Blog

Khám phá nhiều bài viết có giá trị và cập nhật về thị trường thương mại điện tử, nền tảng công nghệ và Marketing
Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services
AWS LÀ GÌ? LỢI ÍCH & DỊCH VỤ NỔI BẬT CỦA AMAZON WEB SERVICES
07/06/2023
12,909
2
0
1

Trong thị trường cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây có rất nhiều doanh nghiệp lớn nhưng cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu các doanh nghiệp lớn chính là AWS.

AWS là gì?

AWS (Amazon Web Services) là giải pháp đám mây được phát triển bởi “gã khổng lồ” Amazon được hàng triệu doanh nghiệp tin tưởng sử dụng bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng trưởng nhanh, các tập đoàn lớn cũng như các cơ quan hàng đầu của chính phủ. 

AWS là gì
AWS là gì?

Hiện nay, AWS đang cung cấp trên 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới bao gồm: blockchain, điện toán đám mây, DevOps, lưu trữ, sao lưu và phục hồi, v.v.

Theo ước tính từ Synergy Research Group, thị phần của Amazon lên tới 32% trong quý đầu tiên của năm 2023, tiếp tục dẫn đầu trên thị trường cơ sở hạ tầng đám mây trên toàn cầu, vượt qua tất cả các gã khổng lồ công nghệ khác như Microsoft Azure, Google Cloud, Alibaba Cloud, IBM Cloud, Salesforces, Oracle và Tencent Cloud.

AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services - Thị phần
Thị phần cơ sở hạ tầng đám mây trên toàn cầu

Lợi ích khi triển khai AWS

AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services - Lợi ích
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services – Lợi ích

Khả năng mở rộng cao

AWS cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt, cho phép doanh nghiệp tăng hoặc giảm tài nguyên theo nhu cầu. Doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng ứng dụng để xử lý lưu lượng cao hoặc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mà không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật lý.

Ngoài ra, AWS cho phép tích hợp dễ dàng với các dịch vụ hoặc công nghệ khác thông qua các API và các công cụ quản lý. Nhờ vậy, AWS có thể tích hợp ứng dụng của mình với các dịch vụ bên thứ ba, công nghệ mới vào hệ thống hiện tại.

Dịch vụ tiên tiến

Với AWS, doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ mới nhất để thử nghiệm và đổi mới nhanh hơn bởi từ khi ra mắt đến nay AWS đã không ngừng phát minh ra các công nghệ mới mà doanh nghiệp có thể sử dụng để chuyển đổi số doanh nghiệp. 

Ví dụ:

Năm 2014, AWS đã tiên phong trong không gian điện toán không có máy chủ với việc ra mắt AWS Lambda, cho phép các nhà phát triển chạy mã mà không cần cung cấp hoặc quản lý máy chủ.

Năm 2017, AWS đã trình làng Amazon SageMaker – Dịch vụ máy học được quản lý, trao quyền cho các nhà phát triển hoặc nhà khoa học không cần kinh nghiệm.

Bảo mật cao

AWS sử dụng phương pháp tiếp cận đầu cuối để bảo mật và củng cố cơ sở hạ tầng, bao gồm các hệ thống vật lý, hệ thống vận hành và phần mềm. AWS tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, cung cấp khả năng kiểm tra tuân thủ đối với các quy tắc và quy định, chẳng hạn:

  1. ISO/IEC 27001: Tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu về quản lý an ninh thông tin.
  2. ISO 9001 – Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành.
  3. PCI DSS – Tiêu chuẩn an ninh thông tin bắt buộc dành cho các doanh nghiệp lưu trữ, truyền tải và xử lý thẻ thanh toán được quản lý bởi 05 tổ chức thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard, American Express, Discover và JCB.

Ngoài ra, AWS còn hỗ trợ các tiêu chuẩn bảo mật và chứng nhận tuân thủ khác như CSA, ISO 27017, ISO 27018,  SOC 1, SOC 2, SOC 3, v.v.

Tối ưu chi phí

AWS ứng dụng mô hình thanh toán theo mức sử dụng, cho phép doanh nghiệp sử dụng tài nguyên theo nhu cầu kinh doanh mà không bị lạm chi ngân sách.

Đồng thời, AWS được nhiều doanh nghiệp lớn tin dùng vì khả năng tối ưu chi phí của mình. Chẳng hạn như với AWS Compute và AWS Machine Learning, AWS có cung cấp giải pháp tiết kiệm hơn so với gói Theo nhu cầu nếu doanh nghiệp cam kết sử dụng một dịch vụ AWS hoặc một danh mục dịch vụ đến một mức tiền cụ thể (tính bằng USD/giờ) trong khoảng thời gian 1 hoặc 3 năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể được giảm giá theo khối lượng dịch vụ, tài nguyên mà doanh nghiệp đang sử dụng tại AWS. Ví dụ như Amazon S3, giá được phân chia thành bậc, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng càng nhiều thì số tiền phải trả cho mỗi GB lại càng ít đi. 

Dịch vụ nổi bật của AWS

AWS cung cấp một loạt các dịch vụ đám mây, dưới đây là một số dịch vụ chính của AWS:

Amazon EC2

Amazon EC2 (Amazon Elastic Compute Cloud – Đám mây điện toán linh hoạt của Amazon) là dịch vụ cung cấp máy chủ ảo cho việc chạy ứng dụng. Amazon EC2 cho phép doanh nghiệp thuê và quản lý các máy ảo nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh chuyên biệt của doanh nghiệp.

Ứng dụng của Amazon EC2:

  • Chạy các ứng dụng hoạt động trên đám mây và tại doanh nghiệp: Amazon EC2 cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán bảo mật, đáng tin cậy, hiệu năng cao và tiết kiệm chi phí nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh.
  • Thay đổi quy mô cho các ứng dụng HPC (High Performance Computing – Máy tính hiệu năng cao): Tiếp cận cơ sở hạ tầng và công suất theo nhu cầu mà doanh nghiệp cần để chạy các ứng dụng HPC nhanh hơn và tiết kiệm chi phí.
  • Phát triển các nền tảng Apple: Xây dựng, kiểm thử và xác nhận các khối lượng công việc liên quan đến macOS theo nhu cầu. Tiếp cận các môi trường trong vài phút, chủ động thay đổi công suất theo quy mô khi cần thiết và hưởng lợi từ cơ chế định giá theo mức sử dụng của AWS.
  • Đào tạo và triển khai các ứng dụng ML (Machine Learning): Amazon EC2 cung cấp tuyển tập các dịch vụ điện toán, kết nối mạng (tối đa 400 Gbps) và lưu trữ chuyên dụng để tối ưu hóa hiệu năng theo mức giá cho các dự án ML.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon EC2
Các doanh nghiệp đang sử dụng Amazon EC2 như Cơ quan quản lý ngành tài chính Hoa Kỳ (The Financial Industry Regulatory Authority), Cathay Pacific Airways, Snapchat, Volkswagen, v.v.

Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon (S3)

Amazon Simple Storage Service (Amazon S3 – Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon) là dịch vụ lưu trữ đám mây cho phép doanh nghiệp lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách dễ dàng, bảo đảm tính bền vững và độ tin cậy cao.

Ứng dụng của Amazon S3:

  • Xây dựng hồ dữ liệu (Build a data lake): Chạy các ứng dụng phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, máy học và điện toán hiệu suất cao để mở khóa thông tin chuyên sâu về dữ liệu.
  • Sao lưu và khôi phục dữ liệu quan trọng: Đáp ứng các yêu cầu về Thời gian phục hồi mục tiêu (RTO), Điểm phục hồi mục tiêu (RPO) và tuân thủ với những tính năng sao chép mạnh mẽ của S3.
  • Lưu trữ dữ liệu với chi phí thấp nhất: Chuyển kho lưu trữ dữ liệu sang các lớp lưu trữ của Amazon S3 Glacier để giảm thiểu chi phí, loại bỏ sự phức tạp trong hoạt động và thu thập thông tin chuyên sâu mới.
  • Chạy các ứng dụng hoạt động trên đám mây: Xây dựng các ứng dụng hoạt động trên đám mây nhanh chóng, có khả năng di động mạnh mẽ và dựa trên web, có thể tự động thay đổi quy mô theo cấu hình có độ sẵn sàng cao.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon S3
Các doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon S3 có thể kể đến như NASCAR, Snapchat, Shutterstock, Runtastic (ứng dụng hỗ trợ luyện tập của Adidas), v.v.

Amazon Aurora

Amazon Aurora là dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu quan hệ được quản lý có hiệu năng cao với khả năng tương thích hoàn toàn với MySQL và PostgreSQL hơn so với các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ khác.

Ứng dụng của Amazon Aurora:

  • Hiện đại hóa ứng dụng dành cho doanh nghiệp: Vận hành các ứng dụng dành cho doanh nghiệp, chẳng hạn như các ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), chuỗi cung ứng và thanh toán với độ sẵn sàng và hiệu suất cao.
  • Xây dựng ứng dụng SaaS: Hỗ trợ các ứng dụng Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) đáng tin cậy, hiệu suất cao và nhiều đối tượng thuê với khả năng thay đổi quy mô phiên bản và dung lượng lưu trữ linh hoạt.
  • Triển khai ứng dụng phân tán toàn cầu: Phát triển các ứng dụng quy mô Internet – chẳng hạn như trò chơi trên di động, ứng dụng mạng xã hội và dịch vụ trực tuyến – đòi hỏi có khả năng thay đổi quy mô và phục hồi ở nhiều Khu vực.
  • Ứng dụng công nghệ phi máy chủ: Không cần động tay vào việc quản lý dung lượng và chỉ thanh toán cho mức dung lượng đã dùng, với khả năng thay đổi quy mô tức thời và chi tiết để tiết kiệm đến 90% chi phí.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon Aurora
Một số doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon Aurora là SamSung, Halliburton, Nintendo, A+E Networks, v.v.

Amazon DynamoDB

DynamoDB là cơ sở dữ liệu NoSQL được thiết kế để xử lý các ứng dụng có yêu cầu về tính mở rộng cao và thời gian phản hồi nhanh. Amazon DynamoDB được quản lý hoàn toàn, phi máy chủ và được thiết kế để chạy các ứng dụng hiệu suất cao trên mọi quy mô. Đồng thời, DynamoDB cung cấp tính năng bảo mật tích hợp, sao lưu liên tục, sao chép đa Khu vực tự động, lưu đệm trong bộ nhớ và các công cụ tải và xuất dữ liệu.

Ứng dụng của Amazon DynamoDB:

  • Phát triển ứng dụng phần mềm: Xây dựng các ứng dụng quy mô Internet hỗ trợ siêu dữ liệu nội dung người dùng và bộ nhớ đệm yêu cầu khả năng đồng bộ và kết nối cao cho hàng triệu người dùng cũng như hàng triệu yêu cầu mỗi giây.
  • Tạo kho siêu dữ liệu phương tiện: Mở rộng quy mô thông lượng (throughput – số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà một công ty có thể sản xuất và giao cho khách hàng trong một khoảng thời gian xác định) và tính đồng thời cho khối lượng công việc thuộc lĩnh vực truyền thông và giải trí như phát trực tiếp video theo thời gian thực, nội dung tương tác. Đồng thời mang lại độ trễ thấp hơn với tính năng sao chép đa Khu vực trên các Khu vực AWS.
  • Đem đến trải nghiệm bán lẻ liền mạch: Sử dụng các hình mẫu thiết kế để triển khai giỏ hàng, công cụ dòng công việc, theo dõi kho hàng và hồ sơ khách hàng. DynamoDB hỗ trợ các sự kiện có lưu lượng truy cập cao với quy mô cực lớn và có thể xử lý hàng triệu yêu cầu mỗi giây.
  • Mở rộng quy mô nền tảng trò chơi: Tập trung vào việc thúc đẩy đổi mới mà không mất chi phí vận hành. Xây dựng nền tảng trò chơi của bạn với dữ liệu người chơi, lịch sử phiên và bảng xếp hạng cho hàng triệu người dùng đồng thời.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon DynamoDB
Các doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon DynamoDB là Disney+, Dropbox, Snapchat, Zoom, v.v.

Amazon RDS

Amazon RDS (Amazon Relational Database Service – Dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ của Amazon) là dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ được quản lý cho MySQL, PostgreSQL, Oracle, SQL Server và MariaDB nhằm thiết lập, vận hành và thay đổi quy mô cơ sở dữ liệu quan hệ trong đám mây chỉ bằng vài cú nhấp chuột.

Ứng dụng của Amazon RDS:

  • Xây dựng ứng dụng di động và web: Hỗ trợ các ứng dụng đang phát triển với độ sẵn sàng, thông lượng và khả năng mở rộng quy mô lưu trữ cao. Tận dụng chính sách định giá theo mức sử dụng linh hoạt để phù hợp với các kiểu sử dụng ứng dụng khác nhau.
  • Chuyển sang cơ sở dữ liệu được quản lý: Đổi mới và xây dựng các ứng dụng mới với Amazon RDS thay vì lo lắng về việc tự quản lý cơ sở dữ liệu của bạn, việc này có thể gây mất thời gian, phức tạp và tốn kém.
  • Thoát ly khỏi cơ sở dữ liệu cũ kỹ: Giải phóng bản thân khỏi các cơ sở dữ liệu thương mại đắt đỏ bằng cách chuyển sang Amazon Aurora. Khi bạn di chuyển sang Aurora, bạn sẽ có được khả năng tăng cường quy mô, hiệu suất và độ sẵn sàng của cơ sở dữ liệu thương mại với chi phí bằng 1/10.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon RDS
Một số doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon RDS có thể kể đến Intuit Mint, Cathay Pacific Airways, SamSung, v.v.

AWS Lambda

AWS Lambda là dịch vụ tính toán không máy chủ (serverless) cho phép doanh nghiệp chạy mã mà không cần quan tâm đến việc quản lý máy chủ. AWS Lambda cho phép doanh nghiệp thực thi mã khi có sự kiện xảy ra, giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm chi phí.

Ứng dụng của Amazon Lambda:

  • Xử lý dữ liệu trên quy mô lớn: Thực thi mã ở mức công suất mà bạn cần vào đúng thời điểm cần thiết. Thay đổi quy mô để tự động khớp với dung lượng dữ liệu của bạn và bật trình kích hoạt sự kiện tùy chỉnh.
  • Chạy các backend web và di động tương tác: Kết hợp AWS Lambda với các dịch vụ AWS khác để tạo những trải nghiệm trực tuyến bảo mật, ổn định và có thể thay đổi quy mô.
  • Hỗ trợ thông tin chuyên sâu mạnh mẽ về ML: Xử lý trước dữ liệu trước khi cấp dữ liệu vào mô hình máy học của bạn. Với quyền truy cập Amazon Elastic File System, AWS Lambda xử lý quá trình quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng để đơn giản hóa việc thay đổi quy mô.
  • Tạo các ứng dụng theo định hướng sự kiện: Xây dựng các hàm theo định hướng sự kiện để các thiết bị tách biệt dễ dàng giao tiếp với nhau. Giảm chi phí bằng cách chạy các ứng dụng trong thời gian nhu cầu đạt mức tối đa mà không gặp sự cố hoặc cung cấp tài nguyên quá mức.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-AWS Lambda
Doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon Lambda như Fender, Nielsen, Coca-Cola, Stedi, v.v.

Amazon VPC

Amazon Virtual Private Cloud (Amazon VPC) cho phép doanh nghiệp xác định và khởi chạy các tài nguyên AWS trong một mạng ảo cô lập theo logic nhằm kiểm soát hoàn toàn môi trường mạng ảo, bao gồm vị trí đặt tài nguyên, khả năng kết nối và bảo mật.

Ứng dụng của Amazon VPC:

  • Khởi chạy một trang web hoặc blog đơn giản: Cải thiện tình hình bảo mật ứng dụng web của bạn bằng cách thực thi quy tắc cho các kết nối gửi đến và gửi đi.
  • Lưu trữ các ứng dụng web nhiều tầng: Xác định khả năng kết nối và các hạn chế về mạng giữa các máy chủ web, máy chủ ứng dụng và cơ sở dữ liệu của bạn.
  • Tạo các kết nối lai: Xây dựng và quản lý mạng lưới VPC tương thích cho các dịch vụ AWS và tài nguyên tại chỗ của bạn.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon VPC
Các doanh nghiệp ứng dụng Amazon VPC như Tableau, Atlassian, Samsung Heavy Industries, v.v.

Amazon Lightsail

Amazon Lightsail là dịch vụ được AWS thiết kế để đơn giản hóa việc triển khai và quản lý các ứng dụng và trang web trong môi trường đám mây bằng cách cung cấp bộ chứa, dung lượng lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phiên bản, v.v của máy chủ riêng ảo dễ sử dụng với mức giá hàng tháng tiết kiệm.

Ứng dụng của Amazon Lightsail:

  • Khởi chạy ứng dụng web đơn giản: Sử dụng các ngăn xếp phát triển được cấu hình sẵn như LAMP, Nginx, MEAN và Node.js để nhanh chóng và dễ dàng truy cập trực tuyến.
  • Tạo trang web tùy chỉnh: Xây dựng và cá nhân hóa trang web cá nhân, thương mại điện tử hoặc blog của bạn chỉ trong vài cú nhấp với các ứng dụng được cấu hình sẵn như WordPress, Magento, Prestashop và Joomla.
  • Xây dựng các ứng dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ: Khởi chạy phần mềm kinh doanh của mình như lưu trữ và chia sẻ tệp, sao lưu, phần mềm tài chính và kế toán, v.v.
  • Thiết lập môi trường kiểm thử: Dễ dàng tạo, xóa sandbox phát triển và môi trường kiểm thử để bạn có thể thử nghiệm các ý tưởng mới mà không gặp rủi ro.
AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-Amazon Lightsail
Doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon Lightsail là Gourmeat, Bugout.dev, Diversa Tecnologia, AcCentric Solutions, v.v.

Amazon SageMaker

Amazon SageMaker là dịch vụ dành cho việc xây dựng, đào tạo và triển khai các mô hình máy học cho bất kỳ trường hợp sử dụng nào với cơ sở hạ tầng, công cụ và quy trình công việc được quản lý đầy đủ.

Ứng dụng của Amazon SageMaker chính là phát triển các ứng dụng máy học thực tế, trong đó có đề xuất sản phẩm, cá nhân hóa, mua sắm thông minh, robot và các thiết bị hỗ trợ bằng giọng nói.

AWS là gì Top Lợi ích & Dịch vụ Nổi Bật Của Amazon Web Services-AWS Lambda
Các doanh nghiệp đang ứng dụng Amazon SageMaker là Lenovo, Hyundai, Roche, AstraZeneca, v.v.

Trong hơn 16 năm kể từ khi được thành lập đến nay, AWS đã cung cấp dịch vụ đám mây cho hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới với kinh nghiệm vận hành trên quy mô toàn cầu. Trong tương lai gần, AWS có thể vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu của mình trên thị trường hơn 60 tỷ USD này với biên độ thị phần 32-34%.

Để tìm hiểu sâu hơn về AWS cũng như cách triển khai AWS cho doanh nghiệp, liên hệ SECOMM hoặc gọi Hotline (02871089908) để được tư vấn miễn phí. 

Xem tiếp
Top 5 phần mềm POS tốt nhất cho doanh nghiệp SMEs 2023
TOP 5 PHẦN MỀM POS TỐT NHẤT CHO DOANH NGHIỆP SMEs
01/06/2023
12,929
2
0
1

POS là hệ thống được sử dụng trong các doanh nghiệp để xử lý giao dịch bán hàng, theo dõi hàng tồn kho, quản lý khách hàng, báo cáo doanh thu và phân tích kinh doanh, v.v. Nhờ vận dụng POS mà các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs sẽ có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh và tiết kiệm thời gian quản lý doanh nghiệp.

Trong bài viết này SECOMM sẽ so sánh 5 phần mềm POS phổ biến nhất hiện nay được các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều như Clover, KORONA POS, KiotViet và POS365.

Clover

Clover là phần mềm POS được phát triển bởi công ty Clover Network Inc nhằm cung cấp giải pháp tích hợp việc quản lý bán hàng và thanh toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Clover cung cấp giải pháp POS cho nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm nhà hàng, dịch vụ, bán lẻ, v.v. Trong đó, chi phí để triển khai POS cho doanh nghiệp SMEs bán lẻ sẽ có 3 gói chính:

  • Starter: $799 + $14.95/tháng (Gói trả một lần) hoặc $60/tháng (Gói trả hàng tháng) – Cung cấp máy POS để bàn 8″.
  • Standard: $1,799 + $49.95/tháng (Gói trả một lần) hoặc $135/tháng (Gói trả hàng tháng) – Cung cấp máy POS để bàn 14″.
  • Advanced: $2,398 + $64.90/tháng (Gói trả một lần) hoặc $185/tháng (Gói trả hàng tháng) – Cung cấp máy POS để bàn 14″ và POS di động.
Top 5 phần mềm POS tốt nhất cho doanh nghiệp SMEs 2023 - Clover
Phần mềm POS Clover

Ưu điểm

Dễ sử dụng: Giao diện Clover trực quan, khá thân thiện với người dùng, dễ dàng thao tác trên màn hình cảm ứng và truy cập vào các chức năng của hệ thống.

Khả năng tùy chỉnh: Cho phép người dùng tùy chỉnh giao diện và cài đặt hệ thống theo nhu cầu riêng, chẳng hạn như thay đổi bố cục màn hình, tùy chỉnh nút chức năng và thiết lập các tùy chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh.

Hỗ trợ offline: Clover có khả năng hoạt động offline, rất hữu ích khi có sự cố kết nối internet. Dữ liệu giao dịch sẽ được lưu trữ và đồng bộ hóa tự động khi kết nối trở lại, đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục bán hàng mà không bị gián đoạn.

Nhược điểm

Giá ban đầu cao: Clover có chi phí ban đầu cao hơn so với các giải pháp POS khác, đặc biệt với doanh nghiệp lựa chọn thanh toán trọn gói. Đây có thể là rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ với nguồn tài chính hạn chế.

Hạn chế định dạng hóa đơn: Clover có một số hạn chế về định dạng và tùy chỉnh hóa đơn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp có yêu cầu đặc biệt về định dạng và nội dung hóa đơn, chẳng hạn như bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt của ngành rượu, sưu tầm tem trên hóa đơn như ngành bách hóa, v.v.

Phụ thuộc vào hệ sinh thái Clover: Clover POS chỉ hoạt động tốt trong hệ sinh thái Clover và không dễ để đồng bộ hệ thống quản trị khác như CRM, ERP, v.v từ thương hiệu khác.

KORONA POS

KORONA POS là hệ thống bán hàng được phát triển bởi công ty KORONA được thiết kế để hỗ trợ quản lý bán hàng, thanh toán và quản lý kho hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, KORONA POS đang cung cấp nhiều gói giải pháp khác nhau cho doanh nghiệp lựa chọn:

  • Core: $59/tháng – Doanh nghiệp nhỏ, cá nhân cần quản lý một cửa hàng
  • Advanced: $69/tháng – Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quản lý một cửa hàng và theo dõi tồn kho
  • Plus: $89/tháng – Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quản lý đa cửa hàng và theo dõi tồn kho
  • Enterprise: Báo giá – Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tùy chỉnh chức năng theo yêu cầu
Top 5 phần mềm POS tốt nhất cho doanh nghiệp SMEs 2023 - Korona pos
Phần mềm POS Korona POS

Ưu điểm

Giao diện người dùng trực quan: Giao diện người dùng của KORONA POS được thiết kế đơn giản và trực quan, dễ sử dụng ngay cả cho nhân viên không có kinh nghiệm trong việc sử dụng hệ thống POS.

Cập nhật và nâng cấp thường xuyên: KORONA POS cung cấp các bản cập nhật và nâng cấp thường xuyên để cải thiện tính năng và khắc phục các lỗi mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày.

Hỗ trợ đa nền tảng: KORONA POS có thể hoạt động trên nhiều nền tảng, bao gồm desktop, laptop, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Điều này cho phép nhân viên bán hàng thực hiện giao dịch và quản lý bán hàng từ bất kỳ địa điểm nào.

Nhược điểm

Phụ thuộc vào kết nối Internet: KORONA POS yêu cầu kết nối Internet liên tục để hoạt động. Nếu mất kết nối mạng thì việc giao dịch và quản lý có thể bị gián đoạn hoặc không thể thực hiện được.

Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp: Khi sử dụng KORONA POS, doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp để duy trì và nâng cấp hệ thống. Nếu nhà cung cấp gặp vấn đề hoặc không cung cấp dịch vụ đúng yêu cầu, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khó khăn trong việc chuyển đổi hệ thống POS: Nếu doanh nghiệp đã sử dụng một hệ thống POS khác và muốn chuyển đổi sang KORONA POS, việc chuyển đổi có thể gặp khó khăn và đòi hỏi thời gian, công sức và nguồn lực để chuyển đổi tất cả dữ liệu.

KiotViet

KiotViet là một hệ thống quản lý bán hàng và quản lý doanh nghiệp dành cho các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng. KiotViet cung cấp một loạt các tính năng và công cụ quản lý bán hàng, bao gồm tính toán và xử lý thanh toán, quản lý hàng hóa, quản lý khách hàng quản lý đơn đặt hàng, giao nhận, báo cáo và phân tích kinh doanh, v.v.

Kiot có 3 giải pháp để triển khai hệ thống POS:

  • Gói hỗ trợ: 200.000 VND/cửa hàng/tháng – Dành cho những mô hình kinh doanh nhỏ, cho người bắt đầu kinh doanh hoặc bán hàng online.
  • Gói chuyên nghiệp: 270.000 VND/cửa hàng/tháng – Dành cho những mô hình kinh doanh chuyên nghiệp.
  • Gói cao cấp: 370.000 VND/cửa hàng/tháng – Dành cho những mô hình kinh doanh có nhiều kênh bán hàng hoặc có nhiều nhân viên.
Top 5 phần mềm POS tốt nhất cho doanh nghiệp SMEs 2023 - KiotViet
Phần mềm POS KiotViet

Ưu điểm

Dễ sử dụng: KiotViet có giao diện người dùng thân thiện và có hỗ trợ cho người Việt nên không đòi hỏi kiến thức kỹ thuật sâu để triển khai và sử dụng.

Tích hợp linh hoạt: KiotViet có khả năng tích hợp với nhiều loại máy in, máy quét mã vạch, thiết bị thanh toán và các ứng dụng khác như các hệ thống quản lý kho, quản lý nhân sự và hệ thống tài chính giúp tạo ra một hệ thống POS toàn diện cho việc quản lý doanh nghiệp.

Quản lý hàng hóa hiệu quả: KiotViet cho phép quản lý tồn kho, cập nhật thông tin sản phẩm và danh mục hàng hóa một cách dễ dàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể kiểm soát số lượng hàng tồn kho, theo dõi xuất nhập kho và đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đúng lúc.

Nhược điểm

Phí sử dụng: KiotViet yêu cầu phí sử dụng hàng tháng hoặc hàng năm, đây là một khía cạnh không thuận lợi đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập có nguồn vốn hạn chế.

Tùy chỉnh hạn chế: Mặc dù KiotViet cung cấp một số tính năng tùy chỉnh, nhưng khả năng tùy chỉnh chuyên sâu hơn để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp có thể bị hạn chế.

Giới hạn tính năng cho các ngành hàng đặc thù: KiotViet tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp bán lẻ và nhà hàng, điều này có nghĩa là một số tính năng hoặc quy trình quản lý có thể không phù hợp hoặc hạn chế đối với các ngành hàng đặc thù khác như điện, thú cưng, nông sản, v.v.

VNPAY-POS

VNPAY-POS là giải pháp “All-in-one” do VNPAY phát triển tích hợp nhiều tính năng trên 1 thiết bị, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động quản lý bán hàng và thanh toán của doanh nghiệp. 

VNPAY hiện đang áp dụng 2 chính sách cho doanh nghiệp/ đơn vị kinh doanh sử dụng VNPAY-POS:

  • Miễn phí sử dụng dịch vụ cho doanh nghiệp/ đơn vị kinh doanh phí thanh toán > 275.000 VND/tháng. Nếu phí thanh toán nhỏ hơn chỉ cần trả mức 275.000 VND/tháng/máy. 
  • Thuê thiết bị chỉ với mức giá 165.000 VND/tháng. Nếu doanh số thanh toán > 30.000.000 VND/tháng/máy thì doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sẽ được miễn phí thuê máy.
Top 5 phần mềm POS tốt nhất cho doanh nghiệp SMEs 2023 - VNPAY-POS
Phần mềm POS VNPAY-POS

Ưu điểm

Đa dạng phương thức thanh toán: VNPAY-POS cho phép các doanh nghiệp và cá nhân tiếp nhận thanh toán từ khách hàng thông qua các phương thức thanh toán điện tử như ví điện tử, thẻ ngân hàng, QR code và chuyển khoản ngân hàng.

Chính sách ưu đãi và hỗ trợ hấp dẫn: Ngoài các chức năng cơ bản, giải pháp cung cấp nhiều tính năng nâng cao như hỗ trợ chuyển đổi trả góp 0%, bán chéo dịch vụ, hỗ trợ làm thủ tục đăng ký 24/7 nhanh gọn và chuyên nghiệp.

Tối ưu bán hàng và quản lý kinh doanh: Một thiết bị SmartPOS của VNPAY ngoài thanh toán có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau như menu điện tử, chọn hàng, lên đơn, đặt hàng, in hóa đơn và quản lý bán hàng, kết xuất dữ liệu, v.v giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho doanh nghiệp.

Nhược điểm

Phí sử dụng tăng theo thời gian: VNPAY POS có thể yêu cầu một khoản phí sử dụng hàng tháng hoặc phí giao dịch cho các giao dịch thanh toán. Điều này có thể tạo áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế.

Giới hạn tính năng: So với một số hệ thống POS khác, VNPAY-POS có giới hạn tính năng, đặc biệt là trong việc tùy chỉnh các nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp. 

Tương thích phần cứng: VNPAY-POS có yêu cầu cụ thể về phần cứng để sử dụng, bao gồm máy tính bảng hoặc thiết bị di động mà VNPAY có hỗ trợ. Điều này có thể tạo ra một ngưỡng đầu tư ban đầu cho việc sử dụng VNPAY-POS.

POS365

POS365 là hệ thống POS đám mây được phát triển bởi công ty Cổ phần Công nghệ 365 (365 Technology Corporation). POS365 cung cấp một giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp bán lẻ, nhà hàng, quán cafe và các ngành công nghiệp liên quan.

Hiện nay, POS365 đang cung cấp 3 gói giải pháp cho doanh nghiệp:

  • Gói cơ bản: 1.650.000đ/12 tháng – Dành cho doanh nghiệp cần trải nghiệm sản phẩm
  • Gói phổ biến: 3.300.000đ/2 năm tặng 1 năm – Dành cho doanh nghiệp SMEs
  • Gói trọn đời: 6.600.000đ/vĩnh viễn – Dành cho doanh nghiệp đã quen với POS365
Top 5 phần mềm POS tốt nhất cho doanh nghiệp SMEs 2023 - POS365
Phần mềm POS POS365

Ưu điểm

Thân thiện với doanh nghiệp Việt Nam: Giao diện hiện đại, dễ dàng thao tác, mọi tính năng được thiết kế phù hợp với văn hóa của người Việt.

Tính năng đa dạng: POS365 cung cấp nhiều tính năng quản lý bán hàng và kinh doanh, bao gồm quản lý hàng hóa, đặt hàng, quản lý kho, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên và báo cáo kinh doanh. 

Quản lý đa chi nhánh: POS365 cho phép quản lý nhiều chi nhánh và điểm bán hàng từ một hệ thống duy nhất, giúp doanh nghiệp mở rộng và quản lý quy mô kinh doanh một cách dễ dàng và hiệu quả.

Nhược điểm

Tính tùy chỉnh giới hạn: POS365 có một số giới hạn trong việc tùy chỉnh và điều chỉnh theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp có nhu cầu đặc biệt hoặc muốn tùy chỉnh theo cách riêng.

Phụ thuộc vào kết nối internet: POS365 yêu cầu kết nối internet ổn định để hoạt động. Nếu kết nối internet gặp sự cố, việc tiếp nhận thanh toán và quản lý doanh nghiệp có thể bị gián đoạn.

Bảo mật không cao: Vì POS365 là một hệ thống trực tuyến, có nguy cơ cao bị tấn công hoặc thất thoát dữ liệu nên doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp bảo mật phù hợp để bảo vệ thông tin khách hàng và dữ liệu kinh doanh.

Xem thêm: Top 5 phần mềm POS tốt nhất cho doanh nghiệp lớn năm 2023

Trên đây là sơ lược về 5 phần mềm POS đang rất được nhiều doanh nghiệp SMEs sử dụng nhằm thúc đẩy sự hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để lựa chọn được hệ thống POS phù hợp nhất.

Xem tiếp
Top 5 phần mềm POS tốt nhất năm 2023 cho doanh nghiệp lớn
TOP 5 PHẦN MỀM POS TỐT NHẤT CHO DOANH NGHIỆP LỚN
01/06/2023
12,337
2
0
1

Tương tự như việc tìm kiếm nền tảng thương mại điện tử phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp thì việc tìm kiếm hệ thống POS cũng khó khăn tương ứng, đặc biệt là các tập đoàn lớn. 

Trong bài viết này SECOMM sẽ chia sẻ về 5 phần mềm POS phổ biến nhất hiện nay được các tập đoàn lớn ưa chuộng như Square, Lightspeed Retail, LS Retail, Heartland Retail và Shopify POS. 

Square Point of Sale

Square POS là hệ thống POS được phát triển bởi Square và được nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp lớn quốc tế ưa chuộng vì hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, Square sẽ tính phí trên mỗi giao dịch được thực hiện trên POS là 2,6% và 10 cent cho mỗi lần chạm, nhúng hoặc vuốt, riêng mô hình thanh toán “Mua trước, trả sau” là 6% và 30 cent. Ngoài ra, Square có gói POS tùy chỉnh cho doanh nghiệp có doanh thu từ 250 nghìn USD.

Phân loại: Hệ thống POS trên máy tính bảng, hệ thống POS di động và hệ thống POS đám mây.

Top 5 phần mềm POS tốt nhất năm 2023 cho doanh nghiệp lớn - Square
Phần mềm POS Square

Ưu điểm

Miễn phí: Phần mềm Square hoàn toàn miễn phí khi sử dụng, không tính phí thiết lập hoặc phí hàng tháng (license).

Dễ sử dụng: Square có giao diện người dùng đơn giản và trực quan, giúp người dùng dễ dàng làm quen và sử dụng hệ thống một cách nhanh chóng.

Khả năng linh hoạt: Square cho phép doanh nghiệp thực hiện giao dịch bán hàng từ bất kỳ đâu, bằng cách sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận và phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Nhược điểm

Chi phí tăng theo mỗi giao dịch: Square sẽ tính phí giao dịch (2,6% + 10 cent) trên mỗi thanh toán được thực hiện. Mặc dù có một cấu trúc phí tương đối cạnh tranh nhưng nếu doanh nghiệp có doanh số bán hàng lớn thì các khoản phí này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Tính tương thích phần cứng kém: Hệ thống POS thường tương thích với các thiết bị phần cứng được cung cấp bởi Square, điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị phần cứng từ nhà cung cấp khác hoặc tích hợp với các hệ thống POS hiện có của thương hiệu.

Tính năng hạn chế: Square có một số hạn chế về tính năng so với các hệ thống POS khác như quản lý đa cửa hàng, tích hợp thẻ thành viên hoặc tích hợp với các phần mềm quản lý doanh nghiệp khác có thể bị hạn chế.

Lightspeed Retail

Lightspeed Retail là một dịch vụ POS được thiết kế đặc biệt cho các doanh nghiệp thuộc đa ngành nghề. Lightspeed Retail được đánh giá cao bởi tính năng đa dạng, khả năng tùy chỉnh cao và khả năng tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ khác.

Phân loại: Hệ thống POS trên máy tính bảng, hệ thống POS di động và hệ thống POS đám mây.

Top 5 phần mềm POS tốt nhất năm 2023 cho doanh nghiệp lớn - Lightspeed retail
Phần mềm POS Lightspeed Retail

Ưu điểm

Đa lĩnh vực: Lightspeed Retail được thiết kế để phục vụ cho nhiều ngành nghề khác nhau như bán lẻ, nhà hàng, quán cà phê, spa, salon, v.v giúp Lightspeed trở thành một giải pháp đa dụng cho nhiều lĩnh vực.

Khả năng tích hợp và mở rộng: Lightspeed có thể tích hợp với nhiều ứng dụng và dịch vụ khác như hệ thống quản lý kho, hệ thống đặt hàng trực tuyến, tích hợp với các kênh bán hàng trực tuyến và nhiều hơn nữa. Điều này cho phép doanh nghiệp mở rộng khả năng và tùy chỉnh hệ thống theo nhu cầu cụ thể.

Hỗ trợ khách hàng: Lightspeed được đánh giá cao về hỗ trợ khách hàng, với các tùy chọn hỗ trợ qua điện thoại, email và trực tuyến. Đội ngũ hỗ trợ thân thiện và được đào tạo một cách chuyên nghiệp để giải quyết các vấn đề.

Nhược điểm

Chi phí cao: Lightspeed có chi phí khá cao so với một số giải pháp POS khác trên thị trường.

Độ phức tạp trong thiết lập ban đầu: Cài đặt và cấu hình Lightspeed có thể phức tạp đối với người dùng không có kinh nghiệm về công nghệ. Việc cài đặt phải được thực hiện một cách đúng đắn với cấu hình phù hợp để đảm bảo sự hoạt động ổn định.

Đòi hỏi kết nối Internet ổn định: Lightspeed là hệ thống POS trực tuyến nên sẽ yêu cầu một kết nối Internet ổn định để hoạt động tốt. Nếu kết nối Internet bị gián đoạn hoặc không ổn định, có thể gây trục trặc trong việc xử lý giao dịch và truy cập vào hệ thống.

LS Retail

LS Retail là nhà cung cấp phần mềm POS và ERP hàng đầu dựa trên nền tảng Microsoft Dynamics, được thiết kế đặc biệt để quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh cho ngành bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, nhà thuốc và trạm xăng.

LS Retail đang cung cấp 3 gói giải pháp cho doanh nghiệp lựa chọn:

  • LS Express: $99/tháng – Giải pháp dành cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ 
  • LS Central: Giải pháp dành cho doanh nghiệp cần hệ thống trọn gói POS và ERP (Chi phí phát triển sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của dự án)
  • LS First: Giải pháp được thiết kế cho các tập đoàn lớn, đặc biệt là các nhà hàng (Chi phí phát triển sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của dự án)

Phân loại: Hệ thống POS trên máy tính bảng, hệ thống POS di động và hệ thống POS đám mây.

Top 5 phần mềm POS tốt nhất năm 2023 cho doanh nghiệp lớn - LS retail
Phần mềm POS LS Retail

Ưu điểm

Quản lý toàn diện: LS Retail cung cấp giải pháp POS và ERP cùng nhau sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đồng bộ toàn bộ dữ liệu kinh doanh và quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn giữa 2 hệ thống này.

Đa kênh bán hàng: LS Retail hỗ trợ đa dạng kênh bán hàng bao gồm cửa hàng truyền thống, website thương mại điện tử và kiot bán hàng di động, việc này giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh và tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Quản lý kho hàng hiệu quả: LS Retail cung cấp thuật toán quản lý tồn kho trong thời gian thực giúp doanh nghiệp kiểm soát tồn kho, định vị hàng hóa và tối ưu hóa việc đặt hàng, giúp giảm thiểu thiếu hàng và lưu kho dư thừa.

Nhược điểm

Chi phí cao: Vì LS Retail là một giải pháp toàn diện POS và ERP nên chi phí sở hữu và duy trì có thể khá cao đối với các doanh nghiệp.

Đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật: Sử dụng LS Retail đòi hỏi nhân viên của doanh nghiệp cần kiến thức chuyên môn và được đào tạo đặc biệt.

Sự phụ thuộc vào Microsoft Dynamics: LS Retail dựa trên nền tảng Microsoft Dynamics nên việc triển khai và cải tiến của hệ thống LS Retail sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của Microsoft Dynamics, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các bản vá lỗi và cập nhật mới nhất.

Heartland Retail

Heartland Retail là nền tảng quản lý bán hàng POS trên điện toán đám mây được thiết kế chuyên biệt cho các nhà bán lẻ.

Hiện nay, Heartland đang tính phí là $89/tháng/điểm bán cho phần mềm POS. Ngoài ra, nền tảng này còn cung cấp dịch vụ tính lương với mức phí là $89/tháng cho 1-5 nhân viên, dịch vụ thanh toán với chi phí sử dụng là 2.6% cho mỗi giao dịch thành công và 10 cent cho mỗi lần chạm, nhúng hoặc vuốt.

Phân loại: Hệ thống POS đám mây.

Top 5 phần mềm POS tốt nhất năm 2023 cho doanh nghiệp lớn - Heartland retail
Phần mềm POS Heartland Retail

Ưu điểm

Giao diện người dùng thân thiện: Heartland Retail được thiết kế với giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng. Nhân viên bán hàng có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa các chức năng, xử lý thanh toán và tương tác với khách hàng một cách dễ dàng.

Báo cáo và phân tích thông minh: Heartland Retail cung cấp các công cụ phân tích và báo cáo thông minh giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh và xu hướng tiêu dùng. 

Tích hợp với hệ thống phụ trợ: Heartland Retail có khả năng tích hợp với các hệ thống phụ trợ khác như hệ thống kế toán, quản lý nhân sự và quản lý khách hàng (CRM), v.v giúp tạo ra một hệ thống thông tin toàn diện và giúp các bộ phận trong doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn.

Nhược điểm

Hỗ trợ khách hàng không hiệu quả: Nhiều phản hồi từ khách hàng rằng có hạn chế trong việc hỗ trợ khách hàng và thời gian phản hồi từ nhóm hỗ trợ của Heartland Retail khi các câu trả lời/giải pháp không bao giờ được đồng nhất với nhau. Điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhanh chóng hoặc có yêu cầu đặc biệt.

Hạn chế về quản lý đa cửa hàng: Heartland Retail không cung cấp các tính năng quản lý đa cửa hàng mạnh mẽ và linh hoạt cho các công ty nằm ngoài thị trường Mỹ – trụ sở chính và duy nhất của Heartland Retail. 

Giới hạn về tính năng mới và cập nhật: Heartland Retail không cung cấp các tính năng mới và bản cập nhật mới thường xuyên như các hệ thống POS khác, điều này có thể làm hạn chế khả năng sử dụng các công nghệ và xu hướng mới nhất trong lĩnh vực.

Shopify POS

Shopify POS là hệ thống POS được phát triển bởi Shopify cho các doanh nghiệp đang sử dụng nền tảng này và có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí để sử dụng Shopify POS là $89/tháng/địa điểm, nếu doanh nghiệp đăng ký cả năm thì chi phí sẽ là $79/tháng/địa điểm.

Ưu điểm

Dễ sử dụng: Giao diện admin của Shopify POS được thiết kế đơn giản, thân thiện và dễ sử dụng nên nhân viên của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng làm quen và tiết kiệm thời gian đào tạo và giảm thiểu lỗi nhập dữ liệu.

Tích hợp hoàn chỉnh với nền tảng Shopify: Shopify POS tích hợp mượt mà với website thương mại điện tử được xây dựng bằng Shopify, giúp doanh nghiệp quản lý cửa hàng vật lý và cửa hàng trực tuyến từ cùng một nền tảng, tiết kiệm thời gian và nhân 

Cung cấp khả năng tùy chỉnh: Shopify POS cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh giao diện, tem nhãn hàng hóa và hóa đơn, tạo trang giới thiệu thương hiệu cho cửa hàng truyền thống, v.v.

Phân loại: Hệ thống POS trên máy tính bảng, hệ thống POS di động và hệ thống POS đám mây.

Nhược điểm

Chỉ có thể hỗ trợ trên Shopify: Do đây là phần mềm được Shopify xây dựng nên chỉ có thể tích hợp với nền tảng này.

Độ phức tạp khi có nhiều cửa hàng: Dù Shopify POS cho phép quản lý nhiều cửa hàng nhưng việc quản lý và cấu hình các cửa hàng khác nhau có thể trở nên phức tạp khi số lượng cửa hàng tăng lên. Doanh nghiệp nên dành nhiều thời gian để quản lý cẩn thận, duy trì và cập nhật thông tin cho từng cửa hàng.

Phí giao dịch cao: Khi sử dụng Shopify POS doanh nghiệp phải trả phí giao dịch  (từ 2.4% – 2.6%) cho mỗi giao dịch thanh toán. Các phí này có thể tăng lên nếu doanh nghiệp có số lượng giao dịch lớn.

Xem thêm: Top 5 phần mềm POS tốt nhất cho doanh nghiệp SMEs 2023

Trên đây là so sánh sơ lược về 5 phần mềm POS đang rất được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng nhằm thúc đẩy sự hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để lựa chọn được hệ thống POS phù hợp nhất.

Xem tiếp
POS là gì Lợi ích khi triển khai hệ thống bán hàng POS
POS LÀ GÌ? LỢI ÍCH KHI TRIỂN KHAI HỆ THỐNG BÁN HÀNG POS
31/05/2023
25,687
2
0
1

Hệ thống quản lý bán hàng (POS) là một trong những hệ thống quản trị quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, bao gồm doanh nghiệp kinh doanh online, offline hoặc O2O (online to offline). 

POS là gì?

POS (Point of Sale – Điểm bán hàng) là phần mềm quản lý bán hàng giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được tất cả hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả ở mọi nơi mọi lúc.

POS là gì
POS là gì?

 

Cụ thể, POS là một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm phần cứng và phần mềm, hoặc chỉ đơn giản là một thiết bị điểm bán hàng như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy in hóa đơn, v.v. Nhờ vào khả năng quản lý chặt chẽ, POS giúp doanh nghiệp quản lý và xử lý các giao dịch bán hàng, tính tiền, in hóa đơn, quản lý kho hàng, quản lý khách hàng và cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đến doanh số bán hàng.

Phân loại hệ thống quản lý bán hàng POS

Có bốn loại hệ thống POS chính mà các doanh nghiệp thường sử dụng ngày nay là hệ thống POS truyền thống, hệ thống POS dựa trên máy tính bảng, hệ thống POS di động và hệ thống POS đám mây. 

POS là gì Lợi ích khi triển khai hệ thống bán hàng POS-Phân loại hệ thống quản lý bán hàng POS
Phân loại hệ thống quản lý bán hàng POS

Hệ thống POS truyền thống

Hệ thống POS truyền thống  (Legacy POS system) còn được gọi là POS tại chỗ là hệ thống POS sử dụng phần cứng, phần mềm truyền thống để xử lý giao dịch bán hàng và quản lý dữ liệu cục bộ. Điều này có nghĩa là tất cả các giao dịch và thông tin đều được lưu trữ tại một thiết bị duy nhất và doanh nghiệp chỉ có thể truy cập dữ liệu từ thiết bị đó. 

Chính vì vậy nên hệ thống POS truyền thống thường phải được cài đặt và cấu hình tại từng điểm bán hàng riêng lẻ và thường không thể truy cập từ xa, khiến quá trình tích hợp vào hệ thống thương mại điện tử trở nên chậm và lâu.

Ví dụ: Một số hệ thống POS truyền thống như Aloha, Oracle MICROS, Squirrel Systems, v.v.

Hệ thống POS trên máy tính bảng

Hệ thống POS trên máy tính bảng (Tablet-based POS system) là hệ thống POS sử dụng máy tính bảng làm thiết bị chính để xử lý giao dịch bán hàng thay vì sử dụng máy tính truyền thống hoặc thiết bị POS độc lập. 

Bởi vì hệ thống POS này chạy trên phần cứng mà nhiều người đã quen thuộc nên việc tích hợp hệ thống thương mại điện tử và đào tạo nhân sự dễ dàng hơn so với hệ thống POS truyền thống.

Ví dụ: Các hệ thống POS trên máy tính bảng phổ biến bao gồm Lightspeed POS, Square, Shopify POS, v.v.

Hệ thống POS di động 

Hệ thống POS di động (Mobile POS system) là một dạng POS sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc thiết bị đeo tay để xử lý giao dịch bán hàng. Điều này cho phép nhân viên bán hàng di chuyển xung quanh cửa hàng hoặc thực hiện giao dịch trực tiếp tại nơi khách hàng đang đứng.

Việc này sẽ giúp các nhân viên bán hàng có thể tra cứu sản phẩm và hồ sơ khách hàng từ hệ thống POS di động để kiểm tra hàng tồn kho và đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa cho khách hàng. Tương tự như hệ thống POS trên máy tính bảng, việc tích hợp và đào tạo nhân sự để sử dụng hệ thống POS di động cũng tương đối dễ dàng.

Ví dụ: Lightspeed POS, Clover, Square, v.v là một số hệ thống POS di động được sử dụng phổ biến nhất.

Hệ thống POS đám mây 

Hệ thống POS đám mây (Cloud-based POS system) là một hình thức POS sử dụng công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ và xử lý dữ liệu bán hàng. Thay vì lưu trữ dữ liệu trên máy tính hoặc máy chủ nội bộ, hệ thống POS đám mây sử dụng mô hình trực tuyến để quản lý và truy cập dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. 

Hầu hết các hệ thống POS hiện nay đều dựa trên đám mây vì mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng truy cập từ xa, linh hoạt, dễ dàng tích hợp và mở rộng. Nó cho phép các doanh nghiệp quản lý nhiều điểm bán hàng từ một nền tảng duy nhất và cung cấp dữ liệu và thông tin tức thì để hỗ trợ quyết định kinh doanh. Đồng thời, hệ thống POS đám mây giảm bớt tài nguyên về phần cứng, chi phí cài đặt so với các hệ thống POS khác.

Ví dụ: Lightspeed POS, Square, Clover, v.v là những hệ thống POS đám mây tốt nhất dành cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Top 5 phần mềm POS tốt nhất cho doanh nghiệp lớn 2023

Lợi ích khi sử dụng phần mềm POS

Lợi ích khi triển khai hệ thống bán hàng POS
Lợi ích khi triển khai hệ thống bán hàng POS

Tinh gọn quy trình bán hàng

Hệ thống POS giúp đơn giản hóa và tự động hóa quy trình bán hàng, giúp giao dịch diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể tiến hành thanh toán, tính tổng số tiền một cách chính xác và tạo ra hóa đơn/biên lai chỉ trong vài giây.

Cải thiện quản lý hàng tồn kho tốt hơn

Hệ thống POS cho phép doanh nghiệp theo dõi và quản lý hàng tồn kho trong thời gian thực bằng cách nhận thông báo khi hàng hóa sắp hết và tự động tái đặt hàng. Điều này giúp tránh tình trạng hết hàng hoặc hàng tồn quá nhiều, giúp tối ưu hóa mức tồn kho và giảm chi phí lưu trữ.

Báo cáo doanh thu chính xác

Hệ thống POS cung cấp khả năng phân tích và báo cáo doanh thu chi tiết, giúp doanh nghiệp theo dõi được hiệu suất kinh doanh, xu hướng tiêu dùng, xác định sản phẩm được yêu thích, v.v. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để hoạch định lại chiến lược kinh doanh trong tương lai.

Quản lý nhân sự hiệu quả hơn

Hệ thống POS có thể dễ dàng theo dõi doanh số bán hàng của mỗi nhân viên, số giờ làm việc và chỉ số hiệu suất. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ có được dữ liệu chính xác nhất để tính % hoa hồng cho mỗi nhân viên, đơn giản hóa quá trình xử lý bảng lương và cho phép doanh nghiệp xác định được những nhân viên có hiệu suất cao hoặc những nhân sự cần đào tạo thêm.

Nhìn chung, POS là một phần mềm quản trị quan trọng trong hệ thống kinh doanh. Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ càng về các loại hệ thống POS để lựa chọn được phần mềm quản lý kinh doanh tốt nhất và phù hợp nhất với mô hình, chiến lược của công ty.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi Hotline (02871089908) để được tư vấn và triển khai hệ thống POS.

Xem tiếp
Odoo Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Phần Mềm Odoo
ODOO LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM ODOO
25/05/2023
13,440
2
0
1

Hiện nay, các phần mềm ERP đóng vai trò quan trọng đối với quá trình quản lý và vận hành hiệu quả hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, Odoo ERP là phần mềm quản lý được thiết lập sẵn để doanh nghiệp dễ dàng tải về và sử dụng với nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như quản lý bán hàng, marketing, tồn kho, chăm sóc khách hàng, v.v.

Bài viết dưới đây tập trung làm rõ khái niệm về Odoo ERP và ưu nhược điểm khi doanh nghiệp triển khai Odoo. 

Phần mềm Odoo là gì?

Odoo hay Odoo ERP, trước đây gọi là OpenERP là một phần mềm quản lý kinh doanh mã nguồn mở (open-source) được tích hợp đầy đủ và có thể tùy chỉnh, chuyên cung cấp giải pháp toàn diện để quản lý các khía cạnh khác nhau đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại điện tử

Odoo Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Phần Mềm Odoo-Phần mềm Odoo là gì
Phần mềm Odoo là gì?

Một số giải pháp phải kể đến là quản lý bán hàng, marketing, quản lý khách hàng, quản lý dự án, sản xuất, quản lý tồn kho, kế toán, quản lý nguồn nhân lực, quản lý dịch vụ khách hàng và nhiều ứng dụng khác. 

Do đó, Odoo có thể đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh thực tế của doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngân sách trong tất cả các ngành. 

Phiên bản & Ấn bản của phần mềm Odoo

Phiên bản

Phần mềm Odoo có rất nhiều phiên bản khác nhau với phiên bản mới nhất là Odoo 16, riêng Odoo 17 có thể sẽ được phát hành vào cuối năm 2023. 

Đối với phiên bản 16, đội ngũ phát triển thêm nhiều tính năng và công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả hơn đồng thời tập trung cải tiến hàng loạt các tính năng hiện có. Odoo 16 được tự hào là phiên bản nhanh nhất, bắt mắt nhất và trực quan nhất.

Ấn bản

Phần mềm quản lý Odoo còn có 2 ấn bản chính mà mọi doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước khi triển khai. 

Odoo Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Phần Mềm Odoo-Ấn bản
Ấn bản Odoo
  • Odoo Community Edition (Bản miễn phí)

Đây là bản Odoo miễn phí để người dùng tải xuống và sử dụng. Bản Community của Odoo cung cấp nhiều tính năng và mô-đun hỗ trợ hoạt động kinh doanh thiết yếu như quản lý bán hàng, marketing, quản lý khách hàng, quản lý tồn kho, kế toán v.v.

  • Odoo Enterprise Edition (Bản trả phí)

Đây là bản trả phí cao cấp của Odoo và có nhiều phiên bản Odoo Enterprise dành cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Bản Enterprise chuyên cung cấp cho doanh nghiệp các tính năng và mô-đun nâng cao giúp tối ưu hoá quy trình vận hành. Giá của Odoo Enterprise được tính dựa trên 5 yếu tố bao gồm số lượng người dùng, số lượng apps sử dụng, loại hosting, dịch vụ triển khai và tích hợp với hệ thống bên thứ ba.

Ưu điểm của phần mềm Odoo

Odoo Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Phần Mềm Odoo-Ưu điểm của phần mềm Odoo
Ưu điểm của phần mềm Odoo

Dễ sử dụng

Giao diện của Odoo được thiết kế đơn giản và trực quan cùng các mô-đun được sắp xếp hợp lý và khoa học. Vì thế, bất cứ người dùng mới nào khi vừa bắt đầu sử dụng phần mềm đều sẽ không mất quá nhiều thời gian để trở nên thành thạo. 

Kho tính năng và mô-đun toàn diện

Odoo có hệ thống tính năng và mô-đun khổng lồ từ cơ bản đến nâng cao đáp ứng mọi nhu cầu về quản lý và vận hành kinh doanh hiệu quả từ quản lý bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng, kế toán đến quản lý tồn kho, sản xuất. Khi bắt đầu triển khai Odoo, doanh nghiệp có thể sử dụng bản Community (miễn phí) trước, sau đó chuyển sang bản Enterprise (trả phí) nhằm tận dụng hết những tính năng, mô-đun, dịch vụ và cải tiến từ cơ bản đến nâng cao. 

Tích hợp mô-đun 

Trước đây, doanh nghiệp thường lưu trữ thông tin và dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của từng bộ phận, gây khó khăn cho nhu cầu truy cập và trao đổi thông tin giữa các bộ phận. Với Odoo, ngoài việc cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều mô-đun cần thiết để quản lý và vận hành thì còn hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp và lưu trữ dữ liệu của tất cả bộ phận trong một cơ sở dữ liệu duy nhất nhằm quản lý, theo dõi nhanh chóng và thuận tiện hơn. 

Hiển thị đầy đủ thông tin

Bên cạnh lưu trữ và tích hợp thì khả năng hiển thị đầy đủ thông tin cũng là một lợi thế khác của Odoo. Ví dụ, việc hiển thị đầy đủ và chi tiết giúp doanh nghiệp kiểm soát mức độ tồn kho sản phẩm theo ngày hoặc hàng tháng, bao gồm cả các lô hàng trong tương lai chưa được ghi nhận.

Hoặc, doanh nghiệp sẽ kiểm soát tốt hơn vốn lưu động khi biết được công ty đang ở mức độ tồn kho như thế nào. Ngoài ra, sự khả dụng của tất cả thông tin trên một cơ sở dữ liệu thúc đẩy sự cộng tác và hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp. Khi đó, quy trình làm việc sẽ trở nên tốt hơn và doanh nghiệp dễ dàng theo dõi quy trình liên bộ phận hiệu quả.

Cho phép tùy chỉnh

Lợi thế khác của phần mềm Odoo nằm ở khả năng tuỳ chỉnh. Odoo cho phép người dùng tuỳ chỉnh phần mềm theo yêu cầu mà không cần viết lại code. Nhờ giao diện trực quan, dễ sử dụng nên đối với những người dùng không có kỹ năng lập trình cao cũng có thể thực hiện. 

Chi phí hợp lý

So với các ERP khác thì chi phí sử dụng Odoo khá hợp lý. Đối với nhu cầu chỉ sử dụng 1 chức năng, doanh nghiệp không cần trả phí cho Odoo và được sử dụng lâu dài. Tuy nhiên từ 2 chức năng trở lên doanh nghiệp sẽ có 15 ngày dùng thử và sau đó mức phí cũng không quá cao.

Chi phí sẽ tiếp tục tăng nếu doanh nghiệp có nhu cầu tuỳ chỉnh và lập trình thêm các mô-đun phù hợp với định hướng kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ nội bộ để thực hiện thì chi phí phát triển này sẽ được lượt bỏ. Trên thực tế, doanh nghiệp sẽ cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ đơn vị có chuyên môn về Odoo. 

Nhược điểm của phần mềm Odoo

Odoo Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Phần Mềm Odoo-Nhược điểm của phần mềm Odoo
Nhược điểm của phần mềm Odoo

Hạn chế trong hỗ trợ

Do nguồn lực hạn chế nhưng lượng người dùng quá lớn, Odoo không thể cung cấp hỗ trợ khách hàng tốt cho mọi khách hàng. Một số khách hàng đã không hài lòng vì vấn đề của họ không được giải quyết triệt để ngay trong lần hỗ trợ đầu tiên. Bên cạnh đó, chi phí đào tạo Odoo khá đắt nên việc xây dựng một đội ngũ chuyên hỗ trợ Odoo là bất khả thi đối với các doanh nghiệp nhỏ. 

Thiết lập phức tạp

Tương tự như các phần mềm ERP khác hiện nay, Odoo có cấu trúc khiến việc thiết lập trở nên khó khăn đối với những doanh nghiệp mới triển khai lần đầu. Điều này làm mất thời gian và công sức để xử lý các vấn đề liên quan đến thiết lập. 

Tuỳ chỉnh phức tạp

Odoo cung cấp sẵn nhiều chức năng nhưng là một ERP cho mọi mô hình kinh doanh trên toàn thế giới nên để ứng dụng Odoo vào một loại hình kinh doanh hay một quốc gia cụ thể đều cần phải tùy chỉnh.

Odoo cung cấp các tùy chọn tùy chỉnh nhưng đối với nhu cầu tùy chỉnh đặc thù hoặc phức tạp có thể yêu cầu các nhà phát triển có kiến thức và kinh nghiệm về kỹ thuật cao. Điều này có thể phát sinh thêm chi phí tùy chỉnh và bảo trì tổng thể.  

Hiệu suất và khả năng mở rộng

Dù Odoo có thể đáp ứng nhu cầu triển khai của nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau nhưng hiệu suất và khả năng mở rộng của phần mềm này có thể khiến các doanh nghiệp lớn với khối lượng giao dịch cao cần nhắc nhiều. Vì thế các doanh nghiệp nên lên kế hoạch phát triển, xem xét yếu tố mở rộng trước khi lựa chọn để đảm bảo hoạt động hiệu quả. 

Với nhiều năm triển khai thương mại điện tử và tích hợp nhiều hệ thống ERP cho nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, SECOMM thấu hiểu những khó khăn khi doanh nghiệp triển khai hệ thống Odoo ERP 

Liên hệ SECOMM hoặc gọi Hotline (02871089908) ngay để được tư vấn triển khai Odoo. 

Xem tiếp
4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce
4 NỀN TẢNG HÀNG ĐẦU ĐỂ TRIỂN KHAI HEADLESS ECOMMERCE
25/05/2023
13,915
2
0
1

Trong kiến trúc Headless eCommerce, giao diện người dùng (frontend) tách biệt với nơi lưu trữ logic kinh doanh và cơ sở dữ liệu (backend), hoạt động độc lập và giao tiếp với nhau thông qua API (Application Programming Interface). Phần backend của hệ thống thương mại điện tử có thể liên kết với nhiều frontend để mang đến trải nghiệm đa kênh liền mạch cho khách hàng. 

Chính ưu điểm về khả năng đa kênh này (Omnichannel Capabilities) mà ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu triển khai Headless eCommerce để thích ứng với xu hướng thị trường cũng như thu hút lượng lớn khách hàng ở tất cả các kênh tiềm năng hiện nay. 

Dù vậy, từ kế hoạch triển khai đến khi đạt được mục tiêu là một hành trình dài với nhiều bước quan trọng cần doanh nghiệp nỗ lực hoàn thành. Trong số đó là bước lựa chọn nền tảng phù hợp để triển khai Headless eCommerce. Trên thị trường hiện có 4 nền tảng nổi bật: Adobe Commerce, Shopify Plus, BigCommerce Enterprise và Commercetools.

Bài viết sẽ tập trung giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn bằng cách liệt kê các tiêu chí lựa chọn và ưu nhược điểm của từng nền tảng. 

Xem thêm: 5 Lợi Ích Khi Triển Khai Headless eCommerce 

Tiêu chí lựa chọn nền tảng Headless eCommerce

Kiến trúc Headless

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nền tảng được lựa chọn thật sự có hỗ trợ kiến trúc Headless, cho phép việc tách rời giao diện người dùng phía trước (frontend) ra khỏi hệ thống sau (backend). Sự tách biệt này mang lại khả năng đa kênh, giúp doanh nghiệp linh hoạt cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch và nhất quán trên tất cả các kênh (ví dụ: website, thiết bị di động, thiết bị IoT, v.v).

4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce-Kiến trúc Headless
Kiến trúc Headless

Khả năng API

API rất quan trọng nhằm tích hợp với nhiều giao diện người dùng khác nhau. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm đến một nền tảng có khả năng cung cấp các API cho phép tùy chỉnh và trao đổi dữ liệu liền mạch. 

4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce-Kiến trúc Headless
Kiến trúc Headless

Hiệu suất và khả năng mở rộng

Tiếp theo doanh nghiệp cần xem xét đến khả năng mở rộng của một nền tảng, đặc biệt với các doanh nghiệp quy mô lớn, danh mục sản phẩm nhiều và phức tạp hay nhu cầu quản lý tồn kho lớn. Một nền tảng với khả năng mở rộng cao sẽ dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô tuỳ nhu cầu, xử lý tốt lưu lượng truy cập cao và đảm bảo hiệu suất ngay cả trong các dịp mua sắm cao điểm. 

Khả năng tích hợp với bên thứ ba cũng vô cùng quan trọng khi lựa chọn nền tảng. Các công cụ bên thứ ba sẽ phục vụ cho nhu cầu kinh doanh cụ thể và thúc đẩy sự hiệu quả trong thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể ưu tiên nền tảng với khả năng tích hợp và tương thích cao với đa dạng các công cụ và dịch vụ của bên thứ ba. Trong số đó phải kể đến cổng thanh toán, dịch vụ vận chuyển, hệ thống quản lý nội dung (CMS), công cụ phân tích, v.v. 

4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce-Hiệu suất và khả năng mở rộng
4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce-Hiệu suất và khả năng mở rộng

Tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh

Bên cạnh hiệu suất và khả năng mở rộng thì khả năng tùy chỉnh cũng quan trọng không kém đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tìm kiếm nền tảng để triển khai Headless eCommerce. Doanh nghiệp cần đánh giá tính linh hoạt của nền tảng về mặt thiết kế cũng như trải nghiệm người dùng, đảm bảo nền tảng hỗ trợ tùy chỉnh dễ dàng các giao diện frontend theo nhu cầu.

Khả năng bảo mật

Bảo mật là điều quan trọng đối với bất kỳ nền tảng thương mại điện tử nào. Khi lựa chọn, doanh nghiệp cần đảm bảo nền tảng đó tuân thủ các biện pháp bảo mật tiêu chuẩn, chẳng hạn như thanh toán an toàn PCI DSS, mã hoá SSL, v.v

Phân tích và báo cáo

Các dữ liệu phân tích, báo cáo rất cần thiết để tối ưu hoá hoạt động thương mại điện tử và đưa ra các quyết định điều chỉnh dựa trên dữ liệu. Vì thế, doanh nghiệp cần đến một nền tảng có khả năng phân tích và báo cáo mạnh mẽ giúp cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng, hiệu quả bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số quan trọng khác

Hỗ trợ khách hàng

Sẽ tốt hơn nếu triển khai Headless eCommerce với nền tảng cung cấp khả năng và tài nguyên hỗ trợ có giá trị như tài liệu dành cho nhà phát triển, diễn đàn và cộng đồng hỗ trợ có sẵn, hay dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh nhạy từ chính nền tảng đó. Doanh nghiệp cần đảm bảo có thể nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết trong suốt quá trình triển khai.

Tổng chi phí

Cuối cùng, yếu tố chi phí có khả năng chi phối sự lựa chọn của bất kỳ doanh nghiệp thương mại điện tử nào. Các chi phí có thể bao gồm chi phí giấy phép, hosting, chi phí phát triển và bảo trì hay các chi phí liên quan đến việc tích hợp với dịch vụ của bên thứ ba. Doanh nghiệp cần đánh giá những chi phí này so với các khả năng mà nền tảng mang đến có phù hợp với ngân sách và mục tiêu kinh doanh dài hạn hay không. 

Bằng cách xem xét các tiêu chí này, doanh nghiệp có thể lựa chọn được nền tảng Headless eCommerce phù hợp với nhu cầu kinh doanh, cung cấp trải nghiệm khách hàng liền mạch và trợ lực cho mục tiêu phát triển dài hạn

4 Nền tảng phù hợp nhất để triển khai Headless eCommerce

4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce-Tiêu chí lựa chọn nền tảng Headless eCommerce
4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce

Magento (Adobe Commerce)

Magento được biết đến là nền tảng thương mại điện tử open-source hàng đầu thế giới và hiện đang đứng vị trí thứ 3 trong bảng thị phần của các nền tảng thương mại điện tử, chỉ sau WooCommerce và Shopify. 

Magento có 2 phiên bản:

  • Magento Open Source: phiên bản miễn phí sử dụng nhưng người dùng vẫn phải trả phí hosting, domain, tiện ích mở rộng và phí phát triển khi thuê đơn vị phát triển chuyên về Magento. 
  • Adobe Commerce: Phiên bản có trả phí sử dụng với nhiều giải pháp thương mại điện tử vượt trội phù hợp với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu phát triển và mở rộng cao. Trong đó có 2 phiên bản là Adobe Commerce và Adobe Commerce Cloud

Ưu điểm

  • Bản chất mã nguồn mở (Open-Source) cho phép doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát mã nguồn  và cơ sở hạ tầng
  • Tính linh hoạt và tùy chỉnh cao phù hợp với các yêu cầu thương mại điện tử phức tạp 
  • Khả năng mở rộng cao phù hợp cho việc vận hành doanh nghiệp quy mô lớn
  • Khả năng hỗ trợ đa cửa hàng mạnh mẽ giúp quản lý không giới hạn số lượng cửa hàng ở nhiều địa điểm trên một bảng quản trị duy nhất (admin panel)
  • Các API và công nghệ đồng nhất ở tất cả các kênh thúc đẩy khả năng Omnichannel
  • Bộ tính năng từ cơ bản đến nâng cao với nhiều tiện ích mở rộng và tích hợp có sẵn giúp tối ưu khả năng thương mại điện tử. 
  • Hỗ trợ xây dựng Progressive Web App (PWA) với tính năng PWA Studio

Xem thêm: PWA Là Gì? Lợi Ích Khi Triển Khai PWA

Nhược điểm

  • Quá trình phát triển, bảo mật, bảo trì phức tạp đòi hỏi bề dày kinh nghiệm về kỹ thuật. 
  • Chi phí phát triển cao và thời gian

Shopify Plus 

Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS nổi bật trên thị trường với hơn 3.75 triệu cửa hàng đang hoạt động năm 2022. 

Shopify hiện cung cấp 2 phiên bản chính:

  • Shopify: bao gồm các gói tiêu chuẩn (Basic, Shopify, Advanced) với mức phí và các tính năng phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Shopify Plus: giải pháp thương mại điện tử toàn diện với chi phí hợp lý dành cho các doanh nghiệp từ vừa đến lớn với bộ tính năng nâng cao và công cụ để tối ưu hoạt động kinh doanh. 

Ưu điểm

  • Nền tảng dễ sử dụng và thân thiện với cả người dùng không nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật
  • Hiệu suất và khả năng mở rộng cao, có thể xử lý tốt lưu lượng truy cập tăng cao và số lượng giao dịch lớn. 
  • GraphQL Storefront API giúp tạo trải nghiệm khách hàng độc đáo trên nhiều kênh như website, ứng dụng di động, thiết bị IoT, v.v
  • Các ứng dụng mạnh mẽ từ Shopify App Store với nhiều tiện ích mở rộng và tích hợp dành riêng cho Shopify Plus
  • Tùy chỉnh phần frontend dễ dàng với trình chỉnh sửa trực quan và truy cập trực tiếp vào đoạn code
  • Thúc đẩy bán hàng đa kênh
  • Tự động hóa quy trình thương mại điện tử giúp tiết kiệm nguồn lực vận hành
  • Tích hợp sẵn với công cụ và hệ thống bên thứ ba: ERP, CRM, CMS, v.v

Nhược điểm

  • Khả năng tùy chỉnh của Shopify Plus tốt nhưng vẫn không thể so được với các nền tảng Open-Source. Ví dụ như cổng thanh toán, chỉ cho phép tích hợp với các cổng đối tác của Shopify như PayPal, 2Checkout, PayDollar, Skrill, v.v,  doanh nghiệp không được phép tích hợp với các cổng khác ngoài danh sách này.
  • Dữ liệu thương mại điện tử của doanh nghiệp bị lock-in vào cơ sở dữ liệu Shopify Plus. Sự phụ thuộc này đưa đến rủi ro từ nhà cung cấp (Shopify Plus) và khả năng doanh nghiệp truy xuất toàn bộ dữ liệu. 
  • Shopify Plus hỗ trợ doanh nghiệp tạo nhiều cửa hàng bên cạnh cửa hàng chính nhưng so với Adobe Commerce thì khả năng của Shopify Plus có phần hạn chế. Nền tảng giới hạn số lượng cửa hàng và địa điểm mà doanh nghiệp có thể bổ sung đồng thời doanh nghiệp không thể quản lý nhiều cửa hàng trong cùng một tài khoản Shopify Plus 
  • Chi phí không cố định mà tăng lên dựa trên doanh thu và nhu cầu phát triển, tích hợp 

Chi phí sử dụng: Khởi điểm từ $2,000/tháng và tăng lên dựa trên doanh thu

Xem thêm: Shopify Plus Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Shopify Plus

BigCommerce Enterprise

Tương tự như Shopify, BigCommerce cũng là một trong những nền tảng thương mại điện tử SaaS hàng đầu với nhiều tính năng nổi bật giúp doanh nghiệp xây dựng sự hiện diện trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng.

Phiên bản BigCommerce Enterprise chuyên phục vụ các doanh nghiệp quy mô lớn với nhiều giải pháp tối ưu hoạt động kinh doanh. Trong đó phải kể đến giải pháp BigCommerce Headless eCommerce giúp doanh nghiệp tạo trải nghiệm khách hàng đồng nhất cùng nhiều giải pháp bổ trợ khác giúp website được khởi chạy nhanh chóng và tùy chỉnh dễ dàng.

Ưu điểm

  • Nền tảng dễ sử dụng và trực quan
  • Kiến trúc API mạnh mẽ để xây dựng các tuỳ chỉnh theo các yêu cầu phức tạp về giao diện người dùng
  • Tạo và quản lý nhiều headless storefront trong một dashboard duy nhất
  • Khả năng mở rộng cao và hiệu suất web nhanh 
  • Bộ tính năng Headless mạnh mẽ có thể tích hợp frontend frameworks (Next.js, Gatsby.js và Nuxt.js), CMS, DXP, ORM, v.v
  • Khả năng xử lý tối đa 600 SKU trên mỗi sản phẩm
  • Thúc đẩy bán hàng đa kênh
  • Hỗ trợ vượt trội để xây dựng PWA

Nhược điểm 

  • Cũng như Shopify Plus, Khả năng tuỳ chỉnh của BigCommerce Enterprise tốt nhưng vẫn không thể so được với các nền tảng Open-Source
  • Hạn chế kiểm soát đối với hạ tầng backend và truy cập cơ sở dữ liệu
  • Quy trình thanh toán vẫn còn sử dụng tên miền BigCommerce dẫn đến nhiều vấn đề về xác thực và bảo mật 
  • Chi phí triển khai cao

Chi phí sử dụng: Từ $400/tháng và có thể lên đến $20,000/tháng 

Commercetools

Commercetools là nền tảng tiên phong về Headless eCommerce trên thế giới. Nền tảng phát triển dựa trên nguyên tắc MACH (Microservice-based, API-first, Cloud-native và Headless), Commercetools hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và tuỳ chỉnh giải pháp thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng của họ. 

Ưu điểm

  • Khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh cao
  • Thúc đẩy bán hàng đa kênh
  • Các tính năng và chức năng mạnh mẽ: quản lý danh mục, giỏ hàng hợp nhất, quản lý đơn hàng, machine learning, v.v.
  • Các khối xây dựng được tạo sẵn giúp doanh nghiệp tạo ra cấu trúc backend riêng
  • Phương pháp API-first thúc đẩy tính linh hoạt và mở rộng, tối ưu thời gian phát triển, đảm bảo tính tương thích giữa các chức năng.
  • Dùng thử 60 ngày miễn phí  

Nhược điểm

  • Yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm về kỹ thuật để phát triển
  • Hạn chế các tính năng nâng cao dành cho doanh nghiệp lớn, đòi hỏi phát triển tuỳ chỉnh cụ thể
  • Lượng người dùng và cộng động hỗ trợ nhỏ hơn so với các nền tảng lâu đời khác nên sẽ khó để tìm kiếm sự hỗ trợ 
  • Chi phí bắt đầu phát triển với Commercetools rất cao và tuỳ vào doanh thu hàng năm, nhu cầu tích hợp, mở rộng, v.v

Chi phí sử dụng: Chi phí sẽ không được công khai mà doanh nghiệp cần liên hệ Commercetools để trao đổi. Tuy nhiên, đây là một số thông tin tham khảo. Chi phí triển khai bắt đầu từ $300,000 và phí giấy phép bắt đầu từ $200,000/năm

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn lựa chọn nền tảng và hỗ trợ triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, SECOMM luôn nhấn mạnh việc chọn đúng nền tảng sẽ là bước đi thành công đầu tiên.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) ngay để được tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
OpenCart vs Magento Doanh Nghiệp Nên Chọn Nền Tảng Nào
OPENCART VS MAGENTO | DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN NỀN TẢNG NÀO?
25/05/2023
6,470
2
0
1

OpenCart và Magento luôn là hai nền tảng mã nguồn mở luôn được đặt lên “bàn cân” với nhau khi lựa chọn nền tảng xây dựng website thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp và tập đoàn có nhu cầu xây dựng hệ thống thương mại điện tử đặc thù.

Vậy giữa OpenCart và Magento, đâu là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở phù hợp với doanh nghiệp? 

OpenCart vs Magento: Đánh giá tổng quan

OpenCart là gì?

OpenCart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được phát triển miễn phí trên ngôn ngữ lập trình PHP. OpenCart được sử dụng phổ biến vì tính đơn giản và thân thiện với người dùng chẳng hạn như bảng điều khiển quản trị dễ sử dụng, cho phép quản lý sản phẩm, khuyến mãi, đơn đặt hàng và báo cáo mà không yêu cầu bất kỳ chuyên môn kỹ thuật nào.

OpenCart vs Magento Doanh Nghiệp Nên Chọn Nền Tảng Nào - OpenCart là gì
OpenCart là gì?

OpenCart đang có 2 gói lựa chọn cho doanh nghiệp:

  • Bản miễn phí: Phù hợp cho doanh nghiệp muốn tự phát triển website dựa trên framework sẵn có của OpenCart
  • OpenCart Cloud: Phù hợp cho doanh nghiệp cần đội ngũ chuyên nghiệp của OpenCart phát triển website

Theo Buildwith, OpenCart đã được sử dụng bởi hơn 400.000 website, trong đó hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hoa Kỳ, Nga, Vương quốc Anh, Ukraine và Brazil.

Xem thêm: OpenCart là gì? Ưu nhược điểm khi sử dụng OpenCart

Magento là gì?

Magento (hay Adobe Commerce), tương tự như OpenCart, là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Magento được xem như “vua” trong tất cả các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở bởi khả năng kiểm soát toàn diện và độ mở rộng cao với nhiều tính năng chuyên biệt. 

OpenCart vs Magento Doanh Nghiệp Nên Chọn Nền Tảng Nào - Magento là gì
Magento là gì?

Hiện nay, Magento đang cung cấp 3 ấn bản chính, bao gồm:

  • Open Source là phiên bản miễn phí với nhiều tính năng vượt trội, phù hợp với doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng nền tảng mã nguồn mở
  • Adobe Commerce (on-premise) là phiên bản self-hosted, phù hợp với doanh nghiệp cần các tính năng sẵn có của Adobe Commerce mà vẫn tự chủ hosting
  • Adobe Commerce Cloud là phiên bản cloud-hosted, phù hợp với doanh nghiệp cần được cung cấp dịch vụ hosting và các tính năng sẵn có từ Adobe

Theo thống kê của BuildWith, có hơn 160.000 website được hỗ trợ bởi Magento, nền tảng này đặc biệt phổ biến trong các doanh nghiệp lớn đến từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Hà Lan và Đức.

Vì sự khác biệt trong hệ thống dịch vụ trong phiên bản tính phí của OpenCart và Magento nên bài viết này SECOMM sẽ tập trung so sánh giữa 2 phiên bản miễn phí.  

Xem thêm: Magento là gì? Ưu điểm và nhược điểm nổi bật của Magento

OpenCart vs Magento: Điểm giống nhau

OpenCart vs Magento Doanh Nghiệp Nên Chọn Nền Tảng Nào - Điểm giống nhau
OpenCart vs Magento – Điểm giống nhau

Chi phí sử dụng 

Nhìn chung, OpenCart và Magento đều là các nền tảng nguồn mở và được phát triển bằng PHP. Cả hai đều là nền tảng thương mại điện tử với các tính năng mạnh mẽ và vô số tiện ích bổ sung. 

Chi phí sử dụng của OpenCart và Magento tương đối giống nhau, với phiên bản miễn phí doanh nghiệp chỉ cần tải xuống và cài đặt hoàn toàn miễn phí. 

Khả năng tích hợp

Vì là nền tảng mã nguồn mở nên cả hai đều có khả năng tùy chỉnh ưu việt đối với bất kỳ tiện ích bổ sung từ bên thứ 3 bất kỳ. 

Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng cài đặt và quản lý các hệ thống quản trị như POS, ERP, CRM, v.v tại một hệ thống duy nhất.

Tiện ích mở rộng

OpenCart có một lượng lớn các tiện ích mở rộng, khoảng 13.000 tiện ích có sẵn. Tương tự, Magento có một bộ sưu tập tiện ích mở rộng khổng lồ, hơn 5.000 tiện ích có sẵn. 

Cả 2 nền tảng này cho phép doanh nghiệp thêm nhiều tính năng hơn vào website thương mại điện tử bằng các tiện ích bổ sung mà không cần lo lắng về việc coding.

OpenCart vs Magento: Điểm khác nhau

Giao diện quản trị viên

OpenCart được đánh giá là dễ sử dụng hơn cho người mới bắt đầu nhờ có giao diện trực quan và quy trình cài đặt đơn giản. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần có kiến thức kỹ thuật cơ bản về lưu trữ, FTP (File Transfer Protocol – Giao thức truyền tải tập tin), nâng cấp bảo mật, v.v.

Trong bảng điều khiển của giao diện quản trị viên (admin), người dùng dễ dàng điều hướng giữa “Danh mục”, “Tiện ích mở rộng”, “Bán hàng”, “Hệ thống”, “Báo cáo” và “Trợ giúp”.

OpenCart vs Magento Doanh Nghiệp Nên Chọn Nền Tảng Nào - Điểm khác nhau - OpenCart
Dashboard của OpenCart

Magento là nền tảng không phải là “sân chơi” dành cho người nghiệp dư bởi quá trình cài đặt rất phức tạp, cần nhiều chuyên môn về kỹ thuật để có thể khởi chạy.

Mặc dù Magento 2 được đánh giá là dễ sử dụng hơn so với Magento 1 nhưng trên bảng điều khiển sẽ có nhiều tùy chọn khiến cho người mới gặp khó khăn với các thuật ngữ của Magento dẫn đến việc tìm hiểu tốn thời gian.

OpenCart vs Magento Doanh Nghiệp Nên Chọn Nền Tảng Nào - Điểm khác nhau - Magento
Dashboard của Magento

Giao diện người dùng

OpenCart chỉ cung cấp khoảng 500 themes cả miễn phí và trả phí (từ $60 đến $70) phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau. Nền tảng này cho phép doanh nghiệp xem website của mình sẽ trông như thế nào với các chủ đề khác nhau trước khi quyết định trả tiền. Sau đó, doanh nghiệp có thể chỉnh sửa theo nhu cầu riêng.

OpenCart vs Magento Doanh Nghiệp Nên Chọn Nền Tảng Nào - Điểm khác nhau - OpenCart Theme
OpenCart cung cấp khoảng 500 themes

Đối với Magento, doanh nghiệp sẽ có 3 lựa chọn để xây dựng giao diện người dùng:

  • Sử dụng các theme sẵn có trên Magento Marketplace (từ 0 đến $500) hoặc các trang web bán theme như Themeforest, lựa chọn này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí thiết kế nhất, nhưng lưu ý là cách này sẽ khiến giao diện website dễ bị trùng lặp với thương hiệu khác
  • Tùy chỉnh theme sẵn có, lựa chọn này sẽ giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa sở hữu giao diện website có nét đặc trưng riêng
  • Thiết kế giao diện riêng để sở hữu theme được “đo ni đóng giày”, lựa chọn này sẽ giúp doanh nghiệp có được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh nhưng sẽ cần một khoản phí cao hơn 2 cách còn lại

Nhìn chung, cả OpenCart và Magento đều có số lượng lớn theme với giá cả phải chăng nhưng Magento cho phép chỉnh sửa để thiết kế giao diện website thương mại điện tử tối ưu hơn.

OpenCart vs Magento Doanh Nghiệp Nên Chọn Nền Tảng Nào - Điểm khác nhau - Adobe
Magento cung cấp không nhiều themes bằng OpenCart

Khả năng mở rộng

Xét về quy mô mở rộng, OpenCart thích hợp cho các website thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nền tảng này chỉ có thể xử lý số lượng sản phẩm và giao dịch nhất định. Còn Magento được thiết kế để xử lý các website thương mại điện tử lớn và phức tạp, có khả năng xử lý hàng ngàn sản phẩm và giao dịch hàng ngày mà không gặp vấn đề về hiệu suất.

Xét về tính linh hoạt, OpenCart cung cấp một loạt các phần mở rộng và tiện ích bổ sung để mở rộng chức năng của website. Tuy nhiên, tính linh hoạt của OpenCart có thể bị giới hạn đối với các yêu cầu tùy chỉnh phức tạp. Trong khi đó, Magento có tính linh hoạt cao hơn, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh mọi khía cạnh của website, cung cấp một hệ thống modules lớn và tương thích với nhiều bên thứ ba hơn, giúp doanh nghiệp tùy chỉnh và mở rộng website theo nhu cầu riêng.

Có thể thấy Magento ưu việt hơn OpenCart về khả năng mở rộng hệ thống website thương mại điện tử cho doanh nghiệp.

Cộng đồng hỗ trợ

OpenCart cung cấp cho người dùng 2 loại hỗ trợ:

  • Diễn đàn cộng đồng cho phép mọi người trên toàn cầu chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trên OpenCart
  • Dịch vụ hỗ trợ với mức phí hàng tháng là $99

Magento có Trung tâm trợ giúp nhưng nhân viên hỗ trợ sẽ thuộc phiên bản Adobe Commerce nên họ sẽ không thể giải đáp 100% kỳ vọng cho doanh nghiệp đang sử dụng Open Source. Tuy nhiên, Magento có một cộng đồng nhà phát triển hơn 13.000 người trên toàn cầu nên việc tìm kiếm giải pháp không còn là vấn đề lớn.

Bảo mật

OpenCart sẽ không chịu trách nhiệm bảo mật website thương mại điện tử cho doanh nghiệp vì đây là một nền tảng mã nguồn mở, điều này có nghĩa là các đoạn code và framework của OpenCart đều được công bố công khai và khiến cho website dễ bị tấn công hơn.

Mặc dù cũng là nền tảng mã nguồn mở nhưng Magento rất coi trọng vấn đề bảo mật và nền tảng này luôn không ngừng cập nhật các bản vá bảo mật từ năm 2015 để phát hiện các rủi ro. Điều này nhằm đảm bảo rằng các website thương mại điện tử được xây dựng bằng Magento luôn được bảo mật ở mức cao nhất và khách hàng sẽ cảm thấy an tâm khi mua sắm online.

Bằng cách sử dụng các công cụ bên thứ ba như Mage Report và Mage Scan, doanh nghiệp có thể kiểm tra trạng thái bảo mật. Ngoài ra, Magento có CSP (Content Security Policy – Chính sách bảo mật nội dung) chuyên cung cấp một tập hợp các nguyên tắc có cấu trúc có thể giới hạn nội dung của các trình duyệt sao cho chỉ các dịch vụ được cho phép mới được xuất hiện, từ đó cho phép trình duyệt quyết định công cụ web nào sẽ bị chặn và công cụ nào đáng tin cậy.

Chi phí triển khai

Mặc dù cả OpenCart và Magento đều được miễn phí giấy phép sử dụng (license) nhưng chi phí phát triển website thương mại điện tử lại có sự khác biệt lớn. 

OpenCart vs Magento Doanh Nghiệp Nên Chọn Nền Tảng Nào - Chi phí triển khai
Bảng so sánh cơ bản giữa Magento và OpenCart

Có thể thấy Magento có chi phí triển khai cao hơn OpenCart nhưng lại cung cấp nhiều tính năng cho website thương mại điện tử chẳng hạn như tìm kiếm nâng cao Elasticsearch và OpenSearch, cung cấp công cụ chỉnh sửa nội dung không cần mã, phân loại nhiều loại sản phẩm hơn và cấu hình vận chuyển nâng cao, v.v. Trong khi đó việc thêm các tính năng đó vào OpenCart sẽ yêu cầu nhiều tiện ích mở rộng và nhiều tài nguyên lưu trữ hơn để hoạt động hiệu quả. 

Dựa trên các đánh giá về OpenCart nêu trên thì nền tảng này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ để xây dựng website thương mại điện tử. Trong khi đó, Magento phù hợp với cả SMEs và tập đoàn lớn có yêu cầu về xây dựng hệ thống thương mại điện tử đặc thù và nhiều tùy chỉnh. Với Magento doanh nghiệp có thể sở hữu hệ thống theo yêu cầu bằng cách xây dựng website thương mại điện tử cơ bản trước rồi nâng cấp dần theo thời gian hoặc xây dựng toàn bộ hệ thống phức tạp ngay từ đầu.

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình lựa chọn nền tảng để xây dựng hệ thống thương mại điện tử chuyên nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ COMMERCETOOLS HÀNG ĐẦU
23/05/2023
6,302
2
0
1

Commercetools là một nền tảng thương mại điện tử đám mây cung cấp cách tiếp cận đa kênh, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quản lý website thương mại điện tử, ứng dụng di động và các kênh bán hàng khác một cách liền mạch. Hơn nữa, Commercetools chính là nhà tiên phong trong lĩnh vực Headless eCommerce.

Do đó, khi các doanh nghiệp đang tập trung hướng đến việc đẩy mạnh hoạt động marketing và bán hàng đa kênh nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm mua sắm ngày càng cao của khách hàng, Commercetools trở nên đặc biệt nổi bật.

Dưới đây là các thương hiệu đã sử dụng Commercetools để hiện thực hóa mục tiêu về doanh thu và trải nghiệm khách hàng.  

Chronext

Chronext là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu chuyên mua và bán đồng hồ xa xỉ với bộ sưu tập hơn 7.000 sản phẩm. Với mọi loại đồng hồ từ mới, đã qua sử dụng hay cổ điển, các thợ đồng hồ đủ tiêu chuẩn của Chronext sẽ kiểm tra thật kỹ lưỡng trước khi bán cho khách hàng và cung cấp bảo hành 24 tháng cho từng chiếc đồng hồ. 

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu-Chronext
Website thương mại điện tử Chronext

Chronext đã triển khai website thương mại điện tử với Commercetools, góp phần tăng tốc độ tải trang lên 300%, nâng cao thứ hạng SEO lên 40% và tăng 10% tỷ lệ chuyển đổi. Từ đó Chronext đã đạt được danh tiếng vững chắc trong ngành đồng hồ xa xỉ, trở thành điểm đến đáng tin cậy cho những khách hàng đam mê đồng hồ. 

  • Website: https://www.chronext.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang 
  • Lưu lượng truy cập: 161,7K/tháng
  • Xếp hạng: 377,247 (Hoa Kỳ) và 302,679 (Toàn cầu)

Promod

Promod là thương hiệu Pháp thành lập năm 1975 chuyên cung cấp các loại thời trang may sẵn cho phụ nữ. Thương hiệu này hiện đã có mặt tại Pháp, Bỉ, Luxembourg, Thuỵ Sĩ và Malta. 

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu-Promod
Website thương mại điện tử Promod

Promod đã sử dụng Commercetools để phát triển website thương mại điện tử vượt trội nhằm đạt được mức doanh thu kỳ vọng cũng như mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.

  • Website: https://www.promod.com/en/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 82.9K/tháng
  • Xếp hạng: 38,707 (Pháp) và 310,507 (Toàn cầu)

Ulta Beauty

Kể từ khi mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1990, Ulta Beauty đã phát triển trở thành nhà bán lẻ mỹ phẩm lớn nhất Hoa Kỳ và là điểm đến làm đẹp hàng đầu cho các tín đồ mỹ phẩm. Thương hiệu cung cấp hơn 25.000 sản phẩm từ khoảng 500 thương hiệu làm đẹp bao gồm cả nhãn hiệu riêng Ulta Beauty Collection với mức giá hấp dẫn.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu-Ulta Beauty
Website thương mại điện tử Ulta Beauty

Với nhu cầu mở rộng quy mô nhanh chóng và thực hiện các thay đổi đối với nền tảng một cách linh hoạt hơn, Ulta Beauty lựa chọn Commercetools cho giải pháp Headless eCommerce. Năm 2022, Ulta Beauty đã chính thức ra mắt một website thương mại điện tử hoàn toàn mới giúp thương hiệu quản lý danh mục sản phẩm khổng lồ với hơn 1.3 triệu SKU, nâng cấp trải nghiệm mua sắm với giải pháp mua online nhận tại cửa hàng (BOPIS), v.v

  • Website: https://www.ulta.com/
  • Lĩnh vực: Mỹ phẩm
  • Lưu lượng truy cập: 34.8 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 241 (Hoa Kỳ) và 1,214 (Toàn cầu)

66°North

Từ năm 1928, 66°North đã cung cấp quần áo bảo hộ cho đội tìm kiếm và cứu hộ Iceland và chính sự hợp tác thành công này đã tiếp thêm động lực để công ty tiếp tục phát triển quần áo và phụ kiện ngoài trời với đa dạng mẫu mã. Ngày nay, 66°North đã trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về sản xuất các quần áo bảo hộ lao động phù hợp với tất cả hình thức hoạt động ngoài trời. 

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu-66°North
Website thương mại điện tử 66°North

Website của 66°North sử dụng Commercetools để chuyển đổi từ mô hình nguyên khối (monolithic) sang hệ thống vi dịch vụ (microservices-based system) linh hoạt hơn và được xây dựng theo nhu cầu cụ thể của 66°North. Sự hợp tác này đã giúp website thương mại điện tử của 66°North tăng 35% giá trị đơn hàng trung bình, 75% tỷ lệ mua hàng lặp lại, 50% giao dịch mỗi phút. 

  • Website: https://www.66north.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 141,8K/tháng
  • Xếp hạng: 557 (Iceland) và 304,892 (Toàn cầu)

Danone

Danone là công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới hoạt động ở 4 lĩnh vực kinh doanh chính: Sản phẩm từ sữa và thực vật, Nước và Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em và người bệnh. Danone hiện nay đã bán sản phẩm tại hơn 120 thị trường.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu-Danone
Website thương mại điện tử Danone

Vào giai đoạn khủng hoảng của đại dịch Covid-19, Danone đã thúc đẩy chiến lược D2C eCommerce, công ty đã chuyển đổi sang mô hình MACH với Commercetools nhằm xử lý tình trạng thiếu hụt sữa bột trẻ em tại Châu Âu cũng như thích ứng với những thay đổi đột ngột của chuỗi cung ứng và nhu cầu của người tiêu dùng địa phương. Việc bổ sung chức năng giỏ hàng cho các website thương hiệu đã giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm nhanh chóng hơn. Ngoài ra, chiến lược này đã giúp công ty mở rộng quy mô dung lượng web (web capacity) mà không gặp sự cố do lưu lượng truy cập tăng đột biến.  

  • Website: https://www.danone.com/
  • Lĩnh vực: eGrocery
  • Lưu lượng truy cập: 362.7K/tháng
  • Xếp hạng: 34,589 (Pháp) và 126,173 (Toàn cầu)

Tamron

Bất kỳ ai đam mê nhiếp ảnh đều sẽ nghe đến Tamron – một nhà sản xuất toàn cầu có trụ sở tại Nhật Bản. Công ty chuyên cung cấp các ống kính máy ảnh với nhiều độ dài cho tất cả các loại máy ảnh và bán hàng thông qua các nhà phân phối, đại lý địa phương và các nền tảng trực tuyến như Amazon.

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu-Tamron
Website thương mại điện tử Tamron

Với chiến lược thâm nhập thị trường mới, công ty quyết định triển khai Headless eCommerce với Commercetools trên website thương mại điện tử của công ty con tại Châu Âu có trụ sở tại Đức mang tên Tamron Europe. Do kiến trúc của Headless eCommerce tách rời giao diện người dùng (frontend) khỏi phần lưu trữ phía sau (backend) nên Tamron Europe có thể xây dựng và tuỳ chỉnh website thương mại điện tử đúng theo nhu cầu của họ hiện tại và trong tương lai. 

  • Website: https://www.tamron.eu/en-GB
  • Lĩnh vực: Sản xuất
  • Lưu lượng truy cập: 121,5K/tháng
  • Xếp hạng: 44,336 (Đức) và 337,575 (Toàn cầu)

Emma The Sleep Company

Với hơn 2 triệu chiếc nệm được bán ra và doanh thu hơn 645 triệu Euro vào năm 2021, Emma The Sleep Company đã trở thành một trong những thương hiệu về giấc ngủ phát triển nhanh nhất thế giới. 

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu-Emma The Sleep Company
Website thương mại điện tử Emma The Sleep Company

Emma lựa chọn kết hợp với Commercetools để phát triển thương mại điện tử với quy mô lớn đáp ứng lưu lượng truy cập tăng cao. Nhằm khuyến khích khách hàng mua sắm tại website, công ty đưa ra nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn như trả góp 0%, miễn phí giao hàng, miễn phí đổi trả, dùng thử 365 ngày. Ngoài ra, website thương mại điện tử của Emma có tích hợp với Instagram nhằm tương tác nhiều hơn với khách hàng bằng cách khuyến khích họ đăng tải hình ảnh trải nghiệm với sản phẩm và gắn thẻ Emma. Qua đó, thương hiệu thu hút không ít lượng khách hàng tiềm năng.

  • Website: https://www.emma-sleep.com/
  • Lĩnh vực: Bán lẻ
  • Lưu lượng truy cập: 160,8K/tháng
  • Xếp hạng: 67,098 (Đức) và 326,056 (Toàn cầu)

John Lewis & Partners

John Lewis & Partners (trước đây là John Lewis) là thương hiệu bách hoá nổi tiếng của Anh với bề dày lịch sử hơn 150 năm. Thương hiệu đã sử dụng Commercetools nhằm hướng tới mục tiêu là di chuyển khỏi nền tảng thương mại điện tử cũ và chuyển sang dịch vụ đám mây dựa trên vi dịch vụ (microservices-led cloud service) và ưu tiên API (API-first) linh hoạt. 

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu-John Lewis & Partners
Website thương mại điện tử John Lewis & Partners

Website mới của John Lewis cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm chất lượng cao, từ quần áo, thiết bị gia dụng đến đồ điện tử và sản phẩm làm đẹp. John Lewis cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch từ cửa hàng offline đến app và website thương mại điện tử. Bằng những sản phẩm chất lượng cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và chính sách thanh toán tối ưu, John Lewis từng bước trở thành một thương hiệu bán lẻ uy tín hàng đầu tại Vương Quốc Anh, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm mua sắm đa kênh của khách hàng.  

  • Website: https://www.johnlewis.com/
  • Lĩnh vực: eGrocery
  • Lưu lượng truy cập: 21.3 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 87 (Vương Quốc Anh) và 1,986 (Toàn cầu)

Kmart

Kmart là chuỗi cửa hàng bách hoá giảm giá nổi tiếng của Úc thành lập năm 1969. Đến nay, Kmart có hơn 200 cửa hàng trên khắp nước Úc và cả NewZealand và được công nhận là một trong những cửa hàng bách hoá giảm giá có lợi nhuận cao nhất đất nước chuột túi. 

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu-Kmart
Website thương mại điện tử Kmart

Kmart đã thực hiện chuyển đổi sang nền tảng đám mây – Commercetools nhằm tận dụng các khả năng serverless với kiến trúc vi dịch vụ. Bằng cách tiếp cận với công nghệ mới này, Kmart có thể linh hoạt tùy chỉnh và mở rộng website thương mại điện tử để cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất cho khách hàng, đồng thời thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số. 

  • Website: https://www.kmart.com.au/
  • Lĩnh vực: eGrocery
  • Lưu lượng truy cập: 24.4 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 32 (Úc) và 2,013 (Toàn cầu)

Express

Express là một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới, chuyên về trang phục và phụ kiện dành cho cả nam và nữ thuộc nhiều phân khúc khác nhau. Nhận thấy nền tảng nguyên khối gây nhiều cản trở cho sự phát triển, Express tìm đến Commercetools cho giải pháp thương mại điện tử linh hoạt, nhanh nhạy và có khả năng mở rộng cao để thích nghi với xu hướng của thị trường cũng như nhu cầu trải nghiệm mua sắm thay đổi liên tục của khách hàng. 

Top 10 Website Thương Mại Điện Tử Commercetools Hàng Đầu-Express
Website thương mại điện tử Express

Chuyên về các sản phẩm thời trang thanh lịch nên website của Express cũng được thiết kế tối giản nhưng hiện đại và sang trọng. Bên cạnh chương trình khuyến mãi đa dạng, Express mang đến cho khách hàng nhiều giải pháp thanh toán giúp tối ưu trải nghiệm mua sắm như Mua trước trả sau (BNPL), Mua online nhận tại cửa hàng (BOPIS) và thẻ tín dụng Express.

  • Website: https://www.express.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 13.3 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 629 (Hoa Kỳ) và 3,337 (Toàn cầu)

Trên đây là 10 doanh nghiệp đã phát triển website thương mại điện tử với Commercetools và đạt được thành công cả về thương hiệu lẫn doanh thu. Sự thành công này trở thành nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác tìm kiếm những giải pháp để bứt phá hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí. 

Xem tiếp
Headless CMS là gì So Sánh Traditional CMS & Headless CMS
HEADLESS CMS LÀ GÌ? HEADLESS CMS VS TRADITIONAL CMS
18/05/2023
7,087
2
0
1

Trước đây, hệ thống quản lý nội dung truyền thống (Traditional CMS) đã từng là tiêu chuẩn để doanh nghiệp phát triển website nhằm thiết lập sự hiện diện trực tuyến. Tuy nhiên, làn sóng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 cùng sự trợ giúp từ Internet vạn vật (IoT) đã làm thay đổi định nghĩa về sự hiện diện trực tuyến.

Không chỉ website mà giờ đây các doanh nghiệp khắp nơi đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút sự quan tâm của khách hàng từ nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau (ứng dụng di động, mạng xã hội, mobile site, thiết bị IoT, v.v). Hơn nữa, chính yêu cầu ngày càng cao về trải nghiệm khách hàng đã kéo theo sự gia tăng không ngừng của nhu cầu đẩy mạnh phân phối nội dung chất lượng, phù hợp đến tất cả các kênh. 

Do đó, sự ra đời của Headless CMS nhanh chóng được đón nhận và dần trở thành công nghệ được sử dụng rộng rãi thay cho Traditional CMS bởi khả năng phân phối nội dung đa kênh một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết lập sự hiện diện trực tuyến của các doanh nghiệp trong bối cảnh Công nghiệp 4.0.

Bài viết dưới đây tập trung làm rõ định nghĩa về Headless CMS và sự khác biệt giữa Headless CMS với Traditional CMS.

Headless CMS là gì?

Headless CMS là một dạng hệ thống quản lý nội dung tách biệt phần backend – nơi lưu trữ nội dung (the body) ra khỏi phần frontend – giao diện người dùng (the head). Vì vậy nên thuật ngữ Headless được ra đời. 

Nhờ sự tách biệt này mà các nhà phát triển có thể sử dụng bất kỳ công nghệ nào họ muốn cho phần backend mà không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến phần frontend. Trong khi đó, những nhà tiếp thị có thể tạo và lưu trữ nội dung một lần và triển khai lại nội dung đó trên bất kỳ kênh kỹ thuật số nào vì nội dung không bị khoá trong một kênh cụ thể. Lý do là bởi Headless CMS sử dụng API để trình bày một bộ nội dung trên nhiều kênh khác nhau nên đôi khi Headless CMS còn được gọi là “API-first” CMS. Do đó, Headless CMS đặc biệt hữu ích cho việc triển khai Omnichannel nhằm mang đến trải nghiệm đa kênh đồng nhất cho khách hàng. 

Headless CMS là gì
Headless CMS là gì?

Khác với Headless CMS, trong kiến trúc Traditional CMS, nơi lưu trữ nội dung (backend) được liên kết chặt chẽ với giao diện người dùng (frontend). Điều này có nghĩa là Traditional CMS thường sẽ kiểm soát việc tạo, lưu trữ và hiển thị nội dung thông qua một kênh duy nhất — thường là trình duyệt web (web browser). Chính sự liên kết chặt chẽ của backend và frontend dẫn đến nội dung sẽ bị trộn lẫn với đoạn mã của phần frontend, khiến việc tái sử dụng nội dung ở các kênh trở nên vô cùng khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến triển khai Omnichannel. 

Xem thêm: Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2022

So sánh Headless CMS và Traditional CMS

Dù Headless CMS hiện đã trở nên rất phổ biến như một giải pháp linh hoạt và phù hợp cho việc phân phối nội dung đa kênh nhưng trên thực tế Traditional CMS vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hành trình phát triển kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Vì thế, để đưa ra quyết định sẽ triển khai dạng CMS nào, doanh nghiệp cần cân nhắc nhu cầu phát triển cũng như ưu nhược điểm của cả Traditional CMS và Headless CMS. 

So sánh Headless CMS và Traditional CMS
Nguồn: Tech Prastish

Traditional CMS

Ưu điểm

Ưu điểm Traditional CMS
Ưu điểm của Traditional CMS
  • Tính đơn giản và dễ sử dụng: Traditional CMS thường cung cấp giao diện thân thiện với người dùng và các template có sẵn, giúp người dùng dễ dàng tạo và quản lý nội dung mà không cần kiến thức kỹ thuật chuyên sâu hoặc kỹ năng lập trình.
  • Giải pháp tất cả trong một: Traditional CMS sẽ cung cấp một bộ đầy đủ các tính năng, chức năng và công cụ tích hợp để tạo nội dung, sắp xếp, xuất bản và quản lý, bao gồm tối ưu hoá SEO, khả năng thương mại điện tử, v.v.
  • Triển khai nhanh: Sử dụng Traditional CMS có thể giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phát triển website với các template có sẵn để nhanh chóng tạo và khởi chạy trang web đối với những dự án hạn chế về thời gian hoặc nguồn lực. 
  • Cộng đồng hỗ trợ lớn: Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm thấy sự hỗ trợ từ cộng đồng người dùng lớn của các Traditional CMS cùng các tài liệu phong phú và vô số plugin, tiện ích mở rộng. 
  • Liên kết giữa nội dung và thiết kế: Đối với các Traditional CMS, phần quản lý nội dung (backend) sẽ liên kết chặt chẽ với lớp giao diện người dùng (frontend), đảm bảo trải nghiệm hình ảnh nhất quán và gắn kết trên toàn bộ website. 

Nhược điểm

Nhược điểm Traditional CMS
Nhược điểm Traditional CMS
  • Thiếu tính linh hoạt: Traditional CMS thường khá hạn chế về khả năng tùy chỉnh và tính linh hoạt. Các CMS này cung cấp template, tính năng và công cụ có sẵn nên để triển khai các thiết kế độc đáo hoặc chức năng phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn vào việc tùy chỉnh và phát triển. 
  • Phụ thuộc vào nền tảng: Các nhà phát triển và người tạo nội dung khi làm việc trong hệ sinh thái của nền tảng traditional CMS cụ thể nếu chuyển sang một CMS khác sẽ phải chuyển nội dung và thiết kế lại website, gây nhiều phiền toái và tốn thời gian. 
  • Liên kết giữa nội dung và thiết kế: Khả năng này vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của các nền tảng Traditional CMS, gây khó khăn cho việc tái sử dụng nội dung trên các kênh khác nhau. Điều này làm cho nội dung phân phối đến tất cả các kênh không đồng nhất và ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. 
  • Bảo mật và bảo trì: Các Traditional CMS có thể có rủi ro về bảo mật nếu không được cập nhật và bảo trì đúng cách. Các vấn đề như sự phức tạp của hệ thống, bugs tiềm ẩn của plugin hoặc tiện ích mở rộng đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật và bảo trì một cách cẩn thận. 

Headless CMS

Ưu điểm

Ưu điểm Headless CMS
Ưu điểm Headless CMS
  • Tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh: Headless CMS cho phép các nhà phát triển có toàn quyền kiểm soát quá trình phát triển giao diện người dùng (frontend). Họ có thể chọn các công nghệ, framework phù hợp nhất với nhu cầu phát triển giúp tạo ra các tùy chỉnh linh hoạt và sáng tạo. 
  • Phân phối nội dung đa kênh: Headless CMS cung cấp khả năng vượt trội trong việc phân phối nội dung dễ dàng qua API tới nhiều nền tảng và kênh như website, ứng dụng di động, mạng xã hội, thiết bị IoT, v.v, đảm bảo trải nghiệm người dùng nhất quán trên nhiều kênh khác nhau. 
  • Khả năng tái sử dụng nội dung: Nhờ sự tách biệt giữa backend và frontend trong cấu trúc Headless CMS, các nhà tiếp thị có thể dễ dàng sử dụng lại nội dung đã tạo và lưu trữ trước đó trên tất cả các kênh kỹ thuật số khác nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách loại bỏ việc thực hiện tạo lại nội dung cho từng nền tảng cụ thể. 
  • Hiệu suất và khả năng mở rộng: Việc backend tách khỏi frontend giúp mỗi phần tập trung thực hiện các nhiệm vụ riêng tương ứng. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng, giúp Headless CMS trở nên phù hợp với các website hoặc ứng dụng có lưu lượng truy cập cao. 
  • Kiến trúc không lỗi thời: Kiến trúc của Headless CMS được thiết kế linh hoạt và nhanh nhạy, có thể thích ứng với các công nghệ và nền tảng mới. Khi các công nghệ mới xuất hiện, việc tích hợp với Headless CMS khá đơn giản, giúp doanh nghiệp luôn thích nghi tốt trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số không ngừng thay đổi. 

Nhược điểm

Nhược điểm của Headless CMS
Nhược điểm của Headless CMS
  • Sự phức tạp: Với người dùng không có kinh nghiệm về kỹ thuật thì việc thiết lập và quản lý có thể sẽ khó khăn. Các nhà phát triển và người tạo nội dung có thể cần tìm hiểu và thích nghi với công nghệ hiện đại khi làm việc với Headless CMS. Hơn nữa, dù tính linh hoạt của Headless CMS khá cao nhưng việc tích hợp các dịch vụ bên thứ ba, quản lý API hay việc kiểm soát và đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trên các nền tảng và kênh khác nhau có thể sẽ phức tạp hơn các nền tảng Traditional CMS. Vì vậy để có thể triển khai hệ thống Headless CMS thành công và hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần phải có một đội ngũ, đơn vị có kiến thức kỹ thuật chuyên môn cao để thực hiện triển khai.
  • Bảo trì và cập nhật: Vì sự tách biệt giữa nơi lưu trữ nội dung và giao diện người dùng nên việc phát triển cần quản lý riêng biệt hai phần này. Do đó, Headless CMS đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên bảo trì và cập nhật nhằm đảm bảo khả năng tương thích, tính bảo mật và hiệu suất cho cả hệ thống. 
Headless CMS vs Traditional CMS
Headless CMS vs Traditional CMS

Headless CMS sẽ phù hợp với ?

Với ưu nhược điểm của cả Tradition CMS và Headless CMS, có thể thấy những doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhu cầu triển khai website có cấu trúc dữ liệu đơn giản, không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật và kỹ năng lập trình thì Traditional CMS có lẽ là sự lựa chọn tốt hơn.

Riêng sự ra đời của Headless CMS đã trở thành bàn đạp cho các doanh nghiệp muốn bứt phá trong cuộc đua kỹ thuật số và thích nghi với xu hướng Công nghiệp 4.0. Do đó, Headless CMS đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa đến lớn cần xử lý khối lượng nội dung đáng kể. Với Headless CMS, doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả kho nội dung phong phú của mình, đảm bảo khả năng mở rộng và hiệu suất ngay cả khi lưu lượng truy cập tăng cao. Kho lưu trữ nội dung (backend) có cấu trúc cho phép doanh nghiệp tái sử dụng nội dung trên nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau, đồng thời với cách thức phân phối qua API, Headless CMS sẽ giúp doanh nghiệp phân phối nội dung đa kênh một cách liền mạch, giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả. Ngoài ra, tính linh hoạt và khả năng tích hợp của Headless CMS sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp các công nghệ mới nhất với hệ thống hiện tại và duy trì các biện pháp bảo mật mạnh mẽ. 

Nhìn chung, Headless CMS cung cấp cho doanh nghiệp trong thời đại số những khả năng vượt trội để quản lý nội dung hiệu quả, tối ưu hoá việc phân phối và linh hoạt thích ứng với xu hướng thị trường đang thay đổi không ngừng.

Trong nhiều năm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, SECOMM hiểu rằng quản lý lượng lớn nội dung và phân phối chúng một cách hiệu quả là điều mà mọi doanh nghiệp thương mại điện tử đang hướng đến. 

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) ngay hôm nay để được tư vấn giải pháp phân phối nội dung đa kênh hiệu quả, trở nên nổi bật và thích nghi với xu hướng Công nghiệp 4.0 với Headless CMS.  

Xem tiếp
OpenCart là gì Ưu Nhược Điểm Khi Sử Dụng OpenCart
OPENCART LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG OPENCART
10/05/2023
8,955
2
0
1

Nền tảng thương mại điện tử thường được xem là “xương sống” của bất kỳ doanh nghiệp có kinh nghiệm trên thị trường, thế nên để bắt đầu hành trình thương mại điện tử thì việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm chính là lựa chọn nền tảng thương mại điện tử đúng đắn để xây dựng website. 

Trong số các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Magento, Woocommerce, Shopify, Squarespace, PrestaShop, v.v. có một nền tảng được nhiều doanh nghiệp SMEs quốc tế cân nhắc chính là OpenCart.

OpenCart là gì?

OpenCart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP được phát triển bởi Daniel Kerr vào năm 1998. Hiện nay, OpenCart đang cung cấp 2 phiên bản là Free (Miễn phí) và Cloud Store (Trả phí).

OpenCart là gì
OpenCart là gì?

Đối với phiên bản Cloud Store, doanh nghiệp sẽ có 3 lựa chọn giải pháp để xây dựng website thương mại điện tử:

  • Bronze: €59/tháng phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ (1CPU 2GB)
  • Silver: €99/tháng phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa (2CPU 4GB)
  • Gold: €199/tháng phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn (4CPU 8GB)

Theo Builtwith, OpenCart đang có hơn 2,500 website được xây dựng dựa trên nền tảng này. 

Một số thương hiệu đang sử dụng OpenCart có thể kể đến như WeLoveFine, GT Omega, Arrowfile và Kleshna.

Ưu điểm khi sử dụng OpenCart

OpenCart là gì-Ưu điểm khi sử dụng OpenCart
Ưu điểm khi sử dụng OpenCart

Giao diện admin dễ sử dụng

OpenCart là một nền tảng tương đối dễ sử dụng, thân thiện với người dùng ngay cả đối với những người không có kinh nghiệm về lập trình. Doanh nghiệp không cần tốn nhiều thời gian để đào tạo nhân sự phục vụ mục tiêu quản lý các sản phẩm, đơn hàng, thông tin khách hàng hoặc các tính năng khác trên hệ thống website.

Kho giao diện và tiện ích khổng lồ

Nhờ nhiều năm không ngừng phát triển, kho của OpenCart đã có hơn 13,000 modules chức năng và theme sẵn có để bắt đầu phát triển website thương mại điện tử. 

Doanh nghiệp có thể tìm thấy các theme phù hợp với bất kỳ lĩnh vực nào, cùng với các dịch vụ tiện ích từ bên thứ 3, phương thức thanh toán, đơn vị vận chuyển, công cụ Marketing, phân tích và báo cáo, v.v sẽ giúp cho hành trình xây dựng hệ thống thương mại điện tử trở nên phong phú hơn.

Tính linh hoạt của mã nguồn mở

OpenCart sở hữu mọi ưu điểm của nền tảng mã nguồn mở với khả năng tùy biến linh hoạt. Đặc biệt là việc sở hữu và kiểm soát toàn bộ mã nguồn, điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh các phần mã trong hệ thống, dễ dàng cập nhật hoặc thậm chí phát triển các chức năng mới, theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài khả năng tùy biến, OpenCart còn có độ mở rộng tương đối tốt, giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi đa ngôn ngữ và tiền tệ phục vụ mục tiêu mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.

Không tính phí giao dịch

Đối với các nền tảng sử dụng mô hình License (thanh toán phí sử dụng nền tảng theo tháng/năm) như Shopify hay BigCommerce, các nền tảng này sẽ tính trung bình từ 1.5% – 2% trên mỗi giao dịch, còn phiên bản Cloud Store của OpenCart lại không tính phí.

Nhược điểm khi sử dụng OpenCart

OpenCart là gì-Nhược Điểm Khi Sử Dụng OpenCart
Nhược Điểm Khi Sử Dụng OpenCart

Cần kiến thức kỹ thuật

Vì OpenCart là một nền tảng mã nguồn mở được xây dựng bằng ngôn ngữ PHP – một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nội bộ có chuyên môn hoặc đơn vị uy tín, có kinh nghiệm để xây dựng website thương mại điện tử cho riêng mình.

Không có nhiều tính năng mở rộng cao

Mặc dù OpenCart cung cấp nhiều tính năng, nhưng không đủ để quản lý và vận hành một cửa hàng trực tuyến phức tạp. Nếu so sánh với nền tảng thương mại mã nguồn mở cũng được xây dựng bằng ngôn ngữ PHP như Adobe Commerce (hay còn gọi  là Magento) thì Adobe Commerce cho phép doanh nghiệp mở rộng từ một website thành nhiều website, một cửa hàng thành nhiều cửa hàng mà việc quản lý vẫn trên cùng một hệ thống.

Nhiều chi phí ẩn

Mặc dù chi phí sử dụng OpenCart của Cloud Store không quá cao so với các nền tảng khác, cũng như OpenCart không tính chi phí giao dịch cho thương hiệu nhưng chi phí để tích hợp các tiện ích mở rộng thì tương đối nhiều, ít nhất $20/tiện ích/tháng và doanh nghiệp sẽ cần ít nhất 10 tiện ích để hoàn thiện hệ thống website thương mại điện tử. Chính vì vậy khi tìm đến OpenCart, doanh nghiệp sẽ không biết trước về khoản dự trù kinh phí ẩn từ các tiện ích mở rộng này. 

Với các ưu điểm và nhược điểm của OpenCart mà nền tảng thương mại điện tử này thường sẽ phù hợp với các doanh nghiệp SMEs. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc tập đoàn cần triển khai thương mại điện tử muốn sử dụng mã nguồn mở sẽ phù hợp với nền tảng Magento hoặc Shopify Plus hơn.

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên Magento như Laybyland (Úc, Mỹ, New Zealand), Jasnor (Úc, New Zealand) và An Nam Group (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

Xem tiếp
Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus
TOP 6 TÍNH NĂNG NỔI BẬT NHẤT CỦA SHOPIFY PLUS
10/05/2023
7,447
2
0
1

Shopify Plus là nền tảng dành cho những doanh nghiệp thương mại điện tử có sức tăng trưởng cao. Trong nhiều năm qua, Shopify Plus luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như GymShark, Fashion Nova, Kylie Cosmetics, v.v. Lý do là bởi Shopify Plus thành công khi cung cấp những tính năng vượt trội giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng và tăng sự hiệu quả của hoạt động bán hàng, marketing. 

Dưới đây là 6 tính năng Shopify Plus hữu ích cho các thương hiệu lớn. 

Xem thêm: 10  Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất

Quản lý đa cửa hàng

Đối với các nhà bán lẻ hướng đến việc bán hàng cho các thị trường quốc tế thì Shopify Plus là nền tảng phù hợp. Tính năng đa cửa hàng của Shopify Plus cho phép doanh nghiệp tạo thêm đến 9 cửa hàng tại 20 địa điểm khác nhau ngoài cửa hàng chính để theo dõi tồn kho và thực hiện đơn hàng. 

Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Quản lý đa cửa hàng
Quản lý đa cửa hàng

Mỗi cửa hàng sẽ có tên miền, thiết kế, sản phẩm và dữ liệu khách hàng riêng nhưng đều có thể quản lý từ một tài khoản Shopify Plus. Điều này nghĩa là doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các cửa hàng và quản lý tất cả từ một dashboard duy nhất. 

Hỗ trợ bán hàng đa kênh

Shopify Plus không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một website thương mại điện tử chuyên nghiệp mà còn hỗ trợ tốt việc triển khai Omnichannel. Shopify Plus cho phép doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm đồng nhất giữa các kênh bao gồm website, ứng dụng di động, sàn TMĐT, mạng xã hội và cửa hàng offline.

Tính năng Shopify POS giúp tích hợp các điểm bán hàng một cách liền mạch từ online đến offline. Doanh nghiệp có thể sử dụng Shopify POS để theo dõi đơn hàng và tồn kho tại các địa điểm bán lẻ, cửa hàng trực tuyến và các kênh bán hàng đang hoạt động khác. 

Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Hỗ trợ bán hàng đa kênh
Hỗ trợ bán hàng đa kênh

Tự động hóa quy trình

Để hoạt động thương mại điện tử trở nên hiệu quả, Shopify cung cấp cho doanh nghiệp một số công cụ giúp tự động hoá những tác vụ hàng ngày vốn tốn kém nhiều thời gian và năng lượng.

Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Tự động hóa quy trình
Tự động hóa quy trình

Shopify Flow

Shopify Flow là giải pháp tự động hoá thương mại điện tử vượt trội và được Shopify khuyến khích sử dụng đối với các doanh nghiệp triển khai Shopify Plus. Shopify Flow sẽ giúp doanh nghiệp xử lý các tác vụ lặp lại như quản lý hàng tồn kho, ngăn chặn gian lận, thiết lập loyalty program, và quản lý fulfillment một cách nhanh chóng và tự động để doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào công việc kinh doanh.

Với Flow, doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình tự động hoá thương mại điện tử tuỳ chỉnh nhanh chóng bằng các khối xây dựng không cần lập trình là trigger (yếu tố kích hoạt), condition (điều kiện) và action (hành động).

Ví dụ, quy trình tự động thêm khách hàng vào chương trình loyalty có thể diễn ra như sau:

  • Trigger: Một đơn hàng đã được đặt xong
  • Condition: Nếu đơn hàng từ $500 trở lên
  • Action: Gắn thẻ khách hàng là VIP

LaunchPad

Công cụ LaunchPad của Shopify Plus cho phép doanh nghiệp thiết lập và tự động hoá các quy trình cần có để tổ chức các sự kiện khuyến mãi hoặc flash sales và ra mắt sản phẩm mới. 

Sử dụng LaunchPad, doanh nghiệp có thể:

  • Tạo, lên lịch để tự động thực hiện một số tác vụ như đăng tải sản phẩm, điều chỉnh giá, thay đổi hình ảnh, banner phù hợp với sự kiện cụ thể…
  • Thiết lập các câu lệnh phức tạp (complex scripts) như cung cấp quà tặng miễn phí khi mua một số mặt hàng nhất định, giao hàng miễn phí tuỳ thuộc vào loại và giá trị đơn hàng, tạo ưu đãi cho sản phẩm…
  • Theo dõi hoạt động của sự kiện để so sánh, phân tích và đánh giá doanh số bán hàng đợt này với đợt trước và thực hiện các điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu đề ra. 

Tuỳ chỉnh trải nghiệm thanh toán

Nếu các doanh nghiệp với các gói Shopify tiêu chuẩn phải sử dụng các apps hoặc giải pháp thay thế để tối ưu chuyển đổi và thúc đẩy doanh số bán hàng thì các doanh nghiệp triển khai Shopify Plus đã có Shopify Script

Đây là tính năng chỉ dành cho các nhà bán hàng Shopify Plus, cho phép cung cấp trải nghiệm khách hàng được cá nhân hoá tại giỏ hàng và khi thanh toán. Doanh nghiệp có thể sử dụng ứng dụng Script Editor để tăng sự kiểm soát đối với cách khách hàng tương tác với website thương mại điện tử bằng cách tạo các ưu đãi và giảm giá đặc biệt, thêm sản phẩm up-sell, cross-sell cũng như tuỳ chỉnh trải nghiệm thanh toán. 

Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Tuỳ chỉnh trải nghiệm thanh toán
Tuỳ chỉnh trải nghiệm thanh toán

Với mức độ tự chủ cao mà Shopify Script mang đến, doanh nghiệp có thể tự do thử nghiệm để mang đến trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. 

Có ba loại script mà doanh nghiệp có thể thử nghiệm bao gồm:

  • Script mục hàng: các script có thể điều chỉnh giá của một sản phẩm bất cứ khi nào sản phẩm đó được thêm hoặc xóa khỏi giỏ hàng;
  • Script vận chuyển: các script này có thể được sử dụng để thay đổi hình thức và phí vận chuyển;
  • Script thanh toán: các script này có thể đổi tên, ẩn và sắp xếp lại cổng thanh toán và sẽ chạy mỗi khi khách hàng truy cập vào trang phương thức thanh toán khi thanh toán. 

Một số mẫu Script có thể tham khảo để tùy chỉnh:

  • Tỷ lệ phần trăm (%) giảm giá cho sản phẩm;
  • Số tiền ($) giảm giá cho sản phẩm;
  • Giảm giá hàng loạt;
  • Mua một tặng một (BOGO);
  • Sửa đổi cước phí vận chuyển;
  • Sắp xếp lại cổng thanh toán;
  • Ẩn cổng thanh toán;

Bảo mật nâng cao

Shopify Plus đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về bảo mật trực tuyến đồng thời các doanh nghiệp Shopify Plus đều có chứng chỉ SSL, được dùng để mã hoá thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin thẻ tín dụng. 

Ngoài ra, Shopify Plus còn cung cấp xác thực hai yếu tố và tính năng khôi phục tài khoản giúp bảo vệ website trước các truy cập trái phép.

Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Bảo mật nâng cao
Bảo mật nâng cao

Đặc biệt, doanh nghiệp có thể nhận được chứng chỉ Extended Validation SSL – mức bảo vệ cao nhất hiện có của Shopify Plus. Khi đó, ổ khóa màu xanh lá cây sẽ hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt giúp khách hàng biết rằng website của doanh nghiệp an toàn khi sử dụng.

Shopify Plus còn cung cấp công cụ phân tích gian lận, cho phép doanh nghiệp giám sát trang web nhằm phát hiện hoạt động bất thường. Ví dụ, khi phát hiện bất kỳ đơn đặt hàng gian lận nào, công cụ sẽ gắn cờ để doanh nghiệp quyết định huỷ hoặc thực hiện đơn hàng. 

Hỗ trợ triển khai B2B

Shopify Plus cung cấp một loạt các tính năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử B2B, bao gồm:

  • Tùy chọn thanh toán linh hoạt;
  • Quản lý đặt hàng và tái đặt hàng;
  • Tuỳ chỉnh giá;
  • Tích hợp ERP, OMS và CRM;
Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Hỗ trợ triển khai B2B
Hỗ trợ triển khai B2B

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thiết lập kênh bán sỉ (wholesale) để bán cho khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn.

Trên đây là 6 tính năng Shopify Plus vượt trội nhất mà các doanh nghiệp có thể tận dụng để thúc đẩy sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn miễn phí giải pháp 

Xem tiếp
10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất
SHOPIFY PLUS: 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÀNH CÔNG NHẤT
09/05/2023
7,205
2
0
1

Shopify Plus là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn và đang phát triển nhanh chóng. Ở thời điểm hiện tại, có hơn 27 nghìn webstores đang vận hành trên nền tảng này. 

Dưới đây là 10 thương hiệu đã thành công khi chinh phục khách hàng với trải nghiệm mua sắm trực tuyến bằng cách triển khai xây dựng và vận hành website thương mại điện tử với Shopify Plus. 

Kylie Cosmetics

Điều làm nên thành công của thương hiệu mỹ phẩm Kylie Cosmetics nằm ở sức hút và độ ảnh hưởng của Kylie Jenner trên mạng xã hội cùng với chiến lược kinh doanh thông minh bằng cách tập trung khai thác tiềm năng của thương mại điện tử. 

Thương hiệu đã chọn Shopify Plus để xây dựng website thương mại điện tử với giao diện chú trọng vào lối thiết kế đơn giản cùng màu hồng và trắng là hai tông màu chủ đạo. Ngoài ra, website chỉ tập trung trình bày các sản phẩm nằm trong bộ sưu tập mà công ty đang tiếp thị. Đây cũng là chiến lược kinh doanh của họ khi giới hạn số lượng sản phẩm bán ra nhằm đánh vào tâm lý FOMO của khách hàng.

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Kylie Cosmetics
Website của Kylie Cosmetics
  • Website: https://kyliecosmetics.com/
  • Lĩnh vực: Mỹ phẩm
  • Lưu lượng truy cập: 572.7 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 23,944 (Hoa Kỳ) và 89,414 (Toàn cầu)

GymShark

Một thương hiệu nổi tiếng khác cũng sử dụng Shopify Plus để triển khai website thương mại điện tử là GymShark. Được thành lập năm 2012, công ty chuyên cung cấp các phụ kiện và trang phục tập gym có  giá trị thương hiệu ban đầu là khoảng 1 triệu USD. Trải qua nhiều năm hoạt động, GymShark chính thức trở thành thương hiệu tỷ đô và đã có mặt tại hơn 131 quốc gia.

Website của GymShark trưng bày danh mục sản phẩm khổng lồ dành cho nam, nữ và trẻ em với đa dạng mẫu mã và đầy đủ kích cỡ. Ngoài ra, công ty tích hợp Instagram vào trang web nhằm tiếp cận và tương tác với lượng người dùng ngày càng nhiều của nền tảng xã hội này. Đồng thời, GymShark biến Instagram thành nơi để tạo cảm hứng phối đồ tập với những sản phẩm của mình, từ đó thúc đẩy mua hàng. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-GymShark
Website của GymShark
  • Website: https://us.shop.gymshark.com/
  • Lĩnh vực: thời trang thể thao
  • Lưu lượng truy cập: 8.2 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 2,706 (Hoa Kỳ) và 4,927 (Toàn cầu)

Fashion Nova

Fashion Nova là thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Bắc Mỹ và Châu Âu với nhiều sản phẩm thời trang, phụ kiện cho nam, nữ và trẻ em với mẫu mã, màu sắc và kích thước đa dạng chuẩn phong cách Âu – Mỹ. Năm 2018, Fashion Nova đứng đầu danh sách những thương hiệu thời trang được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet. 

Website thương mại điện tử của Fashion Nova sử dụng nền tảng Shopify Plus giúp xử lý tốt lượng truy cập khổng lồ với 25.5 triệu/tháng. Trang web cũng có đầy đủ tính năng với lối thiết kế đặc trưng của ngành thời trang. Không những thế, Fashion Nova thường xuyên tung ra những bộ sưu tập mới theo mùa kết hợp với chương trình khuyến mãi rất tốt để thu hút khách hàng mua sắm tại website. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Fashion Nova
Website của Fashion Nova
  • Website: https://www.fashionnova.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 25.5 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 349 (Hoa Kỳ) và 1,471 (Toàn cầu)

Cettire

Cettire là một trong những nhà bán lẻ thời trang cao cấp trực tuyến hàng đầu nước Úc. Thương hiệu chuyên cung cấp quần áo, giày dép và phụ kiện từ hơn 1300 thương hiệu xa xỉ nổi tiếng thế giới như Saint Laurent, Prada, Balenciaga, Gucci, v.v. Năm 2020, công ty này được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Úc, với tổng doanh thu cho năm tài chính 2021 là 124 triệu AUS. 

Thương hiệu đặc biệt lựa chọn Shopify Plus để xây dựng và phát triển website thương mại điện tử. Điều giúp trang web thu hút sự chú ý của nhiều tín đồ thời trang khắp nơi không chỉ bởi đây là điểm đến mua sắm trực tuyến những thương hiệu thời trang cao cấp mà còn bởi giao diện được thiết kế tối giản nhưng hiện đại với video, đồ hoạ hấp dẫn.

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Cettire
Website của Cettire
  • Website: https://www.cettire.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang cao cấp
  • Lưu lượng truy cập: 4 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 7,189 (Hoa Kỳ) và 11,333 (Toàn cầu)

Decathlon Việt Nam

Danh mục sản phẩm của Decathlon rất lớn, có thể đáp ứng mọi nhu cầu cho việc luyện tập thể thao  từ quần áo tập gym, giày chạy bộ, kính bơi, lều cắm trại đến ba lô leo núi. Do đó, không ngạc nhiên khi Decathlon chọn Shopify Plus để phát triển website thương mại điện tử để nhằm tận dụng khả năng tùy chỉnh linh hoạt và mở rộng cao của nền tảng này. 

Nhằm bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, Decathlon đặc biệt chú trọng vào hai kênh bán hàng là website và app bằng cách đưa ra những chương trình ưu đãi hấp dẫn chỉ dành cho những khách hàng mua hàng trên các kênh này. Bên cạnh đó, Decathlon còn tích hợp nhiều phương thức thanh toán và sử dụng mã hoá SSL nhằm đảm bảo trải nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn và hiệu quả. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Decathlon Việt Nam
Website của Decathlon Việt Nam
  • Website: https://www.decathlon.vn/vi
  • Lĩnh vực: Thời trang và phụ kiện thể thao
  • Lưu lượng truy cập: 461 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 1,873 (Việt Nam) và 91,416 (Toàn cầu)

Supersports

Supersports là thương hiệu thời trang và phụ kiện thể thao tiếp theo trong danh sách sử dụng Shopify Plus cho website thương mại điện tử của mình. Đây được đánh giá là nơi mua sắm đáng tin cậy các mặt hàng thời trang chính hãng từ các thương hiệu lớn như Puma, Under Armour, FiLa, Crocs, Adidas, Nike, v.v. 

Thương hiệu thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng mua sắm tại website. Ngoài ra, Supersports dành hẳn một trang riêng để khách hàng dễ dàng kiểm tra những chương trình khuyến mãi đang diễn ra tại các outlets. Để khách hàng không bỏ lỡ bất kỳ một ưu đãi mua sắm nào, công ty triển khai exit popup khuyến khích khách hàng đăng ký để nhận thông tin sản phẩm mới, chương trình ưu đãi, nhận voucher qua email cá nhân. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Supersports
Website của Supersports
  • Website: https://supersports.com.vn/en
  • Lĩnh vực: Thời trang và phụ kiện thể thao
  • Lưu lượng truy cập: 866.7 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 1,266 (Việt Nam) và 63,546 (Toàn cầu)

Durex Việt Nam

Không ai là không biết đến Durex. Bên cạnh chú trọng việc nâng cao sự hiện diện trên các trang mạng xã hội, website thương mại điện tử của Durex cũng được đầu tư phát triển rất chỉn chu trên nền tảng Shopify Plus để đáp ứng trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Durex Việt Nam
Website của Durex Việt Nam
  • Website: https://www.durexvietnam.vn/
  • Lĩnh vực: Sức khỏe cộng đồng
  • Lưu lượng truy cập: 113,6 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 10,716 (Việt Nam) và 494,850 (Toàn cầu)

Swee Lee Việt Nam

Swee Lee là một trong những thương hiệu hàng đầu về dụng cụ âm nhạc tại Việt Nam. Website thương mại điện tử của công ty được xây dựng với Shopify Plus với đầy đủ các tính năng cần thiết để vận hành cũng như mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Swee Lee triển khai exit popup để thu thập email người dùng nhằm phục vụ cho các chiến dịch email marketing. Sản phẩm tại website Swee Lee rất đa dạng như guitar, ukulele, piano với nhiều thuộc tính (mẫu mã, giá tiền, thương hiệu). 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Swee Lee Việt Nam
Website của Swee Lee Việt Nam
  • Website: https://www.sweelee.com.vn/
  • Lĩnh vực: Dụng cụ âm nhạc
  • Lưu lượng truy cập: 33 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 27,269 (Việt Nam) và 1,221,800 (Toàn cầu)

Skechers Việt Nam

Thương hiệu giày đình đám của Mỹ – Skechers cũng sử dụng Shopify Plus để xây dựng website thương mại điện tử. Skechers phát triển những dòng sản phẩm chất lượng và thoải mái, phù hợp với xu hướng thời trang đang thịnh hành. Bên cạnh các sản phẩm giày dép cho nam, nữ và trẻ em thì những sản phẩm liên quan khác bao gồm quần áo và phụ kiện cũng đang được phát triển mở rộng. Nhằm khuyến khích khách hàng mua sắm trên website nhiều hơn, Skechers Việt Nam liên tục tung ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng nhiều quà tặng và voucher. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Skechers Việt Nam
Website của Skechers Việt Nam
  • Website: https://www.skechersvn.vn/
  • Lĩnh vực: Giày dép
  • Lưu lượng truy cập: 40,6 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 7,568 (Việt Nam) và 340,941 (Toàn cầu)

Trollbeads Việt Nam

Trang web của thương hiệu trang sức Trollbeads đang sử dụng nền tảng thương mại điện tử Shopify Plus. Là một nhà tiên phong về đồ trang sức đính đá tốt nhất trên thế giới, Trollbeads mang đến cho người tiêu dùng những món đồ trang sức sang trọng, cao cấp được chế tác công phu và sắc sảo. Khách hàng nam và nữ có thể tùy chỉnh đồ trang sức từ vòng tay, nhẫn, vòng cổ, bông tai phù hợp với sở thích, tính cách và câu chuyện của mỗi người. 

Ngoài ra, vào những dịp lễ đặc biệt, Trollbeads sẽ trưng bày trên website những sản phẩm phù hợp để khách hàng khi truy cập có thể dễ dàng lựa chọn. Hình ảnh sản phẩm rõ ràng và được trình bày ở nhiều góc độ giúp khách hàng tiện quan sát những đường nét thiết kế và hoa văn tinh xảo của từng món đồ trang sức. Bên cạnh đó, website của Trollbeads còn dành hẳn một chuyên mục để nói về làng nghề thủ công mỹ nghệ, câu chuyện của những viên đá và cách bảo quản trang sức. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Trollbeads Việt Nam
Website của Trollbeads Việt Nam
  • Website: https://www.trollbeads.vn/
  • Lĩnh vực: Trang sức
  • Lưu lượng truy cập: 5.1 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 1,237,901 (Việt Nam) và 14,795,357 (Toàn cầu)

Trên đây là bài tổng hợp và đánh giá của SECOMM cho 10 website thương mại điện tử đã thành công với nền tảng Shopify Plus giúp chinh phục khách hàng và trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. 

Xem thêm: Khác biệt đáng chú ý giữa Shopify Plus và Adobe Commerce

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử chuyên nghiệp.

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) để nhận được sự tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
Khác Biệt Đáng Chú Ý Giữa Shopify Plus và Adobe Commerce
SHOPIFY PLUS VS ADOBE COMMERCE: KHÁC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý
08/05/2023
7,110
2
0
1

Trong số các nền tảng thương mại điện tử được các doanh nghiệp quy mô từ vừa đến lớn và đang phát triển nhanh chóng cân nhắc lựa chọn là Shopify Plus và Adobe Commerce. Cả hai đều phù hợp để các doanh nghiệp vừa và lớn sử dụng để xây dựng website thương mại điện tử nhờ khả năng tuỳ chỉnh linh hoạt và mở rộng cao. Tuy nhiên, giữa Shopify Plus và Adobe Commerce đều tồn tại nhiều sự khác biệt đáng lưu ý. 

Tổng quan

Adobe Commerce là gì?

Adobe Commerce với tên gọi trước đây là Magento Commerce là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến rất lớn với mức tăng trưởng cao cùng nhu cầu tuỳ chỉnh và mở rộng lớn. Adobe Commerce có hai phiên bản, bao gồm:

  • Adobe Commerce on-premise: phiên bản self-hosted, tại đây doanh nghiệp tự chủ về hosting;
  • Adobe Commerce on-cloud: phiên bản cloud-hosted, tại đây doanh nghiệp được cung cấp hosting với mức phí nhất định.
Khác Biệt Đáng Chú Ý Giữa Shopify Plus và Adobe Commerce-Adobe Commerce là gì
Adobe Commerce là gì?

Cả hai lựa chọn mang đến cho doanh nghiệp cơ hội phát triển và tùy chỉnh website không giới hạn và đều là phiên bản trả phí. Điểm khác biệt đó là Adobe Commerce on-premise không cung cấp hosting còn phiên bản on-cloud thì có. Hơn nữa, on-cloud có hỗ trợ tự động cập nhật ở mức độ nhất định nên chi phí sử dụng sẽ cao hơn so với on-premise. Vì vậy, tùy vào nhu cầu triển khai, doanh nghiệp sẽ có lựa chọn phù hợp. 

Ngoài ra còn có Magento Open Source – phiên bản miễn phí với nhiều tính năng vượt trội.

Shopify Plus là gì?

Đây được xem là phiên bản nâng cấp của các gói Shopify tiêu chuẩn được tạo ra dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh. Mang bản chất của nền tảng SaaS nên Shopify Plus được thiết kế dễ sử dụng, thân thiện với người dùng nên những doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai. 

Khác Biệt Đáng Chú Ý Giữa Shopify Plus và Adobe Commerce-Shopify Plus là gì
Shopify Plus là gì?

Xem thêm: Ưu Nhược Điểm Của Shopify Plus

Khác biệt chính giữa Shopify Plus và Adobe Commerce 

Chi phí triển khai

  • Shopify Plus:
    • Chi phí giấy phép sử dụng nền tảng: Bắt đầu từ $2,000/tháng và khi doanh nghiệp đạt doanh thu từ $800,000/tháng Shopify Plus tính phí dựa trên doanh thu với 0,25% doanh thu mỗi tháng. Tuy nhiên, phí thu sẽ không vượt quá $40.000/tháng hay $480.000/năm.
    • Chi phí giao dịch: Phí giao dịch thẻ tín dụng sẽ dao động từ 1,5% đến 2,5%/giao dịch. Phí giao dịch với cổng thanh toán bên thứ ba như PayPal, 2Checkout, Skrill là 0,15%/giao dịch, nếu doanh nghiệp sử dụng Shopify Payments, phí này sẽ được miễn. 
    • Chi phí hosting: Chi phí doanh nghiệp thanh toán cho Shopify Plus đã bao gồm chi phí hosting nên doanh nghiệp không phải bỏ thêm tiền cho hosting, bảo trì, cập nhật, bảo mật vì đây là nhiệm vụ của Shopify.  
    • Chi phí xây dựng: Về lý thuyết doanh nghiệp có thể sử dụng themes có sẵn của Shopify để xây dựng website với mức giá từ $0 đến $180. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp để tận dụng tối đa khả năng tùy chỉnh và mở rộng của Shopify Plus nên chi phí xây dựng dựa trên nhu cầu sẽ dao động từ $10,000 đến $250,000. Để chi phí xây dựng trở nên hợp lý doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ nhu cầu phát triển cũng như các tính năng mong muốn có trong website thương mại điện tử của mình. 
  • Adobe Commerce:
    • Chi phí giấy phép sử dụng nền tảng: Đối với phiên bản on-premise chi phí dao động từ $22,000 đến $125,000/năm. Đối với phiên bản on-cloud, chi phí dao động từ $40,000 đến $190,000/năm. 
    • Chi phí giao dịch: Phí giao dịch sẽ tuỳ vào nhà cung cấp dịch vụ thanh toán doanh nghiệp sử dụng, từ khoảng 2,9%/giao dịch. Thế nhưng doanh nghiệp cần liên hệ với Adobe để có thông tin chi tiết hơn. 
    • Chi phí hosting: Đối với phiên bản on-premise, doanh nghiệp tự chủ về hosting nên phí này doanh nghiệp sẽ trả cho đơn vị cung cấp hosting. Riêng on-cloud, Adobe sẽ đảm nhận việc cung cấp hosting với mức giá từ khoảng $500 đến $10,000/tháng. Phí này sẽ khác nhau tuỳ vào quy mô cũng như nhu cầu tuỳ chỉnh, mở rộng của mỗi doanh nghiệp. 
    • Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng website trên nền tảng mã nguồn mở thường cao hơn so với trên nền tảng SaaS. Vì thế chi phí xây dựng của Adobe Commerce so với Shopify Plus lẽ đương nhiên sẽ cao hơn, từ $100,000 đến $500,000/dự án. Tuy nhiên, Adobe Commerce cung cấp nhiều hơn khả năng mở rộng và phát triển các tính năng tùy chỉnh. 
Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý
Chi phí triển khai Shopify Plus và Adobe Commerce

Khả năng tùy chỉnh và mở rộng

  • Khả năng tùy chỉnh

Adobe Commerce là một nền tảng mã nguồn mở, nghĩa là các nhà phát triển có thể truy cập vào mã nguồn, giúp việc tuỳ chỉnh trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo các tính năng và tích hợp tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể. 

Shopify Plus cũng cung cấp khả năng tùy chỉnh cao với nhiều themes, plugin, apps có sẵn. Tuy nhiên, vì là nền tảng SaaS nên khả năng này của Shopify Plus không bằng Adobe Commerce. 

  • Khả năng mở rộng:

Cả hai nền tảng đều có khả năng mở rộng cao có thể xử lý lưu lượng truy cập và số lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của Adobe Commerce cao hơn so với Shopify Plus, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có danh mục sản phẩm lớn, phức tạp hoặc nhu cầu quản lý tồn kho lớn. 

Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở mạnh mẽ của Adobe Commerce giúp các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô, xử lý lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng tăng cao. Ngoài ra, Adobe Commerce còn cung cấp nhiều tính năng nâng cao hơn để quản lý danh mục sản phẩm, giá cả và khuyến mãi. Điều này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp quy mô lớn.

Nhìn chung, Adobe Commerce cung cấp khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao hơn so với Shopify Plus nhưng quá trình xây dựng website với Adobe Commerce phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà phát triển phải có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn về kỹ thuật. Trong khi đó, Shopify Plus được biết đến là một nền tảng dễ sử dụng, thân thiện với người dùng giúp các doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai. 

Hỗ trợ đa cửa hàng

Khả năng hỗ trợ nhiều cửa hàng là yếu tố nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử quy mô lớn, vận hành ở nhiều nơi cân nhắc khi lựa chọn nền tảng. 

Shopify Plus cung cấp cho doanh nghiệp 9 cửa hàng bổ sung để theo dõi tồn kho cũng như fulfill đơn hàng ở nhiều địa điểm khác nhau dựa trên cửa hàng chính, nhưng số lượng địa điểm tối đa là 20. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp phải quản lý riêng lẻ từng cửa hàng và Shopify Plus sẽ thu phí mỗi cửa hàng dựa trên doanh thu của từng cửa hàng. 

Mặt khác, Adobe Commerce cho phép doanh nghiệp quản lý không giới hạn số lượng cửa hàng trên một bảng quản trị duy nhất (single admin panel). Doanh nghiệp có thể đồng bộ tồn kho và chia sẻ danh mục sản phẩm giữa các cửa hàng. 

Ngoài ra, nền tảng cũng cho phép doanh nghiệp tự do thực hiện các thay đổi ở các cấp độ khác nhau. Doanh nghiệp có thể thiết lập phạm vi để quản lý các thuộc tính sản phẩm ở giới hạn địa phương hay toàn cầu. Chính những điều trên mà Adobe Commerce thường là sự lựa chọn của các tập đoàn đa thương hiệu, đa quốc gia, các nhà bán hàng B2B, B2C toàn cầu. 

Vì vậy, sự lựa chọn giữa Shopify Plus và Adobe Commerce cho yếu tố hỗ trợ đa cửa hàng sẽ tuỳ vào mô hình hoạt động, quy mô doanh nghiệp và nhu cầu bổ sung mở rộng cụ thể của từng doanh nghiệp. 

Hỗ trợ triển khai Omnichannel

Adobe Commerce cung cấp cho doanh nghiệp hai tuỳ chọn chính để triển khai Omnichannel:

  • Quản lý đơn hàng (Order Management) giúp doanh nghiệp quản lý đơn đặt hàng, giao hàng, đổi trả hàng và tồn kho trên nhiều kênh khác nhau. 
  • Tiện ích mở rộng bên thứ ba (Third-party Extensions), nền tảng cũng cung cấp một loạt tiện ích mở rộng và tích hợp bên thứ ba giúp doanh nghiệp triển khai Omnichannel hiệu quả. 

Tương tự, Shopify Plus cũng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai Omnichannel trên nhiều kênh. Một trong những tính năng nổi bật của Shopify Plus là hệ thống điểm bán hàng mạnh mẽ, Shopify POS (Điểm bán hàng), hỗ trợ tích hợp các điểm bán hàng một cách liền mạch trên nhiều kênh từ online đến offline. 

Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý
Khác biệt đáng chú ý giữa Shopify Plus và Adobe Commerce

Nhìn chung, Shopify Plus phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa đến lớn có tốc độ phát triển nhanh chóng và cần các giải pháp tùy chỉnh, mở rộng cao. Thế nhưng, Adobe Commerce mang đến sự linh hoạt cũng như khả năng tùy chỉnh và mở rộng hơn cả Shopify Plus.

Trên thực tế, những nền tảng càng linh hoạt và có thể tùy chỉnh, mở rộng cao thì quá trình triển khai càng phức tạp và tốn nhiều chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc về quy mô và nhu cầu phát triển để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) để nhận được sự tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools
COMMERCETOOLS LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM COMMERCETOOLS 2023
08/05/2023
6,736
2
0
1

Lựa chọn nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử để phát triển hệ thống kinh doanh trực tuyến luôn là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi thâm nhập vào thị trường tỷ đô này. 

Theo Builtwith, hiện nay đang có hơn 200 nền tảng để xây dựng website, đứng đầu là các nền tảng phổ biến như Magento, Woocommerce, Shopify, Wix,… trong đó đang có một nền tảng được nhiều doanh nghiệp lớn ưa chuộng chính là Commercetools.

Kể từ tháng 9 năm 2021, Commercetools đã huy động được tổng cộng 308,1 triệu USD sau 6 lần gọi vốn và năm 2022 doanh thu thuần của nền tảng này đã cán mốc 39.1 triệu USD, chứng minh được khả năng phát triển của mình trong thị trường này.

Commercetools là gì?

Commercetools là nền tảng thương mại điện tử đám mây (cloud-based eCommerce) được xây dựng trên kiến trúc MACH (Microservices-based, API-first, Cloud-native, Headless) để tùy chỉnh hệ thống thương mại điện tử sao cho phù hợp với nhu cầu chính xác của doanh nghiệp và khách hàng.

Ngoài ra, Commercetools là nhà sáng lập nên giải pháp Headless Commerce (Thương mại không đầu) giúp các doanh nghiệp có thể thay đổi tùy biến giữa frontend và backend mà không gây ảnh hưởng nhau.

Nhờ nhiều năm đầu tư vào công nghệ trong lĩnh vực thương mại điện tử, Commercetools được đánh giá là ‘Nền tảng dẫn đầu’ bởi nhiều doanh nghiệp tư vấn uy tín như Gartner Magic Quadrant, Forrester B2C Commerce Solutions Wave™IDC MarketScape: Headless Digital Commerce.

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-commercetools là gì
Một số thương hiệu đang sử dụng Commercetools có thể kể đến như Audi, BMW, Volkswagen, Qantas, v.v.

Commercetools hoạt động như thế nào?

Microservices-based

Microservices-based, hay còn được gọi là vi dịch vụ, là kiến trúc phát triển phần mềm mà các ứng dụng được chia thành các thành phần nhỏ hơn và độc lập với nhau. Mỗi microservice đảm nhiệm một chức năng cụ thể, có thể được phát triển, triển khai và quản lý độc lập với các microservice khác trong hệ thống thương mại điện tử. 

Kiến trúc Microservices-based giúp tăng tính linh hoạt, khả năng mở rộng và giúp các nhà phát triển, nhà quản lý dễ dàng bảo trì và cập nhật các thành phần của hệ thống mà không ảnh hưởng đến các thành phần khác.

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Microservices-based
Microservices-based tại Commercetools

Cách tiếp cận kiến trúc Microservices-based dựa trên việc tập hợp các vi dịch vụ sẽ giúp cho Commercetools triển khai từng phần giữa frontend và backend một cách độc lập, mang lại phản hồi nhanh hơn, đáng tin cậy hơn và nhanh chóng hơn so.

API-first

API-first là một phương pháp thiết kế phần mềm bằng cách tập trung vào việc xây dựng các API (Application Programming Interface) trước khi xây dựng hệ thống thương mại điện tử. Thay vì xây dựng hệ thống trước rồi tạo ra các API tương ứng, API-first yêu cầu các nhà phát triển xác định các API cần thiết trước rồi mới sử dụng các API này để xây dựng hệ thống thương mại điện tử. 

Phương pháp API-first giúp giúp tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng của hệ thống, giảm thiểu thời gian phát triển, đồng thời đảm bảo tính tương thích và tương tác giữa các chức năng khác nhau.

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Microservices-based-API-First
API-First tại Commercetools

Hiện nay, Commercetools đang cung cấp hơn 300 API có thể được sử dụng riêng biệt để xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp. 

Cloud-native

Cloud-native là một kiến trúc phát triển và triển khai được thiết kế để tận dụng các tính năng của đám mây như tính linh hoạt, tính khả dụng, bảo mật và tự động hóa. 

Kiến trúc cloud-native thường bao gồm việc sử dụng các ứng dụng phân tán (Distributed Applications), Microservices, tự động hóa và tích hợp tiện ích để đạt được tính sẵn sàng cao và khả năng mở rộng linh hoạt.

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Cloud-native
Cloud-native tại Commercetools

Commercetools sử dụng Cloud-native được lưu trữ trên Google Cloud và Amazon Web Services (AWS), đây là 2 thương hiệu lớn được nhiều bên sử dụng trong các trung tâm dữ liệu có chứng nhận ở Châu Âu, Hoa Kỳ và APAC. 

Xem thêm: Cloud eCommerce là gì? Lợi ích từ thương mại điện tử đám mây

Headless

Headless là kiến trúc phần mềm mà phần giao diện người dùng (UI – User Interface) và phần cơ sở hạ tầng (backend) của hệ thống được tách rời và hoạt động độc lập với nhau. Trong một kiến trúc headless, phần UI được thiết kế chỉ để tập trung vào khả năng hiển thị nội dung và tương tác với người dùng, trong khi phần backend chịu trách nhiệm về xử lý logic kinh doanh, lưu trữ dữ liệu và cung cấp các API để tương tác với các ứng dụng khác.

Kiến trúc headless cung cấp tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao, cho phép các nhà phát triển và các nhà quản lý tập trung vào một phần của hệ thống mà không cần thay đổi toàn bộ kiến trúc. Nó cũng giúp tăng tính đa dạng và khả năng tương thích của các ứng dụng, do có thể sử dụng các phần mềm UI khác nhau để hiển thị nội dung cho người dùng.

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Headless
Headless tại Commercetools

Với tư cách là nhà tiên phong trong công nghệ Headless Commerce, Commercetools mang đến một môi trường mở, tách rời, cho phép khả năng tùy biến vô hạn trên tất cả các kênh thương mại điện tử.

Ưu điểm khi sử dụng Commercetools

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Ưu điểm khi sử dụng commercetools
Ưu điểm khi sử dụng commercetools

Tính linh hoạt cao

Commercetools có khả năng linh hoạt với các kiến trúc API có thể tương thích với bất kỳ hệ thống hoặc ứng dụng nào. Điều này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp và mở rộng hệ thống thương mại điện tử theo nhu cầu.

Bán hàng đa kênh

Commercetools hỗ trợ nhiều kênh bán hàng bao gồm website thương mại điện tử, ứng dụng di động, các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, kênh bán lẻ truyền thống, v.v. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở nhiều nơi khác nhau, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.

Khả năng mở rộng cao

Commercetools được xây dựng với kiến trúc MACH, giúp Commercetools có khả năng mở rộng linh hoạt bằng cách thêm hoặc bớt các chức năng riêng biệt khi cần, giúp dễ dàng thích ứng với các nhu cầu kinh doanh luôn thay đổi của thị trường.

Cá nhân hóa trải nghiệm

Commercetools cung cấp các tính năng cá nhân hóa để giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, cho phép các doanh nghiệp phân khúc khách hàng dựa trên hành vi và sở thích của họ, đồng thời cung cấp cho họ các đề xuất và ưu đãi sản phẩm được cá nhân hóa.

Nhược điểm khi sử dụng Commercetools

Commercetools Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Commercetools-Nhược điểm khi sử dụng commercetools
Nhược điểm khi sử dụng commercetools

Khan hiếm nhà phát triển

Commercetools là một nền tảng có khả năng tùy chỉnh cao nên sẽ đòi hỏi một đội ngũ các nhà phát triển có chuyên môn để triển khai và duy trì hệ thống thương mại điện tử.

Ngoài ra, Commercetools là một nền tảng tương đối mới so với các nền tảng phổ biến khác như Shopify, Magento, WooCommerce, v.v nên không có nhiều doanh nghiệp và nhà phát triển giàu kinh nghiệm để lựa chọn.

Chi phí cao

Chi phí sử dụng Commercetools thường khá cao và phụ thuộc vào doanh thu tổng của doanh nghiệp, kèm với chi phí tích hợp với các tiện ích bên thứ ba, chi phí phát triển và thiết lập hệ thống thương mại điện tử. 

Nếu doanh nghiệp có doanh thu hàng năm cao nhất khoảng 100.000.000 USD thì doanh nghiệp sẽ phải trả cho Commercetools khoảng 120.000 USD chi phí giấy phép sử dụng hàng năm.

Có thể thấy rằng Commercetools là một nền tảng được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến để xây dựng website thương mại điện tử có độ phức tạp cao nhưng thường chỉ phù hợp với các tập đoàn lớn, có ngân sách lớn để triển khai hệ thống đặc thù của mình.

Với kinh nghiệm nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu tiềm năng của Commercetools đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như khó khăn và thách thức khi xây dựng.

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) để nhận được sự tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
SHOPIFY PLUS LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA SHOPIFY PLUS
28/04/2023
8,162
2
0
1

Shopify đại diện cho một tên tuổi đáng tin cậy trong phát triển thương mại điện tử và là sự lựa chọn của nhiều thương hiệu vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn cùng tốc độ tăng trưởng nhanh, nền tảng Shopify thông thường có lẽ không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng bên cạnh việc tốn kém nhiều chi phí vận hành và bảo trì website. Do đó, Shopify Plus ra đời nhằm mục đích giải quyết những vấn đề kể trên. 

Shopify Plus là gì?

Ra mắt năm 2014, Shopify Plus là phiên bản nền tảng thương mại điện tử cấp doanh nghiệp (enterprise-level) được cung cấp bởi Shopify. Shopify Plus được thiết kế dành riêng cho các thương hiệu lớn với tổng giá trị giao dịch hàng năm trên 1 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng cao.

Shopify Plus Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Shopify Plus - Định nghĩa
Shopify Plus là gì?

Nói cách khác, Shopify sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó Shopify Plus dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới đang triển khai Shopify Plus bao gồm Gymshark, Kylie Cosmetics, Redbull, Fashion Nova, Fenty Beauty, v.v. Riêng tại Việt Nam, Shopify Plus được các thương hiệu hàng đầu tin tưởng lựa chọn như Durex Việt Nam, Skechers Việt Nam, Trollbeads Việt Nam, Supersports v.v.

Xem thêm: Ưu và Nhược điểm của Shopify khi triển khai thương mại điện tử

Khác biệt chính giữa Shopify và Shopify Plus

Shopify vs Shopify Plus
Shopify vs Shopify Plus

Ưu điểm của Shopify Plus

Shopify Plus Là Gì Ưu Điểm Của Shopify Plus
Ưu Điểm Của Shopify Plus

Dễ sử dụng 

Mang đặc trưng của nền tảng thương mại điện tử SaaS nên Shopify Plus được thiết kế dễ sử dụng giúp những doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng bắt tay xây dựng và vận hành website. 

Ngoài ra, với Shopify Plus, doanh nghiệp không cần bận tâm nhiều về việc quản lý máy chủ, bảo mật hay cập nhật và bảo trì  website. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn thời gian để tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn như bán hàng, marketing hay chăm sóc khách hàng.  

Hỗ trợ khách hàng

Shopify Plus cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 và trình quản lý tài khoản chuyên dụng, có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề hoặc câu hỏi phát sinh qua email, chat và hotline. Mức hỗ trợ này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn có thể có nhu cầu phức tạp hơn và cần sự quan tâm mang tính cá nhân nhiều hơn.

Công cụ hỗ trợ

Các công cụ được tích hợp sẵn là một lợi thế khác của Shopify Plus hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quản lý website thương mại điện tử. Trong số đó phải kể đến quản lý sản phẩm, theo dõi hàng tồn kho, xử lý thanh toán, vận chuyển, tính thuế, phân tích nâng cao v.v.

Ngoài ra, Shopify Plus còn cung cấp nhiều templates và apps có thể tùy chỉnh, cho phép doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử có giao diện hiện đại, chuyên nghiệp và giàu tính năng mà không cần có chuyên môn kỹ thuật cao. Những tiện ích của Shopify Plus cũng cho phép doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô khi nhu cầu của họ thay đổi theo thời gian.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp lựa chọn Shopify Plus có toàn quyền truy cập vào các chương trình độc quyền của Shopify như Chương trình thương gia thành công (Merchant Success Program), Học viện Shopify Plus, Chương trình đối tác Shopify Plus, cộng đồng Shopify Plus trên Facebook. 

Khả năng mở rộng

Khác với phiên bản Shopify thuần tuý, Shopify Plus trở thành sự lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp có quy mô lớn nhờ vào khả năng mở rộng cao. Nền tảng có thể dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô tuỳ vào nhu cầu của doanh nghiệp, giúp xử lý tốt lưu lượng truy cập website và đơn hàng tăng đột biến trong những mùa mua sắm cao điểm hoặc vào những thời điểm diễn ra chương trình khuyến mãi.

Khả năng tùy chỉnh

Một trong những ưu điểm quan trọng khác của Shopify Plus nằm ở khả năng tùy chỉnh cao, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh website thương mại điện tử phù hợp với từng nhu cầu cụ thể như tuỳ chỉnh template, apps, thanh toán, tích hợp, v.v.

Qua đó, website thương mại điện tử được xây dựng mang tính độc đáo và sáng tạo, làm nổi bật hình ảnh thương hiệu đồng thời mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Chính sự linh hoạt trong khả năng tùy chỉnh đã đưa Shopify Plus trở thành công cụ mạnh mẽ thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến và tăng trưởng bền vững. 

Bảo mật 

Bảo mật là yếu tố được ưu tiên chú trọng hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn. Shopify Plus là nền tảng tuân thủ PCI đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu của thẻ thanh toán, đảm bảo tất cả các giao dịch thanh toán được xử lý thông qua nền tảng này đều an toàn.

Tất cả dữ liệu của khách hàng đều được mã hoá bằng SSL giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng khỏi việc truy cập trái phép. Ngoài ra, Shopify Plus có tính năng bảo vệ DDoS tích hợp, giúp bảo vệ chống lại các cuộc tấn công nguy hiểm có thể làm gián đoạn lưu lượng truy cập và khả năng truy cập website. 

Nhược điểm của Shopify Plus

Shopify Plus Là Gì Nhược Điểm Của Shopify Plus
Nhược Điểm Của Shopify Plus

Hạn chế quản lý nội dung

Quản lý nội dung vốn không phải là thế mạnh của cả hai phiên bản Shopify và Shopify Plus so với các nền tảng khác, đặc biệt là WordPress. Một trong số hạn chế phải kể đến đầu tiên là chức năng viết blog hạn chế, gây khó khăn cho việc tạo và quản lý danh mục blog trên website.

Không những thế, nếu nội dung là yếu tố cốt lõi của chiến lược marketing thì hạn chế này rất đáng xem xét vì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc tối ưu SEO. Một hạn chế khác nằm ở quyền kiểm soát đối với cấu trúc URL của trang sản phẩm dẫn đến việc tối ưu URL cho công cụ tìm kiếm gặp nhiều hạn chế. 

Nhìn chung, Shopify Plus cung cấp nhiều tính năng để doanh nghiệp xây dựng và quản lý website thương mại điện tử, nhưng nếu doanh nghiệp ưu tiên việc quản lý nội dung thì có lẽ nên tìm đến những nền tảng khác cung cấp các tính năng nâng cao hơn. 

Phụ thuộc vào nền tảng

Nếu doanh nghiệp xây dựng website dựa trên mã nguồn mở, việc chuyển đổi giữa nền tảng này sang nền tảng khác khá đơn giản và doanh nghiệp sẽ được giữ mã nguồn và toàn bộ dữ liệu. Tuy nhiên, đối với các nền tảng SaaS thì ngược lại.

Shopify Plus là một nền tảng SaaS, toàn bộ hệ thống website của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trên server của Shopify nên quyền sở hữu và kiểm soát mã nguồn, dữ liệu sẽ thuộc về Shopify Plus. Nghĩa là dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh trên website thương mại điện tử sẽ dính chặt (lock-in) vào cơ sở dữ liệu của Shopify. Điều này đưa đến 2 vấn đề:

  • Rủi ro nhà cung cấp

Giả sử nếu Shopify phá sản hoặc gặp các rủi ro bất khả kháng thì toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng này sẽ mất hết và không thể lấy được toàn bộ dữ liệu mới nhất. Tuy nhiên rủi ro này khó xảy ra.

  • Xuất dữ liệu

Trong trường hợp ngừng sử dụng Shopify và chuyển sang một nền tảng khác thì doanh nghiệp có thể truy xuất dữ liệu ra file CSV chứa thông tin sản phẩm, tài khoản khách hàng, tồn kho, đơn hàng, v.v. Tuy nhiên, các dữ liệu được Shopify cho phép truy xuất lại chưa phải là toàn bộ mà chỉ là một phần.

Yêu cầu cao về chuyên môn

Mặc dù Shopify Plus được đánh giá dễ sử dụng và thân thiện với cả những người dùng không có thế mạnh về kỹ thuật nhưng để triển khai thương mại điện tử hiệu quả với Shopify Plus, doanh nghiệp cần một số kiến thức chuyên môn nhất định. Shopify Plus là một nền tảng có khả năng tùy chỉnh cao nên các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết nhất định cũng như hợp tác với các nhà phát triển giàu kinh nghiệm để tận dụng tối đa các tính năng và khả năng của nền tảng này. 

Chi phí triển khai Shopify Plus

Chi phí sử dụng Shopify Plus sẽ được tính dựa trên doanh thu. Ban đầu, mỗi doanh nghiệp sẽ trả tối thiểu $2000/tháng cho các thiết lập và tích hợp tiêu chuẩn. Sau khi đạt doanh số $800.000/tháng, Shopify Plus sẽ thu phí từ doanh nghiệp dựa trên doanh thu (revenue-based payment) với 0.25% doanh thu mỗi tháng. Tuy nhiên, phí thu sẽ không vượt quá $40.000/tháng hay $480.000/năm. 

Chi phí hợp lý

Thoạt nhìn thì đây có vẻ là một khoản tiền lớn nhưng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, mức giá này là hợp lý vì Shopify Plus cung cấp một nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn so với các gói Shopify tiêu chuẩn. 

  • Lý do 1: 

Như đã đề cập, lợi thế chính của Shopify Plus nằm ở khả năng mở rộng và khả năng tùy chỉnh. Điều này lại là nhược điểm của các gói Shopify tiêu chuẩn. Một doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng sẽ cần một nền tảng thương mại điện tử có thể đáp ứng tốt nhu cầu mở rộng và phát triển.

Shopify Plus được thiết kế để xử lý doanh số bán hàng số lượng lớn và có thể hỗ trợ 10.000 giao dịch mỗi phút. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh website thương mại điện tử và tận dụng các tính năng và công cụ tích hợp sẵn để tối ưu quy trình vận hành, quản lý và bán hàng. 

  • Lý do 2: 

Một lợi thế khác của Shopify Plus đó là doanh nghiệp không phải trả phí hosting, sửa lỗi, bảo trì, cập nhật. Khoản phí bổ sung doanh nghiệp cần trả là phí giao dịch, cụ thể:

Phí giao dịch thẻ tín dụng (credit card transaction fee) doanh nghiệp phải thanh toán cho Shopify Plus sẽ khác nhau tùy theo quốc gia nhưng thường sẽ dao động trong khoảng 1.5% đến 2.5% trên mỗi giao dịch

Ngoài ra, Shopify Plus sẽ tính một khoản phí nhỏ khoảng 0.15% cho giao dịch với cổng thanh toán bên thứ 3 nhưng phí này sẽ được miễn nếu webstore của doanh nghiệp chấp nhận phương thức thanh toán Shopify Payments. 

So với 3 gói tiêu chuẩn của Shopify, chi phí giao dịch thẻ tín dụng của Shopify Plus vẫn khá thấp, với mức chênh lệch như sau:

  • Basic ($29/tháng) – 2.9% + 30 cents trên mỗi giao dịch
  • Shopify ($79/tháng) – 2.6% + 30 cents trên mỗi giao dịch
  • Advanced ($299/tháng) – 2.4% + 30 cents trên mỗi giao dịch
  • Shopify Plus (từ $2000/tháng) – 2.15% + 30 cents trên mỗi giao dịch (mức phí tham khảo tại thị trường Hoa Kỳ)

→ Có thể thấy nếu so với gói cao nhất của Shopify tiêu chuẩn – Advanced thì phí giao dịch thẻ tín dụng của Shopify Plus sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp 0.25%. 

Xét tiếp về khoản phí cho giao dịch với bên thứ ba:

    • Basic: 2% trên mỗi giao dịch
    • Shopify: 1% trên mỗi giao dịch
    • Advanced: 0.5% trên mỗi giao dịch 
    • Shopify Plus: 0.15% trên mỗi giao dịch

→ Hoàn toàn có thể thấy sự khác biệt về khoản phí giao dịch với bên thứ ba và Shopify Plus là sự lựa chọn tốt hơn. 

  • Lý do 3:

Shopify có kho ứng dụng khổng lồ với hơn 6000 ứng dụng được phát triển bởi Shopify và bên thứ ba. Điều đặc biệt là hiện có nhiều ứng dụng được phát triển dành riêng cho Shopify Plus. Tuỳ vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà chi phí cài đặt app có thể dao động từ $0 đến vài trăm đô hoặc vài ngàn đô mỗi tháng

Các thiết lập cơ bản của nền tảng Shopify Plus đã đủ để doanh nghiệp vận hành và quản lý website. Tuy nhiên để triển khai hiệu quả hơn và mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn, có thể doanh nghiệp cần cài đặt thêm một số ứng dụng của Shopify và điều này phát sinh chi phí. Lẽ đương nhiên với chi phí bỏ ra cho những ứng dụng này, doanh nghiệp sẽ thu về lợi ích tương đương.

Chi phí còn nhiều bất lợi

Với bản chất là nền tảng thương mại điện tử SaaS, doanh nghiệp sẽ không thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu website và điều này đưa đến nhiều bất lợi về chi phí. Đối với các doanh nghiệp đã đạt đến cấp độ sử dụng Shopify Plus thì nhu cầu sử dụng các tính năng, ứng dụng, công cụ hỗ trợ, tích hợp với bên thứ 3 là rất lớn.

Bên cạnh chi phí sử dụng Shopify Plus cố định hàng tháng, doanh nghiệp còn phải chi trả cho nhu cầu sử dụng các tiện ích đều đặn mỗi tháng. Điều này khiến cho việc quản lý dòng tiền của website quy mô lớn trở nên khó khăn. 

Trong khi đó, đối với các nền tảng mã nguồn mở, chi phí triển khai tuy cao và thời gian triển khai lâu nhưng doanh nghiệp sẽ trả hết chi phí trong một lần duy nhất và sở hữu mã nguồn, dữ liệu cùng các tính năng lâu dài. Vì vậy việc quản lý dòng tiền sẽ trở nên hiệu quả và tiện lợi hơn. 

Sẵn sàng để chuyển đổi sang Shopify Plus?

Với khả năng tùy chỉnh linh hoạt, khả năng mở rộng vượt trội và sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia đáng tin cậy, đã minh chứng cho quyết định của doanh nghiệp trong việc triển khai thương mại điện tử với Shopify Plus hay chuyển đổi từ một nền tảng khác sang Shopify Plus là đúng đắn và phù hợp để tiếp tục tăng trưởng bền vững trong thế giới thương mại điện tử đầy cạnh tranh.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) để được tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus nhanh chóng và hiệu quả.

Xem tiếp

    ĐĂNG KÝ NGAY!

    Đăng Ký Nhận Những Bài Viết Mới Nhất!