Tag: Quảng cáo trả phí

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
ecommerce implementation
CHECKLIST TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÀNH CÔNG
Sự tăng trưởng thần tốc của thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay mang lại nhiều cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với những tiến bộ và cải tiến liên tục của các loại công nghệ hiện đại, các SMEs có ưu thế cạnh tranh lớn là khả năng thích nghi nhanh, sẵn sàng thay đổi liên tục để nắm bắt các cơ hội chuyển đổi nhanh chóng hơn so với các doanh nghiệp truyền thống lâu đời có bộ máy vận hành cồng kềnh. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch thực thi cụ thể trước khi chính thức khởi động hành trình thương mại điện tử để theo kịp sự phát triển của thị trường, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro thất bại cao hơn.

Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hình dung đầy đủ về các nhiệm vụ cần hoàn thiện để triển khai Thương mại điện tử thành công và bền vững.

1. Đối chiếu mục tiêu kinh doanh trước khi triển khai Thương mại điện tử

Bước chuẩn bị đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất để triển khai Thương mại điện tử thành công và hiệu quả chính là xác nhận các mục tiêu kinh doanh TMĐT cốt lõi với dự kiến về thời gian và ngân sách tương ứng.

Rà soát lại mục tiêu

objectives audit in ecommerce implementation
Đối chiếu lại toàn bộ mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh Thương mại điện tử với kế hoạch kinh doanh tổng thể để đảm bảo triển khai TMĐT đúng hướng

Doanh nghiệp cần rà soát, đối chiếu lại toàn bộ mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh Thương mại điện tử với kế hoạch kinh doanh tổng thể để đảm bảo việc triển khai TMĐT đúng hướng và thực thi hiệu quả. Ngoài ra việc rà soát còn giúp doanh nghiệp sắp xếp, ưu tiên các mục tiêu cụ thể cần thực thi trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó:

  • Mục tiêu dài hạn: đóng vai trò định hướng, tạo khuôn khổ chung cho kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Mục tiêu dài hạn có thể bao gồm các tiêu chí phát triển bền vững về nhận thức thương hiệu, giá trị doanh nghiệp trên thị trường, tổng doanh thu,…
  • Mục tiêu ngắn hạn: giúp định hình các chiến lược với các nhiệm vụ cụ thể, kết quả chi tiết tương ứng với các mốc thời gian nhất định. Mục tiêu ngắn hạn có thể bao gồm xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu kinh doanh TMĐT, tăng năng lực cạnh tranh, chất lượng/độ đa dạng của sản phẩm, chất lượng dịch vụ,…

Rà soát lại Thời gian dự kiến

Để đảm bảo các mục tiêu thực thi đúng tiến độ, các mốc thời gian cụ thể cần được lên kế hoạch với thứ tự ưu tiên phù hợp trong từng giai đoạn của hành trình thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể xây dựng tiến độ dự kiến dựa trên các giai đoạn chính của một hành trình Thương mại điện tử đầy đủ, bao gồm: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn phát triển, giai đoạn tối ưu, giai đoạn duy trì kinh doanh TMĐT. Khi đã có kế hoạch tổng quan về thời gian, thời gian hoàn vốn sẽ được xác định dễ dàng hơn để có thể điều phối nguồn ngân sách hợp lý.

Rà soát lại Ngân sách

Một yếu tố quan trọng khác cần kiểm tra trước khi xây dựng các nhiệm vụ cần thực hiện chính là rà soát lại hạng mục về ngân sách. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp SMEs, chuẩn bị kế hoạch ngân sách đầy đủ giúp triển khai lộ trình kinh doanh TMĐT phù hợp và hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn.

Nếu nguồn ngân sách còn hạn chế, doanh nghiệp cần ưu tiên triển khai các thành phần cơ bản của hệ thống TMĐT, sau đó có thể mở rộng thêm trong các giai đoạn sau. Tuy nhiên, nếu đã có đủ nguồn lực tài chính, doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch kinh doanh toàn diện trong từng bộ phận, từng giai đoạn để nâng cao hiệu suất và phát triển bền vững.

Một số chi phí thường gặp trong kinh doanh TMĐT:

  • Chi phí cho nhân sự vận hành TMĐT, bao gồm nhân lực nội bộ và nhân lực/đối tác thuê ngoài
  • Chi phí cho hạ tầng công nghệ: phần cứng, phần mềm, mạng internet
  • Các chi phí đăng ký kinh doanh TMĐT
  • Chi phí kinh doanh trên sàn TMĐT
  • Chi phí cho hệ thống TMĐT: xây dựng website/app, tích hợp hệ thống (tiện ích mở rộng, ERP, CRM,…), bảo trì,…
  • Chi phí về thanh toán: hóa đơn, xử lý và hoàn tiền các đơn hàng bị hủy/ bị khiếu nại,….
  • Chi phí về vận chuyển: phí vận chuyển, phí lưu kho, đổi trả hàng, xử lý các vấn đề phát sinh…
  • Chi phí Marketing
  • Chi phí quản lý tài chính
  • Chi phí cho dịch vụ khách hàng
  • Các khoản chi phí khác

Khi đã đối chiếu mục tiêu kinh doanh TMĐT bao gồm mục tiêu, thời gian, ngân sách , doanh nghiệp có thể xây dựng bộ checklist đầy đủ để bước vào giai đoạn triển khai thương mại điện tử chính thức.

2. Checklist về khởi tạo kinh doanh TMĐT

Đáp ứng điều kiện Pháp lý

Để chính thức kinh doanh thương mại điện tử hợp pháp theo các quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh cơ bản sau (dựa trên Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2014/TT-BCT):

  • Đã có chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc cá nhân đã có mã số thuế cá nhân
  • Website có tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet
  • Hoàn tất đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin quản lý hoạt động Thương mại điện tử
  • Thông báo/Đăng ký với Bộ Công Thương về thiết lập website thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử
  • Các loại thuế cơ bản cần đóng khi kinh doanh TMĐT: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp/cá nhân

Lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp để triển khai thương mại điện tử

Tính hợp pháp của sản phẩm kinh doanh

Doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm kinh doanh không nằm trong danh mục các loại hàng hóa hạn chế kinh doanh.

Chất lượng sản phẩm và nguồn gốc sản phẩm

Chất lượng sản phẩm và nguồn cung cấp là điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển TMĐT bền vững, nâng cao giá trị doanh nghiệp và độ tin cậy đối với với khách hàng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng chặt chẽ giúp hạn chế đáng kể thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay. Doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa được nhà cung cấp chứng minh đầy đủ qua các tài liệu và thông tin cụ thể:

  • Kiểm duyệt nhà cung cấp/nhà bán: Xây dựng bộ phận kiểm duyệt hồ sơ, chứng từ pháp lý chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng của hàng hóa.
  • Kiểm duyệt sản phẩm đang hoạt động để gỡ bỏ hàng giả/hàng nhái nhanh chóng.
  • Phát triển chức năng báo cáo hàng giả/hàng nhái trên hệ thống hỗ trợ người tiêu dùng có thể phản hồi để nhanh chóng xử lý với các chính sách đền bù phù hợp, đảm bảo quyền lợi khách hàng tối đa.
  • Cam kết “nói không với hàng giả”, áp dụng các nghị định từ Bộ Công Thương để hỗ trợ tối đa các quy trình kiểm soát hàng hóa, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng điện tử và tính lành mạnh của toàn bộ thị trường.

Sự chuẩn bị về đội ngũ nhân lực và hạ tầng

Doanh nghiệp có thể cân nhắc nhiều lựa chọn nhân lực khác nhau để đảm bảo sự phù hợp với kế hoạch phát triển kinh doanh TMĐT. Cụ thể, doanh nghiệp có thể đầu tư xây dựng toàn bộ nhân lực vận hành nội bộ hoặc sử dụng các nguồn nhân lực thuê ngoài hoàn toàn vì hiện nay các dịch vụ, đối tác, nhà cung cấp dịch vụ TMĐT đã phát triển đa dạng và có thể hỗ trợ doanh nghiệp triển khai TMĐT toàn diện và hiệu quả từ bên ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể kết hợp sử dụng đội ngũ nội bộ với các đội ngũ thuê ngoài.

human resource
Lựa chọn đội ngũ nhân lực nội bộ, thuê ngoài phù hợp với kế hoạch kinh doanh TMĐT

Việc lựa chọn đối tác thuê ngoài hay đội ngũ nội bộ đều có các ưu điểm, hạn chế riêng khi áp dụng. Đồng thời, việc sử dụng hai loại nguồn lực cũng tùy thuộc vào ngân sách, quy mô và mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đối với các mô hình thương mại điện tử hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp có thiên hướng liên kết với các đối tác, nguồn lực thuê ngoài để vận hành một số quy trình trong doanh nghiệp hiệu quả hơn. Để tiết kiệm thời gian phát triển trong khi vẫn mang lại hiệu quả vận hành tối đa, các nguồn lực thuê ngoài thường được sử dụng là các đối tác phát triển hệ thống, vận chuyển và marketing. Trong đó:

  • Đối tác phát triển hệ thống TMĐT: phát triển hệ thống web/app hoàn thiện và đảm bảo các quy trình vận hành hoạt động hiệu quả.
  • Đối tác vận chuyển: doanh nghiệp có thể liên kết với các nhà cung cấp vận chuyển để vận hành quy trình xử lý đơn hàng và điều phối giao hàng nhanh chóng, hiệu quả.
  • Đối tác thanh toán: liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán để xây dựng một hệ thống thanh toán đa dạng, hỗ trợ tối đa cho mọi trải nghiệm mua hàng tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng.
  • Đối tác Ecommerce Marketing: phát triển thương hiệu và tiếp thị sản phẩm để nhanh chóng tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu và tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hạ tầng thương mại điện tử

Hạ tầng công nghệ là nền tảng quan trọng để duy trì mọi quy trình vận hành thương mại điện tử. Trong đó các thành phần chính về phần cứng, phần mềm, mạng kết nối,… cần được phát triển hoàn thiện để tối ưu hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp.

  • Phần cứng: Thiết lập đầy đủ các thiết bị máy tính, cơ sở vật chất, bộ định tuyến, trung tâm dữ liệu, các loại máy chủ… để lưu trữ, truy cập và khai thác dữ liệu nhanh chóng, liền mạch.
  • Phần mềm: trang bị đầy đủ các công cụ quản lý hệ thống, quy trình, các công cụ phân tích, các giao thức API trung gian giúp cho các phần mềm kết nối, tương tác hiệu quả trong quá trình vận hành.
  • Mạng kết nối: đảm bảo doanh nghiệp có thể giao tiếp, vận hành hiệu quả, an toàn trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp thông qua: mạng internet, DNS, tường lửa, …
ecommerce infrastructure
Cần duy trì mọi quy trình vận hành dựa trên một hạ tầng công nghệ hoàn thiện về phần cứng, phần mềm và mạng kết nối

3. Checklist phát triển kinh doanh TMĐT

Phát triển các kênh TMĐT

Phát triển kênh bán hàng trên sàn TMĐT

Doanh nghiệp có thể tận dụng các sàn TMĐT để bắt đầu triển khai kinh doanh trước khi phát triển kênh website để thử nghiệm và đo lường hiệu quả bán hàng, đồng thời tăng độ phủ và sự hiện diện thương hiệu để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Đối với kênh sàn TMĐT, doanh nghiệp có thể chuẩn bị các kế hoạch triển khai cơ bản sau:

  • Tạo các gian hàng chính hãng hoặc flagship store với thông tin đầy đủ, xác thực về thương hiệu, sản phẩm
  • Xây dựng các sự kiện, chương trình mua sắm với mã khuyến mãi, voucher, mã miễn phí vận chuyển,… được cung cấp bởi sàn TMĐT để liên tục tiếp cận và thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Duy trì hiệu quả kinh doanh với các chức năng chăm sóc, hỗ trợ sau mua hàng.

Phát triển kênh bán hàng website

Website là hệ thống cốt lõi mà doanh nghiệp cần chú trọng trong quá trình triển khai thương mại điện tử. Các nhiệm vụ cần thực hiện để phát triển một hệ thống website hoàn chỉnh bao gồm:

  • Lựa chọn nền tảng TMĐT phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phát triển hệ thống TMĐT hoàn thiện với đầy đủ giao diện và chức năng dựa trên nền tảng đã lựa chọn.
  • Thực hiện đánh giá toàn diện mọi yếu tố front-end và back-end để giảm thiểu tối đa lỗi phát sinh và tối ưu hóa hiệu suất hệ thống trước khi chính thức vận hành website và đẩy mạnh các chiến dịch tiếp thị ở giai đoạn tiếp theo. Trong đó, các tiêu chí đánh giá cụ thể bao gồm:
  • Kiểm tra mức độ hoàn chỉnh của chức năng front-end:
    • Trang chủ: Các chức năng hiển thị và điều hướng đầy đủ ở trang chủ
    • Trang tìm kiếm: Tối ưu trang tìm kiếm và hiển thị kết quả tìm kiếm, đi kèm với các chức năng lọc và sắp xếp nâng cao giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm chính xác theo nhu cầu
    • Trang sản phẩm chi tiết: Cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh, đánh giá về sản phẩm đồng thời hiển thị các gợi ý sản phẩm tương tự hay sản phẩm cùng thương hiệu
    • Trang quản lý giỏ hàng: Hệ thống hiển thị đầy đủ thông tin về các sản phẩm được thêm vào giỏ hàng, số lượng, tổng giá trị đơn hàng.
    • Trang thanh toán và vận chuyển: Cung cấp đầy đủ nội dung về thông tin nhận hàng, các lựa chọn vận chuyển và hình thức thanh toán.
    • Trang quản lý nội dung: Đầy đủ nội dung thương hiệu và hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ở trang giới thiệu doanh nghiệp, chính sách hoạt động/bảo mật/đổi trả/bảo hành,…
  • Kiểm tra mức độ hoàn chỉnh của các chức năng và quy trình back-end về:
    • Quản lý người dùng: thu thập và quản lý đầy đủ dữ liệu và thông tin của từng người dùng website
    • Quản lý giỏ hàng: giúp khách hàng quản lý và điều chỉnh giỏ hàng tiện lợi với hệ thống tính toán/hiển thị tổng giá trị đơn hàng chính xác dựa trên các nhóm giá khác nhau.
    • Quản lý thanh toán và vận chuyển: đảm bảo quy trình từ thanh toán đến vận chuyển được xử lý liền mạch để hỗ trợ cho quy trình xử lý đơn hàng tiếp theo.
    • Phát triển ứng dụng TMĐT (Mobile App)
    • Để mang lại khả năng chuyển đổi cao hơn và trải nghiệm người dùng đa thiết bị, doanh nghiệp cần cân nhắc về việc phát triển ứng dụng TMĐT. Trước xu hướng người dùng mua sắm qua thiết bị di động ngày càng tăng, một ứng dụng TMĐT hiệu quả cần đáp ứng các yếu tố cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bên cạnh các chức năng TMĐT tương ứng trên website:
    • Lập trình hệ thống ứng dụng với đầy đủ các yếu tố giao diện, chức năng và các APIs tương ứng với hệ thống web
    • Phát triển giao diện hỗ trợ trải nghiệm người dùng trên mọi thiết bị di động, mọi lúc, mọi nơi.
    • Với ứng dụng, có thể phát triển thêm hệ thống thông báo đẩy giúp khách hàng cập nhật tin tức, chương trình khuyến mãi, sự kiện, minigame,… hằng ngày để kích thích mua hàng.
    • Kết hợp với hiệu ứng thông báo đẩy bằng quảng cáo pop-up thay đổi liên tục trong giao diện ứng dụng giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận với các chương trình khuyến mãi.
    • Triển khai các chương trình khuyến mãi dành riêng cho từng đối tượng khách hàng: mã khuyến mãi cho khách hàng mới, mua 1 tặng 1 cho khách hàng thân thiết, quà tặng vào sinh nhật khách hàng,…
    • Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với các thao tác một chạm (đăng nhập, thanh toán,…) nhanh chóng, tiện lợi.

Phát triển ứng dụng TMĐT (Mobile App)

Để mang lại khả năng chuyển đổi cao hơn và trải nghiệm người dùng đa thiết bị, doanh nghiệp cần cân nhắc về việc phát triển ứng dụng TMĐT. Trước xu hướng người dùng mua sắm qua thiết bị di động ngày càng tăng, một ứng dụng TMĐT hiệu quả cần đáp ứng các yếu tố cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bên cạnh các chức năng TMĐT tương ứng trên website:

  • Lập trình hệ thống ứng dụng với đầy đủ các yếu tố giao diện, chức năng và các APIs tương ứng với hệ thống web
  • Phát triển giao diện hỗ trợ trải nghiệm người dùng trên mọi thiết bị di động, mọi lúc, mọi nơi.
  • Với ứng dụng, có thể phát triển thêm hệ thống thông báo đẩy giúp khách hàng cập nhật tin tức, chương trình khuyến mãi, sự kiện, minigame,… hằng ngày để kích thích mua hàng.
  • Kết hợp với hiệu ứng thông báo đẩy bằng quảng cáo pop-up thay đổi liên tục trong giao diện ứng dụng giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận với các chương trình khuyến mãi.
  • Triển khai các chương trình khuyến mãi dành riêng cho từng đối tượng khách hàng: mã khuyến mãi cho khách hàng mới, mua 1 tặng 1 cho khách hàng thân thiết, quà tặng vào sinh nhật khách hàng,…
  • Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với các thao tác một chạm (đăng nhập, thanh toán,…) nhanh chóng, tiện lợi.

Tối ưu hệ thống vận hành về Kho, Thanh Toán và Vận Chuyển để triển khai Thương mại điện tử hiệu quả

Tối ưu hoá hệ thống kho, thanh toán, vận chuyển sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xử lý đơn hàng, điều phối và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng ngay khi khách hàng hoàn tất đơn hàng.

Về thanh toán: Doanh nghiệp cần đối chiếu lại quy trình trên hệ thống hiện tại và đảm bảo chúng hoạt động đúng theo yêu cầu ban đầu của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đánh giá tính khả dụng và độ hiệu quả của các cổng thanh toán đang được sử dụng trên hệ thống (COD, thanh toán thẻ, ví điện tử,…) để hỗ trợ tối ưu cho người dùng.

Về hệ thống kho vận: Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm quản lý kho hàng từ hệ thống ERP hoặc các phần mềm chuyên dụng (giải pháp quản lý kho hàng SWM, ECOUNT, Netsuite,…) để kiểm soát hiệu quả hệ thống kho hàng và điều phối nhanh chóng các quy trình xử lý đơn hàng để rút ngắn thời gian hoàn thiện đơn hàng TMĐT.

Vận chuyển: Doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ vận tải để đảm bảo quá trình giao nhận được thực hiện chính xác và nhanh chóng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình giao hàng siêu tốc, giao hàng trong ngày, giao hàng trong 2 giờ,… để thúc đẩy hiệu suất vận chuyển và mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Các giải pháp giúp tối ưu hiệu quả vận chuyển chính xác và nhanh chóng bao gồm:

  • Lập kế hoạch vận chuyển, giám sát trạng thái vận chuyển/đơn hàng, xác thực giao hàng để đảm bảo giao đúng sản phẩm đến đúng đối tượng đặt hàng.
  • Điều phối đội ngũ vận chuyển và tối ưu các tuyến đường giao hàng từ hệ thống các điểm nhận hàng đồng thời kiểm soát hiệu suất giao hàng giúp quá trình vận chuyển diễn ra nhanh chóng hơn.

Ecommerce Marketing

Nhằm thúc đẩy quá trình định vị thương hiệu, hiệu quả chuyển đổi và tối đa hoá hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch triển khai Ecommerce Marketing toàn diện.

Ecommerce Marketing
Cần triển khai Ecommerce Marketing liền mạch bằng cách kết hợp SEO, Social Media, Email và các hình thức quảng cáo trả phí để mang lại hiệu quả chuyển đổi tối ưu

SEO

Một hệ thống website TMĐT được tối ưu hóa SEO trước khi khởi chạy chính thức sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc tăng thứ hạng tìm kiếm và mức độ hiển thị của website. Đồng thời, SEO là yếu tố quan trọng giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Để đảm bảo chức năng SEO hoạt động hiệu quả trên toàn bộ hệ thống, doanh nghiệp có thể đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

  • Thiết lập chứng chỉ bảo mật SSL cho website
  • Tạo sitemap cho website với cấu trúc trang và danh mục đầy đủ.
  • Tạo tệp robots.txt để chặn lập chỉ mục ở các trang cần bảo mật thông tin hoặc các trang không cần thiết thực hiện SEO: trang đăng ký/đăng nhập tài khoản người dùng, lịch sử giao dịch, giỏ hàng, các trang sản phẩm ngừng kinh doanh,…
  • Tối ưu cấu trúc URLs hỗ trợ lập chỉ mục và điều hướng hành trình khách hàng hiệu quả hơn.
  • Cải thiện và tối ưu tốc độ tải trang
  • Tích hợp các công cụ phân tích để hỗ trợ phân tích chỉ số SEO và Marketing:
    • Google Search Console
    • Google Analytics
    • Google Tag Manager
    • Ahrefs
  • Về nội dung:
    • Đảm bảo nội dung chất lượng và không sao chép từ nguồn khác
    • Từ khóa phân bố đầy đủ trong phần nội dung, cụ thể là: URL trang, tiêu đề, tiêu đề phụ, mô tả trang và trong nội dung chi tiết, tên/URL/thẻ ALT/caption của hình ảnh
    • Xây dựng các liên kết nội bộ giữa các trang nội dung để điều hướng nội dung hiệu quả và tăng thêm giá trị SEO của toàn bộ website
    • Xây dựng các liên kết ngoài để tăng mức độ tin tưởng của website trên công cụ tìm kiếm
    • Đảm bảo các liên kết đến kênh mạng xã hội của website được tích hợp đầy đủ

Social Media

Doanh nghiệp cần chú trọng quá trình xây dựng thương hiệu trên các mạng xã hội để tạo bước đệm cho các chiến dịch Marketing sản phẩm. Việc tăng khả năng hiện diện của thương hiệu trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… giúp tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, hướng đến giáo dục người dùng về thương hiệu và gây chú ý mạnh mẽ hơn khi khởi chạy thương mại điện tử chính thức.

Email

Kế hoạch email thông minh và hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng tỉ lệ chuyển đổi tối đa và phát triển mạng lưới khách hàng thân thiết về lâu dài. Một hệ thống email hoàn chỉnh cần được triển khai liên tục để nuôi dưỡng xuyên suốt hành trình mua hàng của khách hàng, bao gồm:

  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email thông báo sản phẩm khuyến mãi, sản phẩm mới
  • Email nhắc nhở thanh toán giỏ hàng bị bỏ quên
  • Email xác nhận đặt hàng thành công
  • Email cảm ơn sau khi đặt hàng
  • Email thông báo các chương trình up-sell, cross-sell cho các đơn hàng tiếp theo
  • Email dành riêng cho khách hàng thân thiết
  • Email hỗ trợ xử lý đổi trả, hoàn tiền, hủy đơn hàng và chăm sóc sau mua hàng

Quảng cáo trả phí (Paid Ads)

Các kênh quảng cáo trả phí đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược Marketing thương mại điện tử, mang lại hiệu quả chuyển đổi tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng doanh số nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể tận dụng các hình thức quảng cáo trả phí để tiếp cận và thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng với các kênh phổ biến như: Google Adwords, Facebook, Instagram, Cốc Cốc, Zalo, Youtube, Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết),…

Sau khi triển khai các kênh Ecommerce Marketing, cần tận dụng hiệu quả tiếp thị hiện có để tiếp tục tối ưu kinh doanh cũng như khả năng chuyển đổi phễu khách hàng.

  • Website: Tối ưu nội dung sản phẩm bằng cách tăng cường sản xuất hình ảnh, video giới thiệu sản phẩm và xây dựng hệ thống nội dung blog để kích thích khách hàng tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm, kích thích lượt tương tác và tăng khả năng chuyển đổi trên website. Đồng thời, doanh nghiệp có thể phát triển các chức năng mới trên website như đổi mới giao diện, tính năng quảng cáo, dịch vụ khách hàng qua trang hỏi đáp FAQ, live-chat/chatbot giúp khách hàng có thêm các trải nghiệm mới.
  • Social: Đẩy mạnh khả năng tiếp cận nhiều đối tượng người dùng thông qua các kênh mạng xã hội, cung cấp các đánh giá tích cực, sự hữu ích và các chương trình khuyến mãi về sản phẩm với hình ảnh thiết kế đẹp mắt và điều hướng đến trang mua hàng để tạo trải nghiệm mua sắm tối ưu cho người dùng đa kênh.
  • Quảng cáo: Đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo trả phí qua Google, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok,…), tiếp thị liên kết để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

Tài Chính

Việc sử dụng các phần mềm tài chính giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý các dữ liệu giao dịch về đơn hàng, khách hàng dễ dàng hơn, hỗ trợ hiệu quả cho các quy trình tra cứu, xử lý nhanh chóng các khiếu nại, vấn đề phát sinh từ đơn hàng. Để lựa chọn một phần mềm hóa đơn điện tử phù hợp cho quy trình quản lý tài chính TMĐT, doanh nghiệp có thể xem xét các tiêu chí sau đây:

  • Tính pháp lý: cung cấp thông tin đầy đủ, hợp lệ và đáng tin cậy.
  • Tính ổn định: phần mềm đảm bảo chất lượng và duy trì hiệu suất ổn định trong quá trình sử dụng.
  • Tính bảo mật: đảm bảo độ an toàn và khả năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu, dễ dàng truy cập, sử dụng và thao tác trên các dữ liệu được lưu trữ.
  • Tính minh bạch: hỗ trợ khách hàng tra cứu thông tin hóa đơn dễ dàng và giúp dịch vụ khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh chóng dựa trên các dữ liệu từ hóa đơn, đảm bảo quyền lợi khách hàng khi thực hiện mua hàng và giao dịch điện tử.

Hệ Thống Quản Lý

Tích hợp các hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành và đảm bảo tính liền mạch giữa hệ thống thương mại điện tử và các hệ thống nguồn lực, quy trình trong doanh nghiệp. Tùy thuộc vào nhu cầu, ngân sách và mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn tích hợp các hệ thống quản lý chủ yếu như: quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài chính, quản lý sản xuất,… hoặc sử dụng giải pháp quản lý nguồn lực tổng thể ERP để mang lại hiệu quả vận hành tối đa cho doanh nghiệp.

Management system
Các hệ thống quản lý giúp nâng cao hiệu suất vận hành và đảm bảo tính liền mạch giữa hệ thống thương mại điện tử và các hệ thống nguồn lực, quy trình trong doanh nghiệp

4. Checklist tối ưu kinh doanh TMĐT với Omni-channel

Trong giai đoạn tối ưu kinh doanh, doanh nghiệp cần tập trung vào trải nghiệm khách hàng và tính cá nhân hóa trong hành trình khách hàng. Vì vậy, một quy trình vận hành TMĐT đa kênh liền mạch và đồng bộ từ một hệ thống quản lý trung tâm sẽ là kế hoạch tối ưu doanh thu hiệu quả.

Hệ thống quản lý đa kênh đồng bộ và thống nhất sẽ hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Đồng bộ mọi dữ liệu sản phẩm, khách hàng, chương trình khuyến mãi, sự kiện, hệ thống bán hàng từ kênh offline đến kênh online.
  • Tăng tương tác và điểm chạm với từng hành trình khách hàng ở từng kênh để thấu hiểu các nhu cầu chính xác của khách hàng cũng như các vấn đề đang gặp phải, từ đó tối ưu chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và chiến lược tiếp thị.
  • Hỗ trợ điều phối vận chuyển hàng hóa hiệu quả giữa các kho hàng và từ kho hàng đến khách hàng.
ecommerce optimization
Một quy trình vận hành TMĐT đa kênh liền mạch và đồng bộ sẽ là kế hoạch tối ưu doanh thu hiệu quả

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này doanh nghiệp cũng cần nâng cấp hiệu suất hoạt động cho hệ thống hiện tại và phát triển các chức năng chuyên biệt có độ phức tạp cao để hoàn thiện hệ thống TMĐT ở mức độ tối đa, hỗ trợ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và duy trì khách hàng trung thành, từ đó tối ưu hiệu quả kinh doanh TMĐT bền vững về dài hạn.

5. Khó khăn thường gặp khi thực hiện checklist triển khai Thương mại điện tử

Để triển khai thương mại điện tử thành công, một hệ thống checklist hoàn thiện sẽ chuẩn bị đầy đủ cho doanh nghiệp trước khi chính thức khởi tạo, phát triển và tối ưu kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư đáng kể về mặt ngân sách và thời gian để đảm bảo kế hoạch TMĐT diễn ra đúng tiến độ, mang lại hiệu quả kinh doanh về cả ngắn hạn và dài hạn.

Vấn đề về thời gian và ngân sách triển khai, vận hành kinh doanh thương mại điện tử là một rào cản lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không những vậy, trong giai đoạn bùng nổ của thị trường thương mại điện tử hiện nay, doanh nghiệp còn cần phải phát triển hệ thống TMĐT hoàn thiện nhanh chóng để theo kịp thị trường.

Bên cạnh đó, các SMEs cũng cần triển khai kế hoạch vận hành cụ thể, cải thiện không ngừng hiệu suất hệ thống, công nghệ, quy trình và nguồn lực để duy trì trinh doanh và đáp ứng nhu cầu thị trường số. Để giải quyết các vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp trong quá trình triển khai thương mại điện tử, SECOMM đã thực hiện nghiên cứu và phát triển bộ Giải pháp phát triển hệ thống TMĐT nhanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi chạy thương mại điện tử trong từng giai đoạn với ngân sách phù hợp và thời gian triển khai nhanh chóng, mang lại nhiều lợi ích kinh doanh.

  • Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật và nguồn lực giúp doanh nghiệp hoàn thiện kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử chi tiết.
  • Sở hữu các tính năng thương mại điện tử sẵn có giúp doanh nghiệp triển khai một hệ thống website TMĐT hoàn thiện.
  • Triển khai SEO và Marketing giúp doanh nghiệp tăng trưởng tối ưu và bèn vững.
  • Đơn giản hóa checklist cần thoàn thiện nhưng vẫn đảm bảo quá trình chuẩn bị được thực hiện đầy đủ trước khi chính thức khởi chạy TMĐT với ngân sách phù hợp.

Vui lòng liên hệ để biết thông tin chi tiết gói giải pháp dành riêng cho từng doanh nghiệp.

2
5,264
2
1
14/09/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!