Tag: Augmented Reality

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Augmented Reality (AR) là gì Lợi ích của AR trong thương mại điện tử
Augmented Reality (AR) Là Gì? Vai Trò của AR trong Thương Mại Điện Tử

Augmented Reality (AR) – thuật ngữ đã trở nên quen thuộc trong thế giới công nghệ ngày nay. Từ ứng dụng giải trí đến công nghiệp, AR là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, AR có thể đem lại trải nghiệm tương tác hấp dẫn và độc đáo cho khách hàng thương mại điện tử. Nhưng thực sự AR là gì? AR khác gì so với VR, cũng như vai trò quan trọng của công nghệ này đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Augmented Reality (AR) là gì?

Augmented Reality (AR) là công nghệ đầy tiềm năng, mang đến trải nghiệm tương tác độc đáo bằng cách kết hợp các yếu tố thực tế với các phần tử ảo được tạo ra từ máy tính. Nói đơn giản hơn, AR cho phép người dùng “mở rộng” thế giới thực bằng cách thêm vào đó thông tin hoặc đối tượng ảo. Điều này có thể diễn ra thông qua màn hình thiết bị di động, kính AR, hay các thiết bị đeo thông minh.

Một trong những điểm đặc biệt của AR là khả năng tạo ra trải nghiệm tương tác thú vị cho người dùng mà không làm mất liên kết với thế giới thực. Thay vì tách biệt người dùng ra khỏi môi trường xung quanh, AR chính là cầu nối, làm cho thế giới ảo và thế giới thực hòa quyện với nhau một cách tự nhiên.

Với sự phát triển không ngừng, AR đã tiến xa hơn việc chỉ được sử dụng trong lĩnh vực giải trí, mở ra những cánh cửa mới trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, quảng cáo và đặc biệt là thương mại điện tử.

2. Augmented Reality (AR) khác với Virtual Reality (VR) như thế nào?

Mặc dù có thể dễ dàng lẫn lộn, Augmented Reality (AR) và Virtual Reality (VR) thực sự là hai công nghệ khác nhau với những ứng dụng và trải nghiệm người dùng độc đáo riêng.

Trong khi AR nhấn mạnh vào việc “mở rộng” thế giới thực bằng cách thêm vào đó các yếu tố ảo, VR lại đưa người dùng vào một thế giới hoàn toàn mới, tách biệt hoàn toàn với thế giới thực. Khi đeo kính VR, người dùng sẽ được hoàn toàn đắm chìm vào một môi trường ảo, không còn nhìn thấy hoặc tương tác với thế giới thực xung quanh.

Một cách diễn giải đơn giản, AR là sự kết hợp giữa thế giới thực và thế giới ảo, trong khi VR là sự hoàn toàn chuyển đổi sang thế giới ảo.

Sự khác biệt này cũng phản ánh ở cách mà AR và VR được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. Trong khi VR thường được sử dụng trong lĩnh vực giải trí như trò chơi điện tử và phim ảnh, AR thì có thể được tích hợp vào các ứng dụng thực tế như hướng dẫn sửa chữa, mua sắm trực tuyến, và nhiều hơn nữa.

3. Bốn loại AR phổ biến trong thương mại điện tử

Trong thế giới thương mại điện tử, có rất nhiều loại AR khác nhau được sử dụng để tạo ra trải nghiệm tương tác hấp dẫn cho khách hàng. Dưới đây là 4 loại AR phổ biến nhất:

3.1 Marker-based AR

Loại AR này sử dụng các đánh dấu (marker) hoặc hình ảnh nhận dạng để kích hoạt và hiển thị các đối tượng ảo. Marker có thể là các hình ảnh, biểu tượng hoặc mã QR code. Khi máy ảnh hoặc thiết bị AR nhận diện được marker, các đối tượng ảo sẽ xuất hiện trên màn hình, chính xác với vị trí và góc nhìn của marker.

3.2 Markerless AR

Khác với Marker-based AR, loại AR này không cần sử dụng marker để xác định vị trí và hiển thị các đối tượng ảo. Thay vào đó, nó sử dụng các công nghệ như việc nhận diện hình ảnh, định vị GPS để xác định vị trí và hướng của người dùng, và sau đó hiển thị các đối tượng ảo tương ứng trên màn hình.

3.3 Projection-based AR

Loại AR này sử dụng các thiết bị chiếu hình ảnh để hiển thị các đối tượng ảo trực tiếp lên bề mặt thực tế. Thay vì sử dụng màn hình điện thoại hoặc kính AR, các đối tượng AR được chiếu phản ánh lên tường, màn hình hoặc bề mặt khác, tạo ra cảm giác như chúng tồn tại trong không gian thực.

3.4 Overlay AR

Loại AR này tạo ra trải nghiệm bằng cách “phủ” đối tượng ảo lên trên thế giới thực, giống như việc chồng lớp thông tin ảo lên trên hình ảnh thực tế từ máy ảnh. Các đối tượng AR có thể là hình ảnh tương tác, văn bản, hoặc đối tượng 3D được hiển thị trên màn hình thiết bị di động.

4. Bốn Lợi ích khi triển khai Augmented Reality (AR) trong thương mại điện tử

Augmented Reality (AR) không chỉ là công nghệ giải trí mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm trực tuyến và tạo lợi ích rõ ràng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. Dưới đây là 4 lợi ích chính khi triển khai AR trong thương mại điện tử:

4.1 Tăng cường trải nghiệm mua sắm

AR cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm đầy tính tương tác và hấp dẫn hơn bằng cách cho phép họ “thử” sản phẩm trong môi trường thực tế trước khi quyết định mua. Với AR, khách hàng có thể xem sản phẩm từ nhiều góc độ khác nhau, thay đổi màu sắc và kích thước, và thậm chí thử nghiệm các tính năng hoặc chức năng của sản phẩm một cách trực quan, giúp họ có quyết định mua hàng nhanh chóng và chính xác hơn.

4.2 Thúc đẩy tương tác khách hàng

AR thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách mang đến trải nghiệm mua sắm mới mẻ và độc đáo hơn, khuyến khích họ tương tác nhiều hơn với thương hiệu. Việc có thể tương tác với các sản phẩm ảo trên màn hình điện thoại di động hoặc kính AR khiến cho quá trình mua sắm trở nên thú vị hơn, và khả năng chia sẻ trải nghiệm này trên mạng xã hội cũng tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực cho thương hiệu.

4.3 Giảm tỷ lệ hoàn trả hàng

Một trong những vấn đề lớn mà các doanh nghiệp thương mại điện tử đối mặt là tỷ lệ hoàn trả hàng hóa. AR có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ này bằng cách giúp khách hàng có cái nhìn chính xác và chi tiết về sản phẩm trước khi mua, từ đó giảm khả năng các sản phẩm bị trả lại do không đúng kích thước, màu sắc hoặc chất lượng.

4.4 Nâng cao hiệu quả marketing

Công nghệ AR có thể là công cụ tiếp thị và quảng cáo hiệu quả, giúp doanh nghiệp tạo ra nội dung tương tác mạnh mẽ. Việc sử dụng AR trong chiến lược marketing không chỉ giúp tăng sự nhận diện thương hiệu, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng mới mà còn củng cố sự trung thành của những khách hàng hiện tại.

5. Ba cách ứng dụng Augmented Reality (AR) vào thương mại điện tử

Ứng dụng của công nghệ AR trong thương mại điện tử có rất nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, 3 cách thức dưới đây là phổ biến nhất và được các doanh nghiệp ưu tiên triển khai để tăng cường tương tác khách hàng cũng như cải thiện doanh số.

5.1 Virtual Try On

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của AR trong thương mại điện tử là tạo ra trải nghiệm “thử đồ ảo” cho khách hàng. Thay vì phải đến cửa hàng để thử đồ, khách hàng có thể sử dụng AR trên thiết bị di động của mình để xem như thế nào khi mặc các sản phẩm trên màn hình. Các sản phẩm có thể sử dụng phương pháp Virtual Try On là quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ, mắt kính, nội thất v.v. Vì thế, trên thế giới đã có rất nhiều thương hiệu triển khai hình thức này chẳng hạn như Sephora, Bon Look và Kylie Cosmetics.Virtual-Try-On

                                                                                                                                                         Sephora Virtual Makeup

5.2 Interactive Product Visualization

Một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ AR để giúp khách hàng của mình quan sát sản phẩm theo cách trực quan và sinh động hơn. Đơn cử như IKEA, thông qua ứng dụng IKEA Place, khách hàng có thể “đặt” các sản phẩm nội thất trong không gian thực và xoay quanh, phóng to, thu nhỏ để xem từng chi tiết một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Thay vì chỉ cho phép khách hàng của mình nhìn vào hình ảnh tĩnh, IKEA đã mang đến trải nghiệm thú vị hơn để từ đó thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng.Interactive-Product-Visualization

                                                                                                                                                                 IKEA Place app

5.3 AR-Powered Marketing Campaigns

Một số thương hiệu còn áp dụng công nghệ AR để tạo ra các chiến dịch marketing độc đáo và gây ấn tượng. Coca Cola đã ra mắt chiến dịch marketing AR mang tên #TakeATaste Now. Chiến dịch này cho phép khách hàng sử dụng thiết bị di dộng scan mã QR trên màn hình DOOH để thay đổi những bức hình 3D theo ý muốn và nhận ngay một chai Coca-Cola Zero Sugar miễn phí. Việc này đã thu hút sự tò mò và chú ý của số đông và thành công mang sản phẩm Coca-Cola Zero Sugar đến gần hơn với người tiêu dùng.Coca-Cola

                                                                                                                      Thưởng thức Coca-Cola Zero Sugar miễn phí bằng cách sử dụng AR

Lời Kết

Tóm lại, công nghệ AR không chỉ/những là xu hướng mới mà còn được nhìn nhận là công cụ mạnh mẽ để tối ưu hoá hoạt động thương mại điện tử. Với tính linh hoạt vượt trội, AR giúp doanh nghiệp xây dựng trải nghiệm mua sắm độc đáo và tạo ra các chiến dịch marketing thu hút hơn để từ đó tăng doanh số bán hàng. Bạn có thể xem thêm các xu hướng thương mại điện tử khác tại đây.

Sẵn sàng triển khai Augmented Reality (AR) trong thương mại điện tử? Liên hệ SECOMM ngay hôm nay!

2
1,655
0
1
14/05/2024


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!