Tag: khách hàng trung tâm

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
breakthrough ecommerce barriers
PHÁ BỎ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Những quan niệm sai lầm, năng lực yếu kém hoặc thiếu hụt nguồn đầu tư là những rào cản đầy thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, những ảnh hưởng lâu dài bởi các mô hình kinh doanh cũ dường như đã dễ tiếp cận hơn theo thời gian. Những chủ doanh nghiệp cũng tập trung nhiều hơn vào cải thiện quy trình quản lý và vận hành những hệ thống phức tạp của thương mại điện tử. Vấn đề nguồn vốn từ đó cũng được cải thiện phần nào. Để có thể đạt được kết quả đó, các doanh nghiệp đã vận dụng kết hợp các giải pháp một cách chặt chẽ, tận dụng lợi thế “mưa dầm thấm lâu” để tạo sức ảnh hưởng và thay đổi dần thói quen, nhận thức của người tiêu dùng theo thời gian, từ đó nhanh chóng phá bỏ rào cản thương mại điện tử.

1. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử với định hướng khách hàng trung tâm

Định hướng khách hàng trung tâm cải thiện đáng kể các vấn đề mà người tiêu dùng phải đau đầu chấp nhận khi mua sắm trực tuyến. Định hướng này là một quá trình phá bỏ rào cản thương mại điện tử về dài hạn, tạo ra giá trị thương hiệu cũng như các giá trị có thể đo lường được, chẳng hạn như các phản hồi được đánh giá cao từ khách hàng hay số lượng sản phẩm ngày càng tăng.

Thoạt nhìn, định hướng khách hàng trung tâm khó tạo được hình dung rõ ràng và thường ngụ ý về các giá trị vô hình. Tuy nhiên, quan niệm về “khách hàng trung tâm” có thể tạo ra cả giá trị vô hình và hữu hình. Nhưng trước khi tạo ra các kết quả hữu hình, doanh nghiệp cần có nhận thức rõ ràng và mục tiêu cụ thể hơn, đồng thời duy trì nó như một giá trị văn hóa thống nhất của doanh nghiệp.

customer-centric orientation t breakthrough ecommerce barriers. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử 1
Tư duy khách hàng trung tâm tạo ra các giá trị dài hạn cho cả doanh nghiệp và khách hàng

Hãy khởi đầu với tâm thế thân thiện với khách hàng. Các tổ chức cần phân tích nhu cầu cũng như những sự thật ngầm hiểu từ khách hàng. Phản hồi của khách hàng, bao gồm những hạn chế còn tồn tại từ các sản phẩm/dịch vụ hiện có, chất lượng dịch vụ, chương trình khuyến mãi đều là những yếu tố quan trọng cần xem xét. Việc chủ động nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ là yếu tố đáng giá có thể hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức có đủ thời gian để hoàn thiện hệ thống sản phẩm cũng như dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

Việc cải thiện giao diện người dùng có vai trò quan trọng và có tác dụng định hướng hiệu quả so với định hướng sản phẩm trung tâm. Trước đây, có rất nhiều doanh nghiệp từng áp dụng phương pháp kinh doanh “hữu xạ tự nhiên hương” và cho rằng chỉ cần chú trọng vào chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra sức hút riêng của mình. Thật vậy, cách kinh doanh này không hề sai và vẫn mang lại kết quả tích cực trong một số trường hợp; tuy nhiên, về lâu dài lựa chọn này không đủ mạnh đối với hầu hết các doanh nghiệp. Chủ động chăm sóc khách hàng, tiếp nhận những hạn chế của sản phẩm hiện có là bước đi nhanh nhất để cải thiện chất lượng và sản xuất các sản phẩm phù hợp hơn với thị trường. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu sẽ khiến cho khách hàng hoàn toàn thoải mái khi trải nghiệm mua sắm cũng như lựa chọn hàng hóa, dịch vụ.

2. Thiết lập mục tiêu ngăn chặn rủi ro dòng tiền để phá bỏ rào cản thương mại điện tử

Để phá bỏ rào cản thương mại điện tử hiệu quả, một trong những tiêu chí quan trọng là cần đặt ra mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Nhìn chung, việc dự đoán các biến động mơ hồ trong tương lai là yêu cầu nan giải; tuy nhiên, chủ động đặt ra mục tiêu có tính thực tế hơn và chuẩn bị cho mọi rủi ro chưa bao giờ là điều thừa thãi. Các doanh nghiệp có thể bắt đầu từ các mục tiêu hàng tháng về chi phí, doanh thu hoặc thị phần, sau đó phát triển thành các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đó thay vì tuyên bố một mục tiêu lớn lao cho cả năm với một con số khổng lồ mà không ai có thể hoàn thành và đạt được nó.

sales goal. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử 2
Mục tiêu bán hàng cần được định hướng liên tục hàng tháng thay vì một dự đoán cả năm bị lãng quên

Bên cạnh đó, mục tiêu bán hàng rõ ràng, cụ thể, thực tế có thể hỗ trợ rất nhiều cho việc phá bỏ rào cản thương mại điện tử hiện có. Đặc biệt, vấn đề dòng tiền không nên trở thành vũ khí mà các doanh nghiệp lạm dụng để đầu tư cho các cuộc đua thương mại điện tử. Thực tế đã chứng minh rằng các khoản đầu tư khổng lồ đã khiến cho một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải khốn khổ và chật vật. Trong khi đó, những tổ chức thương mại điện tử quy mô toàn cầu đã nhận được những đợt rót vốn từ những tên tuổi khổng lồ và đã sẵn sàng để chạy đua. Họ đã sẵn sàng bước vào cuộc đua.

3. Tập trung vào các chính sách sản phẩm để phá bỏ rào cản thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử cần thắt chặt các chính sách sản phẩm để giải quyết hiệu quả các nguồn hàng giả, hàng kém chất lượng. Đây là một trong những rào cản thương mại điện tử có tính thách thức vô cùng lớn và chưa có bất kỳ giải pháp triệt để nào cho đến nay, bên cạnh đó có nhiều nguyên nhân khác đến từ nhà bán, doanh nghiệp thương mại điện tử và kể cả người tiêu dùng. Nhà bán vì lợi nhuận; doanh nghiệp không kiểm soát triệt để các gian hàng; người tiêu dùng thích mua hàng giá rẻ không quan tâm chất lượng; tất cả những yếu tố này đều là những nguy cơ tiềm tàng khiến cho vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng lan rộng không kiểm soát.

Để giải quyết vấn đề hàng hóa kém chất lượng trong ngắn hạn, cần tập trung phát triển chính sách đổi trả, cũng như các chính sách ưu đãi đi kèm. Doanh nghiệp cần nhanh chóng thu hồi hàng giả, hàng kém chất lượng trong trường hợp khách hàng đã nhận được sản phẩm, tiến hành đổi trả ngay lập tức, và có thể tặng kèm với phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo. Phản ứng này thể hiện thái độ chủ động giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, mặt khác giúp khách hàng bình tĩnh hơn khi giải quyết vấn đề.

return and exchange policies. Phá bỏ rào cản thương mại điện tử 3
Bộ phận chăm sóc khách hàng cần tập trung duy trì chính sách đổi trả để giải quyết hiệu quả các vấn đề hàng hóa

Mặt khác, để duy trì chất lượng sản phẩm và giá trị thương hiệu về dài hạn, doanh nghiệp cần có một chính sách duy trì chất lượng sản phẩm, chính sách kiểm duyệt sản phẩm trước khi đăng bán – ví dụ, website thương mại điện tử tiki.vn cam kết hoàn trả 111% nếu khách hàng phát hiện hàng giả, đồng thời website này cũng hoàn thành quy trình kiểm duyệt sản phẩm trước khi bán trực tuyến.

Ngoài ra, một số các doanh nghiệp thương mại điện tử khác cũng cam kết một cách chắc chắn rằng sẽ cung cấp các sản phẩm chính hãng. Tuy nhiên, đây chỉ là nỗ lực từ một phía, các doanh nghiệp thương mại điện tử chỉ có thể làm giảm bớt các vấn đề, đây không phải là giải pháp tối ưu nhất vì hàng nhái, hàng kém chất lượng đã bắt nguồn từ khi thương mại truyền thống ra đời. Để giải quyết triệt để, ý thức của mỗi cá nhân là yếu tố cần thiết. Ý thức này cần xuất phát từ sự giáo dục của gia đình và xã hội để hình thành nhận thức trong quá trình phát triển của con người.

Ý thức tự giác về chất lượng sẽ là giải pháp toàn diện nhất, cho dù đến từ người tiêu dùng, nhà bán hay doanh nghiệp đều có thể tạo ra các chính sách chặt chẽ hơn có thể bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng không chỉ trong thương mại điện tử mà còn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác. Các chính sách sản phẩm toàn diện sẽ loại bỏ đáng kể nguồn hàng hóa kém chất lượng, từng bước phá bỏ rào cản thương mại điện tử.

Khách hàng, dòng tiền và chất lượng sản phẩm là những chiếc chìa khóa quan trọng để xác định sự thành công của một hệ thống thương mại điện tử, cũng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác. Do đó, để phá bỏ rào cản thương mại điện tử, trước tiên cần bắt đầu từ các nền tảng quan trọng nhất để tạo ra sức mạnh tổng hợp cũng như để xóa bỏ các rào cản hiện có.

2
3,495
0
1
02/09/2021
digital transformation
THƯƠNG HIỆU CHUYỂN ĐỔI TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Kể từ khi kỷ nguyên kỹ thuật số đạt được bước phát triển thực sự, các nền tảng cũng bắt đầu có sự chuyển đổi mạnh mẽ hơn, đánh dấu cột mốc quan trọng của toàn cầu hóa. Các thương hiệu dĩ nhiên không thể nào chấp nhận mình tụt hậu so với thị trường, do đó sẽ liên tục đổi mới để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Sự cải tiến đáng giá này đã giúp cho các thương hiệu thu hút sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn và mang lại trải nghiệm người dùng lý tưởng. Các thương hiệu chuyển đổi theo nhiều cách khác nhau để hòa nhập vào kỷ nguyên số, trong đó chủ yếu tập trung tạo ra điểm chạm thương hiệu, xây dựng nền tảng khách hàng và tận dụng tối đa các cơ hội tiềm năng.

1. Điểm chạm giúp thương hiệu chuyển đổi trong thời đại số

Dường như không có một ngoại lệ nào cho quy luật phát triển chung, thương hiệu chuyển đổi liên tục và thay đổi chính mình để nhanh chóng theo kịp các xu hướng của thời đại kỹ thuật số. Để hoàn thành quy trình chuyển đổi số, đầu tư vào các điểm chạm thương hiệu là một yêu cầu đáng xem xét. Nhìn chung, điểm chạm thương hiệu là sự giao thoa đồng thời từ cả doanh nghiệp và khách hàng, vừa tạo ra sức hấp dẫn cho doanh nghiệp vừa cung cấp trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng khái niệm về điểm chạm thương hiệu có vẻ mơ hồ và khá trừu tượng bởi bất kỳ yếu tố hiện hữu nào đều có thể ảnh hưởng đến điểm chạm thương hiệu, dù tốt hay xấu. Quan điểm này sẽ được công nhận nếu doanh nghiệp không biết tạo ra điểm chạm của riêng mình từ đâu. Điểm chạm thương hiệu xuất phát từ những yếu tố cốt lõi nhất của doanh nghiệp, trong đó bao gồm mức độ trải nghiệm của khách hàng, và khác biệt vừa đủ.

Tính hệ thống

Tính hệ thống giúp thương hiệu chuyển đổi hiệu quả về cả số lượng lẫn chất lượng. Một hệ thống đạt chuẩn không chỉ có khả năng định hình mọi sản phẩm trong một khuôn khổ thống nhất mà còn khiến cho tất cả mọi dịch vụ đi kèm trở nên liền mạch và logic hơn. Một thương hiệu chuyển đổi số hoàn chỉnh sẽ không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm. Liên tục phát triển và cải tiến hệ thống sẽ là chiếc chìa khóa có thể giải quyết được yêu cầu chủ yếu của một điểm chạm thương hiệu: trải nghiệm người dùng. Hệ thống phù hợp giúp doanh nghiệp tối ưu tính tiện lợi của sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, sau đó có thể tạo ra một hệ sinh thái riêng biệt giúp thương hiệu chuyển đổi bền vững về dài hạn.

product system in digital transformation
Một hệ thống sản phẩm hoàn chỉnh có thể tối ưu tính tiện lợi trong trải nghiệm khách hàng

Đó là cách mà thương hiệu Apple đã xây dựng thành công hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ, tạo nên sức hút tuyệt vời đối với cộng đồng người dùng công nghệ trên khắp thế giới. Thuật ngữ hệ sinh thái trong bối cảnh này đề cập đến một hệ thống các sản phẩm có khả năng tương tác qua lại với nhau một cách liền mạch nhằm mục tiêu tối ưu hóa tính thuận tiện, dễ dàng khi trải nghiệm sử dụng. Apple đã tạo ra một hệ sinh thái công nghệ gần như hoàn chỉnh, thực hiện các tương tác liền mạch giữa các thiết bị số với nhau. Tuy nhiên, điều khiến những người yêu thích Apple hoàn toàn hài lòng chính là hệ thống ID cá nhân có khả năng đảm bảo tính riêng tư và mức độ bảo mật dữ liệu cực cao.

Lấy một ví dụ khác về tính hệ thống, Nike đã thay đổi hoàn toàn hoạt động của hệ thống kinh doanh kể từ khi quá trình tăng trưởng bị đình trệ và mô hình kinh doanh trước đây đã không thể đáp ứng và bắt kịp thị trường. Trước yêu cầu bắt buộc phải thay đổi mô hình vận hành, thương hiệu đã chuyển sang sử dụng kênh kinh doanh số để tăng cường tương tác trực tiếp với người tiêu dùng. Hệ thống giao dịch trực tuyến này đã thay thế hoàn toàn mô hình phân phối sản phẩm thông qua các đại lý trung gian, cũng như các nhà phân phối độc quyền như trước đây. Bên cạnh cung cấp các mặt hàng mới lạ và hợp thời trang, Nike cũng kết hợp kèm theo các chương trình ưu đãi, tạo ra các kết nối chặt chẽ hơn với các khách hàng đăng ký thành viên. Do đó, quá trình chuyển đổi hệ thống kinh doanh này đã giúp cho Nike tăng thêm 38% doanh thu thương mại điện tử tính đến 11/2019 (dữ liệu được cung cấp bởi Brands Vietnam).

Trung thực thương hiệu

Để đảm bảo thương hiệu chuyển đổi thành công trong thời đại số, cần đảm bảo yếu tố trung thực và xác thực. Tất cả mọi thông tin về doanh nghiệp có thể lan truyền nhanh hơn bao giờ hết trong thời đại internet như hiện nay. Một nhà hàng bị đánh giá 1 sao với phản hồi tiêu cực chắc chắn sẽ khiến khách hàng quay lưng. Điều đó có nghĩa rằng độ chính xác của thông tin khiến người dùng cảm thấy tin tưởng, có thể đánh giấ chất lượng thương hiệu khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ, và ngược lại. Do đó, trung thực thương hiệu giúp tạo ra một đời sống nguyên thủy hơn cho các sản phẩm, đồng thời góp phần vào tính liền mạch cho trải nghiệm người dùng, giúp điểm chạm thương hiệu trở nên thống nhất. Sự trung thực, minh bạch trong chất lượng sản phẩm và quá trình kinh doanh sẽ tạo ra một hệ thống điểm chạm độc đáo và đáng tin.

Đơn giản và tối giản chính là chìa khóa giúp thương hiệu chuyển đổi bền vững

Đây là một trường phái quan điểm trái ngược, nhưng hầu hết các đối tượng khách hàng trong thời đại số hiện nay có thiên hướng yêu thích sản phẩm, dịch vụ mang tính đơn giản so với những lựa chọn có phần cồng kềnh và phức tạp khác. Đơn giản và tối giản trong xây dựng thương hiệu vẫn có khả năng tạo ra các điểm chạm, được thực hiện bằng cách tập trung hoàn toàn vào các giá trị trụ cột của thương hiệu, như thế mạnh, khách hàng mục tiêu, điểm riêng biệt, sứ mệnh, chất lượng hay thông điệp thương hiệu. Các điểm mấu chốt này sẽ góp phần loại bỏ các yếu tố phức tạp khác, tập trung và định hướng đúng hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Đơn giản và tối giản giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những thay đổi luôn hiện hữu trong kỷ nguyên số.

simplicity in brands
Các thương hiệu thực sự cần sự đơn giản và tối giản hơn là một hệ thống phức tạp để có thể tạo ra các điểm chạm thương hiệu

2. Thương hiệu chuyển đổi như thế nào với định hướng “khách hàng trung tâm”?

Quan niệm “sản phẩm làm trung tâm” vẫn là một định hướng trọng tâm trong hầu hết các chiến dịch. Tuy nhiên, “khách hàng trung tâm” sẽ là sự kết hợp cần thiết và kịp thời có thể nâng cao trải nghiệm người dùng một cách tối ưu. Sản phẩm tồn tại chỉ với mục tiêu duy nhất là đáp ứng các nhu cầu sử dụng của khách hàng. Do đó, xác định rõ nhu cầu của khách hàng là điểm khởi đầu quan trọng quyết định thành công khi thương hiệu chuyển đổi.

customer-in-center philosophy
Phát triển với tư duy khách hàng trung tâm sẽ tạo ra nhiều giá trị thương hiệu hơn là chỉ chăm chăm vào sản phẩm

Thương hiệu Maggi đã khéo léo lồng ghép các giới thiệu và hướng dẫn những công thức nấu ăn có thể kết hợp với nước tương trên website của họ. Những nội dung này làm tăng thêm sự thuận tiện cho những người yêu thích nấu ăn khi có thể học thêm những món ăn mới được chế biến kèm với nước tương. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ cảm thấy thú vị hơn khi công việc nấu ăn hàng ngày của họ nhận được sự quan tâm và thấu hiểu từ thương hiệu Maggi khi chỉ mua một chai nước tương từ nhãn hàng.

Nhìn chung, tư duy “khách hàng trung tâm” yêu cầu một quá trình chuyển đổi dài hạn và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhận thức chính xác về khách hàng mục tiêu của mình. Nhận thức này cũng cần được hình thành trong mỗi nhân viên của doanh nghiệp để thúc đẩy thương hiệu chuyển đổi. Hơn nữa, tư duy này còn là một giá trị có thể kết nối doanh nghiệp với khách hàng của họ; nhưng không phải là một nhiệm vụ phải hoàn thành và để thoái thác.

3. Tận dụng thách thức, chuyển thành cơ hội giúp thương hiệu chuyển đổi hiệu quả

Thời đại số có dịp chứng kiến những thay đổi với tốc độ nhanh chóng và không thể đoán trước, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có giải pháp kịp thời để thích ứng với thị trường và thúc đẩy thương hiệu chuyển đổi nhanh chóng hơn. Sản phẩm ra đời không chỉ cần đảm bảo về chất lượng mà cũng cần chú trọng đến trải nghiệm sử dụng của khách hàng. Ngoại trừ sản phẩm, các nhu cầu khác của khách hàng cũng cần được quan tâm, cụ thể là các chương trình ưu đãi cho thành viên hay quà tặng khuyến mãi. Khách hàng cũng có xu hướng mua sắm nhiều hơn trên các website thương mại điện tử, điều này dẫn đến yêu cầu cao hơn về quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu và nền tảng công nghệ. Tình hình dịch bệnh cũng ngày càng trở nên nguy hiểm, làm tăng thêm mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.

challenge-utilizing
Tận dụng thách thức trong thời đại số là bước đi rất quan trọng giúp thương hiệu chuyển đổi nhanh chóng trên thị trường

Việc tối ưu các thách thức sẽ là đòn bẩy then chốt hỗ trợ các thương hiệu chuyển đổi vững vàng hơn. Bên cạnh đó, con người vẫn là nhân tố quan trọng bất kể công nghệ có phát triển tiên tiến đến đâu đi chăng nữa. Do đó, doanh nghiệp trước tiên cần tập trung vào cấu trúc bên trong: nguồn nhân lực, quy trình, sản phẩm và cả dịch vụ khách hàng để hoàn thành quá trình chuyển đổi.

Cuộc khủng hoảng toàn cầu COVID-19 đã trở nên nghiêm trọng hơn kể từ khi Chính phủ thắt chặt lệnh giãn cách xã hội do sự gia tăng nhanh chóng của số ca nhiễm virus Corona. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bị sụt giảm, ngành thương mại điện tử lại có sự tăng trưởng nhất định, đa số mọi người có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn khi ở nhà. Đây là thách thức cao hơn nhiều đối với mọi doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng cũng là cơ hội có thể tận dụng để thương hiệu chuyển đổi nhanh chóng hơn.

Tại SECOMM, chúng tôi sẽ đồng hành cùng khách hàng trên mọi bước chuyển đổi số để đảm bảo cung cấp giải pháp toàn diện cho các thương hiệu khi tham gia thương mại điện tử. Các thương hiệu chuyển đổi thành công trong thời đại số khi tất cả đều được vận hành trên một nền tảng website bền vững. Chúng tôi sẽ là điểm khởi đầu cho cuộc cách mạng này. Hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết hơn.

2
3,550
0
1
01/09/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!