Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Thương mại điện tử đang trải qua một cuộc cách mạng, tại đó các doanh nghiệp không nhất thiết phải triển khai theo mô hình thương mại điện tử truyền thống (Monolithic Commerce) mà có thể tạo ra các trải nghiệm khách hàng độc đáo và linh hoạt trên nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau. Phương pháp tiếp cận này gọi là thương mại không đầu (Headless Commerce).
Headless Commerce là một phương pháp tách biệt phần frontend và backend của nền tảng thương mại điện tử, cho phép backend truyền tải nội dung thông qua lớp API đến các frontend – là những kênh kỹ thuật số khác nhau như website, mobile app, IoT hay POS, v.v. Triển khai Headless Commerce cũng cho phép doanh nghiệp tuỳ chỉnh các frontend linh hoạt hơn so với hệ thống monolithic.
Xem thêm: Phân biệt giữa Monolithic, Headless, Composable và MACH
Trong số những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu hiện nay, Shopify nổi bật với nhiều giải pháp triển khai headless hiệu quả. Bài viết dưới đây đề cập đến Headless Shopify bao gồm khái niệm, ưu nhược điểm và giải pháp cũng như đưa ra lời nhận định mang tính chất tham khảo liệu Headless Shopify có phù hợp với mọi doanh nghiệp hay không?
Headless Shopify là hình thức triển khai website thương mại điện tử với Shopify nhưng tách biệt phần frontend (giao diện người dùng) và backend (hệ thống quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán).
Headless Shopify cho phép doanh nghiệp tự do sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS) hoặc công nghệ frontend theo mong muốn và sau đó kết nối với hệ thống backend của Shopify thông qua Shopify Storefront API.
Các khía cạnh của một cửa hàng Headless Shopify gồm:
Xem thêm:
Headless Shopify cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tùy chỉnh giao diện và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở mức độ cao.
Các theme của Shopify bao gồm miễn phí và trả phí được thiết kế đẹp mắt và hiện đại với đa dạng sự lựa chọn cho nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhưng những theme này vẫn tồn tại nhiều hạn chế về tuỳ chỉnh lẫn tính năng.
Do đó, khi triển khai Headless Shopify doanh nghiệp có quyền tùy chỉnh tối đa đối với thiết kế giao diện lẫn trải nghiệm người dùng, tạo ra sự độc đáo riêng và tăng tính cạnh tranh của mình.
Headless Shopify không áp đặt các giới hạn đối với loại thiết bị hoặc nền tảng có thể hiển thị nội dung. Nội dung được tạo và quản lý trên hệ thống backend có thể được hiển thị trên bất kỳ thiết bị hay nền tảng nào mà doanh nghiệp muốn.
Nói cách khác, dữ liệu nội dung từ hệ thống Headless Shopify sẽ được phân phối dưới định dạng API để đến nhiều công nghệ frontend hiện đại hiện nay như website, mobile app, IoT, POS, v.v. Điều này cho phép phân phối nội dung phù hợp với người dùng ở nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau, cung cấp khả năng bán hàng đa kênh liền mạch và tối ưu.
Với Headless Shopify, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh các giao diện frontend, tích hợp Headless CMS, các hệ thống thanh toán địa phương để phân phối nội dung và cung cấp trải nghiệm mua sắm phù hợp với người dùng ở mỗi thị trường bao gồm các khía cạnh như tên miền, ngôn ngữ, tiền tệ, cổng thanh toán, phương thức thanh toán địa phương.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng giải pháp Shopify Markets, nơi cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ tính năng từ cơ bản và nâng cao để doanh nghiệp vươn tầm quốc tế.
Từ trước đến nay, Shopify truyền thống mang đến cho doanh nghiệp giải pháp ‘Plug-and-play’, nghĩa là ứng dụng hoặc tiện ích có thể được tích hợp vào cửa hàng Shopify và được kích hoạt để sử dụng dễ dàng mà không cần lập trình phức tạp. Tuy nhiên, Headless Shopify cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tùy chỉnh và mở rộng vượt trội nên sẽ đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao hơn và phức tạp hơn.
Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị phát triển Headless Shopify chuyên nghiệp như SECOMM để được tư vấn lộ trình triển khai theo từng giai đoạn cũng như các tùy chỉnh nên thực hiện để nâng cao hiệu suất hệ thống và trải nghiệm người dùng.
Khi triển khai Headless Shopify, có 3 loại phí doanh nghiệp cần quan tâm là phí sử dụng nền tảng, phí xây dựng và phí bảo trì.
Vì triển khai Headless Commerce đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao nên chi phí xây dựng sẽ cao hơn nhiều so với việc triển khai mô hình Monolithic Commerce. Bên cạnh đó, việc triển khai Headless với các nền tảng SaaS như Shopify hay CMS, ERP, PIM, CRM yêu cầu doanh nghiệp trả phí hàng tháng nên việc quản lý dòng tiền sẽ khó khăn vì nhu cầu sử dụng nền tảng có thể thay đổi ảnh hưởng đến chi phí hàng tháng.
Xem thêm:
Dọc theo chiều dài của sự phát triển công nghệ thương mại điện tử, Shopify đã dự đoán chính xác và đưa ra các giải pháp để phục vụ nhu cầu triển khai của doanh nghiệp trên khắp thế giới.
Trong đó, xu hướng triển khai Headless Commerce đang định hình thế giới nhiều năm qua và Shopify cũng cung cấp những giải pháp vượt trội để doanh nghiệp triển khai Headless dựa trên cơ sở hạ tầng của nền tảng này.
Thương hiệu mỹ phẩm Victoria Beckham Beauty ra mắt năm 2019, với mục tiêu cung cấp trải nghiệm tối ưu cho người dùng ở nhiều thị trường trên toàn cầu với hiệu suất cao, doanh nghiệp này triển khai Headless Commerce với Shopify Plus để quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán và tích hợp Contentful là một Headless CMS để lưu trữ và phân phối dữ liệu nội dung đến các frontend bao gồm website và mobile app thông qua Storefront API.
Kể từ khi thành lập năm 2015, Paul Valentine đã trở thành một thương hiệu trang sức lớn trên thế giới với hơn 12 tên miền địa phương (Sub-domain) cho 12 cửa hàng địa phương (Local Stores) để phù hợp đa dạng người dùng khác nhau.
Để quản lý nội dung hiệu quả của 12 cửa hàng này trên một hệ thống tập trung, Paul Valentine đã xây dựng website thương mại điện tử Headless với framework Vue.js trên nền tảng Shopify Plus để quản lý hệ thống backend.
Nền tảng Headless CMS là Contentful được tích hợp vào hệ thống backend Shopify Plus để tối ưu quản lý và phân phối nội dung đến giao diện của 12 cửa hàng địa phương trên website lẫn mobile app thông qua lớp Storefront API.
Vinamilk với nhu cầu tích hợp website thương mại điện tử và website thông tin doanh nghiệp thành một để cung cấp trải nghiệm người dùng đồng nhất, SECOMM đã hỗ trợ Vinamilk tái thiết kế hệ thống sang kiến trúc Headless. Shopify Plus chịu trách nhiệm phần “eCommerce” và một nền tảng Headless CMS để lưu trữ, quản lý và truyền tải nội dung đến các giao diện người dùng. Tất cả tạo nên một mô hình Headless Commerce + CMS tuỳ chỉnh toàn diện.
Xem thêm: 15 thương hiệu triển khai Headless Shopify
Câu trả lời là không.
Mặc dù các doanh nghiệp Shopify lẫn Shopify Plus đều có thể triển khai Headless Shopify nhưng tính linh hoạt cao của Shopify Plus sẽ giúp doanh nghiệp triển khai dễ dàng hơn, đặc biệt khi sử dụng các giải pháp Headless của Shopify.
Nói cách khác, Headless Shopify phù hợp hơn với những doanh nghiệp đòi hỏi cao về tính linh hoạt, khả năng tùy chỉnh và mở rộng cũng như sự độc đáo để tạo ra trải nghiệm khách hàng phong phú và liền mạch. Nếu doanh nghiệp chỉ muốn bán hàng trực tuyến đơn giản thì có thể sử dụng Shopify theo cách truyền thống. Ngược lại, nếu doanh nghiệp muốn có sự cân bằng giữa tính linh hoạt và tính ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng Shopify Plus.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai Headless Shopify cho nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Suzuverse trên nền tảng Shopify Plus, SECOMM sở hữu đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao và sự hiểu biết sâu rộng Shopify cũng như cách triển khai Headless thông qua các giải pháp của nền tảng này.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (028 7108 9908) để được tư vấn liệu triển khai Headless Shopify phù hợp cho từng mô hình doanh nghiệp, đồng thời cung cấp lộ trình xây dựng chi tiết được phân chia theo từng giai đoạn.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline