Blog

Khám phá nhiều bài viết có giá trị và cập nhật về thị trường thương mại điện tử, nền tảng công nghệ và Marketing
TOP 10 NHÀ PHÁT TRIỂN MAGENTO HÀNG ĐẦU NƯỚC ÚC
TOP 10 NHÀ PHÁT TRIỂN MAGENTO HÀNG ĐẦU NƯỚC ÚC
21/03/2024
512
4
0
1
Những năm qua, sự xuất hiện của hàng loạt nhà phát triển Magento đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử Úc. Mang trong mình uy tín và kinh nghiệm, những đối tác phát triển này không chỉ là những chuyên gia về Magento mà còn...
Đọc tiếp
Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: INBOUND MARKETING VS OUTBOUND MARKETING
14/07/2023
11,085
2
0
1

Inbound Marketing và Outbound Marketing là hai phương pháp marketing phổ biến được các doanh nghiệp vận dụng xen kẽ nhau. 

Mặc dù phổ biến là thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cần phân biệt được giữa 2 loại hình marketing này và đâu là chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp triển khai Inbound Marketing và Outbound Marketing trên thị trường thương mại điện tử?

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là phương pháp marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng bằng cách cung cấp nội dung hữu ích và tạo trải nghiệm có giá trị cho khách hàng.

Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing - Inbound Marketing là gì
Inbound Marketing là gì?

Một số phương pháp triển khai chính trong Inbound Marketing bao gồm: 

  • Viết blog: Tạo ra nội dung bổ ích nhằm cung cấp thông tin có giá trị cho khách hàng tiềm năng. 
  • Social Media Marketing: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram, Twitter, v.v để tương tác với khách hàng bằng cách chia sẻ và xây dựng nội dung có giá trị với khách hàng.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Tối ưu hóa website và nội dung để xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Safari, Firefox, v.v giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp trên thị trường Internet. 
  • Email Marketing: Xây dựng chuỗi email có liên quan đến nhu cầu và được cá nhân hóa để tăng cường khả năng chăm sóc khách hàng.
  • Youtube Marketing: Xây dựng chiến chiến lược Marketing trên nền tảng Youtube để cung cấp kiến thức hữu ích song song với thông điệp tiếp thị đến chính xác khách hàng tiềm năng.
  • Audio Marketing (Podcast): Tạo và phát sóng các chương trình podcast liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm của doanh nghiệp cho phép thương hiệu chia sẻ thông tin, câu chuyện và nhiều nội dung giá trị khác với khách hàng tiềm năng thông qua âm thanh.
  • Tệp khách hàng tiềm năng (leads): Cung cấp nội dung hữu ích như ebook, guideline, webinar, v.v để thu thập thông tin liên hệ và xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng.

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là phương pháp marketing truyền thống mà doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng bằng cách đẩy thông điệp tiếp thị đến lượng lớn khách hàng ngoài thị trường. 

Outbound Marketing là gì?

Dưới đây là một số phương pháp triển khai chính của Outbound Marketing:

  • Cold calling: Gọi điện thoại đến các số điện thoại mà doanh nghiệp thu thập từ các nguồn khác nhau và không có bất kỳ mối quan hệ trước đó, như danh sách mua hàng tiềm năng, danh sách khách hàng tiềm năng hoặc cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
  • Cold email outreach:  Gửi thư trực tiếp hoặc bưu phẩm đến tệp khách hàng như cold calling để thông báo về sản phẩm, dịch vụ hoặc các chương trình khuyến mãi sắp đến.
  • Sự kiện và triển lãm: Tham gia và tổ chức các sự kiện, triển lãm để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiềm năng và quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Quảng cáo truyền thống: Sử dụng các kênh quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, tạp chí và quảng cáo ngoài trời (billboard) để đưa thông điệp Marketing đến số lượng lớn khách hàng.
  • Quảng cáo PPC (Pay Per Click – Quảng cáo trả tiền): Sử dụng các hình thức quảng cáo trực tuyến trả tiền như Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads, v.v) hoặc các cách quảng cáo hiển thị đến người tiêu dùng khác.
  • Telemarketing: Gọi điện trực tiếp đến khách hàng tiềm năng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ và tạo cơ hội chào hàng.
Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing - Nguồn Shift4Shop
Nguồn: Shift4Shop

Inbound Marketing vs Outbound Marketing: Điểm khác biệt cơ bản

Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing - Điểm khác biệt cơ bản
Điểm khác biệt cơ bản giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Cách tiếp cận

Inbound Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp nội dung và trải nghiệm có giá trị. Trong thương mại điện tử, trọng tâm của Inbound Marketing chính là xây dựng các mối quan hệ, tương tác với khách hàng thông qua website hoặc app thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Outbound Marketing có cách tiếp cận tập trung vào sản phẩm hơn, trong đó mục tiêu là đẩy các thông điệp tiếp thị đến nhiều đối tượng hơn. Outbound Marketing liên quan đến việc tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như quảng cáo, thư trực tiếp hoặc tiếp thị qua điện thoại.

Mục tiêu

Inbound Marketing tập trung vào việc thu hút và gắn kết đối tượng mục tiêu cụ thể bằng cách tạo nội dung có liên quan và có giá trị. Mục đích của Inbound Marketing là để thu hút những khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm thông tin hoặc giải pháp liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Outbound Marketing tạo ra một mạng lưới rộng hơn và nhắm mục tiêu đối tượng rộng hơn, thường dựa trên nhân khẩu học hoặc sở thích chung. Trọng tâm của Outbound Marketing là tiếp cận một số lượng lớn người với hy vọng thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

Cách giao tiếp với khách hàng

Inbound Marketing khuyến khích giao tiếp hai chiều, nơi các doanh nghiệp tham gia vào các cuộc trò chuyện với khách hàng tiềm năng, ưu tiên lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và cung cấp thông tin hoặc giải pháp hữu ích.

Outbound Marketing thường liên quan đến giao tiếp một chiều, trong đó các doanh nghiệp truyền tải thông điệp tiếp thị đến khán giả mà không cần tương tác ngay lập tức. Mục tiêu chính là tạo ra nhận thức và tạo ra sự quan tâm đến các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Thời gian

Inbound Marketing có xu hướng tập trung dài hạn hơn vì chiến lược này hướng đến việc xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm theo thời gian, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng nên có thể mất thời gian để mang lại kết quả.

Outbound Marketing thường gắn liền với kết quả tức thời hoặc mục tiêu ngắn hạn. Trọng tâm của Outbound Marketing là tạo ra khách hàng tiềm năng hoặc bán hàng ngay lập tức bằng cách tích cực quảng cáo các sản phẩm/dịch vụ thông qua các kênh như quảng cáo trả tiền hoặc tiếp thị qua điện thoại.

Chi phí

Inbound Marketing có thể tiết kiệm chi phí trong thời gian dài, vì chiến lược này dựa vào việc tạo nội dung có giá trị, tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến và tận dụng các kênh do doanh nghiệp làm chủ như tối ưu website/app thương mại điện tử, SEO, quản lý các trang mạng xã hội. Mặc dù có thể yêu cầu đầu tư vào nguồn lực và thời gian ban đầu nhưng lợi tức đầu tư có thể đáng kể theo thời gian.

Outbound Marketing thường liên quan đến các khoản chi phí trả trước, chẳng hạn như các chi phí quảng cáo. Chi phí có thể khác nhau tùy thuộc vào các kênh đã chọn và quy mô của đối tượng được nhắm mục tiêu.

Inbound Marketing vs Outbound Marketing: Chiến lược phù hợp trong thương mại điện tử

Chiến lược Inbound Marketing

Inbound Marketing trong thương mại điện tử áp dụng các nguyên tắc và chiến lược của Inbound Marketing để thu hút và tương tác với khách hàng tiềm năng trên thị trường  thương mại điện tử.

Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing - Chiến lược Inbound Marketing
Chiến lược Inbound Marketing

Dưới đây là một số chiến lược Inbound Marketing thường được áp dụng trong thương mại điện tử:

  • Tạo nội dung chất lượng: Tạo ra nội dung hữu ích và liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp như blog, hướng dẫn sử dụng, video hướng dẫn, infographics, và nhiều hình thức khác. 
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Tối ưu hóa website và nội dung để tăng xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.
  • Xây dựng cộng đồng trực tuyến: Sử dụng mạng xã hội, blog, diễn đàn hoặc các nền tảng khác để tương tác với khách hàng tiềm năng và xây dựng cộng đồng trực tuyến xung quanh thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Email Marketing: Xây dựng danh sách email từ khách hàng tiềm năng và thực hiện chiến dịch email marketing để gửi thông tin, tin tức, khuyến mãi và nội dung liên quan đến khách hàng tiềm năng.
  • Tạo landing page: Tạo các landing page giúp xây dựng một cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng và tương tác với họ thông qua các chiến dịch tiếp thị.
  • Sử dụng truyền thông xã hội: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram, Twitter, v.v để chia sẻ nội dung, tương tác với khách hàng tiềm năng và xây dựng nhận diện thương hiệu.

Nhìn chung, Inbound Marketing giúp tăng cường lưu lượng truy cập tự nhiên, tăng tương tác và tạo điều kiện để khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự trong môi trường thương mại điện tử.

Chiến lược Outbound Marketing

Outbound Marketing trong thương mại điện tử áp dụng các phương pháp và chiến lược của Outbound Marketing để tạo ra sự nhận diện thương hiệu đến lượng lớn khách hàng với mục tiêu tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến. 

Thương Mại Điện Tử Inbound Marketing vs Outbound Marketing - Chiến lược Outbound Marketing
Chiến lược Outbound Marketing

Dưới đây là một số phương pháp Outbound Marketing thường được áp dụng trong thương mại điện tử: 

  • Quảng cáo PPC: Sử dụng các hình thức quảng cáo trực tuyến trả tiền như Google Ads, Facebook Ads hoặc các dạng quảng cáo trực tuyến khác để đưa thông điệp Marketing đến khách hàng tiềm năng. 
  • Email marketing: Gửi email quảng cáo trực tiếp đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại để thông báo về sản phẩm, chương trình khuyến mãi hoặc các tin tức liên quan.
  • Tin nhắn trực tiếp (SMS marketing): Gửi tin nhắn trực tiếp đến điện thoại di động của khách hàng tiềm năng để thông báo về sản phẩm, ưu đãi hoặc thông tin khuyến mãi. 
  • Quảng cáo truyền thống: Sử dụng các hình thức quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, tạp chí và billboard để dẫn lượng lớn khách hàng về website/app thương mại điện tử mua hàng. 
  • Telemarketing: Gọi điện trực tiếp đến khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, tư vấn hoặc bán hàng. 

Về cơ bản, Outbound Marketing trong thương mại điện tử có thể giúp tạo ra sự nhận diện thương hiệu nhanh chóng và tiếp cận lớn người dùng trên mạng nhưng cũng cần cân nhắc về hiệu quả và sự phản ứng của khách hàng tiềm năng đến mục tiêu cuối cùng là tăng số lượng bán hàng trực tuyến.

Trên đây là tổng hợp về các thông tin cơ bản về Inbound Marketing và Outbound Marketing trong thương mại điện tử. Tùy thuộc vào nhu cầu mà mỗi doanh nghiệp sẽ có thời gian và ngân sách để phân bổ Inbound Marketing và Outbound Marketing cho phù hợp. 

Doanh nghiệp có thể liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí cách thức triển khai eCommerce Marketing

Xem tiếp
14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử
14 TÍNH NĂNG CẦN CÓ ĐỂ XÂY DỰNG SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
06/07/2023
9,198
2
0
1

Nhu cầu mua sắm trên sàn thương mại điện tử tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Do đó không ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp tìm cách xây dựng sàn thương mại điện tử của riêng mình để mở rộng danh mục sản phẩm và tiếp cận đa dạng phân khúc khách hàng. 

Vận hành sàn thương mại điện tử khác với khi vận hành website thương mại điện tử. Điều quan trọng là phải đảm bảo trải nghiệm của nhiều bên gồm nhà điều hành, nhà bán và người mua, đơn giản và hiệu quả trong khi vận hành và giao dịch. 

Tuỳ thuộc vào chiến lược, quy mô, ngân sách, thị trường, và đối tượng mục tiêu đang hướng tới, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, một số tính năng cơ bản sau đây vẫn cần thiết và quan trọng khi triển khai phần lớn sàn thương mại điện tử hiện nay. 

Tính Năng Cho Nhà Điều Hành

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Tính Năng Cho Nhà Điều Hành
Tính Năng Cho Nhà Điều Hành

Nhà điều hành, còn gọi là nhà quản trị hoặc chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, chịu trách nhiệm quản lý và vận hành sàn thương mại điện tử. Họ có quyền truy cập và quản lý tất cả dữ liệu cũng như chịu trách nhiệm về hiệu suất tổng thể và sự phát triển của sàn.  

Do đó, tính năng cần có cho nhà điều hành bao gồm:

Quản Lý Nhà Bán Hàng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Quản Lý Nhà Bán Hàng
Quản Lý Nhà Bán Hàng

Nhà điều hành sẽ hỗ trợ nhà bán hàng đăng ký bán hàng trên hệ thống, thu nhập thông tin và cung cấp quyền truy cập vào các công cụ hỗ trợ quá trình kinh doanh của họ. Ngoài ra, một số khía cạnh khác của ‘Quản Lý Nhà Bán Hàng’ mà doanh nghiệp cần xem xét đến bao gồm:

  • Kênh giao tiếp và hỗ trợ: Bao gồm cung cấp dịch vụ khách hàng, hỗ trợ qua email hoặc hotline các vấn đề về tài khoản bán hàng và các thắc mắc liên quan đến yếu tố kỹ thuật. 
  • Quản lý nội dung: Sản phẩm, nội dung, hình ảnh và video mà nhà bán hàng đăng tải phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn và quy định chung của sàn thương mại điện tử.
  • Theo dõi hoạt động nhà bán hàng: Theo dõi, đánh giá dữ liệu về hoạt động của người bán bao gồm khối lượng hàng bán, đánh giá của khách hàng, thời gian phản hồi và tuân thủ chính sách của sàn.
  • Quản lý giao dịch với nhà bán hàng: Bao gồm chính sách về hoa hồng, phí giao dịch và thanh toán. Doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chứng từ, hoá đơn, xử lý thanh toán chính xác và nhanh chóng cũng như hỗ trợ giải quyết vấn đề liên quan. 

Quản Lý Marketing

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Quản Lý Marketing
Quản Lý Marketing

Để thu hút thêm nhiều người bán đăng ký bán hàng hoặc nhiều khách hàng chọn mua sắm trên sàn thương mại điện tử, các nhà điều hành luôn cần đến marketing. Một số cách thức có thể kể đến như tối ưu SEO, influencer marketing, chạy quảng cáo, tạo các chương trình khuyến mãi ngay trên sàn, v.v. 

Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp phải có bộ tính năng và công cụ để tạo và quản lý các chiến dịch marketing trên nhiều kênh để quảng bá hiệu quả sàn thương mại điện tử của mình, thu hút thêm người bán và người mua, và cuối cùng là thiết lập mức độ nhận diện nhất định trên thị trường thương mại điện tử. 

Quản Lý Chuỗi cung ứng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Quản Lý Chuỗi cung ứng
Quản Lý Chuỗi cung ứng

Với số lượng đơn hàng khổng lồ, Nhà điều hành sẽ cần đến tính năng có thể cung cấp cho họ toàn quyền kiểm soát việc thực hiện đơn hàng bao gồm quản lý hàng tồn kho, quản lý nhiều kho hàng và thiết lập quy trình tự động để xử lý và vận chuyển đơn hàng giữa các kho hàng, và giao hàng đến người dùng cuối. 

Ngoài ra, để thúc đẩy sự hiệu quả của quá trình giao hàng, doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị vận chuyển bên thứ ba để cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn như giao hàng tiêu chuẩn, giao hàng nhanh hoặc giao hàng hỏa tốc.                         

Phân Tích & Báo Cáo

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Phân tích và báo cáo
Phân tích và báo cáo

Thông qua dữ liệu phân tích và báo cáo toàn diện, doanh nghiệp có thể nhìn lại tổng thể hoạt động kinh doanh để lên kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Một số dữ liệu quan trọng bao gồm:

  • Hiệu suất hoạt động sàn thương mại điện tử: Bao gồm số liệu liên quan đến doanh số, doanh thu, mức độ tương tác và hài lòng của người dùng nhằm đánh giá tình trạng hiện tại của sàn và đưa ra quyết định tiếp theo mang tính chiến lược. 
  • Hành vi người dùng: Bao gồm số lượng tài khoản mới đăng ký, tỷ lệ chuyển đổi, hành vi lướt và xu hướng tìm kiếm trên sàn. Điều này giúp xác định vấn đề tại tồn đọng để cải thiện và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. 
  • Báo cáo marketing: Nhà điều hành cần báo cáo marketing chi tiết về ROI của các chiến dịch marketing, phân tích kênh thu hút nhiều khách hàng, đánh giá tác động của các chương trình khuyến mãi, ưu đãi. 

Tính Năng Cho Nhà Bán Hàng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Tính Năng Cho Nhà Bán Hàng
Tính Năng Cho Nhà Bán Hàng

Nhà bán hàng, còn được gọi là nhà cung cấp hoặc người bán, là những cá nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trên sàn thương mại điện tử. Nhiệm vụ của họ quản lý các hoạt động của mình và tối ưu hoá doanh số bán hàng. 

Vì thế, tính năng sàn thương mại điện tử cơ bản để nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả bao gồm:

Thiết lập Kênh Bán Hàng Nhanh Chóng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Thiết lập Kênh Bán Hàng
Thiết lập Kênh Bán Hàng

Giữa vô vàn sàn thương mại điện tử, người bán hàng có rất nhiều sự lựa chọn. Vì thế, cung cấp quy trình đăng ký, thiết lập cửa hàng nhanh chóng, dễ dàng là một trong những cách để gây ấn tượng và thu hút nhiều nhà bán hàng mới tìm đến mở gian hàng. 

Doanh nghiệp có thể cung cấp cho người bán hướng dẫn chi tiết từng bước từ tạo tài khoản, xác mình nhà bán hàng, đến trang trí gian hàng và đăng sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm video hướng dẫn, mục FAQ, blog để hướng dẫn cách tối ưu cửa hàng, cách quảng bá sản phẩm trên sàn cũng như khoản phí cần trả theo chính sách bán hàng trên sàn thương mại điện tử. 

Quản Lý Sản Phẩm

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Quản Lý Sản Phẩm
Quản Lý Sản Phẩm

Bên cạnh đăng sản phẩm thì việc hỗ trợ nhà bán hàng quản lý danh mục sản phẩm của họ trên sàn thương mại điện tử cũng quan trọng không kém. 

Việc này sẽ bao gồm quản lý việc thêm, xóa sản phẩm; nội dung mô tả, hình ảnh, video sản phẩm chất lượng cao; biến thể và thuộc tính sản phẩm; cập nhật tồn kho; thiết lập giá sản phẩm, giảm giá; khuyến khích đánh giá sản phẩm và kiểm duyệt, xác thực các đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của sàn thương mại điện tử. 

Quản Lý Marketing

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Marketing
Quản lý Marketing

Nhà bán hàng cần công cụ và tính năng để thiết lập các chiến dịch nhằm quảng bá gian hàng và sản phẩm cũng như tăng doanh thu. Một số công cụ marketing dành cho người bán thường thấy trên sàn thương mại điện tử bao gồm chạy quảng cáo trên sàn và ngoài sàn, tin nhắn quảng cáo, chương trình flash sales, combo khuyến mãi, miễn phí vận chuyển hoặc khuyến mãi phí vận chuyển, tạo voucher giảm giá, livestream bán hàng và tham gia các chương khuyến mãi chung của sàn thương mại điện tử. 

Quản Lý Đơn Hàng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Quản Lý Đơn Hàng
Quản Lý Đơn Hàng

Việc cung cấp cho người bán khả năng quản lý đơn hàng tốt cũng có tác động đến trải nghiệm của khách hàng trên sàn thương mại điện tử. Điều này có nghĩa là cung cấp cho người bán các tính năng quản lý danh sách các đơn hàng, theo dõi trạng thái của đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, quản lý đổi trả, đồng thời nhanh chóng xử lý mọi vấn đề phát sinh hiệu quả nhất có thể. 

Phân Tích & Báo Cáo

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Phân Tích & Báo Cáo
Phân Tích & Báo Cáo

Người bán dựa vào phân tích và báo cáo để theo dõi hiệu suất kinh doanh của riêng họ, đưa ra quyết định điều chỉnh dựa trên dữ liệu có sẵn và tối ưu hoá hoạt động của mình trên sàn thương mại điện tử

  • Hiệu suất bán hàng: Người có quyền truy cập và các số liệu về tổng doanh số, doanh thu, số lượng đặt hàng và giá trị đơn hàng trung bình để đánh giá mức độ thành công của sản phẩm/dịch vụ để đưa ra quyết định tiếp theo. 
  • Báo cáo tồn kho: Dữ liệu liên quan đến mức tồn kho, vòng quay hàng tồn kho, sản phẩm bán chạy, sản phẩm ít phổ biến sẽ giúp tối ưu hoá tồn kho bằng cách bổ sung sản phẩm bán chạy hoặc cắt giảm/hạn chế bán sản phẩm có lượt mua thấp. 
  • Hành vi người dùng: Bao gồm dữ liệu về hành vi mua hàng, phản hồi, đánh giá và xếp hạng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ, cho phép người bán tìm cách nâng cao trải nghiệm và dịch vụ khách hàng. 
  • Báo cáo chi phí: Bao gồm các vấn đề về tài chính như phí giao dịch, hoa hồng, hoá đơn, chứng từ thanh toán và thuế. Báo cáo tài chính rõ ràng giúp người bán quản lý dòng tiền hiệu quả đồng thời tuân thủ chính sách của sàn thương mại điện tử. 

Tính Năng Cho Người Mua Hàng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Tính Năng Cho Người Mua Hàng
Tính Năng Cho Người Mua Hàng

Người mua hàng, còn gọi là khách hàng đề cập đến một cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử. 

Khách hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự thành công của sàn. Vì thế, phát triển tính năng sẽ tập trung vào làm phong phú trải nghiệm mua hàng. 

Tìm Kiếm Nâng Cao

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Tìm Kiếm Nâng Cao
Tìm Kiếm Nâng Cao

Khi truy cập vào sàn thương mại điện tử, điều đầu tiên mà phần lớn người dùng làm là sử dụng thanh tìm kiếm để tìm thông tin và sản phẩm mong muốn. Tuy nhiên, danh mục sản phẩm trên sàn thương mại điện tử là rất lớn và dễ gây choáng ngợp cho người mua hàng.

Vì thế, bên cạnh sắp xếp danh mục sản phẩm có trật tự và khoa học thì doanh nghiệp cần cung cấp tính năng tìm kiếm nâng cao để trải nghiệm khám phá sản phẩm của khách hàng đơn giản và hiệu quả hơn. Các tùy chọn tìm kiếm nâng cao thường thấy đó là tìm kiếm bằng bộ lọc, tìm kiếm bằng hình ảnh hoặc giọng nói (được tối ưu cho thiết bị di động). 

Cá Nhân Hoá

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Cá Nhân Hoá
Cá Nhân Hoá

Các đề xuất sản phẩm, thông báo đẩy, nội dung và dịch vụ khách hàng mang tính cá nhân hoá dựa trên hành vi và sở thích mua sắm của khách hàng cũng là tính năng cần thiết để làm phong phú trải nghiệm trên sàn thương mại điện tử. Theo nghiên cứu, 74% khách hàng cảm thấy khó chịu khi trải nghiệm mua sắm trên website không mang tính cá nhân hoá. 

Bằng việc kết hợp tính năng tìm kiếm nâng cao và cá nhân hoá, doanh nghiệp sẽ cung cấp trải nghiệm người dùng phong phú hơn và thúc đẩy sự hài lòng, tăng tỷ lệ tương tác, tỷ lệ giữ chân. Điều này giúp sàn thương mại điện tử của mình trở thành điểm đến mua sắm lý tưởng cho người mua hàng. 

Thanh Toán Tiện Lợi

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Thanh Toán
Thanh Toán

Trong số các lý do khiến người mua hàng từ bỏ giỏ hàng thì lý do liên quan đến quy trình thanh toán dài dòng và phức tạp chiếm đến 17% — Theo Baymard

Vì thế, doanh nghiệp cần đảm bảo trải nghiệm thanh toán của khách hàng đơn giản nhất có thể, loại bỏ các bước không cần thiết, cung cấp tiến trình thanh toán rõ ràng hoặc ứng dụng thanh toán trên một trang duy nhất.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cung cấp đa dạng phương thức thanh toán từ COD, trả bằng thẻ, ví điện tử, mua trước trả sau phù hợp với từng thị trường mục tiêu. 

Kiểm Tra Trạng Thái Đơn Hàng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Kiểm Tra Trạng Thái Đơn Hàng
Kiểm Tra Trạng Thái Đơn Hàng

Để tăng uy tín và độ tin cậy của khách hàng vào sàn thương mại điện tử cũng như vào người bán hàng, doanh nghiệp cũng cần cung cấp tính năng theo dõi và kiểm tra trạng thái đơn hàng theo thời gian thực. 

Khách hàng có thể theo dõi đơn hàng trên ứng dụng di động của sàn hoặc trên website bằng ID đơn hàng. Bằng cách này, người bán và người có thể trao đổi kịp thời khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với đơn hàng.  

Đánh Giá & Xếp Hạng 

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Đánh Giá & Xếp Hạng
Đánh Giá & Xếp Hạng

Với đa dạng sản phẩm từ nhiều người bán hàng khác nhau, thật khó để khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nếu họ cảm thấy chưa tin tưởng sản phẩm hoặc người bán hàng đó. Vì thế, tính năng đánh giá và xếp hạng là cần thiết để củng cố niềm tin và thúc đẩy quyết định nhanh hơn. 

Tính năng đánh giá cho phép khách hàng đã từng mua hàng để lại bình luận, đánh giá và xếp hạng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ và đóng gói sản phẩm đối với một nhà bán hàng bất kỳ. 

Đánh giá và xếp hạng dù tích cực hay tiêu cực đều sẽ tác động đến khả năng ra quyết định của khách hàng. Vì thế, đây chính là động lực để người nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ và để chủ sàn thương mại điện tử cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. 

Trên đây là tổng hợp về các tính năng cơ bản cần thiết cho nhà điều hành, nhà bán hàng và người mua hàng mà doanh nghiệp nên lưu ý khi xây dựng sàn thương mại điện tử.

Với nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới, SECOMM đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá để thúc đẩy quá trình xây dựng và vận hành sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả.

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.  

Xem tiếp
BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn
BI LÀ GÌ? TOP 5 BUSINESS INTELLIGENCE CHO DOANH NGHIỆP LỚN
06/07/2023
9,342
2
0
1

Trong thời đại thương mại điện tử đang ngày càng lên ngôi như hiện nay, việc thu thập, phân tích và ứng dụng thông tin kinh doanh là một yếu tố quan trọng để nắm bắt được các cơ hội mới trong thị trường. 

Chính vì vậy, Business Intelligence (BI) sẽ là “cứu cánh” cho hoạt động quản lý dữ liệu kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Vậy Business Intelligence là gì và đâu là sự lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp lớn?

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence (BI) thường được gọi là kinh doanh thông minh hay trí tuệ doanh nghiệp. Đây là hệ thống quản lý công nghệ thông tin liên quan đến việc thu thập, tổ chức, phân tích và biến đổi dữ liệu kinh doanh thành thông tin có giá trị để hỗ trợ quyết định và định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Business Intelligence là gì
BI là gì?

Hệ thống BI giúp doanh nghiệp theo dõi và đo lường các chỉ số thể hiện hiệu suất kinh doanh quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, mức độ hài lòng khách hàng, hành vi tiêu dùng, sản phẩm yêu thích, v.v. Thông qua việc phân tích và so sánh dữ liệu đã thu thập được này, hệ thống BI cho phép nhìn thấy các xu hướng và mô hình kinh doanh phù hợp nhất, từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh thích hợp. 

Các thành phần chính của hệ thống BI

Hệ thống BI là tập hợp các công nghệ, công cụ và phương pháp được sử dụng để triển khai quy trình BI trong doanh nghiệp. Hệ thống BI này thường bao gồm các thành phần:

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Các thành phần chính của hệ thống BI
Các thành phần chính của hệ thống BI
  • Data Warehouse: Đây là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu kinh doanh từ các nguồn khác nhau. Data Warehouse được thiết kế để tổng hợp và lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc chuẩn, có thể truy cập dễ dàng, đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy của dữ liệu cho các hoạt động phân tích
  • ETL (Extract, Transform, Load): Quy trình ETL bao gồm việc trích xuất dữ liệu từ nguồn, áp dụng các quy tắc và quá trình biến đổi để chuẩn hóa dữ liệu, sau đó tải dữ liệu đã biến đổi vào Data Warehouse
  • Data Mining: Đây là quá trình phân tích dữ liệu để khám phá thông tin ẩn và xu hướng trong dữ liệu. Các kỹ thuật Data Mining bao gồm việc áp dụng các thuật toán và mô hình để tìm ra mẫu, quy luật và thông tin hữu ích từ dữ liệu. Các công cụ và kỹ thuật Data Mining giúp đưa ra dự đoán, phân loại, phát hiện sự tương quan từ dữ liệu
  • Data Visualization: Đây là quá trình biến đổi dữ liệu thành biểu đồ, đồ thị, bản đồ hoặc các hình ảnh trực quan khác. Data Visualization giúp hiển thị dữ liệu trực quan, rõ ràng, dễ hiểu, giúp người dùng nắm bắt thông tin quan trọng và thấy được mối quan hệ giữa các dữ liệu với nhau
  • Reporting và Dashboards: Đây là các công cụ cung cấp báo cáo, thông tin tổng hợp về hiệu suất kinh doanh và các chỉ số quan trọng. Reporting cung cấp các báo cáo chi tiết về các chỉ số kinh doanh, trong khi Dashboards cung cấp một cái nhìn tổng quan và trực quan về tình hình kinh doanh thông qua các biểu đồ, đồ thị và bảng điều khiển

Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn

Tableau

Tableau là phần mềm trực quan hóa dữ liệu tương tác, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thông minh. Tableau được thành lập vào năm 2003 tại Mountain View, California và hiện có trụ sở tại Seattle, Washington. Năm 2019, phần mềm BI này đã được Salesforce mua lại với giá 15,7 tỷ USD.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Tableau
Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn: Tableau

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: Theo đánh giá từ G2, Tableau nằm trong top 3 các phần mềm BI dễ sử dụng nhất. Giao diện người dùng của Tableau thân thiện, dễ làm quen để tạo ra các báo cáo và trực quan hóa dữ liệu mà không cần có kiến thức kỹ thuật
  • Kết nối đa nguồn dữ liệu: Tableau hỗ trợ kết nối và tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database), tệp Excel, dữ liệu đám mây và nhiều nguồn dữ liệu khác
  • Trực quan hóa dữ liệu cao: Tableau cho phép người dùng biến đổi dữ liệu thành các biểu đồ và đồ thị đẹp mắt, dễ hiểu và trực quan. Nhờ vậy, Tableau giúp người dùng dễ dàng tìm ra xu hướng và thông tin quan trọng từ dữ liệu

Nhược điểm:

  • Khả năng xử lý dữ liệu lớn: Mặc dù Tableau có khả năng xử lý dữ liệu lớn, nhưng với tập dữ liệu quá lớn, hiệu suất của nó có thể bị giảm đi. Điều này đòi hỏi cấu hình phần cứng đủ mạnh để đảm bảo khả năng xử lý tốt hơn
  • Yêu cầu phần cứng và tài nguyên cao: Tableau đòi hỏi cấu hình phần cứng mạnh mẽ và tài nguyên hệ thống đủ lớn để đảm bảo hiệu suất tốt. Việc triển khai Tableau trên các máy tính có cấu hình yếu có thể dẫn đến hiệu suất kém và thời gian đáp ứng chậm
  • Khả năng định vị địa lý hạn chế: Tableau cung cấp khả năng hiển thị dữ liệu trên bản đồ nhưng trong một số trường hợp, khả năng định vị địa lý có thể hạn chế. Doanh nghiệp có thể cần sử dụng các công cụ GIS (Geographic Information Systems – Hệ thống thông tin địa lý) để khai thác tối đa khả năng định vị địa lý

Microsoft Power BI

Microsoft Power BI là phần mềm trực quan hóa dữ liệu tương tác được phát triển bởi Microsoft vào năm 2011 với trọng tâm chính là kinh doanh thông minh.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Microsoft Power BI
Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn: Microsoft Power BI

Ưu điểm:

  • Tích hợp cao với hệ sinh thái Microsoft: Power BI tương thích rất tốt với các sản phẩm và dịch vụ khác của Microsoft như Azure, Office 365 và SQL Server. Điều này cho phép người dùng tận dụng tối đa hệ thống sẵn có và dễ dàng tích hợp dữ liệu từ các nguồn Microsoft
  • Hỗ trợ tốt cho ngôn ngữ DAX: Power BI hỗ trợ ngôn ngữ DAX (Data Analysis Expressions) mạnh mẽ, cho phép người dùng thực hiện tính toán phức tạp và xử lý dữ liệu để tạo ra các chỉ số, đo lường và công thức phân tích
  • Trực quan hóa dữ liệu cao: Power BI cung cấp một loạt các biểu đồ và đồ thị để trực quan hóa dữ liệu bao gồm biểu đồ cột, biểu đồ vòng, biểu đồ đường, bản đồ địa lý và nhiều hình thức trực quan hóa khác. 

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi kiến thức kỹ thuật: Mặc dù giao diện người dùng Power BI thân thiện, nhưng để tận dụng đầy đủ tiềm năng của Power BI, người dùng cần có kiến thức và kỹ năng phân tích dữ liệu, truy vấn ngôn ngữ DAX và các khái niệm BI cơ bản
  • Hạn chế về đồ họa và tùy chỉnh: Power BI có giới hạn trong việc tùy chỉnh giao diện và đồ họa. Một số tùy chỉnh phức tạp có thể đòi hỏi việc sử dụng các công cụ khác hoặc tạo tùy chỉnh mở rộng
  • Giới hạn trong phiên bản miễn phí: Phiên bản miễn phí của Power BI có hạn chế về khả năng kết nối và xử lý dữ liệu lớn, tính năng bảo mật, quyền truy cập và không cho phép tích hợp với một số dịch vụ và nguồn dữ liệu phức tạp

Looker

Looker là hệ thống BI phổ biến được sử dụng để trực quan hóa dữ liệu và phân tích trong các doanh nghiệp lớn. Hệ thống này cho phép người dùng truy cập, khám phá và phân tích dữ liệu một cách trực quan nhất.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Looker
Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn: Looker

Ưu điểm:

  • Công cụ truy vấn linh hoạt: Looker cung cấp công cụ truy vấn mạnh mẽ, cho phép người dùng xây dựng cấu trúc truy vấn phức tạp. Người dùng có thể thực hiện các phép tính, lọc và nhóm dữ liệu để đạt được các thông tin phân tích hữu dụng
  • Tích hợp dữ liệu với thời gian thực: Looker cho phép người dùng theo dõi và phân tích dữ liệu trong thời gian thực. Điều này rất hữu ích trong việc theo dõi các chỉ số, báo cáo và cập nhật dữ liệu liên tục
  • Tự động hóa và lập lịch: Looker cung cấp khả năng tự động hóa quy trình phân tích dữ liệu và lập lịch công việc. Người dùng có thể thiết lập lịch trình tự động cho việc cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo và gửi thông báo tự động, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc

Nhược điểm:

  • Yêu cầu cấu hình và triển khai phức tạp: Looker yêu cầu cấu hình ban đầu khá phức tạp, đòi hỏi kiến thức kỹ thuật, sự hiểu biết nhất định về hệ thống để thiết lập và tích hợp Looker vào môi trường hiện có
  • Yêu cầu kỹ năng lập trình: Để tận dụng đầy đủ tiềm năng của Looker, người dùng cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình như SQL, kỹ năng lập trình để tùy chỉnh và tối ưu hóa câu truy vấn và báo cáo

Amazon QuickSight

Amazon QuickSight là dịch vụ BI phi máy chủ hoạt động trên đám mây được phát triển bởi tập đoàn Amazon và được phát hành ngày 22 tháng 02 năm 2022. Amazon QuickSight cung cấp các phương tiện trực quan hóa dữ liệu, bảng điều khiển tương tác và phân tích dữ liệu được máy học hỗ trợ.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - Amazon QuickSight
Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn: Amazon QuickSight

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: Amazon QuickSight có giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng. Người dùng không cần có kiến thức kỹ thuật sâu để bắt đầu sử dụng và việc tạo báo cáo, trực quan hóa dữ liệu hay tương tác với dữ liệu khá đơn giản
  • Tích hợp tốt với dịch vụ AWS: Amazon QuickSight được tích hợp chặt chẽ với các dịch vụ AWS khác như Amazon Redshift, Amazon RDS và Amazon S3. Điều này giúp người dùng dễ dàng truy cập và phân tích dữ liệu từ các nguồn dữ liệu AWS
  • Khả năng mở rộng cao: Amazon QuickSight được xây dựng trên cơ sở hạ tầng đám mây của AWS, cho phép mở rộng linh hoạt và đảm bảo tính sẵn sàng cao

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào hạ tầng AWS: Amazon QuickSight hoàn toàn phụ thuộc vào hạ tầng và dịch vụ của AWS. Điều này có thể là một hạn chế nếu người dùng không muốn hoặc không có sẵn hạ tầng AWS hoặc đã sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác.
  • Giới hạn trong việc trực quan hóa dữ liệu phức tạp: Mặc dù Amazon QuickSight cung cấp công cụ trực quan hóa dữ liệu nhưng khả năng trực quan hóa dữ liệu phức tạp có thể hạn chế hơn so với các công cụ phân tích dữ liệu khác như Tableau, Power BI hay Looker

ThoughtSpot

ThoughtSpot là hệ thống BI tự phục vụ (self-service) được phát triển vào năm 2012. Hệ thống này cho phép người dùng tìm kiếm, truy vấn và trực quan hóa dữ liệu một cách dễ dàng nên được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

BI là gì Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn - ThoughtSpot
Top 5 Business Intelligence cho doanh nghiệp lớn: ThoughtSpot

Ưu điểm:

  • Truy xuất dữ liệu nhanh chóng: ThoughtSpot cho phép người dùng truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với công nghệ tìm kiếm tự động và truy vấn không cần viết mã, người dùng có thể tìm kiếm và truy xuất thông tin từ các nguồn dữ liệu khác nhau chỉ trong vài giây
  • Tự phục vụ và dễ sử dụng: ThoughtSpot được thiết kế để việc truy xuất và phân tích dữ liệu trở nên đơn giản và dễ sử dụng. Người dùng không cần có kiến thức kỹ thuật hay kỹ năng lập trình để tìm hiểu và sử dụng
  • Hỗ trợ cho nền tảng đám mây và on-premise: ThoughtSpot hỗ trợ triển khai trên các nền tảng đám mây như AWS, Microsoft Azure và Google Cloud Platform, cũng như trên các môi trường on-premise. Điều này cho phép doanh nghiệp linh hoạt triển khai và sử dụng ThoughtSpot

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào dữ liệu đã được chuẩn hóa: Nếu dữ liệu không được chuẩn hóa hoặc có các vấn đề về chất lượng thì việc tìm kiếm, truy vấn dữ liệu bằng ThoughtSpot có thể gặp khó khăn và mang lại kết quả không chính xác
  • Giới hạn trong việc xử lý dữ liệu lớn: ThoughtSpot có thể đối mặt với một số giới hạn về việc xử lý khối lượng dữ liệu lớn. Khi tập dữ liệu trở nên quá phức tạp, hiệu suất và thời gian phản hồi có thể bị ảnh hưởng
  • Hạn chế trong việc tùy chỉnh báo cáo: ThoughtSpot có một số hạn chế trong việc tạo và tùy chỉnh báo cáo phức tạp. Các tính năng nâng cao như tạo chi tiết cho biểu đồ, tính toán tùy chỉnh và các chức năng phân tích nâng cao có thể bị hạn chế so với các công cụ phân tích dữ liệu khác

Xem thêm: PIM là gì? Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn

Trên đây là tổng hợp 5 phần mềm BI dành cho doanh nghiệp có quy mô lớn với chi tiết ưu nhược điểm riêng của từng hệ thống.

Tùy thuộc vào nhu cầu phát triển hệ thống BI và dự trù ngân sách của mà doanh nghiệp có thể xem xét và lựa chọn BI phù hợp nhất. 

Liên hệ SECOMM để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết!

Xem tiếp
PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn
PIM LÀ GÌ? TOP 5 NỀN TẢNG PIM CHO DOANH NGHIỆP LỚN
05/07/2023
20,360
2
0
1

PIM là hệ thống quản trị doanh nghiệp quan trọng, giúp đồng bộ thông tin của sản phẩm trên các hệ thống khác nhau như ERP, POS, CRM, SCM, v.v và những kênh bán hàng của thương hiệu trên toàn cầu. Đây được xem là “cánh tay phải” đắc lực của các tập đoàn lớn để quản lý thông tin toàn diện.

PIM là gì?

PIM (Product Information Management – Quản lý thông tin sản phẩm) là hệ thống hoặc nền tảng được sử dụng để thu thập, tổ chức và quản lý thông tin chi tiết về sản phẩm cho doanh nghiệp. PIM bao gồm các thông tin như mô tả sản phẩm, hình ảnh, giá cả, thuộc tính sản phẩm, đánh giá và xếp hạng của khách hàng. 

PIM là gì
PIM là gì?

Các hệ thống PIM thường được tích hợp dữ liệu từ ERP, CRM, POS và các hệ thống quản trị kinh doanh liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau khi được tích hợp, dữ liệu được chia sẻ sẽ được xử lý và loại bỏ các thông tin trùng lặp. Sau khi dữ liệu được xử lý, quản trị viên (admin) của hệ thống PIM có thể sắp xếp thông tin sản phẩm thành các danh mục và liên kết các danh mục đó với các kênh bán hàng.

Xem thêm: POS là gì? Lợi ích khi triển khai hệ thống bán hàng POS

Lợi ích khi sử dụng PIM 

PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - Lợi ích khi sử dụng PIM
Lợi ích khi sử dụng PIM

Quản lý chính xác thông tin sản phẩm

PIM cho phép doanh nghiệp thu thập, tổ chức và quản lý thông tin sản phẩm một cách chính xác và đồng nhất. Điều này đảm bảo rằng thông tin sản phẩm được cập nhật đúng và đầy đủ trên tất cả các kênh bán hàng từ website thương mại điện tử, ứng dụng di động, mạng xã hội cho đến các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Amazon, v.v.. Khi thông tin sản phẩm được cung cấp chính xác cho khách hàng, doanh nghiệp có thể tăng độ tin tưởng và đánh giá cho thương hiệu.

Tiết kiệm thời gian và công sức

Hệ thống PIM giúp tự động hóa việc nhập liệu, xử lý và phân phối thông tin sản phẩm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên, đồng thời giảm nguy cơ sai sót hơn so với nhập liệu thủ công. Vì quy trình làm việc đã trở nên hiệu quả hơn, PIM giúp nhân viên tập trung vào các công việc khác quan trọng hơn.

Tăng cường khả năng phân tích và đo lường

PIM cung cấp khả năng phân tích và đo lường hiệu quả của thông tin sản phẩm. Bằng cách theo dõi, đánh giá và phân tích dữ liệu sản phẩm, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chiến dịch Marketing, xu hướng tiêu dùng và hành vi mua hàng của khách hàng, v.v từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai.

Top 5 PIM dành cho doanh nghiệp Việt Nam

Akeneo

Akeneo là nền tảng PIM được sử dụng phổ biến trên toàn cầu bởi khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng của mình, từ hệ thống PIM mã nguồn mở, PIM đám mây, v.v. 

Hiện nay, Akeneo đang cung cấp 3 gói giải pháp PIM chính, bao gồm:

  • Community Edition: Miễn phí – Dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tập trung, quản lý và phân phối thông tin sản phẩm với chi phí thấp
  • Growth Edition: Từ $25.000/năm – Dành cho doanh nghiệp tầm trung để mở khóa hành trình quản lý thông tin sản phẩm
  • Enterprise Edition: Giá liên hệ – Dành cho các tập đoàn lớn để phát triển hệ thống PIM chuyên biệt
PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - Akeneo
Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: Akeneo

Ưu điểm:

  • Quản lý thông tin sản phẩm hiệu quả: Akeneo cho phép doanh nghiệp quản lý thông tin sản phẩm một cách dễ dàng, từ việc nhập liệu đến phân loại và tổ chức thông tin, giúp tạo ra nguồn thông tin sản phẩm chính xác và nhất quán
  • Khả năng tích hợp cao: Akeneo dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác như ERP, CRM, POS và các nền tảng thương mại điện tử (Magento, Shopify, WooCommerce, v.v)
  • Khả năng mở rộng cao: Akeneo cung cấp API và khung phát triển mở, cho phép doanh nghiệp mở rộng và tùy chỉnh nền tảng PIM theo nhu cầu cụ thể

Nhược điểm: 

  • Chi phí cao: Chi phí sử dụng Akeneo tương đối cao so với các hệ thống PIM khác
  • Độ phức tạp: Akeneo có một số tính năng có độ phức tạp cao, đòi hỏi thời gian và kiến thức để triển khai hiệu quả. Đồng thời, việc đào tạo nhân viên và quản lý hệ thống Akeneo PIM có thể đòi hỏi sự đầu tư nhất định của doanh nghiệp
  • Hỗ trợ khách hàng: Một số người dùng cho rằng chăm sóc khách hàng của Akeneo chỉ có thể đáp ứng các kiến thức chung, chưa thể giải quyết các vấn đề mang tính kỹ thuật và đặc thù ngành hàng của mỗi thương hiệu

1WorldSync

1WorldSync là công ty cung cấp giải pháp quản lý thông tin sản phẩm và đồng bộ hóa dữ liệu sản phẩm cho doanh nghiệp lớn, được xây dựng dựa trên mạng lưới đồng bộ dữ liệu sản phẩm để kết nối các nhà cung cấp, nhà bán lẻ, nhà phân phối và các bên liên quan khác trên toàn cầu. 

Hiện nay, 1WorldSync đang cung cấp 4 gói giải pháp tùy chỉnh cho các tập đoàn lớn lựa chọn:

  • Base: Dành cho doanh nghiệp có nhu cầu quản lý nội dung sản phẩm trên toàn cầu một cách nhanh chóng
  • Plus: Tận dụng nội dung của sản phẩm để thúc đẩy các chiến lược Marketing, bán hàng và đảm bảo tuân thủ các chính sách minh bạch thông tin
  • Pro: Cung cấp giải pháp trực quan hóa dữ liệu cùng các dịch vụ hỗ trợ thiết lập, quản lý danh mục sản phẩm cao cấp
  • Premier: Khuếch đại sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử với nội dung có chọn lọc cao
PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - 1WorldSync
Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: 1WorldSync

Ưu điểm:

  • Quản lý thông tin sản phẩm toàn diện: 1WorldSync cung cấp một nền tảng mạnh mẽ để quản lý thông tin sản phẩm, bao gồm hình ảnh, mô tả, thuộc tính kỹ thuật, mã vạch và thông tin khác. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì và cập nhật thông tin sản phẩm một cách hiệu quả
  • Đồng bộ hóa dữ liệu sản phẩm trên toàn cầu: 1WorldSync tạo ra mạng lưới đồng bộ dữ liệu sản phẩm, cho phép các doanh nghiệp kết nối và chia sẻ thông tin sản phẩm với đối tác và khách hàng trên toàn cầu. Mạng lưới này giúp đảm bảo tính nhất quán của thông tin sản phẩm trên các kênh bán hàng khác nhau
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Bằng cách cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết, chính xác và đồng nhất trên các kênh bán hàng, 1WorldSync giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm và đánh giá sản phẩm của khách hàng

Nhược điểm: 

  • Chi phí cao: Vì đây là hệ thống PIM được thiết kế riêng cho từng doanh nghiệp nên chi phí sử dụng 1WorldSync có thể tương đối lớn
  • Các quy định, chuẩn mực rườm rà: Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng việc quản lý và chia sẻ thông tin sản phẩm trên 1WorldSync phải tuân thủ các quy định và chuẩn mực pháp lý như quy định về quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu và tuân thủ các tiêu chuẩn ngành
  • Phức tạp và khó sử dụng: Giao diện và quy trình làm việc trên 1WorldSync có thể tương đối phức tạp và khó hiểu đối với người dùng mới, đòi hỏi thời gian và nguồn lực để đào tạo nhân viên và thích nghi với hệ thống mới

Sales Layer

Sales Layer là nền tảng PIM được thiết kế để quản lý và tổ chức thông tin về sản phẩm hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và lớn trên toàn cầu. Đây là PIM được thiết kế riêng, có khả năng tùy chỉnh nên chi phí sẽ khác nhau cho từng doanh nghiệp với chi phí tối thiểu là $1000/tháng.

Một số gói giải pháp hiện tại của Sales Layer:

  • Premium: Giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp cần triển khai hệ thống PIM nhanh chóng với chi phí bền vững
  • Enterprise: Giải pháp cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để biến doanh nghiệp vừa hoạt động như một công ty toàn cầu
  • Enterprise Plus: Giải pháp PIM chuyên biệt có thể dễ dàng xử lý các bài toán dữ liệu phức tạp của doanh nghiệp
PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - Sales Layer
Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: Sales Layer

Ưu điểm:

  • Quản lý thông tin sản phẩm tập trung: Sales Layer cung cấp một nền tảng tập trung để quản lý thông tin sản phẩm, giúp đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu
  • Quản lý quy trình và luồng công việc: Sales Layer cung cấp khả năng quản lý quy trình công việc, luồng làm việc để tổ chức và kiểm soát việc cập nhật và phê duyệt thông tin sản phẩm, đảm bảo chất lượng của dữ liệu
  • Tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng: Sales Layer cung cấp thuật toán giúp tìm kiếm và truy xuất thông tin theo yêu cầu nhanh

Nhược điểm: 

  • Phức tạp trong việc triển khai: Một trong những nhược điểm của Sales Layer có thể kể đến là quá trình triển khai và cấu hình ban đầu tương đối phức tạp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có hệ thống tồn tại sẵn và quy mô lớn
  • Yêu cầu đào tạo chuyên môn sử dụng: Sales Layer có thể yêu cầu thời gian đào tạo nhất định để làm quen với giao diện và chức năng của hệ thống PIM này. Việc đào tạo nhân viên và đảm bảo hiệu suất khi sử dụng Sales Layer có thể tốn thời gian và nguồn lực
  • Hỗ trợ kỹ thuật hạn chế: Trong trường hợp gặp sự cố hoặc vấn đề kỹ thuật thì hỗ trợ từ Sales Layer không đáp ứng đầy đủ hoặc không nhanh chóng như kỳ vọng

Salsify

Salsify là nền tảng PIM đám mây, cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp để quản lý và phân phối thông tin về sản phẩm của thương hiệu trên nhiều kênh bán hàng. Salsify hoạt động như một ứng dụng SaaS nhưng chi phí sử dụng được tùy chỉnh cho từng doanh nghiệp, trung bình khoảng $2000 – $5000 mỗi tháng.

PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - Salsify
Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: Salsify

Ưu điểm:

  • Quản lý quy trình công việc toàn diện: Salsify cung cấp khả năng quản lý quy trình công việc, cho phép điều chỉnh, theo dõi và phê duyệt các thay đổi trong thông tin sản phẩm, đảm bảo tính chuẩn xác và kiểm soát hiệu quả quy trình làm việc
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ và đa khu vực: Salsify hỗ trợ quản lý thông tin sản phẩm đa ngôn ngữ và đa khu vực, cho phép các doanh nghiệp mở rộng và tiếp cận thị trường quốc tế một cách hiệu quả
  • Dễ dàng tích hợp với nhiều hệ thống: Salsify cho phép tích hợp với các hệ thống và công cụ quản lý doanh nghiệp khác như ERP, CRM, SCM, POS, v.v giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Nhược điểm: 

  • Chi phí triển khai và duy trì cao: Chi phí triển khai ban đầu và duy trì hệ thống PIM trên Salsify tương đối cao so với các hệ thống PIM khác. Điều này có thể tác động đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn
  • Khó khăn trong việc nhập dữ liệu ban đầu: Việc nhập dữ liệu, thông tin của sản phẩm ban đầu vào Salsify có thể gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian, đặc biệt khi có một lượng lớn thông tin sản phẩm cần được nhập từ các nguồn khác nhau. Quá trình này yêu cầu sự chú ý để đảm bảo tính chính xác
  • Độ phức tạp khi sử dụng: Salsify có một loạt các tính năng và khả năng quản lý sản phẩm phong phú nhưng đồng thời cũng có độ phức tạp tương ứng. Việc học cách sử dụng Salsify có thể đòi hỏi thời gian để đào sâu vào các hướng dẫn và tập tài liệu

inRiver

inRiver là hệ thống PIM được phát triển để quản lý và phân phối thông tin sản phẩm một cách hiệu quả trên nhiều kênh bán hàng và các nền tảng thương mại điện tử khác nhau như Adobe Commerce, Shopify, WooCommerce, BigCommerce, v.v. Chi phí để sử dụng inRiver là khoảng $1000/tháng.

PIM là gì_ Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn - inRiver
Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: inRiver

Ưu điểm:

  • Quản lý các biến thể của sản phẩm: inRiver hỗ trợ quản lý thông tin về các biến thể sản phẩm, bao gồm các biến thể màu sắc, kích thước, kiểu dáng và các thông tin khác. inRiver cho phép hiển thị thông tin sản phẩm toàn diện và đa dạng, đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng
  • Hỗ trợ tích hợp DAM: inRiver hỗ trợ tích hợp với hệ thống DAM, cho phép quản lý và liên kết các tài sản số như hình ảnh, video và tài liệu liên quan đến sản phẩm, giúp tăng cường khả năng quản lý và phân phối nội dung đa phương tiện liên quan đến sản phẩm
  • Khả năng mở rộng cao: inRiver được thiết kế để mở rộng các khả năng theo yêu cầu của doanh nghiệp giúp đáp ứng nhu cầu và mục tiêu kinh doanh đa dạng

Nhược điểm: 

  • Độ phức tạp của giao diện người dùng: Một số người dùng có thể gặp khó khăn khi sử dụng giao diện người dùng của inRiver vì giao diện tương đối phức tạp, đòi hỏi thời gian đào tạo để làm quen và sử dụng hiệu quả
  • Đòi hỏi nguồn lực triển khai hệ thống PIM: Việc triển khai và duy trì inRiver yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn cao
  • Khả năng tùy chỉnh phức tạp: Tùy chỉnh và tích hợp inRiver với các hệ thống và quy trình công việc hiện có có thể phức tạp và đòi hỏi kiến thức kỹ thuật. Điều này có thể gây ra khó khăn và tăng chi phí cho việc tích hợp và tùy chỉnh hệ thống

Trên đây là tổng hợp 5 phần mềm PIM dành cho doanh nghiệp có quy mô lớn với chi tiết ưu nhược điểm riêng của từng hệ thống.

Tùy thuộc vào nhu cầu phát triển hệ thống PIM và dự trù ngân sách của mà doanh nghiệp có thể xem xét và lựa chọn PIM phù hợp nhất. 

Liên hệ SECOMM để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết!

Xem tiếp
Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử Với Nền Tảng Marketplacer
SỬ DỤNG MARKETPLACER ĐỂ XÂY DỰNG SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHUYÊN NGHIỆP
04/07/2023
18,280
2
0
1

Theo Digital Commerce 360, người tiêu dùng trên toàn cầu đã chi tiêu hơn 3.25 nghìn tỷ USD mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hàng đầu hiện nay như Amazon, Ebay, Alibaba. Điều này cho thấy sàn thương mại điện tử đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình mua sắm online của khách hàng. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng lên kế hoạch hành động để góp mặt vào cuộc đua giành thị phần giữa các sàn thương mại điện tử. 

Để thực hiện được mục tiêu giành thị phần đó, doanh nghiệp trước hết cần xây dựng sàn thương mại điện tử cho riêng mình. Trong đó, bước đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng là chọn nền tảng để xây dựng.

Bài viết dưới đây tập trung giới thiệu về nền tảng Marketplacer như một sự gợi ý dành cho các doanh nghiệp lớn trong vô số sự lựa chọn tối ưu ngoài kia.  

Marketplacer là gì?

Marketplacer là nền tảng công nghệ phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) được lưu trữ trên AWS, cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ và tính năng cần thiết để xây dựng sàn thương mại điện tử tuỳ chỉnh chuyên nghiệp và có thể mở rộng với hiệu suất và tốc độ tải trang nhanh. 

Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử Với Nền Tảng Marketplacer - Marketplacer là gì
Marketplacer là gì

Nền tảng giúp doanh nghiệp đơn giản hoá quy trình quản lý và vận hành sàn thương mại điện tử từ giao hàng, thêm bớt danh mục sản phẩm, tích hợp với tiện ích mở rộng bên thứ ba, đến việc đồng bộ hoạt động của sàn trên nhiều thị trường khác nhau và triển khai các chiến lược để tối ưu doanh thu. 

Đến nay, Marketplacer đã xây dựng và phát triển hơn 100 sàn thương mại điện tử kết nối với hơn 13,000 nhà bán hàng trên khắp thế giới.

Marketplacer hoạt động như thế nào?

Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử Với Nền Tảng Marketplacer - Marketplacer hoạt động như thế nào
Marketplacer hoạt động như thế nào?

Kết nối doanh nghiệp điều hành

Marketplacer cung cấp cho doanh nghiệp Marketplace-wide API dựa trên GraphQL API để:

  • Xây dựng frontend headless hoặc tích hợp với hệ thống thương mại điện tử có sẵn
  • Truy cập và quản lý tất cả dữ liệu trên sàn thương mại điện tử trên Operator Portal, bao gồm:
  • Quản lý nhà bán hàng
  • Quản lý khoản thanh toán và hoá đơn nhà bán hàng
  • Quản lý danh mục sản phẩm
  • Quản lý đơn hàng
  • Quản lý giao hàng
  • Quản lý nội dung
  • Tuỳ chỉnh báo cáo

Ngoài ra, Marketplacer còn cung cấp cho doanh nghiệp quyền truy cập vào Webhooks để đăng ký nhận thông báo từ nền tảng Marketplacer cho bất kỳ thay đổi hay cập nhật trong suốt quá trình vận hành.

Kết nối nhà bán hàng

Martplacer cung cấp cho các nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử Seller API dựa trên V2(REST) API để:

  • Tự động hoá quy trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử
  • Truy cập và quản lý tất cả dữ liệu dành cho nhà bán hàng thông qua Seller Portal, bao gồm:
  • Quản lý sản phẩm
  • Quản lý bán hàng & marketing
  • Quản lý đơn hàng
  • Quản lý tồn kho
  • Quản lý phân tích và báo cáo

Tương tự như doanh nghiệp điều hành sàn, nhà bán hàng cũng có quyền truy cập vào Webhooks để đăng ký nhận thông báo những thay đổi trong quá trình bán hàng trên thương mại điện tử. 

Các mô hình triển khai Marketplacer

Marketplacer cung cấp 2 tùy chọn về mô hình triển khai (implementation models) nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển sàn thương mại điện tử theo đúng với mục tiêu kinh doanh.

Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử Với Nền Tảng Marketplacer - Các mô hình triển khai Marketplacer
Các mô hình triển khai Marketplacer

Headless

Mô hình Headless cho phép doanh nghiệp sử dụng phần frontend tuỳ chỉnh của riêng mình, hay còn gọi là phần “head” — đại diện cho trải nghiệm người dùng. Phần fronted khi đó sẽ được tích hợp với phần backend cốt lõi của nền tảng Marketplacer thông qua các API để triển khai sàn thương mại điện tử. 

Do đó, triển khai mô hình Headless sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu kiểm soát tối đa trải nghiệm người dùng nhưng cần công nghệ cốt lõi của Marketplacer nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho sàn thương mại điện tử.

Connected

Trong mô hình Connected, doanh nghiệp không cần mất nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng từ đầu mà có thể tích hợp hệ thống thương mại điện tử dựng sẵn vào trong hệ thống backend của Marketplacer. Cách này giúp doanh nghiệp giữ được tất cả chức năng của hệ thống thương mại điện tử dựng sẵn mà vẫn có thể tận dụng hệ thống vượt trội của Marketplacer để triển khai sàn thương mại điện tử. 

Tuy nhiên, Marketplacer hiện chỉ cung cấp kết nối dựng sẵn (pre-built connectors) với 3 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu là Adobe Commerce, Salesforce Commerce Cloud và commercetools. Do đó, mô hình Connected sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp đang triển khai thương mại điện tử với một trong ba nền tảng trên. 

Ưu điểm của Marketplacer

Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử Với Nền Tảng Marketplacer - Ưu điểm của Marketplacer
Ưu điểm của Marketplacer

Dễ sử dụng

Marketplacer cung cấp giao diện thân thiện với người dùng và các công cụ trực quan giúp các doanh nghiệp dễ dàng xây dựng và vận hành sàn thương mại điện tử.  

Khả năng linh hoạt và mở rộng

Marketplacer được thiết kế để phù hợp với cả sàn thương mại điện tử nhiều quy mô. Nền tảng cung cấp khả năng mở rộng và tính linh hoạt cao giúp xử lý số lượng lớn nhà bán hàng, khách hàng và sản phẩm niêm yết ngày càng tăng, cho phép doanh nghiệp mở rộng hoạt động bất cứ khi nào họ cần. 

Đa dạng tích hợp

Những ứng dụng và tiện ích mở rộng quen thuộc, doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy trong bộ sưu tập các tích hợp có sẵn của Marketplacer với số lượng ngày càng tăng. Một số tích hợp phải nhắc đến như mạng xã hội (Facebook, Twitter, Linkedln), cổng thanh toán (PayPal, Zooz, Yotpo), trình quản lý quảng cáo (Fuze, Firstpage, Citrus Ad), v.v 

Công nghệ kết nối của Marketplacer

Điều làm nên thành công của Marketplacer nằm ở công nghệ kết nối cho phép doanh nghiệp triển khai sàn thương mại điện tử với 2 tùy chọn là xây dựng frontend tuỳ chỉnh hoặc tích hợp với hệ thống thương mại điện tử dựng sẵn. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể dễ dàng kết hợp bán các sản phẩm bên thứ ba với các sản phẩm hiện có của mình để mở rộng danh mục và phạm vi sản phẩm với vốn đầu tư thấp và loại bỏ nhiệm vụ quản lý vòng đời sản phẩm. Mô hình này gọi là Hybrid Marketplace, đã được nhiều doanh nghiệp triển khai như Amazon, Walmart, v.v

Nhược điểm của Marketplacer

Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử Với Nền Tảng Marketplacer - Nhược điểm của Marketplacer
Nhược điểm của Marketplacer

Chi phí

Chi phí sử dụng nền tảng không được công bố mà doanh nghiệp cần liên hệ với đội ngũ Marketplacer để được tư vấn và báo giá tùy chỉnh theo nhu cầu. Ngoài ra, nền tảng này cũng không cung cấp bản dùng thử. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tham khảo giá để ước chi ngân sách triển khai. 

Yêu cầu trình độ kỹ thuật

Mặc dù Marketplacer cung cấp giao diện thân thiện với người dùng nhưng sẽ gây khó khăn đối với người dùng chưa quen với việc xây dựng và vận hành một sàn thương mại điện tử. Vì vậy, việc triển khai sẽ yêu cầu doanh nghiệp về kiến thức kỹ thuật hoặc doanh nghiệp có thể tìm đến đơn vị có chuyên môn để hỗ trợ xây dựng và tối ưu nền tảng một cách hiệu quả. 

Hạn chế tuỳ chỉnh 

Dù Marketplacer có tính linh hoạt và cung cấp khả năng tùy chỉnh cao nhưng đối với những nhu cầu triển khai đặc biệt phức tạp của những hệ thống sàn thương mại điện tử quy mô lớn thì khả năng tùy chỉnh của Marketplacer sẽ khó đáp ứng. 

Hỗ trợ 

Marketplacer cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24/7 và một số tài liệu học tập nhưng chất lượng và khả năng đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ chưa cao. Ngoài ra, đây là một công ty của Úc và phục vụ phần lớn là khách hàng Úc nên một số từ ngữ sử dụng gây khó hiểu đối với khách hàng ở thị trường quốc tế. 

Để xây dựng và vận hành thành công sàn thương mại điện tử thành công, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là lựa chọn nền tảng. Marketplacer là một trong những nền tảng nổi bật mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn. 

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM  (02871089908) để được tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
Tiềm Năng Vô Tận Của Ngành Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé
TIỀM NĂNG VÔ TẬN CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MẸ & BÉ
30/06/2023
13,685
2
0
1

Theo thống kê gần đây, Việt Nam có 24,7 triệu trẻ em và khoảng 24,2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ em được sinh ra cho thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành Mẹ & Bé. Vì thế không quá ngạc nhiên khi có rất nhiều chuỗi thương hiệu Mẹ & Bé lần lượt ra đời và liên tiếp mở rộng số lượng cửa hàng qua từng năm. Ngoài ra, nhờ lực đẩy từ đại dịch cùng xu hướng mua sắm chuyển dịch từ offline sang online đã mở ra cơ hội phát triển cho ngành thương mại điện tử Mẹ & Bé. 

3 Lý do để doanh nghiệp Mẹ & Bé triển khai thương mại điện tử

Tiềm Năng Vô Tận Của Ngành Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé - 3 Lý do để doanh nghiệp Mẹ & Bé triển khai thương mại điện tử
3 Lý do để doanh nghiệp Mẹ & Bé triển khai thương mại điện tử

Thích ứng với những thay đổi của thị trường

Nếu hoạt động kinh doanh offline bị trì trệ trong giai đoạn giãn cách xã hội khiến nhiều chuỗi cửa hàng thu hẹp quy mô thì hoạt động kinh doanh online lại có nhiều triển vọng. Dù hiện tại xã hội tiến đến giai đoạn “mở cửa trở lại” hậu đại dịch nhưng mua sắm online vẫn khá được ưa chuộng. Sức mua các mặt hàng từ thời gian, mỹ phẩm, bách hoá đến đồ mẹ bầu và trẻ em trên các sàn thương mại điện tử và website thương mại điện tử vẫn không ngừng tăng.

Vì vậy, giải pháp để doanh nghiệp Mẹ & Bé thích nghi với xu hướng của thị trường là triển khai mô hình O2O (Online to Offline) — kết hợp bán hàng offline (vốn là lợi thế từ hệ thống cửa hàng có sẵn) với các kênh online. Trong đó, website thương mại điện tử là kênh online đầu tiên doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng để triển khai các chiến lược bán hàng và marketing nhằm thu hút khách hàng và tránh để mất vào tay đối thủ cạnh tranh. 

Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng 

Nếu cửa hàng offline bị giới hạn bởi vị trí, nhân viên và giờ mở cửa thì cửa hàng online luôn trong trạng thái mở cửa và có thể được truy cập từ mọi nơi trên thế giới. Điều này giúp doanh nghiệp Mẹ & Bé tăng khả năng tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng trên Internet. 

Bằng cách thực hiện một số chiến lược hiệu quả như tối ưu SEO, chạy chiến dịch quảng cáo, hay sử dụng mạng xã hội, doanh nghiệp Mẹ & Bé sẽ nhanh chóng tăng nhận diện thương hiệu, thu hút nhiều khách hàng đến với website thương mại điện tử và bán sản phẩm của mình 24/7. 

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Triển khai thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm khách hàng cá nhân hoá bằng cách sử dụng các công cụ hoặc phần mềm để theo dõi và phân tích hành vi khách hàng. Với dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp có thể đưa ra đề xuất sản phẩm, ưu đãi sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ một cách cá nhân hoá cho từng khách hàng cụ thể.

Ngoài ra, thương mại điện tử sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng offline. Với lợi thế từ hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp Mẹ & Bé dễ dàng triển khai các hình thức mua sắm như Mua online, nhận tại cửa hàng (BOPIS), Mua online, đổi trả tại cửa hàng (BORIS), Đặt hàng online, nhận tại cửa hàng (ROPIS), Tìm kiếm online trong cửa hàng (Search online while in-store), giao hàng tận nơi (Home Delivery), hoặc doanh nghiệp xây dựng loyalty program áp dụng mua sắm tích điểm cho cả hệ thống online và offline. 

Doanh nghiệp thương mại điện tử Mẹ & Bé hàng đầu Việt Nam

Con Cưng

Ra mắt năm 2011, chuỗi bán lẻ Con Cưng nhanh chóng được biết đến và trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình Việt để mua sắm các sản phẩm dành cho mẹ bầu và em bé với hơn 2000 mặt hàng. Năm 2016, với khoản đầu tư nhận được, Con Cưng đẩy mạnh mở rộng chuỗi cửa hàng từ 100 năm 2016 lên 400 năm 2020 (hiện tại là 700 cửa hàng). 

Tiềm Năng Vô Tận Của Ngành Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé - Con Cưng
Website thương mại điện tử của Con Cưng

Nắm bắt sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng từ mua sắm offline đến ưa chuộng mua hàng online trong và sau đại dịch, thương hiệu này đã tích cực đẩy mạnh bán hàng qua website thương mại điện tử và ứng dụng di động để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm phong phú. Trong đó, Con Cưng đặt mục tiêu doanh số 1 tỷ USD năm 2023 và chiến 30% thị phần để đạt doanh số 2 tỷ USD vào năm 2025, trong đó ít nhất 30% đến từ thương mại điện tử. 

Do đó, thời gian gần đây Con Cưng đặc biệt chú trọng thu hút khách hàng mua sắm tại website thương mại điện tử bằng cách thường xuyên khuyến mãi và triển khai nhiều chương trình hấp dẫn như Ngày hội Freeship Thứ 2 Hàng Tuần; Đại Tiệc Thú Bông 99K, 

Bên cạnh đó, Con Cưng còn bắt kịp xu hướng Mobile Commerce thông qua việc phát triển và cho ra mắt ứng dụng di động ‘Con Cung’ khả dụng trên cả App Store và Google Play. Ứng dụng nhận về những phản hồi rất tích cực từ phía người dùng và xếp thứ 24 hạng mục Mua Sắm. 

Đặc biệt khả năng giao hàng của chuỗi siêu thị này được khách hàng đánh giá rất cao. Với mạng lưới hơn 700 cửa hàng phân bố khắp cả nước, Con Cưng áp dụng chính sách Giao hàng siêu tốc trong 1h. Ngoài việc kết hợp với các đối tác giao hàng như Grab Express, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng tiết kiệm thì thương hiệu này còn xây dựng đội ngũ “Chiến binh hồng” phục vụ giao hàng theo thời gian yêu cầu riêng của khách hàng. 

Kids Plaza

Ra đời từ năm 2009, Kids Plaza cung cấp hơn 10 ngàn sản phẩm dành cho Mẹ và Bé chính hãng, được thế giới chứng nhận an toàn cho trẻ nhỏ đến từ những thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam và thế giới. 

Tiềm Năng Vô Tận Của Ngành Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé - Kids Plaza
Website thương mại điện tử của Kids Plaza

Trong cuộc đua thị phần, Kids Plaza không ngừng khẳng định vị thế của mình trong những năm qua bằng cách ứng dụng mô hình kinh doanh O2O – kết hợp giữa bán hàng tại cửa hàng offline với các kênh online như website, sàn thương mại điện tử, cửa hàng Zalo, ứng dụng di động, v.v. Thương hiệu triển khai chương trình tích điểm Kicoin, Freeship 7km với mọi kênh mua hàng và giảm giá cho mẹ bầu khi mua sắm ở cửa hàng offline. 

Khách hàng không chỉ hài lòng về trải nghiệm mua sắm liền mạch, mức giá phù hợp với mọi gia đình, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn mà còn bởi chất lượng sản phẩm. Toàn bộ hàng hóa đều được kiểm soát một cách khắt khe trước khi chính thức mở bán nhằm đem lại trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất để khách hàng an tâm khi mua sắm. 

Kids Plaza còn cho thấy sự quan tâm đến Mẹ bầu và em bé qua những chương trình như “Lớp học tiền sản miễn phí” được tổ chức trong suốt 12 năm giúp hàng ngàn mẹ bầu vượt cạn thành công. Hay những sự kiện cộng đồng thường niên, Blog chia sẻ kiến thức giúp nâng cao ý thức sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em.

Bibo Mart

Hệ thống cửa hàng Mẹ & Bé Bibo Mart ra đời năm 2006 chuyên cung cấp đa dạng sản phẩm cho các mẹ bầu và em bé từ đầm bầu, tã, sữa đến xe đẩy. Tương tự như Con Cưng hay Kids Plaza, Bibo Mart không hề kém cạnh trong cuộc đua thương mại điện tử. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển Bibo Mart xác định tầm nhìn trong giai đoạn mới là đầu tư vào hệ thống thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu mua sắm online của khách hàng.

Tiềm Năng Vô Tận Của Ngành Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé - Bibo Mart
Website thương mại điện tử của Bibo Mart

Doanh thu bán lẻ online của Bibo Mart hiện chiếm 14,5% doanh số tổng và dự kiến tăng lên trên 30% trong 5 năm tới. Bên cạnh việc thường xuyên đưa ra các ưu đãi hấp dẫn khuyến khích khách hàng mua sắm trên website và app, Bibo Mart còn triển khai loyalty program với 4 cấp bậc: Thân Thiết, Bạc, Vàng và Kim Cương. Khách hàng sẽ được xếp hạng thành viên dựa theo mức chi tiêu quy định và mua sắm tích điểm với BiXu để tiếp tục nhận được những ưu đãi độc quyền. 

Đặc biệt, khách hàng có thể thông qua QR code trên app để scan tìm thông tin sản phẩm hoặc scan để tích điểm khi mua sắm tại cửa hàng offline. Bibo Mart cũng thể hiện sự quan tâm đến khách hàng của mình bằng cách cung cấp kiến thức Mẹ & bé thông qua Blog và tổ chức hội thảo/lớp học online miễn phí dành cho các bà mẹ chăm sóc sức khỏe thai kỳ và sau khi sinh. 

Tiềm năng của thị trường thương mại điện tử Mẹ & Bé tại Việt Nam là rất lớn và sự thành công của những ông lớn như Con Cưng, Kids Plaza và Bibo Mart đã thúc đẩy sự tham gia của những doanh nghiệp còn lại. Tuy nhiên, để kinh doanh thương mại điện tử Mẹ & Bé thành công, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược bài bản và khả thi từ ngắn hạn đến dài hạn. Đặc biệt, website thương mại điện tử và ứng dụng di động là hai chìa khóa quan trọng làm nên thành bại của doanh nghiệp trong cuộc đua thương mại điện tử. 

Trong nhiều năm đồng hành với nhiều doanh nghiệp triển khai website và app thương mại điện tử, SECOMM đúc kết nhiều kinh nghiệm thực tiễn để giúp doanh nghiệp triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí. 

Xem tiếp
15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế)
15 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MẸ & BÉ (VIỆT NAM + QUỐC TẾ)
30/06/2023
13,516
2
0
1

Đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động kinh doanh trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, xúc tiến thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực trong đó có Mẹ & Bé chú trọng triển khai nhằm tìm kiếm khách hàng trực tuyến và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Không những thế, để bắt kịp xu hướng phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, các nhà bán lẻ Mẹ & Bé còn chuyển đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống sang đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử để đảm bảo mục tiêu về tăng trưởng và mở rộng thị trường. 

Sau đây là 15 thương hiệu Mẹ & Bé tại Việt Nam và trên thế giới đã triển khai website thương mại điện tử và gặt hái thành công, góp phần thúc đẩy nhiều doanh nghiệp khác nhanh chóng tham gia. 

Ava Kids 

Ava Kids là website thương mại điện tử của Tập đoàn Thế Giới Di Động, cung cấp cho khách hàng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn khi mua sắm online như Mua 1 Đổi 1 trong vòng 1 tháng, Miễn phí giao hàng, Giảm giá khách hàng mới, Mua hàng tích điểm, đồng thời cung cấp cẩm nang chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ nhỏ. 

Hơn 1 năm hoạt động, website thương mại điện tử của Ava Kids có hơn 2.1 triệu truy cập hàng tháng và nâng số lượng cửa hàng offline từ 5 lên 66 cửa hàng.  

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Ava Kids
Website của Ava Kids
  • Website: https://www.avakids.com/
  • Nền tảng: Ngôn ngữ PHP
  • Lưu lượng truy cập: 2.1 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 560 (Việt Nam) & 30,546 (Toàn cầu)

Con Cưng 

Thành lập năm 2011, Con Cưng hiện là chuỗi siêu thị bán lẻ các mặt hàng dành cho Mẹ bầu & Em bé hàng đầu Việt Nam với hơn 700 cửa hàng trên toàn quốc. 

Những năm qua, Con Cưng đẩy mạnh phát triển website thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm online của khách hàng cũng như cung cấp trải nghiệm mua sắm phong phú với nhiều ưu đãi hấp dẫn, đa dạng thanh toán và giao hàng nhanh trong 1h. 

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Con Cưng
Website của Con Cưng
  • Website: https://concung.com/
  • Nền tảng: Ngôn ngữ PHP
  • Lưu lượng truy cập: 1.3 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 891 (Việt Nam) & 48,776 (Toàn cầu)

Kids Plaza

Ra đời từ năm 2009, Kids Plaza cũng là ông lớn trong cuộc đua thương mại điện tử ngành Mẹ & Bé. Kids Plaza đã triển khai website thương mại điện tử trên nền tảng Magento để quản lý hiệu quả danh mục sản phẩm nhiều và đa dạng. Thương hiệu này thường xuyên chạy các chương trình khuyến mãi mua sắm tặng quà, flash sales, mua 5 tặng 1 và tích luỹ điểm thưởng để đổi quả khủng.

Chính điều này đã góp phần làm tăng lưu lượng truy cập của trang web lên đáng kể vào mỗi dịp diễn ra ưu đãi nên triển khai với Magento có thể giúp tăng khả năng tùy chỉnh và mở rộng để xử lý lượng truy cập tăng đột ngột. Trung bình mỗi tháng, website thu về khoảng 1 triệu lượt truy cập.  

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Kids Plaza
Website của Kids Plaza
  • Website: https://www.kidsplaza.vn/
  • Nền tảng: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 1 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 1,316 (Việt Nam) & 67,544 (Toàn cầu)

Bibo Mart 

Hệ thống cửa hàng Mẹ & Bé Bibo Mart ra đời năm 2006 chuyên cung cấp đa dạng sản phẩm cho các mẹ bầu và em bé từ đầm bầu, tã, sữa đến xe đẩy. Tương tự các đối thủ khác, Bibo Mart không hề kém cạnh trong cuộc đua thương mại điện tử. 

Bibo Mart chọn Magento Enterprise Edition (nay là Adobe Commerce) để xây dựng website thương mại điện tử tuỳ chỉnh nhằm tăng tính trải nghiệm cho khách hàng khi mua sắm tại trang web bên cạnh những đợt khuyến mãi khủng và Loyalty Program. Hiện website có hơn 500 nghìn lượt truy cập mỗi tháng. 

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Bibo Mart
Website của Bibo Mart
  • Website: https://bibomart.com.vn/
  • Nền tảng: Magento Enterprise Edition (Adobe Commerce)
  • Lưu lượng truy cập: 518K/tháng
  • Xếp hạng: 2,216 (Việt Nam) & 109,496 (Toàn cầu)

Shop Trẻ Thơ 

Shop Trẻ Thơ là một trong những thương hiệu quen thuộc trong lĩnh vực Mẹ & Bé. Công ty chú trọng xây dựng và phát triển website thương mại điện tử bên cạnh 22 cửa hàng offline đang hoạt động nhằm bắt kịp xu hướng mua sắm online cũng như tạo vị thế cạnh tranh trong cuộc đua thương mại điện tử. 

Bên cạnh danh mục sản phẩm đa dạng, Shop Trẻ Thơ cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích khách hàng mua sắm online như Mua 1 tặng 1, Combo tiết kiệm, Mua hàng nhận quà, giảm giá khách mới, v.v. Hiện trang web có lưu lượng truy cập ổn định ở mức hơn 100 nghìn mỗi hàng. 

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Shop Trẻ Thơ
Website của Shop Trẻ Thơ
  • Website: https://shoptretho.com.vn/
  • Nền tảng: Ngôn ngữ PHP
  • Lưu lượng truy cập: 133K/tháng
  • Xếp hạng: 9,242 (Việt Nam) & 431,259 (Toàn cầu)

Tuticare 

Tuticare được xem là một thương hiệu nổi bật trong ngành hàng Mẹ & Bé với chuỗi 55 cửa hàng trải dài khắp Việt Nam. Các sản phẩm được bán tại Tuticare đều được qua kiểm tra nghiêm ngặt từ xuất xứ cho đến chất lượng nhằm giúp các mẹ an tâm khi mua sắm.

Doanh nghiệp triển khai website thương mại điện tử nhằm cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu với nhiều chương trình và ưu đãi hấp dẫn như Tuti Gift Card, Thuê bao bỉm sữa, v.v. Ngoài ra, Tuticare cung cấp đa dạng tùy chọn thanh toán như ví điện tử và mua trước trả sau. 

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Tuticare
Website của Tuticare
  • Website: https://www.tuticare.com/
  • Nền tảng: Ngôn ngữ PHP
  • Lưu lượng truy cập: 113.7K/tháng
  • Xếp hạng: 9,304 (Việt Nam) & 435,124 (Toàn cầu)

Mothercare 

Mothercare là doanh nghiệp Mẹ & Bé đến từ Anh Quốc chuyên cung cấp đa dạng các sản phẩm thời trang và đồ dùng cho mẹ bầu và trẻ em ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy ra mắt chưa lâu nhưng Mothercare nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ vào chất lượng sản phẩm tốt với giá thành phải chăng. 

Website Mothercare được xây dựng với nền tảng Magento để đáp ứng nhu cầu mua sắm online của khách hàng. Bên cạnh những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, website của Mothercare còn cung cấp nhiều cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông qua chuyên mục blog.

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Mothercare
Website của Mothercare 
  • Website: https://www.mothercare.com.vn/
  • Nền tảng: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 28.8K/tháng
  • Xếp hạng: 14,558 (Việt Nam) & 669,019 (Toàn cầu)

Soc & Brothers

Soc & Brothers là một cái tên mới nổi trong thị trường thương mại điện tử Mẹ & Bé, cung cấp đa dạng các mặt hàng cho mẹ bầu và trẻ em từ quần áo, sữa, tã đến xe đẩy và đồ chơi. Công ty xây dựng website thương mại điện tử với Haravan và có lưu lượng truy cập khoảng 28 nghìn mỗi tháng. Ngoài ra, Soc & Brothers triển khai Loyalty Program với 3 cấp bậc: Bạc, Vàng, Kim Cương áp dụng mua hàng và tích điểm tại chuỗi hệ thống siêu thị offline và cả các kênh online.  

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Soc & Brothers
Website của Soc & Brothers
  • Website: https://www.snbshop.vn/
  • Nền tảng: Haravan
  • Lưu lượng truy cập: 28.1K/tháng
  • Xếp hạng: 46,426 (Việt Nam) & 1,950,408 (Toàn cầu)

Carter’s

Carter’s là thương hiệu chuyên đồ trẻ em đã quá quen thuộc tại khu vực Bắc Mỹ. Sản phẩm của Carter’s rất đa dạng phù hợp với trẻ em ở mọi lứa tuổi, chiều cao và cân nặng. Website của Carter’s được xây dựng trên Salesforce Commerce Cloud với tông màu chủ đạo là xanh và trắng, ưu tiên sự tối giản và dễ thương.

Trang web hiện tại có khoảng 8.4 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Ngoài ra, thông qua website, khách hàng có thể mua gift card vật lý hoặc eGift để làm quà tặng và được tùy chỉnh thiết kế, mệnh giá và lời nhắn trên đó theo hướng cá nhân hoá.  

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Carters
Website của Carter’s
  • Website: https://www.carters.com/
  • Nền tảng: Salesforce Commerce Cloud
  • Lưu lượng truy cập: 8.4 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 1,127 (Hoa Kỳ) & 5,584 (Toàn cầu)

Hanna Andersson

Hanna Andersson là thương hiệu quần áo trẻ em nổi tiếng của Thuỵ Điển với thiết kế đẹp mắt và đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và kích thước từ đồ mặc hàng ngày đến đồ ngủ và đồ bơi. Website thương mại điện tử của Hanna Andersson được xây dựng và phát triển với nền tảng Salesforce Commerce Cloud và thu hút hơn 1.4 triệu lượt truy cập hàng tháng.

