SHOPIFY PLUS VS ADOBE COMMERCE: KHÁC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý
Trong số các nền tảng thương mại điện tử được các doanh nghiệp quy mô từ vừa đến lớn và đang phát triển nhanh chóng cân nhắc lựa chọn là Shopify Plus và Adobe Commerce. Cả hai đều phù hợp để các doanh nghiệp vừa và lớn sử dụng để xây dựng website thương mại điện tử nhờ khả năng tuỳ chỉnh linh hoạt và mở rộng cao. Tuy nhiên, giữa Shopify Plus và Adobe Commerce đều tồn tại nhiều sự khác biệt đáng lưu ý.
Tổng quan
Adobe Commerce là gì?
Adobe Commerce với tên gọi trước đây là Magento Commerce là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến rất lớn với mức tăng trưởng cao cùng nhu cầu tuỳ chỉnh và mở rộng lớn. Adobe Commerce có hai phiên bản, bao gồm:
- Adobe Commerce on-premise: phiên bản self-hosted, tại đây doanh nghiệp tự chủ về hosting;
- Adobe Commerce on-cloud: phiên bản cloud-hosted, tại đây doanh nghiệp được cung cấp hosting với mức phí nhất định.
Cả hai lựa chọn mang đến cho doanh nghiệp cơ hội phát triển và tùy chỉnh website không giới hạn và đều là phiên bản trả phí. Điểm khác biệt đó là Adobe Commerce on-premise không cung cấp hosting còn phiên bản on-cloud thì có. Hơn nữa, on-cloud có hỗ trợ tự động cập nhật ở mức độ nhất định nên chi phí sử dụng sẽ cao hơn so với on-premise. Vì vậy, tùy vào nhu cầu triển khai, doanh nghiệp sẽ có lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra còn có Magento Open Source – phiên bản miễn phí với nhiều tính năng vượt trội.
Shopify Plus là gì?
Đây được xem là phiên bản nâng cấp của các gói Shopify tiêu chuẩn được tạo ra dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh. Mang bản chất của nền tảng SaaS nên Shopify Plus được thiết kế dễ sử dụng, thân thiện với người dùng nên những doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai.
Xem thêm: Ưu Nhược Điểm Của Shopify Plus
Khác biệt chính giữa Shopify Plus và Adobe Commerce
Chi phí triển khai
- Shopify Plus:
- Chi phí giấy phép sử dụng nền tảng: Bắt đầu từ $2,000/tháng và khi doanh nghiệp đạt doanh thu từ $800,000/tháng Shopify Plus tính phí dựa trên doanh thu với 0,25% doanh thu mỗi tháng. Tuy nhiên, phí thu sẽ không vượt quá $40.000/tháng hay $480.000/năm.
- Chi phí giao dịch: Phí giao dịch thẻ tín dụng sẽ dao động từ 1,5% đến 2,5%/giao dịch. Phí giao dịch với cổng thanh toán bên thứ ba như PayPal, 2Checkout, Skrill là 0,15%/giao dịch, nếu doanh nghiệp sử dụng Shopify Payments, phí này sẽ được miễn.
- Chi phí hosting: Chi phí doanh nghiệp thanh toán cho Shopify Plus đã bao gồm chi phí hosting nên doanh nghiệp không phải bỏ thêm tiền cho hosting, bảo trì, cập nhật, bảo mật vì đây là nhiệm vụ của Shopify.
- Chi phí xây dựng: Về lý thuyết doanh nghiệp có thể sử dụng themes có sẵn của Shopify để xây dựng website với mức giá từ $0 đến $180. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp để tận dụng tối đa khả năng tùy chỉnh và mở rộng của Shopify Plus nên chi phí xây dựng dựa trên nhu cầu sẽ dao động từ $10,000 đến $250,000. Để chi phí xây dựng trở nên hợp lý doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ nhu cầu phát triển cũng như các tính năng mong muốn có trong website thương mại điện tử của mình.
- Adobe Commerce:
- Chi phí giấy phép sử dụng nền tảng: Đối với phiên bản on-premise chi phí dao động từ $22,000 đến $125,000/năm. Đối với phiên bản on-cloud, chi phí dao động từ $40,000 đến $190,000/năm.
- Chi phí giao dịch: Phí giao dịch sẽ tuỳ vào nhà cung cấp dịch vụ thanh toán doanh nghiệp sử dụng, từ khoảng 2,9%/giao dịch. Thế nhưng doanh nghiệp cần liên hệ với Adobe để có thông tin chi tiết hơn.
- Chi phí hosting: Đối với phiên bản on-premise, doanh nghiệp tự chủ về hosting nên phí này doanh nghiệp sẽ trả cho đơn vị cung cấp hosting. Riêng on-cloud, Adobe sẽ đảm nhận việc cung cấp hosting với mức giá từ khoảng $500 đến $10,000/tháng. Phí này sẽ khác nhau tuỳ vào quy mô cũng như nhu cầu tuỳ chỉnh, mở rộng của mỗi doanh nghiệp.
- Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng website trên nền tảng mã nguồn mở thường cao hơn so với trên nền tảng SaaS. Vì thế chi phí xây dựng của Adobe Commerce so với Shopify Plus lẽ đương nhiên sẽ cao hơn, từ $100,000 đến $500,000/dự án. Tuy nhiên, Adobe Commerce cung cấp nhiều hơn khả năng mở rộng và phát triển các tính năng tùy chỉnh.
Khả năng tùy chỉnh và mở rộng
- Khả năng tùy chỉnh
Adobe Commerce là một nền tảng mã nguồn mở, nghĩa là các nhà phát triển có thể truy cập vào mã nguồn, giúp việc tuỳ chỉnh trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo các tính năng và tích hợp tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể.
Shopify Plus cũng cung cấp khả năng tùy chỉnh cao với nhiều themes, plugin, apps có sẵn. Tuy nhiên, vì là nền tảng SaaS nên khả năng này của Shopify Plus không bằng Adobe Commerce.
- Khả năng mở rộng:
Cả hai nền tảng đều có khả năng mở rộng cao có thể xử lý lưu lượng truy cập và số lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của Adobe Commerce cao hơn so với Shopify Plus, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có danh mục sản phẩm lớn, phức tạp hoặc nhu cầu quản lý tồn kho lớn.
Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở mạnh mẽ của Adobe Commerce giúp các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô, xử lý lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng tăng cao. Ngoài ra, Adobe Commerce còn cung cấp nhiều tính năng nâng cao hơn để quản lý danh mục sản phẩm, giá cả và khuyến mãi. Điều này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp quy mô lớn.
Nhìn chung, Adobe Commerce cung cấp khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao hơn so với Shopify Plus nhưng quá trình xây dựng website với Adobe Commerce phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà phát triển phải có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn về kỹ thuật. Trong khi đó, Shopify Plus được biết đến là một nền tảng dễ sử dụng, thân thiện với người dùng giúp các doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai.
Hỗ trợ đa cửa hàng
Khả năng hỗ trợ nhiều cửa hàng là yếu tố nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử quy mô lớn, vận hành ở nhiều nơi cân nhắc khi lựa chọn nền tảng.
Shopify Plus cung cấp cho doanh nghiệp 9 cửa hàng bổ sung để theo dõi tồn kho cũng như fulfill đơn hàng ở nhiều địa điểm khác nhau dựa trên cửa hàng chính, nhưng số lượng địa điểm tối đa là 20. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp phải quản lý riêng lẻ từng cửa hàng và Shopify Plus sẽ thu phí mỗi cửa hàng dựa trên doanh thu của từng cửa hàng.
Mặt khác, Adobe Commerce cho phép doanh nghiệp quản lý không giới hạn số lượng cửa hàng trên một bảng quản trị duy nhất (single admin panel). Doanh nghiệp có thể đồng bộ tồn kho và chia sẻ danh mục sản phẩm giữa các cửa hàng.
Ngoài ra, nền tảng cũng cho phép doanh nghiệp tự do thực hiện các thay đổi ở các cấp độ khác nhau. Doanh nghiệp có thể thiết lập phạm vi để quản lý các thuộc tính sản phẩm ở giới hạn địa phương hay toàn cầu. Chính những điều trên mà Adobe Commerce thường là sự lựa chọn của các tập đoàn đa thương hiệu, đa quốc gia, các nhà bán hàng B2B, B2C toàn cầu.
Vì vậy, sự lựa chọn giữa Shopify Plus và Adobe Commerce cho yếu tố hỗ trợ đa cửa hàng sẽ tuỳ vào mô hình hoạt động, quy mô doanh nghiệp và nhu cầu bổ sung mở rộng cụ thể của từng doanh nghiệp.
Hỗ trợ triển khai Omnichannel
Adobe Commerce cung cấp cho doanh nghiệp hai tuỳ chọn chính để triển khai Omnichannel:
- Quản lý đơn hàng (Order Management) giúp doanh nghiệp quản lý đơn đặt hàng, giao hàng, đổi trả hàng và tồn kho trên nhiều kênh khác nhau.
- Tiện ích mở rộng bên thứ ba (Third-party Extensions), nền tảng cũng cung cấp một loạt tiện ích mở rộng và tích hợp bên thứ ba giúp doanh nghiệp triển khai Omnichannel hiệu quả.
Tương tự, Shopify Plus cũng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai Omnichannel trên nhiều kênh. Một trong những tính năng nổi bật của Shopify Plus là hệ thống điểm bán hàng mạnh mẽ, Shopify POS (Điểm bán hàng), hỗ trợ tích hợp các điểm bán hàng một cách liền mạch trên nhiều kênh từ online đến offline.
Nhìn chung, Shopify Plus phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa đến lớn có tốc độ phát triển nhanh chóng và cần các giải pháp tùy chỉnh, mở rộng cao. Thế nhưng, Adobe Commerce mang đến sự linh hoạt cũng như khả năng tùy chỉnh và mở rộng hơn cả Shopify Plus.
Trên thực tế, những nền tảng càng linh hoạt và có thể tùy chỉnh, mở rộng cao thì quá trình triển khai càng phức tạp và tốn nhiều chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc về quy mô và nhu cầu phát triển để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) để nhận được sự tư vấn miễn phí.
Bình luận (0)