Tag: nhận thức mua hàng

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
barriers to the ecommerce
3 RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, các doanh nghiệp thương mại điện tử ngày càng khẳng định tầm quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, song song với những con số tích cực, lĩnh vực này vẫn ẩn chứa nhiều mặt trái đầy tính thách thức. Những rào cản thương mại điện tử dần trở thành mối lo ngại lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

1. Chất lượng hàng hóa – một rào cản thương mại điện tử đáng lưu ý

Sự đa dạng về số lượng sản phẩm được đăng bán trên website thương mại điện tử luôn luôn được đảm bảo để có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa vẫn còn là một rào cản thương mại điện tử đáng lo ngại để đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho thị trường. Các vấn đề hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái vẫn xuất hiện mỗi ngày trên thị trường. Để phân tích sâu hơn, những tình trạng này có khả năng bắt nguồn từ các yếu tố có thể được phân tích từ góc độ của người bán, doanh nghiệp thương mại điện tử và người tiêu dùng.

quality of goods is one of the Barriers to the ecommerce industry
Sản phẩm kém chất lượng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến uy tín kinh doanh của doanh nghiệp

Ý thức nhà bán tạo điều kiện để chất lượng hàng hóa trở thành rào cản thương mại điện tử

Hàng hóa kém chất lượng có nguồn gốc lâu đời từ mô hình thương mại truyền thống được vận hành ngoại tuyến, trong trường hợp này những thương nhân chắc chắn phải chịu trách nhiệm. Dù người tiêu dùng có nghiêm túc quan tâm đến chất lượng sản phẩm thế nào đi chăng nữa, yếu tố về chất lượng vẫn cần được kiểm soát và quản lý từ nhà bán, những người tiếp xúc đầu tiên với nguồn hàng và mang nó đến khách hàng. Nguồn sản phẩm không được kiểm soát chất lượng theo thời gian đã trở thành mối lo ngại lớn hơn khi các nhà bán cung cấp hàng hóa giá rẻ để có thể bán được nhiều hơn, hay thậm chí cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng với mức giá hời. Đến khi kinh doanh trực tuyến bùng nổ, những vấn đề chưa được giải quyết từ kinh doanh truyền thống lại có thêm cơ hội lan rộng hơn và dần trở thành các rào cản thương mại điện tử khó kiểm soát.

Về phía các doanh nghiệp thương mại điện tử

Khi xuất hiện các vấn đề về chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệp thương mại điện tử là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động dưới mô hình C2C, B2C – những nhà phân phối trung gian, hay sàn thương mại điện tử kết nối nhà bán với người tiêu dùng.

Kết quả là các doanh nghiệp trở nên bị động hơn trong việc kiểm soát nguồn hàng kém chất lượng, và hoàn toàn dựa vào phản hồi từ người tiêu dùng để xử lý vấn đề trong khi chưa có giải pháp hay chính sách rõ ràng nào cho đến nay. Vấn đề chất lượng sản phẩm thậm chí còn trở thành rào cản cho doanh nghiệp trong việc xây dựng niềm tin và duy trì nền tảng người tiêu dùng trung thành.

Nhận thức người mua hàng

Sự lan rộng của nguồn hàng hóa kém chất lượng một phần xuất phát từ nhận thức của người tiêu dùng trong suốt quy luật cung – cầu. Trong thị trường trực tuyến hiện nay vẫn có những nhóm người tiêu dùng ưa chuộng các mặt hàng giá rẻ hoặc những sản phẩm gắn mác giảm giá, và họ cũng cho rằng sẽ tiết kiệm chi phí sinh hoạt hoặc đơn giản là chỉ muốn thử nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng sản phẩm chất lượng hơn lại có giá cao hơn nhiều. Vì vậy, họ có xu hướng chọn mua các mặt hàng giá thấp và bỏ qua cả việc kiểm tra thông tin sản phẩm. Nhận thức kém về chất lượng sản phẩm dần dần đã góp phần hình thành nên rào cản thương mại điện tử đáng lo ngại với sự tăng lên nhanh chóng của các nguồn sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.

Rõ ràng, sự tăng trưởng nhanh chóng của các sản phẩm kém chất lượng có sự tham gia của nhiều yếu tố ngoại vi, do đó trách nhiệm của người bán, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng sẽ là yếu tố cốt lõi cho một thị trường lành mạnh và đáng tin cậy hơn.

2. Rào cản thương mại điện tử bắt nguồn từ thói quen mua hàng

Yêu cầu về thay đổi thói quen mua hàng từ kênh offline sang kênh online cũng là một rào cản thương mại điện tử quan trọng cần được giải quyết và khắc phụ ở thị trường Việt Nam. Để phân tích rõ hơn về yếu tố này, cần xem xét đến 3 cấp độ hành vi tiêu dùng cơ bản xảy ra khi 3 nhóm khách hàng tương ứng ra quyết định mua hàng.

buying process habits
Quá trình mua hàng cá nhân dần tạo nên thói quen mua sắm khó thay đổi của khách hàng

Nhóm đầu tiên là những người mua sắm truyền thống, những người có xu hướng nhìn thấy và chạm trực tiếp vào những gì họ mua. Họ cho rằng quy trình quan sát và kiểm tra ban đầu có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự phù hợp hơn của sản phẩm. Do đó, họ không bao giờ tin tưởng bất kỳ sản phẩm nào trên các website thương mại điện tử và cho rằng giá trị, chất lượng không thể kiểm soát được. Do đó, thay đổi thói quen mua hàng của nhóm này là yêu cầu có tính thách thức nhất.

Nhóm thứ hai là người tiêu dùng lai, kết hợp được phong cách mua sắm truyền thống và cả hiện đại. Nhóm này đó có xu hướng lựa chọn cách mua phù hợp và linh hoạt hơn. Chẳng hạn, họ có thể nhanh chóng thêm một quyển sách hay mười cây bút vào giỏ hàng của mình ngay lập tức vì nó thuận tiện hơn so với việc dành thời gian lựa chọn tại hiệu sách. Tuy nhiên, họ sẽ trực tiếp đến cửa hàng quần áo để chọn một chiếc quần vừa vặn với họ cũng như đảm bảo chất lượng vải, đường may, form dáng,… Hành vi đó cũng sẽ lặp lại tương tự khi họ mua giày, túi xách hoặc các mặt hàng thời trang khác. Nhìn chung, nhóm người tiêu dùng lai đã thay đổi thói quen mua hàng trong hầu hết các lĩnh vực phổ biến. Bên cạnh đó, họ sẽ có những yêu cầu cao hơn nhiều đối với các loại sản phẩm đặc biệt như mặt hàng thời trang, thiết bị công nghệ, xe máy hay ô tô trong một số trường hợp.

Nhóm cuối cùng có xu hướng hoàn toàn mua sắm trực tuyến. Họ hình thành thói quen mua sắm trực tuyến và sử dụng nó như một công cụ tiện lợi, nhanh chóng giúp tiết kiệm nhiều thời gian hơn trong quá trình mua sắm. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức đối với nhóm này, đó là duy trì uy tín, lòng tin về hàng hóa, dịch vụ để có thể nâng cấp nhóm tiêu dùng này từ đối tượng khách hàng mục tiêu thành nguồn khách hàng trung thành về dài hạn.

Mặc dù số lượng người dùng sử dụng di động ngày càng tăng đã phần nào làm rõ hơn nhu cầu mua sắm trực tuyến, nhưng yêu cầu thay đổi thói quen người dùng cần có các giải pháp hiệu quả hơn để có thể loại bỏ yếu tố này ra khỏi các rào cản thương mại điện tử về lâu dài. Đặc biệt, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thói quen của người dùng thương mại điện tử cuối cùng vẫn là câu chuyện về niềm tin chất lượng cũng như mức độ đáng tin cậy từ các cửa hàng trực tuyến.

3. Nguồn vốn đầu tư khủng trong dài hạn – một rào cản thương mại điện tử vô hình

Nguồn vốn duy trì hoạt động thương mại điện tử trong dài hạn cũng là một yếu tố lớn tạo ra rào cản thương mại điện tử tại Việt Nam. Yếu tố này bắt nguồn từ yêu cầu duy trì kho bãi, truyền thông thương hiệu, tiếp thị, thanh toán và vận chuyển. Do đó, tất cả các yếu tố cần được đảm bảo và duy trì liên tục, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp giữ nguồn đầu tư không ngừng cho các khoản lỗ không hồi kết.

long-term investment
Hầu hết các doanh nghiệp thương mại điện tử chi tiêu dòng vốn lớn và liên tục trong thời gian dài

Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) lại không đủ đủ khả năng cạnh tranh lâu dài so với các ông lớn thương mại điện tử trên thị trường. Chẳng hạn, sự hiện diện của các tên tuổi quốc tế như Alibaba, JD.com hay Amazon tại thị trường Việt Nam đã tạo ra một khoảng cách vô cùng lớn mà các SMEs khó có thể vượt qua trong cuộc đua vốn đầu tư để cập nhật công nghệ mới và duy trì doanh nghiệp.

Nhìn chung, cuộc đua vốn đầu tư khiến các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Nhưng đồng thời, nó lại tạo ra nhiều rào cản thương mại điện tử hơn tại Việt Nam do thiếu hụt vốn trong dài hạn. Bên cạnh đó, từng tổ chức, doanh nghiệp khác nhau đều sẽ gặp phải nhiều thách thức khi vận hành một doanh nghiệp thương mại điện tử. Do đó, cần có một phác thảo toàn diện và quá trình nghiên cứu chi tiết để đặt ra các mục tiêu phát triển theo đúng định hướng và quy luật của thời đại số đang dần chuyển đổi.

2
15,086
0
1
31/08/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!