Tag: chuyển đổi số

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ RƯỢU TOẢ SÁNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Đại dịch Covid-19 những năm qua đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các nhà đầu tư, chủ công ty từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau và ngành rượu cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Việc đóng cửa các khách sạn, nhà hàng, quán bar cũng như huỷ bỏ các sự kiện và lễ hội lớn đã khiến doanh số bán đồ uống có cồn giảm đáng kể.

Tuy nhiên, giữa bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, vẫn có những ngành hoạt động khá tốt, trong đó phải nhắc đến thương mại điện tử. Một vài doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đã nhanh chóng triển khai thương mại điện tử nhằm trụ vững trước sự suy thoái.

Không ngoại lệ, các doanh nghiệp rượu cũng tiếp bước làn sóng chuyển dịch đó, góp phần đưa thương mại điện tử rượu toả sáng trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của chuyển đổi số. 

Tại sao 2023 là năm hoàn hảo để triển khai thương mại điện tử rượu?

Số liệu thống kê về sự phát triển của thương mại điện tử rượu

  • Doanh số thương mại điện tử rượu đạt 6 tỷ USD năm 2021, tăng 131% so với năm 2020. Trong 2 năm 2021-2022, doanh số bán rượu trực tuyến tăng 4%, trong khi đó năm 2020 chỉ tăng 2%.
  • Doanh thu online của thị trường rượu đạt hơn 261 tỷ USD năm 2022, dự kiến tăng trưởng hàng năm là 10.51% giai đoạn từ 2022 đến 2025.
  • Theo IWSR, giá trị thị trường thương mại điện tử rượu toàn cầu sẽ đạt 42 tỷ USD năm 2024.
  • Ước tính 1.6% tổng doanh thu của thị trường rượu năm 2023 được tạo ra từ bán hàng trực tuyến.
  • Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thương mại điện tử rượu ở Mỹ là khoảng 20%.
Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Thương mại điện tử rượu những năm gần đây để lại nhiều kết quả ấn tưởng.

Động lực chính cho sự phát triển của thương mại điện tử rượu

Động lực tăng trưởng nhờ đại dịch toàn cầu

Tương tự như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành rượu cũng chứng kiến sự tăng trưởng đột phá về tốc độ mua hàng trực tuyến trong giai đoạn khủng hoảng bởi đại dịch toàn cầu.

44% người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đặt hàng rượu và rượu mạnh trực tuyến lần đầu tiên khi đại dịch bùng phát. Điều này đưa đến mức tăng trưởng 42% năm 2020 của thương mại điện tử rượu.

Doanh số bán rượu trực tuyến tăng đến 6 tỷ USD vào năm 2021 so với chỉ 1 tỷ USD năm 2018.

Động lực tăng trưởng nhờ người tiêu dùng rượu thế hệ trẻ

Tại Mỹ, theo Avalara, Millennials và dân số trong độ tuổi uống rượu hợp pháp đang tăng lên đều đặn. Đến năm 2023, thế hệ Millennial ước tính chiếm gần 45% dân số LDA (Legal Drinking Age) dưới 80 tuổi.

Đến năm 2030, con số này được dự đoán sẽ là 54%.

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Sự gia tăng đáng kể lượng người tiêu dùng rượu thế hệ trẻ là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng cho thương mại điện tử rượu trong tương lai.

Tại Việt Nam, thế hệ Millennials (25-38 tuổi) và Gen Z (18-24 tuổi) hay gọi chung là MillennialZ hiện chiếm 47% dân số cả nước, khoảng 45 triệu người trong độ tuổi được phép sử dụng rượu.

Dự báo cơ cấu dân số thế hệ MillennialZ sẽ tiếp tục tăng.

Đồng thời sự hiểu biết và thức thời về các xu thế mới của công nghệ số so với các thế hệ trước sẽ là nguồn lực chính đóng góp vào sự phát triển của thị trường thương mại điện tử rượu cũng như nền kinh tế số của Việt Nam.

Câu chuyện thành công

iShop Changi Wines

iShop Changi Wines là dự án website thương mại điện tử của Duty Free Shop Group (DFS) hợp tác với Changi Airport Group (CAG), cung cấp các loại rượu vang và rượu mạnh thượng hạng, nổi tiếng trên thế giới cùng các ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho khách tại sân bay Changi, nhất là khách hàng thành viên của CAG.

Trang web của iShop Changi Wines được thiết kế hiện đại, đẹp mắt, thể hiện các đặc trưng riêng của ngành rượu và cả tính thẩm mỹ từ bố cục trang, màu sắc, front chữ, logo đến banner đều được đảm bảo nhằm tối ưu trải nghiệm mua hàng và quan trọng là làm nổi bật yếu tố nhận diện, phát triển thương hiệu cho cả CAG và DFS.

Ngoài ra, vì là dự án của những thương hiệu lớn nên từ khi ra mắt đến nay website iShop Changi Wines luôn có lượt truy cập cao tầm 592 nghìn mỗi tháng.

Do đó, hệ thống thương mại điện tử phải thường xuyên được cải tiến và tối ưu nhằm khắc phục tình trạng lưu lượng truy cập và đơn đặt hàng tăng đột biến vào những thời điểm mua sắm lớn của năm. 

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Hai gã khổng lồ CAG và DFS đã bắt tay xây dựng thành công website thương mại điện tử rượu

Việc cả 2 ông lớn CAG và DFS bắt tay thực hiện xây dựng và phát triển website thương mại điện tử rượu và gặt hái được thành công đã cho thấy tiềm năng to lớn của lĩnh vực này ở hiện tại và tương lai.

Nếu trước đây phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp rượu bị giới hạn khá nhiều thì giờ đây giới hạn đó đã bị phá vỡ nhờ sự thống trị của Internet và sự lên ngôi của thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc nới lỏng các rào cản luật pháp đã giúp doanh nghiệp rượu tự tin đưa sản phẩm của mình đến với lượng lớn khách hàng tiềm năng tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

The Warehouse

Ra mắt thị trường năm 2001, The Warehouse được biết đến là một nhà phân phối rượu vang và rượu mạnh hàng đầu tại Việt Nam với hơn 16 loại rượu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, đây cũng là một trong những thương hiệu bán lẻ nổi bật của tập đoàn Ân Nam bên cạnh Annam Gourmet Market, Yves Rocher, Flormar.

Sản phẩm tại The Warehouse luôn được kiểm định, chọn lọc kỹ lưỡng, đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi chính thức bán ra thị trường. Đến nay công ty đã mở rộng hệ thống phân phối khắp cả nước bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Quảng Ninh, Phú Quốc.

Với định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn và bền vững song hành cùng xu hướng chuyển dịch của thị trường, thương hiệu đã nhanh chóng bắt tay xây dựng website thương mại điện tử.

The Warehouse đã sử dụng nền tảng Magento để hiện thực hóa mục tiêu bao phủ thị trường rượu bằng các mô hình kinh doanh từ B2B đến B2C. Điều này đồng nghĩa, công ty sẽ không chỉ là đơn vị phân phối rượu cho các nhà hàng, khách sạn, các khu resort, quán bar và lounge, mà còn mở rộng kênh bán lẻ cho khách hàng cá nhân.

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
The Warehouse là một trong số thương hiệu rượu xây dựng thành công website thương mại điện tử với Magento

Giao diện website được chú trọng hoàn thiện UI/UX cùng màu đỏ Bordeaux được sử dụng là tông màu chủ đạo cho toàn hệ thống để kết hợp với bộ icons, logo, banner được thiết kế riêng phù hợp với đặc trưng ngành rượu. 

Bên cạnh đó, The Warehouse cung cấp dịch vụ đặt hàng, thanh toán và giao hàng linh hoạt, an toàn và nhanh chóng. Theo đó, khách có thể đặt hàng thông qua website thương mại điện tử, điện thoại, hoặc qua ứng dụng (Mobile app) The Warehouse.

Sau đó, khách có thể đến cửa hàng để lấy hàng hoặc công ty sẽ giao hàng nhanh 2-3 giờ tại các thành phố lớn như HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và giao hàng tiêu chuẩn qua dịch vụ chuyển phát 2-5 ngày ở các địa phương khác. 

Nhờ thức thời mở rộng mô hình kinh doanh và thực hiện chuyển đổi số, The Warehouse đã thành công trong việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận thêm nhiều khách hàng, tăng trưởng doanh thu bán hàng cả offline và online.

Trentham Estate

Trentham Estate Winery là thương hiệu lâu đời của Úc được thành lập năm 1988 chuyên sản xuất và kinh doanh rượu vang. Sau nhiều năm hoạt động, công ty được đánh giá cao về sự sáng tạo trong quá trình sản xuất, tạo ra nhiều loại rượu đa dạng mùi vị thơm ngon đặc trưng.

Đồng thời, thương hiệu còn được vinh danh với hàng trăm huy chương, danh hiệu và giải thưởng lớn trong ngành. Thoạt đầu, công ty phát triển và vận hành hệ thống website với WordPress nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên, chính sự bùng nổ của thương mại điện tử và nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của nhóm khách hàng tiềm năng đã thúc đẩy Trentham Estate mở rộng quy mô kinh doanh bằng sự đầu tư nghiêm túc vào hệ thống website thương mại điện tử hoàn chỉnh.

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Trentham Estate nhanh chóng phát triển hệ thống website thương mại điện tử để bắt kịp xu hướng thị trường.

Đó là lý do của sự ra đời trang web trenthamestate.com.au với giao diện hiện đại nhưng vẫn đảm bảo thể hiện đầy đủ nét riêng biệt của ngành rượu. Tương tự như The Warehouse, Trentham Estate cũng xây dựng website thương mại điện tử dựa trên nền tảng Magento với nhiều tính năng phù hợp yêu cầu của thương mại điện tử và đặc trưng ngành rượu.

Nhờ vậy, doanh nghiệp tiếp cận và phục đa dạng tệp khách hàng lớn không chỉ trong nước Úc và cả quốc tế nhờ vào các chiến lược marketing và branding hiệu quả, từ đó, hướng tới mô hình kinh doanh bền vững song hành với những chuyển biến của thời đại.

Sẽ rất khó để tin rằng một lĩnh vực nhạy cảm như rượu lại có thể được giao thương trực tuyến dễ dàng và hiệu quả. Trong sự hiệu quả và thuận lợi đó có phần đóng góp rất lớn của xu hướng thương mại điện tử và chương trình Chuyển đổi số Quốc gia toàn diện được Chính phủ cam kết hỗ trợ. Đây là thời điểm vô cùng thích hợp để các doanh nghiệp rượu tự tin triển khai thương mại điện tử vì có sự hậu thuẫn từ Chính phủ và lực đẩy từ thị trường. 

Mặc dù vậy, từ kế hoạch đến thực thi là hai phạm trù rất khác biệt, doanh nghiệp cần chiến lược kinh doanh bài bản cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ các đơn vị có chuyên môn cao trong lĩnh vực này để rút ngắn chặng đường gặt hái thành công và góp phần thúc đẩy mục tiêu Chuyển đổi số Quốc gia. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong nhiều năm qua, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
10,321
0
1
12/01/2023
3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
3 YẾU TỐ ĐỂ TIẾN TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA THÀNH CÔNG

Năm 2020, chuyển đổi số Quốc gia đã chính thức trở thành mục tiêu chung của toàn dân Việt Nam khi Thủ tướng ký phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Từ đó trở đi, cụm từ Chuyển đổi số và các ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số từng bước len lỏi vào mọi ngóc ngách trong đời sống, kinh tế, xã hội của các địa phương, Bộ, Ngành và cả Chính phủ.

Qua đó thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của xu hướng chuyển đổi số. Tuy nhiên, đâu là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành bại của Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia?

Tổng quan

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số hay còn gọi là Digital Transformation là quá trình thay đổi toàn diện về lối sống của mỗi cá nhân, mô hình kinh doanh của mỗi công ty và cách thức vận hành của chính phủ ở mỗi quốc gia bằng cách ứng dụng công nghệ số, từ đó tạo ra những giá trị mới và cơ hội phát triển trong tương lai. 

Tất cả các tổ chức lớn nhỏ hiện nay đều phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chấp nhận đổi mới hoặc sẽ bị tụt hậu, trở nên kém hiệu quả và đứng trước nguy cơ bị đào thải.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số không chỉ là những hiểu biết và ứng dụng của công nghệ mà hơn hết là việc tái xác định toàn bộ chiến lược kinh doanh hay tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước trong xu thế phát triển chung của toàn thế giới. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chuyển đổi số là gì?

Các số liệu của Mordor Intelligence cho thấy kỷ nguyên chuyển đổi số đang toả sáng ở hầu hết “mọi ngóc ngách” của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời khẳng định đây không phải là một trào lưu “sớm nở chóng tàn” mà là định hướng phát triển hiện đại và bền vững trước dư chấn từ cuộc khủng hoảng đại dịch. 

  • Giá trị thị trường chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn thế giới ở mức 998.99 tỷ USD vào năm 2022 và dự báo mức tăng lên 2744.68 tỷ USD vào năm 2026. Tăng trưởng kép hàng năm là 17,42%.
  • Đến cuối năm 2022, chi tiêu chuyển đổi số (Digital transformation spending) toàn cầu dự kiến đạt 1,6 nghìn tỷ USD và dự đoán sẽ vượt mốc 3,4 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
  • Hơn 90% các tổ chức lớn nhỏ trên toàn thế giới đang ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật số (Digital initiative).
  • 97% nhà điều hành doanh nghiệp nói rằng đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các nỗ lực chuyển đổi số.
  • 95% công ty khởi nghiệp có kế hoạch kinh doanh số so với 87% của các công ty truyền thống, lâu đời.
  • Theo thống kê, hiện chỉ có 13% các công việc không đòi hỏi kỹ năng số (Digital skills), và 33% là các công việc yêu cầu kỹ năng số ở mức độ thành thạo và nâng cao.

Riêng tại Việt Nam, với tầm nhìn trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, Chính phủ đã đề ra Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các mục tiêu cụ thể nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới, bao gồm:

  • 80% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 được thực hiện trên thiết bị di động.
  • 90% hồ sơ công việc cấp Bộ và cấp Tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp Huyện và 60% hồ sơ công việc cấp Xã được xử lý trực tuyến. 
  • Tất cả cơ sở dữ liệu quốc gia (National database) bao gồm cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, đăng ký kinh doanh, tài chính và bảo hiểm đều được quản lý, kiểm soát và lưu trữ trực tuyến, kết nối với dữ liệu chia sẻ (Shared data) trên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
  • 50% hoạt động sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng được thực hiện trực tuyến.
  • 50% dân số Việt Nam sở hữu tài khoản thanh toán (Transaction account hay Checking account).
  • 70% giao dịch của khách hàng được thực hiện trên các kênh kỹ thuật số.
  • 50% quyết định cho vay cá nhân (Personal Loan) và vay tiêu dùng (Consumer Loan) được xử lý thông qua hình thức trực tuyến và được tự động hoá. 
  • Kinh tế số chiếm 20% GDP.
  • Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực chiếm tối thiểu 10%, và năng suất lao động tăng tối thiểu 7%.
  • Việt Nam lọt top 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), top 30 nước đổi mới sáng tạo (GII) và nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI).
  • Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và 100% xã.
  • Phổ cập mạng di động 4G/5G và sử dụng điện thoại thông minh đến vùng sâu vùng xa.
  • Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Tại sao phải thực hiện chuyển đổi số?

Với các mục tiêu được liệt kê chi tiết trong chương trình chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn đến 2030 cho thấy Chính phủ Việt Nam ý thức rất rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Xem xét đến làn sóng của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hay còn gọi là Công nghiệp 4.0 chủ yếu tập trung phát triển công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật (IoT), truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng.

Do đó, để bắt kịp với với công nghệ hiện đại này cũng như hoà mình vào làn sóng Công nghiệp 4.0, mọi Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở mọi nơi trên thế giới đều phải thay đổi mô hình hoạt động, cách thức làm việc từ truyền thống, thủ công sang vận hành bằng công nghệ kỹ thuật số.

Quy trình này gọi tắt là Chuyển đổi số. Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ của nền kinh tế toàn cầu nhưng vẫn là thành tố không thể thiếu của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên diện rộng. Vì vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi mà bắt buộc cũng phải thực hiện chuyển đổi số.  

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Tại sao phải chuyển đổi số?

Nếu chỉ mỗi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, mục tiêu sẽ khó đạt được vì nguồn vốn và chi phí phải bỏ ra là rất lớn nên doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ ngân sách Chính phủ, nguồn tài trợ nước ngoài.

Ngược lại, nếu Chính phủ không chuyển đổi số, vẫn vận hành theo lối cũ, xử lý thủ tục hành chính chậm chạp, không có đường hướng chỉ đạo, hỗ trợ doanh nghiệp rõ ràng, bài bản thì dù có rót ngân sách xuống, các doanh nghiệp cũng khó lòng thực thi chuyển đổi số hiệu quả.

Bên cạnh đó, tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia để hòa cùng làn sóng Công nghiệp 4.0 của thế giới sẽ không thể xảy ra nếu thiếu đi sự đồng hành của người dân. Nhưng người dân cần Chính phủ phổ biến vấn đề chuyển đổi số, hướng dẫn và tạo động lực chuyển đổi.

Tương tự, người dân cần doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp chuyển đổi số thiết thực, cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt trước và sau khi sử dụng những giải pháp công nghệ số này. 

Suy ra, nếu Chuyển đổi số Quốc gia là hoa trái mà Việt Nam muốn có được để từng bước gia nhập Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 thì Việt Nam xác định cần cơ cấu ba lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số chính đó là Chính phủ, Doanh nghiệp và Người dân hay nói cách khác là triển khai Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.

Đây là 3 mắt xích quan trọng bổ sung cho nhau và không thể tách rời của công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia.

Thực trạng chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam

Ngược về quá khứ, năm 2019 theo Vinasa, có 40,6% các tổ chức, doanh nghiệp khẳng định có sẵn nguồn lực cho chuyển đổi số, 23,6% đang triển khai, nhưng có 30,7% chưa biết phải làm gì dù đã tìm hiểu, 38% băn khoăn nên bắt đầu từ đâu.

Năm 2020 được xem là năm khởi đầu cho tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia nhờ vào sự phê duyệt của Thủ tướng cho “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030” cùng với sự thay đổi đột ngột do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu khiến Chuyển đổi số là mục tiêu hàng đầu để duy trì nền kinh tế Việt Nam.

Chính cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra do tác động của đại dịch Covid-19 đã giúp Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về tính cần thiết và cấp bách của chuyển đổi số nhằm đưa đất nước sớm vực dậy từ nghịch cảnh hiện tại. 

Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, các chỉ số Chính phủ số của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng 2 bậc lên xếp hạng thứ 86 trên 193 quốc gia thành viên LHQ trên thế giới và thứ 6 trên 11 nước Đông Nam Á.

Hai cột mốc đáng nhớ khác của Việt Nam trong hai năm liền 2021 và 2022 lần lượt là: Thành lập Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia và Phê duyệt ngày 10/10 hàng năm sẽ là ngày Chuyển đổi số Quốc gia với chủ trương Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Nhờ vậy, nhận thức của các cấp lãnh đạo và người dân về ý nghĩa, vai trò và lợi ích của Chuyển đổi số cũng như đồng bộ hành động trong cả hệ thống từ Chính phủ đến toàn dân. 

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ sở dữ liệu mà Việt Nam đã xây dựng được tính đến Quý II/2022 bao gồm:

  • Dữ liệu công dân: Xấp xỉ 78 triệu dữ liệu bao gồm đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử,…
  • Dữ liệu bảo hiểm xã hội: Trên 17 triệu thông tin thu thập được.
  • Dữ liệu tiêm chủng: Trên 133 triệu dữ liệu.
  • Dữ liệu cán bộ, công nhân viên chức: Trên 570.000 thông tin.
  • Dữ liệu thẻ căn cước công dân gắn chíp: Gần 72 triệu.
3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Ngoài ra, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã đạt hơn 97,3%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 67,8% và tỷ lệ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến là 43,2%.

Bên cạnh đó, Chuyển đổi số ở lĩnh vực kinh tế cũng có những chuyển biến rất tích cực. Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong Quý I/2022 kinh tế số Việt Nam có giá trị 53 tỷ USD, số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới tăng 500 doanh nghiệp với thời điểm này năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 10,41%, tăng so với mức 9,6% ở cuối 2021 và số lượt người dùng hàng tháng trên các nền tảng số di động Việt Nam đã tăng hơn 100 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2021.

3 Yếu tố chính làm nên thành công của tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Dựa trên những phân tích và dữ liệu cụ thể về tình hình Chuyển đổi số Quốc gia tại Việt Nam, có thể thấy rõ 3 trụ cột chính đặt nền móng cho sự thành công của tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia đó là Chính phủ số, Kinh tế số, và Xã hội số. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số là 3 yếu tố quyết định sự thành bại của công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Chính phủ số

Chính phủ số là chính phủ đưa toàn bộ hoạt động lên môi trường số, không chỉ là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, mà còn đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu, cho phép doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ. Hay nói một cách khác, đây là quá trình chuyển đổi số của chính phủ. 

Thời gian qua, người dân Việt Nam được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký mở thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, thay thế dần cho Chứng minh nhân dân trước đó. Đây là một trong những ví dụ để chứng minh rằng Chính phủ số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam.

Thủ tục cấp CCCD gắn chíp ngoài chi phí được công khai minh bạch, nhưng quá trình xử lý hồ sơ và cấp CCCD ở giai đoạn đầu khá lâu chưa thật sự hiệu quả vì lúc này Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân sự vẫn chưa đầy đủ và công tác đào tạo cán bộ nhân viên tiếp cận với công nghệ số và thực hiện số hoá dữ liệu giấy lên hệ thống dữ liệu vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo đó, người dân đến địa điểm làm CCCD gắn chip, nếu thông tin của người dân có sẵn trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia, quá trình xử lý sẽ nhanh hơn, ngược lại sẽ được yêu cầu cung cấp thêm giấy khai sinh, hộ khẩu và phải chờ đợi khá lâu để nhân viên kiểm tra, nhập dữ liệu và xử lý các thủ tục liên quan.

Sau đó, thẻ CCCD sẽ được gửi về địa chỉ đăng ký theo đường bưu điện, nhưng vì lý do nêu trên, quá trình này cũng mất khá nhiều thời gian.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, Chính phủ đã hỗ trợ kê khai thông tin online tại Cổng dịch vụ công Bộ Công an và người dân chỉ cần đến nơi chụp ảnh và lăn tay. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho cả người dân và cán bộ nhân viên, đồng thời cho thấy sự ứng phó kịp thời của Chính phủ trong việc tối ưu hoá quy trình làm việc.

Đây là minh chứng về sự nỗ lực không ngừng cho quá trình chuyển đổi số Chính phủ.

Ngoài ra, trên chip CCCD có lưu trữ hơn 14 trường thông tin của công dân: (1) Số CCCD; (2) Họ và tên, Họ tên gọi khác; (3) Ngày, tháng, năm sinh; (4) Giới tính; (5) Quốc tịch; (6) Dân tộc; (7) Tôn giáo; (8) Quê quán; (9) Nơi đăng ký thường trú; (10) Đặc điểm nhận dạng; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn;

(13) Họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; (14) số CMND 9 số đã được cấp; (15) Ảnh chân dung; (16) Đặc điểm trích chọn vân tay 2 ngón trỏ; dự phòng cho ảnh mống mắt, và các thông tin khác. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chính phủ số

Hơn nữa, thẻ CCCD có thể thay thế cho các loại giấy tờ quan trọng như Chứng minh nhân dân, Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ khẩu,…

Có thể thấy, việc chuyển đổi từ CMND truyền thống sang thẻ CCCD gắn chip mang đến nhiều lợi ích không chỉ riêng người dân mà cả Chính phủ.

Đối với người dân, thông tin cá nhân được bảo mật cao, tránh giả mạo giấy tờ, đồng thời, thẻ CCCD gắn chip giúp đơn giản hoá quá trình làm thủ tục giấy tờ, giao dịch vì nhiều thông tin quan trọng đều được tích hợp vào chung một chiếc thẻ, giúp tiết kiệm thời gian, tránh trường hợp quên mang giấy tờ làm gián đoạn quá trình xử lý hồ sơ.

Đối với Chính phủ, việc triển khai thẻ CCCD gắn chip là một hướng đi thông minh. Cùng với Cơ sở dữ liệu Quốc gia, thẻ CCCD gắn chip giúp Chính phủ lưu trữ, kiểm soát và kiểm tra thông tin một cá nhân cụ thể nhanh chóng, dễ dàng, từ đó, giúp kiểm soát tốt tình hình an ninh trật tự địa phương và cả an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, việc này góp phần giải phóng sức lao động cho các nhân viên công chức trong quá trình làm việc với người dân, xử lý các hồ sơ dân sự, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và đồng bộ.

Kinh tế số

Yếu tố thứ hai làm nên sự thành công cho công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia đó là Kinh tế số.

Kinh tế số (Digital Economy) là một nền kinh tế duy trì và phát triển không ngừng dựa trên công nghệ số hiện đại. Kinh tế số còn được gọi là kinh tế Internet (Internet Economy), kinh tế mới (New Economy) hay kinh tế mạng (Web Economy). Nền kinh tế đặc biệt này được cấu thành từ các giao dịch điện tử qua internet. 

Theo định nghĩa từ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam, kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số. Hoạt động  phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số cùng dữ liệu để tạo ra mô hình hợp tác, kinh doanh kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại.

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Kinh tế số

Vì vậy, khi nhắc đến kinh tế số hay mô hình kinh doanh nổi bật nhất của xu hướng chuyển đổi số, mọi người đều sẽ nghĩ ngay tới thương mại điện tử và sự thúc đẩy mạnh mẽ mà lĩnh vực này tạo ra cho các ngành công nghiệp tỷ trọng lớn nắm bắt khuynh hướng chuyển đổi số.

Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng mô hình chợ truyền thống vốn đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc của người dân Việt Nam thì nay lại nhanh chóng tiếp cận và chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chợ 4.0 – Thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức mua bán mới này diễn ra lần đầu tại một số khu chợ truyền thống tại Hải Phòng và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân.

Theo đó, với mô hình này, toàn bộ tiểu thương và người dân có thể mua bán hàng hoá tại chợ bằng cách quét mã QR, hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel – đơn vị tiên phong chuyển đổi số mô hình chợ 4.0 tại 63 tỉnh/thành.

Để tham gia mô hình chợ 4.0, tiểu thương chỉ cần giấy CMND hoặc CCCD, số điện thoại chính chủ là có thể tạo tài khoản để giao dịch chỉ trong vài phút. Các điểm bán hàng sẽ được trang bị bảng mã QR giúp khách hàng dễ dàng thanh toán. Ngay cả khi điện thoại của khách hàng không có kết nối Internet vẫn có thể thanh toán được thông qua việc nhập mã trên điện thoại. 

Hơn nữa, cách thức đi chợ không dùng tiền mặt giúp người dân thoải mái đi chợ mà không cần lo lắng vấn đề như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa mua hàng. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến tiền lẻ, tiền thừa cũng là nỗi bận tâm của các tiểu thương.

Nếu trước đây, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt với mệnh giá quá lớn, người bán hàng không có nhiều tiền lẻ để thối sẽ phải chạy khắp nơi để đổi tiền, gây mất thời gian cho cả hai bên và cả những khách mua đến sau đang chờ được phục vụ thì giờ đây vấn đề đã được giải quyết chỉ với một chiếc điện thoại thông minh (Smart phone). 

Tiếp nối thành công của mô hình chợ 4.0 của Hải Phòng, nhiều địa phương khác cũng triển khai mô hình này và đã nhận những tín hiệu phản hồi tích cực từ phía người dân như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn,…

Có thể thấy, mô hình chợ 4.0 ngày càng được nhân rộng khắp các tỉnh/thành trên cả nước, len lỏi đến từng ngóc ngách của những nơi buôn bán nhỏ lẻ như chợ dân sinh, cửa hàng tạp hoá, hàng quán vỉa hè, khu vui chơi giải trí, bãi giữ xe,…

Đây là những nơi mà trước đây thật khó tin có thể lan tỏa xu hướng chuyển đổi số, giờ đây đã bắt kịp và phát triển rất nhanh chóng, góp phần thúc đẩy kinh tế số trong nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu Chuyển đổi số Quốc gia toàn diện.

Xã hội số

Cuối cùng là xã hội số, xét theo nghĩa rộng, là bao trùm lên mọi hoạt động của con người. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân.

Xã hội số, xét theo nghĩa hẹp, gồm công dân số và văn hóa số. Theo nghĩa này, xã hội số, cùng với chính phủ số và kinh tế số tạo thành ba trụ cột của một quốc gia số.

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Xã hội số

Mô hình eLearning đang dần trở thành xu hướng dạy và học được cả giáo viên, phụ huynh và học sinh yêu thích, nhất là kể từ khi đại dịch bùng phát và các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trên toàn quốc. Chỉ với thiết bị điện tử có kết nối Internet, học sinh có thể truy cập vào bài học bất cứ khi nào, học tập thoải mái ngay tại nhà.

Qua đó, giáo viên và học sinh có thể tương tác, trao đổi nội dung trực tuyến thuận lợi mà không cần gặp mặt trực tiếp. Ngoài ra, mô hình này hỗ trợ tốt quá trình làm bài tập nhóm của các học sinh vì không bị giới hạn về không gian và thời gian, tiết kiệm chi phí di chuyển cùng với nhiều công cụ hỗ trợ khác.

Tuy vậy, để eLearning thật sự thay thế phương pháp dạy và học truyền thống cần rất nhiều nỗ lực của cả Chính phủ, hệ thống trường học và giới phụ huynh học sinh.

Trên thực tế, eLearning chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực xã hội số bên cạnh nhiều khía cạnh quan trọng khác của xã hội cần được chuyển đổi số để mang đến cuộc sống thuận tiện hơn cho người dân.

Chuyển đổi số Quốc gia đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam và đây cũng là dự án hiếm có nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp lãnh đạo cao nhất và sự hỗ trợ từ quốc tế.

Từ đó, Việt Nam có đầy đủ cơ sở để hy vọng hiện thực hoá được mục tiêu trở thành Quốc gia số từ nay đến năm 2030.

Trong đó, điều kiện cần và đủ để công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia thành công đó là phải phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

Thực tế cho thấy, bên cạnh những nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, mỗi người dân từ trí thức đến bình dân đều đang dần thể hiện sự hiểu biết nhất định theo cách riêng của họ về chuyển đổi số và ý thức rằng đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình để phù hợp với xu hướng phát chung của thời đại.

Riêng với doanh nghiệp, chuyển đổi số là giải pháp cấp thiết để đứng vững trước làn sóng đào thải từ sự dịch chuyển quá nhanh trong xu hướng kinh doanh mới dưới tác động của đại dịch.

Hậu Covid-19, chuyển đổi số doanh nghiệp như một dòng chảy chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng ổn định giúp bánh xe nền kinh tế tiếp tục được xoay vần.

Bước đầu của hành trình chuyển đổi số cho danh nghiệp chính là bắt tay triển khai thương mại điện tử.

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn giải pháp chuyển đổi số cũng như triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
11,581
0
2
20/12/2022
digital transformation layers
3 PHÂN LỚP CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẦY ĐỦ
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 đã tạo ra những thay đổi liên tục trong cuộc sống hiện đại xoay quanh giá trị cốt lõi là những tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số. Trong đó, quá trình chuyển đổi số cũng dần nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các doanh nghiệp và cá nhân mặc dù đã len lỏi vào các quy trình vận hành của doanh nghiệp kể từ khi máy tính trở nên phổ biến vào thập niên 90s. Tuy nhiên, chuyển đổi kỹ thuật số đã đánh dấu một bước đột phá ngoạn mục khi nó trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu kể từ đầu năm 2020. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng lớn của nó đối với tương lai doanh nghiệp, trong đó, các yếu tố chìa khóa của quá trình chuyển đổi số – số hóa dữ liệu, số hóa quy trình đã thể hiện đầy đủ những nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần hoàn thiện để tiếp cận với nhiều cơ hội mới trong tương lai. Chúng đồng thời cũng là những trụ cột quan trọng trong hệ thống chuyển đổi số đa lớp, hình thành tính liền mạch của dữ liệu, công nghệ và con người.

1. Góc nhìn học thuật về chuyển đổi số và các quan điểm liên quan

Tiến trình chuyển đổi số là yêu cầu cần thiết cho các mô hình truyền thống để bắt kịp công nghệ và thời đại. Việc triển khai chuyển đổi số phù hợp với từng mô hình cụ thể sẽ góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó có thể vừa tăng doanh thu vừa có thể tối ưu hóa quy trình vận hành, tạo ra các giá trị về văn hóa doanh nghiệp và nguồn nhân lực. Về cơ bản, một mô hình chuyển đổi số hoàn chỉnh có thể được hình thành từ 3 phân lớp chính: dữ liệu, quy trình, và mô hình kinh doanh.

Ở lớp dữ liệu, cần tiến hành số hóa các nguồn dữ liệu để quản lý dễ dàng hơn bằng cách áp dụng công nghệ. Ở lớp quy trình và mô hình, doanh nghiệp sẽ tiến hành các chiến lược chuyển đổi cho quy trình vận hành dựa trên nền tảng dữ liệu kỹ thuật số đã được chuyển đổi. Với quy mô rộng hơn, doanh nghiệp có thể cân nhắc chuyển đổi mô hình kinh doanh cho phù hợp với định hướng về dài hạn và phát triển nền văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện từng bước hay thực hiện đồng thời tất cả các phân lớp đều khả thi nếu lựa chọn đó phù hợp với yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra, cũng như các chiến lược chuyển đổi cụ thể về ngắn hạn và dài hạn.

Số hóa dữ liệu (Data digitization)

Số hóa dữ liệu là tiến trình chuyển đổi định dạng từ tài liệu giấy sang định dạng kỹ thuật số sau đó lưu trữ các cơ sở dữ liệu kỹ thuật số vào các hệ thống máy tính quản lý dữ liệu của doanh nghiệp. Các hệ thống này được hình thành bằng cách áp dụng công nghệ để lưu trữ dữ liệu một cách thông minh và có hệ thống, giúp cho việc truy xuất dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng hơn, dữ liệu trở nên chủ động hơn và mang lại nhiều giá trị sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Số hóa dữ liệu sẽ tạo dựng một môi trường hoạt động tinh gọn hơn trong khi vẫn đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ và nguồn dữ liệu hoàn chỉnh, hình thành nên một cấu trúc hạ tầng số cho doanh nghiệp. Đây đồng thời là phân lớp cốt lõi của tiến trình chuyển đổi số, hình thành nên nền tảng cho tất cả các phân lớp còn lại. Tính đến hiện tại, số hóa dữ liệu là một giải pháp tối ưu đảm bảo được tính toàn vẹn và bảo mật cho hệ thống dữ liệu về lâu dài. Giải pháp này giúp giảm bớt chi phí vận hành một cách đáng kể.

Khi đó, các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chính là kho lưu trữ quan trọng nhất có thể phát huy hiệu quả tối đa cho việc truy cập và khai thác dữ liệu trong doanh nghiệp. MySQL là một minh chứng điển hình cho một trong những hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay với nhiều tính năng tiện ích. Hệ thống này hoạt động dựa trên mã nguồn mở nhưng vẫn đảm bảo tốc độ nhanh chóng và tính an toàn của dữ liệu, đặc biệt là các hệ thống dữ liệu dung lượng lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Bên cạnh các hệ thống quản lý dữ liệu khác như SQL Server, Oracle, PostgreSQL,… MySQL có khả năng đáp ứng phần lớn các yêu cầu về sử dụng dữ liệu như hiệu năng lưu trữ, tiêu chuẩn bảo mật và an toàn dữ liệu.

Các lợi thế vượt trội này giúp cho MySQL được giới chuyên môn đánh giá cao và được triển khai trong nhiều ngành công nghệ có độ phức tạp cao.

Số hóa quy trình và mô hình kinh doanh (Process and model digitalization – PMD)

Dựa trên nền tảng cốt lõi là hệ thống dữ liệu số, số hóa quy trình và mô hình kinh doanh tạo thành một phân lớp rộng hơn bao phủ bên ngoài. Phân lớp này mang tính phức tạp cao và bao hàm nhiều hình thái phong phú tùy theo cách thức, mục tiêu hoạt động của công ty. PMD là sự chuyển đổi dựa trên các hạ tầng công nghệ và khung dữ liệu số để tạo thành một nền tảng kỹ thuật số.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, doanh nghiệp cần phân tích những vấn đề mà quy trình vận hành, mô hình kinh doanh hiện tại đang gặp phải. Từ đó, họ có thể đưa ra định hướng, chiến lược phù hợp cho các quyết định chuyển đổi. Nhìn chung, phân lớp chuyển đổi này đã hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện của chuyển đổi số như:

  • Kết nối doanh nghiệp – khách hàng trong quá trình kinh doanh;
  • Duy trì, phát triển các sáng kiến công nghệ thích hợp;
  • Tối ưu nguồn nhân lực theo thời gian.

Đồng thời, một doanh nghiệp cần kết hợp tập trung thực hiện các giải pháp số hóa vào việc tạo ra hệ thống giá trị khách hàng và xây dựng mô hình vận hành.

Hiện tại các doanh nghiệp đã áp dụng thành công các nền tảng CRM hay các phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP để tối ưu hóa các quy trình vận hành về mặt thời gian và nguồn lực. Trong đó có thể kể đến các nền tảng quản lý như Zoho CRM, Microsoft Dynamics CRM hay Salesforce CRM. Những cái tên này đều là những công cụ hỗ trợ tuyệt vời tạo nên tính liền mạch cho các quy trình, tiến trình hoạt động trong các phòng ban của doanh nghiệp.

Các hệ thống CRM hay ERP đều hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc đạt được doanh thu mục tiêu, đồng thời có thể gỡ rối hiệu quả cho các quy trình thủ công phức tạp hoặc các vấn đề liên quan đến khả năng kiểm soát và bảo quản dữ liệu.

3 layers of digital transformation
3 phân lớp của quy trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số (digital transformation – DT) là phạm trù lớn nhất, là bước đi gần như hoàn thiện nhất đưa doanh nghiệp đến gần hơn với nền kinh tế số 4.0. DT mô tả toàn bộ quá trình số hóa dữ liệu và chuyển đổi quy trình vận hành, mô hình kinh doanh. Mục đích cuối cùng của tiến trình là hướng tới con người, đồng thời kết hợp văn hóa doanh nghiệp và định hướng nền tảng khách hàng. Chuyển đổi số đặt mục tiêu vĩ mô hơn về định hướng kỹ thuật số cho con người trong việc xây dựng các chiến lược, các nền tảng văn hóa, công nghệ kỹ thuật số cũng như cách con người thích nghi với các chuyển đổi số này.

Nhìn chung, hầu hết các công ty khi tiến hành chuyển đổi số đều gặp phải các rào cản lớn. Họ thường bỏ qua một kế hoạch số hóa dữ liệu hoàn chỉnh trong khi chỉ tập trung hoàn thiện các kế hoạch vĩ mô hơn trong giai đoạn số hóa quy trình và mô hình kinh doanh, điều này không mang lại hiệu quả chuyển đổi số cao do bước chuẩn bị ban đầu đã không được thực hiện kỹ càng.

Hơn nữa, những ước tính không thích hợp về thời gian cũng như ngân sách hạn hẹp cũng sẽ là một thử thách đáng kể cho các nhiệm vụ chuyển đổi số trong từng giai đoạn cụ thể. Doanh nghiệp cũng cần chinh phục các loại công nghệ mới và đào tạo nguồn nhân lực số. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp không thể vượt qua với các kết quả chuyển đổi như kỳ vọng. Tuy nhiên, so với các thách thức dồn dập mà các doanh nghiệp gặp phải trong thời gian gần đây (dịch bệnh COVID-19), chuyển đổi số sẽ hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu và các nền tảng số, xóa bỏ mọi khoảng cách, kết nối thế giới dễ dàng ở mọi nơi mọi lúc.

2. Điểm hoàn thiện của tiến trình chuyển đổi số – thương mại điện tử?

Quy trình chuyển đổi số căn bản đã tạo ra những thay đổi về cả hiệu quả kinh doanh và doanh số của nhiều doanh nghiệp B2C và B2B. Trong đó, thương mại điện tử là một biểu hiện điển hình nhất đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng kể từ 2017. Các doanh nghiệp B2C đã và đang tăng cường phát triển kênh thương mại điện tử mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, các mô hình B2B lại tập trung vào các chuỗi/hệ thống/quy trình như quá trình sản xuất hay quá trình phân phối hàng hóa khi dần chuyển đổi sang các phương thức trực tuyến để đáp ứng tính linh hoạt, nhanh chóng của chuỗi cung ứng 4.0.

ecommerce in digital transformation
Kỷ nguyên số đã chứng kiến sự chuyển đổi hoàn thiện từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử.

Tính đến hiện tại, có thể xem thương mại điện tử là một biểu hiện hoàn thiện của tiến trình chuyển đổi số. Kênh thương mại điện tử có khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng và liên tục, đồng thời đảm bảo khả năng tối ưu hóa về UI/UX để cung cấp một trải nghiệm người dùng hoàn hảo, hướng đến trải nghiệm khách hàng và tăng doanh thu. Đây cũng là những yêu cầu cơ bản để chuyển đổi số thị trường và hoàn thiện hệ thống vận hành của doanh nghiệp. Tùy theo mục tiêu chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ dừng lại ở giai đoạn phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của mình. Một số doanh nghiệp chỉ có nhu cầu số hóa dữ liệu để vận hành dễ dàng hơn.

Nhưng xét ở phương diện tổng thể hơn, hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến hệ thống thương mại điện tử để có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh một cách độc lập, kết nối trực tiếp với khách hàng, đối tác và tiếp cận gần hơn các kết quả của chuyển đổi số. Đây cũng là định hướng phát triển chính của hầu hết các nhà bán lẻ hiện nay. Họ tập trung khá nhiều nguồn lực vào việc phát triển kênh thương mại điện tử để có thể mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

The Coffee House là một minh chứng cho kết quả chuyển đổi số ấn tượng của ngành F&B tại Việt Nam. The Coffee House đã hoàn thiện ứng dụng đặt hàng của riêng mình trước nhu cầu vận hành và quản lý nguồn dữ liệu chuyên sâu hơn. Ứng dụng này ban đầu được hoàn thiện dựa trên yêu cầu tăng thêm tính dễ dàng cho việc tích điểm thẻ hội viên và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, kênh bán hàng này đã phát triển nhiều hơn thế và trở thành một kênh kinh doanh chủ lực kết hợp liền mạch với các cửa hàng hiện có của thương hiệu.

The story of The Coffee House brand
The Coffee House là một minh chứng chuyển đổi số ấn tượng cho ngành F&B tại Việt Nam

Ứng dụng TCH hướng đến kết nối và tương tác trực tiếp với khách hàng theo mô hình D2C, cho phép người dùng ứng dụng có thể tạo tài khoản hội viên để tích điểm và gọi món dễ dàng. Các tính năng này cho phép thương hiệu dễ dàng tiếp cận với dữ liệu khách hàng và thói quen đặt món, từ đó các phân tích chuyên sâu về dữ liệu sẽ góp phần vào việc phát triển các sản phẩm mới, hoặc thay đổi thực đơn cho phù hợp hơn với khẩu vị của người dùng.

Chuyển đổi số là một hành trình dài hạn cần được thực hiện với một chiến lược chi tiết và đầy đủ, đồng thời đáp ứng thời gian và ngân sách phù hợp với khả năng hiện tại của doanh nghiệp. Các phân lớp số hóa cũng cần có cơ hội để phát huy đầy đủ vai trò của mình trong nền tảng số, giúp cho quá trình chuyển đổi diễn ra đầy đủ và hiệu quả. Những cân nhắc về hệ thống thương mại điện tử hoàn chỉnh cũng là hành động cần thiết cho các chuỗi cung ứng hiện nay trên thị trường. Thương mại điện tử sẽ là công cụ thúc đẩy chuyển đổi số nhanh chóng hơn hết, tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược có mức độ ưu tiên phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

2
4,439
0
1
06/09/2021
digital transformation
THƯƠNG HIỆU CHUYỂN ĐỔI TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Kể từ khi kỷ nguyên kỹ thuật số đạt được bước phát triển thực sự, các nền tảng cũng bắt đầu có sự chuyển đổi mạnh mẽ hơn, đánh dấu cột mốc quan trọng của toàn cầu hóa. Các thương hiệu dĩ nhiên không thể nào chấp nhận mình tụt hậu so với thị trường, do đó sẽ liên tục đổi mới để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Sự cải tiến đáng giá này đã giúp cho các thương hiệu thu hút sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn và mang lại trải nghiệm người dùng lý tưởng. Các thương hiệu chuyển đổi theo nhiều cách khác nhau để hòa nhập vào kỷ nguyên số, trong đó chủ yếu tập trung tạo ra điểm chạm thương hiệu, xây dựng nền tảng khách hàng và tận dụng tối đa các cơ hội tiềm năng.

1. Điểm chạm giúp thương hiệu chuyển đổi trong thời đại số

Dường như không có một ngoại lệ nào cho quy luật phát triển chung, thương hiệu chuyển đổi liên tục và thay đổi chính mình để nhanh chóng theo kịp các xu hướng của thời đại kỹ thuật số. Để hoàn thành quy trình chuyển đổi số, đầu tư vào các điểm chạm thương hiệu là một yêu cầu đáng xem xét. Nhìn chung, điểm chạm thương hiệu là sự giao thoa đồng thời từ cả doanh nghiệp và khách hàng, vừa tạo ra sức hấp dẫn cho doanh nghiệp vừa cung cấp trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng khái niệm về điểm chạm thương hiệu có vẻ mơ hồ và khá trừu tượng bởi bất kỳ yếu tố hiện hữu nào đều có thể ảnh hưởng đến điểm chạm thương hiệu, dù tốt hay xấu. Quan điểm này sẽ được công nhận nếu doanh nghiệp không biết tạo ra điểm chạm của riêng mình từ đâu. Điểm chạm thương hiệu xuất phát từ những yếu tố cốt lõi nhất của doanh nghiệp, trong đó bao gồm mức độ trải nghiệm của khách hàng, và khác biệt vừa đủ.

Tính hệ thống

Tính hệ thống giúp thương hiệu chuyển đổi hiệu quả về cả số lượng lẫn chất lượng. Một hệ thống đạt chuẩn không chỉ có khả năng định hình mọi sản phẩm trong một khuôn khổ thống nhất mà còn khiến cho tất cả mọi dịch vụ đi kèm trở nên liền mạch và logic hơn. Một thương hiệu chuyển đổi số hoàn chỉnh sẽ không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm. Liên tục phát triển và cải tiến hệ thống sẽ là chiếc chìa khóa có thể giải quyết được yêu cầu chủ yếu của một điểm chạm thương hiệu: trải nghiệm người dùng. Hệ thống phù hợp giúp doanh nghiệp tối ưu tính tiện lợi của sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, sau đó có thể tạo ra một hệ sinh thái riêng biệt giúp thương hiệu chuyển đổi bền vững về dài hạn.

product system in digital transformation
Một hệ thống sản phẩm hoàn chỉnh có thể tối ưu tính tiện lợi trong trải nghiệm khách hàng

Đó là cách mà thương hiệu Apple đã xây dựng thành công hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ, tạo nên sức hút tuyệt vời đối với cộng đồng người dùng công nghệ trên khắp thế giới. Thuật ngữ hệ sinh thái trong bối cảnh này đề cập đến một hệ thống các sản phẩm có khả năng tương tác qua lại với nhau một cách liền mạch nhằm mục tiêu tối ưu hóa tính thuận tiện, dễ dàng khi trải nghiệm sử dụng. Apple đã tạo ra một hệ sinh thái công nghệ gần như hoàn chỉnh, thực hiện các tương tác liền mạch giữa các thiết bị số với nhau. Tuy nhiên, điều khiến những người yêu thích Apple hoàn toàn hài lòng chính là hệ thống ID cá nhân có khả năng đảm bảo tính riêng tư và mức độ bảo mật dữ liệu cực cao.

Lấy một ví dụ khác về tính hệ thống, Nike đã thay đổi hoàn toàn hoạt động của hệ thống kinh doanh kể từ khi quá trình tăng trưởng bị đình trệ và mô hình kinh doanh trước đây đã không thể đáp ứng và bắt kịp thị trường. Trước yêu cầu bắt buộc phải thay đổi mô hình vận hành, thương hiệu đã chuyển sang sử dụng kênh kinh doanh số để tăng cường tương tác trực tiếp với người tiêu dùng. Hệ thống giao dịch trực tuyến này đã thay thế hoàn toàn mô hình phân phối sản phẩm thông qua các đại lý trung gian, cũng như các nhà phân phối độc quyền như trước đây. Bên cạnh cung cấp các mặt hàng mới lạ và hợp thời trang, Nike cũng kết hợp kèm theo các chương trình ưu đãi, tạo ra các kết nối chặt chẽ hơn với các khách hàng đăng ký thành viên. Do đó, quá trình chuyển đổi hệ thống kinh doanh này đã giúp cho Nike tăng thêm 38% doanh thu thương mại điện tử tính đến 11/2019 (dữ liệu được cung cấp bởi Brands Vietnam).

Trung thực thương hiệu

Để đảm bảo thương hiệu chuyển đổi thành công trong thời đại số, cần đảm bảo yếu tố trung thực và xác thực. Tất cả mọi thông tin về doanh nghiệp có thể lan truyền nhanh hơn bao giờ hết trong thời đại internet như hiện nay. Một nhà hàng bị đánh giá 1 sao với phản hồi tiêu cực chắc chắn sẽ khiến khách hàng quay lưng. Điều đó có nghĩa rằng độ chính xác của thông tin khiến người dùng cảm thấy tin tưởng, có thể đánh giấ chất lượng thương hiệu khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ, và ngược lại. Do đó, trung thực thương hiệu giúp tạo ra một đời sống nguyên thủy hơn cho các sản phẩm, đồng thời góp phần vào tính liền mạch cho trải nghiệm người dùng, giúp điểm chạm thương hiệu trở nên thống nhất. Sự trung thực, minh bạch trong chất lượng sản phẩm và quá trình kinh doanh sẽ tạo ra một hệ thống điểm chạm độc đáo và đáng tin.

Đơn giản và tối giản chính là chìa khóa giúp thương hiệu chuyển đổi bền vững

Đây là một trường phái quan điểm trái ngược, nhưng hầu hết các đối tượng khách hàng trong thời đại số hiện nay có thiên hướng yêu thích sản phẩm, dịch vụ mang tính đơn giản so với những lựa chọn có phần cồng kềnh và phức tạp khác. Đơn giản và tối giản trong xây dựng thương hiệu vẫn có khả năng tạo ra các điểm chạm, được thực hiện bằng cách tập trung hoàn toàn vào các giá trị trụ cột của thương hiệu, như thế mạnh, khách hàng mục tiêu, điểm riêng biệt, sứ mệnh, chất lượng hay thông điệp thương hiệu. Các điểm mấu chốt này sẽ góp phần loại bỏ các yếu tố phức tạp khác, tập trung và định hướng đúng hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Đơn giản và tối giản giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những thay đổi luôn hiện hữu trong kỷ nguyên số.

simplicity in brands
Các thương hiệu thực sự cần sự đơn giản và tối giản hơn là một hệ thống phức tạp để có thể tạo ra các điểm chạm thương hiệu

2. Thương hiệu chuyển đổi như thế nào với định hướng “khách hàng trung tâm”?

Quan niệm “sản phẩm làm trung tâm” vẫn là một định hướng trọng tâm trong hầu hết các chiến dịch. Tuy nhiên, “khách hàng trung tâm” sẽ là sự kết hợp cần thiết và kịp thời có thể nâng cao trải nghiệm người dùng một cách tối ưu. Sản phẩm tồn tại chỉ với mục tiêu duy nhất là đáp ứng các nhu cầu sử dụng của khách hàng. Do đó, xác định rõ nhu cầu của khách hàng là điểm khởi đầu quan trọng quyết định thành công khi thương hiệu chuyển đổi.

customer-in-center philosophy
Phát triển với tư duy khách hàng trung tâm sẽ tạo ra nhiều giá trị thương hiệu hơn là chỉ chăm chăm vào sản phẩm

Thương hiệu Maggi đã khéo léo lồng ghép các giới thiệu và hướng dẫn những công thức nấu ăn có thể kết hợp với nước tương trên website của họ. Những nội dung này làm tăng thêm sự thuận tiện cho những người yêu thích nấu ăn khi có thể học thêm những món ăn mới được chế biến kèm với nước tương. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ cảm thấy thú vị hơn khi công việc nấu ăn hàng ngày của họ nhận được sự quan tâm và thấu hiểu từ thương hiệu Maggi khi chỉ mua một chai nước tương từ nhãn hàng.

Nhìn chung, tư duy “khách hàng trung tâm” yêu cầu một quá trình chuyển đổi dài hạn và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhận thức chính xác về khách hàng mục tiêu của mình. Nhận thức này cũng cần được hình thành trong mỗi nhân viên của doanh nghiệp để thúc đẩy thương hiệu chuyển đổi. Hơn nữa, tư duy này còn là một giá trị có thể kết nối doanh nghiệp với khách hàng của họ; nhưng không phải là một nhiệm vụ phải hoàn thành và để thoái thác.

3. Tận dụng thách thức, chuyển thành cơ hội giúp thương hiệu chuyển đổi hiệu quả

Thời đại số có dịp chứng kiến những thay đổi với tốc độ nhanh chóng và không thể đoán trước, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có giải pháp kịp thời để thích ứng với thị trường và thúc đẩy thương hiệu chuyển đổi nhanh chóng hơn. Sản phẩm ra đời không chỉ cần đảm bảo về chất lượng mà cũng cần chú trọng đến trải nghiệm sử dụng của khách hàng. Ngoại trừ sản phẩm, các nhu cầu khác của khách hàng cũng cần được quan tâm, cụ thể là các chương trình ưu đãi cho thành viên hay quà tặng khuyến mãi. Khách hàng cũng có xu hướng mua sắm nhiều hơn trên các website thương mại điện tử, điều này dẫn đến yêu cầu cao hơn về quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu và nền tảng công nghệ. Tình hình dịch bệnh cũng ngày càng trở nên nguy hiểm, làm tăng thêm mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.

challenge-utilizing
Tận dụng thách thức trong thời đại số là bước đi rất quan trọng giúp thương hiệu chuyển đổi nhanh chóng trên thị trường

Việc tối ưu các thách thức sẽ là đòn bẩy then chốt hỗ trợ các thương hiệu chuyển đổi vững vàng hơn. Bên cạnh đó, con người vẫn là nhân tố quan trọng bất kể công nghệ có phát triển tiên tiến đến đâu đi chăng nữa. Do đó, doanh nghiệp trước tiên cần tập trung vào cấu trúc bên trong: nguồn nhân lực, quy trình, sản phẩm và cả dịch vụ khách hàng để hoàn thành quá trình chuyển đổi.

Cuộc khủng hoảng toàn cầu COVID-19 đã trở nên nghiêm trọng hơn kể từ khi Chính phủ thắt chặt lệnh giãn cách xã hội do sự gia tăng nhanh chóng của số ca nhiễm virus Corona. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bị sụt giảm, ngành thương mại điện tử lại có sự tăng trưởng nhất định, đa số mọi người có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn khi ở nhà. Đây là thách thức cao hơn nhiều đối với mọi doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng cũng là cơ hội có thể tận dụng để thương hiệu chuyển đổi nhanh chóng hơn.

Tại SECOMM, chúng tôi sẽ đồng hành cùng khách hàng trên mọi bước chuyển đổi số để đảm bảo cung cấp giải pháp toàn diện cho các thương hiệu khi tham gia thương mại điện tử. Các thương hiệu chuyển đổi thành công trong thời đại số khi tất cả đều được vận hành trên một nền tảng website bền vững. Chúng tôi sẽ là điểm khởi đầu cho cuộc cách mạng này. Hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết hơn.

2
3,608
0
1
01/09/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!