Category: TRIỂN KHAI TMĐT

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé
10 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MẸ VÀ BÉ

Thương mại điện tử mẹ và bé là thị trường tiềm năng với nhu cầu ngày càng tăng cao với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2023-2027) là 9,86%, giá trị thị trường dự kiến là 129,40 tỷ USD vào năm 2027.

Để tham gia vào thị trường này, việc  xây dựng một website thương mại điện tử chuyên nghiệp và hiệu quả là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Dưới đây là 10 bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé:

Xác định mục tiêu

Việc đầu tiên các doanh nghiệp mẹ và bé cần làm chính là xác định được các mục tiêu và mức độ ưu tiên của các mục tiêu đó để lên kế hoạch phát triển website thương mại điện tử phù hợp.
Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như định vị thương hiệu, khai thác khách hàng tiềm năng, tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến và trực tiếp của doanh nghiệp.
Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các hoạt động theo dõi, phân tích hành vi khách hàng, đánh giá hiệu quả các chiến dịch, tăng trưởng doanh thu v.v. 

Về thời gian, ở giai đoạn này doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai nhanh để thâm nhập thị trường thương mại điện tử hoặc từ từ để kiểm tra và thích nghi với thị trường tỷ đô này.

Về ngân sách, điều này sẽ tùy thuộc vào chiến lược và tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử mẹ và bé

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử

Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).

Một số nền tảng thương mại điện tử SaaS phổ biến như Shopify, BigCommerce, Squarespace, Wix.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Nền tảng thương mại điện tử SaaS.webp
Bảng so sánh giữa các nền tảng SaaS cơ bản

Ngoài ra, doanh nghiệp lớn có thể xem xét các phiên bản cao cấp hơn của các nền tảng thương mại điện tử SaaS này như: Shopify Plus, BigCommerce Enterprise, Goflow.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Nền tảng thương mại điện tử SaaS chuyên nghiệp
Bảng so sánh giữa các nền tảng SaaS chuyên nghiệp

Các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở thường được sử dụng nhiều như: Adobe Commerce (Magento), WooCommerce, OpenCart, PrestaShop.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở Adobe Commerce
Bảng so sánh giữa các nền tảng mã nguồn mở

Thông thường, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử sẽ lựa chọn các nền tảng SaaS cơ bản để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử cơ bản. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở hoặc các nền tảng SaaS chuyên nghiệp để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian để hạn chế việc chuyển đổi nền tảng của giai đoạn sau. 

Xem thêm: Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online

Lựa chọn đơn vị triển khai

Để doanh nghiệp có thể xây dựng website thương mại điện tử thành công thì doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để phát triển website. 

Thông thường, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát triển website giữa đội ngũ in-house (nội bộ) với tìm kiếm đối tác phát triển. Hoặc, doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị phát triển chuyên nghiệp đội ngũ thuê ngoài từ ban đầu rồi dần dần xây dựng đội ngũ in-house.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Lựa chọn đơn vị triển khai.webp
Lựa chọn đơn vị triển khai

Đối với việc xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT, thương mại điện tử có chuyên môn và kinh nghiệm trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng đội ngũ phù hợp, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu đặt ra.

Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển, doanh nghiệp nên lựa chọn tìm kiếm đơn vị phát triển theo các tiêu chí giàu kinh nghiệm về thương mại điện tử, đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình rõ ràng và khả năng xử lý vấn đề nhanh. Việc hợp tác với các đơn vị có chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cũng như phát triển website phù hợp với đặc thù của ngành mẹ và bé.

Thiết kế giao diện website

Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng, v.v. 

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Thiết kế giao diện website.webp
Thiết kế giao diện website.webp

Hiện nay, có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm: 

  • Sử dụng theme sẵn có: tối ưu hóa chi phí thiết kế giao diện nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt định vị thương hiệu vì dễ trùng lặp theme với các website khác.
  • Tùy chỉnh theme theo nhu cầu: vừa tiết kiệm chi phí vừa thêm một số yếu tố nhận diện thương hiệu như màu sắc, font, layout, etc. Nhưng để có thể tùy chỉnh theme hiệu quả, cần đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Thiết kế theme riêng: doanh nghiệp sẽ có website được “đo ni đóng giày” cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về chi phí thiết kế cũng như thời gian.

Xây dựng hệ thống chức năng

Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử như:

  • Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng sản phẩm, danh mục, giá, số lượng tồn kho, hình ảnh/video nhằm vận hành và tối ưu kinh doanh.
  • Quản lý Cửa hàng: Quản lý số lượng sản phẩm tồn kho, kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhân sự của mỗi chi nhánh.
  • Giỏ hàng & Checkout: Quản lý giỏ hàng, thông tin khi checkout của khách hàng.
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng để cải thiện hiệu quả Marketing, trải nghiệm mua hàng, tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Quản lý Marketing: Tối ưu SEO và triển khai và các chương trình Marketing với các công cụ hỗ trợ để thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Quản lý Bán hàng: Thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển.
  • Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu mọi yếu tố về nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
  • Quản lý Hệ thống: Phân quyền quản trị viên có thể điều hành, xem xét các phương pháp tốt nhất về bảo mật, bảo trì và chăm sóc hệ thống website.
  • Phân tích & Báo cáo: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống thương mại điện tử và lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai.

Một số tính năng chuyên biệt dành cho ngành hàng mẹ và bé:

  • Chức năng giao hàng nhanh chóng: Cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2 giờ tại các thành phố lớn.
  • Gói quà cá nhân hóa: Gói quà có thể được thiết kế theo sở thích và nhu cầu của từng người nhận như gói quà cho bé sơ sinh, gói quà cho trẻ em, gói quà cho mẹ.
  • Mua trước, Trả sau: Mua sắm các sản phẩm/dịch vụ cần thiết cho con cái mà không cần phải trả toàn bộ số tiền ngay lập tức, hỗ trợ những người có thể không có khả năng chi trả một khoản tiền lớn cùng một lúc.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Chương trình khách hàng thân thiết tích điểm, cho phép khách hàng tích điểm cho mỗi lần mua hàng. Các điểm này có thể được sử dụng để đổi lấy các ưu đãi như giảm giá, quà tặng hoặc dịch vụ miễn phí.
10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Một số tính năng chuyên biệt dành cho ngành hàng mẹ và bé.webp
Một số tính năng chuyên biệt dành cho ngành hàng mẹ và bé

Đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương

Sau khi đã hoàn thành các tính năng, để quá trình kiểm thử và golive website thành công, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục pháp lý về kinh doanh thương mại điện tử.

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương.

Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Kiểm thử hệ thống 

Khi đưa hệ thống website thương mại điện tử vào kiểm thử, doanh nghiệp có thể kiểm thử toàn bộ hệ thống bằng mô hình Waterfall hoặc Agile.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Kiểm thử hệ thống.webp
Sự khác biệt giữa 2 mô hình Waterfall vs Agile

Việc này sẽ giúp doanh nghiệp mẹ và bé rà soát và kiểm tra toàn bộ trang web, chức năng trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo tốc độ xử lý đơn hàng, tính ổn định của website. Nếu có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cần lập tức liên hệ đội ngũ in-house hoặc đơn vị phát triển để điều chỉnh, cải thiện website cho phù hợp trước khi chính thức go-live (đi vào hoạt động).

Go-live hệ thống

Sau khi hệ thống website thương mại điện tử mẹ và bé đã kiểm thử xong, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung vào việc go-live hệ thống website.

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Go-live hệ thống
Go-live hệ thống

Go-live là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc website chính thức được đưa vào hoạt động. Để quá trình go-live diễn ra suôn sẻ, cần thực hiện các bước chuẩn bị sau: 

  • Xác định các mục tiêu của quá trình go-live: Trước khi bắt đầu quá trình go-live, cần xác định rõ các mục tiêu cần đạt được bao gồm tính ổn định của hệ thống, khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu, trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
  • Thực hiện kiểm tra và khắc phục lỗi: Trước khi go-live, cần thực hiện kiểm tra toàn diện hệ thống để phát hiện và khắc phục lỗi chức năng, lỗi bảo mật, lỗi hiệu suất.
  • Tạo kế hoạch ứng phó trong tương lai: Mặc dù đã thực hiện kiểm tra và khắc phục lỗi, nhưng vẫn có thể xảy ra sự cố trong quá trình go-live, để ứng phó với các sự cố này, cần tạo kế hoạch ứng phó cho tương lai.

Vận hành hệ thống 

10 Bước xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé - Vận hành hệ thống.webp
Vận hành hệ thống

Vận hành hệ thống thương mại điện tử là một quá trình liên tục nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Quá trình này bao gồm các hoạt động như:

  • Quản lý tài nguyên: Quản lý các tài nguyên của hệ thống, bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và nhân sự. 
  • Quản lý quy trình: Quản lý các quy trình vận hành hệ thống, bao gồm quy trình phát triển, triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống.
  • Quản lý sự cố: Xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả, đưa ra các biện pháp phòng ngừa để tránh sự cố tái diễn.
  • Quản lý thay đổi: Đánh giá tác động của thay đổi đối với hệ thống và thực hiện thay đổi một cách an toàn và hiệu quả.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên chăm sóc, bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống website liên tục để tăng trưởng doanh số bền vững, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường thương mại điện tử nói chung và thị trường mẹ và bé nói riêng.

Triển khai chiến lược tăng trưởng

Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược eCommerce Marketing hoặc Omnichannel để phát triển kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé online.

Triển khai Omnichannel bao gồm các bước thiết lập hệ thống bán hàng, tiếp thị và quản lý liền mạch thông qua kênh website, kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok Shop) và sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo) để tối ưu trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing toàn diện dựa trên các kênh chủ đạo của eCommerce Marketing như Ccontent Marketing, SEO/SEM, Email Marketing, Affiliate Marketing để tăng trưởng doanh số nhanh chóng.

Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử mẹ và bé, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.

2
4,941
0
1
27/09/2023
14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử
14 TÍNH NĂNG CẦN CÓ ĐỂ XÂY DỰNG SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Nhu cầu mua sắm trên sàn thương mại điện tử tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Do đó không ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp tìm cách xây dựng sàn thương mại điện tử của riêng mình để mở rộng danh mục sản phẩm và tiếp cận đa dạng phân khúc khách hàng. 

Vận hành sàn thương mại điện tử khác với khi vận hành website thương mại điện tử. Điều quan trọng là phải đảm bảo trải nghiệm của nhiều bên gồm nhà điều hành, nhà bán và người mua, đơn giản và hiệu quả trong khi vận hành và giao dịch. 

Tuỳ thuộc vào chiến lược, quy mô, ngân sách, thị trường, và đối tượng mục tiêu đang hướng tới, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, một số tính năng cơ bản sau đây vẫn cần thiết và quan trọng khi triển khai phần lớn sàn thương mại điện tử hiện nay. 

Tính Năng Cho Nhà Điều Hành

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Tính Năng Cho Nhà Điều Hành
Tính Năng Cho Nhà Điều Hành

Nhà điều hành, còn gọi là nhà quản trị hoặc chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, chịu trách nhiệm quản lý và vận hành sàn thương mại điện tử. Họ có quyền truy cập và quản lý tất cả dữ liệu cũng như chịu trách nhiệm về hiệu suất tổng thể và sự phát triển của sàn.  

Do đó, tính năng cần có cho nhà điều hành bao gồm:

Quản Lý Nhà Bán Hàng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Quản Lý Nhà Bán Hàng
Quản Lý Nhà Bán Hàng

Nhà điều hành sẽ hỗ trợ nhà bán hàng đăng ký bán hàng trên hệ thống, thu nhập thông tin và cung cấp quyền truy cập vào các công cụ hỗ trợ quá trình kinh doanh của họ. Ngoài ra, một số khía cạnh khác của ‘Quản Lý Nhà Bán Hàng’ mà doanh nghiệp cần xem xét đến bao gồm:

  • Kênh giao tiếp và hỗ trợ: Bao gồm cung cấp dịch vụ khách hàng, hỗ trợ qua email hoặc hotline các vấn đề về tài khoản bán hàng và các thắc mắc liên quan đến yếu tố kỹ thuật. 
  • Quản lý nội dung: Sản phẩm, nội dung, hình ảnh và video mà nhà bán hàng đăng tải phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn và quy định chung của sàn thương mại điện tử.
  • Theo dõi hoạt động nhà bán hàng: Theo dõi, đánh giá dữ liệu về hoạt động của người bán bao gồm khối lượng hàng bán, đánh giá của khách hàng, thời gian phản hồi và tuân thủ chính sách của sàn.
  • Quản lý giao dịch với nhà bán hàng: Bao gồm chính sách về hoa hồng, phí giao dịch và thanh toán. Doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chứng từ, hoá đơn, xử lý thanh toán chính xác và nhanh chóng cũng như hỗ trợ giải quyết vấn đề liên quan. 

Quản Lý Marketing

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Quản Lý Marketing
Quản Lý Marketing

Để thu hút thêm nhiều người bán đăng ký bán hàng hoặc nhiều khách hàng chọn mua sắm trên sàn thương mại điện tử, các nhà điều hành luôn cần đến marketing. Một số cách thức có thể kể đến như tối ưu SEO, influencer marketing, chạy quảng cáo, tạo các chương trình khuyến mãi ngay trên sàn, v.v. 

Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp phải có bộ tính năng và công cụ để tạo và quản lý các chiến dịch marketing trên nhiều kênh để quảng bá hiệu quả sàn thương mại điện tử của mình, thu hút thêm người bán và người mua, và cuối cùng là thiết lập mức độ nhận diện nhất định trên thị trường thương mại điện tử. 

Quản Lý Chuỗi cung ứng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Quản Lý Chuỗi cung ứng
Quản Lý Chuỗi cung ứng

Với số lượng đơn hàng khổng lồ, Nhà điều hành sẽ cần đến tính năng có thể cung cấp cho họ toàn quyền kiểm soát việc thực hiện đơn hàng bao gồm quản lý hàng tồn kho, quản lý nhiều kho hàng và thiết lập quy trình tự động để xử lý và vận chuyển đơn hàng giữa các kho hàng, và giao hàng đến người dùng cuối. 

Ngoài ra, để thúc đẩy sự hiệu quả của quá trình giao hàng, doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị vận chuyển bên thứ ba để cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn như giao hàng tiêu chuẩn, giao hàng nhanh hoặc giao hàng hỏa tốc.                         

Phân Tích & Báo Cáo

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Phân tích và báo cáo
Phân tích và báo cáo

Thông qua dữ liệu phân tích và báo cáo toàn diện, doanh nghiệp có thể nhìn lại tổng thể hoạt động kinh doanh để lên kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Một số dữ liệu quan trọng bao gồm:

  • Hiệu suất hoạt động sàn thương mại điện tử: Bao gồm số liệu liên quan đến doanh số, doanh thu, mức độ tương tác và hài lòng của người dùng nhằm đánh giá tình trạng hiện tại của sàn và đưa ra quyết định tiếp theo mang tính chiến lược. 
  • Hành vi người dùng: Bao gồm số lượng tài khoản mới đăng ký, tỷ lệ chuyển đổi, hành vi lướt và xu hướng tìm kiếm trên sàn. Điều này giúp xác định vấn đề tại tồn đọng để cải thiện và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. 
  • Báo cáo marketing: Nhà điều hành cần báo cáo marketing chi tiết về ROI của các chiến dịch marketing, phân tích kênh thu hút nhiều khách hàng, đánh giá tác động của các chương trình khuyến mãi, ưu đãi. 

Tính Năng Cho Nhà Bán Hàng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Tính Năng Cho Nhà Bán Hàng
Tính Năng Cho Nhà Bán Hàng

Nhà bán hàng, còn được gọi là nhà cung cấp hoặc người bán, là những cá nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trên sàn thương mại điện tử. Nhiệm vụ của họ quản lý các hoạt động của mình và tối ưu hoá doanh số bán hàng. 

Vì thế, tính năng sàn thương mại điện tử cơ bản để nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả bao gồm:

Thiết lập Kênh Bán Hàng Nhanh Chóng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Thiết lập Kênh Bán Hàng
Thiết lập Kênh Bán Hàng

Giữa vô vàn sàn thương mại điện tử, người bán hàng có rất nhiều sự lựa chọn. Vì thế, cung cấp quy trình đăng ký, thiết lập cửa hàng nhanh chóng, dễ dàng là một trong những cách để gây ấn tượng và thu hút nhiều nhà bán hàng mới tìm đến mở gian hàng. 

Doanh nghiệp có thể cung cấp cho người bán hướng dẫn chi tiết từng bước từ tạo tài khoản, xác mình nhà bán hàng, đến trang trí gian hàng và đăng sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm video hướng dẫn, mục FAQ, blog để hướng dẫn cách tối ưu cửa hàng, cách quảng bá sản phẩm trên sàn cũng như khoản phí cần trả theo chính sách bán hàng trên sàn thương mại điện tử. 

Quản Lý Sản Phẩm

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Quản Lý Sản Phẩm
Quản Lý Sản Phẩm

Bên cạnh đăng sản phẩm thì việc hỗ trợ nhà bán hàng quản lý danh mục sản phẩm của họ trên sàn thương mại điện tử cũng quan trọng không kém. 

Việc này sẽ bao gồm quản lý việc thêm, xóa sản phẩm; nội dung mô tả, hình ảnh, video sản phẩm chất lượng cao; biến thể và thuộc tính sản phẩm; cập nhật tồn kho; thiết lập giá sản phẩm, giảm giá; khuyến khích đánh giá sản phẩm và kiểm duyệt, xác thực các đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của sàn thương mại điện tử. 

Quản Lý Marketing

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Marketing
Quản lý Marketing

Nhà bán hàng cần công cụ và tính năng để thiết lập các chiến dịch nhằm quảng bá gian hàng và sản phẩm cũng như tăng doanh thu. Một số công cụ marketing dành cho người bán thường thấy trên sàn thương mại điện tử bao gồm chạy quảng cáo trên sàn và ngoài sàn, tin nhắn quảng cáo, chương trình flash sales, combo khuyến mãi, miễn phí vận chuyển hoặc khuyến mãi phí vận chuyển, tạo voucher giảm giá, livestream bán hàng và tham gia các chương khuyến mãi chung của sàn thương mại điện tử. 

Quản Lý Đơn Hàng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Quản Lý Đơn Hàng
Quản Lý Đơn Hàng

Việc cung cấp cho người bán khả năng quản lý đơn hàng tốt cũng có tác động đến trải nghiệm của khách hàng trên sàn thương mại điện tử. Điều này có nghĩa là cung cấp cho người bán các tính năng quản lý danh sách các đơn hàng, theo dõi trạng thái của đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, quản lý đổi trả, đồng thời nhanh chóng xử lý mọi vấn đề phát sinh hiệu quả nhất có thể. 

Phân Tích & Báo Cáo

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Phân Tích & Báo Cáo
Phân Tích & Báo Cáo

Người bán dựa vào phân tích và báo cáo để theo dõi hiệu suất kinh doanh của riêng họ, đưa ra quyết định điều chỉnh dựa trên dữ liệu có sẵn và tối ưu hoá hoạt động của mình trên sàn thương mại điện tử

  • Hiệu suất bán hàng: Người có quyền truy cập và các số liệu về tổng doanh số, doanh thu, số lượng đặt hàng và giá trị đơn hàng trung bình để đánh giá mức độ thành công của sản phẩm/dịch vụ để đưa ra quyết định tiếp theo. 
  • Báo cáo tồn kho: Dữ liệu liên quan đến mức tồn kho, vòng quay hàng tồn kho, sản phẩm bán chạy, sản phẩm ít phổ biến sẽ giúp tối ưu hoá tồn kho bằng cách bổ sung sản phẩm bán chạy hoặc cắt giảm/hạn chế bán sản phẩm có lượt mua thấp. 
  • Hành vi người dùng: Bao gồm dữ liệu về hành vi mua hàng, phản hồi, đánh giá và xếp hạng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ, cho phép người bán tìm cách nâng cao trải nghiệm và dịch vụ khách hàng. 
  • Báo cáo chi phí: Bao gồm các vấn đề về tài chính như phí giao dịch, hoa hồng, hoá đơn, chứng từ thanh toán và thuế. Báo cáo tài chính rõ ràng giúp người bán quản lý dòng tiền hiệu quả đồng thời tuân thủ chính sách của sàn thương mại điện tử. 

Tính Năng Cho Người Mua Hàng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Tính Năng Cho Người Mua Hàng
Tính Năng Cho Người Mua Hàng

Người mua hàng, còn gọi là khách hàng đề cập đến một cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử. 

Khách hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự thành công của sàn. Vì thế, phát triển tính năng sẽ tập trung vào làm phong phú trải nghiệm mua hàng. 

Tìm Kiếm Nâng Cao

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Tìm Kiếm Nâng Cao
Tìm Kiếm Nâng Cao

Khi truy cập vào sàn thương mại điện tử, điều đầu tiên mà phần lớn người dùng làm là sử dụng thanh tìm kiếm để tìm thông tin và sản phẩm mong muốn. Tuy nhiên, danh mục sản phẩm trên sàn thương mại điện tử là rất lớn và dễ gây choáng ngợp cho người mua hàng.

Vì thế, bên cạnh sắp xếp danh mục sản phẩm có trật tự và khoa học thì doanh nghiệp cần cung cấp tính năng tìm kiếm nâng cao để trải nghiệm khám phá sản phẩm của khách hàng đơn giản và hiệu quả hơn. Các tùy chọn tìm kiếm nâng cao thường thấy đó là tìm kiếm bằng bộ lọc, tìm kiếm bằng hình ảnh hoặc giọng nói (được tối ưu cho thiết bị di động). 

Cá Nhân Hoá

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Cá Nhân Hoá
Cá Nhân Hoá

Các đề xuất sản phẩm, thông báo đẩy, nội dung và dịch vụ khách hàng mang tính cá nhân hoá dựa trên hành vi và sở thích mua sắm của khách hàng cũng là tính năng cần thiết để làm phong phú trải nghiệm trên sàn thương mại điện tử. Theo nghiên cứu, 74% khách hàng cảm thấy khó chịu khi trải nghiệm mua sắm trên website không mang tính cá nhân hoá. 

Bằng việc kết hợp tính năng tìm kiếm nâng cao và cá nhân hoá, doanh nghiệp sẽ cung cấp trải nghiệm người dùng phong phú hơn và thúc đẩy sự hài lòng, tăng tỷ lệ tương tác, tỷ lệ giữ chân. Điều này giúp sàn thương mại điện tử của mình trở thành điểm đến mua sắm lý tưởng cho người mua hàng. 

Thanh Toán Tiện Lợi

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Thanh Toán
Thanh Toán

Trong số các lý do khiến người mua hàng từ bỏ giỏ hàng thì lý do liên quan đến quy trình thanh toán dài dòng và phức tạp chiếm đến 17% — Theo Baymard

Vì thế, doanh nghiệp cần đảm bảo trải nghiệm thanh toán của khách hàng đơn giản nhất có thể, loại bỏ các bước không cần thiết, cung cấp tiến trình thanh toán rõ ràng hoặc ứng dụng thanh toán trên một trang duy nhất.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cung cấp đa dạng phương thức thanh toán từ COD, trả bằng thẻ, ví điện tử, mua trước trả sau phù hợp với từng thị trường mục tiêu. 

Kiểm Tra Trạng Thái Đơn Hàng

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Kiểm Tra Trạng Thái Đơn Hàng
Kiểm Tra Trạng Thái Đơn Hàng

Để tăng uy tín và độ tin cậy của khách hàng vào sàn thương mại điện tử cũng như vào người bán hàng, doanh nghiệp cũng cần cung cấp tính năng theo dõi và kiểm tra trạng thái đơn hàng theo thời gian thực. 

Khách hàng có thể theo dõi đơn hàng trên ứng dụng di động của sàn hoặc trên website bằng ID đơn hàng. Bằng cách này, người bán và người có thể trao đổi kịp thời khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với đơn hàng.  

Đánh Giá & Xếp Hạng 

14 Tính Năng Cần Có Để Xây Dựng Sàn Thương Mại Điện Tử - Đánh Giá & Xếp Hạng
Đánh Giá & Xếp Hạng

Với đa dạng sản phẩm từ nhiều người bán hàng khác nhau, thật khó để khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nếu họ cảm thấy chưa tin tưởng sản phẩm hoặc người bán hàng đó. Vì thế, tính năng đánh giá và xếp hạng là cần thiết để củng cố niềm tin và thúc đẩy quyết định nhanh hơn. 

Tính năng đánh giá cho phép khách hàng đã từng mua hàng để lại bình luận, đánh giá và xếp hạng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ và đóng gói sản phẩm đối với một nhà bán hàng bất kỳ. 

Đánh giá và xếp hạng dù tích cực hay tiêu cực đều sẽ tác động đến khả năng ra quyết định của khách hàng. Vì thế, đây chính là động lực để người nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ và để chủ sàn thương mại điện tử cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. 

Trên đây là tổng hợp về các tính năng cơ bản cần thiết cho nhà điều hành, nhà bán hàng và người mua hàng mà doanh nghiệp nên lưu ý khi xây dựng sàn thương mại điện tử.

Với nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới, SECOMM đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá để thúc đẩy quá trình xây dựng và vận hành sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả.

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.  

2
11,286
0
1
06/07/2023
9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử
9 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE CHO MÔ HÌNH SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Khác với xây dựng website thương mại điện tử cho các mô hình đơn giản như B2C, B2B thì việc triển khai website cho sàn thương mại điện tử sẽ yêu cầu cao hơn về kiến thức kỹ thuật, trình độ lập trình, cơ sở dữ liệu và quản lý hệ thống, v.v. 

Trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ các bước quan trọng để xây dựng website cho sàn thương mại điện tử thành công, từ việc nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh, cho đến thiết kế giao diện người dùng hấp dẫn và xây dựng hệ thống chức năng, v.v.

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh là bước đầu quan trọng và không thể thiếu khi xây dựng một sàn thương mại điện tử hay bất cứ hoạt động kinh doanh nào. 

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh
Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh

Dưới đây là một số lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động này:

  • Hiểu khách hàng và nhu cầu thị trường: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh và yếu tố quyết định trong ngành. Bằng việc tìm hiểu về nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược để tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất và nắm bắt thời cơ kinh doanh hiệu quả.
  • Xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể và đặt ra chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm/dịch vụ cung cấp chính và phụ, cách tiếp cận thị trường, cách tiếp cận khách hàng và cách tạo ra giá trị cạnh tranh. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một bản đồ chi tiết về cách doanh nghiệp sẽ xây dựng, phát triển và vận hành sàn thương mại điện tử của mình. 
  • Định hình USP (Unique Selling Point – Điểm bán hàng độc nhất): Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được những đặc điểm nổi bật và giá trị cạnh tranh mà thương hiệu có thể tạo ra để thu hút khách hàng. Xác định được USP sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng những yếu tố này trong branding, marketing và cách thức vận hành để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sàn thương mại điện tử. 
  • Quản lý rủi ro và tài chính: Lập kế hoạch tài chính và  quản lý rủi ro trước quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần đánh giá tài chính và nguồn lực cần thiết để triển khai dự án, đồng thời lập kế hoạch tài chính dài hạn để đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp.

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Nền tảng thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử. Vì nếu không chọn đúng từ ban đầu thì doanh nghiệp sẽ phải luẩn quẩn mãi trong vòng xoáy công nghệ để triển khai website thương mại điện tử.

Thông thường, có 2 loại nền tảng thương mại điện tử để doanh nghiệp lựa chọn là SaaS và Open Source.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp
Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Nền tảng SaaS

Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng 1 phần mềm.

Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống server của nhà cung cấp và nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp. 

Một số nền tảng SaaS phổ biến hiện nay: Haravan, Shopify, BigCommerce, v.v.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh, độ bảo mật cao, hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng tăng theo thời gian, doanh nghiệp có thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu, hạn chế về chức năng và khả năng mở rộng, tùy chỉnh.

Nền tảng Open Source

Nền tảng Open Source hay mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công bố công khai, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phí.

Các nền tảng mã nguồn mở sẽ là sự lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp phát triển hệ thống website thương mại điện tử phức tạp, đặc thù cho mô hình sàn thương mại điện tử nhờ các chức năng tùy chỉnh chuyên sâu.

Các nền tảng thương mại điện tử Open Source phải kể đến đó là: Magento, WooCommerce (Plugin của WordPress), Open Cart, v.v

  • Ưu điểm: Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao, tính năng và tiện ích bổ sung đa dạng, doanh nghiệp được sở hữu mã nguồn và dữ liệu.
  • Nhược điểm: Không dễ sử dụng, chi phí xây dựng cao, thời gian triển khai dài. 

Mỗi loại nền tảng đều có những ưu và nhược điểm. Do đó, doanh nghiệp nên có đội ngũ nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị phát triển website thương mại điện tử có kinh nghiệm và chuyên môn cao để được tư vấn lựa chọn, phát triển và vận hành nền tảng đã chọn một cách hiệu quả.

Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house

Vấn đề lựa chọn nguồn lực để phát triển hệ thống website cho sàn thương mại điện tử sẽ định hình phương hướng phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp ở giai đoạn đầu. Doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị phát triển có chuyên môn hoặc xây dựng đội ngũ riêng.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house
Lựa chọn đơn vị phát triển hoặc xây dựng đội ngũ in-house

Khi xây dựng đội ngũ nội bộ, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhưng doanh nghiệp sẽ quản lý và kiểm soát nguồn lực tốt và chủ động điều chỉnh để phát triển hệ thống website thương mại điện tử theo đúng ý định ban đầu đề ra.

Khi quyết định tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp sẽ phải làm việc với rất nhiều đơn vị để có thể tìm ra đơn vị uy tín nhất. Tuy nhiên khi đã tìm được đối tác đã có nhiều kinh nghiệm thực chiến về website thương mại điện tử và trên nhiều nền tảng thì doanh nghiệp sẽ được tư vấn và đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề từ nhiều góc độ ngay trước khi phát triển hệ thống.

Ngoài ra, các đơn vị này cũng có kinh nghiệm đa dạng xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng trong khi phát triển và vận hành hệ thống. Nhờ đó ngoài việc những yêu cầu của doanh nghiệp cho website thương mại điện tử sẽ được đáp ứng đúng kỳ vọng, thì các bên còn được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau.

Thiết kế UI/UX

Giao diện người dùng (User Interface – UI)  và Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) thường được xem như là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình thiết kế giao diện cho sàn thương mại điện tử.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Thiết kế UIUX
Thiết kế UIUX cho sàn thương mại điện tử

Dưới đây là các số bước quan trọng trong quá trình thiết kế UI/UX:

  • Nghiên cứu người dùng: Nghiên cứu và hiểu rõ về đối tượng người dùng mục tiêu như thông tin nhân khẩu học, hành vi, nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xác định những yếu tố quan trọng cần được tập trung và thiết kế phù hợp.
  • Tạo wireframe: Wireframe là bản tóm tắt đơn giản về cấu trúc và bố cục của trang web, giúp doanh nghiệp xác định vị trí của các phần tử giao diện như menu, nút, hình ảnh và vùng chứa nội dung. Wireframe cung cấp cái nhìn tổng quan về giao diện và trợ giúp trong việc xây dựng layout cơ bản cho sàn thương mại điện tử.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX): Đảm bảo trang web dễ sử dụng, dễ điều hướng và đáp ứng nhu cầu của người dùng như tăng tính tương tác, mobile friendly, tối ưu hóa tốc độ tải trang, v.v.
  • Thiết kế giao diện người dùng (UI): Tạo các thành phần giao diện như nút, menu, biểu mẫu, hình ảnh và đồ họa phù hợp với thương hiệu. Đảm bảo sử dụng màu sắc, font chữ và hình ảnh hợp lý để tạo nên giao diện chuyên nghiệp nhưng vẫn có “hơi thở” của thương hiệu.
  • Kiểm tra và đánh giá: Sau khi hoàn thiện thiết kế UI/UX, hãy thử nghiệm trên một nhóm người dùng hoặc sử dụng các công cụ kiểm tra để đánh giá hiệu quả của giao diện.

Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu

Từ yêu cầu kinh doanh, đội ngũ kỹ thuật sẽ xây dựng kiến trúc hệ thống cho website thương mại điện tử dựa trên khung công nghệ hoặc nền tảng phù hợp. Có thể sử dụng các kiến trúc như kiến trúc hệ thống ba lớp (three-tier architecture), kiến trúc hệ thống microservices, kiến trúc hybrid, kiến trúc headless, etc.

Mỗi loại kiến trúc đều có ưu điểm và hạn chế riêng, doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận và làm việc với các chuyên gia trong đội ngũ hoặc đối tác để chọn kiến trúc hệ thống phù hợp nhất cho từng giai đoạn.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu
Thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu

Một bước cũng không kém quan trọng tiếp theo chính là thiết lập bảo mật và quản lý dữ liệu. Doanh nghiệp cần xác định các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu người dùng, thông tin thanh toán, và thông tin quan trọng khác. Đảm bảo rằng dữ liệu được mã hóa và truyền tải an toàn qua kết nối SSL. Áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu như kiểm soát truy cập, xác thực người dùng, mã hóa dữ liệu và kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu.

Tùy theo mô hình vận hành của sàn mà việc thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu sẽ cần được tùy chỉnh cho phù hợp và hiệu quả.

Phát triển hệ thống chức năng

Sau khi đã hoàn tất các hệ thống chức năng căn bản, doanh nghiệp nên tiếp tục phát triển các chức năng đặc thù cho mô hình sàn thương mại điện tử như:

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Phát triển hệ thống chức năng
Phát triển hệ thống chức năng

Cổng điều hành: Quản trị toàn diện thông tin trên sàn như quản lý người bán, phân loại sản phẩm, phân khúc khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát nội dung quảng cáo, v.v.

  • Nhóm Người dùng và Cấp độ quản trị: Chia người dùng trên sàn thành các nhóm khác nhau. Nhóm người dùng cho phép cấp các quyền khác nhau cho những người dùng khác nhau.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý kho bãi, hàng tồn kho và hỗ trợ người bán thực hiện vận chuyển đơn hàng bằng cách định tuyến các đơn hàng, v.v. 
  • Công cụ Marketing: Bao gồm một loạt các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chiến lược chiêu thị như quảng cáo tìm kiếm, livestream, gamification, v.v.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Khả năng hiển thị sản phẩm được cá nhân hóa như sản phẩm yêu thích, sản phẩm tương tự, sản phẩm đã từng mua, đàm phán đơn hàng với người bán, v.v.
  • Phân tích và báo cáo: Phân tích và đo lường hiệu suất hoạt động của hệ thống website thương mại điện tử, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp theo.
  • Tích hợp các hệ thống khác.

Cổng thông tin người bán: Người bán tự quản lý sự hiện diện của họ trên thị trường bao gồm danh sách sản phẩm, đơn đặt hàng và hoạt động, v.v.

  • Quản lý danh mục và sản phẩm: Thêm, sửa, xóa danh mục sản phẩm và sản phẩm trong danh mục; Quản lý thuộc tính và biến thể sản phẩm (màu sắc, kích thước, v.v.); Quản lý số lượng hàng tồn kho.
  • Quản lý nội dung: Xây dựng và tối ưu nội dung từ văn bản, hình ảnh, video, banner, widget, template đến nội dung về thương hiệu, thông điệp, v.v.
  • Quản lý đơn hàng: Xem danh sách đơn hàng và trạng thái của chúng. Theo dõi vận đơn và giao hàng. Cập nhật trạng thái đơn hàng (đang xử lý, đã giao hàng, đã hủy, v.v.). 
  • Quảng cáo và khuyến mãi: Hiển thị các quảng cáo, banner, khuyến mãi trên trang web; Quản lý mã giảm giá, chương trình khuyến mãi, v.v.
  • Tích hợp thanh toán và xử lý giao dịch: Tích hợp cổng thanh toán để xử lý thanh toán trực tuyến; xác nhận và theo dõi các giao dịch thanh toán. 

Cổng thông tin khách hàng: Cho phép người dùng thao tác và quản lý các thông tin cơ bản như số điện thoại, email, địa chỉ giao hàng, điều chỉnh các tùy chọn thanh toán, yêu cầu báo giá, quản lý danh sách mua sắm, kiểm tra trạng thái đơn hàng, v.v.

  • Đăng ký và quản lý tài khoản: Đăng ký tài khoản người dùng mới (người mua và người bán), đăng nhập và quản lý thông tin cá nhân, địa chỉ giao hàng, phương thức thanh toán, v.v. 
  • Tìm kiếm và xem sản phẩm: Tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa, danh mục, thương hiệu, v.v. Xem thông tin chi tiết của sản phẩm, bao gồm hình ảnh, mô tả, giá cả, đánh giá, v.v. 
  • Giỏ hàng và thanh toán: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng; chỉnh sửa số lượng sản phẩm, xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng, tính toán và hiển thị tổng số tiền trong giỏ hàng; chọn phương thức thanh toán; nhập thông tin thanh toán và địa chỉ giao hàng; xác nhận và đặt hàng. 
  • Đánh giá và nhận xét: Đánh giá và viết nhận xét về sản phẩm; xem đánh giá và nhận xét của người dùng khác. 
  • Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp kênh liên hệ để khách hàng có thể gửi câu hỏi, yêu cầu hỗ trợ; hỗ trợ trực tuyến qua chat trực tiếp, email, điện thoại, v.v.

Kiểm thử chất lượng hệ thống sàn thương mại điện tử

Dù là xây dựng đội ngũ nội bộ hay thuê ngoài các đơn vị phát triển thì quá trình kiểm thử chất lượng dự án là vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp doanh nghiệp xác nhận rằng hệ thống đã hoạt động như mong đợi và đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra từ ban đầu.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Kiểm thử chất lượng hệ thống thương mại điện tử
Kiểm thử chất lượng hệ thống thương mại điện tử

Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm thử: Xác định mục tiêu và phạm vi của quá trình kiểm thử. Đặt ra các tiêu chí và yêu cầu cụ thể mà doanh nghiệp muốn kiểm tra để đảm bảo rằng sàn hoạt động một cách chính xác và đáp ứng các yêu cầu đã đề ra.

Bước 2. Lập kế hoạch kiểm thử: Xác định kế hoạch kiểm thử chi tiết, bao gồm các trường hợp kiểm thử, kịch bản và dữ liệu. Xác định nguồn tài nguyên, thời gian và phạm vi của các bước kiểm thử.

Bước 3. Kiểm thử chức năng: Kiểm tra tất cả chức năng của trang web nhằm xác minh rằng mọi chức năng phát triển đang hoạt động đúng như mong đợi. Nếu trang web của doanh nghiệp hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và khu vực, thì doanh nghiệp cũng nên kiểm tra tính tương thích và hiển thị của từng từng tính năng theo từng khu vực địa lý.

Bước 4. Kiểm thử giao diện người dùng (UI): Đảm bảo giao diện website được thiết kế đẹp, dễ sử dụng, việc hiển thị thông tin, các nút và liên kết, trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động và máy tính bảng.

Bước 5. Kiểm thử tương thích trình duyệt: Kiểm tra trang web trên các trình duyệt phổ biến như Google Chrome, Mozilla Firefox, Safari và Microsoft Edge để đảm bảo tính tương thích và hiển thị đúng trên mọi nền tảng.

Bước 6. Kiểm thử hiệu năng: Kiểm tra hiệu năng của trang web, bao gồm tốc độ tải trang, khả năng xử lý đồng thời và khả năng mở rộng. Đảm bảo rằng trang web hoạt động một cách mượt mà và đáp ứng được lưu lượng truy cập dự kiến.

Bước 7. Kiểm thử bảo mật: Kiểm tra tính bảo mật của sàn bằng cách kiểm tra khả năng xâm nhập, bảo mật dữ liệu và xác thực người dùng. Kiểm tra các phương thức bảo mật như SSL, mã hóa dữ liệu và chứng chỉ bảo mật.

Bước 8. Xử lý lỗi: Ghi lại và theo dõi các lỗi và vấn đề xuất hiện trong quá trình kiểm thử. Xác định nguyên nhân, sửa lỗi và kiểm tra lại cho đến khi quá trình kiểm tra được thông qua, toàn bộ hệ thống đã sẵn sàng để có thể golive và đi vào hoạt động.

Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử

Go-live là giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng website sàn thương mại điện tử, khi đó trang web được chính thức đưa vào hoạt động thực tế. 

Để đảm bảo quá trình go-live diễn ra thành công thì doanh nghiệp nên chuẩn bị danh sách gọi là Go-live checklist. Đây là danh sách những việc đội ngũ triển khai cần làm để chuẩn bị go-live hệ thống. Danh sách này sẽ bao gồm các đầu mục công việc, người chịu trách nhiệm, trạng thái, ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử
Chính thức vận hành hệ thống thương mại điện tử

Trước khi Golive

  • Chuẩn bị môi trường Production và trỏ tên miền
  • Đảm bảo toàn bộ mã nguồn hệ thống chuẩn bị golive là phiên bản cuối cùng của quá trình kiểm thử chất lượng.
  • Chuyển đổi dữ liệu: Thực hiện quá trình chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới theo phương pháp đã xác định. Sau đó kiểm tra lại dữ liệu sau khi chuyển đổi để đảm bảo tính toàn vẹn và tính chính xác của dữ liệu trong hệ thống mới
  • Cập nhật nội dung: kiểm tra lại nội dung trên website, bao gồm văn bản, hình ảnh, video và các tài liệu khác. Đảm bảo rằng nội dung được hiển thị chính xác và không có lỗi chính tả hoặc định dạng.
  • Sao lưu toàn bộ dữ liệu trên website để đảm bảo an toàn và khả năng phục hồi dữ liệu khi cần thiết. 
  • Xác định và chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ cho khách hàng

Golive 

  • Triển khai quy trình chuyển đổi từ môi trường phát triển sang môi trường sản phẩm thực tế
  • Theo dõi lưu lượng truy cập và hoạt động website ngay sau khi go-live
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống trong suốt quá trình go-live

Sau khi Golive

  • Theo dõi và phản hồi phản hồi từ người dùng
  • Xử lý các lỗi và vấn đề xuất hiện sau quá trình go-live
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống trong thời gian dài sau go-live
  • Đảm bảo tính tương thích của các tích hợp với hệ thống bên ngoài
  • Đào tạo nhân viên và người quản lý để sử dụng hiệu quả và duy trì hệ thống

Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website

Việc liên tục cập nhật hệ thống sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng, cải thiện trải nghiệm người dùng, theo kịp xu hướng công nghệ mới, tăng cường tính cạnh tranh, v.v. Ngoài ra, liên tục sửa lỗi và cập nhật các bản vá bảo mật sẽ tăng cường uy tín của thương hiệu, bảo vệ người dùng trước các đợt tấn công trên Internet, v.v.

Bên cạnh đó, việc phát triển các tính năng mới sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội trên thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh một cách chuyên nghiệp hơn. Chẳng hạn như sau một thời gian vận hành và nắm trong tay một lượng khách hàng nhất định thì doanh nghiệp có thể triển khai các tính năng cho khách hàng thân thiết.

9 Bước xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử - Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website
Liên tục cập nhật và phát triển tính năng website

Để kinh doanh sàn thương mại điện tử thành công thì cần có rất nhiều yếu tố như mô hình vận hành, tiềm lực tài chính, xây dựng đối tác chiến lược với nhiều nhãn hàng khác nhau. Nhưng có một hệ thống sàn thương mại điện tử hoạt động mượt mà và hiệu suất cũng sẽ đóng góp một phần rất lớn nên thành công đó.

Tuy nhiên hành trình xây dựng website cho sàn thương mại điện tử lại không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu và triển khai sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử, liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM  (02871089908) để được tư vấn miễn phí!

11
20,887
0
1
30/06/2023
Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam
HÀNH TRÌNH THƯƠNG MẠI O2O DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Theo báo cáo của Statista, có hơn 82% doanh số bán lẻ được diễn ra tại các cửa hàng truyền thống nhưng trong đó có hơn 81% khách hàng đã dành thời gian nghiên cứu về sản phẩm trực tuyến trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Điều này chứng minh rằng hoạt động kinh doanh Online và Offline cần được bổ trợ cho nhau để doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. 

Để có thể chinh phục được thị trường thương mại O2O, doanh nghiệp cần phải vạch ra một chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tiềm lực của thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được sự kết hợp hoàn hảo giữa bán hàng online và offline.

Xác định mục tiêu

Để xác định mục tiêu cho doanh nghiệp, trước hết cần xác định tầm nhìn của doanh nghiệp khi triển khai thương mại O2O (O2O Commerce). Đây là hình ảnh về tương lai mà doanh nghiệp muốn đạt được. Sau đó, đặt ra các mục tiêu cụ thể và đo lường được, doanh nghiệp có thể kết hợp với mô hình phân tích SWOT (Strengths – Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội, Threats – Thách thức) để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu

Việc xác định mục tiêu cho doanh nghiệp là một quá trình quan trọng để giúp doanh nghiệp tập trung vào những hoạt động quan trọng nhất, giảm thiểu rủi ro và đạt được thành công khi triển khai thương mại O2O.

Hoạch định chiến lược

Kế đến là làm việc với những người liên quan để đề ra các chiến lược triển khai O2O nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Bước đầu tiên khi hoạch định chiến lược chính là sử dụng phần mềm phân tích hiệu suất để đo lường và phân tích, tìm ra điểm đau của khách  hàng (Pain point) và điểm chạm khách hàng (Touchpoint) trong quá trình mua hàng. 

Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xác định các mô hình O2O sẽ triển khai và các kênh cần triển khai cho mô hình đã chọn. Sau khi đã có được mô hình kinh doanh phù hợp thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm chính là lựa chọn nguồn lực để xây dựng hệ thống thương mại O2O.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược

Dưới đây là các cách để xây dựng nguồn lực cho doanh nghiệp:

Cách 1. Lên kế hoạch xây dựng đội ngũ nội bộ cho từng kênh Online và Offline 

  • Ưu điểm: Kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống kinh doanh theo đúng yêu cầu đặt ra. 
  • Nhược điểm: Tốn nhiều chi phí và thời gian để tuyển dụng, đào tạo đội ngũ in-house có chuyên môn và kinh nghiệm, khiến vạch xuất phát của thương hiệu sẽ chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh. 

Cách 2. Hợp tác với doanh nghiệp có kinh nghiệm phát triển Thương mại O2O

  • Ưu điểm: Được trau dồi chuyên môn, kinh nghiệm cũng như có được giải pháp nhanh nhất, phù hợp nhất với tình hình kinh doanh hiện tại và tương lai. 
  • Nhược điểm: Khó kiếm được đối tác uy tín, chuyên nghiệp, có chuyên môn trong ngành hàng của thương hiệu.

Cách 3. Xây dựng hệ thống O2O với nhà phát triển chuyên nghiệp rồi thiết lập đội ngũ nội bộ để duy trì và nâng cấp hệ thống

  • Ưu điểm: Vừa sở hữu hệ thống thương mại O2O nhanh chóng trong thời gian đầu vừa kiểm soát hệ thống thương mại O2O trong dài hạn.
  • Khuyết điểm: Cần nhiều thời gian để tìm kiếm đơn vị uy tín cũng như chi phí tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự cho doanh nghiệp. 

Từ đó, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch triển khai chi tiết bao gồm ngân sách và thời gian để triển khai hệ thống thương mại O2O.

Nâng cấp hệ thống Offline

Thông thường các doanh nghiệp triển khai O2O thường là các doanh nghiệp đã có sẵn hệ thống kinh doanh offline. Nhưng để có thể hoàn thành đơn hàng từ online to offline hiệu quả thì nâng cấp hệ thống offline là vô cùng quan trọng. Một hệ thống Offline phục vụ hoạt động kinh doanh O2O hiệu quả nhất khi được quản trị với các hệ thống phần mềm như POS, CRM, ERP và PIM thay thế cho các hoạt động quản lý thủ công bằng giấy tờ hoặc Microsoft Office (Word, Execl, Onenote, Access, etc).

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Nâng cấp hệ thống Offline
Nâng cấp hệ thống Offline

POS (Điểm bán hàng – Point of Sale) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán hàng hóa. Hệ thống POS là công cụ để thực hiện các giao dịch. Về cơ bản, Hệ thống POS là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm để tạo ra một quy trình giao dịch hoàn chỉnh. Một số POS được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng như Magestore, mPOS, VNPAY và KiotViet. 

ERP (Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp – Enterprise Resource Planning, đây là hệ thống giúp hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp. Đơn giản hơn, hệ thống ERP dùng để quản lý tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Các hệ thống ERP phổ biến như Odoo, Sage, TomERP, Oracle và SAP.

CRM (Quản lý quan hệ khách hàng – Customer Relationship Management) là một phần mềm hoặc hệ thống giúp các doanh nghiệp quản lý thông tin, tương tác với khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng hiện tại. CRM cho phép các doanh nghiệp thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó cải thiện tương tác với khách hàng và tăng cường khả năng bán hàng. Doanh nghiệp có thể tham khảo các công cụ CRM như Salesforce, Hubspot, Zendesk, Zoho và Pipedrive.

PIM (Quản lý thông tin sản phẩm – Product Information Management) là một hệ thống được sử dụng để lưu trữ và quản lý thông tin sản phẩm của doanh nghiệp một cách tập trung. Thông tin sản phẩm bao gồm thông số kỹ thuật, mô tả, hình ảnh, video, thông tin về kích cỡ và màu sắc, mô tả sản phẩm bằng nhiều ngôn ngữ và thông tin liên quan khác mà nhà tiếp thị hoặc nhân viên bán hàng cần. Các PIM phổ biến mà doanh nghiệp có thể xem xét như Pimworks, Salsify, Akeneo và Inriver.

Tùy vào mức độ số hóa hiện tại trong hoạt động kinh doanh offline của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cân nhắc nâng cấp các hệ thống hiện tại, chuyển đổi sang các nền tảng khác hoặc triển khai thêm các phần mềm phù hợp.

Xây dựng hệ thống Online

Lựa chọn nền tảng xây dựng cho các kênh Online

Thông thường, khi xây dựng hệ thống Online bao gồm website và app thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể chọn một trong hai loại nền tảng: SaaS và Open Source.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Lựa chọn nền tảng xây dựng cho các kênh Online
Lựa chọn nền tảng xây dựng cho các kênh Online

Nền tảng SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng 1 phần mềm. Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống server của nhà cung cấp và nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp. 

Một số nền tảng SaaS phổ biến hiện nay: Haravan, Shopify, BigCommerce.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh, độ bảo mật cao, hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng tăng theo thời gian, doanh nghiệp khó sở hữu mã nguồn và dữ liệu, hạn chế về chức năng và khả năng mở rộng, tùy chỉnh.

Nền tảng SaaS thường là sự lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp startup (khởi nghiệp) hoặc SME (Small and medium-sized enterprises – Doanh nghiệp nhỏ và vừa) vì chi phí và thời gian triển khai hợp lý.

Nền tảng Open Source hay mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công bố công khai, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phí. Các nền tảng mã nguồn mở sẽ là sự lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp phát triển hệ thống website và app chuyên nghiệp. 

Các nền tảng Open Source phải kể đến đó là Magento, WooCommerce (Plugin của WordPress), Open Cart.

  • Ưu điểm: Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao, tính năng và tiện ích bổ sung đa dạng, doanh nghiệp được sở hữu mã nguồn và dữ liệu. 
  • Nhược điểm: Không dễ sử dụng, chi phí xây dựng cao, thời gian triển khai dài.

Nền tảng Open Source là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp lớn hoặc có nhu cầu tinh chỉnh hệ thống vì tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tiến hành xây dựng các gian hàng trên sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Amazon. Việc xây dựng các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử là một cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp để tiếp cận với một lượng khách hàng tiềm năng rộng lớn và tăng doanh số bán hàng.

Ngoài ra, việc sử dụng các sàn thương mại điện tử cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong việc quảng cáo sản phẩm, vận chuyển hàng hóa và tạo mối quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, để thành công trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp cần đưa ra một chiến lược hợp lý và tối ưu hóa trang gian hàng của mình.

Việc phụ thuộc vào các sàn thương mại điện tử về lâu dài thì doanh nghiệp có thể mất quyền kiểm soát về khách hàng và dữ liệu của mình. Các sàn thương mại điện tử thường có chính sách riêng về quản lý dữ liệu khách hàng và thông tin liên lạc, khiến cho doanh nghiệp không thể trực tiếp tiếp cận được với khách hàng của mình và có thể mất khách hàng nếu như bị cạnh tranh bởi các đối thủ trên sàn thương mại điện tử đó. 

Nhìn chung, để triển khai thương mại O2O hiệu quả thì doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống Online song song với hệ thống Offline hoặc tiến hành sau khi đã hoàn chỉnh hệ thống Offline.

Thiết kế UI/UX

Sau khi đã lựa chọn nền tảng để xây dựng website và app thương mại O2O, bước tiếp theo cho doanh nghiệp chính là thiết kế UI/UX sao cho phù hợp với nét đặc trưng của thương hiệu. 

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Thiết kế UIUX
Thiết kế UIUX

Hiện có 3 cách để thiết kế giao diện UI/UX doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng:

  • Sử dụng giao diện có sẵn: Cách này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí giao diện. Cả nền tảng SaaS và Open Source đều cung cấp đa dạng giao diện UI/UX với giá dao động từ $300 đến $500. 
  • Tùy chỉnh dựa trên giao diện có sẵn: Gần giống như cách thứ nhất nhưng doanh nghiệp sẽ tuỳ chỉnh lại giao diện sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển thương hiệu. 
  • Tự thiết kế giao diện: Việc này giúp hình ảnh thương hiệu mang nét riêng và khác biệt với phần lớn đối thủ. Tuy chi phí cao hơn sử dụng giao diện có sẵn nhưng thiết kế “đo ni đóng giày” này sẽ đáp ứng đặc thù ngành và kỳ vọng của doanh nghiệp. 

Lập trình hệ thống chức năng

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Lập trình hệ thống chức năng
Lập trình hệ thống chức năng

Với hệ thống Online, doanh nghiệp có thể tham khảo các chức năng sau để triển khai website và app thương mại điện tử toàn diện: 

  • Quản lý danh mục: Quản lý các danh mục, chức năng, giá, hình ảnh/video của sản phẩm nhằm tối ưu vận hành hoạt động kinh doanh. 
  • Quản lý bán hàng: Quản lý thông tin đơn hàng, hiểu và phân tích hành vi mua sắm của khách hàng hiệu quả. 
  • Quản lý marketing: Tích hợp các tính năng như URL, thẻ meta, internal link để tối ưu SEO, kết hợp với các chiến dịch marketing hiệu quả nhằm đạt mục tiêu về doanh số. 
  • Quản lý nội dung: Xây dựng và tối ưu nội dung cho hệ thống CMS từ văn bản, hình ảnh, banner, widget, template đến nội dung về thương hiệu, blog, v.v.
  • Quản lý khách hàng: Lưu trữ, quản lý và phân tích thông tin khách hàng, nhóm khách hàng, từ đó cải tiến và nâng cao hiệu quả marketing nhằm mục tiêu tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến. 
  • Quản lý hệ thống: Quản lý và phân quyền cho quản trị viên để điều hành, bảo mật và duy trì hệ thống website thương mại điện tử. 
  • Quản lý cửa hàng: Sử dụng công cụ quản lý tồn kho tại các chi nhánh, cửa hàng và kho hàng, đảm bảo quá trình cung ứng diễn ra liên tục và hiệu quả. 
  • Quản lý giỏ hàng và checkout: Quản lý giỏ hàng và thông tin thanh toán của khách hàng. 
  • Phân tích và báo cáo: Phân tích và đo lường hiệu suất hoạt động của hệ thống website thương mại điện tử, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp theo.

Kiểm thử hệ thống trước khi ra mắt thị trường

Kiểm thử (Testing) là hoạt động nhằm tìm kiếm và phát hiện ra các lỗi phát sinh của website và app, đảm bảo toàn bộ hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Kiểm thử cung cấp mục tiêu, cái nhìn tổng quan về dự án cho phép đánh giá và hiểu rõ các rủi ro khi hệ thống đi vào hoạt động. 

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Kiểm thử hệ thống trước khi ra mắt thị trường
Kiểm thử hệ thống trước khi ra mắt thị trường

Các phương pháp kiểm thử phổ biến:

  • Kiểm thử hộp trắng (white box testing): Trong kiểm thử hộp trắng cấu trúc mã, thuật toán được đưa vào xem xét. Người kiểm thử truy cập vào mã nguồn của chương trình để có thể kiểm tra nó.
  • Kiểm thử hộp đen (black box testing) : Kiểm tra các chức năng của hệ thống dựa trên bản đặc tả yêu cầu.
  • Kiểm thử hộp xám (gray box testing): Là sự kết hợp giữa black box testing và white box testing

Nói chung, tiến hành kiểm định dựa trên kịch bản kiểm thử là bước quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, làm bàn đạp vững chắc để hệ thống đi vào hoạt động thuận lợi.

Hoàn thành thủ tục pháp lý và ra mắt

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Hoàn thành thủ tục pháp lý và ra mắt
Hoàn thành thủ tục pháp lý và ra mắt

Thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương

Bước cuối cùng của giai đoạn xây dựng hệ thống Online đó là hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết để được phép hoạt động hợp pháp. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các bước đăng ký đơn giản theo hướng dẫn tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử. 

Đây là yêu cầu bắt buộc của Bộ Công Thương đối với mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu hệ thống Online đều phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký/thông báo đúng thời gian quy định.

Đưa ứng dụng lên Google Play và App store

Để đưa ứng dụng lên các nền tảng này, doanh nghiệp cần làm theo các bước sau: 

  1. Đăng ký tài khoản nhà phát triển trên các nền tảng App store và Google Play. 
  2. Tạo một hồ sơ nhà phát triển và đăng ký ứng dụng với các nền tảng. 
  3. Tạo và nộp ứng dụng bao gồm các thông tin cần thiết như tên, mô tả, hình ảnh, video và các tính năng khác. Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng ứng dụng tuân thủ các quy định và yêu cầu của các nền tảng. 
  4. Kiểm tra và xác nhận việc đăng ký ứng dụng trên các nền tảng. Sau khi ứng dụng được chấp nhận, doanh nghiệp có thể bắt đầu quảng bá và quản lý ứng dụng của mình trên các nền tảng. 

Đẩy ứng dụng lên Google Play và App store là một quá trình quan trọng và cần thiết để đưa app của doanh nghiệp đến gần với người dùng. 

Đo lường hiệu suất

Sau khi đã hoàn thành hệ thống thương mại O2O, doanh nghiệp cần thu thập các dữ liệu nhằm đo lường mức độ thành công của chiến lược O2O và đưa ra các quyết định kinh doanh tiếp theo. Các công cụ đo lường và phân tích dữ liệu được nhiều doanh nghiệp tích hợp vào hệ thống kinh doanh như Google Search Console, Google Analytics, Facebook Pixel, Tiktok Tracking Pixel, v.v.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Đo lường hiệu suất
Đo lường hiệu suất

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tích hợp công cụ BI (Kinh doanh thông minh – Business Intelligence), đây là hệ thống báo cáo quản trị thông minh, có khả năng kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai thác nguồn dữ liệu đó để đưa ra các dự đoán trong tương lai. Một số công cụ BI phổ biến như Magento Business Intelligence, Tableau, Power BI và Looker.

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Từ các số liệu đã được phân tích, báo cáo thì doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đưa ra các chiến lược phù hợp nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Các chiến lược giúp tăng trải nghiệm khách hàng được ứng dụng rộng rãi có thể kể đến như Loyalty Program và Omnichannel.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Loyalty Program hay còn gọi là Chương trình khách hàng thân thiết, là những chương trình được xây dựng nhằm mục tiêu khuyến khích khách hàng quay trở lại mua hàng thông qua những ưu đãi độc đáo riêng biệt, giúp mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất, và giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng quay lại nhiều lần. 

Omnichannel hay Thương mại đa kênh là một phương pháp bán hàng đa kênh tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch bằng cách tiếp thị và bán hàng trên tất cả các kênh có sự có mặt của khách hàng tiềm năng từ thiết bị di động, mạng xã hội, website thương mại điện tử cho đến trong cửa hàng truyền thống.

Giải pháp thương mại O2O của SECOMM

Thành lập năm 2014, SECOMM là công ty chuyên cung cấp các giải pháp về thương mại O2O. Qua năm tháng, SECOMM sở hữu gia tài đồ sộ các dự án thương mại O2O với các khách hàng lớn trong nước và quốc tế như Annam Gourmet, Trentham Estate, v.v. 

Cụ thể hơn về giải pháp thương mại O2O, SECOMM cung cấp đa dạng các dịch vụ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và thống lĩnh thị trường bán lẻ trong thời đại số từ Tư vấn giải pháp, Xây dựng đội ngũ đến Phát triển hệ thống O2O bao gồm:

Mô hình thương mại O2O
Mô hình thương mại O2O

Hệ thống Thương mại điện tử

Xây dựng hệ thống kinh doanh từ Online cho đến Offline nhằm mang đến trải nghiệm toàn diện cho khách hàng:

  • Triển khai website thương mại điện tử trên các nền tảng như Shopify, WooCommerce, Magento.
  • Xây dựng ứng dụng thương mại điện tử (eCommerce Apps) bằng các nền tảng, công nghệ và framework như Flutter, NodeJS, ReactJS, Ionic.
  • Xây dựng và Quản lý gian hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Amazon.

Hệ thống Quản trị

Triển khai và tích hợp các công cụ và phần mềm quản trị để vận hành các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả cho doanh nghiệp

  • Hệ thống Quản trị ERP: Odoo, Sage, TomERP, Oracle, SAP, v.v.
  • Hệ thống Quản lý Khách hàng CRM: Salesforce, Hubspot, Zendesk, Zoho, v.v.
  • Hệ thống quản lý bán hàng POS: Magestore, mPOS, VNPAY, KiotViet, v.v.
  • Hệ thống quản lý thông tin sản phẩm PIM: Pimworks, Salsify, Akeneo, Inriver, v.v.

Hệ thống Trải nghiệm khách hàng

Xây dựng và tích hợp các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường trải nghiệm của khách hàng

  • Ứng dụng di động (Mobile Apps): Flutter, NodeJS, ReactJS, Ionic, v.v.
  • Chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program) 
  • Thương mại đa kênh (Omnichannel Commerce)

Hệ thống Dữ liệu

Tích hợp các công cụ hỗ trợ việc phân tích và báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  • Phân tích và báo cáo dữ liệu: Google Search Console, Google Analytics, Facebook Pixel, Tiktok Tracking Pixel, v.v.
  • Business Intelligence: Magento Business Intelligence, Tableau, Power BI, Looker, v.v.

Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình thương mại O2O cũng như các giải pháp tốt nhất để chinh phục thị trường bán lẻ, hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

2
7,491
0
1
26/04/2023
6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce
6 TIPs ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC OMNICHANNEL ECOMMERCE

Năm 2021, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD. Điều này cho thấy ngành công nghiệp tỷ đô này đang phát triển rất mạnh mẽ và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi có quá nhiều sự cạnh tranh trên thị trường thì các chủ doanh nghiệp buộc phải tìm cách để doanh nghiệp của mình trở nên nổi bật và kết nối với khách hàng.

Một trong những cách hiệu quả là triển khai chiến lược Omnichannel eCommerce. Đây là một phương pháp tiếp thị nhằm cung cấp trải nghiệm khách hàng đồng nhất trên nhiều kênh.

Thuật ngữ này dễ bị nhầm lẫn với Multichannel eCommerce – nơi thương hiệu bán hàng trên nhiều kênh nhưng cung cấp trải nghiệm khách hàng khác nhau ở mỗi kênh. Dù khách hàng có thể mua sắm trên mạng xã hội, website thương mại điện tử, cửa hàng offline, v.v nhưng trải nghiệm của họ giữa các kênh này sẽ không liền mạch.

Ngoài ra còn có hình thức Single-channel eCommerce nghĩa là thương hiệu chỉ sử dụng một kênh để bán hàng. 

Các nhà bán lẻ trên thế giới đều có thể nhận thức được tiềm năng và tầm ảnh hưởng của Omnichannel eCommerce đối với hoạt động kinh doanh của họ. Theo Report Linker, thị trường của các nền tảng thương mại đa kênh bán lẻ đã đạt 5 tỷ USD vào năm 2020 và được dự đoán sẽ đạt 14,5 tỷ USD vào năm 2027.

Các nhà phân tích và chuyên gia cũng nhấn mạnh Omnichannel chính là tương lai của thương mại điện tử và là cách tốt nhất để thu hút khách hàng và mang đến họ giá trị đích thực. 

Dưới đây là 6 tips để doanh nghiệp xây dựng thành công chiến lược Omnichannel eCommerce

Tip 1: Thấu hiểu đối tượng mục tiêu và hành vi mua sắm

Tip đầu tiên, dù xây dựng bất kỳ chiến lược kinh doanh nào, doanh nghiệp đều phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, hành vi mua sắm của họ như thế nào. Doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách thu nhập các dữ liệu liên quan đến thông tin nhân khẩu học, lịch sử và hành vi mua hàng, v.v từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm website thương mại điện tử, các nền tảng xã hội và cửa hàng offline, v.v.

Sau đó, doanh nghiệp sẽ phân tích hành vi khách hàng, xem cách họ tương tác với thương hiệu trên các kênh khác nhau và tiến hành vẽ chân dung khách hàng. Điều này giúp tìm ra cách tiếp cận hiệu quả với từng phân khúc khách hàng và tạo thông điệp cho từng kênh.

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 1-Thấu hiểu đối tượng mục tiêu và hành vi mua sắm
Thấu hiểu đối tượng mục tiêu và hành vi mua sắm

Ví dụ: sau khi cân nhắc doanh nghiệp nhận thấy một phần đáng kể khách hàng của mình thích mua sắm trên thiết bị di động, khi đó doanh nghiệp có thể tối ưu các chiến dịch marketing phù hợp với các thiết bị di động song song với cải thiện website để thu hút khách hàng nhiều hơn. Hoặc doanh nghiệp có thể đầu tư hơn vào xây dựng ứng dụng di động nhằm làm phong phú trải nghiệm mua sắm của khách hàng và thúc đẩy chuyển đổi.

Tip 2: Lập bản đồ hành trình khách hàng

Tip thứ 2 là vẽ bản đồ về hành trình của khách hàng để hình dung trực quan quá trình mà một khách hàng tiềm năng trải qua khi tương tác với thương hiệu, giúp thương hiệu hiểu rõ nhu cầu, động cơ mua hàng của họ, v.v.

Khi phát triển chiến lược Omnichannel eCommerce, việc lập bản đồ hành trình khách hàng giúp doanh nghiệp chủ động cung cấp lộ trình trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa trên các kênh. Điều đó giúp tăng khả năng bán chéo, bán thêm, tăng tỷ lệ giữ chân và duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. 

Có 5 giai đoạn thường thấy trong hành trình khách hàng: Nhận thức (Awareness), Quan tâm (Interest), Mua hàng (Purchase), Giữ chân (Retention), Ủng hộ (Advocacy)

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 2-Lập bản đồ hành trình khách hàng
Lập bản đồ hành trình khách hàng

Dưới đây là những bước cơ bản để tạo bản đồ hành trình khách hàng:

  • Đặt mục tiêu rõ ràng cho bản đồ hành trình
  • Xác định chân dung khách hàng & xác định khách hàng mục tiêu
  • Xác định các giai đoạn và mục tiêu cho từng giai đoạn
  • Liệt kê các điểm tiếp xúc (touch point)
  • Thu thập dữ liệu và phản hồi
  • Xác định các vấn đề cần cải thiện

Tip 3: Định vị thương hiệu

Tip thứ 3, doanh nghiệp cần một thông điệp và hình ảnh thương hiệu đồng nhất cho các kênh. Điều này đòi hỏi việc xác định và hiểu rõ giá trị thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh thì mới có thể tạo ra một hình ảnh thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh. Chẳng hạn như việc sử dụng các yếu tố như màu sắc, phông chữ, v.v cũng cần đồng nhất để khách hàng dễ dàng nhớ đến thương hiệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đào tạo đội ngũ nhân sự về thông điệp và hình ảnh thương hiệu nhằm đảm bảo họ hiểu và truyền đạt đúng thông điệp trên tất cả các kênh. 

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 3-Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu

Việc phát triển thông điệp và hình ảnh thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng và hơn hết là đảm bảo trải nghiệm khách hàng liền mạch. 

Tip 4: Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội

Tip thứ 4, thêm mạng xã hội vào chiến lược Omnichannel eCommerce và chú trọng tương tác với khách hàng trên các trang mạng xã hội nhiều hơn bên cạnh những kênh marketing hiệu quả khác. Với hơn 3.6 tỷ người dùng mạng xã hội trên thế giới thì việc xây dựng sự hiện diện thương hiệu trên các nền tảng xã hội không còn là sự lựa chọn mà là điều bắt buộc phải làm vì đây là cách hiệu quả để thương hiệu và khách hàng kết nối với nhau.

Ở Việt Nam, các mạng xã hội phổ biến nhất bao gồm Facebook, TikTok, Instagram và Youtube. Còn trên phạm vi toàn cầu, Statista đã thống kê những nền tảng xã hội phổ biến nhất với lượng người dùng tính đến tháng 1/2023.

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 4-Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội
Nguồn: Statista

Doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội để chăm sóc khách hàng bằng cách trả lời các câu hỏi và giải quyết các thắc mắc qua tin nhắn hoặc qua tương tác trên news feed theo cách vui vẻ và gần gũi. Ngoài ra, mạng xã hội là nơi lý tưởng để đưa thông điệp và tiếng nói của thương hiệu đến nhanh hơn và gần hơn với khách hàng, từ đó thúc đẩy nhận thức về thương hiệu.

Doanh nghiệp có thể tự lên ý tưởng và nội dung truyền đạt hoặc hợp tác với các Influencers. Đặc biệt, để phối hợp chặt chẽ giữa mạng xã hội và các kênh khác trong chiến lược Omnichannel eCommerce, doanh nghiệp có thể, ví dụ, kêu gọi người dùng like, comment, share bài post để nhận được những mã giảm giá hấp dẫn khi mua hàng trên website hoặc cửa hàng offline. 

Tip 5: Tối ưu trải nghiệm mua sắm

Tip thứ 5, đối với trải nghiệm đa kênh, doanh nghiệp cần đảm bảo khách hàng có thể mua sắm ở bất kỳ kênh nào họ tương tác như website, sàn thương mại điện tử, nền tảng xã hội, cửa hàng offline, v.v. Ngoài ra, với sự lên ngôi của xu hướng mua sắm trên thiết bị di động (mobile commerce), doanh nghiệp cần tối ưu website thân thiện và đáp ứng nhanh trên thiết bị di động cũng như tối ưu ứng dụng di động để dễ sử dụng và điều hướng. 

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 5-Tối ưu trải nghiệm mua sắm
6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 5-Tối ưu trải nghiệm mua sắm

Vì Omnichannel eCommerce chú trọng vào tính đồng nhất trải nghiệm giữa tất cả các kênh, nên bên cạnh nội dung đăng tải thì thông tin liên quan đến khách hàng như thông tin đăng nhập, thông tin thanh toán và giỏ hàng ở các kênh cũng cần được đồng nhất.

Điều này giúp khách hàng di chuyển dễ dàng và liền mạch giữa các kênh và thiết bị mà vẫn giữ nguyên các mặt hàng trong giỏ hàng hoặc không phải mất thời gian để đăng nhập hay điền lại thông tin thanh toán.

Đồng thời, doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích dữ liệu để cá nhân hoá các đề xuất sản phẩm cho từng khách hàng, hiển thị các sản phẩm liên quan hoặc bổ sung dựa trên hành vi và lịch sử mua hàng trên các kênh để tăng cơ hội bán chéo (cross-sell) và bán thêm (up-sell).

Tip 6: Đo lường và phân tích kết quả của Omnichannel eCommerce

Tip thứ 6 chính là đo lường và phân tích kết quả của chiến lược. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu như Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel, v.v để kiểm tra, theo dõi và phân tích hành vi khách hàng ở tất cả các kênh.

6 Tips Để Xây Dựng Chiến Lược Omnichannel eCommerce-Tip 6- Đo lường và phân tích kết quả
Đo lường và phân tích kết quả

Điều này giúp doanh nghiệp xác định những kênh nào đem về nhiều nhất về lưu lượng truy cập, mức độ tương tác, doanh số bán hàng và tìm ra những vấn đề cần cải thiện. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu thập đánh giá và phản hồi của khách hàng để cải thiện và tối ưu chiến lược Omnichannel eCommerce.

Việc đo lường, đánh giá và thu thập phản hồi của khách hàng nên được thực hiện thường xuyên để có được những điều chỉnh phù hợp nhằm đem lại kết quả như kỳ vọng. 

Liên hệ SECOMM ngay để được tư vấn xây dựng chiến lược Omnichannel eCommerce.

2
7,898
0
1
25/04/2023
Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI ECOMMERCE LOYALTY PROGRAM

Những khách hàng trung thành đóng góp rất lớn vào khoản lợi nhuận cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Vì thế, doanh nghiệp cần tập trung củng cố mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy việc mua hàng lặp lại. Trong vô số cách thức có thể kể đến, xây dựng và khuyến khích khách hàng tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program) là một chiến lược hiệu quả. Dưới đây là quy trình xây dựng và triển khai thành công eCommerce Loyalty Program.

Xem thêm: Đi Tìm Ý Nghĩa Của Loyalty Program Trong Thương Mại Điện Tử

Thiết Lập Mục Tiêu

Bước đầu tiên của quy trình là thiết lập mục tiêu của loyalty program bao gồm việc xác định mục tiêu cần đạt được với chương trình khách hàng thân thiết, chẳng hạn như tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, khuyến khích mua hàng lặp lại, thu hút khách hàng mới hay tăng giá trị vòng đời của khách hàng, v.v. Tuy nhiên, các mục tiêu này phải phù hợp với định hướng phát triển và mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. 

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Thiết Lập Mục Tiêu
Thiết lập mục tiêu triển khai Loyalty Program

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ đối tượng mục tiêu mà chương trình khách hàng thân thiết sẽ hướng đến bằng cách phân tích các đặc điểm về nhân khẩu học, tâm lý đối tượng mục tiêu nhằm thiết kế loyalty program phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của họ. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể nghiên cứu các chương trình khách hàng thân thiết của đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh điểm yếu và từ đó sáng tạo loyalty program của riêng mình nhằm tạo sự khác biệt và mang đến những giá trị độc đáo cho khách hàng. 

Xây Dựng Loyalty Program

Lựa Chọn loại Loyalty Program

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Lựa chọn loại Loyalty Program
Lựa chọn loại Loyalty Program

Hiện nay có đa dạng chương trình khách hàng thân thiết khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là Chương trình tích điểm, Chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc và Chương trình đăng ký thành viên. 

  • Chương Trình Tích Điểm (Point-based Loyalty Program)

Đây là chương trình giúp khách hàng nhận điểm trong mỗi lần mua hàng hoặc thực hiện một số hành động cụ thể và tiến hành đổi ra phần thưởng khi đã tích lũy đủ số điểm quy định. Chương trình tích điểm rất phổ biến khi triển khai loyalty program trong thương mại điện tử vì doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập và quản lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý về giá trị của phần thưởng khách hàng sẽ nhận được cũng như thời gian đổi điểm nhận thưởng hợp lý đủ để tạo nên sức hấp dẫn của chương trình.  

  • Chương Trình Ưu Đãi Theo Cấp Bậc (Tiered-based Loyalty Program)

Dạng chương trình này khuyến khích khách hàng nỗ lực để thăng bậc và nhận về phần thưởng và lợi ích có giá trị cao hơn. Điều này đòi hỏi khách hàng phải đầu tư thời gian và tiền bạc vào hoạt động mua sắm và gắn kết với thương hiệu, nghĩa là khi chi tiêu càng nhiều thì lợi ích nhận được càng nhiều. Khi đó, mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu sẽ tăng.

  • Chương Trình Đăng Ký Thành Viên (Subscription-based Loyalty Program)

Với chương trình này, để tham gia khách hàng sẽ phải đăng ký làm thành viên và phải trả phí theo tháng, theo quý hoặc theo năm tuỳ vào thể lệ của mỗi chương trình. Do tính chất của dạng chương trình này buộc khách hàng trả phí tham gia nên sự cam kết tương tác và gắn kết với thương hiệu vì thế cũng cao hơn những dạng chương trình khác.

Thông thường, các chương trình đăng ký thành viên sẽ có khoảng thời gian trải nghiệm thử để khách hàng quyết định có thật sự tham gia hay không và đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp thuyết phục khách hàng với giá trị mà họ sẽ nhận là hoàn toàn xứng đáng với số tiền chi ra. 

Việc lựa chọn sẽ tùy thuộc vào ngân sách, nguồn lực cũng như định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp 

Lựa Chọn Phần Thưởng

Sau khi đã đưa ra quyết định sẽ xây dựng dạng chương trình khách hàng thân thiết nào, doanh nghiệp sẽ tiến hành chọn phần thưởng phù hợp với dạng chương trình đó. 

Với chương trình tích điểm thì ưu đãi giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo, miễn phí vận chuyển, quà tặng miễn phí, ưu tiên hỗ trợ khách hàng, quyền tham gia sự kiện và cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm là những phần thưởng thường thấy trong dạng chương trình này. 

Chương trình SHEIN Bonus Point là một dạng chương trình tích điểm điển hình, với $1 chi tiêu tương đương 1 điểm. Ngoài ra, khách hàng còn có thể tích lũy điểm thưởng bằng cách thực hiện một số hành động cụ thể như xác minh tài khoản, đánh giá sản phẩm, v.v. Khi đạt được số điểm quy định, khách hàng có thể quy đổi và nhận được ưu đãi giảm giá lên đến 70%. 

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Lựa chọn phần thưởng-Shein
Chương trình tích điểm SHEIN Bonus Point

Đối với dạng chương trình ưu đãi theo cấp bậc, các cấp bậc sẽ quyết định lợi ích tương đương mà khách hàng sẽ nhận và đòi hỏi sự nỗ lực để duy trì hoặc thăng bậc. Chính vì thế, phần thưởng sẽ được thiết kế mang nét đặc trưng của thương hiệu và cá nhân hoá cho từng khách hàng ở từng cấp bậc cụ thể. Điều này làm cho những nỗ lực của khách hàng trở nên xứng đáng.

Đơn cử như Aldo Crew – chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc của thương hiệu thời trang đình đám Aldo với 3 cấp bậc chính là Crew, Plus và VIP. Chương trình mang đến cho khách những ưu đãi hấp dẫn và mang tính cá nhân như mức giá đặc biệt, quà tặng miễn phí nhân ngày sinh nhật, giảm giá sinh nhật, giảm giá túi xách 20% khi mua giày dép, ưu đãi độc quyền và bất ngờ, chia sẻ tài khoản với bạn bè. 

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Lựa chọn phần thưởng-Aldo
Ưu đãi hấp dẫn từ Aldo Crew

Các chương trình đăng ký thành viên đa phần được các doanh nghiệp lớn và nổi tiếng hàng đầu thế giới áp dụng vì sự uy tín, giá trị và chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của họ khiến khách hàng tin tưởng và chi tiền để đăng ký tham gia. Phần thưởng của dạng chương trình này thiên về tính độc quyền, chỉ có tại thương hiệu và chỉ dành cho những khách hàng có đăng ký thành viên. 

Ví dụ: Đối với những khách hàng đăng ký chương trình thành viên Walmart+ sẽ có được các ưu đãi về sản phẩm, chính sách vận chuyển, dịch vụ đổ xăng, xem phim mà những khách hàng không là thành viên không thể nhận được.

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Lựa chọn phần thưởng-Walmart
Những ưu đãi độc quyền của Walmart+ chỉ dành cho thành viên

Tuỳ vào chương trình khách hàng thân thiết đã chọn, doanh nghiệp sẽ chọn phần thưởng phù hợp với cả khách hàng và doanh nghiệp. Thế nhưng doanh nghiệp cần cân nhắc chi phí của mỗi phần thưởng cũng như lợi ích mang đến cho doanh nghiệp trước khi áp dụng vào chương trình. Việc cung cấp các phần thưởng có giá trị có thể khuyến khích khách hàng tham gia và tương tác nhiều hơn với chương trình, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng giá trị trọn đời (Customer Lifetime Value) của khách hàng. 

Chọn phần mềm xây dựng

Doanh nghiệp sẽ cần một nền tảng phần mềm để thiết lập, quản lý chương trình khách hàng thân thiết, theo dõi hoạt động của khách hàng và phân phối phần thưởng. Để chọn được phần mềm phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như tính dễ sử dụng, khả năng tích hợp với website thương mại điện tử và giá của phần mềm. Trên thị trường hiện này có nhiều loại phần mềm loyalty program rất phổ biến như Smile.io, Loyalty Lion, Yotpo, S Loyalty, v.v.

Đa số các phần mềm này đều có thể tích hợp dễ dàng và hoạt động hiệu quả với các nền tảng thương mại điện tử như Magento, Shopify, WooCommerce, v.v.

Xây dựng thể lệ chương trình

Tiếp theo là xây dựng thể lệ của chương trình. Doanh nghiệp cần đảm bảo các quy tắc và điều kiện tham gia được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và dễ làm theo.

Ví dụ như chương trình dựa trên cấp bậc Sephora Beauty Insider cho khách hàng biết với mỗi dollar họ chi tiêu sẽ tương đương 1 điểm, đồng thời trình bày rõ điều kiện để tham gia và để thăng bậc

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Xây dựng thể lệ chương trình-Sephora
Quy tắc đổi điểm và điều kiện tham gia Sephora Beauty Insider

Hay như chương trình Walmart+, khách hàng dễ dàng nhận ra lợi ích họ sẽ nhận được khi tham gia cũng như chi phí phải bỏ ra là $12.95/tháng sau khi đã trải nghiệm thử 30 ngày.

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Xây dựng thể lệ chương trình-Walmart
Phí tham gia Walmart+ và lợi ích khách hàng sẽ nhận được trình bày rõ ràng

Ngoài ra, cách thức đăng ký tham gia cũng nên dễ thực hiện. Thông thường, các thương hiệu sẽ yêu cầu khách hàng đăng ký tài khoản trên website hoặc điền thông tin vào form đăng ký, thậm chí đơn giản hơn là chỉ cần đăng nhập bằng facebook là có thể tham gia. Những thao tác này rất dễ thực hiện và không mất quá nhiều thời gian.

Đơn cử như Sephora Beauty Insider, khách hàng có thể nhấn “join now”, điền form và tham gia chương trình ở cấp bậc Insider. Hoặc, nếu đã có tài khoản thì cần đăng nhập để xem điểm tích lũy cũng như cấp bậc của mình

Đối với chương trình Aldo Crew, khách hàng cần điền thông tin vào form đăng ký trên website hoặc đăng nhập bằng tài khoản Facebook để bắt đầu.

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Xây dựng thể lệ chương trình-Aldo
Để tham gia Aldo Crew, khách hàng cần điền form đăng ký

Bên cạnh việc chú ý đến sự rõ ràng và dễ hiểu của thể lệ chương trình, doanh nghiệp còn phải đảm bảo điều kiện đưa ra phải phù hợp để khách hàng có thể đạt được phần thưởng nhanh chóng và duy trì sức hấp dẫn cho chương trình, nhưng đồng thời cũng mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Chẳng hạn như chương trình đăng ký thành viên Amazon Prime, công ty cung cấp cho khách hàng 30 ngày trải nghiệm thử và nhiều sự lựa chọn về giá. Trong đó đáng chú ý nhất là 2 gói trả theo tháng với $14.99/tháng và trả theo năm với $139/năm. Phần lớn tâm lý khách hàng sẽ chọn gói trả theo năm ($139) để tiết kiệm tiền và đây cũng là chủ ý của Amazon vì lợi nhuận họ thu về sẽ cao hơn.  

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Xây dựng thể lệ chương trình-Prime
Bảng giá cho thành viên mới của Amazon Prime

Triển khai loyalty Program

Tích hợp chương trình vào website thương mại điện tử

Để bắt đầu triển khai chương trình khách hàng thân thiết, doanh nghiệp cần tích hợp chương trình vào website thương mại điện tử cũng như hiển thị số dư điểm và phần thưởng trên trang giỏ hàng. 

Lấy Sephora làm ví dụ một lần nữa, trên trang profile của người dùng có hiển thị cấp bậc hiện tại của khách hàng cũng như số điểm hiện có.

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Tích hợp chương trình vào website thương mại điện tử
Tích hợp Loyalty Program vào website thương mại điện tử

Đào tạo đội ngũ

Để triển khai thành công eCommerce loyalty program, doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ hiểu về chương trình bao gồm điều kiện tham gia, cách tích điểm, phần thưởng, v.v. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo đội ngũ biết cách trả lời câu hỏi của khách hàng về chương trình và xử lý tốt các vấn đề có thể phát sinh. Công tác đào tạo phải được diễn ra thường xuyên vì chương trình khách hàng thân thiết có thể phát triển và thay đổi để phù hợp với xu hướng thị trường. 

Bằng cách đào tạo hiệu quả, doanh nghiệp có thể trang bị cho đội ngũ của mình kiến thức và sự tự tin để quảng bá và quản lý chương trình khách hàng. Điều này góp phần vào sự thành công của loyalty program. 

Ra mắt và quảng bá chương trình

Khi ra mắt loyalty program, doanh nghiệp cần đảm bảo chương trình được nhiều người biết đến vì thế thực hiện quảng bá là điều cần thiết. Để quảng bá chương trình một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc hiển thị chương trình nổi bật trên trang chủ và menu điều hướng của website thương mại điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện quảng bá trên mạng xã hội hoặc sử dụng email marketing với đồ hoạ bắt mắt và nội dung hấp dẫn.

Hoặc, doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch Influencer Marketing để nâng cao nhận thức và mức độ tương tác với chương trình. Đặc biệt, kiểu marketing thường thấy trong các chương trình loyalty hiện nay là Referral Marketing — khuyến khích khách hàng giới thiệu thành viên mới cho chương trình để mở rộng tệp khách hàng. 

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Ra mắt và quảng bá chương trình
Ra mắt và quảng bá chương trình Loyalty Program

Các chương trình như Sephora Beauty Insider, Amazon Prime, Walmart+, Aldo Crew, eBay Plus đều có chương trình giới thiệu. Khi ai đó bất kỳ đăng ký chương trình khách hàng thân thiết thông qua link giới thiệu thì cả người giới thiệu và người được giới thiệu sẽ nhận được khoảng bonus nhỏ từ $1-$10 hoặc được giảm giá cho lần mua hàng kế tiếp. 

Đo lường kết quả và tiếp tục tương tác với khách hàng (Measure outcomes & keep customers engaged)

Khi đã triển khai loyalty program, doanh nghiệp cần theo dõi và đo lường kết quả của chương trình nhằm bảo đảm các mục tiêu đề ra đã đạt được và thực hiện các điều chỉnh nếu cần thiết.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ số KPI như tỷ lệ giữ chân khách hàng, tỷ lệ mua hàng lặp lại hay giá trị đơn hàng trung bình của các thành viên so với khách hàng không phải thành viên. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích các phản hồi và đánh giá của khách hàng về mức độ hài lòng của họ đối với chương trình, từ đó tìm ra các vấn đề cần cải thiện. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần liên tục tương tác với khách hàng thành viên và thu hút họ quan tâm nhiều hơn về chương trình bằng cách thường xuyên cải thiện, cập nhật chương trình cũng như xúc tiến quảng bá loyalty program trên các kênh marketing.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến phần thưởng và trải nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp trải nghiệm và phần thưởng theo cách cá nhân hoá dựa trên sở thích, hành vi của họ. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng và tương tác nhiều hơn.

Hơn nữa, nhằm tăng tỷ lệ giữ chân và duy trì lòng trung thành đối với thương hiệu, doanh nghiệp có thể xem xét xây dựng cộng đồng thành viên bằng cách tổ chức các sự kiện gắn kết và các chương trình khuyến mãi dành riêng cho các thành viên của chương trình. 

Như Sephora Beauty Insider, bên cạnh những trải nghiệm tuyệt vời khác, tất cả thành viên bậc Insider, VIB và Rouge còn có cơ hội tham gia các sự kiện độc quyền của thương hiệu vào những dịp đặc biệt. Điều này đã tạo nên một cộng đồng những khách hàng thành viên yêu làm đẹp và trung thành với Sephora. 

Quy Trình Xây Dựng Và Triển Khai eCommerce Loyalty Program-Đo lường kết quả và tiếp tục tương tác với khách hàng
Sự kiện độc quyền dành cho thành viên Insider, VIB, Rouge của Sephora

Giữ chân khách hàng không phải là việc thuyết phục những khách hàng sắp rời đi để ở lại. Thay vào đó, giữ chân nghĩa là cung cấp thật nhiều giá trị cho khách hàng hiện tại để họ không thể rời đi và trở thành nguồn lợi lớn nhất của doanh nghiệp.

Do đó, nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng các loyalty program là cách hiệu quả để tăng tỷ lệ giữ chân và duy trì lòng trung thành đối với thương hiệu. 

Liên hệ SECOMM để được tư vấn xây dựng loyalty program chuyên nghiệp.

2
9,147
0
1
24/04/2023
Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023
QUY TRÌNH XÂY DỰNG ECOMMERCE APP TOÀN DIỆN NĂM 2023

Đối diện với sự bùng nổ của thương mại di động (Mobile Commerce), các doanh nghiệp đứng giữa hai sự lựa chọn: xây dựng app thương mại điện tử để thích ứng với sự bùng nổ này hay phớt lờ và dần bị bỏ lại phía sau. 

Theo dự đoán của Insider Intelligence, doanh số thị trường thương mại di động sẽ chạm mốc 534.18 tỷ USD vào năm 2024, trong đó hai thiết bị góp phần làm nên điều không tưởng đó chính là smartphone và tablets. Riêng smartphone đã chiếm đến 87,2% doanh số thương mại di động. Chính những số liệu này là câu trả lời thỏa đáng nhất cho sự cân nhắc phía trên: Có, các doanh nghiệp cần gấp rút xây dựng eCommerce app. 

Quy trình xây dựng eCommerce app

Xây dựng eCommerce app đòi hỏi nhiều sự đầu tư và làm việc nghiêm túc vì đó là một quy trình phức tạp với nhiều giai đoạn cùng sự tham gia của nhiều bên liên quan. Dưới đây là 8 bước triển khai được khái quát hoá dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy trình xây dựng eCommerce app để hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả. 

Thiết lập mục tiêu 

Bước đầu tiên của quy trình là xác định mục đích của eCommerce app bao gồm việc quyết định sản phẩm nào sẽ bán thông qua ứng dụng và đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp là ai. Khi đã thiết lập mục tiêu rõ ràng cũng như xác định được đối tượng khách hàng cần hướng đến, doanh nghiệp có thể xây dựng ứng dụng đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất

Doanh nghiệp có thể cân nhắc tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu, sở thích và hành vi của đối tượng mục tiêu bằng nhiều cách thức như làm khảo sát, thực hiện các cuộc phỏng vấn, v.v. Điều này giúp doanh nghiệp xác định những tính năng cần có trong ứng dụng thương mại điện tử, cũng như những chiến lược marketing nào sẽ được triển khai để quảng bá ứng dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tìm ra điểm độc đáo của ứng dụng khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ dễ dàng thu hút khách hàng và trở nên nổi bật trên thị trường. 

Xác định tính năng cốt lõi

Sau khi đã thiết lập mục tiêu, doanh nghiệp tiến hành bước tiếp theo: Xác định các tính năng cần có trong ứng dụng thương mại điện tử.

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Xác định tính năng cốt lõi
Xác định tính năng cốt lõi

Một số tính năng quan trọng cần có trong eCommerce app:

  • Danh mục sản phẩm (Product catalog): ứng dụng cần bao gồm danh mục các sản phẩm doanh nghiệp bán, hình ảnh sản phẩm rõ nét, nội dung mô tả sản phẩm đầy đủ, chi tiết và các bình luận, đánh giá về sản phẩm. 
  • Thanh tìm kiếm (Search function): không chỉ website mà ứng dụng thương mại điện tử cũng cần có thanh tìm kiếm nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm họ quan tâm. 
  • Giỏ hàng (Shopping cart): tính năng giỏ hàng cho phép người dùng thêm sản phẩm vào giỏ, xem danh sách bên trong, thêm hoặc bớt sản phẩm trong giỏ hàng. 
  • Tích hợp thanh toán (Payment Integration): Nhằm giúp quy trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp cần tích hợp nhiều phương thức thanh toán giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn như COD, thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, ví điện tử, v.v
  • Tích hợp tài khoản mạng xã hội (Social media integration): Sự tích hợp này không chỉ giúp khách hàng đăng nhập nhanh chóng, dễ dàng mà còn có thể khuyến khích họ kết nối với doanh nghiệp trên các nền tảng xã hội. 
  • Thông báo đẩy (Push notification): Đối với eCommerce app, thông báo đẩy đóng vai trò đặc biệt quan trọng như kênh giao tiếp với khách hàng và hỗ trợ doanh nghiệp trong các chiến dịch marketing. 

Việc xác định các tính năng cốt lõi giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được các lợi ích mà eCommerce App có thể mang đến cho doanh nghiệp.

Lựa chọn nền tảng và loại eCommerce App

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Lựa chọn nền tảng và loại eCommerce app
Lựa chọn nền tảng và loại eCommerce app phù hợp với doanh nghiệp

Lựa chọn nền tảng (iOS/Android)

Việc lựa chọn nền tảng để xây dựng eCommerce tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm khách hàng mục tiêu, ngân sách, giai đoạn phát triển, tính năng cần thiết, nhu cầu mở rộng, v.v. iOS và Android là hai nền tảng phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong đa số trường hợp, các doanh nghiệp sẽ xây dựng eCommerce app trên cả hai nền tảng. Riêng đối với các doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế thì nên bắt đầu với một nền tảng trước và sau đó sẽ mở rộng đến nền tảng còn lại. 

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang nhắm đến những khách hàng ở thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ thì iOS sẽ là lựa chọn phù hợp vì iOS đang chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường này. Tuy nhiên, vì thị phần của Android tại Châu Á vượt trội hơn nên những doanh nghiệp có kế hoạch thâm nhập thị trường Châu Á nên cân nhắc lựa chọn Android.

Lựa chọn loại app phù hợp (Native app/Hybrid app)

Bất kỳ công ty nào hướng đến việc xây dựng eCommerce app đều sẽ đứng trước quyết định lựa chọn giữa Native App và Hybrid App.

Phát triển Native app hay Ứng dụng gốc đề cập đến việc xây dựng các ứng dụng riêng biệt cho từng nền tảng – iOS và Android bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình tương ứng của nền tảng – Swift/Objective-C cho iOS và Java/Kotlin cho Android). Các ứng dụng gốc được đánh giá mang lại hiệu suất và trải nghiệm người dùng rất tốt vì được tối ưu hoá cho từng nền tảng cụ thể mà ứng dụng được xây dựng trên đó. Tuy nhiên, việc xây dựng Native app có thể tốn kém nhiều ngân sách và thời gian. 

Riêng việc phát triển Hybrid app hay ứng dụng lai liên quan đến việc xây dựng một ứng dụng duy nhất hoạt động trên cả hai nền tảng iOS và Android và sử dụng các công nghệ web như HTML, CSS và JavaScript. Ứng dụng lai có thể thúc đẩy chu kỳ phát triển nhanh hơn và ít tốn kém ngân sách và thời gian hơn so với ứng dụng gốc. Tuy nhiên, các Hybrid app không thể cung cấp mức hiệu suất và trải nghiệm người dùng tốt như ứng dụng gốc. 

Do đó, sự lựa chọn giữa phát triển Native app hay Hybrid app tuỳ thuộc vào ngân sách, tiến trình phát triển và mong muốn về trải nghiệm người dùng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có ngân sách dư dả để đầu tư vào trải nghiệm người dùng thì việc phát triển ứng dụng gốc là sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần đưa ứng dụng thương mại điện tử ra thị trường một cách nhanh chóng nhưng hạn chế về ngân sách thì nên tập trung phát triển ứng dụng lai. 

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Native app và Hybrid app

Lựa chọn nguồn lực phát triển

Bước kế tiếp, doanh nghiệp nên quyết định sẽ sử dụng đội ngũ nội hay hợp tác với đơn vị có chuyên môn để phát triển eCommerce app. Sự lựa chọn sẽ tùy thuộc vào ngân sách, kinh nghiệm và chuyên môn cũng như nguồn lực của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của hai sự chọn lựa: In-housing và Outsourcing.

Đội ngũ phát triển nội bộ (In-housing):

  • Ưu điểm: 
    • Doanh nghiệp sẽ kiểm soát toàn bộ quy trình xây dựng.
    • Đội ngũ nội bộ có thể giao tiếp và đưa ra các quyết định một cách trực tiếp.
    • Đội ngũ nội bộ sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về dự án và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nhược điểm:
    • Có thể tốn kém nhiều ngân sách và thời gian để tuyển dụng, đào tạo và duy trì đội ngũ phát triển nội bộ.
    • Nếu chuyên môn và nguồn lực nội bộ chưa cao có thể sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng eCommerce app và dẫn đến quá trình ra mắt sản phẩm bị ảnh hưởng. 

Đối tác phát triển (Outsourcing):

  • Ưu điểm:
    • Doanh nghiệp hưởng lợi từ đối tác có nhiều kinh nghiệm về xây dựng eCommerce app.
    • Quá trình phát triển eCommerce app có thể sẽ nhanh hơn đội ngũ nội bộ vì khả năng chuyên môn của đối tác đã được kiểm chứng.
    • Tiết kiệm ngân sách và thời gian trong việc tuyển dụng, đào tạo và duy trì đội ngũ nội ngũ.
  • Nhược điểm:
    • Mất khá nhiều thời gian cho giai đoạn phân tích kinh doanh để đối tác có thể hiểu về hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu của doanh nghiệp trong quyết định xây dựng app.
    • Quá trình giao tiếp và ra quyết định chung của cả hai bên có thể gặp trở ngại vì khoảng cách địa lý.
    • Nếu chọn đối tác không phù hợp, kết quả cuối cùng có thể không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. 

Thiết kế UI/UX

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Thiết kế UI UX
Thiết kế UI UX đảm bao mặt thẩm mỹ cho người dùng khi sử dụng app

Thiết kế UI/UX của eCommerce đề cập đến việc tạo ra một giao diện đẹp mắt và thân thiện với người dùng và giúp họ dễ dàng tìm và mua sản phẩm. Dưới đây là một số gợi ý để doanh nghiệp cân nhắc khi thiết kế UI/UX cho ứng dụng thương mại điện tử:

  • Thiết kế phải phản ánh hình ảnh và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. 
  • Thiết kế phải đơn giản nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và dễ dàng điều hướng. 
  • Sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao và giữ cho kích thước tệp nhỏ nhằm giảm thiểu thời gian tải. 
  • Thiết kế nhất quán trên toàn ứng dụng bao gồm màu sắc, phông chữ, v.v 
  • Đảm bảo thiết kế có thể đáp ứng nhanh và hoạt động tốt trên các kích thước màn hình khác nhau. 
  • Sử dụng hệ thống điều hướng rõ ràng và trực quan nhằm giúp khách hàng tìm thấy trên ứng dụng những gì họ cần. 
  • Thu thập phản hồi của người dùng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết nhằm cải thiện thiết kế UI/UX. 

Xây dựng MVP

MVP hay Minimum Viable Product tạm dịch là sản phẩm có thể sử dụng tối thiểu. Trong phát triển eCommerce app, MVP chính là phiên bản rút gọn của ứng dụng và thường được phát hành ra thị trường trước khi ứng dụng chính thức được ra mắt. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Xây dựng MVP
Xây dựng MVP (Minimum Viable Product) trước khi ra mắt thị trường

Xây dựng MVP cho ứng dụng thương mại điện tử thường sẽ tập trung phát triển các tính năng cốt lõi và đảm bảo những tính năng đó hoạt động hiệu quả trước khi thêm các tính năng bổ sung khác. Như đã liệt kê, các tính năng cốt lõi và quan trọng nhất có thể bao gồm danh mục sản phẩm, thanh tìm kiếm, giỏ hàng, cổng thanh toán, v.v. Khi phát hành bản MVP, doanh nghiệp cần đảm bảo phiên bản này không có lỗi và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của MVP là để thấu hiểu suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và phân bổ nguồn lực hiệu quả trước khi tung sản phẩm chính thức ra thị trường. 

Thu thập phản hồi của người dùng

Sau khi đã xây dựng và phát hành MVP, doanh nghiệp cần thu thập phản hồi từ người dùng bằng nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, các khảo sát hoặc các đánh giá trên App Store hay Google Play để thu thập ý kiến của họ về trải nghiệm khi sử dụng eCommerce app. Doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận phản hồi của khách hàng và sử dụng những phản hồi đó để đưa ra quyết định sáng suốt về cách thức cải thiện ứng dụng. Trong đó, doanh nghiệp nên ưu tiên các vấn đề quan trọng nhất và người dùng đang gặp phải và giải quyết nhanh chóng. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Thu thập phản hồi của người dùng
Thu thập phản hồi của người dùng bằng nhiều kênh khác nhau

Tinh chỉnh và phát hành ứng dụng

Sau khi thu thập và xem xét phản hồi của người dùng, doanh nghiệp sẽ tiến hành tinh chỉnh ứng dụng và thử nghiệm lần 2 nhằm đảm bảo ứng dụng hoạt động tốt và những cải tiến đã cải thiện trải nghiệm người dùng. Khi đã tinh chỉnh và thử nghiệm lần hai xong, doanh nghiệp có thể tung sản phẩm ra thị trường và thực hiện các chiến dịch marketing để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ hiệu suất hoạt động của eCommerce app kết hợp với việc thường xuyên thu thập phản hồi của khách hàng và tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng và duy trình lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Tinh chỉnh và phát hành ứng dụng
Tinh chỉnh và phát hành ứng dụng ra thị trường

3 lưu ý quan trọng khi xây dựng eCommerce App

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-3 lưu ý quan trọng khi xây dựng eCommerce app
Một số lưu ý trong quá trình xây dựng ứng dụng thương mại điện tử

Tính bảo mật

Tính bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng ứng dụng thương mại điện tử. Khi người dùng tải về, đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng app, các dữ liệu nhạy cảm của họ như thông tin đăng nhập, thông tin cá nhân và thông tin thanh toán sẽ được lưu trữ trên hệ thống của app. Vì thế, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định chung liên quan đến vấn đề bảo mật và cung cấp thông tin khách hàng cũng như triển khai các cổng thanh toán an toán, sử dụng mã hoá SSL hay xác thực hai yếu tố để bảo vệ dữ liệu người dùng ứng dụng thương mại điện tử. 

Tính ổn định

eCommerce app của doanh nghiệp phải ổn định và đáng tin cậy nhằm mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể. Khách hàng thường thích các ứng dụng hoạt động ổn định, không có bất kỳ trục trặc hay lỗi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, việc phát hành một eCommerce app hoàn hảo, không có lỗi là bất khả thi. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm kỹ lưỡng để xác định và khắc phục mọi sự cố trước khi ra mắt, đồng thời thường xuyên bảo trì và cập nhật nhằm cải tiến hiệu suất của app cũng như ngăn chặn và sửa các lỗi phát sinh. 

Khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng là khả năng ứng dụng thương mại điện tử xử lý lưu lượng truy cập, lượng người dùng và giao dịch mua sắm ngày càng tăng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc chức năng của ứng dụng. Do đó, khi bắt đầu xây dựng eCommerce app, doanh nghiệp cần xem xét đến khả năng phát triển của ứng dụng trong tương lai và lên kế hoạch xây dựng ứng dụng theo cách dễ dàng mở rộng quy mô khi cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho việc bổ sung các chức năng mới, nâng cao hơn để đáp ứng nhu cầu mở rộng. 

Tóm lại, tính bảo mật, sự ổn định và khả năng mở rộng là ba yếu tố quan trọng cần xem xét khi xây dựng eCommerce app. Bằng cách chú trọng vào ba yếu tố này, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng ứng dụng an toàn, đáng tin cậy và có thể mở rộng tương ứng với sự phát triển của doanh nghiệp. 

Trên đây là quy trình tổng quát 8 bước xây dựng eCommerce app cùng một số lưu ý quan trọng trong quá trình triển khai. Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trong nhiều năm liền, SECOMM thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải đối diện khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí.

2
10,089
0
1
11/04/2023
Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
TOP 6 LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ECOMMERCE APP

Theo số liệu thống kê của Forbes Advisor, doanh số thương mại di động (Mobile Commerce) trên thế giới đạt 415 tỷ USD trong năm 2022 và được kỳ vọng cán mốc 710 tỷ USD vào năm 2025. 

Trên thực tế, doanh số thương mại di động đang thống trị ngành thương mại điện tử, chiếm khoảng 73% và việc sử dụng các ứng dụng mua sắm (eCommerce app) đang tăng nhanh hơn bất kỳ loại ứng dụng nào khác trên thị trường với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 54%. Điều này cho thấy, eCommerce app đóng góp rất nhiều vào doanh số bán hàng trên thiết di động và việc triển khai xây dựng eCommerce app được xem là hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên thương mại di động.

eCommerce app hay eCommerce mobile app là một ứng dụng mà qua đó người dùng có thể lướt xem và mua sản phẩm đơn giản, nhanh chóng chỉ với vài thao tác chạm trên thiết bị di động của mình

Theo Forbes, 91% khách hàng sử dụng smartphone để mua sắm, 85% khách hàng yêu thích ứng dụng di động (mobile app) thay vì mobile website và người dùng mobile app có khả năng thực hiện số lần mua sắm gấp 2 lần người dùng mobile web. Lý do là bởi ứng dụng di động tiện lợi hơn, nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn trong việc lướt và mua hàng. 

Bên cạnh đó, những lợi ích tuyệt vời dưới đây cũng là động lực để các doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng eCommerce app cho riêng mình.

Tăng nhận diện thương hiệu

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
Xây dựng eCommerce app giúp doanh nghiệp tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Tăng độ nhận diện thương hiệu là một trong những lợi ích mà eCommerce app mang đến cho doanh nghiệp. Bởi, phần lớn khách hàng dành hàng giờ cho các hoạt động trên thiết bị di động, nhất là smartphone vì thế các thương hiệu sẽ dễ dàng kết nối với họ thông qua eCommerce app.

Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất các khả năng khác của eCommerce app, thương hiệu cần cung cấp trải nghiệm ứng dụng thương mại điện tử phong phú và chất lượng. Bởi theo Statista, khoảng 32%-34% người dùng ứng dụng sẽ gỡ bỏ cài đặt nếu ứng dụng khó dùng hoặc quá nhiều hiển thị quảng cáo trong quá trình sử dụng.

Cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
eCommerce app giúp doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá

Website thương mại điện tử quả thật giúp doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua các thuật toán và công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, các eCommerce apps cho phép doanh nghiệp chia sẻ các ưu đãi hay chương trình khuyến mãi được cá nhân hóa ngay lập tức trong ứng dụng và khách hàng không cần phải truy cập website thương mại điện tử để xem các chương trình khuyến mãi đó.

Vì vậy, trong vô số cách thức có thể áp dụng, doanh nghiệp có thể kết hợp các thông báo đẩy (push notifications) và thay vì gửi cùng một thông báo đẩy đến tất cả người dùng ứng dụng, doanh nghiệp có thể gửi thông báo có chủ đích mang tính cá nhân dựa trên hành vi của người dùng.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Như đã đề cập, khách hàng có xu hướng yêu thích và ưu tiên sử dụng và mua sắm trên eCommerce mobile app thay vì eCommerce mobile web. Do đó, tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) của mobile app sẽ cao hơn so với của mobile web. Biểu đồ bên dưới liệt kê sự khác biệt về tỷ lệ chuyển đổi giữa mobile app và mobile web.

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
Sự khác biệt về tỷ lệ chuyển đổi giữa Mobile App và Mobile Web

Cụ thể, người dùng xem sản phẩm nhiều hơn 286% và thêm các mặt hàng vào giỏ hàng với tỷ lệ cao hơn 85% khi mua sắm từ mobile app thay vì mobile website. Hơn nữa, biểu đồ cũng cho thấy tỷ lệ chuyển đổi của mobile app cao hơn 130% so với của mobile web. Lẽ đương nhiên, khi tỷ lệ chuyển đổi tăng sẽ đưa đến doanh số bán hàng tăng và lợi nhuận cũng sẽ tăng.

Tăng giá trị đơn hàng trung bình

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
Lợi ích khi xây dựng eCommerce app: Tăng giá trị đơn hàng trung bình

Xây dựng eCommerce không chỉ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao trải nghiệm người dùng, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi mà còn tăng giá trị đơn hàng trung bình (Average Order Value – AOV). Đây là số tiền trung bình mà khách hàng đặt hàng trên ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Khách hàng yêu thích mua sắm trên eCommerce app vì sự tiện lợi, tại đó họ có thể dễ dàng lướt xem sản phẩm và mua hàng. Vì thế, khách hàng càng có cơ hội để lướt xem nhiều sản phẩm khác. Khi đó, doanh nghiệp có thể áp dụng kỹ thuật cross-sell và upsell, đưa ra các đề xuất nhằm khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm kèm theo. Nhờ đó, giá trị đơn hàng trung bình tăng lên kéo thêm doanh thu và lợi nhuận cũng tăng lên.

Giảm tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng

Những dữ liệu về việc bỏ rơi giỏ hàng được Ruby Garage thống kê như sau:

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
Nguồn: Skift

Một trong những lý do hàng đầu của việc bỏ rơi giỏ hàng là bởi quy trình thanh toán dài và rườm rà. Các eCommerce apps sẽ giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng nhờ vào quy trình thanh toán được tối ưu đơn giản. Khi khách hàng mua sản phẩm, các thông tin liên quan đều sẽ được lưu trữ trên hệ thống của app vì thế lần mua hàng sau khách hàng sẽ không cần điền lại thông tin mà có thể hoàn tất mua hàng chỉ với vài thao tác chạm.

Ngoài ra, quy trình thanh toán còn có thể được rút ngắn bằng cách tích hợp các phương thức thanh toán vào ứng dụng thương mại điện tử. Đơn giản hoá quy trình thanh toán là một trong những cách giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng.

Tăng tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành của khách hàng

Top 6 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Xây Dựng eCommerce App
eCommerce app giúp tăng tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành của khách hàng

Đối với doanh nghiệp thương mại điện tử, tăng doanh số bán hàng là một trong những thành công đáng quý. Tuy nhiên, có bao nhiêu trong số đó đến từ những vị khách hàng thường xuyên mới là điều quan trọng.

Theo Harvard Business Review, chi phí để có được một khách hàng mới đắt hơn từ 5-25 lần so với việc giữ chân và làm hài lòng một khách hàng hiện tại, nhưng nếu tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên khoảng 5% thì lợi nhuận sẽ tăng từ 5%-95%. Vì thế doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào những khách hàng hiện tại.

Trên thực tế, có 50% khả năng khách hàng sẽ quay trở lại eCommerce app trong vòng 30 ngày kể từ lần mua hàng gần nhất. Hay nói cách khác, doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành của khách hàng với eCommerce app thông qua một số cách thức bao gồm:

  • Tận dụng các dữ liệu khách hàng để cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá.
  • Sử dụng thông báo đẩy (push notification) là phương thức giao tiếp với khách hàng.
  • Cung cấp những ưu đãi độc quyền khuyến khích người dùng tải app để sử dụng
  • Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết nhằm khuyến khích người quay trở lại ứng dụng, mua sắm và tương tác nhiều hơn để nhận điểm thưởng đổi quà.

Đứng trước những lợi ích vượt trội của ứng dụng thương mại điện tử di động (eCommerce app), các doanh nghiệp càng có nhiều động lực để nhanh chóng xây dựng một eCommerce app cho riêng mình nhằm làm phong phú trải nghiệm mua sắm của khách hàng đồng thời chinh phục xu hướng Mobile Commerce. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trong nhiều năm liền, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và trở ngại khi phát triển eCommerce app.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí. 

2
7,089
0
1
07/04/2023
Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử
GAMIFICATION – BỆ PHÓNG MỚI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Theo Research and Markets, thị trường Gamification toàn cầu được định giá hơn 10 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 38 triệu USD vào năm 2026. Đây là một hình thức marketing sáng tạo được nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử để mắt đến thời gian gần đây nhằm tìm cách gia tăng sự tương tác giữa khách hàng với thương hiệu và theo đuổi các mục tiêu doanh số.

Dưới đây là cách mà Gamification sẽ thúc đẩy sự hiệu quả của thương mại điện tử. 

Gamification là gì?

Gamification hay trò chơi điện tử ứng dụng hoá, gọi tắt là Game hoá là thuật ngữ chỉ việc lồng ghép khéo léo cơ chế của trò chơi điện tử vào hoạt động marketing một cách sáng tạo, ấn tượng nhằm đạt được mục tiêu marketing đã đề ra.

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-1
Gamification là gì?

Về cơ bản, xu hướng game nhấn mạnh yếu tố giải trí và khuyến khích người dùng tương tác nhiều hơn, từ đó đưa ra những hành động cụ thể. Thế nên, đây được xem là một công cụ độc đáo giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ, qua đó tăng sự gắn kết và lòng trung thành của người dùng đối với thương hiệu. 

Những năm gần đây, các xu hướng này được bổ sung trò chơi giải trí vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến được doanh nghiệp thương mại điện tử tăng tốc triển khai. Bởi khách hàng ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn, kỳ vọng mua sắm vì thế cũng cao hơn. Khi khám phá ra một cửa hàng trực tuyến cung cấp những trải nghiệm mua sắm khác lạ, hấp dẫn, khách hàng có xu hướng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn và mua nhiều hàng hơn. Riêng yếu tố này, Game có thể giúp doanh nghiệp toả sáng. 

Tại sao cần ứng dụng Gamification vào hoạt động thương mại điện tử

Tăng tương tác khách hàng  

Một trong những cách hay nhất để níu chân khách hàng ở lại và dành nhiều thời gian tương tác với thương hiệu đó là tạo ra và tích hợp Game vào website thương mại điện tử. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chiến lược Game hoá thương mại điện tử sẽ tăng sự tương tác khách hàng lên 47%.

Trò chơi thường sẽ yêu cầu người dùng hoàn thành các nhiệm vụ để nhận điểm thưởng hoặc để chiến thắng, bao gồm chia sẻ trò chơi lên mạng xã hội, mời bạn bè, lướt sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, hoàn tất thanh toán, v.v.

Hơn nữa, nếu trò chơi có tích hợp các ưu đãi, mã giảm giá, quà tặng kèm sẽ thu hút nhiều người chơi hơn, từ đó thương hiệu có thể truyền tải thông điệp một cách gần gũi, tự nhiên mà không mang đến cảm giác gượng ép, thúc giục mua hàng. Khi sự hài lòng và yêu mến của khách hàng tăng lên nhờ trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và đáng nhớ về mặt cảm xúc, khả năng tạo ra chuyển đổi sẽ cao hơn.

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-2
Ví dụ: Game của Lazada

Thúc đẩy doanh số bán hàng

Chiến lược Game hoá thương mại điện tử sẽ thật sự thúc đẩy doanh số bán hàng khi được sử dụng đúng cách. Khi tham gia trò chơi và chiến thắng, khách hàng có thể nhận được mã giảm giá. Khả năng rất cao họ sẽ dùng mã giảm giá này vào lần mua hàng kế tiếp. Tại đây, doanh số bán hàng sẽ tăng đáng kinh ngạc.

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-3
Ví dụ: Game của Domino’s Pizza

Năm 2012, Domino’s Pizza, một trong những thương hiệu pizza hàng đầu thế giới đã chứng kiến doanh số bán hàng tăng 30% nhờ áp dụng Game. Công ty đã phát triển trò chơi mang tên Pizza Hero. Tại đó khách hàng có thể tự làm ra chiếc bánh pizza cho riêng mình trên thiết bị di động với kích thước và nguyên liệu tùy ý. Sau đó, họ có thể nhấn “Make an order” để đặt hàng thành phẩm của họ với mức giá ưu đãi.

Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Đối với các thương hiệu, việc giữ chân khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành là điều quan trọng cần làm. Ứng dụng Game vào hoạt động thương mại điện tử có thể giúp tăng lòng trung thành của khách hàng đáng kể nhờ trải nghiệm thú vị khuyến khích các tương tác lặp đi lặp lại.

Bằng việc chơi trò chơi để nhận điểm, đạt huy hiệu tại cột mốc nào đó để nhận phần thưởng, khách hàng sẽ cảm thấy hào hứng về điều này và khả năng cao sẽ quay lại chơi để duy trì vị trí của mình trong trò chơi. Khi tương tác đủ lâu, khách hàng sẽ có cảm giác quen thuộc với thương hiệu và khi có nhu cầu mua hàng, họ sẽ nhớ đến và lựa chọn thương hiệu đó. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-4
Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Lưu ý khi triển khai Gamification trong thương mại điện tử

Không thể phủ nhận Game có thể giúp doanh nghiệp tăng tương tác khách hàng, thúc đẩy doanh số, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Dù vậy, doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn cần lưu một vài khía cạnh trước khi bắt đầu thực hiện. 

Để phát triển những trò chơi điện tử ứng dụng hoá thật sự mang về kết quả đúng kỳ vọng đòi hỏi rất nhiều về sự sáng tạo. Những trò chơi cơ bản như Quiz Game, Spin the Wheel,v.v quá dễ dàng để tạo ra, khách hàng đã quá quen thuộc nên những trải nghiệm trò chơi như vậy sẽ không đủ lực để tạo ra chuyển đổi.

Vì thế, thương hiệu cần tìm sự tư vấn từ những đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để thiết kế và phát triển những trò chơi thật sự hấp dẫn để thu hút, níu chân người dùng và khuyến khích sự tương tác nhiều lần. 

Tuy nhiên, việc này tốn nhiều thời gian và ngân sách. Ví dụ, để tạo ra một trò chơi với nhiều hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, video hoặc các yếu tố cá nhân hoá nhằm mục đích làm phong phú trải nghiệm người dùng sẽ khiến chi phí triển khai tăng cao – cả về tiền bạc lẫn thời gian. Đây sẽ là một vấn đề đáng lưu tâm đối với những doanh nghiệp thương mại điện tử đang có ý định áp dụng Game.

Những chiến dịch Game hoá thương mại điện tử thành công nhất

Starbucks

Trong số những thương hiệu thành công với Game, Starbucks sẽ là cái tên được xướng lên đầu tiên. Thông thường các thương hiệu cà phê sẽ cung cấp vouchers hoặc thẻ tích điểm để khuyến khích khách hàng quay lại lần sau. Bứt phá ra khỏi lối mòn cũ kỹ, Starbucks phát triển một trò chơi đặc biệt cho khách hàng của minh – “Flip the Cup”.

Trong đó người chơi chọn thức uống yêu thích, có thể dùng một tay để tung chiếc ly làm sao khi rơi xuống, chiếc ly vẫn đứng yên, không ngã. Mỗi lần chơi, người dùng có 10 lượt tung, mỗi lượt thành công được 10 điểm.

Cuối cùng, với số điểm đạt được, người chơi có thể chọn chơi lại hoặc tải voucher để mua món đồ uống đó ở cửa hàng gần nhất. Trải nghiệm thú vị này để tăng 90% tỷ lệ tương tác thương hiệu và tỷ lệ voucher tải xuống phá vỡ mục tiêu kỳ vọng 110%. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-6
Ví dụ về thương hiệu Starbucks

Domino’s Pizza

Như đã đề cập phía trên, năm 2012 là năm Domino’s Pizza có mặt trên thị trường và cũng là năm công ty cho ra mắt mini game đầu tiên mang đến trải nghiệm đặt hàng mới lạ cho những tín đồ pizza mang tên Pizza Hero. Trò chơi có tính năng cho phép người dùng lắc để ứng dụng giúp họ chọn món trong trường hợp không biết phải đặt món gì.

Đặc biệt, người dùng sẽ tạo ra những chiếc pizza mang phong cách riêng và tiến hành đặt hàng tại cửa hàng gần đó, tìm phiếu ưu đãi và theo dõi tiến trình đặt hàng ngay trên thiết bị di động. Ứng dụng này đã giúp Domino’s tăng doanh số bán hàng lên 30% cán mốc 1 tỷ USD doanh số trực tuyến chỉ riêng tại thị trường Mỹ.

Pizza Hero lọt top 15 hạng mục Lifestyle trên cả iTunes Stores và Google Play với 140,000 lượt tải về trong 2 tuần đầu tiên sau khi ra mắt. Đồng thời, cả Domino’s Pizza và Pizza Hero đều nhận được lời tán thưởng từ tạp chí hàng đầu thế giới – Forbes. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-7
Ví dụ về thương hiệu Domino’s Pizza

Gucci

Thương hiệu thời trang Gucci đã đưa Game hoá thương mại điện tử lên một tầm cao mới. Gucci Arcade là một trong các chiến lược Game của gã khổng lồ thời trang này nhằm thu hút sự chú ý của thế hệ Z. Trong đó, người dùng sẽ chơi các trò chơi như giải thoát chú ong, đánh bóng bàn với các nhân vật ảo. Nhờ đó, Gucci đã thu hút lượng lớn khách hàng đến mua sắm, đặc biệt là những khách hàng thuộc Gen-Z, thông qua trải nghiệm này. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-8
Ví dụ về thương hiệu Gucci

Game hoá thương mại điện tử là một xu hướng marketing đang lên ngôi trên thế giới và Việt Nam, hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong những năm tới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự nghiêm túc nhìn nhận tiềm năng Gamification và lên kế hoạch triển khai nhanh chóng.

Để tìm hiểu sâu hơn về Gamification, hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí. 

2
9,038
0
1
08/03/2023
5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử
5 CÁCH SỬ DỤNG CHATGPT TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ChatGPT, một sản phẩm mới thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã tạo nên cơn sốt ngay khi vừa ra mắt và là chủ đề được bàn luận sôi nổi khắp các diễn đàn và mạng xã hội. Với khả năng tạo ra văn bản một cách tự nhiên, ChatGPT được ứng dụng vào đa dạng các lĩnh vực từ y tế, giáo dục, giải trí cho đến thương mại điện tử. Dưới đây là 5 ứng dụng tuyệt vời của ChatGPT mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để thúc đẩy sự hiệu quả của hoạt động thương mại điện tử. 

ChatGPT là gì?

ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một mô hình tạo ngôn ngữ quy mô lớn được phát triển bởi công ty trí tuệ nhân tạo mang tên OpenAI, thành lập năm 2015. Mô hình này có thể tạo ra các cuộc trò chuyện tự nhiên, sống động giữa người dùng và một chatbot.

Do có khả năng tạo văn bản một cách tự nhiên gần giống với con người, ChatGPT được xem là một trong những mô hình tạo ngôn ngữ tiên tiến nhất hiện nay. Mô hình này cung cấp cho người dùng rất nhiều chức năng thú vị bên cạnh trả lời những câu hỏi, đơn cử như viết luận, sáng tác thơ, viết email, trò chuyện tâm sự, thậm chí nó có thể giúp các lập trình viên viết code. 

5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử-ChatGPT là gì
ChatGPT là gì?

Sử dụng ChatGPT rất đơn giản, đầu tiên người dùng sẽ cần tạo tài khoản tại website của Open AI để lấy quyền truy cập vào ChatGPT, sau đó chấp nhận các điều khoản sử dụng của ChatGPT. 

Trước khi ra mắt chính thức, ChatGPT vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và cần thu thập nhiều ý kiến phản hồi nên người dùng có thể sử dụng ChatGPT với phiên bản miễn phí. Nhưng kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2023, công ty OpenAI cho ra mắt thêm một phiên bản ChatGPT Plus tại Hoa Kỳ với chi phí $20/tháng, đồng thời vẫn duy trì phiên bản miễn phí. 

ChatGPT hoạt động như thế nào?

ChatGPT chạy trên một kiến trúc mô hình ngôn ngữ có tên là Genrative Pre-training Transformer (GPT), cụ thể là GPT-3. Các mô hình AI này được đào tạo dựa trên lượng thông tin khổng lồ từ Internet bao gồm các trang web, sách, bài báo, v.v. Mô hình ngôn ngữ ChatGPT được tinh chỉnh bằng cách sử dụng phương pháp học có giám sát cũng như phương pháp học tăng cường (Reinforcement Learning).

Nghĩa là ChatGPT bên cạnh việc “học” các kiến thức có sẵn trên Internet thì còn “học” từ những cuộc trò chuyện, trao đổi và phản hồi từ người dùng (Learn from human feedback). Chính điều này khiến ChatGPT trở nên vô cùng độc đáo.

5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử-ChatGPT hoạt động như thế nào
ChatGPT hoạt động như thế nào?

Dựa vào phương pháp học tăng cường, các nhà huấn luyện tạo ra mô hình đối thoại trong đó họ vừa là người dùng, vừa là cỗ máy AI nhằm giúp con ChatGPT dung nạp kiến thức nhanh chóng và trở nên ngày càng thông minh. 

Sự khác biệt chính giữa ChatGPT và các công cụ tìm kiếm 

Trong khi ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ được tạo ra với mục đích tổ chức một cuộc trò chuyện với người dùng cuối thì các công cụ tìm kiếm (Search Engines) lập các chỉ mục website trên Internet giúp người dùng tìm thấy thông tin họ cần.

ChatGPT có khả năng hiểu và phản hồi đa dạng thông tin đầu vào một cách nhanh chóng nhưng ChatGPT không có khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet mà chỉ sử dụng thông tin đã “học” được từ dữ liệu đào tạo và người dùng để phản hồi lại. 

Một điểm khác biệt nữa đó là tốc độ truy cập và khả năng cập nhật thông tin của ChatGPT vẫn chậm hơn so với các công cụ tìm kiếm. Chẳng hạn như Google có thể truy cập vào thông tin mới nhất thì ChatGPT chỉ có thể truy cập vào thông tin đến năm 2021. Do đó, nếu hỏi ChatGPT ai là hoa hậu Việt Nam năm 2022 nó sẽ không thể trả lời được nhưng Google sẽ cho người dùng câu trả lời ngay lập tức trong 0.6 giây. 

Top 5 ứng dụng ChatGPT vào hoạt động thương mại điện tử

Sử dụng ChatGPT có thể tạo ra nhiều cơ hội để tăng trưởng doanh thu cũng như giúp việc vận hành hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trở nên hiệu quả hơn trước rất nhiều. Dưới đây là 5 cách tuyệt vời mà các doanh nghiệp cần xem xét để tận dụng lợi thế của ChatGPT.

5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử
5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử

Viết mô tả sản phẩm

Một ứng dụng đáng chú ý khác của ChatGPT trong thương mại điện tử đó là tạo ra các mô tả sản phẩm. Các doanh nghiệp thương mại điện tử hiện này có rất nhiều danh mục sản phẩm và việc viết mô tả chi tiết và hấp dẫn cho từng sản phẩm có thể tốn nhiều thời gian và nguồn lực.

ChatGPT có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều thời gian và công sức nhưng vẫn bảo đảm cung cấp cho khách hàng các mô tả sản phẩm chất lượng. Ngoài ra hệ thống ChatGPT có thể tạo ra các mô tả được tối ưu hoá cho SEO, điều này giúp cải thiện khả năng hiển thị sản phẩm. 

Ví dụ: Khi một thương hiệu bán lẻ thời trang ra mắt một dòng quần áo thể thao mới, ChatGPT sẽ viết các mô tả nhấn mạnh vào khả năng thấm hút, vừa vặn thoải mái và chống tia UV. Những mô tả này sẽ không chỉ thông báo cho khách hàng về khía cạnh kỹ thuật của sản phẩm mà còn khuyến khích mua hàng thông qua ngôn từ hấp dẫn và thuyết phục.

5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử-Viết mô tả sản phẩm
Ứng dụng ChatGPT khi viết mô tả sản phẩm

 Tạo đề xuất sản phẩm được cá nhân hoá

ChatGPT còn được các doanh nghiệp thương mại điện tử sử dụng trong việc đưa ra đề xuất cá nhân hoá sản phẩm. Bằng cách sử dụng dữ liệu khách hàng và lịch sử duyệt web, ChatGPT có thể đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp cho từng khách hàng cụ thể. 

Ví dụ: Gần đây có một khách hàng tên Mỹ đã mua một chiếc áo thun thể thao tại cửa hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng ChatGPT để đưa ra đề xuất sản phẩm tương tự mà khách hàng này có thể quan tâm. Từ việc gợi ý sản phẩm phù hợp và cá nhân hoá có thể giúp tăng mức độ tương tác và doanh số bán hàng.

5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử-Tạo - Đề xuất sản phẩm được cá nhân hoá
Ứng dụng ChatGPT khi tạo đề xuất sản phẩm được cá nhân hoá

Tạo nội dung hấp dẫn trên các nền tảng mạng xã hội

Bên cạnh những phương cách kể trên, ChatGPT cũng có thể được sử dụng để tạo nội dung hấp dẫn cho các nền tảng mạng xã hội.

Ví dụ: Một công ty sắp ra mắt sản phẩm giày chạy bộ mới, ChatGPT có thể tạo một bài đăng quảng cáo giới thiệu tính năng và lợi ích chính của sản phẩm theo cách hấp dẫn và thu hút sự chú ý. Bài đăng có thể bao gồm caption và hình ảnh sản phẩm hấp dẫn hoặc một bài đăng đầy đủ làm nổi bật các ưu điểm của sản phẩm.

Bằng cách tận dụng các khả năng của ChatGPT, doanh nghiệp thương mại điện tử có thể quảng bá sản phẩm hiệu quả và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội. 

5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử-Tạo nội dung hấp dẫn trên các nền tảng mạng xã hội
Ứng dụng ChatGPT khi tạo nội dung hấp dẫn trên các nền tảng mạng xã hội

Soạn nội dung cho chiến dịch email marketing

Thực hiện chiến dịch Email Marketing cho phép các nhà bán hàng thương mại điện tử xây dựng với nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, quảng bá sản phẩm và các chương trình khuyến mãi cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng. Bằng cách gửi các email hấp dẫn, có chủ đích đến khách hàng và khách hàng tiềm năng theo cách cá nhân hoá, doanh nghiệp sẽ từng bước xây dựng lòng trung thành và thúc đẩy hoạt động bán hàng lặp đi lặp lại. 

ChatGPT có thể được sử dụng trong các chiến dịch email marketing hướng đến các phân khúc khách hàng cụ thể nhằm đạt được những kết quả đúng kỳ vọng. 

Ví dụ: Chị Mỹ là khách hàng quen thuộc của cửa hàng thời trang thể thao. Nay công ty ra mắt sản phẩm giày thể thao thân thiện với môi trường được thiết kế tối giản. Công ty sử dụng ChatGPT để soạn thảo nội dung cho chiến dịch email marketing nhằm giới thiệu với chị Mỹ về sản phẩm mới cùng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng thân thiết.

5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử-Soạn nội dung cho chiến dịch email marketing
Ứng dụng ChatGPT khi soạn nội dung cho chiến dịch email marketing

Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng 

Một trong những điều tuyệt vời của ChatGPT mà doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tận dụng là khả năng xử lý nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng theo hướng cá nhân hoá. Đó có thể là trả lời các câu hỏi về tình trạng đơn hàng, tồn kho, cung cấp thông tin vận chuyển hay giải quyết các mối lo ngại về việc trả lại hàng.

Bằng cách cung cấp cho ChatGPT thông tin nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, sở thích, công cụ này ngay lập tức có thể soạn thảo văn bản phù hợp với đối tượng cụ thể cho từng trường hợp cụ thể, từ đó tăng mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi. Đồng thời, doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ giải phóng thời gian và khối lượng công việc cho đội ngũ chăm sóc khách hàng để tập trung vào các vấn đề phức tạp hơn.  

Ví dụ: Có một khách hàng tên Mỹ hỏi về quy trình đổi/trả sản phẩm, ChatGPT có thể tạo ra phản hồi nêu rõ thông tin chi tiết bao gồm các yêu cầu và thời gian đổi/trả hàng.

5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử-Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
Ứng dụng ChatGPT khi nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng

Những nhược điểm khi sử dụng ChatGPT trong hoạt động thương mại điện tử

Tương tự như những công nghệ AI khác, ChatGPT cũng tiềm ẩn nhiều mặt hạn chế bên cạnh những lợi ích khi ứng dụng vào hoạt động thương mại điện tử. 

Đầu tiên, không thể phủ nhận ChatGPT có thể hỗ trợ việc tạo nội dung cho các chiến dịch marketing nhưng vẫn không thể chất lượng bằng văn bản do một người tự viết ra. Nếu một người trở nên quá phụ thuộc vào ChatGPT thay vì tự tạo ra những cái riêng của chính mình, văn phong sẽ rất máy móc và vụng về. Điều này ảnh hưởng đến sự hiệu quả của các chiến dịch marketing.

Ngoài ra, như đã diễn giải phía trên, ChatGPT dung nạp dữ liệu bằng phương pháp học tăng cường. Điều này tiềm ẩn rủi ro bởi dữ liệu ChatGPT “học” được có thể chưa hoặc không đúng, từ đó những phản hồi gửi đến người dùng không thể đảm bảo tính chính xác.

Mặc dù ChatGPT giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và giúp khách hàng có được câu trả lời cho những gì họ cần, nhưng không hẳn lúc nào ChatGPT cũng đúng. Trong một số trường hợp, công nghệ này có thể đưa ra nội dung không chính xác hoặc gây hiểu lầm gây hại cho danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp. 

Do đó, sử dụng ChatGPT vào hoạt động thương mại điện tử là điều nên làm nhằm hướng đến sự hiệu quả và đơn giản hoá việc vận hành. Nhưng điều quan trọng là chỉ nên xem ChatGPT là công cụ hỗ trợ, không nên lạm dụng và cần thiết phải kiểm tra kỹ các câu trả lời và nội dung được tạo ra.

Với 5 ứng dụng của ChatGPT trong hoạt động thương mại điện tử được liệt kê và phân tích phía trên, doanh nghiệp có thể tận dụng để triển khai ngay lập tức.

5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử
5 Cách Sử Dụng ChatGPT Trong Thương Mại Điện Tử

Dù vậy, làm sao để tận dụng thế mạnh của ChatGPT và biến nó trở thành mắt xích quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử nhưng không lệ thuộc và máy móc? Điều này không dễ dàng. Để tìm hiểu sâu hơn và đưa ra những kế hoạch triển khai phù hợp, liên hệ đội ngũ của SECOMM ngay hôm nay để nhận sự tư vấn tốt nhất.

2
9,116
0
1
04/03/2023
Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ RƯỢU

Việc xây dựng website thương mại điện tử là bước đi đầu tiên quan trọng mà các doanh nghiệp rượu cần gấp rút thực hiện để nhanh chóng thâm nhập thị trường. Dù vậy, đây là một hành trình không dễ dàng, đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự đầu tư nghiêm túc.

Với kinh nghiệm đúc kết được trong nhiều năm hỗ trợ nhiều thương hiệu khác nhau, SECOMM đã phác thảo hành trình chi tiết xây dựng thành công website thương mại điện tử dành riêng cho ngành rượu. 

Giai đoạn 1: Xây dựng website thương mại điện tử rượu cơ bản

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
Giai đoạn 1

Thiết lập mục tiêu xây dựng website thương mại điện tử rượu

Bước đầu tiên của hành trình xây dựng website thương mại điện tử rượu là xác định mục tiêu và mức độ ưu tiên của các mục tiêu đó. 

Trong ngắn hạn, doanh nghiệp nên ưu tiên đẩy mạnh triển khai các chiến dịch marketing, theo dõi và phân tích khách hàng cũng như đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch đó. 

Trong dài hạn, các mục tiêu liên quan đến xây dựng thương hiệu, đo lường chất lượng và tính khả thi của sản phẩm trên thị trường. 

Lựa chọn nền tảng xây dựng website thương mại điện tử rượu

Với nền tảng xây dựng website thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể chọn một trong hai loại nền tảng: SaaS và Open Source. 

Nền tảng SaaS

Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng 1 phần mềm.

Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống server của nhà cung cấp và nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp. 

Một số nền tảng SaaS phổ biến hiện nay: Haravan, Shopify, BigCommerce, v.v

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh, độ bảo mật cao, hỗ trợ khách hàng 24/7
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng tăng theo thời gian, doanh nghiệp có thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu, hạn chế về chức năng và khả năng mở rộng, tùy chỉnh.
Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
Một số nền tảng SaaS phổ biến như Haravan, Shopify, BigCommerce

Nền tảng Open Source

Nền tảng Open Source hay mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công bố công khai, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phí.

Các nền tảng mã nguồn mở sẽ là sự lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp phát triển hệ thống website thương mại điện tử phức tạp, đặc thù cho ngành rượu nhờ các chức năng tùy chỉnh chuyên sâu.

Do đó, doanh nghiệp nên hợp tác với đơn vị phát triển website thương mại điện tử có kinh nghiệm và chuyên môn cao hoặc xây dựng đội ngũ nội bộ để vận hành hệ thống website hiệu quả. 

Các nền tảng thương mại điện tử Open Source phải kể đến đó là: Magento, WooCommerce (Plugin của WordPress), Open Cart, v.v

  • Ưu điểm: Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao, tính năng và tiện ích bổ sung đa dạng, doanh nghiệp được sở hữu mã nguồn và dữ liệu.
  • Nhược điểm: Không dễ sử dụng, chi phí xây dựng cao, thời gian triển khai dài. 
Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
Một số nền tảng Open Source được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là WooCommerce, OpenCart, Magento

Ở giai đoạn này, với các doanh nghiệp nên chọn nền tảng SaaS để bắt đầu nhằm làm quen với cách thức kinh doanh thương mại điện tử cũng như tiết kiệm ngân sách cho các khoản đầu tư quan trọng hơn như marketing,…

Kế đó, khi bước vào giai đoạn hai, quy mô doanh nghiệp lúc này đã phát triển và mở rộng, việc chuyển đổi sang nền tảng Open Source lúc này là cần thiết và hợp lý nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng thương mại điện tử.

Thiết kế giao diện website thương mại điện tử

Bước tiếp theo của hành trình xây dựng website thương mại điện tử giai đoạn 1 là thiết kế giao diện website phù hợp với tiêu chuẩn của UI/UX. Hiện có 3 cách để thiết kế giao diện UI/UX website thương mại điện tử doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng:

  • Sử dụng giao diện có sẵn
  • Tùy chỉnh dựa trên giao diện có sẵn
  • Tự thiết kế giao diện website riêng
Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
Thiết kế giao diện website thương mại điện tử rượu

Thông thường ở giai đoạn 1, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng cách 1 hoặc 2 vì các chức năng cơ bản cần thiết thì hầu như các giao diện được cung cấp đều đã có sẵn. 

Xây dựng hệ thống chức năng cần thiết cho website thương mại điện tử rượu

Ở giai đoạn 1, doanh nghiệp nên ưu tiên phát triển hệ thống chức năng cơ bản cần cho website thương mại điện tử rượu hoàn chỉnh, cụ thể bao gồm: 

  • Quản lý danh mục: Quản lý các danh mục, chức năng, giá, hình ảnh/video của sản phẩm nhằm tối ưu vận hành hoạt động kinh doanh. 
  • Quản lý bán hàng: Quản lý thông tin đơn hàng, hiểu và phân tích hành vi mua sắm của khách hàng hiệu quả.
  • Quản lý marketing: Tích hợp các tính năng như URL, thẻ meta, internal link để tối ưu SEO, kết hợp với các chiến dịch marketing hiệu quả nhằm đạt mục tiêu về doanh số.
  • Quản lý nội dung: Xây dựng và tối ưu nội dung cho hệ thống CMS từ văn bản, hình ảnh, banner, widget, template đến nội dung về thương hiệu, blog, v.v
  • Quản lý khách hàng: Lưu trữ, quản lý và phân tích thông tin khách hàng, nhóm khách hàng, từ đó cải tiến và nâng cao hiệu quả marketing nhằm mục tiêu tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
  • Quản lý hệ thống: Quản lý và phân quyền cho quản trị viên để điều hành, bảo mật và duy trì hệ thống website thương mại điện tử.
  • Quản lý cửa hàng: Sử dụng công cụ quản lý tồn kho tại các chi nhánh, cửa hàng và kho hàng, đảm bảo quá trình cung ứng diễn ra liên tục và hiệu quả.
  • Quản lý giỏ hàng và checkout: Quản lý giỏ hàng và thông tin thanh toán của khách hàng.
  • Phân tích và báo cáo: Phân tích và đo lường hiệu suất hoạt động của hệ thống website thương mại điện tử, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp theo.
Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
Xây dựng hệ thống chức năng cho website thương mại điện tử

Hoàn thành thủ tục pháp lý

Bước cuối cùng của giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử cơ bản đó là hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết để trang web được phép hoạt động hợp pháp.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện các bước đăng ký đơn giản theo hướng dẫn tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.

Đây là yêu cầu bắt buộc của Bộ Công Thương đối với mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu website thương mại điện tử để bán hàng đều phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký/thông báo đúng thời gian quy định. 

Giai đoạn 2: Xây dựng website thương mại điện tử rượu chuyên sâu

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
Giai đoạn 2

Tái thiết lập mục tiêu

Quá trình phát triển của doanh nghiệp phải thường xuyên điều chỉnh để phù hợp với xu hướng thị trường thay đổi không ngừng. Vì thế, mục tiêu và chiến lược kinh doanh phải được thiết lập lại.

Ngoài ra, ở giai đoạn này doanh nghiệp cũng đã có các vấn đề phát sinh, dữ liệu, insight về người dùng trực tuyến nên việc đặt mục tiêu sẽ dễ dàng thực hiện. 

Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên mục tiêu tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng và tăng trưởng doanh số trực tuyến bằng cách thức marketing hiệu quả.

Trong dài hạn, doanh nghiệp rượu có thể cân nhắc mục tiêu mở rộng phân khúc thị trường bằng cách xác định phân khúc thị trường mục tiêu và đưa ra chiến lược marketing phù hợp với đặc thù sản phẩm và hướng đi của doanh nghiệp ở giai đoạn 2. 

Ngoài mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, doanh nghiệp cần tập trung vào xem xét thời gian và chi phí đầu tư vào hệ thống website thương mại điện tử rượu vì ở giai đoạn này, chi phí và ngân sách đầu tư thường sẽ lớn hơn nhiều so với giai đoạn xây dựng cơ bản ở trên.

Chuyển đổi nền tảng

Ở giai đoạn đầu, doanh nghiệp rượu được gợi ý sử dụng nền tảng SaaS để xây dựng website thương mại điện tử. Nhưng với mục tiêu tăng trưởng và mở rộng ở giai đoạn thứ hai thì sự hạn chế về chức năng và khả năng tùy chỉnh của SaaS sẽ không thể đáp ứng kỳ vọng đó.

Lúc này doanh nghiệp nên cân nhắc chuyển đổi sang nền tảng Open Source với những cái tên uy tín để phát triển website thương mại điện tử rượu chuyên sâu hơn như Magento, WooCommerce, v.v

Một vài tiêu chí gợi ý cần xem khi lựa chọn nền tảng Open Source:

  • Hỗ trợ thiết kế giao diện website thương mại điện tử dựa trên tiêu chuẩn của UI/UX. 
  • Cung cấp hệ thống chức năng từ cơ bản đến nâng cao và đặc thù cho ngành rượu.
  • Khả năng tùy chỉnh linh hoạt, mở rộng cao, tích hợp với dịch vụ bên thứ ba và đa dạng tiện ích bổ sung.
  • Khả năng bảo mật cao.

Trong quá trình chuyển đổi từ nền tảng SaaS sang nền tảng Open Source, chi phí chuyển đổi và thời gian đào tạo nhân sự vận hành nền tảng mới cũng như rủi ro về thất thoát và sai sót về dữ liệu trong quá trình chuyển đổi là những điều doanh nghiệp nên xem xét.

Lựa chọn nguồn lực phát triển (in-house hoặc đối tác phát triển)

Vấn đề lựa chọn nguồn lực để phát triển hệ thống website thương mại điện tử ở giai đoạn này là rất quan trọng. Doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị phát triển có chuyên môn, hoặc xây dựng đội ngũ riêng.

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
Lựa chọn nguồn lực để phát triển website thương mại điện tử ở giai đoạn 2

Khi xây dựng đội ngũ nội bộ, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhưng doanh nghiệp sẽ quản lý và kiểm soát nguồn lực tốt và chủ động điều chỉnh để phát triển hệ thống website thương mại điện tử theo đúng ý định ban đầu đề ra. 

Khi quyết định tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp sẽ phải làm việc với rất nhiều đơn vị để có thể tìm ra “chân ái”. Nhờ đó những yêu cầu của doanh nghiệp cho website thương mại điện tử sẽ được đáp ứng đúng kỳ vọng, quá trình hợp tác diễn ra tốt đẹp và các bên được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với nhau. 

Tái thiết kế giao diện website

Với chiến lược phát triển thương mại điện tử ở mức độ chuyên sâu hơn, doanh nghiệp cần thiết kế lại giao diện website để phù hợp với nền tảng Open Source. 

Tương tự giai đoạn trước đó, các doanh nghiệp có ba sự lựa chọn cho việc thiết kế giao diện website thương mại điện tử gồm sử dụng giao diện có sẵn, tùy chỉnh dựa trên giao diện có sẵn và tự thiết kế giao diện riêng.

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
Tái thiết kế giao diện website thương mại điện tử rượu

Thường đến bước này doanh nghiệp nên chọn cách 2 hoặc 3 để thiết kế giao diện để đảm bảo thể hiện được nét độc đáo riêng của thương hiệu và tính đặc thù của ngành thương mại điện tử rượu. 

Nâng cấp hệ thống chức năng với các chức năng nâng cao và đặc thù

Bên cạnh những chức năng cơ bản đã được phát triển cho hệ thống website thương mại điện tử ở giai đoạn 1, ở giai đoạn sau doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống chức năng nâng cao và đặc thù của ngành rượu. 

Các chức năng nâng cao giúp tăng trải nghiệm người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn như theo dõi đơn hàng, khôi phục giỏ hàng, gợi ý sản phẩm tương tự, tìm kiếm sản phẩm nâng cao, danh mục sản phẩm đa lớp, v.v 

Các chức năng đặc thù giúp giải quyết triệt để những khó khăn khi triển khai thương mại điện tử rượu chuyên sâu như 

  • Yêu cầu người dùng xác nhận độ tuổi trước khi truy cập vào website. 
  • Xem ảnh sản phẩm bằng hiệu ứng kính lúp (Product Image Magnifiers).
  • Hiển thị nồng độ cồn của mỗi sản phẩm.
Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
Nâng cấp hệ thống chức năng

Chăm sóc hệ thống website thương mại điện tử

Việc vận hành và chăm sóc tốt hệ thống website thương mại điện tử phức tạp cần rất nhiều kinh nghiệm và nỗ lực.

Bởi đây là quá trình bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống liên tục nhằm giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh và dự trù cho các vấn đề có thể xảy ra (ví dụ như lượng traffic tăng cao đột ngột từ các chương trình khuyến mãi kích cầu mua sắm).

Qua đó giúp doanh nghiệp thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử rượu nói riêng duy trì mức tăng trưởng doanh số trực tuyến ổn định và bền bỉ trong cuộc đua giành thị phần của “chiếc bánh” này, tuy “thơm béo” nhưng có phần khó xơi. 

Tăng trưởng thương mại điện tử

Bằng cách triển khai các chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả, doanh nghiệp thương mại điện tử rượu dễ dàng đạt mức tăng trưởng vượt ngoài sự kỳ vọng.

Theo đó, quy trình triển khai từ việc lên kế hoạch đến giai đoạn thực thi phải được sắp xếp bài bản với những giải pháp hữu ích, thực tế và chứng minh được sự hiệu quả khi áp dụng.

Một số giải pháp gợi ý để doanh nghiệp thương mại điện tử bứt tốc tăng trưởng đó là triển khai Omnichannel, thực chiến eCommerce Marketing và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SEO.

Tối ưu hoá hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử được tiếp nối bằng việc đo lường, phân tích và tối ưu hoá hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel, v.v để theo dõi, cập nhật và đo lường các chỉ số hoạt động của website cũng như tính hiệu quả của chiến dịch marketing.

Từ đó, chiến lược kinh doanh thương mại điện tử cho giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ được lên kế hoạch chỉn chu và bài bản nhờ vào các bản báo cáo & phân tích rõ ràng và chi tiết. 

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Rượu
Tối ưu hoá hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Trên đây là hành trình xây dựng website thương mại điện tử được SECOMM phác thảo đầy đủ và chi tiết mà các doanh nghiệp rượu có thể tham khảo nhằm rút ngắn thời gian hoạch định và phác thảo bản kế hoạch riêng. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM hiểu được những khó khăn và thử thách trong quá trình triển khai website thương mại điện tử rượu.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
7,441
0
1
01/02/2023
Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm
HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MỸ PHẨM

Theo CommonThread, quy mô thị trường thương mại điện tử mỹ phẩm toàn cầu được định giá 483 tỷ USD vào năm 2020 và tăng lên 511 tỷ USD vào năm 2021 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 4,75%. Ước tính đến năm 2025, quy mô thị trường sẽ vượt mức 716 tỷ USD và 784,6 tỷ USD vào năm 2027.

Với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của thị trường thương mại điện tử mỹ phẩm đã cho thấy tiềm năng phát triển và vai trò to lớn của ngành công nghiệp tỷ đô này đối với nền kinh tế toàn cầu. Để bắt kịp xu hướng chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp mỹ phẩm cần đẩy mạnh xây dựng website thương mại điện tử nhằm nhanh chóng gia nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử mỹ phẩm là quá trình dài hơi với hai giai đoạn chính được SECOMM trình bày và phân tích chi tiết. 

Giai đoạn 1: Xây dựng website thương mại điện tử mỹ phẩm cơ bản

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm-Giai đoạn 1
Giai đoạn 1

Thiết lập mục tiêu xây dựng website thương mại điện tử mỹ phẩm 

Điều quan trọng đầu tiên doanh nghiệp mỹ phẩm cần làm đó là thiết lập các mục tiêu và mức độ ưu tiên của các mục tiêu đó trong ngắn hạn và dài hạn. 

Trong ngắn hạn, các hoạt động quảng bá, theo dõi, phân tích và đo lường hiệu quả chiến dịch marketing, đặc biệt là trải nghiệm người dùng nên là các mục tiêu hàng đầu cần được đẩy mạnh triển khai.

Trong dài hạn, doanh nghiệp thương mại điện tử mỹ phẩm nên chú trọng mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu và khả năng kinh doanh trực tuyến của sản phẩm. 

Ở giai đoạn này doanh nghiệp chưa có nhiều dữ liệu để phân tích, đánh giá cho cả quá trình nên doanh nghiệp có thể nghe tư vấn nhiều từ các đơn vị tư vấn triển khai thương mại điện tử chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm tư vấn lộ trình dài hạn để có được danh sách và thứ tự ưu tiên mục tiêu phù hợp cho cả giai đoạn này và về sau.

Lựa chọn nền tảng xây dựng website thương mại điện tử mỹ phẩm cơ bản

Trên thị trường hiện nay đang có 2 loại nền tảng được chuyên dụng cho việc xây dựng website thương mại điện tử bao gồm: Nền tảng SaaS và nền tảng Open Source.

Nền tảng SaaS

Nền tảng (Service as a Software) là mô hình phân phối ứng dụng phần mềm theo dạng dịch vụ nhằm phục vụ mục đích kinh doanh thương mại điện tử. Nói cách khác, nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm giúp xây dựng website thương mại điện tử và doanh nghiệp sẽ trả một khoản chi phí nhất định để sử dụng dịch vụ này. Với SaaS, toàn bộ hệ thống website được lưu trữ trên server của nhà cung cấp nên quyền sở hữu và kiểm soát mã nguồn, dữ liệu sẽ thuộc về nhà cung cấp. Điều này có nghĩa, đơn vị cung cấp dịch vụ SaaS sẽ chịu trách nhiệm xử lý và khắc phục các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình triển khai thương mại điện tử mỹ phẩm. 

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, thời gian triển khai nhanh, bảo mật tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7.
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng website thương mại điện tử tăng dần theo thời gian, doanh nghiệp không được sở hữu mã nguồn và dữ liệu, các chức năng và khả năng tùy chỉnh, mở rộng bị hạn chế. 
Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm-Nền tảng SaaS
Một số nền tảng SaaS phổ biến hiện nay là: Shopify, BigCommerce, Salesforce Commerce Cloud, v.v

Nền tảng Open Source

Nền tảng Open Source hay nền tảng mã nguồn mở là một phần mềm với bộ source code được phát hành rộng rãi, cho phép người dùng tải về, sửa đổi và nâng cấp thêm các tính năng cần thiết, phục vụ cho mục đích kinh doanh thương mại điện tử. Nền tảng này thường được phát triển bởi cộng đồng các nhà phát triển thay vì một công ty đơn lẻ. Hơn nữa, đây sẽ là nền tảng lý tưởng cho việc triển khai hệ thống website thương mại điện tử phức tạp, đặc thù cho nhiều lĩnh vực trong đó có cả mỹ phẩm nhờ vào các chức năng tùy chỉnh chuyên sâu. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp cần hợp tác với các đơn vị xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp hoặc phát triển đội ngũ nhân sự nội bộ có chuyên môn cao để vận hành trang web hiệu quả.

  • Ưu điểm: Khả năng tùy chỉnh, mở rộng linh hoạt, tính năng và tiện ích bổ sung đa dạng, doanh nghiệp được sở hữu mã nguồn và dữ liệu website. 
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng website thương mại điện tử cao, thời gian triển khai dài và không dễ sử dụng. 
Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm-Nền tảng Open Source
Những nền tảng Open Source nổi bật nhất trên thị trường hiện nay: Magento, OpenCart, WooCommerce (Plugin của WordPress), v.v

Ở giai đoạn này, với các doanh nghiệp nên chọn nền tảng SaaS để bắt đầu nhằm làm quen với cách thức kinh doanh thương mại điện tử cũng như tiết kiệm ngân sách cho các khoản đầu tư quan trọng hơn như marketing,… Kế đó, khi bước vào giai đoạn 2, quy mô doanh nghiệp lúc này đã phát triển và mở rộng, việc chuyển đổi sang nền tảng Open Source lúc này là cần thiết và hợp lý nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng thương mại điện tử.

Thiết kế giao diện website thương mại điện tử mỹ phẩm

Sau khi đã lựa chọn nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử mỹ phẩm, doanh nghiệp tiến hành thiết kế giao diện website sao cho các tiêu chuẩn của UI/UX được đáp ứng nhằm tối ưu trang web, thể hiện đặc trưng của thương hiệu và lĩnh vực mỹ phẩm. Theo đó, doanh nghiệp có thể chọn một trong ba cách thiết kế sau đây cho giao diện website thương mại điện tử:

  • Sử dụng giao diện có sẵn: Cách này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí giao diện so với hai cách còn lại. Cả nền tảng SaaS và Open Source đều cung cấp đa dạng giao diện UI/UX với giá dao động từ $300 đến $500.
  • Tùy chỉnh dựa trên giao diện có sẵn: Gần giống như cách thứ nhất nhưng doanh nghiệp sẽ tuỳ chỉnh lại giao diện sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển thương hiệu. 
  • Tự thiết kế giao diện: Việc này giúp hình ảnh thương hiệu mang nét riêng và khác biệt với phần lớn đối thủ. Tuy chi phí cao hơn sử dụng giao diện có sẵn nhưng thiết kế “đo ni đóng giày” này sẽ đáp ứng đặc thù ngành và kỳ vọng của doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử. 

Thông thường ở giai đoạn 1, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng giao diện có sẵn hoặc tùy chỉnh dựa trên giao diện có sẵn vì hệ thống chức năng cơ bản cần thiết, hầu như các giao diện được cung cấp đều đã có. 

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm-Thiết kế giao diện website thương mại điện tử mỹ phẩm-1
Thiết kế giao diện website thương mại điện tử

Xây dựng hệ thống chức năng cần thiết cho website thương mại điện tử mỹ phẩm

Ở giai đoạn 1, doanh nghiệp nên ưu tiên phát triển hệ thống chức năng cơ bản cần cho website thương mại điện tử mỹ phẩm hoàn chỉnh, cụ thể bao gồm: 

  • Quản lý danh mục: Quản lý các danh mục, chức năng, giá, hình ảnh/video của sản phẩm nhằm tối ưu vận hành hoạt động kinh doanh. 
  • Quản lý bán hàng: Quản lý thông tin đơn hàng, hiểu và phân tích hành vi mua sắm của khách hàng hiệu quả.
  • Quản lý marketing: Tích hợp các tính năng như URL, thẻ meta, internal link để tối ưu SEO, kết hợp với các chiến dịch marketing hiệu quả nhằm đạt mục tiêu về doanh số.
  • Quản lý nội dung: Xây dựng và tối ưu nội dung cho hệ thống CMS từ văn bản, hình ảnh, banner, widget, template đến nội dung về thương hiệu, blog, v.v
  • Quản lý khách hàng: Lưu trữ, quản lý và phân tích thông tin khách hàng, nhóm khách hàng, từ đó cải tiến và nâng cao hiệu quả marketing nhằm mục tiêu tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
  • Quản lý hệ thống: Quản lý và phân quyền cho quản trị viên để điều hành, bảo mật và duy trì hệ thống website thương mại điện tử.
  • Quản lý cửa hàng: Sử dụng công cụ quản lý tồn kho tại các chi nhánh, cửa hàng và kho hàng, đảm bảo quá trình cung ứng diễn ra liên tục và hiệu quả.
  • Quản lý giỏ hàng và checkout: Quản lý giỏ hàng và thông tin thanh toán của khách hàng.
  • Phân tích và báo cáo: Phân tích và đo lường hiệu suất hoạt động của hệ thống website thương mại điện tử, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp theo.
Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm-Thiết kế giao diện website thương mại điện tử mỹ phẩm-2
Xây dựng hệ thống chức năng thương mại điện tử

Hoàn thành thủ tục pháp lý

Bước cuối cùng của giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử cơ bản đó là hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết để trang web được phép hoạt động hợp pháp.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện các bước đăng ký đơn giản theo hướng dẫn tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.

Đây là yêu cầu bắt buộc của Bộ Công Thương đối với mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu website thương mại điện tử để bán hàng đều phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký/thông báo đúng thời gian quy định. 

Giai đoạn 2: Xây dựng website thương mại điện tử mỹ phẩm chuyên sâu

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm-Giai đoạn 2
Giai đoạn 2

Tái thiết lập mục tiêu

Dọc theo hành trình phát triển kinh doanh đi kèm với sự thay đổi không ngừng của hành vi tiêu dùng, mục tiêu và chiến lược kinh doanh cần được điều chỉnh và tái thiết lập để phù hợp với bối cảnh hiện tại của thị trường thương mại điện tử. 

Ngoài ra, ở giai đoạn này doanh nghiệp cũng đã có các vấn đề phát sinh, dữ liệu, insight về người dùng trực tuyến nên việc đặt mục tiêu sẽ dễ dàng thực hiện. 

Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên mục tiêu tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng và tăng trưởng doanh số trực tuyến bằng cách thức marketing hiệu quả.

Trong dài hạn, doanh nghiệp mỹ phẩm có thể cân nhắc mục tiêu mở rộng phân khúc thị trường bằng cách xác định phân khúc thị trường mục tiêu và đưa ra chiến lược marketing phù hợp với đặc thù sản phẩm và hướng đi của doanh nghiệp ở giai đoạn hai. 

Ngoài mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, doanh nghiệp cần tập trung vào xem xét thời gian và chi phí đầu tư vào hệ thống website thương mại điện tử mỹ phẩm vì ở giai đoạn này, chi phí và ngân sách đầu tư thường sẽ lớn hơn nhiều so với giai đoạn xây dựng cơ bản ở trên.

Chuyển đổi nền tảng

Ở giai đoạn đầu, doanh nghiệp mỹ phẩm được gợi ý sử dụng nền tảng SaaS để xây dựng website thương mại điện tử. Nhưng với mục tiêu tăng trưởng và mở rộng ở giai đoạn thứ hai thì sự hạn chế về chức năng và khả năng tùy chỉnh của SaaS sẽ không thể đáp ứng kỳ vọng đó. Lúc này doanh nghiệp nên cân nhắc chuyển đổi sang nền tảng Open Source với những cái tên uy tín để phát triển website thương mại điện tử mỹ phẩm chuyên sâu hơn như Magento, WooCommerce, v.v

Một vài tiêu chí gợi ý cần xem khi lựa chọn nền tảng Open Source:

  • Hỗ trợ thiết kế giao diện website thương mại điện tử dựa trên tiêu chuẩn của UI/UX. 
  • Cung cấp hệ thống chức năng từ cơ bản đến nâng cao và đặc thù cho ngành mỹ phẩm.
  • Khả năng tùy chỉnh linh hoạt, mở rộng cao, tích hợp với dịch vụ bên thứ ba và đa dạng tiện ích bổ sung.
  • Khả năng bảo mật cao.

Trong quá trình chuyển đổi từ nền tảng SaaS sang nền tảng Open Source, chi phí chuyển đổi và thời gian đào tạo nhân sự thích nghi với nền tảng mới cũng như rủi ro về thất thoát và sai sót về dữ liệu trong quá trình chuyển đổi là những điều doanh nghiệp nên lưu tâm. 

Lựa chọn nguồn lực phát triển (in-house hoặc đối tác phát triển)

Không như giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, ở giai đoạn 2 của quá trình triển khai, doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực để phát triển. Doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ nội bộ hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ đơn vị có chuyên môn.

Đối với việc xây dựng đội ngũ nội bộ, doanh nghiệp sẽ tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT có kinh nghiệm và chuyên môn trên nền tảng đã lựa chọn. Điều này sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách của doanh nghiệp nhưng sẽ giúp quản lý và kiểm soát nguồn lực tốt hơn và chủ động điều chỉnh để phát triển hệ thống website thương mại điện tử theo đúng ý định ban đầu đề ra.

Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển website thương mại điện tử, các doanh nghiệp thường làm việc với rất nhiều đơn vị để có thể tìm ra “chân ái”. Nhờ vậy, những yêu cầu của doanh nghiệp cho một website thương mại điện tử sẽ được đáp ứng đúng kỳ vọng, quá trình hợp tác diễn ra tốt đẹp, đồng thời doanh nghiệp sẽ học hỏi thêm kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm phát triển website từ đối tác, từ đó có những hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển của ngành thương mại điện tử mỹ phẩm.

Đây là các tiêu chí mà doanh nghiệp nên cân nhắc xem xét khi lựa chọn: Kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về thương mại điện tử và về ngành mỹ phẩm; đội ngũ làm việc chuyên nghiệp; quy trình làm việc rõ ràng và chi tiết; khả năng xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng trang web.

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm
Lựa chọn nguồn lực phát triển website thương mại điện tử

Tái thiết kế giao diện website

Việc chuyển đổi nền tảng không bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi giao diện website. Tuy vậy, với chiến lược phát triển kinh doanh mới được đưa ra song hành cùng việc triển khai website thương mại điện tử ở mức độ chuyên sâu hơn thì tái thiết kế giao diện website để phù hợp với nền tảng Open Source lúc này trở thành một lời khuyên đáng giá. 

Tương tự giai đoạn trước đó, các doanh nghiệp có ba sự lựa chọn cho việc thiết kế giao diện website thương mại điện tử gồm sử dụng giao diện có sẵn, tùy chỉnh dựa trên giao diện có sẵn và tự thiết kế giao diện riêng. Thường đến bước này doanh nghiệp nên chọn cách 2 hoặc 3 để thiết kế giao diện để đảm bảo thể hiện được nét độc đáo riêng của thương hiệu và tính đặc thù của ngành thương mại điện tử mỹ phẩm. 

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm-Tái thiết kế giao diện website-1
Tái thiết kế giao diện website thương mại điện tử

Nâng cấp hệ thống chức năng với các chức năng nâng cao và đặc thù

Bên cạnh những chức năng cơ bản đã được phát triển cho hệ thống website thương mại điện tử ở giai đoạn 1, ở giai đoạn sau doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống chức năng nâng cao và đặc thù của ngành mỹ phẩm. 

Trong đó, công nghệ AR (Augmented Reality) hiện đại phổ biến và được nhiều thương hiệu mỹ phẩm đình đám sử dụng để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Theo đó, thay vì phải đến cửa hàng để thử xem sản phẩm có phù hợp với gương mặt của mình không thì giờ đây khách hàng có thể tải app AR, mở camera và thử sản phẩm. Đơn cử như ứng dụng Kylie Virtual World của Kylie Cosmetics mang đến trải nghiệm sản phẩm thú vị cho khách hàng. Bằng cách sử dụng điện thoại để quét mã QR, người dùng có thể trải nghiệm các sản phẩm mới ra mắt của nhà Kylie Cosmetics 360 độ như kem mắt, kem nền, son môi và ướm thử sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng.  

Chăm sóc hệ thống website thương mại điện tử

Việc vận hành và chăm sóc tốt hệ thống website thương mại điện tử phức tạp cần rất nhiều kinh nghiệm và nỗ lực. Bởi đây là quá trình bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống liên tục nhằm giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh và dự trù cho các vấn đề có thể xảy ra (ví dụ như lượng traffic tăng cao đột ngột từ các chương trình khuyến mãi kích cầu mua sắm). Qua đó giúp doanh nghiệp thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử mỹ phẩm nói riêng duy trì mức tăng trưởng doanh số trực tuyến ổn định và bền bỉ trong cuộc đua giành thị phần của “chiếc bánh” này, tuy “thơm béo” nhưng có phần khó xơi.

Tăng trưởng thương mại điện tử

Bằng cách triển khai các chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả, doanh nghiệp thương mại điện tử mỹ phẩm dễ dàng đạt mức tăng trưởng vượt ngoài sự kỳ vọng. Theo đó, quy trình triển khai từ việc lên kế hoạch đến giai đoạn thực thi phải được sắp xếp bài bản với những giải pháp hữu ích, thực tế và chứng minh được sự hiệu quả khi áp dụng. Một số giải pháp gợi ý để doanh nghiệp thương mại điện tử bứt tốc tăng trưởng đó là triển khai Omnichannel, thực chiến eCommerce Marketing và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SEO. 

Tối ưu hoá hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử khép lại bằng việc đo lường, phân tích và tối ưu hoá hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel, v.v để theo dõi, cập nhật và đo lường các chỉ số hoạt động của website cũng như tính hiệu quả của chiến dịch marketing. Từ đó, chiến lược kinh doanh thương mại điện tử cho giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ được lên kế hoạch chỉn chu và bài bản nhờ vào các bản báo cáo và phân tích rõ ràng và chi tiết.

Hành Trình Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm-
Tối ưu hoá hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử mỹ phẩm với hai giai đoạn từ cơ bản đến chuyên sâu đã được phác thảo chi tiết với các bước thực hiện được phân tích tỉ mỉ. Các doanh nghiệp trong ngành có thể tham khảo để tự vẽ nên một hành trình phát triển cho riêng mình ở lĩnh vực tiềm năng này.

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
8,883
0
1
31/01/2023
Thương mại điện tử mỹ phẩm trên đà phát triển bùng nổ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MỸ PHẨM TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN BÙNG NỔ

Khi đời sống đang dần được cải thiện, nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ của người tiêu dùng vì thế ngày càng cao. Ngoài ra, ngành mỹ phẩm luôn được xem là một trong những ngành nổi bật nhất hiện nay nhờ lượng người tham gia giao thương đông đảo.

Không những thế, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử hậu đại dịch đang dần trở thành phương thức kinh doanh phổ biến và là mắt xích then chốt không thể tách rời trong tiến trình chuyển đổi số của mỗi doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp mỹ phẩm. 

Theo CommonThread, quy mô thị trường thương mại điện tử mỹ phẩm toàn cầu được định giá 483 tỷ USD vào năm 2020 và tăng lên 511 tỷ USD vào năm 2021 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 4,75%. Ước tính đến năm 2025, quy mô thị trường sẽ vượt mức 716 tỷ USD và 784,6 tỷ USD vào năm 2027.

Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm Trên Đà Phát Triển Bùng Nổ
Quy mô thị trường thương mại điện tử mỹ phẩm trên toàn cầu

Những lợi ích khi doanh nghiệp mỹ phẩm triển khai thương mại điện tử

Thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường

Những năm đại dịch vừa qua, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến sự sụt giảm đột ngột về doanh số của nhiều ngành công nghiệp trong đó có ngành mỹ phẩm. 

Trong khoảng thời gian thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, người dân buộc phải hạn chế ra ngoài đường. Lúc này, tâm lý mọi người sẽ dành nhiều thời gian để mắt và chăm sóc bản thân nhiều hơn.

Vì vậy nhu cầu mua sắm các loại mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc và cơ thể để cải thiện đời sống tinh thần trước những biến động khôn lường của đại dịch đã tăng cao một cách đáng kinh ngạc. 

Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm Trên Đà Phát Triển Bùng Nổ
Triển khai thương mại điện tử giúp doanh nghiệp mỹ phẩm thích nghi với xu hương thị trường

Song song đó, việc mua sắm trực tuyến lúc bấy giờ không còn là sự lựa chọn mà trở thành một phương tiện mua sắm cần thiết và cấp bách thay cho hình thức mua hàng tại chỗ vì quy định hạn chế ra khỏi nhà.

Đó chính là bước đệm tạo nên sức bật để thương mại điện tử phát triển bùng nổ và kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ cho những lĩnh vực khác như thời trang, bách hoá, rượu, và cả mỹ phẩm.

Đây là hai yếu tố làm rực sáng tiềm năng to lớn của “chiếc bánh” này, giúp nhiều doanh nghiệp ngành mỹ phẩm nhận ra và nhanh chóng bắt tay thực thi thương mại điện tử để phát triển bền vững song hành cùng sự chuyển dịch của thị trường.

Mở rộng phạm vị kinh doanh

Việc triển khai thương mại điện tử như một giải pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp ngành mỹ phẩm chuyển đổi mô hình kinh doanh từ offline sang online (O2O) thay vì để mặc hoạt động kinh doanh “lạc trôi” trong sự khủng hoảng của đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, trong thời đại lên ngôi của chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ dễ bị vụt mất nhiều khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ nếu doanh nghiệp vẫn chưa sở hữu website thương mại điện tử chuyên nghiệp để giới thiệu và bày bán sản phẩm cho những vị khách yêu thích mua hàng online.

Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm Trên Đà Phát Triển Bùng Nổ
Lợi ích mở rộng phạm vi kinh doanh khi doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử mỹ phẩm

Điều này đặc biệt đúng đối với ngành công nghiệp cạnh tranh khốc liệt như mỹ phẩm. Trong khi đó, một số thương hiệu đã sớm đón đầu xu hướng này và vươn lên thống lĩnh thị trường thương mại điện tử mỹ phẩm như Hasaki, LixiBox, Watsons, Guardian,…

Không những thế, triển khai thương mại điện tử sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các chiến dịch marketing hoạt động hiệu quả hơn, từ đó góp phần mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Trải nghiệm mua sắm của khách hàng là điều mà các doanh nghiệp khi triển khai website thương mại điện tử cần lưu tâm không chỉ riêng ngành mỹ phẩm.

Quá trình mua sắm sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và mang đến sự hài lòng cho khách hàng khi chọn mua mỹ phẩm trực tuyến nhờ việc áp dụng các công nghệ hiện đại đang rất thịnh hành trong giới mỹ phẩm như trải nghiệm trực quan với view 360 độ, công nghệ thực tế ảo (VR), công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR). 

Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm Trên Đà Phát Triển Bùng Nổ
Xây dựng website thương mại điện tử giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho khách hàng

Ngoài ra, bằng việc thu nhập, phân tích và tổng hợp thị hiếu tiêu dùng của từng phân khúc khách hàng, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm người mua, điển hình như tính năng gợi ý sản phẩm liên quan, sản phẩm đã xem, gợi ý ưu đãi,…

Ngoài trải nghiệm trực quan, thương mại điện tử còn mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng tại nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, v.v), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, v.v), website thương mại điện tử, mobile app, v.v.

Các thương hiệu mỹ phẩm thành công với thương mại điện tử

Kylie Cosmetics

Một trong những thương hiệu mỹ phẩm thành công nhất và tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ nhất trên toàn cầu hiện nay phải kể đến đó là Kylie Cosmetics.

Khi đã nhắc đến Kylie Cosmetics thì không thể nào không dành lời tán thưởng cho Kylie Jenner, nữ tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ và được các tờ báo lớn trong đó có cả Forbes ưu ái vinh danh là một thiên tài kinh doanh bởi sự thành công của cô được khẳng định chắc nịch trong lĩnh vực mỹ phẩm vốn đang bão hoà.

Kylie Cosmetics được thành lập từ năm 2014, mang về khoản doanh thu ấn tượng với 420 triệu USD trong vòng 18 tháng đầu tiên và ước tính đạt 1 tỷ USD doanh thu thuần trong năm 2022.

Ngoài danh tiếng của nhà sáng lập thì chiến lược kinh doanh khôn ngoan bằng cách tập trung khai thác “mỏ vàng” thương mại điện tử và đẩy mạnh triển khai các chiến dịch marketing truyền thông xã hội (Social Media Marketing), là yếu tố làm nên khối doanh thu đáng nể kia.

Theo đó, công ty triển khai website thương mại điện tử ngay từ đầu với Shopify, một nền tảng chuyên về xây dựng trang web cho các nhà bán hàng trực tuyến hàng đầu khu vực Bắc Mỹ.

Thiết kế của website cực kỳ đơn giản, không cầu kỳ, không rối mắt, lấy màu hồng, trắng làm tông màu chủ đạo, giao diện website tập trung trình bày các sản phẩm mà công ty đang chiêu thị.

Đồng thời đây cũng là chiến lược kinh doanh của công ty khi luôn ra mắt những bộ sưu tập các sản phẩm mỹ phẩm như son môi, phấn mắt, chì kẻ mày… với thiết kế bao bì và số lượng sản xuất giới hạn, nhằm tạo sự khan hiếm, đánh thẳng vào tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO – Fear of missing out) của khách hàng.

Đây được đánh giá là hướng đi vô cùng khôn ngoan của công ty, khác biệt hoàn toàn với các thương hiệu mỹ phẩm đình đám khác, nhờ đó, không quá ngạc nhiên khi các bộ sưu tập hay các món mỹ phẩm mới của nhà Kylie Cosmetics liên tục “cháy hàng” mỗi khi ra mắt. 

Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm Trên Đà Phát Triển Bùng Nổ
Website thương mại điện tử của Kylie Cosmetics

Ngoài ra, công ty tận dụng triệt để các mạng xã hội đang rất thịnh hành tại Mỹ như Instagram, Youtube, Snapchat để xây dựng nội dung quảng bá thương hiệu và sản phẩm, tương tác với lượng người dùng rất lớn tại ba nền tảng này, từ đó kéo phễu về website thương mại điện tử và tạo ra chuyển đổi.

Sự sáng tạo và khéo léo của công ty còn được thể hiện qua các sự kiện offline thu hút khách hàng đến thử nghiệm sản phẩm miễn phí, tại đó, công ty chinh phục cả những vị khách đang có sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và doanh số bán hàng nhờ đó cũng tăng lên đáng kể.

Từ năm 2018, Kylie Cosmetics khai trương cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm truyền thống đầu tiên và hiện nay khách hàng đã có thể mua sắm mỹ phẩm của thương hiệu đình đám này từ hệ thống cửa hàng của Ulta Beauty (Ulta Stores) trên toàn nước Mỹ. 

Có thể thấy, Kylie Cosmetics đã bước đi những bước đi đầu tiên rất khôn ngoan và gặt hái những thành công vang dội nhờ đón đầu xu hướng của thị trường bằng cách phát triển mô hình kinh doanh online trước, tức bán hàng qua website thương mại điện tử và sử dụng mạng xã hội làm công cụ marketing chủ yếu.

Điều này không những giúp công ty tiếp cận với vô vàn khách hàng tiềm năng từ Internet và bứt phá doanh số đến vô tận mà còn giúp công ty tối ưu chi phí vận hành, chi phí nhân công.

Nhờ tầm nhìn xa và thức thời với xu hướng thị trường nên Kylie Cosmetics đã rất vững vàng vượt qua giai đoạn sóng gió nhất của thị trường bán lẻ bởi cuộc suy thoái kinh tế diễn ra tại Mỹ và tác động kép của đại dịch toàn cầu.

Guardian

Có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2011, Guardian đã trở thành một cái tên quá đỗi nổi tiếng và quen thuộc đối với người tiêu dùng mỹ phẩm thời gian qua. Thương hiệu này thuộc tập đoàn Dairy Farm chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp khắp Châu Á.

Ngay từ khi bắt đầu đến nay, Guardian không ngừng hoàn thiện để truyền cảm hứng sống khỏe đẹp cho hàng triệu tín đồ và mang đến trải nghiệm mua sắm đáng tin cậy, chất lượng cao với giá cả và dịch vụ tốt nhất.

Đồng thời chuỗi bán lẻ này tự hào là nơi mua sắm mỹ phẩm “cho mọi người” có thể “mua mọi thứ” và dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với hệ thống hơn 100 cửa hàng “phủ mọi nơi”

Sự thành công của Guardian có thể lý giải đơn giản bởi chiến lược kinh doanh khôn ngoan, thức thời cùng với sự đầu tư nghiêm túc vào các chiến dịch marketing hiệu quả.

Cụ thể, thoạt đầu khi vừa thâm nhập thị trường Việt Nam, Guardian đẩy mạnh mở rộng chuỗi kinh doanh nhanh chóng nhắm vào các thành phố có sức mua lớn với 80% cửa hàng đặt tại TP.HCM, phần còn lại đặt tại Hà Nội và một số thành phố lớn khác như Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu.

Khi đó các kênh trực tuyến chưa thật sự phổ biến và đủ mạnh để doanh nghiệp này để mắt tới.

Nhờ vậy, với đặc thù của ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp, khách hàng phải có điểm chạm trực tiếp, tìm hiểu và thử nghiệm, công ty thành công gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu với độ phủ rộng khắp từ làn sóng màu cam trắng của Guardian. 

Đến năm 2019, công ty bắt đầu hành trình chuyển đổi số khi kết hợp song song giữa hai mô hình kinh doanh offline và online (O2O), đồng thời, thiết lập mạng lưới bán hàng đa kênh (Omnichannel).

Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm Trên Đà Phát Triển Bùng Nổ
Website thương mại điện tử của Guardian

Cùng với tác động kép từ đại dịch làm dịch chuyển xu thế thị trường và thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng, càng thôi thúc Guardian nhanh chóng triển khai các kênh bán hàng tiềm năng như sàn thương mại điện tử, app, kênh giao nhanh như GrabMart và website thương mại điện tử hoạt động song song với chuỗi 105 cửa hàng bán lẻ ở các khu vực trọng yếu.

Theo đó, trang web của Guardian được thiết kế đẹp mắt nổi bật với sắc cam và trắng cùng tốc độ tải trang nhanh. Hơn nữa, nhằm khuyến khích khách hàng mua sắm trực tuyến Guardian đưa ra những ưu đãi hấp dẫn trong chính sách vận chuyển như miễn phí giao nhanh trong vòng 4h với các đơn hàng từ 349.000 VND.

Ngoài ra, điểm nổi bật khác của website thương mại điện tử của Guardian là danh mục các sản phẩm độc quyền của công ty được đặt để và làm nổi bật trong mắt người dùng với các sản phẩm từ dầu gội, sữa tắm đến nước rửa tay độc quyền mang thương hiệu Guardian. 

Sự đầu tư bài bản vào việc xây dựng hệ sinh thái đa kênh chính là tiền đề giúp Guardian vươn lên dẫn đầu thị trường bán lẻ mỹ phẩm và tạo dấu ấn khó quên cho người tiêu dùng.

Hasaki

Sự hiện đại và phát triển đi kèm với những áp lực vô hình đè nặng lên đời sống của mỗi người khi phải chạy đua để đuổi kịp với “tiêu chuẩn” của thời đại. Tuy nhiên, điều đó không khiến nhu cầu làm đẹp và chăm sóc bản thân sụt giảm mà ngược lại gia tăng không ngừng cùng với đa dạng các sự lựa chọn đủ để đáp ứng những kỳ vọng của khách hàng.

Ở khu vực Châu Á, phụ nữ Việt Nam mang một nét đẹp rất riêng, ngọt ngào và đằm thắm nhưng vì áp lực công việc và gánh nặng gia đình nên đôi khi phái đẹp quên việc chăm sóc và yêu thương bản thân.

Đó là lý do thôi thúc Hasaki Beauty & Clinic ra đời với mong muốn trở thành điểm đến chăm sóc sắc đẹp và tinh thần đáng tin cậy của phụ nữ Việt. 

Ra mắt thị trường năm 2016, hệ thống cửa hàng Hasaki từng bước khẳng định vị thế là một trong những chuỗi bán lẻ mỹ phẩm chính hãng hàng đầu với 76 chi nhánh tại 29 tỉnh thành của Việt Nam.

Với phương châm “Chất lượng thật – Giá trị thật”, Hasaki cam kết cung cấp mỹ phẩm chính hãng với mức giá ưu đãi. 

Bên cạnh việc mở rộng hệ thống, Hasaki còn chú trọng phát triển website thương mại điện tử với đầy đủ chức năng phù hợp với ngành mỹ phẩm và không ngừng cải tiến nâng cấp hệ thống nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất cho khách hàng.

Thương Mại Điện Tử Mỹ Phẩm Trên Đà Phát Triển Bùng Nổ
Website thương mại điện tử của Hasaki

Trang web được xây dựng với nền tảng Magento, giao diện được thiết kế bắt mắt với màu xanh là tông màu chủ đạo cho toàn bộ hệ thống website và app thương mại điện tử. Khi truy cập vào website của Hasaki khách hàng có thể xem được các chương trình khuyến mãi đang diễn ra và tra cứu thông tin đơn hàng nhanh chóng, tiện lợi.

Kèm theo đó, danh mục “cẩm nang” tại Hasaki chứa đựng nhiều thông tin hữu ích về các loại mỹ phẩm cũng như bí quyết chăm sóc da mà mỗi khách hàng có thể góp nhặt và tự trang bị kiến thức để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Từ đó công cuộc tu bổ nhan sắc trở nên hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. 

Tương tự như Guardian, Hasaki khuyến khích khách hàng mua sắm trực tuyến bằng các chính sách giao hàng miễn phí khi đặt hàng trực tuyến với NowFree 2h.

Theo đó, với các đơn đặt hàng có giá trị từ 90.000 VND, Hasaki sẽ giao nhanh miễn phí cho người mua trong vòng 2h tại 29 tỉnh thành có chi nhánh của công ty kể cả thứ 7 và chủ nhật. Riêng các đơn hàng từ 249.000 VND, khách hàng sẽ được ưu đãi miễn phí giao hàng trên toàn quốc. 

Do đó, nhờ sự thức thời trong việc đoán biết xu hướng của thị trường cùng tầm nhìn bao quát với chiến lược marketing mix hiệu quả, Hasaki đã tạo ra một “cơn sốt xanh” được nhiều tín đồ làm đẹp say đắm và từng bước tranh hùng với các đối thủ lớn trong lĩnh vực mỹ phẩm tại Việt Nam. 

Có thể thấy, tốc độ phát triển của thương mại điện tử đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành mỹ phẩm.

Thương mại điện tử hiện nay được xem là một mảnh đất màu mỡ để nhiều doanh nghiệp của ngành mỹ phẩm trong và ngoài nước như Kylie Cosmetics (Hoa Kỳ); Hasaki, Guardian (Việt Nam) tham gia vào và mang đến những trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng thông qua việc triển khai thành công website thương mại điện tử.

Từ đó, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với lượng lớn người tiêu dùng trên Internet và tạo ra chuyển đổi bằng các cách thức marketing hiệu quả.

Tuy nhiên, để kinh doanh thương mại điện tử mỹ phẩm thành công, các nhà điều hành doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và thấu đáo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cùng xu hướng thị trường thay đổi không ngừng và đặc biệt là phác thảo chiến lược kinh doanh bài bản, đúng đắn để có những bước đi hiệu quả nhất cho cả chặng đường ngắn hạn và dài hạn.

Công việc khó nhằn đó đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực để thực thi. Thế nên nhiều thương hiệu mỹ phẩm chọn phương án đơn giản hơn để giải quyết vấn đề đó là tìm kiếm sự hỗ trợ từ đơn vị có chuyên môn cao, đáng tin cậy để đồng hành.

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
11,931
0
1
06/12/2022
5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam
5 CÔNG TY PHÁT TRIỂN NỀN TẢNG MAGENTO UY TÍN NHẤT VIỆT NAM

Thị trường thương mại điện tử rộng lớn và đầy cạnh tranh đang chứng kiến sự gia nhập không ngừng của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp “non trẻ” khó lòng thành công trong ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD – nơi vốn được xem là sân chơi của những gã khổng lồ công nghệ.

Vì thế, để các doanh nghiệp mới có được những bước đi đầu tiên vững chắc, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và nối gót thành công của những ông lớn thì việc xây dựng một website thương mại điện tử chuyên nghiệp là mục tiêu tiên quyết cần nhắm tới. 

Theo đó, khi đã cân nhắc xây dựng website thương mại điện tử, Magento là một trong những cái tên sáng giá nhất giúp tiến trình xây dựng thương mại điện tử được thực thi hiệu quả. Tuy nhiên, để lựa chọn được đơn vị có chuyên môn cao về chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển website với nền tảng Magento là điều không dễ dàng. 

Danh sách dưới đây liệt kê chi tiết top 5 công ty chuyên phát triển nền tảng Magento hàng đầu Việt Nam mà doanh nghiệp có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Kyanon Digital

Một trong những công ty tư vấn và cung cấp giải pháp phát triển website thương mại điện tử với nền tảng Magento và bán hàng đa kênh (Omnichannel) hàng đầu hiện nay phải kể đến đó là Kyanon Digital. Trải qua nhiều năm hoạt động, công ty đang từng bước trở thành đối tác công nghệ đáng tin cậy của nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhờ vào đội ngũ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm.

5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam
Website của Kyanon Digital

Magenest JSC

Magenest là đối tác giải pháp công nghệ lâu năm có trụ sở tại Việt Nam và là đối tác hàng đầu của Adobe Magento, Odoo ERP, Salesforce, AWS và Google Cloud Platform.

Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ lưu trữ và triển khai thương mại điện tử toàn diện, đồng thời cung cấp các giải pháp trọn gói phù hợp với xu hướng thị trường để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đối tác. 

Với nền tảng tư vấn và kỹ thuật vững chắc của hơn 30 chuyên gia tư vấn và nhà phát triển được chứng nhận, Magenest mong muốn giúp các thương hiệu đạt được mục tiêu xây dựng website thương mại điện tử với Magento.

5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam
Website của Magenest

BSS Commerce

BSS Commerce là Đối tác Giải pháp Adobe (Adobe Solution Partner) đồng hành cùng các doanh nghiệp trên toàn cầu với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện liên quan đến Magento.

Kể từ khi thành lập vào năm 2012, công ty đã phục vụ hơn 22.000 khách hàng trên toàn thế giới, thực hiện hơn 500 dự án và mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.

5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam
Website của BSS Commerce

SECOMM

Một nhà phát triển website thương mại điện tử uy tín khác của Việt Nam cũng được đánh giá rất cao từ các đối tác về hiệu suất công việc, chất lượng dịch vụ đó là SECOMM.

Đây là một công ty chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp thương mại điện tử với đầy đủ các dịch vụ từ xây dựng, bảo trì đến phát triển và nâng cấp trên nhiều nền tảng không chỉ riêng Magento. 

Được thành lập từ năm 2014, SECOMM đã hợp tác và triển khai thành công website thương mại điện tử với nền tảng Magento cho các khách hàng lớn trong nước và quốc tế như LayByLand, Trentham Estate, An Nam Group,…

Thông qua đơn giản hóa mọi hoạt động thương mại điện tử, SECOMM tự tin là người đồng hành đáng tin cậy trong hành trình chuyển đổi số toàn diện của doanh nghiệp tại Việt Nam và trên toàn cầu.

5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam
Website của SECOMM

AgileTech

AgileTech là doanh nghiệp outsourcing phần mềm hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ nhà phát triển Magento giàu kinh nghiệm, chuyên xây dựng và bảo trì các website thương mại điện tử hiệu suất cao.

Doanh nghiệp liên tục cập nhật các tính năng mới nhất của Magento, đồng thời sử dụng kiến thức để tạo ra các trang web có khả năng mở rộng, bảo mật và thân thiện với người dùng trong suốt 8 năm thành lập. AgileTech cam kết cung cấp cho khách hàng trải nghiệm phát triển website Magento tốt nhất có thể.

5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam - AgileTech
AgileTech

Có thể thấy việc triển khai thương mại điện tử mang đến cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Trên đây là top 5 đơn vị hỗ trợ xây dựng và phát triển website thương mại điện tử trên nền tảng Magento mà các doanh nghiệp có thể tin tưởng lựa chọn để đồng hành.

2
9,261
0
1
05/12/2022
10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MỸ PHẨM HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động xuất khẩu và giao thương hàng hoá trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, xúc tiến thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực trong đó có mỹ phẩm chú trọng triển khai nhằm tìm kiếm khách hàng trực tuyến và duy trì doanh số bán hàng.

Không những thế, để bắt kịp xu hướng phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, các nhà bán lẻ mỹ phẩm còn chuyển đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống sang đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử để đảm bảo mục tiêu về tăng trưởng và mở rộng thị trường. 

Tại Việt Nam, một số thương hiệu mỹ phẩm đã cho thấy sự linh hoạt và nhanh nhạy đáng kinh ngạc trong việc thích ứng với sự chuyển dịch của thị trường “bất chấp” những chuyển biến phức tạp của đại dịch toàn cầu.

Bằng cách phát triển website thương mại điện tử chuyên nghiệp và chỉn chu, những thương hiệu dưới đây đã chiếm trọn niềm tin và ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người tiêu dùng mỹ phẩm.

Hasaki

Được thành lập vào tháng 4 năm 2016 với mục tiêu chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp toàn diện cho người Việt Nam, Hasaki đã tạo ra những trải nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn, nhanh chóng với đa dạng mặt hàng mỹ phẩm chất lượng từ nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới hiện nay. 

Nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng về tính tiện lợi, hiệu quả khi mua sắm online, website thương mại điện tử của Hasaki được đầu tư phát triển bài bản ngay từ đầu với nền tảng mã nguồn mở – Magento. Lưu lượng truy cập ở mức rất cao với hơn 7 triệu/tháng đã chứng minh sự đầu tư vào thương mại điện tử của Hasaki là đúng đắn.

Chính hướng đi khôn ngoan đó đã giúp doanh nghiệp này mở rộng kênh phân phối, tăng mức độ bao phủ thị trường cũng như tìm kiếm và nhân rộng tệp khách hàng mục tiêu.

10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
Website thương mại điện tử của Hasaki
  • Website: https://hasaki.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 7.244 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 514 (Việt Nam); 26,288 (Toàn cầu)

Thế Giới Skin Food

Một website thương mại điện tử uy tín khác chuyên bán mỹ phẩm với hơn 2 triệu lượng truy cập mỗi tháng đó là Thế Giới Skin Food. Công ty này kết hợp với Haravan để xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp với giao diện trực quan thân thiện với người dùng.

Đến nay, bên cạnh hệ thống cửa hàng bán lẻ truyền thống vốn đã rất thành công, Thế Giới Skin Food còn đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử. Điều này sẽ giúp công ty bắt kịp xu hướng kinh doanh kết hợp cả online và offline (O2O) nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu và bứt phá doanh số. 

10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
Website thương mại điện tử của Thế Giới Skin Food
  • Website: https://thegioiskinfood.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan
  • Lưu lượng truy cập: 2.285 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 1,670 (Việt Nam); 84,473 (Toàn cầu)

Watsons

Watsons Việt Nam là một thương hiệu của Watsons Group – tập đoàn bán lẻ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp hàng đầu tại Châu Á. Công ty hướng đến việc mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm hàng đầu, phù hợp với nhu cầu cũng như đem lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam.

Đáng chú ý, khi vừa vào thị trường Việt Nam, Watsons ngay lập tức triển khai mô hình kinh doanh O2O. Bên cạnh hệ thống cửa hàng trải khắp các quận của TP.HCM, Watsons Việt Nam còn đầu tư xây dựng website thương mại điện tử với SAP Commerce Cloud với tham vọng trở thành chuỗi bán lẻ thống lĩnh thị trường.

Ngoài ra, giao diện website được thiết kế đẹp mắt, thân thiện với người dùng và nhờ đó mà trang web đạt được truy cập mỗi tháng rất ấn tượng – hơn 1 triệu lượt truy cập.

10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
Website thương mại điện tử của Watsons Việt Nam
  • Website: https://www.watsons.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: SAP Commerce Cloud
  • Lưu lượng truy cập: 1.267 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 2,715 (Việt Nam); 129,769 (Toàn cầu)

Thế Giới Son Môi

Một trong những địa chỉ mua sắm son môi được nhiều người ưa chuộng và tin tưởng bởi chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo và sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ khách hàng đó là Thế Giới Son Môi. Các sản phẩm tại đây luôn được cập nhật liên tục, đảm bảo đủ hàng, đủ màu để đáp ứng nhu cầu của khách với mức giá hợp lý cho các dòng son từ các thương hiệu nổi tiếng.

Bên cạnh hai cửa hàng tại TP. HCM luôn được tu sửa, mở rộng không gian mua sắm, Thế giới Son Môi còn nhanh chóng triển khai website thương mại điện tử để gia nhập sân chơi chung của thị trường bán lẻ mỹ phẩm. Theo đó, trang web được thiết kế trên nền tảng Haravan với giao diện đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng.

Đồng thời lượng truy cập hàng tháng ở ngưỡng rất cao (hơn 1 triệu) cũng cho thấy định hướng kinh doanh đúng đắn của công ty trong khuynh hướng đổi mới của thị trường.

10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
Website thương mại điện tử của Thế Giới Son Môi
  • Website: https://thegioisonmoi.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan
  • Lưu lượng truy cập: 1.103 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 3,582 (Việt Nam); 156,691 (Toàn cầu)

Bo Shop

Các tín đồ làm đẹp ở TP. HCM chắc chắn không thể không biết Bo Shop, thương hiệu cung cấp rất nhiều loại mỹ phẩm chất lượng từ skincare đến makeup với giá cả phải chăng được niêm yết cụ thể, đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sắc đẹp cho khách hàng.

Với mục tiêu trở thành thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam, công ty nhanh chóng phát triển website thương mại điện tử với WooCommerce để song hành với xu thế kinh doanh hiện đại. Với lưu lượng truy cập đạt mức cao với hơn 1 triệu/tháng, Bo Shop đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường thương mại điện tử mỹ phẩm

10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
Website thương mại điện tử của Bo Shop
  • Website: https://www.boshop.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce
  • Lưu lượng truy cập: 1.020 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 5,030 (Việt Nam); 234,462 (Toàn cầu)

Guardian

Guardian là cái tên quá đỗi quen thuộc đối với người tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam nhiều năm qua. Đây là thương hiệu đến từ tập đoàn Dairy Farm chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp nổi tiếng khắp Châu Á. Kể từ khi ra mắt thị trường Việt Nam vào năm 2011 cho đến nay, Guardian đã mở rộng hệ thống lên đến hơn 100 cửa hàng khắp cả nước. 

Đến năm 2019, công ty bắt đầu hành trình chuyển đổi và kết hợp song song giữa 2 mô hình kinh doanh offline và online.

Với mục tiêu thiết lập mạng lưới bán hàng đa kênh (Omnichannel), bên cạnh triển khai các kênh bán hàng tiềm năng như sàn thương mại điện tử, app, kênh giao nhanh qua GrabMart, Guardian còn chú trọng phát triển website thương mại điện tử dựa trên nền tảng Shopify nhằm cung cấp cho khách hàng thêm lựa chọn mua sắm tại nhà tiết kiệm, nhanh chóng và tiện lợi.

Website của Guardian đã đạt gần 1 triệu lượt truy cập mỗi tháng chỉ sau thời gian ngắn vận hành. Chính sự đầu tư xây dựng hệ sinh thái đa kênh một cách nghiêm túc đã giúp Guardian vươn lên dẫn đầu thị trường và trở thành chuỗi bán lẻ sản phẩm sức khoẻ và làm đẹp có quy mô lớn và uy tín bậc nhất hiện nay.

10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
Website thương mại điện tử của Guardian
  • Website: https://www.guardian.com.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Shopify
  • Lưu lượng truy cập: 908,599/tháng
  • Xếp hạng: 4,037 (Việt Nam); 188,419 (Toàn cầu)

Lam Thảo Cosmetics

Lam Thảo Cosmetics được chính thức đưa vào hoạt động từ 2017, đến nay đã trở thành một trong những cửa hàng mỹ phẩm được các bạn trẻ yêu thích nhất.  Với mong muốn đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa với những sản phẩm hot nhất, Lam Thảo Cosmetics liên tục được cập nhật các sản phẩm cùng mức giá hợp lý nhất nhằm mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt hơn.

Ngoài các sản phẩm chất lượng, Lam Thảo còn sở hữu website thương mại điện chạy trên nền tảng Haravan giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng không chỉ offline và cả online.

Đồng thời, sự hiệu quả của việc triển khai thương mại điện tử đã mang về cho Lam Thảo Cosmetics lượng khách hàng vô cùng tiềm năng từ Internet, từ đó doanh số bán hàng cùng mức độ nhận diện thương hiệu của Lam Thảo được cải thiện rõ rệt.

10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
Website thương mại điện tử của Lam Thảo Cosmetics
  • Website: https://lamthaocosmetics.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan
  • Lưu lượng truy cập: 437,475/tháng
  • Xếp hạng: 8,423 (Việt Nam); 392,219 (Toàn cầu)

Nuty Cosmetics

Nuty Cosmetics được biết đến như thiên đường mỹ phẩm dành cho các tín đồ yêu thích làm đẹp. Qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển cùng những thăng trầm của thị trường, công ty vẫn là một địa chỉ uy tín cung cấp các sản phẩm làm đẹp chính hãng từ các thương hiệu đình đám của các quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Không nằm ngoài cuộc đua thương mại điện tử, trang web của Nuty Cosmetics được xây dựng trên nền tảng WooCommerce cùng giao diện trực quan và các tính năng vượt trội có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng khi mua sắm trực tuyến.

Ngoài ra, website bán mỹ phẩm của Nuty cung cấp thông tin các dòng sản phẩm rất chi tiết với mức giá được niêm yết rõ ràng cụ thể. Vì thế, dù lưu lượng truy cập thời điểm hiện tại chưa cao, chỉ khoảng hơn 200,000/tháng nhưng những nỗ lực cùng định hướng đúng đắn hứa hẹn sẽ đưa Nuty Cosmetics trở thành một cái tên đáng gờm của lĩnh vực mỹ phẩm trong tương lai.

10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
Website thương mại điện tử của Nuty Cosmetics
  • Website: https://nuty.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce
  • Lưu lương truy cập: 229,347/tháng
  • Xếp hạng: 7,505 (Việt Nam); 352,535 (Toàn cầu)

AB Beauty World

AB Beauty World (ABBW) ra đời vào đúng bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành vào năm 2020 với định vị thương hiệu là chuỗi siêu thị mỹ phẩm cho gia đình hàng đầu tại Việt Nam. Sự ra đời này tuy có vẻ không đúng thời điểm nhưng không vì thế mà thương hiệu này chịu khuất phục.

Trên thực tế, chỉ sau 2 năm mở cửa hàng đầu tiên, AB Beauty World đã phát triển và mở rộng với gần 20 chi nhánh khắp các quận huyện trên địa bàn TP. HCM nhờ sự chuyển hướng kịp thời, tập trung phát triển thương mại điện tử.

Website bán mỹ phẩm của AB Beauty World được xây dựng với WooCommerce với giao diện và chức năng đặc trưng của ngành. Chỉ trong thời gian ngắn đưa vào hoạt động, trang web thu về hơn 150,000 lượt truy cập, con số vẫn được xem là khả quan đối với một tân binh vừa tham gia cuộc đua chuyển đổi số.

10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
Website thương mại điện tử của AB Beauty World
  • Website: https://abbeautyworld.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce
  • Lưu lượng truy cập: 157,602
  • Xếp hạng: 169,419 (Toàn cầu), 3,538 (VN)

Beauty Garden

Một trong những thương hiệu phân phối bán lẻ mỹ phẩm chính hãng hàng đầu hiện nay phải kể đến đó là Beauty Garden. Thành lập từ năm 2014, công ty đã thành công mở rộng hệ thống cửa hàng có mặt tại nhiều Tỉnh, Thành lớn nhỏ trên khắp cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM, ĐăkLăk, Gia Lai, Đồng Nai, Cần Thơ.

Bên cạnh đó, Beauty Garden cũng chú trọng phát triển website thương mại điện tử trong bối cảnh hội nhập cùng nền kinh tế. Theo đó, trang web của công ty được xây dựng chuyên nghiệp và bài bản phù hợp với ngành mỹ phẩm với WooCommerce – nền tảng phát triển thương mại điện tử được ưa thích trên toàn thế giới.

Dù lượng người dùng truy cập vẫn ở mức khiêm tốn với hơn 100,000/tháng nhưng việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử của Beauty Garden được xem là hướng đi khôn ngoan khi dư địa phát triển của lĩnh vực này là rất lớn và tại đó công ty có nhiều lợi thế để phát triển mô hình kinh doanh.

10 website thương mại điện tử hàng đầu việt nam
Website thương mại điện tử của Beauty Garden
  • Website: https://beautygarden.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce
  • Lưu lượng truy cập: 127,439
  • Xếp hạng: 284,460  (Toàn cầu), 6,029 (VN)

Có thể thấy, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã góp phần tác động và làm thay đổi xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng. Trong đó, mua sắm mỹ phẩm đã chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa hình thức offline và online. 

Trên đây là bài tổng hợp và đánh giá của SECOMM cho 10 website thương mại điện tử có độ uy tín cao và khả năng đáp ứng tốt trước các nhu cầu chọn mua mỹ phẩm của khách hàng. Những thương hiệu này cho thấy sự nỗ lực phát triển hạ tầng công nghệ nhằm tối ưu trải nghiệm mua hàng trực tuyến và sự lạc quan có cơ sở về triển vọng tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam.

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

56
21,955
2
14
25/11/2022


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!