Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Xu hướng triển khai Headless CMS bao trùm thị trường Thương mại điện tử những năm gần đây, vậy nên sự ra đời của hàng loạt nền tảng với đa dạng giải pháp, đa dạng tính năng, vượt trội về dịch vụ chăm sóc khách hàng là điều có thể lý giải.
Nối tiếp phần 1, sau đây là 5 nền tảng Headless CMS cũng được rất nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng để tối ưu hoá quy trình phân phối nội dung đa kênh liền mạch.
Kontent.ai là nền tảng Headless CMS đám mây giúp các nhà tiếp thị tạo và quản lý nội dung dễ dàng, các nhà phát triển có thể cung cấp trải nghiệm số tương thích trên nhiều thiết bị. Nền tảng hỗ trợ các nhà phát triển với các API bao gồm REST, GraphQL, Management v2, Custom Element JavaScript. Đồng thời Kontent.ai được hỗ trợ chạy trên các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, .NET, PHP, Java, Ruby và ngôn ngữ iOS.
Kontent.ai cung cấp cho doanh nghiệp 3 gói giải pháp
Contentstack là nền tảng Headless CMS nổi bật giúp doanh nghiệp phân phối nội dung liền mạch trên nhiều kênh và thiết bị bao gồm websites, ứng dụng di động, các thiết bị IoT, v.v. Nền tảng hỗ trợ các framework phổ biến bao gồm REACT, Vue.js, Angular và các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, PHP, Ruby, Python, v.v. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tích hợp Contentstack với các nền tảng như BigCommerce, Commercetools, Shopify, Youtube, Vimeo, v.v
Contentstack cung cấp cho doanh nghiệp 3 gói giải pháp bao gồm:
Những thương hiệu sử dụng Contentstack: CHASE, Burberry, Cartier, Berlitz, Goftbreaks, Mitsubishi Electric, Icelandair, Dawn, Elastic, Exxact, K2 Sport, Miami Heat, Photobox, Wavin, Shell, v.v
dotCMS là một Headless CMS mã nguồn mở dựa trên Java, cung cấp nhiều giải pháp và tính năng cho phép doanh nghiệp tạo và tái sử dụng nội dung để xây dựng trải nghiệm số theo cách cá nhân hoá hấp dẫn và liền mạch giữa các kênh. dotCMS hỗ trợ các API như REST và GraphQL và có thể tích hợp với các nền tảng như HubSpot, Google Analytics, Salesforce, v.v
dotCMS cung cấp cho người dùng 3 gói giải pháp để lựa chọn bao gồm:
Những thương hiệu sử dụng dotCMS: Telecom, Estes, Worldline, Dairy Queen, Lennox International, RBC Royal Bank, Vodafone, HCA Healthcare, v.v
Butter CMS là nền tảng Headless CMS giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình phát triển và quản lý nội dung. Nền tảng hỗ trợ các framework như React, Vue.js, Node.js, Angular,… và đa dạng ngôn ngữ lập trình như PHP, Python, Java, Swift, Kotlin, Ruby, v.v
Butter CMS cung cấp cho doanh nghiệp với đa dạng các gói giải pháp bao gồm:
Builder.io là nền tảng Headless CMS cho phép doanh nghiệp xây dựng và tối ưu hóa trải nghiệm web và thiết bị di động một cách trực quan. Nền tảng hỗ trợ các nhà phát triển với các framework như React, Vue.js, Gatsby, Next.js. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tích hợp Builder.io với các nền tảng phổ biến như Shopify, BigCommerce, Salesforce, Magento, Cloudinary, Yotpo, Commercetools, v.v
Builder.io cung cấp cho doanh nghiệp đa dạng các gói giải pháp như:
Vậy là tổng hợp của SECOMM về 10 nền tảng Headless CMS (P1+P2) đã khép lại với hy vọng doanh nghiệp sẽ chọn được nền tảng phù hợp với nhu cầu phát triển của mình. Bằng cách triển khai Headless CMS, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thiết lập sự hiện diện trực tuyến và tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng thông qua nội dung hấp dẫn được phân phối một cách hiệu quả.
Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn và triển khai Headless CMS.
Thị trường Headless CMS năm 2022 được định giá khoảng 592.43 triệu USD và dự kiến sẽ đạt 672.09 triệu USD vào cuối năm 2023. Số liệu này không gây ngạc nhiên bởi Headless CMS đã trở nên phổ biến những năm gần đây vì mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Trong số đó phải kể đến chi phí hợp lý; khả năng phân phối và tái sử dụng nội dung đa kênh; khả năng tùy chỉnh và tính linh hoạt cao đối với bất kỳ công nghệ và framework nào được sử dụng; cấu trúc không lỗi thời có thể tích hợp với dịch vụ bên thứ ba và thích ứng tốt với công nghệ mới sau này.
Những lợi ích kể trên đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai Headless CMS để nâng cao hơn nữa sự hiện diện trực tuyến của mình. Tuy nhiên, việc quan trọng đầu tiên cần làm là chọn ra một nền tảng phù hợp nhất trong vô số nền tảng vượt trội ngoài kia.
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 10 nền tảng Headless CMS hàng đầu với tính năng nổi bật cùng ưu nhược điểm để doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn.
Sanity là một trong những Headless CMS dựa trên đám mây cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ để tạo, chỉnh sửa, tổ chức và xuất bản nội dung. Với tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao, nền tảng phù hợp với nhiều dự án từ đơn giản đến phức tạp. Sanity hỗ trợ các nhà phát triển với các framework như React, Vue, Next.js, Nust.js, Remix, Svelte, Eleventy, Gatsby v.v. Ngoài ra, Sanity còn hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ lập trình bao gồm JavaScript, PHP, Rust, v.v và cho phép doanh nghiệp tích hợp dễ dàng với các nền tảng như Shopify, BigCommerce, Algolia, Commerce Layer, Mux, Cloudinary, Transifex, v.v.
Sanity cung cấp 4 gói giải pháp để doanh nghiệp lựa chọn:
Storyblok là Headless CMS ưu tiên API cho phép doanh nghiệp tạo, quản lý và phân phối nội dung đến các kênh một cách liền mạch. Phần mềm cung cấp giao diện thân thiện với người dùng cho phép các nhà tiếp thị nội dung dễ dàng quản lý và tùy chỉnh nội dung mà không cần nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật. Storyblok hỗ trợ các nhà phát triển với nhiều APIs như GraphQL, Management API, Content Delivery API và framework bao gồm React, Vue.js, Angular, Nuxt.js, Next.js, Gatsby.
Storyblok cung cấp cho doanh nghiệp với đa dạng các gói giải pháp bao gồm:
Contentful là Headless CMS ưu tiên API với tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao, cho phép doanh nghiệp tạo quản lý và phân phối nội dung trên nhiều kênh và thiết bị một cách liền mạch bao gồm websites, apps, các thiết bị IoT, v.v. Nền tảng hỗ trợ đa dạng các API như REST, GraphQL, Content Management API, Content Delivery API, Content Preview API, v.v
Contentful hiện cung cấp 3 gói giải pháp:
Strapi là Headless CMS mã nguồn mở dựa trên JavaScript với khả năng hỗ trợ tùy chỉnh và mở rộng cao. Strapi hỗ trợ các nhà phát triển với rất nhiều API như REST, GraphQL, Entity Service, Query Engine APIs, v.v. Đồng thời các nhà phát triển có thể tích hợp với các framework bao gồm Vue.js, Angular, React, Next.js, Eleventy, Svelte, v.v
Ngoài ra, với giao diện thân thiện và dễ sử dụng đối với phần lớn người dùng, Strapi hỗ trợ các nhà tiếp thị nội dung tạo, cập nhật và xuất bản nội dung nhanh chóng mà không cần kỹ năng lập trình, loại bỏ sự phụ thuộc vào các nhà phát triển. Hơn nữa, Strapi nổi bật với khả năng Omnichannel giúp phân phối nội dung đến tất cả các kênh như websites, apps, thiết bị IoT.
Strapi cung cấp 4 gói giải pháp để doanh nghiệp lựa chọn bao gồm:
Self-hosted (doanh nghiệp tự chủ về hosting)
Cloud (Strapi cung cấp hosting)
Hygraph là một nền tảng liên kết nội dung (federated content platform) cho phép việc tích hợp dữ liệu nội dung từ các nguồn và backend khác nhau vào một kho lưu trữ duy nhất thông qua GraphQL API mà không cần phải di chuyển nội dung hay tạo ra nhiều bản sao của nội dung đó. Điều này mang lại sự khác biệt trong cơ chế hoạt động của Hygrapha so với các nền tảng Headless CMS còn lại.
Headless CMS vs Federated Content Platform
Headless CMS tách biệt hệ thống quản lý nội dung backend với giao diện người dùng frontend giúp phân phối nội dung đến bất kỳ kênh kỹ thuật số nào. Tuy nhiên, dần theo xu hướng phát triển của công nghệ, các nhà cung cấp CMS tìm cách đẩy tất cả dữ liệu nội dung vào hệ thống CMS, gọi là Content Hub, sau đó tiến hành phân phối nội dung.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách thức này là các nhà phát triển phải liên tục đồng bộ dữ liệu và việc này đôi khi không đảm bảo tính trung thực của dữ liệu khi được phân phối đến các kênh. Khi đó, Federated Content Platform mang đến giải pháp thiết thực bằng cách tích hợp và lưu trữ nội dung, dữ liệu từ bất kỳ hệ thống thứ ba nào thông qua GraphQL API hoặc REST API và sau đó sẽ phân phối dữ liệu nguyên bản đến các kênh.
Xét lại trường hợp của Hygraph, dữ liệu từ các nguồn sẽ tích hợp và lưu trữ trong Hygraph – đóng vai trò là cổng API, mọi sự thay đổi về dữ liệu nguyên bản sẽ được cập nhật tại Hygraph và được phân phối đến một hoặc nhiều frontend. Người dùng Hygraph có thể truy cập vào dữ liệu cập nhật từ nhiều nguồn nhưng không thể chỉnh sửa nên sẽ tránh được việc có quá nhiều phiên bản dữ liệu.
Hygraph cung cấp cho doanh nghiệp 3 gói giải pháp chính bao gồm:
Những thương hiệu sử dụng Hygraph: Samsung, Shure, Booking.com, Philips, Telenor, Ashley, Dr. Oetker, Neat, Dmarket, Flybondi.com, v.v
Xem tiếp: 5 Nền tảng Headless CMS dành cho doanh nghiệp lớn (P2)
Để tìm hiểu sâu hơn về Headless CMS và chọn được nền tảng triển khai phù hợp, liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn miễn phí.
Trước đây, hệ thống quản lý nội dung truyền thống (Traditional CMS) đã từng là tiêu chuẩn để doanh nghiệp phát triển website nhằm thiết lập sự hiện diện trực tuyến. Tuy nhiên, làn sóng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 cùng sự trợ giúp từ Internet vạn vật (IoT) đã làm thay đổi định nghĩa về sự hiện diện trực tuyến.
Không chỉ website mà giờ đây các doanh nghiệp khắp nơi đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút sự quan tâm của khách hàng từ nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau (ứng dụng di động, mạng xã hội, mobile site, thiết bị IoT, v.v). Hơn nữa, chính yêu cầu ngày càng cao về trải nghiệm khách hàng đã kéo theo sự gia tăng không ngừng của nhu cầu đẩy mạnh phân phối nội dung chất lượng, phù hợp đến tất cả các kênh.
Do đó, sự ra đời của Headless CMS nhanh chóng được đón nhận và dần trở thành công nghệ được sử dụng rộng rãi thay cho Traditional CMS bởi khả năng phân phối nội dung đa kênh một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết lập sự hiện diện trực tuyến của các doanh nghiệp trong bối cảnh Công nghiệp 4.0.
Bài viết dưới đây tập trung làm rõ định nghĩa về Headless CMS và sự khác biệt giữa Headless CMS với Traditional CMS.
Headless CMS là một dạng hệ thống quản lý nội dung tách biệt phần backend – nơi lưu trữ nội dung (the body) ra khỏi phần frontend – giao diện người dùng (the head). Vì vậy nên thuật ngữ Headless được ra đời.
Nhờ sự tách biệt này mà các nhà phát triển có thể sử dụng bất kỳ công nghệ nào họ muốn cho phần backend mà không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến phần frontend. Trong khi đó, những nhà tiếp thị có thể tạo và lưu trữ nội dung một lần và triển khai lại nội dung đó trên bất kỳ kênh kỹ thuật số nào vì nội dung không bị khoá trong một kênh cụ thể. Lý do là bởi Headless CMS sử dụng API để trình bày một bộ nội dung trên nhiều kênh khác nhau nên đôi khi Headless CMS còn được gọi là “API-first” CMS. Do đó, Headless CMS đặc biệt hữu ích cho việc triển khai Omnichannel nhằm mang đến trải nghiệm đa kênh đồng nhất cho khách hàng.
Khác với Headless CMS, trong kiến trúc Traditional CMS, nơi lưu trữ nội dung (backend) được liên kết chặt chẽ với giao diện người dùng (frontend). Điều này có nghĩa là Traditional CMS thường sẽ kiểm soát việc tạo, lưu trữ và hiển thị nội dung thông qua một kênh duy nhất — thường là trình duyệt web (web browser). Chính sự liên kết chặt chẽ của backend và frontend dẫn đến nội dung sẽ bị trộn lẫn với đoạn mã của phần frontend, khiến việc tái sử dụng nội dung ở các kênh trở nên vô cùng khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến triển khai Omnichannel.
Xem thêm: Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2022
Dù Headless CMS hiện đã trở nên rất phổ biến như một giải pháp linh hoạt và phù hợp cho việc phân phối nội dung đa kênh nhưng trên thực tế Traditional CMS vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hành trình phát triển kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Vì thế, để đưa ra quyết định sẽ triển khai dạng CMS nào, doanh nghiệp cần cân nhắc nhu cầu phát triển cũng như ưu nhược điểm của cả Traditional CMS và Headless CMS.
Với ưu nhược điểm của cả Tradition CMS và Headless CMS, có thể thấy những doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhu cầu triển khai website có cấu trúc dữ liệu đơn giản, không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật và kỹ năng lập trình thì Traditional CMS có lẽ là sự lựa chọn tốt hơn.
Riêng sự ra đời của Headless CMS đã trở thành bàn đạp cho các doanh nghiệp muốn bứt phá trong cuộc đua kỹ thuật số và thích nghi với xu hướng Công nghiệp 4.0. Do đó, Headless CMS đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa đến lớn cần xử lý khối lượng nội dung đáng kể. Với Headless CMS, doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả kho nội dung phong phú của mình, đảm bảo khả năng mở rộng và hiệu suất ngay cả khi lưu lượng truy cập tăng cao. Kho lưu trữ nội dung (backend) có cấu trúc cho phép doanh nghiệp tái sử dụng nội dung trên nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau, đồng thời với cách thức phân phối qua API, Headless CMS sẽ giúp doanh nghiệp phân phối nội dung đa kênh một cách liền mạch, giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả. Ngoài ra, tính linh hoạt và khả năng tích hợp của Headless CMS sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp các công nghệ mới nhất với hệ thống hiện tại và duy trì các biện pháp bảo mật mạnh mẽ.
Nhìn chung, Headless CMS cung cấp cho doanh nghiệp trong thời đại số những khả năng vượt trội để quản lý nội dung hiệu quả, tối ưu hoá việc phân phối và linh hoạt thích ứng với xu hướng thị trường đang thay đổi không ngừng.
Trong nhiều năm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, SECOMM hiểu rằng quản lý lượng lớn nội dung và phân phối chúng một cách hiệu quả là điều mà mọi doanh nghiệp thương mại điện tử đang hướng đến.
Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) ngay hôm nay để được tư vấn giải pháp phân phối nội dung đa kênh hiệu quả, trở nên nổi bật và thích nghi với xu hướng Công nghiệp 4.0 với Headless CMS.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline