Tag: kinh doanh thời trang trực tuyến

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ “CHẮP CÁNH” NGÀNH THỜI TRANG NHƯ THẾ NÀO?

Thương mại điện tử đã trở thành mô hình kinh doanh không thể thiếu mà các thương hiệu thời trang cần áp dụng, không chỉ để tồn tại trong đại dịch Covid-19 mà còn giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh để bức phá trong tương lai.

Chính vì vậy, thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce) đang là xu hướng kinh doanh tất yếu của các hãng thời trang hiện nay, từ startup non trẻ cho đến các “gã khổng lồ”.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?

Tiềm năng của thương mại điện tử trong lĩnh vực thời trang

Theo Statista, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành thương mại điện tử thời trang dự kiến tăng 14,2% từ năm 2017 đến năm 2025. CAGR dự kiến sẽ đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2025, trong đó thị trường Mỹ chiếm khoảng 20%, tương đương 204,9 tỷ USD.

Riêng tại thị trường Việt Nam, lĩnh vực thời trang đang là trụ cột chính của ngành thương mại điện tử, chỉ xếp sau ngành thực phẩm.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
Loại hình hàng hóa/dịch vụ thương được mua trên mạng (Nguồn: Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021)

Lợi ích khi triển khai thương mại điện tử cho ngành thời trang

Mở rộng phạm vi kinh doanh

Việc triển khai thương mại điện tử sẽ giúp cho các thương hiệu thời trang có thêm một kênh bán hàng tiềm năng, tạo dòng thu song song với hoạt động kinh doanh offline ở các showroom. Ngoài yếu tố địa lý, thương mại điện tử còn phá vỡ các giới hạn về không gian, thời gian giúp khách hàng mua sắm mọi lúc, mọi nơi.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Mở rộng phạm vi kinh doanh
Mở rộng phạm vi kinh doanh

Đồng thời, thương mại điện tử còn là kênh tiếp cận phổ biến đến người tiêu dùng, đặc biệt là lĩnh vực thời trang nhanh cho nữ. Nhờ sự hỗ trợ của thương mại điện tử mà các hoạt động Marketing như Livestream, Shoppertainment (Mua sắm kết hợp giải trí), Affiliate, etc được diễn ra hiệu quả hơn, góp phần mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng

Sau đại dịch Covid-19 và lệnh giãn cách xã hội, hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn, chuyển dịch từ mua sắm offline sang online tăng dần theo thời gian ở mọi ngành hàng. Đặc biệt, riêng lĩnh vực ngành thời trang, tỷ lệ người mua sắm online đã tăng từ 18% lên 48% trong năm 2020 – 2021. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp thời trang triển khai thương mại điện tử là vô cùng cần thiết để thích ứng nhanh với sự thay đổi của người tiêu dùng và thị trường. 

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?
Thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng

Hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể sau đại dịch, chẳng hạn như chờ đến D-Day để mua sắm hàng hóa hoặc “săn sale”. Ngoài ra, thông qua các công cụ của thương mại điện tử, doanh nghiệp còn có thể tiến hành theo dõi, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, việc mà mua sắm offline không thể làm được. Điều này giúp cho doanh nghiệp luôn có đủ dữ liệu tổng hợp và dự báo để triển khai các chiến lược kinh doanh phù hợp với hành vi người tiêu dùng ở cả hiện tại và tương lai.

Tăng trải nghiệm người dùng 

Việc mua hàng của người dùng sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn khi áp dụng các công nghệ tăng trải nghiệm người dùng trong thương mại điện tử. Các trải nghiệm trực quan như hình ảnh, video, trải nghiệm thực tế ảo, etc giúp người dùng có đầy đủ thông tin và trải nghiệm về sản phẩm, thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn. Công nghệ VR/AR giúp cho hoạt động mua sắm trực tuyến quần áo, phụ kiện, giày dép của người tiêu dùng diễn ra như mua sắm ở showroom.

Chẳng hạn như thương hiệu American Apparel đã ứng dụng AR để cung cấp thêm cho khách hàng những thông tin về sản phẩm bao gồm những mô tả chi tiết như hàng có sẵn, màu sắc và thậm chí những reviews (đánh giá) từ người mua trước. 

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?
Tăng trải nghiệm người dùng

Từ việc thu thập, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm cho người tiêu dùng, điển hình như các tính năng: Gợi ý sản phẩm tương tự, Sản phẩm đã xem, etc.

Ngoài trải nghiệm trực quan và trải nghiệm cá nhân hóa, thương mại điện tử còn mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng trên nhiều kênh như mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, etc), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, etc), website thương mại điện tử, mobile app, etc.

Case study – Bài học thành công

Shein – Kỳ lân của lĩnh vực thương mại điện tử thời trang

Shein là trang thương mại điện tử chuyên về quần áo và phụ kiện của Trung Quốc được thành lập vào năm 2008. Với châm ngôn “mọi người đều có thể tận hưởng vẻ đẹp của thời trang”, thương hiệu này chủ trương cung cấp đa dạng lựa chọn cho người tiêu dùng. Hiện nay, Shein đang được xem là “đế chế” trong lĩnh vực thời trang với mức định giá 100 tỉ USD – giá trị hơn cả Zara (69 tỷ USD) và H&M (23 tỉ) cộng lại.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Shein
Shein – Kỳ lân của lĩnh vực thương mại điện tử thời trang

Shein tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ thuộc Gen Y và Gen Z, nhóm người có thói quen sử dụng Internet. Chính vì vậy, thương hiệu này đã ứng dụng các yếu tố công nghệ để tiếp cận đúng và chính xác tệp khách hàng này.

Shein xây dựng hệ thống thương mại điện tử bao gồm cả website và mobile app để nhắm vào các thị trường nước ngoài như châu Âu, châu Mỹ, Úc, Trung Đông, từ đó mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng. Tiếp đó, Shein đẩy mạnh các chiến lược Social Commerce, Ecommerce Marketing, Affiliate Marketing, KOC, etc nhằm mang lại độ phủ cho thương hiệu, tăng tương tác.

Năm 2021, mobile app của Shein đã vượt quá 7 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ (Theo Airnow Data) và hashtag #Shein đã thu về hơn 10 tỷ lượt xem trên TikTok (Theo Jing Daily). Doanh thu đạt 15,7 tỷ USD vào năm 2021, tăng 60% so với năm 2020 (9,8 tỷ USD). Có thể thấy, Shein là một minh chứng rõ nét cho việc ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả để chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực thời trang.

Coolmate – “Tên lửa” trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam

Coolmate là startup thời trang dành cho nam giới được thành lập vào năm 2019. Coolmate là sự kết hợp giữ “Cool” và “Mate”, tức là mục tiêu của thương hiệu chính là trở thành người bạn đồng hành mang lại vẻ ngoài “cool” ngầu, năng động cho khách hàng. Chỉ sau 2 năm hoạt động, thương hiệu này đã có cuộc gọi vốn thần tốc 500.000 USD trên Sharktank với “gió đông” Nguyễn Hòa Bình.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Coolmate
Coolmate – “Tên lửa” trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam

Coolmate áp dụng mô hình Direct to Customer Ecommerce (D2C Ecommerce) và đầu tư tập trung xây dựng website thương mại điện tử riêng để mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi và tiết kiệm cho khách hàng. Đồng thời, thương hiệu này còn tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, được sản xuất 100% tại Việt Nam, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với giá thành hợp lý.

Ngoài ra, để triển khai thương mại điện tử nhanh hơn, Coolmate chủ trương vận dụng triệt để chiến lược Ecommerce Marketing, Affiliate Marketing, Email Marketing, etc.

Ngoài màn chốt deal với Shark Bình 500.000 USD cho 12,5% cổ phần, trong số có 2,5 % cổ phần tư vấn có cam kết, startup trẻ này còn có những con số ấn tượng khác. Năm 2021, doanh số của Coolmate đạt 139 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2020, đặt kỳ vọng doanh thu 2022 ở mức 440 tỷ và tiến tới IPO (Initial public offering – Phát hành chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng) vào năm 2025.

Nhìn chung, thương mại điện tử đã góp phần lớn cho sự thành công của Coolmate, cũng như làm tiền đề cho các doanh nghiệp ngành thời trang noi theo để phát triển đúng với sự thay đổi của thị trường. 

Yody – Ông lớn ngành thời trang quyết chuyển đổi số để tham gia cuộc đua thương mại điện tử

Yody (tiền thân là Hi5) là thương hiệu thời trang dành cho gia đình, được thành lập từ năm 2014. Với mục tiêu đưa sản phẩm thời trang Việt có chất liệu tốt, dịch vụ tốt đến tận tay khách hàng tại các vùng miền Việt Nam và trên Thế Giới. Hiện nay, Yody đã có hơn 700 nhân sự và 90 cửa hàng trên toàn quốc.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Yody
Yody – Ông lớn ngành thời trang quyết chuyển đổi số để tham gia cuộc đua thương mại điện tử

Thương hiệu thời trang này tập trung vào “kiềng ba chân”: Phát triển nhân sự, Ưu tiên chất lượng sản phẩm và Đầu tư công nghệ.

Về phát triển nhân sự, Yody chú trọng tuyển dụng nhân tài và đào tạo văn hóa để gắn kết đội ngũ nhân sự. Về sản phẩm, Yody phát triển mẫu mã hướng tới sự thoải mái, tiện dụng, sử dụng được trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh như đi làm, đi chơi, đi họp, etc. Về công nghệ, Yody tập trung áp dụng chiến lược bán hàng online trên nhiều kênh (Omni-channel) như sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, Facebook, livestream, etc để tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử, cũng như thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng. 

Năm 2016, Yody vinh dự lọt vào TOP 10 doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp xuất sắc Toàn Quốc. Đến năm 2021, doanh thu mảng offline của Yody giảm 65% nhưng mảng online đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng hơn 10%. Chính vì vậy, công ty tiếp tục đặt mục tiêu tăng doanh thu mảng online lên 20% trong năm tiếp theo.

Nhìn chung, việc vận dụng thương mại điện tử thời trang như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy mô và chiến lược của mỗi công ty, nhưng thương mại điện tử chắc chắn là yếu tố tiên quyết để kinh doanh thành công trong lĩnh vực này.

2
18,026
0
1
12/07/2022


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!