Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Khi những giải pháp liên quan đến kiến trúc Monolithic gặp nhiều hạn chế về tính linh hoạt và tự do trong tuỳ chỉnh cũng như những giới hạn về hiệu suất và khả năng mở rộng thì sự quan tâm của doanh nghiệp đang hướng đến những kiến trúc linh hoạt hơn, đơn cử như Headless Commerce.
Bên cạnh đó, khái niệm ‘Composable Commerce’ đã nổi lên như một giải pháp mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Vậy Composable Commerce là gì? Có khác biệt gì so với Headless Commerce? Hãy cùng khám phá và tìm hiểu lý do vì sao Composable Commerce có thể là bước tiến đột phá mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.
Thuật ngữ ‘Composable Commerce’ được sử dụng lần đầu bởi Gartner Research vào tháng 6 năm 2020, đề cập đến việc xây dựng hệ thống thương mại điện tử linh hoạt và tùy chỉnh bằng cách tích hợp các ‘component’ khác nhau để xây dựng nên gói giải pháp ‘Packaged Businesses Capabilities’ (PBCs) riêng biệt theo nhu cầu triển khai của doanh nghiệp. Các gói giải pháp PBCs này có thể kết nối với nhau thông qua APIs.
Các PBCs có thể là
Nếu ‘component’ đề cập đến những phần nhỏ hơn và chi tiết hơn của hệ thống thương mại điện tử thì PBCs là sự kết hợp của từng ‘component’ nhỏ để tạo thành giải pháp thương mại điện tử riêng biệt của từng doanh nghiệp. Lúc này, các ‘component’ ngang hàng với nhau và các PBCs ngang hàng với nhau nên khi có sự thay đổi và mở rộng ở bất kỳ ‘component’ hay PBCs nào cũng không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cả hệ thống.
Nói một cách đơn giản hơn, trong mô hình Composable Commerce, doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống thương mại điện tử của mình giống như xây dựng bộ xếp hình Lego, trong đó mỗi PBCs đại diện cho mỗi khối Lego với chức năng cụ thể. Các khối này có thể kết hợp và kết nối thông qua APIs để tạo ra trải nghiệm thương mại điện tử linh hoạt và tùy chỉnh đúng theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp.
Do đó, mô hình Composable Commerce giúp cho các doanh nghiệp đạt được tính linh hoạt và tối ưu cao nhất đối với hệ thống thương mại điện tử của mình.
Một số lợi ích phải kể đến khi doanh nghiệp triển khai Composable Commerce:
Composable Commerce có sự linh hoạt cao. Doanh nghiệp chọn và kết hợp các ‘component’ phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh cụ thể của mình. Tính linh hoạt này cho phép doanh nghiệp dễ dàng tạo ra một hệ thống thương mại điện tử thích ứng với xu hướng của thị trường và nhu cầu về trải nghiệm của khách hàng ngày càng cao và thay đổi không ngừng.
Composable Commerce đáp ứng những yêu cầu cao nhất của doanh nghiệp về tuỳ chỉnh và mở rộng. Doanh nghiệp không chỉ có thể tùy chỉnh từng ‘component’ để phù hợp với thương hiệu, trải nghiệm khách hàng mà còn có thể mở rộng quy mô các ‘component’ riêng lẻ để đáp ứng lưu lượng truy cập và khối lượng giao dịch ngày càng tăng cao. Khả năng tùy chỉnh và mở rộng của Composable Commerce cho phép doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm mua sắm khác biệt cho khách hàng, tăng tính cạnh tranh, đồng thời cho phép việc mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần phải đại trùng tu toàn bộ kiến trúc hệ thống.
Mặc dù có thể phát sinh chi phí thiết lập ban đầu liên quan đến việc lựa chọn và tích hợp nhiều ‘component’ nhưng Composable Commerce có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về lâu dài. Doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho các ‘component’ cụ thể cần sử dụng và tối ưu hoá bộ PBCs của mình để tránh những chi phí không cần thiết. Các giải pháp Composable Commerce hiện nay có ưu đãi tích hợp càng nhiều ‘component’ thì giá càng giảm, Commerce Components by Shopify là một ví dụ điển hình.
Các ‘component’ trong kiến trúc Composable Commerce thường được tách rời và trở nên độc lập với nhau, giúp việc duy trì và cập nhật từng ‘component’ riêng lẻ dễ dàng hơn. Điều này sẽ giảm thiểu tình trạng gián đoạn và nguy cơ ngừng hoạt động của hệ thống trong quá trình bảo trì hoặc nâng cấp.
Composable Commerce yêu cầu tích hợp nhiều ‘component’ khác nhau và việc này có thể phức tạp và tốn nhiều thời gian. Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các ‘component’ độc lập này hoạt động liền mạch và hiệu quả với nhau trong cùng một hệ thống, điều này đòi hỏi những nỗ lực phát triển và tuỳ chỉnh bổ sung.
Quy mô doanh nghiệp càng lớn và nhu cầu triển khai hệ thống càng cao cấp và phức tạp thì sẽ cần tích hợp nhiều ‘component’, điều này có thể dẫn đến chi phí trả trước và chi phí ‘ongoing’ cao. Doanh nghiệp cần phân chia giai đoạn, nguồn lực để phát triển, thử nghiệm và duy trì liên tục hoạt động tích hợp này.
Triển khai kiến trúc Composable Commerce yêu cầu doanh nghiệp lên kế hoạch thật cẩn thận, từ số lượng ‘component’, lựa chọn nhà cung cấp, giải pháp tích hợp đến vấn đề về bảo trì và nâng cấp các ‘component’ này.
Việc xây dựng và bảo trì hệ thống thương mại điện tử theo mô hình Composable Commerce yêu cầu rất cao về kiến thức và kỹ năng kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp tích hợp khác nhau. Doanh nghiệp phải đầu tư vào đào tạo đội ngũ nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị có chuyên môn cao.
Việc quản lý hệ thống Composable Commerce có thể là một thách thức lớn, đặc biệt khi doanh nghiệp tích hợp các ‘component’ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Mặc dù Composable Commerce mang đến sự linh hoạt trong việc tích hợp, nhưng điều này đồng nghĩa doanh nghiệp phải quản lý quan hệ với các nhà cung cấp. Khi có nhu cầu về mở rộng, doanh nghiệp phải làm việc với những nhà cung cấp này để đảm bảo từng ‘component’ có thể mở rộng đồng thời và hiệu quả tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống.
Việc quản lý bảo mật và tuân thủ các quy tắc của nhiều ‘component’ cùng lúc có thể phức tạp. Mỗi nhà cung cấp sẽ có giao thức bảo mật và yêu cầu tuân thủ riêng. Vì thế, làm thế nào để doanh nghiệp đảm bảo việc tuân thủ quy định của nhà cung cấp nhưng không gây ảnh hưởng đến hệ thống Composable Commerce của mình? – Đó là một thách thức đối với các doanh nghiệp triển khai mô hình này.
Kiến trúc Composable và Headless Commerce đều tách rời phần ‘frontend’ và ‘backend’, mang đến mức độ linh hoạt và tùy chỉnh cao hơn. Cả Composable và Headless Commerce đều là những giải pháp công nghệ mà phần lớn các doanh nghiệp lớn trên thế giới đang tập trung hướng đến.
Vậy điểm khác biệt chính giữa Composable Commerce và Headless Commerce là gì?
Sự tách biệt phần giao diện ‘frontend’ và hệ thống ‘backend’ trong kiến trúc Headless giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc cập nhật và tuỳ chỉnh ‘frontend’ hoặc ‘backend’ mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Trong khi đó kiến trúc theo dạng mô-đun của Composable Commerce tiến thêm một bước nữa là tách rời tất cả thành phần thương mại điện tử, cho phép doanh nghiệp chọn và thiết lập bộ PBCs hoàn hảo cho nhu cầu của mình.
Điểm đặc biệt chính trong kiến trúc Composable Commerce là dù frontend có thể kết nối với nhiều ‘component’ khác nhau ở backend thông qua các API nhưng các ‘component’ này có thiết kế có tính mô-đun cao và độc lập với nhau. Điều này nghĩa là những thay đổi đối với một ‘component’ sẽ không ảnh hưởng đến các ‘component’ khác hoặc giao diện frontend.
Khi xem xét triển vọng của các kiến trúc thương mại điện tử thì rõ ràng là cả Headless Commerce và Composable Commerce đều mang đến khả năng tùy chỉnh và mở rộng vượt trội, cho phép doanh nghiệp thoát khỏi những ràng buộc truyền thống để thích nghi với xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, quyết định triển khai kiến trúc nào sẽ tùy thuộc vào yêu cầu kinh doanh cụ thể, chuyên môn kỹ thuật và mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được.
Với chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm của SECOMM trong việc triển khai nhiều dự án Headless Commerce thành công, chúng tôi đóng vai trò là đối tác đáng tin cậy để tư vấn doanh nghiệp hướng đến việc triển khai kiến trúc này với những giải pháp đột phá.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào Hotline (028 7108 9908) để cùng thực hiện bước nhảy vọt với SECOMM và mở khóa toàn bộ tiềm năng của Headless Commerce lẫn Composable Commerce ngay hôm nay!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline