Category: THỊ TRƯỜNG TMĐT

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop
TIKTOK SHOP LÀ GÌ? GIẢI MÃ SỨC HÚT MẠNH MẼ CỦA TIKTOK SHOP

Dọc theo chiều dài phát triển của thành tựu công nghệ hiện đại, các nền tảng xã hội lần lượt ra đời nhằm phục vụ nhu cầu kết nối và trao đổi thông tin trực tuyến. Facebook, Instagram, Twitter là những cái tên nổi bật được đề cập xuyên suốt hai thập kỷ qua, nhưng giờ đây niềm yêu thích và sự quan tâm của người dùng đang hướng dần sang nền tảng xã hội khác – TikTok. 

Tính đến cuối 2022, TikTok vượt mốc 1 tỷ người dùng trên toàn cầu, trở thành mạng xã hội có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước đến nay. Sở hữu lượng người dùng khổng lồ trong bối cảnh bùng nổ của xu hướng mua sắm online, TikTok vì thế đã tự biến mình trở thành một nền tảng Social Commerce. 

Gần đây, TikTok đã bổ sung thêm tính năng mới – TikTok Shop, được xem là giải pháp tiềm năng giúp các doanh nghiệp lớn nhỏ nâng cao tương tác, tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Điều gì giúp TikTok trở nên đặc biệt?

Nội dung của TikTok là các video được bố cục theo chiều dọc tương thích với những chiếc smartphones và người dùng chỉ cần vuốt lên để xem lần lượt các video chỉ vài giây cho đến 1 phút.

Tạo nội dung trên TikTok cũng rất đơn giản, người dùng chỉ cần đăng video gốc, chèn thêm vài hiệu ứng sẽ có ngay một video ngắn thú vị và vui nhộn. Với hơn 1 tỷ video được xem trên TikTok mỗi ngày đã mở ra cơ hội marketing cho rất nhiều thương hiệu.  

Người dùng của TikTok phần lớn là Millennials, Gen Z và đang có xu hướng mở rộng đến những người dùng trẻ hơn nữa. Đây là lực lượng định hướng cho những kỳ ngày càng cao của trải nghiệm công nghệ số. Hơn 55% Gen Z tại Việt Nam đang sử dụng TikTok.

Riêng tại Mỹ, có 62% số người trong độ tuổi từ 10-29 đang sử dụng nền tảng xã hội TikTok. Thời lượng chú ý của thế hệ Millennials là khoảng 12 giây và của Gen Z vào khoảng 8 giây. Vì vậy các video thời lượng ngắn của TikTok được người dùng thế hệ này đặc biệt yêu thích vì nội dung dễ tiếp cận, dễ tiếp thu và cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng. 

Khi đặt lên bàn cân giữa TikTok với Reels (tính năng của Instagram) và Shorts (tính năng của Youtube), Tiktok thậm chí còn có phần trội hơn. Theo báo cáo của The Graygency, lượng người dùng hàng tháng của IG Reels chiếm ưu thế với 2 tỷ, kế đến là Youtube Shorts với 1.5 tỷ, cuối cùng là TikTok với 1.2 tỷ.

Tính năng Reels được Facebook ra mắt vào năm 2020 và ngay lập tức trở nên phổ biến nhờ lượng người dùng khổng lồ sẵn có của Facebook và Instagram. Tương tự với tính năng Shorts của Youtube. Trong khi đó, TikTok là một nền tảng mạng xã hội ra đời năm 2016, nhưng chỉ trong vòng 5 năm đã cán mốc 1 tỷ người dùng. Riêng InstagramYoutube con số này là 8 năm.

Một nền tảng non trẻ như TikTok nhưng khi đối đầu với 2 nền tảng lớn kia mà lượng người dùng chênh lệch không quá nhiều chứng tỏ sức hút khó cưỡng của TikTok. Hơn nữa, khi xem xét đến tiêu chí khác trong bảng so sánh như tỷ lệ tương tác, tỷ lệ người dùng nam, nữ, tỷ lệ người dùng Gen Z và Millennial, TikTok thậm chí còn có tỷ lệ cao hơn cả IG Reels và Youtube Shorts.

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-Điều gì giúp TikTok trở nên đặc biệt
Nguồn: The Graygency

Điểm đặc biệt khác của TikTok nằm ngay chính thuật toán. Khi truy cập vào ứng dụng, người dùng sẽ thấy trang “For You” trước tiên, tại đó, TikTok hiển thị những video mà có thể người dùng đó quan tâm và thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức.

Thế nhưng các video này không đến từ những người hay những thương hiệu mà người dùng đó đang theo dõi, điều này hoàn toàn ngược lại với các nội dung đến từ những nền tảng mạng xã hội khác.

Trang “For You” có thể được xem là tính năng thành công nhất của ứng dụng này khi tạo ra nội dung mỗi giây dành riêng cho từng sở thích cá nhân của người sử dụng. Chính các thành công trên đã dẫn đến một bước tiến mới của nền tảng này – TikTok Shop.

TikTok Shop là gì?

Theo định nghĩa của chính TikTok thì “TikTok Shop là một bộ giải pháp, tính năng và công cụ quảng cáo mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội tận dụng toàn bộ sức ảnh hưởng của TikTok đối với các quyết định mua hàng”.

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-TikTok Shop là gì
TikTok Shop là gì?

Còn theo cách định nghĩa đơn giản hơn thì TikTok Shop là một tính năng cho phép người dùng mua sản phẩm họ nhìn thấy trên TikTok mà không cần phải rời khỏi ứng dụng. Điều này đồng nghĩa, các nhà bán lẻ thương mại điện tử có thể sử dụng TikTok làm nơi trưng bày, quảng bá và bán sản phẩm của họ cho lượng người dùng khổng lồ có sẵn.

Sau khi thiết lập TikTok Shop, một tab mua sắm chuyên dụng sẽ xuất hiện trên profile TikTok của doanh nghiệp. Sau đó khách hàng sẽ lướt xem và mua sản phẩm trong ứng dụng TikTok hoặc được chuyển tiếp đến website thương mại điện tử của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp hiện còn sử dụng influencers trong các chiến dịch marketing trên TikTok bằng cách gửi sản phẩm đến những người influencers và yêu cầu họ quảng bá cho sản phẩm. 

TikTok Shop Live

Bên cạnh TikTok Shop thuần tuý, TikTok Shop Live cũng là một tài nguyên mà các nhà bán hàng lớn nhỏ đang khai thác triệt để. Khi TikTok Shop được tích hợp vào phiên livestream, người dùng có thể tương tác trực tiếp với thương hiệu và khi nhìn thấy sản phẩm ưng ý họ có thể mua ngay trong livestream đó. 

Những dữ liệu dưới đây tiềm năng khi triển khai TikTok Shop Live

  • 50% người dùng TikTok đã mua gì đó sau khi xem những phiên livestream.
  • 50% người dùng TikTok quan tâm đến nội dung livestream của các thương hiệu hơn so với người dùng các nền tảng khác.
  • Cứ 5 người thì sẽ có 1 người xem TikTok Shop Live, và có 62% trong số đó xem mỗi ngày.
  • Tỷ lệ người dùng TikTok cho rằng tính năng livestream khiến việc mua sắm trở nên đáng tin cậy cao gấp 2 lần so với người dùng nền tảng khác.

Trong cộng đồng làm đẹp không ai là không biết đến nữ beauty blogger Hà Linh. Vốn nổi tiếng với những video review chân thật và không ngại đưa ra lời chê khen rất thẳng thắn đối với bất kỳ nhãn hàng nào. Mới đây, Hà Linh có một buổi livestream trên nền tảng TikTok với hơn 11 triệu tim và 80 nghìn lượt view.

Chỉ trong vòng khoảng 1 giờ, cô đã bán hết sạch sản phẩm tại 3 nhà máy sản xuất. Từ đây có thể thấy chiến dịch influencer marketing kết hợp với TikTok Shop Live thật sự hiệu quả đối với các thương hiệu đang hướng đến nhóm khách hàng trẻ.

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-TikTok Shop Live
TikTok Shop Live của nữ beauty blogger Hà Linh

Tại sao các thương hiệu cần triển khai TikTok Shop?

Đón đầu xu hướng Social Commerce

Theo thống kê cho thấy 87% khách hàng đưa ra quyết định mua hàng thông qua mạng xã hội, 90% tìm đến thương hiệu thông qua mạng xã hội và trung bình một người dành hơn 2 giờ/ngày lướt mạng xã hội. Điều này tạo cơ sở cho xu hướng Social Commerce bùng nổ trên toàn cầu. Năm 2022, doanh số Social Commerce trên toàn cầu đạt 992 tỷ USD và ước tính sẽ vượt mốc 3 nghìn tỷ USD trong năm 2026. 

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-Đón đầu xu hướng Social Commerce
Đón đầu xu hướng Social Commerce

Với lượng người dùng rất lớn – trên 1 tỷ, TikTok hoàn toàn có thể trở thành nền tảng dẫn đầu về doanh số Social Commerce trên toàn cầu và TikTok Shop ra đời để làm điều đó. Hiện TikTok Shop đã có mặt ở Châu Âu, Bắc Mỹ và 7 thị trường Châu Á trong đó có Việt Nam. 

Các video dạng ngắn của TikTok vốn đã rất hấp dẫn và khi được lồng ghép nội dung quảng cáo sẽ thu hút sự chú ý của người dùng một cách khéo léo. Điều này không chỉ giúp họ giải trí, tương tác mà còn tạo cảm hứng mua sắm từ những nội dung quảng bá đó (shoppable content). Theo dữ liệu của TikTok, có 67% người dùng đã mua hàng sau khi xem video dù không có ý định từ trước. 

Ngoài ra, TikTok đã tạo ra một vòng lặp mua sắm kết hợp giải trí vô tận (​​infinite loop shoppertainment) ngay trên ứng dụng của mình. Vì nền tảng TikTok ưu tiên việc người dùng sáng tạo nội dung và 83% trong số đó đã từng tạo video trên TikTok, nên sau khi mua hàng, khả năng cao họ sẽ chia sẻ trải nghiệm này trên ứng dụng. Thế nên vòng lặp mua sắm từ khám phá, cân nhắc, mua hàng, review đến gắn kết cứ thế lặp lại vô tận.

Tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của TikTok

Người dùng TikTok phần lớn trong độ tuổi từ 18-34 tuổi. Theo Statista, tính đến tháng 1/2023 có:

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-Tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của TikTok
Tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của TikTok

Bên cạnh đó, những danh mục nội dung phổ biến nhất trên TikTok bao gồm giải trí, thể thao/fitness, nấu ăn, mỹ phẩm, thời trang,…

Do đó, nếu các doanh nghiệp đang kinh doanh trong những lĩnh vực này và hướng đến phân khúc khách hàng trẻ tuổi thì xây dựng hiện diện nhanh chóng trên nền tảng TikTok và tận dụng tính năng TikTok Shop là điều cấp thiết phải triển khai, như cách mà Kylie Cosmetics đã làm.

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-Kylie Cosmetics
Gian hàng TikTok Shop tại Kylie Cosmetics

Ngay khi TikTok Shop vừa ra mắt tại thị trường Mỹ, Kylie Cosmetics là một trong những thương hiệu đầu tiên nhập cuộc. Đến nay tài khoản TikTok của thương hiệu đã có hơn 3.5 triệu người theo dõi. Kylie Jenner từng giải thích “Thương hiệu mỹ phẩm của tôi được xây dựng trên các nền tảng xã hội, tại đó những người hâm mộ của tôi sẽ tìm đến để xem các sản phẩm mới.

Tôi thấy việc tạo các video TikTok ngắn vui nhộn và chia sẻ đến người hâm mộ thật sự rất thú vị. Vì thế tôi hào hứng thiết lập tính năng TikTok Shop cho Kylie Cosmetics để các khách hàng có thể mua trực tiếp ngay trong ứng dụng TikTok” 

Khai thác tiềm năng của TikTok Influencer Marketing 

Nếu Influencer Marketing phổ biến ở các nền tảng xã hội khác, TikTok cũng không ngoại lệ. Chiến lược này chủ yếu được sử dụng để nâng cao nhận thức về thương hiệu, chạy các chương trình khuyến mãi và thúc đẩy doanh số. 

TikTok là nơi của những chiếc video ngắn sáng tạo và hấp dẫn vì thế người dùng TikTok dành sự yêu thích và quan tâm đặc biệt đến các creators có phong cách riêng, sáng tạo và thu hút sự chú ý của họ. Trong khi đó, TikTok Influencer Marketing là nơi mà thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân được liên kết chặt chẽ với nhau.

Do đó, lời khuyên của một số chuyên gia để triển khai thành công TikTok Influencer Marketing, doanh nghiệp nên để các đối tác được quyền tự do sáng tạo các nội dung quảng bá sản phẩm miễn sao vẫn nằm trong chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục. Đó là bởi nếu những video trên TikTok mà quá thuần quảng cáo sẽ khiến người dùng hay khách hàng tiềm năng “bỏ đi”. 

Walmart, chuỗi siêu thị bán lẻ của Mỹ vừa qua đã tài trợ cho một thử thách nhảy có tên là #SavingsShuffle, yêu cầu người chơi bày cách mua sắm tiết kiệm tại Walmart và phải sáng tạo các điệu nhảy thú vị, sau đó đăng lên TikTok. Có 6 Influencers được chọn để thúc đẩy chiến dịch này bao gồm Trinity, AdamW, Sam Hurley, Bdash, Kidrl và Ajani. 

TikTok Shop Là Gì Giải Mã Sức Hút Mạnh Mẽ Của TikTok Shop-Khai thác tiềm năng của TikTok Influencer Marketing
Khai thác tiềm năng của TikTok Influencer Marketing

Sự khác biệt giữa bán hàng trên TikTok Shop và sàn thương mại điện tử

  • Sàn thương mại điện tử: Các nhà bán hàng phải phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của các sàn thương mại điện tử, giá cả và sản phẩm phải cạnh tranh, gian hàng phải được đánh giá tốt, v.v
  • TikTok: Đây là một sân chơi công bằng có tất cả nhà bán hàng. Chỉ cần sáng tạo nội dung hấp dẫn và lồng ghép yếu tố quảng bá khéo léo là có thể bán cháy hàng và tăng lượt theo dõi. Tuy vậy, để tham gia cuộc đua bán hàng trên TikTok ở mức độ cao hơn, đòi hỏi những nhà bán hàng phải đầu tư hơn nữa vào sự sáng tạo. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM hiểu được những khó khăn và thử thách trong quá trình triển khai.

Hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

2
12,212
0
1
22/03/2023
Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O
CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VỚI MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI O2O

Sau thời gian trầm lắng vì đại dịch toàn cầu, thị trường bán lẻ đang có sự phục hồi đáng nể và được kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự bứt phá trong tương lai. Trong số các phương cách chinh phục thị trường tỷ đô này thì mô hình thương mại O2O được xem là một tia sáng mới và đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô vì sự kết hợp hoàn hảo giữa bán hàng online và offline. 

Lợi ích khi triển khai thương mại O2O

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Lợi ích khi triển khai thương mại O2O
Các lợi ích khi triển khai thương mại O2O (O2O Commerce)

Tăng nhận diện thương hiệu và phạm vi tiếp cận khách hàng

Một trong những thách thức lớn của các cửa hàng truyền thống đó là làm sao tăng nhận diện thương hiệu đối với những khách hàng tiềm năng ở xa vị trí đặt cửa hàng. Khi thương mại điện tử đang dần chiếm ưu thế trở thành xu hướng kinh doanh quan trọng của ngành bán lẻ, các doanh nghiệp có thể tận dụng để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, từ đó mở ra cơ hội tuyệt vời để bứt phá doanh số.

Bằng nhiều phương pháp để tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Internet như sử dụng mạng xã hội, email marketing, chạy quảng cáo, v.v, các chủ doanh nghiệp có thể chinh phục giới hạn địa lý, không gian để thu hút, thuyết phục khách hàng chú ý đến thương hiệu và sản phẩm của họ.

Gia tăng doanh số bán hàng

Mặc cho sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, các cửa hàng truyền thống vẫn duy trì doanh số ở mức ổn định vì một bộ phận khách hàng vẫn ưu tiên việc ghé cửa hàng để mua sắm. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 46% số người được hỏi cho biết họ thích mua sắm tại cửa hàng truyền thống.

Lý do là bởi khi đến mua sắm tại một cửa hàng, họ có thể nhìn thấy, chạm vào, cảm nhận và thử sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Một sự thật thú vị khác là khách hàng có khả năng chi tiêu nhiều hơn khi họ ở trong một cửa hàng.

Đơn cử như một người bước vào hiệu sách để mua một cuốn sổ tay, sau đó họ nhìn xung quanh và quyết định mua thêm một vài loại bút. Trường hợp nếu người này tìm kiếm một cuốn số tay trực tuyến, họ có xu hướng chỉ mua mỗi mặt hàng này.

Vì thế, mô hình thương mại O2O là sự lựa chọn tối ưu khi vừa có thể tận dụng các kênh online để nâng cao nhận diện thương hiệu vừa khắc phục các giới hạn của kênh offline và thúc đẩy tăng trưởng doanh số offline. 

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Sự kết hợp uyển chuyển giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến làm cho trải nghiệm mua sắm trở nên liền mạch và thêm phần thú vị cho khách hàng. Các kênh trực tuyến cho phép người tiêu dùng tiếp cận với thương hiệu dễ dàng và ngay lập tức.

Chẳng hạn như khi khách hàng muốn hỏi về một sản phẩm, họ có thể gửi tin nhắn qua Facebook Messenger hoặc chatbot trên website thương mại điện tử. Sau đó, đội ngũ chăm sóc khách hàng có thể trả lời câu hỏi của họ ngay lập tức.

Dựa trên thông tin và dữ liệu người dùng đã thu thập được, thương hiệu có thể đưa ra các đề xuất sản phẩm liên quan trên online hoặc lần tiếp theo họ ghé cửa hàng offline. Trong trường hợp khác, nếu cửa hàng triển khai một chiến dịch quảng cáo, khách hàng có thể được thông báo thông qua các kênh online.

Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ tối đa số lượng khách hàng có thể tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo, thay vì chỉ thông báo đơn thuần cho người mua khi đến cửa hàng. 

Các chiến lược thường gặp trong mô hình thương mại O2O

Mua hàng online, nhận tại cửa hàng (Buy Online, Pick-up In Store – BOPIS)

Mua hàng online, nhận tại cửa hàng (BOPIS) không phải quá mới mẻ mà đã tồn tại được một thời gian và là một phương thức mua sắm phổ biến. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này có thể thu hút người mua sắm trực tuyến ghé thăm cửa hàng truyền thống.

Khi đó khách hàng có thể lướt qua website thương mại điện tử của doanh nghiệp để tìm kiếm, mua hàng và nhận thông báo khi sản phẩm đã sẵn sàng để đến nhận tại cửa hàng địa phương đã chọn trước đó.

Điều này giúp khách hàng thuận tiện trong việc lựa chọn thời điểm lấy hàng và kiểm tra chất lượng ngay tại cửa hàng. Không chỉ thuận tiện cho người mua hàng mà các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ điều này. Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để thúc đẩy Upsell và Cross-sell. 

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Mua hàng online, giao nhận tận nhà
Chiến lược này thường được áp dụng vào các ngành hàng thực phẩm và đồ uống

Mua hàng online, giao nhận tận nhà (Home Delivery)

Mặc dù BOPIS thật tuyệt vời nhưng đó vẫn chưa phải lựa chọn của mọi khách hàng, vì không phải ai cũng thích đến cửa hàng để nhận hàng. Trong một vài trường hợp, mọi người có thể thích giao hàng tận nhà hơn là nhận tại cửa hàng.

Đôi khi mua sắm tại cửa hàng cũng gây nhiều bất tiện chẳng hạn như tìm bãi đậu xe để đi đến cửa hàng ở khu vực đông dân cư, lấy hàng rồi quay trở lại xe thì có vẻ mất thời gian và nhiều phiền toái. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp có thể tự giao hàng nếu vị trí cửa hàng đủ gần và thuận tiện để quá trình giao hàng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Mặt khác, doanh nghiệp có thể hợp tác với các đơn vị giao hàng như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm nếu nguồn lực doanh nghiệp không đủ để đáp ứng. 

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Mua hàng online, nhận tại cửa hàng
Chiến lược này thường được các ngành như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm áp dụng

Trả hàng mua online tại cửa hàng (In-store Return)

Giả sử một khách hàng mua một sản phẩm trực tuyến. Nhưng khi lấy hàng, anh ấy nhận ra nó không phù hợp với nhu cầu. Tình cờ có một địa điểm cửa hàng gần đó, nên anh ấy quyết định trả lại hàng đã mua ở đó. Nhưng đến nơi, nhân viên ở đó không chấp nhận trả hàng trực tuyến.

Vì thế bạn phải đóng gói đơn đặt hàng của mình gửi lại đơn vị vận chuyển và chờ xử lý lâu trước khi nhận được tiền hoàn lại. Chính những trải nghiệm như thế sẽ khiến người tiêu dùng đặt câu hỏi liệu họ còn muốn mua sắm với nhà bán lẻ đó lần sau không.

Do đó, In-store Return đã trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp O2O sử dụng như một giải pháp dành cho những khách hàng không muốn đối mặt với các rắc rối trong quá trình hoàn hàng.

In-store Return giúp đơn giản hoá quy trình trả hàng cho cả người mua và nhà bán. Bởi việc xử lý hàng trả lại và hoàn tiền diễn ra đồng thời, điều có nghĩa dịch vụ khách hàng sẽ tốt lên và quá trình đưa hàng trở lại kho sẽ nhanh hơn rất nhiều. 

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Trả hàng mua online tại cửa hàng
Trả hàng mua online tại cửa hàng

Chương trình Khách hàng thân thiết (Loyalty Program)

Các chương trình khách hàng thân thiết là một động lực tuyệt vời để mời khách hàng tham gia vào hành trình mua hàng trực tiếp và trực tuyến.

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Chương trình Khách hàng thân thiết
Hai chương trình khách hàng thân thiết được ứng dụng nhiều là Tích điểm thưởng và Tặng thẻ quà tăng/phiếu quà tặng

Điểm thưởng (Reward Points)

Đây là một trong những hình thức phổ biến nhất của chương trình khách hàng thân thiết mà doanh nghiệp có thể áp dụng điểm thưởng cho bất kỳ mặt hàng nào. Khách hàng khi mua sắm hoặc tham gia các hoạt động sẽ dễ dàng tích lũy điểm thưởng đến một ngưỡng nhất định sẽ được quy đổi ra các phần thưởng khác có giá trị tương đương như thẻ quà tặng, thẻ giảm giá, quà tặng miễn phí, v.v.

Điểm thưởng (Reward Points), do vậy sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. 

Thẻ quà tặng/Phiếu quà tặng (Gift Cards/Gift Voucher)

Để làm hài lòng nhiều đối tượng khách hàng và thu hút họ quay lại mua sắm, thẻ quà tặng/thẻ giảm giá sẽ là một trong những yếu tố đáng cân nhắc đưa vào trong các chiến dịch chăm sóc khách hàng. 

  • Thẻ quà tặng (Gift Cards) được sử dụng như tiền mặt hoặc thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ để mua hàng với giá trị tương đương.
  • Phiếu quà tặng (Gift Vouchers) được xem là quà tặng khuyến mại có giá trị tiền tệ hoặc phần trăm chiết khấu nhất định khi mua hàng. 

Với Gift Cards/Gift Voucher, khách hàng có thể tuỳ ý sử dụng nó ngay hoặc để dành cho lần mua sắm sau, hoặc thậm chí tặng cho người thân, bạn bè khi không biết phải tặng quà gì. Nhờ đó, người thân và bạn bè có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của thương hiệu vào một ngày không xa.

Cách thức triển khai thương mại O2O

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Cách thức triển khai thương mại O2O
3 Bước triển khai thương mại O2O

Xác định mục tiêu

Việc đầu tiên cần làm khi triển khai thương mại O2O là xác định các mục tiêu cần phải thực hiện. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có sự hiện diện trực tuyến, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển sự hiện diện này để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Nếu doanh nghiệp đã có sự hiện diện trực tuyến (website thương mại điện tử, mobile app, sàn thương mại điện tử, etc) thì việc kiểm tra và điều chỉnh chiến lược bán hàng O2O để tăng doanh số bán hàng online, bán hàng offline hoặc cả hai. Cân nhắc sử dụng các chỉ số đo lường để các mục tiêu được thiết lập phù hợp và có thể đạt được.  

Hoạch định chiến lược

Kế đến là làm việc với những người liên quan để đưa ra các ý tưởng về chiến lược triển khai O2O. Dưới đây là một vài gợi ý

  • Sử dụng phần mềm phân tích hiệu suất để tìm ra trở ngại của khách hàng trong quá trình mua hàng. 
  • Tận dụng mạng xã hội để kết nối website thương mại điện tử với cửa hàng bán lẻ truyền thống.
  • Thực hiện quy trình mua hàng trực tuyến nhận hàng tại cửa hàng.
  • Cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà cho một số hoặc tất cả sản phẩm bán trực tuyến và tại cửa hàng.

Từ đó sử dụng dữ liệu thu thập được để đưa ra chiến lược triển khai hiệu quả

Đo lường kết quả và điều chỉnh nếu cần thiết

Sau khi đưa ra chiến lược để triển khai thương mại O2O, sử dụng các thông tin dữ liệu thu thập được, chỉ số đo lượng (KPIs) để đo lường mức độ thành công của các chiến lược đó và đưa ra các quyết định kinh doanh tiếp theo. Nhìn lại các mục tiêu ban đầu khi đánh giá và điều chỉnh chiến lược tiếp thị và kinh doanh O2O, đồng thời cân nhắc đặt mục tiêu bổ sung nếu các mục tiêu ban đầu đã hoàn thành.

Giải pháp thương mại O2O của SECOMM

Thành lập năm 2014, SECOMM là công ty chuyên cung cấp các giải pháp về thương mại O2O. Qua năm tháng, SECOMM sở hữu gia tài đồ sộ các dự án thương mại O2O với các khách hàng lớn trong nước và quốc tế như Annam Gourmet, Trentham Estate, v.v. 

Cụ thể hơn về giải pháp thương mại O2O, SECOMM cung cấp đa dạng các dịch vụ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và thống lĩnh thị trường bán lẻ trong thời đại số từ Tư vấn giải pháp, Xây dựng đội ngũ đến Phát triển hệ thống O2O bao gồm:

Hệ thống kinh doanh

  • Website thương mại điện tử
  • Ứng dụng thương mại điện tử (eCommerce Apps)
  • Hệ thống Quản lý Bán hàng POS

Hệ thống về Quản trị

  • Hệ thống Quản trị ERP
  • Hệ thống Quản lý Khách hàng CRM
  • Hệ thống Quản lý Thông tin sản phẩm PIM

Hệ thống về Trải nghiệm khách hàng

  • Ứng dụng di động (Mobile Apps)
  • Chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program)
  • Thương mại đa kênh (Omnichannel Commerce)

Hệ thống về Dữ liệu

  • Phân tích, kiểm soát dữ liệu kinh doanh
  • Business Intelligence 

Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình thương mại O2O cũng như các giải pháp tốt nhất để chinh phục thị trường bán lẻ, hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

2
7,896
0
1
03/03/2023
Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
MỞ KHÓA TIỀM NĂNG CỦA MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI O2O

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang trên đà phát triển và được dự báo sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong bối cảnh thế giới hậu đại dịch. Theo Statista, năm 2021, doanh số bán lẻ thương mại điện toàn cầu vượt hơn 4.9 nghìn tỷ USD. Trong 4 năm tới, tức năm 2025, con số này được dự đoán sẽ tăng 50% đạt khoảng 7.4 nghìn tỷ USD và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hoạt động mua sắm trực tuyến sẽ sớm chậm lại. 

Sự bành trướng của thương mại điện tử đã dấy lên mối lo ngại cho các chủ cửa hàng truyền thống và thúc giục họ phải tham gia cuộc đua thương mại điện tử nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Đây là điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp có ngân sách dư dả, nhưng các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ không có khả năng chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh lên môi trường trực tuyến thì sự ra đời của mô hình thương mại trực tuyến đến ngoại tuyến (O2O) như giải pháp tuyệt hảo đáng xem xét. Mức độ phổ biến của thương mại O2O đang tăng lên từ năm 2021 và hứa hẹn sẽ sớm chạm đến các nhà bán lẻ ngoại tuyến.

Thương mại O2O là gì?

Thương mại O2O là một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp kết hợp cả hai hình thức online và offline để hoàn tất hành trình mua hàng nhằm tận dụng các ưu điểm của các kênh bán hàng trực tuyến và cửa hàng vật lý giúp tạo ra trải nghiệm kỹ thuật số liền mạch ở tất cả các giai đoạn trước, trong và sau khi mua hàng cho khách hàng. 

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Thương Mại O2O là gì?

Mô hình thương mại O2O hoạt động như thế nào?

Về cơ bản, mô hình thương mại O2O là sự kết hợp hài hòa mang tính chất bổ sung giữa hai mô hình bán hàng online và bán hàng tại cửa hàng truyền thống. Mục tiêu của thương mại O2O là tạo ra nhận thức về sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, cho phép khách hàng tiềm năng nghiên cứu nhiều sự lựa chọn khác nhau, sau đó ghé thăm cửa hàng truyền thống tại địa phương để hoàn tất mua hàng. Các chiến lược mà công ty thương mại O2O có thể áp dụng bao gồm mua hàng online nhận tại cửa hàng (BOPIS); cho phép trả lại mặt hàng đã mua trực tuyến tại cửa hàng truyền thống (In-store return); hoặc mua hàng online giao nhận tại nhà (Home Delivery)

Ví dụ 1: Mua hàng online nhận tại cửa hàng (BOPIS)

  • Một người muốn mua một chiếc áo sơ mi của một thương hiệu thời trang cụ thể;
  • Anh ấy tìm kiếm nó trên mạng và truy cập vào website của cửa hàng bán chiếc áo sơ mi anh ấy muốn mua;
  • Anh sau đó đã đặt hàng bằng cách chọn kích thước, màu sắc, nhập mã giảm giá và mua hàng thành công;
  • Anh ấy đến cửa hàng gần nhất và lấy chiếc áo sơ mi đó bằng cách đưa thông tin mua hàng cho nhân viên;
  • Anh thử chiếc áo đã đặt ngay trong cửa hàng để kiểm tra chất lượng, kích thước và sự thoải mái của nó. Nếu không hài lòng với sản phẩm, anh ta có thể trả lại và được hoàn tiền.

Bằng cách này, người khách đó vừa có thể tận dụng mã giảm giá cho chiếc sơ mi, thử áo ngay lập tức tại cửa hàng gần nhất mà không mất thời gian chờ đợi giao hàng. Hơn nữa, anh ta hoàn toàn có thể trả lại hàng ngay tức thì và đi đến cửa hàng khác nếu không hài lòng. 

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Mô Hình Thương Mại O2O

Ví dụ 2: Mua hàng online giao nhận tại nhà (Home Delivery)

Mô hình thương mại O2O cũng có tuỳ chọn giao hàng đến tận nhà. Việc này diễn ra nhanh chóng và chỉ mất vài giờ hoặc một ngày. Do đó, anh khách hoàn toàn có thể mua áo sơ mi online, chọn tùy chọn giao hàng tận nơi và chờ nhận áo.

Bên cạnh những lợi ích mà anh khách hàng kia nhận được khi mua hàng tại nhà bán O2O đã nêu trên, tình huống khác có thể xảy ra và sẽ mang lại những lợi ích tương tự cho người khách đó. Giả sử khi đến cửa hàng nhận áo sơ mi, anh ấy nhìn thấy và thích một chiếc áo khoác nhưng không tìm được kích thước hoặc màu sắc phù hợp. Anh ấy chỉ cần đặt hàng online khi vẫn đang ở trong cửa hàng và sản phẩm có kích thước và màu sắc mong muốn sẽ được giao đến tận nhà anh. 

Sự khác biệt giữa O2O và Omnichannel

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O-3
So sánh giữ Omnichannel và Thương Mại O2O

Ví dụ vừa được phân tích phía trên rất có thể gây nhầm lẫn giữa mô hình thương mại O2O và mô hình thương mại Omnichannel. Điểm trùng hợp khá lớn ở chỗ cả hai đều tạo điều kiện cho trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn giữa các kênh. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của hai mô hình này là khá khác nhau. Trong khi Omnichannel hướng đến việc tích hợp toàn bộ các kênh bán hàng trong một hệ sinh thái thì O2O đặc biệt hướng tới việc đưa khách hàng từ môi trường online vào môi trường offline. Cả hai chiến lược này đều được tạo nên để thu hẹp khoảng cách giữa bán hàng trực tuyến và bán hàng tại cửa hàng truyền thống, nhưng O2O ưu tiên hành trình mua sắm cụ thể thay vì nhiều điểm chạm tồn tại trong hành trình thương mại Omnichannel. 

Các thương hiệu lớn thành công với thương mại O2O

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Các thương hiệu đã triển khai Thương Mại O2O thành công

Topshop

Một trong những thương hiệu hiểu rõ những gì họ đang làm để kết nối việc mua sắm tại cửa hàng với mua sắm trực tuyến một cách chặt chẽ, đó chính là Topshop. Bằng việc hợp tác với website thương mại điện tử ShangPin mở ra các cửa hàng bán lẻ pop-up (pop-up store) trong các trung tâm thương mại, với những chiếc iPhone khổng lồ được trang trí theo phong cách thời Topshop. Khách hàng có thể truy cập vào “Cuộc phiêu lưu trên thiết bị di động” (The Mobile Adventure) bằng cách quét mã QR để xem và thử những sản phẩm thời trang Topshop ảo trong cửa hàng. Sau đó khách hàng có thể chia sẻ diện mạo của bản thân lên mạng xã hội và tiến hành đặt hàng.

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Case study về Thương mại O2O của Topshop

Tommy Hilfiger

Khi nhắc đến lĩnh vực thời trang, Tommy Hilfiger đã cho thấy sự nhanh nhẹn khi triển khai mô hình O2O. Năm 2015, thương hiệu đã ra mắt các phòng trưng bày kỹ thuật số (digital showroom), tiên phong cách mạng số hóa ngành thời trang. Năm 2016, họ đã tung ra một chatbot thông qua Facebook Messenger và năm 2017 họ ra mắt ứng dụng the Hilfiger Club với chương trình khách hàng thân thiết để đưa ra những chính sách ưu đãi, chương trình khuyến mãi và lời mời tham gia sự kiện được cá nhân hoá cho người dùng. Tất cả những điều đó mang đến cho khách hàng một lý do chính đáng để đến cửa hàng. 

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Case study về Thương mại O2O của Tommy Hilfiger

99 Ranch Market và WeChat’s Shake

Khi nhận ra tầm quan trọng của chiến lược thương mại O2O, WeChat cho ra mắt tính năng “Shake”, cho phép người dùng di động kết nối với nhà bán lẻ ngoại tuyến gần đó bằng cách lắc điện thoại. Khi đó, thông tin, chương trình khuyến mãi, ưu đãi của nhà bán đó đều có sẵn, khuyến khích khách hàng đến tận nơi để tham gia trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng. Sau đó không lâu, chuỗi siêu thị Mỹ gốc Hoa 99 Ranch Market đã tận dụng sự lên ngôi của O2O và tính năng “Shake” của WeChat phổ biến trong cộng đồng người Hoa tại Mỹ. Cửa hàng đã phát triển một trò chơi “lắc đèn hiệu” được kích hoạt bởi đèn hiệu trong cửa hàng, cho phép khách hàng giành được nhiều giải thưởng và phiếu giảm giá mua hàng tại chuỗi siêu thị 99 Ranch Market. 

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Case study về Thương mại O2O của 99 Ranch Market và WeChat’s Shake

Mô hình kinh doanh O2O là một ý tưởng mang tính đột phá với tiềm năng to lớn thay đổi cả lĩnh vực bán hàng online và offline trong thời đại bùng nổ của xu hướng thương mại điện tử. Trong khi khách hàng vừa có thể mua sắm cả tại cửa hàng truyền thống và trên không gian mạng thì các thương hiệu có thể tối ưu hoá mức độ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và giá trị đơn hàng trung bình. 

Ngày nay, khi kỳ vọng của khách hàng đối với mua sắm online cũng tương tự như mua sắm offline thì việc doanh nghiệp mau mắn đưa sự hiện diện của họ lên môi trường trực tuyến là điều kiện tiên quyết nếu muốn tiếp tục tồn tại. Chiến lược O2O là việc tận dụng cả không gian trực tuyến và ngoại tuyến, từ đó xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa khách hàng và nhà bán, đồng thời làm cho trải nghiệm mua sắm giữa online và offline trở nên đồng nhất và chặt chẽ ở tất cả giai đoạn: trước, trong và sau mua. 

Để tìm hiểu sâu hơn về chiến lược cũng như đưa ra các quyết sách đúng đắn khi triển khai mô hình kinh doanh O2O này, hãy liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

2
12,953
0
1
28/02/2023
Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử
OMNICHANNEL COMMERCE LÀ GÌ? CƠ HỘI NÀO CHO DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thế giới kinh doanh luôn thay đổi nhanh chóng, thế hệ trẻ trở thành lực lượng định hướng cho những kỳ vọng ngày càng cao đối với trải nghiệm công nghệ số. Do đó, các doanh nghiệp cần thiết phải thức thời trong cách tiếp cận với những xu hướng mới để phát triển bền vững cùng sự chuyển dịch của thị trường.

Đặc biệt khi xu hướng kinh doanh thương mại điện tử trở thành ưu tiên của mỗi doanh nghiệp kể từ khi đại dịch toàn cầu bùng phát. Theo đó để tồn tại, các doanh nghiệp truyền thống buộc phải thích nghi nhanh chóng, mở rộng phạm vi kinh doanh và xây dựng sự hiện diện trực tuyến nhằm duy trì lòng trung thành của khách hàng.

Thuật ngữ “Omnichannel Commerce” hay “Thương mại đa kênh” được định nghĩa là một “xu hướng” giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu trên và xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Omnichannel Commerce là gì?

Omnichannel Commerce hay Thương mại đa kênh là một phương pháp bán hàng đa kênh tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch bằng cách tiếp thị và bán hàng trên tất cả các kênh có sự có mặt của khách hàng tiềm năng từ thiết bị di động, mạng xã hội, website thương mại điện tử cho đến trong cửa hàng truyền thống.  

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử-01
Mô hình Omnichannel Commerce

Sự khác biệt giữa Single channel, Multichannel và Omnichannel

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử-02
So sánh Single Channel vs Multi Channel vs Omnichannel Commerce

Single-channel Commerce 

Chiến lược Single-channel Commerce được định nghĩa đơn giản là khi doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm và dịch vụ thông qua một kênh bán hàng duy nhất. Đó có thể là cửa hàng truyền thống, website thương mại điện tử hay sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, v.v.

Thoạt đầu, bán hàng trên một kênh có thể hoạt động rất tốt nhưng nếu doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm phong phú hơn và tăng độ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể xem xét bổ sung các kênh khác để trưng bày và bán sản phẩm của mình. 

Multichannel Commerce 

Chiến lược Multichannel Commerce cho phép doanh nghiệp tương tác và bán sản phẩm của mình trên nhiều kênh khác nhau, cả online và offline. Multichannel Commerce sử dụng nhiều điểm chạm (touchpoints) tại đó khách hàng có thể thực hiện cùng một hàng động tại bất kỳ kênh có sẵn.

Tuy nhiên, các điểm chạm này độc lập và có rất ít hoặc không có liên kết giữa các kênh với nhau. Ví dụ một cửa hàng truyền thống sở hữu website thương mại điện tử nhưng lại thiếu chức năng chia sẻ kho hàng. 

Omnichannel Commerce 

Tương tự như Multichannel, Omnichannel Commerce cho phép các hoạt động bán hàng và tương tác của doanh nghiệp diễn ra trên nhiều kênh khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất chính là Omnichannel Commerce lấy khách hàng làm trung tâm, kết nối tất cả các điểm chạm và tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch. Trong khi đó, Multichannel tập trung vào việc tiếp cận càng nhiều kênh càng tốt và khách hàng có thể lựa chọn kênh để tương tác với thương hiệu, với nội dung khác nhau ở mỗi kênh.   

Cách thức hoạt động của Omnichannel Commerce

Một chiến lược Omnichannel Commerce hiệu quả sẽ bao gồm những hoạt động hiệu quả của từng kênh bán hàng phối hợp một cách nhịp nhàng và đồng nhất. Các điểm chạm phải cung cấp trải nghiệm riêng biệt nhưng cần thiết mang tính kết nối và được xây dựng dựa trên các tương tác trước đó và tiếp tục dẫn dắt khách hàng đi đến cuối hành trình khách hàng để đạt kết quả như mong muốn.

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử
Cách thức hoạt đông của Omnichannel Commerce

Tưởng tượng một người đang tìm mua một chiếc máy giặt mới. Anh ấy nhìn thấy một video quảng cáo rất hấp dẫn trên TV cùng thông tin công ty điện gia dụng và bắt đầu tra cứu trên Internet bằng laptop. Anh tìm thấy website thương mại điện tử của công ty đó và sản phẩm anh thích đang có sẵn tại cửa hàng gần nhà.

Anh bắt đầu chat với đội ngũ tư vấn, sau đó anh thêm sản phẩm máy giặt vào giỏ hàng tại website đó. Tuy nhiên, anh muốn xem và kiểm tra sản phẩm trực tiếp trước khi mua, vì thế anh tải xuống điện thoại ứng dụng của nhà bán, đăng nhập tài khoản và truy cập vào giỏ hàng trước khi đến cửa hàng.

Anh kiểm tra ứng dụng để đảm bảo sản phẩm đó vẫn còn hàng trong kho, số lượng bao nhiêu, các ưu đãi đi kèm cũng như phương thức thanh toán tốt nhất. Đến nơi, anh kiểm tra chất lượng sản phẩm và tiến hành thanh toán bằng mã QR, hoàn tất giao dịch. Lúc này thông tin và dữ liệu cá nhân của anh được lưu trữ tại hệ thống phần mềm CRM của nhà bán hàng đó để phục vụ cho các chiến dịch marketing và chính sách hậu mãi. 

Lợi ích của việc triển khai Omnichannel Commerce

Người tiêu dùng hiện nay đã quá quen thuộc với việc nhận được nhiều thông điệp và lời mời chào từ nhiều thương hiệu khác nhau. Điều này đưa đến nhiều sự cân nhắc khi lựa chọn thương hiệu để tương tác. Tạo ra chiến lược Omnichannel để kết nối với khách hàng một cách liền mạch tại nhiều kênh có thể giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Mô hình này lấy khách hàng làm trung tâm thay vì các kênh bán hàng, kết nối các điểm chạm và mang đến trải nghiệm cá nhân hoá. Từ đó, doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu như kỳ vọng với các cơ hội Cross-sell và Up-Sell. Ngoài ra, chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ hiệu quả, toàn diện hơn, gia tăng mức độ trung thành cũng như thông điệp thương hiệu được phân bổ đúng đối tượng mục tiêu nhờ vào tính đồng nhất giữa các kênh của mô hình Omnichannel Commerce.

Đồng thời, triển khai Omnichannel Commerce không chỉ thúc đẩy sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng mà còn hữu ích cho việc phân tích dữ liệu khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có cái nhìn bao quát về hành trình của khách hàng, khi nào và kênh nào khách hàng thường xuyên có tương tác nhất, chiến dịch Marketing nào hiệu quả và tạo ra giá trị nhiều nhất. Tất cả dữ liệu này cần được phân tích một cách tỉ mỉ và tái sử dụng trong các chiến dịch Marketing có chủ đích tiếp theo.  

Case study từ các thương hiệu lớn

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử
Các thương hiệu triển khai Omnichannel Commerce thành công

Nordstrom

Nordstrom từ lâu đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực Omnichannel Commerce. Bằng cách tạo ra tính năng Pincode giúp khách ghé cửa hàng có thể scan và truy cập vào ứng dụng Pinterest ngay trên điện thoại để nhận phần quà tặng trị giá $100 của Nordstrom, đồng thời trưng bày tại cửa hàng những sản phẩm bán chạy nhất trên Pinterest như một sự gợi ý đầy thú vị.

Bên cạnh Pinterest, thương hiệu này còn sử dụng Youtube để mở rộng dịch vụ tư vấn phối đồ bằng việc tạo ra những video hướng dẫn kết hợp trang phục phù hợp với mỗi cá nhân và hướng dẫn họ đến cửa hàng để gặp chuyên gia để nhận lấy những lời khuyên có giá trị, từ đó, gợi ý họ mua những sản phẩm từ lời khuyên của chuyên gia.

Gần đây, công ty cho thấy sự thức thời trước những xu hướng mới của thị trường khi sử dụng những bài đăng mua sắm trên Instagram (Instagram’s Shoppable posts) nhằm tạo cảm hứng mua sắm và thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng. 

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử
Thương hiệu Nordstrom

Sephora

Sephora là một trong những thương hiệu lớn trong ngành làm đẹp thành công với Omnichannel Commerce. Công ty tạo sự kết nối chặt chẽ giữa việc mua sắm trực tuyến và mua tại cửa hàng. Theo đó, khách hàng có thể đến mua sắm và truy cập vào tài khoản cá nhân của Sephora Beauty Bag bằng cách sử dụng máy tính bảng đặt sẵn bên trong cửa hàng.

Tài khoản này cho phép họ tra cứu chi tiết thông tin mặt hàng họ quan tâm và dùng thử bằng chức năng thực tế ảo. Ngoài ra những lợi ích mà Sephora cung cấp tại cửa hàng như hướng dẫn trang điểm, quà tặng được cá nhân hoá đã thôi thúc khách hàng muốn mua sắm nhiều hơn. 

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử-06
Thương hiệu Sephora

Starbucks

Thương hiệu thức uống nổi tiếng thế giới – Starbucks đã cho ra mắt ứng dụng Starbucks Rewards App được xem là đỉnh cao của Omnichannel Commerce. Sau khi tạo tài khoản, khách hàng của Starbucks có thể tìm thấy danh sách các cửa hàng gần khu vực của họ, đặt đồ uống và trả tiền trước để không phải mất thời gian xếp hàng.

Ứng dụng cũng thường xuyên đưa ra những gợi ý mang tính cá nhân hoá cho từng khách hàng dựa trên đơn đặt hàng trước đó, chương trình khách hàng thân thiết, thời tiết, mùa lễ hoặc lượng hàng tồn kho tại cửa hàng gần khu vực của người dùng. 

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử-07
Thương hiệu Starbucks

Để đuổi kịp thế giới kinh doanh luôn không ngừng thay đổi là điều không dễ dàng. Thực tế cho thấy nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã triển khai Omnichannel Commerce từ sớm và gặt hái nhiều thành công. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác đang có xu hướng chuyển dịch dần từ mô hình Single-channel hoặc Multichannel sang Omnichannel và nhìn nhận mô hình này như chiếc cầu kết nối trải nghiệm khách hàng giữa các kênh online và offline một cách đồng nhất và chặt chẽ. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và rào cản khi doanh nghiệp đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược Omnichannel Commerce. 

Hãy liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
14,119
0
1
20/02/2023
Top 5 eCommerce Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay 6
TOP 5 KÊNH ECOMMERCE MARKETING PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Đại dịch toàn cầu đã tạo ra một cú hích chưa từng có thúc đẩy ngành công nghiệp thương mại điện tử, khiến nhiều doanh nghiệp dù muốn hay không cũng phải thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, sẽ có nhiều doanh nghiệp vẫn còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.

Bên cạnh việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử, xây dựng website thì doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh tiếp thị tiềm năng nhất hiện nay để phát triển chiến lược eCommerce Marketing hay marketing thương mại điện tử.

eCommerce Marketing là gì?

eCommerce Marketing hay Marketing thương mại điện tử là hoạt động sử dụng đa dạng các kênh tiếp thị như Social Media, Content, SEO hay Email nhằm thu hút lượng truy cập đến website thương mại điện tử, tạo ra chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng và khuyến khích mua hàng lần sau đối với khách hàng cũ. 

Cụ thể hơn, eCommerce Marketing làm những việc sau đây:

  • Điều hướng lượng truy cập về website thương mại điện tử;
  • Giúp thương hiệu xuất hiện trước mắt đối tượng mục tiêu (target audience);
  • Giúp những người đang tìm kiếm sản phẩm mà công ty đang bán sẽ dễ dàng khám phá ra trang web của công ty;
  • Chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng mới;
  • Thu hút những người từng truy cập website và mua hàng trước đây để khiến họ mua lại;
  • Nâng cao trải nghiệm hậu mua sắm nhằm tăng sự hài lòng và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu;
  • Thúc đẩy nhiều đơn hàng thường xuyên hơn và lớn hơn tại website thương mại điện tử.
Top 5 eCommerce Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Nhiệm vụ của eCommerce Marketing

Mục đích chính của eCommerce Marketing là nâng cao nhận thức thương hiệu và gia tăng doanh số bán hàng. Vì thế, nếu doanh nghiệp không có chiến lược eCommerce Marketing cụ thể sẽ rất khó để website thương mại điện tử tạo ra được doanh số mặc cho giao diện được thiết kế đẹp mắt hay hệ thống chức năng được xây dựng chỉn chu đến đâu đi nữa.

Các kênh triển khai eCommerce Marketing phổ biến nhất hiện nay

Social Media Marketing

Top 5 eCommerce Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Social Media Marketing

Hiện nay, phần lớn các thương hiệu hay các nhà sáng tạo nội dung đều tận dụng sự phổ biến của các mạng xã hội như là bước đi đầu tiên để kết nối và đăng tải những nội dung mà đối tượng mục tiêu quan tâm.

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể làm điều tương tự bằng cách sử dụng hình ảnh, nội dung hấp dẫn thu hút sự chú ý và điều hướng lưu lượng truy cập đến website. Khi đó giao diện website thương mại điện tử cần đảm bảo tính trực quan cao, đặc biệt phải “trưng bày” các sản phẩm thật nổi bật tạo cảm hứng mua sắm cho khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng Social Commerce để trực tiếp bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, v.v

Content Marketing

Top 5 eCommerce Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Content Marketing

Content (Nội dung) là một kênh tiếp thị hiệu quả khác mang lại kết quả lâu dài cho doanh nghiệp thương mại điện tử, đồng thời cũng là một công cụ branding mang tính bền vững lâu dài cho thương hiệu. Hiện nay có nhiều dạng Content được sử dụng rộng rãi phải kể đến như:

  • Bài viết Blog;
  • Video;
  • Podcasts;
  • Nội dung dạng định hướng và cung cấp kiến thức;
  • Nội dung do người dùng sáng tạo nên (User-generated content) bao gồm hình ảnh, video, mục thảo luận trên các diễn đàn, lời chứng thực, v.v

Mục tiêu của tiếp thị nội dung là trả lời các câu hỏi, cung cấp kiến thức, giới thiệu về thương hiệu, gợi ý và hướng dẫn khách hàng lựa chọn sản phẩm và cả giải trí. 

Với các nội dung được tạo ra và được tối ưu hoá tìm kiếm, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy trang web và doanh nghiệp từ đó có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tái sử dụng các nội dung này cho các chiến dịch eCommerce Marketing khác trong tương lai.

Search Engine Marketing (SEM)

Top 5 eCommerce Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Search Engine Marketing

Tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM) bao gồm cả tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng cáo trả tiền. Trong khi SEO liên quan đến sự hiểu biết của Marketer về thuật toán xếp hạng của Google để tối ưu hoá nội dung phù hợp với tiêu chí đánh giá của Google thì SEM dựa vào các chiến dịch trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (Pay-per-click aka PPC), chiến dịch hiển thị hay chiến dịch quảng cáo sản phẩm như Google Shopping Ads chẳng hạn. 

Trên Google, các chiến dịch PPC đảm bảo những khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy liên kết dẫn đến trang web của thương hiệu khi họ nhập các cụm từ tìm kiếm khớp với các cụm từ được chọn cho chiến dịch.

Đó là lý do các doanh nghiệp thương mại điện tử thường sử dụng Google Adwords và quảng cáo trang sản phẩm (Product Pages) thông qua các chiến dịch PPC. Nhờ đó, khả năng một người tìm kiếm và nhấp vào liên kết rồi đưa ra quyết định mua hàng trước khi rời khỏi website thương mại điện tử của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.

Influencer Marketing

Top 5 eCommerce Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Influencer Marketing

Một người có ảnh hưởng đáng tin cậy có thể là “người bạn tri kỷ” của thương hiệu. Lời giới thiệu hay chứng thực của Influencer có thể giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng, tối ưu ROI Marketing và cuối cùng là nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.

Vì Influencer Marketing tận dụng sự tin tưởng vào một cá nhân có khả năng thuyết phục và sự tự tin nhất định để gây ảnh hưởng đến các followers của họ và khuyến khích các quyết định mua hàng. 

Influencer Marketing sẽ tiếp tục là kênh triển khai eCommerce Marketing hiệu quả và những người có sự ảnh hưởng sẽ liên tục được các thương hiệu thương mại điện tử tận dụng để thúc đẩy sự nhận biết và cảm xúc mua sắm đối với sản phẩm hay dịch vụ nhất định.

Email Marketing

Top 5 eCommerce Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Email Marketing

Email Marketing là một trong những hình thức lâu đời nhất trong Digital Marketing. Cho đến ngày nay, trong thế giới thương mại điện tử, Email Marketing vẫn giữ vai trò vô cùng đặc biệt.

Đặc biệt ở chỗ hình thức này cho phép doanh nghiệp tự động hoá chiến dịch hướng đến những người đăng ký (Subscribers) thuộc các phân khúc khác nhau hoặc thuộc từng giai đoạn trong hành trình khách hàng (Customer Journey) và để chiến dịch Email Marketing chạy tự động.   

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý chọn lọc và phân loại các nhóm đối tượng trong danh sách các email (Email List) nhằm gửi đúng nội dung đến đúng đối tượng mục tiêu. Điều này giúp duy trì sự tin tưởng từ những khách hàng tiềm năng giữa thời điểm quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu cá nhân trở nên quan trọng đối với người dùng Internet.

Do đó, không phải mọi email thương mại đều được chào đón trong hộp thư của người dùng. Thế nên các doanh nghiệp cần thận trọng trong cách xây dựng Email List nếu Email Marketing nằm trong kế hoạch Marketing thương mại điện tử.

Có thể thấy, nếu không có eCommerce Marketing thì website thương mại điện tử gần như sẽ không ai biết tới. Cách duy nhất để trang web được nhận diện, thu hút nhiều khách hàng trực tuyến và tạo doanh thu liên tục và đều đặn đó là đẩy mạnh triển khai các hoạt động marketing có chủ đích một cách hiệu quả. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và rào cản khi doanh nghiệp đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược eCommerce Marketing. Hãy liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
11,029
0
1
15/02/2023
Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ RƯỢU TOẢ SÁNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Đại dịch Covid-19 những năm qua đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các nhà đầu tư, chủ công ty từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau và ngành rượu cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Việc đóng cửa các khách sạn, nhà hàng, quán bar cũng như huỷ bỏ các sự kiện và lễ hội lớn đã khiến doanh số bán đồ uống có cồn giảm đáng kể.

Tuy nhiên, giữa bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, vẫn có những ngành hoạt động khá tốt, trong đó phải nhắc đến thương mại điện tử. Một vài doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đã nhanh chóng triển khai thương mại điện tử nhằm trụ vững trước sự suy thoái.

Không ngoại lệ, các doanh nghiệp rượu cũng tiếp bước làn sóng chuyển dịch đó, góp phần đưa thương mại điện tử rượu toả sáng trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của chuyển đổi số. 

Tại sao 2023 là năm hoàn hảo để triển khai thương mại điện tử rượu?

Số liệu thống kê về sự phát triển của thương mại điện tử rượu

  • Doanh số thương mại điện tử rượu đạt 6 tỷ USD năm 2021, tăng 131% so với năm 2020. Trong 2 năm 2021-2022, doanh số bán rượu trực tuyến tăng 4%, trong khi đó năm 2020 chỉ tăng 2%.
  • Doanh thu online của thị trường rượu đạt hơn 261 tỷ USD năm 2022, dự kiến tăng trưởng hàng năm là 10.51% giai đoạn từ 2022 đến 2025.
  • Theo IWSR, giá trị thị trường thương mại điện tử rượu toàn cầu sẽ đạt 42 tỷ USD năm 2024.
  • Ước tính 1.6% tổng doanh thu của thị trường rượu năm 2023 được tạo ra từ bán hàng trực tuyến.
  • Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thương mại điện tử rượu ở Mỹ là khoảng 20%.
Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Thương mại điện tử rượu những năm gần đây để lại nhiều kết quả ấn tưởng.

Động lực chính cho sự phát triển của thương mại điện tử rượu

Động lực tăng trưởng nhờ đại dịch toàn cầu

Tương tự như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành rượu cũng chứng kiến sự tăng trưởng đột phá về tốc độ mua hàng trực tuyến trong giai đoạn khủng hoảng bởi đại dịch toàn cầu.

44% người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đặt hàng rượu và rượu mạnh trực tuyến lần đầu tiên khi đại dịch bùng phát. Điều này đưa đến mức tăng trưởng 42% năm 2020 của thương mại điện tử rượu.

Doanh số bán rượu trực tuyến tăng đến 6 tỷ USD vào năm 2021 so với chỉ 1 tỷ USD năm 2018.

Động lực tăng trưởng nhờ người tiêu dùng rượu thế hệ trẻ

Tại Mỹ, theo Avalara, Millennials và dân số trong độ tuổi uống rượu hợp pháp đang tăng lên đều đặn. Đến năm 2023, thế hệ Millennial ước tính chiếm gần 45% dân số LDA (Legal Drinking Age) dưới 80 tuổi.

Đến năm 2030, con số này được dự đoán sẽ là 54%.

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Sự gia tăng đáng kể lượng người tiêu dùng rượu thế hệ trẻ là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng cho thương mại điện tử rượu trong tương lai.

Tại Việt Nam, thế hệ Millennials (25-38 tuổi) và Gen Z (18-24 tuổi) hay gọi chung là MillennialZ hiện chiếm 47% dân số cả nước, khoảng 45 triệu người trong độ tuổi được phép sử dụng rượu.

Dự báo cơ cấu dân số thế hệ MillennialZ sẽ tiếp tục tăng.

Đồng thời sự hiểu biết và thức thời về các xu thế mới của công nghệ số so với các thế hệ trước sẽ là nguồn lực chính đóng góp vào sự phát triển của thị trường thương mại điện tử rượu cũng như nền kinh tế số của Việt Nam.

Câu chuyện thành công

iShop Changi Wines

iShop Changi Wines là dự án website thương mại điện tử của Duty Free Shop Group (DFS) hợp tác với Changi Airport Group (CAG), cung cấp các loại rượu vang và rượu mạnh thượng hạng, nổi tiếng trên thế giới cùng các ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho khách tại sân bay Changi, nhất là khách hàng thành viên của CAG.

Trang web của iShop Changi Wines được thiết kế hiện đại, đẹp mắt, thể hiện các đặc trưng riêng của ngành rượu và cả tính thẩm mỹ từ bố cục trang, màu sắc, front chữ, logo đến banner đều được đảm bảo nhằm tối ưu trải nghiệm mua hàng và quan trọng là làm nổi bật yếu tố nhận diện, phát triển thương hiệu cho cả CAG và DFS.

Ngoài ra, vì là dự án của những thương hiệu lớn nên từ khi ra mắt đến nay website iShop Changi Wines luôn có lượt truy cập cao tầm 592 nghìn mỗi tháng.

Do đó, hệ thống thương mại điện tử phải thường xuyên được cải tiến và tối ưu nhằm khắc phục tình trạng lưu lượng truy cập và đơn đặt hàng tăng đột biến vào những thời điểm mua sắm lớn của năm. 

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Hai gã khổng lồ CAG và DFS đã bắt tay xây dựng thành công website thương mại điện tử rượu

Việc cả 2 ông lớn CAG và DFS bắt tay thực hiện xây dựng và phát triển website thương mại điện tử rượu và gặt hái được thành công đã cho thấy tiềm năng to lớn của lĩnh vực này ở hiện tại và tương lai.

Nếu trước đây phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp rượu bị giới hạn khá nhiều thì giờ đây giới hạn đó đã bị phá vỡ nhờ sự thống trị của Internet và sự lên ngôi của thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc nới lỏng các rào cản luật pháp đã giúp doanh nghiệp rượu tự tin đưa sản phẩm của mình đến với lượng lớn khách hàng tiềm năng tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

The Warehouse

Ra mắt thị trường năm 2001, The Warehouse được biết đến là một nhà phân phối rượu vang và rượu mạnh hàng đầu tại Việt Nam với hơn 16 loại rượu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, đây cũng là một trong những thương hiệu bán lẻ nổi bật của tập đoàn Ân Nam bên cạnh Annam Gourmet Market, Yves Rocher, Flormar.

Sản phẩm tại The Warehouse luôn được kiểm định, chọn lọc kỹ lưỡng, đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi chính thức bán ra thị trường. Đến nay công ty đã mở rộng hệ thống phân phối khắp cả nước bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Quảng Ninh, Phú Quốc.

Với định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn và bền vững song hành cùng xu hướng chuyển dịch của thị trường, thương hiệu đã nhanh chóng bắt tay xây dựng website thương mại điện tử.

The Warehouse đã sử dụng nền tảng Magento để hiện thực hóa mục tiêu bao phủ thị trường rượu bằng các mô hình kinh doanh từ B2B đến B2C. Điều này đồng nghĩa, công ty sẽ không chỉ là đơn vị phân phối rượu cho các nhà hàng, khách sạn, các khu resort, quán bar và lounge, mà còn mở rộng kênh bán lẻ cho khách hàng cá nhân.

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
The Warehouse là một trong số thương hiệu rượu xây dựng thành công website thương mại điện tử với Magento

Giao diện website được chú trọng hoàn thiện UI/UX cùng màu đỏ Bordeaux được sử dụng là tông màu chủ đạo cho toàn hệ thống để kết hợp với bộ icons, logo, banner được thiết kế riêng phù hợp với đặc trưng ngành rượu. 

Bên cạnh đó, The Warehouse cung cấp dịch vụ đặt hàng, thanh toán và giao hàng linh hoạt, an toàn và nhanh chóng. Theo đó, khách có thể đặt hàng thông qua website thương mại điện tử, điện thoại, hoặc qua ứng dụng (Mobile app) The Warehouse.

Sau đó, khách có thể đến cửa hàng để lấy hàng hoặc công ty sẽ giao hàng nhanh 2-3 giờ tại các thành phố lớn như HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và giao hàng tiêu chuẩn qua dịch vụ chuyển phát 2-5 ngày ở các địa phương khác. 

Nhờ thức thời mở rộng mô hình kinh doanh và thực hiện chuyển đổi số, The Warehouse đã thành công trong việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận thêm nhiều khách hàng, tăng trưởng doanh thu bán hàng cả offline và online.

Trentham Estate

Trentham Estate Winery là thương hiệu lâu đời của Úc được thành lập năm 1988 chuyên sản xuất và kinh doanh rượu vang. Sau nhiều năm hoạt động, công ty được đánh giá cao về sự sáng tạo trong quá trình sản xuất, tạo ra nhiều loại rượu đa dạng mùi vị thơm ngon đặc trưng.

Đồng thời, thương hiệu còn được vinh danh với hàng trăm huy chương, danh hiệu và giải thưởng lớn trong ngành. Thoạt đầu, công ty phát triển và vận hành hệ thống website với WordPress nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên, chính sự bùng nổ của thương mại điện tử và nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của nhóm khách hàng tiềm năng đã thúc đẩy Trentham Estate mở rộng quy mô kinh doanh bằng sự đầu tư nghiêm túc vào hệ thống website thương mại điện tử hoàn chỉnh.

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Trentham Estate nhanh chóng phát triển hệ thống website thương mại điện tử để bắt kịp xu hướng thị trường.

Đó là lý do của sự ra đời trang web trenthamestate.com.au với giao diện hiện đại nhưng vẫn đảm bảo thể hiện đầy đủ nét riêng biệt của ngành rượu. Tương tự như The Warehouse, Trentham Estate cũng xây dựng website thương mại điện tử dựa trên nền tảng Magento với nhiều tính năng phù hợp yêu cầu của thương mại điện tử và đặc trưng ngành rượu.

Nhờ vậy, doanh nghiệp tiếp cận và phục đa dạng tệp khách hàng lớn không chỉ trong nước Úc và cả quốc tế nhờ vào các chiến lược marketing và branding hiệu quả, từ đó, hướng tới mô hình kinh doanh bền vững song hành với những chuyển biến của thời đại.

Sẽ rất khó để tin rằng một lĩnh vực nhạy cảm như rượu lại có thể được giao thương trực tuyến dễ dàng và hiệu quả. Trong sự hiệu quả và thuận lợi đó có phần đóng góp rất lớn của xu hướng thương mại điện tử và chương trình Chuyển đổi số Quốc gia toàn diện được Chính phủ cam kết hỗ trợ. Đây là thời điểm vô cùng thích hợp để các doanh nghiệp rượu tự tin triển khai thương mại điện tử vì có sự hậu thuẫn từ Chính phủ và lực đẩy từ thị trường. 

Mặc dù vậy, từ kế hoạch đến thực thi là hai phạm trù rất khác biệt, doanh nghiệp cần chiến lược kinh doanh bài bản cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ các đơn vị có chuyên môn cao trong lĩnh vực này để rút ngắn chặng đường gặt hái thành công và góp phần thúc đẩy mục tiêu Chuyển đổi số Quốc gia. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong nhiều năm qua, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
10,327
0
1
12/01/2023
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
10 XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÁNG CHÚ Ý NHẤT NĂM 2023

Thương mại điện tử hiện là ngành công nghiệp chiếm thị phần lớn của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong hai năm vừa qua nhờ tác động từ đại dịch toàn cầu và các biện pháp giãn cách xã hội. Qua một năm xã hội từng bước tiến tới giai đoạn “bình thường mới”, khách hàng đã bắt đầu quay trở lại mua sắm tại các cửa hàng truyền thống.

Tuy vậy, nhờ xu hướng tiêu dùng thương mại điện tử đã được thiết lập, kèm theo sự thúc đẩy từ làn sóng chuyển đổi số quy mô toàn cầu, đã góp phần định hướng các doanh nghiệp thay đổi để phù hợp với quỹ đạo xoay vần của nền kinh tế số. 

Do đó, nhận biết và đón đầu xu hướng thương mại điện tử của năm 2023 là vô cùng cần thiết để các chiến lược Marketing trong năm mới của doanh nghiệp được thực thi một cách hiệu quả và thành công. Dưới đây liệt kê 10 xu hướng thương mại điện tử được dự báo sẽ “làm mưa làm gió” trên thị trường trong năm sau.

Omnichannel

Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh như website thương mại điện tử, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, chuỗi cửa hàng, đại lý phân phối,v.v nhưng hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý. 

Ngoài ra, Multi-Channel cũng được gọi là mô hình bán hàng đa kênh nhưng khác với Omnichannel ở chỗ các kênh trong mô hình Multi-channel hoạt động độc lập, dữ liệu không liên kết, nội dung tiếp thị rời rạc, không được cập nhật liên tục và xuyên suốt dẫn đến trải nghiệm khách hàng không đồng nhất và liền mạch khi mua sắm ở nhiều kênh khác nhau.

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel

Sau 2 năm trải nghiệm mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng bắt đầu trở lại mua sắm tại cửa hàng nhờ vào việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, không vì thế mà khiến đà tăng trưởng thương mại điện tử bị trì trệ mà ngược lại tiếp tục bứt phá. Tại đó, doanh nghiệp tận dụng sự ưa thích mua sắm online từ những năm gần đây và đẩy mạnh triển khai Omnichannel nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm đa dạng và hiệu quả. 

Theo thống kê gần đây cho thấy:

  • Ước tính có khoảng 56% khách hàng sử dụng smartphone để tra cứu về sản phẩm khi đang ở trong cửa hàng bán lẻ. 
  • Gần 75% người dùng sử dụng nhiều kênh khác nhau như website, mạng xã hội, cửa hàng,… để mua sắm.
  • Khoảng 73% người tiêu dùng thương mại điện tử cho biết họ tiếp cận đa kênh trong suốt hành trình trải nghiệm. Ví dụ như sau khi mua sắm tại cửa hàng, người mua tiếp tục theo dõi website, các trang mạng xã hội, gian hàng trên sàn thương mại điện tử của thương hiệu. 

Vì vậy, Omnichannel vẫn được xem là xu hướng thương mại điện tử phát triển mạnh trong năm 2023. 

Mobile Commerce

Thương mại di động (Mobile Commerce hay mCommerce) là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân phân phối hàng hoá và dịch vụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các thiết bị không dây cầm tay như điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Theo Bankmycell, số lượng người dùng điện thoại thông minh trên toàn thế giới năm 2022 là 6,648 tỷ, tương đương với 83,07% dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh. Hơn nữa, theo dự đoán, con số này sẽ tăng lên đến 7,516 tỷ vào năm 2026. Ngoài ra, tỷ lệ người dùng trên toàn cầu tham gia mua sắm trực tuyến trong năm 2022 chiếm 58,4%.

Riêng tại Việt Nam, những số liệu thú vị được thống kê tại Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022:

  • 88% phương tiện truy cập Internet của người dân là điện thoại di động, trong khi tỷ lệ này năm 2021 chỉ đạt 57%.
  • Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến là 74,8%.
  • 91% phương tiện điện tử thường được sử dụng để đặt hàng trực tuyến là điện thoại di động.
  • Trong các kênh mua sắm trực tuyến, có 47% lượng người dùng mua hàng thông qua các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động. 
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022

Có thể thấy, tỷ lệ người dân toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng sở hữu thiết bị di động và sử dụng chúng vào hoạt động mua sắm trực tuyến là khá cao và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Vì vậy, đây sẽ là một trong những xu hướng nổi bật mà các doanh nghiệp thương mại điện tử cần ưu tiên đẩy mạnh trong chiến lược Marketing năm 2023. 

Social Commerce

Social Commerce là quá trình doanh nghiệp sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube, Zalo,v.v làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ trực tuyến. Nói cách khác, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và eCommerce (Thương mại điện tử).

Tầm ảnh hưởng và độ phủ sóng của mạng xã hội chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ những năm gần đây. Với 59% dân số thế giới sử dụng mạng xã hội, sẽ không lạ khi tự tin khẳng định con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. 

Nếu trước đây các thương hiệu sử dụng mạng xã hội để tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng, thì ngày nay doanh nghiệp thương mại điện tử gia tăng doanh số bán hàng bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp thông qua các trang mạng xã hội. Theo đó, người tiêu dùng vừa có thể kết nối, trao đổi thông tin, vừa có thể tìm kiếm và mua sắm online tại cùng một nơi, vô cùng thuận tiện. 

Theo Statista, doanh số thương mại xã hội toàn cầu đạt 992 tỷ USD năm 2022 và được dự đoán sẽ đạt gần 3 nghìn tỷ USD vào năm 2026. 

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Xu hướng Social Commerce

Nhờ sự bành trướng của mạng xã hội mà thương mại xã hội hay Social Commerce đã có sự bứt tốc mạnh mẽ và trở thành thỏi nam châm thu hút các thương hiệu tìm đến để tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng, khai thác và hiện thực hoá mục tiêu về Marketing và doanh số. Do đó, nếu doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng mạng xã hội hay Social Commerce không thuộc top ưu tiên trong chiến lược Marketing năm 2023, rất có thể đấy sẽ là thiếu sót lớn làm vụt mất rất nhiều cơ hội cạnh tranh tại chiến trường thương mại điện tử vốn đã quá cạnh tranh. 

Headless Commerce

Hiện nay, doanh nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn để xây dựng website thương mại điện tử nhưng về cơ bản, cấu trúc một website đều sẽ bao gồm các phần chính như sau:

  • Frontend: Tất cả những gì người dùng nhìn thấy và tương tác mỗi khi truy cập vào website bao gồm giao diện, nội dung, chức năng, v.v được tiếp nhận từ backend. 
  • Backend: Tất cả những phần hoạt động của website hoặc app mà người dùng không thể nhìn thấy được như hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ thiết kế, công cụ quản lý, các chức năng tùy biến.

Đối với các website sử dụng cấu trúc truyền thống thì frontend và backend sẽ được hoạt động dựa trên cùng một nền tảng và từ đó sẽ kết nối chặt chẽ với nhau. Do đó, mọi thay đổi trên website sẽ được chỉnh sửa hai phần trong cùng một lúc. Tuy nhiên, với Headless Commerce, backend và frontend sẽ được tách rời với nhau và hoạt động một cách độc lập trên hai hệ thống riêng biệt.

Các lợi ích khi doanh nghiệp triển khai Headless Commerce:

  • Tăng khả năng tuỳ chỉnh
  • Tăng khả năng mở rộng
  • Tăng tốc độ tải trang
  • Tích hợp liền mạch
  • Hỗ trợ bán hàng đa kênh
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Lợi ích khi triển khai Headless Commerce

Bằng việc sử dụng cấu trúc Headless, Nike đã trở thành nhãn hàng với thị phần lớn hơn hẳn so với Adidas – một đối thủ đáng gờm của Nike. Hơn nữa, website của Nike đã ghi nhận hơn 60 triệu lượt truy cập trang chỉ trong vòng 1 tháng. Bên cạnh đó, tỉ trọng mua hàng trực tiếp mà không qua phân phối trung gian cũng từ đó mà tăng lên đáng kể.

Từ Case Study của Nike, có thể thấy rằng Headless Commerce là một trong những giải pháp hữu dụng đối với các doanh nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng doanh số thương mại điện tử. 

Shoppertainment

Shoppertainment là hình thức mua sắm kết hợp giải trí, được triển khai như một phần của chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu, từ đó kích cầu mua sắm. Tại kỷ nguyên của chuyển đổi số và thương mại điện tử được đặt để ở vị trí hàng đầu trong xu hướng kinh doanh hiện đại thì Shoppertainment được ứng dụng và chi phối phần lớn hoạt động thương mại trực tuyến.

Một số ứng dụng phổ biến của xu hướng Shoppertainment trong thực tế phải kể đến bao gồm: 

  • Live Selling: Bán hàng livestream.
  • Shoppable Video: Mua sắm trực tiếp tại video.
  • Gamification: Trò chơi điện tử ứng dụng hoá.

Có thể thấy cả ba hình thức này đều tập trung vào tính giải trí và sự tương tác. Khi đó, yếu tố cảm xúc được khơi dậy, đưa đến hàng loạt những quyết định mua sắm thiếu khôn ngoan và nằm ngoài kế hoạch. Dưới góc độ kinh doanh, điều này có lợi cho doanh nghiệp. Nghiên cứu gần đây của TikTok cũng cho thấy điều đó:

  • 82% người dùng Đông Nam Á mua sản phẩm từ những nhãn hàng họ ít khi sử dụng.
  • 55% người dùng đã đưa ra các quyết định mua sắm hàng hóa nằm ngoài kế hoạch.
  • 89% người dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok.
  • ½ lượng người dùng TikTok thừa nhận đã khám phá ra sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng này.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn mua hàng và cảm thấy vui vì việc đó.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn việc mua sắm trở nên thú vị và giải trí hơn.
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: TikTok

Việc xu hướng Shoppertainment bùng nổ trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu tương tác, kết nối xã hội sau thời gian đời sống tinh thần bị ảnh hưởng bởi Covid là rất cao.

Điều này buộc các thương hiệu phải nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó bằng cách biến trải nghiệm mua sắm thông thường thành trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí, tương tác và kết nối xã hội. Và Shoppertainment chính là giải pháp mà doanh nghiệp tìm kiếm. Đồng thời, đây là phương thức khai thác tối đa yếu điểm lớn nhất của khách hàng – cảm xúc.

Khi cảm xúc hưng phấn và vui vẻ được khơi gợi trong quá trình mua sắm, khách hàng tương tác nhiều hơn, mua nhiều sản phẩm ngoài kế hoạch hơn, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và doanh số bán hàng sẽ bứt phá theo đó.

Công nghệ AI

Công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) hiện nay có tác động đáng kể đối với doanh nghiệp thương mại điện tử trong việc đưa ra các giải pháp tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng. 

Những số liệu thống kê bên dưới đã chứng minh sự ảnh hưởng đáng kinh ngạc của AI đối với thị trường thương mại điện tử và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này:

  • Thị trường thương mại điện tử được hỗ trợ bởi AI ước tính đạt 16.8 tỷ USD vào năm 2030 (theo InsightAce Analytics).
  • Tại thị trường thương mại điện tử bán lẻ, giá trị của AI được dự đoán tăng từ 1.7 triệu USD năm 2021 lên 36.4 triệu USD năm 2030 (theo Precedence Research).
  • 78% các thương hiệu đã sử dụng AI cho website thương mại điện tử (theo Oracle).
  • Giá trị thị trường Chatbots được dự đoán đạt 3.99 tỷ USD vào năm 2030 (theo Grandview Research).
  • Dự đoán các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua Chatbots sẽ đạt 112 tỷ USD trong năm 2023 (theo Business Solution).
  • Chi phí sử dụng AI Chatbots cho chăm sóc khách hàng giảm 30% so với việc thuê nhân sự để làm việc này (theo Business Solution).
  • 79% chủ doanh nghiệp thương mại điện tử thừa nhận kết hợp AI với marketing và bán hàng giúp tăng doanh thu của công ty (theo McKinsey).
  • 54% doanh nghiệp tại Pháp cho rằng AI hỗ trợ tốt việc phân tích dữ liệu thương mại điện tử (theo Statista).
  • 70% nhà điều hành doanh nghiệp thương mại điện tử tại Châu Âu và Bắc Mỹ cho rằng công nghệ AI có thể giúp tối ưu cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng (theo Statista).
  • 37% người dùng nhấp vào đề xuất thương mại điện tử do AI điều khiển trong lần đầu ghé thăm website, đã quay lại vào ngày hôm sau đó (theo Invesp).
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Số liệu thú vị cho thấy sự ảnh hưởng của AI đối với thương mại điện tử

Hiện nay có 2 ứng dụng của công nghệ AI được sử dụng phổ biến trong thương mại điện tử đó là:

Chatbots

Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, Chatbots sẽ như là những nhân viên bán hàng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng 24/7. Điều này giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách về địa lý và múi giờ, giúp quá trình tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng diễn ra hiệu quả không gián đoạn. 

Cá nhân hoá chiến dịch quảng cáo (Personalized Advertising Campaigns)

Bằng cách thu thập dữ liệu khách hàng, AI có thể hỗ trợ tạo nội dung và đề xuất phù hợp cho từng khách hàng cụ thể. Để cải thiện các chiến dịch tiếp thị và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, AI cũng có thể dự đoán hành vi mua hàng dựa trên lịch sử tìm kiếm và duyệt web của người dùng, khi dữ liệu có sẵn một cách hợp pháp.

Công nghệ VR/AR

Công nghệ Thực tế ảo – VR (Virtual Reality) là công nghệ hiện đại đưa người dùng bước vào một không gian mô phỏng nhưng vẫn rất chân thực chỉ bằng chiếc kính 3 chiều (kính thực tế ảo). Thế giới ảo mà người dùng nhìn thấy thực chất được thiết lập và điều khiển bởi một hệ thống máy tính có cấu hình cao. 

Công nghệ Thực tế ảo tăng cường – AR (Augmented Reality) là công nghệ mới được tăng cường từ công nghệ VR. Công nghệ này có khả năng xóa bỏ ranh giới giữa thế giới thực và mô hình 3D ảo. Nghĩa là người dùng sẽ được trải nghiệm mô hình ảo trong không gian thực tế thông qua smartphone hoặc máy tính.

Từ nhiều năm nay, Lazada đã đón đầu xu hướng AR và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh nhất định trong việc thu hút cả người dùng và nhà bán hàng bằng kế hoạch rõ ràng, chiến lược đúng đắn. 

7 10 Xu Huong Thuong Mai Dien Tu Dang Chu Y Nhat Nam 2023
Lazada sử dụng công nghệ AR để nâng cao trải nghiệm người dùng

Cụ thể, tính năng Trải nghiệm sản phẩm trực tuyến (Virtual Try On, VTO) trên Lazada có nhiều chức năng phong phú giúp người dùng thoải mái lựa chọn và dùng thử các sản phẩm như phấn mắt, kẻ mắt, kem nền và phấn má mọi lúc mọi nơi.

Kể từ khi ra mắt, tính năng VTO đã đạt được thành công đáng kể với các đối tác thương hiệu LazMall trong lĩnh vực làm đẹp, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 3,1 lần và giá trị đơn hàng trung bình tăng lên đến 11%.

KOL/KOC 

​​Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và mạng xã hội, KOL/KOC đã thổi vào các chiến dịch Marketing một làn gió mới mẻ và độc đáo. Dù bản chất 2 khái niệm này đã tồn tại từ lâu, song những năm gần đây, KOL/KOC mới thật sự bùng nổ.

KOL – Key opinion leader hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.

KOC – Key Opinion Consumer là “những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

KOL sẽ phù hợp với các thương hiệu trung và cao cấp, trong khi đó KOC sẽ phù hợp với các thương hiệu từ bình dân đến trung cấp. Nếu KOL được sử dụng để chọn đại sứ thương hiệu, gương mặt đại diện mùa lễ hay các chiến dịch ra mắt sản phẩm thì KOCs được dùng để thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian ngắn hay điều hướng khách hàng về website, sàn thương mại điện tử. 

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Sự khác biệt giữa KOL và KOC

Một vài KOL nổi tiếng tại Việt Nam: Helly Tống, Giang Ơi, Dino Vũ, Cô em Trendy, Châu Bùi, Khánh Vy, Khoai Lang Thang,…

Một vài KOC phải kể đến: Hà Linh, Call Me Duy, 1m88, Ông Giáo Review, Châu Muối, Hoàng Việt, Pu Mét 7,…

BOPIS

BOPIS – Buy Online Pick-up In Store (Mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng) là một trong những xu hướng mua sắm hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2023. Với BOPIS, người mua sẽ không phải lo lắng về phí giao hàng, thời gian giao hàng lâu, nguy cơ nhận phải sản phẩm không đúng mong đợi.

Doanh nghiệp trên thế giới đang đẩy mạnh triển khai BOPIS nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng khi tích hợp mua sắm trực tuyến và nhận hàng trực tiếp. Đây là chiến lược hoàn hảo để tăng lượng khách ghé thăm cửa hàng và thu hẹp khoảng cách giữa trải nghiệm mua sắm truyền thống và mua sắm trực tuyến. 

Theo GlobeNewswire, thị trường BOPIS toàn cầu được dự đoán đạt 703 tỷ USD năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép CARG ước tính là 19.3% trong giai đoạn từ 2021-2027. 

Ngoài ra, những số liệu thống kê của xu hướng BOPIS dưới đây có thể giúp doanh nghiệp cân nhắc triển khai trong năm tới:

  • Trong 6 tháng cuối năm 2022, 67% người tiêu dùng Mỹ sử dụng hình thức BOPIS.
  • 49% người tiêu dùng BOPIS thừa nhận họ mua thêm nhiều sản phẩm khác trong lúc đến cửa hàng nhận hàng.
  • 65% khách hàng chọn BOPIS để tránh phí giao hàng. 
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: Invespcro

Bên cạnh đó, mô hình BOPIS còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian vận chuyển, kích cầu mua sắm và giảm thiểu rủi ro hoàn hàng. 

UGC

UGC – User Generated Content là nội dung do người dùng tạo ra bao gồm hình ảnh, video, đánh giá, văn bản. Trong 10 năm trở lại đây, UGC càng trở nên quan trọng do người dùng ngày càng ít quan tâm đến thông điệp từ thương hiệu.

Một nghiên cứu mới đây của Salesforce cho thấy 92% khách hàng tin vào nội dung của người thân và bạn bè hơn là nội dung do thương hiệu tạo ra và 53% khách hàng thuộc thế hệ Millennials cho biết UGC ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

Lý giải cho những con số trên là sự tin tưởng. Vì vậy, nội dung UGC như hình ảnh, video, bài đánh giá do khách hàng cung cấp là bằng chứng xã hội đáng tin cậy, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu uy tín.

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: Salesforce

Công nghệ số và xu hướng thương mại điện tử luôn không ngừng thay đổi, đòi hòi doanh nghiệp phải thức thời nắm bắt để tránh bị tụt hậu và loại thải khỏi thị trường.

Với 10 xu hướng thương mại điện tử dự báo khuynh đảo thị trường năm 2023 được liệt kê và phân tích ở trên sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan để chuẩn bị cho chặng đường mới phía trước.

Bên cạnh các xu hướng này, khi triển khai thương mại điện tử trong năm 2023, các doanh nghiệp cũng đừng quên đặt trải nghiệm khách hàng làm trung tâm là xu hướng không bao giờ lỗi thời.

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn giải pháp chuyển đổi số cũng như triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong nhiều năm qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
9,706
0
1
05/01/2023
Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
SHOPPERTAINMENT: HẤP LỰC MẠNH MẼ DẪN DẮT XU HƯỚNG TIÊU DÙNG

Đại dịch Covid-19 không chỉ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bùng nổ mà còn góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng từ ưu tiên mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, người tiêu dùng luôn có khuynh hướng tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, tạo cảm hứng thay vì chỉ đơn thuần là mua hàng.

Do đó, phương thức mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) trong thương mại điện tử sẽ là một giải pháp mà mọi doanh nghiệp nên hướng đến nhằm nâng cao hiệu quả Marketing và gia tăng doanh số bán hàng.

Shoppertainment là gì?

Shoppertainment là sự kết hợp giữa hai yếu tố “shopper” (mua sắm, người mua sắm) và entertainment (giải trí).

Theo từ điển Oxford (1990), shoppertainment được định nghĩa là “việc cung cấp các phương tiện giải trí hoặc thư giãn bên trong hoặc bên cạnh một cửa hàng bán lẻ hoặc trung tâm mua sắm, như một phần của chiến lược Marketing, được thiết kế nên để thu hút khách hàng và kích cầu mua sắm”.

Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
Shoppertainment là gì?

Ngày trước, shoppertainment đã được rất nhiều thương hiệu áp dụng triển khai thành công, trong đó có IKEA –  Tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Theo đó, vào năm 2019, IKEA đã tổ chức một chiến dịch gọi là “IKEA nightclub – Tonight is to sleep” dành cho 100 người may mắn đến trải nghiệm.

Tại đây, khách hàng có thể tham gia các hoạt động như làm móng, massage, ăn nhẹ, uống trà thay vì cocktail trước và sau đó sẽ ngủ trong những căn phòng chứa các món đồ nội thất mà IKEA chuẩn bị ra mắt.

Chiến dịch đó đã tạo được tiếng vang tại khu vực Bắc Mỹ và mang về thành công lớn về mặt doanh số cho công ty.  

Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của thương mại điện tử và phương thức Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing), xu hướng shoppertainment không chỉ dừng lại ở cửa hàng hay các địa điểm offline mà đã trở nên phổ biến và chi phối hoạt động mua sắm trực tuyến. Vì vậy, định nghĩa của shoppertainment có sự điều chỉnh và mở rộng so với trước.

Cụ thể, shoppertainment là xu hướng mua sắm trực tuyến kết hợp giải trí, tại đó, khách hàng không chỉ mua hàng trên môi trường trực tuyến theo cách thông thường mà còn có thể tham gia tương tác trực tiếp với người bán hàng.

Một số hình thức mua sắm kết hợp giải trí đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phải kể đến đó là Live Stream, Video, Trò chơi điện tử (Gamification).

Ý nghĩa của Shoppertainment trong thương mại điện tử

Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng từ 11,8 tỷ USD năm 2020 đến 13,7 tỷ USD vào năm 2021 và ước tính sẽ cán mốc 16,4 tỷ USD vào năm 2022.

Trong khi đó, tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trên website thương mại điện tử là 78% năm 2021, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. 

Thực tế cho thấy, sự tác động của dịch bệnh đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch trong xu hướng tiêu dùng từ mua hàng tại chỗ sang mua hàng trực tuyến bởi tính cấp bách và sự hạn chế của các lựa chọn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Từ đó chứng kiến sự giảm sút nhanh chóng của mô hình thương mại truyền thống và đánh dấu sự trỗi dậy của thương mại điện tử. Theo Statista, doanh thu thương mại điện tử được kỳ vọng đạt 8.1 nghìn tỷ USD vào năm 2026. 

Cùng với xu hướng phát triển đó, không gì ngạc nhiên khi người tiêu dùng cảm thấy thích thú với sự kết hợp của mua sắm trực tuyến và các hình thức giải trí (Shoppertainment).

Sự kết hợp này tuy không mới nhưng hứa hẹn sẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng trong tương lai nơi mà thương mại điện tử được đặt để ở vị trí hàng đầu.

Tại đó, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng sẽ ngày càng cao và kỳ vọng được đáp ứng trải nghiệm mua sắm tối ưu theo đó cũng tăng lên, không đơn thuần là mua sản phẩm trực tuyến mà còn là trải nghiệm sự mới lạ, nhập vai.

Bằng cách kết hợp việc mua bán online với hình thức livestream, video giải trí, trò chơi điện tử nhằm tạo ra tương tác kỹ thuật số với khách hàng theo thời gian thực, các thương hiệu bán lẻ trên thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng doanh số đáng nể trong giai đoạn dịch bệnh.

Chẳng hạn như Taobao Live được Alibaba ra mắt năm 2016, đã đột phá doanh số bán hàng tăng 150% trong năm 2020, thời điểm đại dịch bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc. 

Theo Alex Vogler, Senior Director và Head of Marketing, eBusiness, P&G khu vực Châu Á, Trung Đông và Châu Phi: “Shoppertainment giờ đây đã trở thành kỳ vọng tối thiểu và cơ bản của người tiêu dùng, nhiệm vụ của các thương hiệu là khiến cho khách hàng cảm thấy vui vẻ và hứng thú trong quá trình tìm hiểu về sản phẩm”. 

Thật vậy, đại dịch Covid-19 đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến tâm lý của con người với các vấn đề như trầm cảm, lo âu. Mặt khác, một phần dân số cho biết tâm lý của họ được cải thiện rõ rệt nhờ những kết nối xã hội mà họ không thể có được trước đại dịch.

Bên cạnh mục tiêu giải trí, người dùng cần được kết nối nhiều hơn với cộng đồng, với những người giống như họ. Vì vậy, các thương hiệu đã tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách biến câu chuyện cá nhân thành trải nghiệm chung, kết nối mọi người gần nhau hơn.

Lấy hashtag #TikTokMadeMeBuyIt làm một ví dụ. Người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm mua sắm của mình theo cách thú vị và đơn giản qua nền tảng TikTok, từ đó tạo ra mức độ lan truyền khủng với hơn 4.5 tỷ lượt view. 

Vì đặc trưng của Shoppertainment là thiên về tính giải trí và kết nối nên sẽ dẫn đến quyết định mua sắm cảm tính và ngoài kế hoạch. Theo khảo sát gần đây của TikTok cho thấy:

  • 82% người dùng Đông Nam Á mua sản phẩm từ những nhãn hàng họ ít khi sử dụng.
  • 55% người dùng đã đưa ra các quyết định mua sắm hàng nằm ngoài kế hoạch.
  • 89% người dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok.
  • ½ lượng người dùng TikTok thừa nhận đã khám phá ra sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng này.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn mua hàng và cảm thấy vui vì việc đó.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn việc mua sắm trở nên thú vị và giải trí hơn.
Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
Khảo sát của TikTok về hành vi mua sắm mới đây của người tiêu dùng

Từ các nghiên cứu và khảo sát trên có thể thấy, xu hướng mua sắm trực tuyến và sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến quyết định mua hàng là rất lớn.

Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi chiến lược Marketing để thu hút khách hàng theo hướng mua sắm kết hợp giải trí trong thương mại điện tử (Shoppertainment).

Lý giải đơn giản cho điều này là bởi người tiêu dùng muốn trải nghiệm mua sắm trực tuyến mang tính xã hội và tương tác nhiều hơn, cũng như có thể giao lưu, chia sẻ thông tin trong quá trình mua sắm.

Ứng dụng của Shoppertainment trong thực tế

Livestream bán hàng (Live Selling Streams)

Bán hàng qua livestream, những năm gần đây, đã trở nên quá quen thuộc đối với cả người mua và người bán tại khu Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Không giống như APAC, tại các khu vực như Châu Âu và Mỹ, livestream bán hàng không phát triển mạnh bằng, dù vậy, các thương hiệu ở phương Tây cũng đang chú ý đến phương thức này.

Theo đó, tại Pháp, AliExpress lần đầu ra mắt tính năng livestream bán hàng vào tháng 5 năm 2020 và kể từ đó đã triển khai hơn 3.000 chương trình trực tiếp với sự tham gia của hơn 100 nhà bán hàng.

Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
Livestream bán hàng là một trong những ứng dụng nổi bật nhất của Shoppertainment

Qua đó có thể thấy đây là một trong những hình thức tốt nhất của bán hàng qua mạng xã hội khi các yếu tố bán hàng, tương tác và cả giải trí được kết hợp hoàn hảo.

Tại đó, người mua có thể nhìn thấy hình ảnh thực tế sản phẩm, trao đổi trực tiếp với người bán, gia tăng cảm xúc mua sắm và thúc đẩy chuyển đổi nhanh chóng thành quyết định mua hàng.

Đồng thời, những trải nghiệm xã hội thú vị trong quá trình livestream cũng giúp các nhà bán hàng tạo ấn tượng với người mua, nhờ đó, nhiều người quay trở lại mua sắm lần sau. 

Chứng kiến sự phát triển của xu hướng Shoppertainment và sự thành công của hình thức livestream trong bán hàng qua mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử đã bắt đầu tập trung đầu tư nhiều vào mảng tạo ra nội dung giải trí thú vị cho khách hàng ngay trên ứng dụng của họ, đặc biệt là hình thức livestream.

Một vài kênh livestream của các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay đó là TaobaoLive, LazLive, Shopee Live, TikiLive,… được tối ưu một cách hiệu quả giúp gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Tất nhiên những sàn thương mại điện tử này có dư dả ngân sách để tạo ra chức năng này cho riêng họ, nhưng những doanh nghiệp với ngân sách nhỏ hơn vẫn có thể thử qua chiến lược bán hàng livestream này bằng cách kết nối Facebook hoặc Youtube livestream với website thương mại điện tử.

Mua sắm ngay tại video (Shoppable Video)

Hình thức mua sắm ngay tại video sẽ là sự thay thế phù hợp cho các video livestream bán hàng.

Điểm đặc biệt của các video này là doanh nghiệp có thể tạo video theo phong cách riêng để giới thiệu với khách hàng về sản phẩm, cách thức hoạt động, cách sử dụng chỉ trong thời lượng ngắn từ vài giây đến 1 phút và gắn những video này vào website thương mại điện tử.

Với kiểu video ngắn này, đường link sản phẩm luôn được để sẵn để người dùng có thể nhấp vào để tìm hiểu thêm hoặc đi đến quyết định mua hàng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng như TikTok, Instagram Reels, Youtube Shorts, video dạng ngắn đã và đang trở thành kênh truyền thông nổi bật nhất để xây dựng thương hiệu, gia tăng niềm tin và tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu của Nielsen, 83% người dùng thích xem quảng cáo dưới định dạng video hơn ảnh GIF hoặc văn bản.

Nhờ công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra trên diện rộng và sự ưa thích của người tiêu dùng, các video dạng ngắn trở nên phổ biến và được nhiều thương hiệu lựa chọn cho chiến lược marketing bằng video vì những lợi ích thực tế bao gồm:

  • Đơn giản hoá hành trình khách hàng.
  • Tăng mức độ tương tác của khách hàng.
  • Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
  • Nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng.
Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
Shoppable Video sẽ là sự thay thế phù hợp của hình thức livestream bán hàng

Trò chơi điện tử ứng dụng hoá (Gamification)

Trò chơi điện tử ứng dụng hoá hay trò chơi hoá (Gamification hay Gamification Marketing) là việc lồng ghép khéo léo cơ chế của một trò chơi điện tử vào hoạt động marketing một cách sáng tạo, ấn tượng nhằm đạt được mục tiêu marketing đã đề ra.

Tương tự như Livestream bán hàng, lợi ích chính của Gamification là sự tương tác, từ đó giữ chân người dùng, thúc đẩy chuyển đổi và gia tăng doanh số.

Thực tế cho thấy, nếu thương hiệu có thể khiến người tiêu dùng cảm thấy việc tương tác, kết nối với thương hiệu là một trải nghiệm thú vị, mới lạ thay vì là một giao dịch thì người dùng có thể sẽ quay trở lại mua hàng lần sau. 

Theo nghiên cứu của Bazaard Voice cho thấy tầm ảnh hưởng của hình thức Gamification đối với chiến lược marketing của doanh nghiệp:

  • 70% người dùng muốn các yếu tố trò chơi (gaming elements) được tích hợp vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến. 
  • Nhưng chỉ có 42% khách hàng muốn chơi trò chơi tại cửa hàng offline.
Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
Trò chơi hoá (Gamification) thu hút sự chú ý của người dùng

Xem xét đến chiến dịch Gamification Marketing của công ty tài chính Bajaj Finserv của Ấn Độ. Công ty này tạo ra trò chơi nhằm tạo cảm hứng cho khách hàng về sản phẩm khoản vay du lịch. Trong đó, người dùng sẽ trả lời những câu hỏi về các điểm đến yêu thích và hoàn thành những nhiệm vụ khác.

Chiến dịch nhận được sự yêu thích của khách hàng và nhanh chóng trở thành xu hướng trên Twitter với hơn 75 triệu lượt hiển thị. Qua đó cho thấy Bajaj Finserv đã nỗ lực sáng tạo những trải nghiệm thú vị và mang đến cho khách hàng ngay trong chiến lược Marketing.

Nhờ vào hiệu ứng viral, thương hiệu thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, thu về mức độ tương tác cao hơn và tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.

Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí – Shoppertainment đã xuất hiện từ rất lâu trước đó nhưng phải nhờ đến tác động của Covid-19, xu hướng này mới thật sự bùng nổ mạnh mẽ.

Trong kỷ nguyên bứt phá của thương mại điện tử, doanh nghiệp nên tận dụng xu hướng này để nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng và thúc đẩy doanh số. 

Tuy nhiên, đây là mục tiêu không dễ dàng mà đòi hỏi nhiều sự nỗ lực vì yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với trải nghiệm mua sắm và sự thay đổi liên tục của thị trường.

Do đó, doanh nghiệp cần hợp tác với đơn vị có chuyên môn để định hướng triển khai thương mại điện tử đúng đắn ngay từ đầu. 

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn giải pháp chuyển đổi số cũng như triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
12,282
0
1
26/12/2022
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam
TOP 5 SIÊU ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Báo cáo mới nhất từ Bộ Công thương cho thấy, năm 2022, doanh thu ngành thương mại điện tử ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Ngoài ra, theo e-Commerce SEA, thương mại điện tử Việt Nam tăng trung bình 25%/năm trong giai đoạn 2022 – 2025, có thể đạt 35 tỷ USD vào năm 2025.

Sự bùng nổ của thị trường này phần lớn đến từ tác động của đại dịch Covid-19 và các lệnh giãn cách xã hội, sự thay đổi của thói quen người tiêu dùng, khiến cho việc sử dụng các siêu ứng dụng thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến.

Nhờ các siêu ứng dụng, chẳng hạn như Shopee, Lazada, Tiki, MoMo và Zalo mà việc triển khai các mini app trở nên dễ dàng hơn, làm tiền đề cho các thương hiệu chưa có kinh nghiệm xây dựng hệ thống thương mại điện tử được gia nhập thị trường tỷ đô này nhanh chóng hơn.  

Shopee

Shopee là sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á và Đài Loan. Ra mắt năm 2015, Shopee được xây dựng nhằm cung cấp cho người dùng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến.

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Shopee
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Shopee

Hiện nay, Shopee đang từng bước trở thành một siêu ứng dụng thương mại điện tử, không chỉ cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến, ứng dụng này còn sở hữu nhiều mini app riêng như Shopee Food, Shopee Mart, Ví Shopee, dịch vụ bảo hiểm từ các ngân hàng, nạp tiền điện thoại/data từ các nhà mạng, đặt vé máy bay, khách sản, v.v. 

  • Trụ sở chính: Singapore
  • Hoạt động: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Đài Loan, Brazil, Mexico, Colombia, Phần Lan và Tây Ban Nha
  • Đánh giá ứng dụng: 4.3 sao trên 1.62M đánh giá (CH Play), 4.4 sao trên 1M đánh giá (App Store)

Lazada

Thành lập từ năm 2012, Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á, thương hiệu này luôn tiên phong thúc đẩy sự phát triển tại khu vực thông qua thương mại và công nghệ với mục tiêu phục vụ cho 300 triệu khách hàng trên toàn khu vực Đông Nam Á vào năm 2030. 

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Lazada
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Lazada

Tương tự như Shopee, siêu ứng dụng Lazada có các mini app, tiện ích phục vụ cho các chiến lược kinh doanh thương mại điện tử riêng, chẳng hạn như ví eM, nạp thẻ và eVoucher, đi chợ online, v.v.

  • Trụ sở chính: Singapore
  • Hoạt động: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam
  • Đánh giá ứng dụng: 4.7 sao trên 19.5M đánh giá (CH Play), 4.7 sao trên 1.8M đánh giá (App Store)

Tiki

Tiki (viết tắt của “Tiết kiệm và tìm kiếm”) là một trong số các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Tiki được thành lập từ tháng 03/2010, từ một trang bán sách tiếng Anh online, tới nay Tiki đã trở thành một siêu ứng dụng thương mại điện tử, chuyên cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm thuộc nhiều nhóm hàng khác nhau. 

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Tiki
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Tiki

Đến nay, ngoài phát triển thương mại điện tử, Tiki còn là nền tảng tiên phong trong việc ứng dụng tiền kỹ thuật vào mô hình kinh doanh, bằng chứng là sự ra đời của Astra. Đồng thời, Tiki còn hoàn thiện hệ sinh thái của mình bằng cách xây dựng hoàn loạt tiện ích mở rộng bằng các mini app của các thương hiệu từ nhiều lĩnh vực: Tài chính; Trò chơi; Ẩm thực; Mua sắm; Sức khỏe; Bảo hiểm; Giải trí; Đời sống; Du lịch và Cộng đồng.

  • Trụ sở chính: Việt Nam
  • Hoạt động: Việt Nam
  • Đánh giá ứng dụng: 4.2 sao trên 242K đánh giá (CH Play), 4.8 sao trên 368.7K đánh giá (App Store)

MoMo

MoMo là một nền tảng ví điện tử do Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) phát triển cho phép người dùng thực hiện các thanh toán, giao dịch trên các thiết bị di động. Bằng việc hợp tác với hơn 90% ngân hàng tại Việt Nam cùng 10.000 thương nhân trong nước, công ty này nắm giữ hơn 80% thị phần trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số. Tính đến năm 2022, ví điện tử MoMo có hơn 31 triệu người dùng sử dụng.

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Momo
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Momo

Từ năm 2022, MoMo ra mắt công nghệ Mini App, chính thức công nhận bản thân thành một siêu ứng dụng thanh toán, vừa giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể “đứng trên vai người khổng lồ”, vừa tạo nên hệ sinh thái đa dạng cho chính nền tảng này. Trong đó, nổi bật là các tiện ích từ các ngành như mua sắm trực tuyến, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển, du lịch và khách sạn, đầu tư và tài chính, dịch vụ y tế.

  • Trụ sở chính: Việt Nam
  • Hoạt động: Việt Nam
  • Đánh giá ứng dụng: 3.2 sao trên 401K đánh giá (CH Play), 4.4 sao trên 201.3K đánh giá (App Store)

Zalo

Zalo được ra mắt chính thức từ tháng 12 năm 2012 với bản chất là ứng dụng nhắn tin nhanh đa nền tảng được phát triển bởi công ty VNG ở Việt Nam. Tên gọi của Zalo được kết hợp từ Zing (mạng xã hội được phát triển bởi VNG) và alo (cụm từ dùng để bắt điện thoại ở Việt Nam). Đến nay, Zalo đã phát triển thành siêu ứng dụng mạng xã hội đa chức năng, đa nền tảng. 

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Zalo
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Zalo

Cũng như MoMo, siêu ứng dụng nhắn tin này đã quyết định xây dựng Zalo Mini App để vừa giúp thương hiệu tiếp cận đến 65 triệu người dùng thường xuyên trên Zalo, vừa làm nên sự đa dạng cho nền tảng nhắn tin này. Từ đó, ngoài nhắn tin thì Zalo còn hỗ trợ các tiện ích khác, trong đó chủ yếu là nhờ sự hợp tác cùng các thương hiệu đến từ lĩnh vực tài chính, thương mại điện tử, trò chơi giải trí, nhà hàng và khách sạn.  

  • Trụ sở chính: Việt Nam
  • Hoạt động: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Đức, Myanmar và Singapore
  • Đánh giá ứng dụng: 3.9 sao trên 2.03M đánh giá (CH Play), 3.0 sao trên 62.6K đánh giá (App Store)

Có thể thấy tương lai của thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ còn nhờ cậy vào các “gã khổng lồ” này rất nhiều, chính vì vậy doanh nghiệp nên tích hợp các siêu ứng dụng thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh từ sớm, nhằm khai thác tối đa lợi ích mà các ứng dụng này mang đến.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không nên lệ thuộc vào các siêu ứng dụng trong thời gian dài, vì sẽ dẫn đến việc mất quyền kiểm soát dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu khách hàng, cũng như thất thoát nguồn thu từ việc chi trả % hoa hồng cho mỗi đơn hàng, v.v.

Với hơn 8 năm kinh nghiệm tư vấn và thiết kế hệ thống thương mại điện tử, SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tìm hiểu và triển khai kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả.

Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
14,026
0
1
07/11/2022
Top 5 website thương mại điện tử nội thất hàng đầu Việt Nam
TOP 5 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NỘI THẤT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bước qua những năm tháng của đại dịch, doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ nét về hành vi của người tiêu dùng khi mua sắm online đang dần mở rộng từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men sang các nhóm ngành hàng khác như thời trang, rượu và nội thất.

Ngoài ra, Ý thức của người tiêu dùng về một lối sống lành mạnh, tiện nghi và hiện đại cũng tăng cao đáng kể đã đưa đến cơ hội cho ngành nội thất chuyển dịch lên kênh trực tuyến và là đòn bẩy để thương mại điện tử nội thất Việt Nam tạo ra tăng trưởng đột phá. 

Nhận thấy tiềm năng to lớn của lĩnh vực này, các doanh nghiệp ngành nội thất của Việt Nam đã và đang bắt tay vào xây dựng hệ thống website thương mại điện tử, vốn được xem là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của xu hướng kinh doanh hiện đại.

Baya

Thoạt đầu, công ty được thành lập vào năm 2006 với tên Siêu Thị Nội Thất Uma và vừa chính thức được đổi tên thành Siêu Thị Nội Thất và Trang Trí Baya vào năm 2019.

Dù đã đổi tên nhưng thương hiệu vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi và mang đến cho khách hàng những món đồ nội thất chất lượng cùng lối thiết kế đơn giản, tinh tế, hợp thời với màu sắc trung tính và mỗi món đồ đều mang vẻ đẹp riêng.  

Tính đến thời điểm hiện tại, trang web của Baya thu về hơn 100,000 lượt truy cập mỗi tháng nhờ vào sự đầu tư đúng đắn trong việc xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp với nền tảng mã nguồn mở Magento với giao diện đẹp mắt, lôi cuốn, thân thiện với người dùng.

Đồng thời, thương hiệu nội thất này còn liên tục nâng cấp hệ thống để mang lại trải nghiệm thương mại điện tử tối ưu cho khách hàng.  

Không những thế, doanh nghiệp cho thấy sự nhạy bén với xu thế của thị trường khi cho triển khai xây dựng app có tên My Baya với phương thức thanh toán QR và đặt làm một trong những danh mục chính của website thương mại điện tử nhằm thu hút sự chú ý của người dùng những lúc truy cập vào webiste.

Top 5 website thương mại điện tử nội thất hàng đầu Việt Nam
Website thương mại điện tử của Baya
  • Website: ​​https://baya.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Magento 
  • Lưu lượng truy cập: 103.9K/tháng
  • Xếp hạng: 11,388 (Việt Nam); 526,185 (Toàn cầu)

Nội Thất Hoà Phát

Nội Thất Hoà Phát là một trong những thương hiệu sản xuất và cung cấp nội thất hàng đầu Việt Nam với gần 30 năm có mặt trên thị trường, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Sản phẩm của Hoà Phát hướng đến phong cách hiện đại, sang trọng và tinh tế đến từng chi tiết.

Bên cạnh chiếc lược kinh doanh được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với những thay đổi của thị trường, công ty khai thác triệt để tiềm năng của thương mại điện tử bằng việc xây dựng website chuyên nghiệp, chỉn chu trên nền tảng BigCommerce.

Từ đó, doanh nghiệp gia tăng độ phủ sóng và nhận diện hiệu trên Internet và chạm đến nhiều khách hàng hơn nhờ các cách thức marketing hiệu quả. 

Top 5 website thương mại điện tử nội thất hàng đầu Việt Nam
Website thương mại điện tử của Nội Thất Hoà Phát
  • Website: http://noithathoaphat.com.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: BigCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 59K/tháng
  • Xếp hạng: 11,855 (Việt Nam); 545,292 (Toàn cầu)

Moho

Thương hiệu nội thất Moho được ra đời vào tháng 3/2020 và là một phần của Savimex – doanh nghiệp với hơn 35 kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu nội thất.

Đến nay, Moho tiếp tục cung cấp cho khách hàng những sản phẩm nội thất với giá cả hợp lý, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Website thương mại điện tử của Moho được xây dựng thành công trên nền tảng Haravan với hơn 50,000 lượt truy cập mỗi tháng và được người tiêu dùng đánh giá cao về trải nghiệm mua sắm trực tuyến. 

Top 5 website thương mại điện tử nội thất hàng đầu Việt Nam
Website thương mại điện tử của Moho
  • Website: https://moho.com.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan 
  • Lưu lượng truy cập: 53.6K/tháng 
  • Xếp hạng: 16,983 (Việt Nam); 751,671 (Toàn cầu)

COZY

COZY là thương hiệu nội thất nổi tiếng có mặt trên thị trường từ năm 1995 với các thiết kế đẳng cấp mang đậm phong cách Ý. Tất cả sản phẩm được phân phối bởi COZY đều phải trải qua các công đoạn kiểm tra chất lượng.

Với hơn 25 năm hình thành và phát triển, COZY là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam trong việc nhập khẩu đồ nội thất từ các thương hiệu cao cấp từ Châu Âu.

Bên cạnh hệ thống showroom trải khắp các quận của TP.HCM, COZY còn đầu tư xây dựng website thương mại điện tử với nền tảng Shopify nhằm mở rộng kênh bán hàng, tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng trên Internet. Giao diện website được thiết kế đẹp mắt, tinh tế, sang trọng và nhờ đó mả trang web đạt được truy cập mỗi tháng rất ấn tượng – hơn 45,000.

Top 5 website thương mại điện tử nội thất hàng đầu Việt Nam
Website thương mại điện tử của COZY
  • Website: https://cozyliving.com.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Shopify 
  • Lưu lượng truy cập: 45.3K/tháng
  • Xếp hạng: 23,596 (Việt Nam); 1,033,514 (Toàn cầu)

Nhà Xinh

Phong cách thiết kế nội thất tối giản, gần gũi là hướng đi mà Nhà Xinh chọn cho mỗi sản phẩm công ty cung cấp. Điều này thể hiện rõ qua giao diện website thương mại điện tử của Nhà Xinh qua thiết kế khá đơn giản, thân thiện với người dùng trên nền tảng WooCommerce.

Bên cạnh đó, website của Nhà Xinh còn ứng dụng công nghệ 360 độ giúp khách hàng trải nghiệm các sản phẩm nội thất của công ty từ xa một cách chân thực mọi ngóc ngách của căn phòng và mọi góc độ của sản phẩm với thông tin và bảng giá chi tiết cho từng món đồ. Sự tỉ mi, chỉn chu trong từng chi tiết đã giúp website thương mại điện tử tạo ra hơn 40,000 lượng truy cập mỗi tháng.

Top 5 website thương mại điện tử nội thất hàng đầu Việt Nam
Website thương mại điện tử của Nhà Xinh
  • Website: https://nhaxinh.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 41.1K/tháng
  • Xếp hạng: 15,415 (Việt Nam); 696,229 (Toàn cầu)

Mua sắm trực tuyến nói chung và mua sắm nội thất trực tuyến nói riêng giúp khách hàng tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí đi lại. Tuy vậy, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sự an toàn bảo mật thông tin trong quá trình mua sắm va thanh toán, đặc biệt là chất lượng sản phẩm.

Các website thương mại điện tử nội thất được đánh giá trong bài blog này là những địa chỉ uy tín có mặt lâu năm trên thị trường, đã phục vụ và làm hài lòng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của khách hàng.

Những thương hiệu này cho thấy sự nỗ lực phát triển hạ tầng công nghệ nhằm tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại website và hơn hết là một hệ thống cung ứng hàng hoá được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người mua. 

Sự chuyên nghiệp, linh hoạt và thức thời là yếu tố giúp các thương hiệu ngành nội thất Việt Nam đạt được những thành công trên thị trường khi triển khai website thương mại điện tử riêng với đầy đủ tính năng cần thiết.

Tuy nhiên, để kinh doanh thương mại điện tử nội thất thành công, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và thấu đáo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cùng xu hướng thị trường đang thay đổi không ngừng.

Đặc biệt, việc là phác thảo chiến lược kinh doanh bài bản, đúng đắn để có những bước đi hiệu quả nhất cho cả chặng đường ngắn hạn và dài hạn. Công việc khó nhằn đó đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực để thực thi.

Thế nên nhiều thương hiệu nội thất chọn phương án đơn giản hơn để giải quyết vấn đề đó là tìm kiếm sự hỗ trợ từ đơn vị có chuyên môn cao, đáng tin cậy để đồng hành.

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
11,471
0
1
03/11/2022
thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÚC ĐẨY NGÀNH NỘI THẤT NHƯ THẾ NÀO?

Khi đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu trang trí nhà cửa và mua sắm đồ nội thất của người tiêu dùng cũng gia tăng đáng kể. Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng vẫn giữ thói quen đến các cửa hàng và showroom để lựa chọn và mua sản phẩm, dù vậy, xu hướng mua sắm nội thất trực tuyến cũng đang dần trở nên phổ biến.

Ngoài ra, sự thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng dựa trên tác động của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử nội thất.

Tiềm năng to lớn của thương mại điện tử trong lĩnh vực nội thất

Theo BusinessWire, quy mô thị trường thương mại điện tử nội thất năm 2021 được định giá 27,74 tỷ USD và được dự đoán sẽ đạt 40,74 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính là 4,4% trong khoảng thời gian từ 2022-2030. 

Một số thông tin thú vị đáng chú ý được ghi nhận gần đây bởi Maddyness:

  • Ngành thương mại điện tử nội thất toàn cầu được định giá hơn 200 tỷ USD.
  • Hơn 90% tăng trưởng của ngành nội thất được nhận định nhờ vào doanh số bán hàng trực tuyến.
  • Ước tính trong 10 người mua nội thất sẽ có khoảng 8 người mua hàng thông qua hình thức trực tuyến ít nhất một lần.
  • Cứ 3 khách hàng thì có 1 người ưa thích mua sắm nội thất trực tuyến.
Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Tiềm năng của thương mại điện tử nội thất

Những lợi ích khi triển khai thương mại điện tử cho ngành nội thất

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Lợi ích khi triển khai thương mại điện tử nội thất

Bắt kịp sự thay đổi của thị trường

Những năm đại dịch vừa qua, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến sự sụt giảm đột ngột về doanh số của nhiều ngành công nghiệp trong đó có ngành nội thất. 

Trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, người dân buộc phải hạn chế ra ngoài đường. Lúc này ngôi nhà là nơi mọi người dành nhiều thời gian hơn để làm việc, sinh hoạt, giải trí và giáo dục. Vì vậy nhu cầu dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa để cải thiện đời sống tinh thần trước những biến động khôn lường của đại dịch đã tăng cao một cách đáng kinh ngạc.

Song song đó, việc mua sắm trực tuyến lúc bấy giờ không còn là sự lựa chọn mà trở thành một phương tiện mua sắm cần thiết và cấp bách thay cho hình thức mua hàng tại chỗ vì quy định hạn chế ra khỏi nhà. Đó chính là bước đệm tạo nên sức bật để thương mại điện tử phát triển bùng nổ và kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ cho những lĩnh vực khác như thời trang, bách hoá, rượu, và cả nội thất.

Đây là hai yếu tố làm rực sáng tiềm năng to lớn của “chiếc bánh” này, giúp nhiều doanh nghiệp ngành nội thất nhận ra và nhanh chóng bắt tay thực thi thương mại điện tử để phát triển bền vững song hành cùng sự chuyển dịch của thị trường.

Mở rộng phạm vi kinh doanh

Việc triển khai thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp ngành nội thất có thêm một kênh bán hàng mới và thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng nhờ vào sự phát triển như vũ bão của Internet và xu hướng mua sắm online nở rộ thay thế dần hình thức mua sắm offline (tại cửa hàng, showroom). Đồng thời, triển khai thương mại điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các chiến dịch Marketing hoạt động hiệu quả hơn, từ đó góp phần mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp.

Gia tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng

Việc mua sắm nội thất sẽ diễn ra nhanh chóng hơn khi doanh nghiệp áp dụng các công nghệ giúp gia tăng trải nghiệm người dùng trong thương mại điện tử.

Chẳng hạn như trải nghiệm trực quan từ công nghệ VR/AR, 3D product visualization, 360 độ đang rất thịnh hành trong thời đại số, thay thế dần hoạt động mua sắm trực tiếp tại cửa hàng mà vẫn được cung cấp đầy đủ thông tin và hình dung thực tế về sản phẩm từ đó gia tăng sự hài lòng của khách hàng trong quá trình mua sắm trực tuyến.

Từ việc thu thập, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm cho người tiêu dùng, điển hình như các tính năng: Gợi ý sản phẩm tương tự, sản phẩm đã xem, v.v.

Ngoài trải nghiệm trực quan, thương mại điện tử còn mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng tại nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, v.v), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, v.v), website thương mại điện tử, mobile app, v.v.

Câu chuyện thú vị của những cái tên đình đám

IKEA – Cây cổ thụ của làng nội thất thế giới tham gia thương mại điện tử để thúc đẩy bán hàng trực tuyến

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Cây cổ thủ IKEA tham gia thương mại điện tử nhằm tạo ra tăng tưởng doanh số trực tuyến

IKEA (viết tắt là Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là một công ty quốc tế chuyên cung cấp sản phẩm nội thất lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà cửa theo phong cách tối giản và hơn hết, đây là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới.

Được thành lập năm 1943 tại Thuỵ Điển với cha đẻ là ông Ingvar Kamprad – một doanh nhân khởi nghiệp khi mới 17 tuổi, IKEA đã nhanh chóng thống lĩnh toàn cầu với 392 cửa hàng tại 48 quốc gia trên khắp thế giới. 

Với tầm nhìn hoạt động trên nguyên tắc cung cấp những mẫu nội thất với thiết kế đẹp mắt, tính ứng dụng cao nhưng phải giữ mức giá thấp để càng nhiều khách có thể mua được hàng càng tốt. Tầm nhìn đó được chia sẻ rộng rãi tới các phòng ban, từ chuỗi cung ứng, kho hàng cho đến marketing và bán hàng.

Tất cả cùng chung tay để giữ vững lợi thế cạnh tranh “sống còn” này của IKEA. Nhờ đó, IKEA có thể tung ra những catalog với hàng ngàn sản phẩm có sẵn với mức giá được giữ ổn định nhiều năm.

Được biết đến là nhà bán lẻ nội thất hàng đầu thế giới, thế nhưng IKEA khá chậm trong việc bắt nhịp với xu hướng thương mại điện tử, theo Financial Times. Nhà bán lẻ tên tuổi này chỉ bắt tay vào “trùng tu” chiến lược bán hàng khi phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trực tuyến.

Thách thức lớn nhất khiến IKEA khó điều chỉnh mô hình kinh doanh vốn đã rất thành công trước đó, là việc sắp xếp bố cục cửa hàng như mê cung để tạo nên trải nghiệm tham quan, mua sắm nội thất hấp dẫn hay yêu cầu người mua tự lái xe đến cửa hàng và tự lắp ráp các linh kiện để cho ra món đồ nội thất hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, IKEA đã triển khai website thương mại điện tử thành công ngoài sức tưởng tượng bằng việc kết hợp công nghệ hiện đại cùng với chiến lược marketing bài bản, chỉn chu.

Cụ thể, IKEA ứng dụng công nghệ VR/AR vốn được xem là xu hướng mới của thương mại điện tử và được nhiều doanh nghiệp ưu ái lựa chọn để nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người dùng.

Nhờ đó, IKEA lấp đầy lỗ hổng bán hàng của mô hình kinh doanh mua bán nội thất tại chỗ trước kia mà chỉ khi đại dịch Covid-19 và quy định giãn cách xã hội diễn ra, lỗ hổng ấy mới thật sự hiện rõ. Từ đây, IKEA chạm đến nhiều khách hàng hơn cả online và offline, doanh số cũng dần được thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngoài ra, website thương mại điện tử của IKEA còn tích hợp các bài đăng Instagram về hình ảnh các món đồ nội thất của IKEA do khách hàng tự decor, đăng tải và sử dụng hashtags #IKEA.

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Website của IKEA tích hợp với tính năng hashtags của Instagram để kết nối mật thiết với khách hàng hiện tại và tiếp cận khách hàng mới

Điều này không chỉ giúp thương hiệu này kết nối mật thiết với người dùng Instagram, gia tăng uy tín và củng cố lòng trung thành của khách hàng hiện tại mà hơn hết là tiếp cận nhanh chóng với tệp khách hàng lớn đa dạng từ Internet nói chung và Instagram nói riêng nhờ sự phổ biến và ảnh hưởng của mạng xã hội này đến người tiêu dùng thế hệ trẻ.

Nhà Xinh – Chiến binh kỳ cựu của lĩnh vực thương mại điện tử nội thất

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Chiến binh Nhà Xinh bền bỉ với cuộc chiến thương mại điện tử nội thất

Nhà Xinh là thương hiệu nội thất lâu đời của Việt Nam, được thành lập năm 1999 với 2 cửa hàng lớn đặt tại Hà Nội và TP.HCM. Nhà Xinh chuyên sản xuất và cung cấp nội thất cho gia đình như nội thất phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp với phong cách thiết kế mang đậm chất Á Đông, thiên về tính gần gũi, thân thiện, đơn giản thay vì cầu kỳ, xa hoa. 

Website của Nhà Xinh thuộc hàng “sống lâu năm” trong làng thương mại điện tử Việt Nam khi được phát triển và đưa vào hoạt động vào năm 2007 – khoảng thời gian Việt Nam đang tập làm quen với việc sử dụng Internet để từng bước hội nhập với thế giới.

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Website thương mại điện tử của Nhà Xinh

Trải qua nhiều năm thăng trầm của thị trường, website thương mại điện tử của Nhà Xinh vẫn giữ được nét đơn giản, gần gũi và tinh tế vốn có với các danh mục sản phẩm được sắp xếp rõ ràng, hài hoà theo từng phòng nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu và hình dung tổng thể không gian căn phòng.

Với cách bày trí căn phòng có sẵn nội thất và đi kèm với mức giá chi tiết, giúp khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn, thậm chí nếu thích họ có thể chọn cả combo từ nội thất đến cách decor của phòng mà không phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ, tìm cách kết hợp từng món đồ vì Nhà Xinh đã làm việc đó.

Không những thế, website của Nhà Xinh có riêng một danh mục đặc biệt là “Cửa hàng 360 độ”, ứng dụng công nghệ 360 độ giúp khách hàng trải nghiệm các sản phẩm nội thất của công ty từ xa một cách chân thực mọi ngóc ngách của căn phòng và mọi góc độ của sản phẩm cùng với thông tin và bảng giá chi tiết cho từng món đồ.

Kèm theo đó, danh mục “Góc cảm hứng” của Nhà Xinh cung cấp nhiều cảm hứng và ý tưởng giúp khách hàng thiết kế nên không gian sống lý tưởng. Tuỳ vào gu của mỗi người, Nhà Xinh đưa những gợi ý thiết kế nhà cửa theo từng phong cách khác nhau từ trang nhã, nhẹ nhàng đến mạnh mẽ, cá tính.

Bởi thế, tại Nhà Xinh không chỉ là một website thương mại điện tử chuyên bán nội thất mà hơn hết đây là cuốn cẩm nang mang đến cảm hứng thiết kế bất tận cho người tiêu dùng. 

Nội thất Hòa Phát – Gã khổng lồ quyết tâm chinh phục cuộc đua thương mại điện tử

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Chiến lược linh hoạt, thức thời của gã khổng lồ ngành thương mại điện tử nội thất

Được thành lập năm 1995, qua gần ba thập kỷ, Nội Thất Hòa Phát để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam với các sản phẩm chất lượng, thiết kế tinh tế, phục vụ đa dạng nhu cầu từ nội thất văn phòng, gia đình, gia dụng đến nội thất dành riêng cho bệnh viện.

Thương hiệu ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế của nhà sản xuất và cung cấp nội thất hàng đầu tại Việt Nam, duy trì mức tăng trưởng ổn định 20-25%/năm.

Năm 2022 đã ghi lại một dấu ấn đáng nhớ đối với doanh nghiệp này khi Nội Thất Hoà Phát được đổi tên thành Nội Thất The One.

Sự chuyển đổi tên thương hiệu gắn liền với những thay đổi linh hoạt trong chiến lược.Công ty chú trọng việc phát triển hình ảnh, diện mạo, và tầm vóc gắn liền với sự phát triển của đất nước, góp phần mang lại nhiều giá trị cho xã hội.

Đồng thời, với khát vọng vươn xa ra khu vực và thế giới, Nội Thất Hoà Phát (nay là Nội Thất The One) đặc biệt đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ nhằm tối ưu quy trình sản xuất và cung ứng hàng hoá.

Có thể nói, Nội Thất The One đã kế thừa và tiếp nối những giá trị cốt lõi tốt đẹp của thương hiệu nhưng ở một phiên bản tốt hơn, mới mẻ hơn, hiện đại và phù hợp với xu thế thị trường hơn.

Một trong những thành tựu nổi bật của Nội Thất Hoà Phát đến thời điểm hiện tại đó là việc ứng dụng thành công công nghệ in 3D vào sản xuất, rút ngắn thời gian tạo mẫu Prototype​​ ​​​​tăng độ chính xác cho sản phẩm thiết kế, tiết kiệm chi phí sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng và thị trường.

Trong đó công ty đã phát triển nhiều sản phẩm mới như Smart Safe (két sắt thông minh), sofa và ghế gấp phong cách Ý, v.v 

Bên cạnh những thay đổi linh hoạt và thức thời về chiến lược, Nội Thất Hoà Phát cũng chú trọng việc phát triển website thương mại điện tử nhằm tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng có thói quen hoặc ưa thích việc mua sắm trực tuyến.

Công ty xây dựng website trên nền tảng WooCommerce, một nền tảng mã nguồn mở nổi tiếng và đáng tin cậy trên thế giới được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn để triển khai thương mại điện tử.

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Nội Thất The One – một phiên bản mới mẻ, tốt hơn của Nội Thất Hoà Phát trước đó.

Trang web mới của doanh nghiệp Nội Thất The One (noithattheone.com.vn) có giao diện tinh gọn hơn, đẹp mắt và hiện đại hơn so với phiên bản cũ Nội Thất Hòa Phát (noithathoaphat.com.vn).

Ngoài ra, công ty còn đẩy mạnh phát triển các kênh truyền thông mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Youtube, TikTok nhằm gia tăng mức độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu, tiếp cận nhiều khách hàng mới.

Cùng với đó, công ty cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán và phương thức vận chuyển đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng, tạo sự thuận tiện nhất có thể cho quá trình mua sắm trực tuyến tại website của Nội Thất Hoà Phát hay Nội Thất The One.

Có thể thấy, tốc độ phát triển của thương mại điện tử đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành nội thất.

Thương mại điện tử hiện nay được xem là một mảnh đất màu mỡ để nhiều doanh nghiệp của ngành nội thất trong và ngoài nước như IKEA (Thuỵ Điển); Nhà Xinh, Nội Thất Hòa Phát (Việt Nam) tham gia vào và mang đến những trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng thông qua việc triển khai thành công website thương mại điện tử.

Từ đó, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với lượng lớn người tiêu dùng trên môi trường Internet và tạo ra chuyển đổi bằng các cách thức marketing hiệu quả.

Tuy nhiên, để kinh doanh thương mại điện tử nội thất thành công, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và thấu đáo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cùng xu hướng thị trường thay đổi không ngừng và đặc biệt là phác thảo chiến lược kinh doanh bài bản, đúng đắn để có những bước đi hiệu quả nhất cho cả chặng đường ngắn hạn và dài hạn.

Công việc khó nhằn đó đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực để thực thi. Thế nên nhiều thương hiệu nội thất chọn phương án đơn giản hơn để giải quyết vấn đề đó là tìm kiếm sự hỗ trợ từ đơn vị có chuyên môn cao, đáng tin cậy để đồng hành.

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp miễn phí dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
10,740
0
1
02/11/2022
top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH RƯỢU Ở VIỆT NAM

Thương mại điện tử rượu (Winery eCommerce) được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai trong bối cảnh đại dịch Covid-19 – khoảng thời gian được ví như một “cơn ác mộng” đối với nhiều lĩnh vực kinh tế, nhưng dường như lại là “vận may” của ngành thương mại điện tử. 

Theo báo cáo của Rabobank, doanh số của thương mại điện tử rượu năm 2021 đạt 6 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, tỷ lệ đặt mua rượu trực tuyến được ghi nhận tăng đáng kể so với các năm trước khi có đại dịch, theo Forbes

Nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực này, nhiều doanh nghiệp rượu tại Việt Nam đã và đang bắt tay vào xây dựng website thương mại điện tử để nhanh chóng tạo dựng vị thế trên thị trường.

Nam An Market

Nam An Market – là chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm tốt cho sức khỏe, được đầu tư bởi Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Nam An năm 2012. Website thương mại điện tử của Nam An được xây dựng thành công trên nền tảng Haravan với hơn 100,000 lượt truy cập mỗi tháng.

Bên cạnh trái cây, rau củ, thịt cá thì thức uống có cồn, đặc biệt là các loại rượu là mặt hàng bán chạy và được vô cùng ưu chuộng trên website của Nam An.

Ngoài ra, trải nghiệm mua sắm trực tuyến được doanh nghiệp đặc biệt chú trọng về tính an toàn, tiện lợi, nhanh chóng với giá cả hợp lý và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Nam An Market
  • Website: https://namanmarket.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan 
  • Lưu lượng truy cập: 101.3K/tháng
  • Xếp hạng: 9,079 (Việt Nam); 404,452 (Toàn cầu)

Winemart

Thương hiệu Winemart được thành lập vào năm 2015 với mục tiêu đem lại cho người tiêu dùng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất. Hiện nay Winemart kinh doanh chính ở 2 lĩnh vực: 

  • Phân phối các nhãn hiệu rượu cao cấp 
  • Thiết kế và gói quà tết theo yêu cầu cho các doanh nghiệp và khách hàng.

Website thương mại điện tử của Winemart đạt hơn 60 nghìn lượt truy cập mỗi tháng và được đánh giá là một trong những đơn vị cung cấp rượu trực tuyến uy tín bậc nhất của Việt Nam.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Winemart
  • Website: https://winemart.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 66.4K/tháng 
  • Xếp hạng: 17,459 (Việt Nam); 730,667 (Toàn cầu)

Siêu Thị Rượu Ngoại

Siêu thị rượu ngoại không chỉ là một website thương mại điện tử cung cấp các sản phẩm rượu ngoại nhập khẩu, mà còn hệ thống các kiến thức về văn hóa, lịch sử và cách thức lựa chọn, bảo quản, thưởng thức các dòng rượu khác nhau trên thế giới để những người say mê hoặc muốn tìm hiểu về văn hóa rượu có thể cùng chia sẻ, nâng cao sự hiểu biết.

Siêu thị rượu ngoại hiện sở hữu hệ thống website thương mại điện tử riêng với hơn 50,000 lượt truy cập mỗi tháng và được người tiêu dùng đánh giá rất cao cả về chất lượng sản phẩm và trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Siêu Thị Rượu Ngoại
  • Website: https://www.sieuthiruoungoai.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Ngôn ngữ lập trình PHP 
  • Lưu lượng truy cập: 48.1K/tháng.
  • Xếp hạng: 16,664 (Việt Nam); 735,935 (Toàn cầu)

Rượu Vang Cao Minh

Cao Minh được ra đời và phát triển bởi CEO Thanh Dung – một người phụ nữ yêu rượu vang và đam mê tìm hiểu về văn hoá rượu vang.

Trải qua nhiều năm tìm hiểu và không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng dịch vụ, Cao Minh hội tụ đầy đủ những yếu tố để trở thành địa chỉ cung cấp rượu vang hàng đầu tại Việt Nam.

Website của Rượu Vang Cao Minh được xây dựng bằng ngôn ngữ PHP với đầy đủ tính năng cần thiết và giao diện trực quan. Đến nay, Rượu Vang Cao Minh là một trong những cái tên quen thuộc với những khách hàng ưu tiên việc mua sắm rượu trực tuyến.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Rượu Vang Cao Minh
  • Website: https://ruouvangcaominh.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Ngôn ngữ lập trình PHP 
  • Lưu lượng truy cập: 45.9K/tháng
  • Xếp hạng: 22,324 (Việt Nam); 982,166 (Toàn cầu)

Kho Rượu

Kho Rượu (Tên đầy đủ là Công ty TNHH Kho Rượu) là đơn vị nhập khẩu và phân phối rượu vang, rượu ngoại hàng đầu Việt Nam, với hơn 3000 sản phẩm rượu vang, rượu mạnh, bia, rượu sake Nhật Bản và phụ kiện cao cấp chính hãng. 

Kho Rượu theo đuổi mô hình kinh doanh thương mại điện tử bằng cách đầu tư xây dựng website với nền tảng WooCommerce. Qua đó, công ty dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng cả online và offline.

top 10 website thuong mai dien tu nganh ruou o viet nam
Website thương mại điện tử của Kho Rượu
  • Website: https://khoruou.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 32.9K/tháng
  • Xếp hạng: 52,372 (Việt Nam); 2,140,674 (Toàn cầu)

Rượu Tốt

Khi thương mại điện tử đang là xu hướng mới của thời đại và được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ đại dịch Covid-19. Để đuổi kịp xu hướng đó, doanh nghiệp Rượu Tốt bắt tay xây dựng website thương mại điện tử với WooCommerce, giúp tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu và tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng trên Internet.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Rượu Tốt
  • Website: https://ruoutot.net/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 36.3K/tháng 
  • Xếp hạng: 21,489 (Việt Nam); 943,255 (Toàn cầu)

Rượu Nhập Khẩu

Rượu Nhập khẩu là website thương mại điện tử về rượu của công ty TNHH HẦM RƯỢU Việt Nam – một trong những doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam về nhập khẩu và phân phối rượu vang. 

Rượu Nhập khẩu sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để phát triển website thương mại điện tử. Giao diện trực quan, dễ sử dụng cùng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, công ty từng bước đạt được sự tín nhiệm từ khách hàng cho các dòng sản phẩm rượu vang ngoại nhập từ bình dân đến cao cấp.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Rượu Nhập Khẩu
  • Website: https://ruounhapkhau.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Ngôn ngữ lập trình PHP 
  • Lưu lượng truy cập: 28.3K/tháng
  • Xếp hạng: 31,246 (Việt Nam); 1,334,043 (Toàn cầu)

Sành Vang

Sành Vang là thương hiệu phân phối rượu vang thuộc sở hữu của công ty TNHH MTV Thương Mại và Đầu Tư Sài Gòn Hoàng Kim được thành lập năm 2015. Đến nay, Sành Vang đã mở rộng hệ thống chi nhánh đến nhiều tỉnh thành như Hà Nội, TP.HCM, Biên Hòa (Đồng Nai), Buôn Ma Thuột. 

Không chỉ vậy, website thương mại điện tử của Sành Vang có lượt truy cập khá cao, hơn 25,000 mỗi tháng và thương hiệu nhận được nhiều đánh giá tốt của khách hàng bởi chất lượng rượu, giá cả cạnh tranh, nguồn hàng luôn sẵn và đa đạng.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Sành Vang
  • Website: https://sanhvang.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 25.4K/tháng
  • Xếp hạng: 545,398 (Việt Nam); 1,735,237 (Toàn cầu)

Winecellar

Được thành lập vào năm 2007, Công ty TNHH hầm rượu Việt Nam là một trong những công ty rượu vang lớn nhất tại Việt Nam chuyên cung cấp sản phẩm rượu vang, bia, whisky, thực phẩm, nước khoáng, trà, gốm sứ cao cấp. Tương tự như Kho Rượu hay Sành Vang, Winecellar cũng sử dụng nền tảng WooCommerce để triển khai thương mại điện tử.

top 10 website thuong mai dien tu nganh ruou o viet nam
Website thương mại điện tử của Winecellar
  • Website: https://winecellar.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce
  • Lưu lượng truy cập: 21K/tháng
  • Xếp hạng: 48,961 Việt Nam); 2,063,194 (Toàn cầu)

The Warehouse

The Warehouse được biết đến với tư cách là nhà phân phối rượu và rượu mạnh tại thị trường Việt Nam, cũng là một trong những thương hiệu bán lẻ của Tập đoàn Ân Nam.

Từ định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn và bền vững, thương hiệu này đã lựa chọn đầu tư phát triển website thương mại điện tử riêng trên nền tảng mã nguồn mở Magento và liên tục nâng cấp hệ thống này nhằm mang lại trải nghiệm thương mại điện tử tối ưu cho khách hàng.

top-10-website-thuong-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của The Warehouse
  • Website: https://warehouse-asia.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 5K/tháng
  • Xếp hạng: 78,311 (Việt Nam); 3,571,809 (Toàn cầu) 

Nhìn chung, các thương hiệu rượu Việt Nam đang gặt hái nhiều thành tựu trên thị trường sau khi xây dựng thành công website thương mại điện tử riêng.

Tuy nhiên, việc kinh doanh thương mại điện tử rượu đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất không chỉ trong ngắn hạn mà ở cả dài hạn.

Tất nhiên để hiện thực hóa công việc không dễ dàng ấy, doanh nghiệp rượu cần tìm được đơn vị hỗ trợ hoặc xây dựng đội ngũ inhouse (nội bộ) có chuyên môn cao đồng hành.

Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trên nhiều quốc gia, SECOMM cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí với các giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp. 

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí! 

2
13,461
0
1
27/10/2022
Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THỜI TRANG TẠI VIỆT NAM

Thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce) đang ngày càng trở nên lớn mạnh, đặc biệt là thị trường có dân số trẻ như Việt Nam – nơi có nhu cầu về thời trang và phong cách sống rất đa dạng.

Hiểu được điều đó, nhiều doanh nghiệp ngành thời trang đã bắt tay vào việc xây dựng website thương mại điện tử riêng để nhanh tay chiếm lĩnh “mảnh đất” màu mỡ này. 

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam
Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam

Coolmate 

Coolmate là startup thời trang dành cho nam giới được thành lập vào năm 2019. Với chiến lược Thương mại điện tử D2C là trung tâm để phát triển doanh nghiệp, chỉ sau 2 năm triển khai, Coolmate đã có cuộc gọi vốn thành công trên Sharktank với “gió đông” Nguyễn  Hòa Bình cho 500.000 USD. Đến năm 2021, doanh số của Coolmate đạt 139 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2020, đặt kỳ vọng doanh thu 2022 ở mức 440 tỷ.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Coolmate
Giao diện website của Coolmate
  • Lĩnh vụ thời trang: Thời trang nam
  • Website: https://www.coolmate.me/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Laravel
  • Lưu lượng truy cập: 1.5M/tháng
  • Xếp hạng: 854 (Việt Nam), 55,047 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 16,781 USD

Hải Triều

Được thành lập từ năm 1991, Hải Triều đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trên thị trường đồng hồ. Với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ đồng hồ hàng đầu tại Việt Nam, Hải Triều đã kết hợp chiến lược thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh để thích nghi với sự thay đổi của thị trường và người tiêu dùng.

Đến nay, website thương mại điện tử của Hải Triều đã có hơn 1 triệu lượt truy cập hàng tháng và là gương mặt luôn đứng đầu bảng xếp hạng trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam (Theo iPrice).

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Hải triều
Giao diện website của Hải Triều
  • Lĩnh vụ thời trang: Đồng hồ
  • Website: https://donghohaitrieu.com/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce
  • Lưu lượng truy cập: 1.1M/tháng
  • Xếp hạng: 807 (Việt Nam), 51,641 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 19,016 USD

PNJ

PNJ có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, được thành lập vào năm 1988. Từ lâu, PNJ đã đầu tư xây dựng website thương mại điện tử để thực hiện chiến lược bán hàng đa kênh (Omni-channel). Nhờ triển khai thương mại điện tử từ sớm mà PNJ đã vượt qua năm 2021 đầy biến động với doanh thu thuần đạt hơn 19,547 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2020.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - PNJ
Giao website của PNJ
  • Lĩnh vụ thời trang: Trang sức
  • Website: https://www.pnj.com.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: CS Cart
  • Lưu lượng truy cập: 926.9K/tháng
  • Xếp hạng: 791 (Việt Nam), 49,842 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 21,007 USD

Juno 

Được thành lập từ năm 2005, Juno là một thương hiệu được biết đến với dòng sản phẩm thời trang giày và túi xách cho nữ. Nhìn thấy tiềm năng to lớn của thị trường thương mại điện tử, Juno đã đầu tư vào công nghệ từ sớm để kinh doanh online hiệu quả hơn. Website thương mại điện tử riêng của Juno đang là website có lượt truy cập cao nhất trong dòng sản phẩm thời trang giày và túi xách ở Việt Nam.

Hiện nay, Juno đã mở rộng thêm phân khúc sang mảng quần áo và phụ kiện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách hàng.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Juno
Giao diện website của Juno
  • Lĩnh vụ thời trang: Thời trang nữ
  • Website: https://juno.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan
  • Lưu lượng truy cập: 899.3K/tháng
  • Xếp hạng: 1,242 (Việt Nam), 80,279 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 20,688USD

Canifa

Canifa là thương hiệu thời trang dành cho gia đình được thành lập kể từ năm 1997, trực thuộc CTCP Thương mại và Dịch vụ Hoàng Dương – một nhà bán lẻ thời trang lớn tại Việt Nam. Với tầm vóc đã đạt được ở lĩnh vực thời trang truyền thống, Canifa đã sớm phát triển cả kinh doanh thương mại điện tử từ năm 2012.

Từ định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn và bền vững, thương hiệu này đã lựa chọn đầu tư phát triển website thương mại điện tử riêng trên nền tảng mở Magento và liên tục nâng cấp hệ thống này nhằm mang lại trải nghiệm thương mại điện tử tối ưu cho khách hàng.  

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Canifa
Giao diện website của Canifa
  • Lĩnh vụ thời trang: Thời trang gia đình
  • Website: https://canifa.com/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 286.2K/tháng
  • Xếp hạng: 2,537 (Việt Nam), 155,488 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 8,383 USD

Hoang Phuc International

Hoang Phuc International (Hoàng Phúc) là nhà bán lẻ thời trang cao cấp của Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, Staple được thành lập vào năm 1989. Sau 3 thập kỷ phát triển kinh doanh truyền thống, thương hiệu này đã quyết định chuyển mình nhằm tham gia thị trường thương mại điện tử.

Để phát triển website thương mại điện tử thành công như hiện tại, Hoàng Phúc đã sử dụng và chuyển đổi rất nhiều nền tảng, đến nay doanh nghiệp này đang sử dụng nền tảng Magento – một nền tảng mã nguồn mở chuyên sâu về thương mại điện tử.

Ngoài việc liên tục nâng tầm website thương mại điện tử riêng để kinh doanh thời trang online, doanh nghiệp này còn kết hợp chiến lược KOL và Livestream để đẩy nhanh quá trình thâm nhập thị trường.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Hoàng Phúc
Giao diện website của Hoang Phuc International
  • Lĩnh vụ thời trang: Bán lẻ hàng hiệu
  • Website: https://hoang-phuc.com/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 258.0K/tháng
  • Xếp hạng: 2,338 (Việt Nam), 144,530 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 19,895 USD

Biti’s

Bitis khởi nghiệp từ một cơ sở sản xuất nhỏ vào năm 1982, như một “bước chân không mỏi”, thương hiệu đã vươn mình trở thành hãng giày, dép hàng đầu trong thị trường.

Tuy nhiên, về sau doanh nghiệp này dường như bị bỏ lại phía sau khi hành vi người dùng dần thay đổi và nhiều “tay chơi” mới tham gia thị trường. Sau thời gian dài “tụt hậu”, CEO mới của Biti’s là Vưu Lệ Quyên – con gái lớn của ông Vưu Khải Thành đã quyết định thay đổi hướng đi, tập trung đầu tư vào chiến lược kinh doanh thương mại điện tử để tăng tốc và bắt kịp thị trường.

Nhờ hướng đi mới này, Bitis’s đã cuộc trở mình ngoạn mục, cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu quốc tế như Nike, Adidas, etc sau thời gian dài ngắc ngoải vì mất đi thị phần.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Bitis
Giao diện website của Biti’s
  • Lĩnh vụ thời trang: Giày, dép
  • Website: https://bitis.com.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan
  • Lưu lượng truy cập: 206.6K/tháng
  • Xếp hạng: 2,549 (Việt Nam), 149,642 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 8,966 USD

Orchard

Ra đời vào năm 2004, Orchard là nơi cung cấp hơn 200 nhãn hiệu nước hoa cao cấp trên thế giới. Với định hướng trở thành thương hiệu bán lẻ nước hoa số 1 tại Việt Nam, Orchard đã triển khai thương mại điện tử từ sớm nhằm khai thác “mỏ vàng” của thị trường này. Đến nay, website thương mại điện tử của Orchard là cái tên đầu tiên cho các khách hàng yêu thích việc mua sắm nước hoa trực tuyến.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Orchard
Giao diện website của Orchard
  • Lĩnh vụ thời trang: Nước hoa
  • Website: https://orchard.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCoomerce
  • Lưu lượng truy cập: 134.8K/tháng
  • Xếp hạng: 6,800 (Việt Nam), 372,708 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 4,437 USD

ONOFF

ONOFF được thành lập từ 2005, với sứ mệnh mang lại sự thoải mái mỗi ngày cho mọi người. Từ khi về chung “một nhà” với Canifa vào năm 2016, ONOFF cũng chủ trương theo đuổi chiến lược thương mại điện tử bằng cách đầu tư phát triển website Magento như Canifa.

Nhờ đó, thương hiệu đang từng bước đồng bộ trên các kênh online – offline với tỷ lệ khách hàng trung thành luôn được duy trì ở mức 80%, giúp ONOFF thêm vững tin mục tiêu trở thành thương hiệu đồ lót hàng đầu Việt Nam và mở ra cơ hội chinh phục thị trường ASEAN trong 3 năm tới.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Onoff
Giao diện website của ONOFF
  • Lĩnh vụ thời trang: Nội y
  • Website: https://onoff.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 79.5K/tháng
  • Xếp hạng: 10,061 (Việt Nam), 518,911 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 9,289 USD

Rabity

Rabity là thương hiệu thời trang dành cho trẻ em được thành lập từ năm 2000. Hiện nay, Rabity là đối tác duy nhất của Disney & Marvel được sử dụng bản quyền hình ảnh cho dòng thời trang trẻ em từ 0 – 14 tuổi.

Đến nay, Rabity tự hào là đơn vị tiên phong triển khai thương mại điện tử đầu tiên cho lĩnh vực thời trang trẻ em ở Việt Nam, hiện Rabity đang có mặt ở tất cả các sàn thương mại điện tử và sở hữu một hệ thống website thương mại điện tử riêng.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Rabity
Giao diện website của Rabity
  • Lĩnh vụ thời trang: Thời trang trẻ em
  • Website: https://rabity.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan
  • Lưu lượng truy cập: 12.3K/tháng
  • Xếp hạng: 43,904 (Việt Nam), 1,972,408 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 15,335 USD

Nhìn chung, các thương hiệu thời trang đang gặt hái nhiều thành tựu trên thị trường sau khi xây dựng thành công website thương mại điện tử riêng. Tuy nhiên, việc kinh doanh thương mại điện tử thời trang đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất không chỉ trong ngắn hạn mà ở cả dài hạn.

Tất nhiên để hiện thực hóa công việc không dễ dàng ấy, doanh nghiệp thời trang cần tìm được đơn vị “chân ái” hoặc xây dựng đội ngũ inhouse (nội bộ) có chuyên môn cao đồng hành.

2
14,590
1
1
14/07/2022
Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ “CHẮP CÁNH” NGÀNH THỜI TRANG NHƯ THẾ NÀO?

Thương mại điện tử đã trở thành mô hình kinh doanh không thể thiếu mà các thương hiệu thời trang cần áp dụng, không chỉ để tồn tại trong đại dịch Covid-19 mà còn giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh để bức phá trong tương lai.

Chính vì vậy, thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce) đang là xu hướng kinh doanh tất yếu của các hãng thời trang hiện nay, từ startup non trẻ cho đến các “gã khổng lồ”.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?

Tiềm năng của thương mại điện tử trong lĩnh vực thời trang

Theo Statista, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành thương mại điện tử thời trang dự kiến tăng 14,2% từ năm 2017 đến năm 2025. CAGR dự kiến sẽ đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2025, trong đó thị trường Mỹ chiếm khoảng 20%, tương đương 204,9 tỷ USD.

Riêng tại thị trường Việt Nam, lĩnh vực thời trang đang là trụ cột chính của ngành thương mại điện tử, chỉ xếp sau ngành thực phẩm.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
Loại hình hàng hóa/dịch vụ thương được mua trên mạng (Nguồn: Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021)

Lợi ích khi triển khai thương mại điện tử cho ngành thời trang

Mở rộng phạm vi kinh doanh

Việc triển khai thương mại điện tử sẽ giúp cho các thương hiệu thời trang có thêm một kênh bán hàng tiềm năng, tạo dòng thu song song với hoạt động kinh doanh offline ở các showroom. Ngoài yếu tố địa lý, thương mại điện tử còn phá vỡ các giới hạn về không gian, thời gian giúp khách hàng mua sắm mọi lúc, mọi nơi.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Mở rộng phạm vi kinh doanh
Mở rộng phạm vi kinh doanh

Đồng thời, thương mại điện tử còn là kênh tiếp cận phổ biến đến người tiêu dùng, đặc biệt là lĩnh vực thời trang nhanh cho nữ. Nhờ sự hỗ trợ của thương mại điện tử mà các hoạt động Marketing như Livestream, Shoppertainment (Mua sắm kết hợp giải trí), Affiliate, etc được diễn ra hiệu quả hơn, góp phần mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng

Sau đại dịch Covid-19 và lệnh giãn cách xã hội, hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn, chuyển dịch từ mua sắm offline sang online tăng dần theo thời gian ở mọi ngành hàng. Đặc biệt, riêng lĩnh vực ngành thời trang, tỷ lệ người mua sắm online đã tăng từ 18% lên 48% trong năm 2020 – 2021. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp thời trang triển khai thương mại điện tử là vô cùng cần thiết để thích ứng nhanh với sự thay đổi của người tiêu dùng và thị trường. 

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?
Thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng

Hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể sau đại dịch, chẳng hạn như chờ đến D-Day để mua sắm hàng hóa hoặc “săn sale”. Ngoài ra, thông qua các công cụ của thương mại điện tử, doanh nghiệp còn có thể tiến hành theo dõi, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, việc mà mua sắm offline không thể làm được. Điều này giúp cho doanh nghiệp luôn có đủ dữ liệu tổng hợp và dự báo để triển khai các chiến lược kinh doanh phù hợp với hành vi người tiêu dùng ở cả hiện tại và tương lai.

Tăng trải nghiệm người dùng 

Việc mua hàng của người dùng sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn khi áp dụng các công nghệ tăng trải nghiệm người dùng trong thương mại điện tử. Các trải nghiệm trực quan như hình ảnh, video, trải nghiệm thực tế ảo, etc giúp người dùng có đầy đủ thông tin và trải nghiệm về sản phẩm, thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn. Công nghệ VR/AR giúp cho hoạt động mua sắm trực tuyến quần áo, phụ kiện, giày dép của người tiêu dùng diễn ra như mua sắm ở showroom.

Chẳng hạn như thương hiệu American Apparel đã ứng dụng AR để cung cấp thêm cho khách hàng những thông tin về sản phẩm bao gồm những mô tả chi tiết như hàng có sẵn, màu sắc và thậm chí những reviews (đánh giá) từ người mua trước. 

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?
Tăng trải nghiệm người dùng

Từ việc thu thập, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm cho người tiêu dùng, điển hình như các tính năng: Gợi ý sản phẩm tương tự, Sản phẩm đã xem, etc.

Ngoài trải nghiệm trực quan và trải nghiệm cá nhân hóa, thương mại điện tử còn mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng trên nhiều kênh như mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, etc), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, etc), website thương mại điện tử, mobile app, etc.

Case study – Bài học thành công

Shein – Kỳ lân của lĩnh vực thương mại điện tử thời trang

Shein là trang thương mại điện tử chuyên về quần áo và phụ kiện của Trung Quốc được thành lập vào năm 2008. Với châm ngôn “mọi người đều có thể tận hưởng vẻ đẹp của thời trang”, thương hiệu này chủ trương cung cấp đa dạng lựa chọn cho người tiêu dùng. Hiện nay, Shein đang được xem là “đế chế” trong lĩnh vực thời trang với mức định giá 100 tỉ USD – giá trị hơn cả Zara (69 tỷ USD) và H&M (23 tỉ) cộng lại.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Shein
Shein – Kỳ lân của lĩnh vực thương mại điện tử thời trang

Shein tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ thuộc Gen Y và Gen Z, nhóm người có thói quen sử dụng Internet. Chính vì vậy, thương hiệu này đã ứng dụng các yếu tố công nghệ để tiếp cận đúng và chính xác tệp khách hàng này.

Shein xây dựng hệ thống thương mại điện tử bao gồm cả website và mobile app để nhắm vào các thị trường nước ngoài như châu Âu, châu Mỹ, Úc, Trung Đông, từ đó mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng. Tiếp đó, Shein đẩy mạnh các chiến lược Social Commerce, Ecommerce Marketing, Affiliate Marketing, KOC, etc nhằm mang lại độ phủ cho thương hiệu, tăng tương tác.

Năm 2021, mobile app của Shein đã vượt quá 7 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ (Theo Airnow Data) và hashtag #Shein đã thu về hơn 10 tỷ lượt xem trên TikTok (Theo Jing Daily). Doanh thu đạt 15,7 tỷ USD vào năm 2021, tăng 60% so với năm 2020 (9,8 tỷ USD). Có thể thấy, Shein là một minh chứng rõ nét cho việc ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả để chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực thời trang.

Coolmate – “Tên lửa” trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam

Coolmate là startup thời trang dành cho nam giới được thành lập vào năm 2019. Coolmate là sự kết hợp giữ “Cool” và “Mate”, tức là mục tiêu của thương hiệu chính là trở thành người bạn đồng hành mang lại vẻ ngoài “cool” ngầu, năng động cho khách hàng. Chỉ sau 2 năm hoạt động, thương hiệu này đã có cuộc gọi vốn thần tốc 500.000 USD trên Sharktank với “gió đông” Nguyễn Hòa Bình.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Coolmate
Coolmate – “Tên lửa” trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam

Coolmate áp dụng mô hình Direct to Customer Ecommerce (D2C Ecommerce) và đầu tư tập trung xây dựng website thương mại điện tử riêng để mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi và tiết kiệm cho khách hàng. Đồng thời, thương hiệu này còn tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, được sản xuất 100% tại Việt Nam, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với giá thành hợp lý.

Ngoài ra, để triển khai thương mại điện tử nhanh hơn, Coolmate chủ trương vận dụng triệt để chiến lược Ecommerce Marketing, Affiliate Marketing, Email Marketing, etc.

Ngoài màn chốt deal với Shark Bình 500.000 USD cho 12,5% cổ phần, trong số có 2,5 % cổ phần tư vấn có cam kết, startup trẻ này còn có những con số ấn tượng khác. Năm 2021, doanh số của Coolmate đạt 139 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2020, đặt kỳ vọng doanh thu 2022 ở mức 440 tỷ và tiến tới IPO (Initial public offering – Phát hành chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng) vào năm 2025.

Nhìn chung, thương mại điện tử đã góp phần lớn cho sự thành công của Coolmate, cũng như làm tiền đề cho các doanh nghiệp ngành thời trang noi theo để phát triển đúng với sự thay đổi của thị trường. 

Yody – Ông lớn ngành thời trang quyết chuyển đổi số để tham gia cuộc đua thương mại điện tử

Yody (tiền thân là Hi5) là thương hiệu thời trang dành cho gia đình, được thành lập từ năm 2014. Với mục tiêu đưa sản phẩm thời trang Việt có chất liệu tốt, dịch vụ tốt đến tận tay khách hàng tại các vùng miền Việt Nam và trên Thế Giới. Hiện nay, Yody đã có hơn 700 nhân sự và 90 cửa hàng trên toàn quốc.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Yody
Yody – Ông lớn ngành thời trang quyết chuyển đổi số để tham gia cuộc đua thương mại điện tử

Thương hiệu thời trang này tập trung vào “kiềng ba chân”: Phát triển nhân sự, Ưu tiên chất lượng sản phẩm và Đầu tư công nghệ.

Về phát triển nhân sự, Yody chú trọng tuyển dụng nhân tài và đào tạo văn hóa để gắn kết đội ngũ nhân sự. Về sản phẩm, Yody phát triển mẫu mã hướng tới sự thoải mái, tiện dụng, sử dụng được trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh như đi làm, đi chơi, đi họp, etc. Về công nghệ, Yody tập trung áp dụng chiến lược bán hàng online trên nhiều kênh (Omni-channel) như sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, Facebook, livestream, etc để tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử, cũng như thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng. 

Năm 2016, Yody vinh dự lọt vào TOP 10 doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp xuất sắc Toàn Quốc. Đến năm 2021, doanh thu mảng offline của Yody giảm 65% nhưng mảng online đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng hơn 10%. Chính vì vậy, công ty tiếp tục đặt mục tiêu tăng doanh thu mảng online lên 20% trong năm tiếp theo.

Nhìn chung, việc vận dụng thương mại điện tử thời trang như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy mô và chiến lược của mỗi công ty, nhưng thương mại điện tử chắc chắn là yếu tố tiên quyết để kinh doanh thành công trong lĩnh vực này.

2
18,054
0
1
12/07/2022
Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Thị trường bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết! Với 61 triệu người dùng, Việt Nam hiện đang nằm trong top 10 thị trường sử dụng điện thoại di động cao nhất Châu Á. Hơn nữa, thị trường này còn được dự đoán sẽ phát triển vào năm 2022 với 47,5% (theo Trendforce). Nhờ tận dụng được lợi thế này, hiện nay tại Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động cực kỳ thành công và mở rộng quy mô liên tục như Thế Giới Di Dộng, FPT Shop, Viettel Store, etc. 

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam
Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam

Đóng góp vào thành công này không thể không nhắc đến thương mại điện tử. Các kênh bán hàng trực tuyến như website, mobile app, sàn thương mại điện tử ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động, đặc biệt là sau đại dịch. Theo Chuyên gia Debasish Jana, đến từ Công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, doanh số bán hàng kênh trực tuyến ngành bán lẻ điện thoại di dộng đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 14% tổng dung lượng thị trường. Chưa dừng lại ở đó, tốc độ tăng trưởng của bán lẻ điện thoại di động trực tuyến còn được dự báo sẽ tăng nhiều hơn nữa trong khoảng thời tương lai cho đến năm 2025 là 29% (Theo Google, Temasek, Bain & Company), bởi lẽ Thương mại điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp bán lẻ phát triển mô hình kinh doanh mà còn giúp tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thế Giới Di Động

Thế Giới Di Động là thương hiệu thuộc Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động được thành lập từ năm 2004. Theo Euromonitor International, Thế Giới Di Động là công ty chiếm thị phần bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam với 10% thị phần và cũng là chuỗi bán lẻ thiết bị di động có thị phần lớn nhất Việt Nam với khoảng 1.000 cửa hàng hiện diện tại 63 tỉnh thành trên khắp cả nước.

Hiện doanh nghiệp bán lẻ này đang tiến hành đầu tư mạnh vào các hệ thống bán hàng trực tuyến như website, app.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Thế Giới Di Động
Giao Diện Thế Giới Di Động
  • Website: https://www.thegioididong.com/ 
  • Lưu lượng truy cập: 30.20M/tháng

CellphoneS

CellphoneS là hệ thống bán lẻ các sản phẩm công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện nay, doanh nghiệp đã có mặt tại HCM, Hà Nội, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Vũng Tàu. Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Cellphone S

Giao Diện Cellphone S

FPT Shop

FPT Shop thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn FPT Việt Nam, được thành lập từ 2012. Đây là đại lý được ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam ở cấp độ cao cấp nhất, chuyên cung cấp các sản phẩm điện tử chính hãng. Hiện nay hệ thống chuỗi cửa hàng rộng khắp trên toàn quốc ở 63 tỉnh thành.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - FPT Shop
Giao Diện FPT Shop
  • Website: https://www.fptshop.com.vn
  • Lưu lượng truy cập: 5.933M/tháng

Hoàng Hà Mobile

Hoàng Hà Mobile là một hệ thống bán lẻ chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ, điện thoại di động chính hãng nổi tiếng tại Việt Nam được thành lập từ năm 2014. Hiện nay, doanh nghiệp đã có hơn 90 chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Hoàng Hà Mobile
Giao Diện Hoàng Hà Mobile
  • Website: https://www.hoanghamobile.com
  • Lưu lượng truy cập: 4.818M/tháng

Di Động Việt

Công ty TNHH Công Nghệ Di Động Việt vận hành chuỗi cửa hàng Didongviet.vn, được thành lập năm 2009 với tư cách một hệ thống uy tín chuyên kinh doanh các mặt hàng công nghệ chính hãng, nổi bật là điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, phụ kiện, linh kiện.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Di Động Việt
Giao Diện Di Động Việt
  • Website:https://www.didongviet.vn
  • Lưu lượng truy cập: 1.787M/tháng

Viettel Store

Viettel Store được ra mắt từ năm 2009 với hàng ngàn sản phẩm được cập nhật liên tục đáp ứng được nhu cầu mua sắm online của khách hàng trên toàn quốc. Với hơn 200 cửa hàng, hệ thống siêu thị của Viettel Store cung cấp tất cả các thiết bị, sản phẩm công nghệ cao bao gồm: điện thoại di động, laptop, máy tính bảng, thiết bị y tế.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Viettel Store
Giao Diện Viettel Store
  • Website: https://www.viettelstore.vn 
  • Lưu lượng truy cập: 1.673M/tháng

Sony Store

Sony là một trong những thương hiệu toàn cầu nổi tiếng nhất về điện tử tiêu dùng nhờ vào những sáng tạo đột phá mang tính cách mạng và chất lượng sản phẩm. Sau 21 năm tại Việt Nam, Sony đã sở hữu hệ thống bán lẻ gồm 11 Sony Shop và Sony Center, hơn 160 đại lý chính thức và 70 trạm bảo hành ủy quyền trải rộng trên khắp cả nước.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Sony Store
Giao Diện Sony Store
  • Website: https://www. store.sony.com.vn/
  • Lưu lượng truy cập: 1.649M/tháng

Phong Vũ

Phong Vũ được biết đến là đơn vị bán lẻ lâu đời và uy tín tại Việt Nam từ 2007, hơn 30 cửa hàng trên toàn quốc, chuyên kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị giải trí game, thiết bị văn phòng và thiết bị hi-tech của nhiều nhãn hàng lớn. 

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Phong Vũ
Giao Diện Sony Store
  • Website: https://www.phongvu.vn
  • Lưu lượng truy cập: 1.479M/tháng

Mobile City

Mobile City là một trong số những nhà bán lẻ Smartphone, máy tính bảng, phụ kiện công nghệ phổ biến tại Việt Nam, với hơn 10 năm kinh nghiệm.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Mobile City
Giao Diện Mobile City
  • Website: https://mobilecity.vn/
  • Lưu lượng truy cập: 1.216M/tháng

Clickbuy

Clickbuy là hệ thống bán lẻ các sản phẩm công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam được thành lập từ năm 2012, hiện hệ thống Clickbuy đã phát triển 5 cửa hàng và 2 trung tâm bảo hành hiện đại tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. 

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Clickbuy
Giao Diện Clickbuy
  • Website: https://clickbuy.com.vn/
  • Lưu lượng truy cập: 1.190M/tháng

Giải pháp phát triển thương mại điện tử cho ngành bán lẻ điện thoại di động

Việc kinh doanh trực tuyến ngành điện thoại di động có nhiều cơ hội phát triển tuy nhiên để thành công thì doanh nghiệp cần có một đơn vị đồng hành phát triển với nhiều kinh nghiệm trên con đường thương mại điện tử.

Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử phức tạp, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử toàn vẹn!

68
42,128
0
20
15/02/2022


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!