Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Việc chuyển đổi nền tảng thương mại điện tử không chỉ là quyết định kinh doanh mà còn tạo ra bước nhảy vọt giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong bài viết này, hãy cùng đi sâu vào cuộc hành trình của 8 thương hiệu tiêu biểu đã chuyển đổi nền tảng từ Salesforce Commerce Cloud sang Shopify Plus. Không những thế, việc chuyển đổi nền tảng đã tác động đến sự phát triển và tăng trưởng của những thương hiệu này trong một thị trường thương mại điện tử đầy biến động.
Thành lập năm 1989, thương hiệu thời trang nổi tiếng của Ý, Slam Jam đã phục vụ nhiều tín đồ thời trang trên khắp thế giới. Slam Jam đã triển khai Omnichannel rất thành công trên nền tảng Shopify Plus. Tuy vậy, trước đó trên nền tảng Salesforce Commerce Cloud, việc cố gắng tiếp cận hình thức đa kênh đã khiến Slam Jam tốn rất nhiều chi phí và những khó khăn về mặt kỹ thuật.
Sau khoảng một năm kể từ khi chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus, Slam Jam quyết định sử dụng Shopify POS để tăng cường hiệu quả bán hàng đa kênh và xây dựng chiến lược đa kênh dài hạn hơn. Việc này đã giúp thường hiệu thời trang này tăng lượng đơn hàng đặt trung bình hàng ngày lên 15%, giảm 50% chi phí thiết lập và vận hành.
Website: https://slamjam.com/
Lĩnh vực: Thời trang
Lưu lượng truy cập: 2.3 triệu/tháng
Xếp hạng: #40,182 (Mỹ) & #54,510 (Toàn cầu)
NYDJ, thương hiệu thời trang nổi tiếng với các sản phẩm denim và quần áo nữ cao cấp, đã quyết định thực hiện một bước ngoặt lớn trong chiến lược thương mại điện tử của mình bằng cách chuyển đổi từ Salesforce Commerce Cloud sang Shopify Plus. Quyết định này xuất phát từ mong muốn tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Việc chuyển đổi sang Shopify Plus đã cho phép NYDJ tiếp cận với nhiều tính năng độc đáo và một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và hoàn thiện để phát triển thương mại điện tử. Việc này giúp NYDJ nhanh chóng phản ứng với sự thay đổi của thị trường và mở rộng hoạt động kinh doanh mà không gặp phải các hạn chế kỹ thuật. Nhờ đó, NYDJ đã nâng cao được trải nghiệm mua sắm, tăng cường sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh số một cách bền vững.
Website: https://nydj.com/
Lĩnh vực: Thời trang
Lưu lượng truy cập: 1.5 triệu/tháng
Xếp hạng: #15,226 (Mỹ) & #64,453 (Toàn cầu)
MZ Wallace là thương hiệu nổi tiếng với những chiếc túi xách và phụ kiện cao cấp. Sau thời gian vận hành hệ thống thương mại điện tử, thương hiệu này nhận thấy Salesforce Commerce Cloud (SFCC) khó quản lý cũng như chi phí phát triển và bảo trì khá cao, việc tuỳ chỉnh các tính năng mới cũng gặp nhiều khó khăn.
Sau khi cân nhắc giữa nhiều nền tảng, MZ Wallace quyết định chuyển đổi sang Shopify Plus vì giải pháp này giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí phát triển và bảo trì. Kết quả là khi vận hành trên Shopify Plus, MZ Wallace có thể tuỳ chỉnh thêm nhiều tính năng và chức năng mạnh mẽ mới cho phép tối ưu hiệu quả vận hành. Việc chuyển sang Shopify Plus đã giải phóng thời gian và nguồn lực, cho phép MZ Wallace phát triển nhanh chóng và chủ động tập trung vào việc thu hút, chuyển đổi và giữ chân khách hàng, thay vì vượt qua các rào cản phát triển và hạn chế về ngân sách.
Website: https://www.mzwallace.com/en-vn
Lĩnh vực: Thời trang
Lưu lượng truy cập: 1 triệu/tháng
Xếp hạng: #18,292 (Mỹ) & #108,437 (Toàn cầu)
Kể từ khi thành lập năm 1927, Bauer từng bước trở thành ổng trùm sản xuất và cung cấp sản phẩm dành cho bộ môn thể thao hockey. Sau thời gian vận hành hệ thống thương mại điện tử trên nền tảng Salesforce Commerce Cloud, Bauer nhận thấy họ cần nhiều hơn những gì mà nền tảng hiện tại có thể cho họ để mở rộng và tuỳ chỉnh.
Với nhiều mục tiêu phát triển như mở rộng thị trường quốc tế, tuỳ chỉnh bảo hành hockey, triển khai chương trình khách hàng thân thiết, Bauer chuyển đổi sang Shopify Plus để tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của mình. Kể từ khi chuyển sang Shopify, Bauer đã có thể tiết kiệm chi phí công nghệ và chuyển số tiền đó sang những cải tiến mang lại kết quả cho doanh nghiệp. Họ cũng có thể tung ra thị trường những tính năng mới nhanh hơn trước đây. Tính năng thanh toán của Shopify cũng có tác dụng mạnh mẽ đối với Bauer, đặc biệt là trên thiết bị di động, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi 18% và tăng đơn hàng 30%.
Website: https://www.bauer.com/
Lĩnh vực: Thể thao
Lưu lượng truy cập: 765,322/tháng
Xếp hạng: #44,392 (Mỹ) & #134,184 (Toàn cầu)
Decor Steals là cửa hàng trực tuyến có trụ sở tại Mỹ chuyên bán các sản phẩm trang trí nhà cửa hàng với đa dạng mẫu mã, đẹp và theo xu hướng. Vào 10 giờ sáng mỗi ngày, Decor Steals sẽ giới thiệu trên website 3 sản phẩm được tuyển chọn cẩn thận với giá cả phải chăng và sẽ bán trong vòng 24 giờ cho đến khi hết hàng.
Chiến lược này giúp giữ đẩy nhanh tồn kho và tạo ra trải nghiệm hấp dẫn cho những khách hàng đang tìm kiếm các món đồ trang trí với mức giá dễ tiếp cận hơn. Đồng thời, điều này giúp cho doanh số trực tuyến của Decor Steals tăng vọt và đã đến lúc họ cần tuỳ chỉnh nhiều tính năng chuyên sâu hơn và tích hợp nhiều kênh bán hàng hơn, nhưng hệ thống SFCC hiện tại không đáp ứng được nhu cầu này. Do đó, Decor Steals chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus và ra mắt trang web chưa đến 6 tháng.
Thương hiệu này chỉ có một đội ngũ tinh gọn để vận hàng gồm một người quản lý nội bộ và một số nhà thầu bên ngoài, điều này giúp họ tiết kiệm hơn 300,000 USD chi phí triển khai so với khi vận hành với Salesforce Commerce Cloud.
Website: https://www.decorsteals.com/
Lĩnh vực: Phụ kiến trang trí
Lưu lượng truy cập: 745,010/tháng
Xếp hạng: #40,759 (Mỹ) & #218,245 (Toàn cầu)
The Cambridge Satchel Company, thương hiệu danh tiếng của Anh nổi bật với những chiếc cặp da thủ công tinh xảo, đã quyết định thực hiện một bước chuyển mình quan trọng bằng cách chuyển đổi từ Salesforce Commerce Cloud sang Shopify Plus. Lý do là vì công ty nhận thấy khoản đầu tư để tiếp cận khách hàng mới nhiều hơn doanh thu mà mỗi khách hàng mới mang lại Là một doanh nghiệp luôn đặt giá trì của mình vào chất lượng sản phẩm và đạo đức kinh doanh, The Cambridge Satchel Company đã rơi vào chu kỳ đốt tiền vào công nghệ nhiều hơn là vào bản thân sản phẩm.
Ngay khi chuyển qua Shopify Plus không lâu, chi phí đầu tư cho công nghệ giảm đáng kể và đội ngũ chuyên trách của Satchel có thể vận hành tốt mà cần rất ít sự hỗ trợ phát triển từ bên thứ 3. The Cambridge Satchel Company cũng sử dụng Shopify để cung cấp trải nghiệm AR cho khách hàng với tính năng “Try On” thông qua điện thoại thông minh.
Website: https://www.cambridgesatchel.com/
Lĩnh vực: Thời trang
Lưu lượng truy cập: 411,724/tháng
Xếp hạng: #143,743 (Mỹ) & #329,411 (Toàn cầu)
Thành lập hơn 50 năm tại Canada, Mustang Survival chuyên thiết kế, sản xuất và cung cấp các sản phẩm dành cho chuyên gia cứu hộ dưới nước, lực lượng quân nhân, và cả những người đam mê các bộ môn giải trí dưới nước.
Khi website thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng chủ đạo, dần thay thế những kênh bán hàng còn lại trong chiến lược kinh doanh, Mustang Survival cần một nền tảng cung cấp mức độ tuỳ chỉnh và mở rộng cao hơn. Vì thế, Mustang Survival đã chuyển toàn bộ hoạt động của mình từ Salesforce Commerce Cloud sang Shopify Plus. Thương hiệu này nhanh chóng tận dụng hai giải pháp tự động hoá vượt trội nhất của nền tảng này là Flow và LaunchPad nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng độ chính xác và hiệu suất. Điều này đã giúp Mustang Survival tăng 172% tỷ lệ chuyển đổi và giảm 50% trung bình thời lượng tải trang chỉ trong vòng chưa đến 3 tháng chuyển sang Shopify Plus.
Website: https://mustangsurvival.com/
Lĩnh vực: Thể thao
Lưu lượng truy cập: 157,988/tháng
Xếp hạng: #144,575 (Canada) & #626,414 (Toàn cầu)
Rémy Cointreau là một tập đoàn rượu mạnh sang trọng nổi tiếng của Pháp, sở hữu hơn 14 thương hiệu khác nhau. Nhưng khi hoạt động mua sắm chuyển sang trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, hoạt động mua hàng truyền thống tại cửa hàng và tại chỗ bị đình trệ – trong khi hoạt động giao hàng trực tuyến tăng vọt. Rémy Cointreau nhận thấy nhu cầu cấp thiết là phải nhanh chóng mở rộng khả năng thương mại điện tử của mình và tiếp tục phục vụ khách hàng trực tuyến trên nhiều kênh trong thời gian dài.
Thương hiệu này đã chuyển đổi sang Shopify Plus và sử dụng giải pháp Shopify POS, cho phép triển khai quy trình bán hàng hiệu quả trên nhiều kênh khác nhau như website thương mại điện tử, cửa hàng truyền thống và bán hàng trực tiếp thông qua các giám đốc bán hàng cá nhân. Cách tiếp cận đa kênh liền mạch này mang lại cho Rémy Cointreau sự linh hoạt chưa từng có. Việc chuyển đổi nền tảng đã giúp cho ông lớn này tăng trưởng đáng kinh ngạc và hoạt động thương mại điện tử đã trở thành trụ cột trong chiến lược bán hàng của Rémy Cointreau.
Website: https://www.remy-cointreau.com/en/
Lĩnh vực: Rượu
Lưu lượng truy cập: 50,768/tháng
Xếp hạng: #88,991 (Pháp) & #1,704,449 (Toàn cầu)
Lời Kết
Việc chuyển đổi từ Salesforce Commerce Cloud sang Shopify Plus không chỉ là một bước thay đổi công nghệ, mà còn là chiến lược quan trọng giúp các thương hiệu như Bauer, Slam Jam, Rémy Cointreau, NYDJ, MZ Wallace, Mustang Survival, Decor Steals và The Cambridge Satchel Company nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Sự lựa chọn đúng đắn về nền tảng không chỉ mang lại hiệu quả tức thì mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng trong tương lai.
Cần tư vấn để chuyển đổi nền tảng từ Salesforce Commerce Cloud sang Shopify Plus? Liên hệ SECOMM ngay!
Trong phần 2 của chuỗi bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào hành trình của Oh My Cream, Koh, LSKD, Glamlite và GIVA. Mỗi thương hiệu này mang đến cho thị trường toàn cầu những sản phẩm độc đáo, từ chăm sóc da và sản phẩm gia dụng đến quần áo thể thao và mỹ phẩm cao cấp.
Hãy cùng khám phá cách các công ty này đã vượt qua những phức tạp của việc mở rộng quốc tế, vượt qua thử thách và tận dụng cơ hội với sự hỗ trợ từ Shopify Plus.
GIVA là thương hiệu hàng đầu Ấn Độ về việc cung cấp những món trang sức từ vàng, bạc sang trọng, quý phái với giá cả phải chăng. Kể từ khi ra mắt năm 2019, thương hiệu này được yêu thích bởi người dùng trong nước lẫn quốc tế. Do đó, chỉ trong vòng 4 năm, công ty đạt mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, khi đó nhu cầu về một hệ thống thương mại điện tử mạnh mẽ hơn bắt đầu xuất hiện.
Trước đây, hệ thống D2C của GIVA vận hành trên hệ thống Shopify nhưng để đáp ứng số lượng giao dịch lớn và ngày càng tăng, doanh nghiệp này nâng cấp lên Shopify Plus. Thông qua Shopify Plus, GIVA nhanh chóng mở thêm cửa hàng tại Mỹ và Sri Lanka, đồng thời thiết lập một cửa hàng mở rộng cho thương hiệu con là AVNI.
GIVA của tận dụng tính năng độc quyền của Shopify Plus là organizational admin setting để thực hiện các hành động trên nhiều cửa hàng một cách liền mạch và có tổ chức, thay vì quản lý từng cửa hàng riêng lẻ. Kết quả là GIVA tăng 100% doanh thu YoY so với năm 2021, tệp khách hàng toàn cầu tăng 193% từ tháng 4 2021 đến tháng 4 2022 và đã tiếp cận được khách hàng tại 3 khu vực địa lý khác nhau
Website: https://www.giva.co/
Lĩnh vực: Trang sức
Lưu lượng truy cập: 7.160 triệu/tháng
Xếp hạng: #1,523 (Ấn Độ) & #21,585 (Toàn cầu)
Được thành lập vào năm 2007, LSKD (hay ‘Loose Kid’) là thương hiệu quần áo có trụ sở tại Úc chuyên sản xuất đồ thể thao chất lượng cao mang phong cách đường phố và tập trung vào chức năng thể dục. Mặc dù LSKD khởi đầu là một nhà bán buôn nhưng kể từ đó, công ty này đã tự đổi mới thành một thương hiệu sôi động hướng tới người tiêu dùng với bán lẻ trực tuyến là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty cũng đã tạo được tiếng vang trong lĩnh vực bán lẻ thực tế, khi mở nhiều cửa hàng trong và ngoài nước.
Khi LSKD lên kế hoạch mở rộng quốc tế tại Hoa Kỳ, LSKD muốn đảm bảo mang lại trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa cao. Mặc dù hệ thống có khả năng phục vụ người mua hàng ở nhiều quốc gia, nhưng thương hiệu này cần một hệ thống tuỳ biến linh hoạt và dễ quản lý hơn. Do đó, LSKD chuyển qua Shopify Plus và sử dụng tính năng cửa hàng mở rộng để tạo cửa hàng mới dễ dàng và nhanh chóng hướng đến thị trường mục tiêu là Hoa Kỳ. Sử dụng cửa hàng online tại Mỹ làm bàn đạp, LSKD mở một cửa hàng offline tại San Diego và trạm bán hàng tại các sự kiện thể thao trên toàn quốc. Tất cả nhiều được vận hành mượt mà trên Shopify POS
Website: https://www.lskd.co/
Lĩnh vực: Thời trang
Lưu lượng truy cập: 2.112 triệu/tháng
Xếp hạng: #1,182 (Úc) & #70,075 (Toàn cầu)
Oh My Cream là thương hiệu mỹ phẩm đến từ pháp được thành lập năm 2012 lấy Omnichannel làm chiến lược cốt lõi. Oh My Cream hiện vận hành ở cả cửa hàng vật lý và website thương mại điện tử. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đang hoạt động trên phạm vi quốc tế với hơn 20 cửa hàng bán lẻ, trong đó có hai cửa hàng ở London và một trang web song ngữ.
Với mong muốn tuỳ chỉnh và tối ưu trải nghiệm Omnichannel, Oh My Cream đã triển khai Shopify Plus. Tính năng Omnichannel độc đáo và vượt trội của Plus đã đáp ứng kỳ vọng của Oh My Cream. Bên cạnh đó, Oh My Cream cũng chuyển hệ thống thanh toán lỗi thời của mình qua Shopify POS để thu thập dữ liệu khách hàng toàn diện hơn. Sau khi tối ưu hoá trải nghiệm Omnichannel với Shopify Plus, Oh My Cream đã tăng 50% giá trị trung bình vòng đời khách hàng, giá trị giỏ hàng trung bình tăng 25%, và nâng cấp việc thu thập dữ liệu để triển khai loyalty program.
Website: https://www.ohmycream.com/
Lĩnh vực: Mỹ phẩm
Lưu lượng truy cập: 602,976/tháng
Xếp hạng: #7,537 (Pháp) & #180,940 (Toàn cầu)
Thương hiệu mỹ phẩm Glamlite được thành lập năm 2018 tại Los Angeles, nổi tiếng với những thỏi son và bảng màu mắt đầy màu sắc. Glamlite triển khai website thương mại điện tử với Shopify Plus từ những ngày đầu và khi đó họ đã bán hàng ra thị trường quốc tế nhưng tỷ lệ tăng trưởng không khả quan do phí vận chuyển USPS khá cao, thời gian vận chuyển dài và không thể theo dõi các gói hàng quốc tế.
Việc USPS không cung cấp tính năng theo dõi quốc tế đã khiến Glamlite và khách hàng của họ không biết gì về nơi ở của các lô hàng, trong đó một số khách hàng không bao giờ nhận được đơn đặt hàng của họ. Không có gì đáng ngạc nhiên, tỷ lệ giữ chân khách hàng và doanh số bán hàng quốc tế của Glamlite thấp hơn nhiều so với mức họ mong đợi. Tuy nhiên, sau khi triển khai Shopify Market Pro, Glamlite đã khắc phục những vấn đề trên, với:
Website: https://glamlite.com/
Lĩnh vực: Mỹ phẩm
Lưu lượng truy cập: 376,734/tháng
Xếp hạng: #56,604 (Mỹ) & #316,746 (Toàn cầu)
Koh là thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm vệ sinh không hoá chất và thân thiện với môi trường. Hai năm kể từ khi thành lập, Koh đã đạt doanh thu 50 triệu USD. Website thương mại điện tử đang chuyển đổi tốt nhưng bắt đầu trông lỗi thời. Dòng sản phẩm này cũng đang phát triển, tạo ra các cơ hội bán thêm, bán kèm và khuyến mãi nhưng chưa được tận dụng. Việc mở rộng toàn cầu cũng nằm trong kế hoạch và Alexander muốn có một giải pháp cho phép Koh phát triển mà không bị hạn chế.
Sau khi triển khai Shopify một thời gian, Koh quyết định nâng cấp lên Shopify Plus. Tính năng cửa hàng mở rộng của Shopify Plus cho phép Koh mở rộng quy mô một cách liền mạch sang các khu vực mới bằng các công cụ tùy chỉnh thanh toán để cải thiện chuyển đổi. Ví dụ: Koh có thể tùy chỉnh quy trình thanh toán bằng các ứng dụng của bên thứ ba như Rebuy để thêm tính năng cá nhân hóa toàn diện, bán thêm, bán chéo bằng thử nghiệm A/B và Klaviyo để đưa ra đề xuất sản phẩm tốt hơn. Cuối cùng, công cụ lập lịch Launchpad cho phép nhóm tại Koh thiết lập và lên lịch các sự kiện khuyến mãi và bán hàng một cách nhanh chóng.
Website: https://koh.com/
Lĩnh vực: Đồ gia dụng
Lưu lượng truy cập: 371,270/tháng
Xếp hạng: #5,902 (Úc) & #310,539 (Toàn cầu)
Lời kết
Câu chuyện về Oh My Cream, Koh, LSKD, Glamlite và GIVA được giới thiệu trong Phần 2 của chuỗi bài viết này minh họa cho những cơ hội mà các thương hiệu có thể đạt được khi áp dụng Shopify Plus để mở rộng quốc tế. Từ việc tiên phong vào các thị trường mới đến cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua các giải pháp thương mại điện tử được tùy chỉnh, những thương hiệu này đã thể hiện sự kiên cường, sáng tạo và tư duy chiến lược trong các nỗ lực mở rộng của mình.
Hãy tiếp tục đón chờ Phần 3, nơi chúng ta sẽ khám phá thêm nhiều câu chuyện thành công và chiến lược khi các thương hiệu tiếp tục phát triển mạnh mẽ với Shopify Plus trên con đường mở rộng toàn cầu của họ.
Ngành thương mại điện tử rượu tại Singapore đang phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng yêu thích các loại rượu hảo hạng đến từ khắp nơi trên thế giới. Với sự tiện lợi và đa dạng của các website thương mại điện tử, việc mua sắm rượu trực tuyến đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Bài viết dưới đây giới thiệu 8 website thương mại điện tử rượu hàng đầu Singapore được biết đến là địa điểm mua sắm quen thuộc của người dùng hiện đại.
Paneco là trang thương mại điện tử rượu được yêu thích nhất nhì Singapore nhờ vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ giao hàng cũng như chăm sóc khách hàng. Được thành lập với mục tiêu mang đến trải nghiệm mua sắm rượu trực tuyến tiện lợi và đáng tin cậy, Paneco cung cấp một danh mục phong phú từ rượu vang, rượu mạnh, đến các loại bia và rượu sake đặc biệt.
Chính vì chú trọng vào trải nghiệm khách hàng nên Paneco đã ưu tiên chọn nền tảng Spree Open Source để xây dựng website thương mại điện tử cho việc tuỳ chỉnh và mở rộng. Các tính năng hiển thị tồn kho, biến thể sản phẩm, mua theo combo, mua sỉ đều được tối ưu tuỳ chỉnh. Paneco còn triển khai chương trình loyalty program, cho phép khách hàng đăng ký thành viên và mua sắm tích điểm với giá độc quyền.
Cellarbration là điểm đến lý tưởng tại Singapore dành cho những người yêu thích rượu vang và đồ uống có cồn. Thương hiệu này sở hữu bộ sưu tập rượu và thức uống có cồn đồ sộ với đa dạng thương hiệu hàng đầu thế giới.
Việc mua sắm trên website thương mại điện tử cũng được Cellarbration tối ưu hoá hiệu quả thông qua sức mạnh của nền tảng Magento. Từ các thao tác tìm kiếm, lướt sản phẩm và thanh toán đều được tuỳ chỉnh chuyên sâu để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm mua sắm hấp dẫn hơn.
Không chỉ nổi bật với sự phong phú của các sản phẩm mà còn là dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp và tận tâm. Cellarbration cam kết đem đến sự hài lòng cho khách hàng bằng việc cung cấp hỗ trợ cá nhân hoá và đa dạng hoá tuỳ chọn thanh toán cũng như giao hàng.
The Liquor Shop là một trong những thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử rượu tại Singapore, được biết đến với sự phong phú và đa dạng của các loại rượu nhập khẩu chất lượng cao. Với sứ mệnh mang đến cho khách hàng những sản phẩm rượu tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới, The Liquor Shop cung cấp một loạt các lựa chọn, từ rượu vang, rượu whisky, rượu rum, rượu tequila đến các loại bia và rượu soju độc đáo.
Website rượu của nhà bán lẻ này được xây dựng trên cơ sở hạ tầng của Shopify Plus, cho phép dễ dàng tuỳ chỉnh nhiều tính năng như kiểm tra tuổi của người dùng, mua nhanh, gợi ý tìm kiếm sản phẩm, gợi ý mua thêm. Ngoài ra, hệ thống linh hoạt của Shopify Plus còn cho phép tích hợp với loạt phương thức thanh toán phổ biến như Apple Pay, Google Pay, PayPal, Visa/Master Card.
Tại Singapore, thương hiệu Wine Connection là điểm đến yêu thích đối với những tín đồ rượu vang và muốn khám phá những chai rượu cao cấp từ các vùng nho nổi tiếng nhất trên thế giới. Wine Connection cũng mang đến cho khách hàng bộ sưu tập rượu vang phong phú và đa dạng.
Website Magento của Wine Connection được tuỳ chỉnh tối ưu trải nghiệm, cho phép khách hàng tìm kiếm các loại rượu vang theo xuất xứ, loại nho, đến việc khám phá các bộ sưu tập đặc biệt và chọn phương thức thanh toán và giao hàng ưa thích.
Không chỉ cung cấp không gian mua sắm trực tuyến hiện đại và hấp dẫn, Wine Connection còn là nguồn cung cấp kiến thức về rượu vang. Khách hàng có thể tìm thấy các bài viết và hướng dẫn chi tiết về cách chọn và thưởng thức rượu vang để hiểu rõ hơn về nghệ thuật và khoa học đằng sau những hương vị tinh tế.
Millesima, thành lập năm 1983, là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực bán lẻ rượu trên thế giới, đặc biệt nổi bật với sự chuyên biệt về các loại rượu vang hảo hạng. Xuất phát từ Pháp, Millesima đã mở rộng hoạt động ra nhiều quốc gia, trong đó có Singapore, nhằm mang đến cho người tiêu dùng cơ hội trải nghiệm những chai rượu vang đẳng cấp từ các vườn nho danh tiếng trên thế giới.
Điểm mạnh của Millesima nằm ở sự tuyển chọn kỹ lưỡng các sản phẩm rượu vang, đảm bảo chất lượng cao và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Danh mục sản phẩm của Millesima bao gồm các loại rượu vang từ Bordeaux, Burgundy, Champagne, và nhiều vùng sản xuất rượu vang nổi tiếng khác. Khách hàng có thể tìm thấy những chai rượu vang cổ điển, các phiên bản giới hạn, và cả những chai rượu đã đạt giải thưởng quốc tế.
Website thương mại điện tử rượu của Millesima được thiết kế tinh tế, dễ dàng sử dụng, giúp người mua dễ dàng tra cứu thông tin chi tiết về sản phẩm và đặt hàng trực tuyến. Ngoài ra, Millesima còn cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, giúp khách hàng lựa chọn được những chai rượu phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.
Wine Fridge Singapore là một thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực cung cấp tủ rượu và các sản phẩm liên quan đến việc bảo quản rượu vang tại Singapore. Được biết đến với sự chuyên nghiệp và chất lượng cao, Wine Fridge Singapore chuyên cung cấp các loại tủ rượu vang từ những thương hiệu danh tiếng, đảm bảo giữ cho rượu vang ở điều kiện lý tưởng nhất.
Điểm mạnh của Wine Fridge Singapore không chỉ nằm ở việc cung cấp các sản phẩm chất lượng, mà còn ở dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp. Họ hiểu rõ nhu cầu của những người yêu thích và sưu tầm rượu vang, từ đó đưa ra các giải pháp bảo quản phù hợp, giúp duy trì hương vị và chất lượng của rượu trong thời gian dài.
Trang web của Wine Fridge Singapore cung cấp thông tin chi tiết về các loại tủ rượu, từ tủ có dung tích nhỏ cho nhu cầu cá nhân đến các tủ rượu lớn cho những bộ sưu tập rượu vang phong phú. Một số tính năng được tối ưu tuỳ chỉnh như so sánh sản phẩm, chọn sản phẩm theo kích thước và màu sắc, thanh toán nhanh với Shop Pay hoặc Google Pay, v.v
Thương hiệu Wine Wholesales được biết đến là một điểm đến mua sắm các loại rượu vang, tủ đựng rượu và các phụ kiện liên quan chất lượng cao với mức giá sỉ hấp dẫn. Thương hiệu này đã xây dựng được uy tín nhờ sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ chất lượng, hướng đến việc mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm rượu trực tuyến mượt mà và tiện lợi.
Website thương mại điện tử của Wines Wholesales được thiết kế thân thiện với người dùng, giúp việc tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm trở nên dễ dàng. Khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin chi tiết về từng loại rượu, bao gồm nguồn gốc, hương vị, và đánh giá từ những người mua trước. Ngoài ra, Wines Wholesales còn thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi và giảm giá, giúp người tiêu dùng có thể mua được những sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.
Đây là cái tên nổi bật trong lĩnh vực bán lẻ rượu tại Singapore, chuyên cung cấp các loại rượu vang cao cấp từ khắp nơi trên thế giới. Điểm mạnh của Wines Online nằm ở sự đang dạng sản phẩm, từ rượu vang, rượu mạnh đến rượu soju và sake, đặc biệt là các loại đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không có cồn.
Website thương mại điện tử của Wines Online được xây dựng trên Shopify, với giao diện trực quan, cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm. Wines Online Singapore cũng nổi tiếng với dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tin cậy. Họ đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được giao đến tay khách hàng một cách an toàn và đúng hẹn. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên tư vấn của Wines Online luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng với bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu nào, đảm bảo rằng mọi khách hàng đều có trải nghiệm mua sắm tốt nhất.
Lời Kết
Trên đây là 8 website thương mại điện tử rượu nổi bật nhất Singapore. Mỗi thương hiệu đều mang đến những ưu điểm riêng biệt, từ sự đa dạng của sản phẩm, chất lượng dịch vụ, cho đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi.
Cần tư vấn xây dựng website thương mại điện tử rượu? Liên hệ SECOMM ngay!
Thương mại điện tử B2B là “chiếc bánh lớn” được chia đều cho mỗi doanh nghiệp. Bobby Morrison, Giám đốc Doanh thu của Shopify cũng có nhận định tương tự rằng mô hình kinh doanh này sẽ là cơ hội lớn tiếp theo của mọi quy mô doanh nghiệp trong năm 2024 và nhiều năm sau đó.
Để thành công, việc chọn đúng nền tảng thương mại điện tử B2B là một bước quan trọng không thể phớt lờ. Tuy nhiên, với sự đa dạng và phong phú của các nền tảng, việc chọn đúng không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Hãy cùng tìm hiểu các yếu tố cần lưu ý khi chọn nền tảng thương mại điện tử B2B và khám phá các bước cần thiết để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang chọn đúng nền tảng phù hợp nhất cho mình.
Xem thêm: Thương mại điện tử B2B: Cơ hội lớn cho mọi doanh nghiệp
Khi đứng trước sự đa dạng của các nền tảng thương mại điện tử B2B, việc đưa ra quyết định chính xác đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng đối với các yếu tố quan trọng sau đây:
Đây là hai kiểu mô hình triển khai phổ biến nhất khi tiếp cận đến thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử B2B nói riêng. Nền tảng thương mại điện tử B2B SaaS là dịch vụ được cung cấp qua internet và chạy trên hạ tầng điện toán đám mây của nhà cung cấp dịch vụ. Một số nhà cung cấp dịch vụ quen thuộc chính là Shopify và BigCommerce. Dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của bên cung cấp dịch vụ và họ sẽ trực tiếp quản lý chúng. Việc này đảm bảo tính linh hoạt cao, chi phí ban đầu thấp và dễ dàng mở rộng, nhưng doanh nghiệp sẽ chịu một số hạn chế về tuỳ chỉnh và quyền kiểm soát dữ liệu.
Trong khi đó, các nền tảng Open Source như Magento hay OpenCart thì công khai mã nguồn và các nhà phát triển có thể chỉnh sửa chúng. Điều này cho phép tối ưu kiểm soát và tự do tuỳ chỉnh theo nhu cầu cụ thể. Tuy nhiên, việc quản lý mã nguồn mở cũng đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao và có thể mang đến một số rủi ro liên quan đến bảo mật.
Chọn được nền tảng thương mại điện tử B2B có khả năng tích hợp liền mạch với hệ thống đang có sẽ giúp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Một số khía cạnh cần xem xét khi đánh giá khả năng tích hợp:
Khả năng mở rộng của nền tảng thương mại điện tử B2B là cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể phát triển linh hoạt và hiệu quả. Nền tảng cần có khả năng xử lý lượng truy cập lớn, quản lý dữ liệu một cách hiệu quả, tích hợp với các dịch vụ mở rộng, và linh hoạt trong việc tùy chỉnh và điều chỉnh. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu suất làm việc, đồng thời chuẩn bị cho sự tăng trưởng trong tương lai.
Đây là phần không thể thiếu của bất kỳ nền tảng thương mại điện tử B2B nào. Bởi việc này đảm bảo doanh nghiệp có nguồn tài nguyên và sự hỗ trợ cần thiết để giải quyết các vấn đề và thách thức kỹ thuật cũng như đảm bảo rằng khách hàng được hỗ trợ tốt nhất. Dịch vụ cần phản hồi nhanh chóng, chất lượng, cung cấp kênh liên lạc đa dạng, tài liệu hỗ trợ chi tiết, và đào tạo liên tục để đảm bảo trải nghiệm tối ưu cho mọi bên.
Việc bảo vệ thông tin quan trọng của khách hàng và doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong ngành thương mại điện tử nơi mà dữ liệu nhạy cảm như thông tin thanh toán và thông tin cá nhân được trao đổi một cách thường xuyên. Nền tảng B2B phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn như GDPR hay PCI DSS. Bảo vệ hạ tầng máy chủ và mạng là điều không thể thiếu để đảm bảo an toàn cho hệ thống khỏi các cuộc tấn công như DDoS chẳng hạn.
Khi đã hiểu rõ về các yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn nền tảng thương mại điện tử B2B, tiếp theo là phải xác định các bước cụ thể để chọn được nền tảng phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số bước cơ bản có thể hữu ích trong quá trình này:
Bắt đầu bằng việc kết hợp với một đối tác phát triển có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực lĩnh vực thương mại điện tử sẽ giúp cho cả quá trình triển khai trở nên dễ dàng hơn. Các nhà phát triển như SECOMM đều có sẵn đội ngũ chuyên nghiệp và có kinh nghiệm triển khai nhiều nền tảng B2B khác nhau nên họ có khả năng tư vấn và đề xuất các giải pháp phù hợp nhất cho nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Sự hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh kỹ thuật và quy trình kinh doanh sẽ giúp đảm bảo rằng dự án triển khai diễn ra một cách suôn sẻ và đạt được kết quả mong muốn.
Đây là bước quan trọng, tại đây doanh nghiệp và đối tác phát triển cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, có cần kết hợp việc bán hàng B2C và B2B trong cùng hệ thống hay không và các tiêu chí để chọn nền tảng. Bên cạnh đó, việc lên danh sách các tính năng sẽ được triển khai trong hệ thống thương mại điện tử B2B là điều cần thiết để nhanh chóng tìm ra nền tảng thoả mãn yêu cầu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần đưa ra quyết định có suy xét về ngân sách và thời gian triển khai và hoàn thành dự án.
Về ngân sách, dự án triển khai thương mại điện tử B2B sẽ bao gồm nhiều chi phí liên quan khác nhau nên khi lựa chọn doanh nghiệp cần cân nhắc liệu giá của nền tảng có ảnh hưởng đến ngân sách tổng thể hay không. Đặc biệt, chi phí triển khai của hai nền tảng SaaS và Open Source khá chênh lệch cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định thời gian golive mong muốn – thời điểm mà website thương mại điện tử B2B đi vào hoạt động. Việc này sẽ tùy thuộc vào sự phức tạp của dự án và mô hình nền tảng doanh nghiệp lựa chọn. Trong khi những dự án thông thường triển khai trên SaaS mất khoảng 3 – 4 tháng để golive, còn với Open Source thì khoảng 6 tháng đến 1 năm.
Bước này yêu cầu một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về các nền tảng thương mại điện tử B2B có sẵn trên thị trường và tiến hành so sánh chúng dựa trên các tiêu chí cụ thể như giá, tính năng, hiệu suất, bảo mật, khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh cũng như phản hồi từ người dùng. Doanh nghiệp có thể kết hợp với đối tác phát triển để thực hiện quá trình này. Bằng cách nghiên cứu và so sánh kỹ lưỡng, doanh nghiệp có được bức tranh toàn diện và sự hiểu biết sâu sắc về từng lựa chọn để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứu và so sánh, doanh nghiệp tiến hành chọn nền tảng thích hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh. Tiếp theo, doanh nghiệp và đối tác của mình cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho quá trình triển khai với nền tảng đó, bao gồm các bước triển khai cụ thể cho mỗi giai đoạn trong ngắn và dài hạn, nguồn lực và thời gian dự kiến cho mỗi giai đoạn.
Xem thêm: Top 5 nền tảng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2B
3. Lời kết
Trên đây là quy trình 5 bước cụ thể và các yếu tố cần lưu ý để doanh nghiệp chọn được nền tảng thương mại điện tử B2B phù hợp nhất với mục tiêu của mình. Có thể thấy, trong cả quá trình nghiên cứu và chọn lọc nền tảng, đối tác phát triển đóng vai trò như người đồng hành đáng tin cậy, đưa ra các góp ý cần thiết và hỗ trợ quá trình lựa chọn nền tảng và lên kế hoạch triển khai.
Cần lời khuyên để chọn nền tảng B2B? Liên hệ SECOMM ngay hôm nay!
SECOMM là nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện được thành lập vào năm 2014. Đến nay, chúng tôi đã hoàn thành hơn 250+ hệ thống thương mại điện tử dựa trên nhiều nền tảng hàng đầu trên toàn cầu như Magento, Shopify, WooCommerce, BigCommerce, etc.
Chính sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân sự trong những năm vừa qua, SECOMM đã được Clutch công nhận là top những công ty phát triển thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2022 (Theo “Clutch 2022 B2B Leaders”).
Sơ lược về Clutch, đây là nền tảng đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp B2B có uy tín trên toàn cầu. Không chỉ đóng vai trò kết nối, cung cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau mà nền tảng này còn hỗ trợ nghiên cứu thị trường thông qua các đánh giá trực tiếp từ khách hàng bằng Linkedin, Hotline.
Sau đây là một số đánh giá mà SECOMM đã nhận được từ các khách hàng:
“The professionalism of the company is second to none! They are extremely responsive, and their communication is concise and informative.”
— Rick Thurlow, Senior Business Manager, Jasnor (Australia)
“I think the best thing about working with SECOMM is how quickly they can respond to a change you would like them to implement or to fix an error that you identify.
Even when it came to us changing things on this project that weren’t in the original scope, they would talk that change through with us to identify the best way of handling it, and then implement that change in a timely manner.”
— Stuart Duff, Founder & CEO, Laybyland Pty., Ltd
SECOMM cảm ơn các đối tác đã dành thời gian viết những phản hồi tích cực, mang tính khái quát về thành tựu của chúng tôi.
Hy vọng, với các dịch vụ chất lượng của SECOMM đã, đang và sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống thương mại điện tử cũng như bắt kịp sự thay đổi không ngừng của thị trường.
Nếu có thắc mắc về hành trình phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp, liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!
Đặt chân đến Phú Yên vào 7:30 sáng, chúng tôi đã có ít thời gian để cảm nhận bầu không khí trong lành, mát mẻ tại nhà ga Tuy Hòa, sau đó di chuyển đến tham quan nhà thờ Mằng Lăng như lịch trình. Nhà thờ nằm cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km về hướng Bắc), đây là một công trình sở hữu kiểu kiến trúc công giáo đậm chất châu Âu được xây dựng vào năm 1892 với đặc trưng là phần đỉnh nhà thờ đặt 1 thập tự giá ở giữa hai tháp chuông. Phong cách xây dựng Gothic cổ điển đã tạo nên điểm nhấn hoàn hảo cho các bức ảnh của chúng tôi.
Do nằm trên cùng một tuyến đường, nên chúng tôi tiếp tục di chuyển đến địa điểm tiếp theo – Gành Đá Dĩa. Để vào đây cần đi bộ dọc theo một lối đi nhỏ để đến được bãi đá bazan.
Theo như chia sẻ từ những người bản địa, các bãi đá trông giống như một tổ ong khổng lồ với các cột đá xếp chồng lên nhau, chúng được hình thành từ các loại đá bazan có hình dạng khác nhau, từ hình tròn đến cả hình đa giác.
Với điểm đến tiếp theo, chúng tôi đã cùng nhau đi dạo qua khu vực phim trường nổi tiếng từ bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
Hành trình ngày đầu tiên đã gần kết thúc, chúng tôi được xe đưa đến Tháp Nhạn để tham quan khung cảnh thành phố Tuy Hòa về đêm. Dù không đặt nhiều kỳ vọng cho điểm đến này, nhưng tòa tháp thực sự thu hút bởi một vẻ đẹp riêng, huyền bí nhưng vô cùng yên bình. Tòa tháp toát ra sự huyền ảo dưới ánh đèn ấm vào ban đêm, trở nên nổi bật và tách biệt khỏi thành phố ồn ào.
Chúng tôi quay trở về khách sạn và sau đó tham gia một trò chơi thú vị cùng toàn bộ thành viên tại SECOMM. Các Secommers được chia thành 3 team và phải thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi. Tuy nhiên, đây không hề là một trò chơi dễ dàng vì các câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bầu không khí đã bắt đầu nóng dần lên khi càng về cuối, và cuối cùng những người chiến thắng đã xuất hiện để giành các phần vô cùng dễ thương. Dĩ nhiên, điều quan trọng hơn cả giải thưởng chính là những khoảnh khắc vui vẻ, sôi nổi vô cùng đáng nhớ mà chúng tôi đã tạo ra cùng nhau.
Ở ngày thứ hai của chuyến đi, SECOMM dành riêng buổi sáng để khám phá cực đông của Việt Nam. Đi bộ trên một lối đi nhỏ với nhiều bậc thang dẫn đến Mũi Đại Lãnh với rất nhiều bậc thang, trên đường đi chúng tôi có thể nhìn ra bãi Môn, một bãi biển nhỏ được bao quanh bởi nhiều ngọn núi, bãi cát trắng và dòng nước trong vắt. Khung cảnh tuyệt đẹp ở Bãi Môn.
Giờ trưa đã điểm, chúng tôi lại tiếp tục di chuyển đến làng bè nổi sinh thái ở Vịnh Vũng Rô để thưởng thức hải sản.
Vào buổi tối, chúng tôi tiếp tục tham quan xung quanh nội thành Phú Yên và mua vài món quà lưu niệm, sau đó về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chuyến bay của SECOMM về lại Sài Gòn vào sáng hôm sau.
Tạm biệt, Phú Yên, SECOMM sẽ quay lại vào một ngày không xa!
Chị Ivy Phan (Quản lý dự án tại SECOMM) là diễn giả cho buổi workshop này. Bắt đầu với một phần giới thiệu ngắn gọn, chủ đề Magento thực sự đã thu hút sự quan tâm từ mọi người và tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi trong suốt buổi workshop với các hoạt động Q&A từ các thành viên non-dev và những chia sẻ về Magento từ các thành viên dev.
Tại buổi workshop TECH TALK 2020, nói cách khác, đã tạo ra khoảng thời gian chia sẻ và kết nối tuyệt vời cho các thành viên tham gia. Bên cạnh đó, tất cả các bạn Secommers không chỉ có thời gian để gắn kết, kết nối mà còn có thêm nhiều nguồn kiến thức thú vị về phiên bản mới vừa ra mắt của Magento. Từ khung nội dung chính bao gồm:
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline