Tag: BigCommerce

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Úc
TOP 5 NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN TẠI ÚC

Thương mại điện tử Úc đang phát triển không ngừng cùng những giải pháp công nghệ liên tục ra đời, do đó sự lựa chọn về nền tảng thương mại điện tử cũng ngày càng nhiều và đa dạng. Điều này vừa là thuận lợi cũng là thách thức với các doanh nghiệp bởi việc lựa chọn đúng nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử là bước đầu tiên quan trọng.

Dưới đây là 5 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu nước Úc.

Xem thêm: 10 website thương mại điện tử hàng đầu nước Úc 

Magento

Magento là nền tảng open-source phổ biến trên thế giới và tại Úc cũng không ngoại lệ. Theo BuiltWith, hiện đang có hơn 4000 website thương mại điện tử Úc đang được triển khai trên nền tảng Magento.

Với tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng tuỳ chỉnh các tính năng và mở rộng hệ thống tuỳ theo phạm vi kinh doanh của mình. 

Hiện tại, Magento cung cấp cho doanh nghiệp hai phiên bản: Open Source (Miễn phí) và Adobe Commerce (trả phí).

Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Úc
Magento (Adobe Commerce)

Ưu điểm

  • Phù hợp với doanh nghiệp lớn với nhu cầu tuỳ chỉnh phức tạp và mức đầu tư ngân sách cao
  • Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao 
  • Tính năng tính hợp sẵn đa dạng và nâng cao hơn các nền tảng SaaS
  • Không giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng
  • Tiện ích mở rộng đa dạng 
  • Cộng đồng người dùng lớn

Nhược điểm:

  • Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao
  • Thời gian triển khai khá lâu 
  • Chi phí ban đầu cao

Tính năng:

  • Giải pháp đa thương hiệu
  • Quản lý tồn kho
  • Triển khai Headless Commerce
  • Xây dựng loyalty program
  • Tìm kiếm nâng cao
  • Bảo mật cao
  • PWA (Progress Web Apps)
  • SEO nâng cao

Chi phí:

  • Chi phí để triển khai Magento Open Source khoảng $20,000 – 50,000/dự án trong năm đầu tiên và thời gian để golive tầm khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng tuỳ vào độ phức tạp của dự án.
  • Chi phí để triển khai Adobe Commerce ước tính khoảng $100,000 – 150,000/dự án trong năm đầu tiên và thời gian để golive tầm khoảng từ 6 tháng đến 1 năm tuỳ vào độ phức tạp của dự án.

Xem thêm: Top website thương mại điện tử Magento tại Úc

Shopify

Shopify là nền tảng SaaS được ưa chuộng trên thế giới với hơn 4,8 triệu website đang hoạt động trên toàn cầu. Chỉ riêng tại Úc hiện có hơn 150 nghìn cửa hàng trực tuyến Shopify đang hoạt động.

Thời gian gần đây, phiên bản cao cấp hơn là ‘Plus’ thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực tại Úc. Những doanh nghiệp này có thể đã từng triển khai nền tảng thương mại điện tử khác và sau đó chuyển đổi sang Shopify Plus để tìm kiếm giải pháp vượt trội hơn.

Một số doanh nghiệp đã triển khai website với những gói Shopify tiêu chuẩn quyết định nâng cấp lên gói ‘Plus’ để tối ưu hoá vận hành.

Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Úc
Shopify

Xem thêm: 10 website thương mại điện tử nâng cấp lên Shopify Plus 

Ưu điểm:

  • Giao diện thân thiện dễ sử dụng
  • Cung cấp trình thiết lập kéo thả
  • Khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh khá cao đối với gói ‘Plus’
  • Đa dạng theme độc đáo, phù hợp với nhiều lĩnh vực
  • Kho ứng dụng khổng lồ 
  • Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán địa phương
  • Dịch vụ khách hàng 24/7
  • Tài nguyên học tập phong phú
  • Cộng đồng người dùng lớn

Nhược điểm:

  • Chi phí triển khai và vận hành hằng tháng (on-going cost) tăng dần theo thời gian
  • Hạn chế tuỳ chỉnh và mở rộng đối với các gói Shopify tiêu chuẩn
  • Hệ thống của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào Shopify

Tính năng:

  • POS (Point-Of-Sale)
  • Email Marketing
  • Blogging
  • SEO
  • Bán hàng đa thị trường 
  • Tự động hoá (phù hợp với doanh nghiệp Plus)
  • Triển khai Headless Commerce (phù hợp với doanh nghiệp Shopify Plus)
  • Triển khai Composable Commerce (phù hợp với doanh nghiệp Shopify Plus)
  • Triển khai Omnichannel (phù hợp với doanh nghiệp Shopify Plus)

Chi phí

Bảng dưới đây liệt kê chi phí sử dụng nền tảng Shopify theo từng gói giải pháp

Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Úc
Chi phí sử dụng nền tảng Shopify

BigCommerce

BigCommerce là một nền tảng SaaS khác cũng đang thịnh hành trên thế giới với hơn 43 nghìn website đang hoạt động. Tại Úc, có hơn 2 nghìn website BigCommerce đang hoạt động.

Điểm nổi bật của nền tảng SaaS này chính là các tính năng được tích hợp sẵn giúp doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và trình độ kỹ thuật có thể nhanh chóng triển khai website thương mại điện tử. Bên cạnh các gói giải pháp tiêu chuẩn, BigCommerce còn cung cấp phiên bản ‘Enterprise’ dành cho doanh nghiệp lớn với mức giá tuỳ chỉnh.

Xem thêm: 10 website thương mại điện tử BigCommerce nổi bật nhất 

Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Úc
BigCommerce

Ưu điểm:

  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
  • Phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp
  • Giàu tính năng được tích hợp sẵn
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7
  • Đa dạng gói giải pháp với chi phí sử dụng hợp lý
  • Cung cấp 65 giải pháp thanh toán phổ biến trên thế giới được tích hợp sẵn với BigCommerce và không thu phí giao dịch
  • Đa dạng theme và tiện ích mở rộng

Nhược điểm:

  • Giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng
  • Chi phí triển khai tăng dần theo thời gian
  • Hạn chế khả năng tùy chỉnh
  • Hệ thống của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào BigCommerce

Tính năng:

  • POS (Point-Of-Sales)
  • Blogging
  • SEO
  • Phân tích và báo cáo chuyên sâu
  • Bán hàng đa thị trường
  • Triển khai Headless Commerce (phù hợp với doanh nghiệp ‘Enterprise’)
  • Tự động hoá (phù hợp với doanh nghiệp ‘Enterprise’)
  • Triển khai Omnichannel (phù hợp với doanh nghiệp ‘Enterprise’)

Chi phí

Bảng dưới đây liệt kê chi phí sử dụng nền tảng Shopify theo từng gói giải pháp

Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Úc
Chi phí sử dụng nền tảng BigCommerce

WooCommerce

WooCommerce là plugin mã nguồn mở miễn phí của WordPress cho phép thương hiệu thêm chức năng thương mại điện tử vào trang web WordPress có sẵn.

Plugin WooCommerce sẽ giúp chuyển đổi website WordPress thông thường trở thành một website thương mại điện tử với đầy đủ các tính năng cần thiết và dễ dàng tùy chỉnh chỉ với vài cú nhấp chuột.

Xem thêm: 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce 

Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Úc
WooCommerce

Ưu điểm:

  • Miễn phí và là mã nguồn mở
  • Tích hợp chặt chẽ với WordPress
  • Dễ sử dụng
  • Cộng đồng người dùng lớn
  • Phân tích và báo cáo chuyên sâu
  • Hỗ trợ đa dạng sản phẩm và phương thức thanh toán

Nhược điểm:

  • Không được hỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật, bảo mật
  • Một số tích hợp đặc biệt đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật cao
  • Phụ thuộc vào hệ thống WordPress
  • Triển khai đa ngôn ngữ đôi lúc gặp hạn chế
  • Có thể phát sinh chi phí theo thời gian

Tính năng:

  • Bán hàng đa thị trường
  • Bán đa dạng sản phẩm
  • Vận hành từ xa với ứng dụng di động
  • Tuỳ chỉnh và mở rộng
  • Blogging
  • SEO

Chi phí: Miễn phí sử dụng. Tuy nhiên một số tích hợp với những plugin khác có thể tốn phí.

OpenCart

OpenCart là nền tảng thương mại điện tử open-source phổ biến rộng rãi trên thế giới với hơn 900 ngàn website đang hoạt động. Tại Úc hiện có hơn 2 ngàn website OpenCart, trở thành nền tảng open-source được yêu thích tại quốc gia này sau Magento.

Nền tảng thương mại điện tử OpenCart hoạt động theo dạng mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP bởi Daniel Kerr năm 1998. OpenCart hiện cung cấp 2 phiên bản là Free (Miễn phí) và Cloud Store (Trả phí).

Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Úc
OpenCart

Xem thêm: Top website OpenCart hàng đầu

Ưu điểm:

  • Giao diện admin dễ sử dụng
  • Kho theme và app khổng lồ
  • Tuỳ chỉnh và mở rộng linh hoạt
  • Không tính phí giao dịch

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật tốt
  • Không có nhiều tính năng mở rộng cao
  • Nhiều chi phí ẩn

Tính năng:

  • Đa dạng phương thức thanh toán và giao hàng
  • Đa dạng ngôn ngữ
  • Bán hàng đa thị trường
  • Quản lý sản phẩm, đơn hàng và tồn kho liền mạch 
  • Triển khai Headless Commerce
  • Blogging
  • SEO

Chi phí:

Miễn phí đối với phiên bản Free. Riêng phiên bản Cloud Store, chi phí cụ thể như sau:

Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Úc
Chi phí sử dụng nền tảng OpenCart

Tạm Kết

Trên đây là 5 nền tảng được lựa chọn nhiều nhất bởi các doanh nghiệp tại Úc nhằm xây dựng website thương mại điện tử. Tuỳ quy mô và mô hình kinh doanh cũng như nhu cầu triển khai cụ thể mà mỗi doanh nghiệp sẽ có quyết định của riêng mình. 

Với hơn 10 năm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp Úc như Laybyland, RodShop, Trentham Estate, Jasnor,… để xây dựng website thương mại điện tử, SECOMM hiện sở hữu đội ngũ các chuyên gia có kỹ năng kỹ thuật cao và sự am hiểu về thị trường thương mại điện tử Úc.

Nếu doanh nghiệp cần một lời khuyên rằng đâu mới là nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất với mình, liên hệ SECOMM ngay hôm nay!

2
2,415
0
1
23/01/2024
Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C
TOP 5 NỀN TẢNG XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP B2C

Quy mô thị trường thương mại điện tử B2C toàn cầu được định giá là 4,44 nghìn tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 7,45 nghìn tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,6% trong giai đoạn dự báo từ 2021 đến 2030.

Source Precedence Research-Top 5 eCommerce platforms for B2C eCommerce
Nguồn: Precedence Research

Điều này chứng minh thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một kênh bán hàng quan trọng của các doanh nghiệp B2C. Để xây dựng và phát triển cửa hàng trực tuyến thành công, doanh nghiệp cần lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của mình.

Những điều cần lưu ý về xây dựng website thương mại điện tử B2C

Trải nghiệm người dùng trực quan

Các nền tảng thương mại điện tử B2C thường cung cấp hành trình mua sắm liền mạch, thân thiện với người dùng, giúp khách hàng dễ dàng điều hướng, tìm kiếm các mặt hàng và hoàn tất giao dịch nhanh chóng. 

Đây là yếu tố được hình thành nhờ vào thiết kế UI/UX chuyên nghiệp và hệ thống chức năng nâng cao cho website thương mại điện tử.

Một ví dụ điển hình là CHARLES & KEITH, trang web chuyên cung cấp sản phẩm thời trang, được thiết kế sang trọng, hấp dẫn cùng với khả năng điều hướng và tìm kiếm dễ dàng.

Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C-Trải nghiệm người dùng trực quan
Trang sản phẩm chi tiết của CHARLES & KEITH

Tối ưu hóa thiết bị di động

Theo thống kê của Statista, số lượng người dùng điện thoại thông minh trên toàn thế giới dự kiến sẽ đạt 4,96 tỷ vào năm 2025. Điều này cho thấy thương mại di động gần như là điều không thể thiếu ở chiến lược thương mại điện tử B2C. 

Người tiêu dùng ngày càng mong muốn có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi họ đang di chuyển và việc tối ưu hóa website thương mại điện tử trên thiết bị di động sẽ đáp ứng nhu cầu này của người tiêu dùng.

Việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp sẽ hỗ trợ một loạt các chủ đề đáp ứng được tối ưu hóa cho thiết bị di động phục vụ cho các ngành và thị hiếu khác nhau, cho phép doanh nghiệp thiết lập hiệu quả cửa hàng trực tuyến và điều hướng cho người dùng di động.

Đơn giản hóa quy trình mua hàng

Các nền tảng thương mại điện tử B2C hàng đầu sẽ có quy trình xử lý đơn hàng hợp lý, đảm bảo trải nghiệm thanh toán không rắc rối cho chủ doanh nghiệp cũng như người mua hàng.

OneStep Checkout là một ví dụ điển hình cho phép khách hàng thanh toán đơn hàng chỉ trong một trang. Điều này giúp quá trình thanh toán trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cho khách hàng, đồng thời có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Doanh nghiệp có thể tham khảo trang Checkout của PNJ với đầy đủ thông tin cần thiết để doanh nghiệp tiến hành vận đơn chỉ trong 1 trang web.

Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C-Đơn giản hóa quy trình mua hàng
Trang thanh toán của PNJ

Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm

Các công cụ cá nhân hóa cho phép doanh nghiệp chỉnh nội dung và chương trình khuyến mãi dựa trên hành vi và sở thích của người tiêu dùng được hỗ trợ bởi AI. 

Bằng cách tích hợp chức năng cá nhân hóa tại các điểm tiếp xúc phù hợp trong website thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và ROI (Return on Investment – Tỷ suất hòa vốn).3.

Một số thương hiệu thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba, Best Buy, v.v luôn xây dựng chức năng gợi ý sản phẩm để khuyến khích hành vi mua sắm từ khách hàng

Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C-Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm
Chức năng gợi ý sản phẩm tại Best Buy

Tốc độ tải trang cao

Điều quan trọng khác trong thương mại điện tử B2C chính là khả năng tải trang nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo website luôn ở hiệu suất ổn định, truyền tải nội dung hiệu quả trên mọi thiết bị.

Để đảm bảo hiệu suất website, doanh nghiệp nên lựa chọn các nền tảng thương mại điện tử lớn như Adobe Commerce (Magento), Shopify Plus, BigCommerce Enterprise, v.v Vì các nền tảng này cung cấp các tính năng nâng cao hiệu suất và cơ chế bộ nhớ đệm mạnh mẽ, được điều chỉnh cho các ngành và sở thích khác nhau để doanh nghiệp có thể thiết lập các cửa hàng trực tuyến có phản hồi và tải trang nhanh hơn.

Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C

Dưới đây là top 5 nền tảng thương mại điện tử được SECOMM đánh giá là phù hợp cho doanh nghiệp theo mô hình B2C.

Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C-So sánh nền tảng
Tổng quan về mức độ phù hợp giữa các nền tảng với doanh nghiệp B2C

BigCommerce

BigCommerce là nền tảng thương mại điện tử được thiết kế dễ sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp bắt đầu hành trình xây dựng website thương mại điện tử. 

Trải qua nhiều năm phát triển, BigCommerce hiện là một trong những nền tảng giàu tính năng có sẵn để tạo website, tối ưu công cụ tìm kiếm, marketing, v.v với chi phí triển khai hợp lý.

So với các nền tảng phổ biến khác được đề cập trong bài viết này, thì hiệu năng, chức năng và hệ sinh thái ứng dụng của BigCommerce không quá nổi trội. Nhưng BigCommerce vấn là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa hoặc mới gia nhập thị trường.

Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C-BigCommerce
Đánh giá BigCommerce theo Influencer Marketing Hub

Xem thêm: Shopify vs BigCommerce: Đâu là nền tảng tốt nhất 2023?

WooCommerce

WooCommerce là plugin miễn phí của WordPress cho phép thương hiệu thiết lập website thương mại điện tử bằng cách thêm chức năng thương mại điện tử vào trang web WordPress có sẵn. 

Plugin WooCommerce sẽ giúp chuyển đổi website WordPress thông thường trở thành một website thương mại điện tử với đầy đủ các tính năng cần thiết và dễ dàng tùy chỉnh chỉ với vài cú nhấp chuột.

Doanh nghiệp có thể tận dụng hệ sinh thái lớn của WooCommerce để nâng cấp hệ thống tính năng cũng như thiết kế giao diện phù hợp nhất.

Chính vì vậy nên WooCommerce cũng là một lựa chọn tốt cho doanh nghiệp B2C nhỏ hoặc vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp đã từng sử dụng WordPress từ trước.

Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C-WooCommerce
Đánh giá WooCommerce theo Influencer Marketing Hub

Shopify

Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để xây dựng, phát triển và quản lý cửa hàng trực tuyến. 

Shopify hoạt động theo mô hình SaaS (Software as a Service – Phần mềm dưới dạng Dịch vụ), nên doanh nghiệp sẽ trả phí hàng tháng để sử dụng cũng như phải tuân thủ các quy định của nền tảng này. 

Tuy nhiên, Shopify sẽ quản lý hosting và chịu trách nhiệm cho các vấn đề liên quan đến kỹ thuật để đảm bảo website thương mại điện tử của doanh nghiệp an toàn và hoạt động hiệu quả.

Nền tảng này cung cấp các tính năng và lợi ích cần thiết để doanh nghiệp xây dựng và phát triển cửa hàng trực tuyến thành công. Xét về mức độ phù hợp với doanh nghiệp B2C, Shopify sẽ thích hợp nhất với các doanh nghiệp ở ở quy mô nhỏ, vừa hoặc mới tham gia thị trường thương mại điện tử. 

Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C-Shopify
Đánh giá Shopify theo Influencer Marketing Hub

Shopify Plus

Shopify Plus là phiên bản nền tảng thương mại điện tử cấp doanh nghiệp (enterprise-level) được cung cấp bởi Shopify, được thiết kế dành riêng cho các thương hiệu lớn với tổng giá trị giao dịch hàng năm trên 1 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng cao.

Khác với Shopify, Shopify đi theo mô hình PaaS (Platform as a service – Nền tảng như một dịch vụ), cho phép doanh nghiệp sử dụng môi trường phát triển của Shopify Plus để phát triển cơ sở dữ liệu, web server, chức năng, v.v cho hệ thống thương mại điện tử.

Chi phí khởi điểm để sử dụng Shopify Plus rơi vào khoảng $2,000/tháng và tăng dần dựa trên doanh thu, nên việc sử dụng nền tảng này để đáp ứng các nhu cầu về thương mại điện tử B2C hoặc bất cứ đặc thù ngành sẽ tương đối dễ dàng.

Tuy nhiên, Shopify Plus sẽ phù hợp hơn với doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn hơn bởi vì nền tảng này yêu cầu kiến thức kỹ thuật cũng như chi phí sử dụng tương đối cao.

Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C-Shopify Plus
Đánh giá Shopify Plus theo SECOMM

Xem thêm: 

Adobe Commerce (Magento)

Adobe Commerce là nền tảng thương mại điện tử dựa trên mã nguồn mở, được thiết kế đặc biệt để phục vụ các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn, với khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao.

Hiện nay, Adobe Commerce có hai phiên bản chính là Adobe Commerce Cloud và Magento Open Source.

  • Magento Open Source: Phiên bản miễn phí, có thể được tải xuống và sử dụng bởi bất kỳ ai. Tuy nhiên, phiên bản này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về các khoản phí khác.
  • Adobe Commerce Cloud: Phiên bản trả phí, được triển khai và quản lý trên đám mây bởi Adobe. Phiên bản này còn được phân thành 2 loại là on-premise cho phép doanh nghiệp tự chủ về hosting và on-cloud chuyên cung cấp hosting với mức phí nhất định.

Với tư cách là một trong những nền tảng dẫn đầu trong thương mại điện tử, Adobe Commerce luôn được đánh giá cao trong toàn bộ quy mô và lĩnh vực, dĩ nhiên bao gồm doanh nghiệp thuộc thương mại điện tử B2C. 

Top 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C-Adobe Commerce-Magento
Đánh giá Adobe Commerce (Magento) theo SECOMM

Xem thêm: 

Trên đây là 5 nền tảng phổ biến được doanh nghiệp B2C ưa chuộng để xây dựng website thương mại điện tử, phục vụ các mục tiêu kinh doanh trực tuyến cho thương hiệu.

Tuy nhiên, việc lựa chọn nền tảng phù hợp nhất cho từng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược kinh doanh, ngân sách, thời gian triển khai và định hướng dài hạn của các nhà quản trị doanh nghiệp. 

Tìm hiểu Giải pháp Xây dựng Website Thương Mại Điện Tử phù hợp?

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.  

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!

  • Am hiểu toàn diện: Cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện từ tư vấn, phát triển, vận hành cho đến tăng trưởng hệ thống thương mại điện tử.
  • Trình độ chuyên sâu: Hơn 8 năm kinh nghiệm triển khai hệ thống thương mại điện tử phức tạp cho nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia.
  • Giải pháp tùy chỉnh: Đề xuất giải pháp thương mại điện tử bao gồm kiến trúc công nghệ, đội ngũ nhân sự phù hợp với từng doanh nghiệp.
  • Tiến độ linh hoạt: Thời gian và tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp.
2
12,012
0
1
03/11/2023
Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023
SHOPIFY VS BIGCOMMERCE: ĐÂU LÀ NỀN TẢNG TỐT NHẤT 2023?

Thời gian qua những nền tảng SaaS như Shopify hay BigCommerce càng trở nên phổ biến nhờ nhu cầu kinh doanh thương mại điện tử tăng vọt. Nếu BigCommerce hiện có hơn 45 nghìn cửa hàng trực tuyến đang hoạt động trên toàn cầu thì Shopify nổi trội hơn với khoảng 4,5 triệu website đang hoạt động. Mặc dù hai nền tảng này mang nét tương đồng đặc trưng của nền tảng SaaS song giữa Shopify vs BigCommerce cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt.

Bài viết dưới đây sẽ so sánh sự khác nhau giữa Shopify vs BigCommerce nhằm cung cấp sự tham khảo có giá trị để doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra quyết định. 

Shopify vs BigCommerce: Ưu nhược điểm

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_ - Ưu nhược điểm
Shopify vs BigCommerce: Ưu nhược điểm

Shopify vs BigCommerce: So sánh nhanh

Shopify và BigCommerce Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023 - So sánh nhanh
Shopify vs BigCommerce: So sánh nhanh

Shopify vs BigCommerce: So sánh chi tiết 

Tính dễ sử dụng 

Nhiều doanh nghiệp là người dùng mới lại đánh giá Shopify dễ thiết lập và sử dụng hơn so với BigCommerce. Các thao tác liên quan đến thêm bớt sản phẩm, các tuỳ biến, chỉnh sửa layout trên Shopify đều có thể thực hiện rất dễ dàng. 

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_ - Dashboard của Shopify
Dashboard của Shopify

Điều này không có nghĩa trải nghiệm người dùng của BigCommerce kém trực quan hơn Shopify mà trên thực tế cả hai nền tảng là như nhau, đều cung cấp trình chỉnh sửa cửa hàng kéo thả và tài liệu hướng dẫn chi tiết cùng sự hỗ trợ nhanh chóng. 

Tuy nhiên, BigCommerce cung cấp nhiều tính năng tích hợp sẵn, có thể mở rộng và tuỳ chỉnh, yêu cầu người dùng sẽ phải hoàn thành nhiều bước khác nhau cho mỗi thao tác thiết lập. Điều này có thể gây choáng ngợp và mất nhiều thời gian. .

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_ - Dashboard của BigCommerce
Dashboard của BigCommerce

Tài khoản truy cập 

Shopify thiết lập giới hạn tài khoản truy cập ở mỗi gói giải pháp. Cụ thể, gói Basic (2 nhân viên), Shopify (5 nhân viên), Advanced (15 nhân viên). 

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_ - Shopify giới hạn tài khoản nhân viên
Shopify giới hạn tài khoản nhân viên

Riêng khía cạnh này, BigCommerce có lợi thế vượt trội hơn so với Shopify khi cung cấp không giới hạn tài khoản truy cập cho tất cả các gói giải pháp. Sự linh hoạt này có thể làm hài lòng những doanh nghiệp có nhiều nhân viên cần truy cập vào hệ thống website thương mại điện tử. 

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_ - BigCommerce không giới hạn tài khoản nhân viên
BigCommerce không giới hạn tài khoản nhân viên

Chi phí 

  • Gói giải pháp 
Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_ - So sánh Chi phí
Các gói giải pháp của Shopify vs BigCommerce 

Sử dụng các gói giải pháp của BigCommerce, doanh nghiệp được dùng thử miễn phí 15 ngày. Trong khi đó, với 3 gói giải pháp của Shopify, doanh nghiệp được dùng thử 3 ngày miễn phí và sau đó chỉ phải trả $1/tháng cho 3 tháng đầu tiên. Điều này giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để trải nghiệm nền tảng với chi phí rất tiết kiệm. 

  • Phí giao dịch 

Phí giao dịch lại là một điểm trừ của Shopify. Nếu người dùng sử dụng cổng thanh toán bên thứ 3, phí giao dịch sẽ là 2%, 1%, 0.5% áp dụng lần lượt cho các gói Basic, Shopify, Advanced. Ngược lại, phí này sẽ được miễn khi người dùng sử dụng Shopify Payments. Tuy nhiên, Shopify Payments chỉ khả dụng ở một số quốc gia nên một số doanh nghiệp sẽ không tiếp cận được. Điều này vô tình khiến BigCommerce trở nên hấp dẫn hơn vì nền tảng này không tính phí giao dịch cho tất cả gói giải pháp. 

Doanh số giới hạn mỗi năm 

BigCommerce sẽ giới hạn doanh số bán hàng trực tuyến mỗi năm của doanh nghiệp với $50k cho gói ‘Standard’, $180k cho gói ‘Plus’ và $400k cho gói ‘Pro’ và riêng gói Enterprise có thể thương lượng để tuỳ chỉnh. Do đó, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng giới hạn này thì phải nâng cấp lên gói giải pháp cao hơn. 

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_- BigCommerce giới hạn mức doanh số cho mỗi gói giải pháp
BigCommerce giới hạn mức doanh số cho mỗi gói giải pháp

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có thể chưa thật sự cần đến các tính năng ở gói cao hơn và cũng không sẵn sàng để chi trả thêm phí để nâng cấp, nên việc giới hạn doanh số của nền tảng BigCommerce sẽ là một vấn đề cần cân nhắc thật kỹ.

Mặc khác, Shopify không giới hạn doanh số bán hàng trực tuyến mỗi năm của tất cả gói giải pháp. 

Tính năng 

  • Point of Sale (POS)

Tính năng POS không chỉ hỗ trợ các giao dịch thương mại điện tử mà còn ở cửa hàng truyền thống. Cả 2 nền tảng BigCommerce và Shopify đều cho phép doanh nghiệp triển khai POS trên thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng) hay các thiết bị khác (máy tính tiền, máy quét mã vạch). 

Để sử dụng POS với BigCommerce, doanh nghiệp cần tích hợp với các phần mềm như Clover, Vend, Square, PayPal Zettle,… Vì thế, đối với những doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống POS của nhà cung cấp thứ 3 có thể sẽ thích sự linh hoạt này của BigCommerce. 

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_- Point of Sale (POS) của Bigcommerce
Tuỳ chọn tích hợp POS bên thứ 3 của BigCommerce

Mặc khác, Shopify cung cấp tính năng POS vượt trội được tích hợp sẵn ở mức cơ bản với gói ‘POS Lite’ bên trong các gói giải pháp. Nhưng để tiếp cận nhiều tính năng POS nâng cao hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng gói ‘POS Pro’ với $89/tháng/địa điểm cộng thêm vào gói giải pháp lựa chọn. Nếu doanh nghiệp trả theo năm thì gói ‘POS Pro’ chỉ $79/tháng/địa điểm.

Giải pháp Shopify POS phù hợp với đa dạng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp như giao dịch một cửa hàng, giao dịch đa cửa hàng, giao dịch tại sự kiện, bán online, bán offline và cả omnichannel. 

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_- Shopify POS
Shopify POS
  • Email Marketing

Trong thương mại điện tử, Email Marketing đóng vai trò quan trọng giúp thu hút khách hàng và tăng doanh số đáng kể. Vì thế đây là tính năng doanh nghiệp cần tìm kiếm khi chọn nền tảng. 

Bên cạnh giải pháp Shopify POS, nền tảng Shopify còn cung cấp cho người dùng tính năng tích hợp sẵn Shopify Email phục vụ cho các chiến dịch Email Marketing và tự động hoá quy trình gửi email (Welcome Email, Winback Email, Upsell Email). 

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_ - Email Marketing Shopify
Shopify Email

Trong khi đó, để triển khai Email Marketing với BigCommerce doanh nghiệp cần tích hợp với dịch vụ tiện ích từ nhà cung cấp bên thứ 3 như Klaviyo, MailChimp, Omnisend,…

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_- Email Marketing BigCommerce
BigCommerce cung cấp app tích hợp để triển khai email marketing
  • Blogging

Nếu doanh nghiệp khai thác tốt yếu tố blogging thì đây là một trong những nguồn tạo lưu lượng truy cập tự nhiên tốt nhất. Cả BigCommerce và Shopify đều cung cấp tính năng blogging tích hợp sẵn ở mức cơ bản với nhiều template đẹp mắt, giúp doanh nghiệp tạo nội dung blog tối ưu SEO để thu hút khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tích hợp với WordPress hoặc các CMS khác để khai thác những tính năng blogging nâng cao hơn.

  • Đa ngôn ngữ, đa tiền tệ

Bán hàng xuyên biên giới hiện đang là mục tiêu chung của nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử. May mắn thay, cả hai nền tảng Shopify vs BigCommerce đều cung cấp những tính năng và công cụ giúp doanh nghiệp vươn ra biển lớn.

Shopify Markets là tính năng được ra mắt năm 2021 cho phép doanh nghiệp quyết định ‘market’ mà mình muốn bán hàng. Đây là tính năng ‘tất cả trong một’, giúp doanh nghiệp quản lý tập trung nhiều tên miền địa phương, ngôn ngữ, tiền tệ và cổng thanh toán địa phương. 

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_- Đa ngôn ngữ, đa tiền tệ
Shopify Markets

Hơn nữa, Shopify Markets sẽ sử dụng địa chỉ IP của khách truy cập không thuộc ‘market’ mặc định mà doanh nghiệp thiết lập trước đó để nhắc nhở họ chọn vị trí và đơn vị tiền tệ phù hợp.

Riêng với BigCommerce, nền tảng này cho phép doanh nghiệp chọn đơn vị tiền tệ sẽ được giao dịch trên website thương mại điện tử của mình thay vì chọn ‘market’ như Shopify. Đồng thời, đơn vị tiền tệ sẽ tự động được chuyển đổi dựa trên địa chỉ IP của khách hàng.

Bên cạnh đó, nếu khả năng chuyển đổi ngôn ngữ đã có sẵn trong website Shopify khi doanh nghiệp bật tính năng Shopify Markets thì với website BigCommerce, doanh nghiệp cần kết hợp với dịch vụ bên thứ 3 để làm điều tương tự, như Weglot sẽ miễn phí chuyển đổi 1 ngôn ngữ và 2000 từ. Trong khi đó, Shopify miễn phí chuyển đổi 20 ngôn ngữ cho tất cả gói giải pháp. 

  • Ứng dụng di động 

Trong khi BigCommerce chỉ có 1 app để doanh nghiệp quản lý bán hàng, tương tác với khách hàng và truy cập vào các báo cáo cơ bản thì Shopify cung cấp cho người dùng tận 3 app để thúc đẩy sự hiệu quả trong quản lý hoạt động thương mại điện tử.

  • Shopify: app chính dùng để quản lý đơn hàng, sản phẩm, xem báo cáo cập nhật 
  • Shopify POS: quản lý các giao dịch bán hàng online, offline và omnichannel
  • Shopify Inbox: tương tác với khách hàng, chia sẻ sản phẩm, bán hàng trực tiếp trong đoạn chat

Themes & Apps

  • Themes

Cả BigCommerce và Shopify đều cung cấp cho doanh nghiệp nhiều theme miễn phí và trả phí. Đối với BigCommerce, nền tảng này cung cấp 12 theme miễn phí nhưng các layout khá giống nhau nên trên thực tế chỉ có khoảng 5-6 theme miễn phí. Riêng theme trả phí, BigCommerce có khoảng 185 theme với mức giá dao động từ $150 đến $400/theme.

Shopify và BigCommerce_ Đâu là Nền tảng Tốt Nhất 2023_ - Themes & Apps
Các theme miễn phí của BigCommerce khá tương đồng

Với Shopify, nền tảng này cung cấp 12 theme miễn phí và 141 theme trả phí với mức giá khoảng từ $170 đến $380/theme. 

Cả Shopify vs BigCommerce đều cung cấp cho người dùng trình chỉnh sửa theme kéo thả để thay đổi bố cục, màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, thêm bớt các element, widget. 

Tuy nhiên các theme của Shopify kể cả miễn phí và trả phí đều được ưa thích vì phong cách hiện đại, hợp thời. Ngoài ra, font chữ cho theme của Shopify cũng nhiều và đa dạng để doanh nghiệp lựa chọn. Trong khi đó BigCommerce chỉ có khoảng 8 tuỳ chọn về font chữ. 

  • Apps

Bên cạnh những tính năng được tích hợp sẵn, Shopify vs BigCommerce đều cung cấp kho ứng dụng khổng lồ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại điện tử. Cả hai kho ứng dụng đều có bản miễn phí nhưng sẽ giới hạn một số tính năng, nếu doanh nghiệp dùng bản đầy đủ thì sẽ trả phí hàng tháng. Số lượng app của Shopify vs BigCommerce khá chênh lệch (Shopify: +6000; BigCommerce: +1000). 

Hỗ trợ khách hàng 

Trong quá trình triển khai website thương mại điện tử, cả BigCommerce và Shopify đều cung cấp hỗ trợ 24/7 thông qua hotline, chat, email. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp cần tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề chuyên sâu hơn về kỹ thuật, thiết kế, marketing thì BigCommerce cung cấp dịch vụ Partner Directory và Shopify có Shopify Experts.

Shopify vs BigCommerce: Lời Kết 

Trên đây là những so sánh về Shopify vs BigCommerce. Tuy nhiên, thật khó để xác định đâu là nền tảng tốt nhất năm 2023 để phát triển website thương mại điện tử. Sự nhận định và lựa chọn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và đồng hành với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước triển khai website thương mại điện tử trên cả hai nền tảng Shopify vs BigCommerce, SECOMM đúc kết những kinh nghiệm quý giá giúp doanh nghiệp thúc đẩy quy trình xây dựng, tối ưu hiệu suất website và nhanh chóng tạo ra chuyển đổi.

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.

2
9,139
0
1
11/09/2023
5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé
5 NẾN TẢNG XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI TỬ MẸ VÀ BÉ

Bước đầu tiên trong chiến lược xây dựng và phát triển website thương mại điện tử mà chủ doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực phải hướng đến là chọn ra một nền tảng thương mại điện tử đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh.

Tất nhiên, lĩnh vực Mẹ & Bé cũng không ngoại lệ. Vậy đâu là sự lựa chọn phù hợp?

Bài viết dưới đây liệt kê và làm rõ ưu nhược điểm của 5 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu để xây dựng và phát triển website thương mại điện tử Mẹ & Bé

Magento

Magento (nay thuộc sở hữu của Adobe) là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở cho phép doanh nghiệp toàn quyền xây dựng và kiểm soát website thương mại điện tử. 

Đối với doanh nghiệp Mẹ & Bé lớn với nhu cầu phức tạp về xây dựng và phát triển website thương mại điện tử thì khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao của Magento bên cạnh những tính năng và tiện ích mở rộng vượt trội hoàn toàn có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, để khai thác hết khả năng của Magento sẽ đòi hỏi ở doanh nghiệp đầu tư về ngân sách và trình độ kỹ thuật nhất định. 

Magento hiện có 2 phiên bản chính:

  • Magento Open Source: phiên bản miễn phí
  • Adobe Commerce: phiên bản trả phí với 2 tùy chọn on-premise và on-cloud
5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé - Nền tảng thương mại điện tử Magento
Nền tảng thương mại điện tử Magento

Tính Năng Nổi Bật: 

  • Multi-brand solution: Hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ và đa cửa hàng cho nhiều mô hình kinh doanh (B2B, B2C, B2B2C, D2C)
  • MSI – Multi-source inventory: Vận chuyển một đơn hàng có nhiều sản phẩm từ nhiều kho khác nhau nhưng vẫn đảm bảo thời gian giao hàng. 
  • Headless eCommerce: Tận dụng sự tách biệt giữa Frontend & Backend để dễ dàng tuỳ chỉnh và phát triển website 
  • B2B feature: Tính năng hỗ trợ khách hàng B2B bao gồm chia sẻ danh mục, tạo tài khoản doanh nghiệp, đặt hàng nhanh, tạo nhóm khách hàng 
  • PWA – Progressive Web App: Một dạng ứng dụng di động được xây dựng dựa trên công nghệ web và dễ dàng được tìm thấy và tải về từ trình duyệt web.

Ưu Điểm:

  • Hệ thống chức năng từ cơ bản đến nâng cao đến đặc thù cho mỗi lĩnh vực
  • Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao so với các nền tảng SaaS
  • Không giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng 
  • Đa dạng tiện ích mở rộng
  • Bảo mật vượt trội

Nhược điểm:

  • Chi phí triển khai cao
  • Thời gian triển khai dài từ 6 tháng đến 1 năm
  • Yêu cầu trình độ kỹ nhất định và sự am hiểu về Magento

Chi phí khi triển khai Magento:

5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé - Chi phí khi triển khai Magento
Chi phí khi triển khai Magento

Những thương hiệu Mẹ & Bé xây dựng website thương mại điện tử với Magento bao gồm: Kids Plaza VN, Bibo Mart, Children Salon, Mothercare VN, Aden+Anais, Hornby, v.v 

Salesforce Commerce Cloud (SFCC)

Salesforce Commerce Cloud (SFCC) là giải pháp phần mềm dưới dạng dịch vụ đám mây (SaaS) hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử. Nền tảng này cho phép doanh nghiệp kết hợp tất cả các kênh bán hàng để mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng. 

Hiện tại SFCC cung cấp 2 giải pháp điển hình:

  • Salesforce B2C Commerce Cloud: giải pháp xây dựng website và nâng cao trải nghiệm mua sắm tổng thể của khách hàng mua lẻ.
  • Salesforce B2B Commerce Cloud: Giải pháp xây dựng website và cung cấp trải nghiệm mua sắm cho khách hàng thực hiện giao dịch mua hàng số lượng lớn.
5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé - Nền tảng thương mại điện tử Salesforce Commerce Cloud
Nền tảng thương mại điện tử Salesforce Commerce Cloud

Tính Năng Nổi Bật:

  • AI Einstein: Đề xuất tìm kiếm và sản phẩm cá nhân hoá với Einstein Product/Search Recommendations. Cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá ở tất cả các kênh với Einstein Recommendations API. Thu thập Insights khách hàng để tăng doanh thu với Einstein Commerce Insights. 
  • Headless Commerce: Xây dựng website thương mại điện tử headless và nâng cấp trải nghiệm người dùng bằng cách sử dụng Open Commerce API của SFCC hoặc bất kỳ API yêu thích của nhà phát triển. 
  • Marketing & Merchandising: Hỗ trợ thiết kế, lên lịch và tự động chạy các chiến dịch marketing, tối ưu SEO để tăng traffic. Quản lý đa cửa hàng, đa ngôn ngữ, đa tiền tệ trên một dashboard trung tâm.  
  • Omnichannel: Cung cấp khả năng bán hàng đa kênh và mang đến trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng.
  • Localization: Cho phép doanh nghiệp tạo nhiều website riêng biệt với nhiều ngôn ngữ, tiền tệ và chiến lược cho từng thị trường mục tiêu cụ thể. 

Ưu Điểm:

  • Giao diện dễ sử dụng
  • Có sự hỗ trợ chặt chẽ từ các công cụ AI trong quá trình triển khai
  • Đa dạng công cụ và tính năng
  • Tự động hóa quy trình thực hiện đơn hàng và chạy chiến dịch quảng bá
  • Phân tích & báo cáo vượt trội giúp doanh nghiệp nắm bắt insights khách hàng
  • Bảo mật cao
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 

Nhược điểm:

  • Chi phí sử dụng nền tảng không được công bố dẫn đến khó khăn khi ước tính chi phí chính xác
  • Hạn chế khả năng tích hợp liền mạch với bên thứ ba
  • Hạn chế khả năng tùy chỉnh và mở rộng. Với nhu cầu tuỳ chỉnh cao, doanh nghiệp có thể tốn thêm khoản chi phí khá cao.
  • Vì là nền tảng SaaS nên rủi ro từ nhà cung cấp và hạn chế truy xuất dữ liệu là không tránh khỏi. 

Chi phí triển khai

Đối với Salesforce B2C Commerce Cloud, doanh nghiệp được cung cấp 3 gói giải pháp là Starter, Growth, Plus và cần liên hệ để được tư vấn và báo giá

5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé - Chi phí triển khai Salesforce Commerce Cloud
Chi phí triển khai Salesforce Commerce Cloud

Đối với Salesforce B2B Commerce Cloud, doanh nghiệp cần liên hệ với Salesforce để được tư vấn cụ thể về mức giá và cách thức triển khai.

Phí xây dựng website thương mại điện tử với nền tảng SFCC có thể dao động từ $2,000 đến $500,000 tuỳ nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. 

Những thương hiệu Mẹ & Bé phát triển website thương mại điện tử trên nền tảng Salesforce Commerce Cloud bao gồm: Carter’s, Hanna Andersson, OshKosh B’gosh, Chicco, Crayola, Toy “R” Us, Melissa & Doug, v.v

Shopify

Shopify được biết đến là nền tảng SaaS nổi tiếng với đa dạng tính năng, theme hỗ trợ doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực và quy mô, xây dựng và phát triển website thương mại điện tử nhanh chóng và hiệu quả. 

Shopify cung cấp 3 gói giải pháp tiêu chuẩn (Basic, Shopify, Advanced) dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Riêng giải pháp Shopify Plus dành cho doanh nghiệp từ vừa đến lớn với nhu cầu phát triển và tuỳ chỉnh cao. 

5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé - Nền tảng thương mại điện tử Shopify
Nền tảng thương mại điện tử Shopify

Tính Năng Nổi Bật:

    • Shopify POS: Tính năng này khả dụng ở tất cả gói giải pháp cho phép tích hợp liền mạch các điểm bán hàng từ online đến offline, hỗ trợ quản trình theo dõi quản lý đơn hàng và tồn kho tại các địa điểm bán lẻ, cửa hàng trực tuyến và các kênh bán hàng đang hoạt động khác. 
  • eCommerce automation: Tự động hóa quy trình marketing và thực hiện đơn hàng. Chỉ khả dụng cho gói giải pháp Shopify, Advanced, riêng doanh nghiệp Shopify Plus có Shopify Flow và LaunchPad
  • Shopify Hydrogen: Cho phép doanh nghiệp Shopify Plus và Shopify tiêu chuẩn xây dựng giao diện cửa hàng tùy chỉnh với framework Hydrogen dựa trên React, sau đó tích hợp trực tiếp với hosting nội bộ Oxygen. Đây là giải pháp mới của Shopify dành cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển website Headless. 
  • Abandoned cart recovery: Tự động gửi email kèm mã ưu đãi tới khách hàng trong các trường hợp: Bỏ lỡ giỏ hàng trong quá trình thanh toán; Rời khỏi website với sản phẩm còn trong giỏ và chưa thanh toán; Đã lướt, nhấn vào xem sản phẩm nhưng không bỏ vào giỏ hàng.
  • International commerce: Hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa cửa hàng, đa tiền tệ, nhưng vấn đề tính thuế tại checkout chỉ khả dụng cho gói Advanced và Shopify Plus

Ưu Điểm:

  • Giao diện dễ sử dụng
  • Chi phí ban đầu hợp lý
  • Đa dạng app tích hợp và theme
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7
  • Khả năng hỗ trợ cả bán hàng online và offline
  • Bảo mật cao
  • Nền tảng lý tưởng để mở cửa hàng dropshipping. Một số cửa hàng dropship Mẹ & Bé sử dụng Shopify bao gồm Posh Peanut, Baby Boxco, Happiest Baby, v.v

Nhược điểm:

  • Chi phí tăng dần theo thời gian
  • Hạn chế khả năng tùy chỉnh và mở rộng nếu so sánh với các nền tảng open-source
  • Hạn chế tính năng viết blog và khả năng hỗ trợ quản lý nội dung
  • Giới hạn theme miễn phí 
  • Rủi ro nhà cung cấp và truy xuất dữ liệu

Chi phí cần lưu ý khi chọn Shopify trên triển khai website thương mại điện tử

5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé - Chi phí cần lưu ý khi chọn Shopify trên triển khai website thương mại điện tử
Chi phí triển khai Shopify

Shopify không chỉ là nơi dừng chân của những cửa hàng Dropship Mẹ & Bé mà hàng loạt thương hiệu Mẹ & Bé danh tiếng cũng đã sử dụng nền tảng này để xây dựng website thương mại điện tử như: HATCH Collection, Motherhood Maternity, 4moms, Maclaren, Manhattan Toy, Tegu, v.v

BigCommerce

BigCommerce cũng là một nền tảng mà doanh nghiệp Mẹ & Bé nên cân nhắc lựa chọn vì tính dễ sử dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử của mọi quy mô doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Ngoài ra, BigCommerce được biết đến là nền tảng SaaS với rất nhiều tính năng được tích hợp sẵn vào trong các gói giải pháp (Standard, Plus, Pro, Enterprise) nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng thương mại điện tử. 

5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé - Nền tảng thương mại điện tử BigCommerce
Nền tảng thương mại điện tử BigCommerce

Tính Năng Nổi Bật:

  • Built-in blog:  Cải thiện thứ hạng SEO và cung cấp trải nghiệm nội dung hấp dẫn thông qua blog.
  • Professional reporting tool: Cung cấp công cụ phân tích và báo cáo chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất hoạt động để đưa ra điều chỉnh phù hợp.
  • Real-time shipping quotes: Cung cấp chính xác chi phí giao hàng theo thời gian thực từ các đơn vị vận chuyển.
  • Google customer reviews: Tính năng cho phép doanh nghiệp thu thập và hiển thị đánh giá trên Google của khách hàng đã mua sản phẩm.
  • BigCommerce mobile app: Kiểm tra hiệu suất, theo dõi và cập nhật đơn hàng cũng như quản lý hành trình khách hàng trên ứng dụng di động BigCommerce. Ứng dụng có thể tải trực tiếp từ App Store hoặc Google Play.

Ưu Điểm:

  • Giao diện dễ sử dụng
  • Giàu tính năng tích hợp sẵn
  • Đa dạng gói giải pháp với chi phí sử dụng hợp lý
  • Cung cấp 65 giải pháp thanh toán phổ biến trên thế giới được tích hợp sẵn và không thu phí giao dịch
  • Đa dạng theme và tiện ích mở rộng dành cho ngành hàng Mẹ & Bé
  • Bảo mật cao 

Nhược điểm:

  • Giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng
  • Chi phí triển khai tăng dần theo thời gian
  • Hạn chế khả năng tùy chỉnh
  • Rủi ro nhà cung cấp và truy xuất dữ liệu 

Chi phí cần lưu ý khi chọn BigCommerce để triển khai website thương mại điện tử

5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé - Chi phí cần lưu ý khi chọn BigCommerce để triển khai website thương mại điện tử
Chi phí triển khai BigCommerce

Những thương hiệu Mẹ & Bé phát triển website thương mại điện tử với BigCommerce: Le Petit Kids, Scentos, Nature’s One, Kids Furniture Warehouse, See Kai Run, Feltman Brothers, v.v

Shift4Shop

Shift4Shop là nền tảng thương mại điện tử SaaS cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ và tính năng cần thiết để xây dựng và tùy chỉnh website thương mại điện tử. Nền tảng cung cấp khá nhiều theme miễn phí và trả phí để kinh doanh các mặt hàng Mẹ & Bé. 

Shift4Shop cung cấp 3 gói trả phí (Basic, Plus, Pro) và 1 gói miễn phí với điều kiện doanh thu tối thiểu $500/tháng, dành cho nhà bán hàng tại Mỹ (End-to-End).

5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé - Nền tảng thương mại điện tử Shift4Shop
Nền tảng thương mại điện tử Shift4Shop

Tính Năng Nổi Bật:

  • Built-in tools: Công cụ tích hợp dành cho việc viết blog, tối ưu SEO, tích hợp với mạng xã hội, v.v giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả của chiến lược marketing
  • RMA system: Tính năng này cho phép doanh nghiệp đơn giản hoá quy trình đổi trả và hoàn tiền sản phẩm.
  • Shopping cart: Cho phép khách hàng dễ dàng xem nhanh và tuỳ chỉnh giỏ hàng. Đồng thời khách hàng có thể chọn thanh toán trong 1 trang hoặc 3 trang. 

Ưu Điểm:

  • Giao diện dễ sử dụng
  • Đa dạng tính năng tích hợp sẵn 
  • Chi phí ban đầu hợp lý
  • Không thu phí giao dịch
  • Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7

Nhược điểm:

  • Hạn chế khả năng tùy chỉnh và mở rộng
  • Chi phí triển khai tăng lên theo thời gian kể cả gói End-to-End
  • Giới hạn doanh số đối với các gói trả phí
  • Theme miễn phí khá cơ bản và hạn chế về số lượng cung cấp
  • Rủi ro nhà cung cấp và truy xuất dữ liệu

Chi phí sử dụng nền tảng Shift4Shop

5 Nền Tảng Xây Dựng Website Thương Mại Điện Tử Mẹ và Bé - Chi phí sử dụng nền tảng Shift4Shop
Chi phí triển khai Shift4Shop

Những thương hiệu Mẹ & Bé phát triển website thương mại điện tử với Shift4Shop: eLeMeNO-Pee, Sugar Babies, Nicki’s Diapers, Enfant Style, Ideal Baby & Kids, v.v

Trên đây là bài tổng hợp 5 nền tảng hàng đầu mà phần lớn các doanh nghiệp Mẹ & Bé đã lựa chọn để xây dựng website thương mại điện tử của mình. 

Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, SECOMM đúc kết ra nhiều kinh nghiệm giá trị giúp doanh nghiệp Mẹ & Bé tăng tốc quá trình xây dựng và phát triển website thương mại điện tử.

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn chọn nền tảng và triển khai thương mại điện tử ngay hôm nay!

2
13,561
0
1
14/07/2023
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất
BIGCOMMERCE VS MAGENTO 2023: SO SÁNH CHI TIẾT NHẤT

BigCommerce và Magento là hai tên tuổi uy tín đại diện cho hai dạng nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở và nhu cầu xây dựng và phát triển website thương mại điện tử với hai nền tảng này cũng ngày càng lớn. Tuy nhiên, quyết định chọn một trong hai nền tảng để triển khai thì không phải là việc dễ dàng.

Bài viết dưới đây tập trung liệt kê ưu nhược điểm và so sánh chi tiết về sự khác nhau giữa hai nền tảng BigCommerce và Magento nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đưa ra quyết định. 

Tổng quan

BigCommerce là gì?

BigCommerce là nền tảng thương mại điện tử SaaS, giàu tính năng được tích hợp sẵn vào các gói giải pháp để các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và trình độ kỹ thuật có thể nhanh chóng triển khai website thương mại điện tử. 

Bên cạnh các tính năng tích hợp sẵn, BigCommerce còn cung cấp đa dạng công cụ và tiện ích mở rộng từ bán hàng, marketing, SEO đến phân tích và chuyển đổi dữ liệu để doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử.

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất - BigCommerce là gì
Nền tảng thương mại điện tử BigCommerce

Magento là gì?

Magento (nay thuộc sở hữu của Adobe) là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở cho phép doanh nghiệp toàn quyền xây dựng và kiểm soát website thương mại điện tử. 

Được biết đến là nền tảng có thể tùy chỉnh và mở rộng cao cùng rất nhiều tính năng và tiện ích mở rộng nâng cao nên Magento đáp ứng tốt nhu cầu phức tạp về xây dựng và phát triển website của các doanh nghiệp lớn có ngân sách dư dả cùng trình độ kỹ thuật nhất định. 

Magento hiện có 2 phiên bản chính:

  • Magento Open Source: phiên bản miễn phí
  • Adobe Commerce: phiên bản trả phí với 2 tùy chọn on-premise và on-cloud
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất - Magento là gì
Nền tảng thương mại điện tử Magento (Adobe Commerce)

BigCommerce vs Magento: Ưu Nhược Điểm

BigCommerce

Ưu điểm: 

  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
  • Phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp
  • Giàu tính năng được tích hợp sẵn
  • Đa dạng gói giải pháp với chi phí sử dụng hợp lý
  • Cung cấp 65 giải pháp thanh toán phổ biến trên thế giới được tích hợp sẵn với BigCommerce và không thu phí giao dịch
  • Đa dạng theme và tiện ích mở rộng 

Nhược điểm:

  • Giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng
  • Chi phí triển khai tăng dần theo thời gian
  • Hạn chế khả năng tùy chỉnh

Magento

Ưu điểm: 

  • Phù hợp với doanh nghiệp lớn với nhu cầu tuỳ chỉnh phức tạp và ngân sách dư dả
  • Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao 
  • Tính năng tính hợp sẵn đa dạng và nâng cao hơn các nền tảng SaaS
  • Không giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng
  • Tiện ích mở rộng đa dạng 

Nhược điểm:

  • Yêu cầu trình độ kỹ thuật để có thể triển khai
  • Thời gian triển khai khá lâu 
  • Chi phí ban đầu cao

BigCommerce vs Magento: So sánh chi tiết

Dễ sử dụng

Yếu tố dễ sử dụng là một trong những yếu tố doanh nghiệp thương mại điện tử thường cân nhắc đầu tiên khi lựa chọn nền tảng. Một nền tảng có giao diện thân thiện, dễ thiết lập và quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào vận hành hoạt động kinh doanh.

BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS nên sẽ dễ chịu hơn cho các doanh nghiệp không chuyên về công nghệ và kỹ thuật khi xây dựng website thương mại điện tử. Không cần lập trình phức tạp, doanh nghiệp chỉ cần điền một số thông tin đơn giản để có quyền truy cập vào dashboard của BigCommerce. Tại đây, doanh nghiệp có thể thiết lập và quản lý tất cả các khía cạnh của cửa hàng thương mại điện tử (từ thêm sản phẩm đến thay đổi layout). 

Ngoài ra, BigCommerce còn cung cấp trình tạo trang kéo thả để doanh nghiệp tạo giao diện storefront dễ dàng mà không cần viết bất kỳ dòng code nào. Hơn nữa, theme và tiện ích mở rộng có thể được thêm vào nhanh chóng chỉ với một vài cú nhấp chuột. 

Magento

Mặc khác, người dùng Magento sẽ cần có trình độ kỹ thuật nhất định để thực hiện các tác vụ khi thiết lập website thương mại điện tử bao gồm thiết lập tệp FTP, tích hợp theme vào website Magento, v.v. Hơn nữa, để thực hiện một số thay đổi như sửa đổi theme, tích hợp tiện ích mở rộng, tải lên các bản vá bảo mật, tối ưu hoá tốc độ cũng đòi hỏi kỹ năng mã hoá. 

Do đó, nhiều doanh nghiệp sẽ chọn hợp tác với đơn vị chuyên về Magento để phát triển và duy trì website thương mại điện tử Magento. Dù vậy, sau khi hoàn thành những thiết lập kỹ thuật rắc rối ban đầu, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh các thuộc tính và chức năng cho website trong phần backend.

Chi phí

BigCommerce

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-BigCommerce
Chi phí triển khai BigCommerce

Magento

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Magento
Chi phí triển khai Magento

Hosting

BigCommerce

Là một nền tảng SaaS, BigCommerce sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến hosting, đồng thời đảm bảo thời gian uptime trung bình lên đến 99,99% cùng tốc độ tải trang nhanh và tốn ít thời gian để duy trì website thương mại điện tử . 

Magento

  • Magento Open Source: Doanh nghiệp mua hosting từ bên thứ ba chuyên hosting Magento và họ sẽ đảm nhiệm thiết lập cơ sở hạ tầng, bảo mật, bảo trì để doanh nghiệp tập trung quản lý hoạt động kinh doanh. 
  • Adobe Commerce on-premise: Doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát trong việc thiết lập và quản lý môi trường hosting nội bộ và tùy chỉnh dựa trên nhu cầu.
  • Adobe Commerce on-cloud: hosting cho website thương mại điện tử Magento của doanh nghiệp sẽ cung cấp, thiết lập, quản lý và lưu trữ trên các máy chủ ảo của nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) như AWS, Microsoft Azure. 
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Hosting
Hosting của BigCommerce và Magento

Tính Năng

SEO

Mọi website thương mại điện tử đều cần SEO và đây cũng là tính năng quan trọng doanh nghiệp nên xem xét khi đánh giá một nền tảng. Cả BigCommerce và Magento đều trang bị những tính năng cần thiết để tối ưu SEO, bao gồm:

  • Google site map
  • SEO-friendly URL
  • Rewrite URL
  • Meta description
  • Mã trạng thái phải hồi 301
  • Tương thích với thiết bị di động

Tuy nhiên, BigCommerce có sẵn tính năng ‘blog’ ở trong các gói giải pháp còn đối với Magento, doanh nghiệp phải tích hợp tiện ích ‘blog’ thì mới có thể sử dụng. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng tiện ích mở rộng trong marketplace của Magento và BigCommerce để tối ưu SEO hơn nữa cho website. Chi phí cho tiện ích mở rộng của Magento sẽ cao hơn BigCommerce nhưng xét về sự đa dạng các bộ SEO nâng cao thì Magento chắc chắn vượt trội hơn. 

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của BigCommerce
Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của BigCommerce
BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của Magento
Một số tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO của Magento

Tích hợp đa kênh bán hàng

Riêng tính năng này, BigCommerce vượt trội hơn Magento khi đã tích hợp sẵn các kênh bán hàng phổ biến nhất hiện nay vào trong các gói giải pháp như Amazon, Ebay, Walmart, Facebook, Instagram. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần tích hợp với các kênh bán hàng khác ngoài các kênh đã tích hợp sẵn này thì có thể tích hợp với các app trong marketplace của BigCommerce. 

Còn với Magento, doanh nghiệp có thể triển khai bán hàng đa kênh bằng cách tích hợp mọi  kênh bán hàng mong muốn vào website thương mại điện tử của mình với chi phí khác nhau, riêng kênh Amazon thì doanh nghiệp có thể tích hợp miễn phí. 

Tính năng liên quan đến quy trình mua hàng

Các doanh nghiệp thương mại điện tử cần đảm bảo quy trình mua hàng của khách hàng diễn ra mượt mà, nhanh chóng và thuận tiện nhất có thể từ việc cung cấp hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm đến quy trình thanh toán đơn giản. Cả Magento và BigCommerce đều cung cấp những tính năng để hỗ trợ quá trình mua sắm trên website như:

  • Lọc sản phẩm
  • So sánh sản phẩm
  • Sản phẩm xem gần đây
  • Wishlist
  • Thanh toán trên 1 trang duy nhất
  • Thanh toán với tư cách là thành viên hoặc người ghé thăm website
  • Định giá giao hàng theo thời gian thực
  • Giao hàng đến nhiều địa chỉ
  • Theo dõi đơn hàng tại website thông qua tài khoản đăng ký
  • Tái đặt hàng

Thanh toán

BigCommerce cung cấp cho doanh nghiệp 65 cổng thanh toán được tích hợp sẵn bao gồm các cổng thanh toán nổi tiếng như Apple Pay, Google Pay, Amazon Pay, v.v và tất cả đều không tính phí giao dịch. 

Trong khi đó, Magento chỉ cung cấp thanh toán với PayPal và Authorize.net, còn lại doanh nghiệp cần phải tích hợp với dịch vụ thanh toán bên thứ ba. Trên Marketplace của Magento có hơn 450 tiện ích mở rộng liên quan đến dịch vụ thanh toán với đa dạng chi phí nhưng doanh nghiệp sẽ cần thời gian để lựa chọn và tích hợp.

Theme & Tiện ích mở rộng

Ngoài tính năng thì theme và tiện ích mở rộng cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của website thương mại điện tử. Vì vậy, đây sẽ là một yếu tố nữa mà doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn nền tảng. 

BigCommerce

Nền tảng cung cấp cho doanh nghiệp khoảng 266 theme với chi phí từ $195 đến $395, trong đó có 12 theme miễn phí. Doanh nghiệp có thể mua theme BigCommerce trên ThemeForest với mức giá chỉ khoảng từ $16 đến $179.

Các thiết kế này đều hiện đại, sử dụng thích hợp với nhiều lĩnh vực và đáp ứng tốt trên nhiều kích thước màn hình như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn.

Tuy nhiên, nếu so với các nền tảng SaaS khác như Wix hay Squarespace thì khả năng tùy chỉnh và số lượng theme của BigCommerce kể cả miễn phí và trả phí vẫn còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, số lượng theme miễn phí và trả phí trên thực tế không hẳn chính xác vì một số theme có layout rất giống nhau chỉ khác ở cách phối màu.

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Layout của Fortune Contrast và Fortune Bright gần như là một
Layout của Fortune Contrast và Fortune Bright gần như là một

Magento

Khác với BigCommerce, thư viện theme của Magento chỉ có sẵn 9 theme để doanh nghiệp lựa chọn nhưng chỉ có 3 theme là miễn phí còn lại doanh nghiệp phải trả từ $150 đến $499 để mua. Nếu mua theme Magento trên ThemeForest thì mỗi theme chỉ có giá từ $39 đến $299. 

Theme của Magento

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thiết kế giao diện theo nhu cầu của riêng mình bằng cách hợp tác với đơn vị có chuyên môn với chi phí khoảng $1,000 – 5,000. 

Về tiện ích mở rộng thì cả BigCommerceMagento đều có thư viện tiện ích mở rộng lớn để hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng cửa hàng thương mại điện tử của mình nhưng Magento có phần vượt trội hơn.

BigCommerce vs Magento 2023 So Sánh Chi Tiết Nhất-Bảng so sánh Magento và BigCommerce
Theme và tiện ích mở rộng của BigCommerce và Magento

Khả năng tùy chỉnh và mở rộng

Khả năng tùy chỉnh của một nền tảng là khả năng điều chỉnh bất kỳ chức năng, theme và tiện ích mở rộng tích hợp để đáp ứng nhu cầu cụ thể của website thương mại điện tử. Trong khi đó, khả năng mở rộng đề cập đến khả năng duy trì hiệu suất hoạt động của nền tảng khi website thương mại điện tử của doanh nghiệp phát triển. Vì thế đây cũng là một yếu tố quan trọng để lựa chọn nền tảng. 

Khả năng tùy chỉnh 

Magento là nền tảng mã nguồn mở nên các nhà phát triển có toàn quyền truy cập và tuỳ chỉnh mã nguồn. 

Mặt khác, BigCommerce với bản chất là nền tảng SaaS sẽ không cho phép doanh nghiệp can thiệp vào phần backend. Dù doanh nghiệp có thể dùng một số đoạn code để điều chỉnh một số chi tiết ở phần giao diện frontend trong khi phần lớn điều chỉnh cần được thực hiện ở backend. Do đó, khả năng tùy chỉnh của BigCommerce có phần hạn chế hơn so với Magento.

Khả năng mở rộng 

Cả Magento và BigCommerce đều có thể xử lý lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng lớn nhưng Magento vượt trội hơn BigCommerce và đó cũng là lý do Magento không giới hạn ngưỡng doanh số. 

Trong khi đó, BigCommerce giới hạn doanh số bán hàng hằng năm theo từng gói giải pháp, nghĩa là khi doanh nghiệp chạm ngưỡng giới hạn doanh số của gói giải pháp đang sử dụng, doanh nghiệp cần nâng cấp lên gói giải pháp cao hơn.

  • Gói Standard: Tối đa 50K/năm
  • Gói Plus: Tối đa 180K/năm
  • Gói Pro: Tối đa 400K/năm
  • Gói Enterprise: Tùy chỉnh

Bảo mật

Cả hai nền tảng đều là những tên tuổi lớn trong ngành thương mại điện tử và được rất nhiều doanh nghiệp tín nhiệm về khả năng bảo mật. Tuy nhiên, xét về khả năng cung cấp các hỗ trợ liên quan đến quá trình bảo mật, BigCommerce và Magento khá khác nhau.

BigCommerce là nền tảng SaaS nên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến bảo mật như một phần của chi phí sử dụng nền tảng trong các gói giải pháp bao gồm chứng chỉ SSL, tường lửa, sao lưu, phát hiện xâm nhập. Trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7 để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Mặt khác, do tính chất của nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm vấn đề bảo mật cho website thương mại điện tử Magento. Chẳng hạn, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về chứng chỉ SSL, xác thực hai yếu tố và tuân thủ PCI. Ngoài ra, Magento thường xuyên cập nhật bảo mật nhưng quá trình cập nhật cần được tiến hành thủ công nên sẽ gây khó khăn cho người dùng không chuyên về kỹ thuật. 

Việc cung cấp hỗ trợ của Magento cũng hạn chế so với BigCommerce. Theo đó, doanh nghiệp chỉ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ trong giờ hoạt động của Magento hoặc liên hệ với các trung gian bên thứ ba nên sẽ cần thời gian và rườm rà. 

Độ phổ biến

Cả hai nền tảng BigCommerce và Magento đều là những sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp thương mại điện tử nhưng mức độ phổ biến thì có phần chênh lệch.

Theo BuiltWith, tính đến thời điểm hiện tại có 142,010 website Magento đang hoạt động, trong khi đó, chỉ có 44,796 website BigCommerce đang hoạt động.

Do đó, về mức độ phổ biến thì Magento chiếm ưu thế hơn so với BigCommerce.  

  • Những thương hiệu nổi tiếng sử dụng Magento: Coca Cola, Nike, Tesla,…
  • Những thương hiệu nổi tiếng sử dụng BigCommerce: SkullCandy, LARQ, Molton Brown,..

Sau nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng khắp nơi trên thế giới với cả nền tảng BigCommerce và Magento, SECOMM rút ra những kinh nghiệm quý giá để giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương mại điện tử nhanh chóng và hiệu quả. 

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM  (02871089908) để được tư vấn miễn phí về triển khai website thương mại điện tử với BigCommerce hoặc Magento.

2
6,672
0
1
23/06/2023
BigCommerce 2023 Chi Phí, Tính Năng, Ưu Nhược Điểm
BIGCOMMERCE 2023: CHI PHÍ, TÍNH NĂNG, ƯU NHƯỢC ĐIỂM

BigCommerce là một trong những nền tảng hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay bởi tính linh hoạt, thân thiện với người dùng, chi phí hợp lý cùng hàng loạt công cụ và tính năng được tích hợp sẵn, đáp ứng nhu cầu của mọi quy mô doanh nghiệp. 

Bài viết dưới đây tập trung làm rõ định nghĩa về BigCommerce, tính năng, ưu nhược điểm nhằm giúp doanh nghiệp có thêm một gợi ý trong vô số các nền tảng để lựa chọn. 

BigCommerce là gì?

Được thành lập vào năm 2009, BigCommerce là nền tảng được thiết kế dễ sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và mọi trình độ kỹ thuật bắt đầu hành trình xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm phát triển, BigCommerce hiện là một trong những nền tảng giàu tính năng nhất, có sẵn mọi thứ mà doanh nghiệp cần để tạo website, tối ưu công cụ tìm kiếm, marketing, v.v với chi phí triển khai hợp lý. 

BigCommerce 2023 Chi Phí, Tính Năng, Ưu Nhược Điểm-BigCommerce là gì
BigCommerce là gì?

Ngoài ra, BigCommerce được nhắc đến là một giải pháp thương mại điện tử SaaS, nghĩa là doanh nghiệp sẽ trả phí hàng tháng để sử dụng và được nền tảng này hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hosting, bảo trì, bảo mật hệ thống. 

Các gói giải pháp của BigCommerce

BigCommerce cung cấp 3 gói giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Standard, Plus, Pro) với mức giá dao động từ $29 đến $299/tháng và kèm theo những tính năng quan trọng. Ngoài ra, nền tảng cũng cung cấp gói giải pháp dành cho doanh nghiệp lớn (Enterprise) với mức giá tuỳ chỉnh theo nhu cầu triển khai. 

Bảng dưới liệt kê những khác biệt trong chi phí sử dụng nền tảng của 4 gói giải pháp cùng một số yếu tố liên quan:

BigCommerce 2023 Chi Phí, Tính Năng, Ưu Nhược Điểm-Các gói giải pháp của BigCommerce
Khác biệt giữa các gói giải pháp của BigCommerce

Dù tồn tại nhiều khác biệt song cả 4 gói đều bao gồm một số điểm chung như:

  • Không tính phí giao dịch
  • Không giới hạn băng thông, sản phẩm và tệp lưu trữ
  • Không giới hạn tài khoản nhân viên
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7
  • Cung cấp 12 theme miễn phí

Tính năng cốt lõi

Một số tính năng cốt lõi của BigCommerce bao gồm trong cả 4 gói giải pháp như:

  • Point of Sale (POS): Tích hợp hệ thống bán hàng online và offline vào các phần mềm POS như Vend, Square, Clover, v.v
  • Mobile responsive website: Thiết kế đáp ứng cho thiết bị di động.
  • BigCommerce mobile app: Kiểm tra hiệu suất, theo dõi và cập nhật đơn hàng cũng như quản lý hành trình khách hàng trên ứng dụng di động BigCommerce. Ứng dụng có thể tải trực tiếp từ App Store hoặc Google Play.
  • Single-page checkout: Giản lược quy trình thanh toán trong 1 trang duy nhất để khách hàng thanh toán nhanh chóng giúp giảm tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. 
  • Coupons, discounts, gifts: BigCommerce cung cấp doanh nghiệp công cụ quảng cáo nâng cao nhưng dễ sử dụng mà không cần tích hợp với bên thứ 3.
  • Built-in blog: Cải thiện thứ hạng SEO và cung cấp trải nghiệm nội dung hấp dẫn thông qua blog.
  • Product ratings & reviews: Cung cấp tính năng đánh giá sản phẩm để thu thập đánh giá của khách hàng về trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ để cải thiện và điều chỉnh. 
  • Multi-currency: Hỗ trợ thanh toán hơn 100 loại tiền tệ và phương thức thanh toán địa phương.
  • Professional reporting tool: Cung cấp công cụ phân tích và báo cáo chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất hoạt động để đưa ra điều chỉnh phù hợp.
  • Real-time shipping quotes: Cung cấp chính xác chi phí giao hàng theo thời gian thực từ các đơn vị vận chuyển.
  • Free Sitewide HTTP & SSL: Cung cấp miễn phí giao thức HTTPS đảm bảo website của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn để khách hàng mua sắm.

Tính năng khả dụng trên từng gói giải pháp

Những tính năng khả dụng của gói ‘Standard’ cũng là những tính năng chung của 4 gói giải pháp. Tuy nhiên một số tính năng nâng cao lại không bao gồm mà doanh nghiệp cần xem xét nâng cấp gói giải pháp để triển khai các tính năng nâng cao đó, cụ thể:

  • Gói Plus

Bao gồm các tính năng của gói Standard và một số tính năng bổ sung:

  • Các tính năng liên quan đến giỏ hàng bị bỏ rơi
  • Stored credit cards: Lưu trữ thông tin thanh toán phục vụ lần mua hàng sau.
  • Customer groups & segmentation: Phân nhóm khách hàng để định giá, gợi ý sản phẩm, thực hiện các chương trình khuyến mãi đúng đối tượng và cung cấp trải nghiệm riêng biệt.
  • Top social & marketplace: Tích hợp với sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như Amazon, Facebook, Instagram, v.v
  • Gói Pro

Gói Pro sẽ bao gồm các tính năng của gói Plus và Standard cùng một số tính năng bổ sung:

  • Google customer reviews: Chương trình cho phép doanh nghiệp thu thập và hiển thị đánh giá trên Google của khách hàng đã mua sản phẩm.
  • Product filtering: Tính năng lọc sản phẩm giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
  • Custom SSL: Tích hợp với dịch vụ SSL bên thứ ba. 
  • Gói Enterprise

Là gói cao cấp nhất dành riêng cho các doanh nghiệp quy mô lớn nên sẽ bao gồm tất cả tính năng của 3 gói trước và bổ sung một số tính năng nâng cao:

  • Unlimited APIs Calls: Cho phép các nhà phát triển chia sẻ dữ liệu giữa website thương mại điện tử và ứng dụng bên thứ ba mà không giới hạn số lần.
  • Priority Support: Cung cấp hỗ trợ theo cách cá nhân hoá bao gồm hỗ trợ về API.

Ưu điểm của BigCommerce

BigCommerce 2023 Ưu Điểm
Ưu Điểm của BigCommerce

Dễ sử dụng

Mang đặc trưng của nền tảng SaaS, BigCommerce được thiết kế thân thiện hướng đến cả những người dùng chuyên và không chuyên về kỹ thuật. Nền tảng cung cấp đa dạng theme để doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng website và cung cấp nhiều công cụ để tiến hành các chiến dịch quảng bá. 

Tính năng tích hợp sẵn

So với các nền tảng SaaS khác, BigCommerce được đánh giá cao về khả năng cung cấp hàng loạt tính năng và công cụ cần thiết đã tích hợp sẵn vào trong các gói giải pháp. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì ít phụ thuộc vào các ứng dụng và plugin bên thứ ba, vốn đi kèm với chi phí bổ sung. Ngoài ra, các tính năng này đã được tối ưu để thúc đẩy hiệu suất hoạt động và đơn giản hoá trải nghiệm quản lý thương mại điện tử. 

Ngoài ra, BigCommerce cung cấp cho người dùng ứng dụng di động BigCommerce để quản lý, theo dõi và cập nhật tình hình hoạt động của website thương mại điện tử thuận tiện hơn.

Báo cáo & phân tích chuyên nghiệp

Nếu Shopify cung cấp các báo cáo, phân tích từ cơ bản đến nâng cao dựa trên gói giải pháp doanh nghiệp lựa chọn thì BigCommerce cung cấp cho doanh nghiệp báo cáo, phân tích chuyên nghiệp trong mọi gói giải pháp, bao gồm báo cáo khách hàng, báo cáo bán hàng, báo cáo tài chính, báo cáo marketing, v.v. Trong trường hợp doanh nghiệp cần nhiều dữ liệu hơn thì BigCommerce có sẵn một thư viện app rộng lớn cho phép doanh nghiệp tích hợp với phần mềm bên thứ ba.

Hỗ trợ đa cửa hàng

BigCommerce khác biệt với các đối thủ cạnh tranh ở chỗ tất cả gói giải pháp đều hỗ trợ tạo và quản lý nhiều cửa hàng. Điều này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp đang vận hành nhiều cửa hàng hoặc hoạt động trong nhiều phân khúc khác nhau (B2B, B2C, v.v). 

Triển khai gói Standard, doanh nghiệp có thể tạo tối đa 3 cửa hàng, gói Plus và Pro lần lượt sẽ là 5 và 8 cửa hàng. Trong khi đó, với Shopify – một nền tảng SaaS hàng đầu hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể tạo nhiều cửa hàng với gói giải pháp Shopify Plus với chi phí sử dụng từ $2,000/tháng. 

Tiết kiệm chi phí triển khai

Sử dụng BigCommerce, doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí như hosting, bảo trì, cập nhật, bảo mật vì đây là nhiệm vụ của BigCommerce. Dù doanh nghiệp chọn gói giải pháp gì thì nền tảng này cũng không thu phí giao dịch, cung cấp miễn phí không giới hạn băng thông, tệp lưu trữ và cho phép tạo thêm miễn phí không giới hạn tài khoản nhân viên. 

Ngoài ra, nếu với Shopify, doanh nghiệp phải bỏ 1 khoản phí không nhỏ cho việc tích hợp app, tiện ích từ bên thứ 3 để vận hành hiệu quả hơn thì đối với BigCommerce, các tính năng quan trọng cần cho mỗi gói giải pháp đều đã được tích hợp sẵn nên sẽ tiết kiệm hơn nhiều. 

Nhược điểm của BigCommerce

BigCommerce 2023 Nhược Điểm
Nhược Điểm của BigCommerce

Chi phí sử dụng nền tảng cao

Nếu so với các nền tảng SaaS khác như Shopify, Squarespace thì chi phí sử dụng nền tảng của BigCommerce có phần cao hơn. 

BigCommerce 2023 Chi Phí, Tính Năng, Ưu Nhược Điểm-Chi phí cao
Chi phí sử dụng BigCommerce cao hơn so với một số nền tảng SaaS

Ngoài ra, doanh nghiệp phải trả phí này và phí sử dụng dịch vụ bên thứ ba (nếu có) hàng tháng mà lại không được sở hữu hay kiểm soát mã nguồn và dữ liệu. Trong khi đó, với các nền tảng mã nguồn mở như Magento, OpenCart thì doanh nghiệp sẽ trả hết phí sử dụng và phí tích hợp dịch vụ trong một lần duy nhất và được sở hữu lâu dài mã nguồn và dữ liệu hệ thống

Phụ thuộc vào nền tảng

Tương tự như mọi nền tảng thương mại điện tử SaaS trên thị trường, BigCommerce sẽ sở hữu, kiểm soát mã nguồn và dữ liệu của toàn bộ hệ thống website thương mại điện tử.

Điều này có nghĩa toàn bộ dữ liệu thương mại điện tử của doanh nghiệp sẽ bị lock-in vào cơ sở dữ liệu của BigCommerce. Do đó, nếu doanh nghiệp có ý định chuyển đổi sang một nền tảng khác để sử dụng thì chỉ có thể truy xuất file CSV hoăc XML chứa một phần dữ liệu mà thôi. 

Ngoài ra, giả sử BigCommerce đột nhiên tuyên bố dừng mọi hoạt động thì tất cả dữ liệu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng này sẽ mất hết, nhưng rủi ro này hiếm khi xảy ra. 

Hạn chế theme

Tại thời điểm viết bài, BigCommerce cung cấp cho người dùng 12 theme miễn phí và khoảng 180 theme trả phí. Con số này khá ít nếu so sánh với các nền tảng SaaS khác như Wix hay Squarespace. 

Các theme miễn phí có giao diện khá hiện đại và chuyên nghiệp đủ để doanh nghiệp bắt đầu hành trình xây dựng website thương mại điện tử. Tuy nhiên, các theme lại khá giống nhau chỉ khác ở cách phối màu. Dù lý thuyết là 12 theme nhưng thực tế cho thấy chỉ có 5-6 theme để lựa chọn.

BigCommerce 2023 Chi Phí, Tính Năng, Ưu Nhược Điểm-Một số theme miễn phí khá giống nhau
Một số theme miễn phí khá giống nhau

Đối với các theme trả phí, chi phí sẽ dao động trong $195 đến $395 và một số theme cũng có giao diện tương tự nhau. 

Dù vậy, BigCommerce vẫn có 1 điểm cộng là tất cả các theme miễn phí và trả phí đều bắt mắt và có khả năng đáp ứng tốt, nghĩa là các theme này sẽ tự động điều chỉnh bố cục cho phù hợp với kích thước màn hình của các thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, v.v

Trong nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng ở nhiều quốc gia, SECOMM nhận thấy nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử dựa trên nền tảng SaaS ngày càng nhiều – đặc biệt là BigCommerce. 

Để tìm hiểu sâu hơn về BigCommerce cũng như cách để triển khai với nền tảng này, liên hệ hoặc gọi vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí. 

2
9,051
0
1
15/06/2023
10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất
10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BIGCOMMERCE NỔI BẬT NHẤT

Những năm gần đây, BigCommerce thực sự đã tạo ra một bước đột phá khi trở thành một trong những nền tảng xây dựng website thương mại điện tử tiềm năng được nhiều doanh nghiệp trực tuyến lựa chọn. Theo Builtwith, hiện có 45,952 website đang hoạt động sử dụng nền tảng này. 

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 10 website thương mại điện tử nổi bật trên thế giới về nhiều lĩnh vực đang triển khai với BigCommerce. 

Skullcandy

Cửa hàng đầu tiên của Skullcandy được thành lập năm 2015 tại Park City tiểu bang Utah và đây cũng là cửa hàng duy nhất của công ty trên đất Mỹ bởi chiến lược tập trung bán hàng online. Theo đó, Skullcandy là thương hiệu công nghệ chuyên sản xuất và cung cấp các loại tai nghe và loa với phong cách trẻ trung và hiện đại có website TMĐT được phát triển dựa trên nền tảng BigCommerce. 

Bên cạnh cung cấp các chương trình khuyến mãi theo mùa Skullcandy còn mang đến cho khách hàng đa dạng tùy chọn thanh toán bao gồm PayPal, thẻ VISA, Master và cả hình thức Mua trước trả sau với nhà cung cấp Klarna.

10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất-Skullcandy
Website của Skullcandy

 

  • Lĩnh vực: Phụ kiện công nghệ
  • Website: https://www.skullcandy.com/
  • Lưu lượng truy cập: 1.1 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 15,365 (Hoa Kỳ) và 58,348 (Toàn cầu)

BURROW

BURROW là thương hiệu trực tuyến chuyên cung cấp đồ nội thất và ghế sofa theo mùa với phong cách tối giản, hiện đại và tươi sáng. Công ty tập trung vào 3 yếu tố để cung cấp cho khách hàng những giá trị khác biệt.

Thứ nhất, website TMĐT được xây dựng với BigCommerce nhằm khuyến khích khách hàng mua sắm online với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, video minh hoạ sản phẩm, miễn phí giao hàng.Thứ hai, sản phẩm được thiết kế tùy chỉnh, độ bền cao, đa chức năng, tinh gọn, dễ dàng di chuyển và phù hợp với mọi không gian. Thứ ba, phát triển cộng đồng kết nối khách hàng khắp nơi và nâng cao nhận diện thương hiệu.

10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất-BURROW
Website của BURROW
  • Lĩnh vực: Nội thất
  • Website: https://burrow.com/
  • Lưu lượng truy cập: 699.5 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 11,978 (Hoa Kỳ) và 64,922 (Toàn cầu)

LARQ

LARQ được biết đến là thương hiệu về các bình nước giữ nhiệt nhỏ gọn, đẹp mắt có thể tái sử dụng đáp ứng tiêu chí phát triển vững. Đặc biệt, những chiếc bình được sản xuất với công nghệ PureVis và NanoZero để nâng cao chất lượng nước uống. Ngoài ra, bình nước của LARQ có khả năng tự làm sạch nhờ sử dụng đèn LED tia UV-C để tiêu diệt đến 99,99% vi khuẩn. 

Chính những điểm nổi bật này đã giúp LARQ nhận được khoản đầu tư 1 triệu USD từ Shark Tank. Công ty triển khai website TMĐT bằng BigCommerce nổi bật với chuyên mục Basq Magazine chia sẻ những kiến thức xoay quanh việc uống nước đến khách hàng. 

10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất-LARQ
Website của LARQ
  • Lĩnh vực: Phụ kiện thời trang
  • Website: https://www.livelarq.com/
  • Lưu lượng truy cập: 421 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 75,050 (Hoa Kỳ) và 144,129 (Toàn cầu)

Molton Brown

Trang web TMĐT của thương hiệu làm đẹp cao cấp đến từ Anh Quốc – Molton Brown cũng được phát triển trên nền tảng BigCommerce. Các sản phẩm từ nước hoa, nước rửa tay, tinh dầu, nến thơm đến bath & body đều 100% sản xuất tại Anh Quốc và không thử nghiệm trên động vật, riêng bao bì sản phẩm được làm bằng thuỷ tinh cao cấp có thể tái sử dụng, đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trường. 

Hiện công ty chỉ cung cấp dịch vụ mua sắm online cho khách hàng đến từ Mỹ, Nhật và phần lớn khu vực Châu Âu. Molton Brown thường xuyên đưa ra các bộ sưu tập theo mùa, theo dịp đặc biệt, theo giới tính, sở thích và gợi ý quà tặng theo hướng cá nhân hoá để khách hàng dễ chọn lựa. 

10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất-Molton Brown
Website của Molton Brown

Tommie Copper

Thương hiệu Tommie Copper chuyên phục vụ khách hàng với các sản phẩm thời trang thoải mái, nhẹ nhàng, hỗ trợ giảm đau và phục hồi chức năng dành cho nam và nữ. Với chiến lược đẩy mạnh bán hàng online, công ty chú trọng đầu tư vào hệ thống website TMĐT với nền tảng BigCommerce cùng nhiều chương trình thu hút khách hàng mua sắm nhiều hơn.

Trong số đó phải kể đến Chương trình khách hàng thân thiết với 3 cấp bậc là Score, Performance, Pro-Grade với cách thức tích điểm và đổi điểm được hướng dẫn chi tiết và tỉ mỉ. 

10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất-Tommie Copper
Website của Tommie Copper
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Website: https://www.tommiecopper.com/
  • Lưu lượng truy cập: 217.8 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 34,370 (Hoa Kỳ) và 202,065 (Toàn cầu)

Saddleback Leather

Cuối cùng là một doanh nghiệp chuyên các sản phẩm thủ công làm bằng da bò với website TMĐT được xây dựng với BigCommerce. Sản phẩm của Saddleback Leather rất đa dạng từ túi xách, ba lô, dây nịt đến vật dụng nhỏ nhất là tấm lót chuột cũng được thiết kế và xử lý rất tỉ mỉ. 

Khách hàng khi truy cập vào website sẽ rất ấn tượng bởi lối thiết kế đậm chất “Texas” cùng những câu chuyện thú vị. Đặc biệt, khách hàng có thể đăng ký tham gia Saddleback Club để nhận được các ưu đãi hấp dẫn đặc quyền cho thành viên.

10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất-Saddleback Leather
Website của Saddleback Leather 
  • Lĩnh vực: Sản phẩm thủ công bằng da 
  • Website: https://saddlebackleather.com/
  • Lưu lượng truy cập: 167.4 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 64,319 (Hoa Kỳ) và 266,752 (Toàn cầu)

Barron Designs

Barron Designs là thương hiệu hàng đầu chuyên thiết kế và cung cấp sản phẩm nội ngoại thất bằng gỗ, gạch và đá cao cấp như cửa gỗ, ống khói và lò sưởi bằng đá, cột hòm thư, ván gỗ ép,.. Website TMĐT của Barron Designs được xây dựng dựa trên nền tảng BigCommerce với nhiều chức năng đảm bảo trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng. 

Sau khi lướt và click vào sản phẩm ưa thích để xem chi tiết, khách hàng có thể chọn màu sắc, chọn tùy chọn chống cháy, chống tia UV và tiến hành đặt hàng, thời gian sản xuất và giao hàng sẽ khoảng 2 đến 4 tuần.

Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu xem thử sản phẩm, chỉ cần click vào tùy chọn thì mẫu mini size sẽ được gửi về tận nhà miễn phí đồng thời coupon giảm giá sẽ được gửi về email để khuyến khích khách hàng mua full size. 

10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất-Barron Designs
Website của Barron Designs
  • Lĩnh vực: Thiết kế & thi công nội ngoại thất
  • Website: https://www.barrondesigns.com/
  • Lưu lượng truy cập: 138.5 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 63,234 (Hoa Kỳ) và 365,842 (Toàn cầu)

SugarBoo & Co

SugarBoo & Co là website TMĐT BigCommerce khá nổi tiếng cung cấp sản phẩm thủ công về đồ dùng cá nhân và gia đình từ sổ tay, đồ trang trí, chén sứ, đồ chơi em bé, v.v. Nhằm giúp khách hàng có trải nghiệm tốt về quá trình mua sắm trực tuyến, công ty đưa ra nhiều phương thức thanh toán trong đó có Mua trước trả sau với các nhà cung cấp hàng đầu như ShopPay, AfterPay,… 

Đồng thời, danh mục Blog của SugarBoo & Co khá thú vị khi thường xuyên chia sẻ các mẹo để lựa chọn quà tặng, tại sao nên sử dụng các sản phẩm gốm sứ, cách để trang trí nhà cửa, v.v. Ngoài ra, vào những ngày lễ đặc biệt, website sẽ đưa ra một vài gợi ý mua sắm với mức giá ưu đãi.

10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất-SugarBoo & Co
Website của SugarBoo & Co
  • Lĩnh vực: Phụ kiện & đồ dùng thủ công
  • Website: https://sugarbooandco.com/
  • Lưu lượng truy cập: 43.3 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 341,993 (Hoa Kỳ) và 934,576 (Toàn cầu)

Autograph Foliages

Autograph Foliages là thương hiệu cây cảnh dành cho gia đình và các địa điểm thương mại hàng đầu nước Mỹ. Công ty cung cấp nhiều bộ sưu tập cây cảnh theo mùa và các ngày lễ như Giáng Sinh chẳng hạn. Ngoài ra, Autograph Foliages là đối tác lâu năm của nhiều ông lớn như Walt Disney World, Universal Studio, Warner Bros, Seaworld Parks & Entertainment. Điều này là minh chứng cho chất lượng cây cảnh của thương hiệu này. 

Website được xây dựng với BigCommerce trưng bày sản phẩm mới và theo mùa. Để xem giá từng sản phẩm khách hàng cần đăng ký tài khoản trên website hoặc có thể đăng ký để nhận newsletter hàng tuần về mẹo chăm sóc cây, trang trí, v.v.

10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất-Autograph Foliages
Website của Autograph Foliages
  • Lĩnh vực: Cây cảnh
  • Website: https://autographfoliages.com/
  • Lưu lượng truy cập: 24.9 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 260,791 (Hoa Kỳ) và 1,441,394 (Toàn cầu)

Body Bliss

Body Bliss được thành lập năm 1999 và chính thức ra mắt vào năm 2000 chuyên cung cấp đa dạng sản phẩm chăm sóc cá nhân. Trong hơn 20 năm phát triển, công ty tiếp tục nghiên cứu, tinh chỉnh để mang đến những sản phẩm vì lợi ích sức khỏe khách hàng với thành phần lành tính và thân thiện với môi trường. 

Website BigCommerce của Body Bliss được thiết kế tối giản với danh mục sản phẩm được sắp xếp hợp lý để khách hàng dễ lựa chọn bên cạnh các ưu đãi hấp dẫn như quà tặng miễn phí, giao hàng miễn phí. Ngoài ra, Instagram là mạng xã hội công ty chú trọng để tương tác với khách hàng và cũng được tích hợp vào website để khách hàng tiện theo dõi các cập nhật mới nhất. 

10 Website Thương Mại Điện Tử BigCommerce Nổi Bật Nhất-Body Bliss
Website của Body Bliss
  • Lĩnh vực: Mỹ phẩm
  • Website: https://bodybliss.com/
  • Lưu lượng truy cập: 7.1 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 3,416,815 (Hoa Kỳ) và 9,843,202 (Toàn cầu)

Trên đây là bài tổng hợp và đánh giá của SECOMM cho 10 website thương mại điện tử đã thành công với nền tảng BigCommerce giúp chinh phục khách hàng và trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử chuyên nghiệp.

Liên hệ với SECOMM hoặc gọi hotline (02871089908) ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
8,525
0
1
11/06/2023
5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (7)
ĐÁNH GIÁ 5 NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XÂY DỰNG WEBISTE BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Trong khoảng thời gian gần đây, thương mại điện tử ngày càng phổ biến với thị trường Việt Nam và dần trở thành hình thức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau theo đuổi. Đặc biệt với ngành bán lẻ điện thoại di động, thị phần online của các hệ thống bán lẻ điện thoại di động ngày càng tăng nhanh. Điển hình như Thế Giới Di Động – hệ thống bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam có thị phần trực tuyến tăng từ 11,6% lên 17,5% chỉ trong 1 tháng (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2021)

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam thường lựa chọn việc triển khai website thương mại điện tử làm kênh chủ lực trong thương mại điện tử. Nhờ xây dựng hệ thống website hiệu quả, nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động đã không chỉ nắm bắt được thời cơ thúc đẩy doanh thu mà còn phát triển kinh doanh một cách bền vững. Đặc điểm chung làm nên thành công này đều nằm ở nền tảng thương mại điện tử. Mỗi loại nền tảng thương mại điện tử đều có điểm khác biệt riêng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển trên con đường kinh doanh trực tuyến. Nền tảng dạng dịch vụ (SaaS) được nhà cung cấp thiết kế sẵn toàn bộ hệ thống, từ cung cấp hosting, giao diện, tính năng cho đến bảo trì hạ tầng công nghệ. Do đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và vận hành hệ thống website mà không cần bận tâm nhiều đến vấn đề kỹ thuật cũng như không cần đầu tư quá nhiều thời gian, chi phí ngay từ lúc ban đầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu, khả năng mở rộng cũng như khả năng tích hợp của hệ thống thấp, chi phí sử dụng sẽ gia tăng theo thời gian. Đối với nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu mã nguồn và kiểm soát dữ liệu, tự do thiết kế giao diện, hệ thống có khả năng mở rộng và độ linh hoạt cao. Dẫu thế, việc sử dụng nền tảng mã nguồn mở thường đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ phát triển chuyên môn, đầu tư chi phí và thời gian nhiều hơn. 

Vậy nền tảng thương mại điện tử nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động ?

Tiêu chí lựa chọn nền tảng

Giao diện người dùng và giao diện quản trị

Giao diện hệ thống thương mại điện tử là được xem như là bộ mặt và là phần ghi điểm cao nhất trong việc kinh doanh trực tuyến. Do đó ngoài việc giao diện đạt chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng vào các hình ảnh sản phẩm được trình bày trên website, tất cả đều cần được đồng bộ và rõ nét. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể đem lại trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng .

Giao diện quản trị viên (admin) phải dễ sử dụng, điều hướng, kiểm soát và quản lý toàn bộ dữ liệu trong hệ thống.

Hệ thống tính năng thương mại điện tử đa dạng

Với việc bán lẻ điện thoại di dộng trực tuyến, hệ thống tính năng thương mại điện tử cần phải đa dạng từ cơ bản đến nâng cao và đặc thù, nhằm đem lại trải nghiệm tối ưu cho người mua cũng như giúp doanh nghiệp thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống thương mại điện tử hiệu quả và bền vững.

Một số chức năng cần có trong hệ thống website thương mại điện tử cho doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động như:

  • Chức năng cơ bản: đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành hệ thống thương mại điện tử như quản lý đơn hàng, danh mục, nội dung, quản lý  marketing, khách hàng, tồn kho, quản lý hệ thống, báo cáo, checkout, thanh toán, vận chuyển, etc.
  • Chức năng nâng cao: Các chức năng giúp tăng trải nghiệm người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn như theo dõi đơn hàng, khôi phục giỏ hàng bị bỏ rơi, gợi ý sản phẩm tương tự, tìm kiếm sản phẩm nhanh, danh mục sản phẩm đa lớp, etc.
  • Chức năng đặc thù: Các chức năng giúp giải quyết triệt để những khó khăn khi triển khai thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động chuyên sâu, đáp ứng tối đa nhu cầu đặc thù của phân khúc khách hàng và doanh nghiệp như các chương trình Flash sale, chương trình trả góp, mua trước trả sau, etc.

Khả năng tích hợp cao

Để có được hệ thống kinh doanh trực tuyến liền mạch, các doanh nghiệp thường cần tích hợp các nền tảng thương mại điện tử với các phần mềm, nền tảng công nghệ khác mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng như: 

  • Thanh toán: tích hợp đa dạng phương thức thanh toán thẻ nội địa đến thẻ quốc tế, cổng thanh toán (Paypal, Stripe, OnePay), ví điện tử (Momo, ZaloPay), etc
  • Vận chuyển: tích hợp với các nhà cung cấp vận chuyển quốc tế (DHL Express, Fedex, Ups, USPS, etc) và các Việt Nam (Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Ninja Van, etc). Ngoài ra còn có các ứng dụng theo dõi đơn hàng giúp xử lý và vận hành các quy trình giao nhận.
  • Phần mềm quản trị: dễ dàng tích hợp các phần mềm CRM, ERP, POS để có được một kết nối liền mạch trên mọi kênh cung ứng từ offline đến online
  • Quản lý tiếp thị: tích hợp thêm các công cụ tiếp thị bổ sung như phần mềm email marketing (MailChimp, Drip…), phần mềm phân tích tiếp thị (Google Analytics, Google Adwords Keywords…), phần mềm quản lý mạng xã hội (Buffer, Hootsuite…). Việc tích hợp với các phần mềm quản lý tiếp thị này có thể giúp doanh nghiệp triển khai chiến dịch marketing, thu hút khách hàng và gia tăng mức độ chuyển đổi giúp tối đa hóa doanh thu kinh doanh thương mại điện tử nói riêng và doanh thu kinh doanh nói chung.

Nền tảng thương mại điện tử được lựa chọn phải có khả năng tích hợp linh hoạt, liền mạch và hiệu quả với các phần mềm trên mà không ảnh hưởng đến mức độ thực thi của từng hệ thống. Việc tích hợp này giúp doanh nghiệp khắc phục những hạn chế của việc vận hành thủ công và tăng tính tự động hóa cho quy trình quản lý back-office lẫn bán hàng, đảm bảo độ chính xác cao và hiệu suất vận hành cho sự phát triển của doanh nghiệp. 

Khả năng mở rộng cao

Nền tảng thương mại điện tử cần có khả năng mở rộng cao để có thể thích ứng và song hành cùng doanh nghiệp từ mọi mô hình đến mọi quy mô. Lựa chọn đúng nền tảng có thể song hành từ khi còn là startup, SME cho đến khi trở thành các doanh nghiệp lớn, từ mô hình kinh doanh B2B, B2C, D2C cho đến B2B2C giúp doanh tiết kiệm ngân sách về mặt lâu dài mà vẫn xây dựng được một hệ thống bền vững, hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp. Khả năng mở rộng cao đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như mở rộng nhiều website, đa quốc gia, đa tiền tệ, đa kênh, etc. Không chỉ dừng ở đó, các nền tảng có khả năng mở rộng cao còn đảm bảo vận hành hệ thống ổn định bất kể lưu lượng truy cập và giao dịch gia tăng theo thời gian. 

Đánh giá 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động

Shopify

5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (1)
Nền tảng thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động Shopify

Shopify là “ông lớn” được nhiều doanh nghiệp biết đến trong lĩnh vực xây dựng hệ thống thương mại điện tử dạng dịch vụ (SaaS). Nền tảng này được ưa chuộng vì đặc tính dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh chóng cũng như chi phí khởi điểm thấp, phù hợp với nhiều doanh nghiệp SMEs.

Tiêu chí về giao diện

Về giao diện người dùng, Shopify cung cấp nhiều theme đẹp mắt, tương thích tốt trên đa thiết bị, phù hợp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề bao gồm ngành bán lẻ điện thoại di động, chuẩn UI/UX nhưng không thể chỉnh sửa các chi tiết theo nét đặc trưng của doanh nghiệp. 

Về giao diện cho quản trị viên, khi thực hiện việc quản lý trên máy tính, quản trị viên có thể dễ dàng quản lý tất cả khía cạnh của website trên desktop. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể dùng một số chức năng như xem các hoạt động gần đây, cập nhật danh mục, quản lý đơn hàng, etc trên phiên bản dành cho thiết bị di động.

Tiêu chí về hệ thống chức năng

Hệ thống chức năng của Shopify tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu cơ bản và nâng cao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng để sử dụng các chức năng nâng cao thì doanh nghiệp phải chi trả thêm một khoản tiền nhất định theo tháng, dẫn đến chi phí sử dụng hệ thống chức năng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nền tảng lại không có quá nhiều chức năng có phù hợp với ngành bán lẻ điện thoại di động, ngoài trừ chức năng trả góp. Riêng về các chức năng đặc thù cần xây dựng và phát triển thêm thì doanh nghiệp khó có thể làm được trên nền tảng dạng dịch vụ như Shopify.

Tiêu chí về khả năng tích hợp 

Với Shopify, doanh nghiệp không thể tác động đến mã nguồn và cũng khó có thể tích hợp với các phần mềm bên thứ ba. Do đó, khi lựa chọn nền tảng Shopify, doanh nghiệp chỉ có thể tí́ch hợp với các phần mềm đối tác có sẵn trên nền tảng hoặc các phần mềm được chính Shopify phát triển.

Một số phần mềm có thể tích hợp với Shopify như:

  • Thanh toán: Paypal, Stripe, SagePay, AliPay Global…
  • Vận Chuyển: USPS, UPS và DHL…
  • Phần mềm quản trị: Shopify’s ERP (Mircosoft Dynamic 365, Business Central, Oracle NetSuite, Infor, Acumatica, và Brightpearl)
  • Quản lý tiếp thị: Tích hợp email marketing (Mail chimp, Drip, …), kênh bán hàng ( Facebook, Instagram, Youtube…), quảng cáo (Google ads…).

Tiêu chí về khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng trên nền tảng dạng dịch vụ Shopify tương đối giới hạn vì doanh nghiệp không có khả năng tác động đến mã nguồn để chỉnh sửa, nâng cấp website. Chính vì vậy nên các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động thường chỉ có thể sử dụng Shopify trong thời gian đầu. 

Chi phí sử dụng

Shopify đã phát triển nhiều gói dịch vụ giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn:

  • Basic Shopify: $29/tháng phù hợp với những doanh nghiệp mới, có doanh số bán hàng chưa đáng kể.
  • Shopify: $79/tháng phù hợp với những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến đang trên đà tăng trưởng.
  • Advanced Shopify: $299/tháng phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô và cần các công cụ báo cáo, phân tích nâng cao.

Ngoài ra, Shopify còn phát triển thêm các gói dịch vụ khác để phục vụ đa dạng nhu cầu doanh nghiệp:

  • Shopify Lite: $9/tháng thích hợp với doanh nghiệp muốn thêm nút bán hàng và dịch vụ thanh toán trên website hoặc blog sẵn có.
  • Shopify Plus: $2000/tháng cung cấp giải pháp thương mại điện tử nâng cao cho các doanh nghiệp lớn cần xử lý một lượng đơn hàng lớn

Đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: 2/ 5

Shopify là một nền tảng tốt cho các doanh nghiệp SMEs, không cần đầu tư quá nhiều chi phí cũng như thời gian để có được một hệ thống thương mại điện tử. Trái ngược với những lợi ích, Shopify hạn chế về mặt tính năng nâng cao, tính năng đặc thù cũng như độ tùy biến, doanh nghiệp phải chấp nhận việc tính năng không có trên website hiện tại và chuyển đổi nền tảng khi muốn xây dựng hệ thống chuyên sâu phù hợp với đặc thù và phát triển bền vững trong tương lai. 

WooCommerce

5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (4)
Nền tảng thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động WooCommerce

WooCommerce là CMS mã nguồn mở dưới dạng plugin của WordPress được giới thiệu vào năm 2011, hoàn toàn miễn phí và cho phép doanh nghiệp biến website WordPress thành cửa hàng trực tuyến.

Tiêu chí về giao diện

WooCommerce sở hữu và cung cấp cho doanh nghiệp thư viện biễu mẫu phong phú cho ngành bán lẻ điện thoại di động cũng như các ngành bán đồ điện tử được xây dựng kỹ càng và thân thiện với người dùng. Do đó doanh nghiệp có thể thuận tiện thiết kế và xây dựng hệ thống thương mại điện tử ngay từ lúc ban đầu mà không cần biết quá nhiều về thông tin chuyên sâu.

Vì WooCommerce là một plugin của WordPress nên quản trị viên sẽ tiếp tục quản lý website trên chính giao diện của WordPress. Điều này giúp cho các doanh nghiệp đang sử dụng WordPress dễ dàng thích nghi, sử dụng và điều hướng hệ thống.

Tiêu chí về hệ thống chức năng

WooCommerce có khá nhiều tính năng từ cơ bản cho đến nâng cao có thể hỗ trợ doanh nghiệp vận hành một website thương mại điện tử.Tuy nhiên, nền tảng này lại có một số hạn chế về các tính năng đặc thù cho ngành bán lẻ điện thoại di động. Ngoài ra, dù là mã nguồn mở nhưng doanh nghiệp cũng khó có thể phát triển tính năng đặc thù và riêng biệt trên WooCommerce vì thường dễ gây ra sự bất ổn cho hệ thống.

Tiêu chí về khả năng tích hợp

Các phần mềm bên thứ ba có thể tích hợp tốt với WooCommerce nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, chi phí, cải thiện hiệu suất kinh doanh và tăng tính tự động hóa cho quy trình vận hành quản lý.

  • Thanh toán: Stripe, PayPal, Apple Pay và Square…
  • Vận Chuyển: USPS, UPS và Fedex…
  • Phần mềm quản trị: Odoo, Square POS, và WP ERP.
  • Quản lý tiếp thị: Google Listings, Google Ads, Facebook Pixel… 

Tiêu chí về khả năng mở rộng

Điểm trừ lớn nhất với WooCommerce là việc nền tảng còn hạn chế về khả năng mở rộng. Vì hệ thống thường không ổn định và dễ dàng quá tải khi có nhiều hơn 2,000 SKUs cũng như quá nhiều themes, plugins trên hệ thống.

Chi phí sử dụng:

Nền tảng WooCommerce là nền tảng mã nguồn mở do đó nền tảng hoàn toàn miễn phí sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trả phí phát triển khi sử dụng nền tảng như chi phí đăng ký tên miền ($15), chi phí hosting ($120/năm) và chi phí phát triển hệ thống (dao động từ $3,000 – $10,000 tùy thuộc vào độ phức tạp của hệ thống). 

Đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: 3/ 5

WooCommerce là một nền tảng tốt cho các doanh nghiệp hiện đang sử dụng WordPress và có nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử. Tuy nhiên, nền tảng còn hạn chế về việc tùy biến và tinh chỉnh các tính năng đặc thù, vì việc can thiệp chỉnh sửa dễ gây ra sự bất ổn định cho hệ thống cũng như có khả năng cao các tính năng được xây dựng không tương thích với nền tảng này. Thêm vào đó, để tùy chỉnh hệ thống phù hợp dựa trên hệ thống tính năng sẵn có, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư nhiều ngân sách và tốn nhiều thời gian.

BigCommerce

5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (2)
Nền tảng thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS tại USA, có hơn 600,000 cửa hàng trực tuyến khắp thế giới tin dùng. 

Tiêu chí về giao diện

BigCommerce sở hữu một kho themes phong phú, có hơn hơn 160 biểu mẫu, themes đa dạng cho ngành bán lẻ điện thoại di động cũng như cho ngành điện tử. Tất cả các biểu mẫu này đều được thiết kế theo chuẩn UI/UX, cho phép dễ dàng tinh chỉnh các chi tiết cho phù hợp với thương hiệu. 

Về phần giao diện cho quản trị viên, doanh nghiệp có thể quản lý cửa hàng trên một màn hình trực diện và dễ theo dõi. 

Tiêu chí về hệ thống chức năng

Hệ thống chức năng của BigCommerce tương đối đầy đủ và sẵn có, đáp ứng nhu cầu từ cơ bản cho đến các chức năng nâng cao cũng như đặc thù cho các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động. Tuy nhiên, vì BigCommerce cũng là một nền tảng SaaS nên doanh nghiệp không thể tác động đến mã nguồn và không thể phát triển thêm các chức năng khác mà không có sẵn trên nền tảng, chỉ có thể dùng các tính năng được BigCommerce cung cấp hoặc thuộc đối tác của nền tảng này.

Các chức năng nâng cao và đặc thù tiêu biểu sẵn có trên BigCommerce phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động như:

  • Đa tiền tệ
  • Tính năng SEO nâng cao
  • Tính năng đánh giá và review
  • Tính năng báo cáo nâng cao
  • Tính năng trả góp

Tiêu chí về khả năng tích hợp

BigCommerce có khả năng tích hợp tương đối cao, nền tảng có thể tích hợp với nhiều phần mềm nổi tiếng lớn khác nhằm hỗ trợ cho việc vận hành hệ thống của doanh nghiệp. 

Một số phần mềm có thể tích hợp với BigComemrce: 

  • Thanh toán: Stripe, PayPal, ApplePay, Checkout
  • Vận Chuyển: ShipStation, Amazon Shipping, Easyship, Route…
  • Phần mềm quản trị ERP (NetSuite ERP, Acumatica Cloud ERP,…), CRM (HubSpot, Revamp) 
  • Quản lý tiếp thị: Tích hợp email marketing  (Mail chimp, Drip, …), mạng xã hội ( Facebook, Instagram, Youtube…)

Tiêu chí về khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng của hệ thống dựa trên gói dịch vụ BigCommerce mà doanh nghiệp sử dụng. Nền tảng có thể hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, đa tiền tệ cũng như đa ngôn ngữ. Ngoài ra, BigCommerce còn có thể hỗ trợ vận hành hệ thống ổn định cho doanh nghiệp xữ lý hàng nghìn SKUs. 

Chi phí sử dụng:

Hiện tại, BigCommerce đang hỗ trợ 3 giải pháp trọn gói và 1 giải pháp theo yêu cầu:

  • Gói Standard: $29,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $50,000
  • Gói Plus: $79,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $180,000
  • Gói Pro: $299,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $400,000 
  • Gói Enterprise: dành cho các doanh nghiệp có doanh số lớn và chi phí sẽ dựa trên doanh số bán hàng trực tuyến của thương hiệu.

Đánh giá dựa trên tiêu chí: 3/ 5

BigCommerce gần như là một nền tảng dạng SaaS toàn diện cho các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động có thể bắt đầu hành trình thương mại điện tử. Nền tảng có thể phù hợp cho mọi loại hình kinh doanh từ B2B, B2C, B2B2C tùy thuộc vào gói sử dụng của doanh nghiệp. Tuy nhiên điểm hạn chế của việc sử dụng nền tảng này là doanh nghiệp bị giới hạn khả năng tùy chỉnh chức năng trên hệ thống, giới hạn về mức doanh thu hằng năm với mỗi gói đăng ký cũng như không thể sở hữu được mã nguồn. 

Haravan

5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (3)
5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động Haravan

Là một trong những nền tảng nổi tiếng ở thị trường Việt Nam với hơn 50.000 người kinh doanh và thương hiệu tin dùng, Haravan được thành lập năm 2014 và là một nền tảng dạng dịch vụ dựa trên Shopify. 

Tiêu chí về giao diện

Tương tự như các nền tảng dạng SaaS khác, Haravan sở hữu một kho themes phong phú với hơn 400 giao diện mẫu và tất cả đều được thiết kế theo chuẩn UX/UI. Không chỉ thế, doanh nghiệp còn có thể hiệu chỉnh giao diện cho phù hợp với nét đặc trưng và nhấn mạnh sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, giao diện dành cho quản trị viên có hỗ trợ tiếng Việt, gần gũi nên doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng.

Tiêu chí về hệ thống chức năng 

Nền tảng Haravan có đầy đủ các chức năng cơ bản và nâng cao giúp cho doanh nghiệp có được website thương mại điện tử nhanh chóng. Đồng thời, nền tảng cũng có được một vài chức năng đặc thù phù hợp cho ngành bán lẻ điện thoại di động, ví dụ như tính năng trả góp. Tuy nhiên, tương tự như Shopify và BigCommerc, doanh nghiệp không thể phát triển các chức năng khác mà chỉ có thể dùng các chức năng có sẵn trong kho và được Haravan phát triển.

Tiêu chí về khả năng tích hợp

Đối với các tiện ích bên thứ 3 nằm ngoài hệ sinh thái của Haravan, doanh nghiệp khó có thể tích hợp với website thương mại điện tử, đó là một điểm hạn chế lớn của các nền tảng dạng dịch vụ. Các phần mềm có thể tích hợp với nền tảng chủ yếu được sử dụng tại Việt Nam như:

  • Thanh toán: ví điện tử (Momo, Moca, ZaloPay, SmartPay, ShopeePay…), cổng thanh toán (VNPay, Napas, Payoo, OnePay…), thẻ (ATM, Visa, Master)
  • Vận chuyển: nội địa (Giao Hàng Nhanh, Viettel Post, Giao Hàng Tiết Kiệm, GrabExpress, VNPost, Ninja Van) , quốc tế- Mỹ và Thái Lan (DHL)
  • Phần mềm quản trị: CRM (CRMViet), ERP, POS (Teamcrop)
  • Quản lý tiếp thị: quảng cáo (Google ads…), chatbot (Facebook, Instagram…), Khách hàng thân thiết (Haraloyaty).

Tiêu chí về khả năng mở rộng

Một điểm hạn chế khác của nền tảng Haravan là khả năng mở rộng. Nền tảng hiện tại chỉ có thể hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ mà không thể mở rộng lên đa website cũng như việc quản lý mọi thông tin dữ liệu trên nền tảng. 

Chi phí sử dụng:

Để sử dụng Haravan, doanh nghiệp cần chi trả một khoản chi phí vừa phải hằng tháng, dao động từ 200.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ tùy theo nhu cầu doanh nghiệp:

  • Standard: 200.000 VNĐ/tháng phù hợp với nhà bán hàng cá nhân
  • Pro: 600.000 VNĐ/tháng dành cho doanh nghiệp muốn triển khai Omnichannel
  • Grow: 1.500.000 VNĐ/tháng với ưu điểm tự động hoá các chương trình chăm sóc và bán lại khách hàng cũ
  • Scale: 3.000.000 VNĐ/tháng giúp kiến tạo tập khách hàng trung thành.

Đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: 3 /5

Nền tảng Haravan là một nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam không có quá nhiều kinh nghiệm về công nghệ cũng như không cần đầu tư quá nhiều chi phí ngày từ lúc ban đầu. Tuy nhiên khi doanh nghiệp dần phát triển và mở rộng hơn, Haravan sẽ không còn đủ chức năng để duy trì hoạt động kinh doanh. Lúc này, doanh nghiệp buộc phải chuyển sang nền tảng chuyên sâu hơn như Magento, WooCommerce, OpenCart. Tất nhiên, việc chuyển đổi nền tảng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề khác như chi phí, thời gian, nhân sự, etc.

Magento

5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (5)
Nền tảng thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động Magento

Magento là nền tảng mã nguồn mở chuyên sâu về thương mại điện tử. Magento hiện có 2 phiên bản: Open Source (miễn phí) và Commerce (trả phí). Nền tảng được biết đến là một trong những nền tảng thương mại điện tử toàn diện với nhiều ưu điểm vượt trội như hệ thống tính năng đa dạng, khả năng linh hoạt và mở rộng cao, hệ sinh thái đa dạng, tính bảo mật tối ưu. 

Tiêu chí về giao diện

Magento không sở hữu một kho themes phong phú như các nền tảng khác trên thị trường, tuy nhiên từng theme trên nền tảng được thiết kế một cách tỉ mỉ và độc đáo, chuẩn UX/UI, mang tính thẩm mỹ cao để truyền tải giá trị thương hiệu và sản phẩm, thu hút khách hàng mua sắm tại hệ thống. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cũng như thời gian nhất khi dùng các themes có sẵn trên hệ thống. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tinh chỉnh dựa trên các themes để tăng yếu tố nhận diện thương hiệu. Cuối cùng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự do thiết kế giao diện, tăng mạnh yếu tố nhận diện thương hiệu, đem lại một trải nghiệm hành trình thoải mái khi sử dụng hệ thống. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần đầu tư kỹ lưỡng về thời gian cũng như chi phí thiết kế. 

Về giao diện cho quản trị viên, giao diện ở phiên bản Magento 1 được đánh giá là khó sử dụng. Tuy nhiên, ở phiên bản Magento 2, giao diện đã được phát triển với dashboard trực quan hơn nhằm giúp các quản trị viên có thể dễ điều hướng, dễ sử dụng và rút ngắn thời gian thích nghi.

Tiêu chí về hệ thống chức năng

Nền tảng thương mại điện tử Magento có hệ thống tính năng vô cùng đa dạng và chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao đến đặc thù, giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ điện thoại di động dễ dàng xây dựng và phát triển hệ thống nhanh chóng trong thời gian ngắn hạn và bền vững trong dài hạn.

Với hệ thống chức năng cơ bản bao gồm Quản lý Danh mục, Quản lý Nội dung, Quản lý Khách hàng, Quản lý Marketing, Quản lý Đơn hàng, Quản lý Cửa hàng, Quản lý Hệ thống, Giỏ hàng và Checkout, Báo cáo & Phân tích, đáp ứng các nhu cầu căn bản để doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động có thể bắt đầu kinh doanh trực tuyến dễ dàng hơn.

Đặc biệt, Magento còn có nhiều chức năng nâng cao cho bản lẻ điện thoại di dộng  như hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, đa cửa hàng, PWA, MSI, ElasticSearch, etc giúp tăng trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn.

Về tính năng đặc thù, doanh nghiệp có thể phát triển các tính năng đặc thù cho ngành như tính năng trả góp, flash sale, xây dựng các chương trình khuyến mãi theo mùa, tìm kiếm nhanh, chọn giờ giao hàng, etc nhờ khả năng tùy biến linh hoạt trên mã nguồn mở.

Khả năng tích hợp

Một trong những ưu điểm nổi bật của Magento là khả năng tích hợp dễ dàng với các phần mềm bên thứ ba như:

  • Thanh toán: thẻ (ATM, Visa, Master…), ví điện tử (Momo, Zalo Pay….), cổng thanh toán (OnePay, VNPay, PayPal,…), thanh toán COD (Cash on Delivery), etc.
  • Vận chuyển: tích hợp các dịch vụ  trong và ngoài nước như: Fedex, DHL, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Viettel Post,… 
  • Phần mềm quản tri: hoạt động vô cùng hiệu quả với hầu hết các POS (Square…), CRM (Salesforce,…), ERP (SAP, Oracle, Odoo)
  • Quản lý tiếp thị: nền tảng có thể tích hợp nhiều phần mềm quản lý khác nhau từ email marketing (Mailchimp..), quảng cáo (Facebook, Google… ) 

Khả năng mở rộng

Magento hỗ trợ vận hành hệ thống ổn định dù website có lượng traffic tăng dần theo thời gian hay tăng cao đột biến trong các chiến dịch kinh doanh, khả năng xử lý lên đến 500,000 sản phẩm và hàng nghìn giao dịch trong một giờ.

Ngoài ra, Magento còn hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thành nhiều website cho nhiều quốc gia và tất cả có thể quản lý trên cùng một “màn hình”. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể truy cập và quản trị mọi dữ liệu của nhiều website/cửa hàng cùng lúc chỉ với một hệ thống Magento trung tâm. Với các hỗ trợ có sẵn về chuyển đổi ngôn ngữ từ Magento, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống thương mại điện tử với nội dung và ngôn ngữ phù hợp với các đối tượng khách hàng đang dạng trên toàn cầu. 

Bên cạnh đó, hệ thống Magento cũng cho phép chuyển đổi dễ dàng các đơn vị tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trên nhiều quốc gia, hỗ trợ khách hàng giao dịch tiện lợi với trải nghiệm mua hàng tối ưu.

Chi phí sử dụng

Một trong những hạn chế lớn mà khiến các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động lựa chọn sử dụng Magento là chi phí phát triển ban đầu cao. Theo ước tính, một hệ thống đầy đủ chức năng được phát triển trên nền tảng Magento thường có chi phí phát triển tối thiểu từ 10.000 – 100.000 USD. Ngoài hệ thống tính năng phức tạp và chuyên sâu thì yếu tố quan trọng làm chi phí triển khai Magento cao hơn các nền tảng khác là yêu cầu đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm.  

Đánh giá dựa trên tiêu chí: 4/ 5

Nền tảng Magento là một nền tảng toàn diện cho việc kinh doanh thương mại điện tử vì có được nhiều ưu điểm vượt trội từ giao diện, hệ thống chức năng ̣đến khả năng tích hợp cũng như là khả năng mở rộng. Do đó, Magento là nền tảng phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động lớn từ B2B, B2C, hoặc D2C đã có số lượng khách hàng sẵn và có nhu cầu phát triển một hệ thống thương mại điện tử dài hạn. Với nền tảng này, doanh nghiệp có thể phát triển liên tục các thành phần trên hệ thống thương mại điện tử để đảm bảo quá trình vận hành luôn đạt hiệu suất tối ưu và phát triển bền vững cùng doanh nghiệp.

5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động
5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động

Lựa chọn nền tảng phù hợp cho việc kinh doanh thương mại điện tử là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động. Việc lựa chọn chính xác nền tảng giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian cũng như chi phí phát triển website và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trái lại, khi lựa chọn không phù hợp sẽ dẫn đến việc chuyển đổi nền tảng, hao tốn thời gian đến ngân sách. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét các mục tiêu, vấn đề trong mô hình hiện tại để có thể lựa chọn nền tảng phù hợp nhất để có thể tiết kiệm các chi phí, thời gian, và tận dụng các tài nguyên một cách tối đa và tăng mức độ doanh thu lên mức cao nhất.

SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh bán lẻ điện thoại di động đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay SECOMM ngay để được tư vấn miễn phí !!!

2
8,331
0
1
14/03/2022
nền tảng thương mại điện tử SaaS - Top 3 SaaS eCommerce platforms: Haravan, Shopify and BigCommerce
TOP 3 NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SAAS: HARAVAN, SHOPIFY, VÀ BIGCOMMERCE

Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ dưới dạng một phần mềm phục vụ mục đích kinh doanh thương mại điện tử. Nói một cách đơn giản hơn, nhà cung cấp tạo ra một phần mềm giúp xây dựng hệ thống thương mại điện tử và doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản chi phí nhất định để sử dụng dịch vụ này.

Hiện nay, các nền tảng thương mại điện tử SaaS đã và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để khởi động kinh doanh thương mại điện tử cho thương hiệu vì đặc tính đơn giản, có thể triển khai thương mại điện tử nhanh chóng với chi phí thích hợp.

Haravan 

Haravan là một nền tảng xây dựng hệ thống thương mại điện tử hỗ trợ bán hàng đa kênh phổ biến nhất hiện nay. Được chính thức ra mắt vào năm 2014, Haravan mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp với chi phí hợp lý.

Haravan
Haravan là một nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ bán hàng đa kênh phổ biến hiện nay

Giao diện

Haravan cung cấp một kho giao diện đa dạng, chuẩn UI/UX để doanh nghiệp có thể lựa chọn theme phù hợp với phong cách, hình ảnh của thương hiệu. Đồng thời giao diện dành cho quản trị viên (admin) cũng được nhiều doanh nghiệp đánh giá là dễ sử dụng, có hỗ trợ tiếng Việt nên không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng. Tuy nhiên, để tăng số lượng tài khoản admin thì doanh nghiệp phải trả thêm chi phí.

Chức năng

Haravan sở hữu một kho ứng dụng phong phú, hỗ trợ bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp từ POS (Point of Sales – Bán tại cửa hàng), thương mại mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram), sàn thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada, Sendo) cho đến website doanh nghiệp. 

Thêm vào đó, Haravan còn tích hợp các tiện ích khác để tối ưu hóa hành trình mua hàng của người dùng như quản lý giỏ hàng, dịch vụ thanh toán (Momo, Moca, VNPay, Visa…), vận chuyển (GHN, GHTK, Ninja Van…).

Tuy nhiên, mức độ của các chức năng sẵn có của Haravan chỉ dừng lại ở mức vừa đủ để doanh nghiệp có thể kinh doanh online thuận lợi chứ chưa đủ hoàn hảo để đi đường dài. Vì Haravan là nền tảng SaaS nên doanh nghiệp khó có thể tùy biến hoặc mở rộng các tính năng nằm ngoài hệ sinh thái của Haravan.

Thời gian

Bằng các thao tác kéo thả và lựa chọn đơn giản trên Haravan, doanh nghiệp chỉ mất khoảng 30 phút để sở hữu website thương mại điện tử với đầy đủ chức năng cần thiết để kinh doanh trực tuyến.

Chi phí

Để sử dụng Haravan, doanh nghiệp cần chi trả một khoản chi phí nhất định hằng tháng, dao động từ 200.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ tùy theo nhu cầu doanh nghiệp:

  • Standard: 200.000 VNĐ/tháng phù hợp với nhà bán hàng cá nhân
  • Pro: 600.000 VNĐ/tháng dành cho doanh nghiệp muốn triển khai Omnichannel
  • Grow: 1.500.000 VNĐ/tháng với ưu điểm tự động hoá các chương trình chăm sóc và bán lại khách hàng cũ
  • Scale: 3.000.000 VNĐ/tháng giúp kiến tạo tập khách hàng trung thành.

Hiện nay, Haravan ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam, nhất là mô hình B2C hoặc doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm low-involvement (ít cân nhắc) bởi khả năng triển khai nhanh với mức phí hợp lý. Một số doanh nghiệp đang sử dụng Haravan có thể kể đến như Vinamilk, Juno, L’Oréal. 

Shopify

Shopify là nền tảng thương mại điện tử được thiết kế trên mô hình SaaS dành cho các cửa hàng trực tuyến và hệ thống điểm bán lẻ. Shopify được cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử quốc tế ưa chuộng vì đặc tính dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh và chi phí khởi điểm phù hợp.

Shopify
Shopify là nền tảng SaaS được thiết kế dành cho các cửa hàng trực tuyến và hệ thống điểm bán lẻ

Giao diện

Về phía giao diện người dùng, Shopify cung cấp nhiều theme đẹp mắt, tương thích tốt trên đa thiết bị, phù hợp với nhiều lĩnh vực. Về giao diện quản trị viên, Shopify cũng được đánh giá dễ sử dụng, có cung cấp phiên bản tiếng Việt phục vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tương tự như Haravan, doanh nghiệp phải nâng cấp gói dịch vụ để tăng số lượng tài khoản admin.

Chức năng

So với Haravan thì Shopify đa dạng tính năng và tiện ích bổ sung hơn, từ quản lý đơn hàng, sản phẩm cho đến việc phân tích và lên chiến lược kinh doanh, marketing cho doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, với một vài chức năng chuyên biệt thì doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí hoặc “chấp nhận” không có trên website vì Shopify không thể tùy biến hoặc mở rộng như các nền tảng mã nguồn mở.

Thời gian

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hệ thống mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian nhất định để làm quen với Shopify nhưng nhìn chung thì doanh nghiệp sẽ không tốn nhiều thời gian khi xây dựng website, trung bình mất từ 1 – 2 ngày. 

Chi phí

Được xem là một “ông lớn” trong nền tảng SaaS nên Shopify đã phát triển nhiều gói dịch vụ giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn:

  • Basic Shopify: $29/tháng phù hợp với những doanh nghiệp mới, có doanh số bán hàng chưa đáng kể.
  • Shopify: $79/tháng phù hợp với những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến đang trên đà tăng trưởng.
  • Advanced Shopify: $299/tháng phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô và cần các công cụ báo cáo, phân tích nâng cao.

Ngoài ra, Shopify còn phát triển thêm các gói dịch vụ khác để phục vụ đa dạng nhu cầu doanh nghiệp:

  • Shopify Lite: $9/tháng thích hợp với doanh nghiệp muốn thêm nút bán hàng và dịch vụ thanh toán trên website hoặc blog sẵn có.
  • Shopify Plus: $2000/tháng cung cấp giải pháp thương mại điện tử nâng cao cho các doanh nghiệp lớn cần xử lý một lượng đơn hàng lớn.

Shopify đang ngày càng mở rộng và nâng cấp dịch vụ để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả và là nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp B2C. Tuy nhiên, chi phí phát sinh hằng tháng lại là trở ngại lớn vì doanh nghiệp phải chi trả thêm khá nhiều để sử dụng thêm các tiện ích bổ sung. Các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng Shopify như Sony Việt Nam, Vsmart và DHC Việt Nam.

BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS được ra mắt vào năm 2009 nhưng đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng phát triển hệ thống thương mại điện tử. Mặc dù sinh sau đẻ muộn hơn so với các nền tảng khác nhưng BigCommerce không hề kém cạnh trong hệ thống chức năng, kho giao diện và hiệu năng của website. BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS nổi tiếng cộng đồng thiết kế website thương mại điện tử

Giao diện

BigCommerce cung cấp nhiều giao diện mẫu, vừa đẹp mắt vừa tương thích với hành vi người tiêu dùng, trong đó bao gồm 12 phiên bản miễn phí và hơn 160 phiên bản tính phí. Phần giao diện quản trị viên của BigCommerce được đánh giá đơn giản, dễ sử dụng và giúp doanh nghiệp dễ dàng thiết lập website thương mại điện tử nhanh. Tuy nhiên, BigCommerce vẫn chưa có phiên bản tiếng Việt nên các doanh nghiệp cần lưu ý tuyển dụng và đào tạo nhân sự có trình độ tiếng Anh để phát triển và quản lý website.

Chức năng

Trong các gói dịch vụ mà BigCommerce cung cấp đã đầy đủ các chức năng và tiện ích bổ sung để doanh nghiệp có thể khởi động kinh doanh trực tuyến hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng tùy chỉnh và mở rộng tính năng của BigCommerce còn nhiều hạn chế, dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp không thể điều chỉnh theo nhu cầu riêng để xử lý các bài toán về đặc thù ngành.

Thời gian

Thời gian để triển khai một website trên BigCommerce khá nhanh, một phần nhờ vào các thao tác kéo-thả của tính năng Page Builder. Thời gian trung bình để xây dựng website trên BigCommerce là 1-2 ngày.

Chi phí 

Hiện tại, BigCommerce đang hỗ trợ 3 giải pháp trọn gói và 1 giải pháp theo yêu cầu:

  • Gói Standard: $29,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $50,000
  • Gói Plus: $79,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $180,000
  • Gói Pro: $299,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $400,000 
  • Gói Enterprise: Dành cho các doanh nghiệp có doanh số lớn và chi phí sẽ dựa trên doanh số bán hàng trực tuyến của thương hiệu.

Từ đó, BigCommerce sẽ tính thêm chi phí dựa trên doanh số bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp. 

Nhìn chung, BigCommerce không hề kém cạnh Haravan và Shopify trên mọi phương diện, vấn đề lớn nhất hiện tại có lẽ chính là nền tảng này vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời điểm hiện tại, BigCommerce sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp Startup hoặc SME vì chi phí hợp lý với đầy đủ tính năng cần thiết hơn so với 2 nền tảng trên.

Nền tảng thương mại điện tử SaaS nào phù hợp với doanh nghiệp?

Kế thừa ưu điểm của nền tảng thương mại điện tử saas, cả 3 nền tảng Haravan, Shopify và BigCommerce đều có các đặc điểm chung là hệ thống sẵn có, dễ sử dụng, đa dạng giao diện và đầy đủ tính năng để triển khai thương mại điện tử nhanh với chi phí hợp lý trong thời gian đầu.

nền tảng thương mại điện tử SaaS
3 nền tảng Haravan, Shopify và BigCommerce đều kế thừa ưu điểm của nền tảng thương mại điện tử SaaS

Để tận dụng lợi thế cạnh tranh về mặt chi phí và các chức năng được thiết kế tương thích với hành vi người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng Haravan nếu chỉ kinh doanh trong nước. Ngược lại, nếu có mục tiêu mở rộng kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp có thể suy xét Shopify và BigCommerce. Hiện tại, Shopify sở hữu đa dạng chủ đề theme và chức năng cho doanh nghiệp lựa chọn hơn. Đồng thời Shopify được đánh giá hỗ trợ live chat 24/7 tốt hơn, sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nhờ thế mà Shopify sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh số cao. Về phần BigCommerce, nền tảng này đóng gói các chức năng trong các giải pháp hợp lý hơn và không bị giới hạn số lượng quản trị viên như Shopify nên sẽ thích hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc nhỏ.

Nhưng về đường dài, việc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử SaaS như Haravan, Shopify, BigCommerce sẽ gặp một số bất cập sau:

  • Trùng lặp ý tưởng giao diện: Do sử dụng giao diện được cung cấp sẵn nên sẽ dễ bị trùng với các website khác, không thể hiện được nét riêng của thương hiệu.
  • Khó tùy chỉnh chức năng: Các nền tảng này có khả năng tùy chỉnh không cao như các nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn các tùy chọn sẵn có và tùy chỉnh ở mức độ cho phép. Trong tương lai, để phát triển các các chức năng nâng cao và chuyên biệt theo đặc thù sản phẩm, ngành hàng phục vụ cho nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng và sự phát triển theo thời gian của doanh nghiệp,  việc  phải chuyển đổi sang nền tảng mã nguồn mở như Magento, OpenCart, WooCommerce… sẽ hao tốn nhiều thời gian và ngân sách.
  • Phí đội phí: Do chi trả theo tháng nên càng sử dụng lâu, chi phí sử dụng website càng cao. Thêm vào đó, Shopify và BigCommerce còn tính thêm phí tính dựa trên doanh thu bán hàng trực tuyến. 
  • Không sở hữu mã nguồn: Một khi chấm dứt hợp đồng với các nền tảng này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn được sử dụng mã nguồn của website và phải chấp nhận việc bắt đầu xây dựng lại từ đầu trên nền tảng mới. Việc chuyển đổi nền tảng không chỉ tốn thời gian chi phí mà còn dễ dẫn đến việc thất thoát dữ liệu hoặc sai lệch số liệu.

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên nhiều quốc gia, SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải

Liên hệ SECOMM để nhận tư vấn hành trình phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
14,231
0
1
02/11/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!