hỏi doanh nghiệp lên lịch trình triển khai chi tiết cho mỗi nhiệm vụ cần hoàn thành. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật các API, phần frontend, backend để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. Do đó, nếu doanh nghiệp cần golive website nhanh chóng và chưa có nhu cầu điều chỉnh quá nhiều các thiết lập của hệ thống thì không cần thiết phải triển khai Headless Commerce ở thời điểm này. 

Sẵn sàng để triển khai Headless Commerce? 

Thời gian qua, Headless Commerce góp phần thay đổi và định hình cách doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử. Mô hình này mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong việc tuỳ chỉnh và mở rộng quy mô cũng như cung cấp trải nghiệm đa kênh cho khách hàng. Tuy nhiên trước khi quyết định triển khai Headless, doanh nghiệp cần cân nhắc những vấn đề liên quan đến mục tiêu kinh doanh, ngân sách và nguồn lực, nhu cầu phát triển và thời gian golive. 

Khi đã sẵn sàng để triển khai Headless, doanh nghiệp chắc hẳn sẽ nghiên cứu về các nền tảng hỗ trợ Headless Commerce hàng đầu. Một trong số đó phải kể đến Shopify, nền tảng SaaS nổi tiếng này đến nay đã ra mắt nhiều giải pháp để doanh nghiệp triển khai Headless.

  • Shopify Hydrogen + Oxygen: Bộ giải pháp vượt trội bao gồm framework Hydrogen dựa trên React và hosting Oxygen giúp doanh nghiệp triển khai website thương mại điện tử theo kiến trúc Headless nhanh chóng và hiệu quả. 
  • Commerce Components: Bộ techstack mới đột phá đươc phát triển dành riêng cho doanh nghiệp lớn triển khai Headless Commerce hoặc Composable Commerce. Giải pháp này cho phép doanh nghiệp kết hợp những ‘components’ độc lập để tuỳ chỉnh và tăng cường trải nghiệm thương mại điện tử.
  • Headless Magento: 

Với kinh nghiệm về kỹ thuật lâu năm và chuyên môn cao trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã tư vấn và triển khai Headless Commerce thành công dựa trên một trong ba giải pháp của Shopify cho những doanh nghiệp hàng đầu như Vinamilk, Suzuverse,…

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (02871089908) để khám phá cách chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Headless Commerce và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử. 

2
6,896
0
1
16/10/2023
Adobe Commerce vs WooCommerce So sánh chi tiết năm 2023
ADOBE COMMERCE VS WOOCOMMERCE: SO SÁNH CHI TIẾT NĂM 2023

Trong số các nền tảng thương mại điện tử được các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn để phát triển website thương mại điện tử, 2 cái tên Adobe Commerce và WooCommerce luôn được đặt lên bàn cân để so sánh.

Cả hai đều phù hợp để các doanh nghiệp vừa và lớn để xây dựng website nhờ khả năng tuỳ chỉnh linh hoạt và mở rộng cao. Tuy nhiên, giữa Adobe Commerce vs WooCommerce tồn tại nhiều sự khác biệt đáng lưu ý.

Tổng quan

Adobe Commerce là gì?

Adobe Commerce, trước đây được biết đến với tên Magento Commerce, là một giải pháp thương mại điện tử mã nguồn mở chuyên dành cho các doanh nghiệp có quy mô từ trung bình đến lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp đang trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng và có nhu cầu cao về tùy chỉnh và mở rộng.

Adobe Commerce vs WooCommerce So sánh chi tiết năm 2023 - Adobe Commerce là gì
Adobe Commerce là gì?

Hiện nay, Adobe Commerce có 2 tùy chọn phiên bản khác nhau:

  • Adobe Commerce (trước đây gọi là Magento Enterprise): Phiên bản trả phí, còn được chia làm 2 loại khác nhau là phiên bản On-Premise cho phép doanh nghiệp tự quản lý việc lưu trữ và phiên bản On-Cloud cung cấp dịch vụ hosting với một mức phí cố định.
  • Magento Open Source: Phiên bản miễn phí có sẵn để tải xuống và sử dụng bởi mọi người. Phiên bản này cung cấp các tính năng cơ bản mà doanh nghiệp cần để xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến.

Xem thêm: Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento)

WooCommerce là gì?

WooCommerce là plugin thương mại điện tử mã nguồn mở phát triển cho nền tảng WordPress, một hệ thống quản lý nội dung (CMS – Content Management System) phổ biến dùng để tạo và quản lý trang web.

Adobe Commerce vs WooCommerce So sánh chi tiết năm 2023 - WooCommerce là gì
WooCommerce là gì?

Chính vì vậy, WooCommerce được nhiều doanh nghiệp đang sử dụng WordPress ưa chuộng để phát triển website thương mại điện tử.

Xem thêm: Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce

Adobe Commerce vs WooCommerce

Adobe Commerce và WooCommerce là hai nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhưng mỗi nền tảng sẽ phục vụ cho từng tệp doanh nghiệp khác nhau vì sự khác biệt giữa chi phí triển khai, hệ thống chức năng, khả năng mở rộng và bảo mật.

Chi phí triển khai

Chi phí triển khai của Adobe Commerce sẽ phụ thuộc vào phần lớn phiên bản mà doanh nghiệp lựa chọn.

Adobe Commerce vs WooCommerce So sánh chi tiết năm 2023 - So sánh chi phí Adobe Commerce vs Magento Open Source
So sánh chi phí Adobe Commerce vs Magento Open Source

Có thể thấy, chi phí triển khai website thương mại điện tử trên Adobe Commerce là tương đối cao, bắt đầu từ $15,000/dự án đối với phiên bản Magento và $130,000/dự án với phiên bản Adobe Commerce cho năm đầu tiên. 

Trong khi đó, chi phí sử dụng WooCommerce là hoàn toàn miễn phí với chi phí xây dựng website cũng tương đối “mềm” hơn so với Adobe Commerce.

Dưới đây là một số ước tính chi phí triển khai website thương mại điện tử trên WooCommerce:

Adobe Commerce vs WooCommerce So sánh chi tiết năm 2023 - Chi phí triển khai WooCommerce
Chi phí phát triển website WooCommerce

Lưu ý: Đây chỉ là ước tính chi phí. Chi phí thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như nhu cầu, nhà cung cấp dịch vụ và các tính năng tùy chọn.

Hệ thống chức năng 

Adobe Commerce và WooCommerce đều là hai nền tảng thương mại điện tử sở hữu hệ thống thương mại điện tử toàn diện từ A – Z. Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu chức năng khác nhau của doanh nghiệp.

Adobe Commerce vs WooCommerce So sánh chi tiết năm 2023 - So sánh chức năng Adobe Commerce vs Woo Commerce
So sánh hệ thống chức năng cơ bản giữa WooCommerce vs Adobe Commerce

Ngoài hệ thống chức năng cơ bản, doanh nghiệp còn cần chú ý đến những chức năng nâng cao mà hệ thống có thể đáp ứng. 

  • Headless Commerce: Adobe Commerce cung cấp một giải pháp Headless Commerce bằng các công nghệ như JavaScript, React và Vue.js trong khi WooCommerce chưa có giải pháp cụ thể về Headless Commerce.
  • Triển khai Omnichannel: Adobe Commerce có thể tích hợp với nhiều kênh bán hàng khác nhau, chẳng hạn như Amazon, eBay, Etsy, v.v trong khi WooCommerce không có nhiều lựa chọn như Adobe Commerce.
  • Quản lý khách hàng: Adobe Commerce có hệ thống quản lý khách hàng (CRM) riêng, cho phép doanh nghiệp theo dõi thông tin khách hàng, chẳng hạn như lịch sử mua hàng, sở thích, trong khi WooCommerce không có, cần tích hợp với các giải pháp CRM bên thứ ba.
  • Quản lý doanh thu: Adobe Commerce có các công cụ giúp doanh nghiệp quản lý doanh thu, chẳng hạn như theo dõi doanh số, phân tích hiệu suất, v.v. WooCommerce không có các công cụ quản lý doanh thu tích hợp, nhưng có thể tích hợp với các giải pháp bên thứ ba.

Có thể thấy, hệ thống chức năng của Adobe Commerce sẽ có phần hoàn thiện hơn so với WooCommerce kể cả cơ bản cho đến nâng cao. 

Chính vì vậy nên doanh nghiệp có quy mô từ vừa hoặc doanh nghiệp lớn mới bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử thì WooCommerce là một lựa chọn phù hợp. Nếu thương hiệu là doanh nghiệp lớn có nhu cầu xây dựng cửa hàng thương mại điện tử trực tuyến với quy mô lớn, phức tạp, Adobe Commerce sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.

Xem thêm: 10 Chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử

Khả năng tùy chỉnh và mở rộng

Adobe Commerce vs WooCommerce So sánh chi tiết năm 2023 - Khả năng tùy chỉnh và mở rộng
Khả năng tùy chỉnh và mở rộng WooCommerce vs Adobe Commerce

Khả năng tùy chỉnh

Adobe Commerce là nền tảng dựa trên mã nguồn mở, đặc biệt là phiên bản Magento Open Source, nghĩa là các nhà phát triển có thể truy cập vào mã nguồn, giúp việc tuỳ chỉnh trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo các tính năng và tích hợp tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể. 

Tương tự, WooCommerce cũng cung cấp khả năng tùy chỉnh cao với nhiều themes, plugin, apps có sẵn. Tuy nhiên, vì là plugin của WordPress nên khả năng này của WooCommerce không bằng Adobe Commerce. 

Khả năng mở rộng

Cả hai nền tảng đều có khả năng mở rộng cao để có thể xử lý lưu lượng truy cập và số lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của Adobe Commerce cao hơn so với WooCommerce, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có danh mục sản phẩm lớn, phức tạp hoặc nhu cầu quản lý tồn kho lớn. 

Nhìn chung, Adobe Commerce cung cấp khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao hơn so với WooCommerce nhưng quá trình xây dựng website với Adobe Commerce phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà phát triển phải có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn về kỹ thuật. 

Khả năng bảo mật

Adobe Commerce và WooCommerce đều cung cấp các tính năng và công cụ bảo mật để bảo vệ dữ liệu khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai nền tảng này về khả năng bảo mật.

Adobe Commerce vs WooCommerce So sánh chi tiết năm 2023 - Khả năng bảo mật
Khả năng bảo mật Adobe Commerce vs WooCommerce

Adobe Commerce cung cấp một loạt các tính năng và công cụ bảo mật, bao gồm:

  • Công cụ quét bảo mật: Adobe Commerce được trang bị công cụ quét bảo mật định kỳ giúp xác định các vấn đề bảo mật hay phần mềm độc, đồng thời cập nhật các bản vá lỗi và thông báo, đề xuất giải pháp bảo mật để xử lý các lỗi phát sinh.
  • Mật khẩu nâng cao cho tài khoản quản trị viên: Mật khẩu quản trị viên cần có độ dài tối thiểu 7 ký tự, gồm cả chữ cái, số, ký hiệu đặc biệt và yêu cầu đăng nhập lại sau một thời lượng phiên đăng nhập nhất định.
  • Bảo mật CAPTCHA: Sử dụng CAPTCHA giúp hệ thống ngăn chặn tình trạng thư rác từ các bot và các mã độc xâm nhập trái phép vào hệ thống.
  • Chức năng 2FA – Xác thực bảo mật hai yếu tố: Sau khi đăng nhập tài khoản sẽ phải xác thực với mã OTP được gửi đến số điện thoại được cung cấp trong quá trình đăng ký tài khoản, giúp hạn chế truy cập trái phép và tăng cường bảo vệ người dùng truy cập hệ thống.

WooCommerce cũng cung cấp một số tính năng và công cụ bảo mật, bao gồm:

  • Tích hợp SSL: WooCommerce hỗ trợ tích hợp SSL với các nhà cung cấp dịch vụ hosting.
  • Plugin bảo mật: Có một số plugin WooCommerce bảo mật có thể giúp doanh nghiệp tăng cường bảo mật cho cửa hàng thương mại điện tử của mình.
  • Công cụ phát hiện và phản hồi vi phạm: Có một số công cụ phát hiện và phản hồi vi phạm có thể được tích hợp với WooCommerce.

Tương tự như các yếu tố trên, Adobe Commerce được được đánh giá có tính bảo mật cao hơn so với WooCommerce.

Kết luận

Có thể thấy, Adobe Commerce được đánh giá cao hơn WooCommerce ở nhiều khía cạnh. 

Tuy nhiên, trong khi WooCommerce được biết đến là nền tảng dễ sử dụng, thân thiện với người dùng giúp các doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai, Adobe Commerce lại cần đội ngũ chuyên nghiệp để xây dựng và quản lý hệ thống có độ tùy chỉnh, mở rộng và phức tạp cao. 

Nhìn chung, WooCommerce phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa và lớn đang sử dụng WordPress muốn bắt đầu triển khai thương mại điện tử và cần các giải pháp tùy chỉnh, mở rộng cơ bản. Thế nhưng, Adobe Commerce mang đến sự linh hoạt cũng như khả năng tùy chỉnh và mở rộng hơn nên sẽ phù hợp với các tập đoàn có yêu cầu phức tạp về mặt hệ thống.

Trên thực tế, những nền tảng càng linh hoạt và có thể tùy chỉnh, mở rộng cao thì quá trình triển khai càng phức tạp và tốn nhiều chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc về quy mô và nhu cầu phát triển để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Tìm hiểu Giải pháp Xây dựng Website Thương Mại Điện Tử phù hợp?

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.  

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!

  • Am hiểu toàn diện: Cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện từ tư vấn, phát triển, vận hành cho đến tăng trưởng hệ thống thương mại điện tử.
  • Trình độ chuyên sâu: Hơn 8 năm kinh nghiệm triển khai hệ thống thương mại điện tử phức tạp cho nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia.
  • Giải pháp tùy chỉnh: Đề xuất giải pháp thương mại điện tử bao gồm kiến trúc công nghệ, đội ngũ nhân sự phù hợp với từng doanh nghiệp.
  • Tiến độ linh hoạt: Thời gian và tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp.

Xem thêm: Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý

2
4,627
0
1
10/10/2023
Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento)
TOP 20 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ADOBE COMMERCE (MAGENTO)

Adobe Commerce là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến rất lớn với mức tăng trưởng cao cùng nhu cầu tuỳ chỉnh và mở rộng lớn. 

Adobe Commerce có hai phiên bản, bao gồm:

  • Magento Open Source: Phiên bản miễn phí, được triển khai và quản lý trên máy chủ của doanh nghiệp.
  • Adobe Commerce Cloud: Phiên bản trả phí, được triển khai và quản lý trên đám mây bởi Adobe.

Theo báo cáo của W3Techs và Adobe Commerce, tính đến tháng 7 năm 2023, có tổng cộng hơn 367.000 trang web thương mại điện tử đang sử dụng Magento và Adobe Commerce. Trong đó, Magento chiếm khoảng 5% thị phần thương mại điện tử toàn cầu, và Adobe Commerce chiếm khoảng 3% thị phần thương mại điện tử toàn cầu.

Xem thêm: Adobe Commerce là gì? Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce

Dưới đây là danh sách 10 thương hiệu nổi tiếng quốc tế và 10 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đang sử dụng Adobe Commerce.

HP

HP là công ty CNTT đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Palo Alto, California, chuyên phát triển máy tính cá nhân, máy in và vật tư liên quan, cũng như các giải pháp in 3D.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - HP
HP

HP đã triển khai website Magento Open Source 1 (trước đây gọi là Magento Commerce) đầu tiên tại Thái Lan và Indonesia vào năm 2013. Khi khai trương cửa hàng ở Trung Quốc, họ quyết định chuyển sang phiên bản Adobe Commerce để hỗ trợ khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm trên toàn cầu.

Với Adobe Commerce, HP có thể tối ưu hóa hơn nữa trải nghiệm mua sắm và triển khai các tính năng mới nhanh hơn, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu thương mại của mình. 

  • Website: https://www.hp.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Adobe Commerce
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 61.7M/tháng
  • Xếp hạng: 624 (Mỹ) & 736 (Toàn cầu)

ASUS

ASUS là tên viết tắt của Asus Software Unit Systems, là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Đài Loan, chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử và phần cứng máy tính. ASUS được thành lập vào năm 1989 và hiện là một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - ASUS
ASUS

ASUS muốn có một nền tảng duy nhất cho thương mại điện tử B2B và B2C nên doanh nghiệp đã chọn Adobe Commerce vì tính linh hoạt trong việc tích hợp, tùy chỉnh cao, đồng thời hợp lý hóa các quy trình hỗ trợ. 

  • Website: https://www.asus.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Adobe Commerce
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 48.8M/tháng
  • Xếp hạng: 998 (Đài Loan) & 2,375 (Toàn cầu)

Hydro Flask

Hydro Flask là một nhãn hiệu bình giữ nhiệt và chai nước được thành lập vào năm 2009 tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Thương hiệu này nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng cao, giữ nhiệt tốt và đẹp mắt.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Hydro Flask
Hydro Flask

Hydro Flask đã sử dụng Magento Open Source để xây dựng và phát triển trang web thương mại điện tử vì khả năng cung cấp các tính năng và chức năng cần thiết.

  • Website: https://www.hydroflask.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Nhà cửa & Đời sống
  • Lưu lượng truy cập: 1.6M/tháng
  • Xếp hạng: 6,679 (Mỹ) & 31,775 (Toàn cầu)

Filson

Filson là công ty sản xuất đồ dùng ngoài trời có trụ sở tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Công ty được thành lập vào năm 1897 bởi Charles Filson, một người thợ may và thợ sửa giày. Filson chuyên sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, bền bỉ, được thiết kế cho các hoạt động ngoài trời như cắm trại, câu cá, đi bộ đường dài, v.v.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Filson
Filson

Vào năm 2022, Filson đã sử dụng Magento 2 để xây dựng website thương mại điện tử. Với kiến trúc microservices (dịch vụ vi mô) của Magento 2, cho phép Filson dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng trang web thương mại điện tử của mình khi cần thiết. 

  • Website: https://www.filson.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 1M/tháng
  • Xếp hạng: 11,546 (Mỹ) & 55,840 (Toàn cầu)

Alshaya Group

Alshaya là một trong những nhà điều hành nhượng quyền thương hiệu lớn trên thế giới như American Eagle Outfitters, H&M, Debenhams, Victoria’s Secret, Bath & Body Works, The Body Shop, Boots và M.A.C, v.v tại khu vực UAE (United Arab Emirates – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất). Sau khi thói quen mua sắm của người dân bắt đầu thay đổi, Alshaya đã dần chuyển sang phát triển lĩnh vực thương mại điện tử và quyết định lựa chọn Adobe Commerce để xây dựng website vào năm 2017.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Alshaya Group
Alshaya Group

“Thật may mắn, khi dịch Covid-19 xảy ra, chúng tôi đã xây dựng nền tảng kỹ thuật số để nhanh chóng ra mắt các trang web mới. Và bởi vì chúng tôi đã xây dựng cách tiếp cận trên kiến ​​trúc tham chiếu toàn cầu (global reference architecture) của Adobe Commerce nên chúng tôi có thể tận dụng cấu hình gốc thay vì xây dựng trang web mới từ ban đầu. Với sự phức tạp về CNTT được loại bỏ khỏi dự án, chúng tôi có thể triển khai các trang web mới chỉ trong vài tuần.” – Marc van der Heijden, Giám đốc Công nghệ, Alshaya Group.

  • Website: https://www.alshaya.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Adobe Commerce
  • Lĩnh vực: Bán lẻ
  • Lưu lượng truy cập: 681.7K/tháng
  • Xếp hạng: 747 (UAE) & 63,003 (Toàn cầu)

Catbird

Catbird là thương hiệu trang sức cao cấp được thành lập vào năm 2004 tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Thương hiệu này được biết đến với những thiết kế tinh tế và đậm chất nghệ thuật. Các sản phẩm của Catbird được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm vàng, bạc, đá quý, v.v.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Catbird
Catbird

Catbird đã sử dụng Adobe Commerce để xây dựng các chức năng tùy chỉnh cho ngành thương mại điện tử trang sức, bao gồm thông báo còn hàng, hết hàng và thông báo trước thời điểm giao hàng nhằm giúp đảm bảo khách hàng có thể xem đầy đủ hàng tồn kho. Theo Ali Ahmed, Người sáng lập của Imagination Media cho biết: “Giống như Catbird, Adobe Commerce là nền tảng thực sự mạnh mẽ, ấn tượng và sáng tạo, cho phép chúng tôi xây dựng và tạo ra bất cứ thứ gì chúng tôi muốn nhờ vào mã nguồn mở và có thể mở rộng”.

  • Website: https://www.catbirdnyc.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Adobe Commerce
  • Lĩnh vực: Trang sức
  • Lưu lượng truy cập: 487.6K/tháng
  • Xếp hạng: 20,501 (Mỹ) & 95,772 (Toàn cầu)

DKNY

DKNY là viết tắt của Donna Karan New York, là một thương hiệu thời trang và may mặc cao cấp được thành lập bởi nhà thiết kế Donna Karan vào năm 1989. DKNY được biết đến với các sản phẩm thời trang trẻ trung, hiện đại và mang tính ứng dụng cao.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - DKNY
DKNY

DKNY đã tận dụng Magento để xây dựng website thương mại điện tử thời trang vào năm 2023. Nhờ vào các ưu điểm của mã nguồn mở, DKNY ưu tiên cá nhân hóa giao diện người dùng, thể hiện phong cách thương hiệu riêng biệt và cung cấp các tính năng tiên tiến như tìm kiếm sản phẩm thông minh, xem trước sản phẩm và khả năng tùy chỉnh sản phẩm.

  • Website: https://www.dkny.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 258K/tháng
  • Xếp hạng: 95,191 (Mỹ) & 173,066 (Toàn cầu)

Volkswagen Classic Parts

Volkswagen Classic Parts là một phần của Volkswagen Group, chịu trách nhiệm cung cấp phụ tùng thay thế chính hãng cho dòng xe Volkswagen cổ điển. Volkswagen Classic Parts có trụ sở chính tại Wolfsburg, Đức và hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Volkswagen Classic Parts
Volkswagen Classic Parts

Website thương mại điện tử dành cho phụ tùng của Volkswagen này có khoảng 60.000 phụ kiện, đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết để mang lại niềm vui cho người hâm mộ mới và cũ của Volkswagen. 

Ban đầu, Volkswagen đã sử dụng Magento Commerce 1 trong nhiều năm và nhận được nhiều lợi ích to lớn từ nền tảng mã nguồn mở này. Gần đây, Volkswagen Classic Parts đã quyết định nâng cấp lên Adobe Commerce và sử dụng Adobe Experience Manager để tiếp tục phát triển thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử.

  • Website: https://www.volkswagen-classic-parts.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Adobe Commerce
  • Lĩnh vực: Phụ kiện ô tô
  • Lưu lượng truy cập: 155.1K/tháng
  • Xếp hạng: 12,821 (Đức) & 205,974 (Toàn cầu)

Laybyland

Laybyland là doanh nghiệp bán lẻ “Mua trước – trả sau” cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng được thành lập bởi Stuart Duff vào năm 2012 tại Úc. Sau 2 năm hoạt động, Laybyland nhận thấy hệ thống CMS hiện tại bằng Drupal không đủ đáp ứng các yêu cầu vận hành, kiểm soát lượng dữ liệu đang lớn dần. 

Vì vậy, Laybyland đã lựa chọn SECOMM để chuyển đổi website sang nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ như Magento Open Source. Hơn 10 năm hoạt động, nhờ vào chiến lược kinh doanh độc đáo – quy trình thanh toán Lay-by độc quyền cho phép khách hàng tùy chỉnh thời gian và số lần trả góp khi mua sắm trực tuyến – và hệ thống thương mại điện tử chuyên nghiệp được SECOMM kiểm soát chặt chẽ, Laybyland đã mở rộng hệ thống bán lẻ “Mua trước – trả sau” sang 2 thị trường lớn khác là Mỹ và New Zealand.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Laybyland
Laybyland

“Chính chuyên môn cao về kỹ thuật của đội ngũ SECOMM đã giúp công ty chúng tôi vượt qua những thách thức trong quá trình phát triển và triển khai một website thương mại điện tử hoạt động chính xác như những gì chúng tôi kỳ vọng” – Stuart Duff, Giám Đốc Điều Hành của Laybyland.

  • Website: https://www.laybyland.com.au/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Hệ thống bán lẻ “Mua trước – trả sau”
  • Lưu lượng truy cập: 80.6K/tháng
  • Xếp hạng: 13,263 (Úc) & 641,341 (Toàn cầu)

Covento

Covento là doanh nghiệp trẻ thuộc ngành năng lượng tái tạo, đã có mặt trên 5 quốc gia: Đan Mạch, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp. Tại Covento, người dùng có thể tìm thấy các phụ tùng/linh kiện thay thế cần cho mô hình tuabin từ các nhà sản xuất và nhà cung cấp.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Covento
Covento

Jill Ashley Brandt – CEO tại Covento có kế hoạch tận dụng những cải tiến liên tục của Adobe Commerce để giúp Covento trở nên dễ sử dụng hơn cho người mua và nhà cung cấp tại thị trường Hoa Kỳ, phục vụ mục tiêu mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

  • Website: https://covento.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Adobe Commerce
  • Lĩnh vực: Năng lượng
  • Lưu lượng truy cập: 27.1K/tháng
  • Xếp hạng: 52,014 (Úc) & 3,204,045 (Toàn cầu)

Di Động Việt

Di Động Việt là thương hiệu uy tín trong lĩnh vực thiết bị điện tử và là đối tác chiến lược của các tập đoàn công nghệ thế giới như Apple, Samsung, Apple, OPPO, Sony, ASUS, v.v.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Di Động Việt
Di Động Việt

Thông qua việc sử dụng Magento Open Source, Di Động Việt đã xây dựng thành công website thương mại điện tử chất lượng cao với các tính năng như quản lý sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, quản lý đơn hàng, và nhiều tính năng mở rộng khác để tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận tiện cho khách hàng.

  • Website: https://didongviet.vn/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 4.5M/tháng
  • Xếp hạng: 281 (Việt Nam) & 14,617 (Toàn cầu)

CGV

CGV là một trong top 5 cụm rạp chiếu phim lớn nhất toàn cầu và là nhà phát hành, cụm rạp chiếu phim lớn tại Việt Nam cùng với Galaxy, Lotte Cinema và BHD Star Cineplex và CineStar.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - CGV
CGV

CGV đã xây dựng website thương mại điện tử trên nền tảng Magento Enterprise (phiên bản tính phí của Magento, hiện được biết với tên Adobe Commerce) nhằm đáp ứng các nhu cầu về tính năng phù hợp với các doanh nghiệp lớn như CGV.

  • Website: https://www.cgv.vn/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Enterprise
  • Lĩnh vực: Điện ảnh
  • Lưu lượng truy cập: 2M/tháng
  • Xếp hạng: 600 (Việt Nam) & 31,466 (Toàn cầu)

Kids Plaza

Ra đời từ năm 2009, Kids Plaza cũng là ông lớn trong cuộc đua thương mại điện tử ngành Mẹ & Bé. Kids Plaza đã triển khai website thương mại điện tử trên nền tảng Magento để quản lý hiệu quả danh mục sản phẩm nhiều và đa dạng. Thương hiệu này thường xuyên chạy các chương trình khuyến mãi mua sắm tặng quà, flash sales, mua 5 tặng 1 và tích luỹ điểm thưởng để đổi quả khủng.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Kids Plaza
Kids Plaza

Chính điều này đã góp phần làm tăng lưu lượng truy cập của trang web lên đáng kể vào mỗi dịp diễn ra ưu đãi nên triển khai với Magento có thể giúp tăng khả năng tùy chỉnh và mở rộng để xử lý lượng truy cập tăng đột ngột. Trung bình mỗi tháng, website thu về khoảng 1 triệu lượt truy cập.

  • Website: https://www.kidsplaza.vn/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Mẹ & Bé
  • Lưu lượng truy cập: 1.3M/tháng
  • Xếp hạng: 1,047 (Việt Nam) & 54,186 (Toàn cầu)

Hoang Phuc International

Hoang Phuc International (Hoàng Phúc) là nhà bán lẻ thời trang cao cấp của Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, Staple được thành lập vào năm 1989. Sau 3 thập kỷ phát triển kinh doanh truyền thống, thương hiệu này đã quyết định chuyển mình nhằm tham gia thị trường thương mại điện tử.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Hoang Phuc International
Hoang Phuc International

Để phát triển website thương mại điện tử thành công như hiện tại, Hoàng Phúc đã sử dụng và chuyển đổi rất nhiều nền tảng, đến nay doanh nghiệp này đang sử dụng nền tảng Magento – một nền tảng mã nguồn mở chuyên sâu về thương mại điện tử.

  • Website: https://hoang-phuc.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 248.3K/tháng
  • Xếp hạng: 3,602 (Việt Nam) & 171,782 (Toàn cầu)

Bạch Long Mobile

Bạch Long là một trong số những nhà bán lẻ Smartphone, máy tính bảng, phụ kiện công nghệ phổ biến tại Việt Nam.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Bạch Long Mobile
Bạch Long Mobile

Tương tự như các doanh nghiệp bán lẻ điện tử tiêu dùng khác như CellphoneS, Di Động Việt, Bạch Long Mobile cũng lựa chọn nền tảng Magento để xây dựng website. Chính vì vậy, website của thương hiệu này đã có những cải thiện đáng kể về tính năng, khả năng tùy biến và hiệu suất giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng trưởng và mặt doanh thu và lợi nhuận.

  • Website: https://bachlongmobile.com/
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 197.3K/tháng
  • Xếp hạng: 5,472 (Việt Nam) & 254,860 (Toàn cầu)

On Off

On Off là thương hiệu đồ lót được thành lập từ 2005, với sứ mệnh mang lại sự thoải mái mỗi ngày cho mọi người.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - On Off
On Off

On Off đã chọn phiên bản Magento Open Source, phiên bản miễn phí của Magento để xây dựng website thương mại điện tử nhằm đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt của công ty về tính năng, khả năng tùy biến và mở rộng của hệ thống.

  • Website: https://onoff.vn/
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 156.9K/tháng
  • Xếp hạng: 7,196 (Việt Nam) & 326,722 (Toàn cầu)

EROPI

EROPI là thương hiệu trang sức nổi bật khác của Việt Nam chuyên phân phối các loại vàng, bạc, nữ trang, đá quý, ngọc trai, trang sức cưới và trang sức phong thuỷ. Sau nhiều năm hoạt động, công ty không chỉ mở rộng chuỗi cửa hàng trên toàn quốc mà còn phát triển kênh bán hàng online để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - EROPI
EROPI

Kênh online mà EROPI chú trọng nhất chính là website thương mại điện tử được đầu tư xây dựng trên nền tảng Magento Open Source với khả năng tuỳ chỉnh vượt trội giúp EROPI xây dựng những tính năng nâng cao và khả năng mở rộng linh hoạt đảm bảo mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp này.

  • Website: https://eropi.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Trang sức
  • Lưu lượng truy cập: 95.8K/tháng
  • Xếp hạng: 13,832 (Việt Nam) & 602,063 (Toàn cầu)

Baya

Thoạt đầu, công ty được thành lập vào năm 2006 với tên Siêu Thị Nội Thất Uma và vừa chính thức được đổi tên thành Siêu Thị Nội Thất và Trang Trí Baya vào năm 2019.

Dù đã đổi tên nhưng thương hiệu vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi và mang đến cho khách hàng những món đồ nội thất chất lượng cùng lối thiết kế đơn giản, tinh tế, hợp thời với màu sắc trung tính và mỗi món đồ đều mang vẻ đẹp riêng.  

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Baya
Baya

Tính đến thời điểm hiện tại, trang web của Baya thu về gần 100,000 lượt truy cập mỗi tháng nhờ vào sự đầu tư đúng đắn trong việc xây dựng website thương mại điện tử nội thất với nền tảng mã nguồn mở Magento với giao diện đẹp mắt, lôi cuốn, thân thiện với người dùng.

  • Website: https://baya.vn/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: Nội thất
  • Lưu lượng truy cập: 76K/tháng
  • Xếp hạng: 7,544 (Việt Nam) & 352,023 (Toàn cầu)

Rohto Vietnam

Rohto là thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng của Nhật Bản, được thành lập vào năm 1899, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc mắt, da, môi, tóc, mỹ phẩm, dược phẩm, v.v.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Rohto Vietnam
Rohto Vietnam

Website thương mại điện tử của Rohto Vietnam được xây dựng trên phiên bản Magento Enterprise. Thông qua Magento, website được thiết kế với giao diện đẹp mắt và thân thiện với người dùng, tích hợp các tính năng và dịch vụ hỗ trợ khách hàng mua sắm dễ dàng và thuận tiện hơn.

  • Website: https://shop.rohto.com.vn/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Enterprise
  • Lĩnh vực: Y tế/Sức khỏe
  • Lưu lượng truy cập: 69.7K/tháng
  • Xếp hạng: 24,537 (Việt Nam) & 853,571 (Toàn cầu)

 Annam Gourmet

Annam Gourmet ra đời từ niềm đam mê lớn về ẩm thực châu Âu của hai nhà sáng lập tập đoàn Annam Group. Trong hơn 20 năm hoạt động kinh doanh, chuỗi cửa hàng Annam Gourmet đã và đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam với các dòng sản phẩm nhập khẩu chất lượng như thực phẩm cao cấp, rượu vang, đồ uống và mỹ phẩm.

Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) - Annam Gourmet
Annam Gourmet

Dù Annam Gourmet đã sở hữu một website trực tuyến từ trước nhưng chủ yếu chỉ được sử dụng để phát triển thương hiệu, hiệu quả thương mại điện tử vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy, để đảm bảo website được xây dựng đầy đủ và vận hành ổn định, Annam Gourmet đã lựa chọn SECOMM và đối tác chiến lược Synova để phát triển website thương mại điện tử trên nền tảng Magento Open Source 2.

  • Website: https://shop.annam-gourmet.com/ 
  • Nền tảng sử dụng: Magento Open Source
  • Lĩnh vực: F&B
  • Lưu lượng truy cập: 49.4K/tháng
  • Xếp hạng: 16,711 (Việt Nam) & 643,508 (Toàn cầu)

Trên đây là danh sách top 20 website thương mại điện tử đang sử dụng nền tảng thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) tại thị trường quốc tế và Việt Nam.

Liệu giải pháp phát triển website Adobe Commerce (Magento) là phù hợp?

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.  

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình phát triển thương mại điện tử trên nền tảng Adobe Commerce (Magento)!

  • Am hiểu toàn diện: Cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện từ tư vấn, phát triển, vận hành cho đến tăng trưởng hệ thống thương mại điện tử.
  • Trình độ chuyên sâu: Hơn 8 năm kinh nghiệm triển khai hệ thống thương mại điện tử phức tạp cho nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia.
  • Giải pháp tùy chỉnh: Đề xuất giải pháp thương mại điện tử bao gồm kiến trúc công nghệ, đội ngũ nhân sự phù hợp với từng doanh nghiệp.
  • Tiến độ linh hoạt: Thời gian và tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp.
2
5,062
0
1
06/10/2023
Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce
TOP 20 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG WOOCOMMERCE

WooCommerce là plugin mã nguồn mở cho WordPress, cho phép doanh nghiệp biến trang web nội dung của thương hiệu thành cửa hàng trực tuyến. Theo báo cáo của WooCommerce, tính đến tháng 7 năm 2023, có hơn 6 triệu trang web thương mại điện tử đang sử dụng WooCommerce, chiếm hơn 25% thị phần thương mại điện tử toàn cầu.

Dưới đây là một số thương hiệu nổi tiếng đang sử dụng WooCommerce trên thị trường quốc tế và Việt Nam.

Dr. Scholl’s

Được thành lập bởi bác sĩ William Mathias Scholl hơn 110 năm trước, Dr. Scholl’s đã trở thành cái tên đáng tin cậy trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đôi chân. Thương hiệu này được biết đến với nhiều sản phẩm sáng tạo, từ miếng lót giày và dụng cụ chỉnh hình đôi chân cho đến các phương pháp điều trị chuyên biệt.

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Dr. Scholl’s
Dr. Scholl’s

Mặc dù Dr. Scholl’s đã là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, doanh nghiệp này vẫn tiếp tục tiến lên với các chính sách tối đa hóa doanh số bán hàng trực tuyến. Bằng cách sử dụng nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở WooCommerce, Dr. Scholl’s đã đơn giản hóa hoạt động xây dựng website thương mại điện tử và hợp lý hóa quy trình bán hàng trực tuyến. 

  • Website: https://www.drscholls.com/ 
  • Lĩnh vực: Y tế/Sức khỏe
  • Lưu lượng truy cập: 662.1K/tháng
  • Xếp hạng: 18,381 (Mỹ) & 89,309 (Toàn cầu)

Wienerschnitzel 

Wienerschnitzel là chuỗi cửa hàng xúc xích lớn nhất thế giới, được thành lập bởi John Galardi vào năm 1961, Wienerschnitzel hiện phục vụ hơn 120 triệu chiếc xúc xích mỗi năm. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Wienerschnitzel
Wienerschnitzel

Trang web của Wienerschnitzel được xây dựng bằng WooCommerce với mục tiêu thâm nhập thị trường thương mại điện tử, hệ thống này còn kết nối những nhà nhượng quyền với hệ thống quản lý chính, cho phép khách dễ dàng xác định vị trí các nhà hàng gần nhất bằng Google API Maps.

Superdrug Health Clinics

Superdrug Health Clinics là phòng khám sức khỏe nổi tiếng lớn thứ hai ở Anh, có mặt trên khắp Vương quốc Anh. Các phòng khám tại Superdrug cung cấp nhiều dịch vụ thương mại điện tử dược phẩm như tiêm chủng cho trẻ em, xét nghiệm sức khỏe tình dục và tiêm phòng cúm cho đến các dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Superdrug Health Clinics
Superdrug Health Clinics

Nhờ xây dựng website thương mại điện tử cơ bản bằng WooCommerce, khách hàng có thể đặt lịch tư vấn miễn phí từ y tá/dược sĩ hoặc đăng ký lịch khám bệnh tại một địa điểm nhất định.

GoComics

GoComics là thương hiệu kinh doanh truyện tranh và phim hoạt hình trực tuyến phổ biến tại Mỹ. Một số phim hoạt hình mang tính biểu tượng của GoComics bao gồm Calvin và Hobbes, Garfield, Peanuts và The Far Side, bên cạnh đó còn có những thành công gần đây như Pearls Before Swine, The Boondocks và Foxtrot. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - GoComics
GoComics

Bằng cách xây dựng website WooCommerce, người dùng có thể chọn giữa hai tùy chọn thành viên – miễn phí và cao cấp – để có quyền truy cập cá nhân hóa vào thư viện GoComics và mua sắm trực tuyến các mặt hàng như tranh in, sách và lịch làm quà lý tưởng cho những người yêu thích truyện tranh ở mọi lứa tuổi.

  • Website: https://store.gocomics.com/ 
  • Lĩnh vực: Nhà sách
  • Lưu lượng truy cập: 134.4K/tháng
  • Xếp hạng: 50,379 (Mỹ) & 325,404 (Toàn cầu)

The Kind Pen

The Kind Pen là công ty sản xuất vape (thuốc lá điện tử) có trụ sở tại thành phố Ocean, tiểu bang New Jersey, Mỹ. Với chế độ bảo hành trọn đời và hơn 1.000.000 khách hàng hài lòng, thương hiệu này đã nhanh chóng trở thành cái tên đáng tin cậy trong ngành.

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - The Kind Pen
The Kind Pen

Kind Pen đã quyết định sử dụng WooCommerce nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng trên cửa hàng trực tuyến của mình. Hình ảnh được phân tích và chuyển đổi sang các định dạng tải nhanh mà không ảnh hưởng đến chất lượng, các tệp CSS và JavaScript được nén và hợp nhất, với các tiện ích mở rộng WordPress và WooCommerce đã mang lại những kết quả không ngờ cho trải nghiệm người dùng, chẳng hạn như tốc độ tải trang web đã tăng hơn 35%.

  • Website: https://www.thekindpen.com/ 
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 98.5K/tháng
  • Xếp hạng: 124,995 (Mỹ) & 657,668 (Toàn cầu)

Badeloft

Badeloft là nhà bán lẻ trực tuyến các thiết bị phòng tắm được Cedric Christiani thành lập tại Berlin, Đức vào năm 2009. Sau khi đạt được những thành công nhất định ở quê nhà, Cedric đặt mục tiêu vào thị trường Mỹ. Ông đã chiêu mộ một số người bạn từ thời trung học của mình là Eric Jensen và Tyler Kuhlman để cùng nhau, ba người họ đã thành lập Badeloft USA vào cuối năm 2013. Ngày nay, công ty đã phát triển nhanh chóng đến mức doanh số bán hàng hiện đã vượt qua thị trường châu Âu.

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Badeloft
Badeloft

Năm 2017, Badeloft quyết định chuyển đổi nền tảng xây dựng website thương mại điện tử từ X-Cart sang WooCommerce do khả năng tùy chỉnh và số lượng tiện ích mở rộng có sẵn. 

  • Website: https://www.badeloftusa.com/ 
  • Lĩnh vực: Nội thất
  • Lưu lượng truy cập: 97.7K/tháng
  • Xếp hạng: 115,604 (Mỹ) & 497,012 (Toàn cầu)

All Blacks

All Blacks là đội bóng bầu dục quốc gia của New Zealand và là đội tuyển thể thao quốc tế thành công nhất trong 100 năm qua. Với lịch sử lâu đời và danh tiếng đáng gờm như vậy, không có gì ngạc nhiên khi áo đấu, bộ đồ tập luyện và dụng cụ hỗ trợ của đội được người hâm mộ trên toàn thế giới vô cùng yêu thích. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - All Blacks
All Blacks

Đây là tiền đề để All Blacks xây dựng cửa hàng trực tuyến cho thương hiệu trên WooCommerce với nhiều loại sản phẩm dành cho những người ủng hộ ở mọi lứa tuổi.

“Chúng tôi đã chọn WooCommerce vì nền tảng này cho phép tích hợp dễ dàng vào các hệ thống hỗ trợ khác của nhóm.“– Norm McKenzie, Meta Digital

  • Website: https://allblackshop.com/ 
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 87.6K/tháng
  • Xếp hạng: 6,757 (New Zealand) & 434,042 (Toàn cầu)

Telldus

Telldus là thương hiệu kinh doanh các sản phẩm tự động hóa gia đình (home automation – nhà thông minh) của Thụy Điển.

“Chúng tôi tin rằng những giải pháp đơn giản cho những vấn đề nhỏ nhặt hàng ngày có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của một người lên rất nhiều.”- Đại diện của Telldus cho hay.

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Telldus
Telldus

Để tăng trưởng lượng khách hàng tiềm năng tại Thụy Điển, Tellus đã lựa chọn WooCommerce để xây dựng website vì khả năng tùy chỉnh, hỗ trợ tích hợp với các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và quản lý thông tin sản phẩm (PIM).

  • Website: https://telldus.com/ 
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 86.7K/tháng
  • Xếp hạng: 7,721 (Thụy Điển) & 449,029 (Toàn cầu)

Grace Loves Lace

Grace Loves Lace là thương hiệu thời trang cưới được Megan Ziems thành lập vào năm 2011 tại Úc. Thương hiệu này nổi tiếng bởi những trang phục đẹp mắt, được may đo thủ công, tùy chỉnh theo từng số đo của mỗi người. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Grace Loves Lace
Grace Loves Lace

Sau nhiều năm phát triển cả thị trường offline và online, Grace Loves Lace đã trở thành một trong những website thương mại điện tử về thời trang cưới phổ biến và thành công nhất toàn quốc. Sự thành công ấy một phần là nhờ vào hệ thống website WooCommerce được thiết kế tập trung vào hình ảnh chuyên nghiệp của sản phẩm và được tối ưu hóa để mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao và thân thiện với thiết bị di động.

  • Website: https://graceloveslace.com.au/ 
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 61.8K/tháng
  • Xếp hạng: 8,597 (Úc) & 471,233 (Toàn cầu)

Daelmans Stroopwafels

Daelmans Stroopwafels là công ty hàng đầu thế giới về bánh Stroopwafels (loại bánh quế truyền thống của Hà Lan). Được thành lập vào năm 1909, Daelmans đã giúp nâng tầm món bánh stroopwafel lên thành sản phẩm bánh mì phổ biến toàn cầu. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Daelmans Stroopwafels
Daelmans Stroopwafels

Qua nhiều năm, tiệm bánh nhỏ ở Vlijmen đã phát triển thành doanh nghiệp quốc tế. Chính vì vậy, việc xây dựng website WooCommerce là điều cần thiết, giúp khách hàng có thể mua sắm online và thiết kế hộp bánh tùy chỉnh của riêng mình.

  • Website: https://www.stroopwafels.com/ 
  • Lĩnh vực: FnB
  • Lưu lượng truy cập: 50K/tháng
  • Xếp hạng: 38,108 (Netherlands) & 1,062,929 (Toàn cầu)

Hải Triều

Được thành lập từ năm 1991, Hải Triều đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trên thị trường đồng hồ. Với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ đồng hồ hàng đầu tại Việt Nam, Hải Triều đã kết hợp chiến lược thương mại điện tử trên nền tảng WooCommerce với mô hình kinh doanh đặc thù để thích nghi với sự thay đổi của thị trường và người tiêu dùng.

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Hải Triều
Hải Triều

Đến nay, website thương mại điện tử của Hải Triều đã có hơn 2 triệu lượt truy cập hàng tháng và là gương mặt tiêu biểu luôn đứng đầu bảng xếp hạng trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam (Theo iPrice).

  • Website: https://donghohaitrieu.com/ 
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 2.5M/tháng
  • Xếp hạng: 584 (Việt Nam) & 29,249 (Toàn cầu)

Điện Thoại Vui

Điện Thoại Vui – Cái tên mang theo thông điệp về cam kết mang đến niềm vui, sự hạnh phúc cho khách hàng có điện thoại bị hư hỏng hoặc các thiết bị điện tử khác như laptop, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, v.v. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Điện Thoại Vui
Điện Thoại Vui

Sau nhiều năm hoạt động, Điện Thoại Vui đã trở thành điểm đến quen thuộc cho nhiều khách hàng cả online và offline. Trong đó, hệ thống website của Điện Thoại Vui được xây dựng bằng WooCommerce, giúp tùy chỉnh ở một mức độ nhất định cho hệ thống chức năng ngành điện tử tiêu dùng, cũng như hỗ trợ tích hợp với nhiều dịch vụ bên thứ 3.

  • Website: https://dienthoaivui.com.vn/ 
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 1.4M/tháng
  • Xếp hạng: 1,137 (Việt Nam) & 56,958 (Toàn cầu)

Clickbuy

Clickbuy là hệ thống bán lẻ các sản phẩm công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam được thành lập từ năm 2012, hiện hệ thống Clickbuy đã phát triển 5 cửa hàng và 2 trung tâm bảo hành hiện đại tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Clickbuy
Clickbuy

Tương tự như Điện Thoại Vui, Clickbuy cũng xây dựng trên WooCommerce vì khả năng tùy chỉnh và tích hợp với nhiều bên thứ ba từ WordPress.

  • Website: https://clickbuy.com.vn/ 
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Lưu lượng truy cập: 1.2M/tháng
  • Xếp hạng: 1,254 (Việt Nam) & 64,647 (Toàn cầu)

Nhà Thuốc Thân Thiện

Nhà thuốc Thân Thiện là chuỗi hệ thống bán lẻ đạt chuẩn GPP tại Việt Nam. Thương hiệu này chuyên các sản phẩm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và một số mặt hàng chăm sóc sức khoẻ khác. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Nhà Thuốc Thân Thiện
Nhà Thuốc Thân Thiện

Doanh nghiệp này xây dựng kết hợp mô hình nhà thuốc offline và nhà thuốc online với kênh bán hàng chủ lực là website thương mại điện tử được phát triển với WooCommerce. Trang web được thiết kế dễ điều hướng với những tính năng cơ bản giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, mua hàng và tra cứu đơn hàng. 

  • Website: https://nhathuocthanthien.com.vn/ 
  • Lĩnh vực: Y tế/Sức khỏe
  • Lưu lượng truy cập: 253.5K/tháng
  • Xếp hạng: 5,781 (Việt Nam) & 268,868 (Toàn cầu)

Paula’s Choice

Paula’s Choice là thương hiệu mỹ phẩm và chăm sóc da được thành lập bởi Paula Begoun, một chuyên gia hàng đầu về làm đẹp và chăm sóc da. Thương hiệu này nổi tiếng với việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc da chất lượng và được nghiên cứu kỹ lưỡng, thường được công nhận vì sự đơn giản và minh bạch về thành phần sản phẩm.

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Paulas Choice
Paulas Choice

Sau một thời gian thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Paula’s Choice đã quyết định xây dựng website trên nền tảng WooCommerce để có thể tùy chỉnh website và vận dựng hệ thống chức năng sẵn có.

  • Website: https://paulaschoice.vn/ 
  • Lĩnh vực: Mỹ phẩm
  • Lưu lượng truy cập: 211.5K/tháng
  • Xếp hạng: 4,170 (Việt Nam) & 197,732 (Toàn cầu)

Bo Shop

Các tín đồ làm đẹp ở TP. HCM chắc chắn không thể không biết đến Bo Shop, thương hiệu cung cấp rất nhiều loại mỹ phẩm chất lượng từ skincare đến makeup với giá cả phải chăng được niêm yết cụ thể, đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sắc đẹp cho khách hàng.

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Bo Shop
Bo Shop

Với mục tiêu trở thành thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam, công ty nhanh chóng phát triển website thương mại điện tử với WooCommerce để song hành với xu thế kinh doanh hiện đại.

  • Website: https://www.boshop.vn/ 
  • Lĩnh vực: Mỹ phẩm
  • Lưu lượng truy cập: 186.8K/tháng
  • Xếp hạng: 6,409 (Việt Nam) & 298,796 (Toàn cầu)

AB Beauty World

AB Beauty World (ABBW) ra đời vào đúng bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành vào năm 2020 với định vị thương hiệu là chuỗi siêu thị mỹ phẩm cho gia đình hàng đầu tại Việt Nam. Sự ra đời này tuy có vẻ không đúng thời điểm nhưng không vì thế mà thương hiệu này chịu khuất phục.

Trên thực tế, chỉ sau 2 năm mở cửa hàng đầu tiên, AB Beauty World đã phát triển và mở rộng với gần 20 chi nhánh khắp các quận huyện trên địa bàn TP. HCM nhờ sự chuyển hướng kịp thời, tập trung phát triển thương mại điện tử.

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - AB Beauty World
AB Beauty World

Website bán mỹ phẩm của AB Beauty World được xây dựng với WooCommerce với giao diện và chức năng đặc trưng của ngành. Chỉ trong thời gian ngắn đưa vào hoạt động, trang web thu về lượng truy cập cao so với một tân binh vừa tham gia cuộc đua chuyển đổi số.

  • Website: https://abbeautyworld.com/ 
  • Lĩnh vực: Mỹ phẩm
  • Lưu lượng truy cập: 83.8K/tháng
  • Xếp hạng: 22,173 (Việt Nam) & 911,443 (Toàn cầu)

Orchard 

Ra đời vào năm 2004, Orchard là nơi cung cấp hơn 200 nhãn hiệu nước hoa cao cấp trên thế giới. Với định hướng trở thành thương hiệu bán lẻ nước hoa số 1 tại Việt Nam, Orchard đã triển khai thương mại điện tử từ sớm nhằm khai thác “mỏ vàng” của thị trường này. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Orchard
Orchard

Đến nay, website thương mại điện tử được xây dựng bằng WooCommerce của Orchard là cái tên đầu tiên cho các khách hàng yêu thích việc mua sắm nước hoa trực tuyến.

  • Website: https://orchard.vn/ 
  • Lĩnh vực: Nước hoa
  • Lưu lượng truy cập: 67.2K/tháng
  • Xếp hạng: 19,314 (Việt Nam) & 772,251 (Toàn cầu)

Nhà Xinh

Phong cách thiết kế nội thất tối giản, gần gũi là hướng đi mà Nhà Xinh chọn cho mỗi sản phẩm công ty cung cấp. Điều này thể hiện rõ qua giao diện website thương mại điện tử nội thất của Nhà Xinh qua thiết kế khá đơn giản, thân thiện với người dùng trên nền tảng WooCommerce. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Nhà Xinh
Nhà Xinh

Bên cạnh đó, website của Nhà Xinh còn ứng dụng công nghệ 360 độ giúp khách hàng trải nghiệm các sản phẩm nội thất của công ty từ xa một cách chân thực mọi ngóc ngách của căn phòng và mọi góc độ của sản phẩm với thông tin và bảng giá chi tiết cho từng món đồ. 

  • Website: https://nhaxinh.com/ 
  • Lĩnh vực: Nội thất
  • Lưu lượng truy cập: 41.6K/tháng
  • Xếp hạng: 41,251 (Việt Nam) & 1,547,325 (Toàn cầu)

Winecellar

Được thành lập vào năm 2007, Công ty TNHH Hầm rượu Việt Nam là một trong những công ty rượu vang lớn nhất tại Việt Nam chuyên cung cấp sản phẩm rượu vang, bia, whisky, thực phẩm, nước khoáng, trà, gốm sứ cao cấp. 

Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce - Winecellar
Winecellar

Winecellar theo đuổi mô hình kinh doanh thương mại điện tử ngành rượu bằng cách đầu tư xây dựng website với nền tảng WooCommerce. Qua đó, công ty dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng cả trên thị trường Internet.

  • Website: https://winecellar.vn/ 
  • Lĩnh vực: Rượu
  • Lưu lượng truy cập: 31.4K/tháng
  • Xếp hạng: 73,054 (Việt Nam) & 3,034,069 (Toàn cầu)

Trên đây là danh sách top 20 website thương mại điện tử đang sử dụng nền tảng WooCommerce tại thị trường quốc tế và Việt Nam.

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên WooCommerce cho nhiều khách hàng như Laybyland (Úc, Mỹ, New Zealand), Jasnor (Úc, New Zealand) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.  

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí về cách thức triển khai website WooCommerce cho thương hiệu. 

2
6,839
0
1
06/10/2023
15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus
15 LÝ DO ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN TẢNG SHOPIFY PLUS

Theo Deloitte 2022 Retail Industry Outlook, có đến 67% doanh nghiệp thừa nhận rằng nền tảng thương mại điện tử là ưu tiên đầu tư hàng đầu của họ vì những vấn đề họ gặp phải khi triển khai những nền tảng cũ và lỗi thời. Bên cạnh đó, khảo sát của Digital Commerce 360 đã chỉ ra khoảng 27% doanh nghiệp đang tìm cách chuyển đổi nền tảng thương mại điện tử bất chấp chi phí.

Trong vô số những nền tảng hàng đầu hiện nay, Shopify Plus nổi lên như một sự lựa chọn hoàn hảo của các doanh nghiệp khi đưa ra quyết định chuyển đổi nền tảng. 

Bài viết dưới đây tập trung làm rõ 15 lý do để chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus. Tại sao nền tảng này thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp hàng đầu và tại sao đây có thể là chìa khoá cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong thế giới thương mại điện tử đầy cạnh tranh ngày nay? 

Shopify Plus là gì?

Shopify Plus là một gói giải pháp cao cấp của nền tảng thương mại điện tử phổ biến Shopify. Phiên bản này được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn với ngân sách đầu tư cao cho thương mại điện tử. Shopify Plus mang đến sự linh hoạt, mở rộng và tích hợp vượt trội không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng và vận hành website thương mại điện tử một cách hiệu quả mà còn cung cấp các công cụ và tính năng nâng cao giúp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng. 

Tại sao nên chuyển đổi sang Shopify Plus?

Sau đây là 15 điểm mạnh vượt trội mà Shopify Plus có thể mang lại cho sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp có cơ sở để xem xét chuyển đổi sang nền tảng thương mại điện tử này. 

Giao diện thân thiện 

Giao diện của Shopify Plus được thiết kế để đảm bảo tính thân thiện và dễ sử dụng, không chỉ đối với người dùng cuối mà còn với những quản trị viên quản lý trực tiếp cửa hàng Shopify. 

Đối với những doanh nghiệp lần đầu chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus vẫn sẽ có thể thực hiện các thao tác thêm, xóa và chỉnh sửa các tùy biến sản phẩm cũng như sử dụng các tính năng quản lý đơn hàng, theo dõi hiệu suất bán hàng một cách dễ dàng và trực quan nhất. 

15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Giao diện thân thiện
Giao diện thân thiện

Nhờ giao diện thân thiện và dễ sử dụng mà doanh nghiệp Shopify Plus có thể tập trung nhiều hơn vào việc phát triển kế hoạch kinh doanh và tối ưu trải nghiệm khách hàng mà không mất quá nhiều thời gian học cách sử dụng hệ thống.  

Chi phí dễ ước tính 

Lý do thứ hai để doanh nghiệp cân nhắc chuyển đổi sang Shopify Plus chính là sự minh bạch trong việc ước tính và quản lý chi phí triển khai. Hiện tại, các khoản chi phí tiêu biểu mà doanh nghiệp quan tâm khi sử dụng Shopify Plus là phí sử dụng nền tảng (license fee), phí giao dịch (transaction fee), phí tích hợp app và tiện ích mở rộng (app/add-ons fee). 

  • Phí sử dụng nền tảng: từ $2000/tháng và sẽ tăng lên dựa trên doanh thu
  • Phí giao dịch: 0.15% khi sử dụng cổng thanh toán bên thứ 3, miễn phí khi sử dụng Shopify Payments
  • Phí tích hợp app và tiện ích mở rộng: tuỳ vào số lượng app và tiện ích mở rộng doanh nghiệp muốn sử dụng, chi phí có thể từ vài đô đến vài trăm đô mỗi tháng. 
15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Chi phí dễ ước tính
Chi phí dễ ước tính

Có thể thấy, hệ thống giá của Shopify Plus khá rõ ràng và dễ hiểu, giúp doanh nghiệp biết chính xác mức phí sử dụng nền tảng và các khoản phí bổ sung mà doanh nghiệp cần phải trả hàng tháng. Điều này có ích cho việc lập kế hoạch tài chính và không bị bất ngờ bởi các khoản phí ẩn trong suốt quá trình triển khai. 

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp làm việc với đơn vị phát triển có chuyên môn kỹ thuật cao như SECOMM, chúng tôi sẽ phân tích và đưa ra đề xuất triển khai website thương mại điện tử Shopify Plus theo từng giai đoạn. Doanh nghiệp sẽ nắm rõ hệ thống của mình sẽ được triển khai như thế nào ở mỗi giai đoạn và từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh và tối ưu hoá nguồn lực tài chính một cách linh hoạt. 

Khả năng tự động hoá      

Điểm nổi trội khác của Shopify Plus nằm ở khả năng tự động hoá mạnh mẽ mà nền tảng này mang đến cho các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, Shopify Plus cung cấp hai công cụ quan trọng hỗ trợ mục tiêu tự động hoá là Shopify FlowShopify Launchpad

  • Shopify Flow: Công cụ tự động hóa toàn diện nhiều khía cạnh của cửa hàng Shopify Plus. Doanh nghiệp có thể thiết lập quy tắc tự động để xử lý các tác vụ như tự động xác định và phân loại đơn hàng, gửi email tự động, tự động cập nhật tồn kho,… 
  • Shopify Launchpad: Công cụ quản lý và điều phối các sự kiện quan trọng, từ ra mắt sản phẩm đến các chương trình khuyến mãi lớn. Doanh nghiệp có thể tự động hóa việc thay đổi giá sản phẩm, quản lý nội dung website và thậm chí là đóng/mở cửa hàng Shopify Plus dựa trên thời gian đã cài đặt,…
15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Khả năng tự động hoá
Khả năng tự động hoá

Bán hàng đa kênh

Shopify Plus cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn thông qua nhiều kênh bán hàng khác nhau, từ offline đến online, bao gồm cả việc sử dụng mạng xã hội để bán hàng cũng như triển khai mô hình kinh doanh B2B. 

15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Bán hàng đa kênh
Bán hàng đa kênh

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tích hợp giải pháp Shopify POS vào cửa hàng offline để cung cấp các dịch vụ như BOPIS, BORIS,… Điều này giúp khách hàng mua sắm theo cách mà họ muốn, kết hợp giữ việc mua sắm trực tuyến và mua sắm tại cửa hàng. 

Bán hàng trên nhiều thị trường 

Năm 2021, Shopify ra mắt bộ giải pháp bán hàng xuyên biên giới toàn diện mang tên Shopify Markets. Với Shopify Markets, doanh nghiệp triển khai Shopify Plus hoàn toàn có thể tùy chỉnh cửa hàng của mình dễ dàng cho từng thị trường mục tiêu cụ thể, bao gồm việc cài đặt giá, ngôn ngữ, phương thức thanh toán và giao hàng để phù hợp với nhu cầu của khách hàng địa phương. 

15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Bán hàng trên nhiều thị trường
Bán hàng trên nhiều thị trường

Tuỳ chỉnh linh hoạt

Khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ là lý do tiếp theo để doanh nghiệp chuyển đổi nền tảng sang Shopify Plus. Nền tảng này cho phép doanh nghiệp tự do tuỳ chỉnh từ frontend đến backend mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ giới hạn nào. Đặc biệt doanh nghiệp Shopify Plus có thể dễ dàng tùy chỉnh phần backend với Shopify Functions và các Function APIs. Một số trường hợp sử dụng Shopify Functions là:

  • Tuỳ chỉnh giảm giá
  • Tuỳ chỉnh giỏ hàng & thanh toán
  • Tuỳ chỉnh tuỳ chọn thanh toán
  • Tùy chỉnh thực hiện đơn hàng và giao hàng
15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Tuỳ chỉnh linh hoạt
Tuỳ chỉnh linh hoạt

Kho ứng dụng khổng lồ 

Với độ phổ biến của Shopify cũng như Shopify Plus trên toàn cầu, thật không khó hiểu khi Shopify sở hữu hàng loạt các ứng dụng hữu ích và một số trong đó được phát triển dành riêng cho doanh nghiệp triển khai Shopify Plus. Bên cạnh đó, Shopify Plus cũng cung cấp cho các nhà phát triển đa dạng tài liệu và tài nguyên (Shopify Plus Certified App Program)  để phát triển các ứng dụng và tiện ích mở rộng, góp phần làm phong thêm kho ứng dụng khổng lồ của Shopify. 

15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Kho ứng dụng khổng lồ
Kho ứng dụng khổng lồ

Tích hợp phong phú với bên thứ ba

Bên cạnh việc tích hợp với giải pháp bên trong của Shopify, doanh nghiệp còn có thể tích hợp với các hệ thống bên thứ ba như

  • Phần mềm quản trị: ERP, CRM, PIM
  • Nền tảng mạng xã hội: Facebook, Instagram, Snapchat, Twitter, Pinterest
  • Sàn thương mại điện tử: Amazon, Walmart, Ebay, Etsy
  • Hệ thống thanh toán: Apple Pay, PayPal, Google Pay
15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Tích hợp phong phú với bên thứ ba
Tích hợp phong phú với bên thứ ba

Hiệu suất cao và ổn định

Cơ sở hạ tầng đám mây của Shopify Plus có thể phục vụ cho hơn 600.000 người bán và xử lý tốc độ lên đến 80.000 yêu cầu mỗi giây trong các thời điểm cao điểm. Hệ thống này được xây dựng trên một cụm máy chủ riêng chạy Docker và sử dụng ứng dụng Rails, bên cạnh việc tích hợp các tính năng bổ sung dựa trên nền tảng AWS.

Chính vì vậy, Shopify Plus có thể cung cấp tốc độ xử lý mạnh mẽ đối với không chỉ với cả website mà còn trong quá trình thanh toán. Shopify Plus có thể xử lý số lượng truy cập khổng lồ trong khi vẫn giữ nguyên tốc độ và trải nghiệm khách hàng, đồng thời có thể xử lý hơn 10.000 đơn hàng trên 1 phút.

15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Hiệu suất cao và ổn định
Hiệu suất cao và ổn định

Ngoài ra, với băng thông không giới hạn và cơ sở hạ tầng linh hoạt, Shopify Plus hoàn toàn có thể mở rộng để xử lý lưu lượng truy cập tăng đột biến vào các mùa lễ mua sắm như Black Friday, Cyber Monday, Christmas. Điều này giúp doanh nghiệp đáp ứng lượng lớn khách hàng vào những dịp cao điểm mà không cần lo lắng về sự cố kỹ thuật hay gián đoạn website. 

Triển khai Headless Commerce

Khả năng tùy chỉnh linh hoạt của Shopify Plus còn nằm ở việc hỗ trợ tối đa nhu cầu triển khai Headless Commerce. Chẳng những thế, năm 2021, nền tảng còn ra mắt giải pháp Hydrogen – bộ tech stack vượt trội có thể đáp ứng mọi nhu cầu cao nhất về xây dựng hệ thống Headless Commerce. 

15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Triển khai Headless Commerce
Triển khai Headless Commerce

Triển khai Composable Commerce 

Khi nhu cầu về tính linh hoạt và mở rộng ngày càng cao thì bên cạnh Headless Commerce, các doanh nghiệp lớn trên thế giới hiện nay đang đổ dồn sự chú ý vào mô hình Composable Commerce. Thật may mắn, Shopify nắm bắt nhu cầu của khách hàng rất nhạy bén khi vừa cho ra mắt giải pháp Commerce Components by Shopify vào đầu năm 2023. Tính đến thời điểm viết bài, Shopify là nền tảng SaaS đầu tiên cung cấp bộ tech stack có thể giải quyết gần như trọn vẹn nhu cầu phát triển Composable Commerce. 

15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Triển khai Composable Commerce
Triển khai Composable Commerce

Thời gian golive nhanh 

Dù doanh nghiệp cần nhiều thời gian để tùy chỉnh cửa hàng Shopify Plus theo nhu cầu nhưng với bản chất SaaS thì thời gian golive của Shopify Plus vẫn nhanh hơn so với các nền tảng open source, tiêu biểu như Magento. 

15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Thời gian golive nhanh
Thời gian golive nhanh

Trung bình thời gian triển khai và golive của nền tảng Shopify Plus khoảng 2-5 tháng trong khi đó với Magento, doanh nghiệp mất từ 6-12 tháng để triển khai và golive.

Bảo mật cao

Shopify Plus cung cấp một loạt các biện pháp bảo mật và tính năng để đảm bảo rằng dữ liệu kinh doanh, thông tin khách hàng và các giao dịch thanh toán được bảo vệ tốt nhất có thể. Điều này bao gồm:

  • Tuân thủ 6 loại tiêu chuẩn PCI (Payment Card Industry)
  • Cung cấp mức độ mã hoá dữ liệu cao nhất
  • Cung cấp công cụ thể phát hiện các giao dịch có khả năng gian lận
  • Tự động so sánh và điều chỉnh thông tin thanh toán, đảm bảo các giao dịch thực tế khớp với hồ sơ thanh toán.
  • Tự động sao lưu dữ liệu
  • Cung cấp khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công Bot, DDoS
15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Bảo mật cao
Bảo mật cao

Dịch vụ hỗ trợ 24/7

Tương tự như mọi nền tảng thương mại điện tử khác, Shopify Plus cung cấp cho doanh nghiệp sự hỗ trợ 24/7 thông qua hotline, email và video call với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Bên cạnh đó, nền tảng này còn cung cấp tài liệu hướng dẫn, tài liệu API và chương trình Shopify Plus Merchant Success nơi doanh nghiệp được tiếp cận với

15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Dịch vụ hỗ trợ 24_7
Dịch vụ hỗ trợ 24/7

Hệ sinh thái người dùng

Shopify Plus có hệ sinh thái người dùng rất lớn và đa dạng bao gồm các doanh nghiệp, nhà phát triển, chuyên gia marketing. Với hàng loạt doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đã chọn Shopify Plus như một trong những công cụ chính để thúc đẩy sự phát triển và thành công của họ thì đây chắc chắn là một bảo chứng cho sự ưu việt của nền tảng này.

15 Lý Do Để Chuyển Đổi Sang Nền Tảng Shopify Plus - Hệ sinh thái người dùng
Hệ sinh thái người dùng

Các tên tuổi nổi tiếng như Gymshark, Glossier, MZ Wallace, Emma Bridgewater đều đã tận dụng sức mạnh của Shopify Plus để xây dựng trải nghiệm mua sắm tùy chỉnh, mở rộng doanh số bán hàng và tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Sự hiện diện của họ đã đóng góp thêm một lý do để những doanh nghiệp còn lại chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus. 

Sẵn sàng để chuyển đổi sang Shopify Plus?

Với khả năng tùy chỉnh linh hoạt, khả năng mở rộng vượt trội và sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia đáng tin cậy, đã minh chứng cho quyết định của doanh nghiệp trong việc triển khai thương mại điện tử với Shopify Plus hay chuyển đổi từ một nền tảng khác sang Shopify Plus là đúng đắn và phù hợp để tiếp tục tăng trưởng bền vững trong thế giới thương mại điện tử đầy cạnh tranh.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) để được tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus nhanh chóng và hiệu quả.

2
5,911
0
1
05/10/2023
Adobe Commerce là gì Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce
ADOBE COMMERCE LÀ GÌ? TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG ADOBE COMMERCE?

Theo báo cáo của Adobe vào tháng 1 năm 2023, có hơn 100.000 website được xây dựng bằng Adobe Commerce. Trong đó, có hơn 50.000 website đang hoạt động và hơn 50.000 website đang được triển khai. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng cho một nền tảng chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp lớn như Adobe Commerce. 

Adobe Commerce là gì Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce - Nguồn
Nguồn: 2023 GartnerⓇ Magic Quadrant™ for Digital Commerce

Năm 2023, Adobe Commerce được Gartner vinh danh thành tích 7 năm liền đứng đầu danh sách những nền tảng hàng đầu trong thương mại kỹ thuật số.

Adobe Commerce là gì?

Adobe Commerce là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến rất lớn với khả năng tuỳ chỉnh và mở rộng cao.

Adobe Commerce là gì
Adobe Commerce là gì?

Trước đây, Adobe Commerce có tên gọi là Magento Commerce, được sáng lập vào năm 2007 bởi Roy Rubin và Yoav Kutner tại thành phố Culver, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Sau nhiều lần đổi chủ, vào năm 2018, Adobe đã mua lại Magento với giá 1,68 tỷ USD và được đổi tên thành Adobe Commerce. Hiện nay, Adobe Commerce đã trở thành một phần của Adobe Experience Cloud, bộ sản phẩm và dịch vụ giúp các doanh nghiệp tạo, quản lý và phân phối trải nghiệm kỹ thuật số.

Phân loại Adobe Commerce

Adobe Commerce có hai phiên bản chính là Adobe Commerce Cloud và Magento Open Source.

Adobe Commerce Cloud là phiên bản trả phí, được triển khai và quản lý trên đám mây bởi Adobe. Phiên bản này còn được phân thành 2 loại là on-premise cho phép doanh nghiệp tự chủ về hosting và on-cloud chuyên cung cấp hosting với mức phí nhất định.

Adobe Commerce là gì Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce - Adobe Commerce Cloud
Một số doanh nghiệp lớn đang sử dụng Adobe Commerce Cloud như L’Oréal, Nike, Samsung, Adidas, Coca-Cola, Dell

Magento Open Source là phiên bản miễn phí, có thể được tải xuống và sử dụng bởi bất kỳ ai. Phiên bản này cung cấp các chức năng cơ bản cần thiết để tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến.

Adobe Commerce là gì Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce - Magento Open Source
Những thương hiệu lớn đang sử dụng Magento Open Source là Crocs, Forever New, Fossil, GoPro, HP, Hugo Boss

Ngoài ra, Adobe còn cung cấp một số phiên bản bổ sung của Adobe Commerce, bao gồm:

  • Phiên bản B2B: Phiên bản này được thiết kế dành cho các doanh nghiệp bán hàng cho các doanh nghiệp khác.
  • Phiên bản Dropshipping: Phiên bản này cho phép các doanh nghiệp bán các sản phẩm của bên thứ ba mà không cần lưu trữ hàng tồn kho.
  • Phiên bản Headless: Phiên bản này tách giao diện người dùng khỏi hệ thống back-end, cho phép các doanh nghiệp tạo các trải nghiệm mua sắm tùy chỉnh trên nhiều kênh.

Chi phí sử dụng Adobe Commerce

Chi phí sử dụng Adobe Commerce sẽ phụ thuộc vào phiên bản sử dụng.

Adobe Commerce là gì Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce - Chi phí sử dụng Adobe Commerce
So sánh chi phí Adobe Commerce vs Magento Open Source

Đối với mô hình Adobe Commerce Cloud on-cloud, Adobe cung cấp dịch vụ lưu trữ và vận hành Adobe Commerce trên đám mây của mình. Chi phí giấy phép cho Adobe Commerce on-cloud dao động từ $40,000 đến $190,000 mỗi năm, tùy thuộc vào độ phức tạp của hệ thống, quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp. 

Đối với mô hình Adobe Commerce Cloud on-premise, doanh nghiệp cần mua giấy phép và cài đặt phần mềm trên máy chủ của mình. Chi phí giấy phép cho Adobe Commerce on-premise dao động từ $22,000 đến $125,000 mỗi năm, tùy thuộc vào độ phức tạp của hệ thống, quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp. 

Đối với mô hình Magento Open Source, Magento cung cấp giấy phép miễn phí và chi phí xây dựng hợp lý hơn so với 2 giải pháp trên. Tuy nhiên, hệ thống chức năng hỗ trợ sẵn có sẽ không nhiều, cần xây dựng chức năng và tích hợp nhiều dịch vụ cho bên thứ 3.  

Ngoài chi phí giấy phép, doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho cho chi phí giao diện, chi phí phát triển, chi phí tiện ích mở rộng và lương nhân viên.

Lưu ý: Chi phí sử dụng Adobe Commerce có thể bị tác động mạnh bởi các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, nhu cầu tính năng, nhu cầu tích hợp và nhu cầu tùy chỉnh.

Xem thêm: Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý

Ưu điểm của Adobe Commerce

Adobe Commerce là gì Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce - Ưu điểm của Adobe Commerce
Ưu điểm của Adobe Commerce

Hệ thống chức năng toàn diện

Adobe Commerce là nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ, cung cấp đầy đủ các tính năng quan trọng để xây dựng và quản lý website thương mại điện tử toàn diện. Từ quản lý danh mục sản phẩm, tạo nội dung, thực hiện các giao dịch mua bán, đến chiến dịch tiếp thị và quản lý khách hàng, Adobe Commerce đã được trang bị đầy đủ các công cụ cần thiết. 

Ngoài các tính năng cơ bản, Adobe Commerce còn cung cấp nhiều tiện ích mở rộng với các tính năng nâng cao hơn. 

  • Headless Commerce: Giúp doanh nghiệp có thể tùy chỉnh giao diện website linh hoạt hơn mà không gây ảnh hưởng đến backend của hệ thống và ngược lại. 
  • Progressive Web Apps (PWA): Giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động. 
  • Multi-Source Inventory (MSI): Cho phép quản lý hàng tồn kho từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. 
  • ElasticSearch: Cung cấp khả năng tìm kiếm nhanh chóng và chính xác hơn.

Một trong những điểm mạnh lớn của Adobe Commerce là cộng đồng hỗ trợ toàn cầu giàu kinh nghiệm với các đơn vị phát triển chuyên nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm và giải quyết mọi thách thức kỹ thuật hoặc tùy chỉnh cần thiết cho doanh nghiệp. Điều này tạo điều kiện tốt để đáp ứng mọi yêu cầu và mục tiêu thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Khả năng tùy biến linh hoạt

Adobe Commerce sở hữu mọi ưu điểm của nền tảng mã nguồn mở với khả năng tùy biến linh hoạt. Đặc biệt là việc sở hữu và kiểm soát toàn bộ mã nguồn, điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh các phần mã trong hệ thống, dễ dàng cập nhật hoặc thậm chí phát triển các chức năng mới, theo từng đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.

Khả năng mở rộng cao

Ngoài khả năng tùy biến, Adobe Commerce còn có độ mở rộng cho website rất hữu ích. Adobe Commerce cho phép doanh nghiệp mở rộng từ một website thành nhiều website, một cửa hàng thành nhiều cửa hàng mà việc quản lý vẫn trên cùng một hệ thống. Bên cạnh đó, Adobe Commerce còn hỗ trợ chuyển đổi đa ngôn ngữ và tiền tệ, giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.

Khả năng bảo mật ưu việt

Khả năng bảo mật cao cũng chính là một ưu điểm vượt trội của Adobe Commerce với khả năng kiểm soát hệ thống định kỳ, đề xuất các giải pháp bảo mật, tăng cường khả năng bảo mật cho quản trị viên và khả năng ngăn chặn bot hoặc mã độc trái phép, v.v. Nền tảng này giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm ẩn từ hệ thống dữ liệu và các quy trình giao dịch trên hệ thống. 

Nhược điểm của Adobe Commerce

Adobe Commerce là gì Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce - Nhược điểm của Adobe Commerce
Nhược điểm của Adobe Commerce

Chi phí phát triển cao

Vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật từ hệ thống chức năng, khả năng tùy biến, khả năng mở rộng và tính bảo mật cao nên chi phí để sở hữu một website Adobe Commerce là không thể thấp. Như đã ước tính ở trên, website được phát triển trên nền tảng Adobe Commerce thường có chi phí cao hơn so với các nền tảng khác, dao động từ $10,000 – $300,000 tùy vào độ phức tạp của hệ thống. 

Thời gian triển khai kéo dài

Một dự án Adobe Commerce hoàn chỉnh cần thời gian triển khai từ 3 tháng đến 1 năm. Điều này làm chậm tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp khó theo kịp tốc độ phát triển của các đối thủ cũng như cập nhật các xu hướng trên thị trường.

Cần đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn

Để xây dựng và vận hành hệ thống website thương mại điện tử chuyên sâu phù hợp với các đặc thù riêng của từng sản phẩm, ngành hàng với hiệu suất cao, đòi hỏi doanh nghiệp cần đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm trên nền tảng Adobe Commerce, đặc biệt là các dự án Adobe Commerce có độ phức tạp cao.

Những thương hiệu đang sử dụng Adobe Commerce

Nike

Là một trong những thương hiệu thời trang thể thao nổi tiếng nhất thế giới, Nike muốn có phương pháp tiếp cận thương mại điện tử mang tính cá nhân hóa và ưu tiên trải nghiệm thiết bị di động hơn. Chính vì vậy Nike đã lựa chọn Adobe Commerce để hoàn thiện hệ thống chức năng tập trung vào trải nghiệm người dùng, tăng tính tương tác và tối ưu hóa hình ảnh cũng như các nút CTA cho màn hình nhỏ hơn.

Adobe Commerce là gì Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce - Nike
Nike đã ứng dụng Adobe Commerce như thế nào?

Thêm vào đó, việc tùy chỉnh và tối ưu hóa phương pháp xây dựng website thương mại điện tử thông qua API từ kiến trúc Headless Commerce đã mang đến thành công cho Nike, biến thương hiệu này thành công ty dẫn đầu thị trường và chiếm được nhiều thị phần hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Canon

Canon là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất máy ảnh, máy in, thiết bị quang học, thiết bị hình ảnh kỹ thuật số và thiết bị văn phòng. Sau thời gian dài kinh doanh truyền thống, Canon cần xây dựng website thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Canon đã quyết định chọn Adobe Commerce để triển khai thương mại điện tử toàn diện. 

Adobe Commerce là gì Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce - Canon
Canon đã ứng dụng Adobe Commerce như thế nào?

“Việc ứng dụng Adobe Commerce đã giúp chúng tôi cải tiến hoàn toàn trải nghiệm người dùng. Từ thời gian tải trang được giảm giúp tăng lưu lượng truy cập trang web đến những cải tiến đáng kể về hiệu suất cả web và thiết bị di động, Adobe Commerce đã tạo ra sự khác biệt đáng kể, thậm chí còn giúp cải thiện điểm SEO và khả năng truy cập của chúng tôi.” — Theo Michael Lebron, Senior Director and Head of Front Office Applications tại Canon.

Annam Gourmet

Annam Gourmet là một chuỗi thương hiệu bán lẻ thực phẩm cao cấp và đồ uống nhập khẩu tại Việt Nam được thành lập vào năm 2001 bởi hai vợ chồng người Pháp – Việt và hiện có 6 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Dù Annam Gourmet đã sở hữu website trực tuyến từ trước nhưng chủ yếu chỉ được sử dụng để phát triển thương hiệu, hiệu quả thương mại điện tử vẫn chưa được chú trọng.

Annam Group, công ty mẹ của Annam Gourmet đã cùng đối tác SECOMM lựa chọn sử dụng Magento 2 nhằm xây dựng website thương mại điện tử. Hiện tại, hệ thống website Magento 2 của Annam Gourmet đã chính thức đi vào hoạt động, vận hành ổn định và hiệu quả, giúp doanh nghiệp chuyển mình thành công trên thị trường thương mại điện tử.

Không chỉ dự án Annam Gourmet, Magento còn được Annam Group lựa chọn để sử dụng cho các hệ thống thương mại điện tử bán lẻ khác của tập đoàn như The warehouse (bán lẻ rượu vang), Nespresso. 

Adobe Commerce là gì Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce - Annam Gourmet
Annam Gourmet đã ứng dụng Magento Open Source như thế nào?

Nhìn chung, Adobe Commerce là nền tảng thương mại điện tử phù hợp với mọi doanh nghiệp, từ startup, SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) cho đến các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, các vấn đề về ngân sách, thời gian và đội ngũ chuyên môn đã khiến cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn ngần ngại sử dụng Adobe Commerce để triển khai website thương mại điện tử. Chính vì vậy Adobe Commerce thường được các doanh nghiệp lớn đầu tư để xây dựng các hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu.

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên Adobe Commerce như Laybyland (Úc, Mỹ, New Zealand), Jasnor (Úc, New Zealand) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.  

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí về cách thức triển khai Adobe Commerce cho thương hiệu. 

2
8,359
0
1
02/10/2023
Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức
HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRANG SỨC

Theo Grand View Research, thị trường thương mại điện tử trang sức toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 117,8 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ CAGR là 12,2% từ năm 2022 đến năm 2027. Theo Research and Markets, Mỹ là thị trường thương mại điện tử trang sức lớn nhất thế giới với doanh thu dự kiến đạt 45,6 tỷ USD vào năm 2027. Các khu vực khác cũng đang phát triển nhanh chóng bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.

Một số thương hiệu trang sức đã triển khai thương mại điện tử thành công từ sớm và gặt hái được những thành công không ngờ như Cartier, Tiffany & Co., PNJ, ANA LUISA, Missoma, v.v. Đặc điểm chung của các thương hiệu này nằm ở hệ thống website thương mại điện tử toàn diện, phục vụ nhu cầu mua sắm các trang sức và đá quý của khách hàng.

Xem thêm: 

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã phát thảo hành trình xây dựng website trang sức thường thấy tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Giai đoạn 1: Xây dựng website thương mại điện tử trang sức cơ bản

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giai đoạn 1 Xây dựng website thương mại điện tử trang sức cơ bản
Giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử trang sức cơ bản

Xác định mục tiêu

Đầu tiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực trang sức cần phải xác định rõ mục tiêu và xác định mức độ ưu tiên của từng mục tiêu này khi đặt ra kế hoạch phát triển website thương mại điện tử.

Trong tầm nhìn dài hạn, doanh nghiệp có thể quan tâm đến việc xây dựng và củng cố thương hiệu trên thị trường Internet, tìm cách khai thác tiềm năng của các khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh từ online đến offline

Đối với những mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên việc theo dõi và phân tích hành vi của khách hàng trên trang web, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị trực tuyến để cải thiện doanh số bán hàng. 

Khi xây dựng mục tiêu, thời gian cũng là yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp có thể chọn triển khai nhanh để thâm nhập vào thị trường thương mại điện tử hoặc thậm chí chọn cách triển khai từ từ để có thời gian kiểm tra, đánh giá và thích nghi với thị trường lớn và cạnh tranh này.

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử

Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Bảng so sánh nền tảng SaaS vs mã nguồn mở
Bảng so sánh nền tảng SaaS vs mã nguồn mở

Xem thêm:

Thông thường, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử sẽ lựa chọn các nền tảng SaaS để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở ngay từ ban đầu để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian trên chính nền tảng này để tránh việc phải chuyển đổi nền tảng ở các giai đoạn sau. 

Thiết kế giao diện website

Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng, v.v. 

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giao diện website thương mại điện tử Bvlgari
Giao diện website thương mại điện tử Bvlgari

Hiện nay, có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm: 

  • Sử dụng theme sẵn có: Tối ưu hóa chi phí thiết kế giao diện nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt định vị thương hiệu vì dễ trùng lặp theme với các website khác.
  • Tùy chỉnh theme theo nhu cầu: Vừa tiết kiệm chi phí vừa thêm một số yếu tố nhận diện thương hiệu như màu sắc, font, layout, etc. Nhưng để có thể tùy chỉnh theme hiệu quả, cần đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Thiết kế theme riêng: Doanh nghiệp sẽ có website được “đo ni đóng giày” cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về chi phí thiết kế cũng như thời gian.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn các theme sẵn có để tiết kiệm chi phí nhất nhưng vẫn có một số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hơn sẽ chọn 2 cách còn lại để định vị thương hiệu tốt hơn.

Xây dựng tính năng cho website 

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể ưu tiên phát triển các chức năng cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành website trang sức.

Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử  trang sức như:

  • Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng sản phẩm, danh mục, giá, số lượng tồn kho, hình ảnh/video nhằm vận hành và tối ưu kinh doanh.
  • Quản lý Cửa hàng: Quản lý số lượng sản phẩm tồn kho, kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhân sự của mỗi chi nhánh.
  • Giỏ hàng & Checkout: Quản lý giỏ hàng, thông tin khi checkout của khách hàng.
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng để cải thiện hiệu quả Marketing, trải nghiệm mua hàng, tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Quản lý Marketing: Tối ưu SEO và triển khai các chương trình Marketing với các công cụ hỗ trợ để thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Quản lý Bán hàng: Thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển.
  • Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu mọi yếu tố về nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
  • Quản lý Hệ thống: Phân quyền quản trị viên có thể điều hành, xem xét các phương pháp tốt nhất về bảo mật, bảo trì và chăm sóc hệ thống website.
  • Phân tích & Báo cáo: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống thương mại điện tử và lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai.

Hoàn thành các thủ tục pháp lý

Sau khi đã hoàn thành các tính năng, kiểm thử và golive website thành công, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục pháp lý về kinh doanh thương mại điện tử.

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương.

Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Giai đoạn 2. Xây dựng website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giai đoạn 2 Xây dựng website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu
Giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu

Tái xác định mục tiêu

Khi doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển và thị trường đang trải qua sự biến đổi lớn, việc điều chỉnh mục tiêu là điều cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng khi ban lãnh đạo cần xem xét lại chiến lược kinh doanh và đưa ra quyết định về việc đầu tư vào website thương mại điện tử, bao gồm cả khía cạnh thời gian và kinh phí.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hệ thống kinh doanh trực tuyến trang sức.

Đối với các mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét việc mở rộng sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết và thúc đẩy thói quen mua sắm trang sức và đá của khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Những mục tiêu này đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững và sự thịnh vượng của doanh nghiệp trong tương lai.

Về phần mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc thu hút thêm khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và hỗ trợ chiến lược tiếp thị thương mại điện tử. Các công cụ như Influencer Marketing có thể được ưu tiên để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và tạo cơ hội kinh doanh ngay lập tức. 

Nhìn chung, việc thiết lập mục tiêu cụ thể và điều chỉnh chúng dựa trên tình hình thị trường và phát triển của doanh nghiệp là một phần quan trọng của việc quản lý và thành công trong thương mại điện tử trang sức.

Lựa chọn nền tảng để chuyển đổi

Khi các nền tảng SaaS cơ bản không còn đủ sức để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống website, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các nền tảng chuyên nghiệp hơn như Adobe Commerce, Shopify Plus, BigCommerce Enterprise để phát triển website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu.

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Bảng so sánh Adobe Commerce vs Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise
Bảng so sánh Adobe Commerce vs Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise

Xem thêm: 

Dĩ nhiên, khi chuyển đổi nền tảng thì doanh nghiệp sẽ đương đầu với các vấn đề như chi phí chuyển đổi, thời gian đào tạo nhân sự trên nền tảng mới và thất thoát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi nền tảng.

Lựa chọn nguồn lực phát triển

Để xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp và phức tạp, doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để triển khai dự án. Thông thường, có hai lựa chọn chính: xây dựng một đội ngũ nội bộ (in-house) hoặc hợp tác với đối tác phát triển chuyên nghiệp. Dù lựa chọn nào, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực đã chọn là rất quan trọng.

Khi quyết định xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT và thương mại điện tử có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này có thể đòi hỏi thời gian và nguồn lực tài chính đáng kể để xây dựng nguồn nhân sự phù hợp. Tuy nhiên, điều này giúp doanh nghiệp có sự kiểm soát tốt hơn về nguồn lực và có khả năng thực hiện điều chỉnh, phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu.

Một lựa chọn khác là hợp tác với đơn vị phát triển chuyên nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác có kinh nghiệm sâu rộng về thương mại điện tử, đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình làm việc rõ ràng và khả năng xử lý dự án phức tạp. Hợp tác với các đơn vị có chuyên môn sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm, đồng thời giúp phát triển trang web thương mại điện tử phù hợp với đặc thù của ngành trang sức.

Như vậy, lựa chọn giữa xây dựng nguồn lực nội bộ và hợp tác với đối tác phát triển phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn lực và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Tái thiết kế giao diện website

Trong quá trình chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp có thể quyết định giữ nguyên giao diện của trang web hiện tại nếu thương hiệu tin rằng nó vẫn phù hợp với chiến lược và nền tảng mới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thường chọn tái thiết kế giao diện để đảm bảo rằng website thương mại điện tử của thương hiệu phản ánh đúng chiến lược kinh doanh và nền tảng mới. 

Tương tự như giai đoạn trước, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi thiết kế giao diện website thương mại điện tử: sử dụng theme sẵn có trên thị trường, tùy chỉnh theme và thiết kế riêng.

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giao diện website thương mại điện tử Chopard
Giao diện website thương mại điện tử Chopard

Trong ngành trang sức, việc tùy chỉnh hoặc thiết kế giao diện riêng thường được ưu tiên để thể hiện sự độc đáo và đẳng cấp của sản phẩm. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng nên dựa trên chiến lược và nguồn lực của doanh nghiệp.

Chuyển đổi nền tảng và dữ liệu

Sau khi lựa chọn nền tảng chuyển đổi phù hợp, việc tái thiết kế hệ thống và chuyển đổi nền tảng là vô cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi chuyên môn rất cao của các kiến trúc sư giải pháp (Solution Architect) để có thể thiết kế nên hệ thống có thể giải quyết được các bài toán mà doanh nghiệp đang gặp phải cũng như định hướng cho hệ thống có thể song hành cùng hành trình phát triển kinh doanh và mô hình của doanh nghiệp trong lâu dài.

Bên cạnh đó việc chuyển đổi dữ liệu cũng cần được thực hiện thận trọng để hạn chế vấn đề thất thoát hoặc sai sót dữ liệu của doanh nghiệp. Thông thường, việc chuyển đổi dữ liệu được thực hiện tự động hóa hết mức có thể để tránh các lỗi có thể xảy ra.

Quá trình chuyển đổi nền tảng bao gồm các bước:

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Chuyển đổi nền tảng và dữ liệu
Chuyển đổi nền tảng và dữ liệu
  • Phân tích hiện trạng: Đánh giá chi tiết về hệ thống hiện tại gồm cơ sở dữ liệu, thiết kế giao diện, tích hợp và các tùy chọn tùy chỉnh đã thực hiện.
  • Mô hình hóa: Lập mô hình dữ liệu chi tiết, xác định hệ thống nguồn, hệ thống đích, định dạng dữ liệu và cấu trúc dữ liệu nhằm hình dung rõ về cách dữ liệu sẽ di chuyển, từ đó đưa ra kế hoạch chuyển đổi phù hợp nhất.
  • Lên kế hoạch chuyển đổi: Xây dựng kế hoạch chi tiết về quá trình chuyển đổi, bao gồm thời gian, nguồn lực và người tham gia.
  • Tích hợp và chuyển dữ liệu: Trích xuất dữ liệu từ hệ thống cũ và ghi nhận vào hệ thống mới gồm thông tin về sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, và dữ liệu khác. Các cách thức chuyển đổi thường dùng bao gồm: Nhập xuất file dữ liệu, chuyển đổi thủ công và chuyển đổi tự động.
  • Kiểm tra và đảm bảo chất lượng: Tiến hành kiểm tra toàn diện để xác định và sửa lỗi nhằm đảm bảo rằng việc chuyển đổi được thực hiện theo đúng kế hoạch, hệ thống  hoạt động mượt mà và an toàn, dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác. 

Nâng cấp hệ thống chức năng

Ngoài các chức năng cơ bản, ở giai đoạn này doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống chức năng phức tạp hơn bao gồm các chức nâng cao và đặc thù cho ngành trang sức.

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Nâng cấp hệ thống chức năng
Nâng cấp hệ thống chức năng
  • Thử ảo: Tích hợp các công cụ thực tế tăng cường (AR) hoặc thực tế ảo (VR) để cho phép khách hàng hình dung đồ trang sức sẽ trông như thế nào khi đeo.
  • Danh sách yêu thích: Cho phép khách hàng lưu các mặt hàng yêu thích để tham khảo trong tương lai, khuyến khích truy cập lại và chuyển đổi.
  • Đề xuất sản phẩm: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để triển khai các công cụ đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi và sở thích của khách hàng.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để tặng thưởng cho khách hàng thường xuyên bằng các khoản giảm giá, ưu đãi độc quyền cho các bộ sưu tập mới.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần liên tục và cập nhật để phát triển các chức năng phù hợp người dùng và theo kịp thị trường.

Vận hành & Bảo trì hệ thống 

Hoạt động vận hành hệ thống thương mại điện tử là một quy trình liên tục mà doanh nghiệp phải tiến hành để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách ổn định và hiệu quả. 

Quá trình này bao gồm các nhiệm vụ quan trọng sau đây:

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Vận hành & Bảo trì hệ thống
Vận hành & Bảo trì hệ thống
  • Quản lý tài nguyên: Điều này bao gồm việc theo dõi và quản lý tài nguyên cơ bản như phần cứng máy chủ, phần mềm ứng dụng, dữ liệu và nguồn nhân lực IT. Việc này đảm bảo rằng hệ thống được cung cấp đủ tài nguyên để hoạt động một cách suôn sẻ.
  • Quản lý quy trình: Đây là việc đảm bảo rằng tất cả các quy trình vận hành hệ thống được thực hiện một cách hiệu quả. Quy trình này có thể bao gồm quy trình phát triển mới, triển khai, vận hành hàng ngày và bảo trì định kỳ.
  • Quản lý sự cố: Đối với bất kỳ hệ thống nào, sự cố có thể xảy ra. Quá trình quản lý sự cố bao gồm việc xác định nguyên nhân của sự cố, khắc phục nó một cách nhanh chóng và hiệu quả, và thiết lập các biện pháp phòng ngừa để tránh tái xảy ra sự cố tương tự trong tương lai. 
  • Quản lý thay đổi: Khi có thay đổi trong hệ thống, quản lý thay đổi đảm bảo rằng tác động của những thay đổi này được đánh giá kỹ lưỡng. Việc triển khai thay đổi phải được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả để tránh gây ra sự cố không mong muốn.

Ngoài ra, việc chăm sóc, bảo trì, cập nhật và nâng cấp liên tục hệ thống website là điều quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì sự tăng trưởng bền vững và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong thị trường thương mại điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm trang sức và đá quý.

Triển khai chiến lược tăng trưởng

Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược eCommerce Marketing hoặc Omnichannel để đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm trang sức.

Triển khai Omnichannel bao gồm các bước thiết lập hệ thống bán hàng, tiếp thị và quản lý liền mạch thông qua kênh website, kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok Shop) và sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo) để tối ưu trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing toàn diện dựa trên các kênh chủ đạo của eCommerce Marketing như Content Marketing, SEO/SEM, Email Marketing, Affiliate Marketing để tăng trưởng doanh số nhanh chóng.

Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử trang sức, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.

2
5,244
0
1
29/09/2023
Những Điều Cần Biết Về Composable Commerce Năm 2023
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ COMPOSABLE COMMERCE 2023

Khi những giải pháp liên quan đến kiến trúc Monolithic gặp nhiều hạn chế về tính linh hoạt và tự do trong tuỳ chỉnh cũng như những giới hạn về hiệu suất và khả năng mở rộng thì sự quan tâm của doanh nghiệp đang hướng đến những kiến trúc linh hoạt hơn, đơn cử như Headless Commerce. 

Bên cạnh đó, khái niệm ‘Composable Commerce’ đã nổi lên như một giải pháp mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. 

Vậy Composable Commerce là gì? Có khác biệt gì so với Headless Commerce? Hãy cùng khám phá và tìm hiểu lý do vì sao Composable Commerce có thể là bước tiến đột phá mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. 

Composable Commerce là gì?

Thuật ngữ ‘Composable Commerce’ được sử dụng lần đầu bởi Gartner Research vào tháng 6 năm 2020, đề cập đến việc xây dựng hệ thống thương mại điện tử linh hoạt và tùy chỉnh bằng cách tích hợp các ‘component’ khác nhau để xây dựng nên gói giải pháp ‘Packaged Businesses Capabilities’ (PBCs) riêng biệt theo nhu cầu triển khai của doanh nghiệp. Các gói giải pháp PBCs này có thể kết nối với nhau thông qua APIs.  

Các PBCs có thể là 

  • Storefront
  • Catalog
  • Inventory
  • Cart 
  • Checkout
  • Payment 
Những Điều Cần Biết Về Composable Commerce Năm 2023 - Composable Commerce là gì
Composable Commerce 

Nếu ‘component’ đề cập đến những phần nhỏ hơn và chi tiết hơn của hệ thống thương mại điện tử thì PBCs là sự kết hợp của từng ‘component’ nhỏ để tạo thành giải pháp thương mại điện tử riêng biệt của từng doanh nghiệp. Lúc này, các ‘component’ ngang hàng với nhau và các PBCs ngang hàng với nhau nên khi có sự thay đổi và mở rộng ở bất kỳ ‘component’ hay PBCs nào cũng không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cả hệ thống. 

Nói một cách đơn giản hơn, trong mô hình Composable Commerce, doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống thương mại điện tử của mình giống như xây dựng bộ xếp hình Lego, trong đó mỗi PBCs đại diện cho mỗi khối Lego với chức năng cụ thể. Các khối này có thể kết hợp và kết nối thông qua APIs để tạo ra trải nghiệm thương mại điện tử linh hoạt và tùy chỉnh đúng theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp. 

Do đó, mô hình Composable Commerce giúp cho các doanh nghiệp đạt được tính linh hoạt và tối ưu cao nhất đối với hệ thống thương mại điện tử của mình. 

Ưu điểm của Composable Commerce

Một số lợi ích phải kể đến khi doanh nghiệp triển khai Composable Commerce:

Những Điều Cần Biết Về Composable Commerce Năm 2023 - Ưu điểm của Composable Commerce
Ưu điểm của Composable Commerce
  • Linh hoạt vượt trội 

Composable Commerce có sự linh hoạt cao. Doanh nghiệp chọn và kết hợp các ‘component’ phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh cụ thể của mình. Tính linh hoạt này cho phép doanh nghiệp dễ dàng tạo ra một hệ thống thương mại điện tử thích ứng với xu hướng của thị trường và nhu cầu về trải nghiệm của khách hàng ngày càng cao và thay đổi không ngừng. 

  • Tuỳ chỉnh & mở rộng

Composable Commerce đáp ứng những yêu cầu cao nhất của doanh nghiệp về tuỳ chỉnh và mở rộng. Doanh nghiệp không chỉ có thể tùy chỉnh từng ‘component’ để phù hợp với thương hiệu, trải nghiệm khách hàng mà còn có thể mở rộng quy mô các ‘component’ riêng lẻ để đáp ứng lưu lượng truy cập và khối lượng giao dịch ngày càng tăng cao. Khả năng tùy chỉnh và mở rộng của Composable Commerce cho phép doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm mua sắm khác biệt cho khách hàng, tăng tính cạnh tranh, đồng thời cho phép việc mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần phải đại trùng tu toàn bộ kiến trúc hệ thống.

  • Kiểm soát chi phí

Mặc dù có thể phát sinh chi phí thiết lập ban đầu liên quan đến việc lựa chọn và tích hợp nhiều ‘component’ nhưng Composable Commerce có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về lâu dài. Doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho các ‘component’ cụ thể cần sử dụng và tối ưu hoá bộ PBCs của mình để tránh những chi phí không cần thiết. Các giải pháp Composable Commerce hiện nay có ưu đãi tích hợp càng nhiều ‘component’ thì giá càng giảm, Commerce Components by Shopify là một ví dụ điển hình. 

  • Dễ dàng bảo trì

Các ‘component’ trong kiến trúc Composable Commerce thường được tách rời và trở nên độc lập với nhau, giúp việc duy trì và cập nhật từng ‘component’ riêng lẻ dễ dàng hơn. Điều này sẽ giảm thiểu tình trạng gián đoạn và nguy cơ ngừng hoạt động của hệ thống trong quá trình bảo trì hoặc nâng cấp. 

Nhược điểm của Composable Commerce

Những Điều Cần Biết Về Composable Commerce Năm 2023 - Nhược điểm của Composable Commerce
Nhược điểm của Composable Commerce
  • Tích hợp phức tạp

Composable Commerce yêu cầu tích hợp nhiều ‘component’ khác nhau và việc này có thể phức tạp và tốn nhiều thời gian. Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các ‘component’ độc lập này hoạt động liền mạch và hiệu quả với nhau trong cùng một hệ thống, điều này đòi hỏi những nỗ lực phát triển và tuỳ chỉnh bổ sung.

  • Chi phí tích hợp

Quy mô doanh nghiệp càng lớn và nhu cầu triển khai hệ thống càng cao cấp và phức tạp thì sẽ cần tích hợp nhiều ‘component’, điều này có thể dẫn đến chi phí trả trước và chi phí ‘ongoing’ cao. Doanh nghiệp cần phân chia giai đoạn, nguồn lực để phát triển, thử nghiệm và duy trì liên tục hoạt động tích hợp này. 

  • Yêu cầu cao về việc lập kế hoạch 

Triển khai kiến trúc Composable Commerce yêu cầu doanh nghiệp lên kế hoạch thật cẩn thận, từ số lượng ‘component’, lựa chọn nhà cung cấp, giải pháp tích hợp đến vấn đề về bảo trì và nâng cấp các ‘component’ này. 

  • Yêu cầu cao về chuyên môn

Việc xây dựng và bảo trì hệ thống thương mại điện tử theo mô hình Composable Commerce yêu cầu rất cao về kiến thức và kỹ năng kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp tích hợp khác nhau. Doanh nghiệp phải đầu tư vào đào tạo đội ngũ nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị có chuyên môn cao. 

  • Khó quản lý 

Việc quản lý hệ thống Composable Commerce có thể là một thách thức lớn, đặc biệt khi doanh nghiệp tích hợp các ‘component’ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Mặc dù Composable Commerce mang đến sự linh hoạt trong việc tích hợp, nhưng điều này đồng nghĩa doanh nghiệp phải quản lý quan hệ với các nhà cung cấp. Khi có nhu cầu về mở rộng, doanh nghiệp phải làm việc với những nhà cung cấp này để đảm bảo từng ‘component’ có thể mở rộng đồng thời và hiệu quả tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống. 

  • Bảo mật và tuân thủ quy tắc 

Việc quản lý bảo mật và tuân thủ các quy tắc của nhiều ‘component’ cùng lúc có thể phức tạp. Mỗi nhà cung cấp sẽ có giao thức bảo mật và yêu cầu tuân thủ riêng. Vì thế, làm thế nào để doanh nghiệp đảm bảo việc tuân thủ quy định của nhà cung cấp nhưng không gây ảnh hưởng đến hệ thống Composable Commerce của mình? – Đó là một thách thức đối với các doanh nghiệp triển khai mô hình này. 

Composable Commerce và Headless Commerce khác nhau như thế nào?

Kiến trúc Composable và Headless Commerce đều tách rời phần ‘frontend’ và ‘backend’, mang đến mức độ linh hoạt và tùy chỉnh cao hơn. Cả Composable và Headless Commerce đều là những giải pháp công nghệ mà phần lớn các doanh nghiệp lớn trên thế giới đang tập trung hướng đến. 

Vậy điểm khác biệt chính giữa Composable Commerce và Headless Commerce là gì? 

Sự tách biệt phần giao diện ‘frontend’ và hệ thống ‘backend’ trong kiến trúc Headless giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc cập nhật và tuỳ chỉnh ‘frontend’ hoặc ‘backend’ mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Trong khi đó kiến trúc theo dạng mô-đun của Composable Commerce tiến thêm một bước nữa là tách rời tất cả thành phần thương mại điện tử, cho phép doanh nghiệp chọn và thiết lập bộ PBCs hoàn hảo cho nhu cầu của mình. 

Điểm đặc biệt chính trong kiến trúc Composable Commerce là dù frontend có thể kết nối với nhiều ‘component’ khác nhau ở backend thông qua các API nhưng các ‘component’ này có thiết kế có tính mô-đun cao và độc lập với nhau. Điều này nghĩa là những thay đổi đối với một ‘component’ sẽ không ảnh hưởng đến các ‘component’ khác hoặc giao diện frontend. 

Những Điều Cần Biết Về Composable Commerce Năm 2023 - Composable Commerce và Headless Commerce khác nhau như thế nào
Headless Commerce vs Composable Commerce 

Triển khai Headless Commerce hay Composable Commerce?

Khi xem xét triển vọng của các kiến trúc thương mại điện tử thì rõ ràng là cả Headless Commerce và Composable Commerce đều mang đến khả năng tùy chỉnh và mở rộng vượt trội, cho phép doanh nghiệp thoát khỏi những ràng buộc truyền thống để thích nghi với xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, quyết định triển khai kiến trúc nào sẽ tùy thuộc vào yêu cầu kinh doanh cụ thể, chuyên môn kỹ thuật và mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được. 

Với chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm của SECOMM trong việc triển khai nhiều dự án Headless Commerce thành công, chúng tôi đóng vai trò là đối tác đáng tin cậy để tư vấn doanh nghiệp hướng đến việc triển khai kiến trúc này với những giải pháp đột phá. 

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào Hotline (028 7108 9908) để cùng thực hiện bước nhảy vọt với SECOMM và mở khóa toàn bộ tiềm năng của Headless Commerce lẫn Composable Commerce ngay hôm nay!

2
4,914
0
1
28/09/2023
Commerce Components Giải Pháp Mới Cho Doanh Nghiệp Lớn
COMMERCE COMPONENTS: GIẢI PHÁP MỚI CHO DOANH NGHIỆP LỚN

Ngày nay, với nhu cầu triển khai hệ thống thương mại điện tử có tốc độ nhanh, linh hoạt và mở rộng dễ dàng, các doanh nghiệp lớn ngày càng tập trung vào giải pháp Headless, Microservices và đặc biệt là phương pháp tiếp cận Composable hay còn gọi là Composable Commerce. 

Composable Commerce cho phép doanh nghiệp kết hợp những component độc lập để tùy chỉnh và tăng cường trải nghiệm thương mại điện tử. 

Đoán biết được nhu cầu cấp thiết của phần đông các doanh nghiệp lớn, Shopify ra mắt giải pháp Commerce Components mang đến cho doanh nghiệp hướng tiếp cận dễ dàng nhất có thể để triển khai Composable Commerce. 

Xem thêm: Composable Commerce là gì?

Shopify Commerce Components là gì?

Shopify Commerce Components hay Commerce Components by Shopify – bộ tech stack đột phá được phát triển dành riêng cho các doanh nghiệp lớn. Shopify đã không ra mắt thêm bất kỳ tính năng mới nào, thay vào đó nền tảng này biến cơ sở hạ tầng của mình trở thành các mô-đun có thể kết hợp để xây dựng và tuỳ chỉnh linh hoạt website thương mại điện tử. 

Việc này đồng nghĩa doanh nghiệp có thể chọn hoặc lược bỏ ‘component’ dựa trên nhu cầu triển khai và tích hợp vào giải pháp công nghệ đang sử dụng thông qua các kết nối API linh hoạt và không giới hạn để xây dựng trải nghiệm khách hàng liền mạch trên mọi thiết bị. 

Harley Finkelstein, chủ tịch Shopify đã phát biểu rằng:

“Tại Shopify, chúng tôi dự đoán những gì doanh nghiệp mong muốn và sau đó nỗ lực cung cấp những giải pháp đột phá. Với Commerce Components by Shopify, chúng tôi cung cấp cơ sở hạ tầng mở, giúp các doanh nghiệp không tốn nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn lực vào việc phát triển những nền tảng quan trọng mà Shopify vốn đã có sẵn, thay vào đó giúp họ tuỳ chỉnh, tạo sự khác biệt và mở rộng quy mô”. 

Commerce Components Giải Pháp Mới Cho Doanh Nghiệp Lớn - Shopify Commerce Components là gì
Commerce Components by Shopify

 Danh mục Component khả dụng trên Commerce Components

Commerce Components cung cấp 6 danh mục chính của hơn 30 ‘component’ cho phép doanh nghiệp xây dựng bộ giải pháp phù hợp với nhu cầu của mình.

  • Storefront: Xây dựng các storefront tuỳ chỉnh với bất kỳ framework, API và hosting
  • Cart & Checkout: Sử dụng các API và tiện ích bổ sung để tối ưu giỏ hàng và quy trình thanh toán
  • Core Commerce: Tạo sản phẩm với nhiều mô hình dữ liệu thông qua các API
  • Data & Compliance: Cung cấp giải pháp khai thác ‘insights’ khách hàng để tăng doanh số, đồng thời quản lý và bảo mật dữ liệu riêng tư của khách hàng.
  • Shipping & Logistics: Cung cấp các giải pháp OMS, IMS để tối ưu quy trình logistics
  • Omnichannel: Quản lý & bán hàng đa kênh từ POS, sàn TMĐT đến mạng xã hội và ứng dụng chat. 
Commerce Components Giải Pháp Mới Cho Doanh Nghiệp Lớn - Danh mục Component khả dụng trên Commerce Components.webp
Danh mục Component của Commerce Components by Shopify

Commerce Components và Shopify Plus khác nhau như thế nào?

Commerce Components Giải Pháp Mới Cho Doanh Nghiệp Lớn - Commerce Components và Shopify Plus khác nhau như thế nào
Commerce Components và Shopify Plus khác nhau như thế nào?

Mặc dù Shopify Plus và Commerce Components đều là giải pháp thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp lớn nhưng cả hai có nhiều sự khác biệt, cụ thể:

  • Cách hoạt động: Shopify Plus là giải pháp nền tảng thương mại điện tử tất cả trong một, cung cấp nhiều tính năng vượt trội và các tích hợp liền mạch với bên thứ ba. Trong khi đó, Commerce Components là một bộ sưu tập các ‘component’ để doanh nghiệp tích hợp vào hệ thống công nghệ hiện tại nhằm mục đích tạo và cung cấp trải nghiệm tùy chỉnh và liền mạch cho khách hàng.
  • Chi phí sử dụng: Trong khi Shopify Plus công bố phí sử dụng nền tảng là từ $2000/tháng kèm theo phí giao dịch và phí thẻ tín dụng thì Commerce Components tính phí dựa trên mức độ sử dụng các ‘component’, phí sẽ giảm khi sử dụng nhiều ‘component’.
  • Tính năng: Shopify Plus có rất nhiều tính năng và thường xuyên cung cấp bản cập nhật và nâng cấp tính năng với lần gần nhất là Shopify Edition ‘23. Trong khi đó, bản thân Commerce Components đã là một bộ tech stack mới ra mắt, cung cấp các kết nối API không giới hạn, tăng giới hạn thuộc tính sản phẩm, tích hợp với những giải pháp công nghệ bên thứ ba mới, tăng khả năng xử lý giao dịch lên 40,000 thanh toán mỗi phút cho mỗi cửa hàng. 
  • Hỗ trợ khách hàng: Với Shopify Plus, doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ trong quá trình triển khai thông qua Merchant Success Program. Riêng Commerce Components cung cấp cho doanh nghiệp quyền truy cập vào Shopify Professional Services.  

Lợi ích khi triển khai Shopify Commerce Components

  • Kiến trúc mô-đun linh hoạt vượt trội 

Đối với những doanh nghiệp không muốn triển khai giải pháp nền tảng thương mại điện tử theo gói có sẵn thì Commerce Components là lựa chọn hoàn hảo, cho phép doanh nghiệp chọn và mua các ‘component’ theo nhu cầu, tích hợp vào hệ thống có sẵn và tiếp tục xây dựng các tuỳ chỉnh bổ sung. 

Với bản chất của kiến trúc mô-đun, Commerce Components cung cấp không giới hạn các kết nối APIs, nghĩa là sẽ không có giới hạn về số lượng ‘component’ và tiện ích tích hợp mà doanh nghiệp có thể sử dụng để xây dựng bộ tech stack của riêng mình. Bên cạnh đó, các ‘component’ hoàn toàn độc lập, doanh nghiệp có thể thêm, xóa và chỉnh sửa các ‘component’ mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. 

  • Tối ưu chi phí

Commerce Components có mô hình định giá dựa trên mức độ và số lượng ‘component’ sử dụng. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho số lượng ‘component’ theo nhu cầu của mình, đồng thời khi mua và sử dụng càng nhiều ‘component’ thì sẽ được chiết khấu cao. Bên cạnh đó, chi phí của Commerce Components sẽ được trả theo năm nên rất dễ để doanh nghiệp dự đoán chính xác mức phí mình sẽ phải chi trả. 

Những doanh nghiệp đã triển khai Commerce Components thành công 

Ngay từ khi vừa ra mắt, Shopify đã nhắc đến những doanh nghiệp lớn trên thế giới đã tin tưởng và sử dụng giải pháp Commerce Components by Shopify. Trong số đó phải kể đến Glossier, JB Hi-Fi, Coty, Steve Madden, Spanx và Staples. 

Commerce Components Giải Pháp Mới Cho Doanh Nghiệp Lớn - Những doanh nghiệp đã triển khai Commerce Components thành công.webp
Những doanh nghiệp đã triển khai Commerce Components thành công

Bên cạnh đó, thương hiệu đồ chơi hàng đầu nước Mỹ, Mattel cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên triển khai thành công Commerce Components. Sven Gerjets, CTO của Mattel đã để lại bình luận về sự hợp tác giữa Mattel và Shopify:

“Chúng tôi lần đầu hợp tác với Shopify trong dự án mang tên Mattel Creations, một nền tảng cung cấp bộ sưu tập là những món đồ chơi đã trở thành biểu tượng trên thế giới (vd: Búp bê Barbie, Batman) do người hâm mộ trực tiếp thiết kế và tạo ra. Dự án đã giúp Mattel khẳng định vị thế của mình và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là tận dụng cơ sở hạ tầng của Shopify để mở rộng quy mô trên toàn cầu. Dự án cực kỳ thành công và chúng tôi rất vui mừng khi có thể nâng tầm thương hiệu và dịch vụ của mình bằng cách sử dụng Commerce Components”.

Sự tín nhiệm của Mattel và những doanh nghiệp hàng đầu khác đủ cơ sở để kỳ vọng vào sự thành công tiếp theo của giải pháp Commerce Components by Shopify không chỉ tại thị trường Mỹ mà vươn khắp toàn cầu. 

Lời kết 

Trước đây, sự lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp lớn thường là những nền tảng open source như Magento hay Salesforce nhờ cung cấp khả năng tùy chỉnh và mở rộng linh hoạt. Tuy nhiên, những nền tảng SaaS hiện nay, đặc biệt là Shopify không thiếu những giải pháp đột phá để phát triển Composable hay Headless Commerce.

Năm 2021, Shopify ra mắt giải phải Shopify Hydrogen + Oxygen giúp tối ưu phát triển Headless Commerce thì đến đầu năm 2023, Shopify lại tiếp tục gây bất ngờ với Commerce Components by Shopify để triển khai Composable Commerce. Đó không chỉ là nỗ lực của Shopify trong việc dự đoán và lắng nghe nhu cầu của khách hàng và cung cấp giải pháp mà còn là câu trả lời rằng Shopify đủ khả năng để giành lấy sự tín nhiệm của các doanh nghiệp lớn trước những đối thủ cạnh tranh.

Liên hệ hoặc gọi vào hotline của SECOMM (028 7108 9908) để tìm hiểu sâu hơn về Commerce Components by Shopify cũng như để triển khai Headless Commerce hay Composable Commerce. 

2
9,390
0
1
27/09/2023
10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé
10 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MẸ VÀ BÉ

Thương mại điện tử mẹ và bé là thị trường tiềm năng với nhu cầu ngày càng tăng cao với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2023-2027) là 9,86%, giá trị thị trường dự kiến là 129,40 tỷ USD vào năm 2027.

Để tham gia vào thị trường này, việc  xây dựng một website thương mại điện tử chuyên nghiệp và hiệu quả là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Dưới đây là 10 bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé:

Xác định mục tiêu

Việc đầu tiên các doanh nghiệp mẹ và bé cần làm chính là xác định được các mục tiêu và mức độ ưu tiên của các mục tiêu đó để lên kế hoạch phát triển website thương mại điện tử phù hợp.
Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như định vị thương hiệu, khai thác khách hàng tiềm năng, tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến và trực tiếp của doanh nghiệp.
Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các hoạt động theo dõi, phân tích hành vi khách hàng, đánh giá hiệu quả các chiến dịch, tăng trưởng doanh thu v.v. 

Về thời gian, ở giai đoạn này doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai nhanh để thâm nhập thị trường thương mại điện tử hoặc từ từ để kiểm tra và thích nghi với thị trường tỷ đô này.

Về ngân sách, điều này sẽ tùy thuộc vào chiến lược và tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử mẹ và bé

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử

Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).

Một số nền tảng thương mại điện tử SaaS phổ biến như Shopify, BigCommerce, Squarespace, Wix.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Nền tảng thương mại điện tử SaaS.webp
Bảng so sánh giữa các nền tảng SaaS cơ bản

Ngoài ra, doanh nghiệp lớn có thể xem xét các phiên bản cao cấp hơn của các nền tảng thương mại điện tử SaaS này như: Shopify Plus, BigCommerce Enterprise, Goflow.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Nền tảng thương mại điện tử SaaS chuyên nghiệp
Bảng so sánh giữa các nền tảng SaaS chuyên nghiệp

Các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở thường được sử dụng nhiều như: Adobe Commerce (Magento), WooCommerce, OpenCart, PrestaShop.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở Adobe Commerce
Bảng so sánh giữa các nền tảng mã nguồn mở

Thông thường, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử sẽ lựa chọn các nền tảng SaaS cơ bản để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử cơ bản. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở hoặc các nền tảng SaaS chuyên nghiệp để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian để hạn chế việc chuyển đổi nền tảng của giai đoạn sau. 

Xem thêm: Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online

Lựa chọn đơn vị triển khai

Để doanh nghiệp có thể xây dựng website thương mại điện tử thành công thì doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để phát triển website. 

Thông thường, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát triển website giữa đội ngũ in-house (nội bộ) với tìm kiếm đối tác phát triển. Hoặc, doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị phát triển chuyên nghiệp đội ngũ thuê ngoài từ ban đầu rồi dần dần xây dựng đội ngũ in-house.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Lựa chọn đơn vị triển khai.webp
Lựa chọn đơn vị triển khai

Đối với việc xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT, thương mại điện tử có chuyên môn và kinh nghiệm trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng đội ngũ phù hợp, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu đặt ra.

Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển, doanh nghiệp nên lựa chọn tìm kiếm đơn vị phát triển theo các tiêu chí giàu kinh nghiệm về thương mại điện tử, đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình rõ ràng và khả năng xử lý vấn đề nhanh. Việc hợp tác với các đơn vị có chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cũng như phát triển website phù hợp với đặc thù của ngành mẹ và bé.

Thiết kế giao diện website

Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng, v.v. 

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Thiết kế giao diện website.webp
Thiết kế giao diện website.webp

Hiện nay, có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm: 

  • Sử dụng theme sẵn có: tối ưu hóa chi phí thiết kế giao diện nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt định vị thương hiệu vì dễ trùng lặp theme với các website khác.
  • Tùy chỉnh theme theo nhu cầu: vừa tiết kiệm chi phí vừa thêm một số yếu tố nhận diện thương hiệu như màu sắc, font, layout, etc. Nhưng để có thể tùy chỉnh theme hiệu quả, cần đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Thiết kế theme riêng: doanh nghiệp sẽ có website được “đo ni đóng giày” cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về chi phí thiết kế cũng như thời gian.

Xây dựng hệ thống chức năng

Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử như:

  • Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng sản phẩm, danh mục, giá, số lượng tồn kho, hình ảnh/video nhằm vận hành và tối ưu kinh doanh.
  • Quản lý Cửa hàng: Quản lý số lượng sản phẩm tồn kho, kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhân sự của mỗi chi nhánh.
  • Giỏ hàng & Checkout: Quản lý giỏ hàng, thông tin khi checkout của khách hàng.
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng để cải thiện hiệu quả Marketing, trải nghiệm mua hàng, tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Quản lý Marketing: Tối ưu SEO và triển khai và các chương trình Marketing với các công cụ hỗ trợ để thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Quản lý Bán hàng: Thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển.
  • Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu mọi yếu tố về nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
  • Quản lý Hệ thống: Phân quyền quản trị viên có thể điều hành, xem xét các phương pháp tốt nhất về bảo mật, bảo trì và chăm sóc hệ thống website.
  • Phân tích & Báo cáo: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống thương mại điện tử và lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai.

Một số tính năng chuyên biệt dành cho ngành hàng mẹ và bé:

  • Chức năng giao hàng nhanh chóng: Cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2 giờ tại các thành phố lớn.
  • Gói quà cá nhân hóa: Gói quà có thể được thiết kế theo sở thích và nhu cầu của từng người nhận như gói quà cho bé sơ sinh, gói quà cho trẻ em, gói quà cho mẹ.
  • Mua trước, Trả sau: Mua sắm các sản phẩm/dịch vụ cần thiết cho con cái mà không cần phải trả toàn bộ số tiền ngay lập tức, hỗ trợ những người có thể không có khả năng chi trả một khoản tiền lớn cùng một lúc.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Chương trình khách hàng thân thiết tích điểm, cho phép khách hàng tích điểm cho mỗi lần mua hàng. Các điểm này có thể được sử dụng để đổi lấy các ưu đãi như giảm giá, quà tặng hoặc dịch vụ miễn phí.
10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Một số tính năng chuyên biệt dành cho ngành hàng mẹ và bé.webp
Một số tính năng chuyên biệt dành cho ngành hàng mẹ và bé

Đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương

Sau khi đã hoàn thành các tính năng, để quá trình kiểm thử và golive website thành công, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục pháp lý về kinh doanh thương mại điện tử.

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương.

Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Kiểm thử hệ thống 

Khi đưa hệ thống website thương mại điện tử vào kiểm thử, doanh nghiệp có thể kiểm thử toàn bộ hệ thống bằng mô hình Waterfall hoặc Agile.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Kiểm thử hệ thống.webp
Sự khác biệt giữa 2 mô hình Waterfall vs Agile

Việc này sẽ giúp doanh nghiệp mẹ và bé rà soát và kiểm tra toàn bộ trang web, chức năng trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo tốc độ xử lý đơn hàng, tính ổn định của website. Nếu có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cần lập tức liên hệ đội ngũ in-house hoặc đơn vị phát triển để điều chỉnh, cải thiện website cho phù hợp trước khi chính thức go-live (đi vào hoạt động).

Go-live hệ thống

Sau khi hệ thống website thương mại điện tử mẹ và bé đã kiểm thử xong, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung vào việc go-live hệ thống website.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Go-live hệ thống
Go-live hệ thống

Go-live là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc website chính thức được đưa vào hoạt động. Để quá trình go-live diễn ra suôn sẻ, cần thực hiện các bước chuẩn bị sau: 

  • Xác định các mục tiêu của quá trình go-live: Trước khi bắt đầu quá trình go-live, cần xác định rõ các mục tiêu cần đạt được bao gồm tính ổn định của hệ thống, khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu, trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
  • Thực hiện kiểm tra và khắc phục lỗi: Trước khi go-live, cần thực hiện kiểm tra toàn diện hệ thống để phát hiện và khắc phục lỗi chức năng, lỗi bảo mật, lỗi hiệu suất.
  • Tạo kế hoạch ứng phó trong tương lai: Mặc dù đã thực hiện kiểm tra và khắc phục lỗi, nhưng vẫn có thể xảy ra sự cố trong quá trình go-live, để ứng phó với các sự cố này, cần tạo kế hoạch ứng phó cho tương lai.

Vận hành hệ thống 

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Vận hành hệ thống.webp
Vận hành hệ thống

Vận hành hệ thống thương mại điện tử là một quá trình liên tục nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Quá trình này bao gồm các hoạt động như:

  • Quản lý tài nguyên: Quản lý các tài nguyên của hệ thống, bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và nhân sự. 
  • Quản lý quy trình: Quản lý các quy trình vận hành hệ thống, bao gồm quy trình phát triển, triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống.
  • Quản lý sự cố: Xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả, đưa ra các biện pháp phòng ngừa để tránh sự cố tái diễn.
  • Quản lý thay đổi: Đánh giá tác động của thay đổi đối với hệ thống và thực hiện thay đổi một cách an toàn và hiệu quả.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên chăm sóc, bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống website liên tục để tăng trưởng doanh số bền vững, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường thương mại điện tử nói chung và thị trường mẹ và bé nói riêng.

Triển khai chiến lược tăng trưởng

Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược eCommerce Marketing hoặc Omnichannel để phát triển kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé online.

Triển khai Omnichannel bao gồm các bước thiết lập hệ thống bán hàng, tiếp thị và quản lý liền mạch thông qua kênh website, kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok Shop) và sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo) để tối ưu trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing toàn diện dựa trên các kênh chủ đạo của eCommerce Marketing như Ccontent Marketing, SEO/SEM, Email Marketing, Affiliate Marketing để tăng trưởng doanh số nhanh chóng.

Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.

2
4,903
0
1
27/09/2023
Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng website trang sức
TOP 5 NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XÂY DỰNG WEBSITE TRANG SỨC

Thương mại điện tử đang ngày càng phát triển và trở thành một kênh bán hàng phổ biến, đặc biệt là ngành trang sức với doanh số bán hàng thương mại điện tử trang sức toàn cầu đạt tới 100 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến ​​sẽ đạt 150 tỷ USD vào năm 2025.

Để nắm bắt được tiềm năng to lớn của thị trường này, việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử thích hợp là một phần quan trọng trong việc thành công của doanh nghiệp trang sức trong thị trường tỷ đô này.

Xem thêm: Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử?

Tiêu chí lựa chọn nền tảng thương mại điện tử trang sức

Giao diện chuyên nghiệp

Giao diện chuyên nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng cần được cân nhắc khi xây dựng website thương mại điện tử trang sức. Đây là tiêu chí sẽ giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt với khách hàng, tăng khả năng chuyển đổi và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng website trang sức - Giao diện chuyên nghiệp
Giao diện chuyên nghiệp

Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi thiết kế giao diện website: 

  • Thẩm mỹ: Giao diện cần được thiết kế đẹp, bắt mắt và phù hợp ngành trang sức và hơi thở của thương hiệu.
  • Tính dễ sử dụng: Đảm bảo yếu tố dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua sắm sản phẩm.
  • Sử dụng hình ảnh/video chất lượng cao: Doanh nghiệp nên sử dụng hình ảnh/video có chất lượng cao, rõ nét và có độ phân giải cao nhằm hỗ trợ khách hàng xem xét sản phẩm một cách chi tiết nhất.
  • Tính tương thích: Giao diện cần tương thích với đa thiết bị, đặc biệt là thiết bị di động để tận dụng xu hướng Mobile Commerce, giúp khách hàng mua sắm dễ dàng hơn.

Hệ thống chức năng đặc thù

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng website trang sức - Hệ thống chức năng đặc thù
Hệ thống chức năng đặc thù

Khi xây dựng website trang sức, ngoài các chức năng cơ bản dành cho thương mại điện tử, doanh nghiệp cần tập trung phát triển các chức năng nâng cao, giải quyết đặc thù ngành:

  • Thử ảo (Virtual Try-On): Tích hợp các công cụ thực tế tăng cường (AR) hoặc thực tế ảo (VR) để cho phép khách hàng hình dung đồ trang sức sẽ trông như thế nào khi đeo.
  • Danh sách yêu thích (Wishlist): Cho phép khách hàng lưu các mặt hàng yêu thích để tham khảo trong tương lai, khuyến khích truy cập lại và chuyển đổi.
  • Đề xuất sản phẩm: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để triển khai các công cụ đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi và sở thích của khách hàng.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để tặng thưởng cho khách hàng thường xuyên bằng các khoản giảm giá, ưu đãi độc quyền cho các bộ sưu tập mới.

Khả năng mở rộng cao

Website thương mại điện tử trang sức cần có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng website trang sức - Khả năng mở rộng cao
Khả năng mở rộng cao

Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi đánh giá khả năng mở rộng:

  • Khả năng mở rộng về quy mô: Khi bắt đầu lớn mạnh và cần triển khai nhiều chiến dịch marketing lớn thì doanh nghiệp sẽ cần hệ thống website có khả năng xử lý lưu lượng truy cập và dữ liệu lớn. 
  • Khả năng mở rộng về chức năng: Khi hành vi và thị trường thay đổi, doanh nghiệp cần xây dựng chức năng mới hoặc tích hợp với các modules, ứng dụng bên thứ 3 để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 
  • Khả năng mở rộng về thiết kế: Sau thời gian kinh doanh trực tuyến, các nhà quản trị website trang sức sẽ muốn tùy chỉnh hoặc tái thiết kế giao diện website sao cho phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu mới cũng như thị trường và người dùng.

Tính bảo mật cao

Trang sức là một mặt hàng có giá trị cao, vì vậy website thương mại điện tử trang sức cần được bảo mật cao để đảm bảo an toàn cho thông tin của khách hàng và ngăn chặn các hành vi gian lận, trộm cắp trên Internet.

Do website thương mại điện tử trang sức thường yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại, email, số thẻ tín dụng, số tài khoản ngân hàng, v.v để đặt hàng và thanh toán. Nếu thông tin này bị đánh cắp, khách hàng có thể bị lừa đảo, mất tiền hoặc bị xâm phạm quyền riêng tư.

Top 5 nền tảng hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử trang sức

Shopify

Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS được thành lập vào năm 2006. Đến nay, Shopify đã nhanh chóng trở thành nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới để bắt đầu và phát triển kinh doanh trực tuyến.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng website trang sức - Shopify
Nền tảng Shopify

Chi phí để sử dụng nền tảng Shopify rất đa dạng, bao gồm:

  • Basic: $19/tháng, phù hợp cho doanh nghiệp cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ.
  • Shopify: $79/tháng, phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ.
  • Advanced: $299/tháng, phù hợp cho doanh nghiệp lớn.
  • Starter: $5/tháng, cài đặt chức năng thanh toán thông qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin cho doanh nghiệp.
  • Retail: $89/tháng, thiết lập tính năng quản lý nhân viên, hàng tồn kho và chương trình khách hàng thân thiết cho cửa hàng bán lẻ.
  • Commerce Components: Báo giá, cung cấp các module từ bên thứ 3 để tích hợp vào website thương mại điện tử của doanh nghiệp.
  • Shopify Plus: Báo giá, dành cho các doanh nghiệp lớn.
  • Shopify Hydrogen & Oxygen: Báo giá, dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu triển khai Headless Commerce.

Xem thêm: Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce

Đánh giá mức độ phù hợp của Shopify với lĩnh vực trang sức: 

  • Giao diện website: Shopify cung cấp nhiều mẫu giao diện website sẵn có vừa đẹp mắt vừa chuyên nghiệp cho 3 phiên bản chính là Basic, Shopify và Advanced. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng Shopify Plus hoặc Shopify Hydrogen để tùy chỉnh giao diện website hoặc thiết kế riêng để phù hợp với thương hiệu và nhu cầu kinh doanh của mình.
  • Hệ thống chức năng: Shopify hỗ trợ nhiều tính năng cần có để kinh doanh online nhưng những chức năng chuyên biệt cho ngành trang sức sẽ cần đầu tư nhiều thời gian và ngân sách để triển khai. Không những thế, các tính năng còn được vận hành với hiệu suất cực kỳ cao.
  • Khả năng mở rộng: Vì là nền tảng SaaS nên khả năng mở rộng của Shopify còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng tùy chỉnh sẽ không bằng các nền tảng mã nguồn mở. 
  • Tính bảo mật: Shopify sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để bảo vệ thông tin của khách hàng, bao gồm mã hóa dữ liệu khách hàng để ngăn chặn truy cập trái phép, xác thực hai yếu tố để tăng cường bảo mật cho tài khoản của khách hàng, sử dụng các công nghệ bảo mật thanh toán để ngăn chặn gian lận.

Các doanh nghiệp trang sức đang sử dụng Shopify để xây dựng website thương mại điện tử có thể kể tên như Made by Mary, MISSOMA, Pura Vida Bracelets, J&CO.

Shopaccino

Shopaccino là nền tảng SaaS được thành lập vào năm 2014 tại Ấn Độ, chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp B2C và B2B để xây dựng website thương mại điện tử trong nhiều lĩnh vực, trong đó có cả ngành trang sức

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng website trang sức - Shopaccino
Nền tảng Shopaccino

Shopaccino hiện đang cung cấp 3 giải pháp chính: 

  • Starter: $200/năm, phù hợp cho doanh nghiệp mới bắt đầu thương mại điện tử.
  • Basic: $400/năm, phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ.
  • Professional: $600/năm, phù hợp cho doanh nghiệp vừa.
  • Advanced: $1000/năm, phù hợp cho doanh nghiệp lớn.

Đánh giá mức độ phù hợp của Shopaccino với lĩnh vực trang sức: 

  • Giao diện website: Hiện nay, Shopaccino đang cung cấp 9 themes miễn phí để xây dựng website thương mại điện tử trang sức. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó lòng tùy chỉnh các theme sẵn có này hoặc yêu cầu thiết kế riêng do sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống của nền tảng SaaS này.
  • Hệ thống chức năng: Mặc dù Shopaccino có các chức năng hỗ trợ xây dựng website trang sức nhưng không thể tùy chỉnh hoặc tích hợp dịch vụ bên thứ 3 theo nhu cầu.
  • Khả năng mở rộng: Tương tự như Shopify và các nền tảng SaaS khác nên khả năng mở rộng của nền tảng Shopaccino cũng không được đánh giá cao.
  • Tính bảo mật: Tôn chỉ hoạt động của Shopaccino chính là bảo mật các dữ liệu hiện có trên hệ thống máy chủ nên doanh nghiệp sẽ không cần lo lắng đến vấn đề bảo mật.

Một số doanh nghiệp trang sức đang sử dụng Shopaccino như Navratan, KOSH, Bibelot Jewels, Greytone, Hiranya Store, Lavie Jewelz, Euro Gems S.R.L.

Shift4Shop 

Shift4Shop là nền tảng thương mại điện tử được phát triển bởi Shift4 Payments, một công ty công nghệ thanh toán. Shift4Shop cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực, bao gồm cả doanh nghiệp kinh doanh trang sức.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng website trang sức - Shift4Shop
Nền tảng Shift4Shop

Hiện nay, Shift4Shop chỉ cung cấp dịch vụ tại thị trường Mỹ với 4 giải pháp từ miễn phí đến tính phí:

  • End-to-End eCommerce: Miễn phí, chỉ có thể sử dụng khi xử lý thanh toán bằng thẻ tín dụng thông qua Shift4Shop tại Mỹ.
  • Basic Store: $29/tháng, dành cho doanh nghiệp có giới hạn doanh thu $100.000/năm.
  • Plus Store: $79/tháng, dành cho doanh nghiệp có giới hạn doanh thu $250.000/năm.
  • Pro Store: $229/tháng, dành cho doanh nghiệp có giới hạn doanh thu $1.000.000/năm.
  • Enterprise Store: $1.999/tháng, dành cho doanh nghiệp có doanh thu trên $10.000.000/năm.

Đánh giá mức độ phù hợp của Shift4Shop với lĩnh vực trang sức: 

  • Giao diện website: Shift4Shop đang cung cấp 5 themes miễn phí cho lĩnh vực trang sức và hỗ trợ tùy chỉnh các templates này, nhưng Shift4Shop không hỗ trợ cho các giao diện được thiết kế riêng.
  • Hệ thống chức năng: Shift4Shop cung cấp đầy đủ các chức năng cần thiết cho website thương mại điện tử cơ bản và ngành trang sức. Tuy nhiên, khả năng tùy chỉnh chức năng cũng như tích hợp các dịch vụ từ bên thứ 3 không được dễ dàng.
  • Khả năng mở rộng: Tương tự như các nền tảng SaaS khác, khả năng mở rộng của nền tảng Shift4Shop không được đánh giá cao.
  • Tính bảo mật: Shift4Shop sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để bảo vệ thông tin của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân và thanh toán của khách hàng.

Những thương hiệu đang sử dụng Shift4Shop có thể kể tên như Jewelry Supply, Too Cute Beads, Sasha’s Gemstone Jewelry, Alara Jewelry, Diamond Jewelry NY, Just Mens Rings.

WooCommerce

WooCommerce là plugin thương mại điện tử mã nguồn mở (open-source) được phát triển cho nền tảng WordPress, một trong những hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất trên thế giới. WooCommerce cho phép doanh nghiệp biến trang web WordPress thành một cửa hàng trực tuyến hoặc tích hợp các tính năng thương mại điện tử vào trang web hiện có. 

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng website trang sức - WooCommerce
Nền tảng WooCommerce

Chi phí sử dụng của WooCommerce sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của từng dự án, trung bình 1000 USD cho website thương mại tử cơ bản và 10.000 USD cho website thương mại điện tử chuyên sâu.

Đánh giá mức độ phù hợp của WooCommerce với lĩnh vực trang sức: 

  • Giao diện website: WooCommerce cung cấp nhiều chủ đề và plugin miễn phí và trả phí để giúp doanh nghiệp tạo ra website thương mại điện tử trang sức đẹp mắt và chuyên nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tùy chỉnh hoặc thiết kế giao diện riêng cho thương hiệu.
  • Hệ thống chức năng: WooCommerce cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để kinh doanh trang sức trực tuyến. Do là mã nguồn mở, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh chức năng hoặc tích hợp các tiện ích mở rộng chức năng theo nhu cầu.
  • Khả năng mở rộng: Khả năng mở rộng của WooCommerce về giao diện và chức năng tương đối tốt, nhưng khả năng xử lý lưu lượng truy cập cao trong các mùa sale thì không được đánh giá cao.
  • Tính bảo mật: WooCommerce được thiết kế với các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu khách hàng và thanh toán, bao gồm tích hợp SSL để mã hóa dữ liệu khách hàng, xác thực 2 yếu tố, cập nhật bảo mật thường xuyên.

Doanh nghiệp đang sử dụng WooCommerce để xây dựng website trang sức là April Soderstrom, NEWTWIST, Waufen, Hyo Silver, Alkemistry, Oxétte, Arden Jewelers, Binenbaum Antiques & Jewelery.

Adobe Commerce (Magento)

Adobe Commerce, trước đây được biết đến với tên gọi Magento Commerce, là hệ thống thương mại điện tử chuyên nghiệp và phổ biến. Adobe Commerce là một phần của dòng sản phẩm Adobe Experience Cloud và được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử. 

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng website trang sức - Adobe Commerce (Magento)
Nền tảng Adobe Commerce (Magento)

Hiện nay, Adobe Commerce đang cung cấp 2 phiên bản chính:

  • Adobe Commerce (Magento Commerce): Đây là phiên bản cao cấp của Magento được thiết kế cho các doanh nghiệp lớn, với chi phí phát triển khoảng $100.000 – $500.000/dự án.
  • Magento Open Source: Trước đây được gọi là Magento Community Edition, đây là phiên bản mã nguồn mở, miễn phí của Magento, với chi phí phát triển khoảng $50.000 – $100.000/dự án.

Xem thêm: So sánh Magento Open Source và Magento Commerce

Đánh giá mức độ phù hợp của Adobe Commerce với lĩnh vực trang sức: 

  • Giao diện website: Adobe Commerce không hỗ trợ theme sẵn có như các nền tảng khác nhưng doanh nghiệp có thể tìm kiếm các templates trên marketplace, cộng đồng nhà phát triển. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tự do tùy chỉnh hoặc  thiết kế giao diện riêng cho webiste.
  • Hệ thống chức năng: Adobe Commerce sở hữu đầy đủ các tính năng cho một website thương mại điện tử hoàn thiện. Thêm vào đó, Adobe Commerce còn sở hữu cộng đồng hỗ trợ kỹ thuật trên toàn cầu bao gồm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm và các đơn vị phát triển chuyên nghiệp giúp đáp ứng mọi yêu cầu về chức năng của doanh nghiệp.
  • Khả năng mở rộng: Điểm đáng tiền của nền tảng Adobe Commerce chính là khả năng mở rộng cao, cho phép doanh nghiệp thêm các tính năng bổ sung và tích hợp các ứng dụng bên ngoài theo nhu cầu.
  • Tính bảo mật: Tất cả các phiên bản của Adobe Commerce đều có tính bảo mật cao, bao gồm tích hợp sẵn SSL để mã hóa dữ liệu khách hàng và thanh toán, khóa bảo mật để giúp doanh nghiệp tạo ra các URL an toàn, xác thực 2 yếu tố, bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), bảo vệ các API của website khỏi bị truy cập trái phép, v.v.

Một số doanh nghiệp đang sử dụng Adobe Commerce để xây dựng website trang sức có thể biết đến như True Facet, Hannoush, Judaica, Mikimoto, Charles and Colvard, J.R.DUNN, EraGem.

Trên đây là một số nền tảng thương mại điện tử phù hợp với ngành thương mại điện tử trang sức. Danh sách này chỉ là một số ví dụ để doanh nghiệp tham khảo, còn nhiều nền tảng thương mại điện tử khác mà doanh nghiệp có thể xem xét dựa trên nhu cầu cụ thể và nguồn lực có sẵn. 

Xem thêm: 10 website thương mại điện tử trang sức Việt Nam và thế giới

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử trang sức, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.

2
8,538
0
1
22/09/2023
So Sánh Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise 2023
SO SÁNH SHOPIFY PLUS VS BIGCOMMERCE ENTERPRISE 2023

Trên thị trường thương mại điện tử hiện nay không chỉ những nền tảng open source mới có thể đáp ứng nhu cầu phát triển và tuỳ chỉnh phức tạp của doanh nghiệp quy mô lớn mà những nền tảng SaaS cũng đang từng bước vươn lên với sự cải tiến đáng kể. 

Trong đó, hai nền tảng SaaS với giải pháp được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp lớn là Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise. 

Tuy nhiên cả hai nền tảng này tồn tại nhiều điểm khác biệt đáng chú ý. Do đó, bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ ưu nhược điểm của mỗi nền tảng và so sánh sự khác nhau giữa Shopify Plus và BigCommerce Enterprise nhằm giúp doanh nghiệp trong quá trình đưa ra quyết định. 

Xem thêm: Shopify và BigCommerce: Đâu là nền tảng tốt nhất 2023?

Shopify Plus và BigCommerce Enterprise: Ưu nhược điểm

So Sánh Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise 2023 - Ưu nhược điểm
Shopify Plus và BigCommerce Enterprise: Ưu nhược điểm

Shopify Plus và BigCommerce Enterprise: So sánh nhanh

So Sánh Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise 2023 - So sánh nhanh

Shopify Plus và BigCommerce Enterprise: So sánh nhanh

Shopify Plus và BigCommerce Enterprise: So sánh chi tiết

Dễ sử dụng 

Cả Shopify Plus và BigCommerce Enterprise đều được các doanh nghiệp đánh giá là dễ để sử dụng nếu so sánh với các nền tảng Open Source. Giao diện dashboard đều trực quan và tối ưu điều hướng. Cả hai đều cung cấp trình chỉnh sửa kéo – thả, tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ 24/7 trong suốt quá trình doanh nghiệp triển khai website thương mại điện tử.

Tuy nhiên, bản chất Shopify được thiết kế càng thân thiện với người dùng càng tốt nên dù là phiên bản Plus hay tiêu chuẩn thì Shopify vẫn đảm bảo người dùng ở mọi trình độ kỹ thuật đều có thể khám phá và thiết lập website thương mại điện tử dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, hai nền tảng này là gói giải pháp cao cấp phục vụ nhu cầu triển khai của các doanh nghiệp lớn nên các tính năng và công nghệ sẽ được thiết kế nâng cao hơn và việc này đòi hỏi một chút thời gian để tìm hiểu và làm quen cách mà nền tảng hoạt động với những tính năng chuyên sâu như thế. Nếu như sử dụng Shopify Plus, doanh nghiệp cần biết về ngôn ngữ template Liquid thì với BigCommerce Enterprise, doanh nghiệp nên có sự hiểu biết nhất định về Google Cloud Platform để tối ưu hiệu suất website.

Ngoài ra, BigCommerce vốn nổi tiếng với những tính năng tích hợp sẵn và phiên bản Enterprise cũng không ngoại lệ. Có những tính năng sẽ phù hợp với một số doanh nghiệp nhưng lại không cần thiết đối với các doanh nghiệp khác. Mặc dù BigCommerce mang đến sự linh hoạt để tùy chỉnh và cấu hình các tính năng nâng cao này nhưng sẽ làm cho quá trình thiết lập trở nên phức tạp và rườm rà hơn. 

Chi phí 

Tương tự như các gói giải pháp ‘Enterprise’ của các nền tảng SaaS khác, chi phí sử dụng nền tảng sẽ được tính dựa trên nhu cầu triển khai và quy mô hiện tại của doanh nghiệp. 

Với BigCommerce Enterprise, chi phí sử dụng sẽ không được công khai mà doanh nghiệp cần liên hệ để được tư vấn và báo giá trực tiếp. Riêng với Shopify Plus, chi phí nền tảng tối thiểu là $2000/tháng và khi doanh nghiệp đạt mức doanh số $800,000/tháng, phí nền tảng sẽ dựa trên doanh thu với 0,25% doanh thu mỗi tháng. Tuy nhiên chi phí sẽ không vượt quá $40,000/tháng hay $480,000/năm. 

Bên cạnh chi phí nền tảng thì chi phí giao dịch cũng cần được lưu tâm. Trong khi BigCommerce Enterprise hoàn toàn không tính phí giao dịch thì Shopify Plus sẽ thu 0,15% phí giao dịch nếu doanh nghiệp không sử dụng cổng thanh toán Shopify Payments. 

Tóm lại, để ước tính chi phí triển khai hiệu quả, doanh nghiệp cần làm việc với đơn vị phát triển cũng như BigCommerce hoặc Shopify để tư vấn thật chi tiết. 

So Sánh Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise 2023 - Chi phí
Shopify Plus

Tính năng 

  • Quản lý đa cửa hàng (Multi-store management)

Đối với các doanh nghiệp lớn, tính năng quản lý đa cửa hàng khá quan trọng và thường được xem xét đầu tiên khi chọn nền tảng nhằm mục tiêu bán hàng tại thị trường toàn cầu.

Để bán hàng ở nhiều thị trường trên toàn cầu, website thương mại điện tử của doanh nghiệp phải được thiết kế để phù hợp với đối tượng khách hàng của từng thị trường mục tiêu. Điều này đồng nghĩa, vấn đề về chuyển đổi ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ, phương thức thanh toán cần được điều chỉnh linh hoạt. Bên cạnh đó, các cửa hàng phải được quản lý tập trung một cách hiệu quả thay vì quản lý riêng lẻ.  

Shopify Plus cho phép doanh nghiệp tạo thêm 9 storefront khác ngoài storefront chính tại 1000 địa điểm tồn kho khác nhau và 20 địa điểm tồn kho bổ sung. Tất cả các storefront này sẽ quản lý tập trung trên một giao diện dashboard duy nhất. 

Hơn nữa, tính năng ‘Shopify Markets’ cho phép doanh nghiệp chọn ‘markets’ muốn bán hàng. Sau đó, hệ thống sẽ tự động chuyển đổi và quản lý nhiều ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ, tùy chọn giao hàng và phương thức thanh toán dựa trên địa chỉ IP của người dùng. Hiện nay, Shopify Plus hỗ trợ hàng loạt cổng thanh toán địa phương, doanh nghiệp có thể tham khảo theo danh sách này

‘Shopify Markets’ hiện có hai phiên bản là ‘Markets’ và ‘Markets Pro’ với tính năng và mức giá khác nhau. 

So Sánh Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise 2023 - Quản lý đa cửa hàng (Multi-store management)
Shopify Markets

BigCommerce Enterprise không có quá nhiều giải pháp bổ sung để giúp doanh nghiệp bán hàng trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể triển khai nhiều cửa hàng trực tuyến trên Enterprise và tích hợp với các giải pháp PIM bên thứ ba để quản lý dữ liệu giữa những cửa hàng này. Hoặc, doanh nghiệp sử dụng framework Stencil của BigCommerce để chuyển đổi ngôn ngữ nội dung phù hợp với từng thị trường địa phương. Bên cạnh đó, BigCommerce Enterprise cũng hỗ trợ thanh toán đa tiền tệ với hơn 250 cổng thanh toán địa phương. 

  • Tính năng Headless 

Nhu cầu triển khai Headless eCommerce ngày càng tăng đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn nhằm cung cấp trải nghiệm liền mạch và tối ưu cho khách hàng. Cả hai nền tảng Shopify Plus và BigCommerce Enterprise đều cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp để triển khai Headless eCommerce hiệu quả. 

BigCommerce Enterprise cho phép doanh nghiệp tích hợp với các framework (Next.js, Gatsby.js, Nuxt.js), API (REST, GraphQL) và các công cụ yêu thích hay đã từng sử dụng trước đó.

Mặc khác với Shopify Plus, doanh nghiệp có hai phương pháp tiếp cận, hoặc là sử dụng storefront API để kết nối và phát triển với framework, hosting, công cụ yêu thích; hoặc là sử dụng giải pháp mới nhất của Shopify là framework Hydrogen và hosting Oxygen để triển khai Headless eCommerce một cách linh hoạt. 

  • POS (Point of Sale)

Tương tự các gói giải pháp tiêu chuẩn, gói Enterprise của BigCommerce và gói Plus của Shopify cũng cung cấp tính năng POS cho các giao dịch thương mại điện tử và tại cửa hàng offline và cả Omnichannel. Doanh nghiệp có thể triển khai POS trên thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các thiết bị khác (máy tính tiền, máy quét mã vạch).

BigCommerce Enterprise cung cấp khả năng tích hợp liền mạch với hệ thống POS bên thứ ba như Square, Vend, Clover và Heartland Retail. Vì thế, đối với những doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm POS của nhà cung cấp bên thứ ba ở trên có thể sẽ thích sự linh hoạt này của BigCommerce Enterprise. 

So Sánh Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise 2023 - BigCommerce POS (Point of Sale)
Tuỳ chọn tích hợp POS bên thứ 3 của BigCommerce Enterprise

Đối với nền tảng Shopify Plus, bên cạnh việc doanh nghiệp có thể tích hợp với hệ thống POS của bên thứ ba tương tự như BigCommerce Enterprise (Clover, Square, Zend) thì Shopify còn có sẵn Shopify POS với hai gói giải pháp:

  • Gói ‘POS Lite’ cơ bản được tích hợp sẵn.
  • Gói ‘POS Pro’ với +86$/tháng cho 20 địa điểm đầu tiên với các doanh nghiệp sử dụng Shopify Plus. 
So Sánh Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise 2023 - Shopify POS (Point of Sale)
Shopify POS Pro dành cho doanh nghiệp Shopify Plus 
  • Automation

Cả hai nền tảng Shopify Plus và BigCommerce Enterprise đều cung cấp những giải pháp và phương pháp tiếp cận để doanh nghiệp tiến hành tự động hóa quy trình hoạt động của hệ thống website thương mại điện tử. 

Shopify Plus cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp độc quyền là Shopify Flow và LaunchPad để tự động hoá các tác vụ lặp đi lặp lại hàng ngày hay thiết lập quy trình tự động của chiến dịch email marketing hoặc ra mắt sản phẩm mới. 

Trong khi đó, BigCommerce Enterprise sử dụng phương pháp tự động hoá hoàn toàn khác. Nền tảng này cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tích hợp liền mạch với các ứng dụng bên thứ ba như HubSpot, Avalara hay ShipStation để triển khai tự động một số quy trình làm việc nhất định. 

  • SEO 

SEO không chỉ giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm của website thương mại điện tử mà còn có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho doanh nghiệp. Cả Shopify Plus và BigCommerce Enterprise đều có thể giúp doanh nghiệp cải thiện SEO. 

Shopify Plus dễ sử dụng và có lợi thế về hệ sinh thái ứng dụng có thể tích hợp để nâng cao hiệu quả của SEO như Google Search Console và Analytics. Tuy nhiên, nền tảng này hạn chế quyền kiểm soát và chỉnh sửa URL. 

Mặc khác, BigCommerce Enterprise cung cấp nhiều tính năng SEO linh hoạt hơn, bao gồm quyền kiểm soát hoàn toàn đối với URL và các ứng dụng như Google Search Console và Analytics được tích hợp sẵn. Do tính năng SEO của BigCommerce Enterprise cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tùy chỉnh linh hoạt nên quá trình sử dụng sẽ phức tạp hơn Shopify Plus với nhiều thao tác thiết lập hơn. 

Themes & Add-ons

  • Themes

Shopify Plus cung cấp cho doanh nghiệp khoảng 12 theme miễn phí và 147 theme trả phí với mức giá dao động từ $150 đến $380/theme. Riêng BigCommerce Enterprise cung cấp khoảng 12 theme miễn phí và 185 theme trả phí với mức giá dao động từ $150 đến $400/theme. 

Cả hai nền tảng đều cung cấp nhiều sự lựa chọn về giao diện theme trực quan, thân thiện với thiết bị di động. Nếu theme của BigCommerce Enterprise có thiết kế trang nhã, gọn gàng, hiện đại và các tính năng có khả năng tùy chỉnh cao thì theme của Shopify Plus có thể đáp ứng các yêu cầu cao hơn về trải nghiệm người dùng, dễ điều hướng và vận hành hơn.

So Sánh Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise 2023 - Shopify Themes
Shopify Plus themes
  • Add-ons

Để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử hiệu quả, BigCommerce Enterprise và Shopify Plus đều cung cấp kho ứng dụng và tiện ích mở rộng khổng lồ, một số sẽ được phát triển dành riêng cho doanh nghiệp ‘Plus’ và ‘Enterprise’. Cả hai nền tảng đều có phiên bản miễn phí nhưng sẽ hạn chế một số tính năng, để sử dụng bản đầy đủ doanh nghiệp cần trả một khoản phí nhỏ hàng tháng. 

Shopify Plus có hơn 6000 ứng dụng và tiện ích mở rộng, trong khi BigCommerce Enterprise chỉ có khoảng 1000. Lý giải cho điều này là bởi Shopify phổ biến với phần lớn doanh nghiệp và nhà phát triển trên toàn cầu, đồng thời cung cấp cho họ nhiều tài liệu và tài nguyên để phát triển ứng dụng và tiện ích mở rộng. Một trong số đó là chương trình Shopify Plus Certified App Program.

Hỗ trợ khách hàng

Với các doanh nghiệp đã đạt đến khả năng triển khai gói ‘Plus’ của Shopify và gói ‘Enterprise’ của BigCommerce thì nhu cầu hỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật cũng như vận hành hiệu quả website thương mại điện tử là rất lớn. 

Shopify Plus và BigCommerce Enterprise đều được đánh giá cao bởi dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Cả hai nền tảng đều cung cấp hỗ trợ 24/7 qua hotline, email, video với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật ở mức độ chuyên sâu và phức tạp, Shopify Plus sẽ là lựa chọn tốt hơn.

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc chọn một nền tảng phù hợp để triển khai website thương mại điện tử là một quyết định quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Cả Shopify Plus và BigCommerce Enterprise đều có những ưu điểm riêng và sẽ phù hợp với nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau. 

Dù chọn nền tảng nào, điều quan trọng là doanh nghiệp phải tập trung vào việc phát triển và cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng của mình. Các nền tảng công nghệ chỉ là công cụ và điều quyết định thành công cuối cùng chính là một chiến lược triển khai đúng đắn cùng sự cộng tác chặt chẽ của một đội ngũ chuyên nghiệp .

Trải qua nhiều năm đồng hành với nhiều doanh nghiệp để triển khai hàng loạt dự án phát triển thương mại điện tử với Shopify Plus và cả BigCommerce Enterprise, SECOMM sở hữu đội ngũ các chuyên gia giàu kinh nghiệm, đủ khả năng để cộng tác xây dựng trải nghiệm thương mại điện tử xuất sắc và giúp doanh nghiệp nâng tầm vị thế thương hiệu của mình. 

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) để khám phá cách SECOMM có thể hỗ trợ để tối ưu hóa tiềm năng của Shopify Plus và BigCommerce Enterprise cho sự thành công bền vững của doanh nghiệp. 

2
4,853
0
1
22/09/2023
Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử
CƠ HỘI NÀO CHO NGÀNH TRANG SỨC TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ?

Thương mại điện tử trang sức là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Theo Statistics, thị trường thương mại điện tử trang sức toàn cầu được định giá khoảng 57,4 tỷ đô la Mỹ và được dự báo sẽ đạt giá trị khoảng 117 tỷ đô la Mỹ vào năm 2027.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Nguồn Statista
Nguồn: Statista

Thương mại điện tử trang sức là gì?

Thương mại điện tử trang sức (Jewelry eCommerce) là kinh doanh các loại trang sức như vòng cổ, nhẫn, bông tai, vòng tay, vàng, bạc, kim cương, ngọc trai, đá quý và các loại trang sức khác thông qua các kênh bán hàng trực tuyến. 

Thương mại điện tử trang sức là gì
Thương mại điện tử trang sức là gì?

Thương mại điện tử trang sức bao gồm việc mua bán các sản phẩm trang sức thông qua các website, app hoặc các sàn thương mại điện tử. 

Cơ hội cho ngành trang sức trong thị trường thương mại điện tử

Thương mại điện tử trang sức đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), quy mô thị trường thương mại điện tử trang sức Việt Nam năm 2022 ước đạt 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2021.

Có nhiều yếu tố thúc đẩy tiềm năng thương mại điện tử trang sức, bao gồm:

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Cơ hội
Các cơ hội cho ngành trang sức trong thương mại điện tử

Tăng trưởng tầng lớp trung lưu

Theo báo cáo của World Bank, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên, từ 13% dân số năm 2016 lên 26% năm 2026. Dự kiến, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Đối với các số liệu toàn cầu, theo báo cáo của McKinsey Global Institute, tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ tăng từ 1,8 tỷ người vào năm 2020 lên 4,9 tỷ người vào năm 2030. Sự gia tăng này sẽ tạo ra nhu cầu lớn về các sản phẩm và dịch vụ cao cấp, trong đó có trang sức và đá quý.

Tăng trưởng kênh mua sắm trực tuyến

Theo báo cáo của Metric.vn, tính đến tháng 6 năm 2023, Việt Nam có hơn 100.000 website thương mại điện tử, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, các ngành hàng phổ biến nhất trên thương mại điện tử Việt Nam bao gồm thời trang, đồ gia dụng, điện tử và trang sức. 

Trên thị trường quốc tế, theo báo cáo của Statista, tính đến tháng 6 năm 2023, có hơn 280 triệu website thương mại điện tử đang hoạt động trên toàn thế giới.

Sự gia tăng của kênh mua sắm trực tuyến, cụ thể là các website thương mại điện tử riêng, đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thương mại điện tử trang sức có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, bao gồm cả những khách hàng ở những khu vực xa cửa hàng chính.

Sự phát triển của công nghệ

Sự phát triển của công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiềm năng thương mại điện tử trang sức. Việc ứng dụng các công nghệ mới như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử trang sức giúp trải nghiệm mua sắm trên các kênh trực tuyến ngày càng mới lạ và hấp dẫn hơn cho khách hàng.

  • Sử dụng VR/AR: Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) giúp tạo trải nghiệm mua sắm như ở cửa hàng truyền thống, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và mua sắm trang sức trực tuyến.
  • Sử dụng AI: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng các thuật toán hỗ trợ đề xuất các sản phẩm trang sức phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng.
  • Sử dụng chatbot: Sử dụng chatbot để hỗ trợ khách hàng giải đáp những thắc mắc hoặc vấn đề hay phát sinh nhằm bổ trợ cho dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7.

Thách thức mà ngành trang sức phải đối đầu

Bên cạnh những cơ hội thì doanh nghiệp ngành trang sức vẫn phải đối đầu với các thách thức của thị trường.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Thách thức mà ngành trang sức phải đối đầu
Các thách thức cho ngành trang sức trong thương mại điện tử

Thị trường đỏ

Ngành trang sức truyền thống đã là một ngành có tính cạnh tranh cao với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Điều này khiến các doanh nghiệp thương mại điện tử trang sức phải nỗ lực để cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên website thương mại điện tử.

Nguy cơ hàng giả

Hàng giả thường được làm từ các chất liệu kém chất lượng và có giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng thật. Và đây thường là một vấn đề lớn đối với thị trường thương mại điện tử trang sức. Điều này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt hàng thật và hàng giả, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh trang sức online.

Thay đổi xu hướng thị trường

Xu hướng thị trường luôn thay đổi, đặc biệt là thị trường thương mại điện tử trang sức, khiến các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật xu hướng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với ngành trang sức, người tiêu dùng ngày càng muốn trải nghiệm mua sắm trực tuyến giống như mua sắm tại cửa hàng vì họ cần xem sản phẩm trực tiếp, đọc các đánh giá từ khách hàng khác và được tư vấn bởi nhân viên bán hàng.

Những doanh nghiệp đã triển khai thương mại điện tử thành công

Tiffany & Co. (Mỹ)

Tiffany & Co. là thương hiệu trang sức cao cấp có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1837 bởi thợ kim hoàn Charles Lewis Tiffany. Công ty đã triển khai thương mại điện tử từ sớm và trở thành một trong những nhà bán lẻ trang sức trực tuyến lớn nhất thế giới.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Tiffany & Co. (Mỹ)
Tiffany & Co. (Mỹ)

Website thương mại điện tử của Tiffany & Co., được xây dựng trên nền tảng Adobe Enterprise Cloud, giúp doanh nghiệp cung cấp sự linh hoạt và mở rộng vượt trội để đáp ứng nhu cầu tuỳ chỉnh và mục tiêu phát triển dài hạn. Tận dụng tài nguồn từ nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Adobe Commerce, doanh nghiệp đã sử dụng Adobe Experience Platform Launch, Adobe Target, Adobe Experience Platform Identity Service, v.v để cung cấp dịch vụ tùy chỉnh và cá nhân hóa cho các sản phẩm trang sức của thương hiệu.

Pandora (Đan Mạch)

Pandora là thương hiệu bán lẻ trang sức được thành lập vào năm 1982 bởi Per Enevoldsen tại Copenhagen, Đan Mạch. Thương hiệu này được biết đến với những chiếc vòng tay có thể tùy chỉnh hoặc các dòng trang sức khác được thiết kế riêng.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Pandora (Đan Mạch)
Pandora (Đan Mạch)

Website thương mại điện tử của Pandora thị trường MỹAnh được xây dựng dựa trên nền tảng Salesforce Commerce Cloud, thị trường Việt Nam là Haravan. Chính vì vậy, phiên bản Mỹ, Anh sẽ có nhiều chức năng chuyên biệt hơn, chẳng hạn như wishlist, xem nhanh, so sánh, chương trình khách hàng thân thiết, v.v.

PNJ (Việt Nam)

PNJ, hay Phu Nhuan Jewelry là thương hiệu trang sức uy tín với lịch sử lâu đời và mạng lưới cửa hàng rộng khắp Việt Nam, được thành lập từ năm 1988 tại quận Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam. 

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - PNJ (Việt Nam)
PNJ (Việt Nam)

Ban đầu, website thương mại điện tử PNJ được xây dựng bằng nền tảng CS Cart. Sau khi tăng trưởng, PNJ đã chuyển sang sử dụng WooCommerce để thiết kế website thương mại điện tử riêng. Nhờ vậy, website của PNJ sở hữu nhiều tính năng nổi bật như tích hợp đa dạng phương thức thanh toán, chọn kích cỡ sản phẩm, tìm kiếm cửa hàng theo tỉnh/thành và quận/huyện, tuỳ chọn giao hàng tận nơi hoặc nhận tại cửa hàng.

Nhìn chung, ngành trang sức phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trên thị trường thương mại điện tử để bức phá trong môi trường kinh doanh. Thành công trong ngành này đòi hỏi sự sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất của thị trường thương mại điện tử.

Xem thêm: 10 website thương mại điện tử trang sức Việt Nam và thế giới

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử trang sức, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí!

2
9,757
0
3
19/09/2023


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!