Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hiệu quả của việc vận hành hệ thống website thương mại điện tử. Trong đó, triển khai tốt các tích hợp thương mại điện tử sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình kinh doanh và giảm bớt gánh nặng vận hành.
Dưới đây là 7 tích hợp quan trọng mà doanh nghiệp cần phải có trong website thương mại điện tử của mình.
PIM (Product Information Management – Quản lý thông tin sản phẩm) là một số trong số những tích hợp thương mại điện tử phổ biến. Hệ thống PIM được sử dụng để thu thập, tổ chức và quản lý sản phẩm cho doanh nghiệp bao gồm các thông tin như mô tả sản phẩm, hình ảnh, giá cả, thuộc tính sản phẩm, đánh giá và xếp hạng của khách hàng.
Công cụ này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý chính xác và đầy đủ thông tin sản phẩm trên các nền tảng khác nhau từ đó khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm mong muốn. Ngoài ra, PIM cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian hơn so với việc nhập liệu thủ công từ đó giảm thiểu chi phí nhân sự.
Ví dụ: Akeneo PIM là nền tảng quản lý thông tin sản phẩm mã nguồn mở (open-source) được thiết kế để giúp doanh nghiệp quản lý thông tin về sản phẩm. Đồng thời, Akeneo có khả năng tích hợp linh hoạt với các hệ thống như ERP, CRM, POS và các nền tảng thương mại điện tử như Magento, Shopify, WooCommerce.
Hiện Akeneo đang cung cấp 3 gói giải pháp PIM chính, gồm:
OMS (Order Management System – Hệ thống quản lý đơn hàng).
Đây là tích hợp thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tập trung và xử lý đơn đặt hàng đa kênh một cách hiệu quả từ đó tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, OMS sẽ thu thập và phân tích số liệu tại thời điểm bán hàng cao điểm, thấp điểm, cũng như các đơn hàng, mặt hàng bán chạy và hành vi người tiêu dùng, nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh và quản lý tồn kho hiệu quả.
Ví dụ: Fabric OMS là hệ thống quản lý đơn hàng phân tán (DOM) với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoá quá trình xử lý đơn hàng bao gồm mua hàng trực tuyến tại cửa hàng (BOPIS), giao hàng đến cửa hàng (nhận hàng tại cửa hàng hoặc bổ sung hàng) và thực hiện đơn hàng tại cửa hàng (như trung tâm phân phối nhỏ).
Giải pháp quản lý đơn hàng của Fabric giúp các nhà bán lẻ tích hợp và quản lý toàn bộ quy trình đơn hàng trên một giao diện, tối ưu hóa xử lý đơn hàng, giảm thiểu thâm hụt hàng hoá và giải phóng nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh khác.
WMS (Warehouse Management System – Hệ thống quản lý kho hàng) giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập kho, hàng tồn, vận chuyển để hỗ trợ hoạt động bán hàng và đặt hàng.
Bằng cách tự động hóa quy trình xử lý đơn hàng và tối ưu hóa bố trí hàng hóa trong kho, WMS giúp tăng tốc độ xử lý đơn hàng, giảm thiểu thời gian chuẩn bị đơn hàng và tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Oracle Warehouse Management Cloud (WMS) là một trong những giải pháp tích hợp thương mại điện tử tối ưu cung cấp giải pháp quản lý kho dựa trên đám mây, thích hợp cho các doanh nghiệp cần quản lý kho hàng hiệu quả.
Nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động hoá các quy trình kho vận như nhận hàng, lưu trữ, xử lý đơn hàng và giao hàng, đặc biệt phù hợp với đại đa số quy mô doanh nghiệp.
Ngoài ra nền tảng này cũng dễ dàng tích hợp với các hệ thống ERP, CRM và các giải pháp chuỗi cung ứng khác.
POS (Point of Sale – Điểm bán hàng) là hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm, hoặc chỉ đơn giản là một thiết bị điểm bán hàng như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy in hóa đơn, v.v.
Nhờ vào khả năng quản lý chặt chẽ, POS giúp doanh nghiệp quản lý và xử lý các giao dịch bán hàng, tính tiền, in hóa đơn, quản lý kho hàng, quản lý khách hàng và cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đến doanh số bán hàng.
Ví dụ: Hệ thống POS Square, được phát triển bởi Square, đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới bởi tính năng miễn phí của nó. Tuy nhiên, mỗi giao dịch được thực hiện trên POS sẽ được tính với mức là 2,6% và 10 cent cho mỗi lần chạm, nhúng hoặc vuốt thẻ.
Đối với mô hình thanh toán ‘Mua trước, trả sau,’ mức phí là 6% và 30 cent. Ngoài ra, Square cung cấp gói POS tùy chỉnh cho các doanh nghiệp có doanh thu từ 250 nghìn USD trở lên.
Xem thêm:
Hệ thống CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ khách hàng) hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức và quản lý thông tin khách hàng bao gồm thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng và tương tác.
Vì vậy, doanh nghiệp cũng dễ dàng khai thác được nhu cầu, sở thích của khách hàng từ đó tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Bên cạnh đó, CRM cũng tạo điều kiện cho các phòng ban nội bộ trong doanh nghiệp dễ dàng tương tác và làm việc trên một hệ thống đồng nhất và tự động từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ví dụ: Dynamics 365 Sales là một trong những CRM do Microsoft phát triển. Với giao diện trực quan, dễ thiết lập và khả năng tùy chỉnh linh hoạt, phần mềm được thiết kế để giúp các doanh nghiệp quản lý và nâng cao hiệu quả của quy trình bán hàng.
Đặc biệt hệ thống còn cung cấp tính năng “Real-time Insight” nhằm cung cấp các ‘insight’ theo thời gian thực từ các cuộc gọi bán hàng như cảm xúc và tâm lý khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra đánh giá và có chiến lược cho đội ngũ bán hàng của mình.
Hiện hệ thống cung cấp 3 gói giải pháp:
Xem thêm:
Thay vì sử dụng các hệ thống phần mềm độc lập, rời rạc và không tạo được sự liên kết cho từng phòng ban thì với ERP, mọi phần mềm sẽ được tích hợp vào một hệ thống duy nhất.
Tích hợp thương mại điện tử ERP (Enterprise Resource Planning) giúp doanh nghiệp quản lý tất cả hoạt động của tổ chức nhờ vậy hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và giám sát các hoạt động từ quản lý kho, đơn hàng, kế hoạch tài chính đến tương tác khách hàng.
Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa quỹ thời gian, giảm thiểu chi phí, thúc đẩy hiệu suất kinh doanh và giảm số lượng nhân sự không cần thiết.
Ví dụ: Oracle ERP là một trong những giải pháp phổ biến hàng đầu trên thế giới bởi những tính năng vượt trội, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu suất trong việc vận hành công ty.
Hiện nay Oracle đang cung cấp 3 gói dịch vụ khác nhau để doanh nghiệp có thể tùy ý lựa chọn theo nhu cầu của mình:
Xem thêm:
BI (Business intelligence – Kinh doanh thông minh) giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như website thương mại điện tử, hệ thống POS, CRM và các nguồn dữ liệu khác nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, xu hướng mua sắm và các yếu tố ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
Bằng cách sử dụng BI, doanh nghiệp cũng có thể dự đoán xu hướng mua sắm để lên chiến lược kinh doanh cụ thể đồng thời theo dõi hiệu suất tài chính bao gồm dự đoán doanh số bán hàng, lợi nhuận, và các chỉ số tài chính khác, giúp doanh nghiệp có kế hoạch phân bổ chính xác.
Ví dụ: Tableau là công cụ Business Intelligence phù hợp cho nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau được ứng dụng vô cùng phổ biến. Với giao diện thân thiện và không yêu cầu nhiều kiến thức kỹ thuật, Tableau cho phép người dùng dễ dàng tạo báo cáo và trực quan hóa dữ liệu.
Khả năng kết nối, tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau và dữ liệu đám mây sau đó chuyển đổi thành biểu đồ và đồ thị đẹp mắt, giúp người dùng dễ dàng phân tích xu hướng và hệ thống thông tin cũng là ưu điểm của hệ thống này.
Triển khai tích hợp thương mại điện tử ngay hôm nay!
Trên đây là 7 tích hợp phổ biến được doanh nghiệp ưa chuộng để xây dựng hệ thống website thương mại điện tử nhằm mục đích phục vụ các mục tiêu kinh doanh trực tuyến cho thương hiệu.
Tuỳ theo chiến lược, ngân sách ước tính và định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hệ thống phù hợp.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong thế giới thương mại điện tử, SECOMM sở hữu đội ngũ các chuyên gia có tâm và có tầm để hỗ trợ doanh nghiệp xuyên suốt quá trình triển khai eCommerce integration nhằm mục tiêu tối ưu hệ thống website thương mại điện tử. Từ đó, doanh nghiệp có thể vận hành kinh doanh tốt hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn triển khai hệ thống cho doanh nghiệp thương mại điện tử ngay hôm nay!
Hệ thống quản lý bán hàng (POS) là một trong những hệ thống quản trị quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, bao gồm doanh nghiệp kinh doanh online, offline hoặc O2O (online to offline).
POS (Point of Sale – Điểm bán hàng) là phần mềm quản lý bán hàng giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được tất cả hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả ở mọi nơi mọi lúc.
Cụ thể, POS là một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm phần cứng và phần mềm, hoặc chỉ đơn giản là một thiết bị điểm bán hàng như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy in hóa đơn, v.v. Nhờ vào khả năng quản lý chặt chẽ, POS giúp doanh nghiệp quản lý và xử lý các giao dịch bán hàng, tính tiền, in hóa đơn, quản lý kho hàng, quản lý khách hàng và cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đến doanh số bán hàng.
Có bốn loại hệ thống POS chính mà các doanh nghiệp thường sử dụng ngày nay là hệ thống POS truyền thống, hệ thống POS dựa trên máy tính bảng, hệ thống POS di động và hệ thống POS đám mây.
Hệ thống POS truyền thống (Legacy POS system) còn được gọi là POS tại chỗ là hệ thống POS sử dụng phần cứng, phần mềm truyền thống để xử lý giao dịch bán hàng và quản lý dữ liệu cục bộ. Điều này có nghĩa là tất cả các giao dịch và thông tin đều được lưu trữ tại một thiết bị duy nhất và doanh nghiệp chỉ có thể truy cập dữ liệu từ thiết bị đó.
Chính vì vậy nên hệ thống POS truyền thống thường phải được cài đặt và cấu hình tại từng điểm bán hàng riêng lẻ và thường không thể truy cập từ xa, khiến quá trình tích hợp vào hệ thống thương mại điện tử trở nên chậm và lâu.
Ví dụ: Một số hệ thống POS truyền thống như Aloha, Oracle MICROS, Squirrel Systems, v.v.
Hệ thống POS trên máy tính bảng (Tablet-based POS system) là hệ thống POS sử dụng máy tính bảng làm thiết bị chính để xử lý giao dịch bán hàng thay vì sử dụng máy tính truyền thống hoặc thiết bị POS độc lập.
Bởi vì hệ thống POS này chạy trên phần cứng mà nhiều người đã quen thuộc nên việc tích hợp hệ thống thương mại điện tử và đào tạo nhân sự dễ dàng hơn so với hệ thống POS truyền thống.
Ví dụ: Các hệ thống POS trên máy tính bảng phổ biến bao gồm Lightspeed POS, Square, Shopify POS, v.v.
Hệ thống POS di động (Mobile POS system) là một dạng POS sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc thiết bị đeo tay để xử lý giao dịch bán hàng. Điều này cho phép nhân viên bán hàng di chuyển xung quanh cửa hàng hoặc thực hiện giao dịch trực tiếp tại nơi khách hàng đang đứng.
Việc này sẽ giúp các nhân viên bán hàng có thể tra cứu sản phẩm và hồ sơ khách hàng từ hệ thống POS di động để kiểm tra hàng tồn kho và đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa cho khách hàng. Tương tự như hệ thống POS trên máy tính bảng, việc tích hợp và đào tạo nhân sự để sử dụng hệ thống POS di động cũng tương đối dễ dàng.
Ví dụ: Lightspeed POS, Clover, Square, v.v là một số hệ thống POS di động được sử dụng phổ biến nhất.
Hệ thống POS đám mây (Cloud-based POS system) là một hình thức POS sử dụng công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ và xử lý dữ liệu bán hàng. Thay vì lưu trữ dữ liệu trên máy tính hoặc máy chủ nội bộ, hệ thống POS đám mây sử dụng mô hình trực tuyến để quản lý và truy cập dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.
Hầu hết các hệ thống POS hiện nay đều dựa trên đám mây vì mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng truy cập từ xa, linh hoạt, dễ dàng tích hợp và mở rộng. Nó cho phép các doanh nghiệp quản lý nhiều điểm bán hàng từ một nền tảng duy nhất và cung cấp dữ liệu và thông tin tức thì để hỗ trợ quyết định kinh doanh. Đồng thời, hệ thống POS đám mây giảm bớt tài nguyên về phần cứng, chi phí cài đặt so với các hệ thống POS khác.
Ví dụ: Lightspeed POS, Square, Clover, v.v là những hệ thống POS đám mây tốt nhất dành cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Top 5 phần mềm POS tốt nhất cho doanh nghiệp lớn 2023
Hệ thống POS giúp đơn giản hóa và tự động hóa quy trình bán hàng, giúp giao dịch diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể tiến hành thanh toán, tính tổng số tiền một cách chính xác và tạo ra hóa đơn/biên lai chỉ trong vài giây.
Hệ thống POS cho phép doanh nghiệp theo dõi và quản lý hàng tồn kho trong thời gian thực bằng cách nhận thông báo khi hàng hóa sắp hết và tự động tái đặt hàng. Điều này giúp tránh tình trạng hết hàng hoặc hàng tồn quá nhiều, giúp tối ưu hóa mức tồn kho và giảm chi phí lưu trữ.
Hệ thống POS cung cấp khả năng phân tích và báo cáo doanh thu chi tiết, giúp doanh nghiệp theo dõi được hiệu suất kinh doanh, xu hướng tiêu dùng, xác định sản phẩm được yêu thích, v.v. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để hoạch định lại chiến lược kinh doanh trong tương lai.
Hệ thống POS có thể dễ dàng theo dõi doanh số bán hàng của mỗi nhân viên, số giờ làm việc và chỉ số hiệu suất. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ có được dữ liệu chính xác nhất để tính % hoa hồng cho mỗi nhân viên, đơn giản hóa quá trình xử lý bảng lương và cho phép doanh nghiệp xác định được những nhân viên có hiệu suất cao hoặc những nhân sự cần đào tạo thêm.
Nhìn chung, POS là một phần mềm quản trị quan trọng trong hệ thống kinh doanh. Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ càng về các loại hệ thống POS để lựa chọn được phần mềm quản lý kinh doanh tốt nhất và phù hợp nhất với mô hình, chiến lược của công ty.
Liên hệ SECOMM hoặc gọi Hotline (02871089908) để được tư vấn và triển khai hệ thống POS.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline