Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Xây dựng website thương mại điện tử là một bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp phủ sóng thương hiệu và gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Internet, từ đó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Tuy nhiên, Việc phát triển website doanh nghiệp là một quá trình phức tạp với nhiều khía cạnh, đặc biệt với các website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần phải xem xét từ trải nghiệm người dùng đến hiệu suất hoạt động và nhiều yếu tố khác của trang web. Dưới đây là tổng hợp những yếu tố quan trọng của một website thương mại điện tử mà doanh nghiệp và các nhà phát triển website cần xem xét trước khi bắt đầu triển khai.
Theo nghiên cứu của Think with Google, nếu một trang web mất tới 5 giây để tải, xác suất người dùng truy cập thoát ra tăng đến 90%. Đó là lý do để doanh nghiệp cần chú trọng đến tối ưu hóa và đảm bảo website thương mại điện tử luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, tối ưu hoá SEO sao cho website có xếp hạng cao nhất có thể trên các công cụ tìm kiếm với các kỹ thuật và chiến lược cụ thể cũng cần được doanh nghiệp chú ý khi muốn tối đa hoá doanh thu trên website thương mại điện tử.. Một trong số đó là chiến lược chèn từ khóa vào nội dung được thêm vào website thương mại điện tử cũng như thông tin mô tả, tiêu đề và hình ảnh. Nhiều doanh nghiệp quên rằng khách hàng có thể tìm thấy trang web thông qua tìm kiếm hình ảnh khi thêm mô tả “alt text” vào hình ảnh.
Đây cũng là một thiếu sót không nhỏ dẫn tới thất thoát lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xem xét nguồn lực nhân sự có chuyên môn về SEO vào giai đoạn đầu khi triển khai website thương mại điện tử. Bởi các nhân viên SEO có thể khởi chạy website với các thẻ meta cần thiết (Meta Tags), tổ chức cấu trúc trang (Page Structure) và các liên kết nội bộ (Internal Links), tạo chiến lược nội dung, đề xuất thiết kế chức năng thân thiện với đa thiết bị, cải thiện tốc độ tải trang và nhiều khía cạnh quan trọng khác.
Một chiến lược Marketing tốt có thể tạo ra một khởi đầu thuận lợi cho những đơn đặt hàng đầu tiên trên cả offline lẫn online, đặc biệt là trong thương mại điện tử. Việc phát triển chiến lược Marketing từ sớm giúp doanh nghiệp xác định những tính năng cần thiết phải bổ sung trong quá trình phát triển các hệ thống thương mại điện tử.
Ví dụ: Khi muốn thêm các tùy chọn chia sẻ chiến dịch khuyến mãi lên mạng xã hội hoặc thông báo đẩy (Push Notification) trên mobile app từ website thương mại điện tử, sẽ hiệu quả hơn nếu việc này nằm trong chiến lược Marketing và được lên kế hoạch thực hiện trong quá trình phát triển website thương mại điện tử hơn là đề xuất phát triển sau khi website đã được khởi chạy.
Theo World Bank, 2/3 người trưởng thành trên toàn thế giới sử dụng thanh toán kỹ thuật số, tăng từ 35% vào năm 2014 lên 57% vào năm 2021. Mặc dù người dùng có xu hướng mua hàng trên ứng dụng di động (Mobile Apps) nhiều hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tạo ra chuyển đổi tốt hơn nếu giao điện thương mại điện tử dễ dàng thích ứng với web di động (Mobile Web).
Ví dụ: Walmart Canada đã thành công tăng tỷ lệ chuyển đổi website lên 20% sau khi phát hành một thiết kế đáp ứng (Responsive Design) tối ưu hơn và cải thiện 98% tăng trưởng các đơn đặt hàng trên các thiết bị di động.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng khách hàng khắp nơi trên thế giới truy cập và mua sắm trên website thương mại điện tử mà không gặp sự cố khi sử dụng bất kỳ trình duyệt sẵn có nào.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện kiểm thử trên nhiều trình duyệt (Cross-Browser Testing) như Google Chrome, Internet Explorer, Firefox, Opera, Safari, v.v nhằm tìm ra và khắc phục lỗi nếu có, từ đó đảm bảo khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt trên trang web của doanh nghiệp bằng mọi trình duyệt, mọi thiết bị, ở mọi nơi. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên thứ ba có chuyên môn hoặc tự thực hiện kiểm tra với một vài công cụ trợ giúp sẵn có.
Thuật ngữ Omnichannel ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại số hóa và trở thành một chiến lược kết nối chính giữa doanh nghiệp với khách hàng. Mọi doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược bán hàng đa kênh (Omnichannel) để kết nối với khách hàng, tăng lưu lượng truy cập, thúc đẩy doanh số bán hàng và tồn tại trước những thay đổi của thời đại.
Theo đó, triển khai Omnichannel giúp doanh nghiệp đồng bộ tất cả các kênh bán hàng để quản lý dữ liệu dễ dàng hơn và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử. Đồng thời, Omnichannel tạo nên trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Khi thực hiện Omnichannel, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng, hệ thống cung cấp dịch vụ Omnichannel (ETP Group, NEF, GoSELL) hoặc chọn một hệ thống làm trung tâm dữ liệu cho toàn bộ hệ thống như ecommerce system (Magento), ERP (Odoo, SAP).
Quy trình triển khai Omnichannel:
– Bước 1. Thu thập dữ liệu: Khách hàng, Bán hàng (Sales), Marketing,…
– Bước 2. Phân tích các dữ liệu để xác định các vấn đề cần cải thiện để thực hiện Omnichannel hiệu quả
– Bước 3. Thiết kế hành trình khách hàng, đồng bộ các thông điệp chiến dịch trên các kênh bán hàng
– Bước 4. Kiểm tra, đo lường và tối ưu Omnichannel
Phần lớn doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử đều yêu cầu khách hàng tạo tài khoản trên trang web để tiến hành mua hàng, vì điều này giúp doanh nghiệp lưu trữ lịch sử mua hàng, địa chỉ nhận hàng của khách để tạo thuận lợi cho việc phân tích nhân khẩu học, đánh giá hành vi mua hàng, phân tích doanh số và khuyến khích mua hàng lần sau thông qua các chiến dịch Marketing.
Riêng những khách hàng thường xuyên sẽ sẵn lòng làm việc này để nhận các lợi ích từ việc có tài khoản tại website như lưu thông tin cho lần mua hàng tiếp theo diễn ra nhanh chóng hay nhận thông báo về các đợt khuyến mãi lớn sắp tới.
Tuy nhiên, không phải vị khách nào cũng muốn đăng ký tài khoản để mua sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần cung cấp các tùy chọn dành cho những khách hàng chỉ muốn mua hàng ngay mà không đăng ký tài khoản.
Chẳng hạn như yêu cầu khách hàng đăng nhập với tài khoản mạng xã hội hay một biểu mẫu thanh toán nhỏ với tên, email, số điện thoại, địa chỉ, v.v với cả hai cách này, hệ thống website thương mại điện tử sẽ tự động tạo tài khoản và gửi thông tin đăng nhập qua email của khách.
Ngay cả với các trang web không bán bất cứ thứ gì, người dùng vẫn thường xuyên sử dụng thanh tìm kiếm, đặc biệt với các doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử, thanh tìm kiếm phải cung cấp chức năng tìm kiếm nâng cao.
Ví dụ: tính năng tìm kiếm bằng hình ảnh giúp người dùng tải lên ảnh của một mặt hàng ưa thích và để công cụ tìm kiếm của website thương mại điện tử trả về các sản phẩm giống, gần giống hoặc tương tự sản phẩm mà khách hàng đang tìm kiếm.
Lướt qua hết các danh mục sản phẩm của website là cần thiết nếu người dùng không biết tìm kiếm gì và cần một vài gợi ý. Vì vậy, chức năng danh mục sản phẩm đa lớp là vô cùng hữu ích trong các trường hợp này. Trường hợp khác, khách hàng có sẵn mục tiêu tìm kiếm thì một thanh tìm kiếm với các chức năng hỗ trợ nâng cao cũng sẽ giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm họ cần chỉ với vài cú nhấp chuột.
Mua sắm online và thanh toán online ngày càng trở nên phổ biến, vì thế việc cung cấp các tùy chọn thanh toán phù hợp khi triển khai website thương mại điện tử là rất quan trọng. Theo Payment Methods Report 2019, chi phí giao hàng (55%) và quy trình thanh toán phức tạp (26%) là những lý do khiến nhiều người mua từ bỏ giỏ hàng.
Vì vậy, tùy vào sản phẩm và thị trường doanh nghiệp đang hướng tới, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với đối tượng khách hàng, sản phẩm và khu vực. Theo Hostgator, các phương thức thanh toán phổ biến nhất tại Bắc Mỹ là PayPal, Amazon Pay, Google Pay, Apple Pay, thẻ Visa hoặc MasterCard v.v. Riêng thị trường Việt Nam, phổ biến nhất sẽ là MoMo, Zalo Pay, Shopee Pay, thẻ Visa hoặc MasterCard v.v.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên lưu ý về chi phí giao hàng vì đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến khách hàng từ bỏ quá trình mua hàng. Doanh nghiệp có thể linh hoạt triển khai các ưu đãi miễn phí vận chuyển vào những dịp khuyến mãi đặc biệt hoặc trong trường hợp khách hàng buộc phải trả phí vận chuyển, hệ thống nên đưa ra thông tin chi tiết về điều này nhằm tránh hiểu lầm vô tình tạo ra trải nghiệm khách hàng không tốt.
Hệ thống quản lý nội dung (CMS) giúp lưu trữ và quản lý tất cả nội dung bằng văn bản, hình ảnh và cả tài liệu ở cùng một nơi. Doanh nghiệp có thể chỉnh sửa hoặc thêm thông tin mới và các thay đổi sẽ tự động được cập nhật trên website thương mại điện tử. CMS cũng có thể hỗ trợ nhân viên phản ứng kịp thời với thông tin phản hồi của khách hàng.
Phần lớn người mua sắm trên Internet là thế hệ Millennials, Gen Y và Gen Z. Các thế hệ này coi trọng tính cá nhân hóa chẳng hạn như những gợi ý, đề xuất hoặc giải pháp cá nhân từ đội ngũ hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đang cố gắng đáp ứng điều này, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ giúp người mua giải quyết các vấn đề trong quá trình mua hàng, thanh toán, giao hàng, trả hàng, khiếu nại v.v.
Ngoài ra sẽ thật tốt khi doanh nghiệp thêm phần liên hệ vào website thương mại điện tử với số hotline hoặc email có thể dễ dàng nhấp vào, hoặc liên kết với ứng dụng FacebooK Messenger, Zalo, Chat trực tiếp cho đơn hàng, Chat hỗ trợ chung dành cho những người yêu thích hình thức trao đổi này.
Với một website thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ lượng lớn dữ liệu về người dùng và thông tin sản phẩm trên chính trang web đó, thế nên, an toàn và bảo mật là yếu tố quan trọng nhất đối với website thương mại điện tử. Bất kỳ sự sơ suất nào có thể đưa doanh nghiệp đến rủi ro mất vĩnh viễn các dữ liệu quan trọng và thông tin khách hàng có thể bị đánh cắp và bán đi.
Khi website thương mại điện tử bị cho là không an toàn và bảo mật kém chẳng hạn như không có chứng chỉ SSL và giao thức HTTPS, Google và cả những công cụ tìm kiếm khác sẽ gắn cờ trang web ấy.
Điều này được xem là những cảnh báo hoặc khuyến nghị cho người dùng Internet phải cảnh giác tránh truy cập vào các website không có hai thành phần trên và hậu quả là doanh nghiệp sẽ dễ thất thoát rất nhiều đơn hàng tiềm năng, gây gián đoạn quá trình triển khai Marketing và ảnh hướng đến uy tín của thương hiệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần hoàn thành thủ tục đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử để chứng minh độ minh bạch của website theo đúng Nghị định 52/2013 NĐ-CP của chính phủ.
Trên đây là 10 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình triển khai thương mại điện tử. Thực tế cho thấy, để tạo ra một website thương mại điện tử với đầy đủ các tính năng và hoạt động tốt để thu hút khách hàng là điều không dễ.
Ngay cả khi doanh nghiệp sử dụng WordPress, Woocommerce, Shopify hay nền tảng Magento Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trên nhiều quốc gia, SECOMM cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí với các giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline