Tag: native app

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA
PWA LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH KHI TRIỂN KHAI PWA?

Giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thương mại điện tử, các doanh nghiệp ra sức tìm kiếm những giải pháp đột phá nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy sự tương tác. Trong vô số cách thức có thể kể đến, PWA (Progress Web App) được xem là giải pháp đầy hứa hẹn vì góp phần thay đổi cách người dùng tương tác với website của doanh nghiệp. Mặc dù PWA đã có mặt trên thị trường được một thời gian nhưng mức độ phổ biến của ứng dụng này mới thật sự tăng vọt vào những năm gần đây.   

PWA là gì?

Progressive Web App (PWA) là một dạng ứng dụng web được xây dựng dựa trên các công nghệ web tiêu chuẩn như HTML, CSS và JavaScript nhưng mang lại trải nghiệm người dùng cùng các tính năng tương tự như một Native app bao gồm thông báo đẩy, khả dụng ngoại tuyến, v.v. Nhắc đến Native app, đây là một dạng ứng dụng phần mềm được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình riêng biệt cho từng nền tảng hoặc hệ điều hành cụ thể như iOS hoặc Android.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Native app và Hybrid app

Các PWA sẽ chạy trên trình duyệt web và sau khi được cài đặt vào thiết bị sẽ hoạt động như một Native app. Chính vì thế, giữa hai ứng dụng có sự khác biệt nhất định nên các doanh nghiệp thường dựa vào nhu cầu và nguồn lực của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA
PWA là gì?

Sự khác biệt giữa PWA và Native app

Native app thường được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình riêng cho từng hệ điều hành cụ thể, chẳng hạn như Objective-C/Swift cho iOS và Java/Kotlin cho Android. Điều này đồng nghĩa, các nhà phát triển phải có kinh nghiệm và chuyên môn nhất định để viết và phát triển ứng dụng phù hợp với mỗi hệ điều hành.

Ngoài ra, việc bảo trì và cập nhật các phiên bản app phải được thực hiện thường xuyên vì thế sẽ dẫn đến tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Riêng với PWA, các nhà phát triển có thể sử dụng một codebase chung để phát triển ứng dụng cho tất cả nền tảng việc phát triển và bảo trì sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với các Native app. 

Bên cạnh đó, để sử dụng các Native app, người dùng cần truy cập vào cửa hàng ứng dụng như App Store hay Google Play để tải xuống và cài đặt, trong khi đó, với PWA người dùng có thể cài đặt trực tiếp từ trình duyệt web vào thiết bị của mình mà không cần thông qua cửa hàng ứng dụng. 

PWA có thể cung cấp hiệu suất và trải nghiệm người dùng tốt nhưng nhìn chung vẫn chưa bằng Native app. Native app mang đến trải nghiệm người dùng liền mạch và phong phú hơn so với PWA vì được thiết kế dành riêng cho một nền tảng cụ thể và có thể tận dụng tối đa tính năng phần cứng và phần mềm của thiết bị. 

Bảng tóm tắt:

PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA-Sự khác biệt giữa PWA và Native app
Khác biệt chính giữa PWA và Native app

Lợi ích khi triển khai PWA

Hiện nay, PWA trở nên rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp khắp nơi lựa chọn để đầu tư xây dựng vì những lợi ích sau đây:

Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA
Lợi ích khi triển khai PWA

Tiết kiệm chi phí phát triển

Đây là ưu điểm lớn nhất và cũng là lý do chính để nhiều doanh nghiệp hướng đến PWA. Chi phí để xây dựng và để bảo trì PWA tương đối thấp so với Native app vì không cần thiết kế riêng cho từng nền tảng. Hơn nữa, sau khi được cài đặt thì PWA hoạt động như một Native app với hiệu suất và trải nghiệm người dùng không hề thua kém. Do đó, những doanh nghiệp có sự hạn chế về ngân sách thì PWA là sự lựa chọn rất đáng để cân nhắc nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian ra mắt sản phẩm. 

Tăng phạm vi tiếp cận khách hàng

Vì PWA được xây dựng để hoạt động hiệu quả trên đa dạng các thiết bị và nền tảng khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, laptop, v.v nên người dùng có thể truy cập ứng dụng thông qua trình duyệt web và cài đặt trực tiếp vào màn hình chính mà không cần tải về từ cửa hàng ứng dụng. Do đó, PWA có thể tiếp cận được tới nhiều đối tượng hơn và từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng.

Thúc đẩy nhận diện thương hiệu và sự tương tác

Tính năng thêm vào màn hình chính (add-to-home-screen feature) của PWA cho phép khách hàng dễ dàng thêm ứng dụng vào màn hình thiết bị trực tiếp từ trình duyệt web. Trên thực tế, khách hàng chỉ nhấn vào tính năng này khi họ lướt và thấy ứng dụng thú vị và hữu ích đối với họ. Khi ứng dụng đã được thêm vào màn hình chính, người dùng sẽ dễ dàng nhìn thấy và nhớ đến thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể sử dụng một số cách thức marketing có chủ đích để khuyến khích khách hàng tương tác nhiều hơn

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tương tự như Native app, PWA cũng có thể cung cấp trải nghiệm người dùng chất lượng với thời gian tải trang nhanh, điều hướng mượt mà và hiệu suất ổn định. Ngoài ra, PWA còn có khả năng đáp ứng nhanh nhẹn và hoạt động tốt trên nhiều thiết bị với nhiều kích thước màn hình khác nhau giúp người dùng xem nội dung và sản phẩm trên bất kỳ thiết bị lớn nhỏ nào mà họ yêu thích.

Bên cạnh đó, PWA được phát triển dựa trên các công nghệ web đồng nghĩa doanh nghiệp có thể theo dõi và phân tích hành vi người dùng trong thời gian thực, từ đó đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu thu thập được nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. 

Những ví dụ điển hình của PWA

Lancôme

Lancôme, thương hiệu mỹ phẩm cao cấp hàng đầu thế giới, đã ra mắt PWA vào năm 2017 nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện mức độ tương tác trên mobile web. Lancôme PWA cung cấp một số tính năng như biểu tượng trên màn hình chính, thông báo đẩy, chế độ ngoại tuyến, v.v.

Điều này giúp khách hàng truy cập nhanh vào trang web của Lancôme chỉ bằng một cú chạm và đồng thời doanh nghiệp có thể sử dụng thông báo đẩy để thông báo cho khách hàng về các sản phẩm, chương trình ưu đãi và khuyến mãi mới nhất. Ngoài ra, chế độ ngoại tuyến giúp khách hàng tiếp tục lướt web Lancôme ngay cả khi không có kết nối Internet. 

PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA-Lancôme
Lancôme PWA

Spotify

Nền tảng phát nhạc trực tuyến nổi tiếng – Spotify đã phát triển và ra mắt PWA của riêng họ vào năm 2018 nhằm cung cấp trải nghiệm người dùng nhanh chóng liền mạch và hấp dẫn cho khách hàng của mình.

Tương tự như Lancôme, Spotify cũng cung cấp những tính năng nổi bật trong đó có chế độ nghe nhạc và podcast ngoại tuyến, giúp quá trình trải nghiệm của người dùng không bị gián đoạn. Spotify PWA đã nhận được đánh giá và phản hồi tích cực từ phía người dùng suốt nhiều năm qua. 

PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA-Spotify
Spotify PWA

Tinder

Native app của Tinder vốn hoạt động rất hiệu quả trên nhiều hệ điều hành khác nhau và được người dùng đặc biệt yêu thích. Tuy nhiên, với mong muốn mở rộng và chinh phục nhiều thị trường mới cũng như bảo vệ vị thế dẫn đầu trong số các nền tảng hẹn hò trực tuyến, Tinder đã xây dựng PWA. 

Thời gian tải trang của Tinder PWA được giảm còn 4,69 giây so với 11,9 giây trước đó, nhờ vậy mà mức độ tương tác tăng lên đáng kể và vượt trội hơn Tinder native app về số lần vuốt, chỉnh sửa hồ sơ và thời gian dành cho mỗi lần sử dụng của mỗi người dùng. 

PWA là gì Những Lợi Ích Khi Triển Khai PWA-Tinder
Tinder PWA

Ngoài ra còn rất nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới đã triển khai PWA: Facebook, Instagram, Twitter, TikTok, Uber, Pinterest, Starbucks, Aliexpress, v.v 

Với bề dày kinh nghiệm trong nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu tầm quan trọng của việc triển khai PWA để ứng phó với sự cạnh tranh của ngành công nghệ tỷ đô này cũng như những khó khăn mà mỗi doanh nghiệp phải đối mặt khi xây dựng và phát triển PWA.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí. 

2
7,891
0
1
14/04/2023
Sự Khác Biệt Chính Giữa Native App và Hybrid App
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NATIVE APP VÀ HYBRID APP

Theo Statista, tính đến tháng 1 năm 2023 trên thế giới có khoảng 6.92 tỷ người sử dụng smartphone kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt ứng dụng di động nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người dùng. Đó cũng là lý do nhiều doanh nghiệp hiện đang gấp rút tìm cách xây dựng và phát triển ứng dụng di động để tương tác nhiều hơn với khách hàng của họ.

Tuy nhiên, với rất nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau, phát triển ứng dụng di động có thể là một quá trình phức tạp và tốn kém. Hiện nay, có hai loại ứng dụng di động phổ biến nhất bao gồm Native App (Ứng dụng gốc) và Hybrid App (Ứng dụng lai). 

Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên doanh nghiệp cần xem xét nhu cầu phát triển và nguồn lực của mình để lựa chọn loại ứng dụng phù hợp. 

Native App

Native app là gì?

Native app hay còn gọi là ứng dụng gốc là một loại ứng dụng di động được phát triển riêng biệt cho một nền tảng hoặc hệ điều hành cụ thể, như iOS hoặc Android. Các ứng dụng này sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình khác nhau tùy vào nền tảng ứng dụng được xây dựng trên: iOS hoặc Android. Đối với nền tảng iOS thì Objective – C hoặc Swift sẽ là ngôn ngữ lập trình chính còn ngôn ngữ lập trình chính của Android sẽ là Java hoặc Kotlin. 

Sự Khác Biệt Chính Giữa Native App và Hybrid App-Native app
Native app là gì?

Ưu điểm

  • Hiệu suất hoạt động: Các ứng dụng được thiết kế để chạy trực tiếp trên hệ điều hành của thiết bị, đồng nghĩa các ứng dụng gốc có thể tận dụng tối đa các tính năng của thiết bị. Vì thế, hiệu suất ứng dụng sẽ nhanh hơn và trải nghiệm người dùng cũng mượt mà hơn.
  • Quyền truy cập vào các tính năng của thiết bị: Các app có toàn quyền truy cập vào các tính năng phần cứng của thiết bị di động như máy ảnh, GPS, danh bạ, microphone, v.v. Do đó, các nhà phát triển có thể tạo ra ứng dụng di động có các tính năng và chức năng nâng cao mà hybrid app không làm được. 
  • Trải nghiệm người dùng: Vì các app được tối ưu cho từng nền tảng cụ thể nên sẽ mang đến trải nghiệm người dùng trực quan và phong phú. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng app ngay cả khi không có Internet.
  • Bảo mật: Khả năng bảo mật dữ liệu của app tương đối cao vì được tối ưu hoá cho từng nền tảng cụ thể nên bắt buộc các nhà phát triển phải tuân thủ một số nguyên tắc về bảo mật dữ liệu và thông tin người dùng của mỗi nền tảng. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Native app vẫn tồn tại một số hạn chế đáng lưu tâm:

  • Codebase riêng biệt: Đây có lẽ là một nhược điểm lớn của Native app vì yêu cầu cao về kỹ năng và kiến thức chuyên môn của các nhà phát triển về công cụ phát triển và ngôn ngữ lập trình của từng nền tảng. Ngoài ra, quá trình bảo trì và cập nhật phiên bản ứng dụng phải được thực hiện riêng cho từng codebase và từ đó dẫn đến sự thiếu đồng nhất của tính năng ứng dụng ở các nền tảng khác nhau. Ví dụ: một số tính năng khả dụng trên iOS nhưng không khả dụng trên Android hay các phiên bản ứng dụng trên Android được cập nhật thường xuyên còn trên iOS thì phiên bản được cập nhật chậm hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, vì doanh nghiệp phải tạo một phiên bản riêng của ứng dụng cho từng nền tảng nên điều này có thể hạn chế phạm vi tiếp cận của ứng dụng với nhiều khách hàng mục tiêu. 
  • Tốn nhiều thời gian và chi phí: Với tính chất có một codebase riêng biệt cho mỗi nền tảng của native app sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí để phát triển app cũng như bảo trì và cập nhật các phiên bản app. 

Nhìn chung, native app sẽ phù hợp với các doanh nghiệp muốn xây dựng ứng dụng di động có hiệu suất hoạt động cao, đa dạng tính năng và tập trung vào trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, sự lựa chọn này sẽ tốn nhiều chi phí phát triển và chi phí bảo trì cũng như thời gian và công sức phải bỏ ra là rất lớn. 

Hybrid App

Hybrid app là gì?

Hybrid app hay còn gọi là ứng dụng lai là một loại ứng dụng di động được xây dựng bằng các công nghệ web như HTML, CSS và JavaScript và được đóng gói trong một Container Native App (Vùng chứa ứng dụng gốc). Điều này cho phép ứng dụng chạy được trên nhiều nền tảng hoặc hệ điều hành khác nhau, bao gồm cả iOS và Android. 

Các Framework để phát triển bao gồm: React Native, Flutter, Xamarin, Ionic.

Sự Khác Biệt Chính Giữa Native App và Hybrid App-Hybrid app
Hybrid app là gì?

Ưu điểm

  • Codebase chung cho các nền tảng: Đây là ưu điểm lớn của hybrid app vì các nhà phát triển có thể tạo ra một ứng dụng chạy trên nhiều nền tảng chỉ với một codebase duy nhất thay vì tạo ra nhiều phiên bản ứng dụng riêng cho mỗi nền tảng như native app. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều ngân sách, chẳng hạn như doanh nghiệp thay vì tìm kiếm các nhà phát triển có chuyên môn về cả hai nền tảng iOS và Android để xây dựng ứng dụng di động thì chỉ cần tìm người có chuyên môn về app. Ngoài ra, vì hybrid app được xây dựng bằng công nghệ web như HTML, CSS và JavaScript nên các nhà phát triển có thể tận dụng chuyên môn và kỹ năng phát triển web hiện có nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng hơn. 
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Với tính chất có một codebase duy nhất chạy trên nhiều nền tảng nên sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ứng dụng di động với thời gian nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Việc bảo trì cũng sẽ dễ dàng hơn vì các phiên bản cập nhật được thực hiện trên một codebase và được áp dụng đồng thời trên tất cả các nền tảng.  

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đã đề cập ở trên, hybrid app còn có một số nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình xây dựng. 

  • Hiệu suất hoạt động: So với các native app thì ứng dụng có hiệu suất hoạt động không tốt bằng và đôi khi xảy ra một số hiện tượng giật, lag trong quá trình sử dụng. 
  • Hạn chế truy cập vào các tính năng của thiết bị: Khác với native app, app bị hạn chế quyền truy cập và các tính năng phần cứng của thiết bị như máy ảnh, danh bạ, microphone, v.v. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng app. 
  • Trải nghiệm người dùng: Các nền tảng chẳng hạn như iOS hoặc Android đều có quy tắc và cách thức vận hành rất khác nhau vì thế thiết kế được sử dụng chung cho hầu hết các nền tảng của ứng dụng có thể sẽ không phù hợp với quy tắc vận hành của từng nền tảng. Điều này sẽ dẫn đến trải nghiệm người dùng app kém liền mạch. Ngoài ra, người dùng có thể sẽ không sử dụng được ứng dụng nếu không có Internet. 
  • Bảo mật: Vì ứng dụng được xây dựng bằng công nghệ web HTML, CSS và JavaScript cộng với tính chất tương thích với đa nền tảng nên rất dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. 

Nhìn chung, hybrid app là một sự lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp mong muốn tạo một ứng dụng di động hoạt động trên nhiều nền tảng và thiết bị vì thời gian phát triển nhanh và tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với các native app. Tuy nhiên, ứng dụng vẫn tồn tại nhiều hạn chế về hiệu suất, trải nghiệm người dùng, v.v vì thế doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn xây dựng app. 

Bảng so sánh sự khác biệt giữa Native app và Hybrid app

Sự Khác Biệt Chính Giữa Native App và Hybrid App-Bảng so sánh sự khác biệt giữa Native app và Hybrid app
Bảng so sánh điểm khác biệt

Đứng trước sự phát triển như vũ bão của các ứng dụng di động thì việc nhanh chóng xây dựng một app riêng là nhiệm vụ cấp thiết của mỗi doanh nghiệp. Với ưu nhược điểm đã được khái quát của hai loại ứng dụng phổ biến nhất hiện nay: Native app và Hybrid app, sự quyết định sẽ tùy thuộc vào từng tiêu chí của từng doanh nghiệp. 

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức mà mỗi doanh nghiệp gặp phải khi triển khai ứng dụng di động.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí. 

2
8,639
0
1
12/04/2023
Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023
QUY TRÌNH XÂY DỰNG ECOMMERCE APP TOÀN DIỆN NĂM 2023

Đối diện với sự bùng nổ của thương mại di động (Mobile Commerce), các doanh nghiệp đứng giữa hai sự lựa chọn: xây dựng app thương mại điện tử để thích ứng với sự bùng nổ này hay phớt lờ và dần bị bỏ lại phía sau. 

Theo dự đoán của Insider Intelligence, doanh số thị trường thương mại di động sẽ chạm mốc 534.18 tỷ USD vào năm 2024, trong đó hai thiết bị góp phần làm nên điều không tưởng đó chính là smartphone và tablets. Riêng smartphone đã chiếm đến 87,2% doanh số thương mại di động. Chính những số liệu này là câu trả lời thỏa đáng nhất cho sự cân nhắc phía trên: Có, các doanh nghiệp cần gấp rút xây dựng eCommerce app. 

Quy trình xây dựng eCommerce app

Xây dựng eCommerce app đòi hỏi nhiều sự đầu tư và làm việc nghiêm túc vì đó là một quy trình phức tạp với nhiều giai đoạn cùng sự tham gia của nhiều bên liên quan. Dưới đây là 8 bước triển khai được khái quát hoá dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy trình xây dựng eCommerce app để hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả. 

Thiết lập mục tiêu 

Bước đầu tiên của quy trình là xác định mục đích của eCommerce app bao gồm việc quyết định sản phẩm nào sẽ bán thông qua ứng dụng và đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp là ai. Khi đã thiết lập mục tiêu rõ ràng cũng như xác định được đối tượng khách hàng cần hướng đến, doanh nghiệp có thể xây dựng ứng dụng đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất

Doanh nghiệp có thể cân nhắc tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu, sở thích và hành vi của đối tượng mục tiêu bằng nhiều cách thức như làm khảo sát, thực hiện các cuộc phỏng vấn, v.v. Điều này giúp doanh nghiệp xác định những tính năng cần có trong ứng dụng thương mại điện tử, cũng như những chiến lược marketing nào sẽ được triển khai để quảng bá ứng dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tìm ra điểm độc đáo của ứng dụng khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ dễ dàng thu hút khách hàng và trở nên nổi bật trên thị trường. 

Xác định tính năng cốt lõi

Sau khi đã thiết lập mục tiêu, doanh nghiệp tiến hành bước tiếp theo: Xác định các tính năng cần có trong ứng dụng thương mại điện tử.

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Xác định tính năng cốt lõi
Xác định tính năng cốt lõi

Một số tính năng quan trọng cần có trong eCommerce app:

  • Danh mục sản phẩm (Product catalog): ứng dụng cần bao gồm danh mục các sản phẩm doanh nghiệp bán, hình ảnh sản phẩm rõ nét, nội dung mô tả sản phẩm đầy đủ, chi tiết và các bình luận, đánh giá về sản phẩm. 
  • Thanh tìm kiếm (Search function): không chỉ website mà ứng dụng thương mại điện tử cũng cần có thanh tìm kiếm nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm họ quan tâm. 
  • Giỏ hàng (Shopping cart): tính năng giỏ hàng cho phép người dùng thêm sản phẩm vào giỏ, xem danh sách bên trong, thêm hoặc bớt sản phẩm trong giỏ hàng. 
  • Tích hợp thanh toán (Payment Integration): Nhằm giúp quy trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp cần tích hợp nhiều phương thức thanh toán giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn như COD, thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, ví điện tử, v.v
  • Tích hợp tài khoản mạng xã hội (Social media integration): Sự tích hợp này không chỉ giúp khách hàng đăng nhập nhanh chóng, dễ dàng mà còn có thể khuyến khích họ kết nối với doanh nghiệp trên các nền tảng xã hội. 
  • Thông báo đẩy (Push notification): Đối với eCommerce app, thông báo đẩy đóng vai trò đặc biệt quan trọng như kênh giao tiếp với khách hàng và hỗ trợ doanh nghiệp trong các chiến dịch marketing. 

Việc xác định các tính năng cốt lõi giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được các lợi ích mà eCommerce App có thể mang đến cho doanh nghiệp.

Lựa chọn nền tảng và loại eCommerce App

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Lựa chọn nền tảng và loại eCommerce app
Lựa chọn nền tảng và loại eCommerce app phù hợp với doanh nghiệp

Lựa chọn nền tảng (iOS/Android)

Việc lựa chọn nền tảng để xây dựng eCommerce tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm khách hàng mục tiêu, ngân sách, giai đoạn phát triển, tính năng cần thiết, nhu cầu mở rộng, v.v. iOS và Android là hai nền tảng phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong đa số trường hợp, các doanh nghiệp sẽ xây dựng eCommerce app trên cả hai nền tảng. Riêng đối với các doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế thì nên bắt đầu với một nền tảng trước và sau đó sẽ mở rộng đến nền tảng còn lại. 

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang nhắm đến những khách hàng ở thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ thì iOS sẽ là lựa chọn phù hợp vì iOS đang chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường này. Tuy nhiên, vì thị phần của Android tại Châu Á vượt trội hơn nên những doanh nghiệp có kế hoạch thâm nhập thị trường Châu Á nên cân nhắc lựa chọn Android.

Lựa chọn loại app phù hợp (Native app/Hybrid app)

Bất kỳ công ty nào hướng đến việc xây dựng eCommerce app đều sẽ đứng trước quyết định lựa chọn giữa Native App và Hybrid App.

Phát triển Native app hay Ứng dụng gốc đề cập đến việc xây dựng các ứng dụng riêng biệt cho từng nền tảng – iOS và Android bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình tương ứng của nền tảng – Swift/Objective-C cho iOS và Java/Kotlin cho Android). Các ứng dụng gốc được đánh giá mang lại hiệu suất và trải nghiệm người dùng rất tốt vì được tối ưu hoá cho từng nền tảng cụ thể mà ứng dụng được xây dựng trên đó. Tuy nhiên, việc xây dựng Native app có thể tốn kém nhiều ngân sách và thời gian. 

Riêng việc phát triển Hybrid app hay ứng dụng lai liên quan đến việc xây dựng một ứng dụng duy nhất hoạt động trên cả hai nền tảng iOS và Android và sử dụng các công nghệ web như HTML, CSS và JavaScript. Ứng dụng lai có thể thúc đẩy chu kỳ phát triển nhanh hơn và ít tốn kém ngân sách và thời gian hơn so với ứng dụng gốc. Tuy nhiên, các Hybrid app không thể cung cấp mức hiệu suất và trải nghiệm người dùng tốt như ứng dụng gốc. 

Do đó, sự lựa chọn giữa phát triển Native app hay Hybrid app tuỳ thuộc vào ngân sách, tiến trình phát triển và mong muốn về trải nghiệm người dùng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có ngân sách dư dả để đầu tư vào trải nghiệm người dùng thì việc phát triển ứng dụng gốc là sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần đưa ứng dụng thương mại điện tử ra thị trường một cách nhanh chóng nhưng hạn chế về ngân sách thì nên tập trung phát triển ứng dụng lai. 

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Native app và Hybrid app

Lựa chọn nguồn lực phát triển

Bước kế tiếp, doanh nghiệp nên quyết định sẽ sử dụng đội ngũ nội hay hợp tác với đơn vị có chuyên môn để phát triển eCommerce app. Sự lựa chọn sẽ tùy thuộc vào ngân sách, kinh nghiệm và chuyên môn cũng như nguồn lực của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của hai sự chọn lựa: In-housing và Outsourcing.

Đội ngũ phát triển nội bộ (In-housing):

  • Ưu điểm: 
    • Doanh nghiệp sẽ kiểm soát toàn bộ quy trình xây dựng.
    • Đội ngũ nội bộ có thể giao tiếp và đưa ra các quyết định một cách trực tiếp.
    • Đội ngũ nội bộ sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về dự án và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nhược điểm:
    • Có thể tốn kém nhiều ngân sách và thời gian để tuyển dụng, đào tạo và duy trì đội ngũ phát triển nội bộ.
    • Nếu chuyên môn và nguồn lực nội bộ chưa cao có thể sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng eCommerce app và dẫn đến quá trình ra mắt sản phẩm bị ảnh hưởng. 

Đối tác phát triển (Outsourcing):

  • Ưu điểm:
    • Doanh nghiệp hưởng lợi từ đối tác có nhiều kinh nghiệm về xây dựng eCommerce app.
    • Quá trình phát triển eCommerce app có thể sẽ nhanh hơn đội ngũ nội bộ vì khả năng chuyên môn của đối tác đã được kiểm chứng.
    • Tiết kiệm ngân sách và thời gian trong việc tuyển dụng, đào tạo và duy trì đội ngũ nội ngũ.
  • Nhược điểm:
    • Mất khá nhiều thời gian cho giai đoạn phân tích kinh doanh để đối tác có thể hiểu về hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu của doanh nghiệp trong quyết định xây dựng app.
    • Quá trình giao tiếp và ra quyết định chung của cả hai bên có thể gặp trở ngại vì khoảng cách địa lý.
    • Nếu chọn đối tác không phù hợp, kết quả cuối cùng có thể không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. 

Thiết kế UI/UX

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Thiết kế UI UX
Thiết kế UI UX đảm bao mặt thẩm mỹ cho người dùng khi sử dụng app

Thiết kế UI/UX của eCommerce đề cập đến việc tạo ra một giao diện đẹp mắt và thân thiện với người dùng và giúp họ dễ dàng tìm và mua sản phẩm. Dưới đây là một số gợi ý để doanh nghiệp cân nhắc khi thiết kế UI/UX cho ứng dụng thương mại điện tử:

  • Thiết kế phải phản ánh hình ảnh và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. 
  • Thiết kế phải đơn giản nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và dễ dàng điều hướng. 
  • Sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao và giữ cho kích thước tệp nhỏ nhằm giảm thiểu thời gian tải. 
  • Thiết kế nhất quán trên toàn ứng dụng bao gồm màu sắc, phông chữ, v.v 
  • Đảm bảo thiết kế có thể đáp ứng nhanh và hoạt động tốt trên các kích thước màn hình khác nhau. 
  • Sử dụng hệ thống điều hướng rõ ràng và trực quan nhằm giúp khách hàng tìm thấy trên ứng dụng những gì họ cần. 
  • Thu thập phản hồi của người dùng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết nhằm cải thiện thiết kế UI/UX. 

Xây dựng MVP

MVP hay Minimum Viable Product tạm dịch là sản phẩm có thể sử dụng tối thiểu. Trong phát triển eCommerce app, MVP chính là phiên bản rút gọn của ứng dụng và thường được phát hành ra thị trường trước khi ứng dụng chính thức được ra mắt. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Xây dựng MVP
Xây dựng MVP (Minimum Viable Product) trước khi ra mắt thị trường

Xây dựng MVP cho ứng dụng thương mại điện tử thường sẽ tập trung phát triển các tính năng cốt lõi và đảm bảo những tính năng đó hoạt động hiệu quả trước khi thêm các tính năng bổ sung khác. Như đã liệt kê, các tính năng cốt lõi và quan trọng nhất có thể bao gồm danh mục sản phẩm, thanh tìm kiếm, giỏ hàng, cổng thanh toán, v.v. Khi phát hành bản MVP, doanh nghiệp cần đảm bảo phiên bản này không có lỗi và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của MVP là để thấu hiểu suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và phân bổ nguồn lực hiệu quả trước khi tung sản phẩm chính thức ra thị trường. 

Thu thập phản hồi của người dùng

Sau khi đã xây dựng và phát hành MVP, doanh nghiệp cần thu thập phản hồi từ người dùng bằng nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, các khảo sát hoặc các đánh giá trên App Store hay Google Play để thu thập ý kiến của họ về trải nghiệm khi sử dụng eCommerce app. Doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận phản hồi của khách hàng và sử dụng những phản hồi đó để đưa ra quyết định sáng suốt về cách thức cải thiện ứng dụng. Trong đó, doanh nghiệp nên ưu tiên các vấn đề quan trọng nhất và người dùng đang gặp phải và giải quyết nhanh chóng. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Thu thập phản hồi của người dùng
Thu thập phản hồi của người dùng bằng nhiều kênh khác nhau

Tinh chỉnh và phát hành ứng dụng

Sau khi thu thập và xem xét phản hồi của người dùng, doanh nghiệp sẽ tiến hành tinh chỉnh ứng dụng và thử nghiệm lần 2 nhằm đảm bảo ứng dụng hoạt động tốt và những cải tiến đã cải thiện trải nghiệm người dùng. Khi đã tinh chỉnh và thử nghiệm lần hai xong, doanh nghiệp có thể tung sản phẩm ra thị trường và thực hiện các chiến dịch marketing để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ hiệu suất hoạt động của eCommerce app kết hợp với việc thường xuyên thu thập phản hồi của khách hàng và tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng và duy trình lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-Tinh chỉnh và phát hành ứng dụng
Tinh chỉnh và phát hành ứng dụng ra thị trường

3 lưu ý quan trọng khi xây dựng eCommerce App

Quy Trình Xây Dựng eCommerce App Toàn Diện Năm 2023-3 lưu ý quan trọng khi xây dựng eCommerce app
Một số lưu ý trong quá trình xây dựng ứng dụng thương mại điện tử

Tính bảo mật

Tính bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng ứng dụng thương mại điện tử. Khi người dùng tải về, đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng app, các dữ liệu nhạy cảm của họ như thông tin đăng nhập, thông tin cá nhân và thông tin thanh toán sẽ được lưu trữ trên hệ thống của app. Vì thế, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định chung liên quan đến vấn đề bảo mật và cung cấp thông tin khách hàng cũng như triển khai các cổng thanh toán an toán, sử dụng mã hoá SSL hay xác thực hai yếu tố để bảo vệ dữ liệu người dùng ứng dụng thương mại điện tử. 

Tính ổn định

eCommerce app của doanh nghiệp phải ổn định và đáng tin cậy nhằm mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể. Khách hàng thường thích các ứng dụng hoạt động ổn định, không có bất kỳ trục trặc hay lỗi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, việc phát hành một eCommerce app hoàn hảo, không có lỗi là bất khả thi. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm kỹ lưỡng để xác định và khắc phục mọi sự cố trước khi ra mắt, đồng thời thường xuyên bảo trì và cập nhật nhằm cải tiến hiệu suất của app cũng như ngăn chặn và sửa các lỗi phát sinh. 

Khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng là khả năng ứng dụng thương mại điện tử xử lý lưu lượng truy cập, lượng người dùng và giao dịch mua sắm ngày càng tăng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc chức năng của ứng dụng. Do đó, khi bắt đầu xây dựng eCommerce app, doanh nghiệp cần xem xét đến khả năng phát triển của ứng dụng trong tương lai và lên kế hoạch xây dựng ứng dụng theo cách dễ dàng mở rộng quy mô khi cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho việc bổ sung các chức năng mới, nâng cao hơn để đáp ứng nhu cầu mở rộng. 

Tóm lại, tính bảo mật, sự ổn định và khả năng mở rộng là ba yếu tố quan trọng cần xem xét khi xây dựng eCommerce app. Bằng cách chú trọng vào ba yếu tố này, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng ứng dụng an toàn, đáng tin cậy và có thể mở rộng tương ứng với sự phát triển của doanh nghiệp. 

Trên đây là quy trình tổng quát 8 bước xây dựng eCommerce app cùng một số lưu ý quan trọng trong quá trình triển khai. Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trong nhiều năm liền, SECOMM thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải đối diện khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí.

2
10,017
0
1
11/04/2023


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!