Tag: kinh doanh thương mại điện tử

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
thuong-hieu-su-dung-shopify-plus
15 Thương Hiệu Mở Rộng Thị Trường Quốc Tế Với Shopify Plus Part 3

Chào mừng đến với phần cuối cùng trong chuỗi bài về 15 thương hiệu đã thành công trong việc mở rộng quốc tế với Shopify Plus. Trong các phần trước, chúng ta đã khám phá hành trình của mười thương hiệu thức thời đã tận dụng khả năng vượt trội của Shopify Plus để vượt qua những phức tạp của tăng trưởng toàn cầu. Trong phần 3 này, chúng ta sẽ tập trung vào 5 thương hiệu nổi bật còn lại: Ellana Cosmetics, Dollar Shave Club, Daniel Wellington, BONIA và AIMER.

Dollar Shave Clubthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Dollar Shave Club (DSC) là công ty nổi tiếng của Mỹ đã cách mạng hóa ngành công nghiệp chăm sóc cá nhân với mô hình subscription cho dao cạo và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Ban đầu, DSC xây dựng nền tảng thương mại điện tử tuỳ chỉnh của riêng mình, mang đến sự linh hoạt và tùy chỉnh cao. Điều này tuy cho phép DSC dễ dàng định hình mô hình kinh doanh của mình trên môi trường số nhưng việc quản lý, bảo trì lại khá phức tạp, tiêu tốn nhiều tài nguyên. Theo thời gian, những giải pháp công nghệ như Shopify bắt đầu xuất hiện, cung cấp những tính năng và công cụ mà DSC có thể tận dụng. Với mục tiêu tăng lợi nhuận và mở rộng, DSC khám phá những giải pháp có sẵn xem xét cách để tích hợp chúng vào hệ thống hiện tại. Sau nhiều sự cân nhắc, DSC chuyển đổi sang hệ thống của Shopify Plus để hỗ trợ việc mở rộng quốc tế tốt hơn.

Thông qua Shopify Plus, DSC vận hành và quản lý mô hình kinh doanh subscription của mình tốt hơn và tích hợp thêm nhiều ứng dụng trong hệ sinh thái Shopify để tối ưu chiến dịch marketing, chăm sóc khách hàng. Kết quả là, DSC giảm 40% tài nguyên sử dụng cho việc bảo trì hệ thống, tiếp cận với hơn 100 triệu người tiêu dùng toàn cầu thông qua ShopApp, chuyển đổi các cửa hàng quốc tế sang hệ thống Shopify Plus chỉ trong vài tuần thay vì vài tháng và tăng tỷ lệ chuyển đổi với các ứng dụng của Shopify.

Website: dollarshaveclub.com

Lĩnh vực: Sức khỏe nam giới

Lưu lượng truy cập: 3.148 triệu/tháng

Xếp hạng: #9,907 (Mỹ) & #50,278 (Toàn cầu)

Daniel Wellingtonthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Ra mắt tại Thuỵ Điển năm 2011, Daniel Welling được biết đến là thương hiệu đồng hồ với kiểu dáng sang trọng, tối giản và chất lượng vượt trội. Trước khi Daniel Wellington bắt đầu sử dụng Shopify, họ đã phải đối mặt với một số thách thức vận hành đáng kể, đặc biệt là độ phức tạp và chi phí của hệ thống công nghệ hiện tại, bao gồm nền tảng thương mại điện tử không có giao diện người dùng từ CommerceTools cùng với Contentful làm nền tảng CMS mà họ lựa chọn. Thời gian phát triển và ra mắt tính năng mới cũng dài và rắc rối, tiêu tốn nhiều nguồn lực. Ngoài ra, Daniel Wellington còn sử dụng hệ thống on-premise ERP, làm tăng chi phí và độ phức tạp. Doanh nghiệp này có nhiều cửa hàng mở rộng và hệ thống tích hợp, dẫn đến việc thực hiện thay đổi sản phẩm mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, dẫn đến thời gian đưa sản phẩm ra thị trường bị chậm.

Kể từ khi chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus, mọi vấn đề được giải quyết triệt để. Các tính năng của trang web trước đây phải mất hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để phát triển và ra mắt thì nay chỉ mất vài ngày hoặc vài tuần. Cách tiếp cận hợp lý này cho phép đưa ra quyết định nhanh hơn và khả năng xoay vòng nhanh chóng dựa trên động lực của thị trường.

Một số kết quả nổi bật khác như ra mắt 12 cửa hàng mở rộng trong thời gian ngắn, giảm 50% phí nền tảng và ít tiêu tốn nguồn lực để phát triển bảo trì hơn trước đây.

Website: https://global.danielwellington.com/

Lĩnh vực: Thời trang

Lưu lượng truy cập: 2.773 triệu/tháng

Xếp hạng: #78,900 (Mỹ) & #63,785 (Toàn cầu)

BONIAthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Thành lập năm 1974, BONIA dần trở thành thương hiệu thời trang đình đám và khó thay thế trong lòng người tiêu dùng tại Đông Nam Á. Sau khi đưa ra quyết định chiến lược chuyển từ Adobe Commerce sang Shopify do những thách thức trước đây về tốc độ ra mắt sản phẩm và thời gian phản hồi trang web, BONIA muốn tận dụng sự hiện diện trực tuyến của mình để mở rộng ra quốc tế. BONIA nhận ra rằng, để làm được điều này, BONIA cần mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng đồng thời duy trì bản sắc thương hiệu thống nhất trên các thị trường khác nhau. Ngoài ra, thương hiệu thời trang này còn nhằm mục đích đảm bảo rằng việc giám sát nhiều trang web không trở thành gánh nặng tốn kém về thời gian và chi phí cho đội ngũ của mình.

Vì thế, BONIA đã nâng cấp lên Shopify Plus. Động thái chiến lược này đã giúp BONIA khai thác tính năng cửa hàng mở rộng Shopify Plus, cho phép tạo ra nhiều mặt tiền cửa hàng trực tuyến bên cạnh trang web hàng đầu của Malaysia. Tận dụng khả năng này, BONIA đã nhập liền mạch các chủ đề và bố cục từ cửa hàng Malaysia của mình đồng thời đảm bảo mỗi cửa hàng mới đều toát lên nét quyến rũ riêng biệt và được bản địa hóa, một yếu tố được thực hiện bằng cách tùy chỉnh theo từng địa điểm cụ thể. Organizational admin của Shopify Plus cũng đóng một vai trò quan trọng, cung cấp cho BONIA một trung tâm chỉ huy tập trung cho tất cả các cửa hàng của mình.

Kết quả là BONIA tăng tổng doanh thu lên 10% nhờ mở rộng ở Singapore và lưu lượng truy cập hàng năm tăng 25%.

Website: https://bonia.com/

Lĩnh vực: Thời trang

Lưu lượng truy cập: 108,842/tháng

Xếp hạng: #27,473 (Malaysia) & #1,510,285 (Toàn cầu)

Ellana Cosmeticsthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Năm 2007, Ellana Cosmetics ra đời với mục tiêu giúp người tiêu dùng toàn cầu có làn da đẹp hơn và biết cách chăm sóc làn da của mình hơn. Khi nhận ra cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng trên Internet hơn, thương hiệu này bắt đầu với trang web HTML cơ bản rồi chuyển qua Adobe Commerce và sau này là WooCommerce. Tuy nhiên, Ellana Cosmetics không hài lòng về kết quả của các nền tảng này mang lại. Việc thiếu các công cụ quản lý dữ liệu đã khiến mục tiêu cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trên từng thị trường gặp khó khăn, làm thất thoát không ít doanh số trực tuyến. Ellana Cosmetics chuyển đổi sang Shopify vào thời điểm hoạt động tiếp thị thương mại điện tử vẫn còn sơ khai ở Philippines. Điều này cho phép Ellana củng cố nền tảng công nghệ của mình, đồng thời tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và hiệu quả bằng cách nâng cấp lên Shopify Plus ngay sau đó. Doanh nghiệp này tận dụng nhiều giải pháp để tối ưu việc quản lý nhiều cửa hàng mở rộng, trong đó có công cụ Shopify Flow. Kết quả là, giá trị đơn hàng trung bình tăng 17%, giảm 40% tỷ lệ thanh toán thất bại, và tăng 50% doanh thu trực tuyến.

Website: https://www.ellanacosmetics.com/

Lĩnh vực: Mỹ phẩm

Lưu lượng truy cập: 88,075/tháng

Xếp hạng: #61,563 (Philippines) & #2,754,014 (Toàn cầu)

AIMERthuong-hieu-su-dung-shopify-plus

 

Được thành lập vào năm 1993, AIMER là một trong những thương hiệu đồ lót hàng đầu tại Trung Quốc. Với hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế và sáng tạo đồ lót cao cấp, sang trọng, AIMER tự hào có đội ngũ thiết kế sáng tạo liên tục phát triển hơn 400 sản phẩm mới dưới 5 thương hiệu chính: AIMER, imi’s, LA CLOVER, AIMER men và Aimer Kids. Được hỗ trợ bởi sản phẩm sáng tạo này, Aimer đã xây dựng được sự hiện diện quốc tế vượt ra quê hương mình, bao gồm cả các khu vực như Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Đông.

Việc bán hàng quốc tế là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của AIMER. Tuy nhiên, thương hiệu này gặp rắc rối về việc tuỳ chỉnh, tính thuế và tuân thủ quy tắc về các loại thuế. AIMER chuyển đổi nền tảng sang Shopify Plus, tận dụng khả năng tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các thị trường quốc tế.

Ngoài ra, việc sử dụng tính năng Avalara tax automation của Shopify Plus đã giúp AMIER tự động tính chi phí thuế theo địa chỉ của khách hàng quốc tế. Thay vào đó, Shopify Plus đã tính toán chính xác thuế cho từng đơn hàng dựa trên quy định thuế mới nhất của thị trường mục tiêu và tự động thêm thuế vào trang quyết toán cuối cùng, giúp người tiêu dùng biết rõ chi phí thuế thực tế.

Kết quả là AIMER đã tăng số lượt truy cập trong một tháng lên 105%, tỷ lệ chuyển đổi hàng tháng tăng 57% và thời lượng lướt trang mỗi tháng tăng 62%.

Website: https://aimeronline.com/

Lĩnh vực: Fashion

Lưu lượng truy cập: 32,449/tháng

Xếp hạng: #51,992 (Hong Kong) & #1,948,207 (Toàn cầu)

Lời kết

Phần cuối của chuỗi bài này đã đi sâu vào hành trình truyền cảm hứng của Ellana Cosmetics, Dollar Shave Club, Daniel Wellington, BONIA và AIMER. Những thương hiệu này là minh chứng cho thấy việc tận dụng Shopify Plus có thể biến những thách thức của mở rộng quốc tế thành cơ hội tăng trưởng và thành công.

Một điều có thể khẳng định là hành trình mở rộng quốc tế rất phức tạp nhưng rất đáng giá khi biết áp dụng những công cụ và chiến lược phù hợp. Đối với các thương hiệu đang tìm cách bắt đầu con đường này thì 15 câu chuyện thành công này sẽ mang lại những thông tin và cảm hứng quý giá.
Cần tư vấn sâu hơn? Liên hệ với SECOMM, miễn phí!

2
620
0
1
05/07/2024
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam
TOP 5 SIÊU ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Báo cáo mới nhất từ Bộ Công thương cho thấy, năm 2022, doanh thu ngành thương mại điện tử ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Ngoài ra, theo e-Commerce SEA, thương mại điện tử Việt Nam tăng trung bình 25%/năm trong giai đoạn 2022 – 2025, có thể đạt 35 tỷ USD vào năm 2025.

Sự bùng nổ của thị trường này phần lớn đến từ tác động của đại dịch Covid-19 và các lệnh giãn cách xã hội, sự thay đổi của thói quen người tiêu dùng, khiến cho việc sử dụng các siêu ứng dụng thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến.

Nhờ các siêu ứng dụng, chẳng hạn như Shopee, Lazada, Tiki, MoMo và Zalo mà việc triển khai các mini app trở nên dễ dàng hơn, làm tiền đề cho các thương hiệu chưa có kinh nghiệm xây dựng hệ thống thương mại điện tử được gia nhập thị trường tỷ đô này nhanh chóng hơn.  

Shopee

Shopee là sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á và Đài Loan. Ra mắt năm 2015, Shopee được xây dựng nhằm cung cấp cho người dùng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến.

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Shopee
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Shopee

Hiện nay, Shopee đang từng bước trở thành một siêu ứng dụng thương mại điện tử, không chỉ cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến, ứng dụng này còn sở hữu nhiều mini app riêng như Shopee Food, Shopee Mart, Ví Shopee, dịch vụ bảo hiểm từ các ngân hàng, nạp tiền điện thoại/data từ các nhà mạng, đặt vé máy bay, khách sản, v.v. 

  • Trụ sở chính: Singapore
  • Hoạt động: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Đài Loan, Brazil, Mexico, Colombia, Phần Lan và Tây Ban Nha
  • Đánh giá ứng dụng: 4.3 sao trên 1.62M đánh giá (CH Play), 4.4 sao trên 1M đánh giá (App Store)

Lazada

Thành lập từ năm 2012, Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á, thương hiệu này luôn tiên phong thúc đẩy sự phát triển tại khu vực thông qua thương mại và công nghệ với mục tiêu phục vụ cho 300 triệu khách hàng trên toàn khu vực Đông Nam Á vào năm 2030. 

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Lazada
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Lazada

Tương tự như Shopee, siêu ứng dụng Lazada có các mini app, tiện ích phục vụ cho các chiến lược kinh doanh thương mại điện tử riêng, chẳng hạn như ví eM, nạp thẻ và eVoucher, đi chợ online, v.v.

  • Trụ sở chính: Singapore
  • Hoạt động: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam
  • Đánh giá ứng dụng: 4.7 sao trên 19.5M đánh giá (CH Play), 4.7 sao trên 1.8M đánh giá (App Store)

Tiki

Tiki (viết tắt của “Tiết kiệm và tìm kiếm”) là một trong số các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Tiki được thành lập từ tháng 03/2010, từ một trang bán sách tiếng Anh online, tới nay Tiki đã trở thành một siêu ứng dụng thương mại điện tử, chuyên cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm thuộc nhiều nhóm hàng khác nhau. 

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Tiki
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Tiki

Đến nay, ngoài phát triển thương mại điện tử, Tiki còn là nền tảng tiên phong trong việc ứng dụng tiền kỹ thuật vào mô hình kinh doanh, bằng chứng là sự ra đời của Astra. Đồng thời, Tiki còn hoàn thiện hệ sinh thái của mình bằng cách xây dựng hoàn loạt tiện ích mở rộng bằng các mini app của các thương hiệu từ nhiều lĩnh vực: Tài chính; Trò chơi; Ẩm thực; Mua sắm; Sức khỏe; Bảo hiểm; Giải trí; Đời sống; Du lịch và Cộng đồng.

  • Trụ sở chính: Việt Nam
  • Hoạt động: Việt Nam
  • Đánh giá ứng dụng: 4.2 sao trên 242K đánh giá (CH Play), 4.8 sao trên 368.7K đánh giá (App Store)

MoMo

MoMo là một nền tảng ví điện tử do Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) phát triển cho phép người dùng thực hiện các thanh toán, giao dịch trên các thiết bị di động. Bằng việc hợp tác với hơn 90% ngân hàng tại Việt Nam cùng 10.000 thương nhân trong nước, công ty này nắm giữ hơn 80% thị phần trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số. Tính đến năm 2022, ví điện tử MoMo có hơn 31 triệu người dùng sử dụng.

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Momo
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Momo

Từ năm 2022, MoMo ra mắt công nghệ Mini App, chính thức công nhận bản thân thành một siêu ứng dụng thanh toán, vừa giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể “đứng trên vai người khổng lồ”, vừa tạo nên hệ sinh thái đa dạng cho chính nền tảng này. Trong đó, nổi bật là các tiện ích từ các ngành như mua sắm trực tuyến, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển, du lịch và khách sạn, đầu tư và tài chính, dịch vụ y tế.

  • Trụ sở chính: Việt Nam
  • Hoạt động: Việt Nam
  • Đánh giá ứng dụng: 3.2 sao trên 401K đánh giá (CH Play), 4.4 sao trên 201.3K đánh giá (App Store)

Zalo

Zalo được ra mắt chính thức từ tháng 12 năm 2012 với bản chất là ứng dụng nhắn tin nhanh đa nền tảng được phát triển bởi công ty VNG ở Việt Nam. Tên gọi của Zalo được kết hợp từ Zing (mạng xã hội được phát triển bởi VNG) và alo (cụm từ dùng để bắt điện thoại ở Việt Nam). Đến nay, Zalo đã phát triển thành siêu ứng dụng mạng xã hội đa chức năng, đa nền tảng. 

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Zalo
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Zalo

Cũng như MoMo, siêu ứng dụng nhắn tin này đã quyết định xây dựng Zalo Mini App để vừa giúp thương hiệu tiếp cận đến 65 triệu người dùng thường xuyên trên Zalo, vừa làm nên sự đa dạng cho nền tảng nhắn tin này. Từ đó, ngoài nhắn tin thì Zalo còn hỗ trợ các tiện ích khác, trong đó chủ yếu là nhờ sự hợp tác cùng các thương hiệu đến từ lĩnh vực tài chính, thương mại điện tử, trò chơi giải trí, nhà hàng và khách sạn.  

  • Trụ sở chính: Việt Nam
  • Hoạt động: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Đức, Myanmar và Singapore
  • Đánh giá ứng dụng: 3.9 sao trên 2.03M đánh giá (CH Play), 3.0 sao trên 62.6K đánh giá (App Store)

Có thể thấy tương lai của thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ còn nhờ cậy vào các “gã khổng lồ” này rất nhiều, chính vì vậy doanh nghiệp nên tích hợp các siêu ứng dụng thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh từ sớm, nhằm khai thác tối đa lợi ích mà các ứng dụng này mang đến.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không nên lệ thuộc vào các siêu ứng dụng trong thời gian dài, vì sẽ dẫn đến việc mất quyền kiểm soát dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu khách hàng, cũng như thất thoát nguồn thu từ việc chi trả % hoa hồng cho mỗi đơn hàng, v.v.

Với hơn 8 năm kinh nghiệm tư vấn và thiết kế hệ thống thương mại điện tử, SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tìm hiểu và triển khai kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả.

Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
14,138
0
1
07/11/2022
8 Bước để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử bền vững
8 BƯỚC ĐỂ BẮT ĐẦU KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BỀN VỮNG

Đối với doanh nghiệp mới bắt đầu gia nhập thị trường, cụm từ “kinh doanh thương mại điện tử” là một khái niệm thường được nhận biết bởi các sàn thương mại điện tử. Hầu hết các nhà quản trị thường không rõ phải bắt đầu từ đâu, bao gồm những hệ thống nào, lựa chọn nền tảng thương mại điện tử nào để xây dựng cũng như những bước sau đó.

Vậy nên, trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin cơ bản đến nâng cao để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.

Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Theo NĐ 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.”

Nói một cách đơn giản, kinh doanh thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến. 

8 Bước để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử bền vững
Kinh doanh thương mại điện tử

Các mô hình thương mại điện tử phổ biến

B2C

B2C (Business To Customer) là giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây cũng là mô hình phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.

Ví dụ: Thế Giới Di Động là mô hình bán lẻ số 1 Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử cho các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng và phụ kiện.

– Website: https://www.thegioididong.com/ 

– Lưu lượng truy cập: 62.23M/tháng

– Xếp hạng website: #19 (Việt Nam), #758 (Toàn cầu)

B2B

B2B (Business To Business) là giao dịch thương mại giữa 2 doanh nghiệp.

Ví dụ: TELIO là sàn thương mại điện tử B2B đầu tiên của Việt Nam, hỗ trợ kết nối các nhà bán lẻ quy mô nhỏ, truyền thống với các thương hiệu bằng cách tổng hợp nhu cầu, cung cấp nhiều lựa chọn hơn, giá tốt hơn và hậu cần hiệu quả hơn.

– Website: https://www.telio.vn/

– Lưu lượng truy cập: 5N/tháng

– Xếp hạng website: #112,909 (Việt Nam), #6,105,937 (Toàn cầu)

B2B2C

B2B2C (Business To Business To Customer) là mô hình kinh doanh có sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp (B2B) để tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối (B2C).

Ví dụ: Shopee là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam. Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C, đảm nhận vai trò trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai B2B2C vì cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích hỗ trợ quá trình mua sắm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. 

– Website: https://shopee.vn/

– Lưu lượng truy cập: 105.5M/tháng

– Xếp hạng website: #6 (Việt Nam), #295 (Toàn cầu)

C2C

C2C (Consumer To Consumer) là hình thức kinh doanh  giữa 2 cá nhân không phải là doanh nghiệp.

Ví dụ: Chợ Tốt là website thương mại điện tử hỗ trợ người bán và người mua giao dịch nhà cửa, xe ô tô, tuyển dụng, đồ điện tử đã qua sử dụng, vật nuôi, và cả dịch vụ gia đình.

– Website: https://www.chotot.com/

– Lưu lượng truy cập: 13.19M/tháng

– Xếp hạng website: #54 (Việt Nam), #2,980 (Toàn cầu)

D2C

D2C (Direct to Customer) là hình thức cung cấp sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay khách hàng, bỏ qua các khâu phân phối ở giữa.

Ví dụ: Coolmate là startup thời trang dành cho nam giới được thành lập vào năm 2019. Chỉ sau 2 năm hoạt động, thương hiệu này đã có cuộc gọi vốn thần tốc 500.000 USD trên Sharktank.

– Website: https://www.coolmate.me/ 

– Lưu lượng truy cập: 1.204M/tháng

– Xếp hạng website: #861 (Việt Nam), #46,051 (Toàn cầu)

Các bước để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử bền vững

Bước 1. Lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử

Khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh, bước đầu tiên các nhà quản trị nên làm chính là nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt được tình hình chung của thị trường, chi tiết về các đối thủ cạnh tranh, xu hướng và hành vi của người tiêu dùng. Một số nguồn miễn phí và chính thống mà doanh nghiệp có thể tham khảo là Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam của IDEA, Báo cáo e-Conomy SEA của Google & Temasek, Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam của Vecom, etc.

Sau khi đã nghiên cứu thị trường, điều tiếp theo doanh nghiệp cần lưu ý chính là xác định các mục tiêu, chẳng hạn: Thêm kênh bán hàng nhằm tăng doanh thu cho hoạt động bán hàng, định vị thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử, hỗ trợ các chiến dịch Marketing, tăng trải nghiệm người dùng và tương tác, etc.

Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, doanh nghiệp cũng nên lên dự trù ngân sách và thời gian triển khai cho từng giai đoạn của kinh doanh thương mại điện tử. Tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược mà mỗi doanh nghiệp sẽ lập ra ngân sách và thời gian để kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả nhất.

Bước 2. Xây dựng hệ thống thương mại điện tử

Tiếp theo, doanh nghiệp cần lựa chọn nền tảng thương mại điện tử để xây dựng nên hệ thống sao cho phù hợp với quy mô, chiến lược của thương hiệu. 

Các thành phần của hệ thống thương mại điện tử thường bao gồm website và ứng dụng  website thương mại điện tử.

Mỗi nền tảng đều có ưu và nhược điểm riêng, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn nền tảng xây dựng website phù hợp. Hiện nay, có 2 loại nền tảng chính là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open Source). 

Với nền tảng mã nguồn mở:

  • Ưu điểm: Toàn quyền sở hữu mã nguồn và dữ liệu, xây dựng được nhiều tính năng nâng cao, khả năng tùy biến linh hoạt, dễ tích hợp và mở rộng.
  • Khuyết điểm: Chi phí xây dựng ban đầu cao và cần chuyên môn, kinh nghiệm nhiều khi triển khai.
  • Nền tảng mã nguồn mở phổ biến: Magento, WooCommerce, OpenCart, PrestaShop, etc.
  • Đối tượng sử dụng: Phù hợp để xây dựng các website thương mại điện tử cho doanh nghiệp có mong muốn đầu tư dài hạn, tiết kiệm ngân sách trong tương lai.

Với nền tảng SaaS:

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, nhiều giao diện và chức năng có sẵn, chi phí bắt đầu thấp
  • Khuyết điểm: Chi phí sử dụng (licence fee) ngày càng tăng theo thời gian sử dụng, khả năng tùy biến và mở rộng kém, khó tích hợp với các tiện ích nằm ngoài hệ sinh thái của nền tảng.
  • Nền tảng SaaS phổ biến: Haravan, Shopify, BigCommerce, Squarespace, Wix, etc.
  • Đối tượng sử dụng: Phù hợp với các doanh nghiệp cần xây dựng website đơn giản, ít tùy biến theo đặc thù.

Sau khi đã lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp, doanh nghiệp có 2 lựa chọn về nguồn lực để xây dựng website: Tự xây dựng đội ngũ in-house hoặc sử dụng dịch vụ từ các nhà phát triển. 

Đối với việc xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT, thương mại điện tử có chuyên môn và kinh nghiệm trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng đội ngũ phù hợp, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu đặt ra.

Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển, doanh nghiệp nên lựa chọn tìm kiếm đơn vị phát triển theo các tiêu chí: Kinh nghiệm chuyên sâu về thương mại điện tử, đội ngũ giàu kinh nghiệm, quy trình rõ ràng, khả năng xử lý và hỗ trợ nhanh chóng, cam kết bảo hành và bảo trì. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cũng như phát triển website phù hợp..

Bước 3. Thiết lập các phương thức thanh toán thương mại điện tử

Trên thị trường thương mại điện tử có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, với phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là COD. Tuy nhiên, nhờ xu hướng thanh toán “không tiền mặt” được hình thành giữa đại dịch Covid-19, các hình thức thanh toán điện tử đang dần chiếm ưu thế hơn. 

Một số hình thức thanh toán được các doanh nghiệp thương mại điện tử lựa chọn như:

  • Chuyển khoản: Hình thức chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của người mua sang tài khoản ngân hàng của người bán để thanh toán sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện nay, phương thức chuyển khoản mới như Internet Banking (Thanh toán trên các thiết bị có Internet) và Mobile Banking (Thanh toán trên điện thoại di động) đang dần thay thế việc chuyển khoản tại các cây ATM của ngân hàng.
  • Cổng thanh toán trực tuyến: Hệ thống kết nối giữa ngân hàng, người mua và người bán với mục tiêu cuối cùng là người bán có thể nhận được tiền ngay khi giao dịch trực tuyến hoàn tất. Một số cổng thanh toán phổ biến ở Việt Nam như VNPay, ZaloPay, Payoo, Paypal, Onepay, etc.
  • Ví điện tử: Thanh toán qua ví điện tử được thực hiện bằng cách liên kết tài khoản ngân hàng, nạp tiền vào ví rồi thanh toán các dịch vụ có liên kết một cách đơn giản, tiện lợi.  Một số ví điện tử phổ biến ở Việt Nam như Momo, ZaloPay, VNPay.
  • Thẻ cào: Cho phép người dùng thanh toán hoặc nạp tiền vào tài khoản điện tử bằng cách mua mã thẻ điện thoại của các nhà mạng di động như Viettel, Mobifone, Vinaphone, etc. Tuy nhiên, phương thức thanh toán này thường chỉ áp dụng ở các sàn thương mại điện tử và một số website thương mại điện tử nhất định.
  • Thẻ/ Ví riêng của thương hiệu: Phương thức thanh toán được thương hiệu, doanh nghiệp thiết kế và cho phép sử dụng trên hệ thống của của thương hiệu, doanh nghiệp đó. Ví dụ: Ví Shopee, ví eM của Lazada, Thẻ Starbuck của Starbuck, VinID của VinGroup.
  • E-voucher: Hay còn được gọi là phiếu/mã giảm giá trực tuyến được cung cấp bởi các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, etc. 

Bước 4. Xây dựng quy trình fulfillment

Thông thường một quy trình fulfillment ( gồm những khâu sau: Nhập khẩu hàng hóa hoặc tự sản xuất → Vận chuyển đến kho/trung tâm phân phối → Lưu kho → Xử lý hàng hóa khi có yêu cầu (Xuất hàng, in bill, đóng gói, dán nhãn) → Giao hàng → Xử lý yêu cầu sau bán hàng (Trả hàng, hoàn hàng, đổi hàng).

Chính vì vậy, một hệ thống thương mại điện tử toàn diện cần xây dựng hoặc tích hợp các chức năng như eLogistics, blockchain, QR code, etc để tự động hóa quy trình vận đơn, theo dõi đơn hàng, từ đó nâng cấp chất lượng vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

Bước 5. Cải thiện hệ thống chăm sóc khách hàng

Hệ thống CRM (Quản lý quan hệ khách hàng – Customer Relationship Management) là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Việc xây dựng, cải thiện liên tục hệ thống CRM, tổng đài chăm sóc đa kênh sẽ giúp việc xử lý khiếu nại, hoàn/trả hàng diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời, hệ thống CRM còn giúp doanh nghiệp tìm hiểu thêm về nhu cầu khách hàng, từ đó xây dựng tương tác giữa thương hiệu và khách hàng.  

Bước 6. Chăm sóc hệ thống thương mại điện tử

Bảo trì 24/7, cập nhật và nâng cấp hệ thống thương mại điện tử liên tục giúp doanh nghiệp xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh, tăng trưởng doanh số bền vững, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi không ngừng của thị trường.

Đồng thời, liên tục giảm sát và duy trì hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhằm phòng tránh những rủi ro từ hacker, thất thoát dữ liệu, etc.

Bước 7. Chiến lược tăng trưởng thương mại điện tử

Một trong những chiến lược trọng yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hiện nay chính là bán hàng đa kênh (Omnichannel). Bằng cách theo “dấu chân” của khách hàng từ sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo), mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo), cho đến website và app thương mại điện tử. Chiến lược này sẽ giúp tập trung hóa dữ liệu khách hàng, tiếp cận hành vi mua sắm đa dạng của khách hàng và tối ưu trải nghiệm cá nhân hóa trên hệ thống thương mại điện tử.

Ngoài ra, các chiến dịch Ecommerce Marketing cũng đang ngày một phát triển trên thị trường, chẳng hạn như Affiliate marketing, Shoppertainment, SEO, Email Marketing, etc. Chiến lược này giúp tối ưu khả năng hiển thị của thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng online.

Bước 8. Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Xây dựng chức năng báo cáo nhằm khai thác hiệu quả các dữ liệu, bao gồm các báo cáo về Bán hàng, Marketing, Khách hàng, Tồn kho và Hiệu suất vận hành nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 

Tích hợp các công cụ phân tích như Google Analytics,  Facebook Pixels, Microsoft Power BI, etc để hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống để đưa ra các báo cáo chi tiết cho kết quả kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp.

8 Bước để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử bền vững
Các bước để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử bền vững

Nhìn chung, việc kinh doanh thương mại điện tử dựa trên 8 bước trên là một hoạt động không mấy dễ dàng cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Và để bắt kịp đường đua thương mại điện tử sẽ còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như tiềm lực tài chính, đội ngũ nhân sự, tình hình kinh tế chung, sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng, etc. Vậy nên các nhà quản lý cần thận trọng khi đưa ra các quyết định trọng yếu để mang về hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Với hơn 8 năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống  thương mại điện tử phức tạp như Annam Gourmet, Laybyland, Jasnor, SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tìm hiểu và triển khai kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả.

Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
22,432
1
1
01/11/2022
Chiến lược kinh doanh Thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP
Để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Thương mại điện tử (TMĐT), doanh nghiệp cần một chiến lược chi tiết nêu rõ các giai đoạn chuyển mình và các biện pháp triển khai cho từng giai đoạn. Việc xác định được chiến lược kinh doanh TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện về thị trường, sản phẩm kinh doanh và tiềm năng phát triển của thương hiệu.
Sau đây là chiến lược kinh doanh thương mại điện tử để các doanh nghiệp tham khảo và định hướng kinh doanh! 

GIAI ĐOẠN 1. KINH DOANH ONLINE TRÊN MẠNG XÃ HỘI (SOCIAL COMMERCE)

Chuyển dịch mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng MXH phổ biến. Đây là giai đoạn giúp doanh nghiệp kiểm tra khả năng “sinh tồn” của sản phẩm trên thị trường trực tuyến. Kinh doanh trên MXH giúp tiết kiệm ngân sách, tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng. 

Nền tảng hỗ trợ: Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo.

Quy trình kinh doanh trên MXH: 

– Bước 1. Thiết lập kênh Social cho doanh nghiệp: Facebook Fanpage, Instagram Shop, Tiktok Account, Zalo OA Official

– Bước 2. Xây dựng nội dung, hình ảnh thương hiệu

– Bước 3. Triển khai chiến dịch Marketing: Engagement, Lead Form, Message

– Bước 4. Hợp tác với các đơn vị vận chuyển để hoàn thành đơn hàng: Grab, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm…

– Bước 5. Chăm sóc kênh Social: Cập nhật thông tin, cải thiện Ads, đa dạng hóa nội dung

– Bước 6. Sử dụng các công cụ hỗ trợ để cải thiện hoạt động kinh doanh: Quản lý đơn hàng, Phân tích và Báo cáo

GIAI ĐOẠN 2. XÂY DỰNG CỬA HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chính thức gia nhập cuộc chơi TMĐT bằng cách xây dựng cửa hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch TMĐT. Vận dụng nhóm khách hàng sẵn có trên các sàn TMĐT, đồng thời sử dụng các tiện ích hỗ trợ để cải thiện dịch vụ khách hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ Marketing. Về lâu dài doanh nghiệp không nên lệ thuộc vào các sàn TMĐT vì sẽ chịu ảnh hưởng bởi các chính sách thay đổi liên tục và giảm doanh thu bởi % hoa hồng ngày càng tăng.

Nền tảng hỗ trợ: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo.

Quy trình kinh doanh trên các sàn TMĐT: 

– Bước 1.Thiết lập gian hàng chính hãng: Shopee Mall, Lazada Mall, Tiki Official Store, SenMall

– Bước 2. Cập nhật thông tin gian hàng: Tên sản phẩm, giá, mô tả chi tiết, danh mục, hình ảnh, video

– Bước 3. Thiết lập vận chuyển và thanh toán

– Bước 4. Vận dụng các tiện ích sẵn có để: Marketing, Fulfillment, Quản lý bán hàng, Phân tích và báo cáo

– Bước 5: Chăm sóc gian hàng: Cập nhật thông tin, xử lý các đơn hàng lỗi và phản hồi tiêu cực

GIAI ĐOẠN 3. XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG ONLINE

Xây dựng website hỗ trợ doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường Internet, vận dụng các công cụ tìm kiếm để tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng và cung cấp các thông tin của doanh nghiệp, sản phẩm cung cấp.

Một số nền tảng phổ biến có thể kể đến như Wix, Weebly, Spacesquare vì các nền tảng này thường dễ sử dụng và không cần nhiều kiến thức về lập trình. 

Quy trình xây dựng website bán hàng online:

– Bước 1. Mua hosting, domain (tên miền)

– Bước 2. Chọn nền tảng và đăng ký tài khoản trên hệ thống

– Bước 3. Chọn giao diện phù hợp với ngành hàng, doanh nghiệp và khách hàng

– Bước 4. Thiết kế, chỉnh sửa nội dung: Trang chủ, Trang sản phẩm, Blog, Tuyển dụng, Liên hệ

– Bước 5. Tích hợp các công cụ hỗ trợ:, Marketing, Phân tích và Báo cáo

– Bước 6. Chăm sóc website: Cập nhật thông tin, đăng bài Blog…

GIAI ĐOẠN 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Việc thiết kế website TMĐT giúp doanh nghiệp mở rộng thêm kênh bán hàng trực tuyến, kết nối được với nhiều khách hàng hơn, giúp tăng độ phủ của thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt, Với đặc điểm hoạt động 24/7, doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động mua bán tại mọi thời điểm, từ đó gia tăng doanh thu bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khi sở hữu hệ thống TMĐT riêng, việc khai thác dữ liệu được diễn ra dễ dàng hơn và hạn chế tình trạng lệ thuộc dữ liệu trên các sàn TMĐT hay các đơn vị trung gian khác. 

Nền tảng hỗ trợ: Sapo, Haravan, Shopify, WordPress, Magento, Bigcommerce, Woocommerce

Doanh nghiệp có thể xây dựng website TMĐT nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng nhờ sử dụng các nền tảng như: Sapo, Haravan, Shopify. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các nền tảng TMĐT mã nguồn mở chuyên sâu cho TMĐT như Magento, Bigcommerce, Woocommerce ngay giai đoạn này nếu không muốn chuyển đổi nền tảng cũng như tối ưu ngân sách phát triển TMĐT trong dài hạn. 

Quy trình xây dựng website/app TMĐT cơ bản:

– Bước 1. Đăng ký tài khoản trên hệ thống 

– Bước 2. Thiết kế giao diện: Chọn giao diện và chỉnh sửa nội dung website 

– Bước 3. Xây dựng hệ thống Chức năng: Danh mục sản phẩm, đánh giá, thanh tìm kiếm sản phẩm…

– Bước 4. Cung cấp dịch vụ thanh toán và vận chuyển

– Bước 5: Hoàn thành các thủ tục pháp lý với Bộ Công Thương

GIAI ĐOẠN 5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Phát triển hệ thống TMĐT chuyên sâu giúp doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu TMĐT, dễ dàng nâng cấp, chỉnh sửa hệ thống website, tùy biến theo từng nhu cầu riêng biệt và mở rộng nhiều tính năng mới để tăng trải nghiệm khách hàng.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần lựa chọn các nền tảng chuyên sâu về TMĐT cũng như có tính mở rộng, linh hoạt cao như Magento, Bigcommerce, Woocommerce.

Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống TMĐT của các nền tảng này thường tốn thời gian, chi phí và cần chuyên môn cao nên các doanh nghiệp thường hợp tác với các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT. Sau đó, doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ in-house (nội bộ) hoặc tiếp tục làm việc với nhà cung cấp để duy trì hoạt động TMĐT.

Một số đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống TMĐT chuyên sâu như SECOMM, SmartOSC, Co-well Asia, Isobar, Magenest.

Quy trình xây dựng web/app TMĐT chuyên sâu:

– Bước 1: Xác định mục tiêu theo từng giai đoạn: Định vị thương hiệu, tăng doanh thu, tăng trải nghiệm người dùng, hỗ trợ Marketing…

– Bước 2: Lựa chọn nền tảng xây dựng phù hợp với mô hình kinh doanh

– Bước 3: Lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp với các tiêu chí: Kinh nghiệm chuyên sâu về TMĐT, đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình rõ ràng, hệ thống sẵn có, hỗ trợ nhanh, cam kết bảo hành và bảo trì

– Bước 4: Phối hợp phát triển xây dựng hệ thống TMĐT, theo dõi tiến độ, kiểm thử chất lượng hệ thống

– Bước 5: …Tăng trưởng TMĐT: Ecommerce Marketing, SEO

– Bước 6: Bảo trì và nâng cấp hệ thống TMĐT

GIAI ĐOẠN 6. BÁN HÀNG ĐA KÊNH (OMNI-CHANNEL)

Triển khai Omni-channel giúp doanh nghiệp đồng bộ tất cả các kênh bán hàng để quản lý dữ liệu dễ dàng hơn và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh TMĐT. Đồng thời, Omni-channel tạo nên trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Khi thực hiện Omni-channel, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng, hệ thống cung cấp dịch vụ Omni-channel như ETP Group, NEF, Goell hoặc chọn 1 hệ thống làm trung tâm như Magento ,ERP.

Quy trình triển khai Omni-channel:

– Bước 1. Thu thập dữ liệu: Khách hàng, Bán hàng (Sales), Marketing,…

– Bước 2. Phân tích các dữ liệu để xác định các vấn đề cần cải thiện để thực hiện Omni-channel hiệu quả

– Bước 3. Thiết kế hành trình khách hàng, đồng bộ các thông điệp chiến dịch trên các kênh bán hàng

– Bước 4. Kiểm tra, đo lường và tối ưu Omni-channel

Hành trình từ Social Commerce đến Omni-channel là chiến lược phổ biến cho các doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh trên thị trường TMĐT.

Tuy nhiên, hiện nay “thương mại điện tử” đã trở nên ngày càng phổ biến với mọi ngành hàng dù là Low-involvement (cân nhắc ít) hay High-involvement (cân nhắc nhiều) thì nhiều doanh nghiệp đã triển khai đồng thời các kênh MXH, sàn TMĐT và hệ thống TMĐT riêng biệt ngay ở giai đoạn đầu để rút ngắn thời gian chuyển đổi, bắt kịp xu hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Tuỳ vào chiến lược kinh doanh tổng thể và hiện trạng mà mỗi doanh nghiệp cần phải hoạch định cho mình lộ trình phát triển phù hợp nhất!

2
14,108
0
1
15/10/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!