Category: THỊ TRƯỜNG TMĐT

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Chặng đường hơn 50 năm của Thương mại điện tử toàn cầu (1969 - 2020)
CHẶNG ĐƯỜNG HƠN 50 NĂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU (1969 – 2020)
Thương mại điện tử đang là ngành công nghiệp có sự bùng nổ lớn trong giai đoạn gần đây, nhưng ít ai ngờ rằng lĩnh vực “ăn nên làm ra” này đã có một chặng đường phát triên hơn 50 năm với những thăng trầm khác nhau để đến được như ngày hôm nay.

1969: Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đầu tiên –  CompuServe

Năm 1969, tiến sĩ Dr. John R. Goltz , Jeffrey Wilkins và các sinh viên kỹ sư điện đã sáng lập nên CompuServe – dịch vụ cung cấp cổng thông tin chia sẻ tin tức và dữ liệu thông qua hệ thống kết nối mạng Internet và email.

1979: Cha đẻ của hệ thống thương mại điện tử (TMĐT) – Michael Aldrich

Michael Aldrich đã hình thành nên hệ thống TMĐT đầu tiên bằng cách kết nối một chiếc tivi và máy tính để xử lý giao dịch thông qua đường dây điện thoại giúp hệ thống thông tin đóng có thể được mở và chia sẻ dữ liệu ra bên ngoài một cách an toàn. Không ngờ rằng sáng kiến này đã trở thành công nghệ nền tảng để xây dựng hệ thống TMĐT hiện tại.

1982: Công ty TMĐT đầu tiên – Boston Computer Exchange

Khi mới thành lập, Boston Computer Exchange là một cửa hàng trực tuyến hỗ trợ những người có nhu cầu bán lại máy tính đã qua sử dụng. Đây được xem là hình mẫu nguyên thủy nhất của đa số các công ty TMĐT ngày nay.

1992: Thị trường sách trực tuyến đầu tiên – Book Stacks Unlimited

Charles M. Stack đã thành lập thương hiệu Book Stacks Unlimited với tư cách là cửa hàng sách trực tuyến đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, công ty sử dụng định dạng bảng thông báo quay số (dial up), sau đó, chuyển sang sử dụng Internet để tạo ra thị trường giao dịch sách trực tuyến.

1995: Sự ra đời của gã khổng lồ của ngành công nghiệp TMĐT – Amazon

Jeff Bezos đã sáng lập nên Amazon vốn chỉ kinh doanh mặt hàng sách nhưng sau đó ông đã mở rộng mô hình kinh doanh sang nhiều mặt sản phẩm khác bằng cách kết hợp các công nghệ mới như điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Amazon đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành TMĐT khi biết cách áp dụng những tiến bộ của công nghệ Internet vào chiến lược kinh doanh của mình. 

1998: Cổng thanh toán trực tuyến, nền tảng cho TMĐT phát triển – PayPal

Confinity (tiền thân của PayPal) được sáng lập bởi Max Levchin, Peter Thiel, Like Nosek và Ken Howery. Đến năm 2000, eBay mua lại Confinity và đổi tên thành PayPal – cổng thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới. Paypal khắc phục nhiều hạn chế của hình thức thanh toán truyền thống trước đây, hỗ trợ quá trình mua hàng và thanh toán trở nên thuận tiện, tạo nền tảng cho TMĐT phát triển. 

1999: Ông vua của ngành TMĐT tại Trung Quốc – Alibaba

Alibaba chính thức gia nhập thị trường thương mại điện tử và gọi vốn thành công 25 triệu đô la. Đến năm 2001, công ty đã bắt đầu có lợi nhuận và dẫn đầu nền tảng thương mại điện tử dưới mô hình kinh doanh B2B, C2C và B2C. Năm 2020, Alibaba đã đóng góp 12.2 tỷ USD cho doanh thu TMĐT toàn cầu.

2000: Công cụ quảng cáo trực tuyến phục vụ Marketing TMĐT – Google AdWords

Google ra mắt Google AdWords – công cụ quảng cáo trực tuyến đầu tiên trên thế giới. Công cụ này hỗ trợ các doanh nghiệp Marketing sản phẩm trên mạng tìm kiếm của Google, từ đó thúc đẩy doanh số cho các công ty TMĐT lúc bấy giờ.

2004: Nền tảng hỗ trợ  xây dựng website TMĐT đầu tiên – Shopify 

Sau nhiều nỗ lực xây dựng website thương mại điện tử cung cấp thiết bị trượt tuyết trên nhiều nền tảng nhưng kết quả vẫn không như mong đợi , Tobias Lütke và Scott Lake đã nảy ra sáng kiến thành lập nên Shopify – nền tảng hỗ trợ xây dựng website TMĐT đầu tiên trên thế giới. Nền tảng này giúp người dùng phát triển website bán hàng trực tuyến dễ dàng mà không cần nhiều kiến thức chuyên môn về kỹ thuật. 

2005: Sự kiện TMĐT – Cyber Monday

Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia (Mỹ) tạo ra thuật ngữ “Cyber Monday”, cụm từ để miêu tả ngày thứ hai đầu tiên sau Black Friday, là sự kiện khởi động cho mùa mua sắm trực tuyến tại Hoa Kỳ giữa dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Đánh dấu sự quan tâm của các nhà kinh tế học đối với ngành công nghiệp này đối với thị trường bán lẻ thế giới.

2007: Nền tảng phát triển TMĐT bền vững –  Magento

Phát triển bởi Roy Rubin và Yoav Kutner vào năm 2007, Magento là mã nguồn mở được viết dựa trên Zend Framework và  ngôn ngữ lập trình PHP, chuyên dùng để xây dựng website TMĐT, đặc biệt là các website có tính phức tạp cao. Nhờ khả năng đa nhiệm, hiệu suất cao, tuỳ chỉnh linh hoạt, mở rộng dễ dàng, và cộng đồng phát triển mạnh mẽ  Magento hiện đang là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp với 200.000 đối tác và 2.5 triệu lượt tải trên toàn cầu. 

Các tập đoàn đa quốc gia sử dụng Magento để xây dựng các hệ thống TMĐT chuyên sâu có thể kể đến như: Samsung, Nike, Coca-Cola, Asus, HP, Lenovo, Canon, Sigma, Olympus, Port, Pox, Nestle, BevMo, Burger King,…Ngoài ra còn có hàng triệu trang TMĐT vừa và nhỏ trên khắp thế giới cũng được xây dựng dựa trên nền tảng này.

2016: Ông lớn Facebook gia nhập cuộc chơi TMĐT – Facebook Marketplace

Với tham vọng thâu tóm thị trường TMĐT, ông lớn ngành công nghệ Facebook liên tục cho ra nhiều tính năng mới trên Facebook Marketplace, Instagram, Whatsapp và hợp tác với nhiều nền tảng TMĐT (Shopify, OpenCart, BigCommerce, WooCommerce và Magento…). Điều này khiến cho các gã khổng lồ như Amazon, Lazada, Shopee… cũng phải dè chừng. Đồng thời đây cũng là minh chứng cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường TMĐT.

2017: Sự tăng trưởng của TMĐT 

Ngành công nghiệp TMĐT toàn cầu đã thiết lập một kỷ lục doanh số mới là 2.352 tỷ USD vào năm 2017, tăng 25% so với 2016 (theo Thống kê của eMarketer – Công ty Nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ). Chỉ riêng doanh số bán hàng trực tuyến vào sự kiện “Cyber Monday” đã vượt mức 6,5 tỷ USD. TMĐT được các chuyên gia kinh tế dự đoán là ngành công nghiệp trọng điểm của thế giới trong 2025. 

2020 – COVID – 19 thúc đẩy sự bùng nổ của TMĐT

Năm 2020 đánh dấu đã bước ngoặt lớn cho ngành TMĐT toàn cầu.  Ảnh hưởng của COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống TMĐT nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Hiện nay, TMĐT không chỉ chỉ xuất hiện dưới mô hình các sàn TMĐT như Amazon, Shopee, Lazada… mà các thương hiệu cũng bắt đầu tự xây dựng trang TMĐT riêng. Ngoài ra, TMĐT còn diễn ra khắp các ngành hàng từ nhóm tiêu dùng nhanh (thời trang, thực phẩm, công nghệ…) cho đến nhóm dịch vụ (du lịch, tài chính, giáo dục, nội thất, bất động sản…).

Theo báo cáo “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2020″ của Google & Temasek, người tiêu dùng có khuynh hướng dành nhiều thời gian mua sắm trực tuyến hơn so với trước khi xảy ra Covid-19 (tăng từ 3.7h/ngày lên 4.7h/ngày). Doanh thu TMĐT B2C toàn cầu từ 1.948 tỷ USD lên đến 4.280 tỷ USD, tăng gấp đôi so với sự kiến của Statista.com là 2.238 tỷ USD. 

Rõ ràng, Covid-19 đã mang đến những hiệu ứng tích cực cho sự “lên ngôi” của ngành TMĐT toàn cầu và mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam.

2
7,492
0
1
28/08/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!