Hanna cung cấp trải nghiệm mua hàng cá nhân hoá bằng cách kêu gọi những khách hàng của mình tham gia tư vấn cách chọn quần áo phù hợp, cách nuôi dạy con trẻ và khách hàng mới có thể liên hệ trực tiếp với họ. 

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Hanna Andersson
Website của Hanna Andersson
  • Website: https://www.hannaandersson.com/
  • Nền tảng: Salesforce Commerce Cloud
  • Lưu lượng truy cập: 1.4 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 5,908 (Hoa Kỳ) & 32,358 (Toàn cầu)

OshKosh B’gosh 

OshKosh cũng là một thương hiệu chuyên cung cấp đồ trẻ em rất được ưa chuộng trên toàn cầu. Thương hiệu đã thành công khi xây dựng website thương mại điện tử với Salesforce Commerce Cloud nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm online tối ưu. Hiện trang web có hơn 900 nghìn lưu lượng truy cập mỗi tháng và cung cấp nhiều ưu đãi mua sắm hấp dẫn cho khách hàng như chương trình tích điểm để nhận quà tặng bất ngờ, quà sinh nhật hoặc voucher giảm giá. 

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - OshKosh Bgosh
Website của OshKosh B’gosh
  • Website: https://www.oshkosh.com/
  • Nền tảng: Salesforce Commerce Cloud
  • Lưu lượng truy cập: 919.4K/tháng
  • Xếp hạng: 11,805 (Hoa Kỳ) & 56,197 (Toàn cầu)

Janie and Jack 

Một hãng thời trang trẻ em khác cũng xây dựng website thương mại điện tử với nền tảng Salesforce Commerce Cloud là Janie and Jack. Công ty cung cấp đa dạng sản phẩm cho bé trai, bé gái, trẻ sơ sinh, trang sức, đồ gia đình, v.v. Đặc biệt, Janie and Jack hợp tác với hãng Disney để cung cấp các mặt hàng thời trang có hình ảnh của các nhân vật Disney yêu thích của các bé. 

Ngoài ra, thương hiệu này cung cấp cho khách hàng dịch vụ gói quà, khách hàng có thể tuỳ ý chọn sản phẩm, hộp quà, giấy gói, thiệp. Khách hàng có thể chọn tự gói hoặc sử dụng dịch vụ của Janie and Jack. 

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Janie and Jack
Website của Janie and Jack
  • Website: https://www.janieandjack.com/
  • Nền tảng: Salesforce Commerce Cloud
  • Lưu lượng truy cập: 764.8K/tháng
  • Xếp hạng: 9,339 (Hoa Kỳ) & 51,103 (Toàn cầu)

Children Salon

Children Salon thành lập năm 1952 và là một trong những thương hiệu dẫn đầu về thời trang cao cấp dành cho trẻ em với đa dạng sản phẩm từ quần áo, đến giày dép và mũ cho bé trai, bé gái và trẻ vị thành niên. Đặc biệt, công ty chuyên thiết kế và may các bộ sưu tập thời trang trẻ em cho những thương hiệu hàng đầu thế giới như Versace, Givenchy, Burberry, Dolce & Gabbana, Calvin Klein, v.v. Ngoài ra, nếu khách hàng mua các sản phẩm thiết kế này trên website của Children Salon thì sẽ được giảm giá lên đến 60%. 

Website thương mại điện tử của Children Salon được xây dựng với nền tảng Magento với các chức năng nâng cao như lọc sản phẩm theo kích cỡ và độ tuổi, hiển thị sản phẩm với kích cỡ hiện có, quy đổi đơn vị tiền tệ cho giá các sản phẩm, v.v. Trang web hiện có khoảng hơn 600 nghìn lượt truy cập mỗi tháng. 

 

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Children Salon
Website của Children Salon
  • Website: https://www.childrensalon.com/
  • Nền tảng: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 647.5K/tháng
  • Xếp hạng: 56,386 (Hoa Kỳ) & 90,938 (Toàn cầu)

Motherhood Maternity

Website thương mại điện của Motherhood Maternity từ lâu đã trở thành điểm đến mua sắm thời trang quen thuộc của các mẹ bầu. Website được phát triển trên nền tảng Shopify và có được khoảng 400 nghìn lượt truy cập hàng tháng. 

Bên cạnh đa dạng các sản phẩm quần áo và phụ kiện hỗ trợ, Motherhood dành riêng chuyên mục Expert Guide để chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe giai đoạn thai sản. Ngoài ra, Motherhood còn triển khai chương trình Preggie Perks để khách hàng khi mua sắm tại website có cơ hội nhận được voucher giảm giá hoặc quà tặng đặc biệt gửi kèm theo sản phẩm về tận nhà. 

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - Motherhood Maternity
Website của Motherhood Maternity
  • Website: https://www.motherhood.com/
  • Nền tảng: Shopify
  • Lưu lượng truy cập: 426.8K/tháng
  • Xếp hạng: 17,468 (Hoa Kỳ) & 98,316 (Toàn cầu)

HATCH Collection 

HATCH Collection cũng là thương hiệu nổi tiếng trên thế giới chuyên cung cấp các mặt hàng thời trang và làm đẹp cho mẹ bầu. Dù thành lập từ năm 2011 nhưng thương hiệu này chỉ mở 2 cửa hàng offline tại California và New York bởi chiến lược của HATCH là tập trung vào bán hàng online. 

Thông qua website thương mại điện tử, HATCH triển khai nhiều chương trình mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng. NIKKI’s List là một trong số đó, khách hàng sẽ trả lời một số câu hỏi, sau đó HATCH sẽ đưa ra các gợi ý sản phẩm theo cách cá nhân hoá. Trang web của HATCH được xây dựng và phát triển bằng nền tảng Shopify với khoảng 223 nghìn lượt truy cập mỗi tháng.  

15 Website Thương Mại Điện Tử Mẹ & Bé (Việt Nam + Quốc Tế) - HATCH Collection
Website của HATCH Collection
  • Website: https://www.hatchcollection.com/
  • Nền tảng: Shopify
  • Lưu lượng truy cập: 223.7K/tháng
  • Xếp hạng: 40,787 (Hoa Kỳ) & 204,740 (Toàn cầu)

Có thể thấy, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã góp phần tác động và làm thay đổi xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng. Trong đó, mua sắm các mặt hàng Mẹ & Bé đã chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa hình thức offline và online. 

Trên đây là 15 website thương mại điện tử bao gồm những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực Mẹ & Bé ở Việt Nam và Quốc tế. Những thương hiệu này cho thấy sự thức thời trong việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và sự nỗ lực phát triển hạ tầng công nghệ để tranh phần “miếng bánh” hàng tỷ USD. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử chuyên nghiệp theo đặc thù từng ngành hàng.

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử
9 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE CHO MÔ HÌNH SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
30/06/2023
19,401
2
0
1

Khác với xây dựng website thương mại điện tử cho các mô hình đơn giản như B2C, B2B thì việc triển khai website cho sàn thương mại điện tử sẽ yêu cầu cao hơn về kiến thức kỹ thuật, trình độ lập trình, cơ sở dữ liệu và quản lý hệ thống, v.v. 

Trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ các bước quan trọng để xây dựng website cho sàn thương mại điện tử thành công, từ việc nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh, cho đến thiết kế giao diện người dùng hấp dẫn và xây dựng hệ thống chức năng, v.v.

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh là bước đầu quan trọng và không thể thiếu khi xây dựng một sàn thương mại điện tử hay bất cứ hoạt động kinh doanh nào. 

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh
Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh

Dưới đây là một số lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động này:

  • Hiểu khách hàng và nhu cầu thị trường: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh và yếu tố quyết định trong ngành. Bằng việc tìm hiểu về nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược để tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất và nắm bắt thời cơ kinh doanh hiệu quả.
  • Xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể và đặt ra chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm/dịch vụ cung cấp chính và phụ, cách tiếp cận thị trường, cách tiếp cận khách hàng và cách tạo ra giá trị cạnh tranh. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một bản đồ chi tiết về cách doanh nghiệp sẽ xây dựng, phát triển và vận hành sàn thương mại điện tử của mình. 
  • Định hình USP (Unique Selling Point – Điểm bán hàng độc nhất): Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được những đặc điểm nổi bật và giá trị cạnh tranh mà thương hiệu có thể tạo ra để thu hút khách hàng. Xác định được USP sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng những yếu tố này trong branding, marketing và cách thức vận hành để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sàn thương mại điện tử. 
  • Quản lý rủi ro và tài chính: Lập kế hoạch tài chính và  quản lý rủi ro trước quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần đánh giá tài chính và nguồn lực cần thiết để triển khai dự án, đồng thời lập kế hoạch tài chính dài hạn để đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp.

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Nền tảng thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử. Vì nếu không chọn đúng từ ban đầu thì doanh nghiệp sẽ phải luẩn quẩn mãi trong vòng xoáy công nghệ để triển khai website thương mại điện tử.

Thông thường, có 2 loại nền tảng thương mại điện tử để doanh nghiệp lựa chọn là SaaS và Open Source.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp
Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Nền tảng SaaS

Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng 1 phần mềm.

Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống server của nhà cung cấp và nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp. 

Một số nền tảng SaaS phổ biến hiện nay: Haravan, Shopify, BigCommerce, v.v.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh, độ bảo mật cao, hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng tăng theo thời gian, doanh nghiệp có thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu, hạn chế về chức năng và khả năng mở rộng, tùy chỉnh.

Nền tảng Open Source

Nền tảng Open Source hay mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công bố công khai, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phí.

Các nền tảng mã nguồn mở sẽ là sự lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp phát triển hệ thống website thương mại điện tử phức tạp, đặc thù cho mô hình sàn thương mại điện tử nhờ các chức năng tùy chỉnh chuyên sâu.

Các nền tảng thương mại điện tử Open Source phải kể đến đó là: Magento, WooCommerce (Plugin của WordPress), Open Cart, v.v

  • Ưu điểm: Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao, tính năng và tiện ích bổ sung đa dạng, doanh nghiệp được sở hữu mã nguồn và dữ liệu.
  • Nhược điểm: Không dễ sử dụng, chi phí xây dựng cao, thời gian triển khai dài. 

Mỗi loại nền tảng đều có những ưu và nhược điểm. Do đó, doanh nghiệp nên có đội ngũ nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị phát triển website thương mại điện tử có kinh nghiệm và chuyên môn cao để được tư vấn lựa chọn, phát triển và vận hành nền tảng đã chọn một cách hiệu quả.

Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house

Vấn đề lựa chọn nguồn lực để phát triển hệ thống website cho sàn thương mại điện tử sẽ định hình phương hướng phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp ở giai đoạn đầu. Doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị phát triển có chuyên môn hoặc xây dựng đội ngũ riêng.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house
Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house

Khi xây dựng đội ngũ nội bộ, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhưng doanh nghiệp sẽ quản lý và kiểm soát nguồn lực tốt và chủ động điều chỉnh để phát triển hệ thống website thương mại điện tử theo đúng ý định ban đầu đề ra.

Khi quyết định tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp sẽ phải làm việc với rất nhiều đơn vị để có thể tìm ra đơn vị uy tín nhất. Tuy nhiên khi đã tìm được đối tác đã có nhiều kinh nghiệm thực chiến về website thương mại điện tử và trên nhiều nền tảng thì doanh nghiệp sẽ được tư vấn và đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề từ nhiều góc độ ngay trước khi phát triển hệ thống.

Ngoài ra, các đơn vị này cũng có kinh nghiệm đa dạng xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng trong khi phát triển và vận hành hệ thống. Nhờ đó ngoài việc những yêu cầu của doanh nghiệp cho website thương mại điện tử sẽ được đáp ứng đúng kỳ vọng, thì các bên còn được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau.

Thiết kế UI/UX

Giao diện người dùng (User Interface – UI)  và Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) thường được xem như là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình thiết kế giao diện cho sàn thương mại điện tử.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Thiết kế UIUX
Thiết kế UIUX cho sàn thương mại điện tử

Dưới đây là các số bước quan trọng trong quá trình thiết kế UI/UX:

  • Nghiên cứu người dùng: Nghiên cứu và hiểu rõ về đối tượng người dùng mục tiêu như thông tin nhân khẩu học, hành vi, nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xác định những yếu tố quan trọng cần được tập trung và thiết kế phù hợp.
  • Tạo wireframe: Wireframe là bản tóm tắt đơn giản về cấu trúc và bố cục của trang web, giúp doanh nghiệp xác định vị trí của các phần tử giao diện như menu, nút, hình ảnh và vùng chứa nội dung. Wireframe cung cấp cái nhìn tổng quan về giao diện và trợ giúp trong việc xây dựng layout cơ bản cho sàn thương mại điện tử.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX): Đảm bảo trang web dễ sử dụng, dễ điều hướng và đáp ứng nhu cầu của người dùng như tăng tính tương tác, mobile friendly, tối ưu hóa tốc độ tải trang, v.v.
  • Thiết kế giao diện người dùng (UI): Tạo các thành phần giao diện như nút, menu, biểu mẫu, hình ảnh và đồ họa phù hợp với thương hiệu. Đảm bảo sử dụng màu sắc, font chữ và hình ảnh hợp lý để tạo nên giao diện chuyên nghiệp nhưng vẫn có “hơi thở” của thương hiệu.
  • Kiểm tra và đánh giá: Sau khi hoàn thiện thiết kế UI/UX, hãy thử nghiệm trên một nhóm người dùng hoặc sử dụng các công cụ kiểm tra để đánh giá hiệu quả của giao diện.

Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu

Từ yêu cầu kinh doanh, đội ngũ kỹ thuật sẽ xây dựng kiến trúc hệ thống cho website thương mại điện tử dựa trên khung công nghệ hoặc nền tảng phù hợp. Có thể sử dụng các kiến trúc như kiến trúc hệ thống ba lớp (three-tier architecture), kiến trúc hệ thống microservices, kiến trúc hybrid, kiến trúc headless, etc.

Mỗi loại kiến trúc đều có ưu điểm và hạn chế riêng, doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận và làm việc với các chuyên gia trong đội ngũ hoặc đối tác để chọn kiến trúc hệ thống phù hợp nhất cho từng giai đoạn.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu
Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu

Một bước cũng không kém quan trọng tiếp theo chính là thiết lập bảo mật và quản lý dữ liệu. Doanh nghiệp cần xác định các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu người dùng, thông tin thanh toán, và thông tin quan trọng khác. Đảm bảo rằng dữ liệu được mã hóa và truyền tải an toàn qua kết nối SSL. Áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu như kiểm soát truy cập, xác thực người dùng, mã hóa dữ liệu và kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu.

Tùy theo mô hình vận hành của sàn mà việc thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu sẽ cần được tùy chỉnh cho phù hợp và hiệu quả.

Phát triển hệ thống chức năng

Sau khi đã hoàn tất các hệ thống chức năng căn bản, doanh nghiệp nên tiếp tục phát triển các chức năng đặc thù cho mô hình sàn thương mại điện tử như:

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Phát triển hệ thống chức năng
Phát triển hệ thống chức năng

Cổng điều hành: Quản trị toàn diện thông tin trên sàn như quản lý người bán, phân loại sản phẩm, phân khúc khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát nội dung quảng cáo, v.v.

  • Nhóm Người dùng và Cấp độ quản trị: Chia người dùng trên sàn thành các nhóm khác nhau. Nhóm người dùng cho phép cấp các quyền khác nhau cho những người dùng khác nhau.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý kho bãi, hàng tồn kho và hỗ trợ người bán thực hiện vận chuyển đơn hàng bằng cách định tuyến các đơn hàng, v.v. 
  • Công cụ Marketing: Bao gồm một loạt các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chiến lược chiêu thị như quảng cáo tìm kiếm, livestream, gamification, v.v.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Khả năng hiển thị sản phẩm được cá nhân hóa như sản phẩm yêu thích, sản phẩm tương tự, sản phẩm đã từng mua, đàm phán đơn hàng với người bán, v.v.
  • Phân tích và báo cáo: Phân tích và đo lường hiệu suất hoạt động của hệ thống website thương mại điện tử, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp theo.
  • Tích hợp các hệ thống khác.

Cổng thông tin người bán: Người bán tự quản lý sự hiện diện của họ trên thị trường bao gồm danh sách sản phẩm, đơn đặt hàng và hoạt động, v.v.

  • Quản lý danh mục và sản phẩm: Thêm, sửa, xóa danh mục sản phẩm và sản phẩm trong danh mục; Quản lý thuộc tính và biến thể sản phẩm (màu sắc, kích thước, v.v.); Quản lý số lượng hàng tồn kho.
  • Quản lý nội dung: Xây dựng và tối ưu nội dung từ văn bản, hình ảnh, video, banner, widget, template đến nội dung về thương hiệu, thông điệp, v.v.
  • Quản lý đơn hàng: Xem danh sách đơn hàng và trạng thái của chúng. Theo dõi vận đơn và giao hàng. Cập nhật trạng thái đơn hàng (đang xử lý, đã giao hàng, đã hủy, v.v.). 
  • Quảng cáo và khuyến mãi: Hiển thị các quảng cáo, banner, khuyến mãi trên trang web; Quản lý mã giảm giá, chương trình khuyến mãi, v.v.
  • Tích hợp thanh toán và xử lý giao dịch: Tích hợp cổng thanh toán để xử lý thanh toán trực tuyến; xác nhận và theo dõi các giao dịch thanh toán. 

Cổng thông tin khách hàng: Cho phép người dùng thao tác và quản lý các thông tin cơ bản như số điện thoại, email, địa chỉ giao hàng, điều chỉnh các tùy chọn thanh toán, yêu cầu báo giá, quản lý danh sách mua sắm, kiểm tra trạng thái đơn hàng, v.v.

  • Đăng ký và quản lý tài khoản: Đăng ký tài khoản người dùng mới (người mua và người bán), đăng nhập và quản lý thông tin cá nhân, địa chỉ giao hàng, phương thức thanh toán, v.v. 
  • Tìm kiếm và xem sản phẩm: Tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa, danh mục, thương hiệu, v.v. Xem thông tin chi tiết của sản phẩm, bao gồm hình ảnh, mô tả, giá cả, đánh giá, v.v. 
  • Giỏ hàng và thanh toán: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng; chỉnh sửa số lượng sản phẩm, xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng, tính toán và hiển thị tổng số tiền trong giỏ hàng; chọn phương thức thanh toán; nhập thông tin thanh toán và địa chỉ giao hàng; xác nhận và đặt hàng. 
  • Đánh giá và nhận xét: Đánh giá và viết nhận xét về sản phẩm; xem đánh giá và nhận xét của người dùng khác. 
  • Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp kênh liên hệ để khách hàng có thể gửi câu hỏi, yêu cầu hỗ trợ; hỗ trợ trực tuyến qua chat trực tiếp, email, điện thoại, v.v.

Kiểm thử chất lượng hệ thống sàn thương mại điện tử

Dù là xây dựng đội ngũ nội bộ hay thuê ngoài các đơn vị phát triển thì quá trình kiểm thử chất lượng dự án là vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp doanh nghiệp xác nhận rằng hệ thống đã hoạt động như mong đợi và đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra từ ban đầu.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Kiểm thử chất lượng hệ thống thương mại điện tử
Kiểm thử chất lượng hệ thống thương mại điện tử

Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm thử: Xác định mục tiêu và phạm vi của quá trình kiểm thử. Đặt ra các tiêu chí và yêu cầu cụ thể mà doanh nghiệp muốn kiểm tra để đảm bảo rằng sàn hoạt động một cách chính xác và đáp ứng các yêu cầu đã đề ra.

Bước 2. Lập kế hoạch kiểm thử: Xác định kế hoạch kiểm thử chi tiết, bao gồm các trường hợp kiểm thử, kịch bản và dữ liệu. Xác định nguồn tài nguyên, thời gian và phạm vi của các bước kiểm thử.

Bước 3. Kiểm thử chức năng: Kiểm tra tất cả chức năng của trang web nhằm xác minh rằng mọi chức năng phát triển đang hoạt động đúng như mong đợi. Nếu trang web của doanh nghiệp hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và khu vực, thì doanh nghiệp cũng nên kiểm tra tính tương thích và hiển thị của từng từng tính năng theo từng khu vực địa lý.

Bước 4. Kiểm thử giao diện người dùng (UI): Đảm bảo giao diện website được thiết kế đẹp, dễ sử dụng, việc hiển thị thông tin, các nút và liên kết, trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động và máy tính bảng.

Bước 5. Kiểm thử tương thích trình duyệt: Kiểm tra trang web trên các trình duyệt phổ biến như Google Chrome, Mozilla Firefox, Safari và Microsoft Edge để đảm bảo tính tương thích và hiển thị đúng trên mọi nền tảng.

Bước 6. Kiểm thử hiệu năng: Kiểm tra hiệu năng của trang web, bao gồm tốc độ tải trang, khả năng xử lý đồng thời và khả năng mở rộng. Đảm bảo rằng trang web hoạt động một cách mượt mà và đáp ứng được lưu lượng truy cập dự kiến.

Bước 7. Kiểm thử bảo mật: Kiểm tra tính bảo mật của sàn bằng cách kiểm tra khả năng xâm nhập, bảo mật dữ liệu và xác thực người dùng. Kiểm tra các phương thức bảo mật như SSL, mã hóa dữ liệu và chứng chỉ bảo mật.

Bước 8. Xử lý lỗi: Ghi lại và theo dõi các lỗi và vấn đề xuất hiện trong quá trình kiểm thử. Xác định nguyên nhân, sửa lỗi và kiểm tra lại cho đến khi quá trình kiểm tra được thông qua, toàn bộ hệ thống đã sẵn sàng để có thể golive và đi vào hoạt động.

Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử

Go-live là giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng website sàn thương mại điện tử, khi đó trang web được chính thức đưa vào hoạt động thực tế. 

Để đảm bảo quá trình go-live diễn ra thành công thì doanh nghiệp nên chuẩn bị danh sách gọi là Go-live checklist. Đây là danh sách những việc đội ngũ triển khai cần làm để chuẩn bị go-live hệ thống. Danh sách này sẽ bao gồm các đầu mục công việc, người chịu trách nhiệm, trạng thái, ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử
Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử

Trước khi Golive

  • Chuẩn bị môi trường Production và trỏ tên miền
  • Đảm bảo toàn bộ mã nguồn hệ thống chuẩn bị golive là phiên bản cuối cùng của quá trình kiểm thử chất lượng.
  • Chuyển đổi dữ liệu: Thực hiện quá trình chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới theo phương pháp đã xác định. Sau đó kiểm tra lại dữ liệu sau khi chuyển đổi để đảm bảo tính toàn vẹn và tính chính xác của dữ liệu trong hệ thống mới
  • Cập nhật nội dung: kiểm tra lại nội dung trên website, bao gồm văn bản, hình ảnh, video và các tài liệu khác. Đảm bảo rằng nội dung được hiển thị chính xác và không có lỗi chính tả hoặc định dạng.
  • Sao lưu toàn bộ dữ liệu trên website để đảm bảo an toàn và khả năng phục hồi dữ liệu khi cần thiết. 
  • Xác định và chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ cho khách hàng

Golive 

  • Triển khai quy trình chuyển đổi từ môi trường phát triển sang môi trường sản phẩm thực tế
  • Theo dõi lưu lượng truy cập và hoạt động website ngay sau khi go-live
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống trong suốt quá trình go-live

Sau khi Golive

  • Theo dõi và phản hồi phản hồi từ người dùng
  • Xử lý các lỗi và vấn đề xuất hiện sau quá trình go-live
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống trong thời gian dài sau go-live
  • Đảm bảo tính tương thích của các tích hợp với hệ thống bên ngoài
  • Đào tạo nhân viên và người quản lý để sử dụng hiệu quả và duy trì hệ thống

Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website

Việc liên tục cập nhật hệ thống sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng, cải thiện trải nghiệm người dùng, theo kịp xu hướng công nghệ mới, tăng cường tính cạnh tranh, v.v. Ngoài ra, liên tục sửa lỗi và cập nhật các bản vá bảo mật sẽ tăng cường uy tín của thương hiệu, bảo vệ người dùng trước các đợt tấn công trên Internet, v.v.

Bên cạnh đó, việc phát triển các tính năng mới sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội trên thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh một cách chuyên nghiệp hơn. Chẳng hạn như sau một thời gian vận hành và nắm trong tay một lượng khách hàng nhất định thì doanh nghiệp có thể triển khai các tính năng cho khách hàng thân thiết.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website
Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website

Để kinh doanh sàn thương mại điện tử thành công thì cần có rất nhiều yếu tố như mô hình vận hành, tiềm lực tài chính, xây dựng đối tác chiến lược với nhiều nhãn hàng khác nhau. Nhưng có một hệ thống sàn thương mại điện tử hoạt động mượt mà và hiệu suất cũng sẽ đóng góp một phần rất lớn nên thành công đó.

Tuy nhiên hành trình xây dựng website cho sàn thương mại điện tử lại không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu và triển khai sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử, liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM  (02871089908) để được tư vấn miễn phí!

Xem tiếp
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất
BIGCOMMERCE VS MAGENTO 2023: SO SÁNH CHI TIẾT NHẤT
23/06/2023
6,265
2
0
1

BigCommerce và Magento là hai tên tuổi uy tín đại diện cho hai dạng nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở và nhu cầu xây dựng và phát triển website thương mại điện tử với hai nền tảng này cũng ngày càng lớn. Tuy nhiên, quyết định chọn một trong hai nền tảng để triển khai thì không phải là việc dễ dàng.

Bài viết dưới đây tập trung liệt kê ưu nhược điểm và so sánh chi tiết về sự khác nhau giữa hai nền tảng BigCommerce và Magento nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đưa ra quyết định. 

Tổng quan

BigCommerce là gì?

BigCommerce là nền tảng thương mại điện tử SaaS, giàu tính năng được tích hợp sẵn vào các gói giải pháp để các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và trình độ kỹ thuật có thể nhanh chóng triển khai website thương mại điện tử. 

Bên cạnh các tính năng tích hợp sẵn, BigCommerce còn cung cấp đa dạng công cụ và tiện ích mở rộng từ bán hàng, marketing, SEO đến phân tích và chuyển đổi dữ liệu để doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử.

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất - BigCommerce là gì
Nền tảng thương mại điện tử BigCommerce

Magento là gì?

Magento (nay thuộc sở hữu của Adobe) là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở cho phép doanh nghiệp toàn quyền xây dựng và kiểm soát website thương mại điện tử. 

Được biết đến là nền tảng có thể tùy chỉnh và mở rộng cao cùng rất nhiều tính năng và tiện ích mở rộng nâng cao nên Magento đáp ứng tốt nhu cầu phức tạp về xây dựng và phát triển website của các doanh nghiệp lớn có ngân sách dư dả cùng trình độ kỹ thuật nhất định. 

Magento hiện có 2 phiên bản chính:

  • Magento Open Source: phiên bản miễn phí
  • Adobe Commerce: phiên bản trả phí với 2 tùy chọn on-premise và on-cloud
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất - Magento là gì
Nền tảng thương mại điện tử Magento (Adobe Commerce)

BigCommerce vs Magento: Ưu Nhược Điểm

BigCommerce

Ưu điểm: 

  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
  • Phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp
  • Giàu tính năng được tích hợp sẵn
  • Đa dạng gói giải pháp với chi phí sử dụng hợp lý
  • Cung cấp 65 giải pháp thanh toán phổ biến trên thế giới được tích hợp sẵn với BigCommerce và không thu phí giao dịch
  • Đa dạng theme và tiện ích mở rộng 

Nhược điểm:

  • Giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng
  • Chi phí triển khai tăng dần theo thời gian
  • Hạn chế khả năng tùy chỉnh

Magento

Ưu điểm: 

  • Phù hợp với doanh nghiệp lớn với nhu cầu tuỳ chỉnh phức tạp và ngân sách dư dả
  • Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao 
  • Tính năng tính hợp sẵn đa dạng và nâng cao hơn các nền tảng SaaS
  • Không giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng
  • Tiện ích mở rộng đa dạng 

Nhược điểm:

  • Yêu cầu trình độ kỹ thuật để có thể triển khai
  • Thời gian triển khai khá lâu 
  • Chi phí ban đầu cao

BigCommerce vs Magento: So sánh chi tiết

Dễ sử dụng

Yếu tố dễ sử dụng là một trong những yếu tố doanh nghiệp thương mại điện tử thường cân nhắc đầu tiên khi lựa chọn nền tảng. Một nền tảng có giao diện thân thiện, dễ thiết lập và quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào vận hành hoạt động kinh doanh.

BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS nên sẽ dễ chịu hơn cho các doanh nghiệp không chuyên về công nghệ và kỹ thuật khi xây dựng website thương mại điện tử. Không cần lập trình phức tạp, doanh nghiệp chỉ cần điền một số thông tin đơn giản để có quyền truy cập vào dashboard của BigCommerce. Tại đây, doanh nghiệp có thể thiết lập và quản lý tất cả các khía cạnh của cửa hàng thương mại điện tử (từ thêm sản phẩm đến thay đổi layout). 

Ngoài ra, BigCommerce còn cung cấp trình tạo trang kéo thả để doanh nghiệp tạo giao diện storefront dễ dàng mà không cần viết bất kỳ dòng code nào. Hơn nữa, theme và tiện ích mở rộng có thể được thêm vào nhanh chóng chỉ với một vài cú nhấp chuột. 

Magento

Mặc khác, người dùng Magento sẽ cần có trình độ kỹ thuật nhất định để thực hiện các tác vụ khi thiết lập website thương mại điện tử bao gồm thiết lập tệp FTP, tích hợp theme vào website Magento, v.v. Hơn nữa, để thực hiện một số thay đổi như sửa đổi theme, tích hợp tiện ích mở rộng, tải lên các bản vá bảo mật, tối ưu hoá tốc độ cũng đòi hỏi kỹ năng mã hoá. 

Do đó, nhiều doanh nghiệp sẽ chọn hợp tác với đơn vị chuyên về Magento để phát triển và duy trì website thương mại điện tử Magento. Dù vậy, sau khi hoàn thành những thiết lập kỹ thuật rắc rối ban đầu, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh các thuộc tính và chức năng cho website trong phần backend.

Chi phí

BigCommerce

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-BigCommerce
Chi phí triển khai BigCommerce

Magento

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Magento
Chi phí triển khai Magento

Hosting

BigCommerce

Là một nền tảng SaaS, BigCommerce sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến hosting, đồng thời đảm bảo thời gian uptime trung bình lên đến 99,99% cùng tốc độ tải trang nhanh và tốn ít thời gian để duy trì website thương mại điện tử . 

Magento

  • Magento Open Source: Doanh nghiệp mua hosting từ bên thứ ba chuyên hosting Magento và họ sẽ đảm nhiệm thiết lập cơ sở hạ tầng, bảo mật, bảo trì để doanh nghiệp tập trung quản lý hoạt động kinh doanh. 
  • Adobe Commerce on-premise: Doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát trong việc thiết lập và quản lý môi trường hosting nội bộ và tùy chỉnh dựa trên nhu cầu.
  • Adobe Commerce on-cloud: hosting cho website thương mại điện tử Magento của doanh nghiệp sẽ cung cấp, thiết lập, quản lý và lưu trữ trên các máy chủ ảo của nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) như AWS, Microsoft Azure. 
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Hosting
Hosting của BigCommerce và Magento

Tính Năng

SEO

Mọi website thương mại điện tử đều cần SEO và đây cũng là tính năng quan trọng doanh nghiệp nên xem xét khi đánh giá một nền tảng. Cả BigCommerce và Magento đều trang bị những tính năng cần thiết để tối ưu SEO, bao gồm:

  • Google site map
  • SEO-friendly URL
  • Rewrite URL
  • Meta description
  • Mã trạng thái phải hồi 301
  • Tương thích với thiết bị di động

Tuy nhiên, BigCommerce có sẵn tính năng ‘blog’ ở trong các gói giải pháp còn đối với Magento, doanh nghiệp phải tích hợp tiện ích ‘blog’ thì mới có thể sử dụng. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng tiện ích mở rộng trong marketplace của Magento và BigCommerce để tối ưu SEO hơn nữa cho website. Chi phí cho tiện ích mở rộng của Magento sẽ cao hơn BigCommerce nhưng xét về sự đa dạng các bộ SEO nâng cao thì Magento chắc chắn vượt trội hơn. 

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của BigCommerce
Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của BigCommerce
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của Magento
Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của Magento

Tích hợp đa kênh bán hàng

Riêng tính năng này, BigCommerce vượt trội hơn Magento khi đã tích hợp sẵn các kênh bán hàng phổ biến nhất hiện nay vào trong các gói giải pháp như Amazon, Ebay, Walmart, Facebook, Instagram. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần tích hợp với các kênh bán hàng khác ngoài các kênh đã tích hợp sẵn này thì có thể tích hợp với các app trong marketplace của BigCommerce. 

Còn với Magento, doanh nghiệp có thể triển khai bán hàng đa kênh bằng cách tích hợp mọi  kênh bán hàng mong muốn vào website thương mại điện tử của mình với chi phí khác nhau, riêng kênh Amazon thì doanh nghiệp có thể tích hợp miễn phí. 

Tính năng liên quan đến quy trình mua hàng

Các doanh nghiệp thương mại điện tử cần đảm bảo quy trình mua hàng của khách hàng diễn ra mượt mà, nhanh chóng và thuận tiện nhất có thể từ việc cung cấp hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm đến quy trình thanh toán đơn giản. Cả Magento và BigCommerce đều cung cấp những tính năng để hỗ trợ quá trình mua sắm trên website như:

  • Lọc sản phẩm
  • So sánh sản phẩm
  • Sản phẩm xem gần đây
  • Wishlist
  • Thanh toán trên 1 trang duy nhất
  • Thanh toán với tư cách là thành viên hoặc người ghé thăm website
  • Định giá giao hàng theo thời gian thực
  • Giao hàng đến nhiều địa chỉ
  • Theo dõi đơn hàng tại website thông qua tài khoản đăng ký
  • Tái đặt hàng

Thanh toán

BigCommerce cung cấp cho doanh nghiệp 65 cổng thanh toán được tích hợp sẵn bao gồm các cổng thanh toán nổi tiếng như Apple Pay, Google Pay, Amazon Pay, v.v và tất cả đều không tính phí giao dịch. 

Trong khi đó, Magento chỉ cung cấp thanh toán với PayPal và Authorize.net, còn lại doanh nghiệp cần phải tích hợp với dịch vụ thanh toán bên thứ ba. Trên Marketplace của Magento có hơn 450 tiện ích mở rộng liên quan đến dịch vụ thanh toán với đa dạng chi phí nhưng doanh nghiệp sẽ cần thời gian để lựa chọn và tích hợp.

Theme & Tiện ích mở rộng

Ngoài tính năng thì theme và tiện ích mở rộng cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của website thương mại điện tử. Vì vậy, đây sẽ là một yếu tố nữa mà doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn nền tảng. 

BigCommerce

Nền tảng cung cấp cho doanh nghiệp khoảng 266 theme với chi phí từ $195 đến $395, trong đó có 12 theme miễn phí. Doanh nghiệp có thể mua theme BigCommerce trên ThemeForest với mức giá chỉ khoảng từ $16 đến $179.

Các thiết kế này đều hiện đại, sử dụng thích hợp với nhiều lĩnh vực và đáp ứng tốt trên nhiều kích thước màn hình như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn.

Tuy nhiên, nếu so với các nền tảng SaaS khác như Wix hay Squarespace thì khả năng tùy chỉnh và số lượng theme của BigCommerce kể cả miễn phí và trả phí vẫn còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, số lượng theme miễn phí và trả phí trên thực tế không hẳn chính xác vì một số theme có layout rất giống nhau chỉ khác ở cách phối màu.

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Layout của Fortune Contrast và Fortune Bright gần như là một
Layout của Fortune Contrast và Fortune Bright gần như là một

Magento

Khác với BigCommerce, thư viện theme của Magento chỉ có sẵn 9 theme để doanh nghiệp lựa chọn nhưng chỉ có 3 theme là miễn phí còn lại doanh nghiệp phải trả từ $150 đến $499 để mua. Nếu mua theme Magento trên ThemeForest thì mỗi theme chỉ có giá từ $39 đến $299. 

Theme của Magento

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thiết kế giao diện theo nhu cầu của riêng mình bằng cách hợp tác với đơn vị có chuyên môn với chi phí khoảng $1,000 – 5,000. 

Về tiện ích mở rộng thì cả BigCommerceMagento đều có thư viện tiện ích mở rộng lớn để hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng cửa hàng thương mại điện tử của mình nhưng Magento có phần vượt trội hơn.

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Bảng so sánh Magento và BigCommerce
Theme và tiện ích mở rộng của BigCommerce và Magento

Khả năng tùy chỉnh và mở rộng

Khả năng tùy chỉnh của một nền tảng là khả năng điều chỉnh bất kỳ chức năng, theme và tiện ích mở rộng tích hợp để đáp ứng nhu cầu cụ thể của website thương mại điện tử. Trong khi đó, khả năng mở rộng đề cập đến khả năng duy trì hiệu suất hoạt động của nền tảng khi website thương mại điện tử của doanh nghiệp phát triển. Vì thế đây cũng là một yếu tố quan trọng để lựa chọn nền tảng. 

Khả năng tùy chỉnh 

Magento là nền tảng mã nguồn mở nên các nhà phát triển có toàn quyền truy cập và tuỳ chỉnh mã nguồn. 

Mặt khác, BigCommerce với bản chất là nền tảng SaaS sẽ không cho phép doanh nghiệp can thiệp vào phần backend. Dù doanh nghiệp có thể dùng một số đoạn code để điều chỉnh một số chi tiết ở phần giao diện frontend trong khi phần lớn điều chỉnh cần được thực hiện ở backend. Do đó, khả năng tùy chỉnh của BigCommerce có phần hạn chế hơn so với Magento.

Khả năng mở rộng 

Cả Magento và BigCommerce đều có thể xử lý lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng lớn nhưng Magento vượt trội hơn BigCommerce và đó cũng là lý do Magento không giới hạn ngưỡng doanh số. 

Trong khi đó, BigCommerce giới hạn doanh số bán hàng hằng năm theo từng gói giải pháp, nghĩa là khi doanh nghiệp chạm ngưỡng giới hạn doanh số của gói giải pháp đang sử dụng, doanh nghiệp cần nâng cấp lên gói giải pháp cao hơn.

  • Gói Standard: Tối đa 50K/năm
  • Gói Plus: Tối đa 180K/năm
  • Gói Pro: Tối đa 400K/năm
  • Gói Enterprise: Tùy chỉnh

Bảo mật

Cả hai nền tảng đều là những tên tuổi lớn trong ngành thương mại điện tử và được rất nhiều doanh nghiệp tín nhiệm về khả năng bảo mật. Tuy nhiên, xét về khả năng cung cấp các hỗ trợ liên quan đến quá trình bảo mật, BigCommerce và Magento khá khác nhau.

BigCommerce là nền tảng SaaS nên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến bảo mật như một phần của chi phí sử dụng nền tảng trong các gói giải pháp bao gồm chứng chỉ SSL, tường lửa, sao lưu, phát hiện xâm nhập. Trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7 để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Mặt khác, do tính chất của nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm vấn đề bảo mật cho website thương mại điện tử Magento. Chẳng hạn, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về chứng chỉ SSL, xác thực hai yếu tố và tuân thủ PCI. Ngoài ra, Magento thường xuyên cập nhật bảo mật nhưng quá trình cập nhật cần được tiến hành thủ công nên sẽ gây khó khăn cho người dùng không chuyên về kỹ thuật. 

Việc cung cấp hỗ trợ của Magento cũng hạn chế so với BigCommerce. Theo đó, doanh nghiệp chỉ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ trong giờ hoạt động của Magento hoặc liên hệ với các trung gian bên thứ ba nên sẽ cần thời gian và rườm rà. 

Độ phổ biến

Cả hai nền tảng BigCommerce và Magento đều là những sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp thương mại điện tử nhưng mức độ phổ biến thì có phần chênh lệch.

Theo BuiltWith, tính đến thời điểm hiện tại có 142,010 website Magento đang hoạt động, trong khi đó, chỉ có 44,796 website BigCommerce đang hoạt động.

Do đó, về mức độ phổ biến thì Magento chiếm ưu thế hơn so với BigCommerce.  

  • Những thương hiệu nổi tiếng sử dụng Magento: Coca Cola, Nike, Tesla,…
  • Những thương hiệu nổi tiếng sử dụng BigCommerce: SkullCandy, LARQ, Molton Brown,..

Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng khắp nơi trên thế giới với cả nền tảng BigCommerce và Magento, SECOMM rút ra những kinh nghiệm quý giá để giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử nhanh chóng và hiệu quả. 

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM  (02871089908) để được tư vấn miễn phí về triển khai website thương mại điện tử với BigCommerce hoặc Magento.

Xem tiếp
Shopify Hydrogen Giải Pháp Headless eCommerce Đỉnh Cao
SHOPIFY HYDROGEN: GIẢI PHÁP HEADLESS ECOMMERCE ĐỈNH CAO
22/06/2023
7,301
2
0
1

Người dùng thương mại điện tử ngày nay không còn bị giới hạn bởi một kênh hoặc một thiết bị để mua sắm mà có nhiều sự lựa chọn hơn như thông qua ứng dụng di động hay mạng xã hội. Chính vì vậy, mục tiêu chung của các doanh nghiệp là thiết lập sự hiện diện đa kênh để nhanh chóng tiếp cận và tương tác với khách hàng. Một trong những cách thức hiệu quả có thể kể đến là triển khai Headless eCommerce

Những năm qua, giới đầu tư đổ dồn sự chú ý vào các nền tảng Headless eCommerce cùng các giải pháp liên quan bởi họ tin rằng những công nghệ này góp phần định hình tương lai của thương mại điện tử. 

Theo Forbes, chỉ tính riêng trong giai đoạn 2020-2021 đã có hơn 1.65 tỷ USD vốn tài trợ được huy động cho các công nghệ Headless. Bắt nhịp với xu hướng này, tháng 6 năm 2021, Shopify đã ra mắt giải pháp Hydrogen hỗ trợ việc xây dựng giao diện cửa hàng thương mại điện tử không đầu.

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm về Shopify Hydrogen cùng ưu nhược điểm của framework này. 

Tổng quan

Shopify cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp framework Hydrogen dựa trên React, và bây giờ được xây dựng với Remix, cùng giải pháp hosting toàn cầu Oxygen. 

Shopify Hydrogen là gì?

Trước đây, các nhà phát triển xây dựng website Shopify bằng cách sử dụng ngôn ngữ template (templating language) của nền tảng này có tên là Liquid, nhưng thường gặp phải một số hạn chế liên quan đến hiệu suất website. Vì thế, để đảm bảo hiệu suất website cho các cửa hàng thương mại không đầu, doanh nghiệp Shopify cần một giải pháp chuyên biệt. 

Thông thường, những doanh nghiệp triển khai dự án Headless trên Shopify Plus đều sẽ chọn framework React thay vì Liquid vì xét ở khía cạnh kỹ thuật React tối ưu hơn. Ngoài ra, những cửa hàng headless trên Shopify Plus cũng nâng cao hơn, linh hoạt tùy chỉnh và mở rộng hơn các cửa hàng headless trên Shopify tiêu chuẩn. 

Shopify Hydrogen Giải Pháp Headless eCommerce Đỉnh Cao - Shopify Hydrogen là gì
Shopify Hydrogen là gì?

Thế nên, Shopify đưa ra một giải pháp để cả doanh nghiệp Shopify Plus và Shopify tiêu chuẩn có thể xây dựng và phát triển website thương mại điện tử không đầu tối ưu nhất có thể. Do đó, giải pháp framework Hydrogen và hosting Oxygen đã ra đời. 

Shopify Hydrogen là framework dựa trên React cho phép các nhà phát triển xây dựng trải nghiệm giao diện frontend Shopify độc đáo và hoàn toàn tùy chỉnh. Framework sẽ bao gồm tất cả cấu trúc, thành phần và công cụ được dựng sẵn mà các nhà phát triển cần để nhanh chóng xây dựng cửa hàng headless và mang đến trải nghiệm người dùng cá nhân hoá.  

Shopify Hydrogen Giải Pháp Headless eCommerce Đỉnh Cao - Giải pháp Shopify Hydrogen Oxygen cho Headless eCommerce
Giải pháp Shopify Hydrogen Oxygen cho Headless eCommerce

Shopify Oxygen là gì?

Shopify Oxygen là giải pháp hosting toàn cầu có thể lưu trữ nội dung tùy chỉnh – như cửa hàng Hydrogen – trực tiếp bên trong nền tảng Shopify. Trước đây, doanh nghiệp Shopify khi muốn phát triển Headless eCommerce đều phải dựa vào nhà cung cấp hosting bên thứ ba (ví dụ Netlify). 

Shopify Hydrogen Giải Pháp Headless eCommerce Đỉnh Cao - Shopify Oxygen
Shopify Oxygen là gì?

Trong khi đó, Oxygen được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng toàn cầu của Shopify với hơn 100 vị trí máy chủ được đặt khắp nơi trên thế giới. Cửa hàng Hydrogen nhờ vậy mà có thể tích hợp với hosting Oxygen một cách trực tiếp và liền mạch thông qua Storefront API, loại bỏ sự phụ thuộc vào nhà cung cấp bên thứ ba. 

Remix – Điểm nhấn mới của Shopify Hydrogen

Quý 1 năm 2023, Shopify chính thức ra mắt Hydrogen v2 với điểm nhấn nằm ở công cụ phát triển web – Remix. Công cụ này được các nhà phát triển đánh giá là một trong những framework React tốt nhất hiện nay, chỉ sau Next.js. Theo đó, Shopify đã mua lại Remix và đặt để framework này là cốt lõi của giải pháp Shopify Hydrogen.

Shopify Hydrogen Giải Pháp Headless eCommerce Đỉnh Cao - Remix
Remix – Điểm nhấn mới của Shopify Hydrogen

Lý giải đơn giản cho điều này là bởi Hydrogen v1 sau khi ra mắt một thời gian đã nhận nhiều đánh giá cho lỗ hổng liên quan đến hiệu suất website. Việc mua lại Remix là một phần trong nỗ lực cải thiện lỗ hổng đó và đưa đến sự ra đời của Hydrogen v2. 

Mặc dù giữa hai framework – Remix và Next.js, các nhà phát triển dành sự yêu thích cho Next.js nhiều hơn bởi cấu trúc mở cho phép tự do tùy chỉnh, dẫn đến trải nghiệm nhà phát triển tốt hơn, nhưng lại không thể đảm bảo chất lượng đầu ra và hiệu suất website. 

Trong khi đó, Remix với cấu trúc đóng, buộc các nhà phát triển phải lập trình theo khuôn mẫu của framework này. Việc này khá tương đồng với bản chất SaaS của Shopify – cung cấp một khuôn mẫu về phát triển web và buộc các nhà phát triển tuân thủ một số nguyên tắc nhất định trong quá trình triển khai.

Sự tuân thủ này giúp đảm bảo hiệu suất website và từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đáng kể. Vì thế, Remix chính là giải pháp hoàn hảo mà Shopify lựa chọn để lấp đầy lỗ hổng hiệu suất đang tồn tại của các cửa hàng Hydrogen nhằm tối ưu trải nghiệm thương mại điện tử của khách hàng. 

Ưu điểm của Shopify Hydrogen

Shopify Hydrogen Giải Pháp Headless eCommerce Đỉnh Cao - Ưu điểm
Ưu điểm của Shopify Hydrogen

Được viết dựa trên React

Hydrogen là giải pháp mà Shopify đầu tư cho việc phát triển Headless eCommerce nên cũng có thể nói bất kỳ cửa hàng Shopify sử dụng framework Hydrogen và hosting Oxygen đều được xem là các cửa hàng Headless Shopify. 

Kiến trúc Headless bấy lâu nay luôn được giới chuyên gia đánh giá cao và đặt nhiều kỳ vọng sẽ phát triển không ngừng. Vì vậy, khi Shopify đưa React – thư viện JavaScript để xây dựng giao diện frontend – làm cốt lõi của giải pháp Hydrogen cho thấy tầm nhìn xa của nền tảng này vào tương lai của thương mại điện tử sẽ dựa trên xu hướng Headless.

Tích hợp đa dạng

Sự ra đời của Shopify Hydrogen nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử không đầu chuyên nghiệp và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm đa kênh liền mạch. Vì thế, Shopify cung cấp khả năng tích hợp cửa hàng Hydrogen với đa dạng ứng dụng và nền tảng bên thứ ba như Klaviyo, Gorgias, Rebuy (nâng cao trải nghiệm khách hàng), hay Sanity, Contentful, Builder.io (triển khai Headless CMS).

Tìm hiểu thêm về Headless CMS:

Tích hợp để nâng cấp cửa hàng Hydrogen

Khả năng tùy chỉnh cao

Nhiều doanh nghiệp chọn triển khai Headless eCommerce là bởi họ có toàn quyền kiểm soát quá trình phát triển giao diện frontend và không bị giới hạn bởi nền tảng lựa chọn. Shopify Hydrogen cũng cho phép doanh nghiệp xây dựng giao diện website headless hoàn toàn tùy chỉnh và thực hiện một số tích hợp cần thiết cho mục đích mở rộng. 

Nhược điểm của Shopify Hydrogen

Shopify Hydrogen Giải Pháp Headless eCommerce Đỉnh Cao - Nhược điểm
Nhược điểm của Shopify Hydrogen

Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao

Giải pháp Hydrogen giúp doanh nghiệp khai thác sức mạnh của Headless eCommerce nhưng vốn là một sáng kiến mang nặng tính kỹ thuật và không có trình thao tác kéo – thả dành cho người dùng không chuyên về kỹ thuật để truy cập vào và chỉnh sửa. 

Vì thế quá trình xây dựng yêu cầu sự tham gia của các nhà phát triển có chuyên môn cao về lập trình cũng như sự hiểu biết nhất định về Hydrogen và Oxygen. Trường hợp này doanh nghiệp có hai lựa chọn: xây dựng đội ngũ nhà phát triển nội bộ hoặc là hợp tác với đơn vị có chuyên môn bên ngoài để nhanh chóng triển khai. 

Hạn chế kết nối với các CMS

Vì dựa trên React framework nên Hydrogen chỉ có thể hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng tuỳ chỉnh frontend, riêng chức năng CMS phía backend thì cần được kết nối vào để website thương mại điện tử không đầu hoạt động.   

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Hydrogen chỉ hỗ trợ kết nối với một số CMS nhất định như Sanity, Contentful, Builder.io còn lại doanh nghiệp phải tự mình kết nối. 

Tích hợp với bên thứ ba vẫn còn hạn chế

Tương tự như với các CMS, Hydrogen hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp với các ứng dụng của nhà cung cấp bên thứ ba nhưng khá giới hạn. Hiện chỉ có 13 ứng dụng khả dụng để doanh nghiệp tích hợp vào cửa hàng Hydrogen của mình. 

Trong nhiều năm triển khai Headless eCommerce cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM nhận thấy nhu cầu xây dựng website Headless với nền tảng Shopify ngày càng nhiều. Giờ đây doanh nghiệp đã có thêm sự lựa chọn: sử dụng tech stack của Shopify (Hydrogen và Oxygen) hoặc là xây dựng với tech stack dựa trên nhu cầu riêng của mình. 

Điều đó góp phần khẳng định Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử linh hoạt nhất hiện nay với bước đi trước thời đại hướng đến trải nghiệm thương mại điện tử thế hệ mới. 

Liên hệ hoặc gọi vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023
10 XU HƯỚNG THIẾT KẾ UI/UX WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2023
15/06/2023
9,080
2
0
1

Khi các xu hướng thiết kế UI/UX mới xuất hiện, các nhà thiết kế phải luôn cập nhật để tạo ra các giao diện hấp dẫn và trực quan nhất cho doanh nghiệp. Bởi vì thiết kế UI/UX cho website thương mại điện tử là một bước quan trọng để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt và tăng cường hiệu quả kinh doanh trực tuyến.

Trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ về các xu hướng thiết kế UI/UX mới nhất cho năm 2023.

Thiết kế UI/UX là gì?

Giao diện người dùng (User Interface – UI)  và Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) thường được xem như là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình thiết kế giao diện cho bất kỳ sản phẩm/dịch vụ trên Internet, đặc biệt là website thương mại điện tử. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Thiết kế UI_UX là gì
Thiết kế UI/UX là gì?

Trong đó, thiết kế giao diện người dùng là quá trình tạo ra các thành tố như nút kêu gọi hành động, thanh điều hướng, biểu đồ, hình ảnh dựa trên việc lựa chọn màu sắc, bố cục, font chữ, v.v nhằm tạo ra một giao diện trực quan, hấp dẫn và bắt mắt cho người dùng. Trong thiết kế thì UI đóng vai trò là yếu tố truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp, thương hiệu tới người dùng.

Về trải nghiệm người dùng, đây là quá trình tạo ra trải nghiệm tổng thể cho người dùng khi tương tác với sản phẩm/dịch vụ. UX bao gồm việc đáp ứng nhu cầu dễ sử dụng và tiện ích của người dùng, lập kế hoạch và tổ chức thông tin, thiết kế quy trình tương tác và đánh giá hiệu quả dựa trên nghiên cứu về thói quen và hành vi của người dùng trên website thương mại điện tử.

Tầm quan trọng của việc thiết kế UI/UX cho website thương mại điện tử

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Tầm quan trọng của việc thiết kế UI_UX cho website thương mại điện tử
Tầm quan trọng của việc thiết kế UI/UX cho website thương mại điện tử

Tạo ấn tượng với người tiêu dùng

Thiết kế UI/UX một cách chuyên nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra ấn tượng tốt hơn với người dùng khi truy cập vào website thương mại điện tử của thương hiệu. Với sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc có được thiết kế UI/UX ấn tượng sẽ giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn riêng so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 

Tăng tính tương tác với người dùng

Thiết kế UI/UX đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tương tác với người tiêu dùng. Ví dụ, tạo ra các nút chia sẻ trên mạng xã hội, đánh giá sản phẩm từ người dùng khác, công cụ tìm kiếm thông minh và tiện lợi giúp khách hàng được điều hướng nhanh đến sản phẩm, v.v. 

Tăng độ tin cậy và niềm tin

Một thiết kế UI/UX chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin từ khách hàng và tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực. Bằng cách cung cấp thông tin bảo mật rõ ràng, chứng chỉ SSL và quy trình thanh toán an toàn, doanh nghiệp có thể tạo lòng tin cho khách hàng và giảm rủi ro mất thông tin cá nhân hay gian lận tài chính.

Tăng khả năng chuyển đổi

Đầu tư vào thiết kế UI/UX từ ban đầu sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Bằng cách phân tích dữ liệu và phản hồi từ người dùng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và điều chỉnh giao diện để tăng cường trải nghiệm người dùng và hiệu suất kinh doanh.

Xem thêm: 10 xu hướng thương mại điện tử đáng chú ý nhất năm 2023

Top 10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023

Chế độ tối (Dark Mode)

Mặc dù xu hướng thiết kế Dark Mode đã không còn mới đối với các nhà phát triển website nhưng đây vẫn là xu hướng hot trong năm 2023. Việc chuyển đổi giữa 2 chế độ sáng và tối sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng khi truy cập website thương mại điện tử của thương hiệu vì Dark Mode mang đến trải nghiệm lướt web thoải mái hơn đặc biệt là đối với những người dùng dành nhiều giờ trước màn hình. Ngoài ra, chế độ tối có thể giúp tiết kiệm pin trên thiết bị di động hoặc màn hình máy tính có trang bị màn hình OLED. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Dark Mode
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Dark Mode

Thiết kế 3D (3D Design)

Xu hướng ứng dụng thiết kế 3D (3 Dimension – Không gian 3 chiều) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thiết kế UI/UX. Các yếu tố 3D cung cấp chiều sâu và tính chân thực cho giao diện website, làm cho giao diện trở nên hấp dẫn và tăng tính tương tác với người truy cập web hơn.

Các nhà thiết kế UI/UX thường sử dụng các yếu tố 3D để tạo các thành tố trên website như nút CTA (Call to action – Kêu gọi hành động), icon, banner, nền hoặc sử dụng hoạt ảnh 3D cung cấp phản hồi, quy trình chuyển đổi để tạo trải nghiệm người dùng hấp dẫn hơn, mang lại cho người dùng kết nối trực quan. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-3D Design
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: 3D Design

Neomorphism

Neomorphism là một xu hướng thiết kế kết hợp giữa skeuomorphism và thiết kế phẳng (flat design). Neomorphism tạo ra hiệu ứng 3D bằng cách sử dụng hiệu ứng bóng đổ và vùng sáng để tạo ra phong cách thanh lịch, hiện đại cho website. Tuy nhiên, các nhà thiết kế UI/UX phải cẩn thận để không lạm dụng neomorphic, vì nó có thể mang đến một giao diện lộn xộn, khó hiểu hoặc tạo ra hiệu ứng ngược lại với những gì doanh nghiệp kỳ vọng.

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Neomorphism
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Neomorphism

Tối giản hiện đại (Modern Minimalism)

Modern Minimalism là xu hướng thiết kế UI/UX tập trung vào việc tạo ra giao diện đơn giản, trực quan, tối giản hóa các yếu tố không cần thiết và tập trung vào nội dung quan trọng. Phong cách này là sự kết hợp giữa sự tối giản và tính hiện đại, mang lại trải nghiệm tinh tế và thân thiện cho người dùng. Nhược điểm lớn nhất khi sử dụng Modern Minimalism chính là phải vừa đơn giản vừa đẹp mắt, tinh tế, hiện đại và dễ sử dụng cho người dùng. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Modern Minimalism
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Modern Minimalism

Dynamic Gradient

Dynamic Gradient là xu hướng thiết kế tạo ra hiệu ứng gradient thay đổi màu sắc dựa trên hành động của người dùng hoặc thời gian trong ngày. Dynamic Gradient có thể mang lại trải nghiệm cá nhân hóa theo một cách tinh tế hơn cho người dùng. Khi ứng dụng Dynamic Gradient, các nhà thiết kế UI/UX phải đảm bảo rằng độ đậm – nhạt của màu sắc không quá áp đảo và không gây cản trở khả năng đọc cho người dùng. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Dynamic Gradient
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Dynamic Gradient

Giao diện thoại (Voice Interface)

Voice Interface là xu hướng trong thiết kế UI/UX nơi người dùng có thể tương tác với hệ thống website thương mại điện tử thông qua giọng nói thay vì sử dụng các giao thức truyền thống như bàn phím, chuột hoặc màn hình cảm ứng. Voice Interface sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói để hiểu và đáp ứng các mệnh lệnh, yêu cầu hoặc truy vấn từ người dùng. Voice Interface trong thiết kế UI/UX tạo ra hình thức tương tác mới mẻ và tiện lợi cho người dùng, đồng thời mở ra nhiều khả năng trong việc tùy chỉnh trải nghiệm và cung cấp dịch vụ cá nhân hóa.

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Voice Interface
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Voice Interface

Tương tác vi mô (Micro-interactions)

Micro-interactions là phong cách thiết kế các yếu tố nhỏ bao gồm hoạt ảnh được chèn ở những vị trí tinh vi, hiệu ứng âm thanh đặc biệt, hình ảnh phản hồi lại hành động hoặc giọng nói của người dùng, v.v nhằm tạo ra trải nghiệm thú vị, tăng tính tương tác trên website. Micro-interactions cũng có thể giúp hướng dẫn người dùng thông qua giao diện website một cách dễ dàng. Các nhà thiết kế UI/UX khi ứng dụng Micro-interactions cần đảm bảo rằng chúng không gây mất tập trung hoặc khó chịu cho người dùng.

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Micro-interactions
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Micro-interactions

Thực tế tăng cường (AR)

Thực tế tăng cường (Augmented reality – AR) đang trở nên ngày càng phổ biến trong cộng đồng thiết kế UI/UX, đặc biệt là trong các website thương mại điện tử liên quan đến lĩnh vực công nghệ, nội thất, mỹ phẩm, trò chơi, v.v.

AR cho phép người dùng tương tác với các sản phẩm/dịch vụ như trong “thế giới thực”, giúp xóa nhòa khoảng cách giữa mua hàng online và offline. Tuy nhiên, vì tính công nghệ khá cao nên đôi khi AR có thể gây khó khăn cho những khách hàng lớn tuổi hoặc không am hiểu về công nghệ. Chính vì vậy nên khi thiết kế UI/UX, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các yếu tố AR phải trực quan, dễ sử dụng. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-AR
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: AR

Bố cục bất đối xứng (Asymmetric Layouts)

Asymmetric Layouts là một xu hướng thiết kế UI/UX nơi các yếu tố và phần tử không được sắp xếp theo cấu trúc đối xứng truyền thống. Thay vào đó, các yếu tố được đặt theo cách không đối xứng và không đồng nhất, tạo ra một sự cân đối và sự khác biệt đáng chú ý trong thiết kế.

Điểm mạnh của Asymmetric Layouts là có thể thu hút sự chú ý của người dùng và tạo nên một trải nghiệm độc đáo bằng các hình ảnh, điểm nhấn vào nội dung quan trọng. Tuy nhiên, khi sử dụng Asymmetric Layouts, cần cân nhắc để đảm bảo rằng giao diện website thương mại điện tử vẫn thân thiện, dễ sử dụng và không làm mất đi tính thẩm mỹ. 

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Asymmetric Layouts
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Asymmetric Layouts

Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)

Data Visualization là xu hướng thiết kế quá trình biểu diễn thông tin dữ liệu bằng các đồ thị, biểu đồ và hình ảnh để hiển thị rõ ràng và trực quan. Trong thiết kế UI/UX, Data Visualization được sử dụng để truyền tải các thông tin phức tạp thành hình ảnh hấp dẫn, giúp người dùng dễ dàng hiểu và tương tác với dữ liệu đó. Chính vì vậy nên khi thiết kế UI/UX với Data Visualization, cần chú ý đến việc chọn phương pháp biểu diễn dữ liệu phù hợp, sử dụng màu sắc và ký hiệu đồ họa hợp lý để truyền tải thông tin một cách rõ ràng và hấp dẫn.

10 Xu hướng thiết kế UI_UX website thương mại điện tử 2023-Data Visualization
10 Xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2023: Data Visualization

Trên đây là top 10 xu hướng thiết kế UI/UX cho website thương mại điện tử, hy vọng rằng với các thông tin hữu ích của bài blog sẽ giúp doanh nghiệp chọn được phong cách thiết kế truyền được “hơi thở” của thương hiệu.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn và triển khai thương mại điện tử toàn diện.

Xem tiếp
BigCommerce 2023 Chi Phí, Tính Năng, Ưu Nhược Điểm
BIGCOMMERCE 2023: CHI PHÍ, TÍNH NĂNG, ƯU NHƯỢC ĐIỂM
15/06/2023
7,221
2
0
1

BigCommerce là một trong những nền tảng hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay bởi tính linh hoạt, thân thiện với người dùng, chi phí hợp lý cùng hàng loạt công cụ và tính năng được tích hợp sẵn, đáp ứng nhu cầu của mọi quy mô doanh nghiệp. 

Bài viết dưới đây tập trung làm rõ định nghĩa về BigCommerce, tính năng, ưu nhược điểm nhằm giúp doanh nghiệp có thêm một gợi ý trong vô số các nền tảng để lựa chọn. 

BigCommerce là gì?

Được thành lập vào năm 2009, BigCommerce là nền tảng được thiết kế dễ sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và mọi trình độ kỹ thuật bắt đầu hành trình xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm phát triển, BigCommerce hiện là một trong những nền tảng giàu tính năng nhất, có sẵn mọi thứ mà doanh nghiệp cần để tạo website, tối ưu công cụ tìm kiếm, marketing, v.v với chi phí triển khai hợp lý. 

BigCommerce 2023 Chi Phí, Tính Năng, Ưu Nhược Điểm-BigCommerce là gì
BigCommerce là gì?

Ngoài ra, BigCommerce được nhắc đến là một giải pháp thương mại điện tử SaaS, nghĩa là doanh nghiệp sẽ trả phí hàng tháng để sử dụng và được nền tảng này hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hosting, bảo trì, bảo mật hệ thống. 

Các gói giải pháp của BigCommerce

BigCommerce cung cấp 3 gói giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Standard, Plus, Pro) với mức giá dao động từ $29 đến $299/tháng và kèm theo những tính năng quan trọng. Ngoài ra, nền tảng cũng cung cấp gói giải pháp dành cho doanh nghiệp lớn (Enterprise) với mức giá tuỳ chỉnh theo nhu cầu triển khai. 

Bảng dưới liệt kê những khác biệt trong chi phí sử dụng nền tảng của 4 gói giải pháp cùng một số yếu tố liên quan:

BigCommerce 2023 Chi Phí, Tính Năng, Ưu Nhược Điểm-Các gói giải pháp của BigCommerce
Khác biệt giữa các gói giải pháp của BigCommerce

Dù tồn tại nhiều khác biệt song cả 4 gói đều bao gồm một số điểm chung như:

  • Không tính phí giao dịch
  • Không giới hạn băng thông, sản phẩm và tệp lưu trữ
  • Không giới hạn tài khoản nhân viên
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7
  • Cung cấp 12 theme miễn phí

Tính năng cốt lõi

Một số tính năng cốt lõi của BigCommerce bao gồm trong cả 4 gói giải pháp như:

  • Point of Sale (POS): Tích hợp hệ thống bán hàng online và offline vào các phần mềm POS như Vend, Square, Clover, v.v
  • Mobile responsive website: Thiết kế đáp ứng cho thiết bị di động.
  • BigCommerce mobile app: Kiểm tra hiệu suất, theo dõi và cập nhật đơn hàng cũng như quản lý hành trình khách hàng trên ứng dụng di động BigCommerce. Ứng dụng có thể tải trực tiếp từ App Store hoặc Google Play.
  • Single-page checkout: Giản lược quy trình thanh toán trong 1 trang duy nhất để khách hàng thanh toán nhanh chóng giúp giảm tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. 
  • Coupons, discounts, gifts: BigCommerce cung cấp doanh nghiệp công cụ quảng cáo nâng cao nhưng dễ sử dụng mà không cần tích hợp với bên thứ 3.
  • Built-in blog: Cải thiện thứ hạng SEO và cung cấp trải nghiệm nội dung hấp dẫn thông qua blog.
  • Product ratings & reviews: Cung cấp tính năng đánh giá sản phẩm để thu thập đánh giá của khách hàng về trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ để cải thiện và điều chỉnh. 
  • Multi-currency: Hỗ trợ thanh toán hơn 100 loại tiền tệ và phương thức thanh toán địa phương.
  • Professional reporting tool: Cung cấp công cụ phân tích và báo cáo chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất hoạt động để đưa ra điều chỉnh phù hợp.
  • Real-time shipping quotes: Cung cấp chính xác chi phí giao hàng theo thời gian thực từ các đơn vị vận chuyển.
  • Free Sitewide HTTP & SSL: Cung cấp miễn phí giao thức HTTPS đảm bảo website của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn để khách hàng mua sắm.

Tính năng khả dụng trên từng gói giải pháp

Những tính năng khả dụng của gói ‘Standard’ cũng là những tính năng chung của 4 gói giải pháp. Tuy nhiên một số tính năng nâng cao lại không bao gồm mà doanh nghiệp cần xem xét nâng cấp gói giải pháp để triển khai các tính năng nâng cao đó, cụ thể:

  • Gói Plus

Bao gồm các tính năng của gói Standard và một số tính năng bổ sung:

  • Các tính năng liên quan đến giỏ hàng bị bỏ rơi
  • Stored credit cards: Lưu trữ thông tin thanh toán phục vụ lần mua hàng sau.
  • Customer groups & segmentation: Phân nhóm khách hàng để định giá, gợi ý sản phẩm, thực hiện các chương trình khuyến mãi đúng đối tượng và cung cấp trải nghiệm riêng biệt.
  • Top social & marketplace: Tích hợp với sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như Amazon, Facebook, Instagram, v.v
  • Gói Pro

Gói Pro sẽ bao gồm các tính năng của gói Plus và Standard cùng một số tính năng bổ sung:

  • Google customer reviews: Chương trình cho phép doanh nghiệp thu thập và hiển thị đánh giá trên Google của khách hàng đã mua sản phẩm.
  • Product filtering: Tính năng lọc sản phẩm giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
  • Custom SSL: Tích hợp với dịch vụ SSL bên thứ ba. 
  • Gói Enterprise

Là gói cao cấp nhất dành riêng cho các doanh nghiệp quy mô lớn nên sẽ bao gồm tất cả tính năng của 3 gói trước và bổ sung một số tính năng nâng cao:

  • Unlimited APIs Calls: Cho phép các nhà phát triển chia sẻ dữ liệu giữa website thương mại điện tử và ứng dụng bên thứ ba mà không giới hạn số lần.
  • Priority Support: Cung cấp hỗ trợ theo cách cá nhân hoá bao gồm hỗ trợ về API.

Ưu điểm của BigCommerce

BigCommerce 2023 Ưu Điểm
Ưu Điểm của BigCommerce

Dễ sử dụng

Mang đặc trưng của nền tảng SaaS, BigCommerce được thiết kế thân thiện hướng đến cả những người dùng chuyên và không chuyên về kỹ thuật. Nền tảng cung cấp đa dạng theme để doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng website và cung cấp nhiều công cụ để tiến hành các chiến dịch quảng bá. 

Tính năng tích hợp sẵn

So với các nền tảng SaaS khác, BigCommerce được đánh giá cao về khả năng cung cấp hàng loạt tính năng và công cụ cần thiết đã tích hợp sẵn vào trong các gói giải pháp. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì ít phụ thuộc vào các ứng dụng và plugin bên thứ ba, vốn đi kèm với chi phí bổ sung. Ngoài ra, các tính năng này đã được tối ưu để thúc đẩy hiệu suất hoạt động và đơn giản hoá trải nghiệm quản lý thương mại điện tử. 

Ngoài ra, BigCommerce cung cấp cho người dùng ứng dụng di động BigCommerce để quản lý, theo dõi và cập nhật tình hình hoạt động của website thương mại điện tử thuận tiện hơn.

Báo cáo & phân tích chuyên nghiệp

Nếu Shopify cung cấp các báo cáo, phân tích từ cơ bản đến nâng cao dựa trên gói giải pháp doanh nghiệp lựa chọn thì BigCommerce cung cấp cho doanh nghiệp báo cáo, phân tích chuyên nghiệp trong mọi gói giải pháp, bao gồm báo cáo khách hàng, báo cáo bán hàng, báo cáo tài chính, báo cáo marketing, v.v. Trong trường hợp doanh nghiệp cần nhiều dữ liệu hơn thì BigCommerce có sẵn một thư viện app rộng lớn cho phép doanh nghiệp tích hợp với phần mềm bên thứ ba.

Hỗ trợ đa cửa hàng

BigCommerce khác biệt với các đối thủ cạnh tranh ở chỗ tất cả gói giải pháp đều hỗ trợ tạo và quản lý nhiều cửa hàng. Điều này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp đang vận hành nhiều cửa hàng hoặc hoạt động trong nhiều phân khúc khác nhau (B2B, B2C, v.v). 

Triển khai gói Standard, doanh nghiệp có thể tạo tối đa 3 cửa hàng, gói Plus và Pro lần lượt sẽ là 5 và 8 cửa hàng. Trong khi đó, với Shopify – một nền tảng SaaS hàng đầu hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể tạo nhiều cửa hàng với gói giải pháp Shopify Plus với chi phí sử dụng từ $2,000/tháng. 

Tiết kiệm chi phí triển khai

Sử dụng BigCommerce, doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí như hosting, bảo trì, cập nhật, bảo mật vì đây là nhiệm vụ của BigCommerce. Dù doanh nghiệp chọn gói giải pháp gì thì nền tảng này cũng không thu phí giao dịch, cung cấp miễn phí không giới hạn băng thông, tệp lưu trữ và cho phép tạo thêm miễn phí không giới hạn tài khoản nhân viên. 

Ngoài ra, nếu với Shopify, doanh nghiệp phải bỏ 1 khoản phí không nhỏ cho việc tích hợp app, tiện ích từ bên thứ 3 để vận hành hiệu quả hơn thì đối với BigCommerce, các tính năng quan trọng cần cho mỗi gói giải pháp đều đã được tích hợp sẵn nên sẽ tiết kiệm hơn nhiều. 

Nhược điểm của BigCommerce

BigCommerce 2023 Nhược Điểm
Nhược Điểm của BigCommerce

Chi phí sử dụng nền tảng cao

Nếu so với các nền tảng SaaS khác như Shopify, Squarespace thì chi phí sử dụng nền tảng của BigCommerce có phần cao hơn. 

BigCommerce 2023 Chi Phí, Tính Năng, Ưu Nhược Điểm-Chi phí cao
Chi phí sử dụng BigCommerce cao hơn so với một số nền tảng SaaS

Ngoài ra, doanh nghiệp phải trả phí này và phí sử dụng dịch vụ bên thứ ba (nếu có) hàng tháng mà lại không được sở hữu hay kiểm soát mã nguồn và dữ liệu. Trong khi đó, với các nền tảng mã nguồn mở như Magento, OpenCart thì doanh nghiệp sẽ trả hết phí sử dụng và phí tích hợp dịch vụ trong một lần duy nhất và được sở hữu lâu dài mã nguồn và dữ liệu hệ thống

Phụ thuộc vào nền tảng

Tương tự như mọi nền tảng thương mại điện tử SaaS trên thị trường, BigCommerce sẽ sở hữu, kiểm soát mã nguồn và dữ liệu của toàn bộ hệ thống website thương mại điện tử.

Điều này có nghĩa toàn bộ dữ liệu thương mại điện tử của doanh nghiệp sẽ bị lock-in vào cơ sở dữ liệu của BigCommerce. Do đó, nếu doanh nghiệp có ý định chuyển đổi sang một nền tảng khác để sử dụng thì chỉ có thể truy xuất file CSV hoăc XML chứa một phần dữ liệu mà thôi. 

Ngoài ra, giả sử BigCommerce đột nhiên tuyên bố dừng mọi hoạt động thì tất cả dữ liệu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng này sẽ mất hết, nhưng rủi ro này hiếm khi xảy ra. 

Hạn chế theme

Tại thời điểm viết bài, BigCommerce cung cấp cho người dùng 12 theme miễn phí và khoảng 180 theme trả phí. Con số này khá ít nếu so sánh với các nền tảng SaaS khác như Wix hay Squarespace. 

Các theme miễn phí có giao diện khá hiện đại và chuyên nghiệp đủ để doanh nghiệp bắt đầu hành trình xây dựng website thương mại điện tử. Tuy nhiên, các theme lại khá giống nhau chỉ khác ở cách phối màu. Dù lý thuyết là 12 theme nhưng thực tế cho thấy chỉ có 5-6 theme để lựa chọn.

BigCommerce 2023 Chi Phí, Tính Năng, Ưu Nhược Điểm-Một số theme miễn phí khá giống nhau
Một số theme miễn phí khá giống nhau

Đối với các theme trả phí, chi phí sẽ dao động trong $195 đến $395 và một số theme cũng có giao diện tương tự nhau. 

Dù vậy, BigCommerce vẫn có 1 điểm cộng là tất cả các theme miễn phí và trả phí đều bắt mắt và có khả năng đáp ứng tốt, nghĩa là các theme này sẽ tự động điều chỉnh bố cục cho phù hợp với kích thước màn hình của các thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, v.v

Trong nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng ở nhiều quốc gia, SECOMM nhận thấy nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử dựa trên nền tảng SaaS ngày càng nhiều – đặc biệt là BigCommerce. 

Để tìm hiểu sâu hơn về BigCommerce cũng như cách để triển khai với nền tảng này, liên hệ hoặc gọi vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí. 

Xem tiếp
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2)
10 NỀN TẢNG HEADLESS CMS DÀNH CHO DOANH NGHIỆP LỚN (P2)
12/06/2023
5,922
2
0
1

Xu hướng triển khai Headless CMS bao trùm thị trường Thương mại điện tử những năm gần đây, vậy nên sự ra đời của hàng loạt nền tảng với đa dạng giải pháp, đa dạng tính năng, vượt trội về dịch vụ chăm sóc khách hàng là điều có thể lý giải. 

Nối tiếp phần 1, sau đây là 5 nền tảng Headless CMS cũng được rất nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng để tối ưu hoá quy trình phân phối nội dung đa kênh liền mạch.

Kontent.ai

Kontent.ai là nền tảng Headless CMS đám mây giúp các nhà tiếp thị tạo và quản lý nội dung dễ dàng, các nhà phát triển có thể cung cấp trải nghiệm số tương thích trên nhiều thiết bị. Nền tảng hỗ trợ các nhà phát triển với các API bao gồm REST, GraphQL, Management v2, Custom Element JavaScript. Đồng thời Kontent.ai được hỗ trợ chạy trên các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, .NET, PHP, Java, Ruby và ngôn ngữ iOS.

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2)-Kontent.ai
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2): Kontent.ai

Tính năng nổi bật

  • Webhooks cho phép doanh nghiệp tích hợp Kontent.ai với các ứng dụng khác và tự động hóa quy trình vận hành. Hơn nữa, Webhooks có thể được lập trình để thông báo khi có bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra. 
  • Giao diện CLI (command-line interface) của Kontent.ai hỗ trợ việc tự động hoá quy trình tích hợp và triển khai liên tục (CI/CD process) cho phép doanh nghiệp thử nghiệm và triển khai các thay đổi cần thiết một cách an toàn và thường xuyên.
  • Cộng tác theo thời gian thực (real-time collaboration) giúp tối ưu việc lập kế hoạch nội dung với nhiệm vụ công việc được phân công rõ ràng, lịch xuất bản được chia sẻ để mọi người trong nhóm tiện theo dõi. 
  • Simultaneous Editing cho phép nhiều thành viên trong nhóm dễ dàng chỉnh sửa nội dung mà không cần lo lắng sẽ ảnh hưởng đến công việc của những thành viên khác.
  • Web Spotlight hỗ trợ tạo mới các webpages cho chiến dịch marketing sắp diễn ra, thêm nội dung, sắp xếp lại các thành phần của trang mà không cần sự trợ giúp từ các nhà phát triển, đồng thời cung cấp hỗ trợ tái sử dụng nội dung trên nhiều kênh và chiến dịch. 

Ưu điểm

  • Dịch vụ hỗ trợ (customer support) nhanh chóng các vấn đề liên quan đến kỹ thuật
  • Tích hợp liền mạch với dịch vụ bên thứ 3 để tối ưu quá trình tạo, xuất bản và phân phối nội dung cũng như các hoạt động marketing. 

Nhược điểm

  • Hạn chế vai trò của người dùng (user roles) và việc cài đặt các plugins đôi khi gặp trở ngại
  • Không công khai bảng giá gây khó khăn khi doanh nghiệp ước tính chi phí triển khai
  • Giao diện admin UI chỉ hỗ trợ tiếng Anh, gây khó khăn cho người dùng sử dụng những ngôn ngữ khác. 

Chi phí

Kontent.ai cung cấp cho doanh nghiệp 3 gói giải pháp 

  • Developer: Miễn phí, cung cấp những tính năng hỗ trợ cho những dự án không mang tính thương mại.
  • Scale: Giá tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu, cung cấp bộ tính năng phong phú để doanh nghiệp tạo và phân phối nội dung hấp dẫn.
  • Enterprise: Giá tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu, cung cấp các giải pháp vượt trội để cung cấp và quản lý trải nghiệm kỹ thuật số liền mạch.
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2)-Khách hàng của Kontent.ai
Các thương hiệu sử dụng Kontent.ai: Vogue, Agolia, Skoda, Kramp, IDEA StatiCa, a2 Milk, Hartlauer, PetCulture, Dentsu, American Bath Group, Đại học Oxford, v.v

Contentstack

Contentstack là nền tảng Headless CMS nổi bật giúp doanh nghiệp phân phối nội dung liền mạch trên nhiều kênh và thiết bị bao gồm websites, ứng dụng di động, các thiết bị IoT, v.v. Nền tảng hỗ trợ các framework phổ biến bao gồm REACT, Vue.js, Angular và các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, PHP, Ruby, Python, v.v. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tích hợp Contentstack với các nền tảng như BigCommerce, Commercetools, Shopify, Youtube, Vimeo, v.v

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2)-Contentstack
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2): Contentstack

Tính năng nổi bật

  • Workflow & Live Preview: Tối ưu hoá và đẩy nhanh tốc độ tạo, xem xét, phê duyệt và xuất bản nội dung. Đồng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng xem trước các thay đổi nội dung theo thời gian thực trên nhiều kênh trước khi lưu hoặc xuất bản. 
  • Modular Blocks: Doanh nghiệp có thể tạo, thay đổi các thành phần trên website, app ngay lập tức bằng thao tác kéo & thả đơn giản mà không cần phụ thuộc vào sự trợ giúp của các nhà phát triển.
  • Localization: Hỗ trợ doanh nghiệp tạo và xuất bản nội dung với 200 ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu phân phối nội dung đến người dùng toàn cầu một cách liền mạch. 
  • Contentstack AI Assistant: Nâng cao trải nghiệm sáng tạo nội dung với công nghệ AI của Contentstack. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tích hợp Contentstack với các ứng dụng AI khác để cung cấp trải nghiệm VR, AR.
  • Headless APIs: Với Contentstack, doanh nghiệp có thể linh hoạt xây dựng giao diện và chọn API phù hợp với mục tiêu về nội dung. 

Ưu điểm

  • Hỗ trợ đa dạng nền tảng và ngôn ngữ lập trình bao gồm cả iOS và Ruby.
  • Tài nguyên học tập phong phú và tài liệu hướng dẫn dễ hiểu và dễ áp dụng theo.
  • Tốc độ tạo, xuất bản và phân phối nội dung nhanh. 
  • Có chatbot sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.

Nhược điểm

  • Chi phí không được công khai gây khó khăn trong việc ước tính chi phí triển khai
  • Trình chỉnh sửa WYSIWYG đôi khi bị lỗi
  • Được đánh giá là khá phức tạp để triển khai so với các Headless CMS khác. 

Chi phí

Contentstack cung cấp cho doanh nghiệp 3 gói giải pháp bao gồm:

  • Start: 10 người dùng, 30 loại nội dung (content types), 4 vai trò hệ thống (roles)
  • Grow: 10 người dùng, 50 loại nội dung (content types), 5 vai trò hệ thống (roles)
  • Scale: 10+ người dùng, không giới hạn loại nội dung và vai trò hệ thống

Những thương hiệu sử dụng Contentstack: CHASE, Burberry, Cartier, Berlitz, Goftbreaks, Mitsubishi Electric, Icelandair, Dawn, Elastic, Exxact, K2 Sport, Miami Heat, Photobox, Wavin, Shell, v.v

dotCMS

dotCMS là một Headless CMS mã nguồn mở dựa trên Java, cung cấp nhiều giải pháp và tính năng cho phép doanh nghiệp tạo và tái sử dụng nội dung để xây dựng trải nghiệm số theo cách cá nhân hoá hấp dẫn và liền mạch giữa các kênh. dotCMS hỗ trợ các API như REST và GraphQL và có thể tích hợp với các nền tảng như HubSpot, Google Analytics, Salesforce, v.v

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2)-dotCMS
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2): dotCMS

Tính năng nổi bật

  • Cho phép doanh nghiệp quản lý quy trình tạo, xuất bản nội dung đa ngôn ngữ với khả năng hỗ trợ bản địa hoá giúp xuất bản theo giờ địa phương và đúng theo lịch đã cài đặt trước đó. 
  • Toàn quyền quản lý, kiểm soát nội dung, bố cục và quy trình thông qua các API và chuỗi dữ liệu JSON. 
  • Trình chỉnh sửa WYSIWYG (What You See Is What You Get) cho phép doanh nghiệp tạo nội dung với định dạng giống như trình xử lý văn bản.
  • Cung cấp API xử lý hình ảnh cho phép doanh nghiệp thay đổi kích thước, cắt xén và thao tác với hình ảnh trong thời gian thực. Ngoài ra, dotCMS còn hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hình ảnh phù hợp với thiết bị của người dùng như tự động thay đổi kích thước, nén hình ảnh với định dạng WebP. 

Ưu điểm

  • Cho phép doanh nghiệp tuỳ chỉnh nội dung và tích hợp với các nền tảng khác
  • Cung cấp nguồn tài nguyên học tập và hỗ trợ kỹ thuật phong phú
  • Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng với chatbot

Nhược điểm

  • Nhiều khái niệm và tính năng nên sẽ làm doanh nghiệp mất nhiều thời gian để nắm bắt
  • Nền tảng thỉnh thoảng xảy ra lỗi

Chi phí

dotCMS cung cấp cho người dùng 3 gói giải pháp để lựa chọn bao gồm:

  • Open Source: Miễn phí, dành cho cá nhân với nhu cầu đơn giản và tự chủ về hosting.
  • Starter: $3,750/tháng, dành cho doanh nghiệp nhỏ.
  • Enterprise: Giá tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu, dành cho các doanh nghiệp quy mô từ vừa đến lớn với nhiều tính năng và ứng dụng hỗ trợ vượt trội.

Những thương hiệu sử dụng dotCMS: Telecom, Estes, Worldline, Dairy Queen, Lennox International, RBC Royal Bank, Vodafone, HCA Healthcare, v.v

Butter CMS

Butter CMS là  nền tảng Headless CMS giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình phát triển và quản lý nội dung. Nền tảng hỗ trợ các framework như React, Vue.js, Node.js, Angular,… và đa dạng ngôn ngữ lập trình như PHP, Python, Java, Swift, Kotlin, Ruby, v.v

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2)-Butter CMS
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2): Butter CMS

Tính năng nổi bật

  • Developer experience: Butter cung cấp đa dạng tech stack để các nhà phát triển chọn triển khai theo nhu cầu. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cấu hình Webhooks trong phần thiết lập tài khoản để nhận thông báo cho bất kỳ sự thay đổi liên quan đến nội dung. Đặc biệt với One-click Migrations, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo schema, hoặc di chuyển nội dung bên trong môi trường của Butter CMS thông qua bảng điều khiển (dashboard).
  • Launch Content Faster: Butter cung cấp tính năng hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng quản lý Content Types trên một bảng điều khiển tập trung (centralized dashboard) cũng như xây dựng landing pages để thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên hoặc từ quảng cáo. Ngoài ra, Blog Engine của Butter CMS cung cấp bộ API để doanh nghiệp thêm blog vào website và tự do tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu (fully customized blog).
  • Localization: Doanh nghiệp có thể tạo và xuất bản nội dung đa ngôn ngữ. Hơn nữa, các quản trị viên có quyền truy cập theo ngôn ngữ vào thị trường bản địa cụ thể, giúp quá trình hợp tác làm việc giữa các nhóm nhà tiếp thị toàn cầu diễn ra đồng nhất. 

Ưu điểm

  • Là một trong những nền tảng dễ sử dụng đối với các nhà phát triển và nhà tiếp thị nội dung.
  • Cung cấp giải pháp headless CMS cho nhiều nhu cầu nội dung bao gồm: giải pháp cho doanh nghiệp thương mại điện tử; cho các agency; cho doanh nghiệp SaaS; cho sàn thương mại điện tử; cho những doanh nghiệp phải quản lý nhiều website cùng lúc. 
  • Khả năng tùy chỉnh vượt trội.
  • Cung cấp hỗ trợ tích hợp với nhiều framework, ngôn ngữ lập trình, v.v
  • Cung cấp chatbot để giải đáp thắc mắc của khách hàng.
  • Cung cấp cho doanh nghiệp dùng thử 30 ngày.

Nhược điểm

  • Nhiều tính năng và khái niệm nhưng thiếu video hướng dẫn dẫn đến khó hiểu và khó áp dụng
  • Hạn chế tính năng để tạo nội dung động và tương tác 

Chi phí

Butter CMS cung cấp cho doanh nghiệp với đa dạng các gói giải pháp bao gồm:

  • Micro: $83/tháng, dành cho freelancer triển khai dự án nhỏ cho khách hàng của họ
  • Startup: $166/tháng, dành cho các startup để nhanh chóng đưa dự án ra thị trường
  • Small Business: $333/tháng, dành cho doanh nghiệp trên đà phát triển với nhu cầu mở rộng quy mô nội dung và chạy quảng cáo phạm vi toàn cầu. 
  • Enterprise + Agency: Giá tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu

 

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2)-Khách hàng của Butter CMS
Những startup, agency, doanh nghiệp đang sử dụng Butter CMS: Remodel Software, MD Hearing, Qatalog, Realty Austin, Skylight, Freddie’s Flowers, KeyMe, Scripted, Lambda, PickFu,..

Builder.io

Builder.io là nền tảng Headless CMS cho phép doanh nghiệp xây dựng và tối ưu hóa trải nghiệm web và thiết bị di động một cách trực quan. Nền tảng hỗ trợ các nhà phát triển với các framework như React, Vue.js, Gatsby, Next.js. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tích hợp Builder.io với các nền tảng phổ biến như Shopify, BigCommerce, Salesforce, Magento, Cloudinary, Yotpo, Commercetools, v.v

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2)-Builder.io
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2): Builder.io

Tính năng nổi bật

  • Integrate: Cung cấp khả năng tích hợp đa dạng và cùng lúc. Ví dụ Crowdin, Phrase, Smartling để triển khai bản địa hoá nội dung; BigCommerce, Shopify, Magento để triển khai thương mại điện tử; Figma để thiết kế. Thậm chí Builder.io có thể tích hợp với một số CMS khác như Contentstack, Contentful, Kontent.ai.
  • Compose: Sử dụng các tác vụ kéo & thả để tuỳ chỉnh hệ thống thiết kế có sẵn. Ngoài ra, Builder.io cung cấp các blocks như text, image, video, form để người dùng dễ dàng tạo ra trải nghiệm tùy chỉnh ngoài những thiết kế mặc định có sẵn của hệ thống.
  • Design: Cung cấp khả năng thiết kế đáp ứng để người dùng tùy chỉnh nội dung và layout phù hợp với các thiết bị khác nhau, tạo các animation mà không cần code. Ngoài ra, Builder.io hỗ trợ người dùng tích hợp bản thiết kế với Figma để tối ưu việc thiết kế. 
  • Collaborate: Dễ dàng tùy chỉnh vai trò hệ thống và phân quyền (roles & permissions) nhằm nâng cao khả năng cộng tác và theo dõi quá trình tạo nội dung theo thời gian thực. Các thành viên trong nhóm có thể mở đoạn chat để thảo luận, chia sẻ ý tưởng và cập nhật tiến độ làm việc với nhau. 
  • Optimize: Dễ dàng tạo nhiều trang và nội dung khác nhau để tiến hành A/B testing mà không lo làm chậm hiệu suất của website và app. Hỗ trợ tạo nội dung cá nhân hóa hướng đến đúng đối tượng mục tiêu. Đồng thời cung cấp các phân tích về tỷ lệ nhấp chuột, chuyển đổi cũng như cách người dùng tương tác với nội dung được xuất bản và doanh nghiệp có thể tích hợp dữ liệu với các hệ thống phân tích khác như BI (Business Intelligence), CDP (Customer data platform).

Ưu điểm

  • Nền tảng thân thiện với cả nhà phát triển và người dùng không có kinh nghiệm về kỹ thuật 
  • Cung cấp khả năng tích hợp nhanh chóng, liền mạch với nhiều framework, ngôn ngữ lập trình, v.v
  • Cung cấp nhiều tùy chọn để doanh nghiệp tối ưu thiết kế và sáng tạo nội dung
  • Tài liệu học tập phong phú và có video hướng dẫn dễ hiểu, dễ áp dụng
  • Cung cấp chatbot để giải đáp thắc mắc của khách hàng

Nhược điểm

  • Không cung cấp dùng thử cho các gói giải pháp
  • Nền tảng khá mới nên khó để doanh nghiệp tìm kiếm các đánh giá về trải nghiệm của người dùng thực trên các diễn đàn 

Chi phí

Builder.io cung cấp cho doanh nghiệp đa dạng các gói giải pháp như:

  • Free: $0/tháng, triển khai nhanh chóng
  • Basic: $99/tháng bao gồm tất cả công cụ và tính năng cơ bản để bắt đầu
  • Growth: $449/tháng bao gồm tất cả công cụ và tính năng để tối ưu và tăng trưởng
  • Enterprise: Giá tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu 
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P2)-Khách hàng của Builder.io
Những thương hiệu đang sử dụng Builder.io: Afterpay, Nuts.com, Everlane, Lovevery, Vistaprint, Gift Free, Zapier, PetLabCo., Chubbies, Alo Yoga, Fabletics, Shopstyle, Airup, v.v.

Vậy là tổng hợp của SECOMM về 10 nền tảng Headless CMS (P1+P2) đã khép lại với hy vọng doanh nghiệp sẽ chọn được nền tảng phù hợp với nhu cầu phát triển của mình. Bằng cách triển khai Headless CMS, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thiết lập sự hiện diện trực tuyến và tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng thông qua nội dung hấp dẫn được phân phối một cách hiệu quả. 

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn và triển khai Headless CMS.

Xem tiếp
10 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)
10 NỀN TẢNG HEADLESS CMS DÀNH CHO DOANH NGHIỆP LỚN (P1)
12/06/2023
6,458
2
0
1

Thị trường Headless CMS năm 2022 được định giá khoảng 592.43 triệu USD và dự kiến sẽ đạt 672.09 triệu USD vào cuối năm 2023. Số liệu này không gây ngạc nhiên bởi Headless CMS đã trở nên phổ biến những năm gần đây vì mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Trong số đó phải kể đến chi phí hợp lý; khả năng phân phối và tái sử dụng nội dung đa kênh; khả năng tùy chỉnh và tính linh hoạt cao đối với bất kỳ công nghệ và framework nào được sử dụng; cấu trúc không lỗi thời có thể tích hợp với dịch vụ bên thứ ba và thích ứng tốt với công nghệ mới sau này. 

Những lợi ích kể trên đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai Headless CMS để nâng cao hơn nữa sự hiện diện trực tuyến của mình. Tuy nhiên, việc quan trọng đầu tiên cần làm là chọn ra một nền tảng phù hợp nhất trong vô số nền tảng vượt trội ngoài kia. 

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 10 nền tảng Headless CMS hàng đầu với tính năng nổi bật cùng ưu nhược điểm để doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn. 

Sanity

Sanity là một trong những Headless CMS dựa trên đám mây cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ để tạo, chỉnh sửa, tổ chức và xuất bản nội dung. Với tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao, nền tảng phù hợp với nhiều dự án từ đơn giản đến phức tạp. Sanity hỗ trợ các nhà phát triển với các framework như React, Vue, Next.js, Nust.js, Remix, Svelte, Eleventy, Gatsby v.v. Ngoài ra, Sanity còn hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ lập trình bao gồm JavaScript, PHP, Rust, v.v và cho phép doanh nghiệp tích hợp dễ dàng với các nền tảng như Shopify, BigCommerce, Algolia, Commerce Layer, Mux, Cloudinary, Transifex, v.v. 

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Sanity
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1): Sanity

Tính năng nổi bật

  • Cộng tác theo thời gian thực (real-time collaboration), trực tiếp quá trình chỉnh sửa nội dung của nhiều người dùng (live multi-user editing). 
  • Môi trường chỉnh sửa linh hoạt, hỗ trợ chỉnh sửa trên nhiều thiết bị và lên lịch phát hành nội dung hoặc bản cập nhật ứng dụng
  • Định dạng Portable Text cho phép dễ dàng tạo và quản lý nội dung phức tạp với dữ liệu nhúng (embedded data)
  • Kết nối các dịch vụ, giao diện người dùng, ứng dụng, tập lệnh (scripts), thiết bị với Sanity API. Truy vấn nội dung bằng GROQ hoặc GraphQL.  
  • Sanity Content Lake là nơi lưu trữ nội dung chạy trên đám mây và được quản lý hoàn toàn bởi Sanity. Doanh nghiệp có thể truy cập bằng các cách: thông qua Sanity API, sử dụng các client libraries của Sanity hoặc trực tiếp hơn bằng cách thông qua HTTP API.

Ưu điểm

  • Sự linh hoạt của Sanity cho phép doanh nghiệp thiết lập cấu trúc nội dung theo nhu cầu cụ thể. 
  • Giao diện quản lý nội dung có thể tuỳ chỉnh để phù hợp với đặc trưng thương hiệu, mang đến trải nghiệm người dùng nhất quán giữa các kênh 
  • Avatar của người đang xem nội dung chỉnh sửa sẽ được hiển thị và toàn bộ quá trình tạo, chỉnh sửa nội dung của các người dùng đều có thể theo dõi trực tiếp. Điều này nâng cao hiệu quả làm việc nhóm
  • Sanity là nền tảng thân thiện với nhà phát triển, cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ và API và các framework frontend giúp dễ dàng xây dựng, tuỳ chỉnh và tích hợp.

Nhược điểm

  • Bên cạnh chi phí trong bảng giá, chi phí triển khai Sanity sẽ tăng lên tuỳ vào nhu cầu cụ thể. Ví dụ, doanh nghiệp sẽ trả thêm chi phí để tích hợp plugin Mux cho mục đích quản lý các nội dung video.
  • Nhiều tính năng và khái niệm chuyên môn đòi hỏi người dùng dành nhiều thời gian và nỗ lực để hiểu và triển khai

Chi phí

Sanity cung cấp 4 gói giải pháp để doanh nghiệp lựa chọn:

  • Free Forever: cung cấp 3 quyền truy cập không phải admin
  • Team: $99/tháng/dự án, dành cho doanh nghiệp nhỏ, cung cấp 10 quyền truy cập không phải admin
  • Business: $949/tháng/dự án, dành cho doanh nghiệp vừa, cung cấp 20 quyền truy cập không phải admin
  • Enterprise: giá tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu, dành cho doanh nghiệp quy mô lớn, cung cấp không giới hạn quyền truy cập người dùng. 
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Khách hàng của Strapi
Các thương hiệu sử dụng Sanity bao gồm Nike, Puma, Figma, Loom, Netlify, reMarkable, Movember, Morning Brew, Aether, DataStax, Cloudflare, Brex, Condé Nast, SKIMS, v.v

Storyblok

Storyblok là Headless CMS ưu tiên API cho phép doanh nghiệp tạo, quản lý và phân phối nội dung đến các kênh một cách liền mạch. Phần mềm cung cấp giao diện thân thiện với người dùng cho phép các nhà tiếp thị nội dung dễ dàng quản lý và tùy chỉnh nội dung mà không cần nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật. Storyblok hỗ trợ các nhà phát triển với nhiều APIs như GraphQL, Management API, Content Delivery API và framework bao gồm React, Vue.js, Angular, Nuxt.js, Next.js, Gatsby. 

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Storyblok
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1): Storyblok

Tính năng nổi bật

  • Hỗ trợ trực quan hoá quy trình cộng tác, tạo và chỉnh sửa nội dung với tính năng Visual Editor và Collaboration tools.
  • Quản lý tất cả nội dung từ văn bản, hình ảnh, video dễ dàng với trình quản lý nội dung kỹ thuật số (Digital Asset Manager) có tính năng gắn thẻ nâng cao và tổ chức phân cấp thư mục. 
  • Tính năng Kết hợp thành phần (Composable Component) của Storyblok có thể chuyển đổi các template cứng nhắc thành các thành phần động, linh hoạt có thể tích hợp và tái sử dụng trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào. 
  • Bản địa hoá (Localization) cho phép phân phối nội dung đa ngôn ngữ đến các thị trường quốc tế

Ưu điểm

  • Tính linh hoạt và tùy chỉnh cao cho phép doanh nghiệp thêm hoặc bớt tính năng dựa trên nhu cầu thực tế. 
  • Storyblok cung cấp tài liệu chuyên sâu cho mọi chủ đề, giúp các nhà phát triển tìm hiểu cách sử dụng các tính năng và triển khai dịch vụ.

Nhược điểm

  • Đơn vị tiền tệ của bảng giá là EUR thay vì USD
  • Giao diện Visual Editor đôi khi bị lag
  • Băng thông sử dụng mỗi tháng hạn chế và sẽ cần mua thêm với chi phí khá cao. 

Chi phí

Storyblok cung cấp cho doanh nghiệp với đa dạng các gói giải pháp bao gồm:

  • Community: Miễn phí vĩnh viễn bao gồm 1 tài khoản đăng ký trên 1 người dùng (user seat).
  • Entry: €99/tháng, 5 người dùng đăng ký (user), tối đa 30 tài khoản đăng ký trên 1 người dùng (user seat). Phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, startup vừa bắt đầu tiếp cận đến hệ thống quản lý nội dung. 
  • Teams: €449/tháng, 10 người dùng đăng ký (user), tối đa 40 tài khoản đăng ký trên 1 người dùng (user seat). Phù hợp với doanh nghiệp trên đà phát triển có nhu cầu nâng cao khả năng phân phối nội dung. 
  • Enterprise: €2,999/tháng, 30 người dùng đăng ký (user) và không giới hạn việc bổ sung tài khoản đăng ký trên 1 người dùng (user seat). Khả năng bảo mật và mở rộng cao với nhiều tính năng vượt trội dành cho doanh nghiệp lớn.
  • Enterprise Plus: Giá tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu với tiêu chuẩn bảo mật và mở rộng ở mức cao nhất trong các gói giải pháp.
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Khách hàng của Storyblok
Những thương hiệu sử dụng Storyblok: Adidas, Netflix, Tesla, Pizza Hut, Raleigh, Saint Laurent, ProWritingAid, Mindvalley, Damen Shipyards, Oatly, Claro, Marc O’Polo, Xlash, Panini, v.v

Contentful

Contentful là Headless CMS ưu tiên API với tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao, cho phép doanh nghiệp tạo quản lý và phân phối nội dung trên nhiều kênh và thiết bị một cách liền mạch bao gồm websites, apps, các thiết bị IoT, v.v. Nền tảng hỗ trợ đa dạng các API như REST, GraphQL, Content Management API, Content Delivery API, Content Preview API, v.v

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Contentful
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1): Contentful

Tính năng nổi bật

  • Tạo dự án nhanh chóng theo nhu cầu với các templates tùy chỉnh, dựa trên framework Next.js và Contentful CMS (website thương mại điện tử, website blog).
  • Sử dụng Content Apps hoặc tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba để xây dựng quy trình sản xuất và xuất bản nội dung tối ưu. 
  • Bản địa hoá nội dung cho chiến lược marketing toàn cầu.
  • Nhanh chóng xem xét, phê duyệt và lên lịch xuất bản hàng loạt nội dung quan trọng cùng một lúc như ra mắt sản phẩm, quảng cáo, rebranding.

Ưu điểm

  • Giao diện thân thiện và dễ sử dụng. 
  • Cung cấp nhiều hỗ trợ và tài nguyên học tập cho các nhà phát triển nâng cao kỹ năng phục vụ cho các dự án phức tạp. 
  • Nhiều công cụ hỗ trợ teamwork hiệu quả như Compose app, Launch app và Workflow app. 

Nhược điểm

  • Hạn chế tính năng xem trước và chỉnh sửa hình ảnh. 
  • Tuỳ vào gói subscription, doanh nghiệp sẽ được cung cấp không gian (space) để sử dụng, bao gồm nhiều thành phần (items). Khi đã sử dụng đến mức giới hạn của mỗi thành phần, doanh nghiệp có 2 lựa chọn: xoá bớt items để duy trì không gian sử dụng hoặc nâng cấp không gian. Điều này gây nhiều phiền toái và có thể sẽ phát sinh thêm chi phí. 

Chi phí

Contentful hiện cung cấp 3 gói giải pháp:

  • Free: Dành cho các nhà phát triển xây dựng dự án cá nhân; 1 giấy phép không gian (space license); tối đa 5 người dùng; không hỗ trợ nâng cấp hoặc mua thêm không gian
  • Basic: $300/tháng bao gồm 1 giấy phép không gian; dành cho đội nhóm xây dựng website hoặc app; tối đa 20 người dùng; hỗ trợ nâng cao không gian lên bản Medium với chi phí bổ sung là $350/tháng.
  • Premium: Dành cho doanh nghiệp lớn; giá tính theo năm tuỳ chỉnh theo nhu cầu cụ thể bao gồm 2 giấy phép không gian; cho phép số lượng người dùng lên đến hàng ngàn; hỗ trợ nâng cao không gian lên bản Medium, Large hoặc mở rộng không gian Premium với khoản phí bổ sung 
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Khách hàng của Contentful
Các thương hiệu hàng đầu thế giới sử dụng Contentful bao gồm: Notion, DocuSign, Danone, Shiseido, Equinox, Aldo, Xoom, Murad, Mailchimp, Intercom, v.v

Strapi

Strapi là Headless CMS mã nguồn mở dựa trên JavaScript với khả năng hỗ trợ tùy chỉnh và mở rộng cao. Strapi hỗ trợ các nhà phát triển với rất nhiều API như REST, GraphQL, Entity Service, Query Engine APIs, v.v. Đồng thời các nhà phát triển có thể tích hợp với các framework bao gồm Vue.js, Angular, React, Next.js, Eleventy, Svelte, v.v

Ngoài ra, với giao diện thân thiện và dễ sử dụng đối với phần lớn người dùng, Strapi hỗ trợ các nhà tiếp thị nội dung tạo, cập nhật và xuất bản nội dung nhanh chóng mà không cần kỹ năng lập trình, loại bỏ sự phụ thuộc vào các nhà phát triển. Hơn nữa, Strapi nổi bật với khả năng Omnichannel giúp phân phối nội dung đến tất cả các kênh như websites, apps, thiết bị IoT.  

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Sanity
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1): Sanity

Tính năng nổi bật

  • Hỗ trợ đa cơ sở dữ liệu (multi database) với SQLite, MongoDB, MySQL và Postgres
  • Một ngôn ngữ lập trình duy nhất – JavaScript từ frontend đến backend
  • Khả năng Omnichannel hỗ trợ phân phối nội dung đa kênh liền mạch
  • Hỗ trợ không giới hạn các API, loại nội dung, người dùng admin panel, v.v
  • Webhooks giúp kết nối Strapi app với những ứng dụng khác để thông báo khi có bất kỳ sự kiện nào xảy ra, đặc biệt hữu ích để thông báo với ứng dụng bên thứ ba về việc bắt đầu quy trình như tích hợp liên tục (CI), xây dựng (Build), triển khai (Deployment)
  • Quốc tế hoá với framework i18n cho phép tạo dự án đa ngôn ngữ, đa địa điểm một cách không giới hạn. 

Ưu điểm

  • Tích hợp liền mạch với Node JS
  • Tuỳ chỉnh API dễ dàng
  • Dễ dàng mở rộng và xử lý lượng truy cập lớn
  • Giao diện người dùng (UI) trực quan và dễ sử dụng
  • Đa dạng tài nguyên học tập 

Nhược điểm

  • Không hỗ trợ phiên bản nâng cao hơn của JavaScript là TypeScript
  • Hạn chế số lượng tài khoản đăng ký trên một người dùng theo từng gói giải pháp
  • Nhiều tính năng và khái niệm chuyên môn đòi hỏi người dùng dành nhiều thời gian và nỗ lực để hiểu và triển khai

Chi phí

Strapi cung cấp 4 gói giải pháp để doanh nghiệp lựa chọn bao gồm:

Self-hosted (doanh nghiệp tự chủ về hosting)

  • Community Edition: Miễn phí vĩnh viễn
  • Enterprise Edition: Giá tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu

Cloud (Strapi cung cấp hosting)

  • Pro: $99/tháng/dự án, dùng thử 14 ngày miễn phí
  • Team: $499/tháng/dự án, dùng thử 14 ngày miễn phí
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Khách hàng của Sanity
Những doanh nghiệp hàng đầu hiện đang sử dụng Strapi bao gồm: IBM, Toyota, Walmart, NASA, Mug & Snug, Delivery Hero, Societe Generale, Kyivstar, Finary, Tesco, Glean, Mindgym, v.v

Hygraph

Hygraph là một nền tảng liên kết nội dung (federated content platform) cho phép việc tích hợp dữ liệu nội dung từ các nguồn và backend khác nhau vào một kho lưu trữ duy nhất thông qua GraphQL API mà không cần phải di chuyển nội dung hay tạo ra nhiều bản sao của nội dung đó. Điều này mang lại sự khác biệt trong cơ chế hoạt động của Hygrapha so với các nền tảng Headless CMS còn lại.

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Content Federation
Hygraph: Content Federation

Headless CMS vs Federated Content Platform

Headless CMS tách biệt hệ thống quản lý nội dung backend với giao diện người dùng frontend giúp phân phối nội dung đến bất kỳ kênh kỹ thuật số nào. Tuy nhiên, dần theo xu hướng phát triển của công nghệ, các nhà cung cấp CMS tìm cách đẩy tất cả dữ liệu nội dung vào hệ thống CMS, gọi là Content Hub, sau đó tiến hành phân phối nội dung.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách thức này là các nhà phát triển phải liên tục đồng bộ dữ liệu và việc này đôi khi không đảm bảo tính trung thực của dữ liệu khi được phân phối đến các kênh. Khi đó, Federated Content Platform mang đến giải pháp thiết thực bằng cách tích hợp và lưu trữ nội dung, dữ liệu từ bất kỳ hệ thống thứ ba nào thông qua GraphQL API hoặc REST API và sau đó sẽ phân phối dữ liệu nguyên bản đến các kênh. 

5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Federated Content Platform
Hygraph: Federated Content Platform

Xét lại trường hợp của Hygraph, dữ liệu từ các nguồn sẽ tích hợp và lưu trữ trong Hygraph – đóng vai trò là cổng API, mọi sự thay đổi về dữ liệu nguyên bản sẽ được cập nhật tại Hygraph và được phân phối đến một hoặc nhiều frontend. Người dùng Hygraph có thể truy cập vào dữ liệu cập nhật từ nhiều nguồn nhưng không thể chỉnh sửa nên sẽ tránh được việc có quá nhiều phiên bản dữ liệu.

Tính năng nổi bật

  • Schema Builder: cung cấp cho các nhà phát triển, nhà tiếp thị nội dung các công cụ dễ sử dụng để tạo các template cho nhu cầu đa dạng về nội dung của doanh nghiệp. 
5 Nền Tảng Headless CMS Dành Cho Doanh Nghiệp Lớn (P1)-Schema Builder
Hygraph: Schema Builder
  • Custom Roles & Permissions: Được thiết lập bởi Quản trị viên (Admin) và Chủ sở hữu (Owner) dự án, dễ dàng kiểm soát theo nhu cầu những gì người dùng (user) có thể nhìn thấy ngoài vai trò của họ trong hệ thống.
    Sẽ có nhiều vai trò khác nhau trong hệ thống (System Roles) nhưng cơ bản bao gồm Owner, Admin, Developer, Editor, Contributor. Trong đó Owner và Admin có thể dễ dàng thiết lập vai trò tùy chỉnh (custom roles) cho các nhà phát triển như “Tạo vai trò mới” và “Cập nhật vai trò hiện có” bằng cách sử dụng các quyền của Management API. Khi thiết lập vai trò tùy chỉnh, doanh nghiệp cần nhấn chọn tất cả các quyền Đọc (Read) để người dùng có được những chức năng cơ bản cần thiết trong quá trình sử dụng nền tảng. 
  • Webhook của Hygraph có thể tích hợp với dịch vụ bên thứ ba nhằm cập nhật nhanh chóng những thay đổi xảy ra với nội dung của dự án theo thời gian thực. 
  • Scheduled Publishing cho phép các nhà tiếp thị nội dung xuất bản nội dung hoặc chiến dịch vào một thời gian cụ thể trong tương lai.
  • Rich Text Editor đôi khi được gọi là WYSIWYG là trình chỉnh sửa nội dung có sẵn cho tất cả giải pháp của Hygraph. Doanh nghiệp có thể thêm Rich Text Editor vào bất kỳ phần nội dung nào thông qua Schema Builder giúp nhà tiếp thị nội dung linh hoạt tạo, chỉnh sửa văn bản và hình ảnh dễ dàng.
  • Localization –  bản địa hoá nội dung cho chiến lược marketing toàn cầu  

Ưu điểm

  • Khả năng Content Federation đảm bảo API có thể lưu trữ, tổng hợp dữ liệu đúng và chính xác đến nhiều frontend khác nhau. 
  • Khả năng tùy chỉnh vai trò thúc đẩy sự cộng tác hiệu quả trong quy trình làm việc
  • Hiển thị phân tích hiệu suất nội dung để doanh nghiệp đo lường lưu lượng truy cập

Nhược điểm

  • Chức năng API được đánh giá khá chậm từ 3 đến 8 giây
  • Nhiều khái niệm và tính năng đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và nỗ lực để nắm bắt. 

Chi phí

Hygraph cung cấp cho doanh nghiệp 3 gói giải pháp chính bao gồm:

  • Community: Miễn phí vĩnh viễn, phù hợp với cá nhân và dự án nhỏ
  • Self service: Phù hợp với doanh nghiệp đang trên đà phát triển
  • Professional: $399/tháng/dự án
  • Scale: $899/tháng/dự án
  • Enterprise: Giá tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu, phù hợp với các doanh nghiệp lớn

Những thương hiệu sử dụng Hygraph: Samsung, Shure, Booking.com, Philips, Telenor, Ashley, Dr. Oetker, Neat, Dmarket, Flybondi.com,  v.v 

Xem tiếp: 5 Nền tảng Headless CMS dành cho doanh nghiệp lớn (P2)

Để tìm hiểu sâu hơn về Headless CMS và chọn được nền tảng triển khai phù hợp, liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn miễn phí. 

Xem tiếp
6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử
6 ERP ĐỂ DOANH NGHIỆP LỚN TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
12/06/2023
8,207
2
0
1

Dữ liệu đối với mọi quy mô doanh nghiệp thương mại điện tử là tài sản quý giá nhưng không dễ để quản lý và theo dõi. Do đó, sự xuất hiện của các phần mềm ERP như một giải pháp vượt trội, cho phép tích hợp tất cả dữ liệu kinh doanh về một cơ sở dữ liệu duy nhất để dễ truy cập, phân tích và kiểm soát. 

Dù vậy, để khai thác triệt để khả năng của ERP, doanh nghiệp cần chọn phần mềm với các tính năng phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình. Hiện nay có 6 phần mềm ERP hàng đầu được nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử sử dụng: Oracle Netsuite, Acumatica, Odoo, Sage x3, SAP S/4 HANA và Microsoft Dynamic 365. 

ERP là gì?

ERP hay Enterprise Resource Planning là giải pháp phần mềm quản lý giúp doanh nghiệp thu thập, lưu trữ, phân tích và quản lý tất cả dữ liệu về hoạt động kinh doanh từ nhiều bộ phận nội bộ khác nhau trên một cơ sở dữ liệu duy nhất. Các dữ liệu này bao gồm:

  • Dữ liệu về tài chính doanh nghiệp
  • Dữ liệu bán hàng, marketing
  • Dữ liệu về sản xuất, tồn kho và chuỗi cung ứng
  • Hoạt động quản trị nguồn nhân lực, v.v
6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-ERP là gì
ERP là gì?

Việc tích hợp phần mềm ERP vào hoạt động thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp quản lý tập trung dữ liệu từ hoạt động bán hàng, marketing đa kênh từ website, mạng xã hội, thiết bị di động đến cửa hàng offline. 

Những loại phần mềm ERP phổ biến 

On-premise ERP 

Phần mềm on-premise ERP hay ERP tại chỗ, được cài đặt và lưu trữ cục bộ trên máy chủ và cơ sở hạ tầng của chính doanh nghiệp. Sử dụng on-premise ERP, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý phần cứng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cập nhật và bảo trì phần mềm. 

Cloud-based ERP 

Phần mềm Cloud-based ERP hay ERP đám mây được cung cấp, lưu trữ và duy trì bởi nhà cung cấp bên thứ ba, giúp người dùng có thể truy cập từ xa trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet và còn được gọi là phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service – SaaS). Trong trường hợp này nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng bao gồm máy chủ, lưu trữ, sao lưu dữ liệu, cập nhật, bảo trì phần mềm. 

Hybrid ERP

Phần mềm hybrid ERP hay còn gọi là ERP lai, là sự kết hợp của hai loại phần mềm on-premise và cloud-based ERP. Trong mô hình ERP lai, một số mô-đun nhất định của hệ thống ERP sẽ được lưu trữ dưới dạng on-premise (tại chỗ) trong khi những mô-đun khác được lưu trữ trên cloud (đám mây).

Điều này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi ích từ cả hai mô hình phần mềm. Ví dụ, đối với dữ liệu nhạy cảm hoặc mô-đun quan trọng, doanh nghiệp có thể lưu trữ tại chỗ để kiểm soát và tăng cường bảo mật còn dữ liệu hoặc mô-đun ít quan trọng hơn thì doanh nghiệp có thể lưu trữ trên đám mây để dễ dàng truy cập và phục vụ nhu cầu mở rộng trong tương lai. 

Lợi ích khi sử dụng ERP trong thương mại điện tử

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Lợi ích
Lợi ích khi sử dụng ERP trong thương mại điện tử

Tích hợp dữ liệu

Một trong những ưu điểm nổi trội của các phần mềm ERP là khả năng tích hợp theo thời gian thực tất cả các dữ liệu ở các phòng ban, hợp nhất thành một cơ sở dữ liệu duy nhất. Sự nhất quán giúp việc quản lý dữ liệu dễ dàng hơn đặc biệt khi dữ liệu mà doanh nghiệp thương mại điện tử thu thập hàng ngày là rất nhiều và phần lớn dữ liệu này liên quan đến hành vi mua hàng.

​​Do đó, khi tích hợp dữ liệu này với các dữ liệu kinh doanh còn lại, doanh nghiệp có thể tìm ra và áp dụng những cách thức độc đáo để:

  • Xây dựng thương hiệu
  • Tăng doanh số
  • Tạo ra các chiến dịch marketing giúp thúc đẩy chuyển đổi
  • Cắt giảm chi phí vận hành không cần thiết, v.v

Ví dụ: phần mềm ERP cung cấp báo cáo cho doanh nghiệp dữ liệu về sản phẩm bán chạy nhất, đơn hàng bị huỷ, danh sách khách hàng thường xuyên, tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng, lượt tương tác với các bài đăng trên mạng xã hội, v.v. Khi đó, doanh nghiệp có thể tổng hợp tất cả những dữ liệu này trên một cơ sở dữ liệu chung để dễ dàng nhìn ra bức tranh tổng thể về tình hình hiện tại và nhanh chóng đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp cho sự phát triển thương mại điện tử. 

Quản lý nhiều kênh bán hàng & marketing

Bất kỳ doanh nghiệp thương mại điện tử nào đang sử dụng nhiều kênh trong chiến lược bán hàng & marketing thì sẽ có nhu cầu xem xét doanh số bán hàng hay mức độ tương tác trên mỗi kênh để đo lường sự hiệu quả của các kênh đó. 

Các phần mềm ERP sẽ giúp doanh nghiệp quản lý các kênh bán hàng trong cùng một lúc với cơ sở dữ liệu tập trung. Bằng cách phân tích dữ liệu ERP tích hợp được từ nhiều kênh khác nhau bao gồm mạng xã hội, website, ứng dụng di động, sàn thương mại điện tử, v.v, doanh nghiệp sẽ biết được tại sao một kênh bán hàng hoạt động tốt hơn những kênh còn lại và có thể xác định được chiến dịch marketing nào tạo chuyển đổi tốt, chiến dịch nào cần cải thiện. 

Nâng cao hiệu quả làm việc

Nếu dữ liệu kinh doanh không được tích hợp đầy đủ sẽ gây khó khăn để truy cập dữ liệu chính xác và cập nhật. Khi đó, doanh nghiệp có thể phải nhập nhiều dữ liệu theo cách thủ công, điều này có thể dẫn đến sai sót. 

Mặt khác, sử dụng ERP có thể giúp doanh nghiệp thực hiện nhập dữ liệu một cách tự động với độ chính xác gần như tuyệt đối. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ những quy trình tự động hoá khác như tự tạo hoá đơn, tự động hoá chiến dịch marketing, v.v. Việc này sẽ giải phóng doanh nghiệp khỏi các thao tác thủ công tẻ nhạt mà tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy doanh thu hơn. 

Top 6 phần mềm ERP thương mại điện tử 

Oracle NetSuite

Oracle NetSuite là một phần mềm ERP đám mây, cung cấp bộ giải pháp toàn diện để quản lý hoạt động kinh doanh. Phần mềm cho phép doanh nghiệp thương mại điện tử  tự động hoá các chức năng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm quản lý bán hàng, marketing, quản lý khách hàng, quản lý tài chính, quản lý tồn kho, v.v

Oracle NetSuite nổi bật với tính linh hoạt, khả năng mở rộng, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp và ngành khác nhau, giúp tối ưu hoá quy trình kinh doanh thương mại điện tử cũng như cải thiện hiệu quả vận hành với báo cáo chi tiết theo thời gian thực thông qua một dashboard duy nhất.

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Oracle NetSuite
Oracle NetSuite

Tính năng nổi bật của Oracle NetSuite:

  • Khả năng thương mại điện tử (eCommerce Capability): Giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các cửa hàng thương mại điện tử, doanh số bán hàng đa kênh; tạo và quản lý danh mục sản phẩm; xử lý đơn đặt hàng trực tuyến cũng như cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh liền mạch, v.v
  • Quản lý đơn hàng và tồn kho (Order & Inventory management): Tính năng này giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình thực hiện đơn hàng (fulfilment), quản lý và theo dõi mức độ tồn kho theo thời gian thực
  • Quản lý khách hàng (Customer Relationship Management): NetSuite cung cấp tính năng CRM giúp doanh nghiệp quản lý tương tác với khách hàng, quy trình bán hàng, chiến dịch marketing, cung cấp trải nghiệm khách hàng cá nhân hoá, v.v
  • Quản lý tài chính (Financial management): Oracle NetSuite giúp doanh nghiệp quản lý tài chính với những công cụ nổi bật như sổ cái chung, lập kế hoạch ngân sách, ghi nhận doanh thu và cung cấp báo cáo tài chính. 
  • Phân tích & báo cáo theo thời gian thực (Real-time reporting & analytics): NetSuite cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ phân tích và báo cáo tích hợp theo thời gian thực về hiệu quả của hoạt động kinh doanh trên một dashboard có thể tùy chỉnh nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng truy cập trên nhiều trình duyệt máy tính và di động
  • Giao diện thân thiện và dễ sử dụng đối với phần lớn người dùng
  • Khả năng hiển thị báo cáo theo thời gian thực
  • Dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng dựa trên nhu cầu của từng doanh nghiệp

Nhược điểm:

  • Bảng giá không được công khai gây khó khăn cho doanh nghiệp để ước tính chi phí triển khai
  • Quy trình triển khai phức tạp
  • Bản chất của Oracle NetSuite là ERP đám mây nên sẽ hạn chế doanh nghiệp về quyền kiểm soát
  • Phụ thuộc vào sự kết nối Internet
  • Tuy NetSuite cung cấp khả năng tuỳ chỉnh nhưng hạn chế về mức độ linh hoạt của các tuỳ chỉnh. Do đó, các yêu cầu tùy chỉnh phức tạp sẽ đòi hỏi việc phát triển bổ sung hay các giải pháp thay thế. 

Chi phí: Chi phí ước tính để triển khai Oracle Netsuite có thể bắt đầu từ $10,000. Tuy nhiên đây không phải là mức giá cố định mà sẽ tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 

Acumatica

Acumatica là một phần mềm ERP đám mây dành cho mọi quy mô doanh nghiệp và đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhanh chóng. Acumatica cung cấp các tuỳ chọn lưu trữ đám mây linh hoạt bao gồm đám mây công cộng (public cloud) và riêng tư (private cloud) để giữ cho dữ liệu của doanh nghiệp dễ truy cập và an toàn. 

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Acumatica
Acumatica

Tính năng nổi bật của Acumatica:

  • Tích hợp thương mại điện tử (eCommerce Integration): Acumatica cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tích hợp với các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Amazon, Magento, Shopify, BigCommerce, v.v. Quá trình tích hợp được hỗ trợ để trở nên nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời doanh nghiệp có thể sử dụng các chức năng dành riêng cho thương mại điện tử như quản lý đơn hàng, đồng bộ hóa hàng tồn kho, vận chuyển và tính thuế. 
  • Quản lý tài chính (Financial Management): Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ của Acumatica để hợp lý hoá các hoạt động tài chính, tự động hóa quy trình kế toán, tạo báo cáo tài chính, quản lý sổ cái chung. ERP này mang đến cho doanh nghiệp khả năng hiển thị theo thời gian thực về hiệu suất tài chính, hỗ trợ quá trình đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu tài chính chính xác và cập nhật. 
  • Quản lý tồn kho (Inventory Management): Acumatica cung cấp cho doanh nghiệp một loạt các công cụ để quản lý kho hiệu quả và tối ưu hoá hoạt động. Đồng thời hỗ trợ theo dõi và dự báo tồn kho theo thời gian thực cho phép doanh nghiệp giảm thiểu tình trạng hết hàng và giảm thiểu chi phí tồn kho không đáng có. 

Ưu điểm

  • Cấu trúc mô-đun linh hoạt cho phép doanh nghiệp đăng ký sử dụng các mô-đun họ cần và dễ dàng bổ sung, thay đổi mô-đun theo thời gian dựa trên nhu cầu phát triển.
  • Cung cấp dữ liệu theo thời gian thực mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị
  • Phần mềm có thể dễ dàng tích hợp với các công nghệ hiện đại trong tương lai
  • Giải pháp vượt trội đáp ứng nhu cầu của từng ngành công nghiệp cụ thể, bao gồm xây dựng, phân phối, sản xuất, bán lẻ thương mại điện tử.

Nhược điểm

  • Bảng giá không được công khai gây khó khăn cho doanh nghiệp để ước tính chi phí triển khai.
  • Sự linh hoạt trong cấu trúc mô-đun có thể dẫn đến chi phí phát sinh khi nhu cầu bổ sung mô-đun tăng lên nhanh chóng theo thời gian. 

Chi phí: Chi phí ước tính để triển khai Acumatica có thể giao động từ $15,000 đến $40,000/năm. Tuy nhiên đây không phải là mức giá cố định mà sẽ tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 

Odoo

Odoo là một phần mềm ERP mã nguồn mở theo dạng mô-đun có thể tùy chỉnh hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hiệu quả các khía cạnh kinh doanh như quan hệ khách hàng (CRM), kế toán, quản lý tồn kho, v.v. Odoo cung cấp giải pháp tối ưu cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi quy mô

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Odoo
Odoo

Tính năng nổi bật của Odoo:

Odoo cung cấp bộ tính năng và mô-đun toàn diện từ cơ bản đến nâng cao đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp về vận hành hiệu quả hoạt động thương mại điện tử nhưng nổi bật với một số tính năng sau đây

  • Tạo cửa hàng trực tuyến (Webstore creation): Odoo cung cấp công cụ xây dựng webstore cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thiết lập và quản lý sự hiện diện trực tuyến của mình. Doanh nghiệp có thể thiết kế, tùy chỉnh các website thương mại điện tử chuyên nghiệp với thao tác kéo thả với các template có sẵn và các tính năng như tạo trang, quản lý nội dung, tích hợp blog, SEO, v.v
  • Quản lý quan hệ khách hàng (Customer relationship management): Odoo hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với khách hàng hiệu quả với các tính năng quản lý khách hàng tiềm năng, tương tác với khách hàng, quản lý quy trình bán hàng và phân khúc khách hàng. Ngoài ra, CRM có thể tích hợp với các mô-đun khác của Odoo để quá trình theo dõi và vận hành thuận tiện hơn. 
  • Quản lý sản phẩm (Product management): Sử dụng Odoo, doanh nghiệp có thể quản lý sản phẩm của mình hiệu quả với tuỳ chọn tạo và sắp xếp danh mục sản phẩm, xác định thuộc tính, quản lý giá sản phẩm, theo dõi tính khả dụng của sản phẩm, quản lý các giai đoạn vòng đời sản phẩm
  • Quản lý tồn kho (Inventory management): Doanh nghiệp có thể sử dụng Odoo để theo dõi diễn biến của hàng tồn kho và tối ưu hoá việc thực hiện đơn hàng (fulfillment). Hệ thống còn hỗ trợ doanh nghiệp các tính năng như quét mã vạch, theo dõi số sê-ri, quản lý và cập nhật lô hàng theo thời gian thực
  • Marketing: Doanh nghiệp có thể tự động hoá các chiến dịch marketing. Từ email marketing, social marketing đến SMS marketing, Odoo đều hỗ trợ doanh nghiệp tạo, thực hiện và tự động hoá theo dõi hiệu quả chiến dịch. Bên cạnh đó, việc tích hợp Odoo vào nền tảng mạng xã hội giúp doanh nghiệp tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, nuôi dưỡng và tạo ra chuyển đổi nhanh chóng. 

Ưu điểm:

  • Bộ tính năng tùy chỉnh đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
  • Cung cấp đa dạng mô-đun từ quản lý bán hàng, marketing, đến quản lý tài chính, quản lý tồn kho. Các mô-đun được tích hợp và chia sẻ dữ liệu với nhau
  • Giao diện trực quan và dễ sử dụng
  • Khả năng hiển thị toàn bộ thông tin chi tiết trên 1 cơ sở dữ liệu duy nhất
  • Khả năng tuỳ chỉnh cao với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp 

Nhược điểm:

  • Thiết lập phức tạp
  • Odoo cung cấp khả năng tuỳ chỉnh nhưng với nhu cầu tuỳ chỉnh phức tạp sẽ đòi hỏi sự đầu tư nhiều về thời gian, chi phí và cả kinh nghiệm về kỹ thuật
  • Hạn chế hỗ trợ khách hàng
  • Hiệu suất và khả năng mở rộng chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn

Chi phí: Doanh nghiệp sẽ được miễn phí nếu chỉ sử dụng 1 mô-đun duy nhất và sẽ không giới hạn số lượng người dùng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng 2 mô-đun trở lên, mức giá lúc này sẽ được tính dựa trên:

  • Số lượng người dùng
  • Số lượng và loại mô-đun sử dụng 

Sage x3

Sage x3 là một giải pháp phần mềm hybrid ERP được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và lớn về việc quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm hay nhiều quốc gia

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Sage X3
Sage X3

Tính năng nổi bật của Sage x3:

Sage x3 cung cấp bộ tính năng từ cơ bản đến nâng cao nhằm hỗ trợ quy trình quản lý và vận hành kinh doanh nhưng nổi bật nhất là quản lý sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý tài chính

  • Quản lý sản phẩm (Product Management): Sage x3 mang đến cho doanh nghiệp sự linh hoạt trong vận hành quy trình quản lý sản phẩm với các giải pháp như Lập hoá đơn nguyên vật liệu (BOM planning), Quản lý chất lượng (Quality Control), Quản lý các thành phần sản xuất (Shop Floor Control), Quản lý dự án (Project Management)
  • Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): Sage x3 cung cấp khả năng tích hợp toàn diện các giải pháp từ Thu mua (Purchasing), Quản lý tồn kho (Inventory Management), Quản lý bán hàng (Sales Management) đến dịch vụ khách hàng (Customer Service) nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu khách hàng và nâng cao hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng.  
  • Quản lý tài chính (Financial Management): Sage x3 cung cấp cho doanh nghiệp bộ giải pháp để theo dõi dữ liệu tài chính được hiển thị theo thời gian thực, giúp ích cho quá trình đưa ra các quyết định chiến lược. Các giải pháp bao gồm kế toán và lập kế hoạch ngân sách (Budget and Accounting), quản lý tài sản cố định (Fixed Assets) và cung cấp báo cáo tài chính (Financial Reporting) 

Ưu điểm

  • Báo cáo và cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, giúp tối ưu quy trình quản lý tài chính và ra quyết định.
  • Giao diện trực quan và dễ sử dụng.
  • Khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh cao.
  • Cung cấp khả năng hỗ trợ quy trình làm việc cụ thể của từng ngành công nghiệp.

Nhược điểm

  • Bảng giá không được công khai gây khó khăn cho doanh nghiệp để ước tính chi phí triển khai.
  • Không cung cấp live chat để hỗ trợ khách hàng trực tiếp trên website
  • Không có công cụ tích hợp mạng xã hội 

Chi phí: Chi phí ước tính để triển khai Sage ERP có thể bắt đầu từ $128,000. Tuy nhiên đây không phải là mức giá cố định mà sẽ tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 

SAP S/4 HANA

SAP S/4 HANA (High-Performance Analytic Appliance) là phần mềm hybrid ERP hàng đầu dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. SAP S/4 HANA được xem là giải pháp ERP toàn diện thế hệ mới của SAP ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, được thiết kế để tối ưu vượt trội quy trình kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng ngành, hỗ trợ quá trình ra quyết định. Phần mềm cung cấp các giải pháp về quản lý tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng, v.v.

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-SAP
SAP S/4 HANA 

Tính năng nổi bật của SAP S/4 HANA 

  • Công nghệ “in-memory computing”: Với công nghệ này SAP S/4 HANA có thể xử lý và phân tích dữ liệu theo thời gian thực đồng thời có thể tính toán, truy xuất dữ liệu nhanh hơn các công nghệ hiện hành khoảng 10.000 lần. Điều này giúp doanh nghiệp truy cập tức thì vào dữ liệu chính xác và cập nhật nhờ đó đảm bảo quá trình đưa ra các quyết định quan trọng chắc chắn hơn. 
  • Báo cáo tổng hợp (Consolidated Reporting): ERP này cung cấp giải pháp để doanh nghiệp tạo các báo cáo tổng hợp như bảng cân đối kế toán (balance sheet), báo cáo kết quả kinh doanh (P&L), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cash flow statement). Ngoài ra, doanh nghiệp có thể trực quan hoá mọi thông tin tài chính được tổng hợp hoặc chưa được tổng hợp với SAP Analytics Cloud. 
  • Triển khai on-cloud và on-premise (on-cloud & on-premise deployment): Việc này mang đến cho doanh nghiệp sự linh hoạt để lựa chọn mô hình triển khai ưa thích. Nếu như triển khai on-cloud thúc đẩy khả năng mở rộng, khả năng truy cập và giảm chi phí cơ sở hạ tầng thì triển khai on-premise cho phép doanh nghiệp nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu và các tùy chọn tùy chỉnh. 
  • Trải nghiệm người dùng (User experience): SAP S/4HANA cung cấp trải nghiệm người dùng nâng cao thông qua giao diện người dùng SAP Fiori hiện đại và trực quan với Dashboard được cá nhân hoá và thiết kế đáp ứng để truy cập hệ thống trên nhiều thiết bị. 

Ưu điểm:

  • Truy xuất dữ liệu theo thời gian thực với công nghệ in-memory computing
  • Đơn giản hoá dữ liệu giúp quá trình xử lý nhanh hơn, cải thiện hiệu suất hệ thống và đảm bảo tính nhất quán cho dữ liệu
  • Đa dạng tính năng và giải pháp phù hợp dành cho từng ngành cụ thể giúp doanh nghiệp giải quyết các yêu cầu và thách thức của ngành một cách hiệu quả. 

Nhược điểm:

  • Vì là giải pháp ERP toàn diện vượt trội nên việc triển khai khá phức tạp
  • Với các công nghệ và tính năng hiện đại của SAP S/4 HANA, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức và kỹ năng liên quan để quá trình triển khai được thuận lợi.

Chi phí:

Bảng giá của SAP S/4 HANA không được công bố nhưng doanh nghiệp có 30 ngày dùng thử miễn phí nhưng một số tính năng sẽ bị hạn chế. 

Microsoft Dynamic 365

Phần mềm Microsoft Dynamic 365 được xem là giải pháp hybrid ERP vượt trội dành cho các doanh nghiệp lớn. Tuỳ vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà hệ thống ERP có thể được tích hợp với nhiều ứng dụng khác của Microsoft để tối ưu quản lý các khía cạnh của quy trình kinh doanh như quản lý bán hàng, tồn kho, tài chính, v.v. Microsoft Dynamic 365 có thể cung cấp khả năng hỗ trợ tốt đối với nhiều ngành như sản xuất, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ thương mại điện tử, v.v.

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Microsoft Dynamic 365
Microsoft Dynamic 365

Tính năng vượt trội:

  • Quản lý chuỗi cung ứng (Dynamic 365 supply chain management): Doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, tự động bằng khả năng hiển thị dữ liệu chuyên sâu theo thời gian thực giúp dự báo, lập kế hoạch và quản lý tồn kho. 
  • Quản lý thương mại (Dynamic 365 commerce): Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng tuỳ chọn mua hàng bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào và theo cách mà họ muốn trên mọi thiết bị bằng cách mang đến sự tương tác liên tục và nhất quán trên các kênh online và offline. 
  • Quản lý marketing (Dynamic 365 marketing): Doanh nghiệp có thể dự đoán, tạo và phân phối nội dung qua các kênh phù hợp và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. 
  • Quản lý đơn hàng thông minh (Dynamic 365 intelligent order management): Tối ưu và tự động hóa quy trình thực hiện đơn hàng bằng cách sử dụng công nghệ AI và báo cáo tồn kho đa kênh (omnichannel inventory) theo thời gian thực. Đồng thời chủ động khắc phục tình trạng gián đoạn đơn hàng bằng cách tái cấu trúc các luồng đơn hàng (order flows).
  • Quản lý dữ liệu khách hàng (Dynamic 365 customer data management): Sử dụng công nghệ AI để thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để khám phá những insight mới nhưng đảm bảo cân bằng được giữa nhiệm vụ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và bảo mật thông tin khách hàng. Từ những insight mới, doanh nghiệp xúc tiến những chiến dịch để nâng cao khả năng giữ chân và lòng trung thành của khách hàng. 
  • Quản lý dịch vụ khách hàng (Dynamic 365 customer service management): Kết nối với khách hàng ở mọi kênh họ có mặt để giải đáp thắc mắc thông qua chatbot và cổng thông tin từ xa. Quản lý tất cả dữ liệu liên quan trên 1 dashboard duy nhất giúp tối ưu chi phí và nâng cao khả năng đưa ra quyết định cho những nhu cầu trong tương lai.

Ưu điểm:

  • Tích hợp dễ dàng với các sản phẩm khác của Microsoft
  • Các mô-đun từ marketing, thương mại đến chuỗi cung ứng được tích hợp và vận hành liền mạch với nhau
  • Tự động hóa quy trình làm việc với công nghệ AI
  • Tính linh hoạt và mở rộng cao tương thích với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp
  • Hệ sinh thái đám mây cho phép người dùng dễ dàng kết nối với hệ thống on-premise của doanh nghiệp trên mọi thiết bị có kết nối Internet
  • Báo cáo và phân tích tổng hợp chuyên sâu hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu
  • Hỗ trợ bản dùng thử để doanh nghiệp cân nhắc trước khi triển khai

Nhược điểm:

  • Phần mềm sử dụng công nghệ AI cùng nhiều chức năng nâng cao đòi hỏi kiến thức và kỹ năng nhất định để triển khai. Điều này dẫn đến quá trình triển khai phức tạp và mất nhiều thời gian
  • Chi phí cho các mô-đun được đánh giá là khá cao từ $50 đến hơn $1000/người dùng/tháng. Vì vậy doanh nghiệp cần tận dụng bản dùng thử để đảm bảo mô-đun phù hợp với nhu cầu và ngân sách.
  • Mức giới hạn của lưu trữ dữ liệu không cao, doanh nghiệp cần phải mua thêm và điều này làm phát sinh thêm chi phí. 

Chi phí

Doanh nghiệp có 30 ngày trải nghiệm Microsoft Dynamic 365 miễn phí. Tuỳ vào mô-đun, phần mềm sẽ cung cấp 2 loại giá bao gồm:

  • First Dynamic 365 app
  • Subsequent qualifying Dynamic 365 app

Giá Subsequent chỉ áp dụng cho cá nhân người dùng được cấp phép sử dụng ứng dụng đầu tiên (Subsequent pricing is only applied for the individual licensed for the first app)

Ví dụ: ở mô-đun quản lý tài chính

  • Giá cấp phép cho ứng dụng đầu tiên là $180/người dùng/tháng. 
  • Giá subsequent cho ứng dụng tiếp theo đối với những người dùng đã được cấp phép sử dụng ứng dụng đầu tiên là $30/người dùng/tháng. 

Thông tin chi tiết về giá cho các mô-đun khác, doanh nghiệp tham khảo tại trang pricing của Microsoft Dynamic 365

Trên đây là tổng hợp 6 phần mềm ERP thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp quy mô lớn với các tính năng nổi bật cùng ưu nhược điểm riêng của từng phần mềm.

Để tìm hiểu sâu hơn về ERP cũng như chọn được phần mềm phù hợp nhất với nhu cầu doanh nghiệp, liên hệ SECOMM hoặc gọi Hotline (02871089908) để được tư vấn và triển khai ERP miễn phí.

Xem tiếp

    ĐĂNG KÝ NGAY!

    Đăng Ký Nhận Những Bài Viết Mới Nhất!