Tag: Headless Commerce

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce
10 WEBSITE ADOBE COMMERCE (MAGENTO) VỚI HEADLESS COMMERCE

Headless Commerce là một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực công nghệ, đang thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử. Trong đó, Adobe Commerce đứng đầu trong việc cung cấp giải pháp và công cụ cho việc triển khai Headless Commerce.

Dưới đây là danh sách 10 thương hiệu nổi tiếng đang sử dụng Adobe Commerce và Headless Commerce.

Samsung

Samsung là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng nổi bật nhất là điện tử tiêu dùng, với doanh thu năm 2022 là 234 tỷ USD. 

10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce-Samsung
Website thương mại điện tử của Samsung

Hệ thống website thương mại điện tử của Samsung được xây dựng trên nền tảng Adobe Commerce Cloud, với nền tảng công nghệ chính là Headless Commerce. Nhờ đó, Samsung đã phát triển trợ lý ảo hỗ trợ khách hàng mua sắm trực tuyến và tại cửa hàng. Tại thị trường Mỹ, khách hàng có thể sử dụng trợ lý này để xem bản demo sản phẩm, tiếp nhận hướng dẫn về cách sử dụng và đặt mua sản phẩm online. Tính năng này đã được khách hàng đánh giá cao vì có trải nghiệm mua sắm thoải mái và thuận tiện hơn.

  • Website: https://www.samsung.com/ 
  • Lĩnh vực: Điện tử tiêu dùng
  • Nền tảng: Adobe Commerce
  • Lưu lượng truy cập: 1.2B/tháng
  • Xếp hạng: 125 (Hàn Quốc) & 37 (Toàn cầu)

Target

Target Corporation là công ty bán lẻ lớn ở Hoa Kỳ, bán nhiều loại sản phẩm và dịch vụ, bao gồm quần áo, giày dép, đồ điện tử, đồ gia dụng, đồ chơi và đồ nội thất. Theo báo cáo tài chính của Target Corporation năm 2022, doanh thu đạt 106,8 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2021.

10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce-Target
Website thương mại điện tử của Target

Target nhận ra rằng thương hiệu đã bị mất doanh thu vì khách hàng bắt đầu hành trình mua hàng trên một thiết bị và kết thúc ở một thiết bị khác. Nhà bán lẻ này đã sử dụng Headless Commerce để triển khai bán hàng đa kênh nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi trên nhiều loại thiết bị, từ đó giúp khách hàng hoàn tất giao dịch mua hàng dễ dàng hơn.

  • Website: https://www.target.com/ 
  • Lĩnh vực: Bán lẻ
  • Nền tảng: Adobe Commerce
  • Lưu lượng truy cập: 154.7M/tháng
  • Xếp hạng: 52 (Hoa Kỳ) & 194 (Toàn cầu)

Toyota

Toyota là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, với hơn 10 triệu xe được bán ra trên toàn thế giới mỗi năm. Toyota đang sản xuất một loạt các loại ô tô và phụ kiện, bao gồm xe hơi, xe tải, xe buýt và xe thể thao, động cơ, hộp số và phụ tùng ô tô.

10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce-Toyota
Website thương mại điện tử của Toyota

Website của Toyota đang sử dụng Headless Commerce để vận dụng các API (Application Programming Interface) nhằm tích hợp với các hệ thống cũ và quản lý hàng tồn kho, cũng như cung cấp trải nghiệm đa kênh được cá nhân hóa.

  • Website: https://www.toyota.com/ 
  • Lĩnh vực: Xe
  • Nền tảng: Adobe Commerce
  • Lưu lượng truy cập: 17.2M/tháng
  • Xếp hạng: 506 (Hoa Kỳ) & 2,371 (Toàn cầu)

Under Armour

Under Armour là công ty thời trang thể thao của Mỹ được thành lập vào năm 1996 bởi Kevin Plank. Công ty có trụ sở tại Baltimore, Maryland và chuyên sản xuất quần áo, giày dép và phụ kiện thể thao, với doanh thu hàng năm hơn 10 tỷ USD.

10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce-Under Armour
Website thương mại điện tử của Under Armour

Under Armour hiện đang sử dụng Headless Commerce để tăng trải nghiệm tập thể dục được cá nhân hóa dựa trên vị trí, lịch sử và hoạt động mua hàng cũng như nhật ký tập luyện. Website của Under Armour được xây dựng những tính năng nổi bật như thông báo danh mục, lịch sử lưu lượng truy cập, thông tin thanh toán và quản lý nội dung bằng dữ liệu từ hệ thống quản lý đơn hàng.

  • Website: https://www.underarmour.com/ 
  • Lĩnh vực: Thời trang thể thao
  • Nền tảng: Adobe Commerce
  • Lưu lượng truy cập: 10.7M/tháng
  • Xếp hạng: 1,154 (Hoa Kỳ) & 5,100 (Toàn cầu)

Kirkland’s

Kirkland’s là một chuỗi cửa hàng đồ trang trí nhà cửa, đồ nội thất, hàng dệt, phụ kiện và quà tặng của Mỹ. Công ty có trụ sở tại Brentwood, Tennessee và vận hành 431 cửa hàng ở 35 tiểu bang cũng như website thương mại điện tử.

10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce-Kirkland’s
Website thương mại điện tử của Kirkland’s

Kirkland đã sử dụng Headless Commerce để giải quyết vấn đề liên quan đến website như khả năng linh hoạt, tùy chỉnh thiết kế, mang lại trải nghiệm mua sắm khách hàng mượt mà (đăng nhập bằng một cú nhấp chuột và khả năng thanh toán sinh trắc học).

  • Website: https://www.kirklands.com/ 
  • Lĩnh vực: Nội thất
  • Nền tảng: Adobe Commerce
  • Lưu lượng truy cập: 6.1M/tháng
  • Xếp hạng: 1,550 (Hoa Kỳ) & 8,295 (Toàn cầu)

Coca-Cola 

Coca-Cola là một thương hiệu nước ngọt có ga được thành lập vào năm 1886 và hiện là thương hiệu đồ uống bán chạy nhất thế giới với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 2 tỷ lon được bán ra mỗi ngày.

10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce-Coca-Cola
Website thương mại điện tử của Coca-Cola

Website Coca-Cola sử dụng công nghệ Headless Commerce để vận dụng khả năng tích hợp API, cung cấp trải nghiệm đa kênh liền mạch từ đầu đến cuối cho khách hàng toàn cầu. Công nghệ này cho phép doanh nghiệp phát triển thông qua các thị trường của riêng mình và tùy chỉnh trải nghiệm, tích hợp với các nhà cung cấp và giải pháp của bên thứ ba.

  • Website: https://www.coca-cola.com/ 
  • Lĩnh vực: Đồ uống
  • Nền tảng: Adobe Commerce
  • Lưu lượng truy cập: 4.1M/tháng
  • Xếp hạng: 4,950 (Hoa Kỳ) & 14,961 (Toàn cầu)

Technodom

Technodom là một trong những nhà bán lẻ lớn nhất ở Trung Á, với tổng doanh thu hàng năm là 800 triệu USD, gã khổng lồ này có khoảng 9.000 nhân viên, hơn 60.000 sản phẩm và 4.000 danh mục.

10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce-Technodom
Website thương mại điện tử của Technodom

Technodom triển khai Headless Commerce trên Magento với tốc độ tải trang dưới một giây nhờ giải pháp dựng trước của PWA. Thêm vào đó, phần backend của website còn được được tích hợp với Akeneo PIM và ESB, đây là điều cần thiết cho các doanh nghiệp để quản lý và phân phối cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả.

  • Website: https://www.technodom.kz/ 
  • Lĩnh vực: Bán lẻ
  • Nền tảng: Magento Open Source 2 (Backend), ScandiPWA (Frontend)
  • Lưu lượng truy cập: 2.8M/tháng
  • Xếp hạng: 69 (Kazakhstan) & 19,778 (Toàn cầu)

Helly Hansen

Helly Hansen là công ty sản xuất và bán lẻ quần áo, dụng cụ thể thao và phụ kiện ngoài trời nổi tiếng của Na Uy. Công ty được thành lập vào năm 1877 và hiện là một trong những thương hiệu thời trang, đời sống hàng đầu thế giới với doanh thu năm 2022 là 2,8 tỷ USD.

10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce-Helly Hansen
Website thương mại điện tử của Helly Hansen

Ban đầu, website thương mại điện tử của Helly Hansen được xây dựng trên nền tảng Magento. Sau một thời gian kinh doanh, Helly Hanse quyết định chuyển sang Adobe Commerce để triển khai Headless Commerce. Nhờ đó, website của Helly Hansen đã nhanh chóng tăng lưu lượng truy cập lên 24%, lưu lượng truy cập trên thiết bị di động lên 48% và tăng tổng doanh thu lên hơn 45%.

  • Website: https://www.hellyhansen.com/ 
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Nền tảng: Adobe Commerce
  • Lưu lượng truy cập: 1.5M/tháng
  • Xếp hạng: 16,097 (Na Uy) & 28,402 (Toàn cầu)

Kaporal

Kaporal là một thương hiệu thời trang Pháp chuyên về quần jean, áo phông, áo sơ mi, áo khoác và phụ kiện. Thương hiệu được thành lập vào năm 2004 và hiện có mặt tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. 

10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce-Kaporal
Website thương mại điện tử của Kaporal

Giống như nhiều doanh nghiệp Magento lâu đời,  Kaporal đã chuyển đổi nền tảng từ Magento 1 nâng cấp lên Magento 2 để tận dụng tính năng Headless Commerce từ PWA Studio, giải quyết tốc độ chậm và hiệu suất di động kém. 

  • Website: https://www.kaporal.com/ 
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Nền tảng: Magento Open Source 2 (Backend), FrontCommerce (Frontend)
  • Lưu lượng truy cập: 212.2K/tháng
  • Xếp hạng: 5,204 (Pháp) & 161,873 (Toàn cầu)

G-SP

G-SP là thương hiệu chuyên kinh doanh phụ tùng và phụ kiện kỹ thuật số, được thành lập vào năm 2009, công ty Thụy Điển này hiện có văn phòng tại Thụy Điển, Hà Lan và Trung Quốc, với hơn 10.000 sản phẩm.

10 website Adobe Commerce (Magento) với Headless Commerce-G-SP
Website thương mại điện tử của G-SP

Giống như nhiều cửa hàng Magento khác, doanh nghiệp gặp phải các vấn đề về hiệu suất và độ ổn định của trang web, do đó, G-SP đã chọn Headless PWA để tăng cường chuyển đổi số. Việc triển khai headless PWA đã tăng tốc độ trang web di động lên 2,7 lần, điều này đặc biệt quan trọng đối với website Magento phức tạp với nhiều plugin và danh mục như G-SP.

  • Website: https://www.g-sp.se/ 
  • Lĩnh vực: Phụ kiện điện tử
  • Nền tảng: Magento Open Source 2
  • Lưu lượng truy cập: 15.5K/tháng
  • Xếp hạng: 13,116 (Thụy Điển) & 1,216,288 (Toàn cầu)

Trên đây là danh sách top 10 website thương mại điện tử đang sử dụng nền tảng thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) và Headless Commerce trên toàn cầu.

Tìm hiểu Giải pháp Xây dựng Website Thương Mại Điện Tử phù hợp?

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.  

  • Am hiểu toàn diện: Cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện từ tư vấn, phát triển, vận hành cho đến tăng trưởng hệ thống thương mại điện tử.
  • Trình độ chuyên sâu: Hơn 8 năm kinh nghiệm triển khai hệ thống thương mại điện tử phức tạp cho nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia.
  • Giải pháp tùy chỉnh: Đề xuất giải pháp thương mại điện tử bao gồm kiến trúc công nghệ, đội ngũ nhân sự phù hợp với từng doanh nghiệp.
  • Tiến độ linh hoạt: Thời gian và tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp.

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!

2
2,995
0
1
04/01/2024
3 Cách Triển Khai Headless Commerce với Shopify Plus
3 CÁCH TRIỂN KHAI HEADLESS COMMERCE VỚI SHOPIFY PLUS

Tự do sáng tạo và linh hoạt kỹ thuật là điều đã đưa thương mại điện tử đến giai đoạn mới với xu hướng Headless Commerce. Trong bối cảnh này, Shopify Plus trở nên nổi bật với nhiều giải pháp vượt trội đã giúp nhiều doanh nghiệp dẫn đầu xu hướng này.

Xem thêm: Thương hiệu triển khai Headless với Shopify Plus 

Sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng của Shopify Plus và kiến trúc Headless mở ra cho doanh nhiều cách thức để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và tuỳ biến cho khách hàng của mình. Dưới đây 3 cách triển khai Headless Commerce với Shopify Plus rất đáng để tham khảo.

Cách 1: Sử dụng Storefront API

Shopify Storefront API là một API dựa trên GraphQL – ngôn ngữ truy vấn API, cho phép doanh nghiệp kết nối frontend của website với phần backend của Shopify và truy xuất dữ liệu, chức năng thương mại điện tử một cách dễ dàng. Vì vậy doanh nghiệp có thể sử dụng Storefront API để tạo ra các trải nghiệm khách hàng độc đáo và cá nhân hoá trên nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau.

3 Cách Triển Khai Headless Commerce với Shopify Plus
Shopify Storefront API

Ưu điểm

Tính linh hoạt cao: Storefront API cho phép doanh nghiệp tạo ra trang web độc lập. Thay vì phải tuân theo giới hạn của các theme có sẵn, doanh nghiệp có thể linh hoạt thiết kế các trang sản phẩm, trang chủ, giỏ hàng theo phong cách riêng phản ánh đúng thương hiệu của mình. Storefront API còn đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình tích hợp với hệ thống bên thứ ba, đồng thời có thể dễ dàng điều chỉnh website để thích ứng với xu hướng thiết kế mới. 

Truy cập dữ liệu toàn diện: Thông qua Storefront API, doanh nghiệp có thể truy cập vào mọi khía cạnh của cơ sở dữ liệu Shopify Plus bao gồm thông tin chi tiết về sản phẩm, đơn hàng và thông tin khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý, theo dõi, đánh giá xu hướng và tối ưu hoá dữ liệu thương mại điện tử một cách chính xác. 

Hỗ trợ tốt mô hình Headless Commerce: Mô hình Headless Commerce tách biệt phần frontend và backend, tạo ra tính linh hoạt lớn trong quá trình phát triển và vận hành thương mại điện tử. Storefront API được tối ưu hoá để kết nối phần backend của Shopify Plus một cách liền mạch với với các frontend tạo trải nghiệm người dùng đồng nhất trên nhiều kênh và thiết bị khác nhau.

Nhược điểm

Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao: Triển khai Headless Shopify Plus bằng cách sử dụng Storefront API là quá trình phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về nền tảng Shopify Plus, ngôn ngữ lập trình, framework cũng như khả năng giải quyết vấn đề để có thể xử lý nhanh chóng các yêu cầu kỹ thuật. Đặc biệt, doanh nghiệp cần có sự am hiểu về cấu trúc dữ liệu của Shopify. Điều này bao gồm việc hiểu rõ cách dữ liệu về khách hàng, sản phẩm, giao dịch được tổ chức và lưu trữ như thế nào trong hệ thống.

Quản lý phức tạp: Sự linh hoạt cao của Storefront API vô tính khiến cho quá trình quản lý và duy trì hệ thống trở nên phức tạp. Mặc dù sự linh hoạt của Storefront API cho phép doanh nghiệp tuỳ chỉnh mọi khía cạnh của website thương mại điện tử, từ trang chủ đến quy trình thanh toán nhưng các thiết lập tùy chỉnh này cần được quản lý tốt. Khi có quá nhiều thiết lập tùy chỉnh thì khi doanh nghiệp cần thực hiện một số cập nhật có thể xảy ra tình trạng không tương thích giữa các thiết lập trên một hệ thống tổng thể.

Cách 2: Sử dụng giải pháp Shopify Hydrogen

Giải pháp Shopify Hydrogen + Oxygen được ra mắt năm 2021 dành riêng cho doanh nghiệp lớn triển khai Headless Commerce với Shopify Plus. Cụ thể, Hydrogen là framework dựa trên React – một framework phổ biến để xây dựng giao diện người dùng, cho phép doanh nghiệp xây dựng các storefront độc đáo và đẹp mắt. 

Trong khi đó, Oxygen là một hosting toàn cầu có thể lưu nội dung tùy chỉnh. Shopify Oxygen được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng của Shopify với hơn 100 vị trí máy chủ được đặt khắp nơi trên thế giới. Doanh nghiệp không cần bận tâm về việc tìm kiếm nhà cung cấp hosting bên thứ ba hay quản lý các vấn đề kỹ thuật.

3 Cách Triển Khai Headless Commerce với Shopify Plus
Giải pháp Hydrogen + Oxygen

Ưu điểm

Khả năng tùy chỉnh cao: Shopify Hydrogen cho phép doanh nghiệp tự do tùy chỉnh giao diện website Headless và thực hiện một số tích hợp mở rộng cần thiết. Điều này nghĩa là các nhà bán hàng có thể sử dụng các công nghệ mới nhất để xây dựng website thương mại điện tử Headless mà không cần phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống. 

Tạo trải nghiệm cá nhân hoá: Giải pháp Shopify Hydrogen có tính linh hoạt và tùy chỉnh cao nên những doanh nghiệp triển khai Headless Commerce với giải pháp này có thể dễ dàng tạo và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu theo cách cá nhân hoá. 

Tích hợp đa dạng: Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm đa kênh liền mạch, Shopify cung cấp khả năng tích hợp website Headless Hydrogen với đa dạng ứng dụng bên thứ ba như Klaviyo, Gorgias, v.v và cả hệ thống Headless CMS như Contentful, Sanity, Builder.io, v.v

Nhược điểm

Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao: Shopify Hydrogen là giải pháp mang nặng tính kỹ thuật và không có trình xây dựng kéo – thả. Vì thế, quá trình triển khai Headless Commerce với Shopify Hydrogen sẽ đòi hỏi cao về chuyên môn kỹ thuật của doanh nghiệp. 

Phụ thuộc vào API của Shopify: Giải pháp này được phát triển cho riêng API của Shopify. Điều này có nghĩa framework Hydrogen chỉ có thể được sử dụng để xây dựng giao diện website Shopify. 

Tích hợp ứng dụng: Mặc dù Shopify cho phép doanh nghiệp tích hợp dễ dàng với một ứng dụng và CMS bên thứ ba, nhưng nếu doanh nghiệp muốn sử dụng một CMS hay ứng dụng bất kỳ cho cửa hàng Shopify Plus mà không tương thích với framework Hydrogen, doanh nghiệp cần tích hợp thông qua một middleware app.

Cách 3: Sử dụng giải pháp Commerce Components

Cách thứ ba để doanh nghiệp triển khai Headless Commerce với Shopify Plus là sử dụng giải pháp mới nhất của Shopify — Commerce Components. Đây là bộ tech stack theo dạng mô-đun thành phần (modular components) được Shopify phát triển dành riêng cho doanh nghiệp lớn để xây dựng website thương mại điện tử Headless.

Shopify Commerce Components cung cấp 30 thành phần bao gồm những tính năng cốt lõi trải khắp các khía cạnh kinh doanh như Giỏ hàng, Thanh toán, Dữ liệu, Giao hàng, v.v.

Doanh nghiệp có thể tích hợp các thành phần này dựa trên nhu cầu triển khai để tạo ra bộ giải pháp tuỳ chỉnh cho riêng website Headless Shopify của mình. Kể từ khi ra mắt, nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã sử dụng bộ tech stack mới này của Shopify. Trong số đó phải kể đến Mattel, JB Hifi, Glossier, Coty, Steve Madden, Spanx and Staples.

3 Cách Triển Khai Headless Commerce với Shopify Plus
Giải pháp Commerce Components

Ưu điểm

Kiến trúc mô-đun linh hoạt: Commerce Components với kiến trúc mô-đun cung cấp không giới hạn các kết nối API. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể tích hợp và sử dụng không giới hạn số lượng thành phần, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng thêm xóa và tùy chỉnh các thành phần này mà không sợ làm ảnh hưởng đến hệ thống. 

Tối ưu chi phí: Commerce Components có mô hình giá dựa trên số lượng thành phần được sử dụng, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu thì sẽ trả phí bấy nhiêu. Ngoài ra, chi phí Commerce Components sẽ được theo trả năm, giúp doanh nghiệp dễ dự đoán chính xác mức phí mình sẽ phải trả.

Nhược điểm

Tích hợp phức tạp: Quy trình tích hợp nhiều thành phần có thể phức tạp và tốn kém nhiều thời gian. Các doanh nghiệp cần đảm bảo các thành phần hoạt động độc lập và liền mạch hiệu quả với nhau trong cùng một hệ thống. 

Yêu cầu cao về việc lập kế hoạch: Để đảm bảo các thành phần hoạt động hiệu quả trên hệ thống đòi hỏi doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi tiết các thành phần thương mại điện tử nào sẽ được tích hợp, lựa chọn nhà cung cấp, giải pháp triển khai và các giai đoạn triển khai.

Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao: Để xây dựng và bảo trì hệ thống website Headless khi sử dụng giải pháp Commerce Components sẽ yêu cầu trình độ kỹ thuật nhất định cũng như kiến thức về tích hợp, công nghệ. Doanh nghiệp có thể đầu tư phát triển đội ngũ kỹ thuật nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị có chuyên môn cao. 

Bảo mật và tuân thủ: Mỗi nhà cung cấp cho mỗi thành phần thương mại điện tử sẽ có giao thức bảo mật và quy tắc tuân thủ riêng. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải đảm bảo các quy tắc đó khi tích hợp thành phần của họ và đồng thời đảm bảo việc tuân thủ này không ảnh hưởng đến hoạt động của các thành phần còn lại và của cả hệ thống.

3 Cách Triển Khai Headless Commerce với Shopify Plus
Ưu nhược điểm của 3 cách triển khai Headless Commerce với Shopify Plus

Chọn cách triển khai Headless Commerce với Shopify Plus phù hợp nhất!

Trên hành trình xây dựng website thương mại điện tử Headless với Shopify Plus, việc lựa chọn cách thức triển khai là một quyết định quan trọng để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu suất của hệ thống, đồng thời cung cấp trải nghiệm khách hàng tối ưu nhất. 

Nếu doanh nghiệp cần thêm sự tư vấn chi tiết cũng như khám phá cách Shopify Plus có thể hỗ trợ cho chiến lược triển khai Headless, hãy liên hệ với SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (+84)28 7108 9908 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ chọn đúng cách thức triển khai Headless Shopify Plus cho mô hình kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp.

2
979
0
1
08/12/2023
Headless Shopify Là Gì Ưu Nhược Điểm + Giải Pháp 2023
HEADLESS SHOPIFY LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM + GIẢI PHÁP 2023

Thương mại điện tử đang trải qua một cuộc cách mạng, tại đó các doanh nghiệp không nhất thiết phải triển khai theo mô hình thương mại điện tử truyền thống (Monolithic Commerce) mà có thể tạo ra các trải nghiệm khách hàng độc đáo và linh hoạt trên nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau. Phương pháp tiếp cận này gọi là thương mại không đầu (Headless Commerce).

Headless Commerce là một phương pháp tách biệt phần frontend và backend của nền tảng thương mại điện tử, cho phép backend truyền tải nội dung thông qua lớp API đến các frontend – là những kênh kỹ thuật số khác nhau như website, mobile app, IoT hay POS, v.v. Triển khai Headless Commerce cũng cho phép doanh nghiệp tuỳ chỉnh các frontend linh hoạt hơn so với hệ thống monolithic.

Xem thêm: Phân biệt giữa Monolithic, Headless, Composable và MACH

Trong số những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu hiện nay, Shopify nổi bật với nhiều giải pháp triển khai headless hiệu quả. Bài viết dưới đây đề cập đến Headless Shopify bao gồm khái niệm, ưu nhược điểm và giải pháp cũng như đưa ra lời nhận định mang tính chất tham khảo liệu Headless Shopify có phù hợp với mọi doanh nghiệp hay không?

Headless Shopify là gì?

Headless Shopify là hình thức triển khai website thương mại điện tử với Shopify nhưng tách biệt phần frontend (giao diện người dùng) và backend (hệ thống quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán). 

Headless Shopify Là Gì Ưu Nhược Điểm + Giải Pháp 2023-Headless Shopify là gì
Headless Shopify là gì?

Headless Shopify cho phép doanh nghiệp tự do sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS) hoặc công nghệ frontend theo mong muốn và sau đó kết nối với hệ thống backend của Shopify thông qua Shopify Storefront API. 

Các khía cạnh của một cửa hàng Headless Shopify gồm:

  • Frontend: Tự do sử dụng công nghệ frontend yêu thích và tuỳ chỉnh để tối ưu trải nghiệm người dùng như HTML, React, Vue.js. 
  • Backend: Shopify chịu trách nhiệm phần “thương mại” của cửa hàng bao gồm các vấn đề về quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán, giao hàng, v.v
  • Headless CMS: Sử dụng các Headless CMS như Contentful, Storyblok, Builder.io để lưu trữ và phân phối dữ liệu nội dung.

Xem thêm:

Ưu điểm của Headless Shopify

Headless Shopify Là Gì Ưu Nhược Điểm + Giải Pháp 2023-Ưu điểm của Headless Shopify
Ưu điểm của Headless Shopify
  • Toàn quyền thiết kế 

Headless Shopify cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tùy chỉnh giao diện và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở mức độ cao. 

Các theme của Shopify bao gồm miễn phí và trả phí được thiết kế đẹp mắt và hiện đại với đa dạng sự lựa chọn cho nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhưng những theme này vẫn tồn tại nhiều hạn chế về tuỳ chỉnh lẫn tính năng. 

Do đó, khi triển khai Headless Shopify doanh nghiệp có quyền tùy chỉnh tối đa đối với thiết kế giao diện lẫn trải nghiệm người dùng, tạo ra sự độc đáo riêng và tăng tính cạnh tranh của mình.

  • Không giới hạn công nghệ frontend

Headless Shopify không áp đặt các giới hạn đối với loại thiết bị hoặc nền tảng có thể hiển thị nội dung. Nội dung được tạo và quản lý trên hệ thống backend có thể được hiển thị trên bất kỳ thiết bị hay nền tảng nào mà doanh nghiệp muốn. 

Nói cách khác, dữ liệu nội dung từ hệ thống Headless Shopify sẽ được phân phối dưới định dạng API để đến nhiều công nghệ frontend hiện đại hiện nay như website, mobile app, IoT, POS, v.v. Điều này cho phép phân phối nội dung phù hợp với người dùng ở nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau, cung cấp khả năng bán hàng đa kênh liền mạch và tối ưu. 

  • Bán hàng ở thị trường quốc tế

Với Headless Shopify, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh các giao diện frontend, tích hợp Headless CMS, các hệ thống thanh toán địa phương để phân phối nội dung và cung cấp trải nghiệm mua sắm phù hợp với người dùng ở mỗi thị trường bao gồm các khía cạnh như tên miền, ngôn ngữ, tiền tệ, cổng thanh toán, phương thức thanh toán địa phương.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng giải pháp Shopify Markets, nơi cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ tính năng từ cơ bản và nâng cao để doanh nghiệp vươn tầm quốc tế.

Nhược điểm của Headless Shopify

Headless Shopify Là Gì Ưu Nhược Điểm + Giải Pháp 2023-Nhược điểm của Headless Shopify
Nhược điểm của Headless Shopify
  • Đòi hỏi kiến thức và kỹ năng lập trình cao

Từ trước đến nay, Shopify truyền thống mang đến cho doanh nghiệp giải pháp ‘Plug-and-play’, nghĩa là ứng dụng hoặc tiện ích có thể được tích hợp vào cửa hàng Shopify và được kích hoạt để sử dụng dễ dàng mà không cần lập trình phức tạp. Tuy nhiên, Headless Shopify cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tùy chỉnh và mở rộng vượt trội nên sẽ đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao hơn và phức tạp hơn. 

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị phát triển Headless Shopify chuyên nghiệp như SECOMM để được tư vấn lộ trình triển khai theo từng giai đoạn cũng như các tùy chỉnh nên thực hiện để nâng cao hiệu suất hệ thống và trải nghiệm người dùng. 

  • Chi phí cao

Khi triển khai Headless Shopify, có 3 loại phí doanh nghiệp cần quan tâm là phí sử dụng nền tảng, phí xây dựng và phí bảo trì.

  • Phí sử dụng nền tảng: Việc sử dụng nền tảng Shopify, các Headless CMS hay các nền tảng bên thứ 3 (ERP, PIM, CRM), doanh nghiệp phải trả phí hàng tháng tuỳ theo quy định của mỗi nền tảng.
  • Phí xây dựng: Chi phí doanh nghiệp cần trả để hợp tác với đơn vị phát triển để triển Headless Shopify dao động trong khoảng $150,000 – $500,000/dự án. Doanh nghiệp có thể trả theo đợt dựa trên thỏa thuận với đơn vị phát triển.
  • Phí bảo trì: Doanh nghiệp cần chi trả phí bảo trì hàng tháng cho đơn vị phát triển, dao động trong khoảng $100,000 – $150,000/tháng.

Vì triển khai Headless Commerce đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao nên chi phí xây dựng sẽ cao hơn nhiều so với việc triển khai mô hình Monolithic Commerce. Bên cạnh đó, việc triển khai Headless với các nền tảng SaaS như Shopify hay CMS, ERP, PIM, CRM yêu cầu doanh nghiệp trả phí hàng tháng nên việc quản lý dòng tiền sẽ khó khăn vì nhu cầu sử dụng nền tảng có thể thay đổi ảnh hưởng đến chi phí hàng tháng.

Xem thêm:

Các giải pháp triển khai Headless Shopify

Dọc theo chiều dài của sự phát triển công nghệ thương mại điện tử, Shopify đã dự đoán chính xác và đưa ra các giải pháp để phục vụ nhu cầu triển khai của doanh nghiệp trên khắp thế giới. 

Trong đó, xu hướng triển khai Headless Commerce đang định hình thế giới nhiều năm qua và Shopify cũng cung cấp những giải pháp vượt trội để doanh nghiệp triển khai Headless dựa trên cơ sở hạ tầng của nền tảng này. 

  • Storefront API: Là một API dựa trên GraphQL – ngôn ngữ truy vấn API, cho phép doanh nghiệp kết nối phần frontend của website với phần backend của Shopify và truy xuất dữ liệu và chức năng thương mại điện tử một cách dễ dàng.
  • Hydrogen + Oxygen: Bộ giải pháp vượt trội bao gồm framework Hydrogen dựa trên React và hosting Oxygen giúp doanh nghiệp triển khai website thương mại điện tử theo kiến trúc Headless nhanh chóng và hiệu quả.
  • Commerce Components: Bộ techstack mới đột phá được phát triển dành riêng cho doanh nghiệp lớn triển khai Headless Commerce hoặc Composable Commerce. Giải pháp này cho phép doanh nghiệp kết hợp những ‘components’ độc lập để tùy chỉnh và tăng cường trải nghiệm thương mại điện tử.

Thương hiệu triển khai Headless Shopify 

  • Victoria Beckham Beauty

Thương hiệu mỹ phẩm Victoria Beckham Beauty ra mắt năm 2019, với mục tiêu cung cấp trải nghiệm tối ưu cho người dùng ở nhiều thị trường trên toàn cầu với hiệu suất cao, doanh nghiệp này triển khai Headless Commerce với Shopify Plus để quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán và tích hợp Contentful là một Headless CMS để lưu trữ và phân phối dữ liệu nội dung đến các frontend bao gồm website và mobile app thông qua Storefront API.

Headless Shopify Là Gì Ưu Nhược Điểm + Giải Pháp 2023-Victoria Beckham Beauty
Website của Victoria Beckham Beauty
  • Paul Valentine

Kể từ khi thành lập năm 2015, Paul Valentine đã trở thành một thương hiệu trang sức lớn trên thế giới với hơn 12 tên miền địa phương (Sub-domain) cho 12 cửa hàng địa phương (Local Stores) để phù hợp đa dạng người dùng khác nhau. 

Để quản lý nội dung hiệu quả của 12 cửa hàng này trên một hệ thống tập trung, Paul Valentine đã xây dựng website thương mại điện tử Headless với framework Vue.js trên nền tảng Shopify Plus để quản lý hệ thống backend. 

Nền tảng Headless CMS là Contentful được tích hợp vào hệ thống backend Shopify Plus để tối ưu quản lý và phân phối nội dung đến giao diện của 12 cửa hàng địa phương trên website lẫn mobile app thông qua lớp Storefront API. 

Headless Shopify Là Gì Ưu Nhược Điểm + Giải Pháp 2023-Paul Valentine
Website của Paul Valentine
  • Vinamilk

Vinamilk với nhu cầu tích hợp website thương mại điện tử và website thông tin doanh nghiệp thành một để cung cấp trải nghiệm người dùng đồng nhất, SECOMM đã hỗ trợ Vinamilk tái thiết kế hệ thống sang kiến trúc Headless. Shopify Plus chịu trách nhiệm phần “eCommerce” và một nền tảng Headless CMS để lưu trữ, quản lý và truyền tải nội dung đến các giao diện người dùng. Tất cả tạo nên một mô hình Headless Commerce + CMS tuỳ chỉnh toàn diện. 

Headless Shopify Là Gì Ưu Nhược Điểm + Giải Pháp 2023-Vinamilk
Website của Vinamilk

Xem thêm: 15 thương hiệu triển khai Headless Shopify

Headless Shopify có phù hợp với mọi doanh nghiệp?

Câu trả lời là không. 

Mặc dù các doanh nghiệp Shopify lẫn Shopify Plus đều có thể triển khai Headless Shopify nhưng tính linh hoạt cao của Shopify Plus sẽ giúp doanh nghiệp triển khai dễ dàng hơn, đặc biệt khi sử dụng các giải pháp Headless của Shopify. 

Nói cách khác, Headless Shopify phù hợp hơn với những doanh nghiệp đòi hỏi cao về tính linh hoạt, khả năng tùy chỉnh và mở rộng cũng như sự độc đáo để tạo ra trải nghiệm khách hàng phong phú và liền mạch. Nếu doanh nghiệp chỉ muốn bán hàng trực tuyến đơn giản thì có thể sử dụng Shopify theo cách truyền thống. Ngược lại, nếu doanh nghiệp muốn có sự cân bằng giữa tính linh hoạt và tính ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng Shopify Plus.

Với bề dày kinh nghiệm triển khai Headless Shopify cho nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Suzuverse trên nền tảng Shopify Plus, SECOMM sở hữu đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao và sự hiểu biết sâu rộng Shopify cũng như cách triển khai Headless thông qua các giải pháp của nền tảng này.

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (028 7108 9908) để được tư vấn liệu triển khai Headless Shopify phù hợp cho từng mô hình doanh nghiệp, đồng thời cung cấp lộ trình xây dựng chi tiết được phân chia theo từng giai đoạn. 

3
7,849
0
2
03/11/2023
Phân Biệt Giữa Monolithic, Headless, Composable và MACH
PHÂN BIỆT GIỮA MONOLITHIC, HEADLESS, COMPOSABLE VÀ MACH

Thương mại điện tử là lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng với tổng doanh số bán lẻ toàn cầu năm 2022 đạt 5.7 nghìn tỷ USD và ước tính đạt 6.3 nghìn tỷ USD năm 2023, theo Insider Intelligence. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp cận với những giải pháp kiến trúc thương mại điện tử hiệu quả và linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng về trải nghiệm mua sắm trực tuyến. 

Tuy nhiên, không có một giải pháp kiến trúc nào là hoàn hảo cho tất cả trường hợp. Mỗi kiến trúc có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với mục tiêu và nhu cầu khác nhau. Do đó, việc phân biệt giữa các kiến trúc thương mại điện tử là rất quan trọng giúp doanh nghiệp chọn được kiến trúc phù hợp nhất cho mô hình kinh doanh của mình.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về bốn kiến trúc thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay là Monolithic, Headless, Composable và MACH. Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ so sánh và đánh giá các kiến trúc này dựa trên các tiêu chí như chi phí, khả năng mở rộng, tùy chỉnh, bảo mật và hiệu suất. 

Kiến trúc Monolithic

Kiến trúc Monolithic hay còn gọi là kiến trúc đơn khối, là một mô hình phát triển thương mại điện tử truyền thống và phổ biến trong thời gian dài. Cách tiếp cận này cho phép toàn bộ website thương mại điện tử được xây dựng như một ứng dụng đồng nhất trên một cơ sở mã nguồn (Codebase) duy nhất.

Điều này có nghĩa là giao diện người dùng (frontend) và logic kinh doanh (backend) được kết hợp và triển khai trên một hệ thống “tất cả trong một”. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến một thành phần thương mại điện tử cụ thể có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của cả hệ thống. 

Ưu điểm:

  • Dễ triển khai: Sử dụng kiến trúc monolithic, doanh nghiệp chỉ cần quản lý một cơ sở mã nguồn (codebase) và một hệ thống cơ sở dữ liệu duy nhất cho toàn bộ hệ thống. Điều này làm cho quá trình triển khai, cập nhật và thay đổi ứng dụng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
  • Hiệu suất: Các thành phần thương mại điện tử kết nối chặt chẽ với nhau nên đối với hệ thống đơn giản và không phức tạp thì kiến trúc Monolithic có thể cung cấp hiểu suất cao

Nhược điểm

  • Khó mở rộng: Kiến trúc monolithic là một khối thống nhất nên việc mở rộng hay tùy chỉnh sẽ khó khăn khi hệ thống phát triển lớn và phức tạp hơn. 
  • Khó bảo trì và cập nhật: Các thành phần trong hệ thống được kết nối chặt chẽ với nhau nên việc duy trì một website theo kiến trúc Monolithic có thể khó khăn và tốn kém. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thay đổi hoặc cập nhật một thành phần bất kỳ sẽ ảnh hưởng đến những thành phần còn lại và sự vận hành của cả hệ thống. 
  • Hạn chế đổi mới: Kiến trúc thương mại điện tử truyền thống được xem ổn định và đáng tin cậy nhưng với hạn chế về tính mở rộng và tùy chỉnh nên sẽ khó để theo kịp những tiến bộ công nghệ mới nhất. Điều này vô tình cản trở khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với những kỳ vọng mua sắm của khách hàng. 
  • Chi phí tăng dần: Việc triển khai hệ thống Monolithic thường không quá phức tạp và tốn kém nhưng khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoặc tùy chỉnh hay thực hiện các thao tác bảo trì, cập nhật sẽ làm cho chi phí tăng gấp nhiều lần.

Kiến trúc Monolithic có thể được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp triển khai hệ thống thương mại điện tử có quy mô nhỏ, ít phức tạp, mong muốn nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường và chưa có nhu cầu phát triển lớn hơn trong tương lai gần. Tuy nhiên, khi hệ thống tăng trưởng và phát triển sẽ đòi hỏi tính tùy chỉnh và mở rộng cao hơn nên các kiến trúc Headless hay Composable sẽ phù hợp hơn.

Kiến trúc Headless

Kiến trúc Headless là giải pháp kiến trúc phổ biến trong thương mại điện tử, tại đó giao diện người dùng (frontend) của website thương mại điện tử được tách biệt khỏi hệ thống vận hành phía sau (backend). Kiến trúc Headless thường được gọi là “API-first” vì frontend và backend kết nối với nhau thông qua một lớp API (API layer).

Nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình Headless Commerce để tạo và tùy chỉnh các giao diện người dùng (frontend) nhằm cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm phong phú và liền mạch giữa các kênh khác nhau như website, mobile app, IoT, POS. Các giao diện người dùng này có thể kết nối với một hệ thống backend duy nhất qua lớp API, giúp doanh nghiệp có thể kinh doanh đa kênh và mở rộng quốc tế nhanh chóng. 

Ưu điểm:

  • Tính linh hoạt: Doanh nghiệp có thể sử dụng bất kỳ công nghệ và công cụ nào để phát triển frontend để tạo ra giao diện người dùng và trải nghiệm mua sắm tùy chỉnh và độc đáo mà không bị giới hạn bởi các theme có sẵn.
  • Dễ tích hợp: Kết nối và tích hợp với các công cụ và dịch vụ bên thứ ba thông qua API mà không cần viết lại mã nguồn (source code).
  • Hiệu suất cao: Vì frontend và backend hoạt động hoàn toàn độc lập nên doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu suất cho cả hai phần để tăng cường hiệu suất cũng như tốc độ tải trang của website thương mại điện tử.
  • Mở rộng cao: Doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh, thêm hoặc bớt các thành phần của frontend hoặc backend một cách linh hoạt mà không ảnh hưởng đến sự vận hành chung của cả hệ thống. 

Nhược điểm:

  • Triển khai phức tạp: Do frontend và backend tách rời và được phát triển độc lập nên sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với triển khai Monolithic, đồng thời không dễ để đảm bảo tính tương tác và khả năng hoạt động hiệu quả của cả hai phần này.
  • Yêu cầu chuyên môn: Mô hình Headless Commerce cho phép tích hợp liền mạch với công nghệ và hệ thống bên thứ ba. Điều này đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật và kiến thức về API cũng như sự hiểu biết nhất định về các hệ thống.
  • Chi phí cao: Việc sử dụng nhiều dịch vụ bên thứ ba khác nhau đồng nghĩa với chi phí phải trả cũng nhiều bên cạnh chi phí cho đội ngũ phát triển và bảo trì hệ thống.
Phân Biệt Giữa Monolithic, Headless, Composable và MACH - Kiến trúc Headless
Kiến trúc Monolithic và Headless 

Triển khai Headless Commerce có thể phù hợp với các doanh nghiệp đòi hỏi tính linh hoạt để tạo và tuỳ chỉnh nhiều giao diện người dùng khác nhau phục vụ cho mục đích bán hàng đa kênh và mở rộng kinh doanh ở thị trường quốc tế. Đặc biệt, những doanh nghiệp yêu cầu phát triển độc lập frontend và backend cũng như có nhu cầu tích hợp với nhiều hệ thống bên thứ ba thì nên ưu tiên kiến trúc Headless. 

Kiến trúc Composable

Nếu điểm nổi bật của kiến trúc Headless là việc tách biệt phần frontend và backend mang đến khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh linh hoạt thì kiến trúc Composable hay còn gọi là kiến trúc Mô-đun tiến thêm một bước nữa là tách rời tất cả thành phần (component) thương mại điện tử như Tìm kiếm, Thanh toán, Giỏ hàng, v.v. Việc này cho phép doanh nghiệp tuỳ chọn thành phần và đóng gói thành bộ PBC (Packaged Businesses Capabilities) để tạo nên giải pháp xây dựng website thương mại điện tử chuyên biệt và toàn diện. 

Ưu điểm:

  • Linh hoạt cao: Triển khai Composable Commerce cho phép doanh nghiệp tích hợp các component phù hợp nhất với nhu cầu triển khai. Điều này có thể giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng phát triển thương mại điện tử mới nhất hiện nay.
  • Tùy chỉnh và mở rộng cao: Các component được phát triển độc lập và khi thay đổi một component bất kỳ sẽ không ảnh hưởng đến những component còn lại. Tương tự cho việc tùy chỉnh và mở rộng cho các component để đáp ứng mục tiêu kinh doanh mà không cần thiết đại trùng tu toàn bộ kiến trúc hệ thống. 
  • Dễ dàng bảo trì: Các component trong hệ thống thương mại điện tử được tách rời và phát triển hoàn toàn độc lập với nhau nên việc bảo trì và cập nhật từng component riêng lẻ sẽ dễ dàng hơn, tránh gián đoạn hoặc tạm ngừng hoạt động của cả hệ thống. 
  • Tránh phụ thuộc nhà cung cấp: Việc có thể linh hoạt tích hợp các component từ nhiều nhà cung cấp khác nhau đã giúp doanh nghiệp triển khai Composable Commerce không bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp dịch vụ cụ thể. Điều này cho phép doanh nghiệp thay đổi nhà cung cấp cho component bất kỳ bất cứ khi nào muốn, đồng thời cho phép doanh nghiệp tận dụng những công nghệ mới nhất và giải pháp tối ưu nhất cho hệ thống thương mại điện tử của mình. 

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Chi phí sử dụng mỗi component là khác nhau vì thế khi tích hợp càng nhiều thì chi phí sẽ càng tăng lên, chưa kể đến chi phí bảo trì cho từng component riêng lẻ.
  • Yêu cầu chuyên môn cao: Triển khai Composable Commerce đòi hỏi kỹ năng,  kiến thức kỹ thuật cao và sự hiểu biết nhất định đối với công nghệ đang sử dụng để quá trình triển khai trở nên nhanh chóng và hiệu quả.
  • Khó quản lý: Sử dụng càng nhiều component đồng nghĩa doanh nghiệp phải làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau và mỗi nhà cung cấp sẽ có giao thức bảo mật và các yêu cầu cần phải tuân thủ nếu muốn sử dụng dịch vụ của họ. Khi hệ thống thương mại điện tử mở rộng quy mô, doanh nghiệp cần làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo mỗi component được phát triển và mở rộng đồng thời và tương thích, tránh ảnh hưởng để hệ thống. 
Phân Biệt Giữa Monolithic, Headless, Composable và MACH - Kiến trúc Composable
Kiến trúc Headless và Composable

Kiến trúc Composable thích hợp cho các trường hợp doanh nghiệp triển khai dự án lớn, yêu cầu cao về tính linh hoạt và tùy chỉnh, cần tích hợp nhiều dịch vụ và hệ thống bên thứ ba cũng như yêu cầu sự độc lập hoàn toàn giữa các thành phần của hệ thống thương mại điện tử. 

Kiến trúc MACH

Kiến trúc MACH là kiến trúc hiện đại nhất để xây dựng và phát triển website thương mại điện tử linh hoạt vượt trội. Kiến trúc này cho phép doanh nghiệp kết hợp các công nghệ hàng đầu vào một hệ thống duy nhất bao gồm Microservices-based, API-first, Cloud-native và Headless. 

  • M (Microservices-based): Các ứng dụng nhỏ độc lập được phát triển, triển khai và quản lý riêng biệt. Các ứng dụng này được thiết kế để thực hiện một chức năng kinh doanh cụ thể.
  • A (API-first): Tất cả thành phần của hệ thống thương mại điện tử được kết nối qua một giao diện lập trình ứng dụng (API), giúp các thành phần khác nhau hoạt động hiệu quả trên cùng một hệ thống.
  • C (Cloud-native): Quá trình phát triển hệ thống thương mại điện tử được thực hiện trên đám mây, nơi cung cấp một cơ sở hạ tầng có thể mở rộng và các dịch vụ công nghệ được cập nhật tự động bởi nhà cung cấp.
  • H (Headless): Thiết lập Headless cho phép tách biệt giao diện người dùng (frontend) và hệ thống vận hành (backend) để triển khai website thương mại điện tử. Việc này cho phép tạo và tùy chỉnh các trải nghiệm người dùng độc đáo và liền mạch.

Ưu điểm

  • Linh hoạt cao: Doanh nghiệp có thể chọn và thay đổi các công cụ và dịch vụ theo nhu cầu kinh doanh và dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng dịch vụ khi có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh.
  • Tích hợp dễ dàng: API là trung tâm của kiến trúc MACH, giúp kết nối dễ dàng với các dịch vụ và ứng dụng bên thứ ba.
  • Hiệu suất và bảo mật cao: Vì doanh nghiệp có thể sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo hiệu suất vận hành của hệ thống, tốc độ tải trang, trải nghiệm người dùng và bảo mật cao.  

Nhược điểm

  • Độ phức tạp cao: Việc phân tách nhiều thành phần và công nghệ khiến quá trình triển khai kiến trúc MACH trở nên phức tạp. Điều này đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm về kỹ thuật cao để đảm bảo triển khai, quản lý và vận hành hệ thống hiệu quả. 
  • Chi phí cao: Việc kết hợp nhiều công nghệ hay tích hợp nhiều dịch vụ bên thứ ba sẽ khiến doanh nghiệp chi trả nhiều khoản phí hơn như phí tích hợp, phí đào tạo hoặc thuê đội ngũ triển khai và các phí liên quan đến bảo trì, cập nhật. 

Kiến trúc MACH sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có ngân sách dư dả, muốn triển khai dự án lớn dựa trên 4 công nghệ của MACH và yêu cầu về tính tùy chỉnh và mở rộng cao, đồng thời có sẵn hoặc hợp tác với đơn vị phát triển có chuyên môn cao.

Phân Biệt Giữa Monolithic, Headless, Composable và MACH - Kiến trúc MACH
Phân biệt giữa Monolithic, Headless, Composable và MACH

Monolithic, Headless, Composable và MACH: Đâu là lựa chọn tối ưu?

Trên đây là tóm lược về bản chất của bốn kiến trúc triển khai website thương mại điện tử: Monolithic, Headless, Composable và MACH. Nếu Monolithic có vẻ lỗi thời và tồn đọng nhiều hạn chế thì kiến trúc Composable và MACH mới mẻ, mang đến giải pháp phát triển tối ưu và linh hoạt hơn rất nhiều nhưng quá trình triển khai và vận hành lại phức tạp, yêu cầu đội ngũ phát triển phải có chuyên môn cao. Do đó, Headless trở thành giải pháp kiến trúc sáng giá so với ba sự lựa chọn còn lại để triển khai website thương mại điện tử ở thời điểm hiện tại. 

Headless Commerce là giải pháp phổ biến nhất hiện nay với nhu cầu triển khai Headless Commerce tăng 25% trong vòng 2 năm qua. Triển khai Headless cho phép doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm người dùng tùy chỉnh và đa kênh bằng cách tích hợp với những công cụ và công nghệ hàng đầu. Để phát triển Headless Commerce hiệu quả, doanh nghiệp cần hợp tác với đơn vị phát triển có kỹ năng và chuyên môn cao cũng như một chiến lược bài bản. 

Với kinh nghiệm về kỹ thuật lâu năm và chuyên môn cao trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã tư vấn và triển khai Headless Commerce thành công cho những doanh nghiệp hàng đầu như Vinamilk, Suzuverse dựa trên một trong hai giải pháp của Shopify đó là: 

  • Shopify Hydrogen + Oxygen: Bộ giải pháp vượt trội bao gồm framework Hydrogen dựa trên React và hosting Oxygen giúp doanh nghiệp triển khai website thương mại điện tử theo kiến trúc Headless nhanh chóng và hiệu quả. 
  • Commerce Components: Bộ techstack mới đột phá được phát triển dành riêng cho doanh nghiệp lớn triển khai Headless Commerce hoặc Composable Commerce. Giải pháp này cho phép doanh nghiệp kết hợp những ‘components’ độc lập để tùy chỉnh và tăng cường trải nghiệm thương mại điện tử.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (02871089908) để khám phá cách chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Headless Commerce và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử. 

2
7,519
0
1
27/10/2023
15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus
15 THƯƠNG HIỆU TRIỂN KHAI HEADLESS COMMERCE VỚI SHOPIFY PLUS

Headless Commerce là một trong những xu hướng phát triển nhanh nhất và góp phần thay đổi cách doanh nghiệp tiếp cận với thương mại điện tử. Điều thú vị là Shopify Plus được biết đến là nền tảng đi đầu trong việc cung cấp giải pháp và công cụ vượt trội để doanh nghiệp triển khai Headless Commerce.

Bài viết dưới đây liệt kê 15 thương hiệu hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực đã triển khai website thương mại điện tử headless trên nền tảng Shopify Plus để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến đáng nhớ hơn bao giờ hết. 

Xem thêm: 15 lý do để chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus

Babylist

Babylist được thành lập năm 2011 bởi Natalie Gordon khi cô đang mang thai và gặp khó khăn để chọn những món quà cho buổi tiệc trước khi sinh (Baby Shower). Babylist là nền tảng cho phép các bậc cha mẹ tạo danh sách sản phẩm họ cần cho con của mình. Điều này giúp người tham dự buổi tiệc hoặc những người muốn mua quà biết được những gì cần nên mua. 

Điều quan trọng là Babylist cần tối ưu hoá cho hai hành trình khách hàng riêng biệt: 

  • Một cho phép bậc cha mẹ dễ dàng tạo sổ danh sách và thêm URL sản phẩm họ muốn từ mọi website trên Internet không chỉ riêng Babylist.
  • Một cho phép bạn bè hoặc người thân có thể mua các sản phẩm trong sổ danh sách từ bất kỳ đâu trên Internet. 

Từ đây có thể thấy, việc mua sắm không chỉ đơn thuần được thực hiện từ danh mục sản phẩm mà còn ở sổ danh sách do các bậc cha mẹ tạo ra, nơi chứa các URL sản phẩm từ khắp nơi trên Internet. Quy trình càng phức tạp hơn khi Babylist cho phép người dùng mua hàng trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng.

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Babylist
Website Babylist

Do đó, Babylist triển khai kiến trúc Headless kết hợp với Shopify Plus để tùy chỉnh hành trình khách hàng dễ dàng hơn cũng hơn tối ưu quy trình quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán, tồn kho. Ngoài ra, Babylist còn sử dụng hệ thống Headless CMS – Contentful để phân phối nội dung đến giao diện website và mobile app.

  • Website: https://www.babylist.com/
  • Lĩnh vực: Mẹ & Bé
  • Lưu lượng truy cập: 9.9 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 1,087 (Hoa Kỳ) & 5,431 (Toàn cầu)

Figs

Figs là một thương hiệu thời trang chuyên về quần áo y tế cao cấp với thiết kế tối giản. Thương hiệu này chuyên sản xuất và phân phối quần áo và phụ kiện y tế cho các nhà hộ sinh, bác sĩ, nha sĩ và những người làm trong ngành chăm sóc sức khỏe. Sản phẩm của Figs bao gồm quần áo y tế, áo khoác, nón, tất, găng tay và giày.

Với sự chú trọng vào bán hàng trực tuyến, Figs triển khai Headless Commerce bằng cách sử dụng Shopify Plus cho các tính năng của phần backend như quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán, vận chuyển và những khía cạnh quan trọng khác để vận hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ở frontend, Figs đã sử dụng cách tiếp cận độc lập để tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo và tuỳ chỉnh. 

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Figs
Website Figs

Cụ thể hơn, Figs đã sử dụng Unbounce để tạo ra các trang landing page độc đáo và tuỳ chỉnh cho sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi, đồng thời Next.js để kết nối trang landing page tùy chỉnh với trang sản phẩm trên Shopify. Điều này có nghĩa khi khách hàng truy cập vào một trang landing tuỳ chỉnh nào đó, họ có thể dễ dàng tìm và mua sản phẩm cụ thể liên quan đến landing page đó.

Nhờ vậy, Figs đã cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm mượt mà và dễ dàng hơn, đưa họ đến sản phẩm họ quan tâm nhanh nhất có thể.

  • Website: https://www.wearfigs.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang 
  • Lưu lượng truy cập: 4.3 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 2,207 (Hoa Kỳ) & 9,573 (Toàn cầu)

Allbirds

Allbirds là một thương hiệu giày thể thao và giày dép nổi tiếng được thành lập năm 2014 bởi Tim Brown và Joey Zwillinger. Thương hiệu này nổi tiếng với việc sản xuất giày từ các nguồn nguyên liệu bền vững và thiết kế đơn giản, đẹp mắt. Với khẩu hiệu “Chúng tôi làm giày để cảm ơn đất đai”, Allbirds đã có sự phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những tên tuổi nổi bật của ngành thời trang nói chung và giày dép nói riêng. 

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Allbirds
Website Allbirds

Nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu cho khách hàng, Allbirds đã triển khai mô hình Headless Commerce với Shopify Plus. Kiến trúc Headless cho phép thương hiệu này tuỳ chỉnh và kiểm soát phần giao diện người dùng (frontend) một cách linh hoạt và hiệu quả, trong khi Shopify Plus được sử dụng cho các tính năng quản lý dữ liệu và hoạt động thương mại điện tử ở phần backend.

Triển khai Headless Commerce đã giúp Allbirds có được giao diện được thiết kế thân thiện với người dùng và đầy cá tính cũng như cung cấp trải nghiệm mua sắm độc đáo với những tính năng vượt trội. 

  • Website: https://www.allbirds.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang 
  • Lưu lượng truy cập: 2.2 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 4,212 (Hoa Kỳ) & 21,427 (Toàn cầu)

Rothy’s

Có trụ sở tại San Francisco, California, Rothy’s – một thương hiệu thời trang nổi tiếng với các sản phẩm giày dép được sản xuất từ các nguồn tài nguyên tái chế, chủ yếu từ sợi nhựa đã qua sử dụng, đặc biệt là PET. Rothy’s đã trở thành biểu tượng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng khi kết hợp yếu tố thời trang và tư duy thân thiện với môi trường.

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Rothys
Website Rothy’s

Với mong muốn “làm những điều khác biệt”, Rothy’s tiếp cận với kiến trúc Headless nhằm dễ dàng mở rộng thêm nhiều cửa hàng ở các thị trường quốc tế khác nhau. Kiến trúc Headless cho phép thương hiệu này tự do tích hợp công nghệ yêu thích vào hệ thống thương mại điện tử Shopify Plus.

Trong khi đó, Rothy’s có thể phát triển các frontend độc lập cho từng thị trường, cho phép điều chỉnh các yếu tố như giá cả và ngôn ngữ sao cho phù hợp với đặc thù và người tiêu dùng tại mỗi thị trường. Điều này giúp Rothy’s tạo trải nghiệm mua sắm độc đáo, riêng biệt cho đối tượng khách hàng ở từng thị trường mà họ phục vụ. 

  • Website: https://rothys.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang 
  • Lưu lượng truy cập: 1.6 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 6,083 (Hoa Kỳ) & 31,084 (Toàn cầu)

Inkbox

Inkbox là một thương hiệu chuyên về hình xăm tạm thời có thể áp dụng trên da và trên móng một cách dễ dàng. Inkbox cho phép người dùng sử dụng hình xăm tạm thời hình xăm họ muốn mà không cần phải cam kết vĩnh viễn.

Mực của Inkbox được làm từ các thành phần tự nhiên, không gây hại cho da với công nghệ “Freehand Ink”. Thương hiệu này là một ví dụ về việc tận dụng sáng tạo và công nghệ để cung cấp một sự thay đổi tạm thời cho việc tự trang điểm và tự tạo dựng hình ảnh trên da, trên móng một cách độc đáo và thú vị.

Inkbox triển khai Headless Commerce với Shopify Plus nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm tối ưu cho khách hàng với các tính năng nổi bật như:

  • Gợi ý tìm kiếm với các từ khóa phổ biến
  • Hiển thị sản phẩm theo kích cỡ, danh mục và chủ đề
  • Cho phép người dùng tuỳ chỉnh hình xăm cho riêng mình 
  • Tích hợp nhiều phương thức thanh toán: PayPal, Apple Pay, Google Pay, Sezzle và Afterpay. 
15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Inkbox
Website Inkbox
  • Website: https://inkbox.com/
  • Lĩnh vực: Làm đẹp 
  • Lưu lượng truy cập: 1.3 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 9,560 (Hoa Kỳ) & 31,846 (Toàn cầu)

Kylie Cosmetics

Kể từ khi thành lập năm 2014, Kylie Cosmetics đã được người tiêu dùng khắp Bắc Mỹ đón nhận và Kylie Jenner khi đó được nhiều tờ báo đặc biệt là Forbes ưu ái vinh danh là một thiên tài kinh doanh. Tiếp nối thành công của những món mỹ phẩm mang thương hiệu Kylie, năm 2019 Kylie Jenner đánh dấu mốc son mới khi ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc da mang tên Kylie Skin.

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Kylie Cosmetics
Website Kylie Cosmetics

Nắm bắt nhanh xu hướng Headless Commerce, Kylie Cosmetics đã triển khai Shopify Plus cho các chức năng cốt lõi ở phần backend như thanh toán và giao hàng. Bên cạnh đó, nền tảng này cung cấp cho thương hiệu này sự linh hoạt vượt trội để có thể tích hợp các dịch vụ bên thứ ba để thực hiện các thao tác tùy chỉnh đa dạng hơn cho phần frontend.

Điều này giúp Kylie Cosmetics cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến độc đáo và hấp dẫn cho khách hàng, đồng thời hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và ổn định của Shopify Plus.

  • Website: https://kyliecosmetics.com/
  • Lĩnh vực: Mỹ phẩm 
  • Lưu lượng truy cập: 678.7K/tháng 
  • Xếp hạng: 24,950 (Hoa Kỳ) & 74,263 (Toàn cầu)

Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu sữa quốc dân của Việt Nam với hàng loạt sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn như sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, kem, v.v. Năm 2023, Vinamilk đã triển khai chiến lược tái định vị nhằm củng cố vị thế của mình tại thị trường trong nước đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế.

Với chiến lược đó, Vinamilk tiến hành hợp nhất website thương mại điện tử và website thông tin doanh nghiệp để cung cấp trải nghiệm khách hàng đồng nhất và liền mạch hơn cũng như để quản lý dữ liệu hiệu quả hơn. 

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Vinamilk
Website Vinamilk

Vinamilk và SECOMM đã có sự phối hợp ăn ý để đi đến quyết định triển khai mô hình Headless Commerce + Headless CMS dựa trên nền tảng thương mại điện tử Shopify Plus và một hệ thống Headless CMS. Diện mạo của website Vinamilk đánh dấu sự chuyển mình từ truyền thống sang hiện đại, từ tách biệt đến hợp nhất, từ bán hàng đến tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

  • Website: https://new.vinamilk.com.vn/
  • Lĩnh vực: Sữa
  • Lưu lượng truy cập: 635.8K/tháng
  • Xếp hạng: 2,197 (Việt Nam) & 103,735 (Toàn cầu)

ILIA 

ILIA là thương hiệu mỹ phẩm sạch được người tiêu dùng yêu thích và đã đoạt nhiều giải thưởng. Thương hiệu này ra đời với mong muốn giúp người dùng bảo vệ và phục hồi làn da của mình bằng các công thức an toàn và hiệu quả cao. Trước đây, hệ thống website thương mại điện tử của ILIA chạy trên Shopify Advanced nhưng nhanh chóng tăng trưởng và nâng cấp lên Shopify Plus để tiếp cận với khả năng tùy chỉnh linh hoạt hơn.

ILIA đã triển khai Headless để cung cấp hình ảnh đa dạng và ấn tượng giúp khách hàng tìm thấy chính xác loại mỹ phẩm phù hợp với làn da của mình mà không cần tạo trải nghiệm web rườm rà ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ tải trang.

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - ILIA
Website ILIA

Bằng cách triển khai Headless Commerce trên Shopify Plus, các nhà phát triển của ILIA được tự do để thử nghiệm nhiều loại và định dạng nội dung khác nhau. Cách tiếp cận này đã cải thiện đáng kể khả năng của frontend như tốc độ tải trang nhanh hơn và mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu hơn với tính năng “Find My Shade”.

  • Website: https://iliabeauty.com/
  • Lĩnh vực: Mỹ phẩm
  • Lưu lượng truy cập: 530K/tháng
  • Xếp hạng: 20,571 (Hoa Kỳ) & 107,803 (Toàn cầu)

Bols

Được thành lập vào năm 1575, Bols – thương hiệu chuyên về các món nước cocktails đã có mặt ở các quán bar, nhà hàng và máy bay trên khắp thế giới trong nhiều năm. Sau nhiều năm hoạt động, thương hiệu muốn bán hàng cho người tiêu dùng trên quy mô toàn cầu. Vì thế Bols đã xây dựng website thương mại điện tử cho cả hai mô hình B2B và B2C, đặt trọng tâm vào trải nghiệm khách hàng. 

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Bols
Website Bols

Bằng cách triển khai Headless Commerce trên nền tảng Shopify Plus, Bols có thể tùy chỉnh linh hoạt bố cục và thiết kế phần giao diện frontend, cho phép khách hàng mua cocktails, đặt chỗ sự kiện, mua vé sự kiện và đăng ký tham gia các khóa học pha chế. Đến nay, Bols đã xây dựng được cộng đồng hơn 20 nghìn người theo dõi trên Instagram và tích hợp mạng xã hội này vào website để chia sẻ công thức pha chế cocktails mới nhất.

  • Website: https://bols.com/
  • Lĩnh vực: FnB
  • Lưu lượng truy cập: 482.7K/tháng
  • Xếp hạng: 23,098 (Hà Lan) & 619,828 (Toàn cầu)

Victoria Beckham Beauty

Victoria Beckham được biết đến là tượng đài của làng thời trang thế giới, tài năng và sự cống hiến của cô được giới chuyên môn và người hâm mộ công nhận. Niềm đam mê của Victoria không chỉ dừng lại ở thời gian mà còn với lĩnh vực mỹ phẩm. Do đó, năm 2019, thương hiệu mỹ phẩm Victoria Beckham Beauty do cô làm nhà đồng sáng lập đã chính thức ra đời. 

Thương hiệu này đã triển khai website thương mại điện tử với tiêu chí hiệu suất cao, tốc độ tải trang nhanh chóng và có thể vận hành mượt mà với giao diện đa ngôn ngữ, đa tiền tệ. Vì thế, Victoria Beckham Beauty đã quyết định triển khai kiến trúc Headless, tận dụng Shopify Plus Storefront API, hosting Netlify kết hợp với hệ thống quản lý nội dung (CMS) – Contentful.

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Victoria Beckham Beauty
Website Victoria Beckham Beauty

Shopify Plus giúp doanh nghiệp này quản lý khách hàng, đơn hàng, tồn kho, tích hợp nhiều hình thức thanh toán để mang đến trải nghiệm đa tiền tệ. Trong khi đó, Contentful cung cấp những tính năng CMS vượt trội để quản lý dữ liệu phong phú của Victoria Beckham Beauty. 

Kotn

Kotn được thành lập với sứ mệnh đặt ra tiêu chuẩn cho sự sáng tạo và tiêu dùng có ý thức, thiết kế trang phục dựa trên các nguyên tắc thiết kế đảm bảo chất lượng, giá trị trung thực và có tác động tích cực đến xã hội. 

Sau khi ra mắt website thương mại điện tử Headless với Shopify Plus năm 2014, thương hiệu này tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với mong muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm vượt trội, Kotn điều chỉnh cách tiếp cận của mình cho mục tiêu phát triển những năm sau đó.

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Kotn
Website Kotn

Kotn đã sử dụng Shopify Storefront API để hợp nhất hai cửa hàng thành một, tích hợp với một hệ thống CMS mới và tùy chỉnh các trang sản phẩm và thanh toán. Điều này làm giảm nhu cầu về các ứng dụng tùy chỉnh và và các giải pháp liên quan, đồng thời trao quyền cho nhân viên quản lý, hàng tồn kho, doanh số và trải nghiệm khách hàng dễ dàng hơn. 

  • Website: https://kotn.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 336.3K/tháng
  • Xếp hạng: 4,834 (Canada) & 122,434 (Toàn cầu) 

Paul Valentine

Paul Valentine là thương hiệu chuyên chế tác và cung cấp những món trang sức thanh lịch, vượt thời gian. Chỉ trong vòng 8 năm kể từ khi thành lập năm 2015, Paul Valene chính thức trở thành thương hiệu trang sức lớn, có uy tín và hiện đã phục vụ hàng trăm khách hàng khắp thế giới. 

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Paul Valentine
Website Paul Valentine

Website Paul Valentine đã được vận hành trên Shopify Plus từ trước nhưng cách thiết lập lại khiến quy trình quản lý nội dung trên 12 cửa hàng địa phương trở nên phức tạp và kém hiệu quả. Do đó, triển khai kiến trúc Headless là phương pháp tiếp cận phù hợp nhất để giải quyết vấn đề này.

Theo đó, Paul Valentine đã xây dựng giao diện frontend tuỳ chỉnh bằng cách sử dụng Shopify Storefront API và framework Vue.js, đồng thời tích hợp hệ thống Contentful vào backend nhằm đồng nhất việc quản lý và phân phối nội dung giữa các cửa hàng. Điều này giúp đơn giản hoá hoạt động quản lý và vận hành website thương mại điện tử của đội ngũ Paul Valentine cũng như tăng tốc độ tải trang và đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà và nhất quán. 

  • Website: https://int.paul-valentine.com/
  • Lĩnh vực: Trang sức 
  • Lưu lượng truy cập: 168K/tháng
  • Xếp hạng: 16,087 (Đức) & 284,438 (Toàn cầu)

Veloretti

Veloretti là một thương hiệu xe đạp nổi tiếng của Hà Lan, chuyên sản xuất và cung cấp các loại xe đạp và phụ kiện cao cấp. Việc ra mắt dòng xe đạp điện hiện đại đầu tiên đã thúc đẩy Veloretti tái xây dựng toàn bộ website thương mại điện tử của mình. 

Trong khi các đối thủ tập trung vào công nghệ và các thông số kỹ thuật, Veloretti lại quyết định thiết kế trang web của mình mang đậm tính thời trang và phong cách sống bằng việc sử dụng bố cục và nội dung video độc đáo. Đối với các trang sản phẩm xe đạp không điện, Veloretti sử dụng theme sáng, trong khi theme tối sẽ được dùng cho các trang sản phẩm xe đạp điện, đảm bảo việc cung cấp đủ thông tin về kỹ thuật nhưng vẫn không làm mất yếu tố thời trang và giá trị cốt lõi của thương hiệu.

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Veloretti
Website Veloretti

Để làm được điều đó, Veloretti triển khai kiến trúc Headless, với Shopify Plus làm nền tảng cho phần backend, đồng thời sử dụng Shopify Storefront API để kết nối frontend và backend cũng như truy xuất dữ liệu và chức năng từ Shopify dễ dàng và linh hoạt. Ngoài ra, Veloretti sử dụng framework React để xây dựng giao diện frontend tuỳ chỉnh nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm độc đáo và đầy tính thời trang.  

  • Website: https://www.veloretti.com/
  • Lĩnh vực: Điện tiêu dùng 
  • Lưu lượng truy cập: 145.4K/tháng
  • Xếp hạng: 8,114 (Hà Lan) & 304,131 (Toàn cầu)

BonLook

BonLook là thương hiệu chuyên sản xuất và bán mắt kính nổi tiếng có trụ sở tại Montreal, và 37 cửa hàng chi nhánh có mặt khắp Canada. Ngoài ra, BonLook còn có dịch vụ cắt kính theo toa, khách hàng sẽ tải lên đơn thuốc, chọn chất liệu tròng kính, khả năng chống ánh sáng xanh, chống mỏi, kích thước gọng kính và kiểu dáng. 

15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - BonLook
Website BonLook

BonLook đã xây dựng giải pháp Headless đa kênh với Shopify Plus nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch giữa các kênh từ online đến offline với nhiều tính năng độc đáo, trong đó có công nghệ AR với “Virtual Try On”. Thương hiệu này còn tận dụng các ứng dụng trong Shopify Plus Certified Apps để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, nuôi dưỡng lòng trung thành bằng các chương trình khuyến mãi và ưu đãi theo mùa để thu hút khách hàng quay trở lại mua sắm.

  • Website: https://www.bonlook.ca/
  • Lĩnh vực: Thời trang  
  • Lưu lượng truy cập: 112.8K/tháng
  • Xếp hạng: 7,778 (Hoa Kỳ) & 294,314 (Toàn cầu)

Grass Roots Farmers’ Cooperative

Grass Roots là một hợp tác xã của các gia đình nông dân quy mô nhỏ ở Hoa Kỳ chuyên sản xuất và bán các sản phẩm sạch như thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt cừu và cả nước hầm xương. Vì muốn cung cấp cho người dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu nhất, Grass Roots quyết định triển khai giải pháp Headless Commerce trên nền tảng Shopify Plus. Điều này giúp Grass Roots tiếp cận với những công nghệ web hiện đại nhất để tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo của riêng mình với các tính năng như:

  • Cho phép khách hàng chọn kích cỡ sản phẩm và tự động hiển thị giá tiền
  • Tích hợp loyalty program với chương trình tặng quà cho bạn bè
  • Tích hợp đa dạng phương thức thanh toán như Shop Pay, PayPal, Google Pay
15 Thương hiệu triển khai Headless Commerce với Shopify Plus - Grass Roots Farmers Cooperative
Website Grass Roots Farmers’ Cooperative
  • Website: https://grassrootscoop.com/
  • Lĩnh vực: FnB
  • Lưu lượng truy cập: 68.7K/tháng
  • Xếp hạng: 105,894 (Hoa Kỳ) & 649,318 (Toàn cầu)

Triển khai Headless với Shopify Plus ngay hôm nay!

Trên đây là những minh chứng cụ thể cho việc cung cấp trải nghiệm khách hàng độc đáo và hấp dẫn của 15 thương hiệu ở khắp các lĩnh vực khi triển khai Headless dựa trên nền tảng Shopify Plus. 

Với khả năng tùy chỉnh linh hoạt và mở rộng vượt trội, Shopify Plus là một trong những nền tảng SaaS được các doanh nghiệp lớn cân nhắc lựa chọn để phát triển mô hình Headless Commerce nhờ những giải pháp tối ưu như Hydrogen + OxygenCommerce Components

Trong nhiều năm qua, SECOMM trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Suzuverse để thiết lập kiến trúc Headless cho website thương mại điện tử. Chúng tôi đảm nhận việc tư vấn, lập kế hoạch và đồng hành với doanh nghiệp để xây dựng website Headless Shopify Plus trên từng giai đoạn.

Liên hệ với SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) để bắt đầu dự án triển khai Headless với Shopify Plus ngay hôm nay!

2
5,863
0
1
25/10/2023
Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023
TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ECOMMERCE APIS 2023

Các doanh nghiệp khi triển khai Headless Commerce đều vì mong muốn có thể tích hợp với ứng dụng hay dịch vụ bên thứ ba để mở rộng khả năng, tăng cường hiệu suất và tăng tính linh hoạt của hệ thống thương mại điện tử. Do đó, họ không thể bỏ qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về eCommerce APIs – những giao diện lập trình ứng dụng.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu sơ lược những điều cần biết về eCommerce APIs bao gồm eCommerce APIs là gì, eCommerce APIs hoạt động như thế nào, các loại eCommerce APIs, vai trò của chúng trong Headless Commerce và lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs. 

Xem thêm: Headless Commerce là gì?

eCommerce APIs là gì?

eCommerce APIs là những giao diện lập trình ứng dụng (APIs) cho phép các ứng dụng, hệ thống bên ngoài truy cập và tương tác với các chức năng và dữ liệu của nền tảng thương mại điện tử. Ví dụ: một eCommerce API cho phép doanh nghiệp truy cập thông tin sản phẩm, đặt hàng, thanh toán, quản lý kho hàng, hay tích hợp với các dịch vụ bên thứ ba như vận chuyển, phân tích, email marketing, giao hàng. 

eCommerce APIs hoạt động như thế nào?

eCommerce APIs hoạt động dựa trên mô hình yêu cầu và phản hồi. Khi một ứng dụng hay hệ thống muốn truy cập hoặc thực hiện một chức năng trên hệ thống thương mại điện tử, ứng dụng hay hệ thống này sẽ gửi yêu cầu eCommerce API thông qua một phương thức HTTP như GET, POST, PUT hay DELETE.

Yêu cầu này sẽ chứa các thông tin như địa chỉ URL của eCommerce API và các dữ liệu cần thiết. Sau đó, eCommerce APIs sẽ xử lý yêu cầu và trả về một phản hồi cho ứng dụng hay hệ thống đã gửi yêu cầu trước đó. Phản hồi này sẽ có một mã HTTP cho biết kết quả của yêu cầu (thành công hay thất bại) và có thể chứa các dữ liệu dưới dạng JSON, XML,…

Các API trong lĩnh vực thương mại điện tử thường được công bố ở dạng tài liệu được gọi là “API documentation”. Tài liệu này chứa các hướng dẫn chi tiết về cách thiết lập kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua API. Điều này giúp doanh nghiệp và các nhà phát triển hiểu rõ cách sử dụng từng loại API.

Các loại eCommerce APIs phổ biến 

Có nhiều loại eCommerce APIs khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng và mục đích sử dụng của mỗi loại.

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023 - Các loại eCommerce APIs phổ biến
Các loại eCommerce APIs phổ biến

Một số loại eCommerce APIs phổ biến và quan trọng trong hệ thống thương mại điện tử phải kể đến bao gồm:

  • Product API: Cung cấp thông tin sản phẩm, cho phép hiển thị danh sách sản phẩm, chi tiết sản phẩm và quản lý danh mục sản phẩm trên website thương mại điện tử. Ví dụ: Shopify Product API, BigCommerce Product API, WooCommerce Product API,…
  • Order API: Hỗ trợ quản lý đơn hàng từ việc tạo đơn hàng, cập nhật trạng thái đơn hàng đến xử lý trả hàng và hoàn tiền. Ví dụ: Shopify Order API, BigCommerce Order API, Magento Order API,…
  • Payment API: Cho phép xử lý thanh toán trực tuyến, tích hợp cổng thanh toán và xử lý giao dịch thanh toán an toàn. Ví dụ: Stripe API, PayPal API, Braintree API,…
  • Inventory API: Quản lý thông tin về tồn kho, bao gồm số lượng sản phẩm có sẵn, cập nhật tồn kho sau mỗi đơn hàng và theo dõi lượng tồn kho. Ví dụ: Shopify Inventory API, BigCommerce Inventory API, Magento Inventory API, WooCommerce Inventory API,…
  • Shipping API: Cung cấp tích hợp vận chuyển và theo dõi đơn hàng giúp khách hàng xem thông tin vận chuyển và dự đoán thời gian giao hàng. Ví dụ: ShipStation API, FedEx API, Shippo API,…
  • Marketing API: Cho phép tích hợp các công cụ email marketing, quảng cáo trả phí, hoặc tích hợp với các nền tảng mạng xã hội. Ví dụ: Mailchimp API, HubSpot API, Google Ads API,…
  • Localization & Currency Conversion API: Cho phép tùy chỉnh và định dạng website thương mại điện tử phù hợp với đối tượng khách hàng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Ví dụ: Shopify Multi-Currency API, Stripe Localization API, PayPal Localization API,…

Vai trò của eCommerce APIs trong Headless Commerce 

Headless Commerce là kiến trúc giải pháp cho phép tách biệt giao diện người dùng (frontend) và hệ thống quản lý (backend) của website thương mại điện tử. Headless Commerce còn được gọi là phương pháp tiếp cận “Ưu tiên API” (API-first) vì frontend và backend giao tiếp với nhau thông qua một lớp API. 

Do đó có thể thấy, eCommerce API đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối frontend và backend. Giả sử một khách hàng truy cập vào website thương mại điện tử của doanh nghiệp và thực hiện một đơn hàng, frontend của trang web có thể sử dụng eCommerce APIs để gửi yêu cầu tới backend để kiểm tra tính khả dụng của sản phẩm, tính toán giá trị đơn hàng và tạo đơn hàng. Backend sau đó có thể xử lý các yêu cầu này và trả về thông tin cần thiết để hiển thị cho khách hàng. 

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023 - Vai trò của eCommerce APIs trong Headless Commerce
Vai trò của eCommerce APIs trong Headless Commerce

eCommerce APIs cho phép frontend truy cập và tương tác với các chức năng và dữ liệu của backend, đồng thời cũng cho phép backend tích hợp với các dịch vụ và hệ thống bên thứ ba như CMS, CRM, ERP, DXP. Ngoài ra, eCommerce API cũng giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều giao diện người dùng khác nhau cho đa dạng kênh bán hàng và thiết bị như website, mobile app, voice commerce, wearable, AR/VR. 

Các eCommerce API giúp các doanh nghiệp triển khai Headless Commerce một cách linh hoạt, không chỉ cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh mà còn thúc đẩy sự mở rộng và phát triển ở thị trường quốc tế nhanh chóng và hiệu quả.  

Lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs 

Lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về eCommerce APIs 2023
Lợi ích khi tích hợp eCommerce APIs
  • Mở rộng khả năng của hệ thống

Doanh nghiệp có thể thêm các chức năng và tính năng mới vào website thương mại điện tử bằng cách sử dụng các eCommerce APIs có sẵn hoặc tự tạo các API cho riêng mình. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng mở rộng khả năng của hệ thống thương mại điện tử, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu hơn 

  • Tăng cường hiệu suất

Doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu suất của website thương mại điện tử bằng sách sử dụng các eCommerce APIs để tự động hoá các quy trình kinh doanh nhằm giảm thiểu lỗi có thể xảy ra. Ví dụ doanh nghiệp có thể sử dụng API để đồng bộ hoá dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau để quản lý và vận hành hiệu quả hơn. 

  • Tuỳ chỉnh linh hoạt

Doanh nghiệp có thể tự do tùy chỉnh website thương mại điện tử của mình theo nhu cầu và mong muốn của mình bằng cách tích hợp các eCommerce APIs để kết nối với các ứng dụng và hệ thống khác bên thứ ba. Ví dụ doanh nghiệp có thể sử dụng eCommerce APIs để tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo, kết hợp với các công nghệ mới như AI, AR/VR và blockchain. 

  • Tăng cường bảo mật

Các ứng dụng, hệ thống bên thứ ba đặc biệt là hệ thống thanh toán thường bao gồm những quy tắc bảo mật nghiêm ngặt vì thế khi tích hợp với website của doanh nghiệp thông qua eCommerce APIs sẽ tăng tính bảo mật cho website. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu kinh doanh, dữ liệu khách hàng và thông tin thanh toán khỏi rủi ro bị xâm nhập hoặc đánh cắp. 

  • Mở rộng đa kênh 

Các eCommerce APIs cho phép doanh nghiệp tích hợp với nhiều giao diện người dùng khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều kênh bán hàng, bao gồm website, ứng dụng di động hay thậm chí mạng xã hội. 

Trên đây là những điều cần biết về eCommerce APIs – những giao diện lập trình ứng dụng cho phép các ứng dụng và hệ thống khác nhau tương tác với nhau một cách hiệu quả trong hệ thống thương mại điện tử. Nói cách khác eCommerce APIs đóng vai trò là cầu nối giữa frontend và backend trong mô hình Headless Commerce cho phép doanh nghiệp linh hoạt hoá các thao tác tùy chỉnh và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm độc đáo và liền mạch.

Liên hệ với SECOMM (028 7108 9908) để tìm hiểu thêm về tích hợp eCommerce APIs và triển khai Headless Commerce hiệu quả. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn để biến những ý tưởng của doanh nghiệp trở thành sự thật và đồng hành để hỗ trợ doanh nghiệp trên hành trình thương mại điện tử.

2
5,995
0
1
17/10/2023
Headless Commerce Là Gì Giải Thích Rõ Ràng Trong 5 Phút
HEADLESS COMMERCE LÀ GÌ? GIẢI THÍCH RÕ RÀNG TRONG 5 PHÚT

Khi nghiên cứu về những thay đổi lớn của thương mại điện tử trong hơn một thập kỷ qua, có một khái niệm không thể không nhắc đến chính là Headless Commerce. Đây không chỉ đơn thuần là một xu hướng mà là một giải pháp mang tính cách mạng đối với cách mà các doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử nhằm mang đến sự linh hoạt và hiệu quả hơn trong việc cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.

Những số liệu dưới đây góp phần chứng minh Headless Commerce là một trong những xu hướng phát triển nhanh nhất của thương mại điện tử:

  • Việc triển khai Headless Commerce tăng 50% trong hai năm vừa qua.
  • Đến 2025, 35% doanh nghiệp lên kế hoạch chuyển đổi từ mô hình Monolithic Commerce sang Headless Commerce.
  • 60% nhà bán lẻ hàng đầu Bắc Mỹ được dự đoán sẽ triển khai Headless từ giờ đến 2025.
  • Các nền tảng Headless Commerce chứng kiến lượng sử dụng tăng 40% trong giai đoạn Covid.
  • Các doanh nghiệp triển khai Headless báo cáo rằng thời gian tải trang của website giảm 20% và doanh thu trung bình tăng 24%.

Vậy, Headless Commerce là gì và tại sao đây được xem là một cách tiếp cận hiện đại và linh hoạt cho việc triển khai thương mại điện tử? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Headless Commerce là gì?

Headless Commerce là một kiến trúc thương mại điện tử tách biệt phần giao diện người dùng (Frontend) và phần hệ thống quản lý dữ liệu và chức năng (Backend) của website thương mại điện tử. Sự tách biệt này giúp cho frontend và backend có thể được xây dựng hoàn toàn độc lập và kết nối với nhau thông qua các eCommerce API (Application Programming Interface).

Headless Commerce Là Gì Giải Thích Rõ Ràng Trong 5 Phút - Headless Commerce là gì
Headless Commerce là gì?

Triển khai Headless, doanh nghiệp có thể sử dụng bất kỳ công nghệ hay công cụ nào mình muốn để thiết kế và tuỳ chỉnh giao diện người dùng mà không bị phụ thuộc vào nền tảng thương mại điện tử đang sử dụng. Doanh nghiệp cũng có thể cập nhật và thay đổi backend mà không làm ảnh hưởng đến phần frontend. 

Headless Commerce khác Monolithic Commerce như thế nào?

Trước khi giải pháp Headless Commerce, hầu hết các website thương mại điện tử đều được xây dựng với kiến trúc Monolithic – tức là phần frontend và backend được liên kết chặt chẽ với nhau trong một hệ thống duy nhất. Đây là cách tiếp cận truyền thống và đơn giản, giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng và quản lý website thương mại điện tử của mình.

Tuy nhiên, Monolithic Commerce tồn tại nhiều hạn chế đặc biệt khi doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng hệ thống thương mại điện tử. Một số vấn đề thường gặp khi triển khai Monolithic Commerce:

  • Hạn chế tuỳ chỉnh: Vì phần frontend và backend được kết nối với nhau nên doanh nghiệp sẽ gặp nhiều ràng buộc khi muốn thiết kế lại hoặc thêm bớt các tính năng cho website. Do đó, doanh nghiệp phải tuỳ chỉnh cả hai phần và điều này có thể gặp phải các vấn đề về tương thích và hiệu suất. 
  • Hạn chế mở rộng quy mô: Khi website thương mại điện tử có sự gia tăng đáng kể về số lượng sản phẩm, giao dịch và lưu lượng truy cập, doanh nghiệp cần nâng cấp và mở rộng hệ thống để đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng. Tuy nhiên, với kiến trúc Monolithic, việc này trở nên khó khăn và tốn kém vì doanh nghiệp sẽ phải cập nhật toàn bộ hệ thống và có thể sẽ phải tạm ngưng hoạt động của website thương mại điện tử.
  • Không đáp ứng nhu cầu đổi mới và cạnh tranh: Trong thời đại số, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật các xu hướng công nghệ mới để đổi mới và cải tiến website thương mại điện tử nhằm thu hút và giữ chân khách hàng cũng như tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, với mô hình Monolithic Commerce, việc này cần thực hiện chậm và thận trọng vì mỗi thay đổi nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống và có thể gây ra lỗi hay sự cố không mong muốn.

Trái ngược với Monolithic Commerce, kiến trúc Headless mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích khi triển khai website thương mại điện tử. Một số trong đó chính là:

  • Dễ dàng tuỳ chỉnh: Trong mô hình Headless Commerce, doanh nghiệp được tự do sử dụng các công nghệ và công cụ phát triển yêu thích để xây dựng hệ thống thương mại điện tử toàn diện từ frontend đến backend nhằm mục đích mang đến trải nghiệm mua sắm độc đáo và hấp dẫn cho khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp dễ dàng thay đổi phần frontend hoặc backend mà không làm ảnh hưởng đến phần còn lại hay sự vận hành chung của cả hệ thống.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô: Với Headless Commerce, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô website một cách dễ dàng. Doanh nghiệp có thể tăng cường hoặc giảm bớt các tích hợp ở phần backend dựa trên nhu cầu, hoặc tích hợp với nhiều kênh bán hàng khác nhau để tạo ra nhiều frontend (website, mobile app, IoT) được vận hành duy nhất trên một hệ thống backend thông qua API. Nhờ đó, doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo ra nhiều doanh số hơn.
  • Dễ dàng đổi mới và cạnh tranh: Triển khai Headless, doanh nghiệp có thể đổi mới và cải tiến website thương mại điện tử của mình một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn. Doanh nghiệp có thể tự do thử nghiệm các tính năng mới hay tích hợp với nhiều hệ thống khác bên thứ ba mà không cần lo lắng về vấn đề tương thích và hiệu suất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ mới nhất vào website như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning), thực tế ảo (AR/VR) để cung cấp trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. 
Headless Commerce Là Gì Giải Thích Rõ Ràng Trong 5 Phút - Headless Commerce khác Monolithic Commerce như thế nào
Monolithic vs Headless Commerce 

Lợi ích khi triển khai Headless Commerce

Headless Commerce Là Gì Giải Thích Rõ Ràng Trong 5 Phút - Lợi ích khi triển khai Headless Commerce
Lợi ích khi triển khai Headless Commerce

Cung cấp trải nghiệm đa kênh linh hoạt 

Mô hình Headless Commerce cho pháp doanh nghiệp tuỳ chỉnh để tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo trên nhiều kênh khác nhau (website, mobile app, IoT). Điều này chẳng hạn không ảnh hưởng đến hệ thống backend mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn và thúc đẩy khả năng chuyển đổi.

Tích hợp dễ dàng

Thông qua các API, doanh nghiệp có thể kết hợp và tích hợp nhiều hệ thống từ bên thứ ba một cách liền mạch (CRM, CMS, ERP, DXP) vào hệ thống backend để tăng cường sự hiệu quả của việc quản lý và vận hành hoạt động thương mại điện tử. Việc này giúp doanh nghiệp tận dụng khả năng vượt trội từ nhiều dịch vụ khác nhau mà không cần lo lắng về vấn đề tương thích hay hiệu suất hoạt động của cả website.

Cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá

Với khả năng tích hợp dễ dàng với các hệ thống khác, doanh nghiệp có thể thu thập và tổng hợp dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, như CRM, chiến dịch quảng cáo hoặc dữ liệu từ trải nghiệm mua sắm trước đó. Triển khai Headless, doanh nghiệp có thể tạo ra giao diện tuỳ chỉnh dựa trên dữ liệu và thông tin cá nhân của khách hàng, chẳng hạn như hiển thị nội dung, sản phẩm và thông điệp riêng biệt cho từng khách hàng theo sở thích, hành vị mua sắm và lịch sử giao dịch. 

Bán hàng ở thị trường quốc tế 

Triển khai Headless Commerce cung cấp cho doanh nghiệp khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế bằng cách điều chỉnh hoạt động kinh doanh để phục vụ hiệu quả các thị trường khác nhau. Cụ thể, doanh nghiệp có thể tuỳ chỉnh giao diện người dùng, quản lý nội dung và chế độ xem riêng biệt cho từng đối tượng khách hàng ở mỗi thị trường khác nhau. Đồng thời, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các tích hợp đối với tuỳ chọn thanh toán, giao hàng, ngôn ngữ và tiền tệ để tối ưu trải nghiệm địa phương. 

Hiệu suất tối ưu

Trong kiến trúc Headless, phần frontend và backend hoạt động độc lập với nhau thông qua API nên doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu suất của cả hai phần. Đơn cử, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá điều hướng và tốc độ tải trang của các frontend (website, mobile app, IoT) mà không phụ thuộc nhiều và hiệu suất của phần backend. Tương tự, doanh nghiệp có thể tối ưu phần backend để xử lý các yêu cầu về sản phẩm, giao dịch hay tồn kho một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của các frontend.

Headless Commerce có phù hợp với mọi doanh nghiệp?

Headless Commerce là một giải pháp thương mại điện tử hiện đại mang tính đột phá cao. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giải pháp này phù hợp với mọi doanh nghiệp. Vì thế, trước khi quyết định triển khai Headless cho website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố sau đây:

  • Mục tiêu kinh doanh: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình là gì và liệu Headless Commerce có giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó hay không. Nếu mục tiêu chỉ đơn thuần là tạo ra một website thương mại điện tử đơn giản và hiệu quả thì kiến trúc Monolithic vẫn có thể đáp ứng được và sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm độc đáo, liền mạch trên nhiều kênh bán hàng khác nhau thì triển khai Headless nên là sự ưu tiên.
  • Ngân sách và nguồn lực: Doanh nghiệp nên tính toán thật kỹ ngân sách và nguồn lực của mình khi triển khai Headless Commerce. Vì triển khai Headless yêu cầu việc sử dụng các eCommerce APIs để kết nối frontend và backend lại với nhau, doanh nghiệp sẽ cần có đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm và chuyên môn cao để thiết kế, phát triển và bảo trì các API đó cũng như để đáp ứng các tuỳ chỉnh phức tạp. Doanh nghiệp cũng cần chi trả cho các dịch vụ API, hosting, bảo mật và các tích hợp đang sử dụng. Nếu không có đủ ngân sách và nguồn lực, doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn và rủi ro thất bại khi triển khai mô hình này.
  • Nhu cầu phát triển và thời gian golive: Kiến trúc Headless khá phức tạp nên sẽ cần nhiều thời gian để xây dựng, tuỳ chỉnh và hoàn thiện website thương mại điện tử nên có thể làm kéo dài thời gian golive dự tính. Để tránh rủi ro nay đòi hỏi doanh nghiệp lên lịch trình triển khai chi tiết cho mỗi nhiệm vụ cần hoàn thành. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật các API, phần frontend, backend để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. Do đó, nếu doanh nghiệp cần golive website nhanh chóng và chưa có nhu cầu điều chỉnh quá nhiều các thiết lập của hệ thống thì không cần thiết phải triển khai Headless Commerce ở thời điểm này. 

Sẵn sàng để triển khai Headless Commerce? 

Thời gian qua, Headless Commerce góp phần thay đổi và định hình cách doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử. Mô hình này mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong việc tuỳ chỉnh và mở rộng quy mô cũng như cung cấp trải nghiệm đa kênh cho khách hàng. Tuy nhiên trước khi quyết định triển khai Headless, doanh nghiệp cần cân nhắc những vấn đề liên quan đến mục tiêu kinh doanh, ngân sách và nguồn lực, nhu cầu phát triển và thời gian golive. 

Khi đã sẵn sàng để triển khai Headless, doanh nghiệp chắc hẳn sẽ nghiên cứu về các nền tảng hỗ trợ Headless Commerce hàng đầu. Một trong số đó phải kể đến Shopify, nền tảng SaaS nổi tiếng này đến nay đã ra mắt nhiều giải pháp để doanh nghiệp triển khai Headless.

  • Shopify Hydrogen + Oxygen: Bộ giải pháp vượt trội bao gồm framework Hydrogen dựa trên React và hosting Oxygen giúp doanh nghiệp triển khai website thương mại điện tử theo kiến trúc Headless nhanh chóng và hiệu quả. 
  • Commerce Components: Bộ techstack mới đột phá đươc phát triển dành riêng cho doanh nghiệp lớn triển khai Headless Commerce hoặc Composable Commerce. Giải pháp này cho phép doanh nghiệp kết hợp những ‘components’ độc lập để tuỳ chỉnh và tăng cường trải nghiệm thương mại điện tử.
  • Headless Magento: 

Với kinh nghiệm về kỹ thuật lâu năm và chuyên môn cao trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã tư vấn và triển khai Headless Commerce thành công dựa trên một trong ba giải pháp của Shopify cho những doanh nghiệp hàng đầu như Vinamilk, Suzuverse,…

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (02871089908) để khám phá cách chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Headless Commerce và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử. 

2
6,957
0
1
16/10/2023
Những Điều Cần Biết Về Composable Commerce Năm 2023
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ COMPOSABLE COMMERCE 2023

Khi những giải pháp liên quan đến kiến trúc Monolithic gặp nhiều hạn chế về tính linh hoạt và tự do trong tuỳ chỉnh cũng như những giới hạn về hiệu suất và khả năng mở rộng thì sự quan tâm của doanh nghiệp đang hướng đến những kiến trúc linh hoạt hơn, đơn cử như Headless Commerce. 

Bên cạnh đó, khái niệm ‘Composable Commerce’ đã nổi lên như một giải pháp mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. 

Vậy Composable Commerce là gì? Có khác biệt gì so với Headless Commerce? Hãy cùng khám phá và tìm hiểu lý do vì sao Composable Commerce có thể là bước tiến đột phá mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. 

Composable Commerce là gì?

Thuật ngữ ‘Composable Commerce’ được sử dụng lần đầu bởi Gartner Research vào tháng 6 năm 2020, đề cập đến việc xây dựng hệ thống thương mại điện tử linh hoạt và tùy chỉnh bằng cách tích hợp các ‘component’ khác nhau để xây dựng nên gói giải pháp ‘Packaged Businesses Capabilities’ (PBCs) riêng biệt theo nhu cầu triển khai của doanh nghiệp. Các gói giải pháp PBCs này có thể kết nối với nhau thông qua APIs.  

Các PBCs có thể là 

  • Storefront
  • Catalog
  • Inventory
  • Cart 
  • Checkout
  • Payment 
Những Điều Cần Biết Về Composable Commerce Năm 2023 - Composable Commerce là gì
Composable Commerce 

Nếu ‘component’ đề cập đến những phần nhỏ hơn và chi tiết hơn của hệ thống thương mại điện tử thì PBCs là sự kết hợp của từng ‘component’ nhỏ để tạo thành giải pháp thương mại điện tử riêng biệt của từng doanh nghiệp. Lúc này, các ‘component’ ngang hàng với nhau và các PBCs ngang hàng với nhau nên khi có sự thay đổi và mở rộng ở bất kỳ ‘component’ hay PBCs nào cũng không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cả hệ thống. 

Nói một cách đơn giản hơn, trong mô hình Composable Commerce, doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống thương mại điện tử của mình giống như xây dựng bộ xếp hình Lego, trong đó mỗi PBCs đại diện cho mỗi khối Lego với chức năng cụ thể. Các khối này có thể kết hợp và kết nối thông qua APIs để tạo ra trải nghiệm thương mại điện tử linh hoạt và tùy chỉnh đúng theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp. 

Do đó, mô hình Composable Commerce giúp cho các doanh nghiệp đạt được tính linh hoạt và tối ưu cao nhất đối với hệ thống thương mại điện tử của mình. 

Ưu điểm của Composable Commerce

Một số lợi ích phải kể đến khi doanh nghiệp triển khai Composable Commerce:

Những Điều Cần Biết Về Composable Commerce Năm 2023 - Ưu điểm của Composable Commerce
Ưu điểm của Composable Commerce
  • Linh hoạt vượt trội 

Composable Commerce có sự linh hoạt cao. Doanh nghiệp chọn và kết hợp các ‘component’ phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh cụ thể của mình. Tính linh hoạt này cho phép doanh nghiệp dễ dàng tạo ra một hệ thống thương mại điện tử thích ứng với xu hướng của thị trường và nhu cầu về trải nghiệm của khách hàng ngày càng cao và thay đổi không ngừng. 

  • Tuỳ chỉnh & mở rộng

Composable Commerce đáp ứng những yêu cầu cao nhất của doanh nghiệp về tuỳ chỉnh và mở rộng. Doanh nghiệp không chỉ có thể tùy chỉnh từng ‘component’ để phù hợp với thương hiệu, trải nghiệm khách hàng mà còn có thể mở rộng quy mô các ‘component’ riêng lẻ để đáp ứng lưu lượng truy cập và khối lượng giao dịch ngày càng tăng cao. Khả năng tùy chỉnh và mở rộng của Composable Commerce cho phép doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm mua sắm khác biệt cho khách hàng, tăng tính cạnh tranh, đồng thời cho phép việc mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần phải đại trùng tu toàn bộ kiến trúc hệ thống.

  • Kiểm soát chi phí

Mặc dù có thể phát sinh chi phí thiết lập ban đầu liên quan đến việc lựa chọn và tích hợp nhiều ‘component’ nhưng Composable Commerce có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về lâu dài. Doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho các ‘component’ cụ thể cần sử dụng và tối ưu hoá bộ PBCs của mình để tránh những chi phí không cần thiết. Các giải pháp Composable Commerce hiện nay có ưu đãi tích hợp càng nhiều ‘component’ thì giá càng giảm, Commerce Components by Shopify là một ví dụ điển hình. 

  • Dễ dàng bảo trì

Các ‘component’ trong kiến trúc Composable Commerce thường được tách rời và trở nên độc lập với nhau, giúp việc duy trì và cập nhật từng ‘component’ riêng lẻ dễ dàng hơn. Điều này sẽ giảm thiểu tình trạng gián đoạn và nguy cơ ngừng hoạt động của hệ thống trong quá trình bảo trì hoặc nâng cấp. 

Nhược điểm của Composable Commerce

Những Điều Cần Biết Về Composable Commerce Năm 2023 - Nhược điểm của Composable Commerce
Nhược điểm của Composable Commerce
  • Tích hợp phức tạp

Composable Commerce yêu cầu tích hợp nhiều ‘component’ khác nhau và việc này có thể phức tạp và tốn nhiều thời gian. Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các ‘component’ độc lập này hoạt động liền mạch và hiệu quả với nhau trong cùng một hệ thống, điều này đòi hỏi những nỗ lực phát triển và tuỳ chỉnh bổ sung.

  • Chi phí tích hợp

Quy mô doanh nghiệp càng lớn và nhu cầu triển khai hệ thống càng cao cấp và phức tạp thì sẽ cần tích hợp nhiều ‘component’, điều này có thể dẫn đến chi phí trả trước và chi phí ‘ongoing’ cao. Doanh nghiệp cần phân chia giai đoạn, nguồn lực để phát triển, thử nghiệm và duy trì liên tục hoạt động tích hợp này. 

  • Yêu cầu cao về việc lập kế hoạch 

Triển khai kiến trúc Composable Commerce yêu cầu doanh nghiệp lên kế hoạch thật cẩn thận, từ số lượng ‘component’, lựa chọn nhà cung cấp, giải pháp tích hợp đến vấn đề về bảo trì và nâng cấp các ‘component’ này. 

  • Yêu cầu cao về chuyên môn

Việc xây dựng và bảo trì hệ thống thương mại điện tử theo mô hình Composable Commerce yêu cầu rất cao về kiến thức và kỹ năng kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp tích hợp khác nhau. Doanh nghiệp phải đầu tư vào đào tạo đội ngũ nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị có chuyên môn cao. 

  • Khó quản lý 

Việc quản lý hệ thống Composable Commerce có thể là một thách thức lớn, đặc biệt khi doanh nghiệp tích hợp các ‘component’ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Mặc dù Composable Commerce mang đến sự linh hoạt trong việc tích hợp, nhưng điều này đồng nghĩa doanh nghiệp phải quản lý quan hệ với các nhà cung cấp. Khi có nhu cầu về mở rộng, doanh nghiệp phải làm việc với những nhà cung cấp này để đảm bảo từng ‘component’ có thể mở rộng đồng thời và hiệu quả tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống. 

  • Bảo mật và tuân thủ quy tắc 

Việc quản lý bảo mật và tuân thủ các quy tắc của nhiều ‘component’ cùng lúc có thể phức tạp. Mỗi nhà cung cấp sẽ có giao thức bảo mật và yêu cầu tuân thủ riêng. Vì thế, làm thế nào để doanh nghiệp đảm bảo việc tuân thủ quy định của nhà cung cấp nhưng không gây ảnh hưởng đến hệ thống Composable Commerce của mình? – Đó là một thách thức đối với các doanh nghiệp triển khai mô hình này. 

Composable Commerce và Headless Commerce khác nhau như thế nào?

Kiến trúc Composable và Headless Commerce đều tách rời phần ‘frontend’ và ‘backend’, mang đến mức độ linh hoạt và tùy chỉnh cao hơn. Cả Composable và Headless Commerce đều là những giải pháp công nghệ mà phần lớn các doanh nghiệp lớn trên thế giới đang tập trung hướng đến. 

Vậy điểm khác biệt chính giữa Composable Commerce và Headless Commerce là gì? 

Sự tách biệt phần giao diện ‘frontend’ và hệ thống ‘backend’ trong kiến trúc Headless giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc cập nhật và tuỳ chỉnh ‘frontend’ hoặc ‘backend’ mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Trong khi đó kiến trúc theo dạng mô-đun của Composable Commerce tiến thêm một bước nữa là tách rời tất cả thành phần thương mại điện tử, cho phép doanh nghiệp chọn và thiết lập bộ PBCs hoàn hảo cho nhu cầu của mình. 

Điểm đặc biệt chính trong kiến trúc Composable Commerce là dù frontend có thể kết nối với nhiều ‘component’ khác nhau ở backend thông qua các API nhưng các ‘component’ này có thiết kế có tính mô-đun cao và độc lập với nhau. Điều này nghĩa là những thay đổi đối với một ‘component’ sẽ không ảnh hưởng đến các ‘component’ khác hoặc giao diện frontend. 

Những Điều Cần Biết Về Composable Commerce Năm 2023 - Composable Commerce và Headless Commerce khác nhau như thế nào
Headless Commerce vs Composable Commerce 

Triển khai Headless Commerce hay Composable Commerce?

Khi xem xét triển vọng của các kiến trúc thương mại điện tử thì rõ ràng là cả Headless Commerce và Composable Commerce đều mang đến khả năng tùy chỉnh và mở rộng vượt trội, cho phép doanh nghiệp thoát khỏi những ràng buộc truyền thống để thích nghi với xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, quyết định triển khai kiến trúc nào sẽ tùy thuộc vào yêu cầu kinh doanh cụ thể, chuyên môn kỹ thuật và mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được. 

Với chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm của SECOMM trong việc triển khai nhiều dự án Headless Commerce thành công, chúng tôi đóng vai trò là đối tác đáng tin cậy để tư vấn doanh nghiệp hướng đến việc triển khai kiến trúc này với những giải pháp đột phá. 

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào Hotline (028 7108 9908) để cùng thực hiện bước nhảy vọt với SECOMM và mở khóa toàn bộ tiềm năng của Headless Commerce lẫn Composable Commerce ngay hôm nay!

2
4,956
0
1
28/09/2023
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
10 XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÁNG CHÚ Ý NHẤT NĂM 2023

Thương mại điện tử hiện là ngành công nghiệp chiếm thị phần lớn của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong hai năm vừa qua nhờ tác động từ đại dịch toàn cầu và các biện pháp giãn cách xã hội. Qua một năm xã hội từng bước tiến tới giai đoạn “bình thường mới”, khách hàng đã bắt đầu quay trở lại mua sắm tại các cửa hàng truyền thống.

Tuy vậy, nhờ xu hướng tiêu dùng thương mại điện tử đã được thiết lập, kèm theo sự thúc đẩy từ làn sóng chuyển đổi số quy mô toàn cầu, đã góp phần định hướng các doanh nghiệp thay đổi để phù hợp với quỹ đạo xoay vần của nền kinh tế số. 

Do đó, nhận biết và đón đầu xu hướng thương mại điện tử của năm 2023 là vô cùng cần thiết để các chiến lược Marketing trong năm mới của doanh nghiệp được thực thi một cách hiệu quả và thành công. Dưới đây liệt kê 10 xu hướng thương mại điện tử được dự báo sẽ “làm mưa làm gió” trên thị trường trong năm sau.

Omnichannel

Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh như website thương mại điện tử, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, chuỗi cửa hàng, đại lý phân phối,v.v nhưng hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý. 

Ngoài ra, Multi-Channel cũng được gọi là mô hình bán hàng đa kênh nhưng khác với Omnichannel ở chỗ các kênh trong mô hình Multi-channel hoạt động độc lập, dữ liệu không liên kết, nội dung tiếp thị rời rạc, không được cập nhật liên tục và xuyên suốt dẫn đến trải nghiệm khách hàng không đồng nhất và liền mạch khi mua sắm ở nhiều kênh khác nhau.

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel

Sau 2 năm trải nghiệm mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng bắt đầu trở lại mua sắm tại cửa hàng nhờ vào việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, không vì thế mà khiến đà tăng trưởng thương mại điện tử bị trì trệ mà ngược lại tiếp tục bứt phá. Tại đó, doanh nghiệp tận dụng sự ưa thích mua sắm online từ những năm gần đây và đẩy mạnh triển khai Omnichannel nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm đa dạng và hiệu quả. 

Theo thống kê gần đây cho thấy:

  • Ước tính có khoảng 56% khách hàng sử dụng smartphone để tra cứu về sản phẩm khi đang ở trong cửa hàng bán lẻ. 
  • Gần 75% người dùng sử dụng nhiều kênh khác nhau như website, mạng xã hội, cửa hàng,… để mua sắm.
  • Khoảng 73% người tiêu dùng thương mại điện tử cho biết họ tiếp cận đa kênh trong suốt hành trình trải nghiệm. Ví dụ như sau khi mua sắm tại cửa hàng, người mua tiếp tục theo dõi website, các trang mạng xã hội, gian hàng trên sàn thương mại điện tử của thương hiệu. 

Vì vậy, Omnichannel vẫn được xem là xu hướng thương mại điện tử phát triển mạnh trong năm 2023. 

Mobile Commerce

Thương mại di động (Mobile Commerce hay mCommerce) là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân phân phối hàng hoá và dịch vụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các thiết bị không dây cầm tay như điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Theo Bankmycell, số lượng người dùng điện thoại thông minh trên toàn thế giới năm 2022 là 6,648 tỷ, tương đương với 83,07% dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh. Hơn nữa, theo dự đoán, con số này sẽ tăng lên đến 7,516 tỷ vào năm 2026. Ngoài ra, tỷ lệ người dùng trên toàn cầu tham gia mua sắm trực tuyến trong năm 2022 chiếm 58,4%.

Riêng tại Việt Nam, những số liệu thú vị được thống kê tại Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022:

  • 88% phương tiện truy cập Internet của người dân là điện thoại di động, trong khi tỷ lệ này năm 2021 chỉ đạt 57%.
  • Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến là 74,8%.
  • 91% phương tiện điện tử thường được sử dụng để đặt hàng trực tuyến là điện thoại di động.
  • Trong các kênh mua sắm trực tuyến, có 47% lượng người dùng mua hàng thông qua các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động. 
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022

Có thể thấy, tỷ lệ người dân toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng sở hữu thiết bị di động và sử dụng chúng vào hoạt động mua sắm trực tuyến là khá cao và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Vì vậy, đây sẽ là một trong những xu hướng nổi bật mà các doanh nghiệp thương mại điện tử cần ưu tiên đẩy mạnh trong chiến lược Marketing năm 2023. 

Social Commerce

Social Commerce là quá trình doanh nghiệp sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube, Zalo,v.v làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ trực tuyến. Nói cách khác, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và eCommerce (Thương mại điện tử).

Tầm ảnh hưởng và độ phủ sóng của mạng xã hội chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ những năm gần đây. Với 59% dân số thế giới sử dụng mạng xã hội, sẽ không lạ khi tự tin khẳng định con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. 

Nếu trước đây các thương hiệu sử dụng mạng xã hội để tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng, thì ngày nay doanh nghiệp thương mại điện tử gia tăng doanh số bán hàng bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp thông qua các trang mạng xã hội. Theo đó, người tiêu dùng vừa có thể kết nối, trao đổi thông tin, vừa có thể tìm kiếm và mua sắm online tại cùng một nơi, vô cùng thuận tiện. 

Theo Statista, doanh số thương mại xã hội toàn cầu đạt 992 tỷ USD năm 2022 và được dự đoán sẽ đạt gần 3 nghìn tỷ USD vào năm 2026. 

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Xu hướng Social Commerce

Nhờ sự bành trướng của mạng xã hội mà thương mại xã hội hay Social Commerce đã có sự bứt tốc mạnh mẽ và trở thành thỏi nam châm thu hút các thương hiệu tìm đến để tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng, khai thác và hiện thực hoá mục tiêu về Marketing và doanh số. Do đó, nếu doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng mạng xã hội hay Social Commerce không thuộc top ưu tiên trong chiến lược Marketing năm 2023, rất có thể đấy sẽ là thiếu sót lớn làm vụt mất rất nhiều cơ hội cạnh tranh tại chiến trường thương mại điện tử vốn đã quá cạnh tranh. 

Headless Commerce

Hiện nay, doanh nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn để xây dựng website thương mại điện tử nhưng về cơ bản, cấu trúc một website đều sẽ bao gồm các phần chính như sau:

  • Frontend: Tất cả những gì người dùng nhìn thấy và tương tác mỗi khi truy cập vào website bao gồm giao diện, nội dung, chức năng, v.v được tiếp nhận từ backend. 
  • Backend: Tất cả những phần hoạt động của website hoặc app mà người dùng không thể nhìn thấy được như hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ thiết kế, công cụ quản lý, các chức năng tùy biến.

Đối với các website sử dụng cấu trúc truyền thống thì frontend và backend sẽ được hoạt động dựa trên cùng một nền tảng và từ đó sẽ kết nối chặt chẽ với nhau. Do đó, mọi thay đổi trên website sẽ được chỉnh sửa hai phần trong cùng một lúc. Tuy nhiên, với Headless Commerce, backend và frontend sẽ được tách rời với nhau và hoạt động một cách độc lập trên hai hệ thống riêng biệt.

Các lợi ích khi doanh nghiệp triển khai Headless Commerce:

  • Tăng khả năng tuỳ chỉnh
  • Tăng khả năng mở rộng
  • Tăng tốc độ tải trang
  • Tích hợp liền mạch
  • Hỗ trợ bán hàng đa kênh
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Lợi ích khi triển khai Headless Commerce

Bằng việc sử dụng cấu trúc Headless, Nike đã trở thành nhãn hàng với thị phần lớn hơn hẳn so với Adidas – một đối thủ đáng gờm của Nike. Hơn nữa, website của Nike đã ghi nhận hơn 60 triệu lượt truy cập trang chỉ trong vòng 1 tháng. Bên cạnh đó, tỉ trọng mua hàng trực tiếp mà không qua phân phối trung gian cũng từ đó mà tăng lên đáng kể.

Từ Case Study của Nike, có thể thấy rằng Headless Commerce là một trong những giải pháp hữu dụng đối với các doanh nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng doanh số thương mại điện tử. 

Shoppertainment

Shoppertainment là hình thức mua sắm kết hợp giải trí, được triển khai như một phần của chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu, từ đó kích cầu mua sắm. Tại kỷ nguyên của chuyển đổi số và thương mại điện tử được đặt để ở vị trí hàng đầu trong xu hướng kinh doanh hiện đại thì Shoppertainment được ứng dụng và chi phối phần lớn hoạt động thương mại trực tuyến.

Một số ứng dụng phổ biến của xu hướng Shoppertainment trong thực tế phải kể đến bao gồm: 

  • Live Selling: Bán hàng livestream.
  • Shoppable Video: Mua sắm trực tiếp tại video.
  • Gamification: Trò chơi điện tử ứng dụng hoá.

Có thể thấy cả ba hình thức này đều tập trung vào tính giải trí và sự tương tác. Khi đó, yếu tố cảm xúc được khơi dậy, đưa đến hàng loạt những quyết định mua sắm thiếu khôn ngoan và nằm ngoài kế hoạch. Dưới góc độ kinh doanh, điều này có lợi cho doanh nghiệp. Nghiên cứu gần đây của TikTok cũng cho thấy điều đó:

  • 82% người dùng Đông Nam Á mua sản phẩm từ những nhãn hàng họ ít khi sử dụng.
  • 55% người dùng đã đưa ra các quyết định mua sắm hàng hóa nằm ngoài kế hoạch.
  • 89% người dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok.
  • ½ lượng người dùng TikTok thừa nhận đã khám phá ra sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng này.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn mua hàng và cảm thấy vui vì việc đó.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn việc mua sắm trở nên thú vị và giải trí hơn.
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: TikTok

Việc xu hướng Shoppertainment bùng nổ trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu tương tác, kết nối xã hội sau thời gian đời sống tinh thần bị ảnh hưởng bởi Covid là rất cao.

Điều này buộc các thương hiệu phải nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó bằng cách biến trải nghiệm mua sắm thông thường thành trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí, tương tác và kết nối xã hội. Và Shoppertainment chính là giải pháp mà doanh nghiệp tìm kiếm. Đồng thời, đây là phương thức khai thác tối đa yếu điểm lớn nhất của khách hàng – cảm xúc.

Khi cảm xúc hưng phấn và vui vẻ được khơi gợi trong quá trình mua sắm, khách hàng tương tác nhiều hơn, mua nhiều sản phẩm ngoài kế hoạch hơn, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và doanh số bán hàng sẽ bứt phá theo đó.

Công nghệ AI

Công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) hiện nay có tác động đáng kể đối với doanh nghiệp thương mại điện tử trong việc đưa ra các giải pháp tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng. 

Những số liệu thống kê bên dưới đã chứng minh sự ảnh hưởng đáng kinh ngạc của AI đối với thị trường thương mại điện tử và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này:

  • Thị trường thương mại điện tử được hỗ trợ bởi AI ước tính đạt 16.8 tỷ USD vào năm 2030 (theo InsightAce Analytics).
  • Tại thị trường thương mại điện tử bán lẻ, giá trị của AI được dự đoán tăng từ 1.7 triệu USD năm 2021 lên 36.4 triệu USD năm 2030 (theo Precedence Research).
  • 78% các thương hiệu đã sử dụng AI cho website thương mại điện tử (theo Oracle).
  • Giá trị thị trường Chatbots được dự đoán đạt 3.99 tỷ USD vào năm 2030 (theo Grandview Research).
  • Dự đoán các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua Chatbots sẽ đạt 112 tỷ USD trong năm 2023 (theo Business Solution).
  • Chi phí sử dụng AI Chatbots cho chăm sóc khách hàng giảm 30% so với việc thuê nhân sự để làm việc này (theo Business Solution).
  • 79% chủ doanh nghiệp thương mại điện tử thừa nhận kết hợp AI với marketing và bán hàng giúp tăng doanh thu của công ty (theo McKinsey).
  • 54% doanh nghiệp tại Pháp cho rằng AI hỗ trợ tốt việc phân tích dữ liệu thương mại điện tử (theo Statista).
  • 70% nhà điều hành doanh nghiệp thương mại điện tử tại Châu Âu và Bắc Mỹ cho rằng công nghệ AI có thể giúp tối ưu cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng (theo Statista).
  • 37% người dùng nhấp vào đề xuất thương mại điện tử do AI điều khiển trong lần đầu ghé thăm website, đã quay lại vào ngày hôm sau đó (theo Invesp).
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Số liệu thú vị cho thấy sự ảnh hưởng của AI đối với thương mại điện tử

Hiện nay có 2 ứng dụng của công nghệ AI được sử dụng phổ biến trong thương mại điện tử đó là:

Chatbots

Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, Chatbots sẽ như là những nhân viên bán hàng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng 24/7. Điều này giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách về địa lý và múi giờ, giúp quá trình tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng diễn ra hiệu quả không gián đoạn. 

Cá nhân hoá chiến dịch quảng cáo (Personalized Advertising Campaigns)

Bằng cách thu thập dữ liệu khách hàng, AI có thể hỗ trợ tạo nội dung và đề xuất phù hợp cho từng khách hàng cụ thể. Để cải thiện các chiến dịch tiếp thị và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, AI cũng có thể dự đoán hành vi mua hàng dựa trên lịch sử tìm kiếm và duyệt web của người dùng, khi dữ liệu có sẵn một cách hợp pháp.

Công nghệ VR/AR

Công nghệ Thực tế ảo – VR (Virtual Reality) là công nghệ hiện đại đưa người dùng bước vào một không gian mô phỏng nhưng vẫn rất chân thực chỉ bằng chiếc kính 3 chiều (kính thực tế ảo). Thế giới ảo mà người dùng nhìn thấy thực chất được thiết lập và điều khiển bởi một hệ thống máy tính có cấu hình cao. 

Công nghệ Thực tế ảo tăng cường – AR (Augmented Reality) là công nghệ mới được tăng cường từ công nghệ VR. Công nghệ này có khả năng xóa bỏ ranh giới giữa thế giới thực và mô hình 3D ảo. Nghĩa là người dùng sẽ được trải nghiệm mô hình ảo trong không gian thực tế thông qua smartphone hoặc máy tính.

Từ nhiều năm nay, Lazada đã đón đầu xu hướng AR và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh nhất định trong việc thu hút cả người dùng và nhà bán hàng bằng kế hoạch rõ ràng, chiến lược đúng đắn. 

7 10 Xu Huong Thuong Mai Dien Tu Dang Chu Y Nhat Nam 2023
Lazada sử dụng công nghệ AR để nâng cao trải nghiệm người dùng

Cụ thể, tính năng Trải nghiệm sản phẩm trực tuyến (Virtual Try On, VTO) trên Lazada có nhiều chức năng phong phú giúp người dùng thoải mái lựa chọn và dùng thử các sản phẩm như phấn mắt, kẻ mắt, kem nền và phấn má mọi lúc mọi nơi.

Kể từ khi ra mắt, tính năng VTO đã đạt được thành công đáng kể với các đối tác thương hiệu LazMall trong lĩnh vực làm đẹp, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 3,1 lần và giá trị đơn hàng trung bình tăng lên đến 11%.

KOL/KOC 

​​Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và mạng xã hội, KOL/KOC đã thổi vào các chiến dịch Marketing một làn gió mới mẻ và độc đáo. Dù bản chất 2 khái niệm này đã tồn tại từ lâu, song những năm gần đây, KOL/KOC mới thật sự bùng nổ.

KOL – Key opinion leader hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.

KOC – Key Opinion Consumer là “những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

KOL sẽ phù hợp với các thương hiệu trung và cao cấp, trong khi đó KOC sẽ phù hợp với các thương hiệu từ bình dân đến trung cấp. Nếu KOL được sử dụng để chọn đại sứ thương hiệu, gương mặt đại diện mùa lễ hay các chiến dịch ra mắt sản phẩm thì KOCs được dùng để thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian ngắn hay điều hướng khách hàng về website, sàn thương mại điện tử. 

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Sự khác biệt giữa KOL và KOC

Một vài KOL nổi tiếng tại Việt Nam: Helly Tống, Giang Ơi, Dino Vũ, Cô em Trendy, Châu Bùi, Khánh Vy, Khoai Lang Thang,…

Một vài KOC phải kể đến: Hà Linh, Call Me Duy, 1m88, Ông Giáo Review, Châu Muối, Hoàng Việt, Pu Mét 7,…

BOPIS

BOPIS – Buy Online Pick-up In Store (Mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng) là một trong những xu hướng mua sắm hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2023. Với BOPIS, người mua sẽ không phải lo lắng về phí giao hàng, thời gian giao hàng lâu, nguy cơ nhận phải sản phẩm không đúng mong đợi.

Doanh nghiệp trên thế giới đang đẩy mạnh triển khai BOPIS nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng khi tích hợp mua sắm trực tuyến và nhận hàng trực tiếp. Đây là chiến lược hoàn hảo để tăng lượng khách ghé thăm cửa hàng và thu hẹp khoảng cách giữa trải nghiệm mua sắm truyền thống và mua sắm trực tuyến. 

Theo GlobeNewswire, thị trường BOPIS toàn cầu được dự đoán đạt 703 tỷ USD năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép CARG ước tính là 19.3% trong giai đoạn từ 2021-2027. 

Ngoài ra, những số liệu thống kê của xu hướng BOPIS dưới đây có thể giúp doanh nghiệp cân nhắc triển khai trong năm tới:

  • Trong 6 tháng cuối năm 2022, 67% người tiêu dùng Mỹ sử dụng hình thức BOPIS.
  • 49% người tiêu dùng BOPIS thừa nhận họ mua thêm nhiều sản phẩm khác trong lúc đến cửa hàng nhận hàng.
  • 65% khách hàng chọn BOPIS để tránh phí giao hàng. 
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: Invespcro

Bên cạnh đó, mô hình BOPIS còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian vận chuyển, kích cầu mua sắm và giảm thiểu rủi ro hoàn hàng. 

UGC

UGC – User Generated Content là nội dung do người dùng tạo ra bao gồm hình ảnh, video, đánh giá, văn bản. Trong 10 năm trở lại đây, UGC càng trở nên quan trọng do người dùng ngày càng ít quan tâm đến thông điệp từ thương hiệu.

Một nghiên cứu mới đây của Salesforce cho thấy 92% khách hàng tin vào nội dung của người thân và bạn bè hơn là nội dung do thương hiệu tạo ra và 53% khách hàng thuộc thế hệ Millennials cho biết UGC ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

Lý giải cho những con số trên là sự tin tưởng. Vì vậy, nội dung UGC như hình ảnh, video, bài đánh giá do khách hàng cung cấp là bằng chứng xã hội đáng tin cậy, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu uy tín.

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: Salesforce

Công nghệ số và xu hướng thương mại điện tử luôn không ngừng thay đổi, đòi hòi doanh nghiệp phải thức thời nắm bắt để tránh bị tụt hậu và loại thải khỏi thị trường.

Với 10 xu hướng thương mại điện tử dự báo khuynh đảo thị trường năm 2023 được liệt kê và phân tích ở trên sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan để chuẩn bị cho chặng đường mới phía trước.

Bên cạnh các xu hướng này, khi triển khai thương mại điện tử trong năm 2023, các doanh nghiệp cũng đừng quên đặt trải nghiệm khách hàng làm trung tâm là xu hướng không bao giờ lỗi thời.

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn giải pháp chuyển đổi số cũng như triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong nhiều năm qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
9,797
0
1
05/01/2023
Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2023
TOP 5 LỢI ÍCH KHI TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HEADLESS COMMERCE

Chỉ trong một thập kỷ, thương mại điện tử đã trở thành tiêu điểm của thị trường kinh doanh trực tuyến và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, bằng chứng là sự bùng nổ của thương mại di động (mobile commerce), sự ra đời của thương mại xã hội (social commerce), sự thay đổi trong hành vi và kỳ vọng của người tiêu dùng. 

Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp có thể thích ứng với sự thay đổi không ngừng của thị trường? Câu trả lời nằm ở việc ứng dụng công nghệ thương mại điện tử mới, một trong số đó là Headless Commerce.

Headless Commerce là gì?

Hiện nay, doanh nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn để xây dựng website thương mại điện tử nhưng về cơ bản, cấu trúc một website đều sẽ bao gồm các phần chính như sau:

  • Frontend: Tất cả những gì người dùng nhìn thấy và tương tác mỗi khi truy cập vào website bao gồm giao diện, nội dung, chức năng, etc được tiếp nhận từ backend 
  • Backend: Tất cả những phần hoạt động của website hoặc app mà người dùng không thể nhìn thấy được như hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ thiết kế, công cụ quản lý, các chức năng tùy biến

Đối với thương mại điện tử trước đây, doanh nghiệp thường sử dụng mô hình truyền thống – mô hình nguyên khối (monolithic model), được phát triển hơn hai thập kỷ trước. Vào thời điểm đó, kiến trúc nguyên khối là lựa chọn duy nhất cho các doanh nghiệp thương mại điện tử vì không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng, liên tục cập nhật và bảo trì.

Trong Monolithic Model, frontend và backend kết nối chặt chẽ với nhau nên mọi thay đổi trên website đều yêu cầu cải tiến cả hai. Từ đó, mỗi sự thay đổi về frontend đều dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc backend và ngược lại. Bởi lẽ đó, mỗi quyết định về công nghệ đều trở nên rủi ro, phức tạp hơn khi ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hệ thống website thương mại điện tử.

Trong khi đó, Headless Commerce là kiến trúc thương mại điện tử trong đó frontend được tách biệt khỏi backend, được liên kết với nhau bằng API giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh và cập nhật chức năng mà không cần can thiệp vào giao diện người dùng hoặc các trang CMS.

Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2022
Mô hình Headless Commerce

Vì lẽ đó mà Headless Commerce có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với Monolithic Model:

Headless Commerce

Monolithic Model

Tách biệt frontend và backend nhưng vẫn “kết nối” liền mạch bằng APIKết nối frontend và backend bằng các giao thức phổ thông (HTML, CSS, etc)
Tăng cường tốc độ tải trangThời gian tải trang chậm hơn do nhiều lệnh gọi API từ nền tảng sử dụng
Phát triển linh hoạt frontend mà không cần cập nhật, tác động đến backendBackend dễ bị tác động khi tùy chỉnh frontend (đặc biệt là các thiết kế độc đáo)
Tăng khả năng tích hợp với các dịch vụ/tiện ích từ bên thứ baMặc dù dễ dàng tích hợp với các dịch vụ/tiện ích từ bên thứ ba nhưng hay dẫn đến tình trạng code bloat (quá nhiều mã nguồn) làm trì trệ hệ thống website
Thích ứng nhanh với các kênh mới giúp tăng cường trải nghiệm liền mạch cho khách hàngPhần lớn khó tương thích với các kênh bán hàng mới

Bảng so sánh giữa Headless Commerce và Monolithic Model

Theo Forbes, hơn 1,65 tỷ đô la tài trợ đã được huy động cho các công nghệ Headless Commerce trong giai đoạn 2020 – 2021.

Một số nền tảng hỗ trợ công nghệ Headless Commerce: Magento Commerce (hoặc Adobe Commerce) , Shopify Plus, BigCommerce Enterprise, SAP, etc.

Lợi ích khi ứng dụng

Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2022 - Lợi ích
Lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce

Tăng khả năng tùy chỉnh

Trong các nền tảng ứng dụng Headless Commerce, việc tách frontend và backend thành hai thành phần riêng biệt giúp doanh nghiệp có được khả năng tùy biến vô tận để thiết kế hệ thống thương mại điện tử. Chẳng hạn, vừa tối ưu chức năng thương mại điện tử vừa tùy chỉnh giao diện người dùng mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống. Từ đó, doanh nghiệp sẽ  nắm bắt tốt hơn các cơ hội mới trên thị trường khắc nghiệt này.

Tăng khả năng mở rộng

Một phần quan trọng khác trong cấu trúc này chính là các kết nối giữa frontend và backend bằng API. Nhờ các kết nối API này mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng chỉnh sửa các chức năng cũ và phát triển các tính năng mới khi mở rộng hệ thống và mô hình kinh doanh. 

Tăng tốc độ tải trang

Những nền tảng có ứng dụng công nghệ này thì frontend và backend không còn liên kết thành 1 thể thống nhất với nhau, giúp việc lưu trữ dữ liệu độc lập và tập trung hóa hơn thông qua các kết nối API. Phương pháp này giúp xử lý lệnh gọi API nhanh hơn nhiều so với các nền tảng thương mại điện tử truyền thống. 

Điều này giúp giảm lượng thông tin người dùng nhận và phải tải về, từ đó giúp tăng tốc độ tải trang hơn. Trong khi đó, tốc độ tải trang là một phần của SEO (Seach Engine Optimization) nên khi cải thiện được điều này sẽ giúp nâng cao thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm như Google, Safari, Cốc Cốc, etc.

Tích hợp liền mạch

Ưu điểm khác từ các kết nối API chính là việc tích hợp cho hệ thống thương mại điện tử. Trong đó, nổi bật nhất là việc tích hợp với các dịch vụ, tiện ích bên thứ 3 khác nhau như CRM, ERP, PIM, BI hoặc các công cụ được tích hợp sẵn có khác. Ngoài ra, nhờ cấu trúc này mà doanh nghiệp còn có khả năng chạy kiểm thử nhanh các dịch vụ, tiện ích và đo lường mức độ phù hợp với chiến dịch thương mại điện tử. 

Bán hàng đa kênh

Trong cấu trúc này, kết nối API còn hỗ trợ việc tích hợp với nhiều kênh bán hàng dễ dàng hơn, bao gồm sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, app thương mại điện tử, mạng xã hội hoặc các kênh mới trong tương lai miễn có API.

Đồng thời, Headless CMS (Headless Content Management System) còn giúp tối ưu hóa nội dung trên các thiết bị như desktop, tablet, mobile được kết nối qua IoT (Internet of Things) nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.

Ứng dụng Headless Commerce

Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2022 - Ứng dụng
Ứng dụng của Headless Commerce

Một số ứng dụng của Headless Commerce trong việc triển khai thương mại điện tử được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi như:

  • Hệ thống backend của website thương mại điện tử cho phép admin (quản trị viên) quản lý sản phẩm, quản lý chiến dịch Marketing, quản lý tồn kho bằng PWA (Progressive Web Apps), etc. Các thay đổi này sẽ không gây ảnh hưởng đến bề mặt giao diện frontend của website, đồng thời cũng có thể kiểm soát các API để hiển thị trên frontend của mobile app của người dùng.
  • AR là xu hướng công nghệ được các doanh nghiệp thương mại điện tử ứng dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Trong đó, người dùng có thể nhìn thấy hình ảnh động giả lập của sản phẩm thông qua thiết bị cầm tay thực tế ảo và thiết bị này có thể được coi là một “frontend” được liên kết với backend bằng API.
  • PIM (Product Information Management – Quản lý thông tin sản phẩm) hay CRM (Customer Relationship Management – Quản lý khách hàng) hoạt động như một phần mềm backoffice giúp xử lý thông tin sản phẩm, khách hàng ở hệ thống backend. Thông thường, các phần mềm này sẽ thu thập từ nhiều nguồn đầu vào, chuyển hóa thông tin và hiển thị lên frontend cho quản trị viên tiếp nhận và xử lý tiếp.
    Trong khi đó, khi áp dụng cấu trúc Headless thì hoàn toàn có thể kiểm soát dữ liệu backend và hiển thị ở nhiều giao diện frontend khác nhau thông qua việc liên kết API như sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, app thương mại điện tử, mạng xã hội.

Nhìn chung, việc triển khai thương mại điện tử song song với Headless Commerce trong tương lai là một điều không còn xa đối với các doanh nghiệp có định hướng dài hạn trên thị trường vì rất nhiều ưu điểm mà công nghệ này có thể mang lại. Tuy nhiên, việc ứng dụng hay không và vào lúc nào vẫn còn phù thuộc vào rất nhiều chiến lược kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Với hơn 8 năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống thương mại điện tử phức tạp như An Nam Gourmet, Laybyland, Jasnor, etc. SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải khi tìm hiểu các công nghệ thương mại điện tử mới để ứng dụng. 

Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
9,908
0
1
07/10/2022
top 10 xu hướng thương mại điện tử 2022
[INFOGRAPHIC] TOP 10 XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2022

Thương mại điện tử đã và đang là “kim chỉ nam” cho nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu thay đổi thì ngành công nghiệp triệu đô này cũng đã có nhiều biến chuyển lớn trong xu hướng phát triển. Dựa theo các số liệu và báo cáo mà SECOMM đã thu thập và phân tích, sau đây là 10 xu hướng thương mại điện tử chúng tôi dự đoán sẽ dẫn đầu trong năm 2022.

TOP 10 XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2022
Top 10 xu hướng thương mại điện tử năm 2022

Social Commerce (Thương mại xã hội)

Social Commerce là việc sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok, etc làm phương tiện để quảng bá, bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và Ecommerce (Thương mại điện tử).

Theo Statista, doanh số Social Commerce toàn cầu ước tính có thể đạt 958 tỷ USD vào năm 2022. Thậm chí, các dự báo từ chuyên gia kinh tế còn cho thấy giá trị của Social Commerce sẽ đạt khoảng 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

Conversational Commerce (Thương mại đối thoại)

Conversational commerce (CC) là thương mại điện tử trên nền tảng di động có tích hợp khả năng trao đổi giữa người bán và người mua thông qua các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, Zalo, Viber, etc.

Theo báo cáo từ Decision Lab và Facebook, trong số người tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam thì có 53% từ thị trường CC, với Facebook Messenger là kênh CC phổ biến nhất, kế đó là các sàn thương mại điện tử, Instagram Direct và các kênh Livestream.

Mobile Commerce (Thương mại di động)

Mobile Commerce (M-Commerce) là xu hướng sử dụng các thiết bị cầm tay không dây như điện thoại di động và máy tính bảng để thực hiện các giao dịch trực tuyến.

Theo Adjust, đến cuối năm 2021,xu hướng thương mại điện tử này đã đóng góp đến 54% tổng doanh thu thị trường thương mại điện tử.

Omnichannel (Bán hàng đa kênh)

Omni-channel là mô hình tiếp cận đa kênh (mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, etc) để tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng bất kể khách hàng đang ở đâu, lúc nào và sử dụng kênh nào.

Theo Statista, 47% doanh nghiệp thương mại điện tử tin rằng Omnichannel là chiến lược cần thiết cho hoạt động kinh doanh vào năm 2021.

MGM/KOL/KOC

Xu hướng này tiếp tục “lên ngôi”, ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử:

– MGM (Members get Members): Khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mới và ăn chia hoa hồng với doanh nghiệp.

– KOL (Key Online Leaders): Doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người có sức ảnh hưởng về một lĩnh vực cụ thể trên mạng xã hội để thúc đẩy bán hàng.

– KOC (Key Opinion Consumers): Khá tương đồng với KOL, nhưng xuất phát là khách hàng và tập trung bán hàng hơn.

Tiktok, Facebook và Youtube là 3 miền đất hứa để vận dụng chiến lược MGM/KOL/KOC, xu hướng thương mại điện tử này có thể mang đến hiệu quả cao với rủi ro thấp nhất. Theo AsiaPac, các MGM/KOL/KOC có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 60%.

Headless Ecommerce

Headless Commerce là kiến trúc thương mại điện tử trong đó frontend được liên kết với backend bằng API, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh và cập nhật thông tin mà không gây ảnh hưởng đến giao diện người dùng hoặc các trang CMS.

Nike đã xây dựng website với Headless Ecommerce từ rất sớm để tối ưu từng phần block trên website, giúp tăng trải nghiệm cá nhân hóa hơn. Thành quả là hiện nay, website của Nike có hơn 60 triệu lượt truy cập/tháng với tỷ trọng mua hàng trực tiếp từ hãng cũng tăng lên đáng kể.

Short Video Commerce (Video thương mại ngắn)

Nhờ sự bùng nổ của mạng xã hội, đặc biệt là loại hình story 24h (Facebook, Instagram) và video Tiktok mà các video thương mại ngắn đã trở nên phổ biến và giúp thúc đẩy hành vi mua sắm của người tiêu dùng hơn, đặc biệt là Gen Z.

Theo Statista, đến năm 2022 thì video trực tuyến sẽ chiếm hơn 82% tổng lưu lượng truy cập Internet của người tiêu dùng – cao gấp 15 lần so với năm 2017, trở thành xu hướng thương mại điện tử tiếp tục dẫn đầu trong các năm tiếp theo.

Green Consumerism (Tiêu dùng xanh)

Green Consumerism là hành vi mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc ít gây hại nhất đối với môi trường, đồng thời cũng không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo khảo sát tại Anh và Mỹ do GWI thực hiện, 60% người dùng internet sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Buy Now – Pay Later (Mua trước trả sau)

Buy Now – Pay Later là hình thức mua sắm mà trong đó người dùng mua hàng và trả dần trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, một số thương hiệu như MAC (Makeup Art Cosmetics) và Narciso Rodriguez đã vận dụng thành công xu hướng này ở Việt Nam.

Theo báo cáo của Research & Markets, thanh toán mua trước trả sau tại Việt Nam đạt 697,1 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến tăng trưởng ổn định với tốc độ là 38,1% trong giai đoạn 2021-2028.

D2C/DTC (Direct To Customer)

DTC là xu hướng thương mại điện tử sử dụng mô hình kinh doanh phân phối hàng hoá hoặc dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng, mà không cần đến các đơn vị trung gian.

Một cuộc khảo sát của Barclay cho thấy rằng các nhà sản xuất công nghệ áp dụng chiến lược DTC có khả năng tăng doanh thu 13 tỷ bảng Anh trong 5 năm tới. Trong số những người được khảo sát, hơn 70% tin rằng mô hình trực tiếp đến người tiêu dùng có lợi cho cả nhà sản xuất và khách hàng.

2
10,317
0
1
19/01/2022
TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ

Từ khi ra đời đến nay, Magento vẫn giữ vững vị thế độc tôn của mình trong cộng đồng phát triển thương mại điện tử. Một phần của lý do chính là Magento sở hữu hệ thống tính năng đa dạng, có tính ứng dụng cao và tương thích với mọi mô hình doanh nghiệp (B2B, B2C,B2B2C,D2C).

Sau đây, SECOMM sẽ giới thiệu một số tính năng của Magento để các doanh nghiệp tham khảo!

Giải pháp đa thương hiệu (Multi-brand solution)

Giải pháp đa thương hiệu là một giải pháp thương mại hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ và đa cửa hàng giúp doanh nghiệp thống nhất tất cả nội dung và sản phẩm về một “màn hình” duy nhất. Các doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu, cửa hàng hoặc mô hình kinh doanh khác nhau có thể thiết lập nhiều cấu trúc giá, hiển thị nhiều loại sản phẩm khác nhau và tùy chỉnh phương thức thanh toán cho bất kỳ đối tượng khách hàng nào (B2B, B2C, B2B2C, D2C).

TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
Giải pháp đa ngôn ngữ, đa tiền tệ và đa cửa hàng từ Magento

Chức năng này giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách tận dụng toàn bộ nội dung để tạo ra các trang website bắt mắt nhằm khai thác tối đa thông tin của khách hàng. Hỗ trợ nhắm mục tiêu vào những khách hàng khác nhau bằng các đề xuất, khuyến mãi sản phẩm. Đồng thời, các tùy chọn linh hoạt của Magento còn cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng với danh mục, bảng giá, lô hàng được tùy chỉnh.

MSI (Multi Source Inventory)

MSI là một tính năng nổi bật của Magento 2 (từ phiên bản 2.3.0) giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm của nhiều cửa hàng khác nhau, cải thiện đáng kể việc quản lý hàng tồn kho, bất kể vị trí khách hàng, kho hàng hoặc kênh bán hàng.

TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
MSI là một tính năng nổi bật từ phiên bản 2.3.0

Tính năng này cho phép doanh nghiệp vận chuyển riêng một đơn đặt hàng có nhiều sản phẩm từ nhiều kho khác nhau mà vẫn đảm bảo thời gian giao hàng cho khách, đặc biệt là các doanh nghiệp Dropshipping. 

Headless Commerce

Headless Commerce của Magento là kiến trúc thương mại điện tử trong đó frontend (head – đại diện cho giao diện người dùng) được tách biệt khỏi backend (đại diện cho chức năng thương mại điện tử). Trong đó, frontend và backend được liên kết với nhau bằng API giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh và cập nhật mà không cần can thiệp vào giao diện người dùng hoặc các trang CMS. 

TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
Headless Commerce có frontend được kết nối với backend bằng API

Nhờ tính ứng dụng của Headless Commerce mà các website Magento có được tốc độ tải trang nhanh hơn, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng với chi phí rẻ hơn trong dài hạn. 

Phân tích chuyên sâu

Magento hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống thương mại điện tử thông qua các công cụ tích hợp sẵn như Google Analytics để theo dõi và báo cáo về lượng truy cập, đối tượng truy cập, quy trình mua hàng, hành vi mua hàng, Google Tag Manager để nhanh chóng cập nhật các chỉ số đo lường website và các thẻ liên quan để tăng tính cá nhân hóa và tiếp cận đúng mục tiêu cho các chiến dịch Marketing tiếp theo, Facebook Pixels để đo lường hiệu quả quảng cáo và nắm bắt các hành động được thực hiện trên website.

TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
Magento hỗ trợ nhiều công cụ phân tích chuyên sâu như Google Tools, Facebook Pixel và Magento BI

Ngoài ra, Magento còn hỗ trợ chức năng phân tích kinh doanh thông minh (BI – Business Intelligence). Magento BI là nền tảng đám mây (cloud-based) cung cấp khả năng hợp nhất và quản lý các nguồn dữ liệu, thiết lập mô hình dữ liệu, tạo biểu đồ và báo cáo trên một “màn hình” duy nhất. Chức năng này giúp việc phân tích kinh doanh, khai thác dữ liệu trực quan hơn. Việc gửi báo cáo định kỳ cũng giúp việc chia sẻ thông tin được kiểm soát và tự động hóa hơn. 

Tích hợp đa dạng chức năng B2B (Integrated B2B Functionality) 

Được thiết kế đặc biệt cho khách B2B, hỗ trợ nhiều chức năng khác nhau như:

  • Chia sẻ Danh mục (Shared Catalogs): Cho phép doanh nghiệp tạo danh mục “dùng chung” với giá cả, sản phẩm và quyền tùy chỉnh cho nhiều thương hiệu khác nhau.
  • Tài khoản Doanh nghiệp (Company Accounts): Hỗ trợ quản trị viên tạo tài khoản, quản lý tất cả dữ liệu và chỉ định đại diện bán hàng cho từng tài khoản làm người liên hệ chính.
  • Đặt hàng nhanh (Quick Order): Tương tự như Đặt hàng bằng mã SKU (Order by SKU) cho phép khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng chỉ bằng cách nhập mã SKU (Stock Keeping Unit – Đơn vị phân loại hàng hóa) và thông tin số lượng hoặc bằng cách tải lên tệp CSV.
  • Tín dụng doanh nghiệp (Company Credit): Cho phép doanh nghiệp mở rộng hạn mức tín dụng khách hàng B2B, những người này sau đó có thể mua hàng trên tài khoản của họ đến hạn mức tín dụng được phép. Chức năng này giúp doanh nghiệp theo dõi tín dụng đã phát hành và kiểm soát tín dụng đó.
  •  Báo giá (Quotes): Cho phép doanh nghiệp có thể quản lý các yêu cầu báo giá trong giao diện quản trị viên, xem lịch sử liên hệ giữa người mua và người bán và xuất dữ liệu.
  • Thanh toán trên tài khoản (Payment on Account): Là một phương thức thanh toán ngoại tuyến bổ sung cho phép các công ty mua hàng đến hạn mức tín dụng được chỉ định trong hồ sơ, tính năng này có thể áp dụng trên toàn cầu hoặc theo từng doanh nghiệp và xuất hiện trong quá trình thanh toán bằng một thông báo sẽ xuất hiện ở đầu đơn đặt hàng để cho biết trạng thái của tài khoản.
TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
Magento là nền tảng hoàn hảo cho doanh nghiệp B2B

Tất cả các chức năng này hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài khoản người dùng thông qua cổng thông tin khách hàng, dễ dàng thiết lập nhiều cấp độ người mua với các vai trò và quyền lợi cụ thể. Đồng thời, doanh nghiệp có thể theo dõi báo giá và đơn đặt hàng, xác định các quy tắc mua hàng và quản lý tín dụng trực tuyến. Từ đó, việc kinh doanh, quản lý trong mô hình B2B trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chức năng tìm kiếm nâng cao

Magento hỗ trợ tìm kiếm trực tiếp (Live Search) và Elasticsearch nhằm tối ưu khả năng tìm kiếm sản phẩm cho website. 

TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
Magento hỗ trợ Live Search và Elasticsearch nhằm tối ưu khả năng tìm kiếm trên website

Tìm kiếm trực tiếp (Live Search) kết hợp AI và máy học Adobe Sensei để đưa ra kết quả tìm kiếm nhanh và đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa dựa trên hành vi, xu hướng, đặc điểm của khách hàng cùng các dữ liệu khác. 

Về ElasticSearch, đây là bản phân phối mã nguồn mở cho việc tìm kiếm dữ liệu trên máy chủ, hỗ trợ chức năng tìm kiếm cấp doanh nghiệp (enterprise-level search engine). Mục tiêu của chức năng này là phân tích thời gian thực và khai thác nguồn dữ liệu (MS SQL, MySQL, PostgreSQL, etc) để tối ưu hóa cao cho các tìm kiếm nhanh dựa vào ngôn ngữ. Đồng thời, khắc phục các khó khăn bằng biện pháp ẩn đi tất cả các thao tác phức tạp khác bằng cách cung cấp quyền truy cập vào API. 

Trình tạo trang thông minh (Page Builder)

Chức năng này bao gồm các thao tác khác nhau như khả năng kéo và thả giúp tự do sáng tạo nội dung trên website để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, xem trước nội dung sẽ trông như thế nào trên giao diện người dùng và chỉnh sửa biểu mẫu để nhập và tùy chỉnh nội dung.

TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
Từ Magento 2 thì nhà phát triển đã hỗ trợ chức năng Page Builder cho phiên bản Magento Open Source

Ban đầu, chức năng của Magento chỉ hỗ trợ cho phiên bản Magento Commerce (Magento Enterprise Edition) nhưng kể từ Magento 2 thì nhà phát triển đã hỗ trợ cho phiên bản Magento Open Source, giúp doanh nghiệp thiết kế các trang nội dung CMS một cách không giới hạn.

Khả năng bảo mật cao

Từ lâu khả năng bảo mật cao của Magento đã là một ưu điểm vượt trội giúp nền tảng này trở thành lựa chọn ưu tiên cho các doanh nghiệp. 

TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
Khả năng bảo mật của Magento luôn được đánh giá cao

Với công cụ quét bảo mật theo định kỳ giúp xác định nhanh chóng các vấn đề, đồng thời cập nhật các bản vá lỗi và thông báo, đề xuất giải pháp bảo mật để xử lý các lỗi phát sinh, từ đó cải thiện và tối ưu tính bảo mật cho website một cách hiệu quả.

Mật khẩu nâng cao cho tài khoản quản trị viên để tăng cường mức độ an ninh cho các tài khoản quản trị viên (admin). Mật khẩu quản trị viên cần có độ dài tối thiểu 7 ký tự, gồm cả chữ cái, số, ký hiệu đặc biệt. Tùy theo các điều chỉnh bổ sung, mật khẩu có thể được tăng thêm tính phức tạp về phân biệt ký tự thường/in hoa, hoặc yêu cầu đăng nhập lại sau một thời lượng phiên đăng nhập nhất định.

Bảo mật CAPTCHA để bảo vệ hệ thống đối với cả quản trị viên và người dùng website. Sử dụng CAPTCHA giúp hệ thống ngăn chặn tình trạng thư rác từ các bot và các mã độc xâm nhập trái phép vào hệ thống.

Chức năng 2FA (Xác thực bảo mật hai yếu tố) hỗ trợ các bảo mật bổ sung cho tài khoản người dùng trên hệ thống. Theo đó, khách hàng sau khi đăng nhập tài khoản thì phải xác thực với một mã bảo mật OTP được gửi đến số điện thoại nhằm hạn chế hiệu quả các mối đe dọa về truy cập trái phép, tấn công tài khoản người dùng.

PWA (Progressive Web Apps)

PWA là sự kết hợp giữa website và native app (các ứng dụng dành cho Android và iOS) trên máy tính bảng và điện thoại thông minh (smartphone). PWA giúp website của doanh nghiệp có những chức năng và tương tác trong di động như một native app. 

TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
PWA là sự kết hợp giữa website và native app trên máy tính bảng và smartphone

Tuy vậy, trang web này có thể biến thành một ứng dụng di động ngay trong máy tùy vào nhu cầu sử dụng. Khi người dùng truy cập vào website, họ sẽ nhận được lời mời cài đặt website đó vào điện thoại của họ. Nếu người dùng chấp nhận, họ có thể mở và duyệt website tương tự như một ứng dụng trên điện thoại của mình.

SEO nâng cao    

SEO cũng là một tính năng tuyệt vời của Magento, ngoài việc SEO nội dung trang web thì tính năng này còn kiểm tra để tìm các trang được lập chỉ mục, đánh giá chất lượng SEO của mỗi trang. Từ đó, website doanh nghiệp có thể chặn thu thập thông tin của các trang có thông số giá trị thấp thông qua tệp robots.txt và xem xét chỉ cho phép các trang có tiềm năng tìm kiếm cao được lập chỉ mục nhằm tăng thứ hạng cho website.

TOP 10 TÍNH NĂNG CỦA MAGENTO KHÔNG THỂ BỎ LỠ
Ngoài SEO nội dung, Magento còn hỗ trợ lập chỉ mục nâng cao cho website

Ngoài ra, Magento còn rất nhiều tính năng khác như tương thích trên đa thiết bị, mua hàng nhanh và checkout nhanh, etc. Nhưng để sở hữu một website thương mại điện tử có các năng phức tạp như vậy thì chi phí phát triển thường rất cao từ $5.000 – $100.000. Doanh nghiệp nên xem xét chiến lược thương mại điện tử để đưa ra hệ thống tính năng phụ hợp nhất.

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên Magento, SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải. 

Liên hệ SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
12,126
0
1
05/01/2022


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!