Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Hệ thống bao gồm phần cứng (máy chủ và các thiết bị), phần mềm (dịch vụ/công cụ dùng cho quản lý, phân tích), hệ thống mạng và các cơ sở vật chất tạo nền tảng cho các thành phần còn lại và đảm bảo mọi quy trình thương mại điện tử diễn ra liền mạch, hiệu quả.
Các ứng dụng phần mềm để xây dựng và quản lý mọi hoạt động trong hệ thống. Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng các nền tảng như Magento, Shopify, BigCommerce, WooCommerce, Haravan, Wix để xây dựng hệ thống website TMĐT.
Cung cấp dịch vụ, giải pháp phát triển website, hệ thống, quy trình thương mại điện tử. Một số nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ TMĐT phổ biến tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như SECOMM, SmartOSC, Isobar…
Cung cấp môi trường và mọi dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, cho phép hoạt động mua bán được thực hiện dễ dàng giữa nhiều người bán và nhiều người mua. Thị trường Việt Nam có một số sàn TMĐT phổ biến như như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…
Nó bao gồm các mạng lưới, hệ thống, thiết bị xử lý mọi giao dịch diễn ra trong TMĐT. Ngoài phương thức thanh toán quen thuộc như tiền mặt, thanh toán thẻ (thẻ nội địa, Visa, Mastercard,…), Cổng thanh toán (OnePay, PayPal,…) hay Ví điện tử (Momo, ZaloPay,..) cũng đang phát triển tại Việt Nam.
Hệ thống vận chuyển bao gồm toàn bộ các quy trình quản lý, phân phối hàng hóa từ kho hàng, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển phổ biến tại Việt Nam: Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, ViettelPost, J&T, Ahamove,…
Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các dữ liệu về hóa đơn, doanh thu bán hàng và mọi dòng tiền trong hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, sự ra đời của các phần mềm hóa đơn điện tử như E-Invoice, MISA meInvoice, FPT.eInvoice,… đã hỗ trợ tối đa cho các quy trình kế toán.
Hoạt động Marketing hỗ trợ phát triển thương hiệu và sản phẩm hiệu quả, đồng thời tiếp cận và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua chiến lược, kênh và công cụ hỗ trợ.
Sử dụng các phần mềm quản lý nguồn lực và quy trình vận hành để nâng cao tính liền mạch và hiệu suất hoạt động cho toàn bộ hệ thống thương mại điện tử. Các hệ thống quản lý được sử dụng phổ biến hiện nay là ERP, CRM, IMS, POS, OFM,…
Nhìn chung, các thành phần trong hệ sinh thái TMĐT được vận hành thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách, luật pháp nhất quán để tạo thành một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử an toàn, đảm bảo các quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Để tăng trưởng vượt bậc và bền vững, ngoài việc tận dụng tối ưu các cơ hội, doanh nghiệp cần phải gây dựng hệ sinh thái TMĐT hoàn thiện cho riêng mình, tạo nền tảng thúc đẩy các tương tác giữa doanh nghiệp, thị trường và người dùng diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh TMĐT của chính mình. Phần lớn các doanh nghiệp chưa xác định đúng các thành phần cần thiết và phù hợp với mô hình kinh doanh, dẫn đến các vấn đề về thời gian triển khai và ngân sách triển khai.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline