Tag: o2o commerce

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam
HÀNH TRÌNH THƯƠNG MẠI O2O DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Theo báo cáo của Statista, có hơn 82% doanh số bán lẻ được diễn ra tại các cửa hàng truyền thống nhưng trong đó có hơn 81% khách hàng đã dành thời gian nghiên cứu về sản phẩm trực tuyến trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Điều này chứng minh rằng hoạt động kinh doanh Online và Offline cần được bổ trợ cho nhau để doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. 

Để có thể chinh phục được thị trường thương mại O2O, doanh nghiệp cần phải vạch ra một chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tiềm lực của thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được sự kết hợp hoàn hảo giữa bán hàng online và offline.

Xác định mục tiêu

Để xác định mục tiêu cho doanh nghiệp, trước hết cần xác định tầm nhìn của doanh nghiệp khi triển khai thương mại O2O (O2O Commerce). Đây là hình ảnh về tương lai mà doanh nghiệp muốn đạt được. Sau đó, đặt ra các mục tiêu cụ thể và đo lường được, doanh nghiệp có thể kết hợp với mô hình phân tích SWOT (Strengths – Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội, Threats – Thách thức) để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu

Việc xác định mục tiêu cho doanh nghiệp là một quá trình quan trọng để giúp doanh nghiệp tập trung vào những hoạt động quan trọng nhất, giảm thiểu rủi ro và đạt được thành công khi triển khai thương mại O2O.

Hoạch định chiến lược

Kế đến là làm việc với những người liên quan để đề ra các chiến lược triển khai O2O nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Bước đầu tiên khi hoạch định chiến lược chính là sử dụng phần mềm phân tích hiệu suất để đo lường và phân tích, tìm ra điểm đau của khách  hàng (Pain point) và điểm chạm khách hàng (Touchpoint) trong quá trình mua hàng. 

Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xác định các mô hình O2O sẽ triển khai và các kênh cần triển khai cho mô hình đã chọn. Sau khi đã có được mô hình kinh doanh phù hợp thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm chính là lựa chọn nguồn lực để xây dựng hệ thống thương mại O2O.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược

Dưới đây là các cách để xây dựng nguồn lực cho doanh nghiệp:

Cách 1. Lên kế hoạch xây dựng đội ngũ nội bộ cho từng kênh Online và Offline 

  • Ưu điểm: Kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống kinh doanh theo đúng yêu cầu đặt ra. 
  • Nhược điểm: Tốn nhiều chi phí và thời gian để tuyển dụng, đào tạo đội ngũ in-house có chuyên môn và kinh nghiệm, khiến vạch xuất phát của thương hiệu sẽ chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh. 

Cách 2. Hợp tác với doanh nghiệp có kinh nghiệm phát triển Thương mại O2O

  • Ưu điểm: Được trau dồi chuyên môn, kinh nghiệm cũng như có được giải pháp nhanh nhất, phù hợp nhất với tình hình kinh doanh hiện tại và tương lai. 
  • Nhược điểm: Khó kiếm được đối tác uy tín, chuyên nghiệp, có chuyên môn trong ngành hàng của thương hiệu.

Cách 3. Xây dựng hệ thống O2O với nhà phát triển chuyên nghiệp rồi thiết lập đội ngũ nội bộ để duy trì và nâng cấp hệ thống

  • Ưu điểm: Vừa sở hữu hệ thống thương mại O2O nhanh chóng trong thời gian đầu vừa kiểm soát hệ thống thương mại O2O trong dài hạn.
  • Khuyết điểm: Cần nhiều thời gian để tìm kiếm đơn vị uy tín cũng như chi phí tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự cho doanh nghiệp. 

Từ đó, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch triển khai chi tiết bao gồm ngân sách và thời gian để triển khai hệ thống thương mại O2O.

Nâng cấp hệ thống Offline

Thông thường các doanh nghiệp triển khai O2O thường là các doanh nghiệp đã có sẵn hệ thống kinh doanh offline. Nhưng để có thể hoàn thành đơn hàng từ online to offline hiệu quả thì nâng cấp hệ thống offline là vô cùng quan trọng. Một hệ thống Offline phục vụ hoạt động kinh doanh O2O hiệu quả nhất khi được quản trị với các hệ thống phần mềm như POS, CRM, ERP và PIM thay thế cho các hoạt động quản lý thủ công bằng giấy tờ hoặc Microsoft Office (Word, Execl, Onenote, Access, etc).

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Nâng cấp hệ thống Offline
Nâng cấp hệ thống Offline

POS (Điểm bán hàng – Point of Sale) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán hàng hóa. Hệ thống POS là công cụ để thực hiện các giao dịch. Về cơ bản, Hệ thống POS là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm để tạo ra một quy trình giao dịch hoàn chỉnh. Một số POS được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng như Magestore, mPOS, VNPAY và KiotViet. 

ERP (Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp – Enterprise Resource Planning, đây là hệ thống giúp hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp. Đơn giản hơn, hệ thống ERP dùng để quản lý tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Các hệ thống ERP phổ biến như Odoo, Sage, TomERP, Oracle và SAP.

CRM (Quản lý quan hệ khách hàng – Customer Relationship Management) là một phần mềm hoặc hệ thống giúp các doanh nghiệp quản lý thông tin, tương tác với khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng hiện tại. CRM cho phép các doanh nghiệp thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó cải thiện tương tác với khách hàng và tăng cường khả năng bán hàng. Doanh nghiệp có thể tham khảo các công cụ CRM như Salesforce, Hubspot, Zendesk, Zoho và Pipedrive.

PIM (Quản lý thông tin sản phẩm – Product Information Management) là một hệ thống được sử dụng để lưu trữ và quản lý thông tin sản phẩm của doanh nghiệp một cách tập trung. Thông tin sản phẩm bao gồm thông số kỹ thuật, mô tả, hình ảnh, video, thông tin về kích cỡ và màu sắc, mô tả sản phẩm bằng nhiều ngôn ngữ và thông tin liên quan khác mà nhà tiếp thị hoặc nhân viên bán hàng cần. Các PIM phổ biến mà doanh nghiệp có thể xem xét như Pimworks, Salsify, Akeneo và Inriver.

Tùy vào mức độ số hóa hiện tại trong hoạt động kinh doanh offline của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cân nhắc nâng cấp các hệ thống hiện tại, chuyển đổi sang các nền tảng khác hoặc triển khai thêm các phần mềm phù hợp.

Xây dựng hệ thống Online

Lựa chọn nền tảng xây dựng cho các kênh Online

Thông thường, khi xây dựng hệ thống Online bao gồm website và app thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể chọn một trong hai loại nền tảng: SaaS và Open Source.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Lựa chọn nền tảng xây dựng cho các kênh Online
Lựa chọn nền tảng xây dựng cho các kênh Online

Nền tảng SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng 1 phần mềm. Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống server của nhà cung cấp và nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp. 

Một số nền tảng SaaS phổ biến hiện nay: Haravan, Shopify, BigCommerce.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh, độ bảo mật cao, hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng tăng theo thời gian, doanh nghiệp khó sở hữu mã nguồn và dữ liệu, hạn chế về chức năng và khả năng mở rộng, tùy chỉnh.

Nền tảng SaaS thường là sự lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp startup (khởi nghiệp) hoặc SME (Small and medium-sized enterprises – Doanh nghiệp nhỏ và vừa) vì chi phí và thời gian triển khai hợp lý.

Nền tảng Open Source hay mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công bố công khai, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phí. Các nền tảng mã nguồn mở sẽ là sự lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp phát triển hệ thống website và app chuyên nghiệp. 

Các nền tảng Open Source phải kể đến đó là Magento, WooCommerce (Plugin của WordPress), Open Cart.

  • Ưu điểm: Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao, tính năng và tiện ích bổ sung đa dạng, doanh nghiệp được sở hữu mã nguồn và dữ liệu. 
  • Nhược điểm: Không dễ sử dụng, chi phí xây dựng cao, thời gian triển khai dài.

Nền tảng Open Source là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp lớn hoặc có nhu cầu tinh chỉnh hệ thống vì tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tiến hành xây dựng các gian hàng trên sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Amazon. Việc xây dựng các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử là một cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp để tiếp cận với một lượng khách hàng tiềm năng rộng lớn và tăng doanh số bán hàng.

Ngoài ra, việc sử dụng các sàn thương mại điện tử cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong việc quảng cáo sản phẩm, vận chuyển hàng hóa và tạo mối quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, để thành công trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp cần đưa ra một chiến lược hợp lý và tối ưu hóa trang gian hàng của mình.

Việc phụ thuộc vào các sàn thương mại điện tử về lâu dài thì doanh nghiệp có thể mất quyền kiểm soát về khách hàng và dữ liệu của mình. Các sàn thương mại điện tử thường có chính sách riêng về quản lý dữ liệu khách hàng và thông tin liên lạc, khiến cho doanh nghiệp không thể trực tiếp tiếp cận được với khách hàng của mình và có thể mất khách hàng nếu như bị cạnh tranh bởi các đối thủ trên sàn thương mại điện tử đó. 

Nhìn chung, để triển khai thương mại O2O hiệu quả thì doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống Online song song với hệ thống Offline hoặc tiến hành sau khi đã hoàn chỉnh hệ thống Offline.

Thiết kế UI/UX

Sau khi đã lựa chọn nền tảng để xây dựng website và app thương mại O2O, bước tiếp theo cho doanh nghiệp chính là thiết kế UI/UX sao cho phù hợp với nét đặc trưng của thương hiệu. 

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Thiết kế UIUX
Thiết kế UIUX

Hiện có 3 cách để thiết kế giao diện UI/UX doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng:

  • Sử dụng giao diện có sẵn: Cách này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí giao diện. Cả nền tảng SaaS và Open Source đều cung cấp đa dạng giao diện UI/UX với giá dao động từ $300 đến $500. 
  • Tùy chỉnh dựa trên giao diện có sẵn: Gần giống như cách thứ nhất nhưng doanh nghiệp sẽ tuỳ chỉnh lại giao diện sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển thương hiệu. 
  • Tự thiết kế giao diện: Việc này giúp hình ảnh thương hiệu mang nét riêng và khác biệt với phần lớn đối thủ. Tuy chi phí cao hơn sử dụng giao diện có sẵn nhưng thiết kế “đo ni đóng giày” này sẽ đáp ứng đặc thù ngành và kỳ vọng của doanh nghiệp. 

Lập trình hệ thống chức năng

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Lập trình hệ thống chức năng
Lập trình hệ thống chức năng

Với hệ thống Online, doanh nghiệp có thể tham khảo các chức năng sau để triển khai website và app thương mại điện tử toàn diện: 

  • Quản lý danh mục: Quản lý các danh mục, chức năng, giá, hình ảnh/video của sản phẩm nhằm tối ưu vận hành hoạt động kinh doanh. 
  • Quản lý bán hàng: Quản lý thông tin đơn hàng, hiểu và phân tích hành vi mua sắm của khách hàng hiệu quả. 
  • Quản lý marketing: Tích hợp các tính năng như URL, thẻ meta, internal link để tối ưu SEO, kết hợp với các chiến dịch marketing hiệu quả nhằm đạt mục tiêu về doanh số. 
  • Quản lý nội dung: Xây dựng và tối ưu nội dung cho hệ thống CMS từ văn bản, hình ảnh, banner, widget, template đến nội dung về thương hiệu, blog, v.v.
  • Quản lý khách hàng: Lưu trữ, quản lý và phân tích thông tin khách hàng, nhóm khách hàng, từ đó cải tiến và nâng cao hiệu quả marketing nhằm mục tiêu tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến. 
  • Quản lý hệ thống: Quản lý và phân quyền cho quản trị viên để điều hành, bảo mật và duy trì hệ thống website thương mại điện tử. 
  • Quản lý cửa hàng: Sử dụng công cụ quản lý tồn kho tại các chi nhánh, cửa hàng và kho hàng, đảm bảo quá trình cung ứng diễn ra liên tục và hiệu quả. 
  • Quản lý giỏ hàng và checkout: Quản lý giỏ hàng và thông tin thanh toán của khách hàng. 
  • Phân tích và báo cáo: Phân tích và đo lường hiệu suất hoạt động của hệ thống website thương mại điện tử, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp theo.

Kiểm thử hệ thống trước khi ra mắt thị trường

Kiểm thử (Testing) là hoạt động nhằm tìm kiếm và phát hiện ra các lỗi phát sinh của website và app, đảm bảo toàn bộ hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Kiểm thử cung cấp mục tiêu, cái nhìn tổng quan về dự án cho phép đánh giá và hiểu rõ các rủi ro khi hệ thống đi vào hoạt động. 

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Kiểm thử hệ thống trước khi ra mắt thị trường
Kiểm thử hệ thống trước khi ra mắt thị trường

Các phương pháp kiểm thử phổ biến:

  • Kiểm thử hộp trắng (white box testing): Trong kiểm thử hộp trắng cấu trúc mã, thuật toán được đưa vào xem xét. Người kiểm thử truy cập vào mã nguồn của chương trình để có thể kiểm tra nó.
  • Kiểm thử hộp đen (black box testing) : Kiểm tra các chức năng của hệ thống dựa trên bản đặc tả yêu cầu.
  • Kiểm thử hộp xám (gray box testing): Là sự kết hợp giữa black box testing và white box testing

Nói chung, tiến hành kiểm định dựa trên kịch bản kiểm thử là bước quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, làm bàn đạp vững chắc để hệ thống đi vào hoạt động thuận lợi.

Hoàn thành thủ tục pháp lý và ra mắt

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Hoàn thành thủ tục pháp lý và ra mắt
Hoàn thành thủ tục pháp lý và ra mắt

Thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương

Bước cuối cùng của giai đoạn xây dựng hệ thống Online đó là hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết để được phép hoạt động hợp pháp. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các bước đăng ký đơn giản theo hướng dẫn tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử. 

Đây là yêu cầu bắt buộc của Bộ Công Thương đối với mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu hệ thống Online đều phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký/thông báo đúng thời gian quy định.

Đưa ứng dụng lên Google Play và App store

Để đưa ứng dụng lên các nền tảng này, doanh nghiệp cần làm theo các bước sau: 

  1. Đăng ký tài khoản nhà phát triển trên các nền tảng App store và Google Play. 
  2. Tạo một hồ sơ nhà phát triển và đăng ký ứng dụng với các nền tảng. 
  3. Tạo và nộp ứng dụng bao gồm các thông tin cần thiết như tên, mô tả, hình ảnh, video và các tính năng khác. Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng ứng dụng tuân thủ các quy định và yêu cầu của các nền tảng. 
  4. Kiểm tra và xác nhận việc đăng ký ứng dụng trên các nền tảng. Sau khi ứng dụng được chấp nhận, doanh nghiệp có thể bắt đầu quảng bá và quản lý ứng dụng của mình trên các nền tảng. 

Đẩy ứng dụng lên Google Play và App store là một quá trình quan trọng và cần thiết để đưa app của doanh nghiệp đến gần với người dùng. 

Đo lường hiệu suất

Sau khi đã hoàn thành hệ thống thương mại O2O, doanh nghiệp cần thu thập các dữ liệu nhằm đo lường mức độ thành công của chiến lược O2O và đưa ra các quyết định kinh doanh tiếp theo. Các công cụ đo lường và phân tích dữ liệu được nhiều doanh nghiệp tích hợp vào hệ thống kinh doanh như Google Search Console, Google Analytics, Facebook Pixel, Tiktok Tracking Pixel, v.v.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Đo lường hiệu suất
Đo lường hiệu suất

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tích hợp công cụ BI (Kinh doanh thông minh – Business Intelligence), đây là hệ thống báo cáo quản trị thông minh, có khả năng kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai thác nguồn dữ liệu đó để đưa ra các dự đoán trong tương lai. Một số công cụ BI phổ biến như Magento Business Intelligence, Tableau, Power BI và Looker.

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Từ các số liệu đã được phân tích, báo cáo thì doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đưa ra các chiến lược phù hợp nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Các chiến lược giúp tăng trải nghiệm khách hàng được ứng dụng rộng rãi có thể kể đến như Loyalty Program và Omnichannel.

Hành trình thương mại O2O dành cho doanh nghiệp Việt Nam-Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Loyalty Program hay còn gọi là Chương trình khách hàng thân thiết, là những chương trình được xây dựng nhằm mục tiêu khuyến khích khách hàng quay trở lại mua hàng thông qua những ưu đãi độc đáo riêng biệt, giúp mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất, và giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng quay lại nhiều lần. 

Omnichannel hay Thương mại đa kênh là một phương pháp bán hàng đa kênh tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch bằng cách tiếp thị và bán hàng trên tất cả các kênh có sự có mặt của khách hàng tiềm năng từ thiết bị di động, mạng xã hội, website thương mại điện tử cho đến trong cửa hàng truyền thống.

Giải pháp thương mại O2O của SECOMM

Thành lập năm 2014, SECOMM là công ty chuyên cung cấp các giải pháp về thương mại O2O. Qua năm tháng, SECOMM sở hữu gia tài đồ sộ các dự án thương mại O2O với các khách hàng lớn trong nước và quốc tế như Annam Gourmet, Trentham Estate, v.v. 

Cụ thể hơn về giải pháp thương mại O2O, SECOMM cung cấp đa dạng các dịch vụ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và thống lĩnh thị trường bán lẻ trong thời đại số từ Tư vấn giải pháp, Xây dựng đội ngũ đến Phát triển hệ thống O2O bao gồm:

Mô hình thương mại O2O
Mô hình thương mại O2O

Hệ thống Thương mại điện tử

Xây dựng hệ thống kinh doanh từ Online cho đến Offline nhằm mang đến trải nghiệm toàn diện cho khách hàng:

  • Triển khai website thương mại điện tử trên các nền tảng như Shopify, WooCommerce, Magento.
  • Xây dựng ứng dụng thương mại điện tử (eCommerce Apps) bằng các nền tảng, công nghệ và framework như Flutter, NodeJS, ReactJS, Ionic.
  • Xây dựng và Quản lý gian hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Amazon.

Hệ thống Quản trị

Triển khai và tích hợp các công cụ và phần mềm quản trị để vận hành các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả cho doanh nghiệp

  • Hệ thống Quản trị ERP: Odoo, Sage, TomERP, Oracle, SAP, v.v.
  • Hệ thống Quản lý Khách hàng CRM: Salesforce, Hubspot, Zendesk, Zoho, v.v.
  • Hệ thống quản lý bán hàng POS: Magestore, mPOS, VNPAY, KiotViet, v.v.
  • Hệ thống quản lý thông tin sản phẩm PIM: Pimworks, Salsify, Akeneo, Inriver, v.v.

Hệ thống Trải nghiệm khách hàng

Xây dựng và tích hợp các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường trải nghiệm của khách hàng

  • Ứng dụng di động (Mobile Apps): Flutter, NodeJS, ReactJS, Ionic, v.v.
  • Chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program) 
  • Thương mại đa kênh (Omnichannel Commerce)

Hệ thống Dữ liệu

Tích hợp các công cụ hỗ trợ việc phân tích và báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  • Phân tích và báo cáo dữ liệu: Google Search Console, Google Analytics, Facebook Pixel, Tiktok Tracking Pixel, v.v.
  • Business Intelligence: Magento Business Intelligence, Tableau, Power BI, Looker, v.v.

Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình thương mại O2O cũng như các giải pháp tốt nhất để chinh phục thị trường bán lẻ, hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

2
7,367
0
1
26/04/2023
Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O
CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VỚI MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI O2O

Sau thời gian trầm lắng vì đại dịch toàn cầu, thị trường bán lẻ đang có sự phục hồi đáng nể và được kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự bứt phá trong tương lai. Trong số các phương cách chinh phục thị trường tỷ đô này thì mô hình thương mại O2O được xem là một tia sáng mới và đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô vì sự kết hợp hoàn hảo giữa bán hàng online và offline. 

Lợi ích khi triển khai thương mại O2O

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Lợi ích khi triển khai thương mại O2O
Các lợi ích khi triển khai thương mại O2O (O2O Commerce)

Tăng nhận diện thương hiệu và phạm vi tiếp cận khách hàng

Một trong những thách thức lớn của các cửa hàng truyền thống đó là làm sao tăng nhận diện thương hiệu đối với những khách hàng tiềm năng ở xa vị trí đặt cửa hàng. Khi thương mại điện tử đang dần chiếm ưu thế trở thành xu hướng kinh doanh quan trọng của ngành bán lẻ, các doanh nghiệp có thể tận dụng để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, từ đó mở ra cơ hội tuyệt vời để bứt phá doanh số.

Bằng nhiều phương pháp để tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Internet như sử dụng mạng xã hội, email marketing, chạy quảng cáo, v.v, các chủ doanh nghiệp có thể chinh phục giới hạn địa lý, không gian để thu hút, thuyết phục khách hàng chú ý đến thương hiệu và sản phẩm của họ.

Gia tăng doanh số bán hàng

Mặc cho sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, các cửa hàng truyền thống vẫn duy trì doanh số ở mức ổn định vì một bộ phận khách hàng vẫn ưu tiên việc ghé cửa hàng để mua sắm. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 46% số người được hỏi cho biết họ thích mua sắm tại cửa hàng truyền thống.

Lý do là bởi khi đến mua sắm tại một cửa hàng, họ có thể nhìn thấy, chạm vào, cảm nhận và thử sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Một sự thật thú vị khác là khách hàng có khả năng chi tiêu nhiều hơn khi họ ở trong một cửa hàng.

Đơn cử như một người bước vào hiệu sách để mua một cuốn sổ tay, sau đó họ nhìn xung quanh và quyết định mua thêm một vài loại bút. Trường hợp nếu người này tìm kiếm một cuốn số tay trực tuyến, họ có xu hướng chỉ mua mỗi mặt hàng này.

Vì thế, mô hình thương mại O2O là sự lựa chọn tối ưu khi vừa có thể tận dụng các kênh online để nâng cao nhận diện thương hiệu vừa khắc phục các giới hạn của kênh offline và thúc đẩy tăng trưởng doanh số offline. 

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Sự kết hợp uyển chuyển giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến làm cho trải nghiệm mua sắm trở nên liền mạch và thêm phần thú vị cho khách hàng. Các kênh trực tuyến cho phép người tiêu dùng tiếp cận với thương hiệu dễ dàng và ngay lập tức.

Chẳng hạn như khi khách hàng muốn hỏi về một sản phẩm, họ có thể gửi tin nhắn qua Facebook Messenger hoặc chatbot trên website thương mại điện tử. Sau đó, đội ngũ chăm sóc khách hàng có thể trả lời câu hỏi của họ ngay lập tức.

Dựa trên thông tin và dữ liệu người dùng đã thu thập được, thương hiệu có thể đưa ra các đề xuất sản phẩm liên quan trên online hoặc lần tiếp theo họ ghé cửa hàng offline. Trong trường hợp khác, nếu cửa hàng triển khai một chiến dịch quảng cáo, khách hàng có thể được thông báo thông qua các kênh online.

Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ tối đa số lượng khách hàng có thể tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo, thay vì chỉ thông báo đơn thuần cho người mua khi đến cửa hàng. 

Các chiến lược thường gặp trong mô hình thương mại O2O

Mua hàng online, nhận tại cửa hàng (Buy Online, Pick-up In Store – BOPIS)

Mua hàng online, nhận tại cửa hàng (BOPIS) không phải quá mới mẻ mà đã tồn tại được một thời gian và là một phương thức mua sắm phổ biến. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này có thể thu hút người mua sắm trực tuyến ghé thăm cửa hàng truyền thống.

Khi đó khách hàng có thể lướt qua website thương mại điện tử của doanh nghiệp để tìm kiếm, mua hàng và nhận thông báo khi sản phẩm đã sẵn sàng để đến nhận tại cửa hàng địa phương đã chọn trước đó.

Điều này giúp khách hàng thuận tiện trong việc lựa chọn thời điểm lấy hàng và kiểm tra chất lượng ngay tại cửa hàng. Không chỉ thuận tiện cho người mua hàng mà các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ điều này. Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để thúc đẩy Upsell và Cross-sell. 

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Mua hàng online, giao nhận tận nhà
Chiến lược này thường được áp dụng vào các ngành hàng thực phẩm và đồ uống

Mua hàng online, giao nhận tận nhà (Home Delivery)

Mặc dù BOPIS thật tuyệt vời nhưng đó vẫn chưa phải lựa chọn của mọi khách hàng, vì không phải ai cũng thích đến cửa hàng để nhận hàng. Trong một vài trường hợp, mọi người có thể thích giao hàng tận nhà hơn là nhận tại cửa hàng.

Đôi khi mua sắm tại cửa hàng cũng gây nhiều bất tiện chẳng hạn như tìm bãi đậu xe để đi đến cửa hàng ở khu vực đông dân cư, lấy hàng rồi quay trở lại xe thì có vẻ mất thời gian và nhiều phiền toái. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp có thể tự giao hàng nếu vị trí cửa hàng đủ gần và thuận tiện để quá trình giao hàng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Mặt khác, doanh nghiệp có thể hợp tác với các đơn vị giao hàng như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm nếu nguồn lực doanh nghiệp không đủ để đáp ứng. 

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Mua hàng online, nhận tại cửa hàng
Chiến lược này thường được các ngành như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm áp dụng

Trả hàng mua online tại cửa hàng (In-store Return)

Giả sử một khách hàng mua một sản phẩm trực tuyến. Nhưng khi lấy hàng, anh ấy nhận ra nó không phù hợp với nhu cầu. Tình cờ có một địa điểm cửa hàng gần đó, nên anh ấy quyết định trả lại hàng đã mua ở đó. Nhưng đến nơi, nhân viên ở đó không chấp nhận trả hàng trực tuyến.

Vì thế bạn phải đóng gói đơn đặt hàng của mình gửi lại đơn vị vận chuyển và chờ xử lý lâu trước khi nhận được tiền hoàn lại. Chính những trải nghiệm như thế sẽ khiến người tiêu dùng đặt câu hỏi liệu họ còn muốn mua sắm với nhà bán lẻ đó lần sau không.

Do đó, In-store Return đã trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp O2O sử dụng như một giải pháp dành cho những khách hàng không muốn đối mặt với các rắc rối trong quá trình hoàn hàng.

In-store Return giúp đơn giản hoá quy trình trả hàng cho cả người mua và nhà bán. Bởi việc xử lý hàng trả lại và hoàn tiền diễn ra đồng thời, điều có nghĩa dịch vụ khách hàng sẽ tốt lên và quá trình đưa hàng trở lại kho sẽ nhanh hơn rất nhiều. 

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Trả hàng mua online tại cửa hàng
Trả hàng mua online tại cửa hàng

Chương trình Khách hàng thân thiết (Loyalty Program)

Các chương trình khách hàng thân thiết là một động lực tuyệt vời để mời khách hàng tham gia vào hành trình mua hàng trực tiếp và trực tuyến.

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Chương trình Khách hàng thân thiết
Hai chương trình khách hàng thân thiết được ứng dụng nhiều là Tích điểm thưởng và Tặng thẻ quà tăng/phiếu quà tặng

Điểm thưởng (Reward Points)

Đây là một trong những hình thức phổ biến nhất của chương trình khách hàng thân thiết mà doanh nghiệp có thể áp dụng điểm thưởng cho bất kỳ mặt hàng nào. Khách hàng khi mua sắm hoặc tham gia các hoạt động sẽ dễ dàng tích lũy điểm thưởng đến một ngưỡng nhất định sẽ được quy đổi ra các phần thưởng khác có giá trị tương đương như thẻ quà tặng, thẻ giảm giá, quà tặng miễn phí, v.v.

Điểm thưởng (Reward Points), do vậy sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. 

Thẻ quà tặng/Phiếu quà tặng (Gift Cards/Gift Voucher)

Để làm hài lòng nhiều đối tượng khách hàng và thu hút họ quay lại mua sắm, thẻ quà tặng/thẻ giảm giá sẽ là một trong những yếu tố đáng cân nhắc đưa vào trong các chiến dịch chăm sóc khách hàng. 

  • Thẻ quà tặng (Gift Cards) được sử dụng như tiền mặt hoặc thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ để mua hàng với giá trị tương đương.
  • Phiếu quà tặng (Gift Vouchers) được xem là quà tặng khuyến mại có giá trị tiền tệ hoặc phần trăm chiết khấu nhất định khi mua hàng. 

Với Gift Cards/Gift Voucher, khách hàng có thể tuỳ ý sử dụng nó ngay hoặc để dành cho lần mua sắm sau, hoặc thậm chí tặng cho người thân, bạn bè khi không biết phải tặng quà gì. Nhờ đó, người thân và bạn bè có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của thương hiệu vào một ngày không xa.

Cách thức triển khai thương mại O2O

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Cách thức triển khai thương mại O2O
3 Bước triển khai thương mại O2O

Xác định mục tiêu

Việc đầu tiên cần làm khi triển khai thương mại O2O là xác định các mục tiêu cần phải thực hiện. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có sự hiện diện trực tuyến, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển sự hiện diện này để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Nếu doanh nghiệp đã có sự hiện diện trực tuyến (website thương mại điện tử, mobile app, sàn thương mại điện tử, etc) thì việc kiểm tra và điều chỉnh chiến lược bán hàng O2O để tăng doanh số bán hàng online, bán hàng offline hoặc cả hai. Cân nhắc sử dụng các chỉ số đo lường để các mục tiêu được thiết lập phù hợp và có thể đạt được.  

Hoạch định chiến lược

Kế đến là làm việc với những người liên quan để đưa ra các ý tưởng về chiến lược triển khai O2O. Dưới đây là một vài gợi ý

  • Sử dụng phần mềm phân tích hiệu suất để tìm ra trở ngại của khách hàng trong quá trình mua hàng. 
  • Tận dụng mạng xã hội để kết nối website thương mại điện tử với cửa hàng bán lẻ truyền thống.
  • Thực hiện quy trình mua hàng trực tuyến nhận hàng tại cửa hàng.
  • Cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà cho một số hoặc tất cả sản phẩm bán trực tuyến và tại cửa hàng.

Từ đó sử dụng dữ liệu thu thập được để đưa ra chiến lược triển khai hiệu quả

Đo lường kết quả và điều chỉnh nếu cần thiết

Sau khi đưa ra chiến lược để triển khai thương mại O2O, sử dụng các thông tin dữ liệu thu thập được, chỉ số đo lượng (KPIs) để đo lường mức độ thành công của các chiến lược đó và đưa ra các quyết định kinh doanh tiếp theo. Nhìn lại các mục tiêu ban đầu khi đánh giá và điều chỉnh chiến lược tiếp thị và kinh doanh O2O, đồng thời cân nhắc đặt mục tiêu bổ sung nếu các mục tiêu ban đầu đã hoàn thành.

Giải pháp thương mại O2O của SECOMM

Thành lập năm 2014, SECOMM là công ty chuyên cung cấp các giải pháp về thương mại O2O. Qua năm tháng, SECOMM sở hữu gia tài đồ sộ các dự án thương mại O2O với các khách hàng lớn trong nước và quốc tế như Annam Gourmet, Trentham Estate, v.v. 

Cụ thể hơn về giải pháp thương mại O2O, SECOMM cung cấp đa dạng các dịch vụ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và thống lĩnh thị trường bán lẻ trong thời đại số từ Tư vấn giải pháp, Xây dựng đội ngũ đến Phát triển hệ thống O2O bao gồm:

Hệ thống kinh doanh

  • Website thương mại điện tử
  • Ứng dụng thương mại điện tử (eCommerce Apps)
  • Hệ thống Quản lý Bán hàng POS

Hệ thống về Quản trị

  • Hệ thống Quản trị ERP
  • Hệ thống Quản lý Khách hàng CRM
  • Hệ thống Quản lý Thông tin sản phẩm PIM

Hệ thống về Trải nghiệm khách hàng

  • Ứng dụng di động (Mobile Apps)
  • Chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program)
  • Thương mại đa kênh (Omnichannel Commerce)

Hệ thống về Dữ liệu

  • Phân tích, kiểm soát dữ liệu kinh doanh
  • Business Intelligence 

Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình thương mại O2O cũng như các giải pháp tốt nhất để chinh phục thị trường bán lẻ, hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

2
7,818
0
1
03/03/2023
Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
MỞ KHÓA TIỀM NĂNG CỦA MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI O2O

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang trên đà phát triển và được dự báo sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong bối cảnh thế giới hậu đại dịch. Theo Statista, năm 2021, doanh số bán lẻ thương mại điện toàn cầu vượt hơn 4.9 nghìn tỷ USD. Trong 4 năm tới, tức năm 2025, con số này được dự đoán sẽ tăng 50% đạt khoảng 7.4 nghìn tỷ USD và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hoạt động mua sắm trực tuyến sẽ sớm chậm lại. 

Sự bành trướng của thương mại điện tử đã dấy lên mối lo ngại cho các chủ cửa hàng truyền thống và thúc giục họ phải tham gia cuộc đua thương mại điện tử nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Đây là điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp có ngân sách dư dả, nhưng các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ không có khả năng chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh lên môi trường trực tuyến thì sự ra đời của mô hình thương mại trực tuyến đến ngoại tuyến (O2O) như giải pháp tuyệt hảo đáng xem xét. Mức độ phổ biến của thương mại O2O đang tăng lên từ năm 2021 và hứa hẹn sẽ sớm chạm đến các nhà bán lẻ ngoại tuyến.

Thương mại O2O là gì?

Thương mại O2O là một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp kết hợp cả hai hình thức online và offline để hoàn tất hành trình mua hàng nhằm tận dụng các ưu điểm của các kênh bán hàng trực tuyến và cửa hàng vật lý giúp tạo ra trải nghiệm kỹ thuật số liền mạch ở tất cả các giai đoạn trước, trong và sau khi mua hàng cho khách hàng. 

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Thương Mại O2O là gì?

Mô hình thương mại O2O hoạt động như thế nào?

Về cơ bản, mô hình thương mại O2O là sự kết hợp hài hòa mang tính chất bổ sung giữa hai mô hình bán hàng online và bán hàng tại cửa hàng truyền thống. Mục tiêu của thương mại O2O là tạo ra nhận thức về sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, cho phép khách hàng tiềm năng nghiên cứu nhiều sự lựa chọn khác nhau, sau đó ghé thăm cửa hàng truyền thống tại địa phương để hoàn tất mua hàng. Các chiến lược mà công ty thương mại O2O có thể áp dụng bao gồm mua hàng online nhận tại cửa hàng (BOPIS); cho phép trả lại mặt hàng đã mua trực tuyến tại cửa hàng truyền thống (In-store return); hoặc mua hàng online giao nhận tại nhà (Home Delivery)

Ví dụ 1: Mua hàng online nhận tại cửa hàng (BOPIS)

  • Một người muốn mua một chiếc áo sơ mi của một thương hiệu thời trang cụ thể;
  • Anh ấy tìm kiếm nó trên mạng và truy cập vào website của cửa hàng bán chiếc áo sơ mi anh ấy muốn mua;
  • Anh sau đó đã đặt hàng bằng cách chọn kích thước, màu sắc, nhập mã giảm giá và mua hàng thành công;
  • Anh ấy đến cửa hàng gần nhất và lấy chiếc áo sơ mi đó bằng cách đưa thông tin mua hàng cho nhân viên;
  • Anh thử chiếc áo đã đặt ngay trong cửa hàng để kiểm tra chất lượng, kích thước và sự thoải mái của nó. Nếu không hài lòng với sản phẩm, anh ta có thể trả lại và được hoàn tiền.

Bằng cách này, người khách đó vừa có thể tận dụng mã giảm giá cho chiếc sơ mi, thử áo ngay lập tức tại cửa hàng gần nhất mà không mất thời gian chờ đợi giao hàng. Hơn nữa, anh ta hoàn toàn có thể trả lại hàng ngay tức thì và đi đến cửa hàng khác nếu không hài lòng. 

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Mô Hình Thương Mại O2O

Ví dụ 2: Mua hàng online giao nhận tại nhà (Home Delivery)

Mô hình thương mại O2O cũng có tuỳ chọn giao hàng đến tận nhà. Việc này diễn ra nhanh chóng và chỉ mất vài giờ hoặc một ngày. Do đó, anh khách hoàn toàn có thể mua áo sơ mi online, chọn tùy chọn giao hàng tận nơi và chờ nhận áo.

Bên cạnh những lợi ích mà anh khách hàng kia nhận được khi mua hàng tại nhà bán O2O đã nêu trên, tình huống khác có thể xảy ra và sẽ mang lại những lợi ích tương tự cho người khách đó. Giả sử khi đến cửa hàng nhận áo sơ mi, anh ấy nhìn thấy và thích một chiếc áo khoác nhưng không tìm được kích thước hoặc màu sắc phù hợp. Anh ấy chỉ cần đặt hàng online khi vẫn đang ở trong cửa hàng và sản phẩm có kích thước và màu sắc mong muốn sẽ được giao đến tận nhà anh. 

Sự khác biệt giữa O2O và Omnichannel

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O-3
So sánh giữ Omnichannel và Thương Mại O2O

Ví dụ vừa được phân tích phía trên rất có thể gây nhầm lẫn giữa mô hình thương mại O2O và mô hình thương mại Omnichannel. Điểm trùng hợp khá lớn ở chỗ cả hai đều tạo điều kiện cho trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn giữa các kênh. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của hai mô hình này là khá khác nhau. Trong khi Omnichannel hướng đến việc tích hợp toàn bộ các kênh bán hàng trong một hệ sinh thái thì O2O đặc biệt hướng tới việc đưa khách hàng từ môi trường online vào môi trường offline. Cả hai chiến lược này đều được tạo nên để thu hẹp khoảng cách giữa bán hàng trực tuyến và bán hàng tại cửa hàng truyền thống, nhưng O2O ưu tiên hành trình mua sắm cụ thể thay vì nhiều điểm chạm tồn tại trong hành trình thương mại Omnichannel. 

Các thương hiệu lớn thành công với thương mại O2O

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Các thương hiệu đã triển khai Thương Mại O2O thành công

Topshop

Một trong những thương hiệu hiểu rõ những gì họ đang làm để kết nối việc mua sắm tại cửa hàng với mua sắm trực tuyến một cách chặt chẽ, đó chính là Topshop. Bằng việc hợp tác với website thương mại điện tử ShangPin mở ra các cửa hàng bán lẻ pop-up (pop-up store) trong các trung tâm thương mại, với những chiếc iPhone khổng lồ được trang trí theo phong cách thời Topshop. Khách hàng có thể truy cập vào “Cuộc phiêu lưu trên thiết bị di động” (The Mobile Adventure) bằng cách quét mã QR để xem và thử những sản phẩm thời trang Topshop ảo trong cửa hàng. Sau đó khách hàng có thể chia sẻ diện mạo của bản thân lên mạng xã hội và tiến hành đặt hàng.

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Case study về Thương mại O2O của Topshop

Tommy Hilfiger

Khi nhắc đến lĩnh vực thời trang, Tommy Hilfiger đã cho thấy sự nhanh nhẹn khi triển khai mô hình O2O. Năm 2015, thương hiệu đã ra mắt các phòng trưng bày kỹ thuật số (digital showroom), tiên phong cách mạng số hóa ngành thời trang. Năm 2016, họ đã tung ra một chatbot thông qua Facebook Messenger và năm 2017 họ ra mắt ứng dụng the Hilfiger Club với chương trình khách hàng thân thiết để đưa ra những chính sách ưu đãi, chương trình khuyến mãi và lời mời tham gia sự kiện được cá nhân hoá cho người dùng. Tất cả những điều đó mang đến cho khách hàng một lý do chính đáng để đến cửa hàng. 

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Case study về Thương mại O2O của Tommy Hilfiger

99 Ranch Market và WeChat’s Shake

Khi nhận ra tầm quan trọng của chiến lược thương mại O2O, WeChat cho ra mắt tính năng “Shake”, cho phép người dùng di động kết nối với nhà bán lẻ ngoại tuyến gần đó bằng cách lắc điện thoại. Khi đó, thông tin, chương trình khuyến mãi, ưu đãi của nhà bán đó đều có sẵn, khuyến khích khách hàng đến tận nơi để tham gia trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng. Sau đó không lâu, chuỗi siêu thị Mỹ gốc Hoa 99 Ranch Market đã tận dụng sự lên ngôi của O2O và tính năng “Shake” của WeChat phổ biến trong cộng đồng người Hoa tại Mỹ. Cửa hàng đã phát triển một trò chơi “lắc đèn hiệu” được kích hoạt bởi đèn hiệu trong cửa hàng, cho phép khách hàng giành được nhiều giải thưởng và phiếu giảm giá mua hàng tại chuỗi siêu thị 99 Ranch Market. 

Mở Khóa Tiềm Năng Của Mô Hình Thương Mại O2O
Case study về Thương mại O2O của 99 Ranch Market và WeChat’s Shake

Mô hình kinh doanh O2O là một ý tưởng mang tính đột phá với tiềm năng to lớn thay đổi cả lĩnh vực bán hàng online và offline trong thời đại bùng nổ của xu hướng thương mại điện tử. Trong khi khách hàng vừa có thể mua sắm cả tại cửa hàng truyền thống và trên không gian mạng thì các thương hiệu có thể tối ưu hoá mức độ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và giá trị đơn hàng trung bình. 

Ngày nay, khi kỳ vọng của khách hàng đối với mua sắm online cũng tương tự như mua sắm offline thì việc doanh nghiệp mau mắn đưa sự hiện diện của họ lên môi trường trực tuyến là điều kiện tiên quyết nếu muốn tiếp tục tồn tại. Chiến lược O2O là việc tận dụng cả không gian trực tuyến và ngoại tuyến, từ đó xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa khách hàng và nhà bán, đồng thời làm cho trải nghiệm mua sắm giữa online và offline trở nên đồng nhất và chặt chẽ ở tất cả giai đoạn: trước, trong và sau mua. 

Để tìm hiểu sâu hơn về chiến lược cũng như đưa ra các quyết sách đúng đắn khi triển khai mô hình kinh doanh O2O này, hãy liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

2
12,869
0
1
28/02/2023


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!