Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Thương mại điện tử Úc đang phát triển không ngừng cùng những giải pháp công nghệ liên tục ra đời, do đó sự lựa chọn về nền tảng thương mại điện tử cũng ngày càng nhiều và đa dạng. Điều này vừa là thuận lợi cũng là thách thức với các doanh nghiệp bởi việc lựa chọn đúng nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử là bước đầu tiên quan trọng.
Dưới đây là 5 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu nước Úc.
Xem thêm: 10 website thương mại điện tử hàng đầu nước Úc
Magento là nền tảng open-source phổ biến trên thế giới và tại Úc cũng không ngoại lệ. Theo BuiltWith, hiện đang có hơn 4000 website thương mại điện tử Úc đang được triển khai trên nền tảng Magento.
Với tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng tuỳ chỉnh các tính năng và mở rộng hệ thống tuỳ theo phạm vi kinh doanh của mình.
Hiện tại, Magento cung cấp cho doanh nghiệp hai phiên bản: Open Source (Miễn phí) và Adobe Commerce (trả phí).
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng:
Chi phí:
Xem thêm: Top website thương mại điện tử Magento tại Úc
Shopify là nền tảng SaaS được ưa chuộng trên thế giới với hơn 4,8 triệu website đang hoạt động trên toàn cầu. Chỉ riêng tại Úc hiện có hơn 150 nghìn cửa hàng trực tuyến Shopify đang hoạt động.
Thời gian gần đây, phiên bản cao cấp hơn là ‘Plus’ thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực tại Úc. Những doanh nghiệp này có thể đã từng triển khai nền tảng thương mại điện tử khác và sau đó chuyển đổi sang Shopify Plus để tìm kiếm giải pháp vượt trội hơn.
Một số doanh nghiệp đã triển khai website với những gói Shopify tiêu chuẩn quyết định nâng cấp lên gói ‘Plus’ để tối ưu hoá vận hành.
Xem thêm: 10 website thương mại điện tử nâng cấp lên Shopify Plus
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng:
Chi phí
Bảng dưới đây liệt kê chi phí sử dụng nền tảng Shopify theo từng gói giải pháp
BigCommerce là một nền tảng SaaS khác cũng đang thịnh hành trên thế giới với hơn 43 nghìn website đang hoạt động. Tại Úc, có hơn 2 nghìn website BigCommerce đang hoạt động.
Điểm nổi bật của nền tảng SaaS này chính là các tính năng được tích hợp sẵn giúp doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và trình độ kỹ thuật có thể nhanh chóng triển khai website thương mại điện tử. Bên cạnh các gói giải pháp tiêu chuẩn, BigCommerce còn cung cấp phiên bản ‘Enterprise’ dành cho doanh nghiệp lớn với mức giá tuỳ chỉnh.
Xem thêm: 10 website thương mại điện tử BigCommerce nổi bật nhất
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng:
Chi phí
Bảng dưới đây liệt kê chi phí sử dụng nền tảng Shopify theo từng gói giải pháp
WooCommerce là plugin mã nguồn mở miễn phí của WordPress cho phép thương hiệu thêm chức năng thương mại điện tử vào trang web WordPress có sẵn.
Plugin WooCommerce sẽ giúp chuyển đổi website WordPress thông thường trở thành một website thương mại điện tử với đầy đủ các tính năng cần thiết và dễ dàng tùy chỉnh chỉ với vài cú nhấp chuột.
Xem thêm: 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng:
Chi phí: Miễn phí sử dụng. Tuy nhiên một số tích hợp với những plugin khác có thể tốn phí.
OpenCart là nền tảng thương mại điện tử open-source phổ biến rộng rãi trên thế giới với hơn 900 ngàn website đang hoạt động. Tại Úc hiện có hơn 2 ngàn website OpenCart, trở thành nền tảng open-source được yêu thích tại quốc gia này sau Magento.
Nền tảng thương mại điện tử OpenCart hoạt động theo dạng mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP bởi Daniel Kerr năm 1998. OpenCart hiện cung cấp 2 phiên bản là Free (Miễn phí) và Cloud Store (Trả phí).
Xem thêm: Top website OpenCart hàng đầu
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng:
Chi phí:
Miễn phí đối với phiên bản Free. Riêng phiên bản Cloud Store, chi phí cụ thể như sau:
Trên đây là 5 nền tảng được lựa chọn nhiều nhất bởi các doanh nghiệp tại Úc nhằm xây dựng website thương mại điện tử. Tuỳ quy mô và mô hình kinh doanh cũng như nhu cầu triển khai cụ thể mà mỗi doanh nghiệp sẽ có quyết định của riêng mình.
Với hơn 10 năm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp Úc như Laybyland, RodShop, Trentham Estate, Jasnor,… để xây dựng website thương mại điện tử, SECOMM hiện sở hữu đội ngũ các chuyên gia có kỹ năng kỹ thuật cao và sự am hiểu về thị trường thương mại điện tử Úc.
Nếu doanh nghiệp cần một lời khuyên rằng đâu mới là nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất với mình, liên hệ SECOMM ngay hôm nay!
OpenCart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP, dùng cơ sở dữ liệu MySQL và các thành phần HTML để xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Theo Builtwith, OpenCart đang có hơn 2,500 website được xây dựng dựa trên nền tảng này, trong đó thị trường Hoa Kỳ và Nga chiếm đa số.
OpenCart cung cấp cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn để xây dựng website thương mại điện tử: Free (Miễn phí) và Cloud Store (Trả phí), nhờ vào khả năng linh hoạt của mã nguồn mở nên OpenCart được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt khi xây dựng website.
Dưới đây là các thương hiệu đã sử dụng OpenCart để xây dựng website thương mại điện tử riêng cho thương hiệu.
Bensound là “đứa con tinh thần” của nhạc sĩ Benjamin Tissot được thành lập vào năm 2012. Đây là website thương mại điện tử chuyên cung cấp âm nhạc, hiệu ứng âm thanh miễn phí và tính phí có bản quyền. Ban đầu, Benjamin Tissot chỉ sáng tác và cấp phép cho các bài hát của bản thân trên trang web này, nhưng khi dịch vụ ngày một phát triển, Benjamin Tissot đã bắt đầu chấp nhận những tác phẩm âm nhạc từ các nghệ sĩ khác và trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà sáng tạo nội dung trên Youtube, Facebook, Instagram.
Vicrez là nhà bán lẻ phụ tùng xe ô tô trực tuyến được thành lập vào năm 2014 tại thành phố Whittier, phía nam bang California, Hoa Kỳ. Điều đặc biệt ở Vicrez chính là khách hàng có thể mua sắm online bất kỳ bộ phận, phụ kiện bên ngoài của ô tô để tùy chỉnh xe theo sở thích riêng.
Pharmacy Direct là hiệu thuốc trực tuyến đầu tiên đi theo mô hình thương mại điện tử được sở hữu và điều hành bởi các dược sĩ ở Úc kể từ năm 1996. Ban đầu, thương hiệu này chỉ hoạt động theo quy mô nhỏ, phục vụ khách hàng ở khu vực địa phương.
Nhưng khi nhu cầu về sức khỏe ở Úc dần tăng cao, Pharmacy Direct đã có sự phát triển vượt bậc, doanh nghiệp này đã đầu tư vào website thương mại điện tử hơn để cung cấp hơn 17.000 sản phẩm từ vitamin, thực phẩm bổ sung, sản phẩm làm đẹp, nước hoa, sản phẩm chăm sóc trẻ em, thuốc kê đơn và thuốc có sẵn từ các nhãn hiệu dược phẩm đáng tin cập để phục vụ trực tuyến cho người dân Úc.
Get Laid Beds là doanh nghiệp chuyên sản xuất giường gỗ nguyên khối hoàn toàn bằng thủ công, được thành lập vào năm 2012, bởi John và Jean, một cặp bạn bè kiến trúc sư và thợ mộc. Sau hơn 10 năm phát triển, Get Laid Beds đã phát triển thêm các dòng sản phẩm nội thất cho phòng ngủ, tập trung xây dựng website thương mại điện tử và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình, thương hiệu này đã nhận được nhiều sự yêu thích từ khách hàng tại Anh và Mỹ.
Self Edge là thương hiệu thời trang nam theo phong cách vintage (cổ điển) được thành lập kể từ năm 2006 đến nay, bởi cặp vợ chồng người Mỹ tên là Kiya và Demitra Babzani. Hiện nay, Self Edge đã có mặt tại các thành phố lớn như San Francisco, New York, Los Angeles, Portland và San Jose del Cabo. Đồng thời, Self Edge còn tập trung phát triển website thương mại điện tử để tiếp cận đến lượng khách hàng mới trên toàn khu vực Hoa Kỳ và Mexico.
BNA Model World là doanh nghiệp kinh doanh mô hình được thành lập vào năm 2007 tại Úc. Kể từ khi thành lập đến nay, các nhà quản trị của thương hiệu này đã tập trung vào thị trường thương mại điện tử và dần dần nâng cấp sản phẩm/dịch vụ của mình. Hiện nay, BNA Model World đã có hơn 100.000 sản phẩm từ hơn 1.000 nhà sản xuất, phục vụ hơn 104.000 khách hàng trên toàn thế giới.
Godukkan là doanh nghiệp bán lẻ điện tử tiêu dùng được thành lập vào năm 2017, có trụ sở tại Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Mục tiêu của Godukkan chính là trở thành website thương mại điện tử số 1 tại UAE với nhiều sản phẩm từ Laptop, Mobile, Tablet, PC, Gaming, v.v.
Get Er Brewed là thương hiệu đồ uống chuyên kinh doanh bia, rượu, trà, v.v được lên men (brew) cũng như các nguyên liệu, thiết bị pha chế. Doanh nghiệp được thành lập vào năm 2013 và có trụ sở tại Bắc Ireland. Trong những năm gần đây, Get Er Brewed đã triển khai website thương mại điện tử để tiếp cận đến tệp khách hàng quốc tế và gặt hái được một số thành công nhất định khi nhận được những hợp đồng lắp đặt hệ thống pha chế đồ uống được lên men.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành thú cưng, cặp anh em Raymond và Roger đã quyết định thành lập CatSmart – thương hiệu chuyên kinh doanh các sản phẩm dành cho mèo lớn nhất Singapore. Hiện nay, CatSmart đang nỗ lực đầu tư vào website thương mại điện tử và mở rộng chi nhánh bán lẻ truyền thống tại “quốc đảo sư tử” này.
Derails là doanh nghiệp chuyên thiết kế và kinh doanh mô hình xe lửa dành được thành lập từ năm 2010. Kể từ khi thương mại điện tử bùng nổ, Derails đã bắt đầu xây dựng website thương mại điện tử để chuyển mình theo sự thay đổi của thị trường.
Trên đây là 10 doanh nghiệp đã phát triển website thương mại điện tử với nền tảng OpenCart và đạt được thành công cả về thương hiệu lẫn doanh thu. Sự thành công này trở thành nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác tìm kiếm những giải pháp để bứt phá hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm: OpenCart vs Magento | Doanh nghiệp nên chọn nền tảng nào?
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí.
OpenCart và Magento luôn là hai nền tảng mã nguồn mở luôn được đặt lên “bàn cân” với nhau khi lựa chọn nền tảng xây dựng website thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp và tập đoàn có nhu cầu xây dựng hệ thống thương mại điện tử đặc thù.
Vậy giữa OpenCart và Magento, đâu là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở phù hợp với doanh nghiệp?
OpenCart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được phát triển miễn phí trên ngôn ngữ lập trình PHP. OpenCart được sử dụng phổ biến vì tính đơn giản và thân thiện với người dùng chẳng hạn như bảng điều khiển quản trị dễ sử dụng, cho phép quản lý sản phẩm, khuyến mãi, đơn đặt hàng và báo cáo mà không yêu cầu bất kỳ chuyên môn kỹ thuật nào.
OpenCart đang có 2 gói lựa chọn cho doanh nghiệp:
Theo Buildwith, OpenCart đã được sử dụng bởi hơn 400.000 website, trong đó hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hoa Kỳ, Nga, Vương quốc Anh, Ukraine và Brazil.
Xem thêm: OpenCart là gì? Ưu nhược điểm khi sử dụng OpenCart
Magento (hay Adobe Commerce), tương tự như OpenCart, là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Magento được xem như “vua” trong tất cả các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở bởi khả năng kiểm soát toàn diện và độ mở rộng cao với nhiều tính năng chuyên biệt.
Hiện nay, Magento đang cung cấp 3 ấn bản chính, bao gồm:
Theo thống kê của BuildWith, có hơn 160.000 website được hỗ trợ bởi Magento, nền tảng này đặc biệt phổ biến trong các doanh nghiệp lớn đến từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Hà Lan và Đức.
Vì sự khác biệt trong hệ thống dịch vụ trong phiên bản tính phí của OpenCart và Magento nên bài viết này SECOMM sẽ tập trung so sánh giữa 2 phiên bản miễn phí.
Xem thêm: Magento là gì? Ưu điểm và nhược điểm nổi bật của Magento
Nhìn chung, OpenCart và Magento đều là các nền tảng nguồn mở và được phát triển bằng PHP. Cả hai đều là nền tảng thương mại điện tử với các tính năng mạnh mẽ và vô số tiện ích bổ sung.
Chi phí sử dụng của OpenCart và Magento tương đối giống nhau, với phiên bản miễn phí doanh nghiệp chỉ cần tải xuống và cài đặt hoàn toàn miễn phí.
Vì là nền tảng mã nguồn mở nên cả hai đều có khả năng tùy chỉnh ưu việt đối với bất kỳ tiện ích bổ sung từ bên thứ 3 bất kỳ.
Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng cài đặt và quản lý các hệ thống quản trị như POS, ERP, CRM, v.v tại một hệ thống duy nhất.
OpenCart có một lượng lớn các tiện ích mở rộng, khoảng 13.000 tiện ích có sẵn. Tương tự, Magento có một bộ sưu tập tiện ích mở rộng khổng lồ, hơn 5.000 tiện ích có sẵn.
Cả 2 nền tảng này cho phép doanh nghiệp thêm nhiều tính năng hơn vào website thương mại điện tử bằng các tiện ích bổ sung mà không cần lo lắng về việc coding.
OpenCart được đánh giá là dễ sử dụng hơn cho người mới bắt đầu nhờ có giao diện trực quan và quy trình cài đặt đơn giản. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần có kiến thức kỹ thuật cơ bản về lưu trữ, FTP (File Transfer Protocol – Giao thức truyền tải tập tin), nâng cấp bảo mật, v.v.
Trong bảng điều khiển của giao diện quản trị viên (admin), người dùng dễ dàng điều hướng giữa “Danh mục”, “Tiện ích mở rộng”, “Bán hàng”, “Hệ thống”, “Báo cáo” và “Trợ giúp”.
Magento là nền tảng không phải là “sân chơi” dành cho người nghiệp dư bởi quá trình cài đặt rất phức tạp, cần nhiều chuyên môn về kỹ thuật để có thể khởi chạy.
Mặc dù Magento 2 được đánh giá là dễ sử dụng hơn so với Magento 1 nhưng trên bảng điều khiển sẽ có nhiều tùy chọn khiến cho người mới gặp khó khăn với các thuật ngữ của Magento dẫn đến việc tìm hiểu tốn thời gian.
OpenCart chỉ cung cấp khoảng 500 themes cả miễn phí và trả phí (từ $60 đến $70) phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau. Nền tảng này cho phép doanh nghiệp xem website của mình sẽ trông như thế nào với các chủ đề khác nhau trước khi quyết định trả tiền. Sau đó, doanh nghiệp có thể chỉnh sửa theo nhu cầu riêng.
Đối với Magento, doanh nghiệp sẽ có 3 lựa chọn để xây dựng giao diện người dùng:
Nhìn chung, cả OpenCart và Magento đều có số lượng lớn theme với giá cả phải chăng nhưng Magento cho phép chỉnh sửa để thiết kế giao diện website thương mại điện tử tối ưu hơn.
Xét về quy mô mở rộng, OpenCart thích hợp cho các website thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nền tảng này chỉ có thể xử lý số lượng sản phẩm và giao dịch nhất định. Còn Magento được thiết kế để xử lý các website thương mại điện tử lớn và phức tạp, có khả năng xử lý hàng ngàn sản phẩm và giao dịch hàng ngày mà không gặp vấn đề về hiệu suất.
Xét về tính linh hoạt, OpenCart cung cấp một loạt các phần mở rộng và tiện ích bổ sung để mở rộng chức năng của website. Tuy nhiên, tính linh hoạt của OpenCart có thể bị giới hạn đối với các yêu cầu tùy chỉnh phức tạp. Trong khi đó, Magento có tính linh hoạt cao hơn, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh mọi khía cạnh của website, cung cấp một hệ thống modules lớn và tương thích với nhiều bên thứ ba hơn, giúp doanh nghiệp tùy chỉnh và mở rộng website theo nhu cầu riêng.
Có thể thấy Magento ưu việt hơn OpenCart về khả năng mở rộng hệ thống website thương mại điện tử cho doanh nghiệp.
OpenCart cung cấp cho người dùng 2 loại hỗ trợ:
Magento có Trung tâm trợ giúp nhưng nhân viên hỗ trợ sẽ thuộc phiên bản Adobe Commerce nên họ sẽ không thể giải đáp 100% kỳ vọng cho doanh nghiệp đang sử dụng Open Source. Tuy nhiên, Magento có một cộng đồng nhà phát triển hơn 13.000 người trên toàn cầu nên việc tìm kiếm giải pháp không còn là vấn đề lớn.
OpenCart sẽ không chịu trách nhiệm bảo mật website thương mại điện tử cho doanh nghiệp vì đây là một nền tảng mã nguồn mở, điều này có nghĩa là các đoạn code và framework của OpenCart đều được công bố công khai và khiến cho website dễ bị tấn công hơn.
Mặc dù cũng là nền tảng mã nguồn mở nhưng Magento rất coi trọng vấn đề bảo mật và nền tảng này luôn không ngừng cập nhật các bản vá bảo mật từ năm 2015 để phát hiện các rủi ro. Điều này nhằm đảm bảo rằng các website thương mại điện tử được xây dựng bằng Magento luôn được bảo mật ở mức cao nhất và khách hàng sẽ cảm thấy an tâm khi mua sắm online.
Bằng cách sử dụng các công cụ bên thứ ba như Mage Report và Mage Scan, doanh nghiệp có thể kiểm tra trạng thái bảo mật. Ngoài ra, Magento có CSP (Content Security Policy – Chính sách bảo mật nội dung) chuyên cung cấp một tập hợp các nguyên tắc có cấu trúc có thể giới hạn nội dung của các trình duyệt sao cho chỉ các dịch vụ được cho phép mới được xuất hiện, từ đó cho phép trình duyệt quyết định công cụ web nào sẽ bị chặn và công cụ nào đáng tin cậy.
Mặc dù cả OpenCart và Magento đều được miễn phí giấy phép sử dụng (license) nhưng chi phí phát triển website thương mại điện tử lại có sự khác biệt lớn.
Có thể thấy Magento có chi phí triển khai cao hơn OpenCart nhưng lại cung cấp nhiều tính năng cho website thương mại điện tử chẳng hạn như tìm kiếm nâng cao Elasticsearch và OpenSearch, cung cấp công cụ chỉnh sửa nội dung không cần mã, phân loại nhiều loại sản phẩm hơn và cấu hình vận chuyển nâng cao, v.v. Trong khi đó việc thêm các tính năng đó vào OpenCart sẽ yêu cầu nhiều tiện ích mở rộng và nhiều tài nguyên lưu trữ hơn để hoạt động hiệu quả.
Dựa trên các đánh giá về OpenCart nêu trên thì nền tảng này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ để xây dựng website thương mại điện tử. Trong khi đó, Magento phù hợp với cả SMEs và tập đoàn lớn có yêu cầu về xây dựng hệ thống thương mại điện tử đặc thù và nhiều tùy chỉnh. Với Magento doanh nghiệp có thể sở hữu hệ thống theo yêu cầu bằng cách xây dựng website thương mại điện tử cơ bản trước rồi nâng cấp dần theo thời gian hoặc xây dựng toàn bộ hệ thống phức tạp ngay từ đầu.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình lựa chọn nền tảng để xây dựng hệ thống thương mại điện tử chuyên nghiệp.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí.
Nền tảng thương mại điện tử thường được xem là “xương sống” của bất kỳ doanh nghiệp có kinh nghiệm trên thị trường, thế nên để bắt đầu hành trình thương mại điện tử thì việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm chính là lựa chọn nền tảng thương mại điện tử đúng đắn để xây dựng website.
Trong số các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Magento, Woocommerce, Shopify, Squarespace, PrestaShop, v.v. có một nền tảng được nhiều doanh nghiệp SMEs quốc tế cân nhắc chính là OpenCart.
OpenCart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP được phát triển bởi Daniel Kerr vào năm 1998. Hiện nay, OpenCart đang cung cấp 2 phiên bản là Free (Miễn phí) và Cloud Store (Trả phí).
Đối với phiên bản Cloud Store, doanh nghiệp sẽ có 3 lựa chọn giải pháp để xây dựng website thương mại điện tử:
Theo Builtwith, OpenCart đang có hơn 2,500 website được xây dựng dựa trên nền tảng này.
Một số thương hiệu đang sử dụng OpenCart có thể kể đến như WeLoveFine, GT Omega, Arrowfile và Kleshna.
OpenCart là một nền tảng tương đối dễ sử dụng, thân thiện với người dùng ngay cả đối với những người không có kinh nghiệm về lập trình. Doanh nghiệp không cần tốn nhiều thời gian để đào tạo nhân sự phục vụ mục tiêu quản lý các sản phẩm, đơn hàng, thông tin khách hàng hoặc các tính năng khác trên hệ thống website.
Nhờ nhiều năm không ngừng phát triển, kho của OpenCart đã có hơn 13,000 modules chức năng và theme sẵn có để bắt đầu phát triển website thương mại điện tử.
Doanh nghiệp có thể tìm thấy các theme phù hợp với bất kỳ lĩnh vực nào, cùng với các dịch vụ tiện ích từ bên thứ 3, phương thức thanh toán, đơn vị vận chuyển, công cụ Marketing, phân tích và báo cáo, v.v sẽ giúp cho hành trình xây dựng hệ thống thương mại điện tử trở nên phong phú hơn.
OpenCart sở hữu mọi ưu điểm của nền tảng mã nguồn mở với khả năng tùy biến linh hoạt. Đặc biệt là việc sở hữu và kiểm soát toàn bộ mã nguồn, điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh các phần mã trong hệ thống, dễ dàng cập nhật hoặc thậm chí phát triển các chức năng mới, theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Ngoài khả năng tùy biến, OpenCart còn có độ mở rộng tương đối tốt, giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi đa ngôn ngữ và tiền tệ phục vụ mục tiêu mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.
Đối với các nền tảng sử dụng mô hình License (thanh toán phí sử dụng nền tảng theo tháng/năm) như Shopify hay BigCommerce, các nền tảng này sẽ tính trung bình từ 1.5% – 2% trên mỗi giao dịch, còn phiên bản Cloud Store của OpenCart lại không tính phí.
Vì OpenCart là một nền tảng mã nguồn mở được xây dựng bằng ngôn ngữ PHP – một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nội bộ có chuyên môn hoặc đơn vị uy tín, có kinh nghiệm để xây dựng website thương mại điện tử cho riêng mình.
Mặc dù OpenCart cung cấp nhiều tính năng, nhưng không đủ để quản lý và vận hành một cửa hàng trực tuyến phức tạp. Nếu so sánh với nền tảng thương mại mã nguồn mở cũng được xây dựng bằng ngôn ngữ PHP như Adobe Commerce (hay còn gọi là Magento) thì Adobe Commerce cho phép doanh nghiệp mở rộng từ một website thành nhiều website, một cửa hàng thành nhiều cửa hàng mà việc quản lý vẫn trên cùng một hệ thống.
Mặc dù chi phí sử dụng OpenCart của Cloud Store không quá cao so với các nền tảng khác, cũng như OpenCart không tính chi phí giao dịch cho thương hiệu nhưng chi phí để tích hợp các tiện ích mở rộng thì tương đối nhiều, ít nhất $20/tiện ích/tháng và doanh nghiệp sẽ cần ít nhất 10 tiện ích để hoàn thiện hệ thống website thương mại điện tử. Chính vì vậy khi tìm đến OpenCart, doanh nghiệp sẽ không biết trước về khoản dự trù kinh phí ẩn từ các tiện ích mở rộng này.
Với các ưu điểm và nhược điểm của OpenCart mà nền tảng thương mại điện tử này thường sẽ phù hợp với các doanh nghiệp SMEs. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc tập đoàn cần triển khai thương mại điện tử muốn sử dụng mã nguồn mở sẽ phù hợp với nền tảng Magento hoặc Shopify Plus hơn.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên Magento như Laybyland (Úc, Mỹ, New Zealand), Jasnor (Úc, New Zealand) và An Nam Group (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline