Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Thương mại điện tử là một sân chơi lớn cho nhiều tay chơi trang sức. Những món trang sức tinh xảo, làm từ những viên đá quý, vàng và bạc lấp lánh được mang đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua các website thương mại điện tử.
Các thương hiệu trên thế giới lẫn Việt Nam không chỉ nỗ lực ra mắt hàng loạt bộ sưu tập mới đầy sáng tạo mà còn chú trọng cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt hơn cho khách hàng.
Xem thêm: Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử?
Cùng khám phá sự hấp dẫn của thế giới trang sức thông qua danh sách 10 website thương mại điện tử trang sức đáng chú ý nhất ở Việt Nam và trên thế giới.
Cartier, với hơn một thế kỷ lịch sử danh tiếng, đã khẳng định mình là biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp trong thị trường trang sức. Thương hiệu này nổi tiếng với các tác phẩm nghệ thuật trang sức tinh xảo và độc đáo, được chế tác từ những viên đá quý giá nhất và các loại kim loại quý như vàng và bạc. Cartier không chỉ sản xuất và bán sản phẩm mà còn cung cấp dịch vụ chăm sóc, sửa chữa và gói quà.
Website thương mại điện tử của Cartier được xây dựng trên Salesforce Commerce Cloud, một trong những nền tảng open source hàng đầu để phát triển thương mại điện tử. Điều này đảm bảo trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Cartier được tối ưu, thể hiện rõ tinh thần và giá trị của thương hiệu.
Thiết kế của website Cartier mang phong cách tối giản bao gồm nhiều tính năng như AR, giúp khách hàng quan sát sản phẩm trực quan dưới nhiều góc độ; Hệ thống tìm kiếm thông minh, đưa ra kết quả chính xác kể ra khi khách hàng gõ sai; Kiểm tra sản phẩm có đang có sẵn tại cửa hàng bất kỳ.
Tiffany & Co., là một trong những thương hiệu trang sức hàng đầu và nổi tiếng trên khắp thế giới. Sản phẩm của Tiffany & Co. bao gồm các trang sức tinh xảo như nhẫn, vòng cổ, bông tai và đồng hồ, chế tác từ các loại kicim loại quý như bạc, vàng, và platinum, cùng với các viên đá quý giá như kim cương, ngọc trai và xanh beryl.
Website thương mại điện tử của Tiffany & Co., được xây dựng trên nền tảng Adobe Commerce, cung cấp sự linh hoạt và mở rộng vượt trội để đáp ứng nhu cầu tuỳ chỉnh và mục tiêu phát triển dài hạn. Tương tự như Cartier, Tiffany cũng cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ tư vấn chọn sản phẩm và chăm sóc sản phẩm. Bên cạnh đó, một trong những tính năng nổi bật của website Tiffany là tìm kiếm cửa hàng theo bán kính, dựa trên thành phố, zip code và theo dịch vụ. Việc này giúp khách hàng lọc ra đúng cửa hàng gần nhất có cung cấp dịch vụ mà họ cần.
Với hơn 30 năm uy tín trong ngành chế tác và kinh doanh trang sức cao cấp, PNJ là một trong những thương hiệu trang sức và kim cương nổi tiếng nhất Việt Nam. PNJ mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn trang sức phong phú và đa dạng, thỏa mãn mọi nhu cầu và gu thẩm mỹ, từ trang sức cưới, trang sức phong thủy, trang sức kim cương, trang sức đá màu, trang sức vàng Ý, cho đến trang sức Disney và STYLE by PNJ.
Website thương mại điện tử của PNJ được xây dựng bằng WooCommerce, một plugin WordPress phổ biến và hiệu quả để phát triển các ứng dụng web. Website của PNJ có giao diện thân thiện và dễ sử dụng, cho phép khách hàng xem, tìm kiếm, so sánh và mua các sản phẩm trang sức một cách nhanh chóng và tiện lợi. Trang web cũng có nhiều tính năng nổi bật như tích hợp đa dạng phương thức thanh toán; chọn kích cỡ sản phẩm; tìm kiếm cửa hàng theo tỉnh/thành và quận/huyện; tuỳ chọn giao hàng tận nơi hoặc nhận tại cửa hàng.
Xuất xứ từ New York, Mỹ, ANA LUISA là thương hiệu trang sức nổi bật với tầm nhìn làm đẹp cho cuộc sống bằng những món trang sức độc đáo và sang trọng. ANA LUISA chọn lựa những nguyên liệu cao cấp, như vàng 14k, bạc 925, kim cương tái tạo và ngọc trai nuôi cấy, để tạo nên những bộ sưu tập trang sức phong phú và phù hợp với mọi phong cách và cá tính.
Website thương mại điện tử của ANA LUISA được xây dựng và phát triển trên nền tảng SaaS Shopify. Trang web mang phong cách thiết kế đơn giản và thanh lịch với tông màu trắng chủ đạo rất phù hợp với ngành phụ kiện trang sức.
ANNA LUISA chú trọng phát triển các tính năng nâng cao để cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất cho khách hàng. Trong số đó phải kể đến như kiểm tra đơn hàng theo mã số và zip code; Xem nhanh sản phẩm; Đặt hàng trước và nhận thông báo khi có hàng; Gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử xem sản phẩm; Hiện số lượng sản phẩm đang xem được bán ra trong vòng 24 giờ.
Missoma là thương hiệu trang sức đến từ London, Anh, chuyên về các sản phẩm trang sức bằng vàng và bạc tái chế với thiết kế hiện đại, tinh tế và cá tính. Thương hiệu này có nhiều bộ sưu tập trang sức nổi bật, như Lucy Williams, Harris Reed, Savi, Zenyu, Molten và nhiều hơn nữa.
Thiết kế của website thương mại điện tử Missoma mang vẻ sang trọng và tối giản đặc trưng của ngành trang sức. Website được xây dựng và phát triển với Shopify, giúp tích hợp dễ dàng với đa dạng ứng dụng bên thứ ba nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm phong phú và chất lượng hơn.
Một số tính năng nổi bật của Missoma là tích hợp đa dạng phương thức thanh toán bao gồm Mua trước trả sau với Klarna; Tính năng đa tiền tệ tự động chuyển đổi tiền tệ dựa trên IP của người dùng; Lọc sản phẩm dựa trên chất liệu, kích cỡ; Tích hợp chương trình khách hàng thân thiết The Rewards Stack.
Được sáng lập bởi Michael Saiger vào năm 2008, Miansai là thương hiệu chuyên về trang sức nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ. Miansai tập trung vào việc tạo ra những món trang sức nam và nữ có thiết kế đơn giản, tinh tế và độc đáo, bằng cách sử dụng những nguyên liệu thô được chọn lọc và tinh luyện bằng tay. Thương hiệu này cung cấp nhiều bộ sưu tập trang sức như vòng cổ, vòng tay, nhẫn, khuyên tai, móc khóa và nhiều phụ kiện khác.
Miansai cũng sử dụng nền tảng Shopify để xây dựng website thương mại điện tử với những tính năng đặc thù của ngành trang sức bao gồm chọn size sản phẩm; Lọc và tìm kiếm sản phẩm, bộ sưu tập; Tự động chuyển đổi tiền tệ dựa trên IP người dùng; Gợi ý tìm kiếm; Tích hợp với nền tảng mạng xã hội như Facebook, Pinterest, Instagram.
Catbird là thương hiệu trang sức cao cấp được thành lập vào năm 2004 tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Thương hiệu này được biết đến với những thiết kế tinh tế và đậm chất nghệ thuật. Các sản phẩm của Catbird được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm vàng, bạc, đá quý,…
Nền tảng thương mại điện tử của website CatBird là Magento Open Source với sự linh hoạt vượt trội giúp thương hiệu xây dựng hàng loạt tính năng nâng cao mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm mượt mà và phong phú.
Một số tính năng điển hình trên website thương mại điện tử CatBird là Tìm kiếm và lọc sản phẩm; Chọn size sản phẩm; Tuỳ chọn cá nhân hoá trang sức; Tự động chuyển đơn vị tiền tệ dựa trên IP người dùng.
Đặc biệt, website Catbird có tính năng “Web Accessibility” cho phép tùy chỉnh cách thức tiếp cận với trang web bao gồm chỉnh chế độ xem dành cho người dùng; Điều chỉnh kích cỡ, căn lề nội dung; Chỉnh màu giao diện…
Huy Thanh Jewelry là một trong những thương hiệu trang sức nổi tiếng tại Việt Nam. Với sứ mệnh mang đến nét đẹp và giá trị qua từng món trang sức, thương hiệu này đã ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng thông qua những sản phẩm tinh tế và độc đáo, được chế tác bằng tay từ những viên đá quý quý giá và kim loại quý như vàng và bạc.
Website thương mại điện tử của Huy Thanh Jewelry được xây dựng trên nền tảng Haravan Enterprise, một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam. Một số tính năng nổi bật của website Huy Thanh Jewelry là lọc và tìm kiếm sản phẩm; Tùy chỉnh kích cỡ, chất liệu, màu sắc; Tích hợp đa dạng nền tảng xã hội, phương thức thanh toán.
EROPI là thương hiệu trang sức nổi bật khác của Việt Nam chuyên phân phối các loại vàng, bạc, nữ trang, đá quý, ngọc trai, trang sức cưới và trang sức phong thuỷ. Sau nhiều năm hoạt động, công ty không chỉ mở rộng chuỗi cửa hàng trên toàn quốc mà còn phát triển kênh bán hàng online để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Kênh online mà EROPI chú trọng nhất chính là website thương mại điện tử được đầu tư xây dựng trên nền tảng Magento Open Source với khả năng tuỳ chỉnh vượt trội giúp EROPI xây dựng những tính năng nâng cao và khả năng mở rộng linh hoạt đảm bảo mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp này.
STONE AND STRAND là thương hiệu trang sức được thành lập năm 2013 tại Mỹ. STONE AND STRAND cung cấp hàng loạt các sản phẩm trang sức bao gồm nhẫn, vòng cổ, bông tai, và nhiều mẫu trang sức khác. Tất cả các sản phẩm đều được thiết kế với sự tinh tế và chi tiết hoàn hảo, thể hiện tầm nhìn sáng tạo của thương hiệu.
Website của STONE AND STRAND được xây dựng trên nền tảng thương mại điện tử Shopify, một trong những nền tảng được nhiều thương hiệu trang sức khắp nơi lựa chọn. Bên cạnh danh mục sản phẩm dễ lọc và tìm kiếm thì website còn có tính năng kiểm tra đơn hàng bằng email và tích hợp nhiều phương thức thanh toán trong đó có Mua trước trả sau với Affirm.
Trên đây là tổng hợp 10 website thương mại điện tử trang sức nổi bật nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Có thể thấy, các thương hiệu trang sức hiện nay không chỉ tập trung phát triển kinh doanh ở kênh bán hàng truyền thống mà đã nhanh chóng tiếp cận và phát triển trên không gian trực tuyến. Một website thương mại điện tử chỉn chu và thu hút không chỉ giúp doanh nghiệp trang sức kết nối với một lượng lớn khách hàng tiềm năng mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và tầm nhìn của mình.
Với sự hiểu biết sâu sắc về thương mại điện tử và kinh nghiệm phong phú trong việc phát triển các dự án website trang sức thành công, SECOMM sẽ giúp doanh nghiệp trang sức nâng cao sự hiện diện của mình trên Internet nhanh chóng và hiệu quả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn triển khai website thương mại điện tử trang sức ngay!
Kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, ngành dược phẩm đã chứng minh được những tiềm năng to lớn của việc chuyển đổi hiệu thuốc truyền thống sang nhà thuốc online. Tại Mỹ, số lượt khám sức khỏe từ xa đã tăng 2.600% vào tháng 3 năm 2020 (khoảng thời gian Covid-19 bùng nổ ở Mỹ) so với cùng tháng năm 2019. Theo Statista, thương mại điện tử dược phẩm toàn cầu ước tính đạt 32 tỷ USD vào cuối năm 2023.
Một số thương hiệu đã triển khai thương mại điện tử thành công từ sớm và gặt hái được những thành công không ngờ như Apollo Pharmacy (Ấn Độ), FPT Long Châu (Việt Nam), CVS Health (Mỹ), Droga Raia (Brazil). Đặc điểm chung của các thương hiệu này nằm ở hệ thống website thương mại điện tử toàn diện, phục vụ nhu cầu mua sắm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, y tế cho khách hàng.
Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã phát thảo hành trình xây dựng nhà thuốc online cho thị trường Việt Nam.
Việc đầu tiên các doanh nghiệp dược phẩm cần làm chính là xác định được các mục tiêu và mức độ ưu tiên của các mục tiêu đó để lên kế hoạch phát triển website thương mại điện tử phù hợp cho từng giai đoạn.
Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như định vị thương hiệu, khai thác khách hàng tiềm năng, tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến và trực tiếp của doanh nghiệp.
Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các hoạt động theo dõi, phân tích hành vi khách hàng, đánh giá hiệu quả các chiến dịch, tăng trưởng doanh thu v.v.
Về thời gian, ở giai đoạn này doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai nhanh để thâm nhập thị trường thương mại điện tử hoặc từ từ để kiểm tra và thích nghi với thị trường tỷ đô này.
Về ngân sách, điều này sẽ tùy thuộc vào chiến lược và tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp khi triển khai nhà thuốc online.
Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).
Một số nền tảng thương mại điện tử SaaS phổ biến như:
Các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở thường được sử dụng nhiều như:
Thông thường, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử sẽ lựa chọn các nền tảng SaaS để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử cơ bản. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian để hạn chế việc chuyển đổi nền tảng của giai đoạn sau.
Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng, v.v.
Hiện nay, có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm:
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn các theme sẵn có để tiết kiệm chi phí nhất nhưng vẫn có một số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hơn sẽ chọn 2 cách còn lại để định vị thương hiệu tốt hơn.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể ưu tiên phát triển các chức năng cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành nhà thuốc online.
Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử dược phẩm như:
Sau khi đã hoàn thành các tính năng, để quá trình kiểm thử và golive website thành công, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục pháp lý về kinh doanh thương mại điện tử.
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.
Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Khi doanh nghiệp phát triển và thị trường có nhiều thay đổi lớn, các mục tiêu sẽ cần thay đổi cho phù hợp. Đồng thời, đây là giai đoạn để ban lãnh đạo tái xác định các mục tiêu về chiến lược kinh doanh, thời gian và chi phí để đầu tư vào website thương mại điện tử. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào các mục tiêu về mở rộng hệ thống kinh doanh nhà thuốc online trong ngắn hạn và dài hạn.
Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như mở rộng phân khúc thị trường, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết, hình thành thói quen mua sắm sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, thiết bị y tế cho người tiêu dùng, v.v.
Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các mục tiêu về khai thác thêm khách hàng tiềm năng mới, tăng trưởng doanh thu, hỗ trợ chiến lược eCommerce Marketing như Livestream, Gamification, Affiliate Marketing, Influencer Marketing.
Khi các nền tảng SaaS không còn đủ sức để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống website, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các nền tảng chuyên nghiệp hơn như Adobe Commerce, Shopify Plus, BigCommerce Enterprise để phát triển website thương mại điện tử dược phẩm chuyên sâu.
Dĩ nhiên, khi chuyển đổi nền tảng thì doanh nghiệp sẽ đương đầu với các vấn đề như chi phí chuyển đổi, thời gian đào tạo nhân sự trên nền tảng mới và thất thoát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi nền tảng.
Để doanh nghiệp có thể xây dựng website thương mại điện tử trên nền tảng chuyên nghiệp, có độ phức tạp cao thì doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để phát triển website. Thông thường, doanh nghiệp có thể lựa chọn xây dựng đội ngũ in-house (nội bộ) hoặc tìm kiếm đối tác phát triển. Dù là nguồn lực nào thì đều yêu cầu đảm bảo kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trên nền tảng đã lựa chọn.
Đối với việc xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT, thương mại điện tử có chuyên môn và kinh nghiệm trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng đội ngũ phù hợp, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu đặt ra.
Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển, doanh nghiệp nên lựa chọn tìm kiếm đơn vị phát triển theo các tiêu chí:
Việc hợp tác với các đơn vị có chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cũng như phát triển website phù hợp với đặc thù của ngành chăm sóc sức khỏe.
Trong quá trình chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp có thể giữ nguyên, không cần thay đổi giao diện website hiện tại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sẽ tái xây dựng giao diện website để phù hợp với chiến lược mới, nền tảng mới.
Tương tự như giai đoạn trước, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi thiết kế giao diện website thương mại điện tử: sử dụng theme sẵn có trên thị trường, tùy chỉnh theme và thiết kế riêng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn việc tùy chỉnh theme hoặc thiết kế riêng để thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu và ngành chăm sóc sức khỏe.
Sau khi lựa chọn nền tảng chuyển đổi phù hợp, việc chuyển đổi nền tảng cần được thực hiện thận trọng để hạn chế vấn đề thất thoát hoặc sai sót dữ liệu của doanh nghiệp. Thông thường, việc chuyển đổi được thực hiện tự động hóa hết mức có thể để tránh các lỗi có thể xảy ra.
Quá trình chuyển đổi nền tảng bao gồm các bước:
Sau khi chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ để đảm bảo các dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác theo kế hoạch.
Ngoài các chức năng cơ bản, doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống chức năng phức tạp hơn bao gồm các chức nâng cao và đặc thù cho ngành dược phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần liên tục và cập nhật để phát triển các chức năng phù hợp người dùng và theo kịp thị trường.
Khi đưa hệ thống website thương mại điện tử vào kiểm thử, doanh nghiệp cần rà soát và kiểm tra toàn bộ trang web, chức năng trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo tốc độ xử lý đơn hàng, tính ổn định của website. Nếu có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cần lập tức liên hệ đội ngũ in-house hoặc đơn vị phát triển để điều chỉnh, cải thiện website cho phù hợp trước khi chính thức go-live (đi vào hoạt động).
Sau khi hệ thống website thương mại điện tử dược phẩm đã đi vào ổn định, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược eCommerce Marketing hoặc Omni-channel để phát triển kinh doanh nhà thuốc online.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống website liên tục để tăng trưởng doanh số bền vững, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường thương mại điện tử nói chung và thị trường chăm sóc sức khỏe nói riêng.
Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp.
Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, việc xây dựng và phát triển website thương mại điện tử trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong số những nền tảng SaaS phổ biến hiện nay, Shopify là cái tên không thể không kể đến. Shopify không đơn thuần là nền tảng thương mại điện tử SaaS mà còn là một giải pháp vượt trội giúp hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp thế giới biến ý tưởng kinh doanh trực tuyến trở thành hiện thực.
Vậy Shopify là gì? Tại sao nền tảng này lại là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử từ nhỏ đến rất lớn? Cùng tìm hiểu và khám phá sức mạnh của Shopify trong bài viết này.
Shopify là nền tảng thương mại điện tử phổ biến cho phép doanh nghiệp xây dựng, phát triển và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình. Nền tảng cung cấp giao diện trực quan nên những người dùng không nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật cũng có thể thao tác dễ dàng và nhanh chóng.
Shopify hoạt động như một phần mềm dịch vụ (Software as a service hay SaaS) nên doanh nghiệp sẽ trả phí hàng tháng để sử dụng cũng như phải tuân thủ các quy định của nền tảng này. Tuy nhiên, Shopify sẽ quản lý hosting và chịu trách nhiệm cho các vấn đề liên quan đến kỹ thuật để đảm bảo website thương mại điện tử của doanh nghiệp an toàn và hoạt động hiệu quả.
Từ trước đến nay doanh nghiệp biết đến Shopify với 5 gói giải pháp chính là Starter, Basic, Shopify, Advanced và Shopify Plus. Gần đây, Shopify ra mắt giải pháp vượt trội mới mang tên Commerce Components. Với giải pháp này, doanh nghiệp sẽ sử dụng Shopify như một mô-đun, chỉ trả phí cho các tính năng cần dùng. Tuy nhiên, hiện tại giải pháp mới này chỉ khả dụng tại thị trường Mỹ.
Đối với các gói Basic, Shopify, Advanced, Shopify Plus, phí giao dịch sẽ được miễn khi doanh nghiệp sử dụng Shopify Payments. Tuy nhiên, trên thực tế Shopify Payments không hỗ trợ cho mọi quốc gia. Hiện tại, Shopify Payments chỉ hỗ trợ các quốc gia trong danh sách này. Ngược lại, phí giao dịch sẽ áp dụng lần lượt là 2%, 1%, 0.5% và 0.15%. Đối với gói Starter dù có hay không sử dụng Shopify Payments thì phí giao dịch vẫn được áp dụng và khá cao với 5%.
Các doanh nghiệp Shopify Plus sử dụng Shopify Payments sẽ được miễn phí giao dịch nhưng quy định này không áp dụng cho các doanh nghiệp tại Áo, Bỉ và Thuỵ Điển — dù 3 quốc gia này nằm trong danh sách được hỗ trợ sử dụng cổng thanh toán Shopify Payments.
Shopify được thiết kế với giao diện trực quan để những người dùng không chuyên về kỹ thuật vẫn có thể sử dụng dễ dàng. Nền tảng cung cấp trình chỉnh sửa kéo thả để doanh nghiệp thêm bớt sản phẩm, thay đổi các tùy biến nhanh chóng.
Doanh nghiệp cũng có thể tự do chỉnh sửa layout, màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, thêm bớt element và widget của các theme miễn phí và trả phí. Bên cạnh đó, Shopify còn cung cấp cho doanh nghiệp tài liệu và video hướng dẫn nhằm đảm bảo quá trình thiết lập và sử dụng nhanh chóng và hiệu quả.
Shopify cung cấp đa dạng gói giải pháp với mức giá rất phải chăng để các doanh nghiệp startups, nhỏ và vừa bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử. Dù vậy, các doanh nghiệp quy mô lớn cũng dành sự ưu ái cho gói Shopify Plus nhờ chi phí sử dụng khá lý tưởng chỉ khoảng $2000 với khả năng tùy chỉnh và mở rộng không thua kém bất kỳ nền tảng open-source nào. Bên cạnh đó, vì là nền tảng SaaS nên doanh nghiệp sẽ trả phí sử dụng Shopify hàng tháng và theo GMV thực tế chứ không cần phải trả luôn một số tiền quá lớn trong một lần như các nền tảng open-source.
Shopify là nền tảng thương mại điện tử đa năng, phù hợp các doanh nghiệp ở mọi quy mô và mọi nhu cầu triển khai. Dù là cá nhân, startups đến doanh nghiệp cỡ vừa và lớn, Shopify đều có thể cung cấp những tính năng và gói giải pháp phù hợp để đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp.
Một số tính năng vượt trội mà Shopify mang đến cho doanh nghiệp có thể kể đến như:
Bên cạnh giải pháp đa dạng cùng bộ tính năng vượt trội, Shopify còn cung cấp cho doanh nghiệp hơn 6000 ứng dụng và tiện ích tích hợp với đa dạng danh mục từ marketing, analytics, shipping đến quản lý tồn kho và chăm sóc khách hàng. Mỗi ứng dụng được thiết kế để giải quyết những khó khăn và mục tiêu phát triển thương mại điện tử cụ thể.
Hầu hết ứng dụng và tiện ích trong kho ứng dụng Shopify được phát triển bởi doanh nghiệp bên thứ ba hoặc nhà phát triển độc lập. Shopify sẽ cung cấp tài nguyên, tài liệu hướng dẫn và công cụ để nhà phát triển và phát hành ứng dụng của họ trên kho ứng dụng Shopify. Một số ứng dụng sẽ có bản miễn phí nhưng khá hạn chế tính năng và để sử dụng bản đầy đủ, doanh nghiệp phải trả phí hàng tháng.
So với các nền tảng SaaS khác, Shopify cung cấp cho doanh nghiệp tận 3 ứng dụng di động để quản lý hiệu quả hoạt động thương mại điện tử từ xa
Shopify cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 qua chat, hotline, email cho mọi vấn đề khách hàng gặp phải trong suốt quá trình triển website thương mại điện tử. Mức độ hỗ trợ là tương đương cho cả doanh nghiệp nhỏ và lớn. Ngoài ra, Shopify có dịch vụ Shopify Experts để cung cấp cho doanh nghiệp sự hỗ trợ chuyên sâu về kỹ thuật bao gồm phát triển web, thiết kế web, marketing và bán hàng.
Dù phí sử dụng các gói giải pháp có vẻ hợp lý nhưng tùy vào nhu cầu sử dụng thêm tính năng, ứng dụng hay tiện ích mở rộng, chi phí hàng tháng có thể sẽ phát sinh thêm nhiều mà doanh nghiệp chưa lường trước. Điều này gây nhiều phiền toái cho vấn đề quản lý dòng tiền, đặc biệt đối với doanh nghiệp lớn.
Dù Shopify là một nền tảng thương mại điện tử đa năng nhưng tồn tại một số hạn chế về khả năng tùy chỉnh và mở rộng ở các gói cơ bản. Nếu doanh nghiệp yêu cầu bản thiết kế độc đáo hoặc tìm kiếm sự tự do khi thiết kế giao diện website thì việc tùy chỉnh theme trên Shopify khá hạn chế và sẽ cần nhiều kỹ năng lập trình cao.
Ngoài ra, việc tùy chỉnh các tính năng, ứng dụng bên thứ ba có khả năng tăng thêm chi phí và sự phụ thuộc. Khi website thương mại điện tử tăng trưởng và phát triển, hiệu suất có thể bị ảnh hưởng bởi lưu lượng truy cập tăng cao kèm theo đó là chi phí hàng hàng có thể tăng đáng kể do phí giao dịch (nếu không sử dụng Shopify Payments), chi phí app và phí nền tảng.
Khi đó, các gói giải pháp Shopify tiêu chuẩn (Basic, Shopify, Advanced) sẽ không thể đáp ứng mong đợi của doanh nghiệp về khả năng mở rộng và doanh nghiệp nên cân nhắc chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus để đảm bảo mục tiêu dài hạn.
Mang đặc trưng của nền tảng SaaS, Shopify sẽ sở hữu, kiểm soát mã nguồn và dữ liệu của toàn bộ hệ thống website thương mại điện tử. Nghĩa là toàn bộ dữ liệu của hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp sẽ bị lock-in vào cơ sở dữ liệu của Shopify.
Trong trường hợp Shopify tuyên bố phá sản hoặc dừng mọi hoạt động thì mọi dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng này sẽ mất hết. Tuy nhiên, rủi ro này rất khó xảy ra. Trường hợp thứ 2 là khi doanh nghiệp chuyển đổi sang một nền tảng thương mại điện tử khác thì các dữ liệu được xuất ra thường là một phần dữ liệu ra file CSV.
Khi chuyển đổi Shopify từ trang web bán ván trượt tuyết thành nền tảng thương mại điện tử để bán cho các doanh nghiệp, Tobias Lütke chắc cũng không thể hình dung được Shopify sẽ tạo ra cú hích làm khuynh đảo giới kinh doanh và công nghệ trên toàn cầu. Con số 4.5 triệu website Shopify đang hoạt động chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể trong những năm tiếp theo.
Trong suốt nhiều năm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước triển khai website thương mại điện tử với Shopify, đội ngũ SECOMM đã tích luỹ bề dày kinh nghiệm về phát triển web và sự hiểu biết sâu sắc về nền tảng Shopify.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào số hotline của SECOMM (028 7108 9908) để bắt đầu với Shopify ngay hôm nay!
Thời gian qua những nền tảng SaaS như Shopify hay BigCommerce càng trở nên phổ biến nhờ nhu cầu kinh doanh thương mại điện tử tăng vọt. Nếu BigCommerce hiện có hơn 45 nghìn cửa hàng trực tuyến đang hoạt động trên toàn cầu thì Shopify nổi trội hơn với khoảng 4,5 triệu website đang hoạt động. Mặc dù hai nền tảng này mang nét tương đồng đặc trưng của nền tảng SaaS song giữa Shopify vs BigCommerce cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt.
Bài viết dưới đây sẽ so sánh sự khác nhau giữa Shopify vs BigCommerce nhằm cung cấp sự tham khảo có giá trị để doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra quyết định.
Nhiều doanh nghiệp là người dùng mới lại đánh giá Shopify dễ thiết lập và sử dụng hơn so với BigCommerce. Các thao tác liên quan đến thêm bớt sản phẩm, các tuỳ biến, chỉnh sửa layout trên Shopify đều có thể thực hiện rất dễ dàng.
Điều này không có nghĩa trải nghiệm người dùng của BigCommerce kém trực quan hơn Shopify mà trên thực tế cả hai nền tảng là như nhau, đều cung cấp trình chỉnh sửa cửa hàng kéo thả và tài liệu hướng dẫn chi tiết cùng sự hỗ trợ nhanh chóng.
Tuy nhiên, BigCommerce cung cấp nhiều tính năng tích hợp sẵn, có thể mở rộng và tuỳ chỉnh, yêu cầu người dùng sẽ phải hoàn thành nhiều bước khác nhau cho mỗi thao tác thiết lập. Điều này có thể gây choáng ngợp và mất nhiều thời gian. .
Shopify thiết lập giới hạn tài khoản truy cập ở mỗi gói giải pháp. Cụ thể, gói Basic (2 nhân viên), Shopify (5 nhân viên), Advanced (15 nhân viên).
Riêng khía cạnh này, BigCommerce có lợi thế vượt trội hơn so với Shopify khi cung cấp không giới hạn tài khoản truy cập cho tất cả các gói giải pháp. Sự linh hoạt này có thể làm hài lòng những doanh nghiệp có nhiều nhân viên cần truy cập vào hệ thống website thương mại điện tử.
Sử dụng các gói giải pháp của BigCommerce, doanh nghiệp được dùng thử miễn phí 15 ngày. Trong khi đó, với 3 gói giải pháp của Shopify, doanh nghiệp được dùng thử 3 ngày miễn phí và sau đó chỉ phải trả $1/tháng cho 3 tháng đầu tiên. Điều này giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để trải nghiệm nền tảng với chi phí rất tiết kiệm.
Phí giao dịch lại là một điểm trừ của Shopify. Nếu người dùng sử dụng cổng thanh toán bên thứ 3, phí giao dịch sẽ là 2%, 1%, 0.5% áp dụng lần lượt cho các gói Basic, Shopify, Advanced. Ngược lại, phí này sẽ được miễn khi người dùng sử dụng Shopify Payments. Tuy nhiên, Shopify Payments chỉ khả dụng ở một số quốc gia nên một số doanh nghiệp sẽ không tiếp cận được. Điều này vô tình khiến BigCommerce trở nên hấp dẫn hơn vì nền tảng này không tính phí giao dịch cho tất cả gói giải pháp.
BigCommerce sẽ giới hạn doanh số bán hàng trực tuyến mỗi năm của doanh nghiệp với $50k cho gói ‘Standard’, $180k cho gói ‘Plus’ và $400k cho gói ‘Pro’ và riêng gói Enterprise có thể thương lượng để tuỳ chỉnh. Do đó, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng giới hạn này thì phải nâng cấp lên gói giải pháp cao hơn.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có thể chưa thật sự cần đến các tính năng ở gói cao hơn và cũng không sẵn sàng để chi trả thêm phí để nâng cấp, nên việc giới hạn doanh số của nền tảng BigCommerce sẽ là một vấn đề cần cân nhắc thật kỹ.
Mặc khác, Shopify không giới hạn doanh số bán hàng trực tuyến mỗi năm của tất cả gói giải pháp.
Tính năng POS không chỉ hỗ trợ các giao dịch thương mại điện tử mà còn ở cửa hàng truyền thống. Cả 2 nền tảng BigCommerce và Shopify đều cho phép doanh nghiệp triển khai POS trên thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng) hay các thiết bị khác (máy tính tiền, máy quét mã vạch).
Để sử dụng POS với BigCommerce, doanh nghiệp cần tích hợp với các phần mềm như Clover, Vend, Square, PayPal Zettle,… Vì thế, đối với những doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống POS của nhà cung cấp thứ 3 có thể sẽ thích sự linh hoạt này của BigCommerce.
Mặc khác, Shopify cung cấp tính năng POS vượt trội được tích hợp sẵn ở mức cơ bản với gói ‘POS Lite’ bên trong các gói giải pháp. Nhưng để tiếp cận nhiều tính năng POS nâng cao hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng gói ‘POS Pro’ với $89/tháng/địa điểm cộng thêm vào gói giải pháp lựa chọn. Nếu doanh nghiệp trả theo năm thì gói ‘POS Pro’ chỉ $79/tháng/địa điểm.
Giải pháp Shopify POS phù hợp với đa dạng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp như giao dịch một cửa hàng, giao dịch đa cửa hàng, giao dịch tại sự kiện, bán online, bán offline và cả omnichannel.
Trong thương mại điện tử, Email Marketing đóng vai trò quan trọng giúp thu hút khách hàng và tăng doanh số đáng kể. Vì thế đây là tính năng doanh nghiệp cần tìm kiếm khi chọn nền tảng.
Bên cạnh giải pháp Shopify POS, nền tảng Shopify còn cung cấp cho người dùng tính năng tích hợp sẵn Shopify Email phục vụ cho các chiến dịch Email Marketing và tự động hoá quy trình gửi email (Welcome Email, Winback Email, Upsell Email).
Trong khi đó, để triển khai Email Marketing với BigCommerce doanh nghiệp cần tích hợp với dịch vụ tiện ích từ nhà cung cấp bên thứ 3 như Klaviyo, MailChimp, Omnisend,…
Nếu doanh nghiệp khai thác tốt yếu tố blogging thì đây là một trong những nguồn tạo lưu lượng truy cập tự nhiên tốt nhất. Cả BigCommerce và Shopify đều cung cấp tính năng blogging tích hợp sẵn ở mức cơ bản với nhiều template đẹp mắt, giúp doanh nghiệp tạo nội dung blog tối ưu SEO để thu hút khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tích hợp với WordPress hoặc các CMS khác để khai thác những tính năng blogging nâng cao hơn.
Bán hàng xuyên biên giới hiện đang là mục tiêu chung của nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử. May mắn thay, cả hai nền tảng Shopify vs BigCommerce đều cung cấp những tính năng và công cụ giúp doanh nghiệp vươn ra biển lớn.
Shopify Markets là tính năng được ra mắt năm 2021 cho phép doanh nghiệp quyết định ‘market’ mà mình muốn bán hàng. Đây là tính năng ‘tất cả trong một’, giúp doanh nghiệp quản lý tập trung nhiều tên miền địa phương, ngôn ngữ, tiền tệ và cổng thanh toán địa phương.
Hơn nữa, Shopify Markets sẽ sử dụng địa chỉ IP của khách truy cập không thuộc ‘market’ mặc định mà doanh nghiệp thiết lập trước đó để nhắc nhở họ chọn vị trí và đơn vị tiền tệ phù hợp.
Riêng với BigCommerce, nền tảng này cho phép doanh nghiệp chọn đơn vị tiền tệ sẽ được giao dịch trên website thương mại điện tử của mình thay vì chọn ‘market’ như Shopify. Đồng thời, đơn vị tiền tệ sẽ tự động được chuyển đổi dựa trên địa chỉ IP của khách hàng.
Bên cạnh đó, nếu khả năng chuyển đổi ngôn ngữ đã có sẵn trong website Shopify khi doanh nghiệp bật tính năng Shopify Markets thì với website BigCommerce, doanh nghiệp cần kết hợp với dịch vụ bên thứ 3 để làm điều tương tự, như Weglot sẽ miễn phí chuyển đổi 1 ngôn ngữ và 2000 từ. Trong khi đó, Shopify miễn phí chuyển đổi 20 ngôn ngữ cho tất cả gói giải pháp.
Trong khi BigCommerce chỉ có 1 app để doanh nghiệp quản lý bán hàng, tương tác với khách hàng và truy cập vào các báo cáo cơ bản thì Shopify cung cấp cho người dùng tận 3 app để thúc đẩy sự hiệu quả trong quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Cả BigCommerce và Shopify đều cung cấp cho doanh nghiệp nhiều theme miễn phí và trả phí. Đối với BigCommerce, nền tảng này cung cấp 12 theme miễn phí nhưng các layout khá giống nhau nên trên thực tế chỉ có khoảng 5-6 theme miễn phí. Riêng theme trả phí, BigCommerce có khoảng 185 theme với mức giá dao động từ $150 đến $400/theme.
Với Shopify, nền tảng này cung cấp 12 theme miễn phí và 141 theme trả phí với mức giá khoảng từ $170 đến $380/theme.
Cả Shopify vs BigCommerce đều cung cấp cho người dùng trình chỉnh sửa theme kéo thả để thay đổi bố cục, màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, thêm bớt các element, widget.
Tuy nhiên các theme của Shopify kể cả miễn phí và trả phí đều được ưa thích vì phong cách hiện đại, hợp thời. Ngoài ra, font chữ cho theme của Shopify cũng nhiều và đa dạng để doanh nghiệp lựa chọn. Trong khi đó BigCommerce chỉ có khoảng 8 tuỳ chọn về font chữ.
Bên cạnh những tính năng được tích hợp sẵn, Shopify vs BigCommerce đều cung cấp kho ứng dụng khổng lồ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại điện tử. Cả hai kho ứng dụng đều có bản miễn phí nhưng sẽ giới hạn một số tính năng, nếu doanh nghiệp dùng bản đầy đủ thì sẽ trả phí hàng tháng. Số lượng app của Shopify vs BigCommerce khá chênh lệch (Shopify: +6000; BigCommerce: +1000).
Trong quá trình triển khai website thương mại điện tử, cả BigCommerce và Shopify đều cung cấp hỗ trợ 24/7 thông qua hotline, chat, email. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp cần tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề chuyên sâu hơn về kỹ thuật, thiết kế, marketing thì BigCommerce cung cấp dịch vụ Partner Directory và Shopify có Shopify Experts.
Trên đây là những so sánh về Shopify vs BigCommerce. Tuy nhiên, thật khó để xác định đâu là nền tảng tốt nhất năm 2023 để phát triển website thương mại điện tử. Sự nhận định và lựa chọn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và đồng hành với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước triển khai website thương mại điện tử trên cả hai nền tảng Shopify vs BigCommerce, SECOMM đúc kết những kinh nghiệm quý giá giúp doanh nghiệp thúc đẩy quy trình xây dựng, tối ưu hiệu suất website và nhanh chóng tạo ra chuyển đổi.
Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.
Theo The Business Research Company, quy mô thị trường thương mại điện tử về chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu có tiềm năng sẽ tăng lên 732,3 tỷ USD vào năm 2027. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dược phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc bệnh viện/phòng khám triển khai thương mại điện tử để tiếp cận nhiều nhóm khách hàng tiềm năng hơn.
Để đạt được điều đó, doanh nghiệp sẽ cần một website thương mại điện tử được xây dựng dựa trên nền tảng chuyên nghiệp, giải quyết được các “bài toán” đặc thù ngành.
Khi xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm, doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí để đảm bảo tính chuyên nghiệp, sự an toàn và tuân thủ pháp luật với lĩnh vực này.
Đặc trưng của nhóm khách hàng của ngành thương mại điện tử dược phẩm thường là những người có nhu cầu mua thuốc, thiết bị y tế và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác cho bản thân hoặc người thân, bạn bè. Chính vì vậy, giao diện người dùng của trang web cần trực quan, dễ sử dụng, ưu tiên màu xanh dương hoặc trắng để tạo cảm giác an toàn và sạch sẽ.
Các yếu tố khác như như bố cục, font chữ, hình ảnh cần được lựa chọn và phối hợp một cách hài hòa, mang lại trải nghiệm người dùng chuyên nghiệp nhất.
Khi xây dựng website cho nhà thuốc online, ngoài các chức năng cơ bản dành cho thương mại điện tử, doanh nghiệp cần tập trung phát triển các chức năng sau để giải quyết đặc thù ngành:
Website thương mại điện tử dược phẩm là hệ thống chứa nhiều thông tin quan trọng, bao gồm thông tin cá nhân, thông tin thanh toán, tình trạng sức khỏe của khách hàng. Do đó, hệ thống bảo mật của website cần được xây dựng và triển khai một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng.
Thương mại điện tử dược phẩm là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, chịu sự quản lý của nhiều quy định pháp luật của ngành y tế/dược. Doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cần tuân thủ các quy định này để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và an toàn cho khách hàng.
Dưới đây là một số quy định pháp luật chính mà doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cần tuân thủ tại Việt Nam:
Ngoài ra, doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cũng cần tuân thủ các quy định khác của pháp luật, chẳng hạn như Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Thương mại điện tử.
Mặc dù là ngành tương đối đặc thù và khó để triển khai nhưng doanh nghiệp luôn có nhiều nền tảng thương mại điện tử chuyên nghiệp và phổ biến để xây dựng nhà thuốc online.
Dưới đây là danh sách top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.
BigCommerce là nền tảng thương mại điện tử dựa trên đám mây hoạt động theo mô hình SaaS (Software as a service – Phần mềm dạng dịch vụ) cho phép các doanh nghiệp tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến.
Hiện nay, BigCommerce đang cung cấp 4 giải pháp chính, bao gồm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Một số doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm đang triển khai BigCommerce như Victoria Health, Molton Brown, LARQ, Zyppah.
Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS được thành lập vào năm 2006. Đến nay, Shopify đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp thế giới để bắt đầu và phát triển kinh doanh trực tuyến.
Chi phí để sử dụng nền tảng Shopify rất đa dạng, bao gồm 3 giải pháp chính:
Ngoài ra, Shopify còn cung cấp các giải pháp thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu khác như:
Xem thêm: Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, y tế đang sử dụng Shopify như Dr.Axe, 310 Nutrition, Hiya, BUBS Naturals.
StoreHippo là nền tảng thương mại điện tử SaaS được thành lập vào năm 2014 tại Ấn Độ. Sau nhiều năm hoạt động, nền tảng này liên tục cập nhật các công nghệ mới, phục vụ nhu cầu xây dựng website cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm.
Tương tự như các nền tảng SaaS khác, StoreHippo cũng có nhiều giải pháp để lựa chọn:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Một số doanh nghiệp đang sử dụng StoreHippo để xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm như WoundProfessional, Kunooz, On A Healthy Note.
WooCommerce là plugin thương mại điện tử mã nguồn mở (open-source) được phát triển cho nền tảng WordPress, một trong những hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất trên thế giới. WooCommerce cho phép doanh nghiệp biến trang web WordPress thành một cửa hàng trực tuyến hoặc tích hợp các tính năng thương mại điện tử vào trang web hiện có.
Chi phí sử dụng của WooCommerce sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của từng dự án, trung bình 1000 USD cho website thương mại tử cơ bản và 10.000 USD cho website thương mại điện tử chuyên sâu.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Các doanh nghiệp đang sử dụng WooCommerce để phát triển website thương mại điện tử có thể kể đến như Dr. Scholl’s, myLAB Box, Superdrug Health Clinics, Apothecanna.
Adobe Commerce, trước đây được biết đến với tên gọi Magento Commerce, là hệ thống thương mại điện tử chuyên nghiệp và phổ biến. Adobe Commerce là một phần của dòng sản phẩm Adobe Experience Cloud và được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử.
Hiện nay, Adobe Commerce đang cung cấp 2 phiên bản chính:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Những thương hiệu đang sử dụng Adobe Commerce để phát triển website thương mại điện tử dược phẩm có thể kể đến như Performance Health, Walgreens Boots Alliance, WebMD, Kindred Healthcare.
Danh sách này chỉ là một số ví dụ để doanh nghiệp tham khảo, còn nhiều nền tảng thương mại điện tử khác mà doanh nghiệp có thể xem xét dựa trên nhu cầu cụ thể và nguồn lực có sẵn.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai thương mại điện tử dược phẩm.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí.
Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, nhà thuốc online đã trở thành một điểm đến lý tưởng cho người dùng trên toàn cầu khi tìm kiếm cách thuận tiện và an toàn để chăm sóc sức khỏe và mua thuốc trực tuyến.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và thay đổi trong hành vi của người dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thương mại điện tử dược phẩm này.
Dưới đây là một số thông tin quan trọng về tại sao thương mại điện tử dược phẩm đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.
Thương mại điện tử dược phẩm (Healthcare eCommerce) là mô hình kinh doanh tiềm năng trong những năm gần đây. Trong báo cáo “Healthcare eCommerce Global Market Report” được biên soạn bởi The Business Research Company, thương mại điện tử dược phẩm được chia thành 3 loại chính:
Trong đó, thương mại điện tử dược phẩm theo sản phẩm chính là mô hình cho phép người tiêu dùng đặt hàng và mua các sản phẩm như thuốc kê đơn, thuốc sẵn có, vitamin, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc cá nhân, v.v thông qua các kênh mua sắm trực tuyến.
Một số thương mại điện tử dược phẩm theo sản phẩm được nhiều người biết đến như Droga Raia (Brazil), Netmeds (Ấn Độ), Pharmacity (Việt Nam), v.v.
Đối với thương mại điện tử dược phẩm theo dịch vụ, người dùng có thể sử dụng các ứng dụng chăm sóc, tư vấn, chẩn đoán sức khỏe. Với mô hình này, người dùng sẽ chi trả chi phí sử dụng dịch vụ theo gói hoặc thời gian (tháng/năm).
Các thương hiệu đang triển khai thương mại điện tử theo mô hình dịch vụ như Teladoc (Mỹ), iCliniq (Ấn Độ), SBB Healthcare (Việt Nam), v.v.
Riêng mô hình thương mại điện tử theo người dùng cuối, đây thường là website hoặc ứng dụng của các bệnh viện/phòng khám được triển khai với mục đích hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám, chào bán các gói chăm sóc sức khỏe, thuốc kê đơn, v.v.
Ví dụ về các bệnh viện/phòng khám theo mô hình thương mại điện tử theo người dùng cuối là The Royal Melbourne Hospital (Úc), NYC Health+ Hospital (Mỹ), Vinmec (Việt Nam), v.v.
Có một sự thật không thể chối cãi chính là Covid không chỉ làm tăng chi tiêu chăm sóc sức khỏe truyền thống, đại dịch này còn là sức bật cho thương mại điện tử dược phẩm. Tại Hoa Kỳ, số lượt khám sức khỏe từ xa đã tăng 2.600% vào tháng 3 năm 2020 (khoảng thời gian Covid-19 bùng nổ ở Mỹ) so với cùng tháng năm 2019.
Đến nay, đà tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử dược phẩm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo một báo cáo gần đây của CMS, tổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tại Mỹ đã đạt 3,8 nghìn tỷ USD với mức tăng 4,6% trong năm 2022. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ là thị trường phát triển nhanh nhất về thương mại điện tử chăm sóc sức khỏe, với tốc độ CAGR là 20,5% từ năm 2020 đến năm 2027. Theo Nielsen, thị trường thương mại điện tử dược phẩm Việt Nam dự kiến sẽ đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2025.
Một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến sự trỗi dậy của thương mại điện tử dược phẩm:
Apollo Pharmacy là chuỗi nhà thuốc bán lẻ nổi tiếng của Ấn Độ, trực thuộc bệnh viện Apollo. Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Apollo đã quyết định xây dựng nhà thuốc online để phục vụ hàng nghìn triệu khách hàng trên toàn quốc. Nhà thuốc online Apollo được xây dựng trên nền tảng Magento đáp ứng khả năng quản lý danh mục sản phẩm khổng lồ.
Bên cạnh bán các loại thuốc kê đơn và không kê đơn hay các sản phẩm dành chăm sóc sức khỏe, Apollo còn cung cấp các dịch liên quan khác. Trong số đó phải kể đến là dịch vụ tư vấn online, đặt lịch kiểm tra sức khoẻ và tiêm ngừa, và bán bảo hiểm.
Teladoc Health, Inc. là công ty công nghệ chăm sóc sức khỏe của Mỹ có trụ sở tại Purchase, New York. Công ty cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa, bao gồm tư vấn video, tư vấn điện thoại và theo dõi sức khỏe từ xa.
Nhờ việc nhanh chóng triển khai website và ứng dụng thương mại điện tử, song song với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) và phân tích dữ liệu, Teladoc đã có thể cải thiện trải nghiệm của khách hàng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa tốt hơn.
Mayo Clinic được thành lập vào năm 1889 bởi Dr. William W. Mayo và hai con trai của ông, Dr. Charles và Dr. William J. Mayo. Ban đầu, Mayo Clinic là một phòng khám nhỏ chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người dân địa phương. Tuy nhiên, bệnh viện nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những bệnh viện hàng đầu thế giới.
Phần lớn sự thành công mà Mayo Clinic đã đạt được phần lớn nhờ vào việc xây dựng nhà thuốc online từ sớm như cho phép bệnh nhân đặt lịch hẹn, kiểm tra kết quả xét nghiệm và mua thuốc trực tuyến giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và công sức.
Thương mại điện tử dược phẩm không chỉ mang lại sự tiện lợi và lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng mà còn là cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nếu được đầu tư bài bản và đúng định hướng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ nắm bắt được các cơ hội lớn trong thị trường đầy tiềm năng này.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn xây dựng nhà thuốc online.
OpenCart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP, dùng cơ sở dữ liệu MySQL và các thành phần HTML để xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Theo Builtwith, OpenCart đang có hơn 2,500 website được xây dựng dựa trên nền tảng này, trong đó thị trường Hoa Kỳ và Nga chiếm đa số.
OpenCart cung cấp cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn để xây dựng website thương mại điện tử: Free (Miễn phí) và Cloud Store (Trả phí), nhờ vào khả năng linh hoạt của mã nguồn mở nên OpenCart được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt khi xây dựng website.
Dưới đây là các thương hiệu đã sử dụng OpenCart để xây dựng website thương mại điện tử riêng cho thương hiệu.
Bensound là “đứa con tinh thần” của nhạc sĩ Benjamin Tissot được thành lập vào năm 2012. Đây là website thương mại điện tử chuyên cung cấp âm nhạc, hiệu ứng âm thanh miễn phí và tính phí có bản quyền. Ban đầu, Benjamin Tissot chỉ sáng tác và cấp phép cho các bài hát của bản thân trên trang web này, nhưng khi dịch vụ ngày một phát triển, Benjamin Tissot đã bắt đầu chấp nhận những tác phẩm âm nhạc từ các nghệ sĩ khác và trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà sáng tạo nội dung trên Youtube, Facebook, Instagram.
Vicrez là nhà bán lẻ phụ tùng xe ô tô trực tuyến được thành lập vào năm 2014 tại thành phố Whittier, phía nam bang California, Hoa Kỳ. Điều đặc biệt ở Vicrez chính là khách hàng có thể mua sắm online bất kỳ bộ phận, phụ kiện bên ngoài của ô tô để tùy chỉnh xe theo sở thích riêng.
Pharmacy Direct là hiệu thuốc trực tuyến đầu tiên đi theo mô hình thương mại điện tử được sở hữu và điều hành bởi các dược sĩ ở Úc kể từ năm 1996. Ban đầu, thương hiệu này chỉ hoạt động theo quy mô nhỏ, phục vụ khách hàng ở khu vực địa phương.
Nhưng khi nhu cầu về sức khỏe ở Úc dần tăng cao, Pharmacy Direct đã có sự phát triển vượt bậc, doanh nghiệp này đã đầu tư vào website thương mại điện tử hơn để cung cấp hơn 17.000 sản phẩm từ vitamin, thực phẩm bổ sung, sản phẩm làm đẹp, nước hoa, sản phẩm chăm sóc trẻ em, thuốc kê đơn và thuốc có sẵn từ các nhãn hiệu dược phẩm đáng tin cập để phục vụ trực tuyến cho người dân Úc.
Get Laid Beds là doanh nghiệp chuyên sản xuất giường gỗ nguyên khối hoàn toàn bằng thủ công, được thành lập vào năm 2012, bởi John và Jean, một cặp bạn bè kiến trúc sư và thợ mộc. Sau hơn 10 năm phát triển, Get Laid Beds đã phát triển thêm các dòng sản phẩm nội thất cho phòng ngủ, tập trung xây dựng website thương mại điện tử và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình, thương hiệu này đã nhận được nhiều sự yêu thích từ khách hàng tại Anh và Mỹ.
Self Edge là thương hiệu thời trang nam theo phong cách vintage (cổ điển) được thành lập kể từ năm 2006 đến nay, bởi cặp vợ chồng người Mỹ tên là Kiya và Demitra Babzani. Hiện nay, Self Edge đã có mặt tại các thành phố lớn như San Francisco, New York, Los Angeles, Portland và San Jose del Cabo. Đồng thời, Self Edge còn tập trung phát triển website thương mại điện tử để tiếp cận đến lượng khách hàng mới trên toàn khu vực Hoa Kỳ và Mexico.
BNA Model World là doanh nghiệp kinh doanh mô hình được thành lập vào năm 2007 tại Úc. Kể từ khi thành lập đến nay, các nhà quản trị của thương hiệu này đã tập trung vào thị trường thương mại điện tử và dần dần nâng cấp sản phẩm/dịch vụ của mình. Hiện nay, BNA Model World đã có hơn 100.000 sản phẩm từ hơn 1.000 nhà sản xuất, phục vụ hơn 104.000 khách hàng trên toàn thế giới.
Godukkan là doanh nghiệp bán lẻ điện tử tiêu dùng được thành lập vào năm 2017, có trụ sở tại Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Mục tiêu của Godukkan chính là trở thành website thương mại điện tử số 1 tại UAE với nhiều sản phẩm từ Laptop, Mobile, Tablet, PC, Gaming, v.v.
Get Er Brewed là thương hiệu đồ uống chuyên kinh doanh bia, rượu, trà, v.v được lên men (brew) cũng như các nguyên liệu, thiết bị pha chế. Doanh nghiệp được thành lập vào năm 2013 và có trụ sở tại Bắc Ireland. Trong những năm gần đây, Get Er Brewed đã triển khai website thương mại điện tử để tiếp cận đến tệp khách hàng quốc tế và gặt hái được một số thành công nhất định khi nhận được những hợp đồng lắp đặt hệ thống pha chế đồ uống được lên men.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành thú cưng, cặp anh em Raymond và Roger đã quyết định thành lập CatSmart – thương hiệu chuyên kinh doanh các sản phẩm dành cho mèo lớn nhất Singapore. Hiện nay, CatSmart đang nỗ lực đầu tư vào website thương mại điện tử và mở rộng chi nhánh bán lẻ truyền thống tại “quốc đảo sư tử” này.
Derails là doanh nghiệp chuyên thiết kế và kinh doanh mô hình xe lửa dành được thành lập từ năm 2010. Kể từ khi thương mại điện tử bùng nổ, Derails đã bắt đầu xây dựng website thương mại điện tử để chuyển mình theo sự thay đổi của thị trường.
Trên đây là 10 doanh nghiệp đã phát triển website thương mại điện tử với nền tảng OpenCart và đạt được thành công cả về thương hiệu lẫn doanh thu. Sự thành công này trở thành nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác tìm kiếm những giải pháp để bứt phá hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm: OpenCart vs Magento | Doanh nghiệp nên chọn nền tảng nào?
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí.
Khi nhắc đến phần mềm quản lý mối quan hệ với khách hàng (CRM), doanh nghiệp thường đối diện với hai sự lựa chọn phổ biến là On-premise CRM và On-cloud CRM.
Bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ những khác biệt cốt lõi cũng như ưu nhược điểm của từng sự lựa chọn. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa On-premise CRM và On-cloud CRM có thể giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn nhất để tối ưu quản lý quan hệ khách hàng và thành công trong bối cảnh kinh doanh ngày nay.
Xem thêm: CRM là gì? Top 5 lợi ích khi sử dụng phần mềm CRM
On-premise CRM hay CRM tại chỗ là dạng phần mềm quản lý mối quan hệ với khách hàng được cài đặt, lưu trữ trên máy chủ và cơ sở hạ tầng của chính doanh nghiệp. Khi triển khai on-premise CRM doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của hệ thống CRM bao gồm phần cứng, phần mềm, bảo trì, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu.
Một số phần mềm on-premise CRM phổ biến như Microsoft Dynamics, Oracle Siebel CRM,…
On-Cloud CRM hay còn gọi là CRM dựa trên đám mây, là một loại phần mềm quản lý quan hệ khách hàng được lưu trữ trên các máy chủ từ xa của nhà cung cấp bên thứ 3.
Sử dụng dạng phần mềm này, doanh nghiệp không cần quản lý và bảo trì cơ sở hạ tầng cơ bản như máy chủ và cơ sở dữ liệu trung tâm vì đó là trách nhiệm của nhà cung cấp on-cloud CRM. Doanh nghiệp có thể truy cập vào hệ thống CRM từ mọi nơi có kết nối Internet thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di động.
Một số phần mềm on-cloud CRM phổ biến bao gồm Salesforce Sales Cloud, SAP Sales Cloud, Oracle CRM On Demand,…
Xem thêm:
Việc lựa chọn giữa On-premise và On-cloud CRM trở thành một quyết định quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển CRM. Mỗi loại sẽ có ưu điểm riêng. On-premise CRM mang đến sự kiểm soát và tùy chỉnh cao, trong khi đó, On-cloud CRM tiện lợi, linh hoạt và giúp giảm bớt gánh nặng về cơ sở hạ tầng và chi phí ban đầu.
Quyết định cuối cùng phụ thuộc vào nhu cầu triển khai của doanh nghiệp, yêu cầu quyền kiểm soát dữ liệu và ngân sách. Dù vậy, cả hai đều có thể là công cụ hữu ích để doanh nghiệp quản lý quan hệ với khách hàng và tăng cường hiệu quả kinh doanh.
Liên hệ với SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến hotline (02871089908) ngay hôm nay để tìm hiểu thêm cách triển khai và phát triển một hệ thống CRM toàn diện cũng như xác định đâu là sự lựa chọn tối ưu nhất giữa On-premise và On-cloud để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
Xu hướng kinh doanh đặt trải nghiệm khách hàng làm trung tâm đã định hướng sự phát triển Thương mại điện tử những năm gần đây. Do đó, việc lựa chọn CRM nào giữa hàng loạt giải pháp phần mềm CRM giúp doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với khách hàng hiệu quả luôn là điều tối quan trọng.
Nối tiếp phần 1, sau đây là 5 phần mềm CRM khác dành cho doanh nghiệp lớn cũng rất đáng để tham khảo.
Dynamics 365 Sales là giải pháp phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) toàn diện do Microsoft phát triển. Phần mềm được thiết kế để giúp các doanh nghiệp quản lý và hợp lý hoá các tương tác với khách hàng và nâng cao hiệu quả của quy trình bán hàng.
Chính khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh linh hoạt đã giúp Dynamic 365 Sales trở thành một trong những sự lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu triển khai phức tạp của các doanh nghiệp quy mô lớn.
Tính Năng nổi bật của Dynamic 365 Sales:
Chi Phí:
Dynamics 365 Sales Professional | Dynamics 365 Sales Enterprise | Dynamics 365 Sales Premium | Microsoft Relationship Sales |
$65/người dùng/tháng | $95/người dùng/tháng | $135/người dùng/tháng | $162/người dùng/tháng |
Ưu Điểm:
Nhược Điểm:
Oracle CRM On Demand là CRM đám mây được xây dựng để hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hoạt động bán hàng, marketing, các tương tác với khách hàng và cung cấp báo cáo phân tích chuyên sâu. Đây là phiên bản SaaS của Siebel CRM, một phần mềm on-premise nổi tiếng của Oracle. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng cả hai ứng dụng phần mềm này và liên kết chúng thông qua ứng dụng ‘Oracle Application Integration Architecture’ và phần mềm ‘Oracle Fusion Middleware’.
Tính Năng nổi bật của Oracle CRM On Demand:
Chi Phí: Mức chi phí sử dụng cụ thể không được công bố mà doanh nghiệp cần liên hệ với Oracle CRM On Demand để được tư vấn và báo giá.
Ưu Điểm:
Nhược Điểm:
Xem thêm: On-premise CRM vs On-cloud CRM: Những Khác Biệt Cốt Lõi
Infor CRM là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng dựa trên đám mây giúp các doanh nghiệp lớn phát triển và duy trì các mối quan hệ với khách hàng. Infor CRM có tính linh hoạt, mở rộng và cấu hình cao, cung cấp hàng loạt các tính năng giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng của mình tốt hơn, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và tăng cường hiệu quả của hoạt động bán hàng.
Tính Năng nổi bật của Infor CRM:
Chi Phí: Mức chi phí sử dụng cụ thể không được công bố mà doanh nghiệp cần liên hệ với Infor CRM để được tư vấn và báo giá.
Ưu Điểm:
Nhược Điểm:
LeadSquared Sales + Mobile CRM là giải pháp CRM dựa trên đám mây cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất bán hàng và quản lý mối quan hệ với khách hàng và khách hàng tiềm năng. Giải pháp CRM này tích hợp các tính năng của Sales CRM và Mobile CRM giúp doanh nghiệp truy cập dữ liệu khách hàng và thực hiện các tác vụ bán hàng quan trọng từ mọi nơi mọi lúc.
Tính Năng nổi bật của LeadSquared Sales + Mobile CRM:
Chi Phí:
Lite | Pro | Super | Ultimate |
$25/người dùng/tháng | $50/người dùng/tháng | $100/người dùng/tháng | Tuỳ chỉnh |
Ưu Điểm:
Nhược Điểm:
Pipedrive là giải pháp phần mềm CRM phổ biến được sử dụng bởi các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành. Thời gian gần đây các doanh nghiệp lớn đã dành sự yêu thích đặc biệt cho Pipedrive CRM nhờ những tính năng nâng cao có thể giúp quản lý cơ hội bán hàng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng một cách nhanh chóng.
Tính Năng nổi bật của Pipedrive:
Chi Phí:
Chi Phí/Gói | Essential | Advanced | Professional | Power | Enterprise |
Trả theo tháng | $15/người dùng/tháng | $29/người dùng/tháng | $59/người dùng/tháng | $69/người dùng/tháng | $99/người dùng/tháng |
Trả theo năm | $12.50/người dùng/tháng | $24.90/người dùng/tháng | $49.90/người dùng/tháng | $59.90/người dùng/tháng | $74.90/người dùng/tháng |
Ưu Điểm:
Nhược Điểm:
Vậy là tổng hợp của SECOMM về 10 hệ thống phần mềm CRM (P1+P2) đã khép lại với hy vọng doanh nghiệp sẽ chọn được nền tảng phù hợp với nhu cầu phát triển của mình. Bằng cách triển khai giải pháp CRM, doanh nghiệp có thể nhanh chóng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng đồng thời nâng cao khả năng cộng tác giữa các phòng ban nội bộ.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp đến Hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn và triển khai CRM.
CS-Cart là nền tảng thương mại điện tử theo mô hình mã nguồn mở và SaaS, tùy thuộc vào giải pháp mà doanh nghiệp đang tìm kiếm, được thành lập vào năm 2005 trực thuộc công ty Simbirsk Technologies Ltd. Kể từ khi thành lập đến nay, CS-Cart đã được nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tin dùng vì khả năng tùy chỉnh tốt, nhiều chức năng và tiện ích bổ sung trong hệ sinh thái.
Dưới đây là các thương hiệu đã sử dụng CS-Cart để xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp.
House of CB là thương hiệu thời trang nữ nổi tiếng ở London, Vương quốc Anh. Công ty này được biết đến với những bộ sưu tập được thiết kế cho các sự kiện lớn. Thương hiệu thời trang này được thành lập bởi Conna Walker khi chỉ mới 17 tuổi, với khoản vay 3.000 bảng Anh từ cha cô ấy.
Chính vì eo hẹp nguồn vốn từ ban đầu, House of CB luôn chủ trương vận dụng thương mại điện tử để kết nối với khách hàng tiềm năng của mình. Tính đến nay, thương hiệu House of CB đã được nhiều ngôi sao Hollywood mặc, chẳng hạn như Beyonce, Gigi Hadid, Lady Gaga, Jennifer Lopez và Kardashians.
Maxbhi là dự án thương mại điện tử của tập đoàn Elcotek India Private Limited, Ấn Độ. Trang web này chuyên cung cấp nhiều loại phụ kiện cho thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, v.v ở Ấn Độ.
Website thương mại điện tử này được thành lập vào năm 2004 tại Ghaziabad, Ấn Độ và từng bước trở thành cửa hàng trực tuyến kinh doanh phụ kiện điện thoại lớn và lâu đời nhất ở quốc gia tỷ dân này.
Harvey Norman là nhà bán lẻ hàng đầu của New Zealand về máy tính, thiết bị điện tử, đồ nội thất, chăn ga gối đệm và đồ gia dụng của các thương hiệu hàng đầu thế giới.
Đây là một dự án nhượng quyền của Harvey Norman Holdings Limited – một công ty đại chúng được niêm yết trên Australian Securities Exchange Limited, có hoạt động chính chủ yếu bao gồm liên doanh bán lẻ, nhượng quyền thương mại, bất động sản và doanh nghiệp kỹ thuật số.
Enter là một trong những nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng lớn nhất ở Moldova. Chuỗi bán lẻ này hiện đã có 25 cửa hàng truyền thống trên toàn quốc, chuyên cung cấp các trang thiết bị điện tử như điện thoại di động, phụ kiện công nghệ, thiết bị gia dụng, v.v.
Đồng thời, Enter là đại lý ủy quyền uy tín của nhiều thương hiệu lớn như Apple, SamSung, Xiaomi, Dyson, Lenovo, LG, v.v. Doanh nghiệp này dự định sẽ tiếp tục mở thêm cửa hàng truyền thống cũng như nâng cấp website thương mại điện tử để khách hàng có thể thuận tiện mua sắm hơn.
Mobilier1 là website thương mại điện tử chuyên kinh doanh đồ nội thất ở Romania. Hơn 10 năm qua, doanh nghiệp này vẫn tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ nội thất trên thị trường thương mại điện tử.
Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Mobilier1 luôn được đánh giá rất cao, chi phí mua sắm luôn hợp lý so với các đối thủ trên thị trường. Ngoài ra Mobilier1 còn triển khai các dịch vụ giao hàng miễn phí trên toàn quốc, đổi trả trong vòng 365 ngày, v.v cho khách hàng.
Butor1 là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các trang thiết bị đồ nội thất ở Hungary. Công ty này đã hợp tác trực tiếp với nhiều nhà sản xuất nội thất uy tín để phân phối sản phẩm với mức giá hợp lý cho khách hàng trong hơn 10 năm qua.
Đến nay, Butor1 quyết định triển khai kết hợp thương mại điện tử và phát triển bền vững khi doanh nghiệp này sẽ trồng một cây cho mỗi đơn đặt hàng thành công.
Siriust là website thương mại điện tử trực thuộc doanh nghiệp Profi, chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn ở Nga, chuyên kinh doanh các phụ kiện công nghệ như điện thoại thông minh và máy tính xách tay, thiết bị vô tuyến, dụng cụ sửa chữa và đo lường.
Hiện nay, doanh nghiệp này đã có hơn 16.000 mặt hàng và 50 cửa hàng truyền thống ở tất cả các thành phố lớn của Nga. Doanh nghiệp quyết định xây dựng website thương mại điện tử để khách hàng có thể mua sắm trực tuyến và nhận hàng trong cửa hàng gần nhất.
Topsto là cửa hàng bán lẻ trực tuyến phục vụ khách hàng B2B và B2C ở vùng Crimea, Ukraine với danh mục sản phẩm khổng lồ hơn 280.000 mặt hàng.
Website thương mại điện tử Topsto được nhiều khách hàng ưa chuộng vì sự đa dạng hàng hóa, chi phí sản phẩm hợp lý, giao hàng nhanh khắp khu vực Crimea, v.v.
UcuzKitapal là doanh nghiệp kinh doanh sách trực tuyến từ Thổ Nhĩ Kỳ với cộng đồng hơn 85,000 khách hàng thân thiết. Cửa hàng có hàng nghìn sách thuộc nhiều thể loại khác nhau như giáo dục, văn học, kinh tế, phát triển bản thân, v.v.
Nhờ vào việc triển khai website thương mại điện tử từ sớm, doanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu mua sách với mức giá siêu thấp, giao hàng nhanh cùng các ưu đãi hấp dẫn khác.
Riviera Vaudoise là doanh nghiệp sơn và chất phủ được thành lập từ 40 năm trước tại vùng “Riviera Vaudoise” nằm ở phía tây của Thụy Sĩ, nơi nổi tiếng với cảnh quan đẹp, với những ngôi làng cổ truyền, các khu vườn hoa hồng và cảnh quan hữu tình bên bờ hồ.
Sau nhiều năm hoạt động, Riviera Vaudoise đã trở thành cửa hàng sơn dầu hàng đầu tại khu vực khi cung cấp màu sơn cho nhiều nhu cầu khác nhau như sơn ô tô, nhà cửa, gỗ, v.v. Hiện nay, Riviera Vaudoise đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực thương mại điện tử để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng ở Thụy Sĩ.
Trên đây là 10 doanh nghiệp đã phát triển website thương mại điện tử với CS-Cart và đạt được thành công nhất định trong lĩnh vực của mình. Sự thành công này trở thành nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác tìm kiếm những giải pháp để bứt phá hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí.
Sự lựa chọn về các giải pháp CRM ngày càng nhiều và đa dạng. Trên thực tế, một số phần mềm CRM phổ biến hiện nay không linh hoạt tùy chỉnh và mở rộng đủ để đáp ứng nhu cầu triển khai phức tạp của các doanh nghiệp lớn.
Dù vậy vẫn có những phần mềm CRM được thiết kế chuyên biệt, cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu và tính năng vượt trội để doanh nghiệp lớn tự do tùy chỉnh.
Bài viết dưới đây tập trung đưa ra những lưu ý quan trọng khi chọn giải pháp CRM và liệt kê 5 phần mềm CRM nổi bật dành cho doanh nghiệp lớn.
Điều quan trọng đầu tiên trước khi doanh nghiệp chọn phần mềm CRM là làm rõ nhu cầu và mong muốn triển khai. Doanh nghiệp có thể xem xét và đánh giá ưu nhược điểm của những công cụ và chương trình quản lý đang được sử dụng. Kế đó, doanh nghiệp tập trung vào những khía cạnh cần thay đổi hoặc cải thiện, đồng thời ước tính nhu cầu tuỳ chỉnh.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần loại phần mềm để triển khai, đó có thể là phần mềm CRM on-premise hoặc on-cloud. Hai dạng phần mềm này sẽ có một số khác biệt.
Với on-cloud CRM, toàn bộ dữ liệu và hệ thống phần mềm sẽ được lưu trữ và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba và doanh nghiệp có thể truy cập thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di động.
Một số ưu điểm của on-cloud CRM bao gồm:
Với on-premise CRM, toàn bộ dữ liệu và hệ thống phần mềm sẽ được lưu trữ và quản lý cục bộ trên máy chủ và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
Một số ưu điểm của on-premise CRM bao gồm:
Xem thêm: On-premise CRM vs On-cloud CRM: Những Khác Biệt Cốt Lõi
Một phần mềm CRM dễ tiếp cận đối với người dùng ở mọi trình độ sẽ góp phần thúc đẩy quá trình triển khai trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Cụ thể, giao diện phần mềm phải trực quan, dễ cài đặt và có thể dễ dàng nhập và xuất bất kỳ loại dữ liệu nào mà không cần quá nhiều sự trợ giúp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chọn một phần mềm CRM đủ linh hoạt để đồng bộ với quy trình vận hành hiện tại. Thông thường, đa số các giải pháp CRM hiện nay đều cho phép dùng thử miễn phí ba hoặc bốn tuần. Khoảng thời gian đủ để doanh nghiệp hiểu được cách thức hoạt động của phần mềm và đánh giá xem liệu đây có phải là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu triển khai.
Tùy chỉnh là một trong những khả năng quan trọng của phần mềm CRM. Mô hình và quy mô của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, nên doanh nghiệp cần lựa chọn một phần mềm CRM có khả năng tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu kinh doanh riêng và xử lý liền mạch quy trình bán hàng của doanh nghiệp.
Hầu hết các phần mềm CRM dành cho doanh nghiệp quy mô lớn đều cung cấp khả năng tùy chỉnh. Tuy nhiên, mặc dù các giải pháp CRM với khả năng tùy chỉnh cao có thể giúp doanh nghiệp triển khai linh hoạt đúng theo nhu cầu nhưng sẽ đi kèm với mức giá khá cao.
Thông tin quan trọng nhất được lưu trữ trong phần mềm CRM chính là dữ liệu khách hàng. Vì vậy khi chọn giải pháp CRM, doanh nghiệp cần đặt tính bảo mật lên hàng đầu và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt.
Hiện nay, nhiều giải pháp CRM được lưu trữ trên đám mây nên dữ liệu khách hàng sẽ được mã hoá và sao lưu thường xuyên để tăng tính an toàn và bảo mật. Dù vậy, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thật kỹ về nhà cung cấp và cách dữ liệu sẽ được lưu trữ và bảo mật trong cơ sở dữ liệu của họ. Thông tin này thường được tìm thấy trên website của nhà cung cấp CRM.
Theo bảng đánh giá và xếp hạng khách quan của G2 dựa trên sự hài lòng của người dùng, sau đây là 10 phần mềm CRM phù hợp nhất dành cho các doanh nghiệp quy mô lớn.
Salesforce Sales Cloud là một phần của nền tảng Salesforce CRM nổi tiếng, được phát triển để hỗ trợ doanh nghiệp lớn tối ưu hoá hoạt động kinh doanh và duy trì mối quan hệ khách hàng tốt hơn.
Tính Năng nổi bật của Salesforce Sales Cloud:
Chi Phí:
Essentials | Professional | Enterprise | Unlimited |
$25/người dùng/tháng | $75/người dùng/tháng | $150/người dùng/tháng | $300/người dùng/tháng |
Dành cho doanh nghiệp nhỏ tối đa 10 người dùng | Dành cho doanh nghiệp mọi quy mô | Dành cho doanh nghiệp lớn với nhu cầu tuỳ chỉnh chuyên sâu | Dành cho doanh nghiệp lớn, không giới hạn sử dụng phần mềm và yêu cầu hỗ trợ |
Ưu Điểm:
Nhược Điểm:
Được biết đến là một trong những phần mềm on-cloud CRM hàng đầu dành cho doanh nghiệp lớn SAP Sales Cloud giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường cộng tác nội bộ, tinh chỉnh quy trình kinh doanh và tạo sự tương tác hiệu quả với khách hàng.
Tính Năng nổi bật của SAP Sales Cloud:
Chi Phí: SAP Sales Cloud không công khai chi phí trên website nên doanh nghiệp cần liên hệ nhà cung cấp này để được tư vấn và báo giá.
Ưu Điểm:
Nhược Điểm:
Nhắc đến nhà cung cấp CRM hàng đầu thì HubSpot là cái tên rất quen thuộc với phần lớn các doanh nghiệp. Giải pháp HubSpot Sales Hub cung cấp cho doanh nghiệp những tính năng vượt trội để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, quản lý phễu bán hàng hiệu quả và chốt nhiều giao dịch hơn.
Tính Năng nổi bật của HubSpot Sales Hub:
Chi Phí:
Free | Starter | Professional | Enterprise |
Miễn phí 100% | $45/tháng | $450/tháng | $1200/tháng |
Ưu Điểm:
Nhược Điểm:
Zoho là giải pháp CRM nổi tiếng với đa dạng tính năng được thiết kế phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa đến lớn để xây dựng và quản lý mối quan hệ với khách hàng và tối ưu hoá quy trình bán hàng.
Tính Năng nổi bật của Zoho CRM:
Chi Phí:
Chi phí/Gói | Standard | Professional | Enterprise | Ultimate |
Trả theo tháng | $20/người dùng/tháng | $35/người dùng/tháng | $50/người dùng/tháng | $65/người dùng/tháng |
Trả theo năm | $14/người dùng/tháng | $23/người dùng/tháng | $40/người dùng/tháng | $52/người dùng/tháng |
Ưu Điểm:
Nhược Điểm:
Một phần mềm CRM dành cho doanh nghiệp lớn khác cũng nổi bật không kém là NetSuite CRM. Đây là một nền tảng CRM đám mây được thiết kế để giúp các doanh nghiệp quản lý các tương tác với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp hiện tại và tiềm năng.
Tính Năng nổi bật của Oracle NetSuite CRM:
Chi Phí: NetSuite CRM không công khai chi phí trên website nên doanh nghiệp cần liên hệ nhà cung cấp này để được tư vấn và báo giá.
Ưu Điểm:
Nhược Điểm:
Xem tiếp: 10 Phần Mềm CRM dành cho doanh nghiệp lớn P2.
Với bề dày nhiều năm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước triển khai giải pháp CRM, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý giá để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra phần mềm phù hợp và thúc đẩy quá trình triển khai nhanh chóng
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp đến hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí.
Trong thời đại thương mại điện tử ngày càng phát triển, xây dựng website thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cách mà doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng.
Để xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến thành công, việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu kinh doanh là điều cần thiết. Trong đó, CS-Cart là một nền tảng thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và lớn lựa chọn.
Theo Builtwith, nền tảng CS-Cart đang hỗ trợ khoảng 13,232 website trên toàn cầu, trong đó thị trường Nga (khoảng 3,772 website) và thị trường Mỹ (khoảng 2,809 website) sử dụng nhiều nhất.
Trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ về CS-Cart là gì và ưu nhược điểm của nền tảng thương mại điện tử này.
CS-Cart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở sử dụng mô hình SaaS được phát triển bởi công ty Simbirsk Technologies Ltd. Ra mắt lần đầu vào năm 2005, nền tảng này đã từng bước trở thành một trong những giải pháp phổ biến và được tin dùng bởi nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới.
Một số website thương mại điện tử đang sử dựng nền tảng CS Cart như TechAble (Mỹ), Yumbles (Anh), Bakeshop (Úc), ToolBrothers (Đức), Inasbay (Canada), Nguyễn Kim (Việt Nam), v.v.
Hiện nay CS-Cart đang cung cấp 2 giải pháp chính: No-Code (Giải pháp xây dựng website thương mại điện tử nhanh, không cần kỹ năng coding) và On-Premises (Giải pháp thương mại điện tử mã nguồn mở để tùy chỉnh website).
Chi phí sử dụng giải pháp No-Code:
Chi phí sử dụng giải pháp On-Premises:
Ngoài ra, CS-Cart còn cung cấp phiên bản mã nguồn mở miễn phí cho các doanh nghiệp tự do vận dụng để xây dựng website thương mại điện tử.
Một trong những đặc điểm nổi bật của nền tảng CS-Cart chính là tính linh hoạt, giúp hỗ trợ doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tham gia thị trường thương mại điện tử.
Ngoài vận dụng mã nguồn mở với ngôn ngữ PHP, nền tảng này còn triển khai kiến trúc Headless cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh rộng rãi, giúp doanh nghiệp tạo ra website thương mại điện tử theo nhu cầu riêng. Sự linh hoạt này giúp các doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và đáng nhớ cho khách hàng.
CS-Cart cung cấp một loạt tính năng toàn diện từ A – Z để vận hành hệ thống thương mại điện tử cho doanh nghiệp, bao gồm hơn 500 tính năng và 2,000 tiện ích sẵn có. Từ quản lý sản phẩm và xử lý đơn hàng cho đến tiếp thị và tối ưu hóa SEO, v.v.
Sự phong phú này giúp doanh nghiệp giảm thiểu việc tích hợp nhiều plugin từ bên thứ ba, giúp đơn giản hóa “ngăn xếp” công nghệ của website thương mại điện tử.
CS-Cart được đánh giá vượt trội trong việc kết nối và kiểm soát nhiều nhà cung cấp với khách hàng. Khả năng đa nhà cung cấp này tối ưu hóa việc quản lý các người bán khác nhau, tồn kho và thanh toán, làm cho hệ thống website trở thành giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn quản lý nhiều nhà cung cấp trên một nền tảng duy nhất.
Các phiên bản tính phí là No-Code và On-Premises được đánh giá là có chi phí sử dụng tương tối cao.
Đồng thời, phiên bản miễn phí của CS-Cart cũng không đủ để đáp ứng các nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp cần lưu ý rằng nhiều tính năng và chức năng tiên tiến sẽ yêu cầu mua các giấy phép hoặc tiện ích bổ sung. Các chi phí liên quan đến các tiện ích bổ sung này, cộng với các khoản chi phí phát triển và tùy chỉnh, có thể tích lũy, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các startup có nguồn ngân sách hạn chế.
Mặc dù CS-Cart phù hợp với đa dạng quy mô doanh nghiệp, nền tảng này có thể không phải là giải pháp có khả năng mở rộng tốt nhất cho các doanh nghiệp đang phát triển nhanh với mức lưu lượng và giao dịch cao.
Khi doanh nghiệp mở rộng, các vấn đề về hiệu suất có thể phát sinh, đòi hỏi doanh nghiệp phải cải thiện hiệu năng của hệ thống hoặc phải chuyển sang một nền tảng khác.
Mặc dù CS-Cart cung cấp rất nhiều tính năng toàn diện nhưng một số doanh nghiệp nhận định rằng họ cần các chức năng cụ thể, yêu cầu mua hoặc phát triển các tiện ích bổ sung riêng bên ngoài hệ sinh thái của nền tảng này.
Việc phụ thuộc nhiều vào các tiện ích bổ sung của bên thứ ba có thể gây ra vấn đề về khả năng tương thích, vấn đề bảo mật và khó khăn có thể xảy ra trong quá trình nâng cấp.
Nhìn chung, CS-Cart là một nền tảng thương mại điện tử phù hợp các doanh nghiệp cần trải nghiệm nền tảng mã nguồn mở, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa. Tuy nhiên, khi cần được nâng cấp lên hệ thống website thương mại điện tử chuyên biệt và phức tạp hơn, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí và nguồn lực để mở rộng quy mô hệ thống.
Trên đây là các thông tin về CS-Cart, cũng như các ưu nhược điểm nổi bật của nền tảng này mà doanh nghiệp cần lưu ý khi phát triển website thương mại điện tử.
Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử hiệu quả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn chọn nền tảng và triển khai thương mại điện tử ngay hôm nay!
Theo Fortune Business Insight, giá trị thị trường CRM (Customer Relationship Management) toàn cầu năm 2023 ước tính là 71.06 tỷ USD và kỳ vọng tăng lên khoảng 157.53 tỷ USD vào năm 2030 với CAGR là 12%.
CRM là giải pháp phần mềm mang đến nhiều lợi ích cho cả nhà bán hàng và người mua hàng. Công cụ này giúp doanh nghiệp xây dựng các mối quan hệ lâu dài, ý nghĩa và mang lại nhiều lợi nhuận với khách hàng. Trong khi đó, khách hàng nhận được trải nghiệm cá nhân hoá và chất lượng cao.
Bài viết dưới đây đi vào chi tiết định nghĩa của CRM, các loại phần mềm CRM phổ biến, tính năng cốt lõi và lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng giải pháp CRM.
CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management, là giải pháp phần mềm được thiết kế giúp doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với khách hàng và khách hàng tiềm năng.
Hệ thống CRM sẽ thực hiện các công việc cụ thể sau:
Phần mềm CRM sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ nhu cầu sử dụng spreadsheet và app vốn rời rạc và hạn chế nhiều tính năng để phân tích hiệu suất và hiểu rõ các tương tác với khách hàng.
Xem thêm: On-premise CRM vs On-cloud CRM: Những Khác Biệt Cốt Lõi
Các CRM này được thiết kế để giúp doanh nghiệp điều hành hoạt động bán hàng, marketing và chăm sóc khách hàng. Mục tiêu chính của hệ thống CRM vận hành là tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng mới, nuôi dưỡng, chuyển đổi họ thành khách hàng và giữ chân họ thông qua các hoạt động marketing hiệu quả và dịch vụ khách hàng chất lượng cao.
Trong khi hệ thống ‘CRM vận hành’ giúp doanh nghiệp cải thiện việc thu hút và giữ chân khách hàng thì hệ thống ‘CRM phân tích’ cho phép doanh nghiệp hiểu được cách khách hàng tiềm năng di chuyển qua phễu bán hàng. Các CRM này sẽ thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng để cung cấp thông tin chi tiết về cách khách hàng tương tác với doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá sự hiệu quả của hoạt động marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng để thực hiện các điều chỉnh phù hợp.
Mục tiêu chính của các phần mềm ‘CRM cộng tác’ là cải thiện trải nghiệm khách hàng và hợp lý hoá quy trình kinh doanh bằng cách tạo điều kiện giao tiếp và chia sẻ dữ liệu giữa các phòng ban nội bộ và các bên liên quan bên ngoài (nhà cung cấp, đối tác). Mặc dù các hệ thống CRM vận hành và phân tích cũng có khả năng chia sẻ dữ liệu nhưng các CRM cộng tác sẽ nhấn mạnh về khía cạnh trải nghiệm khách hàng hơn.
CRM cộng tác đặc biệt phổ biến với các doanh nghiệp sở hữu cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận (bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng) để cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Tính năng quan trọng đầu tiên phải kể đến trong phần mềm CRM là Contact Management hay Quản lý liên hệ. Tính năng này cho phép doanh nghiệp lưu trữ trên CRM thông tin liên quan đến khách hàng và khách hàng tiềm năng từ họ & tên, số điện thoại, địa chỉ email, chi tiết công việc, đến dữ liệu chuyên sâu hơn như lịch sử tương tác và cách thức tương tác của mỗi khách hàng đối với doanh nghiệp.
Lead Management hay Quản lý khách hàng tiềm năng là một trong những tính năng nổi bật CRM. Tính năng này hỗ trợ các nỗ lực marketing, bán hàng bằng cách
Tính năng Pipeline Management hay Quản lý phễu bán hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh tổng thể trực quan về những khách hàng tiềm năng và các giao dịch hiện có của doanh nghiệp. Các giao dịch được tách biệt theo từng giai đoạn của phễu bán hàng. Điều này giúp các nhân viên bán hàng hiểu được trạng thái của từng khách hàng tiềm năng và giúp họ quyết định nên theo đuổi khách hàng tiềm năng nào.
Với tính năng Email Management hay Quản lý email, doanh nghiệp có thể tích hợp email với phần mềm CRM, gửi và nhận email ngay trong giao diện của hệ thống CRM. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tránh mất thời gian di chuyển giữa nhiều tab để gửi email và không bỏ lỡ cơ hội kết nối với bất kỳ khách hàng tiềm năng nào của mình.
Tính năng CRM quan trọng tiếp theo là Workflow Automation sẽ gồm 3 khía cạnh cơ bản là Marketing Automation, Sales Automation và Customer Service Automation.
Tính năng ‘Tự động hóa marketing’ giúp doanh nghiệp loại bỏ sự phức tạp trong quy trình marketing bằng cách thiết kế các yếu tố kích hoạt (trigger) đối với một số hành động cụ thể của khách hàng và khách hàng tiềm năng, ví dụ như
Tóm lại, quy trình marketing tự động trong hệ thống CRM sử dụng logic “nếu – thì” để tự động kích hoạt hoạt động tương tác sau khi khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng thực hiện các hành động.
Tương tự như ‘Tự động hóa Marketing’, tính năng ‘Tự động hoá bán hàng’ cũng sử dụng các yếu tố kích hoạt (trigger) giúp nhân viên bán hàng cung cấp tự động cho khách hàng những tương tác có chủ đích tại một số điểm cụ thể trong quy trình bán hàng. Ngoài ra, Sales Automation cũng giúp nhân viên bán hàng chấm điểm và quản lý khách hàng tiềm năng, đồng thời tự động tạo báo cáo dự đoán doanh số bán hàng, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định phù hợp.
Ví dụ về tự động hóa quy trình bán hàng:
‘Customer service automation’ hay ‘Tự động hoá dịch vụ khách hàng’ trong CRM đề cập đến việc sử dụng các công nghệ tự động hóa để cải thiện và tối ưu hóa trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Điều này có thể bao gồm sử dụng chatbot (trò chuyện tự động) để cung cấp hỗ trợ trực tuyến, gửi thông báo và cập nhật tự động đến khách hàng, tự động xử lý các yêu cầu và thắc mắc cơ bản của khách hàng, và nhiều hoạt động khác nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình làm việc.
Tính năng ‘Analytics & Reporting’ trong hệ thống CRM đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích dữ liệu và tạo báo cáo để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh, tương tác khách hàng và xu hướng thị trường. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác, cải thiện tương tác khách hàng và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
CRM giúp doanh nghiệp thu thập và lưu trữ tập trung thông tin chi tiết về khách hàng, từ lịch sử tương tác đến thông tin cá nhân. Điều này giúp cải thiện khả năng thấu hiểu khách hàng và tạo ra trải nghiệm tương tác cá nhân hoá, từ việc cung cấp dịch vụ tốt hơn đến tạo ra chiến lược tiếp cận phù hợp.
CRM giúp tự động hóa nhiều phần của quy trình kinh doanh như quản lý bán hàng, marketing và theo dõi tương tác khách hàng. Điều này tạo ra hiệu suất làm việc cao hơn, giảm thiểu sai sót và tăng khả năng tương tác hiệu quả với khách hàng.
CRM cung cấp các công cụ như chatbot tự động và hệ thống hỗ trợ khách hàng, giúp giải quyết nhanh chóng các yêu cầu và câu hỏi của khách hàng. Điều này cải thiện trải nghiệm khách hàng, tạo lòng tin và tăng cơ hội tạo ra mối quan hệ lâu dài.
Phần mềm CRM với khả năng phân tích dữ liệu để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng, hiệu suất kinh doanh và xu hướng thị trường. Điều này giúp đưa ra các quyết định đúng đắn dựa trên dữ liệu và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.
Phần mềm CRM tạo điều kiện cho sự cộng tác chặt chẽ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp, cho phép các bộ phận khác nhau làm việc cùng nhau trên cùng một nền tảng. Việc này thúc đẩy hoạt động trao đổi thông tin và tương tác nội bộ, từ đó giúp tăng sự đồng nhất thông tin, khả năng phản hồi và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Lợi ích mà phần mềm CRM mang lại cho doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Từ việc quản lý mối quan hệ khách hàng hiệu quả đến việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh và cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể, CRM không chỉ là một công cụ mà là một chiến lược khả thi giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng.
Xem thêm:
Trong nhiều năm SECOMM đồng hành cùng nhiều khách hàng để phát triển giải pháp CRM, chúng tôi nhận thấy trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, bên cạnh sự hiểu biết về khách hàng và chiến lược triển khai CRM thì việc chọn được phần mềm CRM phù hợp còn quan trọng hơn cả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (+84)28 7108 9908 để được tư vấn miễn phí.
Thị trường thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ với CARG là 11.43% và tổng doanh thu dự kiến đạt được trong năm 2023 là 109 tỷ USD — theo Statista. Ngoài ra, tại thị trường này có hơn 2000 website thương mại điện tử được xây dựng trên nền tảng Magento.
Phần lớn các dự án triển khai Magento đều sẽ có sự tham gia của đơn vị phát triển đầy kinh nghiệm về nền tảng này để hợp tác lên kế hoạch, thiết kế và phát triển website tuỳ chỉnh đúng theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ giải thích tại sao Magento là nền tảng được lựa chọn nhiều nhất để xây dựng website thương mại điện tử và điểm qua 5 nhà phát triển Magento hàng đầu khu vực Đông Nam Á bao gồm Kemana (Indonesia), Lime Commerce (Indonesia), SECOMM (Việt Nam), Sweetmag (Malaysia) và 1902 Software (Philippines).
Magento là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình PHP và Zend Framework. Năm 2018, Adobe chính thức mua lại Magento và đổi tên thành Adobe Commerce nhằm tích hợp nền tảng này vào bộ các giải pháp kỹ thuật số của Adobe. Việc sáp nhập này đã tăng thêm khả năng của Magento và cung cấp cho khách hàng giải pháp thương mại điện tử toàn diện hơn dưới sự bảo trợ của Adobe.
Magento có 2 phiên bản chính là Magento Open Source – phiên bản miễn phí (trước đây là Magento Community Edition) và phiên bản trả phí là Adobe Commerce (trước đây là Magento Commerce). Riêng phiên bản trả phí cung cấp cho người dùng 2 tuỳ chọn là on-premise và on-cloud với nhiều tính năng được nâng cấp và cải tiến để đáp ứng nhu cầu cao hơn về tuỳ chỉnh và mở rộng.
Mang bản chất của nền tảng mã nguồn mở, Magento cho phép doanh nghiệp linh hoạt truy cập và tuỳ chỉnh mã nguồn, các chức năng, theme và tiện ích mở rộng. Ngoài ra, Magento có thể xử lý lên đến 500,000 lượng truy cập trong một ngày và không giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng hằng năm.
Theo BuiltWith, hiện có hơn 144,000 website thương mại điện tử đang hoạt động sử dụng nền tảng Magento, trong đó có rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới với lưu lượng truy cập khủng như
Đặc biệt, một số trang web thương mại điện tử với lượng truy cập cao tại thị trường Đông Nam Á cũng đang sử dụng Magento như
Những thương hiệu hàng đầu này đã sử dụng nền tảng Magento để thực hiện các thao tác tuỳ chỉnh phức tạp đối với hệ thống website thương mại điện tử nhằm nâng cao khả năng xử lý lưu lượng truy cập cao, danh mục sản phẩm và doanh số bán hàng khổng lồ.
Vì thế, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tìm một nền tảng thương mại điện tử có khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao, Magento sẽ là cái tên đầu tiên họ nghĩ đến.
Headless Commerce là xu hướng đang thịnh hành trong triển khai thương mại điện tử. Báo cáo “State of Commerce” của Salesforce đã chỉ ra rằng 80% doanh nghiệp cho biết họ sẽ lên kế hoạch để triển khai Headless Commerce trong vòng hai năm tới.
Đối với nhu cầu ứng dụng kiến trúc Headless, nền tảng mã nguồn mở Magento sẽ là lựa chọn tối ưu. Khác với kiến trúc Magento truyền thống, Headless Magento sử dụng GraphQL API để hỗ trợ nhiều bản thiết kế frontend khác nhau cho nhiều thiết bị và màn hình được tối ưu và tích hợp vào hệ thống backend có sẵn để mang đến trải nghiệm đa kênh liền mạch.
Bên cạnh đó, Adobe cung cấp cho doanh nghiệp bộ sản phẩm nâng cao để quá trình vận hành Headless Commerce hiệu quả hơn. Trong đó bao gồm Adobe Experience Manager (Quản lý nội dung), Adobe Analytics (Phân tích báo cáo chuyên sâu) và Adobe Marketo Engage (Tự động hóa marketing).
Theo Emergen Research, giá trị thị trường Progressive Web App (PWA) trên toàn cầu được kỳ vọng cán mốc 10.44 tỷ USD vào năm 2027. Vì thế không ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sẽ tìm đến tính năng PWA Studio của Magento. Đây là bộ công cụ giúp đẩy nhanh quá trình phát triển, ra mắt và bảo trì PWA.
Ngoài ra, doanh nghiệp triển khai Headless Commerce có thể tích hợp với PWA Studio để tùy chỉnh các thiết kế frontend. PWA thường được kết hợp với kiến trúc Headless để tạo ra Headless PWA, khi đó các frontend thông thường sẽ được thay thế bởi các PWA storefront và điều này giúp nâng cao hiệu suất website. Ngoài ra, Magento PWA sử dụng công nghệ Service Worker cho bộ nhớ đệm của các thiết bị giúp tăng tốc độ tải trang lên 2 đến 3 lần.
Magento có một cộng đồng rất lớn và hoạt động tích cực bao gồm các nhà phát triển, nhà thiết kế và người dùng. Cộng động này thường xuyên tạo ra các mô-đun, theme, plugins và add-on tích hợp cho nền tảng Magento. Ngoài ra, trên thị trường có rất nhiều công ty phát triển chuyên triển khai Magento nên không khó để doanh nghiệp tìm một đơn vị hợp tác chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, một số diễn đàn lớn như Reddit, Quora, Substack, Nhóm Slack và hội nghị trực tuyến là nơi để người dùng Magento chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Vì thế, ngoài sự hỗ trợ trực tiếp từ đơn vị hợp tác thì những diễn đàn thế này sẽ giúp ích rất nhiều mỗi khi doanh nghiệp gặp vấn đề hoặc cần trợ giúp trong suốt quá trình triển khai Magento.
Magento đáp ứng gần như mọi yêu cầu về xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp và tuỳ chỉnh.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ chuyên môn kỹ thuật và sự hiểu biết về Magento để bắt đầu và triển khai thành công. Đó là lý do khiến nhiều doanh nghiệp tìm kiếm sự hợp tác với các nhà phát triển Magento để hiện thực hóa ý tưởng và mục tiêu kinh doanh của họ.
Dưới đây là 5 công ty chuyên phát triển website Magento ở Đông Nam Á với kinh nghiệm và chuyên môn vượt trội.
SECOMM được biết đến là nhà cung cấp các giải pháp thương mại điện tử toàn diện và chuyên biệt cho từng mô hình kinh doanh và yêu cầu của doanh nghiệp. Được thành lập 2014, SECOMM đã thành công hợp tác và xây dựng website thương mại điện tử Magento với rất nhiều khách hàng lớn trải dài từ Úc, Singapore, Hồng Kông đến Việt Nam như LaybyLand, Changi Airport Group, My Market, Annam Group và Vinamilk.
Hơn cả việc hợp tác phát triển website Magento, SECOMM và các khách hàng trên còn hoạch định rõ lộ trình phát triển bền vững trong ngắn và dài hạn để tiếp tục dẫn dầu tại những thị trường mà doanh nghiệp hướng đến.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai hơn 300 dự án phát triển website Magento tùy chỉnh cho khách hàng trong nước và quốc tế trong nhiều năm, SECOMM thực sự đã khẳng định vị thế của một nhà phát triển Magento chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Thành lập vào năm 2011, Kemana Technology là công ty tư nhân bao gồm nhóm các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Kemana là đối tác hạng Silver chính thức của Adobe và được vinh danh là nhà phát triển website Magento hàng đầu khu vực APAC nói chung và Indonesia nói riêng.
Đối với dịch vụ xây dựng website thương mại điện tử, Magento sẽ là giải pháp công nghệ cốt lõi mà công ty này đề xuất cho khách hàng của mình. Ngoài ra, Kemana tận dụng khả năng tùy chỉnh vượt trội của Magento để cung cấp cho các nhà bán lẻ giải pháp triển khai hệ thống Omnichannel với hai dịch vụ chính là Click & Collect (Pick Up In Store) và Ship From Store.
Tương tự như Kemana Technology, Lime Commerce cũng là một trong những nhà phát triển Magento hàng đầu Indonesia. Công ty được thành lập năm 2014 và là đối tác hạng Bronze của Adobe Solution Partner Program. Lime Commerce cung cấp các giải pháp được thiết kế cá nhân hoá để phù hợp với nhu cầu triển khai của từng đối tượng khách hàng.
Vì là công ty phát triển thương mại điện tử chuyên về Magento nên Lime Commerce sẽ cung cấp toàn diện các dịch vụ và giải pháp liên quan đến nền tảng Magento. Trong số đó phải kể đến tùy chỉnh thiết kế và xây dựng website thương mại điện tử Magento, bảo trì và cập nhật hệ thống, tối ưu hiệu suất và bảo mật trang web và thực hiện một số tích hợp quan trọng.
Ngay từ khi ra mắt năm 2008, Sweetmag Solutions đã định vị là nhà cung cấp các giải pháp phát triển website Magento hàng đầu Malaysia bên cạnh những dịch vụ web liên quan khác. Sau nhiều năm hoạt động, Sweetmage chính thức trở thành đối tác hạng Bronze của chương trình Adobe Solution Partner.
Sweetmag cung cấp đội ngũ giàu kinh nghiệm để tuỳ chỉnh xây dựng website thương mại điện tử Magento, đáp ứng đúng yêu cầu đặt ra và mục tiêu về trải nghiệm khách hàng hay chuyển đổi. Với cơ hội hợp tác làm việc với nhiều thương hiệu lớn như Padini, Innisfree Malaysia, Parkson Online và Caring Pharmacy, công ty thực sự đã tạo dựng chỗ đứng nhất định trên thị trường thương mại điện tử Malaysia.
Được thành lập và vận hành từ năm 1998 bởi nhà lập trình người Đan Mạch tên Peter, 1902 Software dần lớn mạnh và trở thành công ty phát triển phần mềm và giải pháp thương mại điện tử hàng đầu Philippines. Phát triển AI, phát triển thương mại điện tử, xây dựng phần mềm tùy chỉnh, thiết kế sáng tạo là những dịch vụ nổi bật và đáng tự hào nhất của 1902 Software đến thời điểm hiện tại.
Riêng dịch vụ phát triển thương mại điện tử, công ty chuyên cung cấp các giải pháp để xây dựng hệ thống website thương mại điện tử mạnh mẽ, linh hoạt và có thể mở rộng dựa trên nền tảng Magento. Công ty có nhiều dự án thành công và nhận về hàng loạt đánh giá tích cực của khách hàng.
Khả năng và độ phổ biến của Magento hiện nay được minh chứng bởi hàng trăm doanh nghiệp từ vừa đến rất lớn đã triển khai và vận hành hiệu hệ thống thương mại điện tử của mình. Bên cạnh đó, cộng đồng nhà phát triển Magento rộng lớn khắp thế giới và riêng khu vực Đông Nam Á cũng không hề thiếu những cái tên hàng đầu với chuyên môn cao về kỹ thuật và kinh nghiệm dày dặn về Magento như đã đề cập trong bài viết.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp đến hotline của SECOMM (+84)28 7108 9908 để xây dựng website thương mại điện tử Magento ngay hôm nay!
Theo thống kê từ Statista, doanh số Social Commerce (Thương mại xã hội) toàn cầu đạt 992 tỷ USD năm 2022 và có thể lên đến 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026. Chính vì vậy, thương mại xã hội được đánh giá là một trong những xu hướng thương điện tử được đánh giá cao và có tiềm năng trong tương lai.
Social Commerce hay thương mại xã hội là thuật ngữ kết hợp giữa hai khái niệm chính: “Social” (xã hội) và “Commerce” (thương mại). Đây là mô hình kinh doanh kết hợp giữa các yếu tố của mạng xã hội và thương mại điện tử, nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm có sự tương tác và kết nối hơn cho khách hàng.
Social Commerce cho phép người dùng xem và mua hàng trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, etc. Thông qua thương mại xã hội, khách hàng có thể tham khảo thông tin sản phẩm, đánh giá, nhận xét từ người dùng khác và thậm chí mua hàng trực tiếp từ các bài viết, quảng cáo, trang cửa hàng của doanh nghiệp trên các nền tảng xã hội này.
Mô hình Social Commerce thường đi kèm với các tính năng tương tác, chia sẻ và gợi ý sản phẩm. Thương mại xã hội cũng tận dụng sự phổ biến và số lượng lớn người dùng trên các mạng xã hội để tạo sự lan truyền tự nhiên của sản phẩm và thương hiệu.
Social Commerce và eCommerce là hai mô hình kinh doanh trực tuyến khác nhau, nhưng cùng nhằm mục tiêu kinh doanh trực tuyến.
Dưới đây là sự khác biệt giữa hai mô hình này:
Có nhiều loại thương mại xã hội phổ biến, việc lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc vào phạm vi và mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Dưới đây là một số loại thương mại xã hội phổ biến:
Social Commerce giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu người dùng trên các mạng xã hội, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội phổ biến trên thế giới như TikTok, Facebook, Instagram, Pinterest. Thương mại xã hội giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến lượng người dùng khổng lồ của các nền tảng này, cũng như tạo sự lan tỏa tự nhiên (organic) thông qua việc chia sẻ và tương tác từ người dùng.
Hãng thời trang thể thao nổi tiếng Nike đã triển khai Social Commerce một cách thành công thông qua việc sử dụng các bài viết, video và quảng cáo hấp dẫn trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter. Thương hiệu này thường xuyên tạo ra các chiến dịch quảng cáo khuyến khích người dùng chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm của họ. Thông qua các bài đăng của người dùng và việc sử dụng hashtag đặc biệt, Nike đã tạo ra sự lan truyền tự nhiên và gia tăng nhận diện thương hiệu.
Đặc trưng của social commerce chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm trực tuyến cho người dùng, giúp giảm bớt số bước chuyển đổi từ việc xem sản phẩm đến việc mua hàng. Khách hàng có thể mua hàng trực tiếp từ các bài viết, bài quảng cáo hoặc cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội.
Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, tiết kiệm thời gian trong quá trình mua sắm và tăng cường doanh số bán hàng thương mại điện tử của thương hiệu.
Chuỗi thương hiệu mỹ phẩm L’Oréal đã tạo ra nhiều kênh TikTok khác nhau cho từng thị trường mục tiêu, chẳng hạn như lorealparis (toàn cầu), lorealparisusa (thị trường Mỹ), , lorealparis_vn (thị trường Việt Nam), lorealparisid_shop (thị trường Indonesia), lorealparisth_store (thị trường Thái Lan), v.v. Việc này vừa giúp thương hiệu nắm được đúng khách hàng mục tiêu, vừa tận dụng TikTok Shop để khách hàng mua sản phẩm trực tiếp trên kênh TikTok của L’Oréal.
Các trang mạng xã hội hiện nay đều cung cấp các công cụ phân tích và đo lường dữ liệu cho doanh nghiệp, chẳng hạn như Instagram Insights cung cấp dữ liệu nhân khẩu học bao gồm giới tính, nhóm tuổi và vị trí địa lý; Facebook Audience Insights giúp thu thập dữ liệu chuyên sâu hơn nữa về đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, TikTok Pixel có thể theo dõi các chỉ số chính như số lượt nhấp chuột, số lượt xem, tỷ lệ chuyển đổi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.
Việc tận dụng các nguồn dữ liệu này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến dịch kinh doanh thương mại xã hội hiệu quả hơn so với hoạt động kinh doanh bán lẻ truyền thống.
Một trong những doanh nghiệp thành công trong việc triển khai Social Commerce và tối ưu hóa việc theo dõi và đo lường hiệu quả là Fashion Nova. Đây là một thương hiệu thời trang nổi tiếng của Mỹ, chuyên cung cấp quần áo và phụ kiện thời trang dành cho phụ nữ.
Các bài đăng trên Instagram của Fashion Nova thường có tích hợp các tính năng chia sẻ và theo dõi người dùng giúp tăng cường khả năng lan truyền thông tin về sản phẩm và thương hiệu. Ngoài ra, Fashion Nova cũng sử dụng các tính năng đo lường hiệu quả của Instagram và các công cụ phân tích để đo lường hiệu quả chiến dịch tiếp thị và quảng cáo của thương hiệu.
Vận dụng thương mại xã hội sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tương tác trực tiếp với khách hàng và nhận phản hồi của họ về thương hiệu hoặc sản phẩm thông qua các bài viết, hội thoại trực tiếp, trả lời bình luận và tin nhắn. Điều này giúp cung cấp hỗ trợ nhanh chóng và giải đáp thắc mắc của khách hàng, tạo sự hài lòng và tăng cường quan hệ khách hàng. Ngoài ra, từ các phản hồi này của khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng mong đợi của khách hàng.
Tarte Cosmetics là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng, chuyên cung cấp các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da. Tarte Cosmetics đã sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook và Twitter để triển khai Social Commerce, thương hiệu này thường xuyên tương tác với khách hàng trên mạng xã hội. Đội ngũ admin luôn trả lời nhanh chóng các bình luận và tin nhắn từ người dùng, giải đáp thắc mắc và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Điều này tạo ra sự tin tưởng và sự hài lòng từ phía khách hàng, đồng thời tăng cường quan hệ với khách hàng một cách tích cực.
Trên đây là một số thông tin, lợi ích và ví dụ về các doanh nghiệp đã triển khai Social Commerce thành công. Tùy vào định hướng của mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản trị có thể kết hợp mạng xã hội và thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu trong thời đại kỹ thuật số ngày nay.
Xem thêm: Thương mại điện tử: Inbound Marketing vs Outbound Marketing
Doanh nghiệp có thể liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí cách thức triển khai eCommerce Marketing nói chung và Social Commerce nói riêng.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline