Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (7)
ĐÁNH GIÁ 5 NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XÂY DỰNG WEBISTE BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Trong khoảng thời gian gần đây, thương mại điện tử ngày càng phổ biến với thị trường Việt Nam và dần trở thành hình thức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau theo đuổi. Đặc biệt với ngành bán lẻ điện thoại di động, thị phần online của các hệ thống bán lẻ điện thoại di động ngày càng tăng nhanh. Điển hình như Thế Giới Di Động – hệ thống bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam có thị phần trực tuyến tăng từ 11,6% lên 17,5% chỉ trong 1 tháng (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2021)

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam thường lựa chọn việc triển khai website thương mại điện tử làm kênh chủ lực trong thương mại điện tử. Nhờ xây dựng hệ thống website hiệu quả, nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động đã không chỉ nắm bắt được thời cơ thúc đẩy doanh thu mà còn phát triển kinh doanh một cách bền vững. Đặc điểm chung làm nên thành công này đều nằm ở nền tảng thương mại điện tử. Mỗi loại nền tảng thương mại điện tử đều có điểm khác biệt riêng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển trên con đường kinh doanh trực tuyến. Nền tảng dạng dịch vụ (SaaS) được nhà cung cấp thiết kế sẵn toàn bộ hệ thống, từ cung cấp hosting, giao diện, tính năng cho đến bảo trì hạ tầng công nghệ. Do đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và vận hành hệ thống website mà không cần bận tâm nhiều đến vấn đề kỹ thuật cũng như không cần đầu tư quá nhiều thời gian, chi phí ngay từ lúc ban đầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu, khả năng mở rộng cũng như khả năng tích hợp của hệ thống thấp, chi phí sử dụng sẽ gia tăng theo thời gian. Đối với nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu mã nguồn và kiểm soát dữ liệu, tự do thiết kế giao diện, hệ thống có khả năng mở rộng và độ linh hoạt cao. Dẫu thế, việc sử dụng nền tảng mã nguồn mở thường đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ phát triển chuyên môn, đầu tư chi phí và thời gian nhiều hơn. 

Vậy nền tảng thương mại điện tử nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động ?

Tiêu chí lựa chọn nền tảng

Giao diện người dùng và giao diện quản trị

Giao diện hệ thống thương mại điện tử là được xem như là bộ mặt và là phần ghi điểm cao nhất trong việc kinh doanh trực tuyến. Do đó ngoài việc giao diện đạt chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng vào các hình ảnh sản phẩm được trình bày trên website, tất cả đều cần được đồng bộ và rõ nét. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể đem lại trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng .

Giao diện quản trị viên (admin) phải dễ sử dụng, điều hướng, kiểm soát và quản lý toàn bộ dữ liệu trong hệ thống.

Hệ thống tính năng thương mại điện tử đa dạng

Với việc bán lẻ điện thoại di dộng trực tuyến, hệ thống tính năng thương mại điện tử cần phải đa dạng từ cơ bản đến nâng cao và đặc thù, nhằm đem lại trải nghiệm tối ưu cho người mua cũng như giúp doanh nghiệp thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống thương mại điện tử hiệu quả và bền vững.

Một số chức năng cần có trong hệ thống website thương mại điện tử cho doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động như:

  • Chức năng cơ bản: đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành hệ thống thương mại điện tử như quản lý đơn hàng, danh mục, nội dung, quản lý  marketing, khách hàng, tồn kho, quản lý hệ thống, báo cáo, checkout, thanh toán, vận chuyển, etc.
  • Chức năng nâng cao: Các chức năng giúp tăng trải nghiệm người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn như theo dõi đơn hàng, khôi phục giỏ hàng bị bỏ rơi, gợi ý sản phẩm tương tự, tìm kiếm sản phẩm nhanh, danh mục sản phẩm đa lớp, etc.
  • Chức năng đặc thù: Các chức năng giúp giải quyết triệt để những khó khăn khi triển khai thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động chuyên sâu, đáp ứng tối đa nhu cầu đặc thù của phân khúc khách hàng và doanh nghiệp như các chương trình Flash sale, chương trình trả góp, mua trước trả sau, etc.

Khả năng tích hợp cao

Để có được hệ thống kinh doanh trực tuyến liền mạch, các doanh nghiệp thường cần tích hợp các nền tảng thương mại điện tử với các phần mềm, nền tảng công nghệ khác mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng như: 

  • Thanh toán: tích hợp đa dạng phương thức thanh toán thẻ nội địa đến thẻ quốc tế, cổng thanh toán (Paypal, Stripe, OnePay), ví điện tử (Momo, ZaloPay), etc
  • Vận chuyển: tích hợp với các nhà cung cấp vận chuyển quốc tế (DHL Express, Fedex, Ups, USPS, etc) và các Việt Nam (Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Ninja Van, etc). Ngoài ra còn có các ứng dụng theo dõi đơn hàng giúp xử lý và vận hành các quy trình giao nhận.
  • Phần mềm quản trị: dễ dàng tích hợp các phần mềm CRM, ERP, POS để có được một kết nối liền mạch trên mọi kênh cung ứng từ offline đến online
  • Quản lý tiếp thị: tích hợp thêm các công cụ tiếp thị bổ sung như phần mềm email marketing (MailChimp, Drip…), phần mềm phân tích tiếp thị (Google Analytics, Google Adwords Keywords…), phần mềm quản lý mạng xã hội (Buffer, Hootsuite…). Việc tích hợp với các phần mềm quản lý tiếp thị này có thể giúp doanh nghiệp triển khai chiến dịch marketing, thu hút khách hàng và gia tăng mức độ chuyển đổi giúp tối đa hóa doanh thu kinh doanh thương mại điện tử nói riêng và doanh thu kinh doanh nói chung.

Nền tảng thương mại điện tử được lựa chọn phải có khả năng tích hợp linh hoạt, liền mạch và hiệu quả với các phần mềm trên mà không ảnh hưởng đến mức độ thực thi của từng hệ thống. Việc tích hợp này giúp doanh nghiệp khắc phục những hạn chế của việc vận hành thủ công và tăng tính tự động hóa cho quy trình quản lý back-office lẫn bán hàng, đảm bảo độ chính xác cao và hiệu suất vận hành cho sự phát triển của doanh nghiệp. 

Khả năng mở rộng cao

Nền tảng thương mại điện tử cần có khả năng mở rộng cao để có thể thích ứng và song hành cùng doanh nghiệp từ mọi mô hình đến mọi quy mô. Lựa chọn đúng nền tảng có thể song hành từ khi còn là startup, SME cho đến khi trở thành các doanh nghiệp lớn, từ mô hình kinh doanh B2B, B2C, D2C cho đến B2B2C giúp doanh tiết kiệm ngân sách về mặt lâu dài mà vẫn xây dựng được một hệ thống bền vững, hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp. Khả năng mở rộng cao đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như mở rộng nhiều website, đa quốc gia, đa tiền tệ, đa kênh, etc. Không chỉ dừng ở đó, các nền tảng có khả năng mở rộng cao còn đảm bảo vận hành hệ thống ổn định bất kể lưu lượng truy cập và giao dịch gia tăng theo thời gian. 

Đánh giá 5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động

Shopify

5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (1)
Nền tảng thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động Shopify

Shopify là “ông lớn” được nhiều doanh nghiệp biết đến trong lĩnh vực xây dựng hệ thống thương mại điện tử dạng dịch vụ (SaaS). Nền tảng này được ưa chuộng vì đặc tính dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh chóng cũng như chi phí khởi điểm thấp, phù hợp với nhiều doanh nghiệp SMEs.

Tiêu chí về giao diện

Về giao diện người dùng, Shopify cung cấp nhiều theme đẹp mắt, tương thích tốt trên đa thiết bị, phù hợp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề bao gồm ngành bán lẻ điện thoại di động, chuẩn UI/UX nhưng không thể chỉnh sửa các chi tiết theo nét đặc trưng của doanh nghiệp. 

Về giao diện cho quản trị viên, khi thực hiện việc quản lý trên máy tính, quản trị viên có thể dễ dàng quản lý tất cả khía cạnh của website trên desktop. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể dùng một số chức năng như xem các hoạt động gần đây, cập nhật danh mục, quản lý đơn hàng, etc trên phiên bản dành cho thiết bị di động.

Tiêu chí về hệ thống chức năng

Hệ thống chức năng của Shopify tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu cơ bản và nâng cao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng để sử dụng các chức năng nâng cao thì doanh nghiệp phải chi trả thêm một khoản tiền nhất định theo tháng, dẫn đến chi phí sử dụng hệ thống chức năng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nền tảng lại không có quá nhiều chức năng có phù hợp với ngành bán lẻ điện thoại di động, ngoài trừ chức năng trả góp. Riêng về các chức năng đặc thù cần xây dựng và phát triển thêm thì doanh nghiệp khó có thể làm được trên nền tảng dạng dịch vụ như Shopify.

Tiêu chí về khả năng tích hợp 

Với Shopify, doanh nghiệp không thể tác động đến mã nguồn và cũng khó có thể tích hợp với các phần mềm bên thứ ba. Do đó, khi lựa chọn nền tảng Shopify, doanh nghiệp chỉ có thể tí́ch hợp với các phần mềm đối tác có sẵn trên nền tảng hoặc các phần mềm được chính Shopify phát triển.

Một số phần mềm có thể tích hợp với Shopify như:

  • Thanh toán: Paypal, Stripe, SagePay, AliPay Global…
  • Vận Chuyển: USPS, UPS và DHL…
  • Phần mềm quản trị: Shopify’s ERP (Mircosoft Dynamic 365, Business Central, Oracle NetSuite, Infor, Acumatica, và Brightpearl)
  • Quản lý tiếp thị: Tích hợp email marketing (Mail chimp, Drip, …), kênh bán hàng ( Facebook, Instagram, Youtube…), quảng cáo (Google ads…).

Tiêu chí về khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng trên nền tảng dạng dịch vụ Shopify tương đối giới hạn vì doanh nghiệp không có khả năng tác động đến mã nguồn để chỉnh sửa, nâng cấp website. Chính vì vậy nên các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động thường chỉ có thể sử dụng Shopify trong thời gian đầu. 

Chi phí sử dụng

Shopify đã phát triển nhiều gói dịch vụ giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn:

  • Basic Shopify: $29/tháng phù hợp với những doanh nghiệp mới, có doanh số bán hàng chưa đáng kể.
  • Shopify: $79/tháng phù hợp với những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến đang trên đà tăng trưởng.
  • Advanced Shopify: $299/tháng phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô và cần các công cụ báo cáo, phân tích nâng cao.

Ngoài ra, Shopify còn phát triển thêm các gói dịch vụ khác để phục vụ đa dạng nhu cầu doanh nghiệp:

  • Shopify Lite: $9/tháng thích hợp với doanh nghiệp muốn thêm nút bán hàng và dịch vụ thanh toán trên website hoặc blog sẵn có.
  • Shopify Plus: $2000/tháng cung cấp giải pháp thương mại điện tử nâng cao cho các doanh nghiệp lớn cần xử lý một lượng đơn hàng lớn

Đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: 2/ 5

Shopify là một nền tảng tốt cho các doanh nghiệp SMEs, không cần đầu tư quá nhiều chi phí cũng như thời gian để có được một hệ thống thương mại điện tử. Trái ngược với những lợi ích, Shopify hạn chế về mặt tính năng nâng cao, tính năng đặc thù cũng như độ tùy biến, doanh nghiệp phải chấp nhận việc tính năng không có trên website hiện tại và chuyển đổi nền tảng khi muốn xây dựng hệ thống chuyên sâu phù hợp với đặc thù và phát triển bền vững trong tương lai. 

WooCommerce

5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (4)
Nền tảng thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động WooCommerce

WooCommerce là CMS mã nguồn mở dưới dạng plugin của WordPress được giới thiệu vào năm 2011, hoàn toàn miễn phí và cho phép doanh nghiệp biến website WordPress thành cửa hàng trực tuyến.

Tiêu chí về giao diện

WooCommerce sở hữu và cung cấp cho doanh nghiệp thư viện biễu mẫu phong phú cho ngành bán lẻ điện thoại di động cũng như các ngành bán đồ điện tử được xây dựng kỹ càng và thân thiện với người dùng. Do đó doanh nghiệp có thể thuận tiện thiết kế và xây dựng hệ thống thương mại điện tử ngay từ lúc ban đầu mà không cần biết quá nhiều về thông tin chuyên sâu.

Vì WooCommerce là một plugin của WordPress nên quản trị viên sẽ tiếp tục quản lý website trên chính giao diện của WordPress. Điều này giúp cho các doanh nghiệp đang sử dụng WordPress dễ dàng thích nghi, sử dụng và điều hướng hệ thống.

Tiêu chí về hệ thống chức năng

WooCommerce có khá nhiều tính năng từ cơ bản cho đến nâng cao có thể hỗ trợ doanh nghiệp vận hành một website thương mại điện tử.Tuy nhiên, nền tảng này lại có một số hạn chế về các tính năng đặc thù cho ngành bán lẻ điện thoại di động. Ngoài ra, dù là mã nguồn mở nhưng doanh nghiệp cũng khó có thể phát triển tính năng đặc thù và riêng biệt trên WooCommerce vì thường dễ gây ra sự bất ổn cho hệ thống.

Tiêu chí về khả năng tích hợp

Các phần mềm bên thứ ba có thể tích hợp tốt với WooCommerce nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, chi phí, cải thiện hiệu suất kinh doanh và tăng tính tự động hóa cho quy trình vận hành quản lý.

  • Thanh toán: Stripe, PayPal, Apple Pay và Square…
  • Vận Chuyển: USPS, UPS và Fedex…
  • Phần mềm quản trị: Odoo, Square POS, và WP ERP.
  • Quản lý tiếp thị: Google Listings, Google Ads, Facebook Pixel… 

Tiêu chí về khả năng mở rộng

Điểm trừ lớn nhất với WooCommerce là việc nền tảng còn hạn chế về khả năng mở rộng. Vì hệ thống thường không ổn định và dễ dàng quá tải khi có nhiều hơn 2,000 SKUs cũng như quá nhiều themes, plugins trên hệ thống.

Chi phí sử dụng:

Nền tảng WooCommerce là nền tảng mã nguồn mở do đó nền tảng hoàn toàn miễn phí sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trả phí phát triển khi sử dụng nền tảng như chi phí đăng ký tên miền ($15), chi phí hosting ($120/năm) và chi phí phát triển hệ thống (dao động từ $3,000 – $10,000 tùy thuộc vào độ phức tạp của hệ thống). 

Đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: 3/ 5

WooCommerce là một nền tảng tốt cho các doanh nghiệp hiện đang sử dụng WordPress và có nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử. Tuy nhiên, nền tảng còn hạn chế về việc tùy biến và tinh chỉnh các tính năng đặc thù, vì việc can thiệp chỉnh sửa dễ gây ra sự bất ổn định cho hệ thống cũng như có khả năng cao các tính năng được xây dựng không tương thích với nền tảng này. Thêm vào đó, để tùy chỉnh hệ thống phù hợp dựa trên hệ thống tính năng sẵn có, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư nhiều ngân sách và tốn nhiều thời gian.

BigCommerce

5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (2)
Nền tảng thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS tại USA, có hơn 600,000 cửa hàng trực tuyến khắp thế giới tin dùng. 

Tiêu chí về giao diện

BigCommerce sở hữu một kho themes phong phú, có hơn hơn 160 biểu mẫu, themes đa dạng cho ngành bán lẻ điện thoại di động cũng như cho ngành điện tử. Tất cả các biểu mẫu này đều được thiết kế theo chuẩn UI/UX, cho phép dễ dàng tinh chỉnh các chi tiết cho phù hợp với thương hiệu. 

Về phần giao diện cho quản trị viên, doanh nghiệp có thể quản lý cửa hàng trên một màn hình trực diện và dễ theo dõi. 

Tiêu chí về hệ thống chức năng

Hệ thống chức năng của BigCommerce tương đối đầy đủ và sẵn có, đáp ứng nhu cầu từ cơ bản cho đến các chức năng nâng cao cũng như đặc thù cho các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động. Tuy nhiên, vì BigCommerce cũng là một nền tảng SaaS nên doanh nghiệp không thể tác động đến mã nguồn và không thể phát triển thêm các chức năng khác mà không có sẵn trên nền tảng, chỉ có thể dùng các tính năng được BigCommerce cung cấp hoặc thuộc đối tác của nền tảng này.

Các chức năng nâng cao và đặc thù tiêu biểu sẵn có trên BigCommerce phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động như:

  • Đa tiền tệ
  • Tính năng SEO nâng cao
  • Tính năng đánh giá và review
  • Tính năng báo cáo nâng cao
  • Tính năng trả góp

Tiêu chí về khả năng tích hợp

BigCommerce có khả năng tích hợp tương đối cao, nền tảng có thể tích hợp với nhiều phần mềm nổi tiếng lớn khác nhằm hỗ trợ cho việc vận hành hệ thống của doanh nghiệp. 

Một số phần mềm có thể tích hợp với BigComemrce: 

  • Thanh toán: Stripe, PayPal, ApplePay, Checkout
  • Vận Chuyển: ShipStation, Amazon Shipping, Easyship, Route…
  • Phần mềm quản trị ERP (NetSuite ERP, Acumatica Cloud ERP,…), CRM (HubSpot, Revamp) 
  • Quản lý tiếp thị: Tích hợp email marketing  (Mail chimp, Drip, …), mạng xã hội ( Facebook, Instagram, Youtube…)

Tiêu chí về khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng của hệ thống dựa trên gói dịch vụ BigCommerce mà doanh nghiệp sử dụng. Nền tảng có thể hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, đa tiền tệ cũng như đa ngôn ngữ. Ngoài ra, BigCommerce còn có thể hỗ trợ vận hành hệ thống ổn định cho doanh nghiệp xữ lý hàng nghìn SKUs. 

Chi phí sử dụng:

Hiện tại, BigCommerce đang hỗ trợ 3 giải pháp trọn gói và 1 giải pháp theo yêu cầu:

  • Gói Standard: $29,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $50,000
  • Gói Plus: $79,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $180,000
  • Gói Pro: $299,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $400,000 
  • Gói Enterprise: dành cho các doanh nghiệp có doanh số lớn và chi phí sẽ dựa trên doanh số bán hàng trực tuyến của thương hiệu.

Đánh giá dựa trên tiêu chí: 3/ 5

BigCommerce gần như là một nền tảng dạng SaaS toàn diện cho các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động có thể bắt đầu hành trình thương mại điện tử. Nền tảng có thể phù hợp cho mọi loại hình kinh doanh từ B2B, B2C, B2B2C tùy thuộc vào gói sử dụng của doanh nghiệp. Tuy nhiên điểm hạn chế của việc sử dụng nền tảng này là doanh nghiệp bị giới hạn khả năng tùy chỉnh chức năng trên hệ thống, giới hạn về mức doanh thu hằng năm với mỗi gói đăng ký cũng như không thể sở hữu được mã nguồn. 

Haravan

5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (3)
5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động Haravan

Là một trong những nền tảng nổi tiếng ở thị trường Việt Nam với hơn 50.000 người kinh doanh và thương hiệu tin dùng, Haravan được thành lập năm 2014 và là một nền tảng dạng dịch vụ dựa trên Shopify. 

Tiêu chí về giao diện

Tương tự như các nền tảng dạng SaaS khác, Haravan sở hữu một kho themes phong phú với hơn 400 giao diện mẫu và tất cả đều được thiết kế theo chuẩn UX/UI. Không chỉ thế, doanh nghiệp còn có thể hiệu chỉnh giao diện cho phù hợp với nét đặc trưng và nhấn mạnh sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, giao diện dành cho quản trị viên có hỗ trợ tiếng Việt, gần gũi nên doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng.

Tiêu chí về hệ thống chức năng 

Nền tảng Haravan có đầy đủ các chức năng cơ bản và nâng cao giúp cho doanh nghiệp có được website thương mại điện tử nhanh chóng. Đồng thời, nền tảng cũng có được một vài chức năng đặc thù phù hợp cho ngành bán lẻ điện thoại di động, ví dụ như tính năng trả góp. Tuy nhiên, tương tự như Shopify và BigCommerc, doanh nghiệp không thể phát triển các chức năng khác mà chỉ có thể dùng các chức năng có sẵn trong kho và được Haravan phát triển.

Tiêu chí về khả năng tích hợp

Đối với các tiện ích bên thứ 3 nằm ngoài hệ sinh thái của Haravan, doanh nghiệp khó có thể tích hợp với website thương mại điện tử, đó là một điểm hạn chế lớn của các nền tảng dạng dịch vụ. Các phần mềm có thể tích hợp với nền tảng chủ yếu được sử dụng tại Việt Nam như:

  • Thanh toán: ví điện tử (Momo, Moca, ZaloPay, SmartPay, ShopeePay…), cổng thanh toán (VNPay, Napas, Payoo, OnePay…), thẻ (ATM, Visa, Master)
  • Vận chuyển: nội địa (Giao Hàng Nhanh, Viettel Post, Giao Hàng Tiết Kiệm, GrabExpress, VNPost, Ninja Van) , quốc tế- Mỹ và Thái Lan (DHL)
  • Phần mềm quản trị: CRM (CRMViet), ERP, POS (Teamcrop)
  • Quản lý tiếp thị: quảng cáo (Google ads…), chatbot (Facebook, Instagram…), Khách hàng thân thiết (Haraloyaty).

Tiêu chí về khả năng mở rộng

Một điểm hạn chế khác của nền tảng Haravan là khả năng mở rộng. Nền tảng hiện tại chỉ có thể hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ mà không thể mở rộng lên đa website cũng như việc quản lý mọi thông tin dữ liệu trên nền tảng. 

Chi phí sử dụng:

Để sử dụng Haravan, doanh nghiệp cần chi trả một khoản chi phí vừa phải hằng tháng, dao động từ 200.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ tùy theo nhu cầu doanh nghiệp:

  • Standard: 200.000 VNĐ/tháng phù hợp với nhà bán hàng cá nhân
  • Pro: 600.000 VNĐ/tháng dành cho doanh nghiệp muốn triển khai Omnichannel
  • Grow: 1.500.000 VNĐ/tháng với ưu điểm tự động hoá các chương trình chăm sóc và bán lại khách hàng cũ
  • Scale: 3.000.000 VNĐ/tháng giúp kiến tạo tập khách hàng trung thành.

Đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: 3 /5

Nền tảng Haravan là một nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam không có quá nhiều kinh nghiệm về công nghệ cũng như không cần đầu tư quá nhiều chi phí ngày từ lúc ban đầu. Tuy nhiên khi doanh nghiệp dần phát triển và mở rộng hơn, Haravan sẽ không còn đủ chức năng để duy trì hoạt động kinh doanh. Lúc này, doanh nghiệp buộc phải chuyển sang nền tảng chuyên sâu hơn như Magento, WooCommerce, OpenCart. Tất nhiên, việc chuyển đổi nền tảng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề khác như chi phí, thời gian, nhân sự, etc.

Magento

5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động (5)
Nền tảng thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động Magento

Magento là nền tảng mã nguồn mở chuyên sâu về thương mại điện tử. Magento hiện có 2 phiên bản: Open Source (miễn phí) và Commerce (trả phí). Nền tảng được biết đến là một trong những nền tảng thương mại điện tử toàn diện với nhiều ưu điểm vượt trội như hệ thống tính năng đa dạng, khả năng linh hoạt và mở rộng cao, hệ sinh thái đa dạng, tính bảo mật tối ưu. 

Tiêu chí về giao diện

Magento không sở hữu một kho themes phong phú như các nền tảng khác trên thị trường, tuy nhiên từng theme trên nền tảng được thiết kế một cách tỉ mỉ và độc đáo, chuẩn UX/UI, mang tính thẩm mỹ cao để truyền tải giá trị thương hiệu và sản phẩm, thu hút khách hàng mua sắm tại hệ thống. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cũng như thời gian nhất khi dùng các themes có sẵn trên hệ thống. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tinh chỉnh dựa trên các themes để tăng yếu tố nhận diện thương hiệu. Cuối cùng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự do thiết kế giao diện, tăng mạnh yếu tố nhận diện thương hiệu, đem lại một trải nghiệm hành trình thoải mái khi sử dụng hệ thống. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần đầu tư kỹ lưỡng về thời gian cũng như chi phí thiết kế. 

Về giao diện cho quản trị viên, giao diện ở phiên bản Magento 1 được đánh giá là khó sử dụng. Tuy nhiên, ở phiên bản Magento 2, giao diện đã được phát triển với dashboard trực quan hơn nhằm giúp các quản trị viên có thể dễ điều hướng, dễ sử dụng và rút ngắn thời gian thích nghi.

Tiêu chí về hệ thống chức năng

Nền tảng thương mại điện tử Magento có hệ thống tính năng vô cùng đa dạng và chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao đến đặc thù, giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ điện thoại di động dễ dàng xây dựng và phát triển hệ thống nhanh chóng trong thời gian ngắn hạn và bền vững trong dài hạn.

Với hệ thống chức năng cơ bản bao gồm Quản lý Danh mục, Quản lý Nội dung, Quản lý Khách hàng, Quản lý Marketing, Quản lý Đơn hàng, Quản lý Cửa hàng, Quản lý Hệ thống, Giỏ hàng và Checkout, Báo cáo & Phân tích, đáp ứng các nhu cầu căn bản để doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động có thể bắt đầu kinh doanh trực tuyến dễ dàng hơn.

Đặc biệt, Magento còn có nhiều chức năng nâng cao cho bản lẻ điện thoại di dộng  như hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, đa cửa hàng, PWA, MSI, ElasticSearch, etc giúp tăng trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn.

Về tính năng đặc thù, doanh nghiệp có thể phát triển các tính năng đặc thù cho ngành như tính năng trả góp, flash sale, xây dựng các chương trình khuyến mãi theo mùa, tìm kiếm nhanh, chọn giờ giao hàng, etc nhờ khả năng tùy biến linh hoạt trên mã nguồn mở.

Khả năng tích hợp

Một trong những ưu điểm nổi bật của Magento là khả năng tích hợp dễ dàng với các phần mềm bên thứ ba như:

  • Thanh toán: thẻ (ATM, Visa, Master…), ví điện tử (Momo, Zalo Pay….), cổng thanh toán (OnePay, VNPay, PayPal,…), thanh toán COD (Cash on Delivery), etc.
  • Vận chuyển: tích hợp các dịch vụ  trong và ngoài nước như: Fedex, DHL, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Viettel Post,… 
  • Phần mềm quản tri: hoạt động vô cùng hiệu quả với hầu hết các POS (Square…), CRM (Salesforce,…), ERP (SAP, Oracle, Odoo)
  • Quản lý tiếp thị: nền tảng có thể tích hợp nhiều phần mềm quản lý khác nhau từ email marketing (Mailchimp..), quảng cáo (Facebook, Google… ) 

Khả năng mở rộng

Magento hỗ trợ vận hành hệ thống ổn định dù website có lượng traffic tăng dần theo thời gian hay tăng cao đột biến trong các chiến dịch kinh doanh, khả năng xử lý lên đến 500,000 sản phẩm và hàng nghìn giao dịch trong một giờ.

Ngoài ra, Magento còn hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thành nhiều website cho nhiều quốc gia và tất cả có thể quản lý trên cùng một “màn hình”. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể truy cập và quản trị mọi dữ liệu của nhiều website/cửa hàng cùng lúc chỉ với một hệ thống Magento trung tâm. Với các hỗ trợ có sẵn về chuyển đổi ngôn ngữ từ Magento, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống thương mại điện tử với nội dung và ngôn ngữ phù hợp với các đối tượng khách hàng đang dạng trên toàn cầu. 

Bên cạnh đó, hệ thống Magento cũng cho phép chuyển đổi dễ dàng các đơn vị tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trên nhiều quốc gia, hỗ trợ khách hàng giao dịch tiện lợi với trải nghiệm mua hàng tối ưu.

Chi phí sử dụng

Một trong những hạn chế lớn mà khiến các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động lựa chọn sử dụng Magento là chi phí phát triển ban đầu cao. Theo ước tính, một hệ thống đầy đủ chức năng được phát triển trên nền tảng Magento thường có chi phí phát triển tối thiểu từ 10.000 – 100.000 USD. Ngoài hệ thống tính năng phức tạp và chuyên sâu thì yếu tố quan trọng làm chi phí triển khai Magento cao hơn các nền tảng khác là yêu cầu đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm.  

Đánh giá dựa trên tiêu chí: 4/ 5

Nền tảng Magento là một nền tảng toàn diện cho việc kinh doanh thương mại điện tử vì có được nhiều ưu điểm vượt trội từ giao diện, hệ thống chức năng ̣đến khả năng tích hợp cũng như là khả năng mở rộng. Do đó, Magento là nền tảng phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động lớn từ B2B, B2C, hoặc D2C đã có số lượng khách hàng sẵn và có nhu cầu phát triển một hệ thống thương mại điện tử dài hạn. Với nền tảng này, doanh nghiệp có thể phát triển liên tục các thành phần trên hệ thống thương mại điện tử để đảm bảo quá trình vận hành luôn đạt hiệu suất tối ưu và phát triển bền vững cùng doanh nghiệp.

5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động
5 nền tảng xây dựng website bán lẻ điện thoại di động

Lựa chọn nền tảng phù hợp cho việc kinh doanh thương mại điện tử là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động. Việc lựa chọn chính xác nền tảng giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian cũng như chi phí phát triển website và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trái lại, khi lựa chọn không phù hợp sẽ dẫn đến việc chuyển đổi nền tảng, hao tốn thời gian đến ngân sách. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét các mục tiêu, vấn đề trong mô hình hiện tại để có thể lựa chọn nền tảng phù hợp nhất để có thể tiết kiệm các chi phí, thời gian, và tận dụng các tài nguyên một cách tối đa và tăng mức độ doanh thu lên mức cao nhất.

SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh bán lẻ điện thoại di động đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay SECOMM ngay để được tư vấn miễn phí !!!

2
8,420
0
1
14/03/2022
5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bách hóa
5 NỀN TẢNG XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁCH HÓA

Với sự bùng nổ trong những năm gần đây, thương mại điện tử đang là hình thức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp theo đuổi, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online. Theo thống kê từ Statista, thị trường thương mại điện tử bách hóa tại Mỹ có khả năng vượt mức 24 tỷ USD vào năm 2023.

Nhận thấy tiềm năng của thị trường eGrocery, một số doanh nghiệp đã triển khai website thương mại điện tử bách hóa từ sớm và có mức tăng trưởng đột phá, điển hình như 2 “ông lớn” Grofers (Blinkit), BigBasket ở thị trường Ấn Độ, Bách Hóa Xanh, An Nam Gourmet, Farmer’s Market, WinMart và Organica ở thị trường Việt Nam.

Đặc điểm chung làm nên thành công của các thương hiệu trên đều nằm ở nền tảng thương mại điện tử. Để phát triển và vận hành website thương mại điện tử hiệu quả, vai trò của các nền tảng là vô cùng lớn. 

Vậy những nền tảng thương mại điện tử nào phù hợp với ngành bách hóa?

Tiêu chí lựa chọn nền tảng

Giao diện người dùng và giao diện quản trị 

Đối với giao diện website, ngoài việc phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu và ngành eGrocery, doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào các hình ảnh sản phẩm được trình bày trên website, tất cả đều cần được đồng bộ và rõ nét.

Giao diện quản trị viên (admin) phải dễ sử dụng, điều hướng, kiểm soát và quản lý toàn bộ dữ liệu trong hệ thống.

Hệ thống chức năng

Với eGrocery, hệ thống tính năng thương mại điện tử cần phải đa dạng từ cơ bản đến nâng cao, giải quyết được các đặc thù phức tạp của ngành bách hóa như sản phẩm có nhiều đơn vị tính, chênh lệch trọng lượng, biến động giá, xuất – nhập kho phức tạp, đồng bộ dữ liệu trên toàn hệ thống.

Một số chức năng cần có trong hệ thống website thương mại điện tử bách hóa như:

  • Chức năng cơ bản: Đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành hệ thống thương mại điện tử như quản lý đơn hàng, checkout, thanh toán, vận chuyển, etc
  • Chức năng nâng cao: Các chức năng giúp tăng trải nghiệm người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn như theo dõi đơn hàng, khôi phục giỏ hàng bị bỏ rơi, gợi ý sản phẩm tương tự, tìm kiếm sản phẩm nhanh, danh mục sản phẩm đa lớp, etc
  • Chức năng đặc thù: Các chức năng giúp giải quyết triệt để những khó khăn khi triển khai thương mại điện tử bách hóa chuyên sâu, đáp ứng tối đa nhu cầu của phân khúc khách hàng và doanh nghiệp như giao hàng nhanh, lựa chọn thời điểm giao hàng, etc.

Khả năng tích hợp

Để có được hệ thống kinh doanh bách hóa online liền mạch với nhiều kênh bán hàng, doanh nghiệp cũng cần tích hợp website thương mại tử với các hệ thống khác như dịch vụ thanh toán, dịch vụ vận chuyển, phần mềm quản trị, phân tích và báo cáo:

  • Thanh toán: Tích hợp đa dạng phương thức thanh toán thẻ nội địa đến thẻ quốc tế như cổng thanh toán (Paypal, Stripe, OnePay), ví điện tử (Momo, ZaloPay), etc
  • Vận chuyển: Tích hợp với các nhà cung cấp vận chuyển quốc tế như DHL Express, Fedex, Ups, USPS và các nhà cung cấp vận chuyển phổ biến ở Việt Nam như Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Ninja Van, etc. Cùng các ứng dụng theo dõi đơn hàng giúp xử lý và vận hành các quy trình giao nhận
  • Phần mềm quản trị: Dễ dàng tích hợp các phần mềm CRM, ERP, POS để có được một kết nối liền mạch trên mọi kênh cung ứng từ offline đến online
  • Phân tích và báo cáo: Tích hợp các phần mềm phân tích và báo cáo như phần mềm Business Intelligent, Google Analytics, Facebook Pixel, etc

Việc tích hợp này giúp doanh nghiệp khắc phục những hạn chế của quy trình “chạy bằng cơm”, tăng tính tự động hóa cho hệ thống, hạn chế những sai lầm kinh doanh, đảm bảo độ chính xác và hiệu suất cao.

Khả năng mở rộng

Để song hành cùng doanh nghiệp phát triển theo thời gian, từ startup, SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ), cho đến các tập đoàn lớn, từ các mô hình kinh doanh B2B, B2C, D2C cho đến B2B2C, nền tảng thương mại điện tử phải có khả năng mở rộng cao.

Khả năng mở rộng cao giúp đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như mở rộng nhiều website, đa quốc gia, đa tiền tệ và tất cả đều có thể quản lý trên “một màn hình”. Không chỉ dừng ở đó, các nền tảng có khả năng mở rộng cao còn hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hệ thống ổn định bất kể lưu lượng truy cập trong các chiến dịch khuyến mãi.

Đánh giá 5 nền tảng thương mại điện tử kinh doanh bách hóa online

5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bách hóa (1)
Một số nền tảng hỗ trợ kinh doanh bách hóa online: Ziel Commerce, Shopify, Haravan, WooCommerce, Magento

Ziel Commerce

Ziel Commerce là nền tảng thương mại điện tử bách hóa được xây dựng sẵn (readymade) với tất cả các tính năng được thiết kế nằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh bách hóa online.

5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bách hóa (2)
Nền tảng thương mại điện tử bách hóa Ziel Commerce

Giao diện website

Ziel Commerce cung cấp kho giao diện dành riêng cho ngành bách hóa, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh theo nhu cầu, giúp vừa thể hiện được nét đặc trưng của ngành vừa định vị được hình ảnh thương hiệu.

Riêng phần giao diện dành cho quản trị viên cũng được các nhà sáng lập đầu tư thiết kế sao cho doanh nghiệp dễ sử dụng nhất. Nhưng hiện tại Ziel Commerce chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam nên chưa có phiên bản tiếng Việt cho doanh nghiệp.

Hệ thống chức năng

Vì là nền tảng được thiết kế riêng cho ngành eGrocery, Ziel Commerce có thể đáp ứng tất cả nhu cầu chuyên biệt nhất cho doanh nghiệp, bao gồm hệ thống chức năng cơ bản cho đến nâng cao và giải quyết đặc thù ngành sẵn có.

Khả năng tích hợp

Ziel Commerce có một nhược điểm lớn chính là khả năng tích hợp của hệ thống website. Nền tảng này chỉ hỗ trợ các tiện ích bổ sung có sẵn trong hệ sinh thái của mình nên doanh nghiệp sẽ không thể liên kết với các hệ thống ERP, POS, CRM, BI, etc đang sử dụng. Thế nên, khi sử dụng Ziel Commerce, doanh nghiệp cần chuyển hết tất cả dữ liệu hiện có lên server của nền tảng này.

Khả năng mở rộng

Mặc dù không được sở hữu mã nguồn, Ziel Commerce vẫn là một nền tảng được đánh giá cao trong khả năng mở rộng so với các nền tảng SaaS. Ziel Commerce hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống website thương mại điện tử từ một lên nhiều cửa hàng/website, đa ngôn ngữ, đa tiền tệ mà không gặp nhiều trở ngại.

Tuy nhiên, về lâu dài Ziel Commerce không thể hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hay phát triển các chức năng mới vì doanh nghiệp không thể tác động đến mã nguồn, nếu tác động vào sẽ gây ra sự bất ổn cho hệ thống website thương mại điện tử.

→ Đánh giá: 3/4

Ziel Commerce cung cấp giải pháp xây dựng website kinh doanh bách hóa online gần như toàn diện cho doanh nghiệp, từ giao diện website, hệ thống chức năng cho đến khả năng mở rộng nên chi phí triển khai khá cao, tầm $50.000/dự án trong 6 tháng. Chính vì vậy mà Ziel Commerce chỉ phổ biến với các chuỗi bán lẻ, có nhu cầu chức năng cao và hoạt động chủ yếu ở nước ngoài.

Tuy nhiên, khi sử dụng Ziel Commerce các doanh nghiệp nên cân nhắc thêm khả tích hợp của nền tảng, hạn chế việc bất ổn trong khâu vận hạnh khi các hệ thống từ bên thứ 3 không tương thích với nền tảng.

Shopify

Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS, được cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử quốc tế ưa chuộng vì thời gian triển khai nhanh và chi phí khởi điểm phù hợp.

5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bách hóa (3)
Nền tảng thương mại điện tử bách hóa Shopify

Giao diện website

Shopify cung cấp kho giao diện đa dạng bao gồm ngành bách hóa, chuẩn UI/UX nhưng không thể chỉnh sửa theo nét đặc trưng của doanh nghiệp.

Hệ thống chức năng

Hệ thống chức năng của Shopify tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho các doanh nghiệp. Nhưng để sử dụng các chức năng nâng cao thì doanh nghiệp phải chi trả thêm một khoản tiền nhất định theo tháng, dẫn đến chi phí sử dụng  hệ thống chức năng ngày càng tăng cao. Thậm chí, Shopify còn hầu như không thể cung cấp các chức năng giải quyết đặc thù cho ngành eGrocery.

Khả năng tích hợp

Vì là nền tảng SaaS nên doanh nghiệp không thể tác động đến mã nguồn, khó có thể tích hợp với nhiều bên thứ 3. Doanh nghiệp chỉ có thể tích hợp các tiện ích được Shopify cung cấp hoặc thuộc đối tác của nền tảng này.

Một số tiện ích có thể tích hợp với Shopify như:

  • Thanh toán: Paypal, Stripe, SagePay, AliPay Global, etc
  • Vận chuyển: DHL Express, USPS, UPS, etc
  • Quản trị: Microsoft Dynamic 365 (ERP), Oracle NetSuite (ERP), Acumatica (ERP), etc
  • Marketing: Google Tools, MailChimp, Facebook Pixel, etc

Khả năng mở rộng

Tương tự như khả năng tích hợp, khả năng mở rộng trên Shopify cũng không cao vì doanh nghiệp không có khả năng tác động đến mã nguồn để chỉnh sửa, nâng cấp website. Chính vì vậy nên các doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online chỉ có thể  sử dụng Shopify trong thời gian đầu.

→ Đánh giá: 2/4

Nhìn chung, Shopify chỉ thích hợp với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử, startup hoặc SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) vì chi phí triển và thời gian khai triển website kinh doanh bách hóa online phù hợp. 

Haravan

Được thành lập năm 2014, Haravan là nền tảng thương mại điện tử dựa trên Shopify. Hiện nay, Haravan là nền tảng phổ biến ở thị trường Việt Nam với hơn 50.000 người kinh doanh và thương hiệu tin dùng.

5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bách hóa (4)
Nền tảng thương mại điện tử bách hóa Haravan

Giao diện website

Haravan có nhiều giao diện chuẩn UI/UX, phù hợp với ngành egrocery bao gồm miễn phí và tính phí. Đồng thời, giao diện dành cho quản trị viên có hỗ trợ tiếng Việt, dễ sử dụng nên doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng.

Hệ thống chức năng

Haravan cung cấp nhiều tiện ích – chức năng phục vụ hoạt động kinh doanh bách hóa online tại Việt Nam. 

Ngoài ra, tương tự như Shopify để sử dụng thêm các chức năng nâng cao thì doanh nghiệp phải chi trả phí sử dụng ứng dụng theo tháng, khoảng 100.000 VNĐ/tháng/ứng dụng.

Tuy nhiên, về các chức năng đặc thù, doanh nghiệp không thể tìm kiếm các chức năng giải quyết đặc thù ngành bách hóa ở kho ứng dụng của Haravan và cũng không thể phát triển. Doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng các chức năng có trong gói và kho ứng dụng.

Khả năng tích hợp

Đối với khả năng tích hợp, Haravan có thể tích hợp với các đối tác của Haravan như vận chuyển (Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, Ahamove, GrabExpress, etc), thanh toán (Ngân Lượng, VNPAY, Napas, PayPal, etc). 

Đối với các tiện ích bên thứ 3 nằm ngoài hệ sinh thái của Haravan, doanh nghiệp khó có thể tích hợp trên website thương mại điện tử của mình.

Khả năng mở rộng

Riêng phần mở rộng hệ thống website thương mại điện tử, Haravan chỉ có thể hỗ trợ đa ngôn ngữ – tiền tệ mà không thể mở rộng từ một lên nhiều website/cửa hàng, cũng như khó có thể quản lý tất cả dữ liệu trên một nền tảng.

Khi doanh nghiệp dần phát triển và mở rộng hơn, Haravan sẽ không còn đủ chức năng để duy trì hoạt động kinh doanh bách hóa online cho doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp buộc phải chuyển sang nền tảng chuyên sâu hơn như Magento, WooCommerce, OpenCart. Tất nhiên, việc chuyển đổi nền tảng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề khác như chi phí, thời gian, nhân sự, etc.

→ Đánh giá: 2/4

Tương tự như Shopify, Haravan chỉ thích hợp với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử, startup, SME. Nhưng Shopify có thể hỗ trợ kinh doanh bách hóa online trên toàn cầu, còn Haravan chỉ dừng lại ở thị trường Việt Nam.

Woocommerce

WooCommerce là nền tảng mã nguồn mở, dưới dạng một plug-in của WordPress, cho phép doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn miễn phí.

5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bách hóa (5)
Nền tảng thương mại điện tử bách hóa WooCommerce

Giao diện website

WooCommerce và cộng đồng cung cấp cho doanh nghiệp nhiều giao diện được thiết kế cho ngành bách hóa. Đồng thời, nền tảng này còn cho phép tác động lên mã nguồn để tùy chỉnh theo nhu cầu, giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp, hình ảnh thương hiệu.

Vì WooCommerce là một plugin của WordPress nên quản trị viên sẽ tiếp tục quản lý website trên chính giao diện của WordPress. Điều này giúp cho các doanh nghiệp đang sử dụng WordPress dễ dàng thích nghi, sử dụng và điều hướng trên dashboard của WooCommerce.

Hệ thống chức năng

WooCommerce hỗ trợ đa dạng các tính năng từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên, nền tảng này lại có một số hạn chế về các tính năng đặc thù cho ngành bách hóa, vì việc can thiệp để phát triển các chức năng này sẽ dễ gây ra sự bất ổn cho hệ thống website.

Khả năng tích hợp

Nhờ sở hữu ưu điểm của nền tảng mã nguồn mở, WooCommerce có khả năng tùy biến linh hoạt, hỗ trợ tích hợp với nhiều tiện ích bên thứ 3.

Trong thanh toán, doanh nghiệp có thể sử dụng các plugin thanh toán như Stripe, PayPal, Apple Pay và Square vào hệ thống website thương mại điện tử với tính bảo mật và an toàn cao. Về vận chuyển, doanh nghiệp có thể tích hợp với nhiều nhà cung cấp vận chuyển như Fedex, Ups, USPS, DHL Express.

Nền tảng WooCommerce còn cho phép doanh nghiệp tích hợp với các phần mềm quản trị như Odoo, Square POS, WP ERP và các phần mềm Marketing như Google Listings, Google Ads, Facebook Pixel nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản trị hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Khả năng mở rộng

Trái ngược với khả năng tích hợp, khả năng mở rộng của WooCommerce không được đánh giá cao. Vì hệ thống dễ quá tải với các plug-in, themes và số lượng sản phẩm không quá 2000 SKUs (Stock Keeping Unit – Đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho). Chính vì thế, về lâu dài các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hệ thống website cần cân nhắc khi sử dụng nền tảng này.

→ Đánh giá: 3/4

WooCommerce là nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp ngành bách hóa đã quen sử dụng WordPress và đang có nhu cầu phát triển thêm hệ thống thương mại điện tử. Nhưng khi sử dụng WooCommerce, doanh nghiệp nên suy xét các còn hạn chế về khả năng tích hợp, mở rộng và tính tùy biến của các tính năng đặc thù.

Magento

Magento là nền tảng thương mại mã nguồn mở phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử, với gần 200.000 website đang sử dụng. Hiện nay, Magento có 2 phiên bản: Magento Open Source (miễn phí), và Magento Commerce (trả phí).

5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bách hóa (6)
Nền tảng thương mại điện tử bách hóa Magento

Giao diện website

Mặc dù Magento không sở hữu kho theme phong phú các như nền tảng thương mại điện tử khác nhưng doanh nghiệp có thể tìm đến cộng đồng nhà phát triển, thị trường (Envato) hoặc thiết kế riêng. Việc có nhiều sự lựa chọn khi thiết kế giao diện giúp các website Magento có được sự độc đáo riêng, tránh trùng lặp giao diện với nhiều website khác nhau và mang lại trải nghiệm mua sắm cao hơn. 

Trước đây, giao diện dành cho quản trị viên trên Magento 1 hay bị đánh giá là khó sử dụng và mất nhiều thời gian để thích nghi. Để khắc phục vấn đề này, các nhà phát hành Magento đã phát triển Magento 2 với dashboard trực quan và dễ điều hướng hơn.

Hệ thống chức năng

Nền tảng Magento có hệ thống tính năng vô cùng đa dạng từ cơ bản, nâng cao đến đặc thù ngành giúp doanh nghiệp ngành bách hóa dễ dàng xây dựng và phát triển hệ thống bền vững. 

Với hệ thống chức năng cơ bản bao gồm quản lý danh mục, quản lý sản phẩm, quản lý khách hàng, phân tích báo cáo, etc giúp đáp ứng các nhu cầu căn bản để kinh doanh bách hóa online thuận lợi.

Đặc biệt, Magento còn có nhiều chức năng nâng cao cho thương mại điện tử như hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, đa cửa hàng, PWA, MSI, ElasticSearch, etc giúp tăng trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn.

Về tính năng đặc thù, Magento không có các tính năng xây dựng chỉ dành riêng cho ngành bách hóa nhưng doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng hệ thống tính năng đặc thù như phân lớp danh mục, tìm kiếm nhanh, chọn giờ giao hàng, etc nhờ khả năng tùy biến linh hoạt trên mã nguồn mở.

Khả năng tích hợp

Nhờ sở hữu ưu điểm của nền tảng mã nguồn mở, website Magento có thể dễ dàng tích hợp với bất kỳ tiện ích từ bên thứ 3, từ thanh toán, vận chuyển, quản trị doanh nghiệp.

Về thanh toán, Magento dễ dàng liên kết với các hình thức thanh toán phổ biến hiện nay như thanh toán thẻ (thẻ nội địa, VISA, Mastercard), ví điện tử (MOMO, Zalopay), cổng thanh toán (OnePay, VNPay, PayPal) hay COD, giúp đa dạng phương thức thanh toán.

Về vận chuyển, Magento có thể tích hợp với các nhà cung cấp vận chuyển như Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Viettel Post và các ứng dụng theo dõi đơn hàng.

Về phần mềm quản lý, Magento tích hợp được trên các phần mềm quản trị back-office (ERP, CRM, POS) như SAP, Salesforce, Oracle giúp vận hành mọi nguồn lực, quy trình liền mạch trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, Magento còn hỗ trợ tích hợp với các công cụ phân tích kinh doanh như Power BI, Tableau, Looker và tiện ích phân tích, báo cáo như Google Analytics, Google Tag Manager Facebook Pixels để khai thác mọi dữ liệu từ hệ thống Magento, lên kế hoạch cải thiện chiến lược kinh doanh. 

Khả năng mở rộng

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh, Magento cho phép doanh nghiệp mở rộng từ một website thành nhiều website khác nhau trên cùng một hệ thống. Với các hỗ trợ có sẵn về chuyển đổi ngôn ngữ và tiền tệ từ Magento, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống thương mại điện tử bách hóa với nội dung phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng trên toàn cầu. 

Bên cạnh đó, khả năng tùy biến mã nguồn mở giúp cho các nhà phát triển Magento có thể xây dựng các giải pháp chức năng đặc thù cho ngành bách hóa. Lợi thế này khiến Magento mở rộng hệ thống thức năng theo từng quy mô doanh nghiệp, từ  các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn có quy mô lớn.

→ Đánh giá: 4/4

Vì Magento sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, từ giao diện website, hệ thống chức năng cho đến khả năng tích hợp và mở rộng, nên Magento phù hợp với đa dạng mô hình kinh doanh bách hóa từ B2B, B2C đến B2B2C, đa dạng quy mô doanh nghiệp như startup, SME, enterprise (tập đoàn lớn). Tuy nhiên, thời gian triển khai thương mại điện tử trên Magento thường kéo dài – từ 6 tháng đến 1 năm, với chi phí xây dựng cao khoảng 50.000 – 100.000 USD/dự án.

Đồng thời, doanh nghiệp còn cần có đội ngũ chuyên môn hoặc hợp tác với các đơn vị giàu kinh nghiệm để phát triển hệ thống thương mại điện tử bách hóa hiệu quả. Chính vì vậy, Magento được sử dụng phổ biến trong cộng đồng các doanh nghiệp có quy mô lớn, cần nhiều chức năng để tăng trải nghiệm người dùng.

5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bách hóa
5 nền tảng xây dựng website thương mại điện tử bách hóa

Lựa chọn nền tảng phù hợp là bước đầu và vô cùng quan trọng khi xây website thương mại điện tử bách hóa. Việc lựa chọn đúng nền tảng thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm ngân sách, thời gian xây dựng website vừa gia tăng lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Ngược lại, khi lựa chọn sai nền tảng sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, ngân sách triển khai và chuyển đổi nền tảng nhiều lần. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét các mục tiêu, vấn đề trong mô hình hiện tại để có thể lựa chọn nền tảng phù hợp nhất.

Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử bách hóa phức tạp như An Nam Gourmet, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp bách hóa đang gặp phải. 

Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
7,521
0
1
28/02/2022
nền tảng thương mại điện tử SaaS - Top 3 SaaS eCommerce platforms: Haravan, Shopify and BigCommerce
TOP 3 NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SAAS: HARAVAN, SHOPIFY, VÀ BIGCOMMERCE

Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ dưới dạng một phần mềm phục vụ mục đích kinh doanh thương mại điện tử. Nói một cách đơn giản hơn, nhà cung cấp tạo ra một phần mềm giúp xây dựng hệ thống thương mại điện tử và doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản chi phí nhất định để sử dụng dịch vụ này.

Hiện nay, các nền tảng thương mại điện tử SaaS đã và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để khởi động kinh doanh thương mại điện tử cho thương hiệu vì đặc tính đơn giản, có thể triển khai thương mại điện tử nhanh chóng với chi phí thích hợp.

Haravan 

Haravan là một nền tảng xây dựng hệ thống thương mại điện tử hỗ trợ bán hàng đa kênh phổ biến nhất hiện nay. Được chính thức ra mắt vào năm 2014, Haravan mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp với chi phí hợp lý.

Haravan
Haravan là một nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ bán hàng đa kênh phổ biến hiện nay

Giao diện

Haravan cung cấp một kho giao diện đa dạng, chuẩn UI/UX để doanh nghiệp có thể lựa chọn theme phù hợp với phong cách, hình ảnh của thương hiệu. Đồng thời giao diện dành cho quản trị viên (admin) cũng được nhiều doanh nghiệp đánh giá là dễ sử dụng, có hỗ trợ tiếng Việt nên không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng. Tuy nhiên, để tăng số lượng tài khoản admin thì doanh nghiệp phải trả thêm chi phí.

Chức năng

Haravan sở hữu một kho ứng dụng phong phú, hỗ trợ bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp từ POS (Point of Sales – Bán tại cửa hàng), thương mại mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram), sàn thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada, Sendo) cho đến website doanh nghiệp. 

Thêm vào đó, Haravan còn tích hợp các tiện ích khác để tối ưu hóa hành trình mua hàng của người dùng như quản lý giỏ hàng, dịch vụ thanh toán (Momo, Moca, VNPay, Visa…), vận chuyển (GHN, GHTK, Ninja Van…).

Tuy nhiên, mức độ của các chức năng sẵn có của Haravan chỉ dừng lại ở mức vừa đủ để doanh nghiệp có thể kinh doanh online thuận lợi chứ chưa đủ hoàn hảo để đi đường dài. Vì Haravan là nền tảng SaaS nên doanh nghiệp khó có thể tùy biến hoặc mở rộng các tính năng nằm ngoài hệ sinh thái của Haravan.

Thời gian

Bằng các thao tác kéo thả và lựa chọn đơn giản trên Haravan, doanh nghiệp chỉ mất khoảng 30 phút để sở hữu website thương mại điện tử với đầy đủ chức năng cần thiết để kinh doanh trực tuyến.

Chi phí

Để sử dụng Haravan, doanh nghiệp cần chi trả một khoản chi phí nhất định hằng tháng, dao động từ 200.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ tùy theo nhu cầu doanh nghiệp:

  • Standard: 200.000 VNĐ/tháng phù hợp với nhà bán hàng cá nhân
  • Pro: 600.000 VNĐ/tháng dành cho doanh nghiệp muốn triển khai Omnichannel
  • Grow: 1.500.000 VNĐ/tháng với ưu điểm tự động hoá các chương trình chăm sóc và bán lại khách hàng cũ
  • Scale: 3.000.000 VNĐ/tháng giúp kiến tạo tập khách hàng trung thành.

Hiện nay, Haravan ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam, nhất là mô hình B2C hoặc doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm low-involvement (ít cân nhắc) bởi khả năng triển khai nhanh với mức phí hợp lý. Một số doanh nghiệp đang sử dụng Haravan có thể kể đến như Vinamilk, Juno, L’Oréal. 

Shopify

Shopify là nền tảng thương mại điện tử được thiết kế trên mô hình SaaS dành cho các cửa hàng trực tuyến và hệ thống điểm bán lẻ. Shopify được cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử quốc tế ưa chuộng vì đặc tính dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh và chi phí khởi điểm phù hợp.

Shopify
Shopify là nền tảng SaaS được thiết kế dành cho các cửa hàng trực tuyến và hệ thống điểm bán lẻ

Giao diện

Về phía giao diện người dùng, Shopify cung cấp nhiều theme đẹp mắt, tương thích tốt trên đa thiết bị, phù hợp với nhiều lĩnh vực. Về giao diện quản trị viên, Shopify cũng được đánh giá dễ sử dụng, có cung cấp phiên bản tiếng Việt phục vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tương tự như Haravan, doanh nghiệp phải nâng cấp gói dịch vụ để tăng số lượng tài khoản admin.

Chức năng

So với Haravan thì Shopify đa dạng tính năng và tiện ích bổ sung hơn, từ quản lý đơn hàng, sản phẩm cho đến việc phân tích và lên chiến lược kinh doanh, marketing cho doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, với một vài chức năng chuyên biệt thì doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí hoặc “chấp nhận” không có trên website vì Shopify không thể tùy biến hoặc mở rộng như các nền tảng mã nguồn mở.

Thời gian

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hệ thống mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian nhất định để làm quen với Shopify nhưng nhìn chung thì doanh nghiệp sẽ không tốn nhiều thời gian khi xây dựng website, trung bình mất từ 1 – 2 ngày. 

Chi phí

Được xem là một “ông lớn” trong nền tảng SaaS nên Shopify đã phát triển nhiều gói dịch vụ giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn:

  • Basic Shopify: $29/tháng phù hợp với những doanh nghiệp mới, có doanh số bán hàng chưa đáng kể.
  • Shopify: $79/tháng phù hợp với những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến đang trên đà tăng trưởng.
  • Advanced Shopify: $299/tháng phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô và cần các công cụ báo cáo, phân tích nâng cao.

Ngoài ra, Shopify còn phát triển thêm các gói dịch vụ khác để phục vụ đa dạng nhu cầu doanh nghiệp:

  • Shopify Lite: $9/tháng thích hợp với doanh nghiệp muốn thêm nút bán hàng và dịch vụ thanh toán trên website hoặc blog sẵn có.
  • Shopify Plus: $2000/tháng cung cấp giải pháp thương mại điện tử nâng cao cho các doanh nghiệp lớn cần xử lý một lượng đơn hàng lớn.

Shopify đang ngày càng mở rộng và nâng cấp dịch vụ để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả và là nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp B2C. Tuy nhiên, chi phí phát sinh hằng tháng lại là trở ngại lớn vì doanh nghiệp phải chi trả thêm khá nhiều để sử dụng thêm các tiện ích bổ sung. Các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng Shopify như Sony Việt Nam, Vsmart và DHC Việt Nam.

BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS được ra mắt vào năm 2009 nhưng đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng phát triển hệ thống thương mại điện tử. Mặc dù sinh sau đẻ muộn hơn so với các nền tảng khác nhưng BigCommerce không hề kém cạnh trong hệ thống chức năng, kho giao diện và hiệu năng của website. BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS nổi tiếng cộng đồng thiết kế website thương mại điện tử

Giao diện

BigCommerce cung cấp nhiều giao diện mẫu, vừa đẹp mắt vừa tương thích với hành vi người tiêu dùng, trong đó bao gồm 12 phiên bản miễn phí và hơn 160 phiên bản tính phí. Phần giao diện quản trị viên của BigCommerce được đánh giá đơn giản, dễ sử dụng và giúp doanh nghiệp dễ dàng thiết lập website thương mại điện tử nhanh. Tuy nhiên, BigCommerce vẫn chưa có phiên bản tiếng Việt nên các doanh nghiệp cần lưu ý tuyển dụng và đào tạo nhân sự có trình độ tiếng Anh để phát triển và quản lý website.

Chức năng

Trong các gói dịch vụ mà BigCommerce cung cấp đã đầy đủ các chức năng và tiện ích bổ sung để doanh nghiệp có thể khởi động kinh doanh trực tuyến hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng tùy chỉnh và mở rộng tính năng của BigCommerce còn nhiều hạn chế, dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp không thể điều chỉnh theo nhu cầu riêng để xử lý các bài toán về đặc thù ngành.

Thời gian

Thời gian để triển khai một website trên BigCommerce khá nhanh, một phần nhờ vào các thao tác kéo-thả của tính năng Page Builder. Thời gian trung bình để xây dựng website trên BigCommerce là 1-2 ngày.

Chi phí 

Hiện tại, BigCommerce đang hỗ trợ 3 giải pháp trọn gói và 1 giải pháp theo yêu cầu:

  • Gói Standard: $29,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $50,000
  • Gói Plus: $79,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $180,000
  • Gói Pro: $299,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $400,000 
  • Gói Enterprise: Dành cho các doanh nghiệp có doanh số lớn và chi phí sẽ dựa trên doanh số bán hàng trực tuyến của thương hiệu.

Từ đó, BigCommerce sẽ tính thêm chi phí dựa trên doanh số bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp. 

Nhìn chung, BigCommerce không hề kém cạnh Haravan và Shopify trên mọi phương diện, vấn đề lớn nhất hiện tại có lẽ chính là nền tảng này vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời điểm hiện tại, BigCommerce sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp Startup hoặc SME vì chi phí hợp lý với đầy đủ tính năng cần thiết hơn so với 2 nền tảng trên.

Nền tảng thương mại điện tử SaaS nào phù hợp với doanh nghiệp?

Kế thừa ưu điểm của nền tảng thương mại điện tử saas, cả 3 nền tảng Haravan, Shopify và BigCommerce đều có các đặc điểm chung là hệ thống sẵn có, dễ sử dụng, đa dạng giao diện và đầy đủ tính năng để triển khai thương mại điện tử nhanh với chi phí hợp lý trong thời gian đầu.

nền tảng thương mại điện tử SaaS
3 nền tảng Haravan, Shopify và BigCommerce đều kế thừa ưu điểm của nền tảng thương mại điện tử SaaS

Để tận dụng lợi thế cạnh tranh về mặt chi phí và các chức năng được thiết kế tương thích với hành vi người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng Haravan nếu chỉ kinh doanh trong nước. Ngược lại, nếu có mục tiêu mở rộng kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp có thể suy xét Shopify và BigCommerce. Hiện tại, Shopify sở hữu đa dạng chủ đề theme và chức năng cho doanh nghiệp lựa chọn hơn. Đồng thời Shopify được đánh giá hỗ trợ live chat 24/7 tốt hơn, sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nhờ thế mà Shopify sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh số cao. Về phần BigCommerce, nền tảng này đóng gói các chức năng trong các giải pháp hợp lý hơn và không bị giới hạn số lượng quản trị viên như Shopify nên sẽ thích hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc nhỏ.

Nhưng về đường dài, việc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử SaaS như Haravan, Shopify, BigCommerce sẽ gặp một số bất cập sau:

  • Trùng lặp ý tưởng giao diện: Do sử dụng giao diện được cung cấp sẵn nên sẽ dễ bị trùng với các website khác, không thể hiện được nét riêng của thương hiệu.
  • Khó tùy chỉnh chức năng: Các nền tảng này có khả năng tùy chỉnh không cao như các nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn các tùy chọn sẵn có và tùy chỉnh ở mức độ cho phép. Trong tương lai, để phát triển các các chức năng nâng cao và chuyên biệt theo đặc thù sản phẩm, ngành hàng phục vụ cho nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng và sự phát triển theo thời gian của doanh nghiệp,  việc  phải chuyển đổi sang nền tảng mã nguồn mở như Magento, OpenCart, WooCommerce… sẽ hao tốn nhiều thời gian và ngân sách.
  • Phí đội phí: Do chi trả theo tháng nên càng sử dụng lâu, chi phí sử dụng website càng cao. Thêm vào đó, Shopify và BigCommerce còn tính thêm phí tính dựa trên doanh thu bán hàng trực tuyến. 
  • Không sở hữu mã nguồn: Một khi chấm dứt hợp đồng với các nền tảng này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn được sử dụng mã nguồn của website và phải chấp nhận việc bắt đầu xây dựng lại từ đầu trên nền tảng mới. Việc chuyển đổi nền tảng không chỉ tốn thời gian chi phí mà còn dễ dẫn đến việc thất thoát dữ liệu hoặc sai lệch số liệu.

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên nhiều quốc gia, SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải

Liên hệ SECOMM để nhận tư vấn hành trình phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
14,340
0
1
02/11/2021
ecommerce system development
HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP
Đứng trước nhiều yếu tố tác động từ thị trường, nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Việt Nam đang dần được định hướng rõ ràng và chuyển đổi mạnh mẽ hơn. Trong đó, khủng hoảng Covid-19 chính là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy quá trình dịch chuyển diễn ra nhanh chóng. Dịch bệnh và giãn cách xã hội cũng khiến cho hành trình mua hàng của người dùng vì thế mà có nhiều thay đổi.

Vậy các doanh nghiệp cần có hành trình phát triển hệ thống Thương mại điện tử như thế nào để không chỉ thích ứng với sự thay đổi của thị trường và khách hàng mà còn nắm bắt được thời cơ và bứt phá trong “cuộc chiến” đầy cạnh tranh này?Nhìn chung, hành trình phát triển hệ thống Thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam kể từ khi khởi tạo kinh doanh đến khi mở rộng quy mô với một hệ thống TMĐT chuyên sâu thường trải qua 3 cột mốc quan trọng. Doanh nghiệp cần nắm bắt rõ 3 cột mốc quan trọng này đồng thời phối hợp với xem xét mục tiêu, ngân sách và hiện trạng của doanh nghiệp để đề ra hành trình chi tiết phù hợp.

1. Hoạt động trên sàn Thương mại điện tử

Sự ra đời của các sàn thương mại điện tử đã giải quyết hiệu quả nhu cầu mua bán trực tuyến không chỉ của các shop online nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn cả những thương hiệu lớn.

Sở hữu một hệ thống vận hành vô cùng lớn, sàn TMĐT tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ có hạn chế về ngân sách. Chỉ cần bỏ ra những chi phí cơ bản về xây dựng gian hàng và phí bảo trì hằng năm, doanh nghiệp và các chủ cửa hàng có thể sở hữu ngay một cửa hàng của riêng mình. Đồng thời, các quy trình thanh toán, vận chuyển, chăm sóc khách hàng, xử lý các vấn đề sau giao hàng, chương trình marketing cũng được đơn giản hóa với sự hỗ trợ toàn diện từ sàn TMĐT. Việc lựa chọn sàn TMĐT để bắt đầu kinh doanh là một khởi đầu phù hợp giúp doanh nghiệp tăng độ phủ thương hiệu, khả năng cạnh tranh và doanh số bán hàng với chi phí tiết kiệm.

Ngay cả những thương hiệu lớn/thương hiệu đã phát triển offline hiện nay cũng tận dụng sàn TMĐT để thâm nhập và mở rộng thị trường. Đối với các thương hiệu đã phát triển và các doanh nghiệp truyền thống muốn chuyển đổi sang kinh doanh online, sàn TMĐT chính là một khởi đầu phù hợp giúp doanh nghiệp thử nghiệm kinh doanh thương mại điện tử. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh TMĐT toàn diện, từ sàn TMĐT đến kinh doanh mạng xã hội, phát triển website thương hiệu brand.com và triển khai omni-channel.

marketplace
Việc lựa chọn sàn TMĐT để bắt đầu kinh doanh là một khởi đầu phù hợp cho doanh nghiệp

Tại Việt Nam, các sàn TMĐT phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,..được nhiều nhà kinh doanh ưa chuộng. Sở hữu số lượng người truy cập khổng lồ mỗi tháng và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, hệ thống dịch vụ đa dạng, sàn TMĐT sẽ hỗ trợ người bán tối đa trong quá trình đưa thương hiệu và sản phẩm ra thị trường nhanh chóng với các bước đơn giản:

  • Tạo gian hàng mới và tối ưu thương hiệu: có thể cân nhắc triển khai một gian hàng chính hãng hoặc flagship store (Shopee Mall, Official store, Lazmall,…) để tăng thêm độ tin cậy của thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm.
  • Hoàn thiện hệ thống sản phẩm với thông tin đầy đủ, xác thực, hình ảnh đẹp mắt, hấp dẫn.
  • Tận dụng các tính năng, dịch vụ do sàn TMĐT cung cấp để phát triển hoạt động bán hàng, đồng thời đầu tư cho các chương trình quảng cáo, sự kiện đặc biệt diễn ra trên sàn để thúc đẩy doanh số.
  • Duy trì hiệu quả kinh doanh bằng cách chăm sóc khách hàng cũ với các chương trình ưu đãi riêng, xử lý nhanh chóng các vấn đề về đặt hàng, khiếu nại sau mua hàng để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng uy tín cho cửa hàng.

Bên cạnh nhiều lợi ích đáng kể khi kinh doanh trên sàn TMĐT, các doanh nghiệp, cá nhân phải chịu sự phụ thuộc khá lớn vào những thay đổi về chính sách và vận hành. Doanh nghiệp cũng bị hạn chế về khả năng tiếp cận và khai thác các dữ liệu khách hàng tiềm năng để cải thiện hiệu quả tiếp thị hay cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải cạnh tranh trực tiếp với một số lượng lớn các gian hàng, thương hiệu tương tự đang hoạt động trên sàn về giá và chất lượng sản phẩm.

2. Phát triển hệ thống Thương mại điện tử cơ bản

Bên cạnh phát triển kinh doanh trên sàn TMĐT, các doanh nghiệp có thể phát triển riêng hệ thống thương mại điện tử cơ bản, tiếp cận gần hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng và triển khai các chương trình Ecommerce Marketing của riêng doanh nghiệp.

Phát triển hệ thống Thương mại điện tử cơ bản không cần đầu tư quá nhiều về thời gian, chi phí phát triển và lập trình website. Doanh nghiệp chỉ cần sử dụng các công cụ, trình tạo website miễn phí với các kho giao diện và tính năng sẵn có để xây dựng một website dễ dàng chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản.

basic ecommerce system
Doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều về thời gian, chi phí phát triển và lập trình một website TMĐT cơ bản

Một số công cụ xây dựng website phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay hỗ trợ phát triển hệ thống Thương mại điện tử đơn giản có thể kể đến như Sapo, Haravan, Nhanh.vn

Sapo

  • Bộ giải pháp Sapo web hỗ trợ xây dựng giao diện website tương thích đa thiết bị, đẹp mắt với kho giao diện có sẵn đa dạng, đa lĩnh vực.
  • Hệ sinh thái sản phẩm đa dạng hỗ trợ Sapo web kinh doanh liền mạch: Sapo POS, Sapo Go, Sapo Omni, Sapo Express, Sapo Pay, Sapo Enterprise…
  • Tích hợp các tính năng, công cụ phân tích, Marketing, quảng cáo, thúc đẩy chuyển đổi hiệu quả.
  • Liên kết bán hàng trên sàn TMĐT và bán hàng qua mạng xã hội Facebook
  • Liên kết nhiều phương thức thanh toán: thanh toán thủ công (COD, chuyển khoản ngân hàng) và thanh toán tự động như ví điện tử (Moca, Momo, Zalopay), cổng thanh toán (VNPay, Pay Pal), thanh toán thẻ…
  • Liên kết các đối tác vận chuyển lớn tại Việt Nam như Giao Hàng Nhanh, Ninja Van, J&T Express,…
  • Chi phí phát triển hệ thống Thương mại điện tử tiết kiệm với 3 gói giải pháp chính:
    • Basic: 299.000đ/tháng
    • Pro: 499.000đ/tháng
    • Omni-channel: 599.000đ/tháng

Haravan

  • Tương tự Sapo, Haravan cũng sở hữu kho giao diện đa dạng, đa lĩnh vực từ miễn phí đến trả phí với khả năng tương thích trên hầu hết các thiết bị.
  • Tích hợp kho ứng dụng đa dạng, hỗ trợ nhiều hình thức kinh doanh TMĐT đặc biệt như Print on Demand hay Dropshipping.
  • Hỗ trợ các chức năng TMĐT với hệ thống ứng dụng hỗ trợ marketing, xử lý đơn hàng, thanh toán, vận chuyển được vận hành liền mạch trên hệ thống.
  • Liên kết với nhiều đối tác vận chuyển phổ biến trong nước và quốc tế: Giao Hàng Nhanh, ViettelPost, DHL, AhaMove, GrabExpress,…
  • Liên kết thanh toán qua ví điện tử (Momo/Zalopay), Thẻ ATM nội địa, cổng thanh toán quốc tế (Pay Pal),…
  • Hỗ trợ kinh doanh đa kênh với sàn TMĐT (Shopee, Tiki, Lazada),…
  • Phát triển các giải pháp hỗ trợ kinh doanh TMĐT: Giải pháp chatbot Harafunnel và giải pháp quản lý bán hàng Facebook Harasocial.
  • Chi phí phù hợp và được xây dựng theo từng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp:
  • Gói Khởi tạo kinh doanh và quản trị Omni-channel:
    • Standard: 200.000đ/tháng
    • Pro: 600.000đ/tháng
  • Gói Tăng trưởng kinh doanh:
    • Grow: 1.500.000đ/tháng
    • Scale: 3.000.000đ/tháng

Nhanh.web

  • Hỗ trợ thiết kế website nhanh chóng theo từng ngành hàng với kho giao diện đa dạng.
  • Cung cấp các tính năng SEO và Marketing quan trọng về Email và SMS, livechat và các công cụ phân tích,…
  • Tích hợp thanh toán đa dạng: Bảo Kim, OnePay, VNPay…
  • Liên kết các đối tác vận chuyển lớn: Giao Hàng Nhanh, ViettelPost, Giao Hàng Tiết Kiệm,…
  • Hỗ trợ bán hàng trên Facebook và tích hợp các phần mềm quản lý bán hàng liền mạch từ online sang offline.
  • 3 lựa chọn phát triển hệ thống thương mại điện tử tại Nhanh.web:
    • Gói cơ bản: 3.600.000đ/năm
    • Gói tối ưu: 7.200.000đ/3 năm
    • Gói tiết kiệm: 10.800.000đ/5 năm

Dựa trên các tiêu chí về tính đơn giản, có sẵn, tiết kiệm thời gian và chi phí, đa số các công cụ này sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu cơ bản về phát triển hệ thống thương mại điện tử. Tuy nhiên, các công cụ thiết kế website có sẵn cũng tồn tại nhiều vấn đề khi sử dụng, hạn chế việc kinh doanh và mở rộng TMĐT:

  • Khả năng tùy chỉnh không cao do chỉ có thể lựa chọn dựa trên các tùy chọn sẵn có dẫn đến sự trùng lặp về giao diện, ý tưởng thiết kế đối với các website cùng ngành hàng, khó tạo nên điểm nhấn riêng cho thương hiệu và cửa hàng. Đồng thời, điều này cũng gây khó khăn khi muốn xây dựng các tính năng phù hợp với hành trình khách hàng, tối ưu trải nghiệm khách hàng cũng như tích hợp với các hệ thống nội bộ mà doanh nghiệp đang sử dụng.
  • Mặc dù chi phí phát triển website cố định ban đầu khá hợp lý theo tháng, nhưng doanh nghiệp thường phải mất thêm nhiều loại chi phí phát sinh (hằng tháng/hằng năm) để sử dụng các tiện ích mở rộng hay hoặc phải bỏ ra chi phí lớn để phát triển các chức năng mới, chức năng chuyên biệt cho hệ thống trên các nền tảng này.
  • Không sở hữu mã nguồn website, khiến doanh nghiệp khó kiểm soát và có nguy cơ mất toàn bộ website hiện có. Ngoài ra việc này cũng gây ra nhiều khó khăn khi chuyển đổi hệ thống TMĐT qua các nền tảng mới, đặc biệt là về chuyển đổi dữ liệu.

3. Phát triển hệ thống Thương mại điện tử chuyên sâu

Thông thường, sau một thời gian kinh doanh trên sàn TMĐT hay các công cụ thiết kế web có sẵn, các doanh nghiệp dần nhận thức rõ hơn về nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu được thiết kế chuyên biệt để thúc đẩy hành trình TMĐT bền vững.

Phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu cần có kinh nghiệm lẫn sự đầu tư đáng kể về chi phí và thời gian triển khai. Tuy nhiên, đây sẽ là một giải pháp tiết kiệm cho kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh doanh bền vững, và là sự chuyển đổi hoàn toàn phù hợp cho một hệ thống TMĐT riêng biệt và toàn diện.

dedicated ecommerce system
Hệ thống TMĐT chuyên sâu là giải pháp tiết kiệm cho kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp

Phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu sẽ đáp ứng tối đa các nhu cầu về:

  • Nhiều tính năng có sẵn cho thương mại điện tử như Quản lý Danh mục sản phẩm, Quản lý Bán hàng, Quản lý Marketing, Quản lý Khách hàng, Quản lý Cửa hàng, Quản lý tồn kho…
  • Dễ dàng tùy chỉnh và phát triển các chức năng chuyên sâu, đặc biệt là các tính năng liên quan đến đặc thù ngành, phát triển thương hiệu, thị hiếu thay đổi của người dùng, tối ưu trải nghiệm khách hàng … đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ngoài ra điều này còn giúp DN dễ dàng và nhanh chóng cập nhật các công nghệ mới để bắt kịp thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ động tích hợp nhiều phương thức thanh toán đa dạng (từ thanh toán tiền mặt đến cổng thanh toán, ví điện tử, tăng tính tiện lợi và đa dạng hóa trải nghiệm thanh toán..), dễ dàng liên kết với nhiều đối tác vận chuyển trên thị trường, quản lý shipper nội bộ giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hình thức giao nhận phù hợp với nhu cầu.
  • Khả năng tích hợp nâng cao với các hệ thống mà doanh nghiệp đang sử dụng như ERP, CRM, BI … giúp tối ưu hệ thống và phân tích dữ liệu khách hàng, dữ liệu bán hàng, góp phần cải thiện doanh thu và thúc đẩy các tính năng về cá nhân hóa, đáp ứng tối đa trải nghiệm khách hàng.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh, triển khai và quản lý TMĐT đa kênh: website, sàn TMĐT, mạng xã hội trên cùng một hệ thống.
  • Sở hữu mọi dữ liệu về khách hàng mà không bị phụ thuộc giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận mọi đối tượng tiềm năng với các chương trình tiếp thị phù hợp để tối ưu trải nghiệm người dùng và tăng chuyển đổi.
  • Sở hữu toàn bộ mã nguồn của hệ thống website giúp chủ động và linh hoạt phát triển, nâng cấp các tính năng cần thiết cho khách hàng và phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tối ưu hiệu suất website và khả năng bảo mật cao cho giao dịch TMĐT.

Trong số các nền tảng thương mại điện tử chuyên sâu được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay như Shopify, BigCommerce, WooCommerce,… nền tảng TMĐT Magento sở hữu nhiều lợi thế quan trọng và đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh từ đơn giản đến phức tạp. Các tập đoàn đa quốc gia hiện đang sử dụng Magento để xây dựng các hệ thống TMĐT chuyên sâu có thể kể đến như: Samsung, Nike, Coca-Cola, Lenovo, Olympus, Port, Pox, Nestle, BevMo, Burger King, Murad,…Ngoài ra còn có hàng triệu trang TMĐT vừa và nhỏ trên khắp thế giới cũng được xây dựng dựa trên nền tảng này.

Magento (Adobe Commerce) sở hữu một hệ sinh thái vô cùng rộng lớn và đa dạng. Với một hệ thống chức năng có sẵn đầy đủ cho Thương mại điện tử, Magento còn có khả năng tích hợp với các công nghệ bên thứ ba, hệ thống tiện ích mở rộng khổng lồ với nhiều tính năng hỗ trợ nâng cao giúp tối ưu hiệu quả vận hành TMĐT trên hệ thống. Bên cạnh đó, nền tảng còn hỗ trợ liên kết với hầu hết các đối tác hiện có về thanh toán, vận chuyển, phần mềm quản lý,… và hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng từ cộng đồng kỹ thuật trên toàn cầu.

  • Sở hữu mọi lợi thế của một mã nguồn mở, Magento có khả năng tùy biến thiết kế và phát triển hệ thống chức năng chuyên biệt cho từng ngành hàng, từng mô hình kinh doanh và từng nhu cầu doanh nghiệp. Đồng thời, khả năng mở rộng cao của Magento cho phép doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều cửa hàng cùng lúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau trên cùng một hệ thống.
  • Độ bảo mật cao, đảm bảo mọi quy trình thương mại điện tử vận hành an toàn và hiệu quả, tăng độ tin cậy của website và bảo vệ tối đa quyền lợi của người dùng thương mại điện tử.
  • Với mọi ưu điểm nổi bật của một nền tảng Thương mại điện tử chuyên biệt, Magento chắc chắn là lựa chọn phù hợp cho cả doanh nghiệp B2B lẫn B2C, đáp ứng mọi quy mô kinh doanh, từ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn.

Liên hệ SECOMM để nhận tư vấn chi tiết cho hành trình phát triển hệ thống thương mại điện tử toàn diện và bền vững cho doanh nghiệp và tham khảo các bộ giải pháp Magento dành riêng cho SMEs tại Việt Nam!

2
4,907
0
1
28/09/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!