Tag: ecommerce apis là gì

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023
TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ECOMMERCE APIS 2023

Các doanh nghiệp khi triển khai Headless Commerce đều vì mong muốn có thể tích hợp với ứng dụng hay dịch vụ bên thứ ba để mở rộng khả năng, tăng cường hiệu suất và tăng tính linh hoạt của hệ thống thương mại điện tử. Do đó, họ không thể bỏ qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về eCommerce APIs – những giao diện lập trình ứng dụng.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu sơ lược những điều cần biết về eCommerce APIs bao gồm eCommerce APIs là gì, eCommerce APIs hoạt động như thế nào, các loại eCommerce APIs, vai trò của chúng trong Headless Commerce và lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs. 

Xem thêm: Headless Commerce là gì?

eCommerce APIs là gì?

eCommerce APIs là những giao diện lập trình ứng dụng (APIs) cho phép các ứng dụng, hệ thống bên ngoài truy cập và tương tác với các chức năng và dữ liệu của nền tảng thương mại điện tử. Ví dụ: một eCommerce API cho phép doanh nghiệp truy cập thông tin sản phẩm, đặt hàng, thanh toán, quản lý kho hàng, hay tích hợp với các dịch vụ bên thứ ba như vận chuyển, phân tích, email marketing, giao hàng. 

eCommerce APIs hoạt động như thế nào?

eCommerce APIs hoạt động dựa trên mô hình yêu cầu và phản hồi. Khi một ứng dụng hay hệ thống muốn truy cập hoặc thực hiện một chức năng trên hệ thống thương mại điện tử, ứng dụng hay hệ thống này sẽ gửi yêu cầu eCommerce API thông qua một phương thức HTTP như GET, POST, PUT hay DELETE.

Yêu cầu này sẽ chứa các thông tin như địa chỉ URL của eCommerce API và các dữ liệu cần thiết. Sau đó, eCommerce APIs sẽ xử lý yêu cầu và trả về một phản hồi cho ứng dụng hay hệ thống đã gửi yêu cầu trước đó. Phản hồi này sẽ có một mã HTTP cho biết kết quả của yêu cầu (thành công hay thất bại) và có thể chứa các dữ liệu dưới dạng JSON, XML,…

Các API trong lĩnh vực thương mại điện tử thường được công bố ở dạng tài liệu được gọi là “API documentation”. Tài liệu này chứa các hướng dẫn chi tiết về cách thiết lập kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua API. Điều này giúp doanh nghiệp và các nhà phát triển hiểu rõ cách sử dụng từng loại API.

Các loại eCommerce APIs phổ biến 

Có nhiều loại eCommerce APIs khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng và mục đích sử dụng của mỗi loại.

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023 - Các loại eCommerce APIs phổ biến
Các loại eCommerce APIs phổ biến

Một số loại eCommerce APIs phổ biến và quan trọng trong hệ thống thương mại điện tử phải kể đến bao gồm:

  • Product API: Cung cấp thông tin sản phẩm, cho phép hiển thị danh sách sản phẩm, chi tiết sản phẩm và quản lý danh mục sản phẩm trên website thương mại điện tử. Ví dụ: Shopify Product API, BigCommerce Product API, WooCommerce Product API,…
  • Order API: Hỗ trợ quản lý đơn hàng từ việc tạo đơn hàng, cập nhật trạng thái đơn hàng đến xử lý trả hàng và hoàn tiền. Ví dụ: Shopify Order API, BigCommerce Order API, Magento Order API,…
  • Payment API: Cho phép xử lý thanh toán trực tuyến, tích hợp cổng thanh toán và xử lý giao dịch thanh toán an toàn. Ví dụ: Stripe API, PayPal API, Braintree API,…
  • Inventory API: Quản lý thông tin về tồn kho, bao gồm số lượng sản phẩm có sẵn, cập nhật tồn kho sau mỗi đơn hàng và theo dõi lượng tồn kho. Ví dụ: Shopify Inventory API, BigCommerce Inventory API, Magento Inventory API, WooCommerce Inventory API,…
  • Shipping API: Cung cấp tích hợp vận chuyển và theo dõi đơn hàng giúp khách hàng xem thông tin vận chuyển và dự đoán thời gian giao hàng. Ví dụ: ShipStation API, FedEx API, Shippo API,…
  • Marketing API: Cho phép tích hợp các công cụ email marketing, quảng cáo trả phí, hoặc tích hợp với các nền tảng mạng xã hội. Ví dụ: Mailchimp API, HubSpot API, Google Ads API,…
  • Localization & Currency Conversion API: Cho phép tùy chỉnh và định dạng website thương mại điện tử phù hợp với đối tượng khách hàng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Ví dụ: Shopify Multi-Currency API, Stripe Localization API, PayPal Localization API,…

Vai trò của eCommerce APIs trong Headless Commerce 

Headless Commerce là kiến trúc giải pháp cho phép tách biệt giao diện người dùng (frontend) và hệ thống quản lý (backend) của website thương mại điện tử. Headless Commerce còn được gọi là phương pháp tiếp cận “Ưu tiên API” (API-first) vì frontend và backend giao tiếp với nhau thông qua một lớp API. 

Do đó có thể thấy, eCommerce API đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối frontend và backend. Giả sử một khách hàng truy cập vào website thương mại điện tử của doanh nghiệp và thực hiện một đơn hàng, frontend của trang web có thể sử dụng eCommerce APIs để gửi yêu cầu tới backend để kiểm tra tính khả dụng của sản phẩm, tính toán giá trị đơn hàng và tạo đơn hàng. Backend sau đó có thể xử lý các yêu cầu này và trả về thông tin cần thiết để hiển thị cho khách hàng. 

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023 - Vai trò của eCommerce APIs trong Headless Commerce
Vai trò của eCommerce APIs trong Headless Commerce

eCommerce APIs cho phép frontend truy cập và tương tác với các chức năng và dữ liệu của backend, đồng thời cũng cho phép backend tích hợp với các dịch vụ và hệ thống bên thứ ba như CMS, CRM, ERP, DXP. Ngoài ra, eCommerce API cũng giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều giao diện người dùng khác nhau cho đa dạng kênh bán hàng và thiết bị như website, mobile app, voice commerce, wearable, AR/VR. 

Các eCommerce API giúp các doanh nghiệp triển khai Headless Commerce một cách linh hoạt, không chỉ cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh mà còn thúc đẩy sự mở rộng và phát triển ở thị trường quốc tế nhanh chóng và hiệu quả.  

Lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs 

Lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023
Lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs
  • Mở rộng khả năng của hệ thống

Doanh nghiệp có thể thêm các chức năng và tính năng mới vào website thương mại điện tử bằng cách sử dụng các eCommerce APIs có sẵn hoặc tự tạo các API cho riêng mình. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng mở rộng khả năng của hệ thống thương mại điện tử, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu hơn 

  • Tăng cường hiệu suất

Doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu suất của website thương mại điện tử bằng sách sử dụng các eCommerce APIs để tự động hoá các quy trình kinh doanh nhằm giảm thiểu lỗi có thể xảy ra. Ví dụ doanh nghiệp có thể sử dụng API để đồng bộ hoá dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau để quản lý và vận hành hiệu quả hơn. 

  • Tuỳ chỉnh linh hoạt

Doanh nghiệp có thể tự do tùy chỉnh website thương mại điện tử của mình theo nhu cầu và mong muốn của mình bằng cách tích hợp các eCommerce APIs để kết nối với các ứng dụng và hệ thống khác bên thứ ba. Ví dụ doanh nghiệp có thể sử dụng eCommerce APIs để tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo, kết hợp với các công nghệ mới như AI, AR/VR và blockchain. 

  • Tăng cường bảo mật

Các ứng dụng, hệ thống bên thứ ba đặc biệt là hệ thống thanh toán thường bao gồm những quy tắc bảo mật nghiêm ngặt vì thế khi tích hợp với website của doanh nghiệp thông qua eCommerce APIs sẽ tăng tính bảo mật cho website. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu kinh doanh, dữ liệu khách hàng và thông tin thanh toán khỏi rủi ro bị xâm nhập hoặc đánh cắp. 

  • Mở rộng đa kênh 

Các eCommerce APIs cho phép doanh nghiệp tích hợp với nhiều giao diện người dùng khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều kênh bán hàng, bao gồm website, ứng dụng di động hay thậm chí mạng xã hội. 

Trên đây là những điều cần biết về eCommerce APIs – những giao diện lập trình ứng dụng cho phép các ứng dụng và hệ thống khác nhau tương tác với nhau một cách hiệu quả trong hệ thống thương mại điện tử. Nói cách khác eCommerce APIs đóng vai trò là cầu nối giữa frontend và backend trong mô hình Headless Commerce cho phép doanh nghiệp linh hoạt hoá các thao tác tùy chỉnh và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm độc đáo và liền mạch.

Liên hệ với SECOMM (028 7108 9908) để tìm hiểu thêm về tích hợp eCommerce APIs và triển khai Headless Commerce hiệu quả. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn để biến những ý tưởng của doanh nghiệp trở thành sự thật và đồng hành để hỗ trợ doanh nghiệp trên hành trình thương mại điện tử.

2
5,785
0
1
17/10/2023


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!