TIN TỨC SECOMM
Các tin tức SECOMM, bao gồm mọi hoạt động, sự kiện ngoài giờ làm việc chính thức thường xuyên được tổ chức để thắt chặt sự gắn kết của các Secommers.

TIN TỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: TIKI BỔ NHIỆM 2 CEO MỚI
Cùng SECOMM điểm qua một số tin tức thương mại điện tử đáng chú ý trong tuần qua của thị trường tỷ đô này.
Tiki bất ngờ thay Chủ tịch HĐQT, bổ nhiệm 2 CEO mới
Hơn 1 tháng sau khi thông tin nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc (CEO) Tiki nộp đơn từ chức, nền tảng thương mại điện tử Việt Nam này chính thức giới thiệu 2 CEO mới.
Thông cáo báo chí ngày 15-8 của Tiki giới thiệu 2 tổng giám đốc mới, gồm: ông Richard Triều Phạm, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tiki (Tiki) và bà Vũ Thị Nhật Linh, Tổng Giám đốc TikiNow Logistics (TNSL). Ông Trần Ngọc Thái Sơn – nhà sáng lập, Tổng Giám đốc Tiki đã chấm dứt vai trò điều hành trực tiếp, trở thành Chủ tịch HĐQT Công ty Tiki Global Pte. Ltd.
Ông Richard Triều Phạm tham gia Tiki từ năm 2019, giữ vai trò tổng giám đốc tài chính (CFO & President). Ông đã giúp Tiki hoàn thiện hệ thống tài chính theo chuẩn quốc tế, phụ trách phát triển các mảng FinTech, InsurTech và nền tảng bán vé Ticketbox. Ông đồng thời là người dẫn dắt Tiki cho đợt gọi vốn series E thành công trong năm 2021 từ các đối tác chiến lược như AIA, UBS, Mirae Asset-Naver…
Bà Vũ Thị Nhật Linh tham gia Tiki từ năm 2015, trải qua nhiều vị trí điều hành quan trọng. Bà là người lãnh đạo triển khai và phát triển Tiki từ 2018-2022. Từ năm 2022 đến nay, bà Linh là phó tổng giám đốc TikiNow Logistics, phụ trách hệ thống chuỗi cung ứng, kho hàng, giao nhận, hậu mãi của Tiki.
Đáng chú ý, ông Trần Ngọc Thái Sơn được đề bạt và giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty Tiki Global Pte. Ltd, trụ sở ở Singapore.
Theo ông Sơn, việc bổ nhiệm 2 lãnh đạo mới nằm trong chiến lược nhân sự nhằm giữ chân và thu hút người có tài, có tâm, có tầm của doanh nghiệp.

ShopBack bị phạt vì rò rỉ dữ liệu ảnh hưởng đến hơn 1.4 triệu người dùng
Vào giữa năm 2023, nền tảng hoàn tiền thương mại điện tử ShopBack chính thức đã bị cơ quan giám sát quyền riêng tư dữ liệu của Singapore phạt 74.400 USD vì vi phạm dữ liệu ảnh hưởng đến hơn 1,4 triệu người dùng.
Theo Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân (Personal Data Protection Commission – PDPC), cơ sở dữ liệu khách hàng của ShopBack đã bị hacker đánh cắp và rao bán trên một diễn đàn trực tuyến vào tháng 11 năm 2020, bao gồm địa chỉ email của khoảng 1,4 triệu người dùng, 840.000 tên, 450.000 số điện thoại, 300.000 số tài khoản ngân hàng và một phần thông tin thẻ tín dụng của khoảng 380.000 người dùng.
Vào thời điểm xảy ra sự cố, ShopBack đã lưu trữ cơ sở dữ liệu khách hàng của mình trên các máy chủ ảo trong môi trường đám mây Amazon Web Services (AWS). Đội ngũ bao gồm 12 người chịu trách nhiệm thiết lập và quản lý hệ thống AWS này của Shopback.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 2019, một thành viên cấp cao của nhóm đã vô tình lưu phần mềm mã khóa vào kho lưu trữ riêng trên GitHub – nền tảng cho phép các nhà phát triển lưu trữ và quản lý mã nguồn. Lỗi này đã được một thành viên trong nhóm phát hiện hai ngày sau đó và mã khóa đã bị xóa khỏi GitHub. “Tuy nhiên, nó vẫn có thể xem được trong ‘lịch sử’ của GitHub, nơi ghi lại tất cả các thay đổi và các phiên bản trước đó của mã được tải lên GitHub,” PDPC cho biết.
Vào ngày 21 tháng 6 năm 2019, mã khóa này đã bị xóa và thay thế bằng mã khóa nhưng vẫn không thể vô hiệu hóa và xóa hoàn toàn mã khóa cũ sau khi tạo khóa mới. Do đó, mã khóa bị đánh cắp vẫn có thể được sử dụng để truy cập vào máy chủ của ShopBack cho đến khoảng 15 tháng sau.

Alibaba sẽ thuê 2.000 sinh viên mới tốt nghiệp khi các quy tắc công nghệ nới lỏng
Tập đoàn Taotian của Alibaba, bao gồm các nền tảng thương mại điện tử Taobao và Tmall, đã đưa ra quảng cáo tuyển dụng trên tài khoản WeChat nhắm đến sinh viên mới tốt nghiệp từ tháng 11 năm nay đến tháng 10 năm sau, cho hơn 2.000 vị trí trên khắp các thành phố khác nhau ở Trung Quốc bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Hàng Châu. Các vị trí mà Taotian đang tuyển dụng rất đa dạng, bao gồm những vị trí kỹ thuật, thiết kế, bán hàng và hậu cần.
Công ty không liệt kê mức lương nhưng Alibaba là công ty công nghệ trả lương cao nhất ở Trung Quốc với mức lương trung bình 5.000 USD, theo nền tảng tuyển dụng Maimai, South China Morning Post đưa tin vào tháng 6 năm 2022.
Đợt tuyển dụng lớn này của Alibaba diễn ra vào thời điểm thích hợp cho những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp của Trung Quốc khi tình trạng thất nghiệp ở thanh niên ngày càng lớn. Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đối với những người trong độ tuổi từ 16 đến 24 đạt mức cao kỷ lục 21,3% trong tháng 6 – nghĩa là cứ năm thanh niên thì có một người thất nghiệp.
Tình hình trở nên tồi tệ đến mức Bắc Kinh đã đình chỉ công bố dữ liệu từ tháng 7 trở đi với lý do cần phải xem lại phương pháp của mình.
Không chỉ có Tập đoàn Taotian, công ty mẹ Alibaba Holdings cũng đang trong đợt tuyển dụng rầm rộ, công bố vào tháng 5 rằng họ có kế hoạch tuyển dụng 15.000 nhân viên mới trong năm nay.
Sự phát triển này là một sự đảo ngược sau làn sóng cắt giảm việc làm trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc sau một cuộc đàn áp được bắt đầu vào năm 2020 và xóa sạch 1.1 nghìn tỷ USD khỏi thị trường của nước này. Các nhà chức trách Trung Quốc hiện đang làm “hâm nóng” tình cảm với các công ty mà họ đã đàn áp khi nền kinh tế phải vật lộn để phục hồi sau ba năm ngừng hoạt động vì COVID-19.

Shopee được ‘tăng lực’ để đấu với TikTok Shop
Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh hôm 15/8, Chủ tịch kiêm CEO của Sea – Forrest Li cho biết bức tranh thương mại điện tử đang trải qua giai đoạn tương tác của người dùng tăng trưởng đa dạng thông qua livestream, short video, tiếp thị liên kết với người có ảnh hưởng.
Theo ông Li, điều này mang đến những cơ hội mới để phát triển và lớn mạnh. Xét đến xu hướng và tiến độ tích cực này, Sea đã và sẽ tăng cường đầu tư vào Shopee tại mọi thị trường để đối phó với cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ những đối thủ mới như TikTok.
Tuy nhiên, ông Li cảnh báo đầu tư sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và có thể dẫn đến lỗ cho Shopee cũng như cả tập đoàn trong khoảng thời gian nhất định.
Sức nóng cạnh tranh xuất hiện đúng vào thời điểm khó khăn đối với Sea khi nhà đầu tư yêu cầu một hướng đi lợi nhuận rõ ràng sau nhiều năm thua lỗ nặng. Ngay cả khi Shopee được ước tính chiếm gần một nửa thị phần thương mại điện tử Đông Nam Á, công ty cũng ghi nhận tăng trưởng chậm lại sau thời gian bùng nổ dịch Covid-19.
Quý II năm nay, thu nhập ròng của Sea đạt 330 triệu USD, phục hồi từ khoản lỗ 931 triệu USD của một năm trước. Đây là quý thứ ba liên tiếp tập đoàn có lãi. Tuy nhiên, doanh thu chỉ tăng 5,2% lên 3 tỷ USD, chậm hơn đáng kể so với mức tăng hơn 100% trong thời kỳ Covid-19. Chi phí tiếp thị và bán hàng tại mọi bộ phận đều được cắt giảm, còn 493 triệu USD, thấp hơn 49,3% so với cùng kỳ năm 2022.
EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) điều chỉnh của Shopee đạt 150 triệu USD, cao hơn mức lỗ 648 triệu USD cùng kỳ năm trước. Doanh thu tăng 32,3% lên 2,32 tỷ USD, mức chậm nhất được ghi nhận.

Nguồn: Tổng hợp
Để được cập nhật các tin tức thương mại điện tử hàng tuần, hãy đăng ký subscribe tại SECOMM nhé!
Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử hiệu quả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn giải pháp thương mại điện tử ngay hôm nay!

TIN TỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: MEESHO SẼ IPO SAU 12 – 18 THÁNG
Cùng SECOMM điểm qua một số tin tức thương mại điện tử đáng chú ý trong tuần qua của thị trường tỷ đô này.
Alibaba lên kế hoạch 3 năm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua thương mại điện tử
Ngày 26/7/2023, Alibaba – nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu dành cho doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), đã công bố kế hoạch ba năm nhằm mở rộng sự hiện diện của mình tại một số trung tâm sản xuất mới nổi của Việt Nam với sự hỗ trợ từ các đối tác địa phương. Đây là một trong những bước tiến nhằm tăng cường khả năng tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Trong thời gian chuẩn bị cho “Super September” (“Siêu Tháng Chín”) – chương trình khuyến mãi hàng năm diễn ra vào mùa cung cao điểm nhất trong thương mại toàn cầu, Alibaba đã tiết lộ những dự đoán về tám danh mục sản phẩm “hot” dựa trên những thông tin chuyên sâu từ nền tảng của mình, bao gồm: Thiết bị thông minh cho thú cưng, đồ dã ngoại, thiết bị đeo thông minh, trang thiết bị thể thao, sản phẩm và thiết bị cho lối sống lành mạnh, trang thiết bị công nghiệp, trang thiết bị cơ sở hạ tầng, và phương tiện sử dụng năng lượng tái tạo.
“Nhà cung cấp Việt Nam trên Alibaba.com đang dần tạo được danh tiếng với số đông nhà mua hàng toàn cầu, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế như sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, thời trang và sản phẩm nhà vườn. Những doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của người mua thông qua việc tận dụng thông tin từ nền tảng của chúng tôi, và thích ứng với sự thay đổi trong nhu cầu và sở thích tìm nguồn cung, chắc chắn sẽ phát triển thành công trên thị trường toàn cầu”, ông Roger Luo – Giám đốc Cấp cao khu vực Đông Nam Á Alibaba nhấn mạnh.

Zilingo – Startup thời trang chưa kịp hóa ‘kỳ lân’ đã lụi tàn
Zilingo từng được ngợi ca là ‘con cưng’ của ngành thương mại điện tử thời trang Đông Nam Á, thậm chí suýt trở thành ‘kỳ lân’ cách đây 4 năm. Nhưng đầu năm nay, Zilingo đột ngột quyết định bán đi toàn bộ tài sản cho nhà cung cấp phần mềm quản lý thương mại điện tử Thụy Sĩ Buyogo AG và nCinga Innovations. Điều này đã khiến giấc mơ chinh phục thị trường thời trang của bộ máy lãnh đạo sụp đổ, đồng thời đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến sinh tồn kéo dài nhiều tháng của Zilingo.
Zilingo được định giá gần 1 tỷ USD hồi năm 2019, song không thể trụ lại trong đại dịch. Trong năm 2022, từ giám đốc tài chính Ramesh Bafna, giám đốc điều hành Aadi Vaidya và CEO Ankiti Bose đều ngậm ngùi rời đi. Các chủ nợ thi nhau tạo áp lực đòi tiền, trong khi hơn 100 nhân sự dứt áo ra đi. Sự sống còn của một startup từng được ca tụng hết lời khi đó trở thành câu hỏi bỏ ngỏ.
Theo kế hoạch của hai nhà sáng lập và nhóm nhà đầu tư, họ sẽ thành lập công ty mới để tiếp quản tài sản của Zilingo, bao gồm nhà máy, mảng kinh doanh sourcing (tìm kiếm và đánh giá hiệu quả nhà cung ứng) và các nền tảng số. Như một phần trong thỏa thuận, Zilingo cũng sẽ nhận khoản đầu tư 8 triệu USD từ nhóm các nhà đầu tư này.
Đáng tiếc, không có phép màu nào xảy đến. Lần huy động thành công 54 triệu USD nhắc tới ở trên có lẽ là chiến dịch nổi bật nhất nếu xét tới toàn bộ quãng thời gian Zilingo ra đời, tồn tại và sụp đổ.

Hưởng ứng làn gió thay đổi ban quản trị của giới công nghệ: BigCommerce vừa bổ nhiệm chủ tịch mớ
BigCommerce – nền tảng thương mại điện tử phổ biến trên toàn cầu, đã bổ nhiệm Steven Chung, một “cựu binh” trong ngành công nghệ và thương mại điện tử, làm chủ tịch của doanh nghiệp. Theo đó, ông Steven Chung sẽ giám sát các tổ chức bán hàng, tiếp thị và dịch vụ của BigCommerce với mức lương cơ bản hàng năm là 460.000 USD.
Trước khi gia nhập BigCommerce, ông Chung đã từng đảm nhiệm nhiều vai trò lãnh đạo tại các doanh nghiệp thương mại điện tử và công nghệ như Delphix Corp., Pagerduty, Inc., Demandware, Inc., OneLogin, Symantec, MicroStrategy, và PwC Consulting.
Có thể thấy, với ngần ấy năm kinh nghiệm trên thị trường tỷ đô này, Steven Chung sẽ vạch ra một kim chỉ nam mới cho nền tảng thương mại điện tử BigCommerce trong tương lai.

Meesho – Startup thương mại điện tử Ấn Độ lần đầu báo lãi, lên kế hoạch IPO trong vòng 12-18 tháng
Meesho, được thành lập bởi Vidit Aatrey và Sanjeev Barnwal, 2 sinh viên tốt nghiệp Học viện Công nghệ Ấn Độ, đã đạt được hơn 1 tỷ đơn đặt hàng trong 12 năm qua. Meesho đã công bố lợi nhuận lần đầu tiên và đang nhắm mục tiêu niêm yết trên thị trường chứng khoán trong vòng 12-18 tháng tới.
Trong thị trường thương mại điện tử ở Ấn Độ, Meesho đang cạnh tranh với Flipkart của Amazon và Walmart bằng cách nhắm khách hàng mục tiêu tại các thị trấn và thành phố nhỏ, nơi không có nhiều thương hiệu nổi tiếng về quần áo và mỹ phẩm.
Theo PitchBook, doanh nghiệp này lần cuối được định giá gần 7 tỷ USD, doanh thu của startup này từ tháng 1 đến tháng 6 là hơn 400 triệu USD và kỳ vọng sẽ vượt qua 800 triệu USD vào cuối năm.
Ngoài ra, theo Giám đốc tài chính Dhiresh Bansal, doanh nghiệp này đã lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong vòng 12-18 tháng tới.

Nguồn: Tổng hợp
Để được cập nhật các tin tức thương mại điện tử hàng tuần, hãy đăng ký subscribe tại SECOMM nhé!
Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử hiệu quả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn giải pháp thương mại điện tử ngay hôm nay!

TIN TỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CÔNG TY MẸ TIKTOK ÂM MƯU LẬT ĐỔ SHEIN, AMAZON
Cùng SECOMM điểm qua một số tin tức thương mại điện tử đáng chú ý trong tuần qua của thị trường tỷ đô này.
Project S: Dự án bí mật của công ty mẹ TikTok với âm mưu “lật đổ” Shein, Amazon
Theo Financial Times đưa tin, TikTok đang mở rộng các dịch vụ bán lẻ trực tuyến bằng cách bán các sản phẩm thông qua ứng dụng video của mình. Điều này diễn ra trong bối cảnh công ty mẹ TikTok – Bytedance đang tìm cách thách thức các đối thủ như Shein và Amazon.
Gần đây, người dùng Anh đã được trải nghiệm tính năng mua sắm mới trong TikTok có tên là “Trendy Beat” – cung cấp các mặt hàng đã được chứng minh là phổ biến trên video. Công ty cho biết: “Chúng tôi luôn khám phá những cách mới để nâng cao trải nghiệm của cộng đồng và chúng tôi đang ở giai đoạn đầu thử nghiệm các tính năng mua sắm mới”.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Bytedance đang nỗ lực triển khai “Project S” – một đơn vị bán lẻ trực tuyến để thách thức thương hiệu thời trang nhanh Shein, Temu và cả Amazon.
Project S được dẫn dắt bởi Bob Kang, giám đốc thương mại điện tử của ByteDance, người gần đây đã từ Thượng Hải đến London để điều phối công việc của TikTok tại Anh. Được biết, Project S sẽ sử dụng TikTok để quảng bá sản phẩm bằng tính năng Trendy Beat và ByteDance sẽ phụ trách khâu tự sản xuất các mặt hàng đó.
TikTok đã trải qua một cuộc tái cấu trúc đáng kể vào tháng trước nhằm nỗ lực tập trung thương mại điện tử vào các thị trường hiện có, chẳng hạn như Anh và Đông Nam Á, thay vì bắt tay vào mở rộng quốc tế rộng rãi hơn ở các thị trường phương Tây khác.
Dẫu vậy, những nỗ lực trước đây để bắt chước mô hình của Shein và Temu đều đã thất bại. Các ứng dụng mua sắm của ByteDance — Dmonstudio, Fanno và If Yooou đã bị đóng cửa hoặc bị bỏ lơ.Chính vì vậy, việc xây dựng Project S với nguồn lực chính từ TikTok được xem là một bước đi hứa hẹn, mở màn/khởi đầu cho một cuộc đối đầu ngoạn mục trên thị trường thương mại điện tử trong tương lai gần.

Bưu chính của Brazil kết hợp với Shopee để đẩy mạnh xuất khẩu sang ĐNÁ
Dịch vụ bưu chính hàng đầu của Brazil – Correios đã ký thỏa thuận với Shopee để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm của Brazil sang thị trường Đông Nam Á. Thỏa thuận này nhằm giúp các công ty vừa và nhỏ từ Brazil xuất khẩu sang các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan.
Được biết khối thương mại được gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là đối tác chính của nền kinh tế Brazil, với dòng chảy thương mại đạt 16,6 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2021, theo dữ liệu mới nhất từ ApexBrasil.
Eduardo Terra, chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ và Tiêu dùng Brazil cho biết, với thỏa thuận này, các công ty “có sản phẩm tốt và tiềm năng” sẽ có được khả năng tiếp cận các thị trường lớn và tiêu thụ cao.
Động thái này diễn ra sau thông báo từ Shopee rằng họ đã mở 5 trung tâm phân phối mới ở Brazil. Ứng dụng này đã trở thành một trong những ứng dụng thương mại điện tử được tải xuống nhiều nhất của đất nước kể từ khi ra mắt vào năm 2019, thu hút người dùng đến với thị trường chi phí thấp.

Temu thâm nhập thị trường Hàn Quốc nhằm mở rộng thị trường châu Á
Tháng 9/2022, Temu – Nền tảng mua sắm trực tuyến thuộc Pinduoduo (Trung Quốc), ra mắt tại thị trường Mỹ và nhanh chóng leo lên dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng mua sắm. Kể từ đó, Temu đã duy trì tốc độ mở rộng đáng kinh ngạc tại 23 quốc gia trong vòng chưa đầy một năm. Hiện tại, Temu đã thâm nhập thành công vào các quốc gia như Úc, Áo, Bỉ, Canada, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển , Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.
Vào tháng 7 năm nay, Temu đã chính thức công bố ra mắt tại Nhật Bản, đánh dấu một cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên thâm nhập thị trường châu Á. Chỉ nửa tháng sau, Temu đã mở rộng sang điểm dừng thứ hai ở châu Á, Hàn Quốc, tiếp tục mở rộng sự hiện diện của mình trong bối cảnh kinh doanh châu Á.
Tại thị trường Hàn Quốc, Temu tập trung vào chiến lược chi phí thấp với giá sản phẩm từ 1000 đến 30.000 KRW (khoảng 20.000 đến 60.000 VND). Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh tại thị trường Hàn Quốc không mấy khả quan khi app Temu tại thị trường này chỉ xếp thứ 163 trong số các ứng dụng tương tự trong AppStore với 10 xếp hạng và hai bài đánh giá. Nguyên nhân cho sự việc trên có thể là do Temu phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những doanh nghiệp nội địa như Coupang và Naver và “kẻ khổng lồ” AliExpress của Alibaba từ lâu đã có vị trí chiến lược tại Hàn Quốc.

Indonesia cấm nhập khẩu hàng hóa dưới 100 USD trên các sàn thương mại điện tử
Bộ Thương mại Indonesia có kế hoạch hạn chế việc bán hàng hóa nhập khẩu trên các sàn thương mại điện tử khi chính phủ đang chuẩn bị sửa đổi các quy định về thương mại điện tử.
Isy Karim, tổng giám đốc thương mại trong nước, nói rằng các quy tắc mới sẽ bảo vệ các MSMEs (Micro, Small and Medium Enterprises – Doanh nghiệp nhỏ và vừa) của Indonesia.
Karim cho biết: “Có một số chính sách đang được sửa đổi, một trong số đó liên quan đến việc đặt giới hạn tối thiểu 100 USD cho mỗi đơn hàng hóa được giao dịch trên thị trường nước ngoài”.
Ông nói thêm rằng Bộ Pháp luật và Nhân quyền dự định sẽ công bố các chính sách mới vào tháng 8, sau đó cả hai bộ sẽ lên lịch thực hiện.
Có thể thấy rằng Thương mại xã hội (Social Commerce) và Thương mại xuyên biên giới (Cross-border Commerce) là những chủ đề hot ở Indonesia sau khi TikTok phát triển Project S ở Anh – mối đe dọa đối với các MSMEs của cả Đông Nam Á. Tuy nhiên, TikTok đã làm rõ rằng cả Project S và thương mại điện tử xuyên biên giới đều chưa có mặt tại Indonesia.

Nguồn: Tổng hợp
Để được cập nhật các tin tức thương mại điện tử hàng tuần, hãy đăng ký subscribe tại SECOMM nhé!
Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử hiệu quả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn giải pháp thương mại điện tử ngay hôm nay!

TIN TỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: TIKTOK SHOP TRIỂN KHAI “MUA TRƯỚC, TRẢ SAU” Ở MALAYSIA
Cùng SECOMM điểm qua một số tin tức thương mại điện tử đáng chú ý trong tuần qua của thị trường tỷ đô này.
Việt Nam: Hơn 76.000 nhà bán hàng chia tay sàn thương mại điện tử
Theo thống kê của Metric, trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng nhà bán trên các sàn thương mại điện tử liên tục sụt giảm mạnh.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng nhà bán trên các sàn thương mại điện tử giảm 18%, tương đương 76.030 nhà bán dừng hoạt động trên sàn. Mặc dù số lượng người bán sụt giảm nhưng tổng doanh thu trên 4 sàn bao gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo tăng 22,5% so với cùng kỳ 2022 (nửa năm đầu 2022, TikTok Shop chưa ra mắt). Tuy nhiên, nếu tính cả doanh thu TikTok Shop, con số tăng trưởng này đạt mức 46% với tổng doanh thu là 92.745 tỉ đồng và hơn 907 triệu sản phẩm được bán ra.
Có thể thấy, cuộc chiến cạnh tranh giữa các nhà bán trên các sàn thương mại điện tử và vô cùng gay gắt , yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ cao hơn trước. Chính vì vậy, việc xây dựng website thương mại điện tử riêng đang là xu hướng tất yếu để giữ vững doanh thu cho các thương hiệu Việt Nam trước những biến đổi của nền kinh tế thị trường và sự xuất hiện của những xu hướng tiêu dùng mới.

TikTok Shop triển khai “Mua trước, Trả sau” thúc đẩy thương mại điện tử ở Malaysia
TikTok Shop vừa ký thỏa thuận triển khai “Mua trước, Trả sau” với công ty Atome ở Malaysia, cho phép người tiêu dùng thanh toán các giao dịch trong vòng ba hoặc sáu tháng.
William Yang, người đứng đầu bộ phận thương mại của Atome cho biết: “Bằng cách tích hợp Atome làm tùy chọn thanh toán trên TikTok Shop, chúng tôi rất vui được giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử và hỗ trợ các thương hiệu thuộc mọi quy mô.
Atome được điều hành bởi Advance Intelligence Group có trụ sở tại Singapore, đã huy động được 80 triệu đô la Mỹ từ Warburg Pincus và Northstar Group.
Mới đây, Atome xác nhận rút khỏi thị trường Việt Nam do hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Shou Zi Chew cho biết TikTok vẫn sẽ đầu tư hàng tỷ đô la vào Đông Nam Á trong những năm tới do những cản trở khi thâm nhập thị trường Mỹ.

Amazon sắp ra mắt công nghệ thanh toán bằng lòng bàn tay tại Whole Foods
Amazon sẽ cho phép người mua thanh toán bằng lòng bàn tay (pay-by-palm) tại tất cả các cửa hàng Whole Foods vào cuối năm nay.
Amazon One là công nghệ sinh trắc học cho phép người dùng nhập và thanh toán các mặt hàng tại cửa hàng bằng cách đặt lòng bàn tay lên thiết bị quét. Để làm được điều này, người mua hàng phải kết nối lòng bàn tay của họ với thẻ tín dụng, sau đó họ có thể thanh toán bằng cách vẫy tay qua ki-ốt.
Ngoài ra, Amazon đang từng bước có mặt tại các cửa hàng ở sân bay, sân vận động thể thao và địa điểm tổ chức hòa nhạc để cài đặt công nghệ thanh toán dựa trên lòng bàn tay và hệ thống thanh toán không thu ngân, được gọi là Just Walk Out. Chẳng hạn như chuỗi cửa hàng bánh cafe nổi tiếng Panera Bread đã bắt đầu thử nghiệm Amazon One tại một số cửa hàng của mình vào đầu năm nay. Và sân vận động bóng chày Coors Field ở Denver đã bắt đầu cho phép những người tham dự mua rượu bằng thiết bị quét lòng bàn tay vào tháng 5 năm nay.

Amazon Global Selling ra mắt bệ phóng thương mại điện tử xuyên biên giới đầu tiên tại Singapore
Amazon Global Selling vừa giới thiệu chương trình ‘Bệ phóng thương hiệu xuyên biên giới tại Singapore’, phối hợp với Enterprise Singapore (EnterpriseSG) và Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF), nhằm trang bị cho các doanh nhân địa phương các kỹ năng thương mại điện tử xuyên biên giới và giúp họ tiếp cận các cơ hội phát triển của lĩnh vực này.
Chương trình sẽ giúp hơn 100 doanh nghiệp SMEs của Singapore ra mắt thương hiệu và mở rộng quy mô của họ tại Hoa Kỳ cũng như phát triển chuỗi bài học về thương mại điện tử xuyên biên giới dành riêng cho ít nhất 300 công ty Singapore.
“Thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng trở nên quan trọng đối với SMEs. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các thương hiệu này, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của sự hợp tác và hỗ trợ tại địa phương”, Anand Palit – Giám đốc Bán hàng Toàn cầu của Amazon tại Đông Nam Á cho biết.

Nguồn: Tổng hợp
Để được cập nhật các tin tức thương mại điện tử hàng tuần, hãy đăng ký subscribe tại SECOMM nhé!
Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử hiệu quả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn giải pháp thương mại điện tử ngay hôm nay!

TIN TỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CEO KIÊM NHÀ SÁNG LẬP TIKI TỪ CHỨC!?
Cùng SECOMM điểm qua một số tin tức thương mại điện tử đáng chú ý trong tuần qua của thị trường tỷ đô này.
CEO kiêm nhà sáng lập TIKI từ chức!?
Theo trang DealstreetAsia, CEO sàn thương mại điện tử Tiki là ông Trần Ngọc Thái Sơn đã gửi đơn từ chức lên hội đồng quản trị công ty. Ông Sơn cũng là thành viên sáng lập Tiki – nền tảng thương mại điện tử ra đời năm 2010 với mục tiêu ban đầu là bán sách tiếng Anh trực tuyến.
Theo Tech In Asia, khoản lỗ của Tiki trong năm 2022 ước tính khoảng 100 triệu USD và công ty có thể hoạt động thêm trong 3 năm nữa trước khi cần thêm vốn. Điều này khiến việc IPO có thể phải đợi đến năm 2024 hoặc sang năm 2025.
Tổng doanh thu năm 2022 của Tiki giảm 7%; trong khi tổng chi phí tăng 4% so với cùng kỳ, tương đương mức lỗ tăng 39% so với năm 2021. So với các đối thủ khác, Tiki cũng “hụt hơi” khi chỉ chiếm 6% tổng giá trị giao dịch hàng hóa thương mại điện tử năm 2022; trong khi tỉ lệ này ở Shopee là 63%, Lazada là 23%, TikTok Shop và Sendo đều ở mức 4%.
Xu thế các nhà sáng lập bị buộc phải rời khỏi vị thế điều hành công ty đã không còn xa lạ trên thị trường hiện nay, chẳng hạn như Zhang Yiming (sáng lập của ByteDance – công ty mẹ TikTok), Tan Hooi Ling (sáng lập của Grab), Kevin Aluwi (sáng lập của Gojek), Philip Kuai Jiaqi (nhà sáng lập của JD.com), Dada Nexus hay Colin Huang Zheng (người sáng lập Pinduoduo), v.v.
Chính vì vậy, việc ông Trần Ngọc Thái Sơn rời vị trí giám đốc điều hành chưa hẳn phải là điều đáng lo. Việc thay đổi lãnh đạo cũng có thể mang đến làn gió mới cho thương hiệu này, với cách thức điều hành mới, nhất là khi Tiki đang ấp ủ kế hoạch IPO vào năm 2025 tại Mỹ.

Apple ra mắt gian hàng trực tuyến trên Wechat
Apple đã ra mắt gian hàng trực tuyến trên ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent tại Trung Quốc, đây là động thái cho thấy gã khổng lồ iPhone này đang đẩy mạnh việc mở rộng các kênh bán lẻ tại thị trường tỷ dân này.
Gian hàng trực tuyến của Apple trên WeChat được xây dựng dưới dạng Mini App. Người dùng có thể mua được các dòng sản phẩm của Apple, bao gồm cả dòng iPhone 14 mới nhất. Đơn đặt hàng qua WeChat đủ điều kiện để được giao hàng miễn phí và một số người dùng có thể trả tiền để được giao hàng trong ba giờ. Tencent cho biết khách hàng cũng có thể truy cập một số dịch vụ khác của Apple, như chương trình trao đổi.
Apple được biết đến là luôn kiểm soát chặt chẽ các kênh bán lẻ nhưng doanh nghiệp này đã tăng cường sự hiện diện của mình trên các nền tảng internet lớn nhất của Trung Quốc như Tmall, JD.com. Theo Counterpoint Research, doanh số smartphone đã giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý đầu tiên của năm 2023, đạt mức thấp nhất trong quý đầu tiên kể từ năm 2014. Trong khi đó, Counterpoint cho biết doanh số iPhone của Apple tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Apple vẫn đang tìm cách tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Freshippo của Alibaba ra mắt trung tâm cung cấp nông sản tươi
Ngày 10 tháng 7 năm 2023 – Freshippo, công ty bán lẻ mới được hỗ trợ bởi trí thông minh kỹ thuật số của Tập đoàn Alibaba, đã chính thức khai trương trung tâm chuỗi cung ứng tại Thượng Hải. Đây là một trung tâm cung ứng toàn diện tích hợp chế biến nông sản, nghiên cứu và phát triển thành thực phẩm ăn liền, kho lạnh bán thành phẩm, nhà bếp tập trung và phân phối logistics chuỗi lạnh.
Là trung tâm cung cấp nông sản tươi cho Freshippo ở Thượng Hải, trung tâm không chỉ hỗ trợ hơn 100 siêu thị Freshippo, Câu lạc bộ Freshippo X và các dạng cửa hàng bán lẻ khác ở Thượng Hải, mà còn bao phủ toàn bộ khu vực phía đông Trung Quốc, bao gồm các thành phố lớn như Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu và Hợp Phì.
Trung tâm tận dụng các thiết bị tự động như xe có hướng dẫn tự động (automated guided vehicle – AGV), cánh tay robot và máy phân loại băng chuyền. AGV sử dụng mã QR và các công nghệ điều hướng quán tính, cho phép chúng được triển khai trên máy chủ đám mây trong quá trình phân loại sản phẩm.
Dựa trên các thuật toán thông minh, các phương tiện có thể đi theo lộ trình tối ưu và phối hợp với nhau để vận chuyển hàng hóa chưa đóng gói. Thông qua quy trình này, trung tâm có thể phân loại hơn 2,8 triệu mặt hàng mỗi ngày. Ông Tang Lei, Giám đốc Nhà bếp tập trung Thượng Hải của Freshippo.
Kể từ khi thành lập đến nay, Freshippo đã phát triển mạnh mẽ chuỗi cung ứng logistics mới và xây dựng mạng lưới logistics xương sống, đưa 7 trung tâm chuỗi cung ứng ở tây bắc, tây nam, trung và đông Trung Quốc lần lượt đi vào sản xuất. Freshippo nỗ lực xây dựng hệ thống logistics cho thực phẩm tươi, đa nhiệt độ, quy mô lớn để phục vụ tốt hơn người tiêu dùng trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

Amazon & Ebay đang thua thiệt tại thị trường Anh vào tay Shein & Temu
Theo GWS, Amazon đã chứng kiến một triệu người mua sắm trên thiết bị di động hàng ngày biến mất kể từ đầu năm nay, eBay thậm chí gần hai triệu. Trong khi đó, Shein và Temu đang làm mưa làm gió ở thị trường này. Người mua sắm dường như đã tìm được nơi mua sắm lý tưởng trong Shein và Temu (các ứng dụng mua sắm do Trung Quốc sản xuất).
Thương hiệu thời trang nhanh Shein đã chứng kiến số lượng người dùng tăng gấp đôi trong những tháng gần đây, từ một triệu lên hai triệu. Trong khi đó, Temu đã thu hút được 3,5 triệu người dùng sau một tháng ra mắt tại Anh.
Được biết, Shein đã nhắm đến châu Âu từ mùa hè năm ngoái. Vào tháng 5 năm nay, công ty Trung Quốc này đã mở trụ sở châu Âu đầu tiên tại Dublin. Cùng tháng đó, Temu, thuộc sở hữu của PDD Holdings (Trung Quốc), cũng mở văn phòng tại thủ đô Ireland và đưa vào hoạt động vào mùa xuân năm nay.

Để được cập nhật các tin tức thương mại điện tử hàng tuần, hãy đăng ký subscribe tại SECOMM nhé!
Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử hiệu quả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn giải pháp thương mại điện tử ngay hôm nay!

TIN TỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: TIKTOK MỞ CỬA HÀNG Ở LONDON
Cùng SECOMM điểm qua một số tin tức thương mại điện tử đáng chú ý trong tuần qua của thị trường tỷ đô này.
Lập trình viên bí ẩn trở thành CEO mới của Alibaba
Alibaba vừa thực hiện một cuộc cải tổ bộ máy lãnh đạo lớn nhất trong lịch sử 24 năm kể từ khi thành lập. Trong đó, có rất ít manh mối tồn tại trên internet hé lộ thân thế, con người của Eddie Wu – CEO mới được bổ nhiệm của Alibaba.
Việc bổ nhiệm Eddie Wu Yongming vào vị trí CEO để thay thế ông Daniel Zhang gây ngạc nhiên cho giới quan sát, dù chuyên gia máy tính 48 tuổi này đã sánh vai cùng Jack Ma ngay trong những ngày đầu thành lập Alibaba. Các nhân viên nói rằng họ phải dò tìm trong mạng nội bộ cộng với việc đọc những bản ghi công khai để tìm hiểu về nhà lãnh đạo này – vị sếp mới của họ.
Wu dường như đứng giữa 2 thế giới khác nhau, một lập trình viên kỳ cựu, một nhà đầu tư mạo hiểm hiện đang dẫn dắt công ty VC trị giá 10 tỷ NDT (1,4 tỷ USD) với danh mục đầu tư toàn những lĩnh vực tiên tiến như xe tự lái và IoT. Nhờ đặc điểm này của ông Wu đã chiếm ưu thế vượt trội cho Alibaba những năm gần đây khi đang bị đe dọa từ nhiều lĩnh vực như AI, dịch vụ điện toán đám mây và giải trí video.
Nhìn lại, việc Wu được bổ nhiệm thành CEO Alibaba không phải là không có manh mối. Vào tháng 3, khi chủ tịch cũ của Alibaba – Daniel Zhang mở đầu việc tái cấu trúc và chia tách Alibaba, Wu được bổ nhiệm làm chủ tịch của Core Taobao – Tmall Marketplaces; Giám đốc bộ phận thương mại quốc tế và dịch vụ địa phương của Alibaba. Cùng với Joseph Tsai, người hiện là chủ tịch mới của Alibaba, Wu sẽ tiếp tục một cuộc đại tu có thể rất quan trọng đối với sự phát triển dài hạn của Alibaba.

Luxembourg là quốc gia thương mại điện tử xuyên biên giới số 1 Châu Âu
Theo Cross-Border Europe, Luxembourg được xếp hạng là quốc gia thương mại điện tử xuyên biên giới hàng đầu vì thị phần lớn (80%), mức độ tin cậy xuyên biên giới của người tiêu dùng rất cao (86%) và có lượng lớn khách truy cập web xuyên biên giới cao. Theo báo cáo trên thì người tiêu dùng sẽ tích cực tham gia mua sắm xuyên biên giới trên các nền tảng như Zalando, Asos, Veepee, FNAC và Amazon.
Riêng bảng xếp hạng doanh thu trực tuyến xuyên biên giới, Anh là quốc gia có kim ngạch xuyên biên giới cao nhất với 28 tỷ euro nhưng thị phần tương đối thấp (17%) hơn so với các quốc gia khác.
Trong bảng xếp hạng này, Hà Lan xếp cuối bảng với thị phần xuyên biên giới là 15,2%. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng Hà Lan không thường xuyên mua hàng hóa từ các website thương mại điện tử xuyên biên giới. Đồng thời, thể hiện xu hướng mua hàng offline ở quốc gia này khá cao, như Bol.com, Coolblue, Wehkamp và AH. Khi người tiêu dùng Hà Lan quyết định mua sắm xuyên biên giới, họ thường sẽ lựa chọn Zalando.

Top 16 quốc gia Châu Âu có thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2022
- Luxembourg
- Ireland
- Áo
- Thụy Điển
- Na Uy
- Thụy sĩ
- Đức
- Đan Mạch
- Bồ Đào Nha
- Bỉ
- Ý
- Phần Lan
- Tây ban nha
- Pháp
- Anh
- Hà Lan
TikTok khai trương cửa hàng vật lý đầu tiên tại London
TikTok Shop UK đang mở cửa cho cửa hàng truyền thống đầu tiên trên Phố Oxford tại London, để giới thiệu các thương hiệu và người sáng tạo đang bán hàng trên nền tảng này. Mặc dù cửa hàng này không mở cửa cho người tiêu dùng thông thường nhưng sẽ mở cửa cho những người bán, người sáng tạo hiện tại và tiềm năng ghé thăm từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 6 tháng 7, đặc biệt tập trung vào danh mục sản phẩm công nghệ, gia đình & đời sống và sách.
TikTok là ngôi nhà của một loại hình văn hóa mua sắm mới: ‘thương mại cộng đồng’, sự kết hợp độc đáo giữa cộng đồng, giải trí và mua sắm. Các hashtag như #TikTokMadeMeBuyIt đã đạt hơn 60 tỷ lượt xem, biến TikTok trở thành điểm đến để mọi người khám phá các sản phẩm thịnh hành nhất về làm đẹp, thời trang, thực phẩm, công nghệ, v.v.

Châu Á Thái Bình Dương dẫn đầu danh sách 50 nhà xuất bản mobile app trong năm 2022
Các công ty thuộc Châu Á Thái Bình Dương “thống trị” danh sách 50 nhà xuất bản hàng đầu dựa trên báo cáo của Data.ai, chiếm 27/50 vị trí.
Trong đó, Tencent dẫn đầu 6 năm liên tiếp, trong khi ByteDance tăng năm bậc lên vị trí thứ hai nhờ TikTok. Các nhà xuất bản khác trong khu vực bao gồm NetEase, Baidu và Bandai Namco.Công ty duy nhất đến từ Đông Nam Á là Sea Limited, công ty sở hữu Garena – nhà phát triển trò chơi đằng sau Free Fire và sàn thương mại điện tử Shopee. Điều này đã đặt tập đoàn công nghệ Singapore vượt lên trên các công ty như Amazon, Microsoft và Konami.
Danh sách này không xem xét doanh thu kiếm được từ quảng cáo trong ứng dụng, thương mại hoặc thanh toán bên ngoài cửa hàng ứng dụng Android và iOS.Hầu hết các nhà xuất bản Mobile App hàng đầu năm 2022 đang kết hợp các giao dịch mua một lần và đăng ký định kỳ để kiếm tiền từ ứng dụng của họ. Trong số 50 nhà xuất bản hàng đầu, 42 nhà xuất bản dựa vào mua hàng trong ứng dụng nhiều hơn đăng ký.

Nguồn: Tổng hợp
Để được cập nhật các tin tức thương mại điện tử hàng tuần, hãy đăng ký subscribe tại SECOMM nhé!
Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử hiệu quả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn giải pháp thương mại điện tử ngay hôm nay!

TIN TỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CÔNG TY MẸ GOJEK THAY CEO MỚI
Cùng SECOMM điểm qua một số tin tức thương mại điện tử đáng chú ý trong tuần qua của thị trường tỷ đô này.
Youtube công bố kênh thương mại điện tử đầu tiên tại Hàn Quốc
Ngày 30.06, YouTube đã ra mắt kênh mua sắm trực tuyến YouTube Shopping tại Hàn Quốc. Đây là kênh mua sắm trực tuyến đầu tiên được YouTube mở ra trên toàn cầu. Kênh mới sẽ hoạt động thử nghiệm bằng tiếng Hàn và dự kiến kéo dài trong 90 ngày. Theo đó, Youtube Shopping cung cấp nền tảng thương mại và các kế hoạch phát livestream mua sắm từ khoảng 30 nhãn hàng ở thời điểm ra mắt.
“YouTube cam kết xây dựng trải nghiệm mua sắm hấp dẫn, nhiều thông tin và giàu tính giải trí cho tất cả người dùng, bao gồm cả người dùng Hàn Quốc. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ thử nghiệm nhiều tính năng khác nhau trên YouTube Shopping, với mong muốn tiếp tục tối ưu hóa và cung cấp trải nghiệm tốt nhất tới khách hàng của mình”, một lãnh đạo YouTube nói với Yonhap.
Được biết, thị trường bán hàng qua livestream của Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ won (7,7 tỷ USD) trong năm nay, cao hơn 3 lần mức 2.800 tỷ won vào năm 2021. Đây có thể là lý do khiến Hàn Quốc trở thành thị trường thử nghiệm đầu tiên cho nền tảng YouTube Shopping, khi YouTube muốn tiến sâu hơn vào mảng thương mại điện tử.

Công ty mẹ Gojek thay CEO mới
Theo Nikkei Asia Review, nền tảng thương mại điện tử và siêu ứng dụng Indonesia GoTo đã thông qua việc bổ nhiệm Patrick Walujo, đồng sáng lập công ty đầu tư Northstar Group, làm Giám đốc điều hành tại cuộc họp cổ đông vào hôm 30/6. Northstar thực tế là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào hãng gọi xe Gojek.
“Tôi rất vinh dự được tiếp tục hành trình của mình với GoTo dưới tư cách là chủ tịch công ty lẫn giám đốc điều hành trên con đường hướng tới lợi nhuận và tăng trưởng bền vững”, Walujo tuyên bố.
GoTo được thành lập vào tháng 5/2021 thông qua sự hợp nhất của hai công ty khởi nghiệp lớn tại Indonesia là công ty gọi xe Gojek và nền tảng thương mại điện tử Tokopedia. Lần gần nhất, GoTo đã cắt giảm 600 nhân sự vào tháng 3, nâng tổng số việc làm đã cắt giảm từ năm 2022 đến nay lên con số 1.600. Công ty cho biết quy trình này giúp giảm khoảng 20% chi phí cố định hàng tháng trong hai tháng đầu năm.

Sàn thương mại điện tử nông sản Việt Nam được rót thêm 1 triệu USD
Startup công nghệ nông nghiệp (agritech) và thương mại điện tử nông nghiệp của Việt Nam là FoodMap đã huy động được 1 triệu USD trong một vòng gọi vốn cầu nối. Theo DealStreetAsia, nguồn vốn này sẽ giúp FoodMap mở rộng sang các thị trường mới.
Giám đốc điều hành Phạm Ngọc Anh Tùng cho biết các nhà đầu tư hiện tại đã tham gia vào vòng này bao gồm Vulpes Investment Management, Beenext và Wavemaker Partners. Một công ty Singapore cũng tham gia với tư cách là nhà đầu tư mới.
FoodMap là nơi kết nối nông dân, nhà sản xuất thực phẩm với các cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp. Công ty cũng vận hành nền tảng thương mại điện tử công nghệ kết nối trực tiếp nông dân và nhà sản xuất thực phẩm với khách hàng trên cơ sở giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2C). Sàn thương mại điện tử nông sản này cũng có 5 nhãn hiệu riêng, bao gồm các nhãn hiệu cho trà, cà phê, trái cây, socola và hải sản.

Nguồn: Tổng hợp
Để được cập nhật các tin tức thương mại điện tử hàng tuần, hãy đăng ký subscribe tại SECOMM nhé!
Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử hiệu quả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn giải pháp thương mại điện tử ngay hôm nay!

HEADLESS CMS LÀ GÌ? HEADLESS CMS VS TRADITIONAL CMS
Trước đây, hệ thống quản lý nội dung truyền thống (Traditional CMS) đã từng là tiêu chuẩn để doanh nghiệp phát triển website nhằm thiết lập sự hiện diện trực tuyến. Tuy nhiên, làn sóng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 cùng sự trợ giúp từ Internet vạn vật (IoT) đã làm thay đổi định nghĩa về sự hiện diện trực tuyến.
Không chỉ website mà giờ đây các doanh nghiệp khắp nơi đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút sự quan tâm của khách hàng từ nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau (ứng dụng di động, mạng xã hội, mobile site, thiết bị IoT, v.v). Hơn nữa, chính yêu cầu ngày càng cao về trải nghiệm khách hàng đã kéo theo sự gia tăng không ngừng của nhu cầu đẩy mạnh phân phối nội dung chất lượng, phù hợp đến tất cả các kênh.
Do đó, sự ra đời của Headless CMS nhanh chóng được đón nhận và dần trở thành công nghệ được sử dụng rộng rãi thay cho Traditional CMS bởi khả năng phân phối nội dung đa kênh một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết lập sự hiện diện trực tuyến của các doanh nghiệp trong bối cảnh Công nghiệp 4.0.
Bài viết dưới đây tập trung làm rõ định nghĩa về Headless CMS và sự khác biệt giữa Headless CMS với Traditional CMS.
Headless CMS là gì?
Headless CMS là một dạng hệ thống quản lý nội dung tách biệt phần backend – nơi lưu trữ nội dung (the body) ra khỏi phần frontend – giao diện người dùng (the head). Vì vậy nên thuật ngữ Headless được ra đời.
Nhờ sự tách biệt này mà các nhà phát triển có thể sử dụng bất kỳ công nghệ nào họ muốn cho phần backend mà không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến phần frontend. Trong khi đó, những nhà tiếp thị có thể tạo và lưu trữ nội dung một lần và triển khai lại nội dung đó trên bất kỳ kênh kỹ thuật số nào vì nội dung không bị khoá trong một kênh cụ thể. Lý do là bởi Headless CMS sử dụng API để trình bày một bộ nội dung trên nhiều kênh khác nhau nên đôi khi Headless CMS còn được gọi là “API-first” CMS. Do đó, Headless CMS đặc biệt hữu ích cho việc triển khai Omnichannel nhằm mang đến trải nghiệm đa kênh đồng nhất cho khách hàng.

Khác với Headless CMS, trong kiến trúc Traditional CMS, nơi lưu trữ nội dung (backend) được liên kết chặt chẽ với giao diện người dùng (frontend). Điều này có nghĩa là Traditional CMS thường sẽ kiểm soát việc tạo, lưu trữ và hiển thị nội dung thông qua một kênh duy nhất — thường là trình duyệt web (web browser). Chính sự liên kết chặt chẽ của backend và frontend dẫn đến nội dung sẽ bị trộn lẫn với đoạn mã của phần frontend, khiến việc tái sử dụng nội dung ở các kênh trở nên vô cùng khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến triển khai Omnichannel.
Xem thêm: Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2022
So sánh Headless CMS và Traditional CMS
Dù Headless CMS hiện đã trở nên rất phổ biến như một giải pháp linh hoạt và phù hợp cho việc phân phối nội dung đa kênh nhưng trên thực tế Traditional CMS vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hành trình phát triển kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Vì thế, để đưa ra quyết định sẽ triển khai dạng CMS nào, doanh nghiệp cần cân nhắc nhu cầu phát triển cũng như ưu nhược điểm của cả Traditional CMS và Headless CMS.

Traditional CMS
Ưu điểm

- Tính đơn giản và dễ sử dụng: Traditional CMS thường cung cấp giao diện thân thiện với người dùng và các template có sẵn, giúp người dùng dễ dàng tạo và quản lý nội dung mà không cần kiến thức kỹ thuật chuyên sâu hoặc kỹ năng lập trình.
- Giải pháp tất cả trong một: Traditional CMS sẽ cung cấp một bộ đầy đủ các tính năng, chức năng và công cụ tích hợp để tạo nội dung, sắp xếp, xuất bản và quản lý, bao gồm tối ưu hoá SEO, khả năng thương mại điện tử, v.v.
- Triển khai nhanh: Sử dụng Traditional CMS có thể giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phát triển website với các template có sẵn để nhanh chóng tạo và khởi chạy trang web đối với những dự án hạn chế về thời gian hoặc nguồn lực.
- Cộng đồng hỗ trợ lớn: Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm thấy sự hỗ trợ từ cộng đồng người dùng lớn của các Traditional CMS cùng các tài liệu phong phú và vô số plugin, tiện ích mở rộng.
- Liên kết giữa nội dung và thiết kế: Đối với các Traditional CMS, phần quản lý nội dung (backend) sẽ liên kết chặt chẽ với lớp giao diện người dùng (frontend), đảm bảo trải nghiệm hình ảnh nhất quán và gắn kết trên toàn bộ website.
Nhược điểm

- Thiếu tính linh hoạt: Traditional CMS thường khá hạn chế về khả năng tùy chỉnh và tính linh hoạt. Các CMS này cung cấp template, tính năng và công cụ có sẵn nên để triển khai các thiết kế độc đáo hoặc chức năng phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn vào việc tùy chỉnh và phát triển.
- Phụ thuộc vào nền tảng: Các nhà phát triển và người tạo nội dung khi làm việc trong hệ sinh thái của nền tảng traditional CMS cụ thể nếu chuyển sang một CMS khác sẽ phải chuyển nội dung và thiết kế lại website, gây nhiều phiền toái và tốn thời gian.
- Liên kết giữa nội dung và thiết kế: Khả năng này vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của các nền tảng Traditional CMS, gây khó khăn cho việc tái sử dụng nội dung trên các kênh khác nhau. Điều này làm cho nội dung phân phối đến tất cả các kênh không đồng nhất và ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.
- Bảo mật và bảo trì: Các Traditional CMS có thể có rủi ro về bảo mật nếu không được cập nhật và bảo trì đúng cách. Các vấn đề như sự phức tạp của hệ thống, bugs tiềm ẩn của plugin hoặc tiện ích mở rộng đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật và bảo trì một cách cẩn thận.
Headless CMS
Ưu điểm

- Tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh: Headless CMS cho phép các nhà phát triển có toàn quyền kiểm soát quá trình phát triển giao diện người dùng (frontend). Họ có thể chọn các công nghệ, framework phù hợp nhất với nhu cầu phát triển giúp tạo ra các tùy chỉnh linh hoạt và sáng tạo.
- Phân phối nội dung đa kênh: Headless CMS cung cấp khả năng vượt trội trong việc phân phối nội dung dễ dàng qua API tới nhiều nền tảng và kênh như website, ứng dụng di động, mạng xã hội, thiết bị IoT, v.v, đảm bảo trải nghiệm người dùng nhất quán trên nhiều kênh khác nhau.
- Khả năng tái sử dụng nội dung: Nhờ sự tách biệt giữa backend và frontend trong cấu trúc Headless CMS, các nhà tiếp thị có thể dễ dàng sử dụng lại nội dung đã tạo và lưu trữ trước đó trên tất cả các kênh kỹ thuật số khác nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách loại bỏ việc thực hiện tạo lại nội dung cho từng nền tảng cụ thể.
- Hiệu suất và khả năng mở rộng: Việc backend tách khỏi frontend giúp mỗi phần tập trung thực hiện các nhiệm vụ riêng tương ứng. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng, giúp Headless CMS trở nên phù hợp với các website hoặc ứng dụng có lưu lượng truy cập cao.
- Kiến trúc không lỗi thời: Kiến trúc của Headless CMS được thiết kế linh hoạt và nhanh nhạy, có thể thích ứng với các công nghệ và nền tảng mới. Khi các công nghệ mới xuất hiện, việc tích hợp với Headless CMS khá đơn giản, giúp doanh nghiệp luôn thích nghi tốt trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số không ngừng thay đổi.
Nhược điểm

- Sự phức tạp: Với người dùng không có kinh nghiệm về kỹ thuật thì việc thiết lập và quản lý có thể sẽ khó khăn. Các nhà phát triển và người tạo nội dung có thể cần tìm hiểu và thích nghi với công nghệ hiện đại khi làm việc với Headless CMS. Hơn nữa, dù tính linh hoạt của Headless CMS khá cao nhưng việc tích hợp các dịch vụ bên thứ ba, quản lý API hay việc kiểm soát và đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trên các nền tảng và kênh khác nhau có thể sẽ phức tạp hơn các nền tảng Traditional CMS. Vì vậy để có thể triển khai hệ thống Headless CMS thành công và hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần phải có một đội ngũ, đơn vị có kiến thức kỹ thuật chuyên môn cao để thực hiện triển khai.
- Bảo trì và cập nhật: Vì sự tách biệt giữa nơi lưu trữ nội dung và giao diện người dùng nên việc phát triển cần quản lý riêng biệt hai phần này. Do đó, Headless CMS đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên bảo trì và cập nhật nhằm đảm bảo khả năng tương thích, tính bảo mật và hiệu suất cho cả hệ thống.

Headless CMS sẽ phù hợp với ?
Với ưu nhược điểm của cả Tradition CMS và Headless CMS, có thể thấy những doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhu cầu triển khai website có cấu trúc dữ liệu đơn giản, không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật và kỹ năng lập trình thì Traditional CMS có lẽ là sự lựa chọn tốt hơn.
Riêng sự ra đời của Headless CMS đã trở thành bàn đạp cho các doanh nghiệp muốn bứt phá trong cuộc đua kỹ thuật số và thích nghi với xu hướng Công nghiệp 4.0. Do đó, Headless CMS đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa đến lớn cần xử lý khối lượng nội dung đáng kể. Với Headless CMS, doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả kho nội dung phong phú của mình, đảm bảo khả năng mở rộng và hiệu suất ngay cả khi lưu lượng truy cập tăng cao. Kho lưu trữ nội dung (backend) có cấu trúc cho phép doanh nghiệp tái sử dụng nội dung trên nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau, đồng thời với cách thức phân phối qua API, Headless CMS sẽ giúp doanh nghiệp phân phối nội dung đa kênh một cách liền mạch, giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả. Ngoài ra, tính linh hoạt và khả năng tích hợp của Headless CMS sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp các công nghệ mới nhất với hệ thống hiện tại và duy trì các biện pháp bảo mật mạnh mẽ.
Nhìn chung, Headless CMS cung cấp cho doanh nghiệp trong thời đại số những khả năng vượt trội để quản lý nội dung hiệu quả, tối ưu hoá việc phân phối và linh hoạt thích ứng với xu hướng thị trường đang thay đổi không ngừng.
Trong nhiều năm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, SECOMM hiểu rằng quản lý lượng lớn nội dung và phân phối chúng một cách hiệu quả là điều mà mọi doanh nghiệp thương mại điện tử đang hướng đến.
Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) ngay hôm nay để được tư vấn giải pháp phân phối nội dung đa kênh hiệu quả, trở nên nổi bật và thích nghi với xu hướng Công nghiệp 4.0 với Headless CMS.

CLUTCH CÔNG NHẬN SECOMM LÀ NHÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HÀNG ĐẦU NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM
SECOMM là nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện được thành lập vào năm 2014. Đến nay, chúng tôi đã hoàn thành hơn 250+ hệ thống thương mại điện tử dựa trên nhiều nền tảng hàng đầu trên toàn cầu như Magento, Shopify, WooCommerce, BigCommerce, etc.
Chính sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân sự trong những năm vừa qua, SECOMM đã được Clutch công nhận là top những công ty phát triển thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2022 (Theo “Clutch 2022 B2B Leaders”).

Clutch công nhận SECOMM là Nhà phát triển thương mại điện tử hàng đầu năm 2022 tại Việt Nam
Sơ lược về Clutch, đây là nền tảng đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp B2B có uy tín trên toàn cầu. Không chỉ đóng vai trò kết nối, cung cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau mà nền tảng này còn hỗ trợ nghiên cứu thị trường thông qua các đánh giá trực tiếp từ khách hàng bằng Linkedin, Hotline.
Sau đây là một số đánh giá mà SECOMM đã nhận được từ các khách hàng:
“The professionalism of the company is second to none! They are extremely responsive, and their communication is concise and informative.”
— Rick Thurlow, Senior Business Manager, Jasnor (Australia)

“I think the best thing about working with SECOMM is how quickly they can respond to a change you would like them to implement or to fix an error that you identify.
Even when it came to us changing things on this project that weren’t in the original scope, they would talk that change through with us to identify the best way of handling it, and then implement that change in a timely manner.”
— Stuart Duff, Founder & CEO, Laybyland Pty., Ltd

SECOMM cảm ơn các đối tác đã dành thời gian viết những phản hồi tích cực, mang tính khái quát về thành tựu của chúng tôi.
Hy vọng, với các dịch vụ chất lượng của SECOMM đã, đang và sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống thương mại điện tử cũng như bắt kịp sự thay đổi không ngừng của thị trường.
Nếu có thắc mắc về hành trình phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp, liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!

PHÚ YÊN – SECOMM COMPANY TRIP 2019

SECOMM – Ngày 1
Đặt chân đến Phú Yên vào 7:30 sáng, chúng tôi đã có ít thời gian để cảm nhận bầu không khí trong lành, mát mẻ tại nhà ga Tuy Hòa, sau đó di chuyển đến tham quan nhà thờ Mằng Lăng như lịch trình. Nhà thờ nằm cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km về hướng Bắc), đây là một công trình sở hữu kiểu kiến trúc công giáo đậm chất châu Âu được xây dựng vào năm 1892 với đặc trưng là phần đỉnh nhà thờ đặt 1 thập tự giá ở giữa hai tháp chuông. Phong cách xây dựng Gothic cổ điển đã tạo nên điểm nhấn hoàn hảo cho các bức ảnh của chúng tôi.

Do nằm trên cùng một tuyến đường, nên chúng tôi tiếp tục di chuyển đến địa điểm tiếp theo – Gành Đá Dĩa. Để vào đây cần đi bộ dọc theo một lối đi nhỏ để đến được bãi đá bazan.

Theo như chia sẻ từ những người bản địa, các bãi đá trông giống như một tổ ong khổng lồ với các cột đá xếp chồng lên nhau, chúng được hình thành từ các loại đá bazan có hình dạng khác nhau, từ hình tròn đến cả hình đa giác.



Với điểm đến tiếp theo, chúng tôi đã cùng nhau đi dạo qua khu vực phim trường nổi tiếng từ bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
Hành trình ngày đầu tiên đã gần kết thúc, chúng tôi được xe đưa đến Tháp Nhạn để tham quan khung cảnh thành phố Tuy Hòa về đêm. Dù không đặt nhiều kỳ vọng cho điểm đến này, nhưng tòa tháp thực sự thu hút bởi một vẻ đẹp riêng, huyền bí nhưng vô cùng yên bình. Tòa tháp toát ra sự huyền ảo dưới ánh đèn ấm vào ban đêm, trở nên nổi bật và tách biệt khỏi thành phố ồn ào.

Chúng tôi quay trở về khách sạn và sau đó tham gia một trò chơi thú vị cùng toàn bộ thành viên tại SECOMM. Các Secommers được chia thành 3 team và phải thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi. Tuy nhiên, đây không hề là một trò chơi dễ dàng vì các câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bầu không khí đã bắt đầu nóng dần lên khi càng về cuối, và cuối cùng những người chiến thắng đã xuất hiện để giành các phần vô cùng dễ thương. Dĩ nhiên, điều quan trọng hơn cả giải thưởng chính là những khoảnh khắc vui vẻ, sôi nổi vô cùng đáng nhớ mà chúng tôi đã tạo ra cùng nhau.

SECOMM Ngày 2
Ở ngày thứ hai của chuyến đi, SECOMM dành riêng buổi sáng để khám phá cực đông của Việt Nam. Đi bộ trên một lối đi nhỏ với nhiều bậc thang dẫn đến Mũi Đại Lãnh với rất nhiều bậc thang, trên đường đi chúng tôi có thể nhìn ra bãi Môn, một bãi biển nhỏ được bao quanh bởi nhiều ngọn núi, bãi cát trắng và dòng nước trong vắt. Khung cảnh tuyệt đẹp ở Bãi Môn.




Giờ trưa đã điểm, chúng tôi lại tiếp tục di chuyển đến làng bè nổi sinh thái ở Vịnh Vũng Rô để thưởng thức hải sản.

Vào buổi tối, chúng tôi tiếp tục tham quan xung quanh nội thành Phú Yên và mua vài món quà lưu niệm, sau đó về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chuyến bay của SECOMM về lại Sài Gòn vào sáng hôm sau.
Tạm biệt, Phú Yên, SECOMM sẽ quay lại vào một ngày không xa!

TECH TALK 2020 – CHUỖI WORKSHOP SECOMM
Chị Ivy Phan (Quản lý dự án tại SECOMM) là diễn giả cho buổi workshop này. Bắt đầu với một phần giới thiệu ngắn gọn, chủ đề Magento thực sự đã thu hút sự quan tâm từ mọi người và tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi trong suốt buổi workshop với các hoạt động Q&A từ các thành viên non-dev và những chia sẻ về Magento từ các thành viên dev.
Về TECH TALK 2020 – Tìm hiểu chung về Magento
Tại buổi workshop TECH TALK 2020, nói cách khác, đã tạo ra khoảng thời gian chia sẻ và kết nối tuyệt vời cho các thành viên tham gia. Bên cạnh đó, tất cả các bạn Secommers không chỉ có thời gian để gắn kết, kết nối mà còn có thêm nhiều nguồn kiến thức thú vị về phiên bản mới vừa ra mắt của Magento. Từ khung nội dung chính bao gồm:
- Giới thiệu chung về nền tảng Magento
- Các mức độ phân cấp cửa hàng và phạm vi cấu hình cho phép người dùng tùy chỉnh với nhiều store và store views
- Giới thiệu các cấu hình cơ bản trong với danh mục nội dung và quy trình cài đặt email

