Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
ChatGPT, một sản phẩm mới thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã tạo nên cơn sốt ngay khi vừa ra mắt và là chủ đề được bàn luận sôi nổi khắp các diễn đàn và mạng xã hội. Với khả năng tạo ra văn bản một cách tự nhiên, ChatGPT được ứng dụng vào đa dạng các lĩnh vực từ y tế, giáo dục, giải trí cho đến thương mại điện tử. Dưới đây là 5 ứng dụng tuyệt vời của ChatGPT mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để thúc đẩy sự hiệu quả của hoạt động thương mại điện tử.
ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một mô hình tạo ngôn ngữ quy mô lớn được phát triển bởi công ty trí tuệ nhân tạo mang tên OpenAI, thành lập năm 2015. Mô hình này có thể tạo ra các cuộc trò chuyện tự nhiên, sống động giữa người dùng và một chatbot.
Do có khả năng tạo văn bản một cách tự nhiên gần giống với con người, ChatGPT được xem là một trong những mô hình tạo ngôn ngữ tiên tiến nhất hiện nay. Mô hình này cung cấp cho người dùng rất nhiều chức năng thú vị bên cạnh trả lời những câu hỏi, đơn cử như viết luận, sáng tác thơ, viết email, trò chuyện tâm sự, thậm chí nó có thể giúp các lập trình viên viết code.
Sử dụng ChatGPT rất đơn giản, đầu tiên người dùng sẽ cần tạo tài khoản tại website của Open AI để lấy quyền truy cập vào ChatGPT, sau đó chấp nhận các điều khoản sử dụng của ChatGPT.
Trước khi ra mắt chính thức, ChatGPT vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và cần thu thập nhiều ý kiến phản hồi nên người dùng có thể sử dụng ChatGPT với phiên bản miễn phí. Nhưng kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2023, công ty OpenAI cho ra mắt thêm một phiên bản ChatGPT Plus tại Hoa Kỳ với chi phí $20/tháng, đồng thời vẫn duy trì phiên bản miễn phí.
ChatGPT chạy trên một kiến trúc mô hình ngôn ngữ có tên là Genrative Pre-training Transformer (GPT), cụ thể là GPT-3. Các mô hình AI này được đào tạo dựa trên lượng thông tin khổng lồ từ Internet bao gồm các trang web, sách, bài báo, v.v. Mô hình ngôn ngữ ChatGPT được tinh chỉnh bằng cách sử dụng phương pháp học có giám sát cũng như phương pháp học tăng cường (Reinforcement Learning).
Nghĩa là ChatGPT bên cạnh việc “học” các kiến thức có sẵn trên Internet thì còn “học” từ những cuộc trò chuyện, trao đổi và phản hồi từ người dùng (Learn from human feedback). Chính điều này khiến ChatGPT trở nên vô cùng độc đáo.
Dựa vào phương pháp học tăng cường, các nhà huấn luyện tạo ra mô hình đối thoại trong đó họ vừa là người dùng, vừa là cỗ máy AI nhằm giúp con ChatGPT dung nạp kiến thức nhanh chóng và trở nên ngày càng thông minh.
Trong khi ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ được tạo ra với mục đích tổ chức một cuộc trò chuyện với người dùng cuối thì các công cụ tìm kiếm (Search Engines) lập các chỉ mục website trên Internet giúp người dùng tìm thấy thông tin họ cần.
ChatGPT có khả năng hiểu và phản hồi đa dạng thông tin đầu vào một cách nhanh chóng nhưng ChatGPT không có khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet mà chỉ sử dụng thông tin đã “học” được từ dữ liệu đào tạo và người dùng để phản hồi lại.
Một điểm khác biệt nữa đó là tốc độ truy cập và khả năng cập nhật thông tin của ChatGPT vẫn chậm hơn so với các công cụ tìm kiếm. Chẳng hạn như Google có thể truy cập vào thông tin mới nhất thì ChatGPT chỉ có thể truy cập vào thông tin đến năm 2021. Do đó, nếu hỏi ChatGPT ai là hoa hậu Việt Nam năm 2022 nó sẽ không thể trả lời được nhưng Google sẽ cho người dùng câu trả lời ngay lập tức trong 0.6 giây.
Sử dụng ChatGPT có thể tạo ra nhiều cơ hội để tăng trưởng doanh thu cũng như giúp việc vận hành hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trở nên hiệu quả hơn trước rất nhiều. Dưới đây là 5 cách tuyệt vời mà các doanh nghiệp cần xem xét để tận dụng lợi thế của ChatGPT.
Một ứng dụng đáng chú ý khác của ChatGPT trong thương mại điện tử đó là tạo ra các mô tả sản phẩm. Các doanh nghiệp thương mại điện tử hiện này có rất nhiều danh mục sản phẩm và việc viết mô tả chi tiết và hấp dẫn cho từng sản phẩm có thể tốn nhiều thời gian và nguồn lực.
ChatGPT có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều thời gian và công sức nhưng vẫn bảo đảm cung cấp cho khách hàng các mô tả sản phẩm chất lượng. Ngoài ra hệ thống ChatGPT có thể tạo ra các mô tả được tối ưu hoá cho SEO, điều này giúp cải thiện khả năng hiển thị sản phẩm.
Ví dụ: Khi một thương hiệu bán lẻ thời trang ra mắt một dòng quần áo thể thao mới, ChatGPT sẽ viết các mô tả nhấn mạnh vào khả năng thấm hút, vừa vặn thoải mái và chống tia UV. Những mô tả này sẽ không chỉ thông báo cho khách hàng về khía cạnh kỹ thuật của sản phẩm mà còn khuyến khích mua hàng thông qua ngôn từ hấp dẫn và thuyết phục.
ChatGPT còn được các doanh nghiệp thương mại điện tử sử dụng trong việc đưa ra đề xuất cá nhân hoá sản phẩm. Bằng cách sử dụng dữ liệu khách hàng và lịch sử duyệt web, ChatGPT có thể đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp cho từng khách hàng cụ thể.
Ví dụ: Gần đây có một khách hàng tên Mỹ đã mua một chiếc áo thun thể thao tại cửa hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng ChatGPT để đưa ra đề xuất sản phẩm tương tự mà khách hàng này có thể quan tâm. Từ việc gợi ý sản phẩm phù hợp và cá nhân hoá có thể giúp tăng mức độ tương tác và doanh số bán hàng.
Bên cạnh những phương cách kể trên, ChatGPT cũng có thể được sử dụng để tạo nội dung hấp dẫn cho các nền tảng mạng xã hội.
Ví dụ: Một công ty sắp ra mắt sản phẩm giày chạy bộ mới, ChatGPT có thể tạo một bài đăng quảng cáo giới thiệu tính năng và lợi ích chính của sản phẩm theo cách hấp dẫn và thu hút sự chú ý. Bài đăng có thể bao gồm caption và hình ảnh sản phẩm hấp dẫn hoặc một bài đăng đầy đủ làm nổi bật các ưu điểm của sản phẩm.
Bằng cách tận dụng các khả năng của ChatGPT, doanh nghiệp thương mại điện tử có thể quảng bá sản phẩm hiệu quả và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội.
Thực hiện chiến dịch Email Marketing cho phép các nhà bán hàng thương mại điện tử xây dựng với nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, quảng bá sản phẩm và các chương trình khuyến mãi cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng. Bằng cách gửi các email hấp dẫn, có chủ đích đến khách hàng và khách hàng tiềm năng theo cách cá nhân hoá, doanh nghiệp sẽ từng bước xây dựng lòng trung thành và thúc đẩy hoạt động bán hàng lặp đi lặp lại.
ChatGPT có thể được sử dụng trong các chiến dịch email marketing hướng đến các phân khúc khách hàng cụ thể nhằm đạt được những kết quả đúng kỳ vọng.
Ví dụ: Chị Mỹ là khách hàng quen thuộc của cửa hàng thời trang thể thao. Nay công ty ra mắt sản phẩm giày thể thao thân thiện với môi trường được thiết kế tối giản. Công ty sử dụng ChatGPT để soạn thảo nội dung cho chiến dịch email marketing nhằm giới thiệu với chị Mỹ về sản phẩm mới cùng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng thân thiết.
Một trong những điều tuyệt vời của ChatGPT mà doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tận dụng là khả năng xử lý nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng theo hướng cá nhân hoá. Đó có thể là trả lời các câu hỏi về tình trạng đơn hàng, tồn kho, cung cấp thông tin vận chuyển hay giải quyết các mối lo ngại về việc trả lại hàng.
Bằng cách cung cấp cho ChatGPT thông tin nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, sở thích, công cụ này ngay lập tức có thể soạn thảo văn bản phù hợp với đối tượng cụ thể cho từng trường hợp cụ thể, từ đó tăng mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi. Đồng thời, doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ giải phóng thời gian và khối lượng công việc cho đội ngũ chăm sóc khách hàng để tập trung vào các vấn đề phức tạp hơn.
Ví dụ: Có một khách hàng tên Mỹ hỏi về quy trình đổi/trả sản phẩm, ChatGPT có thể tạo ra phản hồi nêu rõ thông tin chi tiết bao gồm các yêu cầu và thời gian đổi/trả hàng.
Tương tự như những công nghệ AI khác, ChatGPT cũng tiềm ẩn nhiều mặt hạn chế bên cạnh những lợi ích khi ứng dụng vào hoạt động thương mại điện tử.
Đầu tiên, không thể phủ nhận ChatGPT có thể hỗ trợ việc tạo nội dung cho các chiến dịch marketing nhưng vẫn không thể chất lượng bằng văn bản do một người tự viết ra. Nếu một người trở nên quá phụ thuộc vào ChatGPT thay vì tự tạo ra những cái riêng của chính mình, văn phong sẽ rất máy móc và vụng về. Điều này ảnh hưởng đến sự hiệu quả của các chiến dịch marketing.
Ngoài ra, như đã diễn giải phía trên, ChatGPT dung nạp dữ liệu bằng phương pháp học tăng cường. Điều này tiềm ẩn rủi ro bởi dữ liệu ChatGPT “học” được có thể chưa hoặc không đúng, từ đó những phản hồi gửi đến người dùng không thể đảm bảo tính chính xác.
Mặc dù ChatGPT giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và giúp khách hàng có được câu trả lời cho những gì họ cần, nhưng không hẳn lúc nào ChatGPT cũng đúng. Trong một số trường hợp, công nghệ này có thể đưa ra nội dung không chính xác hoặc gây hiểu lầm gây hại cho danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp.
Do đó, sử dụng ChatGPT vào hoạt động thương mại điện tử là điều nên làm nhằm hướng đến sự hiệu quả và đơn giản hoá việc vận hành. Nhưng điều quan trọng là chỉ nên xem ChatGPT là công cụ hỗ trợ, không nên lạm dụng và cần thiết phải kiểm tra kỹ các câu trả lời và nội dung được tạo ra.
Với 5 ứng dụng của ChatGPT trong hoạt động thương mại điện tử được liệt kê và phân tích phía trên, doanh nghiệp có thể tận dụng để triển khai ngay lập tức.
Dù vậy, làm sao để tận dụng thế mạnh của ChatGPT và biến nó trở thành mắt xích quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử nhưng không lệ thuộc và máy móc? Điều này không dễ dàng. Để tìm hiểu sâu hơn và đưa ra những kế hoạch triển khai phù hợp, liên hệ đội ngũ của SECOMM ngay hôm nay để nhận sự tư vấn tốt nhất.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline