Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
7 Tích Hợp Cần Cho Hệ Thống Website Thương Mại Điện Tử
7 TÍCH HỢP CẦN CÓ CHO HỆ THỐNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hiệu quả của việc vận hành hệ thống website thương mại điện tử. Trong đó, triển khai tốt các tích hợp thương mại điện tử sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình kinh doanh và giảm bớt gánh nặng vận hành.

Dưới đây là 7 tích hợp quan trọng mà doanh nghiệp cần phải có trong website thương mại điện tử của mình.

PIM

PIM (Product Information Management – Quản lý thông tin sản phẩm) là một số trong số những tích hợp thương mại điện tử phổ biến. Hệ thống PIM được sử dụng để thu thập, tổ chức và quản lý sản phẩm cho doanh nghiệp bao gồm các thông tin như mô tả sản phẩm, hình ảnh, giá cả, thuộc tính sản phẩm, đánh giá và xếp hạng của khách hàng. 

7 Tích Hợp Cần Cho Hệ Thống Website Thương Mại Điện Tử
PIM

Công cụ này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý chính xác và đầy đủ thông tin sản phẩm trên các nền tảng khác nhau từ đó khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm mong muốn. Ngoài ra, PIM cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian hơn so với việc nhập liệu thủ công từ đó giảm thiểu chi phí nhân sự.

Ví dụ: Akeneo PIM là nền tảng quản lý thông tin sản phẩm mã nguồn mở (open-source) được thiết kế để giúp doanh nghiệp quản lý thông tin về sản phẩm. Đồng thời, Akeneo có khả năng tích hợp linh hoạt với các hệ thống như ERP, CRM, POS và các nền tảng thương mại điện tử như Magento, Shopify, WooCommerce.

Hiện Akeneo đang cung cấp 3 gói giải pháp PIM chính, gồm:

  • Community Edition: Miễn phí – Dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tập trung quản lý và phân phối thông tin sản phẩm với chi phí thấp.
  • Growth Edition: Từ $25.000/năm – Dành cho doanh nghiệp tầm trung quản lý thông tin sản phẩm.
  • Enterprise Edition: Giá liên hệ – Dành cho các tập đoàn lớn để phát triển hệ thống PIM chuyên biệt.

OMS

OMS (Order Management System – Hệ thống quản lý đơn hàng). 

7 Tích Hợp Cần Cho Hệ Thống Website Thương Mại Điện Tử
OMS

Đây là tích hợp thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tập trung và xử lý đơn đặt hàng đa kênh một cách hiệu quả từ đó tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Bên cạnh đó, OMS sẽ thu thập và phân tích số liệu tại thời điểm bán hàng cao điểm, thấp điểm, cũng như các đơn hàng, mặt hàng bán chạy và hành vi người tiêu dùng, nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh và quản lý tồn kho hiệu quả.

Ví dụ: Fabric OMS là hệ thống quản lý đơn hàng phân tán (DOM) với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoá quá trình xử lý đơn hàng bao gồm mua hàng trực tuyến tại cửa hàng (BOPIS), giao hàng đến cửa hàng (nhận hàng tại cửa hàng hoặc bổ sung hàng) và thực hiện đơn hàng tại cửa hàng (như trung tâm phân phối nhỏ). 

Giải pháp quản lý đơn hàng của Fabric giúp các nhà bán lẻ tích hợp và quản lý toàn bộ quy trình đơn hàng trên một giao diện, tối ưu hóa xử lý đơn hàng, giảm thiểu thâm hụt hàng hoá và giải phóng nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh khác.

WMS

WMS (Warehouse Management System – Hệ thống quản lý kho hàng) giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập kho, hàng tồn, vận chuyển để hỗ trợ hoạt động bán hàng và đặt hàng. 

Bằng cách tự động hóa quy trình xử lý đơn hàng và tối ưu hóa bố trí hàng hóa trong kho, WMS giúp tăng tốc độ xử lý đơn hàng, giảm thiểu thời gian chuẩn bị đơn hàng và tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng.

7 Tích Hợp Cần Cho Hệ Thống Website Thương Mại Điện Tử
WMS

Ví dụ: Oracle Warehouse Management Cloud (WMS) là một trong những giải pháp tích hợp thương mại điện tử tối ưu cung cấp giải pháp quản lý kho dựa trên đám mây, thích hợp cho các doanh nghiệp cần quản lý kho hàng hiệu quả. 

Nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động hoá các quy trình kho vận như nhận hàng, lưu trữ, xử lý đơn hàng và giao hàng, đặc biệt phù hợp với đại đa số quy mô doanh nghiệp.

Ngoài ra nền tảng này cũng dễ dàng tích hợp với các hệ thống ERP, CRM và các giải pháp chuỗi cung ứng khác.

POS

POS (Point of Sale – Điểm bán hàng) là hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm, hoặc chỉ đơn giản là một thiết bị điểm bán hàng như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy in hóa đơn, v.v.

Nhờ vào khả năng quản lý chặt chẽ, POS giúp doanh nghiệp quản lý và xử lý các giao dịch bán hàng, tính tiền, in hóa đơn, quản lý kho hàng, quản lý khách hàng và cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đến doanh số bán hàng. 

7 Tích Hợp Cần Cho Hệ Thống Website Thương Mại Điện Tử
POS

Ví dụ: Hệ thống POS Square, được phát triển bởi Square, đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới bởi tính năng miễn phí của nó. Tuy nhiên, mỗi giao dịch được thực hiện trên POS sẽ được tính với mức là 2,6% và 10 cent cho mỗi lần chạm, nhúng hoặc vuốt thẻ.

Đối với mô hình thanh toán ‘Mua trước, trả sau,’ mức phí là 6% và 30 cent. Ngoài ra, Square cung cấp gói POS tùy chỉnh cho các doanh nghiệp có doanh thu từ 250 nghìn USD trở lên. 

Xem thêm:

CRM

Hệ thống CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ khách hàng) hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức và quản lý thông tin khách hàng bao gồm thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng và tương tác. 

Vì vậy, doanh nghiệp cũng dễ dàng khai thác được nhu cầu, sở thích của khách hàng từ đó tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.

Bên cạnh đó, CRM cũng tạo điều kiện cho các phòng ban nội bộ trong doanh nghiệp dễ dàng tương tác và làm việc trên một hệ thống đồng nhất và tự động từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí.

7 Tích Hợp Cần Cho Hệ Thống Website Thương Mại Điện Tử
CRM

Ví dụ: Dynamics 365 Sales là một trong những CRM do Microsoft phát triển. Với giao diện trực quan, dễ thiết lập và khả năng tùy chỉnh linh hoạt, phần mềm được thiết kế để giúp các doanh nghiệp quản lý và nâng cao hiệu quả của quy trình bán hàng. 

Đặc biệt hệ thống còn cung cấp tính năng “Real-time Insight” nhằm cung cấp các ‘insight’ theo thời gian thực từ các cuộc gọi bán hàng như cảm xúc và tâm lý khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra đánh giá và có chiến lược cho đội ngũ bán hàng của mình. 

Hiện hệ thống cung cấp 3 gói giải pháp:

  • Dynamics 365 Sales Professional: Từ 65 USD/tháng
  • Dynamics 365 Sales Enterprise: Từ 95 USD/tháng
  • Dynamics 365 Sales Premium: Từ 135 USD/tháng
  • Microsoft Relationship Sales: Từ 162 USD/tháng

Xem thêm: 

ERP

Thay vì sử dụng các hệ thống phần mềm độc lập, rời rạc và không tạo được sự liên kết cho từng phòng ban thì với ERP, mọi phần mềm sẽ được tích hợp vào một hệ thống duy nhất.

Tích hợp thương mại điện tử ERP (Enterprise Resource Planning) giúp doanh nghiệp quản lý tất cả hoạt động của tổ chức nhờ vậy hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và giám sát các hoạt động từ quản lý kho, đơn hàng, kế hoạch tài chính đến tương tác khách hàng.

Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa quỹ thời gian, giảm thiểu chi phí, thúc đẩy hiệu suất kinh doanh và giảm số lượng nhân sự không cần thiết.

7 Tích Hợp Cần Cho Hệ Thống Website Thương Mại Điện Tử
ERP

Ví dụ: Oracle ERP là một trong những giải pháp phổ biến hàng đầu trên thế giới bởi những tính năng vượt trội, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu suất trong việc vận hành công ty.

Hiện nay Oracle đang cung cấp 3 gói dịch vụ khác nhau để doanh nghiệp có thể tùy ý lựa chọn theo nhu cầu của mình: 

  • Advanced Financial Controls: Từ $80/tháng – Dành cho doanh nghiệp với quy mô nhỏ lẻ cần hệ thống đơn giản.
  • Advanced Access Controls: Từ $150/tháng – Gói dịch vụ cung cấp một số tính năng nâng cao giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
  • Financial Reporting Compliance: Từ $175/tháng – Gói cao cấp nhất của Oracle ERP, cung cấp đầy đủ các tính năng phù hợp với mọi nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Xem thêm:

BI

BI (Business intelligence – Kinh doanh thông minh) giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như website thương mại điện tử, hệ thống POS, CRM và các nguồn dữ liệu khác nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, xu hướng mua sắm và các yếu tố ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. 

Bằng cách sử dụng BI, doanh nghiệp cũng có thể dự đoán xu hướng mua sắm để lên chiến lược kinh doanh cụ thể đồng thời theo dõi hiệu suất tài chính bao gồm dự đoán doanh số bán hàng, lợi nhuận, và các chỉ số tài chính khác, giúp doanh nghiệp có kế hoạch phân bổ chính xác.

7 Tích Hợp Cần Cho Hệ Thống Website Thương Mại Điện Tử
BI

Ví dụ: Tableau là công cụ Business Intelligence phù hợp cho nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau được ứng dụng vô cùng phổ biến. Với giao diện thân thiện và không yêu cầu nhiều kiến thức kỹ thuật, Tableau cho phép người dùng dễ dàng tạo báo cáo và trực quan hóa dữ liệu. 

Khả năng kết nối, tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau và dữ liệu đám mây sau đó chuyển đổi thành biểu đồ và đồ thị đẹp mắt, giúp người dùng dễ dàng phân tích xu hướng và hệ thống thông tin cũng là ưu điểm của hệ thống này.

Triển khai tích hợp thương mại điện tử ngay hôm nay!

Trên đây là 7 tích hợp phổ biến được doanh nghiệp ưa chuộng để xây dựng hệ thống website thương mại điện tử nhằm mục đích phục vụ các mục tiêu kinh doanh trực tuyến cho thương hiệu.

Tuỳ theo chiến lược, ngân sách ước tính và định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hệ thống phù hợp. 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong thế giới thương mại điện tử, SECOMM sở hữu đội ngũ các chuyên gia có tâm và có tầm để hỗ trợ doanh nghiệp xuyên suốt quá trình triển khai eCommerce integration nhằm mục tiêu tối ưu hệ thống website thương mại điện tử. Từ đó, doanh nghiệp có thể vận hành kinh doanh tốt hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn triển khai hệ thống cho doanh nghiệp thương mại điện tử ngay hôm nay!

2
2,543
0
1
10/01/2024
6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử
6 ERP ĐỂ DOANH NGHIỆP LỚN TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Dữ liệu đối với mọi quy mô doanh nghiệp thương mại điện tử là tài sản quý giá nhưng không dễ để quản lý và theo dõi. Do đó, sự xuất hiện của các phần mềm ERP như một giải pháp vượt trội, cho phép tích hợp tất cả dữ liệu kinh doanh về một cơ sở dữ liệu duy nhất để dễ truy cập, phân tích và kiểm soát. 

Dù vậy, để khai thác triệt để khả năng của ERP, doanh nghiệp cần chọn phần mềm với các tính năng phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình. Hiện nay có 6 phần mềm ERP hàng đầu được nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử sử dụng: Oracle Netsuite, Acumatica, Odoo, Sage x3, SAP S/4 HANA và Microsoft Dynamic 365. 

ERP là gì?

ERP hay Enterprise Resource Planning là giải pháp phần mềm quản lý giúp doanh nghiệp thu thập, lưu trữ, phân tích và quản lý tất cả dữ liệu về hoạt động kinh doanh từ nhiều bộ phận nội bộ khác nhau trên một cơ sở dữ liệu duy nhất. Các dữ liệu này bao gồm:

  • Dữ liệu về tài chính doanh nghiệp
  • Dữ liệu bán hàng, marketing
  • Dữ liệu về sản xuất, tồn kho và chuỗi cung ứng
  • Hoạt động quản trị nguồn nhân lực, v.v
6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-ERP là gì
ERP là gì?

Việc tích hợp phần mềm ERP vào hoạt động thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp quản lý tập trung dữ liệu từ hoạt động bán hàng, marketing đa kênh từ website, mạng xã hội, thiết bị di động đến cửa hàng offline. 

Những loại phần mềm ERP phổ biến 

On-premise ERP 

Phần mềm on-premise ERP hay ERP tại chỗ, được cài đặt và lưu trữ cục bộ trên máy chủ và cơ sở hạ tầng của chính doanh nghiệp. Sử dụng on-premise ERP, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý phần cứng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cập nhật và bảo trì phần mềm. 

Cloud-based ERP 

Phần mềm Cloud-based ERP hay ERP đám mây được cung cấp, lưu trữ và duy trì bởi nhà cung cấp bên thứ ba, giúp người dùng có thể truy cập từ xa trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet và còn được gọi là phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service – SaaS). Trong trường hợp này nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng bao gồm máy chủ, lưu trữ, sao lưu dữ liệu, cập nhật, bảo trì phần mềm. 

Hybrid ERP

Phần mềm hybrid ERP hay còn gọi là ERP lai, là sự kết hợp của hai loại phần mềm on-premise và cloud-based ERP. Trong mô hình ERP lai, một số mô-đun nhất định của hệ thống ERP sẽ được lưu trữ dưới dạng on-premise (tại chỗ) trong khi những mô-đun khác được lưu trữ trên cloud (đám mây).

Điều này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi ích từ cả hai mô hình phần mềm. Ví dụ, đối với dữ liệu nhạy cảm hoặc mô-đun quan trọng, doanh nghiệp có thể lưu trữ tại chỗ để kiểm soát và tăng cường bảo mật còn dữ liệu hoặc mô-đun ít quan trọng hơn thì doanh nghiệp có thể lưu trữ trên đám mây để dễ dàng truy cập và phục vụ nhu cầu mở rộng trong tương lai. 

Lợi ích khi sử dụng ERP trong thương mại điện tử

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Lợi ích
Lợi ích khi sử dụng ERP trong thương mại điện tử

Tích hợp dữ liệu

Một trong những ưu điểm nổi trội của các phần mềm ERP là khả năng tích hợp theo thời gian thực tất cả các dữ liệu ở các phòng ban, hợp nhất thành một cơ sở dữ liệu duy nhất. Sự nhất quán giúp việc quản lý dữ liệu dễ dàng hơn đặc biệt khi dữ liệu mà doanh nghiệp thương mại điện tử thu thập hàng ngày là rất nhiều và phần lớn dữ liệu này liên quan đến hành vi mua hàng.

​​Do đó, khi tích hợp dữ liệu này với các dữ liệu kinh doanh còn lại, doanh nghiệp có thể tìm ra và áp dụng những cách thức độc đáo để:

  • Xây dựng thương hiệu
  • Tăng doanh số
  • Tạo ra các chiến dịch marketing giúp thúc đẩy chuyển đổi
  • Cắt giảm chi phí vận hành không cần thiết, v.v

Ví dụ: phần mềm ERP cung cấp báo cáo cho doanh nghiệp dữ liệu về sản phẩm bán chạy nhất, đơn hàng bị huỷ, danh sách khách hàng thường xuyên, tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng, lượt tương tác với các bài đăng trên mạng xã hội, v.v. Khi đó, doanh nghiệp có thể tổng hợp tất cả những dữ liệu này trên một cơ sở dữ liệu chung để dễ dàng nhìn ra bức tranh tổng thể về tình hình hiện tại và nhanh chóng đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp cho sự phát triển thương mại điện tử. 

Quản lý nhiều kênh bán hàng & marketing

Bất kỳ doanh nghiệp thương mại điện tử nào đang sử dụng nhiều kênh trong chiến lược bán hàng & marketing thì sẽ có nhu cầu xem xét doanh số bán hàng hay mức độ tương tác trên mỗi kênh để đo lường sự hiệu quả của các kênh đó. 

Các phần mềm ERP sẽ giúp doanh nghiệp quản lý các kênh bán hàng trong cùng một lúc với cơ sở dữ liệu tập trung. Bằng cách phân tích dữ liệu ERP tích hợp được từ nhiều kênh khác nhau bao gồm mạng xã hội, website, ứng dụng di động, sàn thương mại điện tử, v.v, doanh nghiệp sẽ biết được tại sao một kênh bán hàng hoạt động tốt hơn những kênh còn lại và có thể xác định được chiến dịch marketing nào tạo chuyển đổi tốt, chiến dịch nào cần cải thiện. 

Nâng cao hiệu quả làm việc

Nếu dữ liệu kinh doanh không được tích hợp đầy đủ sẽ gây khó khăn để truy cập dữ liệu chính xác và cập nhật. Khi đó, doanh nghiệp có thể phải nhập nhiều dữ liệu theo cách thủ công, điều này có thể dẫn đến sai sót. 

Mặt khác, sử dụng ERP có thể giúp doanh nghiệp thực hiện nhập dữ liệu một cách tự động với độ chính xác gần như tuyệt đối. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ những quy trình tự động hoá khác như tự tạo hoá đơn, tự động hoá chiến dịch marketing, v.v. Việc này sẽ giải phóng doanh nghiệp khỏi các thao tác thủ công tẻ nhạt mà tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy doanh thu hơn. 

Top 6 phần mềm ERP thương mại điện tử 

Oracle NetSuite

Oracle NetSuite là một phần mềm ERP đám mây, cung cấp bộ giải pháp toàn diện để quản lý hoạt động kinh doanh. Phần mềm cho phép doanh nghiệp thương mại điện tử  tự động hoá các chức năng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm quản lý bán hàng, marketing, quản lý khách hàng, quản lý tài chính, quản lý tồn kho, v.v

Oracle NetSuite nổi bật với tính linh hoạt, khả năng mở rộng, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp và ngành khác nhau, giúp tối ưu hoá quy trình kinh doanh thương mại điện tử cũng như cải thiện hiệu quả vận hành với báo cáo chi tiết theo thời gian thực thông qua một dashboard duy nhất.

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Oracle NetSuite
Oracle NetSuite

Tính năng nổi bật của Oracle NetSuite:

  • Khả năng thương mại điện tử (eCommerce Capability): Giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các cửa hàng thương mại điện tử, doanh số bán hàng đa kênh; tạo và quản lý danh mục sản phẩm; xử lý đơn đặt hàng trực tuyến cũng như cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh liền mạch, v.v
  • Quản lý đơn hàng và tồn kho (Order & Inventory management): Tính năng này giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình thực hiện đơn hàng (fulfilment), quản lý và theo dõi mức độ tồn kho theo thời gian thực
  • Quản lý khách hàng (Customer Relationship Management): NetSuite cung cấp tính năng CRM giúp doanh nghiệp quản lý tương tác với khách hàng, quy trình bán hàng, chiến dịch marketing, cung cấp trải nghiệm khách hàng cá nhân hoá, v.v
  • Quản lý tài chính (Financial management): Oracle NetSuite giúp doanh nghiệp quản lý tài chính với những công cụ nổi bật như sổ cái chung, lập kế hoạch ngân sách, ghi nhận doanh thu và cung cấp báo cáo tài chính. 
  • Phân tích & báo cáo theo thời gian thực (Real-time reporting & analytics): NetSuite cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ phân tích và báo cáo tích hợp theo thời gian thực về hiệu quả của hoạt động kinh doanh trên một dashboard có thể tùy chỉnh nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng truy cập trên nhiều trình duyệt máy tính và di động
  • Giao diện thân thiện và dễ sử dụng đối với phần lớn người dùng
  • Khả năng hiển thị báo cáo theo thời gian thực
  • Dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng dựa trên nhu cầu của từng doanh nghiệp

Nhược điểm:

  • Bảng giá không được công khai gây khó khăn cho doanh nghiệp để ước tính chi phí triển khai
  • Quy trình triển khai phức tạp
  • Bản chất của Oracle NetSuite là ERP đám mây nên sẽ hạn chế doanh nghiệp về quyền kiểm soát
  • Phụ thuộc vào sự kết nối Internet
  • Tuy NetSuite cung cấp khả năng tuỳ chỉnh nhưng hạn chế về mức độ linh hoạt của các tuỳ chỉnh. Do đó, các yêu cầu tùy chỉnh phức tạp sẽ đòi hỏi việc phát triển bổ sung hay các giải pháp thay thế. 

Chi phí: Chi phí ước tính để triển khai Oracle Netsuite có thể bắt đầu từ $10,000. Tuy nhiên đây không phải là mức giá cố định mà sẽ tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 

Acumatica

Acumatica là một phần mềm ERP đám mây dành cho mọi quy mô doanh nghiệp và đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhanh chóng. Acumatica cung cấp các tuỳ chọn lưu trữ đám mây linh hoạt bao gồm đám mây công cộng (public cloud) và riêng tư (private cloud) để giữ cho dữ liệu của doanh nghiệp dễ truy cập và an toàn. 

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Acumatica
Acumatica

Tính năng nổi bật của Acumatica:

  • Tích hợp thương mại điện tử (eCommerce Integration): Acumatica cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tích hợp với các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Amazon, Magento, Shopify, BigCommerce, v.v. Quá trình tích hợp được hỗ trợ để trở nên nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời doanh nghiệp có thể sử dụng các chức năng dành riêng cho thương mại điện tử như quản lý đơn hàng, đồng bộ hóa hàng tồn kho, vận chuyển và tính thuế. 
  • Quản lý tài chính (Financial Management): Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ của Acumatica để hợp lý hoá các hoạt động tài chính, tự động hóa quy trình kế toán, tạo báo cáo tài chính, quản lý sổ cái chung. ERP này mang đến cho doanh nghiệp khả năng hiển thị theo thời gian thực về hiệu suất tài chính, hỗ trợ quá trình đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu tài chính chính xác và cập nhật. 
  • Quản lý tồn kho (Inventory Management): Acumatica cung cấp cho doanh nghiệp một loạt các công cụ để quản lý kho hiệu quả và tối ưu hoá hoạt động. Đồng thời hỗ trợ theo dõi và dự báo tồn kho theo thời gian thực cho phép doanh nghiệp giảm thiểu tình trạng hết hàng và giảm thiểu chi phí tồn kho không đáng có. 

Ưu điểm

  • Cấu trúc mô-đun linh hoạt cho phép doanh nghiệp đăng ký sử dụng các mô-đun họ cần và dễ dàng bổ sung, thay đổi mô-đun theo thời gian dựa trên nhu cầu phát triển.
  • Cung cấp dữ liệu theo thời gian thực mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị
  • Phần mềm có thể dễ dàng tích hợp với các công nghệ hiện đại trong tương lai
  • Giải pháp vượt trội đáp ứng nhu cầu của từng ngành công nghiệp cụ thể, bao gồm xây dựng, phân phối, sản xuất, bán lẻ thương mại điện tử.

Nhược điểm

  • Bảng giá không được công khai gây khó khăn cho doanh nghiệp để ước tính chi phí triển khai.
  • Sự linh hoạt trong cấu trúc mô-đun có thể dẫn đến chi phí phát sinh khi nhu cầu bổ sung mô-đun tăng lên nhanh chóng theo thời gian. 

Chi phí: Chi phí ước tính để triển khai Acumatica có thể giao động từ $15,000 đến $40,000/năm. Tuy nhiên đây không phải là mức giá cố định mà sẽ tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 

Odoo

Odoo là một phần mềm ERP mã nguồn mở theo dạng mô-đun có thể tùy chỉnh hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hiệu quả các khía cạnh kinh doanh như quan hệ khách hàng (CRM), kế toán, quản lý tồn kho, v.v. Odoo cung cấp giải pháp tối ưu cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi quy mô

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Odoo
Odoo

Tính năng nổi bật của Odoo:

Odoo cung cấp bộ tính năng và mô-đun toàn diện từ cơ bản đến nâng cao đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp về vận hành hiệu quả hoạt động thương mại điện tử nhưng nổi bật với một số tính năng sau đây

  • Tạo cửa hàng trực tuyến (Webstore creation): Odoo cung cấp công cụ xây dựng webstore cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thiết lập và quản lý sự hiện diện trực tuyến của mình. Doanh nghiệp có thể thiết kế, tùy chỉnh các website thương mại điện tử chuyên nghiệp với thao tác kéo thả với các template có sẵn và các tính năng như tạo trang, quản lý nội dung, tích hợp blog, SEO, v.v
  • Quản lý quan hệ khách hàng (Customer relationship management): Odoo hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với khách hàng hiệu quả với các tính năng quản lý khách hàng tiềm năng, tương tác với khách hàng, quản lý quy trình bán hàng và phân khúc khách hàng. Ngoài ra, CRM có thể tích hợp với các mô-đun khác của Odoo để quá trình theo dõi và vận hành thuận tiện hơn. 
  • Quản lý sản phẩm (Product management): Sử dụng Odoo, doanh nghiệp có thể quản lý sản phẩm của mình hiệu quả với tuỳ chọn tạo và sắp xếp danh mục sản phẩm, xác định thuộc tính, quản lý giá sản phẩm, theo dõi tính khả dụng của sản phẩm, quản lý các giai đoạn vòng đời sản phẩm
  • Quản lý tồn kho (Inventory management): Doanh nghiệp có thể sử dụng Odoo để theo dõi diễn biến của hàng tồn kho và tối ưu hoá việc thực hiện đơn hàng (fulfillment). Hệ thống còn hỗ trợ doanh nghiệp các tính năng như quét mã vạch, theo dõi số sê-ri, quản lý và cập nhật lô hàng theo thời gian thực
  • Marketing: Doanh nghiệp có thể tự động hoá các chiến dịch marketing. Từ email marketing, social marketing đến SMS marketing, Odoo đều hỗ trợ doanh nghiệp tạo, thực hiện và tự động hoá theo dõi hiệu quả chiến dịch. Bên cạnh đó, việc tích hợp Odoo vào nền tảng mạng xã hội giúp doanh nghiệp tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, nuôi dưỡng và tạo ra chuyển đổi nhanh chóng. 

Ưu điểm:

  • Bộ tính năng tùy chỉnh đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
  • Cung cấp đa dạng mô-đun từ quản lý bán hàng, marketing, đến quản lý tài chính, quản lý tồn kho. Các mô-đun được tích hợp và chia sẻ dữ liệu với nhau
  • Giao diện trực quan và dễ sử dụng
  • Khả năng hiển thị toàn bộ thông tin chi tiết trên 1 cơ sở dữ liệu duy nhất
  • Khả năng tuỳ chỉnh cao với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp 

Nhược điểm:

  • Thiết lập phức tạp
  • Odoo cung cấp khả năng tuỳ chỉnh nhưng với nhu cầu tuỳ chỉnh phức tạp sẽ đòi hỏi sự đầu tư nhiều về thời gian, chi phí và cả kinh nghiệm về kỹ thuật
  • Hạn chế hỗ trợ khách hàng
  • Hiệu suất và khả năng mở rộng chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn

Chi phí: Doanh nghiệp sẽ được miễn phí nếu chỉ sử dụng 1 mô-đun duy nhất và sẽ không giới hạn số lượng người dùng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng 2 mô-đun trở lên, mức giá lúc này sẽ được tính dựa trên:

  • Số lượng người dùng
  • Số lượng và loại mô-đun sử dụng 

Sage x3

Sage x3 là một giải pháp phần mềm hybrid ERP được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và lớn về việc quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm hay nhiều quốc gia

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Sage X3
Sage X3

Tính năng nổi bật của Sage x3:

Sage x3 cung cấp bộ tính năng từ cơ bản đến nâng cao nhằm hỗ trợ quy trình quản lý và vận hành kinh doanh nhưng nổi bật nhất là quản lý sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý tài chính

  • Quản lý sản phẩm (Product Management): Sage x3 mang đến cho doanh nghiệp sự linh hoạt trong vận hành quy trình quản lý sản phẩm với các giải pháp như Lập hoá đơn nguyên vật liệu (BOM planning), Quản lý chất lượng (Quality Control), Quản lý các thành phần sản xuất (Shop Floor Control), Quản lý dự án (Project Management)
  • Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): Sage x3 cung cấp khả năng tích hợp toàn diện các giải pháp từ Thu mua (Purchasing), Quản lý tồn kho (Inventory Management), Quản lý bán hàng (Sales Management) đến dịch vụ khách hàng (Customer Service) nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu khách hàng và nâng cao hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng.  
  • Quản lý tài chính (Financial Management): Sage x3 cung cấp cho doanh nghiệp bộ giải pháp để theo dõi dữ liệu tài chính được hiển thị theo thời gian thực, giúp ích cho quá trình đưa ra các quyết định chiến lược. Các giải pháp bao gồm kế toán và lập kế hoạch ngân sách (Budget and Accounting), quản lý tài sản cố định (Fixed Assets) và cung cấp báo cáo tài chính (Financial Reporting) 

Ưu điểm

  • Báo cáo và cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, giúp tối ưu quy trình quản lý tài chính và ra quyết định.
  • Giao diện trực quan và dễ sử dụng.
  • Khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh cao.
  • Cung cấp khả năng hỗ trợ quy trình làm việc cụ thể của từng ngành công nghiệp.

Nhược điểm

  • Bảng giá không được công khai gây khó khăn cho doanh nghiệp để ước tính chi phí triển khai.
  • Không cung cấp live chat để hỗ trợ khách hàng trực tiếp trên website
  • Không có công cụ tích hợp mạng xã hội 

Chi phí: Chi phí ước tính để triển khai Sage ERP có thể bắt đầu từ $128,000. Tuy nhiên đây không phải là mức giá cố định mà sẽ tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 

SAP S/4 HANA

SAP S/4 HANA (High-Performance Analytic Appliance) là phần mềm hybrid ERP hàng đầu dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. SAP S/4 HANA được xem là giải pháp ERP toàn diện thế hệ mới của SAP ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, được thiết kế để tối ưu vượt trội quy trình kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng ngành, hỗ trợ quá trình ra quyết định. Phần mềm cung cấp các giải pháp về quản lý tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng, v.v.

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-SAP
SAP S/4 HANA 

Tính năng nổi bật của SAP S/4 HANA 

  • Công nghệ “in-memory computing”: Với công nghệ này SAP S/4 HANA có thể xử lý và phân tích dữ liệu theo thời gian thực đồng thời có thể tính toán, truy xuất dữ liệu nhanh hơn các công nghệ hiện hành khoảng 10.000 lần. Điều này giúp doanh nghiệp truy cập tức thì vào dữ liệu chính xác và cập nhật nhờ đó đảm bảo quá trình đưa ra các quyết định quan trọng chắc chắn hơn. 
  • Báo cáo tổng hợp (Consolidated Reporting): ERP này cung cấp giải pháp để doanh nghiệp tạo các báo cáo tổng hợp như bảng cân đối kế toán (balance sheet), báo cáo kết quả kinh doanh (P&L), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cash flow statement). Ngoài ra, doanh nghiệp có thể trực quan hoá mọi thông tin tài chính được tổng hợp hoặc chưa được tổng hợp với SAP Analytics Cloud. 
  • Triển khai on-cloud và on-premise (on-cloud & on-premise deployment): Việc này mang đến cho doanh nghiệp sự linh hoạt để lựa chọn mô hình triển khai ưa thích. Nếu như triển khai on-cloud thúc đẩy khả năng mở rộng, khả năng truy cập và giảm chi phí cơ sở hạ tầng thì triển khai on-premise cho phép doanh nghiệp nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu và các tùy chọn tùy chỉnh. 
  • Trải nghiệm người dùng (User experience): SAP S/4HANA cung cấp trải nghiệm người dùng nâng cao thông qua giao diện người dùng SAP Fiori hiện đại và trực quan với Dashboard được cá nhân hoá và thiết kế đáp ứng để truy cập hệ thống trên nhiều thiết bị. 

Ưu điểm:

  • Truy xuất dữ liệu theo thời gian thực với công nghệ in-memory computing
  • Đơn giản hoá dữ liệu giúp quá trình xử lý nhanh hơn, cải thiện hiệu suất hệ thống và đảm bảo tính nhất quán cho dữ liệu
  • Đa dạng tính năng và giải pháp phù hợp dành cho từng ngành cụ thể giúp doanh nghiệp giải quyết các yêu cầu và thách thức của ngành một cách hiệu quả. 

Nhược điểm:

  • Vì là giải pháp ERP toàn diện vượt trội nên việc triển khai khá phức tạp
  • Với các công nghệ và tính năng hiện đại của SAP S/4 HANA, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức và kỹ năng liên quan để quá trình triển khai được thuận lợi.

Chi phí:

Bảng giá của SAP S/4 HANA không được công bố nhưng doanh nghiệp có 30 ngày dùng thử miễn phí nhưng một số tính năng sẽ bị hạn chế. 

Microsoft Dynamic 365

Phần mềm Microsoft Dynamic 365 được xem là giải pháp hybrid ERP vượt trội dành cho các doanh nghiệp lớn. Tuỳ vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà hệ thống ERP có thể được tích hợp với nhiều ứng dụng khác của Microsoft để tối ưu quản lý các khía cạnh của quy trình kinh doanh như quản lý bán hàng, tồn kho, tài chính, v.v. Microsoft Dynamic 365 có thể cung cấp khả năng hỗ trợ tốt đối với nhiều ngành như sản xuất, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ thương mại điện tử, v.v.

6 ERP Để Doanh Nghiệp Lớn Triển Khai Thương Mại Điện Tử-Microsoft Dynamic 365
Microsoft Dynamic 365

Tính năng vượt trội:

  • Quản lý chuỗi cung ứng (Dynamic 365 supply chain management): Doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, tự động bằng khả năng hiển thị dữ liệu chuyên sâu theo thời gian thực giúp dự báo, lập kế hoạch và quản lý tồn kho. 
  • Quản lý thương mại (Dynamic 365 commerce): Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng tuỳ chọn mua hàng bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào và theo cách mà họ muốn trên mọi thiết bị bằng cách mang đến sự tương tác liên tục và nhất quán trên các kênh online và offline. 
  • Quản lý marketing (Dynamic 365 marketing): Doanh nghiệp có thể dự đoán, tạo và phân phối nội dung qua các kênh phù hợp và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. 
  • Quản lý đơn hàng thông minh (Dynamic 365 intelligent order management): Tối ưu và tự động hóa quy trình thực hiện đơn hàng bằng cách sử dụng công nghệ AI và báo cáo tồn kho đa kênh (omnichannel inventory) theo thời gian thực. Đồng thời chủ động khắc phục tình trạng gián đoạn đơn hàng bằng cách tái cấu trúc các luồng đơn hàng (order flows).
  • Quản lý dữ liệu khách hàng (Dynamic 365 customer data management): Sử dụng công nghệ AI để thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để khám phá những insight mới nhưng đảm bảo cân bằng được giữa nhiệm vụ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và bảo mật thông tin khách hàng. Từ những insight mới, doanh nghiệp xúc tiến những chiến dịch để nâng cao khả năng giữ chân và lòng trung thành của khách hàng. 
  • Quản lý dịch vụ khách hàng (Dynamic 365 customer service management): Kết nối với khách hàng ở mọi kênh họ có mặt để giải đáp thắc mắc thông qua chatbot và cổng thông tin từ xa. Quản lý tất cả dữ liệu liên quan trên 1 dashboard duy nhất giúp tối ưu chi phí và nâng cao khả năng đưa ra quyết định cho những nhu cầu trong tương lai.

Ưu điểm:

  • Tích hợp dễ dàng với các sản phẩm khác của Microsoft
  • Các mô-đun từ marketing, thương mại đến chuỗi cung ứng được tích hợp và vận hành liền mạch với nhau
  • Tự động hóa quy trình làm việc với công nghệ AI
  • Tính linh hoạt và mở rộng cao tương thích với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp
  • Hệ sinh thái đám mây cho phép người dùng dễ dàng kết nối với hệ thống on-premise của doanh nghiệp trên mọi thiết bị có kết nối Internet
  • Báo cáo và phân tích tổng hợp chuyên sâu hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu
  • Hỗ trợ bản dùng thử để doanh nghiệp cân nhắc trước khi triển khai

Nhược điểm:

  • Phần mềm sử dụng công nghệ AI cùng nhiều chức năng nâng cao đòi hỏi kiến thức và kỹ năng nhất định để triển khai. Điều này dẫn đến quá trình triển khai phức tạp và mất nhiều thời gian
  • Chi phí cho các mô-đun được đánh giá là khá cao từ $50 đến hơn $1000/người dùng/tháng. Vì vậy doanh nghiệp cần tận dụng bản dùng thử để đảm bảo mô-đun phù hợp với nhu cầu và ngân sách.
  • Mức giới hạn của lưu trữ dữ liệu không cao, doanh nghiệp cần phải mua thêm và điều này làm phát sinh thêm chi phí. 

Chi phí

Doanh nghiệp có 30 ngày trải nghiệm Microsoft Dynamic 365 miễn phí. Tuỳ vào mô-đun, phần mềm sẽ cung cấp 2 loại giá bao gồm:

  • First Dynamic 365 app
  • Subsequent qualifying Dynamic 365 app

Giá Subsequent chỉ áp dụng cho cá nhân người dùng được cấp phép sử dụng ứng dụng đầu tiên (Subsequent pricing is only applied for the individual licensed for the first app)

Ví dụ: ở mô-đun quản lý tài chính

  • Giá cấp phép cho ứng dụng đầu tiên là $180/người dùng/tháng. 
  • Giá subsequent cho ứng dụng tiếp theo đối với những người dùng đã được cấp phép sử dụng ứng dụng đầu tiên là $30/người dùng/tháng. 

Thông tin chi tiết về giá cho các mô-đun khác, doanh nghiệp tham khảo tại trang pricing của Microsoft Dynamic 365

Trên đây là tổng hợp 6 phần mềm ERP thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp quy mô lớn với các tính năng nổi bật cùng ưu nhược điểm riêng của từng phần mềm.

Để tìm hiểu sâu hơn về ERP cũng như chọn được phần mềm phù hợp nhất với nhu cầu doanh nghiệp, liên hệ SECOMM hoặc gọi Hotline (02871089908) để được tư vấn và triển khai ERP miễn phí.

2
10,415
0
1
12/06/2023
Odoo Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Phần Mềm Odoo
ODOO LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM ODOO

Hiện nay, các phần mềm ERP đóng vai trò quan trọng đối với quá trình quản lý và vận hành hiệu quả hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, Odoo ERP là phần mềm quản lý được thiết lập sẵn để doanh nghiệp dễ dàng tải về và sử dụng với nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như quản lý bán hàng, marketing, tồn kho, chăm sóc khách hàng, v.v.

Bài viết dưới đây tập trung làm rõ khái niệm về Odoo ERP và ưu nhược điểm khi doanh nghiệp triển khai Odoo. 

Phần mềm Odoo là gì?

Odoo hay Odoo ERP, trước đây gọi là OpenERP là một phần mềm quản lý kinh doanh mã nguồn mở (open-source) được tích hợp đầy đủ và có thể tùy chỉnh, chuyên cung cấp giải pháp toàn diện để quản lý các khía cạnh khác nhau đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại điện tử

Odoo Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Phần Mềm Odoo-Phần mềm Odoo là gì
Phần mềm Odoo là gì?

Một số giải pháp phải kể đến là quản lý bán hàng, marketing, quản lý khách hàng, quản lý dự án, sản xuất, quản lý tồn kho, kế toán, quản lý nguồn nhân lực, quản lý dịch vụ khách hàng và nhiều ứng dụng khác. 

Do đó, Odoo có thể đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh thực tế của doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngân sách trong tất cả các ngành. 

Phiên bản & Ấn bản của phần mềm Odoo

Phiên bản

Phần mềm Odoo có rất nhiều phiên bản khác nhau với phiên bản mới nhất là Odoo 16, riêng Odoo 17 có thể sẽ được phát hành vào cuối năm 2023. 

Đối với phiên bản 16, đội ngũ phát triển thêm nhiều tính năng và công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả hơn đồng thời tập trung cải tiến hàng loạt các tính năng hiện có. Odoo 16 được tự hào là phiên bản nhanh nhất, bắt mắt nhất và trực quan nhất.

Ấn bản

Phần mềm quản lý Odoo còn có 2 ấn bản chính mà mọi doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước khi triển khai. 

Odoo Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Phần Mềm Odoo-Ấn bản
Ấn bản Odoo
  • Odoo Community Edition (Bản miễn phí)

Đây là bản Odoo miễn phí để người dùng tải xuống và sử dụng. Bản Community của Odoo cung cấp nhiều tính năng và mô-đun hỗ trợ hoạt động kinh doanh thiết yếu như quản lý bán hàng, marketing, quản lý khách hàng, quản lý tồn kho, kế toán v.v.

  • Odoo Enterprise Edition (Bản trả phí)

Đây là bản trả phí cao cấp của Odoo và có nhiều phiên bản Odoo Enterprise dành cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Bản Enterprise chuyên cung cấp cho doanh nghiệp các tính năng và mô-đun nâng cao giúp tối ưu hoá quy trình vận hành. Giá của Odoo Enterprise được tính dựa trên 5 yếu tố bao gồm số lượng người dùng, số lượng apps sử dụng, loại hosting, dịch vụ triển khai và tích hợp với hệ thống bên thứ ba.

Ưu điểm của phần mềm Odoo

Odoo Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Phần Mềm Odoo-Ưu điểm của phần mềm Odoo
Ưu điểm của phần mềm Odoo

Dễ sử dụng

Giao diện của Odoo được thiết kế đơn giản và trực quan cùng các mô-đun được sắp xếp hợp lý và khoa học. Vì thế, bất cứ người dùng mới nào khi vừa bắt đầu sử dụng phần mềm đều sẽ không mất quá nhiều thời gian để trở nên thành thạo. 

Kho tính năng và mô-đun toàn diện

Odoo có hệ thống tính năng và mô-đun khổng lồ từ cơ bản đến nâng cao đáp ứng mọi nhu cầu về quản lý và vận hành kinh doanh hiệu quả từ quản lý bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng, kế toán đến quản lý tồn kho, sản xuất. Khi bắt đầu triển khai Odoo, doanh nghiệp có thể sử dụng bản Community (miễn phí) trước, sau đó chuyển sang bản Enterprise (trả phí) nhằm tận dụng hết những tính năng, mô-đun, dịch vụ và cải tiến từ cơ bản đến nâng cao. 

Tích hợp mô-đun 

Trước đây, doanh nghiệp thường lưu trữ thông tin và dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của từng bộ phận, gây khó khăn cho nhu cầu truy cập và trao đổi thông tin giữa các bộ phận. Với Odoo, ngoài việc cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều mô-đun cần thiết để quản lý và vận hành thì còn hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp và lưu trữ dữ liệu của tất cả bộ phận trong một cơ sở dữ liệu duy nhất nhằm quản lý, theo dõi nhanh chóng và thuận tiện hơn. 

Hiển thị đầy đủ thông tin

Bên cạnh lưu trữ và tích hợp thì khả năng hiển thị đầy đủ thông tin cũng là một lợi thế khác của Odoo. Ví dụ, việc hiển thị đầy đủ và chi tiết giúp doanh nghiệp kiểm soát mức độ tồn kho sản phẩm theo ngày hoặc hàng tháng, bao gồm cả các lô hàng trong tương lai chưa được ghi nhận.

Hoặc, doanh nghiệp sẽ kiểm soát tốt hơn vốn lưu động khi biết được công ty đang ở mức độ tồn kho như thế nào. Ngoài ra, sự khả dụng của tất cả thông tin trên một cơ sở dữ liệu thúc đẩy sự cộng tác và hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp. Khi đó, quy trình làm việc sẽ trở nên tốt hơn và doanh nghiệp dễ dàng theo dõi quy trình liên bộ phận hiệu quả.

Cho phép tùy chỉnh

Lợi thế khác của phần mềm Odoo nằm ở khả năng tuỳ chỉnh. Odoo cho phép người dùng tuỳ chỉnh phần mềm theo yêu cầu mà không cần viết lại code. Nhờ giao diện trực quan, dễ sử dụng nên đối với những người dùng không có kỹ năng lập trình cao cũng có thể thực hiện. 

Chi phí hợp lý

So với các ERP khác thì chi phí sử dụng Odoo khá hợp lý. Đối với nhu cầu chỉ sử dụng 1 chức năng, doanh nghiệp không cần trả phí cho Odoo và được sử dụng lâu dài. Tuy nhiên từ 2 chức năng trở lên doanh nghiệp sẽ có 15 ngày dùng thử và sau đó mức phí cũng không quá cao.

Chi phí sẽ tiếp tục tăng nếu doanh nghiệp có nhu cầu tuỳ chỉnh và lập trình thêm các mô-đun phù hợp với định hướng kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ nội bộ để thực hiện thì chi phí phát triển này sẽ được lượt bỏ. Trên thực tế, doanh nghiệp sẽ cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ đơn vị có chuyên môn về Odoo. 

Nhược điểm của phần mềm Odoo

Odoo Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Phần Mềm Odoo-Nhược điểm của phần mềm Odoo
Nhược điểm của phần mềm Odoo

Hạn chế trong hỗ trợ

Do nguồn lực hạn chế nhưng lượng người dùng quá lớn, Odoo không thể cung cấp hỗ trợ khách hàng tốt cho mọi khách hàng. Một số khách hàng đã không hài lòng vì vấn đề của họ không được giải quyết triệt để ngay trong lần hỗ trợ đầu tiên. Bên cạnh đó, chi phí đào tạo Odoo khá đắt nên việc xây dựng một đội ngũ chuyên hỗ trợ Odoo là bất khả thi đối với các doanh nghiệp nhỏ. 

Thiết lập phức tạp

Tương tự như các phần mềm ERP khác hiện nay, Odoo có cấu trúc khiến việc thiết lập trở nên khó khăn đối với những doanh nghiệp mới triển khai lần đầu. Điều này làm mất thời gian và công sức để xử lý các vấn đề liên quan đến thiết lập. 

Tuỳ chỉnh phức tạp

Odoo cung cấp sẵn nhiều chức năng nhưng là một ERP cho mọi mô hình kinh doanh trên toàn thế giới nên để ứng dụng Odoo vào một loại hình kinh doanh hay một quốc gia cụ thể đều cần phải tùy chỉnh.

Odoo cung cấp các tùy chọn tùy chỉnh nhưng đối với nhu cầu tùy chỉnh đặc thù hoặc phức tạp có thể yêu cầu các nhà phát triển có kiến thức và kinh nghiệm về kỹ thuật cao. Điều này có thể phát sinh thêm chi phí tùy chỉnh và bảo trì tổng thể.  

Hiệu suất và khả năng mở rộng

Dù Odoo có thể đáp ứng nhu cầu triển khai của nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau nhưng hiệu suất và khả năng mở rộng của phần mềm này có thể khiến các doanh nghiệp lớn với khối lượng giao dịch cao cần nhắc nhiều. Vì thế các doanh nghiệp nên lên kế hoạch phát triển, xem xét yếu tố mở rộng trước khi lựa chọn để đảm bảo hoạt động hiệu quả. 

Với nhiều năm triển khai thương mại điện tử và tích hợp nhiều hệ thống ERP cho nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, SECOMM thấu hiểu những khó khăn khi doanh nghiệp triển khai hệ thống Odoo ERP 

Liên hệ SECOMM hoặc gọi Hotline (02871089908) ngay để được tư vấn triển khai Odoo. 

2
15,965
0
1
25/05/2023
ecommerce system development
HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP
Đứng trước nhiều yếu tố tác động từ thị trường, nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Việt Nam đang dần được định hướng rõ ràng và chuyển đổi mạnh mẽ hơn. Trong đó, khủng hoảng Covid-19 chính là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy quá trình dịch chuyển diễn ra nhanh chóng. Dịch bệnh và giãn cách xã hội cũng khiến cho hành trình mua hàng của người dùng vì thế mà có nhiều thay đổi.

Vậy các doanh nghiệp cần có hành trình phát triển hệ thống Thương mại điện tử như thế nào để không chỉ thích ứng với sự thay đổi của thị trường và khách hàng mà còn nắm bắt được thời cơ và bứt phá trong “cuộc chiến” đầy cạnh tranh này?Nhìn chung, hành trình phát triển hệ thống Thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam kể từ khi khởi tạo kinh doanh đến khi mở rộng quy mô với một hệ thống TMĐT chuyên sâu thường trải qua 3 cột mốc quan trọng. Doanh nghiệp cần nắm bắt rõ 3 cột mốc quan trọng này đồng thời phối hợp với xem xét mục tiêu, ngân sách và hiện trạng của doanh nghiệp để đề ra hành trình chi tiết phù hợp.

1. Hoạt động trên sàn Thương mại điện tử

Sự ra đời của các sàn thương mại điện tử đã giải quyết hiệu quả nhu cầu mua bán trực tuyến không chỉ của các shop online nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn cả những thương hiệu lớn.

Sở hữu một hệ thống vận hành vô cùng lớn, sàn TMĐT tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ có hạn chế về ngân sách. Chỉ cần bỏ ra những chi phí cơ bản về xây dựng gian hàng và phí bảo trì hằng năm, doanh nghiệp và các chủ cửa hàng có thể sở hữu ngay một cửa hàng của riêng mình. Đồng thời, các quy trình thanh toán, vận chuyển, chăm sóc khách hàng, xử lý các vấn đề sau giao hàng, chương trình marketing cũng được đơn giản hóa với sự hỗ trợ toàn diện từ sàn TMĐT. Việc lựa chọn sàn TMĐT để bắt đầu kinh doanh là một khởi đầu phù hợp giúp doanh nghiệp tăng độ phủ thương hiệu, khả năng cạnh tranh và doanh số bán hàng với chi phí tiết kiệm.

Ngay cả những thương hiệu lớn/thương hiệu đã phát triển offline hiện nay cũng tận dụng sàn TMĐT để thâm nhập và mở rộng thị trường. Đối với các thương hiệu đã phát triển và các doanh nghiệp truyền thống muốn chuyển đổi sang kinh doanh online, sàn TMĐT chính là một khởi đầu phù hợp giúp doanh nghiệp thử nghiệm kinh doanh thương mại điện tử. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh TMĐT toàn diện, từ sàn TMĐT đến kinh doanh mạng xã hội, phát triển website thương hiệu brand.com và triển khai omni-channel.

marketplace
Việc lựa chọn sàn TMĐT để bắt đầu kinh doanh là một khởi đầu phù hợp cho doanh nghiệp

Tại Việt Nam, các sàn TMĐT phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,..được nhiều nhà kinh doanh ưa chuộng. Sở hữu số lượng người truy cập khổng lồ mỗi tháng và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, hệ thống dịch vụ đa dạng, sàn TMĐT sẽ hỗ trợ người bán tối đa trong quá trình đưa thương hiệu và sản phẩm ra thị trường nhanh chóng với các bước đơn giản:

  • Tạo gian hàng mới và tối ưu thương hiệu: có thể cân nhắc triển khai một gian hàng chính hãng hoặc flagship store (Shopee Mall, Official store, Lazmall,…) để tăng thêm độ tin cậy của thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm.
  • Hoàn thiện hệ thống sản phẩm với thông tin đầy đủ, xác thực, hình ảnh đẹp mắt, hấp dẫn.
  • Tận dụng các tính năng, dịch vụ do sàn TMĐT cung cấp để phát triển hoạt động bán hàng, đồng thời đầu tư cho các chương trình quảng cáo, sự kiện đặc biệt diễn ra trên sàn để thúc đẩy doanh số.
  • Duy trì hiệu quả kinh doanh bằng cách chăm sóc khách hàng cũ với các chương trình ưu đãi riêng, xử lý nhanh chóng các vấn đề về đặt hàng, khiếu nại sau mua hàng để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng uy tín cho cửa hàng.

Bên cạnh nhiều lợi ích đáng kể khi kinh doanh trên sàn TMĐT, các doanh nghiệp, cá nhân phải chịu sự phụ thuộc khá lớn vào những thay đổi về chính sách và vận hành. Doanh nghiệp cũng bị hạn chế về khả năng tiếp cận và khai thác các dữ liệu khách hàng tiềm năng để cải thiện hiệu quả tiếp thị hay cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải cạnh tranh trực tiếp với một số lượng lớn các gian hàng, thương hiệu tương tự đang hoạt động trên sàn về giá và chất lượng sản phẩm.

2. Phát triển hệ thống Thương mại điện tử cơ bản

Bên cạnh phát triển kinh doanh trên sàn TMĐT, các doanh nghiệp có thể phát triển riêng hệ thống thương mại điện tử cơ bản, tiếp cận gần hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng và triển khai các chương trình Ecommerce Marketing của riêng doanh nghiệp.

Phát triển hệ thống Thương mại điện tử cơ bản không cần đầu tư quá nhiều về thời gian, chi phí phát triển và lập trình website. Doanh nghiệp chỉ cần sử dụng các công cụ, trình tạo website miễn phí với các kho giao diện và tính năng sẵn có để xây dựng một website dễ dàng chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản.

basic ecommerce system
Doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều về thời gian, chi phí phát triển và lập trình một website TMĐT cơ bản

Một số công cụ xây dựng website phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay hỗ trợ phát triển hệ thống Thương mại điện tử đơn giản có thể kể đến như Sapo, Haravan, Nhanh.vn

Sapo

  • Bộ giải pháp Sapo web hỗ trợ xây dựng giao diện website tương thích đa thiết bị, đẹp mắt với kho giao diện có sẵn đa dạng, đa lĩnh vực.
  • Hệ sinh thái sản phẩm đa dạng hỗ trợ Sapo web kinh doanh liền mạch: Sapo POS, Sapo Go, Sapo Omni, Sapo Express, Sapo Pay, Sapo Enterprise…
  • Tích hợp các tính năng, công cụ phân tích, Marketing, quảng cáo, thúc đẩy chuyển đổi hiệu quả.
  • Liên kết bán hàng trên sàn TMĐT và bán hàng qua mạng xã hội Facebook
  • Liên kết nhiều phương thức thanh toán: thanh toán thủ công (COD, chuyển khoản ngân hàng) và thanh toán tự động như ví điện tử (Moca, Momo, Zalopay), cổng thanh toán (VNPay, Pay Pal), thanh toán thẻ…
  • Liên kết các đối tác vận chuyển lớn tại Việt Nam như Giao Hàng Nhanh, Ninja Van, J&T Express,…
  • Chi phí phát triển hệ thống Thương mại điện tử tiết kiệm với 3 gói giải pháp chính:
    • Basic: 299.000đ/tháng
    • Pro: 499.000đ/tháng
    • Omni-channel: 599.000đ/tháng

Haravan

  • Tương tự Sapo, Haravan cũng sở hữu kho giao diện đa dạng, đa lĩnh vực từ miễn phí đến trả phí với khả năng tương thích trên hầu hết các thiết bị.
  • Tích hợp kho ứng dụng đa dạng, hỗ trợ nhiều hình thức kinh doanh TMĐT đặc biệt như Print on Demand hay Dropshipping.
  • Hỗ trợ các chức năng TMĐT với hệ thống ứng dụng hỗ trợ marketing, xử lý đơn hàng, thanh toán, vận chuyển được vận hành liền mạch trên hệ thống.
  • Liên kết với nhiều đối tác vận chuyển phổ biến trong nước và quốc tế: Giao Hàng Nhanh, ViettelPost, DHL, AhaMove, GrabExpress,…
  • Liên kết thanh toán qua ví điện tử (Momo/Zalopay), Thẻ ATM nội địa, cổng thanh toán quốc tế (Pay Pal),…
  • Hỗ trợ kinh doanh đa kênh với sàn TMĐT (Shopee, Tiki, Lazada),…
  • Phát triển các giải pháp hỗ trợ kinh doanh TMĐT: Giải pháp chatbot Harafunnel và giải pháp quản lý bán hàng Facebook Harasocial.
  • Chi phí phù hợp và được xây dựng theo từng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp:
  • Gói Khởi tạo kinh doanh và quản trị Omni-channel:
    • Standard: 200.000đ/tháng
    • Pro: 600.000đ/tháng
  • Gói Tăng trưởng kinh doanh:
    • Grow: 1.500.000đ/tháng
    • Scale: 3.000.000đ/tháng

Nhanh.web

  • Hỗ trợ thiết kế website nhanh chóng theo từng ngành hàng với kho giao diện đa dạng.
  • Cung cấp các tính năng SEO và Marketing quan trọng về Email và SMS, livechat và các công cụ phân tích,…
  • Tích hợp thanh toán đa dạng: Bảo Kim, OnePay, VNPay…
  • Liên kết các đối tác vận chuyển lớn: Giao Hàng Nhanh, ViettelPost, Giao Hàng Tiết Kiệm,…
  • Hỗ trợ bán hàng trên Facebook và tích hợp các phần mềm quản lý bán hàng liền mạch từ online sang offline.
  • 3 lựa chọn phát triển hệ thống thương mại điện tử tại Nhanh.web:
    • Gói cơ bản: 3.600.000đ/năm
    • Gói tối ưu: 7.200.000đ/3 năm
    • Gói tiết kiệm: 10.800.000đ/5 năm

Dựa trên các tiêu chí về tính đơn giản, có sẵn, tiết kiệm thời gian và chi phí, đa số các công cụ này sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu cơ bản về phát triển hệ thống thương mại điện tử. Tuy nhiên, các công cụ thiết kế website có sẵn cũng tồn tại nhiều vấn đề khi sử dụng, hạn chế việc kinh doanh và mở rộng TMĐT:

  • Khả năng tùy chỉnh không cao do chỉ có thể lựa chọn dựa trên các tùy chọn sẵn có dẫn đến sự trùng lặp về giao diện, ý tưởng thiết kế đối với các website cùng ngành hàng, khó tạo nên điểm nhấn riêng cho thương hiệu và cửa hàng. Đồng thời, điều này cũng gây khó khăn khi muốn xây dựng các tính năng phù hợp với hành trình khách hàng, tối ưu trải nghiệm khách hàng cũng như tích hợp với các hệ thống nội bộ mà doanh nghiệp đang sử dụng.
  • Mặc dù chi phí phát triển website cố định ban đầu khá hợp lý theo tháng, nhưng doanh nghiệp thường phải mất thêm nhiều loại chi phí phát sinh (hằng tháng/hằng năm) để sử dụng các tiện ích mở rộng hay hoặc phải bỏ ra chi phí lớn để phát triển các chức năng mới, chức năng chuyên biệt cho hệ thống trên các nền tảng này.
  • Không sở hữu mã nguồn website, khiến doanh nghiệp khó kiểm soát và có nguy cơ mất toàn bộ website hiện có. Ngoài ra việc này cũng gây ra nhiều khó khăn khi chuyển đổi hệ thống TMĐT qua các nền tảng mới, đặc biệt là về chuyển đổi dữ liệu.

3. Phát triển hệ thống Thương mại điện tử chuyên sâu

Thông thường, sau một thời gian kinh doanh trên sàn TMĐT hay các công cụ thiết kế web có sẵn, các doanh nghiệp dần nhận thức rõ hơn về nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu được thiết kế chuyên biệt để thúc đẩy hành trình TMĐT bền vững.

Phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu cần có kinh nghiệm lẫn sự đầu tư đáng kể về chi phí và thời gian triển khai. Tuy nhiên, đây sẽ là một giải pháp tiết kiệm cho kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh doanh bền vững, và là sự chuyển đổi hoàn toàn phù hợp cho một hệ thống TMĐT riêng biệt và toàn diện.

dedicated ecommerce system
Hệ thống TMĐT chuyên sâu là giải pháp tiết kiệm cho kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp

Phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu sẽ đáp ứng tối đa các nhu cầu về:

  • Nhiều tính năng có sẵn cho thương mại điện tử như Quản lý Danh mục sản phẩm, Quản lý Bán hàng, Quản lý Marketing, Quản lý Khách hàng, Quản lý Cửa hàng, Quản lý tồn kho…
  • Dễ dàng tùy chỉnh và phát triển các chức năng chuyên sâu, đặc biệt là các tính năng liên quan đến đặc thù ngành, phát triển thương hiệu, thị hiếu thay đổi của người dùng, tối ưu trải nghiệm khách hàng … đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ngoài ra điều này còn giúp DN dễ dàng và nhanh chóng cập nhật các công nghệ mới để bắt kịp thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ động tích hợp nhiều phương thức thanh toán đa dạng (từ thanh toán tiền mặt đến cổng thanh toán, ví điện tử, tăng tính tiện lợi và đa dạng hóa trải nghiệm thanh toán..), dễ dàng liên kết với nhiều đối tác vận chuyển trên thị trường, quản lý shipper nội bộ giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hình thức giao nhận phù hợp với nhu cầu.
  • Khả năng tích hợp nâng cao với các hệ thống mà doanh nghiệp đang sử dụng như ERP, CRM, BI … giúp tối ưu hệ thống và phân tích dữ liệu khách hàng, dữ liệu bán hàng, góp phần cải thiện doanh thu và thúc đẩy các tính năng về cá nhân hóa, đáp ứng tối đa trải nghiệm khách hàng.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh, triển khai và quản lý TMĐT đa kênh: website, sàn TMĐT, mạng xã hội trên cùng một hệ thống.
  • Sở hữu mọi dữ liệu về khách hàng mà không bị phụ thuộc giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận mọi đối tượng tiềm năng với các chương trình tiếp thị phù hợp để tối ưu trải nghiệm người dùng và tăng chuyển đổi.
  • Sở hữu toàn bộ mã nguồn của hệ thống website giúp chủ động và linh hoạt phát triển, nâng cấp các tính năng cần thiết cho khách hàng và phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tối ưu hiệu suất website và khả năng bảo mật cao cho giao dịch TMĐT.

Trong số các nền tảng thương mại điện tử chuyên sâu được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay như Shopify, BigCommerce, WooCommerce,… nền tảng TMĐT Magento sở hữu nhiều lợi thế quan trọng và đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh từ đơn giản đến phức tạp. Các tập đoàn đa quốc gia hiện đang sử dụng Magento để xây dựng các hệ thống TMĐT chuyên sâu có thể kể đến như: Samsung, Nike, Coca-Cola, Lenovo, Olympus, Port, Pox, Nestle, BevMo, Burger King, Murad,…Ngoài ra còn có hàng triệu trang TMĐT vừa và nhỏ trên khắp thế giới cũng được xây dựng dựa trên nền tảng này.

Magento (Adobe Commerce) sở hữu một hệ sinh thái vô cùng rộng lớn và đa dạng. Với một hệ thống chức năng có sẵn đầy đủ cho Thương mại điện tử, Magento còn có khả năng tích hợp với các công nghệ bên thứ ba, hệ thống tiện ích mở rộng khổng lồ với nhiều tính năng hỗ trợ nâng cao giúp tối ưu hiệu quả vận hành TMĐT trên hệ thống. Bên cạnh đó, nền tảng còn hỗ trợ liên kết với hầu hết các đối tác hiện có về thanh toán, vận chuyển, phần mềm quản lý,… và hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng từ cộng đồng kỹ thuật trên toàn cầu.

  • Sở hữu mọi lợi thế của một mã nguồn mở, Magento có khả năng tùy biến thiết kế và phát triển hệ thống chức năng chuyên biệt cho từng ngành hàng, từng mô hình kinh doanh và từng nhu cầu doanh nghiệp. Đồng thời, khả năng mở rộng cao của Magento cho phép doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều cửa hàng cùng lúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau trên cùng một hệ thống.
  • Độ bảo mật cao, đảm bảo mọi quy trình thương mại điện tử vận hành an toàn và hiệu quả, tăng độ tin cậy của website và bảo vệ tối đa quyền lợi của người dùng thương mại điện tử.
  • Với mọi ưu điểm nổi bật của một nền tảng Thương mại điện tử chuyên biệt, Magento chắc chắn là lựa chọn phù hợp cho cả doanh nghiệp B2B lẫn B2C, đáp ứng mọi quy mô kinh doanh, từ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn.

Liên hệ SECOMM để nhận tư vấn chi tiết cho hành trình phát triển hệ thống thương mại điện tử toàn diện và bền vững cho doanh nghiệp và tham khảo các bộ giải pháp Magento dành riêng cho SMEs tại Việt Nam!

2
4,906
0
1
28/09/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!