Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang dần khẳng định khả năng cung cấp đội ngũ IT thuê ngoài tay nghề cao với chi phí hợp lý. Để đạt được điều này, chính phủ luôn không ngừng hỗ trợ về mặt pháp lý cũng như tạo dựng một môi trường phát triển thuận lợi cho ngành IT.
Với bài viết này, SECOMM sẽ đi sâu hơn vào những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp nước ngoài cần cân nhắc khi chọn dịch vụ IT thuê ngoài tại Việt Nam.
Thị trường IT của Việt Nam đang phát triển mạnh với giá trị đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021 và là ngành đang được chính phủ Việt Nam tập trung phát triển.
Tác động tích cực từ nền kinh tế vĩ mô phát triển: Việt Nam là một trong những nước đang phát triển phát triển ở khu vực ĐNA với việc luôn tạo một môi trường kinh tế, chính trị ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và IT cũng không ngoại lệ. Hơn nữa với ngành IT, chính phủ đang rót vốn vào các công ty start-up nhằm thúc đẩy sự mở rộng của thị trường IT.
Định hướng chiến lược cho ngành IT: Ngành Truyền thông và Thông tin đang được công nhận như một ngành then chốt để thúc đẩy tiến bộ kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, chính phủ và các tập đoàn lớn đang toàn lực đầu tư vào các công nghệ mới, mang tính cốt lõi như trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây (Cloud Computing).
Nhờ vào các ảnh hưởng trên, ngành IT thuê ngoài tại Việt Nam đang trải qua quá trình tăng trưởng nhanh chóng với doanh thu dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 16,38% hàng năm từ 2024 đến 2028 với quy mô thu về 1.282.000 USD vào năm 2028.
Hiện nay, 56% các lập trình viên thuộc độ tuổi khá trẻ, từ 20 đến 29 tuổi với dự đoán rằng, đến năm 2025, nhóm tuổi này sẽ chiếm một phần ba lực lượng lao động chính của Việt Nam.
Theo thống kê, hàng năm có khoảng 50.000 đến 57.000 sinh viên IT tốt nghiệp tại các đại học trên toàn quốc, điều này đã giúp cho Việt Nam nằm trong top 10 về số lượng cử nhân IT và top 6 về dịch vụ phần mềm. Báo cáo năm 2023 của TopDev chỉ rằng Việt Nam hiện đang có 530.000 nhân sự IT lành nghề, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của các doanh nghiệp quốc tế.
Hơn thế, để đẩy mạnh chất lượng tay nghề của lực lượng lao động trẻ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trực tiếp quản lý mảng giáo dục về công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam. Với những thay đổi gần đây về giáo dục, các trường đại học có thể linh hoạt thay đổi theo nhu cầu thị trường để trang bị kỹ năng cần thiết cho các sinh viên tốt hơn.
Điện toán đám mây tại Việt Nam gần đây đang đạt mức tăng trưởng hàng năm 30%, nhờ vào cơ sở hạ tầng CNTT và trung tâm dữ liệu mạnh mẽ. Bên cạnh đó, hiện nay, để tăng tính bảo mật cho dữ liệu, rất nhiều doanh nghiệp Việt đã dịch chuyển từ các hạ tầng Cloud nước ngoài sang các nhà cung cấp nội địa.
Việt Nam cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể trong ngành trí tuệ nhân tạo (AI), từ vị trí 55 lên 39 trên toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam xếp thứ 9 ở Đông Á và thứ 5 ở ASEAN, với chỉ số sẵn sàng AI là 54,48.
Năm 2023, mức lương trung bình hàng tháng của lập trình viên mới vào nghề là 514 USD và mức lương của cấp quản lý là 2.680 USD. Tổng quan mức lương bình quân của một lập trình viên tại Việt Nam chỉ rơi vào khoảng 7.173 USD/năm, tức chỉ bằng gần 25% so với 29.840 USD tại Trung Quốc và khoảng 35% so với 20.464 USD tại Ấn Độ. Những lợi thế về chi phí này, kết hợp với cam kết về quy trình làm việc chất lượng cao, đang biến Việt Nam trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến cho các doanh nghiệp quốc tế.
Yêu cầu về ngoại ngữ trong ngành công nghệ thông tin đang ngày càng cao, với hơn 9% công ty nước ngoài tìm kiếm nhân viên IT thành thạo tiếng Anh ở mức chuyên nghiệp. Mặc dù các lập trình viên Việt Nam có tay nghề kỹ thuật cao, nhưng chỉ một phần nhỏ có thể sử dụng tiếng Anh ở mức thành thạo.
Theo thống kê, vào năm 2022, chỉ có 5% lực lượng lao động Việt Nam có thể giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát, con số này thấp hơn nhiều so với các nước ASEAN khác như Indonesia với 10% hay Thái Lan với 27%. Điều này đã gây ra thách thức trong quá trình tuyển dụng đội ngũ IT thuê ngoài tại Việt Nam khi mà yêu cầu của các đối tác nước ngoài đã chuyển từ mức “có thì tốt” sang “bắt buộc”.
Lực lượng lao động mới, chủ yếu là Gen Z, đang gặp phải tình trạng thiếu hụt kỹ năng do sự thay đổi công nghệ nhanh chóng. Tuy nhiên, hơn 72% thế hệ này ý thức được hạn chế của bản thân và mong muốn học hỏi và nâng cao kỹ năng bản thân. Đây là một dấu hiệu tích cực cho tương lai, cho thấy lực lượng lao động trẻ luôn trong tâm thế học hỏi và phát triển.
Thấu hiểu các thách thức này của doanh nghiệp khi tìm kiếm đơn vị thuê ngoài tại Việt Nam, , đội ngũ IT thuê ngoài tại SECOMM luôn cam kết đạt chuẩn về trình độ tiếng Anh và kỹ năng chuyên môn thông qua kinh nghiệm dày dặn triển khai nhiều dự án ở nhiều quốc gia như Úc, Singapore, Mỹ, New Zealand, Hồng Kông, Nhật Bản, v.v. Liên hệ ngay với SECOMM để được tư vấnhoàn toàn miễn phí.
Khám phá các dự án của SECOMM: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ IT CHUYÊN NGHIỆP CHO DỰ ÁN PHÁT TRIỂN WEBSITE CỦA LANDNOW
3. Lời Kết!
Nhìn chung, dịch vụ IT thuê ngoài tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhờ những khoản đầu tư từ Chính phủ và các công ty nước ngoài, được thể hiện ở sự tăng trưởng ổn định, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số phát triển và dân số ngày càng có trình độ công nghệ cao. Bên cạnh đó, các lập trình viên Việt Nam được đánh giá cao về kỹ năng khi nằm trong top 10 nhân viên IT tốt nhất thế giới.
Với đội ngũ lập trình viên có chuyên môn cao về phát triển hệ thống, đặc biệt là các dự án có độ phức tạp cao. Liên hệ ngay với SECOMM theo số (+84) 28 7108 9908 để khám phá cơ hội hợp tác.
Thị trường IT thuê ngoài toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm 10,99% với tổng doanh thu đạt 777,7 tỷ USD vào năm 2028.
Những ông lớn trong ngành IT như Ấn Độ và Trung Quốc từ lâu đã là những lựa chọn hàng đầu cho các đội ngũ thuê ngoài, tuy nhiên, quốc gia đang phát triển như Việt Nam đang dần khẳng định vị thế bằng khả năng tạo ra sản phẩm giá trị với chi phí hợp lý.
Trong bài viết này, SECOMM sẽ đi sâu vào những ưu nhược điểm của việc thuê ngoài IT ở Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Qua đây, các công ty sẽ đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn điểm đến cho dịch vụ IT thuê ngoài sao cho phù hợp nhất với nguồn lực và mục tiêu chiến lược.
Trước khi đi sâu vào những ưu nhược điểm của từng quốc gia, các doanh nghiệp cần lưu ý một vài yếu tố quan trọng khi đưa ra lựa chọn.
Khi xem xét và đánh giá về chi phí của hoạt động thuê ngoài, thay vì chỉ quan tâm đến việc tiết kiệm trước mắt, các doanh nghiệp cần tính đến chi phí tổng thể, bao gồm thêm cả các khoản phát sinh trong tương lai như chi phí công cụ, trang thiết bị, lương thưởng nhân viên,… để từ đó, lựa chọn các đối tác có thể đem lại giá trị tốt nhất với ngân sách đã chi.
Giả sử, công ty chọn thuê ngoài ở một quốc gia có trình độ tiếng Anh thấp, rào cản giao tiếp có thể nảy sinh. Để giải quyết vấn đề này, công ty sẽ cần tuyển thêm một phiên dịch viên người bản địa nhằm đảm bảo hoạt động giao tiếp được suôn sẻ.
Theo như một nghiên cứu của Deloitte cho thấy 59% các công ty lựa chọn dịch vụ thuê ngoài vì họ muốn làm việc với những chuyên gia với kỹ năng chuyên biệt cũng như trình độ chuyên môn phù hợp. Để chọn được những nhân sự trên, các doanh nghiệp thường sẽ đánh giá dựa trên các dự án mà những nhân sự này đã làm, những phản hồi từ khách hàng trước đó hay kinh nghiệp của họ trong những dự án tương đồng. Lấy ví dụ như SECOMM, nhờ vào kinh nghiệm hợp tác với các nhãn hàng lớn đa quốc gia cũng như những phản hồi tích cực từ khách hàng mà SECOMM luôn được nhiều doanh nghiệp “chọn mặt gửi vàng” khi tìm kiếm đơn vị thuê ngoài triển khai các hệ thống thương mại điện tử.
Sự hoà hợp về văn hoá và giao tiếp là những yếu tố then chốt trong việc hợp tác nhưng lại thường bị bỏ qua bởi nhiều doanh nghiệp. Khi lựa chọn đối tác từ các quốc gia khác nhau, doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn những đơn vị có nét tương đồng về văn hoá, hay các giá trị như đạo đức nghề nghiệp và chính sách hợp tác. Ngoài ra, các doanh nghiệp khi hợp tác với các đơn vị ngoài cần giao tiếp rõ ràng, minh bạch và xuyên suốt, bởi lẽ họ không phải là nhân sự nội bộ, chỉ cần một vài hiểu nhầm trong ý tưởng sẽ dẫn đến sai sót đáng kể. Khi hợp tác, giữa các bên nên chọn ra các đại diện có thể giao tiếp lưu loát bằng ngôn ngữ chung để tránh bị rào cản ngôn ngữ làm chậm tiến độ công việc.
Để nhận được kết quả như mong muốn khi hợp tác với các đội ngũ từ quốc gia khác, doanh nghiệp phải thật kỹ càng đầu tư vào tài nguyên cũng như theo dõi sát sao quá trình hợp tác. Bởi lẽ mỗi một quốc gia sẽ có những quy tắc riêng mà các doanh nghiệp nên dựa vào các ưu nhược điểm để đưa ra lựa chọn phù hợp. Lấy ví dụ như khi chọn Trung Quốc, một trong những nơi đông dân nhất thế giới, cũng như nổi tiếng về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần phải làm gì.
Với các công ty phương Tây, Trung Quốc là một lựa chọn tốt cho dịch vụ IT thuê ngoài khi mà quốc gia này có thể thể cung cấp người nhân lực có kỹ năng cao với mức chi phí hợp lý. Không những thế, việc sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới cùng với các chính sách thuế được chính phủ hỗ trợ và môi trường kinh tế ổn định đã biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn cho dịch vụ IT thuê ngoài.
Dù là một nước phát triển lớn với đông đảo nhân sự IT, chi phí thuê ngoài tại Trung Quốc thấp hơn nhiều so với Mỹ hay Châu Âu với mức thu nhập từ 50 đến 100 USD một giờ với trung bình khoảng 29.840 USD một năm, thấp hơn nhiều so với Mỹ hay các nước Châu Âu.
Trung Quốc thường được biết đến là quốc gia sở hữu một đội ngũ IT đông đảo giàu kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao và không ngừng phát triển.
Dự kiến đến hết năm 2024, số lượng nhà phát triển toàn cầu sẽ đạt 28,7 triệu, trong đó Trung Quốc chiếm phần lớn với tốc độ tăng trưởng từ 6% đến 8%. Đất nước này đang ưu tiên đẩy mạnh chất lượng giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin với 24 trường đại học Trung Quốc nằm trong top 200 trường đại học tốt nhất thế giới.
Chính phủ Trung Quốc luôn mở rộng các chính sách và thường xuyên cập nhật các quy định về thuê ngoài để chào đón các doanh nghiệp nước người muốn đầu tư vào thị trường. Ngoài ra, họ còn tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án lớn với vốn đầu tư hơn 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2020 để đảm bảo chất lượng dịch vụ của các công ty nội địa.
Bên cạnh những ưu điểm trên, khi hợp tác với các công ty ở Trung Quốc, doanh nghiệp cần lưu ý những hạn chế sau.
Giao tiếp Tiếng Anh hạn chế
Đầu tiên là vấn đề về rào cản ngôn ngữ khi không phải tất cả các chuyên gia IT ở đây đều thành thạo tiếng Anh. Hơn thế, sự khác biệt về văn hoá của Trung Quốc so với các nước phương Tây cũng có ảnh hưởng đến cách thức giao tiếp hay cách nhìn nhận và xử lý vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, luật pháp của Trung Quốc quy định về vấn đề sở hữu trí tuệ có thể khác so với nhiều quốc gia. Vậy nên các doanh nghiệp cần lưu ý kỹ càng về bảo mật thông tin khi hợp tác với các công ty ở Trung Quốc.
Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ luôn ở vị trí đầu trong lĩnh vực IT thuê ngoài trên toàn cầu nhờ vào lực lượng lập trình viên có tay nghề cao. Ngành IT ở Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng với tỉ lệ 17,58% hàng năm trong giai đoạn 2024 đến 2028. Ngoài ra, Ấn Độ là nơi lý tưởng cho các doanh nghiệp tìm kiếm những nhà phát triển giàu kinh nghiệm với kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ cho các dự án phức tạp.
Tương tự như Trung Quốc, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy các lập trình viên với tay nghề cao ở Ấn Độ với chi phí cực hợp lý. Không chỉ thế, các công ty địa phương luôn đưa ra các phương án để chủ động quản lý toàn bộ quá trình triển khai, nhờ vậy, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc vận hành.
Hơn nữa, chi phí sinh hoạt ở Ấn Độ khá thấp, dẫn đến việc chi trả cho nhân sự IT ở đây cũng thấp hơn đáng kể so với các cường quốc như Hoa Kỳ, thậm chí là Trung Quốc. Theo thống kê từ Glassdoor, mức lương trung bình năm của nhân viên IT Ấn Độ là 20.464 USD, chỉ bằng khoảng 20% so với Hoa Kỳ với mức lương 109.829 USD một năm.
Với lợi thế dân số đông, Ấn Độ tự tin có thể cung cấp lực lượng lao động đa dạng với các ngành nghề như lập trình viên, nhà khoa học, chuyên gia tài chính, MBA, nhà báo và trợ lý ảo với kỹ năng xuất sắc cho các doanh nghiệp đang cần đội ngũ thuê ngoài.
Để đảm bảo được điều trên, chính phủ Ấn Độ luôn không ngừng đầu tư vào hệ thống giáo dục. Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ sở hữu hệ thống giáo dục lớn thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc với hơn 6,5 triệu sinh viên tốt nghiệp mỗi năm.
Mặc dù Ấn Độ mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp đang quan tâm dịch vụ IT thuê ngoài, nhưng ở đây, vẫn tồn tại song song một số thách thức cần cân nhắc.
Khả năng giao tiếp tiếng Anh ở Ấn Độ rất tốt so với nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, tuy nhiên, đôi khi cách họ phát âm hay tốc độ nói quá nhanh có thể gây hiểu nhầm trong giao tiếp. Vì thể, để giảm thiểu ảnh hưởng, các doanh nghiệp nên ưu tiên kết hợp giao tiếp bằng văn bản như email hay tin nhắn để thông tin được hiển thị và lưu trữ tốt nhất trong suốt quá trình làm việc.
Trong lĩnh vực phát triển phần mềm và công nghệ thông tin, tỉ lệ dữ liệu hay sản phẩm bị sao chép, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra rất thường xuyên và khó kiểm soát. Vì thế, khi thuê ngoài IT ở các nước như Ấn Độ, doanh nghiệp cần chủ động có các biện pháp bảo vệ thích hợp, như ký kết thỏa thuận bảo mật (NDA) hay với những dự án lớn có giá trị cao, doanh nghiệp nên tham khảo các tư vấn pháp lý thích hợp. Doanh nghiệp nên lưu ý rằng, họ sẽ chẳng thể biết đối tác nước ngoài đang làm gì khi chỉ giao tiếp với nhau qua màn hình máy tính, vậy nên hãy tự trang bị những biện pháp bảo mật thật cẩn thận.
Trong một thập kỷ qua, Việt Nam đang dần đẩy mạnh lĩnh vực IT trong cả nội bộ và thuê ngoài với đội ngũ chuyên môn cao, tập trung vào phát triển phần mềm, nội dung kỹ thuật số và BPO. Chính phủ Việt Nam đang đặt kỳ vọng cao vào lực lượng lao động trẻ và tài năng này bằng việc đề ra các chính sách hỗ trợ cũng như phát triển giáo dục.
Cũng như Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam thừa sức cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài nguồn lao động chất lượng cao với chi phí cực kỳ phải chăng. Khi so sánh, Việt Nam chính là quốc gia có chi phí thuê ngoài thấp nhất trong 3 nước, khi thu nhập trung bình hàng năm của một nhân sự IT chỉ rơi vào khoảng 7.173 USD, tức chỉ bằng 6% mức thu nhập của vị trí tương tự ở Hoa Kỳ với 109.829 USD và chỉ bằng gần 25% so với 29.840 USD tại Trung Quốc và 20.464 USD tại Ấn Độ
Nguồn nhân lực trẻ với trình độ học vấn cao và am hiểu công nghệ chính là nguồn tài nguyên con người quý giá của Việt Nam, một trong những điểm nổi bật thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Về giáo dục, Việt Nam cung cấp đào tạo kỹ thuật về nhiều ngôn ngữ lập trình thông qua các trường đại học và trường cao đẳng kỹ thuật, đào tạo khoảng 400.000 kỹ sư IT và 50.000 sinh viên IT mỗi năm. Ngoài ra, Việt Nam được trang bị tốt để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có kỹ năng của các nhà tuyển dụng tìm kiếm cơ hội thuê ngoài, với tỷ lệ nghỉ việc ngành IT dưới 5%.
Tuy rằng là một khu vực nhỏ đang phát triển, Việt Nam đã và đang chứng minh khả năng cung cấp dịch vụ IT thuê ngoài của mình thông qua việc hợp tác với các công ty công nghệ lớn trên thế giới như: Intel, Microsoft, IBM, Bayer,… Sự tin tưởng và hợp tác của các doanh nghiệp này là mình chứng cho khả năng của Việt Nam trong việc triển khai và quản lý các dự án lớn, chứng tỏ một tân binh xứng tầm với Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhìn chung, khi lựa chọn điểm đến gia công IT, việc cân nhắc các điểm mạnh và hạn chế của từng quốc gia là rất quan trọng. Nguồn nhân lực dồi dào và cơ sở hạ tầng phát triển của Trung Quốc bị bù trừ bởi chi phí gia tăng và các vấn đề về pháp lý. Trong khi đó, Ấn Độ đang dẫn đầu với đội ngũ nhân tài trẻ, năng động, tiết kiệm chi phí và cơ sở hạ tầng vững chắc. Cuối cùng, Việt Nam đang đi lên như một lựa chọn hấp dẫn với lực lượng lao động trẻ, am hiểu công nghệ, chi phí nhân sự cạnh tranh và cơ sở hạ tầng đang cải thiện nhanh chóng.
Xem thêm: Dịch vụ IT Thuê ngoài tại Việt Nam: Cơ Hội và Hạn Chế
Đối với các tổ chức đang tìm kiếm một đội ngũ chuyên trách IT đáng tin cậy tại Việt Nam, SECOMM là một lựa chọn nổi bật với hơn 10 năm kinh nghiệm. Bắt tay với SECOMM đồng nghĩa với việc các dự án IT của doanh nghiệp sẽ nằm trong tay những nhân tài xuất sắc, thúc đẩy đổi mới và đưa mục tiêu kinh doanh của bạn tiến xa hơn. Để tìm hiểu thêm về việc hợp tác với SECOMM, hãy liên hệ hoặc gọi đến đường dây nóng (+84) 28 7108 9908 để bắt đầu một sự hợp tác mới.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline