Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!

Hotline

Thương mại điện tử Bách hóa (E-Grocery hay Grocery Ecommerce) là xu hướng các doanh nghiệp bách hóa triển khai thương mại điện tử nhằm cho phép người tiêu dùng đặt hàng thông qua trực tuyến.
Ngành hàng này được xem là ngành “mũi nhọn” cho thị trường thương mại điện tử, đặc biệt ở Việt Nam.
Theo báo cáo từ iPrice, khi người dân bắt đầu ở nhà phòng chống dịch Covid-19, các website chuyên kinh doanh bách hóa tăng trưởng nhanh 45% lưu lượng truy cập so với trước đó. Sau khi giãn cách xã hội được nới lỏng, xu hướng này duy trì mức ổn định khi tăng 10% ở giai đoạn cuối năm. Bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc xuyên suốt từ đầu đại dịch đến nay với nhu cầu tìm kiếm vẫn đang gia tăng liên tục.
SECOMM đã tổng hợp các số liệu và mô hình kinh doanh để đưa ra top 5 website thương mại điện tử bách hóa thành công ở thị trường Việt Nam.
Tiềm năng của thị trường eGrocery tại Việt Nam là một điều không thể chối cãi trong tương lai, với mức tăng trường 200% hằng năm (theo Statista).Có thể nói việc kinh doanh thương mại điện tử bách hóa vừa có nhiều cơ hội vừa gặp nhiều thử thách, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất.
Tất nhiên công việc ấy không hề dễ dàng, tìm được đơn vị đồng hành cũng khó mà xây dựng đội ngũ inhouse (nội bộ) cũng không hề dễ dàng, doanh nghiệp phải trả rất nhiều chi phí cơ hội và thời gian để tự mình đến được “vạch đích”.
Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử bách hóa phức tạp như An Nam Gourmet, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp bách hóa đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Theo số liệu năm 2021 của Visa – công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, có đến 87% số người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và trong đó có đến 82% bảo rằng lần đầu tiên họ sử dụng dịch vụ này là từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Điều này khẳng định thêm việc giãn cách xã hội và mô hình làm việc tại nhà đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong quá trình chuyển dịch từ trải nghiệm mua sắm trực tiếp sang thương mại điện tử đã diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng vài tháng. Một trong những ngành hàng hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử chính là eGrocery. vậy eGrocery là gì?
eGrocery (hay Grocery Ecommerce) là thương mại điện tử bách hóa, bao gồm các hoạt động kinh doanh trực tuyến sản phẩm bách hóa như thực phẩm (cả tươi sống lẫn đóng gói sẵn), sản phẩm gia dụng, chăm sóc sức khoẻ và chăm sóc cá nhân, etc. Từ trưng bày sản phẩm, đặt hàng cho đến thanh toán, vận chuyển đều được thực hiện trên website của các doanh nghiệp eGrocery.
Một số doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử bách hóa thành công ở Việt Nam có thể kể đến như Bách Hóa Xanh, An Nam Gourmet, Organica, Farmer’s Market, etc.
Covid-19 là chất xúc tác mạnh mẽ, một trong những cú hích làm bùng nổ nhu cầu mua sắm sản phẩm thiết yếu trong ngành bách hóa. Theo báo cáo từ iPrice, khi người dân bắt đầu ở nhà phòng chống dịch, các website chuyên kinh doanh bách hóa tăng trưởng 45% lưu lượng truy cập so với trước đó. Sau khi giãn cách xã hội được nới lỏng, xu hướng này duy trì mức ổn định khi tăng 10% ở giai đoạn cuối năm 2021. eGrocery là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc xuyên suốt từ đầu đại dịch đến nay với nhu cầu tìm kiếm vẫn đang gia tăng liên tục.
Ngoài ra, thị trường eGrocery toàn cầu cũng rất sôi nổi với doanh thu từ thị trường thương mại điện tử bách hóa tại Mỹ đã vượt 20 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ vượt qua ngưỡng 24 tỷ USD vào năm 2023 (Statista). Theo báo cáo từ Redseer, thị trường eGrocery của Ấn Độ được ước tính sẽ đạt 10.5 tỷ USD vào năm 2023.
Nhìn thấy tiềm năng to lớn từ thị trường eGrocery có thể mang lại, hiện nay đã có nhiều “ông lớn” không phải từ ngành bách hóa truyền thống cũng nhảy vào tham chiến để tranh giành “miếng bánh” béo bở này như Con Cưng, Kids Plaza, etc.
BigBasket được thành lập năm 2011 bởi V.S. Sudhakar, Hari Menon, V.S. Ramesh, Vipul Parekh và Abhinay Choudhari. Tháng 5 năm 2021, sau thương vụ mua lại 64% cổ phần BigBasket của Tập đoàn Tata, giúp đẩy mức định giá của BigBasket tăng vọt lên 1,85 tỷ USD.
Bằng cách đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển dịch vụ vận chuyển và mở rộng hệ thống chức năng logistics trong website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Năm 2016, BigBasket đã có thể thực hiện giao hàng nhanh trong vòng 60 phút. Cùng năm, BigBasket còn xây dựng dịch vụ giao hàng B2B để phục vụ nhu cầu về thực phẩm cho các nhà hàng và khách sản tại các thành phố lớn của Ấn Độ. Chiến lược kinh doanh này đã làm bàn đạp vững chắc cho thương hiệu BigBasket trong lĩnh vực bách hóa trực tuyến tại Ấn Độ kể từ năm 2017 đến nay.
Grofers là nền tảng thương mại điện tử bách hóa lớn thứ 3 tại Ấn Độ, chiếm khoảng 13% thị phần, chỉ sau BigBasket (37%) và Amazon (15%). Được thành lập năm 2013 bởi 2 kỹ sư công nghệ là Albinder Dhindsa và Saurabh Kumar, sau khi 2 nhà sáng lập nhận thấy lỗ hổng to lớn từ các dịch vụ logistic tại địa phương.
Ban đầu, Grofers chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm bách hóa như thực phẩm đóng gói, đồ làm bánh, chăm sóc mẹ và bé, thú cung etc cho cửa hàng bách hóa, y tế, nhà hàng hoặc siêu thị tại địa phương. Nhưng nhờ những tiến bộ trong công nghệ được áp dụng thành công trong chiến lược thương mại điện tử, Blinkit đã nhanh chóng mở rộng kinh doanh thành công tại 28 thành phố của Ấn Độ.
Ngày 13 tháng 12 năm 2021, Grofers chính thức đổi tên thương hiệu thành Blinkit với mục tiêu giao hàng trong vòng 10 phút. Tương tự như BigBasket, Blinkit cũng tập trung phát triển hệ thống logistics và mở rộng mạng lưới thương hiệu đối tác trên website thương mại điện tử của mình. Hiện nay, Blinkit đã có hơn 60 đối tác tại New Delhi, hơn 30 đối tác tại Gurgaon cùng một số lượng lớn đối tác ở Mumbai, Kolkata, Bengaluru, etc.
Bách hóa Xanh là chuỗi siêu thị mini chuyên bán thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm trực thuộc công ty Cổ Phần Thế Giới Di Động (MWG). Hiện nay, Bách Hóa Xanh đã có gần 2.000 cửa hàng trên khắp các tỉnh thành ở Miền Nam, Miền Đông và Nam Trung Bộ. Theo iPrice, đây là website có lượt truy cập lọt top 5 website thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam, chỉ xếp sau 4 sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki và Sendo).
Kể từ khi thành lập năm 2015 đến nay, Bách Hóa Xanh chủ trương 2 chiến dịch trọng điểm, cạnh tranh với chợ truyền thống và phát triển website thương mại điện tử. Bách Hóa Xanh xây dựng chi nhánh tại các điểm bán gần chợ, nhưng là vùng ven ngoại thành và các tỉnh – những điểm có chi phí mặt bằng dễ chịu hơn rất nhiều so với khu vực trung tâm. Đồng thời, phát triển hệ thống website để mở rộng kênh bán hàng trực tuyến, thu hút những người thích mua hàng online, đặc biệt là giới trẻ.
Hiện nay, Bách Hóa Xanh chính thức gia nhập “hội tam hoàng” bán lẻ Việt Nam cùng với Saigon Coop và WinMart (tiền thân là VinMart), xác lập kỷ lục doanh thu 26.300 tỷ đồng năm 2021 – tăng 38% so với 11 tháng đầu năm 2020.
Ngoài Bách Hóa Xanh, còn có nhiều doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử bách hóa thành công khác như An Nam Martket (chuyên phục vụ khách hàng nước ngoài hoặc cựu du học sinh tại Việt Nam), Organica (chuyên cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường), etc.
Mặc dù đã có sự góp mặt của nhiều ông lớn nhưng eGrocery vẫn ở giai đoạn phát triển, chưa chính thức bùng nổ nên tiềm năng phát triển của thị trường này còn rất lớn. Các doanh nghiệp bách hóa tại Việt Nam có thể vận dụng bài học của những doanh nghiệp đi trước, lựa chọn nền tảng xây dựng hệ thống website tương thích với mô hình chiến lược thương mại điện tử để tự tin gia nhập thị trường màu mỡ này.
Với cương vị là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn như An Nam Group (Việt Nam), Jasnor (Úc), Changi Airport Group (Singapore), SECOMM hiểu rõ những khó khăn và trăn trở của doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống website thương mại điện tử cho riêng mình.
Liên hệ SECOMM ngay để được tư vấn và cung cấp giải pháp thương mại điện tử MIẾN PHÍ trong thị trường eGrocery.
Thương mại điện tử đã và đang là “kim chỉ nam” cho nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu thay đổi thì ngành công nghiệp triệu đô này cũng đã có nhiều biến chuyển lớn trong xu hướng phát triển. Dựa theo các số liệu và báo cáo mà SECOMM đã thu thập và phân tích, sau đây là 10 xu hướng thương mại điện tử chúng tôi dự đoán sẽ dẫn đầu trong năm 2022.
Social Commerce là việc sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok, etc làm phương tiện để quảng bá, bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và Ecommerce (Thương mại điện tử).
Theo Statista, doanh số Social Commerce toàn cầu ước tính có thể đạt 958 tỷ USD vào năm 2022. Thậm chí, các dự báo từ chuyên gia kinh tế còn cho thấy giá trị của Social Commerce sẽ đạt khoảng 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
Conversational commerce (CC) là thương mại điện tử trên nền tảng di động có tích hợp khả năng trao đổi giữa người bán và người mua thông qua các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, Zalo, Viber, etc.
Theo báo cáo từ Decision Lab và Facebook, trong số người tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam thì có 53% từ thị trường CC, với Facebook Messenger là kênh CC phổ biến nhất, kế đó là các sàn thương mại điện tử, Instagram Direct và các kênh Livestream.
Mobile Commerce (M-Commerce) là xu hướng sử dụng các thiết bị cầm tay không dây như điện thoại di động và máy tính bảng để thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Theo Adjust, đến cuối năm 2021,xu hướng thương mại điện tử này đã đóng góp đến 54% tổng doanh thu thị trường thương mại điện tử.
Omni-channel là mô hình tiếp cận đa kênh (mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, etc) để tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng bất kể khách hàng đang ở đâu, lúc nào và sử dụng kênh nào.
Theo Statista, 47% doanh nghiệp thương mại điện tử tin rằng Omnichannel là chiến lược cần thiết cho hoạt động kinh doanh vào năm 2021.
Xu hướng này tiếp tục “lên ngôi”, ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử:
– MGM (Members get Members): Khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mới và ăn chia hoa hồng với doanh nghiệp.
– KOL (Key Online Leaders): Doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người có sức ảnh hưởng về một lĩnh vực cụ thể trên mạng xã hội để thúc đẩy bán hàng.
– KOC (Key Opinion Consumers): Khá tương đồng với KOL, nhưng xuất phát là khách hàng và tập trung bán hàng hơn.
Tiktok, Facebook và Youtube là 3 miền đất hứa để vận dụng chiến lược MGM/KOL/KOC, xu hướng thương mại điện tử này có thể mang đến hiệu quả cao với rủi ro thấp nhất. Theo AsiaPac, các MGM/KOL/KOC có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 60%.
Headless Commerce là kiến trúc thương mại điện tử trong đó frontend được liên kết với backend bằng API, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh và cập nhật thông tin mà không gây ảnh hưởng đến giao diện người dùng hoặc các trang CMS.
Nike đã xây dựng website với Headless Ecommerce từ rất sớm để tối ưu từng phần block trên website, giúp tăng trải nghiệm cá nhân hóa hơn. Thành quả là hiện nay, website của Nike có hơn 60 triệu lượt truy cập/tháng với tỷ trọng mua hàng trực tiếp từ hãng cũng tăng lên đáng kể.
Nhờ sự bùng nổ của mạng xã hội, đặc biệt là loại hình story 24h (Facebook, Instagram) và video Tiktok mà các video thương mại ngắn đã trở nên phổ biến và giúp thúc đẩy hành vi mua sắm của người tiêu dùng hơn, đặc biệt là Gen Z.
Theo Statista, đến năm 2022 thì video trực tuyến sẽ chiếm hơn 82% tổng lưu lượng truy cập Internet của người tiêu dùng – cao gấp 15 lần so với năm 2017, trở thành xu hướng thương mại điện tử tiếp tục dẫn đầu trong các năm tiếp theo.
Green Consumerism là hành vi mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc ít gây hại nhất đối với môi trường, đồng thời cũng không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo khảo sát tại Anh và Mỹ do GWI thực hiện, 60% người dùng internet sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Buy Now – Pay Later là hình thức mua sắm mà trong đó người dùng mua hàng và trả dần trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, một số thương hiệu như MAC (Makeup Art Cosmetics) và Narciso Rodriguez đã vận dụng thành công xu hướng này ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Research & Markets, thanh toán mua trước trả sau tại Việt Nam đạt 697,1 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến tăng trưởng ổn định với tốc độ là 38,1% trong giai đoạn 2021-2028.
DTC là xu hướng thương mại điện tử sử dụng mô hình kinh doanh phân phối hàng hoá hoặc dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng, mà không cần đến các đơn vị trung gian.
Một cuộc khảo sát của Barclay cho thấy rằng các nhà sản xuất công nghệ áp dụng chiến lược DTC có khả năng tăng doanh thu 13 tỷ bảng Anh trong 5 năm tới. Trong số những người được khảo sát, hơn 70% tin rằng mô hình trực tiếp đến người tiêu dùng có lợi cho cả nhà sản xuất và khách hàng.
Mini App hay Mini Program là những ứng dụng nhỏ được phát triển trên các Super App, người dùng không cần tải hoặc cập nhật thường xuyên như Native App (các ứng dụng dành cho Android và iOS) hay Hybrid App (ứng dụng đa nền tảng).
Hiện nay có rất nhiều loại hình Mini App được sinh ra, nhưng phổ biến nhất chính là:
Ví dụ: Mini Program trên siêu ứng dụng tài chính Momo
Ngoài các ứng dụng nội bộ như “Heo Đất Momo” hoặc “Đi bộ cùng MoMo” thì MoMo đang có tham vọng mở rộng hệ sinh thái của mình bằng các Mini Program từ các thương hiệu đối tác. Ví điện tử này đã cho phép tích hợp tiểu ứng dụng của nhiều thương hiệu thuộc các lĩnh vực khác nhau như 7 Eleven, AhaMart, Highlands Coffee, etc.
Các siêu ứng dụng như MoMo, Tiki, Shopee, Lazada và Zalo đều cho phép các thương hiệu khác đăng ký miễn phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chi trả cho các đội ngũ IT in-house (nội bộ) hoặc các đơn vị outsource (thuê ngoài) để phát triển Mini Program.
Nếu so với Native App hoặc Hybrid App thì tiểu ứng dụng có hệ thống framework (khung phần mềm có đoạn code đã được viết sẵn) đơn giản và APIs (giao diện lập trình ứng dụng) hữu ích, giúp lập trình viên triển khai ứng dụng nhanh chóng với ngân sách tiết kiệm.
Khi các doanh nghiệp phát hành Mini Program trên các Super App như MoMo, Zalo, Tiki, Lazada và Shopee thì các thương hiệu ấy sẽ được tiếp cận và tận dụng hàng triệu người dùng sẵn có.
Ngoài ra, các tiểu ứng dụng còn được tận dụng các tiện ích sẵn có trong hệ sinh thái của các siêu ứng dụng như thanh toán trực tuyến, giao hàng, Marketing, etc.
Các Mini Program thường có dung lượng rất thấp – trung bình 10MB, nhờ vậy mà các ứng dụng này có thể mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng. Nhờ tận dụng hệ sinh thái từ Super App cung cấp, khách hàng sẽ có trải nghiệm liền mạch từ khâu mua sắm, thanh toán, theo dõi đơn hàng, liên lạc hỗ trợ, tích lũy voucher, etc trên 1 ứng dụng duy nhất.
Trong quá trình tham gia thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ trải qua nhiều giai đoạn: Kinh doanh trên mạng xã hội (Facebook, Zalo) → Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo) → Mini App → Website và App thương mại điện tử cơ bản → Website và App thương mại điện tử chuyên sâu.
Trong đó, Mini Program là bước đệm hoàn hảo cho doanh nghiệp thích nghi với các hạ tầng công nghệ, môi trường trên thương mại điện tử và lên chiến dịch kinh doanh trực tuyến hiệu quả hơn.
Mặc dù tiểu ứng dụng đã không còn xa lạ thế giới nhưng ở Việt Nam thì thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Tại Việt Nam, hiện nay chỉ có Super App Tiki là có đội ngũ phát triển Mini Program cho doanh nghiệp trên nền tảng Tiki (Tini App), để phát triển Mini Program trên các Super App khác thì doanh nghiệp cần có đơn vị phát triển.
Khi phát hành tiểu ứng dụng, doanh nghiệp phải đánh đổi việc thất thoát dữ liệu khách hàng vào tay các “ông lớn” do tất cả mã nguồn, data đều được lưu trữ trên server của các Super App.
Tuy là App riêng của từng doanh nghiệp nhưng Mini Program phải tuân thủ một số tiêu chuẩn nhất định của với Super App từ framework, APIs, UI Component, etc để đồng bộ giao diện với “ứng dụng mẹ”. Điều này có thể mang lại trải nghiệm nhất quán cho người dùng nhưng lại không thể hiện được cá tính riêng cho thương hiệu.
Nhìn chung, Mini Program là bước đệm hoàn hảo cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường thương mại điện tử nhờ tận dụng lợi thế từ Super App. Tuy nhiên, các hạn chế về đội ngũ kỹ thuật, dữ liệu người dùng và định vị thương hiệu cũng cần được đặt lên bàn cân so sánh trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Magento – Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở hàng đầu hiện nay với hơn 186,000 website trên toàn thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam nền tảng này lại chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là trong cộng đồng các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử.
Magento là nền tảng mã nguồn mở được viết bởi ngôn ngữ lập trình PHP, chuyên biệt cho thương mại điện tử. Hiện nay, Magento có 2 phiên bản: Magento Open Source (miễn phí) và Magento Commerce (trả phí).
Kế thừa các ưu điểm vượt bậc của nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở:
– Magento có đầy đủ tính năng từ cơ bản cho đến nâng cao để phục vụ mọi loại hình doanh nghiệp, từ mô hình thương mại điện tử B2C, B2B cho đến B2B2C.
– Khả năng tùy biến và độ mở rộng cao giúp dễ dàng chỉnh sửa, xây dựng chức năng mới hoặc nâng cấp hệ thống thương mại điện tử hiệu quả hơn.
– Hệ sinh thái đa dạng và cộng đồng hỗ trợ kỹ thuật trên toàn cầu cung cấp giải pháp đa dạng và liên tục, giải quyết nhiều vấn đề trong thương mại điện tử toàn diện và nhanh chóng.
– Độ bảo mật cao, nhất là cho tài khoản quản trị viên để doanh nghiệp kiểm soát dữ liệu và giảm thiểu rủi ro từ các giao dịch trên hệ thống website.
CellphoneS là hệ thống bán lẻ các sản phẩm công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện nay, doanh nghiệp đã có mặt tại HCM, Hà Nội, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Vũng Tàu.
– Website: https://cellphones.com.vn/
– Lưu lượng truy cập website: 9.08M/tháng
– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $49K+
– Chi phí đầu tư website dự kiến: $500+
– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 1.9
Di Động Việt là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực thiết bị điện tử và là đối tác chiến lược của các tập đoàn công nghệ thế giới như Apple, Samsung, Apple, OPPO, Sony, ASUS, etc.
– Website: https://didongviet.vn/
– Lưu lượng truy cập website: 1.98M/tháng
– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $45K+
– Chi phí đầu tư website dự kiến: $1000+
– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2.3
Vua Nệm là chuỗi bán lẻ hàng đầu về các sản phẩm đệm, chăn, ga, gối và phụ kiện với hơn 100 cửa hàng trải dài từ Bắc đến Nam.
– Website: https://vuanem.com/
– Lưu lượng truy cập website: 1.44M/tháng
– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $500+
– Chi phí đầu tư website dự kiến: $64K+
– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2.2
Kidsplaza là cái tên lớn trong ngành hàng Mẹ & Bé, được thành lập từ năm 2009 và đã có hơn 133 cửa hàng trên toàn quốc.
– Website: https://www.kidsplaza.vn/
– Lưu lượng truy cập website: 816.17K
– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $500+
– Chi phí đầu tư website dự kiến: $64K+
– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2.3
CGV là một trong top 5 cụm rạp chiếu phim lớn nhất toàn cầu và là nhà phát hành, cụm rạp chiếu phim lớn tại Việt Nam cùng với Galaxy, Lotte Cinema và BHD Star Cineplex và CineStar.
– Website: https://www.cgv.vn/
– Lưu lượng truy cập website: 674.80K/tháng
– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $1.5M+
– Chi phí đầu tư website dự kiến: $2000+
– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Commerce
CANIFA là thương hiệu thời trang chuyên thiết kế quần áo, phụ kiện và bán lẻ các trang phục thường ngày dành cho gia đình, hiện trực thuộc Hoàng Dương Textile Group.
– Website: https://canifa.com/
– Lưu lượng truy cập website: 293.41K/tháng
– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $156K+
– Chi phí đầu tư website dự kiến: $2000+
– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2.3
Bạch Long là một trong số những nhà bán lẻ Smartphone, máy tính bảng, phụ kiện công nghệ phổ biến tại Việt Nam.
– Website: https://bachlongmobile.com/
– Lưu lượng truy cập website: 283.79K/tháng
– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $47K+
– Chi phí đầu tư website dự kiến: $500+
– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 1.9
Bibo Mart là chuỗi siêu thị cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho Mẹ và Bé tại Việt Nam. Năm 2019, Bibomart đã triển khai thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng và mở rộng kinh doanh trực tuyến.
– Website: https://bibomart.com.vn/
– Lưu lượng truy cập website: 217.45K/tháng
– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $1.5M/tháng
– Chi phí đầu tư website dự kiến: $2000+
– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2
On Off là thương hiệu đồ lót được thành lập từ 2005, với sứ mệnh mang lại sự thoải mái mỗi ngày cho mọi người.
– Website: https://onoff.vn/
– Lưu lượng truy cập website: 162.29K/tháng
– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $31K+
– Chi phí đầu tư website dự kiến: $250+
– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2
20 Again là thương hiệu thời trang nữ với 3 dòng sản phẩm chủ đạo là Office Wear, Dress Design, Street Wear.
– Website: http://20again.vn/
– Lưu lượng truy cập website: 1K/tháng
– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $24k+
– Chi phí đầu tư website dự kiến: $250+
– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2
Liên hệ SECOMM ngay để được tư vấn miễn phí lộ trình phát triển thương mại điện tử trên nền tảng Magento!
Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ dưới dạng một phần mềm phục vụ mục đích kinh doanh thương mại điện tử. Nói một cách đơn giản hơn, nhà cung cấp tạo ra một phần mềm giúp xây dựng hệ thống thương mại điện tử và doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản chi phí nhất định để sử dụng dịch vụ này.
Hiện nay, các nền tảng thương mại điện tử SaaS đã và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để khởi động kinh doanh thương mại điện tử cho thương hiệu vì đặc tính đơn giản, có thể triển khai thương mại điện tử nhanh chóng với chi phí thích hợp.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline