Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi xu hướng mua sắm từ các cửa hàng truyền thống sang các kênh trực tuyến. Cũng vì đại dịch, nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng tăng cao.
Điều này đã giúp doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao trong thời gian vừa qua. Chính “bước đệm” triển khai thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển – cơ hội mang lại trải nghiệm mua hàng nhanh chóng, liền mạch cho khách hàng; mở rộng kênh bán hàng, nâng cao doanh thu và nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Trong đó, việc sở hữu một website thương mại điện tử gần như là điều kiện không thể thiếu để bắt đầu kinh doanh trực tuyến thành công. Website thương mại điện tử có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp:
– Xem thêm top 10 website doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam
Lợi ích nhiều là thế nhưng làm thế nào để thiết kế website thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả?
Dưới đây là hành trình xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động với 2 giai đoạn chính: (1) xây dựng website thương mại điện tử cơ bản và (2) chuyển đổi sang xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu.
Việc đầu tiên khi xây dựng website thương mại điện tử là doanh nghiệp cần xác định được các yếu tố như mục tiêu, chi phí và thời gian cho việc phát triển dự án.
Mục tiêu dài hạn: đóng vai trò định hướng, tạo khuôn khổ chung cho kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Mục tiêu dài hạn có thể bao gồm các tiêu chí phát triển bền vững về nhận thức thương hiệu, giá trị doanh nghiệp trên thị trường, tổng doanh thu,…
Mục tiêu ngắn hạn: giúp định hình các chiến lược với các nhiệm vụ cụ thể, kết quả chi tiết tương ứng với các mốc thời gian nhất định. Mục tiêu ngắn hạn có thể bao gồm xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu kinh doanh TMĐT, tăng năng lực cạnh tranh, chất lượng/độ đa dạng của sản phẩm, chất lượng dịch vụ,…
Sau khi đã hoàn thiện “bản vẽ ý tưởng” về website thương mại điện tử của doanh nghiệp, hãy bắt đầu dự án kinh doanh bằng việc mua một hosting và tên miền phù hợp với sản phẩm – dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang dự định kinh doanh.
Khi đã xác định chiến lược kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn nền tảng áp dụng xây dựng website thương mại điện tử. Hiện nay, hai dạng nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất là nền tảng dạng dịch vụ (SaaS) và nền tảng mã nguồn mở.
Với nền tảng dạng dịch vụ (SaaS), doanh nghiệp có thể lựa chọn các kho giao diện và tính năng sẵn có để xây dựng một website chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản, không cần đầu tư quá nhiều về thời gian, chi phí phát triển.
Tuy nhiên, với nền tảng SaaS doanh nghiệp sẽ không sở hữu mã nguồn và dữ liệu, chỉ sử dụng có tính năng có sẵn của nền tảng, khả năng linh hoạt và mở rộng hệ thống thấp, chi phí sử dụng tăng theo thời gian. Một số nền tảng dạng dịch vụ phổ biến tại Việt Nam hiện nay: Haravan, Shopify, Sapo, etc.
Với nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có được sự tự do thiết kế giao diện theo yêu cầu, khả năng linh hoạt cao, nền tảng có đầy đủ tính năng và tiện ích bổ sung, hỗ trợ cho việc phát triển bền vững, doanh nghiệp sở hữu tất cả mã nguồn và dữ liệu.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải cần có đội ngũ chuyên môn hoặc đối tác phát triển nhiều kinh nghiệm đồng hành cùng doanh nghiệp, đầu tư thời gian và chi phí phát triển. Một số nền tảng mã nguồn mở phổ biến như Magento, WooCommerce, OpenCart, etc.
Doanh nghiệp có thể bắt đầu việc thiết kế giao diện cho wesbite trên nền tảng đã chọn với việc sử dụng các templates, theme có sẵn trên hệ thống hoặc tinh chỉnh, thiết kế riêng giao diện phù hợp với hình ảnh thương hiệu và thị hiếu đặc thù của ngành bán lẻ điện thoại di động.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp làm việc với đội ngũ IT nội bộ hoặc đơn vị triển khai để thiết lập các tính năng thương mại điện tử cơ bản, đảm bảo quy trình bán hàng được thực hiện trơn tru trên hệ thống.
Trên các nền tảng dạng SaaS hay nền tảng mã nguồn mở đã kể trên luôn hỗ trợ các tính năng cơ bản, doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn các chức năng phù hợp rồi thiết lập vào website. Một số tính năng cơ bản thường gặp:
Tiêu chí bắt buộc để website thương mại điện tử của doanh nghiệp được hoạt động chính thức là hoàn thiện các giấy tờ theo quy định pháp luật.
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang website thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.
Doanh nghiệp có thể tự hoàn thiện công tác đăng ký, hoặc có thể thuê những công ty luật cung cấp dịch vụ liên quan.
Link hướng dẫn chi tiết: https://bit.ly/3zOpp5z
Thông thường một website cơ bản sẽ chỉ có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu và sẽ gặp khó khăn khi mô hình kinh doanh ngày càng phát triển. Doanh nghiệp sẽ dần nhận thức rõ hơn về nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như trải nghiệm cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Việc phát triển hệ thống chuyên sâu sẽ yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị nhiều hơn cho các yếu tố như thời gian, chi phí so với lúc ban đầu.
Cũng như việc phát triển hệ thống thương mại điện tử cơ bản, việc đầu tiên khi muốn phát triển website thương mại điện tử chuyên sâu là doanh nghiệp cần tái xác định được các yếu tố như mục tiêu, chi phí và thời gian cho việc phát triển dự án cũng như chuẩn bị tìm hiểu các tính năng đặc thù và nâng cao trong ngành. Từ đó doanh nghiệp có kế hoạch phát triển chi tiết và chính xác phù hợp với mô hình kinh doanh.
Để phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu, doanh nghiệp nên lựa chọn xây dựng với nền tảng mã nguồn mở như Magento, WooCommerce, OpenCart, etc. Các nền tảng mã nguồn mở có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu mở rộng hệ thống và phát triển bền vững cùng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài nhược điểm chi phí phát triển cao và thời gian xây dựng dài thì doanh nghiệp còn cần có một đội ngũ IT chuyên môn giàu kinh nghiệm khi sử dụng các nền tảng này.
Các tiêu chí lựa chọn nền tảng ở giai đoạn này:
Khả năng mở rộng cao để có thể thích ứng và song hành cùng doanh nghiệp với mọi mô hình kinh doanh, từ đó giúp tiết kiệm ngân sách về mặt lâu dài mà vẫn xây dựng được một hệ thống bền vững, hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp.
Khả năng mở rộng cao đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như mở rộng nhiều website, đa quốc gia, đa tiền tệ, đa kênh, etc. Không chỉ dừng ở đó, các nền tảng có khả năng mở rộng cao còn đảm bảo vận hành hệ thống ổn định bất kể lưu lượng truy cập và giao dịch gia tăng theo thời gian.
Để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu, doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ nội bộ hoặc lựa chọn đối tác phát triển cùng song hành, tất cả đều cần một lượng nhân sự có kinh nghiệm chuyên môn dày dặn cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp
Nếu sử dụng đội ngũ nội bộ để thực hiện điều này thì doanh nghiệp có thể kiểm soát, chủ động sắp xếp thời gian, quản lý các công việc tiến triển hàng ngày. Tiếp theo đó, doanh nghiệp hoàn toàn quản lý được các dữ liệu và hiểu rõ các giá trị về sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc phát triển đội ngũ nội bộ có nhiều nhược điểm như số lượng nhân sự sẽ có hạn tùy theo kích cỡ công ty của doanh nghiệp, giới hạn ý tưởng phát triển cũng như hạn chế ý tưởng từ các chuyên gia bên ngoài.
Nếu doanh nghiệp hợp tác với các nhà phát triển hệ thống thương mại điện tử sẽ có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi nền tảng một cách tối ưu. Lợi thế cho việc này là doanh nghiệp không cần quá lo lắng về việc chuyển đổi, tất cả sẽ được nhà phát triển ngoài hỗ trợ, với kết quả tốt nhất và sớm nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không có được sự kiểm soát 100% quá trình phát triển, cũng như việc phối hợp làm việc có thể bị hạn chế.
Một số đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống TMĐT chuyên sâu như SECOMM, SmartOSC, Co-well Asia, Isobar, Magenest.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể giữ nguyên, không thay đổi giao diện website khi chuyển đổi nền tảng. Tuy nhiên, khi đã nâng cấp hệ thống tính năng của website, các doanh nghiệp thường chủ động thiết kế lại giao diện nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và hỗ trợ định vị thương hiệu tốt hơn.
Doanh nghiệp có thể thiết kế giao diện bằng cách tinh chỉnh theo các themes đã lựa chọn khi ưu tiên phương án tiết kiệm thời gian và ngân sách. “May đo” riêng giao diện theo “kích thước” thường được các doanh nghiệp có đầu tư về thời gian và ngân sách cao hơn lựa chọn, bởi ngoài việc chỉn chu đến từng chi tiết thì phương án này còn đáp ứng tối đa các nhu cầu khác của doanh nghiệp về giao diện.
Việc chuyển đổi nền tảng là bước quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp cần phải tiến hành khi muốn xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. Thông thường, việc chuyển đổi sẽ được thực hiện theo cách tự động hóa hết mức có thể để tránh các trường hợp lỗi có thể xảy ra.
Doanh nghiệp cần thiết lập kế hoạch chuyển đổi đầy đủ bao gồm các tính năng, dữ liệu và các kịch bản để đảm bảo việc chuyển đổi diễn ra đúng kế hoạch và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi sẽ bắt đầu nếu không có bất cứ trục trặc trong quá trình kiểm duyệt thông tin.
Quá trình chuyển đổi nền tảng sẽ bao gồm các bước trích xuất dữ liệu từ hệ thống cũ và ghi nhận vào hệ thống mới.
Sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp cần kiểm tra nhằm đảm bảo các thành phần, dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác theo kế hoạch.
Khi xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu, doanh nghiệp sẽ cần phát triển thêm các tính năng nâng cao và đặc thù có thể hỗ trợ cho việc mở rộng mô hình kinh doanh, tăng tính cạnh tranh, bắt kịp với sự thay đổi trên thị trường, cũng như tăng doanh thu và đem lại trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho khách hàng.
Một số tính năng nâng cao và đặc thù dành cho ngành bán lẻ điện tử và điện thoại di động có thể kể đến như: Trả góp (Buy Now Pay Later), Giảm giá trong khung thời gian cố định (Flash Sale), tìm kiếm sản phẩm nâng cao, etc.
Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và tìm hiểu về các tính năng cần thiết cho việc phát triển hệ thống, bằng cách thông qua các ứng dụng Internet, đội ngũ phát triển nội bộ, hoặc là từ các chuyên gia tại các đơn vị phát triển ngoài.
Sau khi đã có được kế hoạch phát triển, doanh nghiệp cần trao đổi, làm việc với các chuyên gia thiết kế các tính năng phù hợp để tạo ra mô hình hệ thống cần sử dụng. Tiếp theo là việc phát triển và lập trình các tính năng dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt từ doanh nghiệp với các nhà phát triển. Việc cuối cùng trước khi triển khai là quá trình kiểm thử theo tài liệu đặc tả yêu cầu, thực hiện kiểm thử và cập nhật kết quả vào kịch bản kiểm thử, log lỗi trên các tool quản lý lỗi.
Sau khi doanh nghiệp phát triển website thương mại điện tử, website cần được bảo trì, chăm sóc và cập nhật liên tục nhằm duy trì hoạt động kinh doanh trực tuyến, vận hành hệ thống liền mạch từ online đến offline,
Việc nghiên cứu để tối ưu và phát triển website sao cho người dùng cảm thấy hài lòng, thoải mái khi thực hiện mua sắm trên website thương mại điện tử là việc mà doanh nghiệp luôn cần sự chú ý thường xuyên.
Tóm lại, có thể nói rằng, một website thương mại điện tử chuyên sâu là một trong những yếu tố quan trọng trong bối cảnh hiện nay, giúp doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động không chỉ duy trì hoạt động trong giai đoạn hiện tại mà còn bứt phá kinh doanh tương lai.
Tuy nhiên để xây dựng được website thương mại điện tử chuyên sâu là cả một quá trình mà doanh nghiệp cần kỹ lưỡng ở từng bước. Liên hệ SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp xây dựng website thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động!
Trong khoảng thời gian gần đây, thương mại điện tử ngày càng phổ biến với thị trường Việt Nam và dần trở thành hình thức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau theo đuổi. Đặc biệt với ngành bán lẻ điện thoại di động, thị phần online của các hệ thống bán lẻ điện thoại di động ngày càng tăng nhanh. Điển hình như Thế Giới Di Động – hệ thống bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam có thị phần trực tuyến tăng từ 11,6% lên 17,5% chỉ trong 1 tháng (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2021).
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam thường lựa chọn việc triển khai website thương mại điện tử làm kênh chủ lực trong thương mại điện tử. Nhờ xây dựng hệ thống website hiệu quả, nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động đã không chỉ nắm bắt được thời cơ thúc đẩy doanh thu mà còn phát triển kinh doanh một cách bền vững. Đặc điểm chung làm nên thành công này đều nằm ở nền tảng thương mại điện tử. Mỗi loại nền tảng thương mại điện tử đều có điểm khác biệt riêng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển trên con đường kinh doanh trực tuyến. Nền tảng dạng dịch vụ (SaaS) được nhà cung cấp thiết kế sẵn toàn bộ hệ thống, từ cung cấp hosting, giao diện, tính năng cho đến bảo trì hạ tầng công nghệ. Do đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và vận hành hệ thống website mà không cần bận tâm nhiều đến vấn đề kỹ thuật cũng như không cần đầu tư quá nhiều thời gian, chi phí ngay từ lúc ban đầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu, khả năng mở rộng cũng như khả năng tích hợp của hệ thống thấp, chi phí sử dụng sẽ gia tăng theo thời gian. Đối với nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu mã nguồn và kiểm soát dữ liệu, tự do thiết kế giao diện, hệ thống có khả năng mở rộng và độ linh hoạt cao. Dẫu thế, việc sử dụng nền tảng mã nguồn mở thường đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ phát triển chuyên môn, đầu tư chi phí và thời gian nhiều hơn.
Vậy nền tảng thương mại điện tử nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động ?
Giao diện hệ thống thương mại điện tử là được xem như là bộ mặt và là phần ghi điểm cao nhất trong việc kinh doanh trực tuyến. Do đó ngoài việc giao diện đạt chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng vào các hình ảnh sản phẩm được trình bày trên website, tất cả đều cần được đồng bộ và rõ nét. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể đem lại trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng .
Giao diện quản trị viên (admin) phải dễ sử dụng, điều hướng, kiểm soát và quản lý toàn bộ dữ liệu trong hệ thống.
Với việc bán lẻ điện thoại di dộng trực tuyến, hệ thống tính năng thương mại điện tử cần phải đa dạng từ cơ bản đến nâng cao và đặc thù, nhằm đem lại trải nghiệm tối ưu cho người mua cũng như giúp doanh nghiệp thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống thương mại điện tử hiệu quả và bền vững.
Một số chức năng cần có trong hệ thống website thương mại điện tử cho doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động như:
Để có được hệ thống kinh doanh trực tuyến liền mạch, các doanh nghiệp thường cần tích hợp các nền tảng thương mại điện tử với các phần mềm, nền tảng công nghệ khác mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng như:
Nền tảng thương mại điện tử được lựa chọn phải có khả năng tích hợp linh hoạt, liền mạch và hiệu quả với các phần mềm trên mà không ảnh hưởng đến mức độ thực thi của từng hệ thống. Việc tích hợp này giúp doanh nghiệp khắc phục những hạn chế của việc vận hành thủ công và tăng tính tự động hóa cho quy trình quản lý back-office lẫn bán hàng, đảm bảo độ chính xác cao và hiệu suất vận hành cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Nền tảng thương mại điện tử cần có khả năng mở rộng cao để có thể thích ứng và song hành cùng doanh nghiệp từ mọi mô hình đến mọi quy mô. Lựa chọn đúng nền tảng có thể song hành từ khi còn là startup, SME cho đến khi trở thành các doanh nghiệp lớn, từ mô hình kinh doanh B2B, B2C, D2C cho đến B2B2C giúp doanh tiết kiệm ngân sách về mặt lâu dài mà vẫn xây dựng được một hệ thống bền vững, hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp. Khả năng mở rộng cao đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như mở rộng nhiều website, đa quốc gia, đa tiền tệ, đa kênh, etc. Không chỉ dừng ở đó, các nền tảng có khả năng mở rộng cao còn đảm bảo vận hành hệ thống ổn định bất kể lưu lượng truy cập và giao dịch gia tăng theo thời gian.
Shopify là “ông lớn” được nhiều doanh nghiệp biết đến trong lĩnh vực xây dựng hệ thống thương mại điện tử dạng dịch vụ (SaaS). Nền tảng này được ưa chuộng vì đặc tính dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh chóng cũng như chi phí khởi điểm thấp, phù hợp với nhiều doanh nghiệp SMEs.
Về giao diện người dùng, Shopify cung cấp nhiều theme đẹp mắt, tương thích tốt trên đa thiết bị, phù hợp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề bao gồm ngành bán lẻ điện thoại di động, chuẩn UI/UX nhưng không thể chỉnh sửa các chi tiết theo nét đặc trưng của doanh nghiệp.
Về giao diện cho quản trị viên, khi thực hiện việc quản lý trên máy tính, quản trị viên có thể dễ dàng quản lý tất cả khía cạnh của website trên desktop. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể dùng một số chức năng như xem các hoạt động gần đây, cập nhật danh mục, quản lý đơn hàng, etc trên phiên bản dành cho thiết bị di động.
Hệ thống chức năng của Shopify tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu cơ bản và nâng cao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng để sử dụng các chức năng nâng cao thì doanh nghiệp phải chi trả thêm một khoản tiền nhất định theo tháng, dẫn đến chi phí sử dụng hệ thống chức năng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nền tảng lại không có quá nhiều chức năng có phù hợp với ngành bán lẻ điện thoại di động, ngoài trừ chức năng trả góp. Riêng về các chức năng đặc thù cần xây dựng và phát triển thêm thì doanh nghiệp khó có thể làm được trên nền tảng dạng dịch vụ như Shopify.
Với Shopify, doanh nghiệp không thể tác động đến mã nguồn và cũng khó có thể tích hợp với các phần mềm bên thứ ba. Do đó, khi lựa chọn nền tảng Shopify, doanh nghiệp chỉ có thể tí́ch hợp với các phần mềm đối tác có sẵn trên nền tảng hoặc các phần mềm được chính Shopify phát triển.
Một số phần mềm có thể tích hợp với Shopify như:
Khả năng mở rộng trên nền tảng dạng dịch vụ Shopify tương đối giới hạn vì doanh nghiệp không có khả năng tác động đến mã nguồn để chỉnh sửa, nâng cấp website. Chính vì vậy nên các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động thường chỉ có thể sử dụng Shopify trong thời gian đầu.
Shopify đã phát triển nhiều gói dịch vụ giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn:
Ngoài ra, Shopify còn phát triển thêm các gói dịch vụ khác để phục vụ đa dạng nhu cầu doanh nghiệp:
Shopify là một nền tảng tốt cho các doanh nghiệp SMEs, không cần đầu tư quá nhiều chi phí cũng như thời gian để có được một hệ thống thương mại điện tử. Trái ngược với những lợi ích, Shopify hạn chế về mặt tính năng nâng cao, tính năng đặc thù cũng như độ tùy biến, doanh nghiệp phải chấp nhận việc tính năng không có trên website hiện tại và chuyển đổi nền tảng khi muốn xây dựng hệ thống chuyên sâu phù hợp với đặc thù và phát triển bền vững trong tương lai.
WooCommerce là CMS mã nguồn mở dưới dạng plugin của WordPress được giới thiệu vào năm 2011, hoàn toàn miễn phí và cho phép doanh nghiệp biến website WordPress thành cửa hàng trực tuyến.
WooCommerce sở hữu và cung cấp cho doanh nghiệp thư viện biễu mẫu phong phú cho ngành bán lẻ điện thoại di động cũng như các ngành bán đồ điện tử được xây dựng kỹ càng và thân thiện với người dùng. Do đó doanh nghiệp có thể thuận tiện thiết kế và xây dựng hệ thống thương mại điện tử ngay từ lúc ban đầu mà không cần biết quá nhiều về thông tin chuyên sâu.
Vì WooCommerce là một plugin của WordPress nên quản trị viên sẽ tiếp tục quản lý website trên chính giao diện của WordPress. Điều này giúp cho các doanh nghiệp đang sử dụng WordPress dễ dàng thích nghi, sử dụng và điều hướng hệ thống.
WooCommerce có khá nhiều tính năng từ cơ bản cho đến nâng cao có thể hỗ trợ doanh nghiệp vận hành một website thương mại điện tử.Tuy nhiên, nền tảng này lại có một số hạn chế về các tính năng đặc thù cho ngành bán lẻ điện thoại di động. Ngoài ra, dù là mã nguồn mở nhưng doanh nghiệp cũng khó có thể phát triển tính năng đặc thù và riêng biệt trên WooCommerce vì thường dễ gây ra sự bất ổn cho hệ thống.
Các phần mềm bên thứ ba có thể tích hợp tốt với WooCommerce nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, chi phí, cải thiện hiệu suất kinh doanh và tăng tính tự động hóa cho quy trình vận hành quản lý.
Điểm trừ lớn nhất với WooCommerce là việc nền tảng còn hạn chế về khả năng mở rộng. Vì hệ thống thường không ổn định và dễ dàng quá tải khi có nhiều hơn 2,000 SKUs cũng như quá nhiều themes, plugins trên hệ thống.
Nền tảng WooCommerce là nền tảng mã nguồn mở do đó nền tảng hoàn toàn miễn phí sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trả phí phát triển khi sử dụng nền tảng như chi phí đăng ký tên miền ($15), chi phí hosting ($120/năm) và chi phí phát triển hệ thống (dao động từ $3,000 – $10,000 tùy thuộc vào độ phức tạp của hệ thống).
WooCommerce là một nền tảng tốt cho các doanh nghiệp hiện đang sử dụng WordPress và có nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử. Tuy nhiên, nền tảng còn hạn chế về việc tùy biến và tinh chỉnh các tính năng đặc thù, vì việc can thiệp chỉnh sửa dễ gây ra sự bất ổn định cho hệ thống cũng như có khả năng cao các tính năng được xây dựng không tương thích với nền tảng này. Thêm vào đó, để tùy chỉnh hệ thống phù hợp dựa trên hệ thống tính năng sẵn có, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư nhiều ngân sách và tốn nhiều thời gian.
BigCommerce là nền tảng SaaS tại USA, có hơn 600,000 cửa hàng trực tuyến khắp thế giới tin dùng.
BigCommerce sở hữu một kho themes phong phú, có hơn hơn 160 biểu mẫu, themes đa dạng cho ngành bán lẻ điện thoại di động cũng như cho ngành điện tử. Tất cả các biểu mẫu này đều được thiết kế theo chuẩn UI/UX, cho phép dễ dàng tinh chỉnh các chi tiết cho phù hợp với thương hiệu.
Về phần giao diện cho quản trị viên, doanh nghiệp có thể quản lý cửa hàng trên một màn hình trực diện và dễ theo dõi.
Hệ thống chức năng của BigCommerce tương đối đầy đủ và sẵn có, đáp ứng nhu cầu từ cơ bản cho đến các chức năng nâng cao cũng như đặc thù cho các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động. Tuy nhiên, vì BigCommerce cũng là một nền tảng SaaS nên doanh nghiệp không thể tác động đến mã nguồn và không thể phát triển thêm các chức năng khác mà không có sẵn trên nền tảng, chỉ có thể dùng các tính năng được BigCommerce cung cấp hoặc thuộc đối tác của nền tảng này.
Các chức năng nâng cao và đặc thù tiêu biểu sẵn có trên BigCommerce phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động như:
BigCommerce có khả năng tích hợp tương đối cao, nền tảng có thể tích hợp với nhiều phần mềm nổi tiếng lớn khác nhằm hỗ trợ cho việc vận hành hệ thống của doanh nghiệp.
Một số phần mềm có thể tích hợp với BigComemrce:
Khả năng mở rộng của hệ thống dựa trên gói dịch vụ BigCommerce mà doanh nghiệp sử dụng. Nền tảng có thể hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, đa tiền tệ cũng như đa ngôn ngữ. Ngoài ra, BigCommerce còn có thể hỗ trợ vận hành hệ thống ổn định cho doanh nghiệp xữ lý hàng nghìn SKUs.
Hiện tại, BigCommerce đang hỗ trợ 3 giải pháp trọn gói và 1 giải pháp theo yêu cầu:
BigCommerce gần như là một nền tảng dạng SaaS toàn diện cho các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động có thể bắt đầu hành trình thương mại điện tử. Nền tảng có thể phù hợp cho mọi loại hình kinh doanh từ B2B, B2C, B2B2C tùy thuộc vào gói sử dụng của doanh nghiệp. Tuy nhiên điểm hạn chế của việc sử dụng nền tảng này là doanh nghiệp bị giới hạn khả năng tùy chỉnh chức năng trên hệ thống, giới hạn về mức doanh thu hằng năm với mỗi gói đăng ký cũng như không thể sở hữu được mã nguồn.
Là một trong những nền tảng nổi tiếng ở thị trường Việt Nam với hơn 50.000 người kinh doanh và thương hiệu tin dùng, Haravan được thành lập năm 2014 và là một nền tảng dạng dịch vụ dựa trên Shopify.
Tương tự như các nền tảng dạng SaaS khác, Haravan sở hữu một kho themes phong phú với hơn 400 giao diện mẫu và tất cả đều được thiết kế theo chuẩn UX/UI. Không chỉ thế, doanh nghiệp còn có thể hiệu chỉnh giao diện cho phù hợp với nét đặc trưng và nhấn mạnh sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, giao diện dành cho quản trị viên có hỗ trợ tiếng Việt, gần gũi nên doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng.
Nền tảng Haravan có đầy đủ các chức năng cơ bản và nâng cao giúp cho doanh nghiệp có được website thương mại điện tử nhanh chóng. Đồng thời, nền tảng cũng có được một vài chức năng đặc thù phù hợp cho ngành bán lẻ điện thoại di động, ví dụ như tính năng trả góp. Tuy nhiên, tương tự như Shopify và BigCommerc, doanh nghiệp không thể phát triển các chức năng khác mà chỉ có thể dùng các chức năng có sẵn trong kho và được Haravan phát triển.
Đối với các tiện ích bên thứ 3 nằm ngoài hệ sinh thái của Haravan, doanh nghiệp khó có thể tích hợp với website thương mại điện tử, đó là một điểm hạn chế lớn của các nền tảng dạng dịch vụ. Các phần mềm có thể tích hợp với nền tảng chủ yếu được sử dụng tại Việt Nam như:
Một điểm hạn chế khác của nền tảng Haravan là khả năng mở rộng. Nền tảng hiện tại chỉ có thể hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ mà không thể mở rộng lên đa website cũng như việc quản lý mọi thông tin dữ liệu trên nền tảng.
Để sử dụng Haravan, doanh nghiệp cần chi trả một khoản chi phí vừa phải hằng tháng, dao động từ 200.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ tùy theo nhu cầu doanh nghiệp:
Nền tảng Haravan là một nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam không có quá nhiều kinh nghiệm về công nghệ cũng như không cần đầu tư quá nhiều chi phí ngày từ lúc ban đầu. Tuy nhiên khi doanh nghiệp dần phát triển và mở rộng hơn, Haravan sẽ không còn đủ chức năng để duy trì hoạt động kinh doanh. Lúc này, doanh nghiệp buộc phải chuyển sang nền tảng chuyên sâu hơn như Magento, WooCommerce, OpenCart. Tất nhiên, việc chuyển đổi nền tảng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề khác như chi phí, thời gian, nhân sự, etc.
Magento là nền tảng mã nguồn mở chuyên sâu về thương mại điện tử. Magento hiện có 2 phiên bản: Open Source (miễn phí) và Commerce (trả phí). Nền tảng được biết đến là một trong những nền tảng thương mại điện tử toàn diện với nhiều ưu điểm vượt trội như hệ thống tính năng đa dạng, khả năng linh hoạt và mở rộng cao, hệ sinh thái đa dạng, tính bảo mật tối ưu.
Magento không sở hữu một kho themes phong phú như các nền tảng khác trên thị trường, tuy nhiên từng theme trên nền tảng được thiết kế một cách tỉ mỉ và độc đáo, chuẩn UX/UI, mang tính thẩm mỹ cao để truyền tải giá trị thương hiệu và sản phẩm, thu hút khách hàng mua sắm tại hệ thống. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cũng như thời gian nhất khi dùng các themes có sẵn trên hệ thống. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tinh chỉnh dựa trên các themes để tăng yếu tố nhận diện thương hiệu. Cuối cùng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự do thiết kế giao diện, tăng mạnh yếu tố nhận diện thương hiệu, đem lại một trải nghiệm hành trình thoải mái khi sử dụng hệ thống. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần đầu tư kỹ lưỡng về thời gian cũng như chi phí thiết kế.
Về giao diện cho quản trị viên, giao diện ở phiên bản Magento 1 được đánh giá là khó sử dụng. Tuy nhiên, ở phiên bản Magento 2, giao diện đã được phát triển với dashboard trực quan hơn nhằm giúp các quản trị viên có thể dễ điều hướng, dễ sử dụng và rút ngắn thời gian thích nghi.
Nền tảng thương mại điện tử Magento có hệ thống tính năng vô cùng đa dạng và chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao đến đặc thù, giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ điện thoại di động dễ dàng xây dựng và phát triển hệ thống nhanh chóng trong thời gian ngắn hạn và bền vững trong dài hạn.
Với hệ thống chức năng cơ bản bao gồm Quản lý Danh mục, Quản lý Nội dung, Quản lý Khách hàng, Quản lý Marketing, Quản lý Đơn hàng, Quản lý Cửa hàng, Quản lý Hệ thống, Giỏ hàng và Checkout, Báo cáo & Phân tích, đáp ứng các nhu cầu căn bản để doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động có thể bắt đầu kinh doanh trực tuyến dễ dàng hơn.
Đặc biệt, Magento còn có nhiều chức năng nâng cao cho bản lẻ điện thoại di dộng như hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, đa cửa hàng, PWA, MSI, ElasticSearch, etc giúp tăng trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn.
Về tính năng đặc thù, doanh nghiệp có thể phát triển các tính năng đặc thù cho ngành như tính năng trả góp, flash sale, xây dựng các chương trình khuyến mãi theo mùa, tìm kiếm nhanh, chọn giờ giao hàng, etc nhờ khả năng tùy biến linh hoạt trên mã nguồn mở.
Một trong những ưu điểm nổi bật của Magento là khả năng tích hợp dễ dàng với các phần mềm bên thứ ba như:
Magento hỗ trợ vận hành hệ thống ổn định dù website có lượng traffic tăng dần theo thời gian hay tăng cao đột biến trong các chiến dịch kinh doanh, khả năng xử lý lên đến 500,000 sản phẩm và hàng nghìn giao dịch trong một giờ.
Ngoài ra, Magento còn hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thành nhiều website cho nhiều quốc gia và tất cả có thể quản lý trên cùng một “màn hình”. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể truy cập và quản trị mọi dữ liệu của nhiều website/cửa hàng cùng lúc chỉ với một hệ thống Magento trung tâm. Với các hỗ trợ có sẵn về chuyển đổi ngôn ngữ từ Magento, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống thương mại điện tử với nội dung và ngôn ngữ phù hợp với các đối tượng khách hàng đang dạng trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, hệ thống Magento cũng cho phép chuyển đổi dễ dàng các đơn vị tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trên nhiều quốc gia, hỗ trợ khách hàng giao dịch tiện lợi với trải nghiệm mua hàng tối ưu.
Một trong những hạn chế lớn mà khiến các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động lựa chọn sử dụng Magento là chi phí phát triển ban đầu cao. Theo ước tính, một hệ thống đầy đủ chức năng được phát triển trên nền tảng Magento thường có chi phí phát triển tối thiểu từ 10.000 – 100.000 USD. Ngoài hệ thống tính năng phức tạp và chuyên sâu thì yếu tố quan trọng làm chi phí triển khai Magento cao hơn các nền tảng khác là yêu cầu đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm.
Nền tảng Magento là một nền tảng toàn diện cho việc kinh doanh thương mại điện tử vì có được nhiều ưu điểm vượt trội từ giao diện, hệ thống chức năng ̣đến khả năng tích hợp cũng như là khả năng mở rộng. Do đó, Magento là nền tảng phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động lớn từ B2B, B2C, hoặc D2C đã có số lượng khách hàng sẵn và có nhu cầu phát triển một hệ thống thương mại điện tử dài hạn. Với nền tảng này, doanh nghiệp có thể phát triển liên tục các thành phần trên hệ thống thương mại điện tử để đảm bảo quá trình vận hành luôn đạt hiệu suất tối ưu và phát triển bền vững cùng doanh nghiệp.
Lựa chọn nền tảng phù hợp cho việc kinh doanh thương mại điện tử là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động. Việc lựa chọn chính xác nền tảng giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian cũng như chi phí phát triển website và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trái lại, khi lựa chọn không phù hợp sẽ dẫn đến việc chuyển đổi nền tảng, hao tốn thời gian đến ngân sách. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét các mục tiêu, vấn đề trong mô hình hiện tại để có thể lựa chọn nền tảng phù hợp nhất để có thể tiết kiệm các chi phí, thời gian, và tận dụng các tài nguyên một cách tối đa và tăng mức độ doanh thu lên mức cao nhất.
SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh bán lẻ điện thoại di động đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay SECOMM ngay để được tư vấn miễn phí !!!
Trong năm 2022, thị trường website bán lẻ điện thoại di động có doanh số bán hàng được dự đoán sẽ lên đến 1,39 tỷ máy, tăng 3,8% hàng năm (Theo Trendforce). Chính vì đại dịch Covid đã thay đổi cách người tiêu dùng tương tác, thói quen mua sắm điện thoại di động từ offline sang online. Giờ đây, các nhà bán lẻ truyền thống đã bắt kịp xu hướng triển khai thương mại điện tử nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường và duy trì mức tăng trưởng bất kể đại dịch.
Để bắt đầu tham gia vào thị trường thương mại điện tử và nắm bắt cơ hội cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định nền tảng thương mại điện tử phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Ngoài những cái tên phổ biến như Shopify, BigCommerce, Haravan, WooCommerce thì Magento được biết đến là một nền tảng được nhiều “ông lớn” trong ngành bán lẻ điện thoại di động lựa chọn để phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam như: CellphoneS, Phong Vũ và Bạch Long Mobile. Vậy tại sao Magento lại là cái tên được các doanh nghiệp này lựa chọn?
Là nền tảng chuyên sâu về thương mại điện tử, dĩ nhiên Magento có đầy đủ các tính năng cơ bản như quản lý danh mục, nội dung, quản lý bán hàng, khách hàng, marketing, quản lý hàng tồn kho cũng như các báo cáo và phân tích để doanh nghiệp có thể dễ dàng bắt đầu hành trình thương mại điện tử trong thời gian ngắn. Đồng thời, Magento còn sở hữu một hệ sinh thái chứa nhiều tính năng hỗ trợ kinh doanh điện thoại di động cho các doanh nghiệp phát triển hệ thống chuyên sâu
– Quản lý Danh mục: quản lý, phát triển, kiểm soát mọi dữ liệu, chức năng về sản phẩm, thuộc tính (hãng, giá, loại điện thoại, hiệu năng, bộ nhớ, tính năng đặc biệt, thiết kế, màn hình, kích thước…), hệ thống giá, tồn kho, hình ảnh và video nhằm duy trì vận hành và tối ưu hiệu quả kinh doanh.
– Quản lý nội dung: phát triển, tinh chỉnh các nội dung, thông tin chi tiết cần thiết về các sản phẩm như nơi xuất sứ, thương hiệu, video hướng dẫn sử dụng, review sản phẩm.
– Quản lý Marketing: triển khai và quản lý các chiến dịch marketing khác nhau theo mùa (Tết, Black Friday, Cyber Monday, Noel, Flash Sale), theo các dịp đặc biệt (Samsung, Apple, Oppo ra mắt các sản phẩm mới). Ngoài ra, các chiến dịch marketing này cũng cần được cập nhật liên tục vì vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn và các sản phẩm điện thoại di động luôn được đổi mới.
– Quản lý Bán hàng: dễ dàng thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng chủ động theo nhiều phương thức như: bán theo mã vạch, bán theo mã hàng, bán theo thương hiệu (Iphone, Samsung…). Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp với việc quản lý khách hàng để đảm bảo thời gian bảo hành sản phẩm phù hợp với sản phẩm khách hàng đã mua.
– Quản lý Khách hàng: Quản lý đầy đủ thông tin về khách hàng để cải thiện hiệu quả tiếp thị, trải nghiệm mua hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Để từ đó có các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp như khuyến mại giá trị đơn hàng, tri ân quà tặng cho khách hàng thân thiết, biến những khách hàng thông thường trở thành khách hàng thân thiết.
– Quản lý Tồn kho: chủ động kiểm soát lượng hàng điện thoại hiện có trong từng kho (theo nhóm hàng, theo hãng, theo mã hàng, nguồn góc xuất xứ), từ đó dễ dàng cung ứng hàng hóa chính xác và nhanh chóng.
– Quản lý Hệ Thống: phân quyền quản trị viên điều hành, sử dụng các công cụ để thực hiện quản lý, bảo trì thường xuyên, hỗ trợ hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.
– Báo cáo: khai thác hiệu quả dữ liệu sau các chiến dịch marketing hoặc số liệu bán hàng tích lũy ngày qua ngày thông qua tính năng báo cáo đầy đủ và chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bao gồm: Báo cáo Marketing, Báo cáo Bán hàng, Báo cáo Khách hàng, Báo cáo sản phẩm, Báo cáo đánh giá, Báo cáo hiệu suất vận hành.
Nền tảng Magento được biết đến với các tính năng nâng cao và tiện ích mở rộng được phát triển vượt trội để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử cũng như các yêu cầu chuyên biệt của từng doanh nghiệp. Hàng nghìn chức năng nâng cao về themes, add-ons, sản phẩm, marketing, thanh toán, vận chuyển,… đã được xây dựng với tính linh hoạt và tính khả dụng cao đã mang lại kết quả vượt trội khi tích hợp vào hệ thống, đáp ứng mọi nhu cầu vận hành và phát triển thương mại điện tử bền vững của doanh nghiệp.
Một số tính năng nâng cao dành cho bán lẻ điện thoại di dộng mà Magento đang hỗ trợ:
Tính năng Flashsale: hình thức giảm giá một số mặt hàng, sản phẩm trong một thời gian nhất định. Việc đánh vào tâm lý khách hàng “mua nhanh giá tốt” này đang được rất nhiều “ông lớn” bán lẻ điện thoại di động áp dụng vô cùng hiệu quả. Với Magento, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo nhiều Flash sale với các ưu đãi bằng countdown timer (đồng hồ đếm ngược).
Tính năng Buy Now Pay Later (Mua trước trả sau): đây là một hình thức thanh toán khá phổ biến cho bán lẻ điện thoại di động trực tuyến trên quốc tế nhưng lại tương đối mới tại thị trường Việt Nam. Khách hàng sau khi hoàn thành đơn hàng sẽ nhận sản phẩm ngay lập tức, còn việc thanh toán sẽ được tiến hành dần trong một khoảng thời gian nhất định với lãi suất thấp hoặc 0%. Với mức thanh toán được chia nhỏ theo từng đợt sẽ làm giảm bớt áp lực tài chính cho người dùng khi mua các sản phẩm có giá trị cao như điện thoại di dộng, thúc đẩy gia tăng số lượng đơn hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.
Tính năng SEO nâng cao: ngoài hỗ trợ từ khóa, thẻ meta, mô tả, tiêu đề sản phẩm, tìm kiếm các URL phù hợp, nền tảng Magento còn cập nhật các yếu tố xếp hạng, cung cấp cấu trúc URL, tùy chọn triển khai meta giúp SEO cho website thương mại điện tử có thêm nhiều truy cập, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bán lẻ điện tử di động là một trong những ngành đòi hỏi website thương mại điện tử phải có một giao diện chỉn chu, chuẩn UI/UX, mang tính thẩm mỹ cao để truyền tải giá trị thương hiệu và sản phẩm, thu hút khách hàng mua sắm tại hệ thống.
Mặc dù Magento không sở hữu một kho theme phong phú như các nền tảng khác, tuy nhiên từng theme trên nền tảng được thiết kế một cách tỉ mỉ và độc đáo, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng cho hệ thống ở giai đoạn đầu để tiết kiệm chi phí. Để có thể tinh chỉnh giao diện phù hợp hơn với định vị riêng của thương hiệu thì doanh nghiệp có thể tinh chỉnh dựa trên theme đã lựa chọn hoặc thiết kế riêng giao diện. Tuy nhiên việc này sẽ cần doanh nghiệp đầu tư về chi phí và thời gian nhiều hơn.
Magento hỗ trợ vận hành hệ thống ổn định dù website có lượng traffic tăng dần theo thời gian hay tăng cao đột biến trong các chiến dịch kinh doanh, khả năng xử lý lên đến 500,000 sản phẩm và hàng nghìn giao dịch trong một giờ.
Ngoài ra, Magento còn hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thành nhiều website cho nhiều quốc gia và tất cả có thể quản lý trên cùng một “màn hình”. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể truy cập và quản trị mọi dữ liệu của nhiều website/cửa hàng cùng lúc chỉ với một hệ thống Magento trung tâm. Với các hỗ trợ có sẵn về chuyển đổi ngôn ngữ từ Magento, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống thương mại điện tử với nội dung và ngôn ngữ phù hợp với các đối tượng khách hàng đang dạng trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, hệ thống Magento cũng cho phép chuyển đổi dễ dàng các đơn vị tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trên nhiều quốc gia, hỗ trợ khách hàng giao dịch tiện lợi với trải nghiệm mua hàng tối ưu.
Website kinh doanh thương mại điện tử nói chung cũng như bán lẻ điện thoại di động trực tuyến nói riêng đều cần phương thức thanh toán đa dạng, an toàn và linh hoạt. Các phương thức phổ biến hiện nay có thể kể đến như: thanh toán thẻ (ATM, Visa, Master…), ví điện tử (Momo, Zalo Pay….), cổng thanh toán (OnePay, VNPay, PayPal,…), thanh toán COD (Cash on Delivery), etc.
Về giao nhận, với Magento doanh nghiệp hoàn toàn có thể tích hợp với các dịch vụ giao nhận hiện có trên cả thị trường quốc tế và Việt Nam như: Fedex, DHL, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Viettel Post,… và các ứng dụng theo dõi vận chuyển phổ biến giúp xử lý và vận hành tối ưu các quy trình giao nhận. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phát triển, tinh chỉnh thêm tính năng giao nhận hoàn toàn mới và phù hợp với đặc thù khách hàng.
Ngoài việc hệ thống vận hành ổn định khi kinh doanh trực tuyến thì việc quản lý các sản phẩm và đơn hàng cũng là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú ý. Việc tích hợp website và các hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP, CRM, etc) sẽ hạn chế việc vận hành thủ công và tăng tính tự động hóa cho quy trình vận hành, đảm bảo độ chính xác cao và tăng hiệu suất hoạt động cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Magento được đánh giá là nền tảng hoạt động vô cùng hiệu quả với hầu hết các phần mềm quản trị như POS (Square…), CRM (Salesforce,…), ERP (SAP, Oracle, Odoo). Đó cũng là lý do mà nền tảng Magento được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn tin dùng.
Một trong những thách thức cho cho ngành bán lẻ điện thoại di động trực tuyến là việc cạnh tranh ngày càng khóc liệt, khó khăn thu hút khách hàng, cũng như việc “leo thang” trên các công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tích hợp Magento với nhiều phần mềm quản lý tiếp thị khác nhau từ email marketing (Mailchimp..), đến quảng cáo (Facebook, Google…). Việc đồng nhất mọi kênh bán hàng trên cùng một hệ thống Magento giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và tận dụng dữ liệu, vận hành quy trình kinh doanh từ offline sang online liền mạch. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển và quản lý các chiến lược tiếp thị đa kênh tương ứng để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và tối ưu kinh doanh Thương mại điện tử.
Dù Magento được đánh giá cao về tính năng và hiệu suất thương mại điện tử nhưng vấn đề chi phí hiện là một cản trở khá lớn khiến doanh nghiệp chưa thể lựa chọn nền tảng Magento để xây dựng website thương mại điện tử. Theo ước tính, một hệ thống hoàn thiện và hiệu quả được phát triển trên nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở Magento thường có chi phí triển khai tối thiểu từ 10.000 – 250.000 USD.
Thông thường một dự án Magento hoàn chỉnh cần thời gian triển khai từ 3-6 tháng, có khi lên đến 1 năm. Một trong những lý do khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian khi triển khai Magento là mức độ phức tạp của hệ thống chức năng đòi hỏi thời gian để có thể xây dựng các giải pháp phát triển phù hợp.
Một website Magento hoàn thiện và hiệu quả cần được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên môn am hiểu đầy đủ về Magento để có thể phát triển hệ thống toàn diện và cung cấp giải pháp phù hợp cho từng yêu cầu kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp về lâu dài.
Nhìn chung, Magento là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở toàn diện, chuyên sâu phù hợp mọi mô hình của doanh nghiệp ngành điện tử di động từ B2B, B2C, B2B2C và D2C. Doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động trực tuyến hoàn toàn có thể làm chủ và tự do thiết kế hệ thống từ giao diện cho đến các tính năng, đem đến một trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng thông qua hệ thống tính năng thương mại điện tử phong phú, hệ sinh thái đa dạng, khả năng linh hoạt và mở rộng cao từ nền tảng này. Tuy nhiên, các vấn đề về ngân sách, thời gian và yêu cầu đội ngũ chuyên môn cao cũng khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể sử dụng Magento để triển khai website thương mại điện tử.
Liên hệ SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử cho bán lẻ điện thoại di dộng!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline