Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Đại dịch toàn cầu đã tạo ra một cú hích chưa từng có thúc đẩy ngành công nghiệp thương mại điện tử, khiến nhiều doanh nghiệp dù muốn hay không cũng phải thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, sẽ có nhiều doanh nghiệp vẫn còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.
Bên cạnh việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử, xây dựng website thì doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh tiếp thị tiềm năng nhất hiện nay để phát triển chiến lược eCommerce Marketing hay marketing thương mại điện tử.
eCommerce Marketing hay Marketing thương mại điện tử là hoạt động sử dụng đa dạng các kênh tiếp thị như Social Media, Content, SEO hay Email nhằm thu hút lượng truy cập đến website thương mại điện tử, tạo ra chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng và khuyến khích mua hàng lần sau đối với khách hàng cũ.
Cụ thể hơn, eCommerce Marketing làm những việc sau đây:
Mục đích chính của eCommerce Marketing là nâng cao nhận thức thương hiệu và gia tăng doanh số bán hàng. Vì thế, nếu doanh nghiệp không có chiến lược eCommerce Marketing cụ thể sẽ rất khó để website thương mại điện tử tạo ra được doanh số mặc cho giao diện được thiết kế đẹp mắt hay hệ thống chức năng được xây dựng chỉn chu đến đâu đi nữa.
Hiện nay, phần lớn các thương hiệu hay các nhà sáng tạo nội dung đều tận dụng sự phổ biến của các mạng xã hội như là bước đi đầu tiên để kết nối và đăng tải những nội dung mà đối tượng mục tiêu quan tâm.
Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể làm điều tương tự bằng cách sử dụng hình ảnh, nội dung hấp dẫn thu hút sự chú ý và điều hướng lưu lượng truy cập đến website. Khi đó giao diện website thương mại điện tử cần đảm bảo tính trực quan cao, đặc biệt phải “trưng bày” các sản phẩm thật nổi bật tạo cảm hứng mua sắm cho khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng Social Commerce để trực tiếp bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, v.v
Content (Nội dung) là một kênh tiếp thị hiệu quả khác mang lại kết quả lâu dài cho doanh nghiệp thương mại điện tử, đồng thời cũng là một công cụ branding mang tính bền vững lâu dài cho thương hiệu. Hiện nay có nhiều dạng Content được sử dụng rộng rãi phải kể đến như:
Mục tiêu của tiếp thị nội dung là trả lời các câu hỏi, cung cấp kiến thức, giới thiệu về thương hiệu, gợi ý và hướng dẫn khách hàng lựa chọn sản phẩm và cả giải trí.
Với các nội dung được tạo ra và được tối ưu hoá tìm kiếm, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy trang web và doanh nghiệp từ đó có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tái sử dụng các nội dung này cho các chiến dịch eCommerce Marketing khác trong tương lai.
Tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM) bao gồm cả tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng cáo trả tiền. Trong khi SEO liên quan đến sự hiểu biết của Marketer về thuật toán xếp hạng của Google để tối ưu hoá nội dung phù hợp với tiêu chí đánh giá của Google thì SEM dựa vào các chiến dịch trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (Pay-per-click aka PPC), chiến dịch hiển thị hay chiến dịch quảng cáo sản phẩm như Google Shopping Ads chẳng hạn.
Trên Google, các chiến dịch PPC đảm bảo những khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy liên kết dẫn đến trang web của thương hiệu khi họ nhập các cụm từ tìm kiếm khớp với các cụm từ được chọn cho chiến dịch.
Đó là lý do các doanh nghiệp thương mại điện tử thường sử dụng Google Adwords và quảng cáo trang sản phẩm (Product Pages) thông qua các chiến dịch PPC. Nhờ đó, khả năng một người tìm kiếm và nhấp vào liên kết rồi đưa ra quyết định mua hàng trước khi rời khỏi website thương mại điện tử của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.
Một người có ảnh hưởng đáng tin cậy có thể là “người bạn tri kỷ” của thương hiệu. Lời giới thiệu hay chứng thực của Influencer có thể giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng, tối ưu ROI Marketing và cuối cùng là nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.
Vì Influencer Marketing tận dụng sự tin tưởng vào một cá nhân có khả năng thuyết phục và sự tự tin nhất định để gây ảnh hưởng đến các followers của họ và khuyến khích các quyết định mua hàng.
Influencer Marketing sẽ tiếp tục là kênh triển khai eCommerce Marketing hiệu quả và những người có sự ảnh hưởng sẽ liên tục được các thương hiệu thương mại điện tử tận dụng để thúc đẩy sự nhận biết và cảm xúc mua sắm đối với sản phẩm hay dịch vụ nhất định.
Email Marketing là một trong những hình thức lâu đời nhất trong Digital Marketing. Cho đến ngày nay, trong thế giới thương mại điện tử, Email Marketing vẫn giữ vai trò vô cùng đặc biệt.
Đặc biệt ở chỗ hình thức này cho phép doanh nghiệp tự động hoá chiến dịch hướng đến những người đăng ký (Subscribers) thuộc các phân khúc khác nhau hoặc thuộc từng giai đoạn trong hành trình khách hàng (Customer Journey) và để chiến dịch Email Marketing chạy tự động.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý chọn lọc và phân loại các nhóm đối tượng trong danh sách các email (Email List) nhằm gửi đúng nội dung đến đúng đối tượng mục tiêu. Điều này giúp duy trì sự tin tưởng từ những khách hàng tiềm năng giữa thời điểm quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu cá nhân trở nên quan trọng đối với người dùng Internet.
Do đó, không phải mọi email thương mại đều được chào đón trong hộp thư của người dùng. Thế nên các doanh nghiệp cần thận trọng trong cách xây dựng Email List nếu Email Marketing nằm trong kế hoạch Marketing thương mại điện tử.
Có thể thấy, nếu không có eCommerce Marketing thì website thương mại điện tử gần như sẽ không ai biết tới. Cách duy nhất để trang web được nhận diện, thu hút nhiều khách hàng trực tuyến và tạo doanh thu liên tục và đều đặn đó là đẩy mạnh triển khai các hoạt động marketing có chủ đích một cách hiệu quả.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và rào cản khi doanh nghiệp đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược eCommerce Marketing. Hãy liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hình dung đầy đủ về các nhiệm vụ cần hoàn thiện để triển khai Thương mại điện tử thành công và bền vững.
Bước chuẩn bị đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất để triển khai Thương mại điện tử thành công và hiệu quả chính là xác nhận các mục tiêu kinh doanh TMĐT cốt lõi với dự kiến về thời gian và ngân sách tương ứng.
Doanh nghiệp cần rà soát, đối chiếu lại toàn bộ mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh Thương mại điện tử với kế hoạch kinh doanh tổng thể để đảm bảo việc triển khai TMĐT đúng hướng và thực thi hiệu quả. Ngoài ra việc rà soát còn giúp doanh nghiệp sắp xếp, ưu tiên các mục tiêu cụ thể cần thực thi trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó:
Để đảm bảo các mục tiêu thực thi đúng tiến độ, các mốc thời gian cụ thể cần được lên kế hoạch với thứ tự ưu tiên phù hợp trong từng giai đoạn của hành trình thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể xây dựng tiến độ dự kiến dựa trên các giai đoạn chính của một hành trình Thương mại điện tử đầy đủ, bao gồm: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn phát triển, giai đoạn tối ưu, giai đoạn duy trì kinh doanh TMĐT. Khi đã có kế hoạch tổng quan về thời gian, thời gian hoàn vốn sẽ được xác định dễ dàng hơn để có thể điều phối nguồn ngân sách hợp lý.
Một yếu tố quan trọng khác cần kiểm tra trước khi xây dựng các nhiệm vụ cần thực hiện chính là rà soát lại hạng mục về ngân sách. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp SMEs, chuẩn bị kế hoạch ngân sách đầy đủ giúp triển khai lộ trình kinh doanh TMĐT phù hợp và hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn.
Nếu nguồn ngân sách còn hạn chế, doanh nghiệp cần ưu tiên triển khai các thành phần cơ bản của hệ thống TMĐT, sau đó có thể mở rộng thêm trong các giai đoạn sau. Tuy nhiên, nếu đã có đủ nguồn lực tài chính, doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch kinh doanh toàn diện trong từng bộ phận, từng giai đoạn để nâng cao hiệu suất và phát triển bền vững.
Một số chi phí thường gặp trong kinh doanh TMĐT:
Khi đã đối chiếu mục tiêu kinh doanh TMĐT bao gồm mục tiêu, thời gian, ngân sách , doanh nghiệp có thể xây dựng bộ checklist đầy đủ để bước vào giai đoạn triển khai thương mại điện tử chính thức.
Để chính thức kinh doanh thương mại điện tử hợp pháp theo các quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh cơ bản sau (dựa trên Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2014/TT-BCT):
Doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm kinh doanh không nằm trong danh mục các loại hàng hóa hạn chế kinh doanh.
Chất lượng sản phẩm và nguồn cung cấp là điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển TMĐT bền vững, nâng cao giá trị doanh nghiệp và độ tin cậy đối với với khách hàng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng chặt chẽ giúp hạn chế đáng kể thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay. Doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa được nhà cung cấp chứng minh đầy đủ qua các tài liệu và thông tin cụ thể:
Doanh nghiệp có thể cân nhắc nhiều lựa chọn nhân lực khác nhau để đảm bảo sự phù hợp với kế hoạch phát triển kinh doanh TMĐT. Cụ thể, doanh nghiệp có thể đầu tư xây dựng toàn bộ nhân lực vận hành nội bộ hoặc sử dụng các nguồn nhân lực thuê ngoài hoàn toàn vì hiện nay các dịch vụ, đối tác, nhà cung cấp dịch vụ TMĐT đã phát triển đa dạng và có thể hỗ trợ doanh nghiệp triển khai TMĐT toàn diện và hiệu quả từ bên ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể kết hợp sử dụng đội ngũ nội bộ với các đội ngũ thuê ngoài.
Việc lựa chọn đối tác thuê ngoài hay đội ngũ nội bộ đều có các ưu điểm, hạn chế riêng khi áp dụng. Đồng thời, việc sử dụng hai loại nguồn lực cũng tùy thuộc vào ngân sách, quy mô và mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đối với các mô hình thương mại điện tử hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp có thiên hướng liên kết với các đối tác, nguồn lực thuê ngoài để vận hành một số quy trình trong doanh nghiệp hiệu quả hơn. Để tiết kiệm thời gian phát triển trong khi vẫn mang lại hiệu quả vận hành tối đa, các nguồn lực thuê ngoài thường được sử dụng là các đối tác phát triển hệ thống, vận chuyển và marketing. Trong đó:
Hạ tầng công nghệ là nền tảng quan trọng để duy trì mọi quy trình vận hành thương mại điện tử. Trong đó các thành phần chính về phần cứng, phần mềm, mạng kết nối,… cần được phát triển hoàn thiện để tối ưu hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tận dụng các sàn TMĐT để bắt đầu triển khai kinh doanh trước khi phát triển kênh website để thử nghiệm và đo lường hiệu quả bán hàng, đồng thời tăng độ phủ và sự hiện diện thương hiệu để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Đối với kênh sàn TMĐT, doanh nghiệp có thể chuẩn bị các kế hoạch triển khai cơ bản sau:
Website là hệ thống cốt lõi mà doanh nghiệp cần chú trọng trong quá trình triển khai thương mại điện tử. Các nhiệm vụ cần thực hiện để phát triển một hệ thống website hoàn chỉnh bao gồm:
Để mang lại khả năng chuyển đổi cao hơn và trải nghiệm người dùng đa thiết bị, doanh nghiệp cần cân nhắc về việc phát triển ứng dụng TMĐT. Trước xu hướng người dùng mua sắm qua thiết bị di động ngày càng tăng, một ứng dụng TMĐT hiệu quả cần đáp ứng các yếu tố cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bên cạnh các chức năng TMĐT tương ứng trên website:
Tối ưu hoá hệ thống kho, thanh toán, vận chuyển sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xử lý đơn hàng, điều phối và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng ngay khi khách hàng hoàn tất đơn hàng.
Về thanh toán: Doanh nghiệp cần đối chiếu lại quy trình trên hệ thống hiện tại và đảm bảo chúng hoạt động đúng theo yêu cầu ban đầu của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đánh giá tính khả dụng và độ hiệu quả của các cổng thanh toán đang được sử dụng trên hệ thống (COD, thanh toán thẻ, ví điện tử,…) để hỗ trợ tối ưu cho người dùng.
Về hệ thống kho vận: Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm quản lý kho hàng từ hệ thống ERP hoặc các phần mềm chuyên dụng (giải pháp quản lý kho hàng SWM, ECOUNT, Netsuite,…) để kiểm soát hiệu quả hệ thống kho hàng và điều phối nhanh chóng các quy trình xử lý đơn hàng để rút ngắn thời gian hoàn thiện đơn hàng TMĐT.
Vận chuyển: Doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ vận tải để đảm bảo quá trình giao nhận được thực hiện chính xác và nhanh chóng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình giao hàng siêu tốc, giao hàng trong ngày, giao hàng trong 2 giờ,… để thúc đẩy hiệu suất vận chuyển và mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.
Các giải pháp giúp tối ưu hiệu quả vận chuyển chính xác và nhanh chóng bao gồm:
Nhằm thúc đẩy quá trình định vị thương hiệu, hiệu quả chuyển đổi và tối đa hoá hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch triển khai Ecommerce Marketing toàn diện.
Một hệ thống website TMĐT được tối ưu hóa SEO trước khi khởi chạy chính thức sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc tăng thứ hạng tìm kiếm và mức độ hiển thị của website. Đồng thời, SEO là yếu tố quan trọng giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Để đảm bảo chức năng SEO hoạt động hiệu quả trên toàn bộ hệ thống, doanh nghiệp có thể đánh giá thông qua các tiêu chí sau:
Doanh nghiệp cần chú trọng quá trình xây dựng thương hiệu trên các mạng xã hội để tạo bước đệm cho các chiến dịch Marketing sản phẩm. Việc tăng khả năng hiện diện của thương hiệu trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… giúp tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, hướng đến giáo dục người dùng về thương hiệu và gây chú ý mạnh mẽ hơn khi khởi chạy thương mại điện tử chính thức.
Kế hoạch email thông minh và hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng tỉ lệ chuyển đổi tối đa và phát triển mạng lưới khách hàng thân thiết về lâu dài. Một hệ thống email hoàn chỉnh cần được triển khai liên tục để nuôi dưỡng xuyên suốt hành trình mua hàng của khách hàng, bao gồm:
Các kênh quảng cáo trả phí đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược Marketing thương mại điện tử, mang lại hiệu quả chuyển đổi tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng doanh số nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể tận dụng các hình thức quảng cáo trả phí để tiếp cận và thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng với các kênh phổ biến như: Google Adwords, Facebook, Instagram, Cốc Cốc, Zalo, Youtube, Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết),…
Sau khi triển khai các kênh Ecommerce Marketing, cần tận dụng hiệu quả tiếp thị hiện có để tiếp tục tối ưu kinh doanh cũng như khả năng chuyển đổi phễu khách hàng.
Việc sử dụng các phần mềm tài chính giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý các dữ liệu giao dịch về đơn hàng, khách hàng dễ dàng hơn, hỗ trợ hiệu quả cho các quy trình tra cứu, xử lý nhanh chóng các khiếu nại, vấn đề phát sinh từ đơn hàng. Để lựa chọn một phần mềm hóa đơn điện tử phù hợp cho quy trình quản lý tài chính TMĐT, doanh nghiệp có thể xem xét các tiêu chí sau đây:
Tích hợp các hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành và đảm bảo tính liền mạch giữa hệ thống thương mại điện tử và các hệ thống nguồn lực, quy trình trong doanh nghiệp. Tùy thuộc vào nhu cầu, ngân sách và mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn tích hợp các hệ thống quản lý chủ yếu như: quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài chính, quản lý sản xuất,… hoặc sử dụng giải pháp quản lý nguồn lực tổng thể ERP để mang lại hiệu quả vận hành tối đa cho doanh nghiệp.
Trong giai đoạn tối ưu kinh doanh, doanh nghiệp cần tập trung vào trải nghiệm khách hàng và tính cá nhân hóa trong hành trình khách hàng. Vì vậy, một quy trình vận hành TMĐT đa kênh liền mạch và đồng bộ từ một hệ thống quản lý trung tâm sẽ là kế hoạch tối ưu doanh thu hiệu quả.
Hệ thống quản lý đa kênh đồng bộ và thống nhất sẽ hỗ trợ doanh nghiệp:
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này doanh nghiệp cũng cần nâng cấp hiệu suất hoạt động cho hệ thống hiện tại và phát triển các chức năng chuyên biệt có độ phức tạp cao để hoàn thiện hệ thống TMĐT ở mức độ tối đa, hỗ trợ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và duy trì khách hàng trung thành, từ đó tối ưu hiệu quả kinh doanh TMĐT bền vững về dài hạn.
Để triển khai thương mại điện tử thành công, một hệ thống checklist hoàn thiện sẽ chuẩn bị đầy đủ cho doanh nghiệp trước khi chính thức khởi tạo, phát triển và tối ưu kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư đáng kể về mặt ngân sách và thời gian để đảm bảo kế hoạch TMĐT diễn ra đúng tiến độ, mang lại hiệu quả kinh doanh về cả ngắn hạn và dài hạn.
Vấn đề về thời gian và ngân sách triển khai, vận hành kinh doanh thương mại điện tử là một rào cản lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không những vậy, trong giai đoạn bùng nổ của thị trường thương mại điện tử hiện nay, doanh nghiệp còn cần phải phát triển hệ thống TMĐT hoàn thiện nhanh chóng để theo kịp thị trường.
Bên cạnh đó, các SMEs cũng cần triển khai kế hoạch vận hành cụ thể, cải thiện không ngừng hiệu suất hệ thống, công nghệ, quy trình và nguồn lực để duy trì trinh doanh và đáp ứng nhu cầu thị trường số. Để giải quyết các vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp trong quá trình triển khai thương mại điện tử, SECOMM đã thực hiện nghiên cứu và phát triển bộ Giải pháp phát triển hệ thống TMĐT nhanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi chạy thương mại điện tử trong từng giai đoạn với ngân sách phù hợp và thời gian triển khai nhanh chóng, mang lại nhiều lợi ích kinh doanh.
Vui lòng liên hệ để biết thông tin chi tiết gói giải pháp dành riêng cho từng doanh nghiệp.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline