Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Sự vươn mình của ngành thương mại điện tử bách hóa trong năm 2021 ở thị trường Việt Nam là một điều không thể chối cãi. Theo báo cáo của Google, lượt tìm kiếm liên quan đến bách hóa online tăng 223% trong năm 2021, với tỉ lệ tăng gấp 3,6 lần trong tháng 6 và 11 lần trong tháng 7 khi Việt Nam áp dụng chỉ thị 16 tại một số tỉnh thành.
Nhận thấy tiềm năng lo lớn từ thị trường này, nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp để kinh doanh bách hóa online đã tăng lên đáng kể nhằm phục vụ mục đích mở rộng hệ thống kinh doanh, hỗ trợ chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu dài hạn. Một số thương hiệu bách hóa lớn như Annam Gourmet Market, Bách Hóa Xanh, Organica, Farmer’s Market, WinMart đã đi đầu xây dựng hệ thống website thương mại điện tử và gặt hái được nhiều thành công.
Đặc điểm chung làm nên sự thành công của các thương hiệu trên nằm ở việc lựa chọn đúng nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử. Bởi để phát triển và vận hành website kinh doanh bách hóa online hiệu quả, vai trò của các nền tảng là vô cùng lớn. Ngoài những cái tên phổ biến như Shopify, BigCommerce, WooCommerce thì Magento đang được biết đến là “trùm cuối” trong các nền tảng hỗ trợ kinh doanh bách hóa online.
Khi thiết kế giao diện website eGrocery trên nền tảng Magento, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn từ sử dụng theme sẵn có, tùy chỉnh theme theo nhu cầu cho đến thiết kế bộ giao diện riêng.
Với việc sử dụng theme sẵn có, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các giao diện chuyên biệt cho Magento trong ngành bách hóa trên thị trường, cộng đồng nhà phát triển hoặc đơn vị đang hợp tác. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí thiết kế giao diện nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt định vị thương hiệu vì dễ trùng lặp giao diện với các website khác.
Với việc tùy chỉnh theme theo nhu cầu, doanh nghiệp vừa có thể tiết kiệm chi phí vừa có thể thêm vào một số yếu tố nhận diện thương hiệu như màu sắc, font chữ, layout, etc. Nhưng để có thể thiết lập và tùy chỉnh giao diện với hiệu quả cao, doanh nghiệp cần đội ngũ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm về Magento.
Với việc thiết kế giao diện riêng, doanh nghiệp sẽ có được website được “đo ni đóng giày” cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về chi phí phát triển cũng như một đội ngũ chuyên nghiệp hơn.
Hiện nay, đa số doanh nghiệp bách hóa khi đã lựa chọn Magento để xây dựng website thương mại điện tử thì thường lựa chọn phương án tùy chỉnh dựa trên theme hoặc thiết kế giao diện riêng để hỗ trợ kinh doanh thương mại điện tử tập trung và chuyên sâu.
Nền tảng Magento sở hữu đầy đủ các tính năng từ cơ bản cho đến nâng cao để phát triển website thương mại điện tử chuyên nghiệp. Đồng thời, Magento còn hỗ trợ xây dựng các chức năng đặc thù nhằm giải quyết các bài toán chuyên biệt của ngành bách hóa.
Chức năng cơ bản hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hệ thống website thương mại điện tử hiệu quả và liền mạch, bao gồm:
Chức năng nâng cao giúp tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng, chẳng hạn như tìm kiếm nâng cao (Elasticsearch, livesearch), MSI (Multi Source Inventory), giỏ hàng bị bỏ rơi, gợi ý sản phẩm tương tự, PWA (Progressive Web Apps), danh mục sản phẩm đa lớp, etc.
Chức năng đặc thù là các chức năng giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề riêng, hạn chế các sai lầm trong ngành bách hóa online như theo dõi đơn hàng, giao hàng nhanh, tùy chọn thời gian – địa điểm giao hàng, etc.
Khả năng linh hoạt cao của mã nguồn mở Magento là một ưu điểm vượt trội giúp hệ thống không chỉ vận hành hiệu quả ở hiện tại mà còn mở rộng hệ thống đồng hành cùng doanh nghiệp trong tương lai.
Với Magento, doanh nghiệp bách hóa có thể tích hợp đầy đủ các dịch vụ bên thứ 3, giúp vận hành thương mại điện tử hiệu quả và liền mạch:
Ngoài ra, Magento còn cho phép doanh nghiệp mở rộng từ một website, cửa hàng thành nhiều website, cửa hàng, chuyển đổi đa ngôn ngữ, đa tiền tệ linh hoạt mà vẫn có thể quản trị mọi dữ liệu trên “một màn hình”
Chính vì vậy, Magento là nền tảng phù hợp cho nhiều mô hình kinh doanh từ B2C, B2B, B2B2C, cho đến O2O, nhiều quy mô kinh doanh từ các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử, startup, SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) cho đến các tập đoàn lớn.
Trong hành trình xây dựng website, khả năng bảo mật cũng chính là một ưu điểm vượt trội giúp nền tảng Magento trở thành lựa chọn ưu tiên cho các doanh nghiệp bách hóa kinh doanh trực tuyến.
Magento được trang bị công cụ quét bảo mật định kỳ giúp xác định vấn đề và đề xuất giải pháp bảo mật để xử lý các lỗi phát sinh, từ đó tối ưu tính bảo mật cho website thương mại điện tử bách hóa một cách hiệu quả hơn. Còn trong việc tăng cường tính bảo mật cho các tài khoản quản trị, Magento yêu cầu admin phải sử dụng mật khẩu nâng cao bao gồm tối thiểu 7 ký tự, cả chữ cái, số, ký hiệu đặc biệt. Đồng thời, mật khẩu có thể được tăng thêm tính phức tạp về phân biệt ký tự thường, in hoa hoặc yêu cầu đăng nhập lại sau một thời lượng phiên đăng nhập nhất định. Ngoài ra, Magento còn hỗ trợ xác thực hai yếu tố, bao gồm mã OTP hoặc CAPTCHA để tăng cường tính bảo mật cho hệ thống website thương mại điện tử bách hóa.
Nền tảng Magento sở hữu cộng đồng nhà phát triển trên khắp thế giới, bao gồm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm và các nhà phát triển Magento chuyên nghiệp.
Magento còn thuộc hệ sinh thái Adobe, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với các xu hướng công nghệ mới trên thị trường cũng như vận dụng kho ứng dụng sẵn có của Adobe.
Với một cộng đồng phát triển lớn mạnh như thế, doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online sẽ được hỗ trợ tối đa trong các vấn đề kỹ thuật phát sinh cũng như tư vấn xây dựng giải pháp thương mại điện tử phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Dù Magento được đánh giá cao về tính năng và hiệu suất hoạt động nhưng vấn đề về chi phí hiện nay vẫn còn là một cản trở khá lớn khiến nhiều doanh nghiệp bách hóa còn ngần ngại lựa chọn Magento.
Theo ước tính, một hệ thống website thương mại điện tử hoàn thiện được phát triển trên Magento thường có chi phí triển khai từ 10.000 – 250.000 USD.
Chi phí | Magento Open Source | Magento Commerce | Magento Commerce Cloud |
Giấy phép sử dụng | Miễn phí | $22.000 – $125.00/năm | $40.000 – $190.000/năm |
Hosting | $100 – $500/năm | $500 – $6.500/năm | Miễn phí |
Domain | $10 – $400/năm | $10 – $400/năm | $10 – $400/năm |
Chứng chỉ SSL | $50 – $300/năm | $50 – $300/năm | $50 – $300/năm |
Xây dựng website | $5.000 + | $5.000 + | $5.000 + |
Phát triển website | $1.800 – $10.000 | $10.000 + | $10.000 + |
Tiện ích mở rộng | $60 – $600/tiện ích | $60 – $600/tiện ích | $60 – $600/tiện ích |
Tổng | $10.000 – $17.000 | $33.000 – $149.000 | $50.000 – $207.000 |
Bảng so sánh chi phí xây dựng Magento
Thông thường một dự án Magento hoàn chỉnh cần thời gian triển khai từ 3 – 6 tháng, có khi lên đến 1 năm. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp thường hao tốn thời gian nằm ở hệ thống chức năng phức tạp và sự khan hiếm nhân sự có chuyên môn về Magento.
Để triển khai website thương mại điện tử bách hóa hiệu quả bằng Magento, doanh nghiệp cần một đội ngũ chuyên môn am hiểu chuyên sâu về Magento cũng như giàu kinh nghiệm “thực chiến” trên các hệ thống có tính phức tạp cao.
Dù Annam Gourmet đã sở hữu một website trực tuyến từ trước nhưng chủ yếu chỉ được sử dụng để phát triển thương hiệu, hiệu quả của hoạt động thương mại điện tử vẫn chưa được chú trọng. Hệ thống website này chưa thực sự hoàn thiện và bị hạn chế một số chức năng thương mại điện tử quan trọng. Ngoài ra, để chuyển mình trong thời đại “bình thường mới” Annam Gourmet còn có nhu cầu mở rộng kênh bán hàng online một cách chuyên sâu và hiệu quả hơn.
Để đáp ứng các nhu cầu trên cũng như đồng hành cùng mục tiêu phát triển lâu dài của Annam Gourmet tại thị trường Việt Nam, SECOMM và Synova đã xây dựng thành công hệ thống thương mại điện tử hoàn thiện trên nền tảng Magento 2.
Hiện tại, hệ thống website Magento 2 đã chính thức đi vào hoạt động, vận hành ổn định và hiệu quả cùng các thành phần khác trong hệ thống vận hành của Annam Gourmet. Với các yếu tố đặc trưng trong ngành bách hóa, website thương mại điện tử của Annam Gourmet có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh của danh nghiệp, hoạt động hiệu quả trong một hệ thống có độ phức tạp cao, nhanh chóng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ về sản phẩm, khách hàng, đơn hàng và đồng bộ liền mạch với hệ thống ERP, CRM, POS, etc.
Nhìn chung, khi vận dụng Magento để xây dựng website thương mại điện tử bách hóa thì doanh nghiệp sẽ có thể làm chủ từ thiết kế giao diện cho đến hệ thống tính năng, tận dụng hệ sinh thái đa dạng, hệ thống có khả năng tùy biến linh hoạt và tính bảo mật ưu việt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị và đầu tư về ngân sách, thời gian và đội ngũ để có thể triển khai thật sự thành công và hiệu quả.
Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp khi xây dựng website thương mại điện tử bách hóa, SECOMM hỗ trợ tư vấn miễn phí giải pháp pháp chi tiết cho từng doanh nghiệp. Liên hệ tư vấn viên để biết thêm chi tiết!
Theo Statista, quy mô của thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 đạt 13 tỷ USD, dự kiến có thể đạt ngưỡng 39 tỷ USD vào năm 2025 và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Đi cùng với sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử chính là sự đột phá ngoạn mục của ngành thương mại điện tử bách hóa (Ecommerce Grocery hay eGrocery). Với 53% người tiêu dùng thừa nhận rằng mua sắm hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần thói quen của họ.
Để kịp thời nắm bắt được các tiềm năng to lớn của thị trường eGrocery, các doanh nghiệp ngành bách hóa cần nhanh chóng xây dựng website thương mại điện tử nhằm tạo dựng “sân chơi riêng” cho thương hiệu, phát triển hoạt động kinh doanh bách hóa online và hỗ trợ doanh nghiệp từng bước chuyển đổi số.
Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã phát thảo hành trình xây dựng website thương mại điện tử bách hóa toàn diện cho thị trường Việt Nam.
Việc đầu tiên các doanh nghiệp bách hóa cần làm chính là xác định được các mục tiêu và mức độ ưu tiên của các mục tiêu đó để lên kế hoạch phát triển website thương mại điện tử phù hợp cho từng giai đoạn.
Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như định vị thương hiệu, khai thác khách hàng tiềm năng, kiểm tra khả năng kinh doanh trực tuyến của sản phẩm.
Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các hoạt động tăng trưởng doanh thu, theo dõi, phân tích hành vi khách hàng, đánh giá hiệu quả các chiến dịch, etc. Ngoài ra, yếu tố trải nghiệm người dùng cũng rất quan trọng, bao gồm các dịch vụ như thanh toán, hậu cần, chăm sóc khách hàng trực tuyến, etc nhằm tăng tương tác, hỗ trợ, tư vấn khách hàng và xử lý vấn đề nhanh hơn.
Về thời gian, ở giai đoạn này doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai nhanh để thâm nhập thị trường eGrocery hoặc từ từ thích nghi với thị trường.
Về ngân sách, điều này sẽ tùy thuộc vào chiến lược và tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp khi triển khai website thương mại điện tử bách hóa.
Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).
Một số nền tảng thương mại điện tử SaaS phổ biến như Haravan, Shopify và Bigcommerce.
Các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được sử dụng nhiều ở thị trường Việt Nam như WooCommerce, OpenCart và Magento.
Chính vì sự khác biệt lớn giữa ưu – nhược điểm của nền tảng Saa và mã nguồn mở mà các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn các nền tảng SaaS để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử cơ bản. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian để hạn chế việc chuyển đổi nền tảng của giai đoạn sau.
Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, ngành eGrocery và đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, etc để mang lại trải nghiệm “mượt mà” nhất trên website cho khách hàng.
Có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm: sử dụng theme có sẵn, tùy chỉnh dựa trên theme và thiết kế riêng. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn các theme sẵn có để tiết kiệm chi phí nhất nhưng vẫn có một số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hơn sẽ chọn 2 cách còn lại để định vị thương hiệu tốt hơn.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể ưu tiên phát triển các chức năng cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành hệ thống thương mại điện tử bách hóa.
Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử bách hóa như:
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.
Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Khi doanh nghiệp phát triển và thị trường có nhiều thay đổi lớn, các mục tiêu sẽ cần thay đổi cho phù hợp. Đồng thời, đây là giai đoạn để ban lãnh đạo tái xác định các mục tiêu về chiến lược kinh doanh, thời gian và chi phí để đầu tư vào hệ thống website thương mại điện tử bách hóa. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào các mục tiêu về mở rộng hệ thống kinh doanh bách hóa online trong ngắn hạn và dài hạn.
Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như mở rộng phân khúc thị trường, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết, hình thành thói quen mua sắm sản phẩm bách hóa online cho người tiêu dùng, etc.
Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các mục tiêu về khai thác thêm khách hàng tiềm năng mới, tăng trưởng doanh thu, hỗ trợ chiến lược Ecommerce Marketing, etc.
Khi các nền tảng SaaS không còn đủ sức để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống website kinh doanh bách hóa online, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở như Magento, WooCommerce và OpenCart để phát triển website thương mại điện tử bách hóa chuyên sâu.
Các tiêu chí lựa chọn nền tảng ở giai đoạn này bao gồm:
Dĩ nhiên, khi chuyển đổi nền tảng từ SaaS sang mã nguồn mở thì doanh nghiệp sẽ đương đầu với các vấn đề khác như chi phí chuyển đổi, thời gian đào tạo nhân sự trên nền tảng mở và thất thoát hoặc sai lầm dữ liệu trong quá trình chuyển đổi nền tảng, etc.
Để doanh nghiệp có thể xây dựng website thương mại điện tử trên nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để phát triển website. Thông thường, doanh nghiệp có thể lựa chọn xây dựng đội ngũ in-house (nội bộ) hoặc tìm kiếm đối tác phát triển. Dù là nguồn lực nào thì đều yêu cầu đảm bảo kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trên nền tảng đã lựa chọn.
Đối với việc xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT, thương mại điện tử có chuyên môn và kinh nghiệm trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng đội ngũ phù hợp, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu đặt ra.
Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển, doanh nghiệp nên lựa chọn tìm kiếm đơn vị phát triển theo các tiêu chí: Kinh nghiệm chuyên sâu về thương mại điện tử (số năm kinh nghiệm, số lượng và chất lượng dự án, mức độ phức tạp của các dự án đã hoàn thành), đội ngũ chuyên nghiệp (chuyên viên tư vấn giải pháp, nhân sự IT, chăm sóc khách hàng), quy trình rõ ràng (phân tích, đề xuất giải pháp, tiến hành xây dựng, kiểm thử và bảo trì), khả năng xử lý và hỗ trợ nhanh chóng, cam kết bảo hành và bảo trì. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cũng như phát triển website phù hợp với tình hình chung của ngành eGrocery, nhưng doanh nghiệp sẽ cần phối hợp nhịp nhàng với đối tác đã lựa chọn để làm việc hiệu quả.
Trong quá trình chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp có thể giữ nguyên, không cần thay đổi giao diện website hiện tại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sẽ tái xây dựng giao diện website để phù hợp với chiến lược mới, nền tảng mới.
Tương tự như giai đoạn trước, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi thiết kế giao diện website thương mại điện tử bách hóa: sử dụng theme sẵn có trên thị trường, tùy chỉnh theme và thiết kế riêng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn việc tùy chỉnh theme hoặc thiết kế riêng để thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu và ngành eGrocery.
Sau khi lựa chọn nền tảng chuyển đổi phù hợp, việc chuyển đổi nền tảng cần được thực hiện thận trọng để hạn chế vấn đề thất thoát hoặc sai sót dữ liệu của doanh nghiệp. Thông thường, việc chuyển đổi được thực hiện tự động hóa hết mức có thể để tránh các lỗi có thể xảy ra.
Quá trình chuyển đổi nền tảng bao gồm các bước trích xuất dữ liệu từ hệ thống cũ và ghi nhận vào hệ thống mới. Sau khi chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ để đảm bảo các dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác theo kế hoạch.
Ngoài các chức năng cơ bản, doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống chức năng phức tạp hơn bao gồm các chức nâng cao và đặc thù cho ngành eGrocery.
Các chức năng nâng cao giúp tăng trải nghiệm người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn như theo dõi đơn hàng, khôi phục giỏ hàng bị bỏ rơi, gợi ý sản phẩm tương tự, tìm kiếm sản phẩm nâng cao, danh mục sản phẩm đa lớp, etc.
Các chức năng đặc thù giúp giải quyết triệt để những khó khăn khi triển khai thương mại điện tử bách hóa chuyên sâu, đáp ứng tối đa nhu cầu của phân khúc khách hàng và doanh nghiệp như giao hàng nhanh, lựa chọn thời điểm giao hàng, etc.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần liên tục và cập nhật để phát triển các chức năng phù hợp người dùng và theo kịp thị trường.
Khi đưa hệ thống website thương mại điện tử bách hóa vào kiểm thử, doanh nghiệp cần rà soát và kiểm tra toàn bộ trang web, chức năng trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo tốc độ xử lý đơn hàng, tính ổn định của website, etc. Nếu có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cần lập tức liên hệ đội ngũ in-house hoặc đơn vị phát triển để điều chỉnh, cải thiện website cho phù hợp trước khi chính thức go-live (đi vào hoạt động).
Sau khi hệ thống website thương mại điện tử bách hóa đã đi vào ổn định, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược Ecommerce Marketing (SEO, SEM, Email Marketing, Content Marketing, Social Marketing, etc) hoặc triển khai Omni-channel để phát triển kinh doanh bách hóa online.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống website liên tục để tăng trưởng doanh số bền vững, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường thương mại điện tử nói chung và thị trường bách hóa nói riêng.
Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử bách hóa cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử bách hóa, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay!
Với sự bùng nổ trong những năm gần đây, thương mại điện tử đang là hình thức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp theo đuổi, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online. Theo thống kê từ Statista, thị trường thương mại điện tử bách hóa tại Mỹ có khả năng vượt mức 24 tỷ USD vào năm 2023.
Nhận thấy tiềm năng của thị trường eGrocery, một số doanh nghiệp đã triển khai website thương mại điện tử bách hóa từ sớm và có mức tăng trưởng đột phá, điển hình như 2 “ông lớn” Grofers (Blinkit), BigBasket ở thị trường Ấn Độ, Bách Hóa Xanh, An Nam Gourmet, Farmer’s Market, WinMart và Organica ở thị trường Việt Nam.
Đặc điểm chung làm nên thành công của các thương hiệu trên đều nằm ở nền tảng thương mại điện tử. Để phát triển và vận hành website thương mại điện tử hiệu quả, vai trò của các nền tảng là vô cùng lớn.
Vậy những nền tảng thương mại điện tử nào phù hợp với ngành bách hóa?
Đối với giao diện website, ngoài việc phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu và ngành eGrocery, doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào các hình ảnh sản phẩm được trình bày trên website, tất cả đều cần được đồng bộ và rõ nét.
Giao diện quản trị viên (admin) phải dễ sử dụng, điều hướng, kiểm soát và quản lý toàn bộ dữ liệu trong hệ thống.
Với eGrocery, hệ thống tính năng thương mại điện tử cần phải đa dạng từ cơ bản đến nâng cao, giải quyết được các đặc thù phức tạp của ngành bách hóa như sản phẩm có nhiều đơn vị tính, chênh lệch trọng lượng, biến động giá, xuất – nhập kho phức tạp, đồng bộ dữ liệu trên toàn hệ thống.
Một số chức năng cần có trong hệ thống website thương mại điện tử bách hóa như:
Để có được hệ thống kinh doanh bách hóa online liền mạch với nhiều kênh bán hàng, doanh nghiệp cũng cần tích hợp website thương mại tử với các hệ thống khác như dịch vụ thanh toán, dịch vụ vận chuyển, phần mềm quản trị, phân tích và báo cáo:
Việc tích hợp này giúp doanh nghiệp khắc phục những hạn chế của quy trình “chạy bằng cơm”, tăng tính tự động hóa cho hệ thống, hạn chế những sai lầm kinh doanh, đảm bảo độ chính xác và hiệu suất cao.
Để song hành cùng doanh nghiệp phát triển theo thời gian, từ startup, SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ), cho đến các tập đoàn lớn, từ các mô hình kinh doanh B2B, B2C, D2C cho đến B2B2C, nền tảng thương mại điện tử phải có khả năng mở rộng cao.
Khả năng mở rộng cao giúp đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như mở rộng nhiều website, đa quốc gia, đa tiền tệ và tất cả đều có thể quản lý trên “một màn hình”. Không chỉ dừng ở đó, các nền tảng có khả năng mở rộng cao còn hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hệ thống ổn định bất kể lưu lượng truy cập trong các chiến dịch khuyến mãi.
Ziel Commerce là nền tảng thương mại điện tử bách hóa được xây dựng sẵn (readymade) với tất cả các tính năng được thiết kế nằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh bách hóa online.
Giao diện website
Ziel Commerce cung cấp kho giao diện dành riêng cho ngành bách hóa, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh theo nhu cầu, giúp vừa thể hiện được nét đặc trưng của ngành vừa định vị được hình ảnh thương hiệu.
Riêng phần giao diện dành cho quản trị viên cũng được các nhà sáng lập đầu tư thiết kế sao cho doanh nghiệp dễ sử dụng nhất. Nhưng hiện tại Ziel Commerce chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam nên chưa có phiên bản tiếng Việt cho doanh nghiệp.
Hệ thống chức năng
Vì là nền tảng được thiết kế riêng cho ngành eGrocery, Ziel Commerce có thể đáp ứng tất cả nhu cầu chuyên biệt nhất cho doanh nghiệp, bao gồm hệ thống chức năng cơ bản cho đến nâng cao và giải quyết đặc thù ngành sẵn có.
Khả năng tích hợp
Ziel Commerce có một nhược điểm lớn chính là khả năng tích hợp của hệ thống website. Nền tảng này chỉ hỗ trợ các tiện ích bổ sung có sẵn trong hệ sinh thái của mình nên doanh nghiệp sẽ không thể liên kết với các hệ thống ERP, POS, CRM, BI, etc đang sử dụng. Thế nên, khi sử dụng Ziel Commerce, doanh nghiệp cần chuyển hết tất cả dữ liệu hiện có lên server của nền tảng này.
Khả năng mở rộng
Mặc dù không được sở hữu mã nguồn, Ziel Commerce vẫn là một nền tảng được đánh giá cao trong khả năng mở rộng so với các nền tảng SaaS. Ziel Commerce hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống website thương mại điện tử từ một lên nhiều cửa hàng/website, đa ngôn ngữ, đa tiền tệ mà không gặp nhiều trở ngại.
Tuy nhiên, về lâu dài Ziel Commerce không thể hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hay phát triển các chức năng mới vì doanh nghiệp không thể tác động đến mã nguồn, nếu tác động vào sẽ gây ra sự bất ổn cho hệ thống website thương mại điện tử.
→ Đánh giá: 3/4
Ziel Commerce cung cấp giải pháp xây dựng website kinh doanh bách hóa online gần như toàn diện cho doanh nghiệp, từ giao diện website, hệ thống chức năng cho đến khả năng mở rộng nên chi phí triển khai khá cao, tầm $50.000/dự án trong 6 tháng. Chính vì vậy mà Ziel Commerce chỉ phổ biến với các chuỗi bán lẻ, có nhu cầu chức năng cao và hoạt động chủ yếu ở nước ngoài.
Tuy nhiên, khi sử dụng Ziel Commerce các doanh nghiệp nên cân nhắc thêm khả tích hợp của nền tảng, hạn chế việc bất ổn trong khâu vận hạnh khi các hệ thống từ bên thứ 3 không tương thích với nền tảng.
Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS, được cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử quốc tế ưa chuộng vì thời gian triển khai nhanh và chi phí khởi điểm phù hợp.
Giao diện website
Shopify cung cấp kho giao diện đa dạng bao gồm ngành bách hóa, chuẩn UI/UX nhưng không thể chỉnh sửa theo nét đặc trưng của doanh nghiệp.
Hệ thống chức năng
Hệ thống chức năng của Shopify tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho các doanh nghiệp. Nhưng để sử dụng các chức năng nâng cao thì doanh nghiệp phải chi trả thêm một khoản tiền nhất định theo tháng, dẫn đến chi phí sử dụng hệ thống chức năng ngày càng tăng cao. Thậm chí, Shopify còn hầu như không thể cung cấp các chức năng giải quyết đặc thù cho ngành eGrocery.
Khả năng tích hợp
Vì là nền tảng SaaS nên doanh nghiệp không thể tác động đến mã nguồn, khó có thể tích hợp với nhiều bên thứ 3. Doanh nghiệp chỉ có thể tích hợp các tiện ích được Shopify cung cấp hoặc thuộc đối tác của nền tảng này.
Một số tiện ích có thể tích hợp với Shopify như:
Khả năng mở rộng
Tương tự như khả năng tích hợp, khả năng mở rộng trên Shopify cũng không cao vì doanh nghiệp không có khả năng tác động đến mã nguồn để chỉnh sửa, nâng cấp website. Chính vì vậy nên các doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online chỉ có thể sử dụng Shopify trong thời gian đầu.
→ Đánh giá: 2/4
Nhìn chung, Shopify chỉ thích hợp với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử, startup hoặc SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) vì chi phí triển và thời gian khai triển website kinh doanh bách hóa online phù hợp.
Được thành lập năm 2014, Haravan là nền tảng thương mại điện tử dựa trên Shopify. Hiện nay, Haravan là nền tảng phổ biến ở thị trường Việt Nam với hơn 50.000 người kinh doanh và thương hiệu tin dùng.
Giao diện website
Haravan có nhiều giao diện chuẩn UI/UX, phù hợp với ngành egrocery bao gồm miễn phí và tính phí. Đồng thời, giao diện dành cho quản trị viên có hỗ trợ tiếng Việt, dễ sử dụng nên doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng.
Hệ thống chức năng
Haravan cung cấp nhiều tiện ích – chức năng phục vụ hoạt động kinh doanh bách hóa online tại Việt Nam.
Ngoài ra, tương tự như Shopify để sử dụng thêm các chức năng nâng cao thì doanh nghiệp phải chi trả phí sử dụng ứng dụng theo tháng, khoảng 100.000 VNĐ/tháng/ứng dụng.
Tuy nhiên, về các chức năng đặc thù, doanh nghiệp không thể tìm kiếm các chức năng giải quyết đặc thù ngành bách hóa ở kho ứng dụng của Haravan và cũng không thể phát triển. Doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng các chức năng có trong gói và kho ứng dụng.
Khả năng tích hợp
Đối với khả năng tích hợp, Haravan có thể tích hợp với các đối tác của Haravan như vận chuyển (Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, Ahamove, GrabExpress, etc), thanh toán (Ngân Lượng, VNPAY, Napas, PayPal, etc).
Đối với các tiện ích bên thứ 3 nằm ngoài hệ sinh thái của Haravan, doanh nghiệp khó có thể tích hợp trên website thương mại điện tử của mình.
Khả năng mở rộng
Riêng phần mở rộng hệ thống website thương mại điện tử, Haravan chỉ có thể hỗ trợ đa ngôn ngữ – tiền tệ mà không thể mở rộng từ một lên nhiều website/cửa hàng, cũng như khó có thể quản lý tất cả dữ liệu trên một nền tảng.
Khi doanh nghiệp dần phát triển và mở rộng hơn, Haravan sẽ không còn đủ chức năng để duy trì hoạt động kinh doanh bách hóa online cho doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp buộc phải chuyển sang nền tảng chuyên sâu hơn như Magento, WooCommerce, OpenCart. Tất nhiên, việc chuyển đổi nền tảng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề khác như chi phí, thời gian, nhân sự, etc.
→ Đánh giá: 2/4
Tương tự như Shopify, Haravan chỉ thích hợp với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử, startup, SME. Nhưng Shopify có thể hỗ trợ kinh doanh bách hóa online trên toàn cầu, còn Haravan chỉ dừng lại ở thị trường Việt Nam.
WooCommerce là nền tảng mã nguồn mở, dưới dạng một plug-in của WordPress, cho phép doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Giao diện website
WooCommerce và cộng đồng cung cấp cho doanh nghiệp nhiều giao diện được thiết kế cho ngành bách hóa. Đồng thời, nền tảng này còn cho phép tác động lên mã nguồn để tùy chỉnh theo nhu cầu, giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp, hình ảnh thương hiệu.
Vì WooCommerce là một plugin của WordPress nên quản trị viên sẽ tiếp tục quản lý website trên chính giao diện của WordPress. Điều này giúp cho các doanh nghiệp đang sử dụng WordPress dễ dàng thích nghi, sử dụng và điều hướng trên dashboard của WooCommerce.
Hệ thống chức năng
WooCommerce hỗ trợ đa dạng các tính năng từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên, nền tảng này lại có một số hạn chế về các tính năng đặc thù cho ngành bách hóa, vì việc can thiệp để phát triển các chức năng này sẽ dễ gây ra sự bất ổn cho hệ thống website.
Khả năng tích hợp
Nhờ sở hữu ưu điểm của nền tảng mã nguồn mở, WooCommerce có khả năng tùy biến linh hoạt, hỗ trợ tích hợp với nhiều tiện ích bên thứ 3.
Trong thanh toán, doanh nghiệp có thể sử dụng các plugin thanh toán như Stripe, PayPal, Apple Pay và Square vào hệ thống website thương mại điện tử với tính bảo mật và an toàn cao. Về vận chuyển, doanh nghiệp có thể tích hợp với nhiều nhà cung cấp vận chuyển như Fedex, Ups, USPS, DHL Express.
Nền tảng WooCommerce còn cho phép doanh nghiệp tích hợp với các phần mềm quản trị như Odoo, Square POS, WP ERP và các phần mềm Marketing như Google Listings, Google Ads, Facebook Pixel nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản trị hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Khả năng mở rộng
Trái ngược với khả năng tích hợp, khả năng mở rộng của WooCommerce không được đánh giá cao. Vì hệ thống dễ quá tải với các plug-in, themes và số lượng sản phẩm không quá 2000 SKUs (Stock Keeping Unit – Đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho). Chính vì thế, về lâu dài các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hệ thống website cần cân nhắc khi sử dụng nền tảng này.
→ Đánh giá: 3/4
WooCommerce là nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp ngành bách hóa đã quen sử dụng WordPress và đang có nhu cầu phát triển thêm hệ thống thương mại điện tử. Nhưng khi sử dụng WooCommerce, doanh nghiệp nên suy xét các còn hạn chế về khả năng tích hợp, mở rộng và tính tùy biến của các tính năng đặc thù.
Magento là nền tảng thương mại mã nguồn mở phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử, với gần 200.000 website đang sử dụng. Hiện nay, Magento có 2 phiên bản: Magento Open Source (miễn phí), và Magento Commerce (trả phí).
Giao diện website
Mặc dù Magento không sở hữu kho theme phong phú các như nền tảng thương mại điện tử khác nhưng doanh nghiệp có thể tìm đến cộng đồng nhà phát triển, thị trường (Envato) hoặc thiết kế riêng. Việc có nhiều sự lựa chọn khi thiết kế giao diện giúp các website Magento có được sự độc đáo riêng, tránh trùng lặp giao diện với nhiều website khác nhau và mang lại trải nghiệm mua sắm cao hơn.
Trước đây, giao diện dành cho quản trị viên trên Magento 1 hay bị đánh giá là khó sử dụng và mất nhiều thời gian để thích nghi. Để khắc phục vấn đề này, các nhà phát hành Magento đã phát triển Magento 2 với dashboard trực quan và dễ điều hướng hơn.
Hệ thống chức năng
Nền tảng Magento có hệ thống tính năng vô cùng đa dạng từ cơ bản, nâng cao đến đặc thù ngành giúp doanh nghiệp ngành bách hóa dễ dàng xây dựng và phát triển hệ thống bền vững.
Với hệ thống chức năng cơ bản bao gồm quản lý danh mục, quản lý sản phẩm, quản lý khách hàng, phân tích báo cáo, etc giúp đáp ứng các nhu cầu căn bản để kinh doanh bách hóa online thuận lợi.
Đặc biệt, Magento còn có nhiều chức năng nâng cao cho thương mại điện tử như hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, đa cửa hàng, PWA, MSI, ElasticSearch, etc giúp tăng trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn.
Về tính năng đặc thù, Magento không có các tính năng xây dựng chỉ dành riêng cho ngành bách hóa nhưng doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng hệ thống tính năng đặc thù như phân lớp danh mục, tìm kiếm nhanh, chọn giờ giao hàng, etc nhờ khả năng tùy biến linh hoạt trên mã nguồn mở.
Khả năng tích hợp
Nhờ sở hữu ưu điểm của nền tảng mã nguồn mở, website Magento có thể dễ dàng tích hợp với bất kỳ tiện ích từ bên thứ 3, từ thanh toán, vận chuyển, quản trị doanh nghiệp.
Về thanh toán, Magento dễ dàng liên kết với các hình thức thanh toán phổ biến hiện nay như thanh toán thẻ (thẻ nội địa, VISA, Mastercard), ví điện tử (MOMO, Zalopay), cổng thanh toán (OnePay, VNPay, PayPal) hay COD, giúp đa dạng phương thức thanh toán.
Về vận chuyển, Magento có thể tích hợp với các nhà cung cấp vận chuyển như Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Viettel Post và các ứng dụng theo dõi đơn hàng.
Về phần mềm quản lý, Magento tích hợp được trên các phần mềm quản trị back-office (ERP, CRM, POS) như SAP, Salesforce, Oracle giúp vận hành mọi nguồn lực, quy trình liền mạch trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, Magento còn hỗ trợ tích hợp với các công cụ phân tích kinh doanh như Power BI, Tableau, Looker và tiện ích phân tích, báo cáo như Google Analytics, Google Tag Manager Facebook Pixels để khai thác mọi dữ liệu từ hệ thống Magento, lên kế hoạch cải thiện chiến lược kinh doanh.
Khả năng mở rộng
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh, Magento cho phép doanh nghiệp mở rộng từ một website thành nhiều website khác nhau trên cùng một hệ thống. Với các hỗ trợ có sẵn về chuyển đổi ngôn ngữ và tiền tệ từ Magento, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống thương mại điện tử bách hóa với nội dung phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, khả năng tùy biến mã nguồn mở giúp cho các nhà phát triển Magento có thể xây dựng các giải pháp chức năng đặc thù cho ngành bách hóa. Lợi thế này khiến Magento mở rộng hệ thống thức năng theo từng quy mô doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn có quy mô lớn.
→ Đánh giá: 4/4
Vì Magento sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, từ giao diện website, hệ thống chức năng cho đến khả năng tích hợp và mở rộng, nên Magento phù hợp với đa dạng mô hình kinh doanh bách hóa từ B2B, B2C đến B2B2C, đa dạng quy mô doanh nghiệp như startup, SME, enterprise (tập đoàn lớn). Tuy nhiên, thời gian triển khai thương mại điện tử trên Magento thường kéo dài – từ 6 tháng đến 1 năm, với chi phí xây dựng cao khoảng 50.000 – 100.000 USD/dự án.
Đồng thời, doanh nghiệp còn cần có đội ngũ chuyên môn hoặc hợp tác với các đơn vị giàu kinh nghiệm để phát triển hệ thống thương mại điện tử bách hóa hiệu quả. Chính vì vậy, Magento được sử dụng phổ biến trong cộng đồng các doanh nghiệp có quy mô lớn, cần nhiều chức năng để tăng trải nghiệm người dùng.
Lựa chọn nền tảng phù hợp là bước đầu và vô cùng quan trọng khi xây website thương mại điện tử bách hóa. Việc lựa chọn đúng nền tảng thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm ngân sách, thời gian xây dựng website vừa gia tăng lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Ngược lại, khi lựa chọn sai nền tảng sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, ngân sách triển khai và chuyển đổi nền tảng nhiều lần. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét các mục tiêu, vấn đề trong mô hình hiện tại để có thể lựa chọn nền tảng phù hợp nhất.
Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử bách hóa phức tạp như An Nam Gourmet, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp bách hóa đang gặp phải.
Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Bách hóa online là xu hướng kinh doanh tất yếu trong thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay. Một số doanh nghiệp bách hóa đã triển khai thương mại điện tử từ rất sớm và gặt hái được nhiều thành công như An Nam Gourmet, Bách Hóa Xanh, WinMart và Co.op Online.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn triển khai thương mại điện tử hiệu quả, bởi vì các rủi ro và quyết định sai lầm khi kinh doanh đều có thể xảy ra ở bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ riêng ở thị trường eGrocery.
Một số sai lầm có thể sửa chữa được, nhưng có những sai lầm dù có bao nhiêu ngân sách và thời gian cũng không thể bù đắp được. Sau đây là một số sai lầm kinh doanh bách hóa online mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp eGrocery cần lưu ý.
Quy trình kinh doanh bách hóa ở chuỗi cửa hàng và website thương mại điện tử là hoàn toàn khác nhau, nhưng nhiều doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử lại đưa toàn bộ quy trình hiện có lên hệ thống website mà chưa có các giải pháp tùy chỉnh hoặc thay đổi sao cho phù hợp với quy trình vận hành chung.
Để chuyển dịch kinh doanh từ offline sang online, doanh nghiệp phải đối đầu với các khó khăn như đồng bộ dữ liệu từ POS (Point of sale – Điểm bán hàng), sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử cho đến các hệ thống khác như CRM, ERP, BI, etc.
Thương mại điện tử bách hóa là ngành hàng rất đặc biệt, có nhiều đặc thù phức tạp như sản phẩm có nhiều đơn vị tính, cách bán, chênh lệch trọng lượng, giá luôn thay đổi liên tục (ngày/tuần/tháng/năm), các sản phẩm hết hạn cần hủy bỏ hoặc nhập hàng mới đều phải có số liệu cụ thể, quy trình thanh toán phức tạp, các nghiệp vụ nhập kho rườm rà, etc.
Đặc biệt, sản phẩm ngành bách hóa đa số là thực phẩm tươi sống, tiêu dùng nhanh nên tỷ lệ hư hao cao, thời gian giao hàng cần nhanh hơn so với các lĩnh vực khác. Ngoài ra, đối với các mặt hàng này, các “bà nội trợ” còn có nhu cầu phải được lựa chọn giờ nhận hàng chính xác.
Chính vì sự phức tạp của quá trình vận hành mà yêu cầu về hệ thống thương mại điện tử cũng đặc biệt hơn so với các ngành hàng khác, khiến các nhà quản trị khó lòng nắm bắt được tình hình kinh doanh và không quản lý được số lượng sản phẩm tồn kho của mỗi chi nhánh.
Doanh nghiệp nên xây dựng cho mình đội ngũ inhouse (nội bộ) hoặc tìm kiếm các đơn vị phát triển thương mại điện tử bách hóa có kinh nghiệm để thiết kế quy trình vận hành hệ thống phù hợp với bài toán đặc thù ngành và doanh nghiệp – việc mà các nền tảng SaaS không thể cung cấp được.
Nền tảng thương mại điện tử là phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng để xây dựng website thương mại điện tử. Việc lựa chọn nền tảng luôn là bước đầu trong quá trình kinh doanh thương mại điện tử nên khi lựa chọn sai sẽ kéo theo toàn bộ chiến lược kinh doanh bách hóa online đi xuống.
Sau một thời gian sử dụng sai nền tảng, doanh nghiệp bắt buộc phải “thay máu” bằng một nền tảng khác. Sai lầm này làm hao tổn thời gian và ngân sách để xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp mà không mang lại hiệu quả như kỳ vọng, mất thời gian tuyển dụng và đào tạo nhân viên làm quen với nền tảng mới.
Để tránh được sai lầm không đáng có này, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho thương hiệu, từ đó xây dựng các tiêu chí lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu kỹ hoặc tìm đến các đơn vị chuyên môn để xin tư vấn chi tiết trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Việc này tuy cần đầu tư thời gian nhưng sẽ tiết kiệm được thời gian về lâu dài cho doanh nghiệp.
Hiện nay, đối với các doanh nghiệp muốn triển khai thương mại điện tử từng bước thường lựa chọn các nền tảng Saas (Software as a service – Phần mềm dạng dịch vụ) như Shopify, BigCommerce, Haravan ở giai đoạn đầu. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách và thời gian trong ngắn hạn, thăm dò thị trường, etc. Sau đó, tiến hành chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở (Open Source) như WooCommerce, OpenCart, Magento để nâng cấp và mở rộng hệ thống website với các tính năng phù hợp hơn với người dùng và doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp đã có định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn thì thường lựa chọn các nền tảng mã nguồn mở ngay từ ban đầu để song hành lâu dài cùng doanh nghiệp. Việc bắt đầu và phát triển liên tục trên một nền tảng mã nguồn mở giúp doanh nghiệp tiết kiệm được ngân sách, thời gian chuyển đổi nền tảng, sở hữu và kiểm soát hoàn toàn hệ thống từ mã nguồn đến dữ liệu khách hàng, dễ dàng và chủ động phát triển các tính năng mới phù hợp với người dùng và thị trường.
Tuy nhiên, tương tự như việc xây dựng quy trình vận hành, việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử không có “công thức” chung cho mọi doanh nghiệp nên mỗi doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ chiến lược kinh doanh, mô hình vận hành trong từng thời điểm phát triển.
Giao diện rất quan trọng trong kinh doanh bách hóa, cần đạt chuẩn UI (User Interface – Giao diện người dùng) và UX (User Experience – Trải nghiệm người dùng). Đây là 2 yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ website thương mại điện tử nào. Nhưng đang có nhiều doanh nghiệp lãng quên 2 yếu tố này khi thiết kế website, dẫn đến các hậu quả như giao diện kém bắt mắt, không thể hiện được đặc trưng của doanh nghiệp và ngành bách hóa, hiệu suất website kém, tải trang chậm, điều hướng kém và ít chức năng chuyên biệt cho lĩnh vực thương mại điện tử, etc.
Chính vì chưa đặt nặng việc thiết kế chuẩn UI/UX mà trải nghiệm người dùng trên website của doanh nghiệp trở nên kém đi, không giữ chân được người dùng, gây ảnh hưởng đến doanh thu và định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
Thế nên khi lựa chọn nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cũng nên lựa chọn các nền tảng có thể giúp doanh nghiệp tùy chỉnh giao diện và chức năng trên mã nguồn. Hiện nay, có 3 cách thiết kế giao diện cho website:
Hệ thống chức năng không đúng thời điểm, cái “cần không có” và “cái có không cần”. Vào giai đoạn đầu mới tham gia thị trường thương mại điện tử, doanh nghiệp thường chưa có một lượng người dùng nhất định thì những chức năng về Loyalty Program (chương trình khách hàng thân thiết) là chưa cần thiết. Thay vào đó doanh nghiệp nên tập trung xây dựng chức năng giúp khai thác khác hàng tiềm năng. Sau khi đã có lượng người dùng ổn định, doanh nghiệp có thể dần xây dựng các chức năng chuyên sâu hơn, giải quyết được bài toán đặc thù ngành.
Việc xây dựng hệ thống chức năng không phù hợp với nhu cầu của người dùng ở từng thời điểm sẽ làm lãng phí thời gian và chi phí xây dựng website mà không mang lại trải nghiệm mua hàng như ý, ảnh hưởng đến hiệu quả doanh thu và tụt hậu so với các đối thủ cùng ngành.
Nhìn chung, egrocery đang ở “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp tiến hành triển khai thương mại điện tử. Tuy nhiên để nắm bắt được các cơ hội và thị phần thì doanh nghiệp cần lưu ý đến nhiều yếu tố, đặc biệt là các sai lầm cần tránh đã được đề cập trong bài viết này.
Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử bách hóa phức tạp như An Nam Gourmet, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp bách hóa đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline