Tag: chính sách phát triển sản phẩm

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
breakthrough ecommerce barriers
PHÁ BỎ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Những quan niệm sai lầm, năng lực yếu kém hoặc thiếu hụt nguồn đầu tư là những rào cản đầy thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, những ảnh hưởng lâu dài bởi các mô hình kinh doanh cũ dường như đã dễ tiếp cận hơn theo thời gian. Những chủ doanh nghiệp cũng tập trung nhiều hơn vào cải thiện quy trình quản lý và vận hành những hệ thống phức tạp của thương mại điện tử. Vấn đề nguồn vốn từ đó cũng được cải thiện phần nào. Để có thể đạt được kết quả đó, các doanh nghiệp đã vận dụng kết hợp các giải pháp một cách chặt chẽ, tận dụng lợi thế “mưa dầm thấm lâu” để tạo sức ảnh hưởng và thay đổi dần thói quen, nhận thức của người tiêu dùng theo thời gian, từ đó nhanh chóng phá bỏ rào cản thương mại điện tử.

1. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử với định hướng khách hàng trung tâm

Định hướng khách hàng trung tâm cải thiện đáng kể các vấn đề mà người tiêu dùng phải đau đầu chấp nhận khi mua sắm trực tuyến. Định hướng này là một quá trình phá bỏ rào cản thương mại điện tử về dài hạn, tạo ra giá trị thương hiệu cũng như các giá trị có thể đo lường được, chẳng hạn như các phản hồi được đánh giá cao từ khách hàng hay số lượng sản phẩm ngày càng tăng.

Thoạt nhìn, định hướng khách hàng trung tâm khó tạo được hình dung rõ ràng và thường ngụ ý về các giá trị vô hình. Tuy nhiên, quan niệm về “khách hàng trung tâm” có thể tạo ra cả giá trị vô hình và hữu hình. Nhưng trước khi tạo ra các kết quả hữu hình, doanh nghiệp cần có nhận thức rõ ràng và mục tiêu cụ thể hơn, đồng thời duy trì nó như một giá trị văn hóa thống nhất của doanh nghiệp.

customer-centric orientation t breakthrough ecommerce barriers. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử 1
Tư duy khách hàng trung tâm tạo ra các giá trị dài hạn cho cả doanh nghiệp và khách hàng

Hãy khởi đầu với tâm thế thân thiện với khách hàng. Các tổ chức cần phân tích nhu cầu cũng như những sự thật ngầm hiểu từ khách hàng. Phản hồi của khách hàng, bao gồm những hạn chế còn tồn tại từ các sản phẩm/dịch vụ hiện có, chất lượng dịch vụ, chương trình khuyến mãi đều là những yếu tố quan trọng cần xem xét. Việc chủ động nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ là yếu tố đáng giá có thể hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức có đủ thời gian để hoàn thiện hệ thống sản phẩm cũng như dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

Việc cải thiện giao diện người dùng có vai trò quan trọng và có tác dụng định hướng hiệu quả so với định hướng sản phẩm trung tâm. Trước đây, có rất nhiều doanh nghiệp từng áp dụng phương pháp kinh doanh “hữu xạ tự nhiên hương” và cho rằng chỉ cần chú trọng vào chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra sức hút riêng của mình. Thật vậy, cách kinh doanh này không hề sai và vẫn mang lại kết quả tích cực trong một số trường hợp; tuy nhiên, về lâu dài lựa chọn này không đủ mạnh đối với hầu hết các doanh nghiệp. Chủ động chăm sóc khách hàng, tiếp nhận những hạn chế của sản phẩm hiện có là bước đi nhanh nhất để cải thiện chất lượng và sản xuất các sản phẩm phù hợp hơn với thị trường. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu sẽ khiến cho khách hàng hoàn toàn thoải mái khi trải nghiệm mua sắm cũng như lựa chọn hàng hóa, dịch vụ.

2. Thiết lập mục tiêu ngăn chặn rủi ro dòng tiền để phá bỏ rào cản thương mại điện tử

Để phá bỏ rào cản thương mại điện tử hiệu quả, một trong những tiêu chí quan trọng là cần đặt ra mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Nhìn chung, việc dự đoán các biến động mơ hồ trong tương lai là yêu cầu nan giải; tuy nhiên, chủ động đặt ra mục tiêu có tính thực tế hơn và chuẩn bị cho mọi rủi ro chưa bao giờ là điều thừa thãi. Các doanh nghiệp có thể bắt đầu từ các mục tiêu hàng tháng về chi phí, doanh thu hoặc thị phần, sau đó phát triển thành các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đó thay vì tuyên bố một mục tiêu lớn lao cho cả năm với một con số khổng lồ mà không ai có thể hoàn thành và đạt được nó.

sales goal. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử 2
Mục tiêu bán hàng cần được định hướng liên tục hàng tháng thay vì một dự đoán cả năm bị lãng quên

Bên cạnh đó, mục tiêu bán hàng rõ ràng, cụ thể, thực tế có thể hỗ trợ rất nhiều cho việc phá bỏ rào cản thương mại điện tử hiện có. Đặc biệt, vấn đề dòng tiền không nên trở thành vũ khí mà các doanh nghiệp lạm dụng để đầu tư cho các cuộc đua thương mại điện tử. Thực tế đã chứng minh rằng các khoản đầu tư khổng lồ đã khiến cho một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải khốn khổ và chật vật. Trong khi đó, những tổ chức thương mại điện tử quy mô toàn cầu đã nhận được những đợt rót vốn từ những tên tuổi khổng lồ và đã sẵn sàng để chạy đua. Họ đã sẵn sàng bước vào cuộc đua.

3. Tập trung vào các chính sách sản phẩm để phá bỏ rào cản thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử cần thắt chặt các chính sách sản phẩm để giải quyết hiệu quả các nguồn hàng giả, hàng kém chất lượng. Đây là một trong những rào cản thương mại điện tử có tính thách thức vô cùng lớn và chưa có bất kỳ giải pháp triệt để nào cho đến nay, bên cạnh đó có nhiều nguyên nhân khác đến từ nhà bán, doanh nghiệp thương mại điện tử và kể cả người tiêu dùng. Nhà bán vì lợi nhuận; doanh nghiệp không kiểm soát triệt để các gian hàng; người tiêu dùng thích mua hàng giá rẻ không quan tâm chất lượng; tất cả những yếu tố này đều là những nguy cơ tiềm tàng khiến cho vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng lan rộng không kiểm soát.

Để giải quyết vấn đề hàng hóa kém chất lượng trong ngắn hạn, cần tập trung phát triển chính sách đổi trả, cũng như các chính sách ưu đãi đi kèm. Doanh nghiệp cần nhanh chóng thu hồi hàng giả, hàng kém chất lượng trong trường hợp khách hàng đã nhận được sản phẩm, tiến hành đổi trả ngay lập tức, và có thể tặng kèm với phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo. Phản ứng này thể hiện thái độ chủ động giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, mặt khác giúp khách hàng bình tĩnh hơn khi giải quyết vấn đề.

return and exchange policies. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử 3
Bộ phận chăm sóc khách hàng cần tập trung duy trì chính sách đổi trả để giải quyết hiệu quả các vấn đề hàng hóa

Mặt khác, để duy trì chất lượng sản phẩm và giá trị thương hiệu về dài hạn, doanh nghiệp cần có một chính sách duy trì chất lượng sản phẩm, chính sách kiểm duyệt sản phẩm trước khi đăng bán – ví dụ, website thương mại điện tử tiki.vn cam kết hoàn trả 111% nếu khách hàng phát hiện hàng giả, đồng thời website này cũng hoàn thành quy trình kiểm duyệt sản phẩm trước khi bán trực tuyến.

Ngoài ra, một số các doanh nghiệp thương mại điện tử khác cũng cam kết một cách chắc chắn rằng sẽ cung cấp các sản phẩm chính hãng. Tuy nhiên, đây chỉ là nỗ lực từ một phía, các doanh nghiệp thương mại điện tử chỉ có thể làm giảm bớt các vấn đề, đây không phải là giải pháp tối ưu nhất vì hàng nhái, hàng kém chất lượng đã bắt nguồn từ khi thương mại truyền thống ra đời. Để giải quyết triệt để, ý thức của mỗi cá nhân là yếu tố cần thiết. Ý thức này cần xuất phát từ sự giáo dục của gia đình và xã hội để hình thành nhận thức trong quá trình phát triển của con người.

Ý thức tự giác về chất lượng sẽ là giải pháp toàn diện nhất, cho dù đến từ người tiêu dùng, nhà bán hay doanh nghiệp đều có thể tạo ra các chính sách chặt chẽ hơn có thể bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng không chỉ trong thương mại điện tử mà còn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác. Các chính sách sản phẩm toàn diện sẽ loại bỏ đáng kể nguồn hàng hóa kém chất lượng, từng bước phá bỏ rào cản thương mại điện tử.

Khách hàng, dòng tiền và chất lượng sản phẩm là những chiếc chìa khóa quan trọng để xác định sự thành công của một hệ thống thương mại điện tử, cũng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác. Do đó, để phá bỏ rào cản thương mại điện tử, trước tiên cần bắt đầu từ các nền tảng quan trọng nhất để tạo ra sức mạnh tổng hợp cũng như để xóa bỏ các rào cản hiện có.

2
3,496
0
1
02/09/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!