CLUTCH CÔNG NHẬN SECOMM LÀ NHÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HÀNG ĐẦU NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM

Ngày đăng:26/09/2022
7,459
2
0
1
Chloe Le Digital Marketing Leader
CLUTCH CÔNG NHẬN SECOMM LÀ NHÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HÀNG ĐẦU NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM

Share this post

Post image

SECOMM là nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện được thành lập vào năm 2014. Đến nay, chúng tôi đã hoàn thành hơn 250+ hệ thống thương mại điện tử dựa trên nhiều nền tảng hàng đầu trên toàn cầu như Magento, Shopify, WooCommerce, BigCommerce, etc. 

Chính sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân sự trong những năm vừa qua, SECOMM đã được Clutch công nhận là top những công ty phát triển thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2022 (Theo “Clutch 2022 B2B Leaders”).

Clutch công nhận SECOMM là Nhà phát triển thương mại điện tử hàng đầu năm 2022 tại Việt Nam
Clutch công nhận SECOMM là Nhà phát triển thương mại điện tử hàng đầu năm 2022

Clutch công nhận SECOMM là Nhà phát triển thương mại điện tử hàng đầu năm 2022 tại Việt Nam

Sơ lược về Clutch, đây là nền tảng đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp B2B có uy tín trên toàn cầu. Không chỉ đóng vai trò kết nối, cung cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau mà nền tảng này còn hỗ trợ nghiên cứu thị trường thông qua các đánh giá trực tiếp từ khách hàng bằng Linkedin, Hotline.

Sau đây là một số đánh giá mà SECOMM đã nhận được từ các khách hàng:

“The professionalism of the company is second to none! They are extremely responsive, and their communication is concise and informative.”

— Rick Thurlow, Senior Business Manager, Jasnor (Australia)

Jasnor-Clutch Acknowledges SECOMM as a Top 2022 E-Commerce Developer in Vietnam
“They are extremely responsive, and their communication is concise and informative.” – Senior Business Manager, Jasnor (Australia)

“I think the best thing about working with SECOMM is how quickly they can respond to a change you would like them to implement or to fix an error that you identify.

Even when it came to us changing things on this project that weren’t in the original scope, they would talk that change through with us to identify the best way of handling it, and then implement that change in a timely manner.”

— Stuart Duff, Founder & CEO, Laybyland Pty., Ltd

Laybyland-Clutch Acknowledges SECOMM as a Top 2022 E-Commerce Developer in Vietnam
“Any concerns that we raised throughout the journey were addressed in a timely manner.”-Founder & CEO, Laybyland Pty Ltd

SECOMM cảm ơn các đối tác đã dành thời gian viết những phản hồi tích cực, mang tính khái quát về thành tựu của chúng tôi.

Hy vọng, với các dịch vụ chất lượng của SECOMM đã, đang và sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống thương mại điện tử cũng như bắt kịp sự thay đổi không ngừng của thị trường.

Nếu có thắc mắc về hành trình phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp, liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!

Sẵn Sàng Để Khai Phá Tiềm Năng Thương Mại Điện Tử? Liên Hệ

BÌNH LUẬN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related articles

SECOMM company trip
PHÚ YÊN – SECOMM COMPANY TRIP 2019
26/08/2021
753
2
0
1
Trải qua nhiều giai đoạn làm việc căng thẳng, đã đến lúc các dự án dần định hình và hoàn thiện, trong đó những nỗ lực và đóng góp tuyệt vời của các Secommers dành cho SECOMM luôn được ghi nhận và đánh giá cao. Năm 2019 đã chính thức khép lại với tinh thần “LÀM HẾT SỨC, CHƠI HẾT MÌNH” qua chuyến đi company trip đáng nhớ, đánh dấu nhiều kỷ niệm tuyệt vời của toàn thể Secommers tại vùng đất hoa vàng cỏ xanh Phú Yên.
company trip
Bữa sáng đã được nạp đầy đủ. …vày bây giờ, đi thôi!

SECOMM – Ngày 1

Đặt chân đến Phú Yên vào 7:30 sáng, chúng tôi đã có ít thời gian để cảm nhận bầu không khí trong lành, mát mẻ tại nhà ga Tuy Hòa, sau đó di chuyển đến tham quan nhà thờ Mằng Lăng như lịch trình. Nhà thờ nằm ​​cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km về hướng Bắc), đây là một công trình sở hữu kiểu kiến trúc công giáo đậm chất châu Âu được xây dựng vào năm 1892 với đặc trưng là phần đỉnh nhà thờ đặt 1 thập tự giá ở giữa hai tháp chuông. Phong cách xây dựng Gothic cổ điển đã tạo nên điểm nhấn hoàn hảo cho các bức ảnh của chúng tôi.

Mang Lang church
Nhà thờ Mằng Lăng sở hữu kiểu kiến trúc cổ điển độc đáo và đẹp mắt

Do nằm trên cùng một tuyến đường, nên chúng tôi tiếp tục di chuyển đến địa điểm tiếp theo – Gành Đá Dĩa. Để vào đây cần đi bộ dọc theo một lối đi nhỏ để đến được bãi đá bazan.

Da Dia Reef
Đường đến bãi đá bazan! Trời không nắng nhưng gió khá mạnh và vô cùng mát mẻ

Theo như chia sẻ từ những người bản địa, các bãi đá trông giống như một tổ ong khổng lồ với các cột đá xếp chồng lên nhau, chúng được hình thành từ các loại đá bazan có hình dạng khác nhau, từ hình tròn đến cả hình đa giác.

Basalt rock
Những đợt sóng vô cùng đẹp và ấn tượng!
Da Dia Reef
Bề mặt bãi đá khá trơn; cần quan sát và bước đi cẩn thận.
Toi Thay Hoa Vang Tren Co Xanh - Film studio
Phía trước là đường bờ biển dài với dòng nước xanh ngọc và những đợt sóng khá lớn do biển động.

Với điểm đến tiếp theo, chúng tôi đã cùng nhau đi dạo qua khu vực phim trường nổi tiếng từ bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

Hành trình ngày đầu tiên đã gần kết thúc, chúng tôi được xe đưa đến Tháp Nhạn để tham quan khung cảnh thành phố Tuy Hòa về đêm. Dù không đặt nhiều kỳ vọng cho điểm đến này, nhưng tòa tháp thực sự thu hút bởi một vẻ đẹp riêng, huyền bí nhưng vô cùng yên bình. Tòa tháp toát ra sự huyền ảo dưới ánh đèn ấm vào ban đêm, trở nên nổi bật và tách biệt khỏi thành phố ồn ào.

Nhan Tower
Tháp Nhạn là một biểu tượng tinh thần và nghệ thuật của cộng đồng người Chăm

Chúng tôi quay trở về khách sạn và sau đó tham gia một trò chơi thú vị cùng toàn bộ thành viên tại SECOMM. Các Secommers được chia thành 3 team và phải thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi. Tuy nhiên, đây không hề là một trò chơi dễ dàng vì các câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bầu không khí đã bắt đầu nóng dần lên khi càng về cuối, và cuối cùng những người chiến thắng đã xuất hiện để giành các phần vô cùng dễ thương. Dĩ nhiên, điều quan trọng hơn cả giải thưởng chính là những khoảnh khắc vui vẻ, sôi nổi vô cùng đáng nhớ mà chúng tôi đã tạo ra cùng nhau.

SECOMM game show
Xin chúc mừng đội may mắn nhất đã giành được giải thưởng!

SECOMM Ngày 2

Ở ngày thứ hai của chuyến đi, SECOMM dành riêng buổi sáng để khám phá cực đông của Việt Nam. Đi bộ trên một lối đi nhỏ với nhiều bậc thang dẫn đến Mũi Đại Lãnh với rất nhiều bậc thang, trên đường đi chúng tôi có thể nhìn ra bãi Môn, một bãi biển nhỏ được bao quanh bởi nhiều ngọn núi, bãi cát trắng và dòng nước trong vắt. Khung cảnh tuyệt đẹp ở Bãi Môn.

On the path to Dai Lanh Cape
Đường đến Mũi Đại Lãnh có vẻ khá xa. Thay vào đó, chúng tôi có nhiều thời gian trên đường đi để chụp lại khung cảnh quan tuyệt đẹp của bãi Môn
Dai Lanh Cape
Cuối cùng, chúng tôi cũng đã đặt chân đến Mũi Đại Lãnh
Secommers at Dai Lanh Cape
Còn chần chừ gì nữa, ghi hình thôi nào!
Secommers and the easternmost of Vietnam
và đây nữa này!

Giờ trưa đã điểm, chúng tôi lại tiếp tục di chuyển đến làng bè nổi sinh thái ở Vịnh Vũng Rô để thưởng thức hải sản.

eco-floating rafts at Vung Ro Bay
Đường đi phao gỗ dẫn vào bè nổi khá độc đáo

Vào buổi tối, chúng tôi tiếp tục tham quan xung quanh nội thành Phú Yên và mua vài món quà lưu niệm, sau đó về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chuyến bay của SECOMM về lại Sài Gòn vào sáng hôm sau.

Tạm biệt, Phú Yên, SECOMM sẽ quay lại vào một ngày không xa!

Xem tiếp
SECOMM workshop - TECH TALK 2020
TECH TALK 2020 – CHUỖI WORKSHOP SECOMM
25/08/2021
922
2
0
1
Sự kiện khởi động – buổi workshop TECH TALK 2020 đã chính thức được tổ chức với các nội dung liên quan đến hiểu biết và kiến thức chung về nền tảng Magento.

Chị Ivy Phan (Quản lý dự án tại SECOMM) là diễn giả cho buổi workshop này. Bắt đầu với một phần giới thiệu ngắn gọn, chủ đề Magento thực sự đã thu hút sự quan tâm từ mọi người và tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi trong suốt buổi workshop với các hoạt động Q&A từ các thành viên non-dev và những chia sẻ về Magento từ các thành viên dev.

Về TECH TALK 2020 – Tìm hiểu chung về Magento

Tại buổi workshop TECH TALK 2020, nói cách khác, đã tạo ra khoảng thời gian chia sẻ và kết nối tuyệt vời cho các thành viên tham gia. Bên cạnh đó, tất cả các bạn Secommers không chỉ có thời gian để gắn kết, kết nối mà còn có thêm nhiều nguồn kiến ​​thức thú vị về phiên bản mới vừa ra mắt của Magento. Từ khung nội dung chính bao gồm:

  • Giới thiệu chung về nền tảng Magento
  • Các mức độ phân cấp cửa hàng và phạm vi cấu hình cho phép người dùng tùy chỉnh với nhiều store và store views
  • Giới thiệu các cấu hình cơ bản trong với danh mục nội dung và quy trình cài đặt email
Techtalk 2020
Chị Ivy Phan bắt đầu buổi workshop với phần giới thiệu chung về nền tảng Magento
Magento in brief
Hoạt động Q&A với nhiều chia sẻ và thảo luận từ các Secommers
Xem tiếp

KHÁM PHÁ BÀI VIẾT THEO DANH MỤC

CHUYỂN ĐỔI SỐ
NỀN TẢNG TMĐT
THỊ TRƯỜNG TMĐT
TRIỂN KHAI TMĐT
3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
3 YẾU TỐ ĐỂ TIẾN TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA THÀNH CÔNG
20/12/2022
9,434
2
0
1

Năm 2020, chuyển đổi số Quốc gia đã chính thức trở thành mục tiêu chung của toàn dân Việt Nam khi Thủ tướng ký phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Từ đó trở đi, cụm từ Chuyển đổi số và các ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số từng bước len lỏi vào mọi ngóc ngách trong đời sống, kinh tế, xã hội của các địa phương, Bộ, Ngành và cả Chính phủ.

Qua đó thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của xu hướng chuyển đổi số. Tuy nhiên, đâu là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành bại của Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia?

Tổng quan

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số hay còn gọi là Digital Transformation là quá trình thay đổi toàn diện về lối sống của mỗi cá nhân, mô hình kinh doanh của mỗi công ty và cách thức vận hành của chính phủ ở mỗi quốc gia bằng cách ứng dụng công nghệ số, từ đó tạo ra những giá trị mới và cơ hội phát triển trong tương lai. 

Tất cả các tổ chức lớn nhỏ hiện nay đều phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chấp nhận đổi mới hoặc sẽ bị tụt hậu, trở nên kém hiệu quả và đứng trước nguy cơ bị đào thải.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số không chỉ là những hiểu biết và ứng dụng của công nghệ mà hơn hết là việc tái xác định toàn bộ chiến lược kinh doanh hay tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước trong xu thế phát triển chung của toàn thế giới. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chuyển đổi số là gì?

Các số liệu của Mordor Intelligence cho thấy kỷ nguyên chuyển đổi số đang toả sáng ở hầu hết “mọi ngóc ngách” của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời khẳng định đây không phải là một trào lưu “sớm nở chóng tàn” mà là định hướng phát triển hiện đại và bền vững trước dư chấn từ cuộc khủng hoảng đại dịch. 

  • Giá trị thị trường chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn thế giới ở mức 998.99 tỷ USD vào năm 2022 và dự báo mức tăng lên 2744.68 tỷ USD vào năm 2026. Tăng trưởng kép hàng năm là 17,42%.
  • Đến cuối năm 2022, chi tiêu chuyển đổi số (Digital transformation spending) toàn cầu dự kiến đạt 1,6 nghìn tỷ USD và dự đoán sẽ vượt mốc 3,4 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
  • Hơn 90% các tổ chức lớn nhỏ trên toàn thế giới đang ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật số (Digital initiative).
  • 97% nhà điều hành doanh nghiệp nói rằng đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các nỗ lực chuyển đổi số.
  • 95% công ty khởi nghiệp có kế hoạch kinh doanh số so với 87% của các công ty truyền thống, lâu đời.
  • Theo thống kê, hiện chỉ có 13% các công việc không đòi hỏi kỹ năng số (Digital skills), và 33% là các công việc yêu cầu kỹ năng số ở mức độ thành thạo và nâng cao.

Riêng tại Việt Nam, với tầm nhìn trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, Chính phủ đã đề ra Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các mục tiêu cụ thể nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới, bao gồm:

  • 80% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 được thực hiện trên thiết bị di động.
  • 90% hồ sơ công việc cấp Bộ và cấp Tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp Huyện và 60% hồ sơ công việc cấp Xã được xử lý trực tuyến. 
  • Tất cả cơ sở dữ liệu quốc gia (National database) bao gồm cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, đăng ký kinh doanh, tài chính và bảo hiểm đều được quản lý, kiểm soát và lưu trữ trực tuyến, kết nối với dữ liệu chia sẻ (Shared data) trên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
  • 50% hoạt động sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng được thực hiện trực tuyến.
  • 50% dân số Việt Nam sở hữu tài khoản thanh toán (Transaction account hay Checking account).
  • 70% giao dịch của khách hàng được thực hiện trên các kênh kỹ thuật số.
  • 50% quyết định cho vay cá nhân (Personal Loan) và vay tiêu dùng (Consumer Loan) được xử lý thông qua hình thức trực tuyến và được tự động hoá. 
  • Kinh tế số chiếm 20% GDP.
  • Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực chiếm tối thiểu 10%, và năng suất lao động tăng tối thiểu 7%.
  • Việt Nam lọt top 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), top 30 nước đổi mới sáng tạo (GII) và nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI).
  • Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và 100% xã.
  • Phổ cập mạng di động 4G/5G và sử dụng điện thoại thông minh đến vùng sâu vùng xa.
  • Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Tại sao phải thực hiện chuyển đổi số?

Với các mục tiêu được liệt kê chi tiết trong chương trình chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn đến 2030 cho thấy Chính phủ Việt Nam ý thức rất rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Xem xét đến làn sóng của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hay còn gọi là Công nghiệp 4.0 chủ yếu tập trung phát triển công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật (IoT), truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng.

Do đó, để bắt kịp với với công nghệ hiện đại này cũng như hoà mình vào làn sóng Công nghiệp 4.0, mọi Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở mọi nơi trên thế giới đều phải thay đổi mô hình hoạt động, cách thức làm việc từ truyền thống, thủ công sang vận hành bằng công nghệ kỹ thuật số.

Quy trình này gọi tắt là Chuyển đổi số. Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ của nền kinh tế toàn cầu nhưng vẫn là thành tố không thể thiếu của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên diện rộng. Vì vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi mà bắt buộc cũng phải thực hiện chuyển đổi số.  

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Tại sao phải chuyển đổi số?

Nếu chỉ mỗi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, mục tiêu sẽ khó đạt được vì nguồn vốn và chi phí phải bỏ ra là rất lớn nên doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ ngân sách Chính phủ, nguồn tài trợ nước ngoài.

Ngược lại, nếu Chính phủ không chuyển đổi số, vẫn vận hành theo lối cũ, xử lý thủ tục hành chính chậm chạp, không có đường hướng chỉ đạo, hỗ trợ doanh nghiệp rõ ràng, bài bản thì dù có rót ngân sách xuống, các doanh nghiệp cũng khó lòng thực thi chuyển đổi số hiệu quả.

Bên cạnh đó, tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia để hòa cùng làn sóng Công nghiệp 4.0 của thế giới sẽ không thể xảy ra nếu thiếu đi sự đồng hành của người dân. Nhưng người dân cần Chính phủ phổ biến vấn đề chuyển đổi số, hướng dẫn và tạo động lực chuyển đổi.

Tương tự, người dân cần doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp chuyển đổi số thiết thực, cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt trước và sau khi sử dụng những giải pháp công nghệ số này. 

Suy ra, nếu Chuyển đổi số Quốc gia là hoa trái mà Việt Nam muốn có được để từng bước gia nhập Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 thì Việt Nam xác định cần cơ cấu ba lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số chính đó là Chính phủ, Doanh nghiệp và Người dân hay nói cách khác là triển khai Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.

Đây là 3 mắt xích quan trọng bổ sung cho nhau và không thể tách rời của công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia.

Thực trạng chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam

Ngược về quá khứ, năm 2019 theo Vinasa, có 40,6% các tổ chức, doanh nghiệp khẳng định có sẵn nguồn lực cho chuyển đổi số, 23,6% đang triển khai, nhưng có 30,7% chưa biết phải làm gì dù đã tìm hiểu, 38% băn khoăn nên bắt đầu từ đâu.

Năm 2020 được xem là năm khởi đầu cho tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia nhờ vào sự phê duyệt của Thủ tướng cho “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030” cùng với sự thay đổi đột ngột do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu khiến Chuyển đổi số là mục tiêu hàng đầu để duy trì nền kinh tế Việt Nam.

Chính cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra do tác động của đại dịch Covid-19 đã giúp Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về tính cần thiết và cấp bách của chuyển đổi số nhằm đưa đất nước sớm vực dậy từ nghịch cảnh hiện tại. 

Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, các chỉ số Chính phủ số của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng 2 bậc lên xếp hạng thứ 86 trên 193 quốc gia thành viên LHQ trên thế giới và thứ 6 trên 11 nước Đông Nam Á.

Hai cột mốc đáng nhớ khác của Việt Nam trong hai năm liền 2021 và 2022 lần lượt là: Thành lập Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia và Phê duyệt ngày 10/10 hàng năm sẽ là ngày Chuyển đổi số Quốc gia với chủ trương Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Nhờ vậy, nhận thức của các cấp lãnh đạo và người dân về ý nghĩa, vai trò và lợi ích của Chuyển đổi số cũng như đồng bộ hành động trong cả hệ thống từ Chính phủ đến toàn dân. 

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ sở dữ liệu mà Việt Nam đã xây dựng được tính đến Quý II/2022 bao gồm:

  • Dữ liệu công dân: Xấp xỉ 78 triệu dữ liệu bao gồm đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử,…
  • Dữ liệu bảo hiểm xã hội: Trên 17 triệu thông tin thu thập được.
  • Dữ liệu tiêm chủng: Trên 133 triệu dữ liệu.
  • Dữ liệu cán bộ, công nhân viên chức: Trên 570.000 thông tin.
  • Dữ liệu thẻ căn cước công dân gắn chíp: Gần 72 triệu.
3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Ngoài ra, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã đạt hơn 97,3%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 67,8% và tỷ lệ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến là 43,2%.

Bên cạnh đó, Chuyển đổi số ở lĩnh vực kinh tế cũng có những chuyển biến rất tích cực. Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong Quý I/2022 kinh tế số Việt Nam có giá trị 53 tỷ USD, số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới tăng 500 doanh nghiệp với thời điểm này năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 10,41%, tăng so với mức 9,6% ở cuối 2021 và số lượt người dùng hàng tháng trên các nền tảng số di động Việt Nam đã tăng hơn 100 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2021.

3 Yếu tố chính làm nên thành công của tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Dựa trên những phân tích và dữ liệu cụ thể về tình hình Chuyển đổi số Quốc gia tại Việt Nam, có thể thấy rõ 3 trụ cột chính đặt nền móng cho sự thành công của tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia đó là Chính phủ số, Kinh tế số, và Xã hội số. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số là 3 yếu tố quyết định sự thành bại của công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Chính phủ số

Chính phủ số là chính phủ đưa toàn bộ hoạt động lên môi trường số, không chỉ là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, mà còn đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu, cho phép doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ. Hay nói một cách khác, đây là quá trình chuyển đổi số của chính phủ. 

Thời gian qua, người dân Việt Nam được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký mở thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, thay thế dần cho Chứng minh nhân dân trước đó. Đây là một trong những ví dụ để chứng minh rằng Chính phủ số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam.

Thủ tục cấp CCCD gắn chíp ngoài chi phí được công khai minh bạch, nhưng quá trình xử lý hồ sơ và cấp CCCD ở giai đoạn đầu khá lâu chưa thật sự hiệu quả vì lúc này Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân sự vẫn chưa đầy đủ và công tác đào tạo cán bộ nhân viên tiếp cận với công nghệ số và thực hiện số hoá dữ liệu giấy lên hệ thống dữ liệu vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo đó, người dân đến địa điểm làm CCCD gắn chip, nếu thông tin của người dân có sẵn trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia, quá trình xử lý sẽ nhanh hơn, ngược lại sẽ được yêu cầu cung cấp thêm giấy khai sinh, hộ khẩu và phải chờ đợi khá lâu để nhân viên kiểm tra, nhập dữ liệu và xử lý các thủ tục liên quan.

Sau đó, thẻ CCCD sẽ được gửi về địa chỉ đăng ký theo đường bưu điện, nhưng vì lý do nêu trên, quá trình này cũng mất khá nhiều thời gian.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, Chính phủ đã hỗ trợ kê khai thông tin online tại Cổng dịch vụ công Bộ Công an và người dân chỉ cần đến nơi chụp ảnh và lăn tay. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho cả người dân và cán bộ nhân viên, đồng thời cho thấy sự ứng phó kịp thời của Chính phủ trong việc tối ưu hoá quy trình làm việc.

Đây là minh chứng về sự nỗ lực không ngừng cho quá trình chuyển đổi số Chính phủ.

Ngoài ra, trên chip CCCD có lưu trữ hơn 14 trường thông tin của công dân: (1) Số CCCD; (2) Họ và tên, Họ tên gọi khác; (3) Ngày, tháng, năm sinh; (4) Giới tính; (5) Quốc tịch; (6) Dân tộc; (7) Tôn giáo; (8) Quê quán; (9) Nơi đăng ký thường trú; (10) Đặc điểm nhận dạng; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn;

(13) Họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; (14) số CMND 9 số đã được cấp; (15) Ảnh chân dung; (16) Đặc điểm trích chọn vân tay 2 ngón trỏ; dự phòng cho ảnh mống mắt, và các thông tin khác. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chính phủ số

Hơn nữa, thẻ CCCD có thể thay thế cho các loại giấy tờ quan trọng như Chứng minh nhân dân, Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ khẩu,…

Có thể thấy, việc chuyển đổi từ CMND truyền thống sang thẻ CCCD gắn chip mang đến nhiều lợi ích không chỉ riêng người dân mà cả Chính phủ.

Đối với người dân, thông tin cá nhân được bảo mật cao, tránh giả mạo giấy tờ, đồng thời, thẻ CCCD gắn chip giúp đơn giản hoá quá trình làm thủ tục giấy tờ, giao dịch vì nhiều thông tin quan trọng đều được tích hợp vào chung một chiếc thẻ, giúp tiết kiệm thời gian, tránh trường hợp quên mang giấy tờ làm gián đoạn quá trình xử lý hồ sơ.

Đối với Chính phủ, việc triển khai thẻ CCCD gắn chip là một hướng đi thông minh. Cùng với Cơ sở dữ liệu Quốc gia, thẻ CCCD gắn chip giúp Chính phủ lưu trữ, kiểm soát và kiểm tra thông tin một cá nhân cụ thể nhanh chóng, dễ dàng, từ đó, giúp kiểm soát tốt tình hình an ninh trật tự địa phương và cả an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, việc này góp phần giải phóng sức lao động cho các nhân viên công chức trong quá trình làm việc với người dân, xử lý các hồ sơ dân sự, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và đồng bộ.

Kinh tế số

Yếu tố thứ hai làm nên sự thành công cho công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia đó là Kinh tế số.

Kinh tế số (Digital Economy) là một nền kinh tế duy trì và phát triển không ngừng dựa trên công nghệ số hiện đại. Kinh tế số còn được gọi là kinh tế Internet (Internet Economy), kinh tế mới (New Economy) hay kinh tế mạng (Web Economy). Nền kinh tế đặc biệt này được cấu thành từ các giao dịch điện tử qua internet. 

Theo định nghĩa từ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam, kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số. Hoạt động  phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số cùng dữ liệu để tạo ra mô hình hợp tác, kinh doanh kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại.

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Kinh tế số

Vì vậy, khi nhắc đến kinh tế số hay mô hình kinh doanh nổi bật nhất của xu hướng chuyển đổi số, mọi người đều sẽ nghĩ ngay tới thương mại điện tử và sự thúc đẩy mạnh mẽ mà lĩnh vực này tạo ra cho các ngành công nghiệp tỷ trọng lớn nắm bắt khuynh hướng chuyển đổi số.

Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng mô hình chợ truyền thống vốn đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc của người dân Việt Nam thì nay lại nhanh chóng tiếp cận và chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chợ 4.0 – Thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức mua bán mới này diễn ra lần đầu tại một số khu chợ truyền thống tại Hải Phòng và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân.

Theo đó, với mô hình này, toàn bộ tiểu thương và người dân có thể mua bán hàng hoá tại chợ bằng cách quét mã QR, hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel – đơn vị tiên phong chuyển đổi số mô hình chợ 4.0 tại 63 tỉnh/thành.

Để tham gia mô hình chợ 4.0, tiểu thương chỉ cần giấy CMND hoặc CCCD, số điện thoại chính chủ là có thể tạo tài khoản để giao dịch chỉ trong vài phút. Các điểm bán hàng sẽ được trang bị bảng mã QR giúp khách hàng dễ dàng thanh toán. Ngay cả khi điện thoại của khách hàng không có kết nối Internet vẫn có thể thanh toán được thông qua việc nhập mã trên điện thoại. 

Hơn nữa, cách thức đi chợ không dùng tiền mặt giúp người dân thoải mái đi chợ mà không cần lo lắng vấn đề như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa mua hàng. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến tiền lẻ, tiền thừa cũng là nỗi bận tâm của các tiểu thương.

Nếu trước đây, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt với mệnh giá quá lớn, người bán hàng không có nhiều tiền lẻ để thối sẽ phải chạy khắp nơi để đổi tiền, gây mất thời gian cho cả hai bên và cả những khách mua đến sau đang chờ được phục vụ thì giờ đây vấn đề đã được giải quyết chỉ với một chiếc điện thoại thông minh (Smart phone). 

Tiếp nối thành công của mô hình chợ 4.0 của Hải Phòng, nhiều địa phương khác cũng triển khai mô hình này và đã nhận những tín hiệu phản hồi tích cực từ phía người dân như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn,…

Có thể thấy, mô hình chợ 4.0 ngày càng được nhân rộng khắp các tỉnh/thành trên cả nước, len lỏi đến từng ngóc ngách của những nơi buôn bán nhỏ lẻ như chợ dân sinh, cửa hàng tạp hoá, hàng quán vỉa hè, khu vui chơi giải trí, bãi giữ xe,…

Đây là những nơi mà trước đây thật khó tin có thể lan tỏa xu hướng chuyển đổi số, giờ đây đã bắt kịp và phát triển rất nhanh chóng, góp phần thúc đẩy kinh tế số trong nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu Chuyển đổi số Quốc gia toàn diện.

Xã hội số

Cuối cùng là xã hội số, xét theo nghĩa rộng, là bao trùm lên mọi hoạt động của con người. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân.

Xã hội số, xét theo nghĩa hẹp, gồm công dân số và văn hóa số. Theo nghĩa này, xã hội số, cùng với chính phủ số và kinh tế số tạo thành ba trụ cột của một quốc gia số.

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Xã hội số

Mô hình eLearning đang dần trở thành xu hướng dạy và học được cả giáo viên, phụ huynh và học sinh yêu thích, nhất là kể từ khi đại dịch bùng phát và các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trên toàn quốc. Chỉ với thiết bị điện tử có kết nối Internet, học sinh có thể truy cập vào bài học bất cứ khi nào, học tập thoải mái ngay tại nhà.

Qua đó, giáo viên và học sinh có thể tương tác, trao đổi nội dung trực tuyến thuận lợi mà không cần gặp mặt trực tiếp. Ngoài ra, mô hình này hỗ trợ tốt quá trình làm bài tập nhóm của các học sinh vì không bị giới hạn về không gian và thời gian, tiết kiệm chi phí di chuyển cùng với nhiều công cụ hỗ trợ khác.

Tuy vậy, để eLearning thật sự thay thế phương pháp dạy và học truyền thống cần rất nhiều nỗ lực của cả Chính phủ, hệ thống trường học và giới phụ huynh học sinh.

Trên thực tế, eLearning chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực xã hội số bên cạnh nhiều khía cạnh quan trọng khác của xã hội cần được chuyển đổi số để mang đến cuộc sống thuận tiện hơn cho người dân.

Chuyển đổi số Quốc gia đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam và đây cũng là dự án hiếm có nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp lãnh đạo cao nhất và sự hỗ trợ từ quốc tế.

Từ đó, Việt Nam có đầy đủ cơ sở để hy vọng hiện thực hoá được mục tiêu trở thành Quốc gia số từ nay đến năm 2030.

Trong đó, điều kiện cần và đủ để công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia thành công đó là phải phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

Thực tế cho thấy, bên cạnh những nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, mỗi người dân từ trí thức đến bình dân đều đang dần thể hiện sự hiểu biết nhất định theo cách riêng của họ về chuyển đổi số và ý thức rằng đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình để phù hợp với xu hướng phát chung của thời đại.

Riêng với doanh nghiệp, chuyển đổi số là giải pháp cấp thiết để đứng vững trước làn sóng đào thải từ sự dịch chuyển quá nhanh trong xu hướng kinh doanh mới dưới tác động của đại dịch.

Hậu Covid-19, chuyển đổi số doanh nghiệp như một dòng chảy chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng ổn định giúp bánh xe nền kinh tế tiếp tục được xoay vần.

Bước đầu của hành trình chuyển đổi số cho danh nghiệp chính là bắt tay triển khai thương mại điện tử.

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn giải pháp chuyển đổi số cũng như triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
Cloud eCommerce là gì Lợi ích từ thương mại điện tử đám mây
CLOUD ECOMMERCE LÀ GÌ? LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÁM MÂY
31/10/2022
8,127
2
0
1

Thương mại điện tử đã và đang bùng nổ hơn bao giờ hết, thúc đẩy nhu về các công nghệ mới để thích ứng với sự phát triển không ngừng của thị trường. Một số công nghệ thương mại điện tử mới như VR/AR, MSI (Multi Source Inventory), PWA (Progressive Web Apps), Headless Commerce, etc. Nhưng trong đó, công nghệ được các nhà phát triển và doanh nghiệp dành nhiều quan tâm nhất hiện nay là Cloud Ecommerce.

Cloud eCommerce là gì?

Cloud eCommerce (Thương mại điện tử đám mây) sử dụng các cụm máy chủ và các hệ thống điện toán đám mây từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây để xử lý khối lượng lớn giao dịch và lưu lượng truy cập vào các kênh bán hàng trực tuyến. Nói một cách đơn giản hơn, Cloud eCommerce là hoạt động thuê các máy chủ Internet dựa trên nền tảng đám mây để xử lý, lưu trữ hoặc sử dụng các ứng dụng nhằm mục đích kinh doanh thương mại điện tử khác nhau.

Cloud eCommerce là gì Lợi ích từ thương mại điện tử đám mây
Cloud eCommerce sử dụng các cụm máy chủ và các hệ thống điện toán đám mây từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây để xử lý khối lượng lớn giao dịch và lưu lượng truy cập vào các kênh bán hàng trực tuyến

Trước khi các nền tảng thương mại điện tử đám mây và các giải pháp khác xuất hiện, các nền tảng thương mại điện tử truyền thống như IBM WebSphere và Oracle ATG yêu cầu thiết lập máy chủ tại chỗ và bảo trì liên tục. Không giống như các giải pháp thương mại điện tử “tại chỗ” đó, thương mại điện tử đám mây cho phép các công ty thuê ngoài cơ sở hạ tầng CNTT mà không cần đầu tư vào thiết bị lẫn bảo trì liên tục như xưa. 

Giải pháp này giúp doanh nghiệp thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng từ khách hàng, tăng cường bảo mật, đơn giản hóa việc bảo trì và tích hợp các ứng dụng thương mại điện tử mới theo nhu cầu. Chính vì lẽ đó, Cloud eCommerce thường được kết hợp với các nền tảng thương mại điện tử như Shopify Plus, Salesforce, Magento, etc.

Giải pháp thương mại điện tử đám mây 

Có một số giải pháp thương mại điện tử đám mây để lựa chọn, bao gồm IaaS, PaaS và SaaS, mỗi dịch vụ có các mức độ yêu cầu tài nguyên khác nhau.

Cloud eCommerce là gì Lợi ích từ thương mại điện tử đám mây
Giải pháp Cloud eCommerce bao gồm IaaS, PaaS và SaaS

Giải pháp IaaS eCommerce

Infrastructure as a service (IaaS – Cơ sở hạ tầng dạng dịch vụ) là nơi doanh nghiệp thuê các tài nguyên vật lý như máy chủ, cơ sở dữ liệu và thiết bị mạng để tạo dựng kiến trúc thương mại điện tử bền vững.

IaaS eCommerce tập trung vào việc cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu theo yêu cầu trên đĩa và máy chủ ảo, giúp doanh nghiệp dễ dàng sử dụng dịch vụ cơ sở dữ liệu thay vì sử dụng phần cứng. Nhưng doanh nghiệp cần chịu trách nhiệm quản lý các ứng dụng, dữ liệu, thời gian chạy, phần mềm trung gian và hệ điều hành nằm trên cơ sở hạ tầng này.

Các nhà cung cấp IaaS bao gồm Amazon AWS, Microsoft Azure và Digital Ocean.

IaaS phù hợp với các doanh nghiệp muốn toàn quyền kiểm soát với hệ thống mà không cần lưu trữ phức tạp như thương mại điện tử “tại chỗ”.

Giải pháp PaaS eCommerce

Platform as a service (PaaS – Nền tảng dạng dịch vụ) tương tự như IaaS nhưng yêu cầu quản lý cơ sở hạ tầng ít hơn, dành nhiều thời gian hơn để xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng với các hệ điều hành và quy trình được xác định trước để xử lý tài nguyên, lập kế hoạch và vá lỗi.

Ví dụ: Google App Engine cung cấp môi trường PaaS cho các nhà phát triển muốn xây dựng các ứng dụng web mà không cần lo lắng về cơ sở hạ tầng.

PaaS eCommerce phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử chuyên biệt, chấp nhận việc loại bỏ các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng trong hệ thống công nghệ.

Giải pháp SaaS eCommerce

Software as a service (SaaS – Phần mềm dạng dịch vụ) cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử sẵn có bao gồm các giải pháp hoặc nền tảng thương mại điện tử hoàn chỉnh, các ứng dụng thương mại điện tử riêng biệt như phần mềm PIM (Hệ thống quản lý thông tin sản phẩm – Product Information Management), OMS (Hệ thống quản lý đơn hàng – Order management system), etc.

Các nhà cung cấp SaaS eCommerce chịu trách nhiệm xử lý việc quản lý cơ sở hạ tầng cũng như quản lý phần mềm, doanh nghiệp chỉ cần đưa ra cấu hình phần mềm mong muốn. Ngoài ra, các nhà phát triển SaaS eCommerce có thể làm việc bên ngoài giao diện người dùng với các API để phát triển các giải pháp tùy biến mà không cần phát triển phần mềm tùy chỉnh.

SaaS eCommerce phù hợp với các doanh nghiệp muốn nhanh chóng mở rộng quy mô và dành nhiều thời gian hơn để kinh doanh doanh online hơn.

Lợi ích thương mại điện tử đám mây

Cloud eCommerce là gì Lợi ích từ thương mại điện tử đám mây-4
Lợi ích của Cloud eCommerce

Khả năng mở rộng cao 

Cloud eCommerce được kế thừa tính năng từ PaaS, nhờ thế mà việc mở rộng hệ thống chức năng trở nên dễ dàng hơn.

Thông thường, các doanh nghiệp lúc bắt đầu kinh doanh thời trang sẽ không chú trọng đến khả năng mở rộng. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, việc đầu tư vào các công nghệ có khả năng này như Cloud eCommerce sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng hệ thống chức năng theo từng giai đoạn phát triển của website thương mại điện tử để tăng trưởng kinh doanh. 

Cải thiện tốc độ tải trang 

Theo Think with Google, nếu một trang web mất tới 6 giây để tải, xác suất người dùng truy cập thoát ra tăng đến 106%. Đó là lý do để doanh nghiệp cần chú trọng đến tốc độ tải trang.

Khi website thương mại điện tử ứng dụng Cloud eCommerce được lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây nên tốc độ xử lý các truy vấn, lệnh gọi API được diễn ra nhanh hơn.

Tăng khả năng bảo mật

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, việc đánh mất dữ liệu đang là mối bận tâm lớn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Chính vì vậy mà ngày càng nhiều công nghệ mới được sinh ra phục vụ mục tiêu này. 

Theo PC Magazine, Cloud eCommerce cung cấp quyền kiểm soát dữ liệu và nơi lưu dữ liệu, đồng thời cung cấp các tùy chọn như bản sao đĩa vật lý và đồng bộ hóa tệp để phục vụ mục đích đảm bảo an toàn dữ liệu này.

Ngoài ra, Cloud eCommerce còn hỗ trợ doanh nghiệp có cơ hội được chứng nhận PCI – DSS (Payment Card Industry Data Security Standard), giúp doanh nghiệp tăng uy tín của website.

Tăng tính ổn định 

Thông thường, doanh nghiệp không tận dụng được tối ưu dung lượng lưu trữ trên website, đặc biệt là sự thay đổi lưu lượng truy cập cực lớn với mức tăng đột biến trong mùa “săn sale” sẽ tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ cho hoạt động lưu trữ. 

Cloud eCommerce cung cấp một giải pháp linh hoạt cho phép đáp ứng nhu cầu truy cập tăng đột biến theo mùa hoặc thậm chí hàng giờ, bao gồm cả những đợt tăng trưởng không thể đoán trước. Bằng cách này, Cloud eCommerce có thể tăng hoặc giảm quy mô để hỗ trợ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Nhìn chung, Cloud eCommerce đang trở thành công nghệ được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trên hành trình chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp mở rộng hệ thống chức năng, cải thiện tốc độ tải trang, tăng khả năng bảo mật và tính ổn định của website. Tuy nhiên, để thành thạo các công nghệ mới đòi hỏi các nhà lập trình rất nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm “thực chiến” ở nhiều dự án phức tạp, do đó chi phí để triển khai Cloud eCommerce khá cao.

Với hơn 8 năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống thương mại điện tử phức tạp như An Nam Gourmet, Laybyland, Jasnor, etc. SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải khi tìm hiểu các công nghệ thương mại điện tử mới để ứng dụng. 

Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

Xem tiếp
3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
3 YẾU TỐ ĐỂ TIẾN TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA THÀNH CÔNG
20/12/2022
9,434
2
0
1

Năm 2020, chuyển đổi số Quốc gia đã chính thức trở thành mục tiêu chung của toàn dân Việt Nam khi Thủ tướng ký phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Từ đó trở đi, cụm từ Chuyển đổi số và các ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số từng bước len lỏi vào mọi ngóc ngách trong đời sống, kinh tế, xã hội của các địa phương, Bộ, Ngành và cả Chính phủ.

Qua đó thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của xu hướng chuyển đổi số. Tuy nhiên, đâu là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành bại của Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia?

Tổng quan

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số hay còn gọi là Digital Transformation là quá trình thay đổi toàn diện về lối sống của mỗi cá nhân, mô hình kinh doanh của mỗi công ty và cách thức vận hành của chính phủ ở mỗi quốc gia bằng cách ứng dụng công nghệ số, từ đó tạo ra những giá trị mới và cơ hội phát triển trong tương lai. 

Tất cả các tổ chức lớn nhỏ hiện nay đều phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chấp nhận đổi mới hoặc sẽ bị tụt hậu, trở nên kém hiệu quả và đứng trước nguy cơ bị đào thải.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số không chỉ là những hiểu biết và ứng dụng của công nghệ mà hơn hết là việc tái xác định toàn bộ chiến lược kinh doanh hay tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước trong xu thế phát triển chung của toàn thế giới. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chuyển đổi số là gì?

Các số liệu của Mordor Intelligence cho thấy kỷ nguyên chuyển đổi số đang toả sáng ở hầu hết “mọi ngóc ngách” của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời khẳng định đây không phải là một trào lưu “sớm nở chóng tàn” mà là định hướng phát triển hiện đại và bền vững trước dư chấn từ cuộc khủng hoảng đại dịch. 

  • Giá trị thị trường chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn thế giới ở mức 998.99 tỷ USD vào năm 2022 và dự báo mức tăng lên 2744.68 tỷ USD vào năm 2026. Tăng trưởng kép hàng năm là 17,42%.
  • Đến cuối năm 2022, chi tiêu chuyển đổi số (Digital transformation spending) toàn cầu dự kiến đạt 1,6 nghìn tỷ USD và dự đoán sẽ vượt mốc 3,4 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
  • Hơn 90% các tổ chức lớn nhỏ trên toàn thế giới đang ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật số (Digital initiative).
  • 97% nhà điều hành doanh nghiệp nói rằng đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các nỗ lực chuyển đổi số.
  • 95% công ty khởi nghiệp có kế hoạch kinh doanh số so với 87% của các công ty truyền thống, lâu đời.
  • Theo thống kê, hiện chỉ có 13% các công việc không đòi hỏi kỹ năng số (Digital skills), và 33% là các công việc yêu cầu kỹ năng số ở mức độ thành thạo và nâng cao.

Riêng tại Việt Nam, với tầm nhìn trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, Chính phủ đã đề ra Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các mục tiêu cụ thể nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới, bao gồm:

  • 80% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 được thực hiện trên thiết bị di động.
  • 90% hồ sơ công việc cấp Bộ và cấp Tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp Huyện và 60% hồ sơ công việc cấp Xã được xử lý trực tuyến. 
  • Tất cả cơ sở dữ liệu quốc gia (National database) bao gồm cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, đăng ký kinh doanh, tài chính và bảo hiểm đều được quản lý, kiểm soát và lưu trữ trực tuyến, kết nối với dữ liệu chia sẻ (Shared data) trên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
  • 50% hoạt động sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng được thực hiện trực tuyến.
  • 50% dân số Việt Nam sở hữu tài khoản thanh toán (Transaction account hay Checking account).
  • 70% giao dịch của khách hàng được thực hiện trên các kênh kỹ thuật số.
  • 50% quyết định cho vay cá nhân (Personal Loan) và vay tiêu dùng (Consumer Loan) được xử lý thông qua hình thức trực tuyến và được tự động hoá. 
  • Kinh tế số chiếm 20% GDP.
  • Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực chiếm tối thiểu 10%, và năng suất lao động tăng tối thiểu 7%.
  • Việt Nam lọt top 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), top 30 nước đổi mới sáng tạo (GII) và nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI).
  • Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và 100% xã.
  • Phổ cập mạng di động 4G/5G và sử dụng điện thoại thông minh đến vùng sâu vùng xa.
  • Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Tại sao phải thực hiện chuyển đổi số?

Với các mục tiêu được liệt kê chi tiết trong chương trình chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn đến 2030 cho thấy Chính phủ Việt Nam ý thức rất rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Xem xét đến làn sóng của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hay còn gọi là Công nghiệp 4.0 chủ yếu tập trung phát triển công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật (IoT), truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng.

Do đó, để bắt kịp với với công nghệ hiện đại này cũng như hoà mình vào làn sóng Công nghiệp 4.0, mọi Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở mọi nơi trên thế giới đều phải thay đổi mô hình hoạt động, cách thức làm việc từ truyền thống, thủ công sang vận hành bằng công nghệ kỹ thuật số.

Quy trình này gọi tắt là Chuyển đổi số. Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ của nền kinh tế toàn cầu nhưng vẫn là thành tố không thể thiếu của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên diện rộng. Vì vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi mà bắt buộc cũng phải thực hiện chuyển đổi số.  

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Tại sao phải chuyển đổi số?

Nếu chỉ mỗi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, mục tiêu sẽ khó đạt được vì nguồn vốn và chi phí phải bỏ ra là rất lớn nên doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ ngân sách Chính phủ, nguồn tài trợ nước ngoài.

Ngược lại, nếu Chính phủ không chuyển đổi số, vẫn vận hành theo lối cũ, xử lý thủ tục hành chính chậm chạp, không có đường hướng chỉ đạo, hỗ trợ doanh nghiệp rõ ràng, bài bản thì dù có rót ngân sách xuống, các doanh nghiệp cũng khó lòng thực thi chuyển đổi số hiệu quả.

Bên cạnh đó, tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia để hòa cùng làn sóng Công nghiệp 4.0 của thế giới sẽ không thể xảy ra nếu thiếu đi sự đồng hành của người dân. Nhưng người dân cần Chính phủ phổ biến vấn đề chuyển đổi số, hướng dẫn và tạo động lực chuyển đổi.

Tương tự, người dân cần doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp chuyển đổi số thiết thực, cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt trước và sau khi sử dụng những giải pháp công nghệ số này. 

Suy ra, nếu Chuyển đổi số Quốc gia là hoa trái mà Việt Nam muốn có được để từng bước gia nhập Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 thì Việt Nam xác định cần cơ cấu ba lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số chính đó là Chính phủ, Doanh nghiệp và Người dân hay nói cách khác là triển khai Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.

Đây là 3 mắt xích quan trọng bổ sung cho nhau và không thể tách rời của công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia.

Thực trạng chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam

Ngược về quá khứ, năm 2019 theo Vinasa, có 40,6% các tổ chức, doanh nghiệp khẳng định có sẵn nguồn lực cho chuyển đổi số, 23,6% đang triển khai, nhưng có 30,7% chưa biết phải làm gì dù đã tìm hiểu, 38% băn khoăn nên bắt đầu từ đâu.

Năm 2020 được xem là năm khởi đầu cho tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia nhờ vào sự phê duyệt của Thủ tướng cho “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030” cùng với sự thay đổi đột ngột do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu khiến Chuyển đổi số là mục tiêu hàng đầu để duy trì nền kinh tế Việt Nam.

Chính cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra do tác động của đại dịch Covid-19 đã giúp Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về tính cần thiết và cấp bách của chuyển đổi số nhằm đưa đất nước sớm vực dậy từ nghịch cảnh hiện tại. 

Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, các chỉ số Chính phủ số của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng 2 bậc lên xếp hạng thứ 86 trên 193 quốc gia thành viên LHQ trên thế giới và thứ 6 trên 11 nước Đông Nam Á.

Hai cột mốc đáng nhớ khác của Việt Nam trong hai năm liền 2021 và 2022 lần lượt là: Thành lập Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia và Phê duyệt ngày 10/10 hàng năm sẽ là ngày Chuyển đổi số Quốc gia với chủ trương Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Nhờ vậy, nhận thức của các cấp lãnh đạo và người dân về ý nghĩa, vai trò và lợi ích của Chuyển đổi số cũng như đồng bộ hành động trong cả hệ thống từ Chính phủ đến toàn dân. 

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ sở dữ liệu mà Việt Nam đã xây dựng được tính đến Quý II/2022 bao gồm:

  • Dữ liệu công dân: Xấp xỉ 78 triệu dữ liệu bao gồm đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử,…
  • Dữ liệu bảo hiểm xã hội: Trên 17 triệu thông tin thu thập được.
  • Dữ liệu tiêm chủng: Trên 133 triệu dữ liệu.
  • Dữ liệu cán bộ, công nhân viên chức: Trên 570.000 thông tin.
  • Dữ liệu thẻ căn cước công dân gắn chíp: Gần 72 triệu.
3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Ngoài ra, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã đạt hơn 97,3%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 67,8% và tỷ lệ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến là 43,2%.

Bên cạnh đó, Chuyển đổi số ở lĩnh vực kinh tế cũng có những chuyển biến rất tích cực. Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong Quý I/2022 kinh tế số Việt Nam có giá trị 53 tỷ USD, số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới tăng 500 doanh nghiệp với thời điểm này năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 10,41%, tăng so với mức 9,6% ở cuối 2021 và số lượt người dùng hàng tháng trên các nền tảng số di động Việt Nam đã tăng hơn 100 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2021.

3 Yếu tố chính làm nên thành công của tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Dựa trên những phân tích và dữ liệu cụ thể về tình hình Chuyển đổi số Quốc gia tại Việt Nam, có thể thấy rõ 3 trụ cột chính đặt nền móng cho sự thành công của tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia đó là Chính phủ số, Kinh tế số, và Xã hội số. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số là 3 yếu tố quyết định sự thành bại của công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Chính phủ số

Chính phủ số là chính phủ đưa toàn bộ hoạt động lên môi trường số, không chỉ là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, mà còn đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu, cho phép doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ. Hay nói một cách khác, đây là quá trình chuyển đổi số của chính phủ. 

Thời gian qua, người dân Việt Nam được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký mở thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, thay thế dần cho Chứng minh nhân dân trước đó. Đây là một trong những ví dụ để chứng minh rằng Chính phủ số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam.

Thủ tục cấp CCCD gắn chíp ngoài chi phí được công khai minh bạch, nhưng quá trình xử lý hồ sơ và cấp CCCD ở giai đoạn đầu khá lâu chưa thật sự hiệu quả vì lúc này Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân sự vẫn chưa đầy đủ và công tác đào tạo cán bộ nhân viên tiếp cận với công nghệ số và thực hiện số hoá dữ liệu giấy lên hệ thống dữ liệu vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo đó, người dân đến địa điểm làm CCCD gắn chip, nếu thông tin của người dân có sẵn trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia, quá trình xử lý sẽ nhanh hơn, ngược lại sẽ được yêu cầu cung cấp thêm giấy khai sinh, hộ khẩu và phải chờ đợi khá lâu để nhân viên kiểm tra, nhập dữ liệu và xử lý các thủ tục liên quan.

Sau đó, thẻ CCCD sẽ được gửi về địa chỉ đăng ký theo đường bưu điện, nhưng vì lý do nêu trên, quá trình này cũng mất khá nhiều thời gian.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, Chính phủ đã hỗ trợ kê khai thông tin online tại Cổng dịch vụ công Bộ Công an và người dân chỉ cần đến nơi chụp ảnh và lăn tay. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho cả người dân và cán bộ nhân viên, đồng thời cho thấy sự ứng phó kịp thời của Chính phủ trong việc tối ưu hoá quy trình làm việc.

Đây là minh chứng về sự nỗ lực không ngừng cho quá trình chuyển đổi số Chính phủ.

Ngoài ra, trên chip CCCD có lưu trữ hơn 14 trường thông tin của công dân: (1) Số CCCD; (2) Họ và tên, Họ tên gọi khác; (3) Ngày, tháng, năm sinh; (4) Giới tính; (5) Quốc tịch; (6) Dân tộc; (7) Tôn giáo; (8) Quê quán; (9) Nơi đăng ký thường trú; (10) Đặc điểm nhận dạng; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn;

(13) Họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; (14) số CMND 9 số đã được cấp; (15) Ảnh chân dung; (16) Đặc điểm trích chọn vân tay 2 ngón trỏ; dự phòng cho ảnh mống mắt, và các thông tin khác. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chính phủ số

Hơn nữa, thẻ CCCD có thể thay thế cho các loại giấy tờ quan trọng như Chứng minh nhân dân, Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ khẩu,…

Có thể thấy, việc chuyển đổi từ CMND truyền thống sang thẻ CCCD gắn chip mang đến nhiều lợi ích không chỉ riêng người dân mà cả Chính phủ.

Đối với người dân, thông tin cá nhân được bảo mật cao, tránh giả mạo giấy tờ, đồng thời, thẻ CCCD gắn chip giúp đơn giản hoá quá trình làm thủ tục giấy tờ, giao dịch vì nhiều thông tin quan trọng đều được tích hợp vào chung một chiếc thẻ, giúp tiết kiệm thời gian, tránh trường hợp quên mang giấy tờ làm gián đoạn quá trình xử lý hồ sơ.

Đối với Chính phủ, việc triển khai thẻ CCCD gắn chip là một hướng đi thông minh. Cùng với Cơ sở dữ liệu Quốc gia, thẻ CCCD gắn chip giúp Chính phủ lưu trữ, kiểm soát và kiểm tra thông tin một cá nhân cụ thể nhanh chóng, dễ dàng, từ đó, giúp kiểm soát tốt tình hình an ninh trật tự địa phương và cả an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, việc này góp phần giải phóng sức lao động cho các nhân viên công chức trong quá trình làm việc với người dân, xử lý các hồ sơ dân sự, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và đồng bộ.

Kinh tế số

Yếu tố thứ hai làm nên sự thành công cho công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia đó là Kinh tế số.

Kinh tế số (Digital Economy) là một nền kinh tế duy trì và phát triển không ngừng dựa trên công nghệ số hiện đại. Kinh tế số còn được gọi là kinh tế Internet (Internet Economy), kinh tế mới (New Economy) hay kinh tế mạng (Web Economy). Nền kinh tế đặc biệt này được cấu thành từ các giao dịch điện tử qua internet. 

Theo định nghĩa từ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam, kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số. Hoạt động  phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số cùng dữ liệu để tạo ra mô hình hợp tác, kinh doanh kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại.

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Kinh tế số

Vì vậy, khi nhắc đến kinh tế số hay mô hình kinh doanh nổi bật nhất của xu hướng chuyển đổi số, mọi người đều sẽ nghĩ ngay tới thương mại điện tử và sự thúc đẩy mạnh mẽ mà lĩnh vực này tạo ra cho các ngành công nghiệp tỷ trọng lớn nắm bắt khuynh hướng chuyển đổi số.

Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng mô hình chợ truyền thống vốn đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc của người dân Việt Nam thì nay lại nhanh chóng tiếp cận và chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chợ 4.0 – Thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức mua bán mới này diễn ra lần đầu tại một số khu chợ truyền thống tại Hải Phòng và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân.

Theo đó, với mô hình này, toàn bộ tiểu thương và người dân có thể mua bán hàng hoá tại chợ bằng cách quét mã QR, hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel – đơn vị tiên phong chuyển đổi số mô hình chợ 4.0 tại 63 tỉnh/thành.

Để tham gia mô hình chợ 4.0, tiểu thương chỉ cần giấy CMND hoặc CCCD, số điện thoại chính chủ là có thể tạo tài khoản để giao dịch chỉ trong vài phút. Các điểm bán hàng sẽ được trang bị bảng mã QR giúp khách hàng dễ dàng thanh toán. Ngay cả khi điện thoại của khách hàng không có kết nối Internet vẫn có thể thanh toán được thông qua việc nhập mã trên điện thoại. 

Hơn nữa, cách thức đi chợ không dùng tiền mặt giúp người dân thoải mái đi chợ mà không cần lo lắng vấn đề như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa mua hàng. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến tiền lẻ, tiền thừa cũng là nỗi bận tâm của các tiểu thương.

Nếu trước đây, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt với mệnh giá quá lớn, người bán hàng không có nhiều tiền lẻ để thối sẽ phải chạy khắp nơi để đổi tiền, gây mất thời gian cho cả hai bên và cả những khách mua đến sau đang chờ được phục vụ thì giờ đây vấn đề đã được giải quyết chỉ với một chiếc điện thoại thông minh (Smart phone). 

Tiếp nối thành công của mô hình chợ 4.0 của Hải Phòng, nhiều địa phương khác cũng triển khai mô hình này và đã nhận những tín hiệu phản hồi tích cực từ phía người dân như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn,…

Có thể thấy, mô hình chợ 4.0 ngày càng được nhân rộng khắp các tỉnh/thành trên cả nước, len lỏi đến từng ngóc ngách của những nơi buôn bán nhỏ lẻ như chợ dân sinh, cửa hàng tạp hoá, hàng quán vỉa hè, khu vui chơi giải trí, bãi giữ xe,…

Đây là những nơi mà trước đây thật khó tin có thể lan tỏa xu hướng chuyển đổi số, giờ đây đã bắt kịp và phát triển rất nhanh chóng, góp phần thúc đẩy kinh tế số trong nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu Chuyển đổi số Quốc gia toàn diện.

Xã hội số

Cuối cùng là xã hội số, xét theo nghĩa rộng, là bao trùm lên mọi hoạt động của con người. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân.

Xã hội số, xét theo nghĩa hẹp, gồm công dân số và văn hóa số. Theo nghĩa này, xã hội số, cùng với chính phủ số và kinh tế số tạo thành ba trụ cột của một quốc gia số.

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Xã hội số

Mô hình eLearning đang dần trở thành xu hướng dạy và học được cả giáo viên, phụ huynh và học sinh yêu thích, nhất là kể từ khi đại dịch bùng phát và các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trên toàn quốc. Chỉ với thiết bị điện tử có kết nối Internet, học sinh có thể truy cập vào bài học bất cứ khi nào, học tập thoải mái ngay tại nhà.

Qua đó, giáo viên và học sinh có thể tương tác, trao đổi nội dung trực tuyến thuận lợi mà không cần gặp mặt trực tiếp. Ngoài ra, mô hình này hỗ trợ tốt quá trình làm bài tập nhóm của các học sinh vì không bị giới hạn về không gian và thời gian, tiết kiệm chi phí di chuyển cùng với nhiều công cụ hỗ trợ khác.

Tuy vậy, để eLearning thật sự thay thế phương pháp dạy và học truyền thống cần rất nhiều nỗ lực của cả Chính phủ, hệ thống trường học và giới phụ huynh học sinh.

Trên thực tế, eLearning chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực xã hội số bên cạnh nhiều khía cạnh quan trọng khác của xã hội cần được chuyển đổi số để mang đến cuộc sống thuận tiện hơn cho người dân.

Chuyển đổi số Quốc gia đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam và đây cũng là dự án hiếm có nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp lãnh đạo cao nhất và sự hỗ trợ từ quốc tế.

Từ đó, Việt Nam có đầy đủ cơ sở để hy vọng hiện thực hoá được mục tiêu trở thành Quốc gia số từ nay đến năm 2030.

Trong đó, điều kiện cần và đủ để công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia thành công đó là phải phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

Thực tế cho thấy, bên cạnh những nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, mỗi người dân từ trí thức đến bình dân đều đang dần thể hiện sự hiểu biết nhất định theo cách riêng của họ về chuyển đổi số và ý thức rằng đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình để phù hợp với xu hướng phát chung của thời đại.

Riêng với doanh nghiệp, chuyển đổi số là giải pháp cấp thiết để đứng vững trước làn sóng đào thải từ sự dịch chuyển quá nhanh trong xu hướng kinh doanh mới dưới tác động của đại dịch.

Hậu Covid-19, chuyển đổi số doanh nghiệp như một dòng chảy chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng ổn định giúp bánh xe nền kinh tế tiếp tục được xoay vần.

Bước đầu của hành trình chuyển đổi số cho danh nghiệp chính là bắt tay triển khai thương mại điện tử.

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn giải pháp chuyển đổi số cũng như triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Xem tiếp
Cloud eCommerce là gì Lợi ích từ thương mại điện tử đám mây
CLOUD ECOMMERCE LÀ GÌ? LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÁM MÂY
31/10/2022
8,127
2
0
1

Thương mại điện tử đã và đang bùng nổ hơn bao giờ hết, thúc đẩy nhu về các công nghệ mới để thích ứng với sự phát triển không ngừng của thị trường. Một số công nghệ thương mại điện tử mới như VR/AR, MSI (Multi Source Inventory), PWA (Progressive Web Apps), Headless Commerce, etc. Nhưng trong đó, công nghệ được các nhà phát triển và doanh nghiệp dành nhiều quan tâm nhất hiện nay là Cloud Ecommerce.

Cloud eCommerce là gì?

Cloud eCommerce (Thương mại điện tử đám mây) sử dụng các cụm máy chủ và các hệ thống điện toán đám mây từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây để xử lý khối lượng lớn giao dịch và lưu lượng truy cập vào các kênh bán hàng trực tuyến. Nói một cách đơn giản hơn, Cloud eCommerce là hoạt động thuê các máy chủ Internet dựa trên nền tảng đám mây để xử lý, lưu trữ hoặc sử dụng các ứng dụng nhằm mục đích kinh doanh thương mại điện tử khác nhau.

Cloud eCommerce là gì Lợi ích từ thương mại điện tử đám mây
Cloud eCommerce sử dụng các cụm máy chủ và các hệ thống điện toán đám mây từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây để xử lý khối lượng lớn giao dịch và lưu lượng truy cập vào các kênh bán hàng trực tuyến

Trước khi các nền tảng thương mại điện tử đám mây và các giải pháp khác xuất hiện, các nền tảng thương mại điện tử truyền thống như IBM WebSphere và Oracle ATG yêu cầu thiết lập máy chủ tại chỗ và bảo trì liên tục. Không giống như các giải pháp thương mại điện tử “tại chỗ” đó, thương mại điện tử đám mây cho phép các công ty thuê ngoài cơ sở hạ tầng CNTT mà không cần đầu tư vào thiết bị lẫn bảo trì liên tục như xưa. 

Giải pháp này giúp doanh nghiệp thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng từ khách hàng, tăng cường bảo mật, đơn giản hóa việc bảo trì và tích hợp các ứng dụng thương mại điện tử mới theo nhu cầu. Chính vì lẽ đó, Cloud eCommerce thường được kết hợp với các nền tảng thương mại điện tử như Shopify Plus, Salesforce, Magento, etc.

Giải pháp thương mại điện tử đám mây 

Có một số giải pháp thương mại điện tử đám mây để lựa chọn, bao gồm IaaS, PaaS và SaaS, mỗi dịch vụ có các mức độ yêu cầu tài nguyên khác nhau.

Cloud eCommerce là gì Lợi ích từ thương mại điện tử đám mây
Giải pháp Cloud eCommerce bao gồm IaaS, PaaS và SaaS

Giải pháp IaaS eCommerce

Infrastructure as a service (IaaS – Cơ sở hạ tầng dạng dịch vụ) là nơi doanh nghiệp thuê các tài nguyên vật lý như máy chủ, cơ sở dữ liệu và thiết bị mạng để tạo dựng kiến trúc thương mại điện tử bền vững.

IaaS eCommerce tập trung vào việc cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu theo yêu cầu trên đĩa và máy chủ ảo, giúp doanh nghiệp dễ dàng sử dụng dịch vụ cơ sở dữ liệu thay vì sử dụng phần cứng. Nhưng doanh nghiệp cần chịu trách nhiệm quản lý các ứng dụng, dữ liệu, thời gian chạy, phần mềm trung gian và hệ điều hành nằm trên cơ sở hạ tầng này.

Các nhà cung cấp IaaS bao gồm Amazon AWS, Microsoft Azure và Digital Ocean.

IaaS phù hợp với các doanh nghiệp muốn toàn quyền kiểm soát với hệ thống mà không cần lưu trữ phức tạp như thương mại điện tử “tại chỗ”.

Giải pháp PaaS eCommerce

Platform as a service (PaaS – Nền tảng dạng dịch vụ) tương tự như IaaS nhưng yêu cầu quản lý cơ sở hạ tầng ít hơn, dành nhiều thời gian hơn để xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng với các hệ điều hành và quy trình được xác định trước để xử lý tài nguyên, lập kế hoạch và vá lỗi.

Ví dụ: Google App Engine cung cấp môi trường PaaS cho các nhà phát triển muốn xây dựng các ứng dụng web mà không cần lo lắng về cơ sở hạ tầng.

PaaS eCommerce phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử chuyên biệt, chấp nhận việc loại bỏ các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng trong hệ thống công nghệ.

Giải pháp SaaS eCommerce

Software as a service (SaaS – Phần mềm dạng dịch vụ) cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử sẵn có bao gồm các giải pháp hoặc nền tảng thương mại điện tử hoàn chỉnh, các ứng dụng thương mại điện tử riêng biệt như phần mềm PIM (Hệ thống quản lý thông tin sản phẩm – Product Information Management), OMS (Hệ thống quản lý đơn hàng – Order management system), etc.

Các nhà cung cấp SaaS eCommerce chịu trách nhiệm xử lý việc quản lý cơ sở hạ tầng cũng như quản lý phần mềm, doanh nghiệp chỉ cần đưa ra cấu hình phần mềm mong muốn. Ngoài ra, các nhà phát triển SaaS eCommerce có thể làm việc bên ngoài giao diện người dùng với các API để phát triển các giải pháp tùy biến mà không cần phát triển phần mềm tùy chỉnh.

SaaS eCommerce phù hợp với các doanh nghiệp muốn nhanh chóng mở rộng quy mô và dành nhiều thời gian hơn để kinh doanh doanh online hơn.

Lợi ích thương mại điện tử đám mây

Cloud eCommerce là gì Lợi ích từ thương mại điện tử đám mây-4
Lợi ích của Cloud eCommerce

Khả năng mở rộng cao 

Cloud eCommerce được kế thừa tính năng từ PaaS, nhờ thế mà việc mở rộng hệ thống chức năng trở nên dễ dàng hơn.

Thông thường, các doanh nghiệp lúc bắt đầu kinh doanh thời trang sẽ không chú trọng đến khả năng mở rộng. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, việc đầu tư vào các công nghệ có khả năng này như Cloud eCommerce sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng hệ thống chức năng theo từng giai đoạn phát triển của website thương mại điện tử để tăng trưởng kinh doanh. 

Cải thiện tốc độ tải trang 

Theo Think with Google, nếu một trang web mất tới 6 giây để tải, xác suất người dùng truy cập thoát ra tăng đến 106%. Đó là lý do để doanh nghiệp cần chú trọng đến tốc độ tải trang.

Khi website thương mại điện tử ứng dụng Cloud eCommerce được lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây nên tốc độ xử lý các truy vấn, lệnh gọi API được diễn ra nhanh hơn.

Tăng khả năng bảo mật

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, việc đánh mất dữ liệu đang là mối bận tâm lớn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Chính vì vậy mà ngày càng nhiều công nghệ mới được sinh ra phục vụ mục tiêu này. 

Theo PC Magazine, Cloud eCommerce cung cấp quyền kiểm soát dữ liệu và nơi lưu dữ liệu, đồng thời cung cấp các tùy chọn như bản sao đĩa vật lý và đồng bộ hóa tệp để phục vụ mục đích đảm bảo an toàn dữ liệu này.

Ngoài ra, Cloud eCommerce còn hỗ trợ doanh nghiệp có cơ hội được chứng nhận PCI – DSS (Payment Card Industry Data Security Standard), giúp doanh nghiệp tăng uy tín của website.

Tăng tính ổn định 

Thông thường, doanh nghiệp không tận dụng được tối ưu dung lượng lưu trữ trên website, đặc biệt là sự thay đổi lưu lượng truy cập cực lớn với mức tăng đột biến trong mùa “săn sale” sẽ tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ cho hoạt động lưu trữ. 

Cloud eCommerce cung cấp một giải pháp linh hoạt cho phép đáp ứng nhu cầu truy cập tăng đột biến theo mùa hoặc thậm chí hàng giờ, bao gồm cả những đợt tăng trưởng không thể đoán trước. Bằng cách này, Cloud eCommerce có thể tăng hoặc giảm quy mô để hỗ trợ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Nhìn chung, Cloud eCommerce đang trở thành công nghệ được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trên hành trình chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp mở rộng hệ thống chức năng, cải thiện tốc độ tải trang, tăng khả năng bảo mật và tính ổn định của website. Tuy nhiên, để thành thạo các công nghệ mới đòi hỏi các nhà lập trình rất nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm “thực chiến” ở nhiều dự án phức tạp, do đó chi phí để triển khai Cloud eCommerce khá cao.

Với hơn 8 năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống thương mại điện tử phức tạp như An Nam Gourmet, Laybyland, Jasnor, etc. SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải khi tìm hiểu các công nghệ thương mại điện tử mới để ứng dụng. 

Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

Xem tiếp
Xem Tất Cả

Ebook LIÊN QUAN

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRANG SỨC: TIỀM NĂNG, QUY TRÌNH & BÀI HỌC
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRANG SỨC: TIỀM NĂNG, QUY TRÌNH & BÀI HỌC
25/03/2024
5 Chapters
40 pages
Chi tiết
XÂY DỰNG WEBSITE NỘI THẤT: QUY TRÌNH, LƯU Ý & CASE STUDY
XÂY DỰNG WEBSITE NỘI THẤT: QUY TRÌNH, LƯU Ý & CASE STUDY
21/03/2024
5 Chapters
40 pages
Chi tiết
MOBILE COMMERCE: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT QUY TRÌNH TRIỂN KHAI & CHI PHÍ
MOBILE COMMERCE: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT QUY TRÌNH TRIỂN KHAI & CHI PHÍ
19/03/2024
4 Chapters
36 pages
Chi tiết