5 NỀN TẢNG THIẾT KẾ WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THỜI TRANG
Mặc dù chịu tác động mạnh từ Covid-19, thời trang vẫn phục hồi ngoạn mục với tiềm năng tăng lên 1 nghìn tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025 (Theo Statista) nhờ vào thương mại điện tử.
Tại Việt Nam, ngành thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce) là một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, theo báo cáo IDEA 2022 cứ 100 người dùng mua hàng thời trang thì có tới 69 người dùng sử dụng kênh thương mại điện tử.
Với tiềm năng to lớn của thị trường thương này, việc thiết kế website thương mại điện tử là điều kiện tiên quyết để thành công, dẫn đến nhu cầu tìm kiếm nền tảng xây dựng website thương mại điện tử chuyên biệt cho lĩnh vực thời trang ngày càng cao.
Sau đây là một số nền tảng hỗ trợ website thương mại điện tử thời trang như Big Cartel, Haravan, Shopify, Woocommerce, Magento mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
Đặc điểm của lĩnh vực thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce)
Giao diện website chuẩn UI/UX
UI/UX là tiêu chí mà doanh nghiệp thường đặt ra đầu tiên trước khi thiết kế website thương mại điện tử nhằm tạo được giao diện thân thiện với nhóm người dùng yêu thích lĩnh vực thời trang và khai thác tối đa khả năng tương tác với khách hàng.
Chẳng hạn như website thương mại điện tử thời trang thường yêu cầu đầu tư vào hình ảnh/video để có chất lượng cao hơn, bắt mắt hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp mô tả sản phẩm dễ dàng hơn, đặc biệt là các chương trình khuyến mãi trên banner, góp phần lớn cho việc kích cầu mua sắm từ phía khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chú ý đến các vấn đề khác như tương thích trên đa thiết bị, sắp xếp các nút kêu gọi hành động, thiết kế layout thể hiện được sự đa dạng mẫu mã của sản phẩm từ thanh điều hướng (navigation) đến chi tiết từng trang.
Hệ thống chức năng từ A – Z
Để kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả, doanh nghiệp cần một hệ thống chức năng toàn diện từ cơ bản đến nâng cao để phục vụ nhu cầu kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp thời trang, bao gồm:
- Quản lý Danh mục: Quản lý thuộc tính, hệ thống giá, tồn kho, hình ảnh và video nhằm duy trì vận hành
- Quản lý Nội dung: Phát triển nội dung các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website
- Quản lý Khách hàng: Kiểm soát thông tin, hành vi, thói quen tiêu dùng để xây dựng chiến lược cho từng nhóm khách hàng cụ thể
- Quản lý Bán hàng: Thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển
- Quản lý Marketing: Triển khai và tối ưu các chương trình thu hút khách hàng tiềm năng với các công cụ hỗ trợ được tích hợp sẵn
- Quản lý Hệ thống: Đáp ứng hàng hóa liên tục cho chuỗi cung ứng với các công cụ quản trị tự động hóa và điều hướng vận chuyển
- Quản lý Cửa hàng: Điều hướng và duy trì hoạt động kinh doanh thương mại điện tử từ online đến offline
- Giỏ hàng và Checkout: Quản lý giỏ hàng và lên quy trình thực hiện các bước thanh toán tiếp theo cho khách hàng
- Phân tích và Báo cáo: Theo dõi, đo lường hiệu suất thương mại điện tử để từ đó đưa ra các báo cáo chi tiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Thêm vào đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng thêm một số chức năng đặc thù để giải quyết được “bài toán riêng” của lĩnh vực thời trang, chẳng hạn như:
- Bán hàng đa kênh (Omnichannel) nhằm theo dấu khách hàng trên mọi kênh từ sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, website thương mại xã hội
- Menu đa lớp để thể hiện được sự đa dạng ngành hàng của sản phẩm
- Thử nghiệm nhiều chiến lược Marketing khác nhau: Loyalty Program, Livestream, Shoppertainment, Affiliate giúp đa dạng cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hơn
- Lưu lượng truy cập lớn nhằm giải quyết được khối lượng truy cập lớn trong các “mùa sale”
Tích hợp với đa dạng dịch vụ bên thứ 3
Nhằm mang lại trải nghiệm mua sắm trọn vẹn cho khách hàng, các doanh nghiệp thời trang thường sẽ tích hợp đa dạng phương thức thanh toán, dịch vụ vận chuyển cũng như các phần mềm quản lý và công cụ phân tích kinh doanh để tối ưu hóa hệ thống kinh doanh thương mại điện tử.
Một số phương thức thanh toán phổ biến hiện nay cần phải tích hợp trên website như:
- Thanh toán thẻ: Thẻ nội địa, VISA, Mastercard, etc
- Ví điện tử: MOMO, Zalopay, etc
- Cổng thanh toán: OnePay, VNPay, PayPal, etc
- COD (Cash on delivery – Dịch vụ Phát hàng thu tiền hộ)
Tích hợp các nhà cung cấp vận chuyển như Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Viettel Post, etc và các ứng dụng theo dõi vận chuyển phổ biến.
Về việc tích hợp các phần mềm quản lý, vận hành back-office, doanh nghiệp có thể xem xét một số phần mềm như SAP, Salesforce, Ocracle, etc.
Sau cùng, tích hợp công cụ BI như Tableau, Looker, etc sẽ giúp phân tích chiến lược kinh doanh hiệu quả trong dài hạn.
Khả năng mở rộng trong tương lai
Thông thường, các doanh nghiệp lúc bắt đầu kinh doanh thời trang sẽ không chú trọng đến khả năng mở rộng website thương mại điện tử trong tương lai vì những nền tảng có hỗ trợ chức năng này thường rất hiếm. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, việc đầu tư vào nền tảng có hỗ trợ chức năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp có lời thế cạnh tranh hơn với các đối thủ trên thị trường.
Khả năng này giúp doanh nghiệp thời trang có thể chỉnh sửa và phát triển chức năng mới nhằm phục vụ các mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
Ngoài ra, khả năng này còn giúp doanh nghiệp thời trang dễ dàng chuyển đổi ngôn ngữ, tiền tệ và mở rộng từ một website lên nhiều website để định vị thương hiệu trên toàn cầu.
Top 5 nền tảng thiết kế website thương mại điện tử thời trang
Haravan
Haravan là nền tảng thương mại điện tử SaaS phổ biến ở thị trường Việt Nam với đa dạng giải pháp cho doanh nghiệp và cá nhân. Một số website đang sử dụng Haravan có thể kể đến như Juno, Biti’s, Maison, etc.
Đánh giá nền tảng
Ưu điểm:
- Kho giao diện có sẵn và đa dạng dành cho lĩnh vực thời trang
- Kho ứng dụng đa dạng, từ có bản cho đến nâng cao để khởi động kinh doanh thương mại điện tử
Nhược điểm:
- Dễ bị trùng lặp themes do sử dụng layout của các templates sẵn có, khó tùy chỉnh themes hoặc thiết kế giao diện riêng vì sẽ ảnh hưởng với hệ thống chung
- Hệ thống chức năng đặc thù cho lĩnh vực thời trang còn nhiều hạn chế
- Chỉ được tích hợp với các dịch vụ/tiện ích nằm trong hệ sinh thái của Haravan
- Vì là nền tảng SaaS, Haravan sẽ khó mở rộng website trong tương lai
→ Đánh giá: 2/4
Haravan phù hợp với các doanh nghiệp thời trang startup hoặc SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) có hoạt động chủ yếu tại Việt Nam.
Chi phí triển khai
Haravan được đánh giá có chi phí triển khai website thương mại điện tử tương đối hợp lý, đa dạng cho nhiều doanh nghiệp:
- Standard: 200.000 VNĐ/tháng phù hợp với nhà bán hàng cá nhân
- Pro: 600.000 VNĐ/tháng dành cho doanh nghiệp muốn triển khai Omnichannel
- Grow: 1.500.000 VNĐ/tháng với ưu điểm tự động hoá các chương trình chăm sóc và bán lại khách hàng cũ
- Scale: 3.000.000 VNĐ/tháng giúp kiến tạo tập khách hàng trung thành
Tuy nhiên, doanh nghiệp nên suy xét khi sử dụng Haravan trong dài hạn vì chi phí giấy phép sử dụng và các tiện ích mở rộng sẽ ngày càng tăng theo thời gian sử dụng.
Thời gian xây dựng website
Thời gian thiết kế website thương mại điện tử thời trang nhanh, tối thiểu là 30 phút để sở website thương mại điện tử với đầy đủ chức năng cần thiết trong kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, để có được website toàn diện hơn doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều thời gian để phát triển hệ thống.
Shopify
Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS được ưa chuộng trên toàn cầu vì đặc tính dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh và chi phí khởi điểm phù hợp. Các website đang sử dụng Shopify như Leonardo, Crocs, Seeson, etc.
Đánh giá nền tảng
Ưu điểm:
- Sở hữu nhiều giao diện sẵn có phù hợp với ngành thời trang
- Hệ thống chức năng từ có bản cho đến nâng cao, hỗ trợ kinh doanh thương mại điện tử
Nhược điểm:
- Dễ bị trùng lặp themes do sử dụng layout của các templates sẵn có, khó tùy chỉnh themes hoặc thiết kế giao diện riêng vì sẽ ảnh hưởng với hệ thống chung
- Hệ thống chức năng đặc thù cho lĩnh vực thời trang còn nhiều hạn chế
- Đa dạng các dịch vụ bên thứ 3 hơn Haravan nhưng vẫn chỉ được tích hợp với các dịch vụ có trong kho ứng dụng của Shopify
- Vì là nền tảng SaaS, Shopify sẽ khó mở rộng website trong tương lai
→ Đánh giá: 2/4
Shopify được đánh giá phù hợp với các doanh nghiệp thời trang startup hoặc SMEs có hoạt động toàn cầu.
Chi phí triển khai
Chi phí để khởi động kinh doanh thương mại điện tử trên Shopify tương đối hợp lý trong thời gian đầu, với đa dạng lựa chọn:
- Basic Shopify: $29/tháng phù hợp với những doanh nghiệp mới, có doanh số bán hàng chưa đáng kể
- Shopify: $79/tháng phù hợp với những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến đang trên đà tăng trưởng
- Advanced Shopify: $299/tháng phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô và cần các công cụ báo cáo, phân tích nâng cao
- Shopify Lite: $9/tháng thích hợp với doanh nghiệp muốn thêm nút bán hàng và dịch vụ thanh toán trên website hoặc blog sẵn có
- Shopify Plus: $2000/tháng cung cấp giải pháp thương mại điện tử nâng cao cho các doanh nghiệp lớn cần xử lý một lượng đơn hàng lớn
Tuy nhiên, về lâu dài thì chi phí sử dụng Shopify sẽ trở nên ngày càng cao do các khoản phải chi trả cho tiện ích mở rộng ngày càng nhiều, phí sử dụng thường niên và % trên mỗi giao dịch trên hệ thống.
Thời gian xây dựng
Thời gian xây dựng website thương mại điện tử khá nhanh, trung bình từ 1 – 7 ngày hoặc hơn, tùy vào độ phức tạp vào hệ thống.
Big Cartel
Big Cartel là nền tảng giúp xây dựng website thương mại điện tử chuyên biệt cho ngành thời trang hoặc các sản phẩm nghệ thuật như đồ gốm, tranh, ảnh. Một số website đang sử dụng Big Cartel như Atakontu, Indikidual, etc.
Đánh giá nền tảng
Ưu điểm:
- Nhiều giao diện đa dạng dành cho lĩnh vực nghệ thuật, bao gồm ngành thời trang
- Hệ thống chức năng toàn diện: cơ bản, nâng cao, đặc thù
Nhược điểm:
- Chỉ được tích hợp với các dịch vụ sẵn có trong kho ứng dụng của Big Cartel
- Vì là nền tảng SaaS nên sẽ khó lên kế hoạch mở rộng website trong tương lai
→ Đánh giá: 2.5/4
Big Cartel sẽ phù hợp với các doanh nghiệp startup, SMEs hoặc mới tham gia vào thương mại điện tư, cần giải quyết “bài toán” phức tạp của thương mại điện tử thời trang.
Chi phí triển khai
Chi phí triển khai website tương đối thấp với không nhiều lựa chọn gói giải pháp như Haravan hay Shopify:
- Gói 1: Miễn phí phù hợp với doanh nghiệp cần trải nghiệm
- Gói 2: $9.99/tháng phù hợp với doanh nghiệp có giới hạn 50 sản phẩm
- Gói 3: $19.99/tháng phù hợp với doanh nghiệp có giới hạn 500 sản phẩm
Thời gian xây dựng
Thời gian xây dựng website thương mại điện tử thời trang trên Big Cartel khá nhanh, trong vòng 1 – 2 tuần hoặc hơn, tùy vào độ phức tạp của hệ thống.
WooCommerce
WooCommerce là nền tảng mã nguồn mở, dưới dạng một plug-in của WordPress được giới thiệu vào năm 2011 và cho phép doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn miễn phí. Những website đang sử dụng WooCommerce phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như Hải Triều, Orchard, etc.
Đánh giá nền tảng
Ưu điểm:
- Có nhiều giao diện miễn phí và tính phí từ cộng đồng WordPress lẫn WooCommerce cho lĩnh vực thời trang, dễ dàng custom hoặc thiết kế riêng
- Hệ thống chức năng từ có bản đến nâng cao để kinh doanh thương mại điện tử
- Dễ dàng tích hợp với đa dạng dịch vụ từ bên thứ 3
- Vì là nền tảng mã nguồn mã nên doanh nghiệp có thể lên kế hoạch mở rộng website trong tương lai
Nhược điểm:
- Hệ thống chức năng còn hạn chế về các tính năng đặc thù cho lĩnh vực thời trang
- Khả năng mở rộng không quá cao so với các nền tảng mã nguồn mở khác như Open Cart, Magento
→ Đánh giá: 3/4
WooCommerce phù hợp với các doanh nghiệp thời trang đã quen sử dụng WordPress từ trước và đang có nhu cầu phát triển thêm hệ thống thương mại điện tử.
Chi phí triển khai
Vì là nền tảng mã nguồn mở nên doanh nghiệp thời trang sẽ được miễn phí chi phí sử dụng dịch vụ, tuy nhiên, doanh nghiệp cần trả phí phát triển khi sử dụng nền tảng như:
- Domain: $15/năm
- Hosting: $120/năm
- Chứng chỉ SSL: $50 – $300/năm
- Phát triển website: $1,000 – $3,000 tùy vào độ phức tạp của hệ thống
- Tiện ích mở rộng: $10/tiện ích
- Chi phí bảo trì, nâng cấp website: $200/năm, tùy vào đơn vị hợp tác
Thời gian xây dựng
Thời gian để thiết kế website thương mại điện tử sẽ không nhanh như 3 nền tảng trước đó vì phải xây dựng tất cả từ ban đầu, ít nhất từ 1 – 3 tháng.
Magento
Magento là nền tảng thương mại mã nguồn mở với 2 phiên bản là Magento Open Source (miễn phí) và Magento Commerce (trả phí). Một số website đang sử dụng Magento như Canifa, Hoang Phuc International, OnOff, etc.
Đánh giá nền tảng
Ưu điểm:
- Nhiều giao diện riêng cho thời trang từ cộng đồng nhà phát triển trên toàn cầu, thị trường và các đơn vị phát triển website Magento vì thế doanh nghiệp có thể sử dụng các themes có sẵn hoặc dễ dàng tùy chỉnh trên các themes hoặc yêu cầu thiết kế riêng giao diện
- Hệ thống chức năng toàn diện: cơ bản, nâng cao và đặc thù
- Dễ dàng tích hợp với đa dạng dịch vụ từ bên thứ 3
- Khả năng mở rộng cao: đa ngôn ngữ, tiền tệ, dễ dàng phát triển tính năng trong tương lai
Nhược điểm:
- Không có kho giao diện từ Magento để hỗ trợ doanh nghiệp
→ Đánh giá: 4/4
Magento phù hợp với đa dạng mô hình kinh doanh thời trang từ B2B, B2C đến B2B2C, đa dạng quy mô doanh nghiệp như startup, SMEs, tập đoàn lớn. Nhưng vì chi phí để triển khai Magento thường tương đối lớn nên Magento được các tập đoàn có quy mô lớn ưa chuộng hơn.
Chi phí triển khai
Tương tự như WooCommerce, Magento Open Source cũng là nền tảng mã nguồn mở nên được miễn phí chi phí sử dụng, nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải xem xét các chi phí sau:
- Domain: $15/năm
- Hosting: $120/năm
- Chứng chỉ SSL: $50 – $300/năm
- Phát triển website: $1.800 – $10.000 tùy vào độ phức tạp của hệ thống
- Tiện ích mở rộng: $60 – $600/tiện ích
- Chi phí bảo trì, nâng cấp website: $200/năm, tùy vào đơn vị hợp tác
Đối với Magento Commerce, doanh nghiệp sẽ được làm việc trực tiếp với đội ngũ phát triển triển của Magento nên sẽ phải chịu phí từ giấy phép sử dụng, chưa kể đến một số chi phí khác như:
- Giấy phép sử dụng: $22.000 – $125.000/năm
- Domain: $15 – $400/năm
- Hosting: $500 – $6.500/năm
- Chứng chỉ SSL: $50 – $300/năm
- Phát triển website: $10.000+
- Tiện ích mở rộng: $60 – $600/tiện ích
Thời gian xây dựng
Thông thường một dự án Magento hoàn chỉnh cần thời gian triển khai từ 3 – 6 tháng, có khi lên đến 1 năm. Nguyên nhân nằm ở hệ thống chức năng phức tạp và sự khan hiếm nhân sự có chuyên môn về Magento.
Tổng kết
Nhìn chung, Haravan và Shopify sẽ phù hợp với các doanh nghiệp startup hoặc SMEs với đa dạng gói giải pháp có chi phí hợp lý với từng nhu cầu kinh doanh khi triển khai thương mại điện tử thời trang trong thời gian nhanh chóng.
Trong khi đó, Big Cartel cũng phù hợp với startup hoặc SMEs với chi phí phải chăng trong thời gian nhanh chóng nhưng sẽ có được tính năng chuyên biệt để giải quyết được các đặc thù cho ngành thời trang.
Với WooCommerce, các doanh nghiệp đã và đang sử dụng WordPress có thể nâng cấp website thương mại điện tử thời trang bằng nền tảng này nhưng cần lưu ý đến vấn đề tính năng đặc thù trong tương lai.
Riêng Magento sở hữu gần như toàn bộ ưu điểm vượt trội, từ giao diện website, hệ thống chức năng cho đến khả năng tích hợp và mở rộng, nên Magento phù hợp với đa dạng loại hình và mô hình doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, thời gian và chi phí triển khai vẫn còn là điều khiến nhiều doanh nghiệp suy xét khi lựa chọn Magento.
Với kinh nghiệm thiết kế website thương mại điện tử phức tạp như An Nam Gourmet, Laybyland, Jasnor, etc SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải khi lựa chọn nền tảng phù hợp để bắt đầu hành trình thương mại điện tử.
Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Bình luận (0)